1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đặc điểm giải phẫu ứng dụng nhánh thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn và thần kinh gian cốt trước

107 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc Điểm Giải Phẫu Ứng Dụng Nhánh Thần Kinh Quay Chi Phối Cơ Duỗi Cổ Tay Quay Ngắn Và Thần Kinh Gian Cốt Trước
Tác giả Lý Thiên Tài
Người hướng dẫn TS. Trang Mạnh Khôi
Trường học Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Ngoại Khoa (Chấn Thương Chỉnh Hình)
Thể loại luận văn thạc sĩ y học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 4,55 MB

Nội dung

Đặc điểm mô học nhánh thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn vàthần kinh gian cốt trước và tương quan giữa hai sợi thần kinh ..... Đặc điểm mô học nhánh thần kinh quay chi phối

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhântôi Các số liệu và những kết quả được trình bày trong luận văn này là hoàn toàntrung thực và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác

Tác giả luận văn

Lý Thiên Tài

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cam đoan

Danh mục các chữ viết tắt i

Danh mục đối chiếu Việt - Anh ii

Danh mục các bảng iii

Danh mục các hình iii

Danh mục các biểu đồ vii

MỞ ĐẦU 1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Thần kinh quay và nhánh thần kinh chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn 4

1.2 Thần kinh gian cốt trước 9

1.3 Tổn thương thần kinh gian cốt trước và quan điểm điều trị hiện nay 14

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

2.1 Thiết kế nghiên cứu 23

2.2 Đối tượng nghiên cứu 23

2.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 23

2.4 Cỡ mẫu nghiên cứu 23

2.5 Các biến số nghiên cứu 24

2.6 Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu 29

2.7 Quy trình nghiên cứu 38

2.8 Phương pháp phân tích dữ liệu 38

2.9 Đạo đức trong nghiên cứu 38

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39

3.1 Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 39

3.2 Đặc điểm giải phẫu thần kinh gian cốt trước 41

3.3 Đặc điểm giải phẫu nhánh thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn 51

3.4 Đặc điểm mô học nhánh thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn và thần kinh gian cốt trước và tương quan giữa hai sợi thần kinh 58

Trang 5

Chương 4 BÀN LUẬN 64

4.1 Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 644.2 Đặc điểm giải phẫu thần kinh gian cốt trước 654.3 Đặc điểm giải phẫu nhánh thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn 714.4 Đặc điểm mô học nhánh thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn vàthần kinh gian cốt trước và tương quan giữa hai sợi thần kinh 76

KẾT LUẬN 81 KIẾN NGHỊ 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

Danh mục các chữ viết tắt

C5,C6,C7,C8,T1 Rễ thần kinh cổ 5,6,7,8, ngực 1

Trang 7

Danh mục đối chiếu Việt - Anh

Cơ duỗi cổ tay quay ngắn Extensor carpi radialis brevis muscle

Đĩa tận cùng vận động Motor end plate

Đường liên lồi cầu xương cánh tay Humeral intercondylar line

Hội đồng y khoa Anh Quốc British Medical Research Council

Mỏm trên lồi cầu ngoài Lateral epicondyle

Mỏm trên lồi cầu trong Medial epicondyle

Sự di động theo chiều dọc Longitudinal excursion

Thần kinh gian cốt trước Anterior interosseous nerve

Tổn thương thần kinh giữa đoạn cao High median nerve injury

Tổn thương thân dưới đám rối cánh tay Lower brachial plexus injury

Trang 8

Danh mục các bảng

Bảng 1.1 Vị trí nguyên ủy nhánh TK quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn 6

Bảng 1.2 Mức độ phục hồi cảm giác theo thang điểm BMRC 19

Bảng 1.3 Mức độ phục hồi vận động theo thang điểm BMRC 20

Bảng 2.1 Các biến số nghiên cứu 24

Bảng 3.1 Đặc điểm độ tuổi của mẫu nghiên cứu 39

Bảng 3.2 Chiều dài tương đối cẳng tay của mẫu nghiên cứu 40

Bảng 3.3 Tỉ lệ kiểu hình thần kinh gian cốt trước 42

Bảng 3.4 Khoảng cách từ nguyên ủy thần kinh gian cốt trước đến đường liên lồi cầu xương cánh tay 42

Bảng 3.5 Khoảng cách từ nguyên ủy thần kinh gian cốt trước đến mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay 44

Bảng 3.6 Khoảng cách từ nguyên ủy thần kinh gian cốt trước đến mỏm trâm trụ 45

Bảng 3.7 Tương quan giữa chiều dài tương đối cẳng tay và khoảng cách từ nguyên ủy thần kinh gian cốt trước đến các mốc giải phẫu 45

Bảng 3.8 Số nhánh thần kinh gian cốt trước chi phối cho các cơ 47

Bảng 3.9 Khoảng cách từ điểm A đến đường liên lồi cầu xương cánh tay 49

Bảng 3.10 Khoảng cách có thể dùng chuyển thần kinh của TKGCT 49

Bảng 3.11 Tỉ lệ kiểu hình nhánh TK quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn 51

Bảng 3.12 Khoảng cách từ điểm TK quay chia hai nhánh tận đến ĐLLCXCT 53

Bảng 3.13 Khoảng cách từ nguyên ủy thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn đến đường liên lồi cầu xương cánh tay 54

Bảng 3.14 Khoảng cách từ nguyên ủy nhánh TK quay chi phối CDCTQN đến ĐLLCXCT theo vị trí nguyên ủy 55

Bảng 3.15 Khoảng cách từ điểm B đến nguyên ủy thần kinh gian cốt trước 56

Bảng 3.16 Số lượng bó sợi nhánh TK quay chi phối CDCTQN 58

Bảng 3.17 Số lượng sợi trục nhánh TK quay chi phối CDCTQN 58

Bảng 3.18 Tổng diện tích các bó sợi nhánh TK quay chi phối CDCTQN 59

Trang 9

Bảng 3.19 Mật độ sợi trục nhánh TK quay chi phối CDCTQN 60

Bảng 3.20 Số lượng bó sợi thần kinh gian cốt trước 61

Bảng 3.21 Số lượng sợi trục thần kinh gian cốt trước 62

Bảng 3.22 Tổng diện tích các bó sợi của thần kinh gian cốt trước 62

Bảng 3.23 Mật độ sợi trục của thần kinh gian cốt trước 62

Bảng 4.1 Vị trí nguyên ủy TKGCT trong các nghiên cứu khác nhau 65

Bảng 4.2 Vị trí tương đối của thần kinh gian cốt trước so với thần kinh giữa 66

Bảng 4.3 Tỉ lệ kiểu hình thông nối thần kinh gian cốt trước - thần kinh trụ trong các nghiên cứu khác nhau 66

Bảng 4.4 So sánh khoảng cách từ nguyên ủy thần kinh gian cốt trước đến đường liên lồi cầu xương cánh tay trong các nghiên cứu khác nhau 67

Bảng 4.5 So sánh khoảng cách từ nguyên ủy thần kinh gian cốt trước đến mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay trong các nghiên cứu khác nhau 68

Bảng 4.6 So sánh khoảng cách từ nguyên ủy thần kinh gian cốt trước đến mỏm trâm trụ trong các nghiên cứu khác nhau 69

Bảng 4.7 Số nhánh TKGCT chi phối cho cơ trong các nghiên cứu khác nhau 69

Bảng 4.8 So sánh khoảng cách từ điểm A đến đường liên lồi cầu xương cánh tay trong các nghiên cứu khác nhau 70

Bảng 4.9 So sánh tỉ lệ kiểu hình nhánh thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn trong các nghiên cứu khác nhau 71

Bảng 4.10 So sánh khoảng cách từ điểm thần kinh quay chia hai nhánh tận đến đường liên lồi cầu xương cánh tay trong các nghiên cứu khác nhau 73

Bảng 4.11 So sánh khoảng cách từ nguyên ủy nhánh thần kinh quay chi phối CDCTQN đến ĐLLCXCT trong các nghiên cứu khác nhau 74

Bảng 4.12 Tương quan về vị trí giải phẫu giữa thần kinh gian cốt trước và nhánh thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn 75

Bảng 4.13 So sánh các đặc điểm mô học nhánh TK quay chi phối CDCTQN trong các nghiên cứu khác nhau 76

Bảng 4.14 So sánh đặc điểm mô học TKGCT trong các nghiên cứu khác nhau 79

Trang 10

Danh mục các hình

Hình 1.1 Giải phẫu thần kinh quay và các nhánh 5

Hình 1.2 Thần kinh quay và các nhánh tại vùng khuỷu tay 7

Hình 1.3 Mô học nhánh thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn 9

Hình 1.4 Giải phẫu các nhánh của thần kinh giữa và thần kinh gian cốt trước 11

Hình 1.5 Vị trí các nhóm bó sợi của thần kinh giữa trên mặt cắt ngang tại vùng khuỷu 12

Hình 1.6 Phẫu tích bóc tách vỏ bao thần kinh giữa bộc lộ TKGCT 13

Hình 1.7 Cơ chế chấn thương thân dưới đám rối cánh tay 15

Hình 1.8 Phẫu thuật chuyển thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn đến thần kinh gian cốt trước 22

Hình 2.1 Bộ dụng cụ thực hiện phẫu tích 30

Hình 2.2 Tư thế phẫu tích 31

Hình 2.3 Phẫu tích bộc lộ thần kinh gian cốt trước và các nhánh 32

Hình 2.4 Thông nối thần kinh gian cốt trước - thần kinh trụ 33

Hình 2.5 Thần kinh gian cốt trước sau khi bóc tách 34

Hình 2.6 Mô tả cách chọn điểm cắt trên thần kinh gian cốt trước 36

Hình 2.7 Hình ảnh mô học thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn dưới kính hiển vi (x10) 37

Hình 3.1 Đo chiều dài tương đối cẳng tay 41

Hình 3.2 Khoảng cách từ nguyên ủy thần kinh gian cốt trước đến đường liên lồi cầu xương cánh tay 43

Hình 3.3 Khoảng cách từ nguyên ủy thần kinh gian cốt trước đến mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay 44

Hình 3.4 Khoảng cách từ nguyên ủy thần kinh gian cốt trước đến mỏm trâm trụ 47

Hình 3.5 Các nhánh chi phối cho cơ của thần kinh gian cốt trước 48

Hình 3.6 Khoảng cách có thể dùng để chuyển thần kinh của TKGCT 50

Trang 11

Hình 3.7 Nhánh TK quay chi phối CDCTQN xuất phát từ điểm TK quay chia hainhánh tận và có một nhánh chi phối cơ 52Hình 3.8 Nhánh TK quay chi phối CDCTQN xuất phát từ nhánh nông TK quay và

có hai nhánh chi phối cơ 52Hình 3.9 Khoảng cách từ điểm TK quay chia hai nhánh tận đến ĐLLCXCT 54Hình 3.10 Khoảng cách từ điểm B đến nguyên ủy thần kinh gian cốt trước 56Hình 3.11 Tương quan vị trí giữa TKGCT và nhánh TK quay chi phối cơ duỗi cổtay quay ngắn sau khi chọn điểm cắt 57Hình 3.12 Đếm số lượng sợi trục mẫu mô nhánh TK quay chi phối cơ duỗi cổ tayquay ngắn (x20) 59Hình 3.13 Diện tích bó sợi của nhánh TK quay chi phối CDCTQN (x10) 60Hình 3.14 Hình ảnh mô học thần kinh gian cốt trước 61Hình 3.15 Tương quan về mô học giữa nhánh thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổtay quay ngắn và thần kinh gian cốt trước 62Hình 4.1 Hình ảnh mô học thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn bịthoái hóa một phần 77Hình 4.2 Hình ảnh mô học nhánh thần kinh quay chi phối CDCTQN (x20) 78

Trang 12

Danh mục các biểu đồ

Biểu đồ 3.1 Tỉ lệ giới tính của mẫu nghiên cứu 40Biểu đồ 3.2 Biểu đồ mối tương quan giữa chiều dài tương đối cẳng tay và khoảngcách từ nguyên ủy thần kinh gian cốt trước đến mỏm trâm trụ 46

Trang 13

MỞ ĐẦU

Thần kinh gian cốt trước là một nhánh của thần kinh giữa, chia nhánh chi phốicho các cơ lớp sâu vùng cẳng tay trước, giúp thực hiện động tác cầm nắm của bàntay Tổn thương thần kinh gian cốt trước có thể do các nguyên nhân như chấnthương, đè ép tại nơi dây thần kinh đi qua hoặc ở vị trí cao hơn như tổn thương thầnkinh giữa đoạn cao, thân dưới đám rối cánh tay (C8-T1) Những tổn thương này cóthể dẫn tới giảm hoặc mất chức năng cầm nắm của bàn tay, làm giảm khả năng laođộng và sinh hoạt đáng kể Trên thế giới, tổn thương thần kinh ngoại biên gặp trongkhoảng 2-3% tại Bắc Mĩ và 2% tại Úc trong các chấn thương.1 Con số thống kê vềtổn thương này tại Việt Nam vẫn chưa có tuy nhiên xuất độ không hiếm Việc bỏsót chẩn đoán do bị che lấp bởi các tổn thương nghiêm trọng như chấn thương sọnão, chấn thương bụng kín, lồng ngực,…có thể gây ra chậm trễ trong điều trị

Để khắc phục hậu quả các tổn thương không hồi phục của thần kinh giữa đoạncao hoặc thân dưới đám rối cánh tay, nhiều phương pháp phẫu thuật đã được đưa ranhư khâu nối vi phẫu trực tiếp, ghép đoạn thần kinh, phẫu thuật chuyển gân, Tuynhiên, tỷ lệ hồi phục chức năng cầm nắm bàn tay sau các phẫu thuật kể trên thườngmang lại kết quả không cao.2-4 Các yếu tố gây khó khăn, làm giảm hiệu quả củaphẫu thuật bao gồm: khoảng cách từ vị trí khâu nối thần kinh đến cơ đích mục tiêudài khiến thời gian phục hồi lâu; khó phân biệt sợi vận động và cảm giác trong cáctổn thương thần kinh giữa đoạn cao; khó khăn trong việc tiếp cận, khâu nối các tổnthương tại thân đám rối cánh tay

Để giải quyết những khó khăn nói trên, phương pháp phẫu thuật chuyển thầnkinh đến thần kinh gian cốt trước giúp phục hồi chức năng cầm nắm bàn tay đãđược thực hiện ở nhiều trung tâm phẫu thuật vi phẫu trên thế giới bởi XinZhao,Yudong Gu, García-López, Bertelli.5-8 Phương pháp này giúp khoảng cách từ vị tríkhâu nối đến cơ đích mục tiêu gần hơn, giúp giảm thời gian phục hồi Các tác giả đã

sử dụng nhiều nhánh thần kinh cho như nhánh thần kinh cơ bì chi phối cơ cánh tay,

Trang 14

nhánh thần kinh quay chi phối cơ cánh tay quay, cơ duỗi cổ tay quay dài, cơ duỗi cổtay quay ngắn Báo cáo của tác giả Bertelli9 sử dụng nhánh thần kinh quay chi phối

cơ duỗi cổ tay quay ngắn cho kết quả phục hồi rất khả quan Nhánh thần kinh này

có nhiều ưu điểm như: có tương quan giải phẫu gần thần kinh gian cốt trước nên cónhiều khả năng khâu nối tận - tận không cần phải ghép thần kinh, giúp giảm thờigian phục hồi; cơ duỗi cổ tay quay ngắn là cơ hiệp lực với cơ gấp các ngón tay nêngiúp hỗ trợ phục hồi chức năng sau mổ

Để thực hiện tốt phẫu thuật chuyển thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quayngắn đến thần kinh gian cốt trước, việc hiểu rõ giải phẫu của hai nhánh thần kinhtrên là rất cần thiết Trên thế giới đã có một số nghiên cứu về giải phẫu của hainhánh thần kinh này nhưng số liệu không tương đồng, đồng thời chưa có nghiêncứu nào về vấn đề này tại nước ta Câu hỏi đặt ra là ―Có sự tương quan về giải phẫugiữa nhánh thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn và thần kinh gian cốttrước trên người Việt Nam trưởng thành hay không?‖

Vì vậy, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “Đặc điểm giải phẫu ứng dụng nhánh thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn và thần kinh gian cốt trước”

Trang 15

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1 Đặc điểm giải phẫu thần kinh gian cốt trước: vị trí, đường đi, sự phân nhánh vàtương quan với một số mốc giải phẫu

2 Đặc điểm giải phẫu nhánh thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn: vịtrí, đường đi, sự phân nhánh và tương quan với một số mốc giải phẫu

3 Đặc điểm mô học và tương quan giữa hai sợi thần kinh: số lượng bó sợi, sốlượng sợi trục, diện tích các bó sợi, mật độ sợi trục

Trang 16

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Thần kinh quay và nhánh thần kinh chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn 1.1.1 Vị trí, đường đi, sự phân nhánh của nhánh thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn và tương quan với các mốc giải phẫu

Thần kinh quay có nguồn gốc từ các rễ C5-C8 của đám rối cánh tay.10 Đây là mộtdây thần kinh hỗn hợp, tách ra từ bó sau đám rối cánh tay cùng với thần kinh nách,

đi phía sau động mạch cánh tay Thần kinh quay chui qua lỗ tam giác cánh tay tamđầu ra vùng cánh tay sau, sau đó tiếp tục đi theo hướng từ trong ra ngoài và từ trênxuống dưới, nằm sát rãnh thần kinh quay của xương cánh tay Khi ra khỏi rãnh thầnkinh quay của xương cánh tay, thần kinh quay đi xuyên qua vách gian cơ ngoài để

ra vùng cánh tay trước, đi trong rãnh nhị đầu ngoài của hố khuỷu, giữa các cơ vùngcánh tay trước và cơ cánh tay quay Tại mặt trước khuỷu tay, thần kinh quay chialàm hai nhánh tận là nhánh nông thần kinh quay và thần kinh gian cốt sau đi xuốngvùng cẳng tay và bàn tay Tác giả Urkit11 ghi nhận vị trí chia nhánh này nằm dướiđường liên lồi cầu xương cánh tay một khoảng 2,9 ± 0,7 cm Nghiên cứu của HyejinCho12 và Caetano13 ghi nhận điểm chia nhánh này nằm trên ĐLLCXCT lần lượt là0,57 cm và 1,2 cm

Sau khi đi qua vách gian cơ ngoài ra vùng cánh tay trước, thần kinh quay tiếp tụccho các nhánh chi phối vận động, cảm giác cho vùng cẳng tay và bàn tay Nghiêncứu của tác giả G.Branovacki và cs14 trên 60 khuỷu và cẳng tay ở xác ghi nhận kiểuphân nhánh của thần kinh quay chi phối cho các cơ vùng cẳng bàn tay theo thứ tự từgần đến xa thường gặp nhất là: cơ cánh tay quay, cơ duỗi cổ tay quay dài, cơ duỗi

cổ tay quay ngắn, cơ ngửa, cơ duỗi cổ tay trụ, cơ duỗi các ngón, cơ duỗi ngón út, cơdạng ngón cái dài, cơ duỗi ngón cái ngắn, cơ duỗi ngón cái dài, cơ duỗi ngón trỏ.Trong đó, nhánh thần kinh chi phối cho cơ cánh tay quay, cơ duỗi cổ tay quay dàibắt nguồn từ thần kinh quay, nhánh thần kinh chi phối cho cơ duỗi cổ tay quay ngắn

Trang 17

có thể xuất phát từ điểm thần kinh quay chia hai nhánh tận, thần kinh gian cốt sauhoặc nhánh nông thần kinh quay Các nhánh thần kinh còn lại được phân nhánh từthần kinh gian cốt sau Nghiên cứu của tác giả Sawyer và cs15 cũng cho kết quả

tương tự

Hình 1.1 Giải phẫu thần kinh quay và các nhánh

Trang 18

sử dụng nhánh thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn làm thần kinh chotrong phẫu thuật chuyển thần kinh giúp phục hồi chức năng cầm nắm của bàn tay.

Theo tác giả Collado18, nhánh thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn

có nguyên ủy nằm dưới ĐLLCXCT một khoảng 2,39 ± 0,84 cm Khoảng cách này

đo được trong nghiên cứu của Urkit11 và Heyjin Cho12 lần lượt là 2,3 ± 1,5 cm và0,44 ± 1,08 cm Vị trí nguyên ủy của nhánh thần kinh này cũng có kiểu hình đadạng, được trình bày trong bảng 1.1

Bảng 1.1 Vị trí nguyên ủy nhánh thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay

quay (trước khi chia 2 nhánh tận)

Điểm thần kinh quay chia hai nhánh tận

Nhánh nông thần kinh quay

Thần kinh gian cốt sau

Trang 19

vào cơ ở đoạn 1/3 gần đến 1/3 giữa mặt trước cơ duỗi cổ tay quay ngắn.19 Nghiêncứu của tác giả Caetano và cs13 xác định số nhánh thần kinh đi vào cơ duỗi cổ tayquay ngắn là 2.7 ± 1.2 nhánh, tác giả Fuss19 và Branovacki14 ghi nhận tất cả cáctrường hợp đều chỉ có 1 nhánh thần kinh chi phối cho cơ.

Hình 1.2 Thần kinh quay và các nhánh tại vùng khuỷu tay

“Nguồn: Hyejin Cho 2013” 12

Trang 20

1.1.2 Đặc điểm mô học nhánh thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn

Một yếu tố khác được quan tâm đến khi thực hiện phẫu thuật chuyển thần kinh làtương quan về các đặc điểm mô học như số lượng sợi trục, tổng diện tích các bó sợi,mật độ sợi trục giữa hai sợi thần kinh Theo nghiên cứu của Sananpanich20, sốlượng sợi trục của nhánh thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn là 576 ±

175 sợi, với tổng diện tích các bó sợi là 0,198 ± 0,077 mm2 Con số này đo được ởnghiên cứu của tác giả Urkit11

lần lượt là 2798 ± 464 sợi và 0,128 ± 0,113 mm2 Tácgiả Sugekawa21 và Cheah22 ghi nhận số lượng sợi trục của nhánh thần kinh này lầnlượt là 548 ± 175 sợi và 745 ± 99 sợi

Các nghiên cứu trên cho thấy số lượng sợi trục và tổng diện tích các bó sợi củanhánh thần kinh này có sự khác biệt tương đối lớn và vẫn chưa có con số thống

nhất

Trang 21

Hình 1.3 Mô học nhánh thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn

ủy của nhánh thần kinh chi phối cơ gấp các ngón nông.24 Khi đi xuống vùng cẳngtay, TKGCT đi giữa cơ gấp ngón cái dài phía bên ngoài và cơ gấp các ngón sâu phíabên trong và cho nhánh chi phối cho các cơ này TKGCT có một nhánh hằng địnhchi phối cho cơ gấp sâu ngón II và một phần cơ gấp sâu ngón III, phần còn lại của

cơ gấp các ngón sâu được chi phối bởi nhánh của TK trụ Sau khi cho nhánh chiphối cho cơ gấp các ngón sâu và cơ gấp ngón cái dài, TKGCT đi cùng với độngmạch gian cốt trước ở phía trước màng gian cốt và cho nhánh chi phối cho cơ sấpvuông ở đầu xa Những nhánh tận nhỏ của TKGCT tiếp tục đi qua mặt lưng của cơsấp vuông, sau đó cho các nhánh cảm giác vùng khớp cổ tay.24

TKGCT nằm ở vị trí tương đối sâu ở vùng cẳng tay, được bảo vệ bởi những cấutrúc xung quanh nên hiếm khi bị tổn thương từ những nguyên nhân bên ngoài Tuynhiên, những cấu trúc bảo vệ này lại có thể là nguyên nhân làm tổn thương thầnkinh như bị chèn ép bởi dây chằng Struthers, trẽ cân cơ nhị đầu, cung sợi giữaxương cánh tay và đầu trụ của cơ sấp tròn, cung sợi tạo bởi nguyên ủy của cơ gấpcác ngón nông Sự hình thành của những khối u, nang, áp xe hoặc chấn thương nhưgãy trên hai lồi cầu xương cánh tay, gãy 1/3 trên cẳng tay cũng góp phần gây tổnthương thần kinh gian cốt trước; thậm chí có thể do quá trình nắn chỉnh xương hoặctiêm thuốc tại vùng cẳng tay.25,26

Trang 22

Hiện nay có nhiều nghiên cứu khảo sát về giải phẫu của thần kinh gian cốt trước,cho thấy kiểu hình khá đa dạng Nghiên cứu của Caetano và cs27 trên 50 mẫu xáccẳng tay cho thấy thần kinh gian cốt trước tách ra từ thần kinh giữa ở khoảng 5.2

cm dưới đường liên lồi cầu xương cánh tay Tác giả Vincelet28 và Yang29 ghi nhậnnguyên ủy TKGCT nằm dưới đường liên lồi cầu xương cánh tay lần lượt là 4,5 cm

và 4,46 cm Nghiên cứu của Tubss30 cho thấy tất cả các mẫu đều có nguyên ủyTKGCT nằm giữa hai bó cơ sấp tròn, cách mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay

và mỏm trâm trụ lần lượt là 5,4 cm và 21 cm Một nghiên cứu khác của Johnson31ghi nhận 90% các mẫu phẫu tích có TKGCT xuất phát từ TK giữa sau khi ra khỏi

cơ sấp tròn

Về sự phân nhánh thần kinh chi phối các cơ lớp sâu vùng cẳng tay trước, nghiêncứu của Ankolekar và cs32 quan sát thấy trong 44 mẫu phẫu tích cẳng tay có 30 mẫucho 1 nhánh chi phối cơ gấp các ngón sâu, 31 mẫu cho 1 nhánh chi phối cơ gấpngón cái dài; 12 mẫu cho 2 nhánh chi phối cơ gấp các ngón sâu, 13 mẫu cho 2nhánh chi phối cơ gấp ngón cái dài và có 2 mẫu cho 3 nhánh chi phối cơ gấp cácngón sâu Nghiên cứu của Ceatano và cs27 trên 50 mẫu phẫu tích ghi nhận sự hiệndiện của một nhánh đi đến mỗi cơ được tìm thấy ở 6 chi; 2 nhánh đi đến cơ gấp cácngón sâu và 1 nhánh đi đến cơ gấp ngón cái dài ở 14 chi; 2 nhánh đi đến mỗi cơ ở

14 chi; ba nhánh đi đến cơ gấp các ngón sâu và 2 nhánh đi đến cơ gấp ngón cái dài

ở 7 chi; 3 nhánh đi đến cơ gấp các ngón sâu và 1 nhánh đi đến cơ gấp ngón cái dài ở

5 chi; 3 nhánh đi đến mỗi cơ gặp ở 3 chi; và 1 trường hợp khác có 6 nhánh đi đến cơgấp các ngón sâu và 2 nhánh đi đến cơ gấp ngón cái dài Các nghiên cứu trên chothấy sự đa dạng, không hằng định giải phẫu về vị trí, đường đi, sự phân nhánh củaTKGCT Đồng thời cũng chưa có nghiên cứu nào trên dân số Việt Nam về vấn đềnày

Trang 23

Hình 1.4 Giải phẫu các nhánh của thần kinh giữa và thần kinh gian cốt

trước

“Nguồn: Netter 2008” 16

Trang 24

Một đặc điểm giải phẫu khác đáng lưu ý là thần kinh giữa tại tại vùng cánh tay

và khuỷu tay được tạo thành từ nhiều nhóm bó sợi.33 Trong đó, nhóm bó sợi trướcđược tạo thành từ các bó sợi chi phối cho cơ sấp tròn; nhóm bó sợi phía trong baogồm các bó sợi chi phối cho cơ gấp cổ tay quay, cơ gan tay dài và cơ gấp các ngónnông; nhóm bó sợi phía ngoài tạo thành từ chủ yếu từ các bó sợi cho các nhánh chiphối các cơ lòng bàn tay và các nhánh cảm giác; nhóm bói sợi phía sau gồm các bósợi của thần kinh gian cốt trước Đặc điểm giải phẫu này giúp phẫu thuật viên có thể

dễ dàng bóc tách thần kinh gian cốt trước dọc theo vỏ bao thần kinh giữa

Hình 1.5 Vị trí các nhóm bó sợi của thần kinh giữa trên mặt cắt ngang tại

vùng khuỷu

“Nguồn: Sinha 2016” 34

Trang 25

Nghiên cứu của García-López và cs6 trên 14 mẫu ghi nhận thần kinh gian cốttrước có thể bóc tách dọc theo vỏ bao thần kinh giữa tối đa về phía đầu gần đếnđiểm trên đường liên lồi cầu khoảng 4.2 ± 1.9 cm Quá trình bóc tách ghi nhậnTKGCT luôn nằm ở phía sau hoặc sau ngoài so với thần kinh giữa.27,35 Tác giảBertelli5 đã thực hiện thủ thuật này trong phẫu thuật chuyển thần kinh quay chi phối

cơ duỗi cổ tay quay ngắn - gian cốt trước và ghi nhận cả 4 trường hợp đều có thểkhâu nối tận - tận mà không có sự căng miệng nối Tuy nhiên, thần kinh gian cốttrước là nhánh thần kinh nhận trong phẫu thuật này, việc bóc tách và chọn điểm cắtquá cao làm tăng nguy cơ tổn thương sợi thần kinh và tổn thương mạch máu ở vỏbao thần kinh trong quá trình phẫu tích, tăng khoảng cách từ miệng nối thần kinhđến cơ đích mục tiêu, làm tăng thời gian hồi phục Vì vậy, một điểm cắt phù hợp đểđảm bảo hòa hợp các yếu tố kể trên là cần thiết

Hình 1.6 Phẫu tích bóc tách vỏ bao thần kinh giữa bộc lộ TKGCT

Ghi chú: mũi tên đen – thần kinh gian cốt trước sau khi bóc tách

“Nguồn: Bertelli 2015” 5

Trang 26

1.2.2 Đặc điểm mô học thần kinh gian cốt trước

Nghiên cứu của Tung36 ghi nhận số lượng sợi trục và tổng diện tích các bó sợilần lượt là 3153 sợi và 0,8 mm2 Con số này đo được ở nghiên cứu của tác giảSananpanich20 lần lượt là 2904 ± 1049 sợi và 0,925 ± 0,420 mm2 Tác giả GarciaLopez6 xác định số lượng sợi trục của thần kinh gian cốt trước ngay tại điểm caonhất của sợi thần kinh sau khi bóc tách tối đa về phía đầu gần là 2266 ± 274 sợi.Các nghiên cứu trên cho thấy sự khác biệt và vẫn chưa có con số thống nhất chocác đặc điểm mô học của thần kinh gian cốt trước

1.3 Tổn thương thần kinh gian cốt trước và quan điểm điều trị hiện nay

1.3.1 Tổn thương thần kinh gian cốt trước

Như đã trình bày ở mục 1.2.1, TKGCT nằm ở vị trí tương đối sâu ở vùng cẳngtay, được bảo vệ bởi những cấu trúc xung quanh nên hiếm khi bị tổn thương từnhững nguyên nhân bên ngoài Tuy nhiên, do TKGCT xuất phát từ thần kinh giữa

và có nguồn gốc từ 2 rễ thần kinh C8 và T1, tổn thương thần kinh giữa đoạn caohoặc thân dưới đám rối cánh tay cũng dẫn đến mất chức năng của TKGCT

Thần kinh giữa đoạn cao được xác định là đoạn thần kinh giữa nằm trên vị tríchia nhánh thần kinh gian cốt trước Tổn thương thần kinh giữa đoạn cao có thể ảnhhưởng đến sấp cẳng tay, gấp các ngón, gấp ngón cái, gấp cổ tay, đối ngón cái và rốiloạn cảm giác các vùng da ở cẳng bàn tay do TK giữa chi phối Khi tổn thương chỉgiới hạn tại thần kinh giữa, một số chức năng của cẳng bàn tay có thể được bù trừ

và duy trì bởi các cơ chi phối bởi thần kinh trụ như gấp cổ tay (bởi cơ gấp cổ taytrụ), gấp khớp liên đốt xa ngón IV,V (bởi phần cơ gấp các ngón sâu chi phối bởithần kinh trụ)

Tổn thương hai rễ thần kinh C8-T1, hay còn gọi là tổn thương thân dưới đám rốicánh tay Cơ chế chấn thương thường gặp là do kéo căng đám rối cánh tay, gặptrong trường hợp kéo mạnh cánh tay khi đang trong tư thế tay dang qua đầu Đây là

Trang 27

những tổn thương nghiêm trọng với dự hậu thường xấu, đặc biệt là những tổnthương nhổ rễ đám rối cánh tay Trong tổn thương thân dưới đám rối cánh tay, chứcnăng của khớp vai, khớp khuỷu, cổ tay và duỗi các ngón tay thường được bảo tồn.Bệnh nhân mất vận động gấp các ngón,liệt tất cả các cơ nội tại ở bàn tay và mấtcảm giác mặt trụ bàn tay.

Hình 1.7 Cơ chế chấn thương thân dưới đám rối cánh tay

“Nguồn: Moran 2005” 37

Trang 28

1.3.2 Quan điểm điều trị tổn thương thần kinh gian cốt trước hiện nay

Điều trị tổn thương thần kinh ngoại biên nói chung và TKGCT nói riêng đều tuântheo một số nguyên tắc:38

‒ Nếu tình trạng thuận lợi, khâu nối thì đầu ngay là phương pháp được lựa chọn,cho kết quả có lợi nhất.39 Sự co rút lại của các đầu thần kinh chắc chắn sẽ xảy rakhi thần kinh bị tổn thương, dần dần các đầu thần kinh sẽ bị dính trong mô sẹo

xơ và khâu nối tận - tận sẽ khó khăn hơn nếu không kéo căng hoặc làm di độngsợi thần kinh rộng hơn

‒ Một trong những điều kiện quan trọng nhất trong phẫu thuật sửa chữa thần kinh

là phẫu thuật phải được hoàn thiện với ít hoặc không bị căng miệng nối, nếukhông thì có thể thực hiện ghép thần kinh.40 Sức căng miệng nối được đánh giábằng cách thực hiện vận động thụ động tối đa các khớp của chi sau khi khâu nối

vi phẫu hai đầu thần kinh với nhau bằng chỉ khâu phù hợp (thường là Nylon 9-0,10-0) Để giảm lực căng miệng nối tại vị trí khâu nối hai sợi thần kinh, nhiềuphương pháp đã được đưa ra như bóc tách và di động thân thần kinh ở phía đầugần và xa tổn thương, bất động khớp ở tư thế giảm lực căng, chuyển đổi vị trídây thần kinh (như chuyển thần kinh trụ ra trước tại khuỷu tay) Những phươngpháp này giúp đạt được khâu nối tận - tận mà không có hoặc ít lực căng miệngnối đối với những thiếu hụt thần kinh mức độ nhỏ (<1 cm) Với những tổnthương thiếu hụt thần kinh lớn hơn, phẫu thuật ghép đoạn thần kinh nên được lựachọn Mảnh ghép nên dài hơn 10-15% so với đoạn thần kinh bị thiếu hụt do quátrình co rút mảnh ghép sau mổ.39 Sự di động theo chiều dọc bình thường của sợithần kinh nên được xem xét, độ dài này tốt nhất nên được tính thêm vào độ thiếuhụt thần kinh khi ước lượng chiều dài mảnh ghép nhằm tránh căng miệng nối.38,41

Sự di động theo chiều dọc bình thường của thần kinh quay tại khuỷu tay khi phốihợp động tác của vai, khuỷu, cổ tay và các ngón tay là 14.2 mm.42 Với thần kinhgiữa, thông số này đo được là 12.3 ± 4.2 mm.43 Các nghiên cứu trên cũng báocáo rằng sợi thần kinh sẽ căng nhất ở tư thế khuỷu tay duỗi hoàn toàn Do đó,

Trang 29

một khoảng chồng lấp giữa hai đầu sợi thần kinh khoảng 2 cm khi khuỷu tay ở tưthế duỗi hoàn toàn là đủ để khâu nối trực tiếp mà không có sự căng miệng nối.

‒ Các đầu miệng nối thần kinh phải được xoay về đúng vị trí của chúng nhằm giúpgiảm nguy cơ không tương hợp giữa các bó sợi hai đầu thần kinh với nhau Sữachữa ngay thì đầu dễ dàng hơn về mặt kỹ thuật so với sữa chữa trì hoãn, vì sựtương xứng rõ ràng hơn giữa đầu gần và đầu xa bằng cách xoay các đầu sợi thầnkinh sẽ nhìn thấy rõ sự hiện diện của mạch máu vỏ bao ngoài thần kinh

‒ Thời điểm can thiệp, phẫu thuật phụ thuộc vào cơ chế chấn thương cũng như loạitổn thương Thám sát và khâu nối thì đầu được chỉ định cho những tổn thương

hở, sắc gọn, nhằm tạo điều kiện cho khâu nối tận - tận dễ dàng hơn Khi tổnthương gây ra bởi vật tù,giật bứt hoặc xé rách sợi thần kinh, đầu tận của thầnkinh bị tổn thương có thể được đánh dấu lại và phẫu thuật trì hoãn sau 3-4 tuần.Sau thời gian này, đầu tận của thần kinh bị tổn thương có ranh giới rõ ràng giữa

mô sẹo không thể phục hồi và mô thần kinh có thể phục hồi, giúp phẫu thuật viêntiếp cận dễ dàng hơn Đầu miệng nối phải được cắt bỏ hết mô sẹo cho đến khitìm được dấu hiệu nấm mọc, là dấu hiệu lồi ra của các sợi trục cùng với sự co rútnhẹ của vỏ bao ngoài thần kinh tại đầu miệng nối.38

Nền vết thương và mô mềm che phủ cũng là một yếu tố quan trọng Với nhữngvết thương dơ, nguy cơ cao nhiễm trùng hoặc những vết thương mất mô mềmkhông thể khâu che phủ các mô quý như xương, thần kinh, mạch máu Phẫu thuậttrì hoãn cũng được đặt ra nhằm phẫu thuật cắt lọc lại nhiều lần giúp vết thương sạchgọn và khâu nối thần kinh phối hợp với xoay vạt che phủ vết thương nhằm tạo điềukiện thuận lợi cho sự phục hồi

Đối với tổn thương kín, thời điểm can thiệp, phẫu thuật vẫn còn nhiều tranh cãi.Phẫu thuật sớm có thể không đủ thời gian cho sự tự hồi phục của sợi thần kinh,nhưng thời gian theo dõi quá lâu cũng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới kếtquả do mất chức năng của đĩa tận cùng vận động và teo cơ không hồi phục Phẫuthuật thăm dò thường được đặt ra sau 3-6 tháng đối với những tổn thương không códấu hiệu hồi phục dựa vào khám lâm sàng, điện cơ đồ Phẫu thuật thăm dò và sữa

Trang 30

chữa có thể được đặt ra sớm hơn, khoảng sau 3-6 tuần đối với những trường hợpgợi ý cao tổn thương nhổ rễ.

Tốc độ hồi phục của sợi trục thần kinh khoảng 1 mm/ngày, xấp xỉ 1 inch/tháng

và tương đối hằng định.44 Với những tổn thương không hồi phục của thân dưới đámrối cánh tay hoặc thần kinh giữa đoạn cao sau thời gian theo dõi 3-6 tháng, thám sát

và khâu nối trực tiếp hoặc ghép đoạn thần kinh thường cho kết quả phục hồi khôngcao.3,4 Có hai giả thuyết chính lý giải cho kết quả này:

‒ Do vị trí tổn thương sợi thần kinh có đa bó sợi, hỗn hợp giữa vận động và cảmgiác, dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong việc khâu nối chính xác các bó sợi giữahai đầu miệng nối

‒ Khoảng cách từ vị trí khâu nối đến cơ đích mục tiêu dài, khiến thời gian phục hồilâu, gây ảnh hưởng đến kết quả

Nhiều phương pháp phẫu thuật đã được đưa ra nhằm phục hồi lại chức năng bàntay người bệnh như phẫu thuật chuyển gân, chuyển cơ chức năng, hàn khớp Tuynhiên, kết quả hồi phục của các phẫu thuật kể trên thường không cao.2 Do đó,phương pháp phẫu thuật chuyển thần kinh giúp phục hồi gấp các ngón và động táccầm, nắm của bàn tay đã được đặt ra Phương pháp này có ưu điểm:

‒ Khoảng cách từ vị trí khâu nối đến cơ mục tiêu gần hơn, giúp giảm thời gianphục hồi

‒ Sử dụng một nhánh thần kinh vận động đơn thuần chuyển đến một nhánh thầnkinh vận động đơn thuần khác (TKGCT) giúp tỉ lệ phục hồi cao hơn

TKGCT chi phối cho cơ các ngón sâu ngón II và III, cơ gấp các ngón sâu ngón

IV và V được chi phối bởi thần kinh trụ Tuy nhiên, trong báo cáo kết quả sau phẫuthuật của tác giả Bertelli và cs9, cả 4 trường hợp sau phẫu thuật đều ghi nhận sựphục hồi của cơ gấp các ngón sâu ngón IV và V Điều này có thể giải thích do sựhiện diện của thông nối giữa thần kinh gian cốt trước và thần kinh trụ tại cẳng tay.Các nghiên cứu ghi nhận tỉ lệ hiện diện của thông nối này rất khác nhau45-47 và cóthể có liên quan đến yếu tố di truyền.48 Trong trường hợp không phục hồi được

Trang 31

chức năng cơ gấp các ngón sâu ngón IV và V, một số tác giả đã đưa ra giải pháp sửdụng thủ thuật chuyển gân gấp các ngón sâu ngón IV và V vào gân gấp các ngónsâu ngón II và III.

Chức năng thiếu hụt trước mổ và kết quả phục hồi tổn thương được đánh giá theothang điểm của Hội đồng nghiên cứu Y khoa Anh Quốc (BMRC)

Bảng 1.2 Mức độ phục hồi cảm giác theo thang điểm BMRC Mức độ Phục hồi cảm giác

S0 Không có sự phục hồi cảm giác tại các vùng chi phối bởi thần kinh

S1 Chỉ phục hồi cảm giác sâu tại vùng chi phối

S1+ Phục hồi cảm giác nông

S2 Phục hồi cảm giác nông và cảm giác sờ chạm

S2+ Tương tự S2, nhưng quá nhạy cảm

S3 Phục hồi cảm giác đau và sờ chạm, không bị quá nhạy cảm, khả năng

phân biệt 2 điểm > 15 mm

S3+ Tương tự S3, khả năng xác định vị trí kích thích tương đối tốt, khả

năng phân biệt 2 điểm 7-15 mm

S4 Phục hồi hoàn toàn, khả năng phân biệt 2 điểm < 7 mm

Trang 32

Bảng 1.3 Mức độ phục hồi vận động theo thang điểm BMRC Mức Độ Phục hồi vận động

M1 Vận động cơ có thể nhìn thấy được, nhưng không cử động được khớp

M2 Cử động được khớp, nhưng không thắng được trọng lực

M3 Cử động thắng được trọng lực, nhưng không thắng được lực cản

M4 Cử động thắng được lực cản, nhưng chưa đạt tới sức cơ bình thường

vi phẫu và tạo hình trên thế giới quan tâm đến Tác giả Xin Zhao8 sử dụng nhánhthần kinh hoành chuyển đến TKGCT trong tổn thương toàn bộ đám rối cánh tay.Tác giả Yudong Gu7 sử dụng nhánh thần kinh cơ bì chi phối cho cơ cánh tay Tácgiả Garcia-Lopez6 sử dụng nhánh thần kinh quay chi phối cho cơ cánh tay quay.Các phương pháp kể trên yêu cầu đường mổ dài, bóc tách vỏ bao thần kinh giữa bộc

lộ thần kinh gian cốt trước nhiều và có thể phải ghép đoạn thần kinh đi kèm Tác giảBertelli9 đã thực hiện phẫu thuật chuyển thần kinh đến thần kinh gian cốt trướctrong 17 trường hợp, 8 trường hợp sử dụng nhánh thần kinh chi phối cho cơ cánhtay, 4 trường hợp sử dụng nhánh thần kinh chi phối cho cơ cánh tay quay và 5trường hợp sử dụng nhánh thần kinh chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn Kết quả

Trang 33

phục hồi của những trường hợp sử dụng nhánh thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổtay quay ngắn rất khả quan.

Toàn bộ phẫu thuật được thực hiện dưới hiện dưới gây mê toàn thân hoặc gây têvùng Tác giả sử dụng một đường mổ đi qua mặt trước khuỷu tay, dọc theo cơ sấptròn, cắt trẽ cân cơ nhị đầu để xác định thần kinh giữa và thần kinh gian cốt trước -thường nằm giữa 2 đầu cơ sấp tròn Sau đó xác định bờ trong của cơ cánh tay quay

và nằm bên dưới bờ này, nhánh nông thần kinh quay được tìm thấy Đi sâu hơn vàsong song với nhánh nông thần kinh quay, tác giả xác định được nhánh thần kinhquay chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn TKGCT được bóc tách dọc theo vỏ baothần kinh giữa về phía đầu gần để đảm bảo không có sự căng miệng nối Nhánhthần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn được cắt ngay trên điểm mà thầnkinh chia bất kì nhánh nào đến cơ để chuyển toàn bộ sợi trục của nhánh thần kinhnày đến TKGCT Trước khi hai nhánh thần kinh cho và nhận được khâu nối, mộtthủ thuật kích thích điện được sử dụng để xác nhận sự bảo toàn chức năng của thầnkinh cho và mất chức năng của thần kinh nhận Sau đó 2 đầu thần kinh được khâu

Nhánh thần kinh chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn

Thần kinh gian cốt trước

Trang 34

nối dưới kính vi phẫu bằng chỉ Nylon 9-0.

Hình 1.8 Phẫu thuật chuyển thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay

ngắn đến thần kinh gian cốt trước

“Nguồn:Bertelli 2015” 5

Tác giả Bertelli5 đã thực hiện phẫu thuật này trên 4 bệnh nhân, trong đó có 2bệnh nhân tổn thương phối hợp thần kinh giữa và trụ đoạn cao tại vùng nách, 2bệnh nhân tổn thương nhổ rễ C7-T1 đám rối cánh tay Với độ tuổi trung bình củabệnh nhân là 28 (16-35 tuổi) và thời điểm can thiệp trung bình là 5 tháng sau chấnthương Vận động chủ động gấp các ngón bắt đầu phục hồi từ 3 đến 4 tháng sauphẫu thuật Sự phục hồi bắt đầu từ cơ gấp ngón cái dài và cuối cùng là cơ gấp sâungón V Tại thời điểm theo dõi cuối cùng (13 tháng sau phẫu thuật), mức độ phụchồi vận động của khớp liên đốt xa ngón I,II,III,IV đạt được M4 trên tất cả bệnhnhân Sức cơ ngón V đạt được M4 trên 2 bệnh nhân và M3 trên 2 bệnh nhân Chứcnăng duỗi cổ tay được bảo tồn trên cả 4 bệnh nhân

Trang 35

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Thiết kế nghiên cứu

‒ Mô tả hàng loạt ca

2.2 Đối tượng nghiên cứu

2.2.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu

‒ Vùng khuỷu và cẳng tay trên xác tươi tại Bộ môn Giải Phẫu Học, Đại học YDược Thành phố Hồ Chí Minh

2.2.2 Tiêu chuẩn loại trừ

‒ Xác có biểu hiện u bướu, chấn thương, biến dạng đại thể làm thay đổi cấu trúcbình thường của vùng cần khảo sát

‒ Có tiền căn phẫu thuật vùng khuỷu tay, cẳng tay trước đây

‒ Các tiêu bản mô thần kinh bị biến dạng nhiều, không thể khảo sát các đặc điểm

mô học dưới kính hiển vi Những mẫu này được loại trừ khỏi phần nghiên cứuđặc điểm mô học, các thông số đo đạc về đặc điểm giải phẫu vẫn được đưa vàomẫu nghiên cứu

2.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

‒ Từ tháng 2/2023 đến tháng 8/2023 tại Bộ môn Giải phẫu học và Bộ môn Giảiphẫu bệnh – Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

2.4 Cỡ mẫu nghiên cứu

‒ 26 mẫu được phẫu tích từ 13 xác tươi

‒ Tay trái 13 mẫu, tay phải 13 mẫu

Trang 36

2.5 Các biến số nghiên cứu

Bảng 2.1 Các biến số nghiên cứu

Ghi nhận thông tin

Xem thông tin trênmẫu xác

Nam, Nữ

Tay phẫu

tích

Vị trí tay đượcphẫu tích

Địnhtính

Quan sát trực tiếptrên xác

Địnhlượng

Đo trực tiếp bằngthước thép thẳng

Địnhtính

Quan sát trực tiếptrên xác

Trước khi

TK đivào cơsấp tròn,Giữa hai

bó cơ sấptròn, Saukhi TK đi

ra khỏi

cơ sấptròn

Trang 37

Quan sát trực tiếptrên xác

Trước,Sau,Trong,Ngoài,Sautrong,Saungoài,…

Địnhlượng

Đo trực tiếp bằngthước kẹp điện tửVernier Caliper

Địnhlượng

Đo trực tiếp bằngthước kẹp điện tửVernier Caliper

Cm

Trang 38

Địnhlượng Đo trực tiếp bằng

thước kẹp điện tửVernier Caliper

Địnhlượng

Quan sát trực tiếptrên xác

Địnhlượng

Đo trực tiếp bằngthước kẹp điện tửVernier Caliper

Đinhlượng

Đo trực tiếp bằngthước kẹp điện tửVernier Caliper

Cm

Trang 39

và thần kinh trụ

Địnhtính

Quan sát trực tiếptrên xác

Có,Không

Địnhlượng

Đo trực tiếp bằngthước kẹp điện tửVernier Caliper

Cm

Khoảng cách

từ nguyên ủy

nhánh thần

kinh quay chi

phối cơ duỗi

Địnhlượng

Đo trực tiếp bằngthước kẹp điện tửVernier Caliper

Cm

Trang 40

Vị trí nguyên

ủy nhánh thần

kinh quay chi

phối cơ duỗi

cổ tay quay

ngắn

Vị trí chia nhánhthần kinh quay chiphối cơ duỗi cổ tayquay ngắn

Địnhtính

Quan sát trực tiếptrên sát

Điểm TKquay chianhánh tậnnhánhnông TKquay, TKgian cốtsau

Địnhlượng

Đo trực tiếp bằngthước kẹp điện tửVernier Caliper

Cm

Số nhánh thần

kinh quay chi

phối cơ duỗi

cổ tay quay

ngắn

Số nhánh tách ra từthần kinh quay đivào cơ duỗi cổ tayquay ngắn

Địnhlượng

Quan sát trực tiếptrên xác

Địnhtính

Quan sát trực tiếptrên xác

Có,Không

Ngày đăng: 03/06/2024, 14:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Noble J, Munro CA, Prasad VS, Midha R. Analysis of upper and lower extremity peripheral nerve injuries in a population of patients with multiple injuries. The Journal of trauma. Jul 1998;45(1):116-22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Journal of trauma
2. DeGeorge BR, Jr., Becker HA, Faryna JH, Spinner RJ, Bishop AT, Shin AY. Outcomes of Muscle Brachialis Transfer to Restore Finger Flexion in Brachial Plexus Palsy. Plastic and reconstructive surgery. Aug 2017;140(2):307e-317e Sách, tạp chí
Tiêu đề: Plastic and reconstructive surgery
3. Roganovic Z. Missile-caused median nerve injuries: results of 81 repairs. Surgical neurology. May 2005;63(5):410-8; discussion 418-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Surgical neurology
4. Ruijs AC, Jaquet JB, Kalmijn S, Giele H, Hovius SE. Median and ulnar nerve injuries: a meta-analysis of predictors of motor and sensory recovery after modern microsurgical nerve repair. Plastic and reconstructive surgery. Aug 2005;116(2):484-94;495-6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Plastic and reconstructive surgery
5. Bertelli JA. Transfer of the radial nerve branch to the extensor carpi radialis brevis to the anterior interosseous nerve to reconstruct thumb and finger flexion.J Hand Surg Am. Feb 2015;40(2):323-328.e2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Hand Surg Am
6. García-López A, Sebastian P, Martinez F, Perea D. Transfer of the nerve to the brachioradialis muscle to the anterior interosseous nerve for treatment for lower brachial plexus lesions: case report. J Hand Surg Am. Mar 2011;36(3):394-7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Hand Surg Am
7. Gu Y, Wang H, Zhang L, Zhang G, Zhao X, Chen L. Transfer of brachialis branch of musculocutaneous nerve for finger flexion: anatomic study and case report. Microsurgery. 2004;24(5):358-62 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Microsurgery
8. Zhao X, Lao J, Hung LK, Zhang GM, Zhang LY, Gu YD. Selective neurotization of the median nerve in the arm to treat brachial plexus palsy. An anatomic study and case report. The Journal of bone and joint surgery American volume. Apr 2004;86(4):736-42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Journal of bone and joint surgery American volume
9. Bertelli JA, Ghizoni MF. Nerve transfers for restoration of finger flexion in patients with tetraplegia. Journal of neurosurgery Spine. Jan 2017;26(1):55-61 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of neurosurgery Spine
10. Bentley JN, Yang LJ-S. Anatomy of the Posterior Cord and Its Branches. Nerves and Nerve Injuries. Elsevier; 2015:563-574 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nerves and Nerve Injuries
11.Ukrit A, Leechavengvongs S, Malungpaishrope K, Uerpairojkit C, Chongthammakun S, Witoonchart K. Nerve transfer for wrist extension using nerve to flexor digitorum superficialis in cervical 5, 6, and 7 root avulsions:anatomic study and report of two cases. The Journal of hand surgery.2009;34(9):1659-1666 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Journal of hand surgery
12. Cho H, Lee HY, Gil YC, Choi YR, Yang HJ. Topographical anatomy of the radial nerve and its muscular branches related to surface landmarks. Clinical Anatomy. 2013;26(7):862-869 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Clinical Anatomy
13. Caetano EB, Vieira LA, Sabongi Neto JJ, Caetano MBF, Picin CP, Silva Júnior LCNd. Anatomical study of the motor branches of the radial nerve in the forearm. Revista Brasileira de Ortopedia. 2021;55:764-770 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Revista Brasileira de Ortopedia
14. Branovacki G, Hanson M, Cash R, Gonzalez M. The innervation pattern of the radial nerve at the elbow and in the forearm. Journal of Hand Surgery.1998;23(2):167-169 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Hand Surgery
15. Sawyer FK, Stefanik JJ, Lufler RS. The Branching and Innervation Pattern of the Radial Nerve in the Forearm: Clarifying the Literature and Understanding Variations and Their Clinical Implications. Diagnostics (Basel, Switzerland). Jun 2 2020;10(6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diagnostics (Basel, Switzerland)
17. Smith RJ. Extensor carpi radialis brevis tendon transfer for thumb adduction—a study of power pinch. The Journal of Hand Surgery. 1983;8(1):4-15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Journal of Hand Surgery
19. Fuss FK, Wurzl GH. Radial nerve entrapment at the elbow: surgical anatomy. J Hand Surg Am. Jul 1991;16(4):742-7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Hand Surg Am
20. Sananpanich K, Kraisarin J, Siriwittayakorn W, Tongprasert S, Suwansirikul S. Double motor nerve transfer for all finger flexion in cervical spinal cord injury:an anatomical study and a clinical report. The Journal of hand surgery.2018;43(10):920-926 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Journal of hand surgery
21. Sukegawa K, Suzuki T, Ogawa Y, Kobayashi T, Matsuura Y, Kuniyoshi K. A cadaver study of median-to-radial nerve transfer for radial nerve injuries. The Journal of Hand Surgery. 2016;41(1):20-26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Journal of Hand Surgery
22. Cheah A, Lee EY, Lim AY. Upper extremity axon counts and clinical implications for motor nerve transfer. Plastic and reconstructive surgery.2019;144(6):1044e-1050e Sách, tạp chí
Tiêu đề: Plastic and reconstructive surgery

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Giải phẫu thần kinh quay và các nhánh - đặc điểm giải phẫu ứng dụng nhánh thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn và thần kinh gian cốt trước
Hình 1.1. Giải phẫu thần kinh quay và các nhánh (Trang 17)
Hình 1.2. Thần kinh quay và các nhánh tại vùng khuỷu tay - đặc điểm giải phẫu ứng dụng nhánh thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn và thần kinh gian cốt trước
Hình 1.2. Thần kinh quay và các nhánh tại vùng khuỷu tay (Trang 19)
Hình 1.4. Giải phẫu các nhánh của thần kinh giữa và thần kinh gian cốt - đặc điểm giải phẫu ứng dụng nhánh thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn và thần kinh gian cốt trước
Hình 1.4. Giải phẫu các nhánh của thần kinh giữa và thần kinh gian cốt (Trang 23)
Hình 1.5. Vị trí các nhóm bó sợi của thần kinh giữa trên mặt cắt ngang tại - đặc điểm giải phẫu ứng dụng nhánh thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn và thần kinh gian cốt trước
Hình 1.5. Vị trí các nhóm bó sợi của thần kinh giữa trên mặt cắt ngang tại (Trang 24)
Hình 1.6. Phẫu tích bóc tách vỏ bao thần kinh giữa bộc lộ TKGCT - đặc điểm giải phẫu ứng dụng nhánh thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn và thần kinh gian cốt trước
Hình 1.6. Phẫu tích bóc tách vỏ bao thần kinh giữa bộc lộ TKGCT (Trang 25)
Hình 1.7. Cơ chế chấn thương thân dưới đám rối cánh tay - đặc điểm giải phẫu ứng dụng nhánh thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn và thần kinh gian cốt trước
Hình 1.7. Cơ chế chấn thương thân dưới đám rối cánh tay (Trang 27)
Hình 2.2. Tƣ thế phẫu tích - đặc điểm giải phẫu ứng dụng nhánh thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn và thần kinh gian cốt trước
Hình 2.2. Tƣ thế phẫu tích (Trang 43)
Hình 2.3. Phẫu tích bộc lộ thần kinh gian cốt trước và các nhánh - đặc điểm giải phẫu ứng dụng nhánh thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn và thần kinh gian cốt trước
Hình 2.3. Phẫu tích bộc lộ thần kinh gian cốt trước và các nhánh (Trang 44)
Hình 2.4. Thông nối thần kinh gian cốt trước - thần kinh trụ - đặc điểm giải phẫu ứng dụng nhánh thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn và thần kinh gian cốt trước
Hình 2.4. Thông nối thần kinh gian cốt trước - thần kinh trụ (Trang 45)
Hình 2.5. Thần kinh gian cốt trước sau khi bóc tách - đặc điểm giải phẫu ứng dụng nhánh thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn và thần kinh gian cốt trước
Hình 2.5. Thần kinh gian cốt trước sau khi bóc tách (Trang 46)
Hình 2.6. Mô tả cách chọn điểm cắt trên thần kinh gian cốt trước - đặc điểm giải phẫu ứng dụng nhánh thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn và thần kinh gian cốt trước
Hình 2.6. Mô tả cách chọn điểm cắt trên thần kinh gian cốt trước (Trang 48)
Hình 2.7. Hình ảnh mô học thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay - đặc điểm giải phẫu ứng dụng nhánh thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn và thần kinh gian cốt trước
Hình 2.7. Hình ảnh mô học thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay (Trang 49)
Bảng 3.2. Chiều dài tương đối cẳng tay của mẫu nghiên cứu - đặc điểm giải phẫu ứng dụng nhánh thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn và thần kinh gian cốt trước
Bảng 3.2. Chiều dài tương đối cẳng tay của mẫu nghiên cứu (Trang 52)
Hình 3.1. Đo chiều dài tương đối cẳng tay - đặc điểm giải phẫu ứng dụng nhánh thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn và thần kinh gian cốt trước
Hình 3.1. Đo chiều dài tương đối cẳng tay (Trang 53)
Bảng 3.3. Tỉ lệ kiểu hình thần kinh gian cốt trước - đặc điểm giải phẫu ứng dụng nhánh thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn và thần kinh gian cốt trước
Bảng 3.3. Tỉ lệ kiểu hình thần kinh gian cốt trước (Trang 54)
Hình 3.2. Khoảng cách từ nguyên ủy thần kinh gian cốt trước đến đường - đặc điểm giải phẫu ứng dụng nhánh thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn và thần kinh gian cốt trước
Hình 3.2. Khoảng cách từ nguyên ủy thần kinh gian cốt trước đến đường (Trang 55)
Hình 3.3. Khoảng cách từ nguyên ủy thần kinh gian cốt trước đến mỏm trên - đặc điểm giải phẫu ứng dụng nhánh thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn và thần kinh gian cốt trước
Hình 3.3. Khoảng cách từ nguyên ủy thần kinh gian cốt trước đến mỏm trên (Trang 56)
Hình 3.4. Khoảng cách từ nguyên ủy thần kinh gian cốt trước đến mỏm - đặc điểm giải phẫu ứng dụng nhánh thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn và thần kinh gian cốt trước
Hình 3.4. Khoảng cách từ nguyên ủy thần kinh gian cốt trước đến mỏm (Trang 59)
Hình 3.5. Các nhánh chi phối cho cơ của thần kinh gian cốt trước - đặc điểm giải phẫu ứng dụng nhánh thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn và thần kinh gian cốt trước
Hình 3.5. Các nhánh chi phối cho cơ của thần kinh gian cốt trước (Trang 60)
Hình 3.6. Khoảng cách có thể dùng để chuyển thần kinh của TKGCT - đặc điểm giải phẫu ứng dụng nhánh thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn và thần kinh gian cốt trước
Hình 3.6. Khoảng cách có thể dùng để chuyển thần kinh của TKGCT (Trang 62)
Hình 3.7. Nhánh TK quay chi phối CDCTQN xuất phát từ điểm TK quay - đặc điểm giải phẫu ứng dụng nhánh thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn và thần kinh gian cốt trước
Hình 3.7. Nhánh TK quay chi phối CDCTQN xuất phát từ điểm TK quay (Trang 64)
Hình 3.8. Nhánh TK quay chi phối CDCTQN xuất phát từ nhánh nông TK - đặc điểm giải phẫu ứng dụng nhánh thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn và thần kinh gian cốt trước
Hình 3.8. Nhánh TK quay chi phối CDCTQN xuất phát từ nhánh nông TK (Trang 64)
Hình 3.9. Khoảng cách từ điểm TK quay chia hai nhánh tận đến ĐLLCXCT - đặc điểm giải phẫu ứng dụng nhánh thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn và thần kinh gian cốt trước
Hình 3.9. Khoảng cách từ điểm TK quay chia hai nhánh tận đến ĐLLCXCT (Trang 66)
Hình 3.11. Tương quan vị trí giữa TKGCT và nhánh TK quay chi phối cơ - đặc điểm giải phẫu ứng dụng nhánh thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn và thần kinh gian cốt trước
Hình 3.11. Tương quan vị trí giữa TKGCT và nhánh TK quay chi phối cơ (Trang 69)
Hình 3.12. Đếm số lƣợng sợi trục mẫu mô nhánh TK quay chi phối cơ duỗi - đặc điểm giải phẫu ứng dụng nhánh thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn và thần kinh gian cốt trước
Hình 3.12. Đếm số lƣợng sợi trục mẫu mô nhánh TK quay chi phối cơ duỗi (Trang 71)
Hình 3.13. Diện tích bó sợi của nhánh TK quay chi phối CDCTQN (x10) - đặc điểm giải phẫu ứng dụng nhánh thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn và thần kinh gian cốt trước
Hình 3.13. Diện tích bó sợi của nhánh TK quay chi phối CDCTQN (x10) (Trang 72)
Bảng 3.20. Số lượng bó sợi thần kinh gian cốt trước - đặc điểm giải phẫu ứng dụng nhánh thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn và thần kinh gian cốt trước
Bảng 3.20. Số lượng bó sợi thần kinh gian cốt trước (Trang 73)
Hình 4.1. Hình ảnh mô học thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay - đặc điểm giải phẫu ứng dụng nhánh thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn và thần kinh gian cốt trước
Hình 4.1. Hình ảnh mô học thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay (Trang 89)
Hình 4.2. Hình ảnh mô học nhánh thần kinh quay chi phối CDCTQN (x20) - đặc điểm giải phẫu ứng dụng nhánh thần kinh quay chi phối cơ duỗi cổ tay quay ngắn và thần kinh gian cốt trước
Hình 4.2. Hình ảnh mô học nhánh thần kinh quay chi phối CDCTQN (x20) (Trang 90)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN