Dây chằng chéo sau DCCS làdây chằng khoẻ nhất ở khớp gối, cùng với các dây chằng khác góp phần đảm bảosự vững chắc của khớp gối, chấn thương DCCS chiếm khoảng 23% các chấnthương dây chằn
NỘI DUNG
Cơ sở để xây dựng đề án
2.1.1 Tổng quan về khớp gối và dây chằng chéo sau
Khớp gối là khớp phức hợp của cơ thể, gồm khớp giữa xương đùi và xương chày thuộc loại khớp lồi cầu, và khớp giữa xương đùi và xương bánh chè thuộc loại khớp phẳng Đầu dưới xương đùi tiếp khớp với xương chày bởi lồi cầu trong và lồi cầu ngoài, lồi cầu trong lớn hơn lồi cầu ngoài Hai lồi cầu nối nhau ở phía trước bởi diện bánh chè gồm gồm hai phần, phần ngoài rộng hơn phần trong Giữa hai lồi cầu ở phía sau có hố gian lồi cầu Đầu trên xương chày loe rộng thành mâm chày để đỡ lấy phần tương ứng của xương đùi là lồi cầu trong và lồi cầu ngoài qua trung gian là sụn chêm trong và sụn chêm ngoài, sụn chêm trong hình chữ C và sụn chêm ngoài hình chữ O Hai gai chày nằm giữa hai mâm chày, sừng trước của hai sụn chêm trong và sụn chêm ngoài, dây chằng chéo trước bám vào phía trước của hai gai chày, ngược lại sừng sau của hai sụn chêm, DCCS bám vào phía sau của hai gai chày.
2.1.1.1 Các phương tiện giữ vững khớp gối
Yếu tố giữ vững khớp tĩnh gồm có hệ thống bao khớp - dây chằng và các sụn chêm Các dây chằng bên trong và dây chằng bên ngoài giữ vững dạng và khép của khớp gối DCCT và DCCS giữ vững chuyển động lăn trượt và xoay của lồi cầu trên mâm chày Sụn chêm trong và sụn chêm ngoài giữ vững khớp nhờ tăng diện tiếp xúc khớp chày đùi và còn hấp thu truyền tải lực.
Yếu tố giữ vững khớp động, bao gồm các nhóm cơ bám phía trước và sau bao quanh gối Phía trước có cơ tứ đầu đùi giữ vững phía trước khi gối duỗi thẳng.Bên ngoài có cơ nhị đầu, dải chậu chày và cơ khoeo; dải chậu chày giữ vững bên ngoài, gân cơ khoeo và gân cơ nhị đầu giữ vững góc sau ngoài Nhóm cơ bên trong gồm: cơ may, cơ thon, cơ bán gân, cơ bán màng đều bám tận vào mặt trước trong đầu trên xương chày Phía sau gồm hai đầu trong và ngoài của cơ sinh đôi, giúp giữ vững phía sau và hai bên gối.
Hình 2.1 Hình ảnh các dây chằng khớp gối nhìn từ phía sau
2.1.1.2 Giải phẫu dây chằng chéo sau
DCCS cùng với DCCT là hai dây chằng nằm trong bao khớp nhưng nằm ngoài bao hoạt dịch của khớp gối.
Girgis và cộng sự (cs) 13 là một trong những tác giả đầu tiên mô tả vai trò của giải phẫu và cấu trúc DCCS đối với phạm vi chuyển động và cố định của khớp gối Theo mô tả kinh điển, DCCS gồm hai bó chính, bó lớn tạo nên phần lớn hình dạng của dây chằng được gọi là bó trước ngoài và một bó nhỏ hơn, được gọi là bó sau trong chạy chéo hơn ra phía sau xương chày Tuy nhiên sự phân biệt hai bó này không rõ ràng trên giải phẫu mà chỉ là sự phân chia nhân tạo do chúng ta phân ra khi phẫu tích 2,8 Có thể phẫu tích tách DCCS thành hai bó dựa vào sức căng,chùng khác nhau của các bó sợi cấu thành nên DCCS trong hoạt động gấp - duỗi khớp gối DCCS có nguyên uỷ từ cạnh trước ngoài lồi cầu trong, ở khuyết gian lồi cầu chạy xuống bám dọc cạnh sau của mâm chày, giữa hai mâm chày, ở khoảng
DCCS có các số đo trung bình như sau: dài 32 đến 38 mm, diện tích mặt cắt ngang là 31,2 mm 2 tại vị trí giữa của dây chằng 2,8
DCCS có mật độ collagen và diện tích mặt cắt ngang lớn hơn DCCT khoảng 120% đến 150% 14
DCCS được cấp máu nhờ vào mạch máu bao khớp Đây là phân nhánh của động mạch gối giữa với các phân nhánh nhỏ hơn đi vào bao khớp Đồng thời mạch máu bao khớp cũng nhận lưu lượng máu từ các nhánh của động mạch gối dưới. Thần kinh phân nhánh cho DCCS bao gồm các nhánh cảm nhận cảm giác sâu và các sợi vận động của thần kinh chày.
Hình 2.2 Hai bó của dây chằng chéo sau
2.1.1.3 Chức năng dây chằng chéo sau
DCCS là dây chằng khoẻ nhất của khớp gối, có thể chịu lực căng 1620 N từ bó trước ngoài và 258 N đối với bó sau trong 14 và là cấu trúc đầu tiên chống lại sự di lệch ra sau của mâm chày trong quá trình gấp gối, DCCS có biên độ lớn như vậy là do từng bó sợi của DCCS hoạt động căng chùng khác nhau trong quá trình gấp - duỗi gối.
Nhờ cấu trúc gồm hai bó căng giãn thay đổi trong chu kỳ gấp duỗi gối mà DCCS đóng vai trò quan trọng trong giữ vững ra sau của mâm chày 16 Tuy nhiên, khi gối duỗi thẳng, một mình DCCS không đủ để giữ mâm chày không bị trượt ra sau mà phải phối hợp với các cấu trúc khác, trong đó có vai trò của các cấu trúc góc sau ngoài.
Phức hợp góc sau ngoài bao gồm gân cơ khoeo, dây chằng bên ngoài, dải chậu chày, gân cơ nhị đầu đùi, gân cơ bụng chân ngoài, dây chằng khoeo cung, dây chằng khoeo chéo, bao khớp sau ngoài, dây chằng ngang sụn chêm ngoài là thành phần hằng định Dây chằng vừng mác và dây chằng khoeo mác là thành phần không hằng định của góc sau ngoài khớp gối 17 Các cấu trúc này nằm ở góc sau ngoài của khớp gối, co lại khi duỗi gối và chống lại sự xoay ngoài của mâm chày so với xương đùi ở bất cứ tư thế nào của khớp gối Dây chằng bên ngoài cũng là một phần của góc sau ngoài nhưng chức năng của dây chằng bên ngoài hoàn toàn độc lập, nó chống lại sự vẹo trong của khớp gối.
Tổn thương phối hợp cả hai cấu trúc DCCS và góc sau ngoài làm tăng độ mất vững của khớp gối rất nhiều so với trường hợp chỉ tổn thương một trong hai cấu trúc 18
2.1.1.4 Hậu quả của tổn thương DCCS
DCCS tổn thương sẽ làm gối mất vững theo chiều trước sau, tức làm mâm chày di lệch ra sau xương đùi trong quá trình gấp gối Nếu chỉ tổn thương một phần, sự mất vững này có thể ít ảnh hưởng đến chức năng khớp gối và có thể được bù trừ bằng các cấu trúc khác; tuy nhiên, nếu đứt hoàn toàn DCCS, sự mất vững có thể trở nên nghiêm trọng và gây ảnh hưởng làm giảm chức năng khớp gối.
Shelbourne và cs 4 theo dõi diễn tiến của tổn thương DCCS được điều trị không phẫu thuật ghi nhận khoảng 11% các trường hợp bị thoái hoá nặng khớp gối, tỷ lệ này càng tăng cao ở các nhóm bệnh tổn thương DCCS độ cao Hơn nữa, đây là dây chằng to khoẻ nhất của khớp gối nên hiếm khi DCCS tổn thương đơn độc, mà nó thường phối hợp thêm các tổn thương phức hợp các dây chằng phía sau, dẫn đến mất vững trước sau nhiều gây tăng áp lực lên khớp chày đùi trong và khớp chè đùi, làm cho đau khớp, viêm khớp 14
2.1.1.5 Chẩn đoán tổn thương dây chằng chéo sau
A Cơ chế gây tổn thương DCCS
Cơ chế chủ yếu gây chấn thương DCCS là do lực tác động trực tiếp từ phía trước vào đầu trên xương chày Chấn thương do hoạt động thể thao thường là năng lượng thấp, còn chấn thương do tai nạn giao thông thường là năng lượng cao (lực chấn thương mạnh) Chấn thương trong thể thao thì vận động viên thường chấn thương gối khi té ngã với gối đang trong tư thế gấp tương đối và chịu một lực chấn thương có hướng từ trước ra sau, tác động vào đầu gần của xương chày làm tổn thương dây chằng Đồng thời, trong bệnh cảnh của chấn thương thể thao cũng có thể xảy ra cơ chế quá duỗi kết hợp với lực biến dạng theo hướng xoay ngoài hoặc xoay trong gây ra tổn thương đa dây chằng khớp gối 19 Cơ chế chấn thương duỗi gối quá mức: Xảy ra khi chân đá mạnh khoảng không hoặc có lực tác động trực tiếp vào phía trước gối khi đang trong tư thế duỗi Trường hợp này gây đứt DCCT trước, sau đó làm rách bao khớp sau, nếu ở góc duỗi quá 30 ° sẽ gây đứt DCCS và sau cùng là tổn thương động mạch khoeo ở tư thế duỗi ở 50 °
Lực chấn thương có năng lượng cao như tai nạn giao thông, đầu trên xương chày va chạm với một tấm chắn hoặc té ngã trong tư thế gấp gối mạnh 8 Các chấn thương mạnh làm tổn thương DCCS thường kèm tổn thương dây chằng khác của khớp gối, trong đó tổn thương cấu trúc góc sau ngoài là thường gặp nhất 20
Hình 2.3 Cơ chế chấn thương dây chằng chéo sau.
B Chẩn đoán lâm sàng tổn thương dây chằng chéo sau
B1 Dấu hiệu ngăn kéo sau
BN nằm ngửa trên bàn khám, khớp gối gấp 90 ° Người khám ngồi đè lên mu bàn chân bên cần khám để cố định, hai bàn tay đặt lên 1/3 trên cẳng chân, BN nằm thả lỏng cơ, dùng lực hai tay đẩy cẳng chân ra sau Khi DCCS bị tổn thương, mâm chày dịch chuyển ra sau nhiều hơn so với bên lành là dấu hiệu ngăn kéo sau có giá trị cao trong chẩn đoán tổn thương DCCS với độ nhạy lên tới 90% và độ đặc hiệu lên tới 99% Dựa vào mức độ di lệch của xương chày với xương đùi mà chia làm ba mức độ, với độ 0 là bình thường, độ I là di lệch chày - đùi dưới 5 mm, độ II là di lệch chày - đùi 10 mm, độ III là di lệch chày - đùi >10 mm 22
B2 Nghiệm pháp võng sau (Godfrey’s test):
Có giá trị cao trong chẩn đoán đứt DCCS với độ nhạy khoảng 79 - 100% và độ đặc hiệu lên tới 100% 22 BN nằm ngửa với đùi gấp vào bụng 90 ° , gối gấp
90 ° vào đùi, chân nằm ngang, 2 gót chân giữ sao cho 2 chân song song với mặt giường Dấu hiệu dương tính khi đầu trên xương chày bị dịch chuyển ra sau Khi đó quan sát thấy lồi củ trước xương chày bên tổn thương thấp hơn bên lành.
Hình 2.4 Thực hiện nghiệm pháp ngăn kéo sau
Hình 2.5 Thực hiện nghiệm pháp võng sau
Các nghiệm pháp đều dựa trên nguyên tắc tổn thương DCCS thì mâm chày bán trật ra sau so với lồi cầu đùi.
C Các phương tiện cận lâm sàng trong chẩn đoán tổn thương DCCS
Nội dung cơ bản của đề án
- Mô tả đặc điểm CHT của tổn thương DCCS khớp gối.
- Xác định mức độ tổn thương DCCS trên hình CHT.
- Xác định vị trí tổn thương DCCS trên hình CHT.
- Xác định các tổn thương khớp gối khác phối hợp với tổn thương DCCS khớp gối trên hình CHT.
- Xác định độ chính xác của CHT trong chẩn đoán tổn thương DCCS.
2.2.2 Giải pháp để thực hiện đề án
2.2.2.1 Giải pháp 1: Chọn bệnh nhân phù hợp tham gia đề án a Mục tiêu
Lựa chọn bệnh nhân phù hợp đưa vào đề án. b Cách thức tiến hành
- Tiêu chí chọn vào: chọn những BN đồng thời thoả các điều kiện sau:
+ BN đủ 18 tuổi trở lên, có tiền sử chấn thương khớp gối.
+ Được chụp CHT khớp gối trước phẫu thuật với kết quả có tổn thương DCCS.
+ Được phẫu thuật nội soi (PTNS) khớp gối tại BV đại học Y dược TP HCM
+ Tìm trong cơ sở dữ liệu của khoa CĐHA BV đại học Y dược TP HCM danh sách những BN được chẩn đoán có tổn thương DCCS trên CHT từ tháng 01/2018 đến tháng 10/2022.
+ Từ danh sách trên, chọn những BN được phẫu thuật nội soi khớp gối. c Điều kiện thực hiện
- Hệ thống hồ sơ bệnh án tại BV Đại học Y Dược TP HCM.
- Máy tính cài đặt phần mềm thống kê Stata 14,0 để phân tích, xử lý số liệu và vẽ biểu đồ, bảng biểu.
2.2.2.2 Giải pháp 2: Đánh giá đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân tham gia đề án a Mục tiêu
Xác định các đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân được chọn để thực hiện đề án b Cách thức tiến hành
- Từ danh sách BN đã lọc phù hợp với các tiêu chí chọn vào, tiến hành thu thập các thông tin trong hồ sơ bệnh án theo mẫu bảng câu hỏi nghiên cứu.
- Các đặc điểm chung thu thập gồm:
+ Tuổi: tính bằng cách lấy năm BN đến khám trừ năm sinh, tính bằng năm + Giới: nam và nữ
+ Nguyên nhân chấn thương: chia 3 nhóm là do tai nạn thể thao, tai nạn giao thông và tai nạn sinh hoạt.
+ Vị trí tổn thương: gối bên phải, gối bên trái.
+ Thời gian từ lúc chấn thương: thời gian chấn thương được xác định từ thời điểm chấn thương tới lúc chụp CHT: cấp tính là dưới 6 tuần, mạn tính là hơn 6 tuần. c Điều kiện thực hiện
- Hệ thống hồ sơ bệnh án tại BV Đại học Y Dược TP HCM.
- Số liệu về đặc điểm chung của nhóm tham gia đề án đã nêu trên.
- Máy tính cài đặt phần mềm thống kê Stata 14,0 để phân tích, xử lý số liệu và vẽ biểu đồ, bảng biểu.
Sơ đồ 2.1 Quy trình nghiên cứu Đánh giá độ chính xác của CHT Đối chiếu với kết quả PTNS Phân tích hình ảnh CHT khớp gối
BN được PTNS khớp gối Kết quả CHT có tổn thương DCCS
BN đủ 18 tuổi trở lên có tiền sử chấn thương khớp gối, được chụp CHT khớp gối
2.2.2.3 Giải pháp 3: Mô tả đặc điểm cộng hưởng từ của tổn thương dây chằng chéo sau. a Mục tiêu
Mô tả những bất thường về hình thái và tín hiệu CHT của DCCS b Cách thức tiến hành
- Tìm dữ liệu hình ảnh CHT khớp gối của BN được chọn trên hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (Picture Archiving and communication system-PACS).
- Các bất thường về hình thái và tín hiệu CHT của DCCS bao gồm:
+ Tăng đường kính của dây chằng: Đường kính trước sau được đo trên mặt phẳng đứng dọc với chuỗi xung T2W, đường kính trước sau >7 mm thì xác định là có tăng.
+ Dây chằng tăng tín hiệu toàn bề dày hay một phần bề dày của DCCS xác định ở chuỗi xung T2W trên mặt phẳng đứng dọc và ở chuỗi xung T2W FS ở mặt phẳng đứng ngang và mặt phẳng trục Xác định là có tăng tín hiệu toàn bề dày hay tăng tín hiệu một phần bề dày.
+ Dây chằng bị gián đoạn: trên mặt phẳng đứng dọc với chuỗi xung T2W, DCCS tăng tín hiệu cao bằng dịch gây gián đoạn và mất tính liên tục của DCCS. Ghi nhận có hay không có dấu hiệu này, và gián đoạn toàn bộ dây chằng hay gián đoạn một phần dây chằng.
+ Bong điểm bám của dây chằng: Bong điểm bám dây chằng có kèm theo bong mảnh xương hoặc không, trường hợp DCCS không bất thường tín hiệu nhưng thấy bong điểm bám DCCS kèm mảnh xương cũng ghi nhận có dấu hiệu này Xác định có hay không có bong điểm bám dây chằng tại diện bám chày hoặc diện bám đùi.
+ Hình dạng dây chằng không rõ: không thấy rõ hình dạng sợi của dây chằng trên chuỗi xung T2W ở các mặt phẳng Xác định có hay không có dấu hiệu này. c Điều kiện thực hiện
- Dữ liệu hình ảnh CHT khớp gối của những BN trong đề án trên hệ thống PACS của BV Đại học Y Dược TP HCM.
- Hình ảnh CHT khớp gối đạt chuẩn với đầy đủ các chuỗi xung và thông số chụp theo quy ước của đề án.
2.2.2.4 Giải pháp 4: Xác định mức độ tổn thương dây chằng chéo sau a Mục tiêu
Xác định đứt hoàn toàn hay đứt một phần DCCS trên hình CHT. b Cách tiến hành
Tiến hành phân loại mức độ đứt DCCS trên hình CHT bằng các dấu hiệu sau:
- Đứt hoàn toàn: khi DCCS có ³1 trong các dấu hiệu sau:
+ Tín hiệu cao chiếm toàn bề dày của DCCS
+ Gián đoạn toàn bộ bề dày DCCS
+ Hình dạng dây chằng không rõ
+ Bong điểm bám của dây chằng (diện bám chày hoặc diện bám đùi), bong điểm bám DCCS có kèm bong mảnh xương hoặc không.
- Đứt một phần: khi có tín hiệu cao một phần bề dày DCCS hoặc gián đoạn một phần DCCS, và không có các đặc điểm của đứt hoàn toàn như nêu trên. c Điều kiện thực hiện
- Dữ liệu hình ảnh CHT khớp gối của những BN trong đề án trên hệ thống PACS của BV Đại học Y Dược TP HCM.
- Hình ảnh CHT khớp gối đạt chuẩn với đầy đủ các chuỗi xung và thông số chụp theo quy ước của đề án.
2.2.2.5 Giải pháp 5: Xác định vị trí tổn thương dây chằng chéo sau a Mục tiêu
Xác định vị trí tổn thương DCCS trên hình CHT. b Cách tiến hành
Tiến hành phân loại vị trí tổn thương DCCS trên hình CHT bằng các dấu hiệu nhận diện trên mặt phẳng đứng dọc với chuỗi xung T2W Ghi nhận vị trí của tổn thương:
- Đoạn gần: Tăng tín hiệu dây chằng gần điểm bám xương đùi.
- Đoạn giữa: Tăng tín hiệu đoạn giữa dây chằng, không thấy gần điểm bám đầu đùi hoặc đầu chày.
- Đoạn xa: Tăng tín hiệu dây chằng gần điểm bám xương chày. c Điều kiện thực hiện
- Dữ liệu hình ảnh CHT khớp gối của những BN trong đề án trên hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS) của BV Đại học Y Dược TP HCM.
- Hình ảnh CHT khớp gối đạt chuẩn với đầy đủ các chuỗi xung và thông số chụp theo quy ước của đề án.
- Máy tính cài đặt phần mềm thống kê Stata 14,0 để phân tích, xử lý số liệu và vẽ biểu đồ, bảng biểu.
2.2.2.6 Giải pháp 6: Xác định các tổn thương khớp gối khác phối hợp với tổn thương DCCS. a Mục tiêu
Xác định có hay không có hiện diện các tổn thương khớp gối khác phối hợp với đứt DCCS. b Cách tiến hành
Tiến hành xác định có hay không có hiện diện các tổn thương phối hợp gồm
Tổn thương khớp gối khác ghi nhận trên hình CHT:
- Dấu hiệu gián tiếp của đứt DCCS:
+ Trượt mâm chày ra sau: Dùng mặt phẳng đứng dọc đi qua giữa lồi cầu trong xương đùi trên chuỗi xung PD FS Vẽ một đường đứng dọc tiếp tuyến với bờ sau lồi cầu trong xương đùi và không vẽ chồng lên sụn khớp, đo vuông góc phần xương chày phía sau đường đứng dọc để xác định độ trượt ra sau của xương chày (hình 2.17) Giá trị tính bằng mm, ghi nhận là có khi giá trị này >3 mm. + Lồi sụn chêm trong ra trước: Dùng mặt phẳng đứng dọc đi qua giữa lồi cầu trong xương đùi trên chuỗi xung PD FS Vẽ một đường thẳng tiếp tuyến với bề mặt mâm chày, sau đó vẽ đường đứng dọc theo trục xương chày tiếp tuyến với bờ trước của mâm chày sao cho vuông góc với đường vẽ đầu tiên Cả hai đường vẽ này không vẽ chồng lên sụn khớp Đo phần sụn chêm lồi ra trước để xác định mức độ (hình 2.17) Giá trị tính bằng mm, ghi nhận là có khi giá trị này >3,2 mm.
- Các tổn thương ghi nhận riêng lẻ:
Tràn dịch khớp gối, phù tuỷ xương, gãy xương vùng gối.
Tổn thương khớp gối khác ghi nhận trong tường trình phẫu thuật của kết quả PTNS:
- Các tổn thương được ghi nhận riêng lẻ gồm: tổn thương DCCT, dây chằng bên trong, dây chằng bên ngoài, tổn thương sụn chêm gồm: sụn chêm trong và sụn chêm ngoài.
- Tổn thương phức hợp góc sau ngoài được chẩn đoán xác định khi tổn thương từ hai cấu trúc trở lên: gân cơ khoeo, dây chằng bên ngoài, dải chậu chày, gân cơ nhị đầu đùi, gân cơ bụng chân ngoài, dây chằng khoeo cung, dây chằng khoeo chéo, bao khớp sau ngoài, dây chằng ngang sụn chêm ngoài. c Điều kiện thực hiện
- Dữ liệu hình ảnh CHT khớp gối của những BN trong đề án trên hệ thống PACS của BV Đại học Y Dược TP HCM.
- Hình ảnh CHT khớp gối đạt chuẩn với đầy đủ các chuỗi xung và thông số chụp theo quy ước của đề án.
Hình 2.17 Cách đo dấu hiệu trượt mâm chày ra sau và lồi sụn chêm trong ra trước
(A) hình PD FS mặt phẳng đứng dọc, giá trị trượt mâm chày ra sau là 7,5 mm (B) hình PD FS mặt phẳng đứng dọc, gía trị phép đo lồi sụn chêm trong ra trước là 8,5 mm
“Nguồn: BV Đại học Y Dược TP HCM: BN A.M.H., 24 tuổi, số hồ sơ N19-
0264708, kết quả phẫu thuật nội soi đứt hoàn toàn DCCS”
2.2.2.7 Giải pháp 7: Xác định độ chính xác của cộng hưởng từ trong chẩn đoán tổn thương DCCS. a Mục tiêu
Xác định độ chính xác của CHT trong chẩn đoán và phân loại mức độ tổn thương DCCS b Cách tiến hành
- Đối chiếu kết quả CHT với kết quả PTNS các giá trị sau:
+ Đối chiếu kết quả có đứt và không đứt DCCS trên hình CHT với kết quảPTNS.
+ Đối chiếu giữa phân loại đứt hoàn toàn và đứt một phần trên hình CHT với kết quả PTNS.
Các tỉ lệ được so sánh bằng phép kiểm Chi bình phương hoặc Fisher, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p6 tuần trở lên (45%)
Biểu đồ 2.2 Phân bố thời gian từ lúc chấn thương đến lúc chụp cộng hưởng từ (n@)
B Đặc điểm hình ảnh CHT của tổn thương dây chằng chéo sau
B1 Tăng đường kính của dây chằng
Dấu hiệu này chỉ đánh giá được ở 33/40 trường hợp trên hình CHT, vì có 7 trường hợp hình dạng dây chằng không rõ nên không thể đo đường kính của DCCS.
Tăng đường kính DCCS trên CHT có 25/33 trường hợp, trong đó 24/28 trường hợp (85,7%) ở nhóm đứt DCCS trong PTNS và 1/5 trường hợp (20%) ở nhóm không đứt DCCS trong PTNS Khác biệt về tỉ lệ có tăng đường kính DCCS trên CHT giữa hai nhóm có đứt DCCS và không đứt DCCS là có ý nghĩa thống kê (p0,05)
Dấu hiệu này chỉ đánh giá được 33/40 trường hợp trên hình CHT, vì có 7 trường hợp hình dạng dây chằng không rõ nên không thể đánh giá gián đoạn của DCCS có hay không Gián đoạn DCCS trên hình CHT có 9/33 trường hợp, trong đó 9/28 trường hợp (32,2%) đều ở nhóm đứt DCCS trong PTNS.
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của dấu hiệu có gián đoạn DCCS trên CHT giữa hai nhóm có đứt và không đứt DCCS (p>0,05).
Bảng 2.9 Dấu hiệu gián đoạn DCCS (n3)
Giá trị p Đứt (n() Không đứt
B4 Bong điểm bám của DCCS
Bảng 2.10 Dấu hiệu bong điểm bám dây chằng (n@)
Giá trị p Đứt (n5) Không đứt
Phép kiểm Fisher Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi (n@), chỉ có 1 trường hợp được chẩn đoán là bong điểm bám DCCS diện chày kèm giật mảnh xương trên hình CHT. Trường hợp này đối chiếu với kết quả PTNS cũng ghi nhận bong điểm bám DCCS diện chày kèm giật mảnh xương và DCCS còn toàn vẹn.
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của dấu hiệu có bong điểm bám DCCS trên CHT giữa hai nhóm có đứt và không đứt DCCS (p>0,05).
B5 Hình dạng DCCS không rõ
Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi (n@), có 7/40 trường hợp được chẩn đoán là hình dạng DCCS không rõ trên hình CHT, 7 trường hợp này đối chiếu với kết quả PTNS đều ghi nhận đứt hoàn toàn DCCS.
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của có dấu hiệu hình dạng DCCS không rõ trên CHT giữa hai nhóm có đứt và không đứt DCCS (p>0,05).
Bảng 2.11 Dấu hiệu hình dạng dây chằng không rõ (n@)
Giá trị p Đứt (n5) Không đứt
C Độ chính xác của CHT trong chẩn đoán và phân loại tổn thương DCCS C1 Độ chính xác của CHT trong chẩn đoán tổn thương DCCS
Bảng 2.12 Đối chiếu kết quả CHT với PTNS
Không đứt (n=0) 0 0 Độ chính xác của CHT trong chẩn đoán đứt DCCS đối chiếu với kết quả PTNS là 87,5%
C2 Độ chính xác của CHT trong phân loại mức độ đứt DCCS Độ chính xác của CHT trong chẩn đoán đứt hoàn toàn DCCS là 18/20(chiếm 90%) trường hợp và độ chính xác của CHT trong chẩn đoán đứt một phầnDCCS là 6/20 (chiếm 30%) trường hợp.
Bảng 2.13 Đối chiếu mức độ đứt DCCS trên hình CHT với kết quả PTNS
PTNS Đứt hoàn toàn (n') Đứt một phần (n=8)
CHT Đứt hoàn toàn (n ) 18 2 0 Đứt một phần (n ) 9 6 5
D Vị trí tổn thương dây chằng chéo sau trên hình CHT
Dấu hiệu này chỉ đánh giá được ở 33/40 trường hợp, vì 7 trường hợp hình dạng dây chằng không rõ nên không thể xác định được vị trí đứt DCCS.
Bảng 2.14 Vị trí tổn thương dây chằng chéo sau (n3)
Vị trí Tần suất (n) Tỉ lệ (%) Đoạn gần 13 39,4 Đoạn giữa 14 42,4 Đoạn xa 6 18,2
E Các tổn thương khớp gối khác phối hợp với tổn thương DCCS
E1 Dấu hiệu gián tiếp v Trượt mâm chày ra sau
Trong mẫu nghiên cứu nhóm đứt DCCS trong PTNS của chúng tôi (n5), giá trị trượt mâm chày ra sau là 4,6 mm ± 2,5 mm, với khoảng dao động từ 0 mm đến 10,46 mm, trung vị là 4,9 mm.
Trên hình CHT thấy trượt mâm chày ra sau có 30/40 trường hợp, trong đó 27/35 trường hợp (77,1%) ở nhóm đứt DCCS trong PTNS và 3/5 trường hợp (60%) ở nhóm không đứt DCCS trong PTNS.
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của có dấu hiệu trượt mâm chày ra sau trên hình CHT giữa hai nhóm có đứt và không đứt DCCS (p>0,05) (Bảng 2.15).
Bảng 2.15 Đối chiếu CHT có trượt mâm chày ra sau với kết quả PTNS
PTNS Giá trị Đứt (n5) Không đứt (n=5) p
CHT có trượt mâm chày ra sau
Dù không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của có dấu hiệu này giữa hai nhóm cấp tính và mạn tính, nhưng xuất hiện tới 27/35 trường hợp (chiếm 77,1%) ở nhóm đứt DCCS trong PTNS (p>0,05) (Bảng 2.16).
Bảng 2.16 Dấu hiệu trượt mâm chày trên hình CHT ra sau các giai đoạn
Trượt mâm chày ra sau Giá trị
Phép kiểm Fisher v Lồi sụn chêm trong ra trước