1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận án tiến sĩ kinh tế đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các đài phát thanh truyền hình cấp tỉnh tại việt nam

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

NGUYỄN HỮU TẤN ĐÁNH GIÁ TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH CẤP TỈNH TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾĐà Nẵng, 2021... Xuất phát từ vai trò

Trang 1

NGUYỄN HỮU TẤN

ĐÁNH GIÁ TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC ĐÀI PHÁT THANH

TRUYỀN HÌNH CẤP TỈNH TẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng, 2021

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN……… i

LỜI CẢM ƠN……… …….ii

MỤC LỤC……… … … …….iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT……… ….vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU……… ………… .… ix

DANH MỤC CÁC HÌNH ……… ……….… xii

MỞ ĐẦU……… ……….1

1 Tính cấp thiết của Luận án 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 4

3 Câu hỏi nghiên cứu 4

4 Đối tuợng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Phuơng pháp nghiên cứu……….5

6 Khung nghiên cứu của luận án………6

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ………7

8 Kết cấu của Luận án……….8

CHUƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ……… ……… 10

1.1 Các mô hình khung về hệ thống kiểm soát nội bộ……… 10

1.1.1 Các khái niệm về kiểm soát nội bộ……… …10

1.1.2 Các mô hình khung của hệ thống kiểm soát nội bộ………… ……… 13

1.2 Tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ……… …21

1.2.1 Khái niệm về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB……… ……21

1.2.2 Cách tiếp cận về đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ 22

1.3 Các lý thuyết nền có liên quan ……….… … 24

1.3.1 Lý thuyết ngữ cảnh……….……… 24

Trang 4

1.3.2 Lý thuyết đại diện……….26

1.3.3 Lý thuyết các bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan……… 28

1.3.4 Lý thuyết Chaos………29

1.4 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến tính hữu hiệu của HT KSNB 30

1.4.1 Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước……… 30

1.4.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước……….46

1.4.3 Khoảng trống nghiên cứu……….50

KẾT LUẬN CHUƠNG 1……… ……….53

CHUƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU……… ………… …………54

2.1 Ảnh hưởng cơ chế quản trị tại các Đài PT-TH cấp tỉnh……….…… 54

2.1.1 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức tại các Đài ….……… ……54

2.1.2 Đặc điểm về phân cấp quản lý tại các Đài ………56

2.1.3 Đặc điểm về kiểm soát, giám sát, kiểm tra tại các Đài……… 60

2.2.Phát triển giả thuyết nghiên cứu……… ……….63

2.2.1 Mô hình nghiên cứu……….……… 63

2.2.2 Phát triển giả thuyết nghiên cứu……… ……… 63

2.3 Thiết kế đo lường các biến……… ……….68

2.4 Thiết kế chọn mẫu và kỹ thuật phân tích xử lý số liệu……….71

2.4.1 Chọn mẫu và thu thập dữ liệu……….……71

2.4.2 Kỹ thuật phân tích xử lý số liệu……….….74

KẾT LUẬN CHUƠNG 2………77

CHƯƠNG 3 ĐO LƯỜNG CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ…… ……….……… ……… 78

3.1 Kết quả nghiên cứu định tính để hình thành bộ đo lường ……… … ….78

3.1.1 Bộ đo lường chính thức các thành phần của hệ thống KSNB………… 78

3.1.2 Bộ đo lường chính thức mục tiêu kiểm soát của hệ thống KSNB … … 86

Trang 5

3.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với các thành phần của hệ thống

kiểm soát nội bộ……… … …… ………….89

3.2.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo thành phần môi trường kiểm soát…… …90

3.2.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo thành phần đánh giá rủi ro………… ….91

3.2.3 Đánh giá độ tin cậy thang đo thành phần hoạt động kiểm soát…………93

3.2.4 Đánh giá độ tin cậy thang đo thành phần thông tin và truyền thông……93

3.2.5 Đánh giá độ tin cậy thang đo thành phần hoạt động giám sát……… …94

3.2.6 Đánh giá độ tin cậy các thang đo về mục tiêu của kiểm soát nội bộ… 95

3.3 Kết quả đo lường qua phân tích nhân tố……… ………97

3.3.1 Bộ đo lường các thành phần của hệ thống KSNB………… … ……97

3.3.2 Bộ đo lường mục tiêu kiểm soát……… ……… 101

3.4 Mô hình phân tích đã điều chỉnh……… …… 103

KẾT LUẬN CHUƠNG 3……… … .105

CHUƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ……… 106

4.1 Thống kê mô tả các đặc trưng của hệ thống KSNB tại các Đài phát thanh – truyền hình cấp tỉnh ……… …106

4.1.1 Đặc trưng các thành phần của hệ thống KSNB tại các Đài………106

4.1.2 Đặc trưng mục tiêu kiểm soát tại các Đài……… 115

4.2 Mô hình đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tai các Đài… … 118

4.2.1 Phân tích ma trận tương quan……….118

4.2.2 Kết quả phân tích mối quan hệ giữa các thành phần KSNB… … …121

4.3 Đánh giá các giả thuyết và bàn luận kết quả……… 128

KẾT LUẬN CHUƠNG 4……… 132

CHUƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……… ……… 133

5.1 Kết luận……….……….133

5.1.1 Đo lường mục tiêu kiểm soát……… ………133

5.1.2 Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ……… …… 134

Trang 6

5.1.3 Ảnh hưởng của các thành phần KSNB đến mục tiêu kiểm soát……….135

5.2 Một số kiến nghị từ kết quả nghiên cứu……… ……… ……… 136

5.2.1 Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá mục tiêu hoạt động……… 137

5.2.2 Kiện toàn hệ thống kiểm soát nội bộ……… ……138

5.3 Hạn chế của nghiên cứu và huớng nghiên cứu tiếp theo……… 141

KẾT LUẬN CHUNG………144 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Trang 7

INTOSAI International Organization of Supreme Audit Institutions

NĐ-CP Nghị định Chính phủ NHTM Ngân hàng thương mại NSNN Ngân sách nhà nước PT-TH Phát thanh –truyền hình QLNN Quản lý nhà nước

ROA Return on total assetsROE Return on common equytyTNHH Trách nhiệm hữu hạn

Trang 8

TSCĐ Tài sản cố định

TT-TT Thông tin-truyền thông

VTV Đài Truyền hình Việt nam XDCB Xây dựng cơ bản

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số

3.1 Chỉ mục đo lường chính thức về thành phần môi trường kiểm soát

Trang 10

3.7 Kết quả phân tích lần 1 độ tin cậy thang đo về thành phần môi trường kiểm soát

thông tin và truyền thông

Trang 11

4.2 Thống kê mô tả các yếu tố của thành phần đánh giá rủi

4.5 Đánh giá mức độ các thủ tục kiểm soát 113

4.6 Thống kê về mục tiêu thực hiện nhiệm vụ chính trị 115 4.7 Thống kê về mục tiêu hiệu quả tài chính 116 4.8 Thống kê về mục tiêu tính tin cậy của BCQT 117

cậy Báo cáo quyết toán

126

Trang 12

DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu

1.1 Mô hình mối liên hệ giữa KSNB với hoạt động tài chính 40 1.2 Mô hình các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ

thống KSNB

43

2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ở Đài PT-TH cấp tỉnh 55 2.2 Đặc điểm công tác kiểm soát, giám sát, kiểm tra 62 2.3 Mô hình nghiên cứu đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống

Trang 13

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, các đơn vị, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nào, có quy mô lớn, nhỏ như thế nào, muốn tồn tại và phát triển, điều đầu tiên là phải xác định các mục tiêu và thiết lập các biện pháp để đạt được các mục tiêu đã đề ra Tùy vào đặc điểm của từng tổ chức ở khu vực công hay khu vực tư trong từng bối cảnh kinh tế - chính trị - xã hội mà mục tiêu của các tổ chức cũng khác nhau, nhưng nhìn chung việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và trách nhiệm giải trình luôn được quan tâm Để đạt được các mục tiêu của tổ chức, cần thiết lập các cơ chế để kiểm soát và đó chính là nền tảng của hệ thống KSNB Xuất phát từ vai trò của hệ thống KSNB trong quản trị ở các tổ chức mà giới học thuật trong nhiều thập niên qua đã nghiên cứu về lĩnh vực này, trong đó có vấn đề về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB

Nhiều học giả trên thế giới đã nghiên cứu về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các đơn vị, tổ chức ở những lĩnh vực khác nhau Đó là những nghiên cứu về đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các ngân hàng thương mại, như nghiên cứu của Sultana và Haque (2011), William và Kwasi (2003), Karagiorgos và cộng sự (2012), Gamage và cộng sự (2014), Olatunji (2009), Charles (2011), Salehi và cộng sự (2013), Ayagre (2014) Ở các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh doanh khác nhau là các nghiên cứu của Joseph và cộng sự (2012), Dennis (2013), Ofori (2011), Noorvee (2006) Các nghiên cứu ở khu vực tư đều có điểm chung là dựa trên nền tảng của BASEL (đối với nghiên cứu ở các NHTM) hoặc trên nền tảng COSO và đa phần đều hướng đến mục tiêu hữu hiệu và hiệu quả hoạt động của tổ chức Đây là một trong những khoảng trống trong nghiên cứu về tính hữu hiệu của KSNB khi mà mục tiêu của KSNB không chỉ là mục tiêu hoạt động mà các tổ chức còn phải đảm bảo mục tiêu về tính tin cậy của báo cáo tài chính và mục tiêu tuân thủ Ngoài ra, việc đo lường mục tiêu của KSNB cũng là vấn đề còn có nhiều điểm khác biệt do chọn cách tiếp cận theo chỉ tiêu tài chính hay chỉ tiêu phí tài chính

Trang 14

Khu vực công cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm trong hơn 10 năm qua Điển hình là nghiên cứu tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các truờng đại học công được công bố bởi Mawanda (2008), Sharah (2011), Lemi và Kebede (2013), Adagye (2015), Tsedal (2015), Ayam (2015) Đó còn là nghiên cứu về đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các bộ, ngành chính phủ, như Yogendrarajah (2006), Aziz (2015), Ghneimat và Seyam (2011), Owizy (2014), Amudo (2009), Babatunde và Dandago (2014) Cũng như khu vực tư, các nghiên cứu này cũng có nhiều khó khăn khi đánh giá các mục tiêu kiểm soát Nhiều nghiên cứu chỉ đi vào các thành phần của hệ thống KSNB mà chưa thể hiện mối liên hệ giữa thành phần kiểm soát với mục tiêu kiểm soát thông qua các mô hình kinh tế lượng

Hệ thống KSNB là một tồn tại khách quan trong các tổ chức, nhưng thiết lập và vận hành nó như thế nào đòi hỏi phải có những nguyên tắc và khuôn khổ lý thuyết nhất định Kế thừa những giá trị lý thuyết ở các nước, các nghiên cứu về KSNB ở Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện nhiều trong hơn 10 năm qua, nhưng đa

phần dừng lại ở góc độ nghiên cứu tình huống, như Luận án tiến sĩ của tác giả

Phạm Bính Ngọ (2011) với đề tài “Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ trong các đơn

vị dự toán trực thuộc Bộ Quốc phòng”; Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thu

Hoài (2011) với đề tài “Hoàn thiện hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp sản

xuất xi măng thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam”; Luận án tiến sĩ của tác giả

Bùi Thị Minh Hải (2012) với đề tài “ Hoàn thiện hệ thống KSNB trong các doanh

nghiệp may mặc Việt Nam” Do đặc điểm của nghiên cứu tình huống nên các nghiên cứu trên thường tập trung vào thiết lập cụ thể các thủ tục kiểm soát hoặc cơ

chế kiểm soát mà chưa mô hình hóa mối liên hệ giữa các thành phần kiểm soát nội

bộ với mục tiêu kiểm soát Gần đây, Luận án tiến sĩ của tác giả Hồ Tuấn Vũ (2016),

với đề tài “Các nhân tố ảnh huởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thuơng mại Việt Nam”; Luận án tiến sĩ của tác giả Võ Thu Phụng (2016) với đề tài “Tác động của các nhân tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam” cũng đã bắt đầu

Trang 15

tiếp cận theo hướng định lượng Tuy nhiên ở đó vẫn còn những khoảng trống về đo

lường các thành phần KSNB và mục tiêu kiểm soát của hệ thống KSNB

Các đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam trong hơn 10 năm qua đã có những chuyển biến sâu rộng về cơ chế quản lý theo hướng giao quyền tự chủ nhiều hơn ở các tổ chức Khởi đầu từ Nghị định 43/2006/NĐ-CP về giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và gần đây là Nghị định 16/2015/NĐ-CP nâng cao hơn nữa về quyền tự chủ, công tác KSNB và việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực ngày càng được coi trọng tại các đơn vị sự nghiệp công lập Chính vì vậy, việc nghiên cứu tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong khu vực công cũng có ý nghĩa sâu sắc, trong đó có các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam Hiện tại các Đài PT-TH cấp tỉnh, thành phố tại Việt Nam thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện chức năng cơ quan báo chí của Đảng bộ, chính quyền tỉnh, thành phố Trong bối cảnh các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam được giao quyền tự chủ một phần, bên cạnh nhiệm vụ chính trị mà mỗi Đài phải thực hiện thì mục tiêu tài chính cũng phải được coi trọng Trong thời gian qua, các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị về tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với nguời dân Bên cạnh đó vẫn còn những sai phạm được phát hiện về mua sắm TSCĐ; chi sai quy định so với Quy chế chi tiêu nội bộ; vi phạm về quy trình, thủ tục nghiệp vụ; về công tác bổ nhiệm nhân sự, Các vấn đề nêu trên được cho là có liên quan đến sự yếu kém của hệ thống KSNB tại các Đài và cho đến nay chưa có tác giả nào nghiên cứu về vấn đề này trong ngành PT-TH ở Việt Nam Trong khi đó, các nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh, đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB ảnh huởng đến việc đạt được các mục tiêu của đơn vị, tổ chức Hơn nữa, việc tổng kết các lý thuyết và các nghiên cứu khác nhau về sự hữu hiệu của hệ thống KSNB, đặc biệt trong lĩnh vực truyền thông nói chung và lĩnh vực PT-TH nói riêng chưa được các nhà khoa học trên thế giới tổng kết và nghiên cứu một cách hệ thống Việc nghiên cứu tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam hiện nay mang tính cấp thiết và thời sự, thông qua nghiên cứu luận án tập trung vào

Ngày đăng: 02/06/2024, 14:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN