1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận án tiến sĩ kinh tế học mối quan hệ giữa quản lý chuỗi cung ứng xanh và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành xây dựng tại việt nam

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mối Quan Hệ Giữa Quản Lý Chuỗi Cung Ứng Xanh Và Kết Quả Hoạt Động Của Các Doanh Nghiệp Ngành Xây Dựng Tại Việt Nam
Tác giả Trần Thị Thúy Hằng
Người hướng dẫn PGS. TS. Vũ Thành Hưng, PGS. TS. Hà Quỳnh Hoa
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh tế học
Thể loại Luận Án Tiến Sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 234,17 KB

Nội dung

---TRẦN THỊ THÚY HẰNG MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG XANH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAMLUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ HỌC HÀ NỘI – NĂM 202

Trang 1

-TRẦN THỊ THÚY HẰNG

MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN LÝ CHUỖI

CUNG ỨNG XANH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG

TẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ HỌC

HÀ NỘI – NĂM 2021

Trang 2

-TRẦN THỊ THÚY HẰNG

MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN LÝ CHUỖI

CUNG ỨNG XANH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG

CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG

TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế học

Mã số: 9310101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS TS VŨ THÀNH HƯNG

2 PGS.TS HÀ QUỲNH HOA

HÀ NỘI – NĂM 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm quy định liêm chính học thuật trong nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Nghiên cứu sinh

Trần Thị Thúy Hằng

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC HÌNH ix

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG XANH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 11

1.1 Khái niệm về quản lý chuỗi cung ứng xanh và kết quả hoạt động của doanh nghiệp 11

1.1.1 Quản lý chuỗi cung ứng 11

1.1.2 Quản lý chuỗi cung ứng xanh 14

1.1.3 Các thực hành quản lý chuỗi cung ứng xanh 16

1.1.4 Kết quả hoạt động của doanh nghiệp 17

1.2 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản lý chuỗi cung ứng xanh và kết quả hoạt động của doanh nghiệp 22

1.2.1 Quan điểm 1: Các nghiên cứu chỉ ra quản lý chuỗi cung ứng xanh không có tác động tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp 22

1.2.2 Quan điểm 2: Các nghiên cứu chỉ ra quản lý chuỗi cung ứng xanh có tác động tiêu cực tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp 25

1.2.3 Quan điểm 3: Các nghiên cứu chỉ ra quản lý chuỗi cung ứng xanh có tác động tích cực tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp 26

1.3 Tổng quan một số nghiên cứu về quản lý chuỗi cung ứng xanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng 32

1.4 Khoảng trống nghiên cứu 35

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG XANH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 37

2.1 Các lý thuyết tổ chức áp dụng cho chủ đề quản lý chuỗi cung ứng xanh 37

2.2 Ứng dụng thuyết dựa vào nguồn lực trong nghiên cứu mối quan hệ giữa quản lý chuỗi cung ứng xanh và kết quả hoạt động của doanh nghiệp 37

2.2.1 Quan điểm dựa vào nguồn lực (Resource-Based View) 38

Trang 5

2.2.2 Quan điểm dựa vào kiến thức (Knowledge-Based View) 38

2.2.3 Quan điểm về các mối quan hệ (Relational View) 39

2.3 Sơ đồ chuỗi cung ứng ngành xây dựng 41

2.4 Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa quản lý chuỗi cung ứng xanh và kết quả hoạt động của doanh nghiệp 43

2.4.1 Nội dung mô hình 43

2.4.2 Các giả thuyết nghiên cứu 49

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 60

3.1 Tóm tắt quy trình nghiên cứu 60

3.2 Các bước của quy trình nghiên cứu 62

3.2.1 Nghiên cứu định tính 62

3.2.2 Nghiên cứu định lượng sơ bộ 62

3.2.3 Nghiên cứu định lượng chính thức 63

3.3 Phương pháp chọn mẫu chính thức 67

3.4 Phương pháp thu thập dữ liệu chính thức 68

3.5 Xây dựng thang đo sơ bộ 72

3.5.1 Thang đo sơ bộ lần 1 72

3.5.2 Thang đo sơ bộ lần 2 76

3.6 Kiểm định thang đo sơ bộ lần 2 (tức sau hiệu chỉnh) 76

3.6.1 Kết quả kiểm định thang đo quản lý chuỗi cung ứng xanh 76

3.6.2 Kết quả kiểm định thang đo Kết quả hoạt động của doanh nghiệp 81

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG XANH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM 84

4.1 Thực trạng chung về quản lý chuỗi cung ứng xanh lĩnh vực xây dựng 84

4.1.1 Thực trạng trên thế giới 84

4.1.2 Thực trạng tại Việt Nam 86

4.2 Kết quả kiểm định thang đo 95

4.2.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo 95

4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá 100

4.2.3 Kiểm tra phương sai từ một nguồn (Common Method Variance) 102

4.2.4 Phân tích nhân tố khẳng định 102

4.3 Thống kê mô tả biến nghiên cứu 108

4.3.1 Biến quản lý chuỗi cung ứng xanh 108

4.3.2 Biến kết quả hoạt động 112

Trang 6

4.4 Kết quả đánh giá mối quan hệ giữa quản lý chuỗi cung ứng xanh và kết

quả hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng 114

4.4.1 Mối quan hệ trực tiếp 114

4.4.2 Mối quan hệ gián tiếp 122

4.5 Sự khác biệt về kết quả hoạt động theo đặc điểm doanh nghiệp 122

4.5.1 Sự khác biệt theo loại hình doanh nghiệp 124

4.5.2 Sự khác biệt theo quy mô doanh nghiệp 124

4.5.3 Sự khác biệt theo thời gian hoạt động của doanh nghiệp 125

CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ 126

5.1 Xu hướng phát triển của doanh nghiệp ngành xây dựng 126

5.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu 127

5.3 Đề xuất khuyến nghị 132

5.3.1 Đối với nhà cung cấp 133

5.3.2 Đối với doanh nghiệp xây dựng (nhà thầu) 133

5.3.3 Đối với nhà tư vấn thiết kế 135

5.3.4 Đối với khách hàng 135

5.3.5 Đối với cơ quan Nhà nước 136

KẾT LUẬN 140

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 142

TÀI LIỆU THAM KHẢO 143

PHỤ LỤC 163

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu viết

AMOS Analysis of Moment Structures Phân tích cấu trúc mô măng

ANOVA Analysis of Variance Phân tích phương sai

ASEAN Association of South East Asian

Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CFA Confirmatory Factor Analysis Phân tích nhân tố khẳng định CFI Comparative Fit Index Chỉ số thích hợp so sánh

CLF Common Latent Factor Nhân tố tiềm ẩn chung

CMIN Chi-squared Chỉ số Chi bình phương

CMV Common Method Variance Phương sai từ một nguồn

DF Degrees of Freedom Bậc tự do

EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá

GFI Goodness of Fix Index Chỉ số thích hợp tốt

GSO General Statistics Office Tổng cục thống kê

IPCC Intergovernmental Panel on Climate

Change

Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu

ISO International Organization for

Standardization

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc

tế

LEED Leadership in Energy and

Environmental Design

Định hướng Thiết kế về Năng lượng và Môi trường

RMSEA Root mean square errors of

approximation

Giá trị sai số của mô hình

Trang 8

SPSS Statistical Product and Services

Solutions

Phần mềm thống kê phân tích

dữ liệu TLI Tuker – Lewis Index Chỉ số Tuker - Lewis

UNDESA United Nations Department of

Economic and Social Affairs

Liên hiệp quốc vùng của vấn

đề kinh tế và xã hội

UNEP United Nations Environment

Programme

Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc

USGBC U.S Green Building Council Hội đồng công trình xanh Hoa

kỳ

VGBC Viet Nam Green Building Council Hội đồng công trình xanh Việt

Nam

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Tiêu chuẩn kiểm định độ tin cậy thang đo 63

Bảng 3.2: Chỉ số độ phù hợp mô hình 65

Bảng 3.3: Phân loại đặc điểm doanh nghiệp 70

Bảng 3.4: Thang đo quản lý chuỗi cung ứng xanh 72

Bảng 3.5: Thang đo kết quả hoạt động của doanh nghiệp 74

Bảng 3.6: Thang đo đặc điểm doanh nghiệp 76

Bảng 3.7: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Thực hành xanh bên trong doanh nghiệp lần 1 77

Bảng 3.8: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Thực hành xanh bên trong doanh nghiệp lần 2 77

Bảng 3.9: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Hợp tác bảo vệ môi trường với nhà cung cấp lần 1 78

Bảng 3.10: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Hợp tác bảo vệ môi trường với nhà cung cấp lần 2 78

Bảng 3.11: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Hợp tác bảo vệ môi trường với khách hàng lần 1 79

Bảng 3.12: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Hợp tác bảo vệ môi trường với khách hàng lần 2 79

Bảng 3.13: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Giám sát môi trường nhà cung cấp 80

Bảng 3.14: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Giám sát môi trường từ khách hàng lần 1 81

Bảng 3.15: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Giám sát môi trường từ khách hàng lần 2 81

Bảng 3.16: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Kết quả môi trường 82

Bảng 3.17: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Kết quả kinh tế 82

Bảng 3.18: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Kết quả xã hội 83

Bảng 4.1: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Thực hành xanh bên trong doanh nghiệp lần 2 96

Bảng 4.2: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Hợp tác bảo vệ môi trường với nhà cung cấp 96

Bảng 4.3: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Hợp tác bảo vệ môi trường với khách hàng 97

Trang 10

Bảng 4.4: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Giám sát môi trường nhà cung cấp 97

Bảng 4.5: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Giám sát môi trường từ khách hàng 98

Bảng 4.6: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Kết quả môi trường 98

Bảng 4.7: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Kết quả kinh tế 99

Bảng 4.8: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Kết quả xã hội 99

Bảng 4.9: Kiểm định KMO lần 2 100

Bảng 4.10: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho thang đo nhân tố lần 2 101

Bảng 4.11: Các chỉ số đánh giá sự phù hợp của mô hình với dữ liệu nghiên cứu 103

Bảng 4.12: Độ tin cậy tổng hợp và tổng phương sai rút trích các nhân tố 104

Bảng 4.13: Các hệ số chưa chuẩn hóa và đã chuẩn hóa 104

Bảng 4.14: Đánh giá giá trị phân biệt 106

Bảng 4.15: Tổng phương sai rút trích (AVE) của các nhân tố 108

Bảng 4.16: Ma trận tương quan giữa các nhân tố 108

Bảng 4.17: Giá trị trung bình của các thang đo quản lý chuỗi cung ứng xanh 110

Bảng 4.18: Giá trị trung bình của các thang đo kết quả hoạt động 112

Bảng 4.19: Kết quả phân tích SEM lần 1 116

Bảng 4.20: Kết quả phân tích SEM lần 2 118

Bảng 4.21: Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 120

Bảng 4.22: Kết quả ước lượng bằng phương pháp bootstrap (N = 1500) 121

Bảng 4.23: Kết quả phân tích mối quan hệ gián tiếp giữa các nhân tố 122

Bảng 4.24: Kết quả phân tích SEM với các biến kiểm soát 123

Bảng 4.25: Kết quả đánh giá sự khác biệt về kết quả xã hội theo quy mô doanh nghiệp 124

Bảng 4.26: Kết quả đánh giá sự khác biệt về kết quả kinh tế và kết quả môi trường theo thời gian hoạt động của doanh nghiệp 125

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Mô hình chuỗi cung ứng trong ngành xây dựng 41

Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu 59

Hình 3.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu 61

Hình 4.1: Số lượng chứng chỉ ISO 14001 được cấp trong ngành xây dựng trên thế giới giai đoạn 2009-2019 85

Hình 4.2: Số lượng dự án đạt chứng nhận LEED của khu vực Đông Nam Á tính đến tháng 6 năm 2021 86

Hình 4.3: Biểu đồ so sánh tăng trưởng ngành xây dựng và GDP của Việt Nam giai đoạn 2012 – 2019 87

Hình 4.4: Dự báo tốc độ tăng trưởng thị trường xây dựng Việt Nam 88

Hình 4.5: Tỷ lệ đóng góp của ngành xây dựng Việt Nam vào GDP giai đoạn 2011 – 2020 88

Hình 4.6: Cơ cấu doanh nghiệp xây dựng Việt Nam phân theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2010 - 2016 89

Hình 4.7: Cơ cấu doanh nghiệp xây dựng Việt Nam phân theo quy mô doanh nghiệp, tháng 12/2017 89

Hình 4.8: Tốc độ đô thị hóa tại các nước ASEAN 90

Hình 4.9: Khối lượng tiêu thụ vật liệu xây dựng chủ yếu giai đoạn 2017 - 2020 91

Hình 4.10: Sản lượng điện mặt trời, giai đoạn 2019-2020 92

Hình 4.11: Số lượng chứng chỉ ISO 14001 được cấp trong ngành xây dựng tại Việt Nam giai đoạn 2009-2019 93

Hình 4.12: Số lượng chứng chỉ ISO 14001 được cấp trong ngành xây dựng tại các nước khu vực Đông Nam Á tính đến hết năm 2019 93

Hình 4.13: Số lượng dự án đạt chứng nhận LEED và LOTUS tại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020 94

Hình 4.14: Số dự án đăng ký chứng nhận LOTUS tại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020 95

Hình 4.15: Số dự án đăng ký chứng nhận LEED tại Việt Nam giai đoạn 2007 – 202095 Hình 4.16: Mô hình CFA với phương pháp CLF 102

Hình 4.17: Mô hình phân tích nhân tố khẳng định (CFA) 103

Hình 4.18: Kết quả SEM lần 1 116

Hình 4.19: Kết quả SEM lần 2 118

Hình 4.20: Kết quả SEM với biến kiểm soát 123

Trang 12

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Trong vài thập kỷ qua, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng kéo theo các tác động tiêu cực đến môi trường bao gồm khí thải nhà kính, biến đổi khí hậu và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đồng tình rằng lĩnh vực xây dựng là nguồn gốc chính của những vấn đề đó trong khi lĩnh vực dịch vụ được ghi nhận chỉ có ảnh hưởng tối thiểu (Jing và cộng sự, 2019) Mặc dù ngành xây dựng đóng góp đáng kể về sản lượng, việc làm ở cả các nước phát triển và đang phát triển (Balasubramanian, 2012) song các vấn đề môi trường nghiêm trọng từ tiêu thụ năng lượng đến ô nhiễm hóa chất, sự nóng lên toàn cầu đều là do ngành này (Migdadi và Omari, 2019) Bởi lẽ nó tạo ra 39% tổng lượng khí thải carbon (UNEP, 2017), 40% lượng chất thải toàn cầu (UNEP-SBCI, 2016) Blengini (2009) báo cáo rằng quá trình sản xuất vật liệu xây dựng và giai đoạn vận hành tòa nhà gây nên 41% lượng khí nhà kính Thêm vào đó, thép - một loại vật liệu xây dựng được sử dụng phổ biến hay than dùng trong quá trình sản xuất làm tích tụ một lượng lớn chất độc hại trong môi trường (Ho và cộng sự, 2009) Begum và cộng sự (2009) nhận định chất thải

là một sản phẩm phụ không thể tránh khỏi của ngành xây dựng Chất thải xây dựng không chỉ gây nên những hậu quả nguy hiểm đối với môi trường (Ofori, 2000) mà còn tác động xấu tới khía cạnh kinh tế và xã hội (Begum và cộng sự, 2007; Esin và Cosgun, 2007; Begum và cộng sự, 2009) Tại Hoa Kỳ, ngành xây dựng là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính chủ yếu trong khi ở Trung Quốc, ô nhiễm môi trường liên quan đến ngành này là một vấn đề đáng báo động kể từ khi quá trình đô thị hóa triệt để bắt đầu vào đầu những năm 1980 Ngoài ra, lĩnh vực xây dựng còn sử dụng nhiều năng lượng và tiêu thụ nhiều nguyên liệu thô hơn bất kỳ hoạt động kinh tế nào khác (Malia và cộng sự, 2013) Cụ thể, nó sử dụng một phần ba tài nguyên, 40% tổng năng lượng và 25% tổng lượng nước trên toàn thế giới (UNEP-SBCI, 2016; Devi

và Palaniappan, 2017) Như vậy, rõ ràng là thực tế đã chứng minh các hoạt động xây dựng có tác động đáng kể tới môi trường (Ametepey và Ansah, 2014) Xuất phát từ lý

do đặc thù quá trình xây dựng thường rời rạc và có sự tham gia của nhiều bên với các mục tiêu khác nhau cho nên dường như không ai trong số họ trực tiếp đảm nhận trách nhiệm bảo vệ môi trường

Với tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng như UNDESA (2014) dự báo khoảng 70% dân số thế giới dự kiến sẽ sống ở các khu vực đô thị vào năm 2050 chắc chắn kéo theo

sự gia tăng hoạt động xây dựng thì hậu quả môi trường có thể còn lớn hơn trong tương lai Điều này đặc biệt nghiêm trọng ở các nước đang phát triển hoặc các nền kinh tế

Trang 13

mới nổi Do đó, việc “xanh hóa” ngành xây dựng đã trở nên rất cần thiết để đảm bảo

sự tồn tại của thế hệ sau Chen và cộng sự (2015) nhấn mạnh rằng doanh nghiệp bắt buộc triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường nhưng đồng thời vẫn phải nâng cao được hiệu quả tổng thể Hơn nữa, chuỗi cung ứng xây dựng vốn có bản chất phức tạp nên tác động của một dự án tới môi trường thường trải rộng trong tất cả các giai đoạn Khi đó, quản lý chuỗi cung ứng xanh được xem như một giải pháp Quản lý chuỗi cung ứng xanh ngành xây dựng có thể hiểu là điều phối việc ra quyết định giữa các tổ chức và tích hợp quy trình kinh doanh của các thành viên chính tham gia vào chuỗi nhằm đạt được mục tiêu gia tăng hiệu suất trên nhiều phương diện: tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện kết quả kinh tế (Xue và cộng sự, 2005; Nawangsari và Sutawijaya, 2019) Trong nền kinh tế tuần hoàn, quản lý chuỗi cung ứng xanh nổi lên như một chiến lược giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh (Humphreys và cộng sự, 2003; Shu và Zhang, 2004; Lee và cộng sự, 2009) và gặt hái được nhiều thành tích dù lớn hay nhỏ như tăng lợi nhuận và thị phần (Green và cộng

sự, 1998; Murray, 2000), giảm chi phí, tăng cường đổi mới môi trường ( Bowen và cộng sự, 2002; Rao, 2002), tăng hiệu quả tiêu thụ tài nguyên (Zhu và Sarkis, 2006; Lai

và cộng sự, 2011)… Quản lý chuỗi cung ứng có khả năng làm cho các dự án xây dựng

ít bị phân tán hơn, cải tiến chất lượng, giảm thời gian thực hiện, do đó giảm tổng chi phí dự án đồng thời nâng cao sự hài lòng của khách hàng Nghiên cứu của Ng và cộng

sự (2012) đã chứng minh hoạt động thiết kế xanh có thể làm giảm đáng kể và trực tiếp các tác động môi trường trong giai đoạn vận hành tòa nhà, giao thông xanh có thể hạn chế khoảng 6% –8% lượng khí thải carbon trong vòng đời dự án hay xây dựng xanh góp phần tiết kiệm hơn 20% mức tiêu thụ năng lượng của một tòa nhà Ngoài ra, các hoạt động được thực hiện khi kết thúc vòng đời hữu ích của tòa nhà như phá dỡ thân thiện với môi trường, phân loại chất thải phá dỡ để tái sử dụng và tái chế giảm mức sử dụng năng lượng tới 30% (Blengini, 2009)

Quản lý chuỗi cung ứng xanh là xu thế toàn cầu hóa liên quan đến tất cả các quốc gia Mặc dù vậy, phần lớn nghiên cứu được triển khai ở nhóm nước phát triển trong khi tại các nền kinh tế mới nổi, nó nhận được ít sự quan tâm hơn Joseph (2012) tin rằng sự khác biệt về quốc gia và ngành công nghiệp sẽ quyết định mức độ ảnh hưởng của thực hành quản lý chuỗi cung ứng xanh tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp Việc áp dụng nó diễn ra không đồng đều, cụ thể ở lĩnh vực sản xuất nói chung, chẳng hạn như ngành công nghiệp ô tô và điện tử thường thu hút và được hưởng lợi nhiều hơn so với các ngành khác (Malviya và Kant, 2015) Ngành xây dựng cho đến nay vẫn bị đánh giá là khá hạn chế trên cả phương diện nghiên cứu và thực tiễn quản

Ngày đăng: 02/06/2024, 13:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w