CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG XUẤT KHẨU BỀN VỮNG CỦA MỘT ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH .... MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ SỞ VỀ CHÍNH S
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
_***
HÀ XUÂN BÌNH
CHÍNH SÁCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG XUẤT KHẨU BỀN VỮNG CỦA TỈNH THÁI BÌNH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
_***
HÀ XUÂN BÌNH
CHÍNH SÁCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG XUẤT KHẨU BỀN VỮNG CỦA TỈNH THÁI BÌNH
Chuyên ngành : Quản lý kinh tế
Mã số : 9.31.01.10
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn KH 1 : PGS.TS Hà Văn Sự Người hướng dẫn KH 2 : TS Lê Thị Việt Nga
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các nội dung trình bày trong luận án là kết quả nghiên cứu độc lập của riêng tôi Luận án được thực hiện trên cơ sở kế thừa, có trích dẫn đầy đủ, trung thực kết quả nghiên cứu của các tác giả đã công bố Số liệu sử dụng trong uận
án có nguồn gốc rõ ràng, luận án chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào
Hà Nội, ngày 16 tháng 08 năm 2021
Nghiên cứu sinh
Hà Xuân Bình
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH viii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài luận án 1
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 4
3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 14
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 16
5 Phương pháp nghiên cứu 17
6 Những đóng góp về khoa học của luận án 21
7 Kết cấu luận án 22
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG XUẤT KHẨU BỀN VỮNG CỦA MỘT ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH 23
1.1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ SỞ VỀ CHÍNH SÁCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG XUẤT KHẨU BỀN VỮNG CỦA MỘT ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH 23
1.1.1 Một số khái niệm và nội hàm cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng xuất khẩu bền vững 23
1.1.2 Bản chất và tiêu chí đánh giá chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng xuất khẩu bền vững của một địa phương cấp tỉnh 32
1.1.3 Vai trò của chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng xuất khẩu bền vững của một địa phương cấp tỉnh 38
1.2 NHỮNG NGUYÊN TẮC VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHÍNH SÁCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG XUẤT KHẨU BỀN VỮNG CỦA MỘT ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH 40
1.2.1 Những nguyên tắc cơ bản đối với chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng xuất khẩu bền vững tại một địa phương cấp tỉnh 40
Trang 51.2.2 Những nội dung cơ bản của chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng xuất khẩu bền vững của một địa phương cấp tỉnh 42 1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG XUẤT KHẨU BỀN VỮNG CỦA MỘT ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH 49 1.3.1 Nhóm nhân tố thuộc về trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội và môi trường quốc tế 49 1.3.2 Nhóm nhân tố thuộc về hệ thống thể chế, chính sách và pháp luật của Nhà nước 51 1.3.3 Nhóm nhân tố thuộc về địa phương cấp tỉnh 52 1.3.4 Nhóm nhân tố thuộc về đối tượng tiếp nhận chính sách 53 1.4 KINH NGHIỆM TRONG NƯỚC, QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO TỈNH THÁI BÌNH VỀ CHÍNH SÁCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG XUẤT KHẨU BỀN VỮNG 54 1.4.1 Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về chính sách chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng xuất khẩu bền vững 55 1.4.2 Kinh nghiệm quốc tế về chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng xuất khẩu bền vững 60 1.4.3 Bài học cho tỉnh Thái Bình trong việc hoạch định, thực thi chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng xuất khẩu bền vững 64
Chương 2 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG XUẤT KHẨU BỀN VỮNG CỦA TỈNH THÁI BÌNH 67
2.1 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH THÁI BÌNH 67 2.1.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội cho phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh Thái Bình 67 2.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp và xuất khẩu nông sản của tỉnh Thái Bình 69 2.1.3 Thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Thái Bình 76
Trang 62.1.4 Những vấn đề đặt ra đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng xuất khẩu bền vững của tỉnh Thái Bình 81 2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG XUẤT KHẨU BỀN VỮNG CỦA TỈNH THÁI BÌNH 82 2.2.1 Thực trạng chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Thái Bình theo hướng xuất khẩu bền vững về mặt kinh tế 83 2.2.2 Thực trạng chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Thái Bình theo hướng xuất khẩu bền vững về mặt xã hội 96 2.2.3 Thực trạng chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Thái Bình theo hướng xuất khẩu bền vững về mặt môi trường 102 2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH
TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG XUẤT KHẨU BỀN VỮNG CỦA TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN VỪA QUA 109 2.3.1 Những thành công của chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng xuất khẩu bền vững của tỉnh Thái Bình 109 2.3.2 Những hạn chế, tồn tại cơ bản của chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng xuất khẩu bền vững của tỉnh Thái Bình 113 2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 117
Chương 3 MỘT SỐ QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN CHÍNH SÁCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG XUẤT KHẨU BỀN VỮNG CỦA TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 122
3.1 MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG XUẤT KHẨU BỀN VỮNG CỦA TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 122 3.1.1 Những dự báo về tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng xuất khẩu bền vững của tỉnh Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 122 3.1.2 Một số quan điểm và mục tiêu hoàn thiện chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng xuất khẩu bền vững của tỉnh Thái Bình đến năm
2025, định hướng đến năm 2030 128
Trang 73.1.3 Một số định hướng hoàn thiện chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng xuất khẩu bền vững của tỉnh Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 130 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG XUẤT KHẨU BỀN VỮNG CỦA TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 133 3.2.1 Nâng cao năng lực của bộ máy, đội ngũ hoạch định chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng xuất khẩu bền vững của tỉnh Thái Bình 133 3.2.2 Hoàn thiện nhóm chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng xuất khẩu bền vững của tỉnh Thái Bình về mặt kinh tế 135 3.2.3 Hoàn thiện nhóm chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng xuất khẩu bền vững của tỉnh Thái Bình về mặt xã hội 143 3.2.4 Hoàn thiện nhóm chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng xuất khẩu bền vững của tỉnh Thái Bình về mặt môi trường 147 3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG XUẤT KHẨU BỀN VỮNG CỦA TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 150 3.3.1 Đối với cơ quan nhà nước cấp Trung ương 150 3.3.2 Đối với các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp sản xuất, chế biến xuất khẩu và các hộ nông dân 155
KẾT LUẬN 159 DANH MỤC BÀI BÁO NGHIÊN CỨU SINH ĐÃ CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt
CCKT Cơ cấu kinh tế
GTGT Giá trị gia tăng
HĐND Hội đồng nhân dân
HTX Hợp tác xã
NCS Nghiên cứu sinh
PTBV Phát triển bền vững
UBND Ủy ban nhân dân
XK Xuất khẩu
Tiếng Anh
Chữ viết tắt Giải nghĩa tiếng Anh Giải nghĩa tiếng Việt
ASEAN The Association of
Southeast Asian Nations
Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á
CPTPP
Comprehensive and Progressive Agreement for Trans- Pacific Partnership
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến
bộ xuyên Thái Bình Dương
EU European Union Liên minh Châu Âu
EVFTA European-Vietnam Free
Trade Agreement
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu GAHP Good Animal Husbandry
Practice
Quy trình thực hành chăn nuôi tốt GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
GRDP Gross Regional Domestic
Product
Tổng sản phẩm trên địa bàn
NCIF
National Center for socio-economic Information and Forecast
Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh
tế - xã hội quốc gia USD United States dollar Đồng đô la Mỹ
WTO World Trade Oganization Tổ chức Thương mại Thế giới
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Phân bổ phiếu điều tra theo địa bàn 19
Bảng 2: Xác định thang đo của phiếu điều tra doanh nghiệp/hợp tác xã và hộ
nông dân 19 Bảng 2.1: Tình hình sản xuất lúa giai đoạn 2010-2020 của tỉnh Thái Bình 72 Bảng 2.2: Sản lượng thuỷ sản giai đoạn 2010-2020 73
Bảng 2.3: Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành phân theo ngành hoạt động
giai đoạn 2010-2020 78 Bảng 2.4: Diện tích đất nông nghiệp tỉnh Thái Bình 87
Bảng 2.5: So sánh mục tiêu và kết quả đạt được của một số chỉ tiêu trong đề án tái cơ
cấu nông nghiệp Thái Bình giai đoạn 2016-2020 110
Bảng 2.6: So sánh mục tiêu và kết quả đạt được của cơ cấu kinh tế nông nghiệp và quy mô diện tích canh tác theo đề án tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Thái Bình giai đoạn
2016-2020 114
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Sơ đồ khung nghiên cứu của luận án 21
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu kinh tế nông nghiệp 24
Hình 1.2: Mô hình phát triển bền vững 27
Hình 1.3: Mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng xuất khẩu bền vững 29
Hình 1.4: Chu trình chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế 33
Hình 1.5: Mô hình ISAC trong phát triển nông nghiệp hữu cơ 62
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Thái Bình 68
Hình 2.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP tỉnh Thái Bình giai đoạn 2010-2020 68 Hình 2.3: Giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2010-2020 (theo giá hiện hành, bao gồm nông, lâm, thủy sản) 70
Hình 2.4: Cơ cấu GRDP của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2010-2020 70
Hình 2.5: Số lượng lợn nuôi và sản lượng lợn xuất chuồng tỉnh Thái Bình giai đoạn 2010-2020 71
Hình 2.6: Diện tích trồng lúa cả năm giai đoạn 2010-2020 72
Hình 2.7: Chỉ số phát triển của diện tích, năng suất, sản lượng lúa cả năm giai đoạn 2010-2020 73
Hình 2.8: Sản lượng thủy sản giai đoạn 2010-2020 74
Hình 2.9: Cơ cấu sản xuất một số mặt hàng thủy sản chủ yếu 74
Hình 2.10: Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2010-2020 của tỉnh Thái Bình 75
Hình 2.11: Thị trường nhập khẩu nông sản của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2010-2020 76
Hình 2.12: Sự dịch chuyển cơ cấu ngành của CCKT nông nghiệp tỉnh Thái Bình giai đoạn 2010-2020 77
Hình 2.13: Cơ cấu trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp 2010-2020 78
Hình 2.14: Cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp phân theo ngành hoạt động giai đoạn 2010-2020 79
Hình 2.15: Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành phân theo ngành hoạt động giai đoạn 2010-2020 79
Hình 2.16: Tỷ trọng ngành hoạt động trong giá trị sản xuất thủy sản 80
Hình 2.17: Giá trị sản xuất thủy sản phân theo ngành hoạt động giai đoạn 2010-2020 80
Hình 3.1: Dân số Thái Bình giai đoạn 2010-2019 125
Hình 3.2: Dự báo tiêu thụ một số mặt hàng nông sản trong nước đến năm 2030 127
Trang 11PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài luận án
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, là một trong ba bộ phận (nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ) cấu thành nền kinh tế quốc dân, bình quân giai đoạn 2010-2020 ngành nông nghiệp có mức tăng trưởng đạt 2,85%, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 3,64%, đóng góp 18,68% GDP (Tổng cục thống kê, 2010-2020) Sản xuất nông nghiệp đã có bước phát triển vượt bậc, an ninh lương thực được bảo đảm
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT) nông nghiệp là việc thay đổi tỷ lệ của các ngành sản xuất vật chất, dịch vụ trong kinh tế nông nghiệp và các mối quan hệ của các bộ phận cấu thành kinh tế nông nghiệp; đó là sự biến đổi, điều chỉnh nhằm phá
vỡ cơ cấu cũ để tạo ra CCKT nông nghiệp mới ổn định, cân đối có chủ đích trên cơ
sở phù hợp với các quy luật tự nhiên, kinh tế và xã hội
Chuyển dịch CCKT nông nghiệp luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm Tại Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về các văn kiện Đại
hội XII của Đảng đã nêu: “Cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia
tăng, xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu; có chính sách phù hợp để tích tụ, tập trung ruộng đất” (Đảng cộng sản Việt Nam, 2016) Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Đề
án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển
bền vững” và “Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017-2020” (Thủ
tướng Chính phủ, 2013, 2017) đồng thời ban hành một số chính sách nhằm chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo định hướng đã định Bởi vậy, CCKT nông nghiệp đã
có những chuyển dịch tích cực theo hướng tập trung vào những ngành có lợi thế cạnh tranh, nâng cao giá trị gia tăng (GTGT) cho sản phẩm nông nghiệp phục vụ xuất khẩu (XK) Kim ngạch XK nông, lâm, thủy sản không ngừng tăng lên, một số mặt hàng đã
có vị thế cao trên thị trường quốc tế, góp phần quan trọng trong việc giảm nhập siêu của cả nước, đem lại việc làm và thu nhập cho hàng triệu nông dân
Thái Bình là tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp (với diện tích đất tự nhiên là 158.630 ha, đất đai bằng phẳng, màu mỡ, nổi tiếng “bờ xôi ruộng mật”) Dânsố toàn tỉnh là 1.860.447 người (đứng thứ 13 trong cả nước)
Trang 12trong đó dân số nông thôn chiếm đến 89,4%, lao động trong khu vực nông, lâm, thủy sản chiếm tỷ lệ khoảng 49,5% (Cục thống kê tỉnh Thái Bình, 2019) Sau kháng chiến chống Pháp, sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu, được cả nước biết đến là “quê hương năm tấn” Theo xu hướng chung của cả nước, Thái Bình đã thực hiện chuyển dịch CCKT theo hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ nhưng chưa gặt hái được thành công như mong đợi Số lượng khu, cụm công nghiệp của Thái Bình rất ít, quy mô nhỏ, không thu hút được các doanh nghiệp, tập đoàn sản xuất lớn, lĩnh vực dịch vụ cũng không đạt được kết quả cao (Cục thống kê tỉnh Thái Bình, 2019) Chính vì vậy, có thể khẳng định nông nghiệp đã, đang và sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thái Bình Việc phát triển, chuyển dịch CCKT nông nghiệp để tương xứng với lợi thế của tỉnh đã được đặt ra
Chính sách là biện pháp can thiệp của nhà nước vào một ngành, một lĩnh vực hay toàn bộ nền kinh tế theo những mục tiêu nhất định, với điều kiện thực hiện và trong một thời hạn xác định Chính sách là một công cụ quản lý nhà nước Do vậy, để chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo hướng XK đồng thời bảo đảm các mục tiêu của phát triển bền vững (PTBV), nhà nước sử dụng công cụ chính sách là một tất yếu khách quan
Để thúc đẩy chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo hướng XK, đồng thời bảo đảm các mục tiêu của PTBV, thời gian qua, tỉnh Thái Bình đã chú trọng triển khai thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời xây dựng các chính sách riêng của địa phương Năm 2015, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh
Thái Bình đã phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thái Bình đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” Do đó, ngành nông nghiệp tỉnh Thái Bình đã
gặt hái được những thành tựu đáng khích lệ với tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2010 - 2020 đạt 4,05%/năm (Cục thống kê tỉnh Thái Bình, 2010-2020), góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Tuy nhiên, chính sách chuyển dịch CCKT nông nghiệp còn những hạn chế (chưa thúc đẩy chuyển dịch CCKT nông nghiệp như mục tiêu đề ra; đối tượng thụ hưởng chính sách đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đúng nhưng chưa đủ; chính sách hỗ trợ nông nghiệp của tỉnh chưa sát với nhu cầu thực tế và hiệu quả thực hiện chưa cao; các chính sách tác động vào quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp nhằm đạt được mục tiêu môi trường chưa được chú trọng…) Do đó, nông nghiệp tỉnh Thái Bình phát triển chưa xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa đáp ứng các mục tiêu của PTBV: (i) chuyển dịch CCKT nông nghiệp diễn ra chậm so với chuyển dịch