Những báo cáo ghi nhận chỉ có khoảng 0 – 20% người bệnh UTODTNPđược chẩn đoán đúng trước phẫu thuật, và hơn 50% người bệnh bị chẩn đoán lầmtrong lúc phẫu thuật 8.Hiện nay mặc dù được quả
TỔNG QUAN Y VĂN
Đặc điểm dịch tễ học
Ung thư ống dẫn trứng nguyên phát là loại ung thư phụ khoa hiếm gặp, chiếm tỉ lệ 0,14 – 1,8% các khối u ác tính ở đường sinh dục nữ 1 Bệnh có thể xảy ra ở phụ nữ từ 18 – 88 tuổi, độ tuổi xuất hiện phổ biến nhất là từ 40 – 60 tuổi, với độ tuổi trung bình là 55 tuổi 8 Tỷ lệ mới mắc UTODTNP đã tăng lên trong những thập kỷ qua và dao động trong khoảng 2,9 – 5,7 trên một triệu phụ nữ mỗi năm 3
Bệnh sinh
Bệnh sinh của UTODTNP vẫn chưa được hiểu rõ Trước đây, thuật ngữ ung thư biểu mô buồng trứng thường được sử dụng như một thuật ngữ chung cho ung thư biểu mô có nguồn gốc từ buồng trứng, ống dẫn trứng và phúc mạc Gần đây, những bằng chứng từ mô bệnh học, di truyền và sinh học phân tử cho thấy ống dẫn trứng là nguồn gốc chính của ung thư dịch trong độ mô học cao của buồng trứng và phúc mạc
5, 6 Mặc dù vậy, tại sao các tế bào biểu mô ống dẫn trứng bị nghịch sản và những yếu tố nào thúc đẩy sự di chuyển của các tế bào biểu mô nghịch sản này đến bề mặt buồng trứng và phúc mạc vẫn chưa được xác định đầy đủ Các yếu tố gen, yếu tố sinh sản và nội tiết được cho là đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của UTODTNP
Cấu trúc biểu mô ống dẫn trứng ở người là một lớp biểu mô hình trụ với hai loại tế bào chủ yếu là tế bào nhung mao và tế bào chế tiết Quá trình nghịch sản tế bào biểu mô ống dẫn trứng có liên quan đến đột biến gen của các tế bào chế tiết, trong đó đột biến gen TP53 liên quan đến hoạt động phóng noãn đóng vai trò quan trọng.Giả thuyết phóng noãn không ngừng (incessant ovulation hypothesis) trước đây cho rằng ung thư biểu mô buồng trứng là hậu quả của việc lặp đi lặp lại những vi chấn thương trên bề mặt buồng trứng do hoạt động phóng noãn Tuy nhiên, những hiểu biết hiện nay về giả thuyết phóng noãn không ngừng đã được thay đổi dựa trên những hiểu biết về vai trò của tổn thương tại chỗ – ung thư trong biểu mô ống dẫn trứng dạng dịch trong (serous tubal intraepithelial carcinoma, STIC) trong sự phát triển và tiến triển của UTODTNP Người ta cho rằng sự tiếp xúc với môi trường dịch nang rất giàu các cytokine gây viêm sau phóng noãn của tế bào bài tiết biểu mô ống dẫn trứng gây tăng các gốc oxy hóa tự do, hoạt hóa các tín hiệu viêm nội bào và nhiễm độc gen (genotoxic) dẫn đến tổn thương DNA và tăng chết tế bào theo chương trình phụ thuộc protein p53 (Sơ đồ 1.1) 11 Ban đầu tình trạng stress tế bào sẽ dẫn đến việc hoạt hóa và tăng tính ổn định của protein p53, tạo điều kiện cho việc sửa chữa DNA và ức chế sự tăng sinh của tế bào thông qua quá trình chết theo chương trình Tuy nhiên, tình trạng stress tế bào lặp đi lặp lại do hoạt động phóng noãn có thể dẫn đến đột biến của gen TP53 của tế bào biểu mô ống dẫn trứng 13 Đột biến gen TP53 gây ra sự biểu hiện quá mức và tích tụ protein p53 đột biến nhưng không thể liên kết với DNA dẫn đến sự tăng sinh không kiểm soát tế bào, và cùng với việc tích lũy các sai lệch di truyền khác như sự ngắn dần của telomere (quá trình lão hóa), đột biến hoặc thay đổi số lượng bản sao trong các gen quy định quá trình sửa chữa DNA, quá trình chết tế bào theo chương trình khác như BRCA, CCNE1, STMN1…cuối cùng sẽ dẫn đến tổn thương STIC 13 Tổn thương STIC sau đó xâm lấn vào trong mô đệm tạo thành UTODTNP hay di căn đến bề mặt buồng trứng, phúc mạc gây ung thư dịch trong của buồng trứng hay phúc mạc 10 Thật vậy, mối liên quan giữa hoạt động phóng noãn và UTODTNP đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu dịch tễ học 14-16 Ngoài ra, các nghiên cứu ghi nhận STIC hiện diện ở phần lớn những khối u được phân loại là ung thư dịch trong độ mô học cao vùng chậu và giải trình tự gen xác nhận sự tương đồng của đột biến gen TP53 ở STIC và các khối u di căn 5,12 Những kết quả này gợi ý rằng ống dẫn trứng là nguồn gốc chính của ung thư dạng dịch trong độ mô học cao của buồng trứng và phúc mạc 17
Ngoài ung thư dịch trong, UTODTNP còn có nhiều loại mô học khác (sẽ được trình bày ở phần đặc điểm mô bệnh học UTODTNP), tuy nhiên cơ chế bệnh sinh của những loại ung thư này vẫn chưa được hiểu biết rõ.
Sơ đồ 1.1 Thuyết phóng noãn không ngừng trong sự hình thành STIC 13
Hình 1.1 Ống dẫn trứng là nguồn gốc chính của ung thư dịch trong độ mô học cao 12
Phơi nhiễm dịch nang do phóng noãn không ngừng
Tăng tín hiệu viêm nội bào Stress oxy hóa Tổn thương DNA Đột biến gen
• Mất gen sửa chữa DNA
Tế bào chế tiết biểu mô ODT bình thường
Yếu tố nguy cơ
Trong tế bào bình thường, gen BRCA 1 và BRCA 2 đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sự ổn định di truyền thông qua quá trình sửa chữa DNA và chết tế bào theo chương trình Phụ nữ mang đột biến gen BRCA được chứng minh là có nguy cơ rất cao mắc ung thư vú, ung thư buồng trứng 18 Những nghiên cứu gần đây ghi nhận đột biến gen BRCA cũng có vai trò trong việc hình thành UTODTNP 19-22 Phân tích giải phẫu bệnh ống dẫn trứng theo quy trình cắt bỏ và kiểm tra toàn diện loa vòi trong trường hợp cắt hai phần phụ dự phòng để giảm nguy cơ ung thư ở những phụ nữ mang đột biến gen BRCA ghi nhận tỉ lệ ung thư tiềm ẩn là 5 – 15%, trong đó STIC chiếm tỉ lệ 1 – 6% 23 Ngược lại, nghiên cứu của Aziz và cộng sự ghi nhận tỉ lệ đột biến gen BRCA 1 và BRCA 2 ở người bệnh mắc UTODTNP lần lượt là 11% và 5%
19 Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu của Brose và cộng sự ước tính nguy cơ mắc ung thư trọn đời đối với phụ nữ mang đột biến gen BRCA 1 ghi nhận nguy cơ mắc UTODTNP cao gấp 120 lần so với dân số chung, trong khi nguy cơ mắc ung thư buồng trứng và ung thư vú chỉ cao gấp 29 lần và 6 lần so với dân số chung 24 Ngoài ra, nghiên cứu cũng ghi nhận tuổi trung bình khi được chẩn đoán đối với người bệnh UTODTNP có đột biến gen BRCA1 là 51,2 tuổi, sớm hơn khoảng 9 năm so với người bệnh không có đột biến gen BRCA (tuổi trung bình là 60,1 tuổi) 19 Dựa trên những bằng chứng cập nhật về nguồn gốc ung thư biểu mô buồng trứng, ống dẫn trứng, ung thư phúc mạc, Hiệp hội Sản Phụ Khoa Hoa Kỳ (2021) khuyến cáo những phụ nữ có đột biến
BRCA 1 nên cân nhắc cắt hai phần phụ dự phòng để giảm nguy cơ ung thư buồng trứng, ống dẫn trứng và phúc mạc trong độ tuổi từ 35 – 40 tuổi; đối với phụ nữ có đột biến BRCA 2 có thể trì hoãn đến 40 – 45 tuổi vì ung thư khởi phát muộn hơn 25
1.3.2 Yếu số sinh sản và nội tiết
Mối liên quan giữa giả thuyết phóng noãn không ngừng và nguy cơ UTODTNP đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu dịch tễ học Phụ nữ đa sản, phụ nữ cho con bú, phụ nữ có sử dụng viên uống tránh thai đã được chứng minh giảm có ý nghĩa nguy cơ UTODTNP 15, 26 Cụ thể, nghiên cứu của Riska và cộng sự ghi nhận nguy cơ UTODTNP ở phụ nữ sinh 1 – 2 con, phụ nữ sinh ≥ 3 con giảm có ý nghĩa so với phụ nữ chưa sinh con với tỷ lệ lần lượt là OR = 0,63, KTC 95% 0,44 – 0,91 và OR = 0,32, KTC 95% 0,19 – 0,52 26 Nghiên cứu của Jordan và cộng sự ghi nhận nguy cơ UTODTNP thấp hơn có nghĩa ở phụ nữ cho con bú (giảm 4% nguy cơ cho mỗi tháng cho con bú), phụ nữ có sử dụng viên uống tránh thai (giảm 6% nguy cơ cho mỗi năm sử dụng) so với nhóm chứng 14 Ngược lại, phụ nữ có kinh sớm, mãn kinh muộn được chứng minh gia tăng nguy cơ mắc UTODTNP 14-16
Ngoài ra, thời gian mãn kinh kéo dài, sử dụng liệu pháp hormone thay thế, bệnh lý viêm ống dẫn trứng mãn tính cũng được chứng minh gia tăng nguy cơ UTODTNP trong một số nghiên cứu 8, 27-29
1.3.3 Yếu tố nguy cơ khác
Ung thư ống dẫn trứng nguyên phát có thể có mối liên quan với tình trạng kinh tế xã hội và nghề nghiệp 1
Đặc điểm mô bệnh học
1.4.1 Đặc điểm đại thể Đa số ung thư ở một bên và nằm ở đoạn xa ống dẫn trứng, với tỉ lệ bên trái và phải tương đương nhau Ung thư hiện diện ở cả hai ống dẫn trứng cùng lúc thì không phổ biến, với tỷ lệ dao động từ 0 – 26% 8 Đại thể UTODTNP đặc trưng chủ yếu bởi sự giãn lớn và biến dạng của ống dẫn trứng Hình ảnh trong phẫu thuật của UTODTNP có thể bị chẩn đoán lầm là ống dẫn trứng ứ dịch hay ứ máu 30 Khi khối u xâm lấn qua thanh mạc ống dẫn trứng có thể dính với những cấu trúc xung quanh như tử cung, buồng trứng, thường là buồng trứng tạo thành phức hợp ống dẫn trứng– buồng trứng giống như khối áp xe phần phụ (hình 1.2) 30 Trên mặt cắt dọc khối u thường có màu vàng hoặc nâu, và có sự hiện của phần đặc hoặc cấu trúc nhú (hình1.3) Trong những trường hợp ung thư xâm lấn sớm, ống dẫn trứng có thể không có bất thường đại thể và chỉ được chẩn đoán trên vi thể 31
Hình 1.2 Hình ảnh đại thể của UTODTNP trong phẫu thuật 32 Khối u dính với tử cung, buồng trứng giống như khối áp xe phần phụ.
Hình 1.3 Hình ảnh đại thể của UTODTNP trên các mặt cắt dọc và ngang 31
Hầu hết UTODTNP là ung thư biểu mô, trong đó ung thư dịch trong là loại mô học thường gặp nhất (bảng 1.1) Đặc điểm vi thể của ung thư biểu mô dịch trong là những tế bào u có nhân dị dạng nặng, chỉ số phân bào cao, và có nhiều vùng hoại tử Cấu trúc tế bào rất đa dạng gồm các cấu trúc nhú, vi nhú, mô đặc, tuyến, vi nang.Phổ biến nhất là dạng nhú và vi nhú, có thể tạo thành cấu trúc như đường nứt, khe(hình 1.5) 31 Các loại ung thư biểu mô khác ít gặp hơn của UTODTNP gồm ung thư dạng nội mạc tử cung và ung thư dịch nhầy, ung thư tế bào sáng, và ung thư tế bào chuyển tiếp 33
Hình 1.4 Hình ảnh vi thể của UTODTNP 32 Hình A Ung thư dạng dịch trong xâm lấn vào lớp cơ.
Hình B Ung thư dạng nội mạc tử cung.
Ung thư biểu mô ống dẫn trứng còn được phân loại theo độ mô học, gồm: độ
Độ mô học là yếu tố tiên lượng độc lập của UTODTNP Độ mô học càng cao, tiên lượng càng xấu Độ mô học II và III liên quan chặt chẽ nên thường được nhóm thành độ mô học cao Hệ thống phân loại 2 mức độ mô học gồm: độ mô học thấp (độ I) và độ mô học cao (độ II và III) Tương tự ung thư biểu mô buồng trứng, phần lớn bệnh nhân UTODTNP có độ mô học cao (trên 90%).
Bảng 1.1 Các loại mô học thường gặp của UTODTNP 33
Loại mô học Tỉ lệ (%)
Dạng nội mạc tử cung 8 – 50
Những loại ung thư không có nguồn gốc từ biểu mô hiếm gặp khác của ống dẫn trứng bao gồm sarcoma, carcinosarcoma, leiomyosarcoma … 32, 33 Ngoài ra, ung thư ống dẫn trứng cũng có thể là ung thư di căn từ những vị trí khác của đường sinh dục như tử cung, cổ tử cung hay ngoài đường sinh dục như ung thư vú, ung thư từ đường tiêu hóa, ruột thừa, bàng quang 35
1.4.3 Tiêu chuẩn chẩn đoán vị trí ung thư nguyên phát trên mô bệnh học
Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định vị trí UTODTNP trên mô bệnh học của Sedlis và cộng sự 36 là tiêu chuẩn được chấp nhận rộng rãi nhất, và được định nghĩa như sau:
• Phần lớn khối u xuất phát từ ống dẫn trứng, và
• Hình ảnh mô bệnh học xuất phát từ lớp biểu mô ống dẫn trứng, và
• Có sự hiện diện vùng chuyển tiếp giữa lớp biểu mô lành và ác tính, và
• Buồng trứng và nội mạc tử cung bình thường hoặc chứa ít khối u hơn so với ống dẫn trứng.
Gần đây, dựa vào những bằng chứng cập nhật về ống dẫn trứng là nguồn gốc chính của ung thư dạng dịch trong của buồng trứng và phúc mạc, Tổ chức Y tế Thế giới năm 2020 đã chính thức cập nhật tiêu chuẩn chẩn đoán vị trí nguyên phát ung thư dịch trong độ mô học cao có nguồn gốc ngoài tử cung và được trình bày trong bảng 1.2, tuy nhiên tiêu chuẩn này hiện nay vẫn chưa được áp dụng tại Việt Nam nói chung và bệnh viện Từ Dũ nói riêng 37
Bảng 1.2 Tiêu chẩn chẩn đoán vị trí nguyên phát ung thư dịch trong độ mô học cao ngoài tử cung theo WHO năm 2020 37
Vị trí nguyên phát Tiêu chuẩn chẩn đoán
Ung thư ống dẫn trứng
STIC hiện diện hoặc Ung thư xâm lấm niêm mạc ống dẫn trứng hoặc Một phần hoặc toàn bộ ống dẫn trứng dính liền với khối ống dẫn trứng – buồng trứng.
Cả hai ống dẫn trứng đều tách rời khối buồng trứng, ngụ ý rằng không có sự liên quan của ung thư buồng trứng xâm lấn Ngoài ra, không có dấu hiệu của tế bào biệt hóa tuyến ung thư vú (STIC) hoặc ung thư xâm lấm niêm mạc ở bất kỳ ống dẫn trứng nào, cho thấy không có sự di căn của ung thư vú đến các cấu trúc này.
Vị trí nguyên phát Tiêu chuẩn chẩn đoán
Ung thư ống dẫn trứng
– buồng trứng Ống dẫn trứng và buồng trứng không đủ mẫu để kiểm tra toàn diện và, Đặc điểm bệnh học của mô phù hợp với ung thư dịch trong độ mô học cao ngoài tử cung.
Ung thư phúc mạc Ống dẫn trứng và buồng trứng đã được kiểm tra toàn diện và,
Không có sự hiện diện của STIC hoặc ung thư xâm lấm niêm mạc ở cả hai ống dẫn trứng.
Diễn tiến tự nhiên và phân giai đoạn theo FIGO
Tương tự như ung thư biểu mô buồng trứng, UTODTNP cũng có diễn tiến tự nhiên xâm lấn Các cơ chế lan tràn của UTODTNP gồm xuyên phúc mạc vào xoang bụng gây di căn phúc mạc, xâm lấn trực tiếp, di căn theo đường máu và đường bạch huyết Hệ thống dẫn lưu bạch huyết của ống dẫn trứng chia thành hai nửa: nửa trong dẫn lưu bạch huyết vào các hạch bạch huyết cạnh động mạch chủ, trong khi nửa ngoài dẫn lưu bạch huyết vào các hạch vùng chậu Đặc biệt, hệ bạch huyết của nửa trong đôi khi cũng thoát qua đường bạch huyết của dây chằng tròn để đến vùng bẹn.
Vì vậy, UTODTNP có thể cho di căn đến các hạch chậu ngoài, hạch chậu trong, hạch chậu chung, hạch cạnh động mạch chủ và hạch bẹn 39 Nghiên cứu trên người bệnh UTODTNP được phẫu thuật có nạo hạch thường quy ghi nhận khoảng 42 – 59% người bệnh có di căn hạch bạch huyết, với tỉ lệ di căn hạch cạnh động mạch chủ và hạch chậu tương đương nhau 40 Những nghiên cứu gần đây ghi nhận UTODTNP có xu hướng lan đến phúc mạc, hạch bạch huyết, và di căn xa vi thể nhiều hơn so với ung thư buồng trứng Vì vậy nguy cơ tái phát của UTODTNP cao hơn so với ung thư buồng trứng 41
Giai đoạn của khối u nguyên phát không xác định nguồn gốc (UTODTNP) theo phân loại của Liên đoàn Sản phụ khoa Quốc tế (FIGO) năm 2009 tương tự như phân giai đoạn của ung thư buồng trứng và ung thư phúc mạc nguyên phát Phân loại này được trình bày trong bảng 1.3, cung cấp thông tin chi tiết về giai đoạn bệnh dựa trên vị trí, sự lan rộng và các đặc điểm mô học của khối u.
Bảng 1.3 Giai đoạn ung thư ống dẫn trứng theo FIGO 2009 42
U giới hạn ở ống dẫn trứng
U giới hạn trong một ống dẫn trứng, vỏ bao nguyên vẹn, không có ung thư trên bề mặt, không có tế bào u trong dịch báng hay dịch rửa ổ bụng
IB U ở cả 2 ống dẫn trứng, các yếu tố khác giống giai đoạn IA
Ung thư với giai đoạn IA hoặc IB kèm với
• U vỡ trong lúc phẫu thuật
• Vỏ u vỡ trước phẫu thuật hay u trên bề mặt ống dẫn trứng
• Có tế bào u trong dịch báng hay dịch rửa ổ bụng
U ở một hay hai ống dẫn trứng lan rộng đến tiểu khung IIA U lan rộng hay xâm lấn trên tử cung và/ hoặc buồng trứng IIB U lan rộng đến các mô trong phúc mạc chậu
U với giai đoạn IIA hoặc IIB kèm với:
• U vỡ trong lúc phẫu thuật
• Vỡ u vỡ trước phẫu thuật hay u trên bề mặt ống dẫn trứng
• Có tế bào u trong dịch báng hay dịch rửa ổ bụng
U ở một hay hai bên ống dẫn trứng lan ra ngoài tiểu khung, và/hoặc di căn đến hạch vùng Di căn bề mặt gan cũng thuộc giai đoạn III.
U giới hạn ở tiểu khung, không có di căn hạch nhưng bằng xét nghiệm mô học xác định sự gieo rắc tế bào ung thư trên bề mặt khoang phúc mạc ổ bụng.
IIIB Ung thư di căn đại thể phúc mạc ngoài vùng chậu ≤ 2 cm, không di căn hạch sau phúc mạc và hạch bẹn IIIC Ung thư di căn đại thể phúc mạc ngoài vùng chậu > 2 cm, và/hoặc di căn hạch sau phúc mạc hoặc hạch bẹn.
Ung thư di căn xa
Ung thư ở một hay hai ống dẫn trứng kèm với tràn dịch màng phổi với kết quả tế bào học dương tính hoặc di căn xa đến các cơ quan khác.
1.6 Đặc điểm về lâm sàng và đặc điểm cận lâm sàng của ung thư ống dẫn trứng nguyên phát
Chẩn đoán UTODTNP ban đầu dựa trên đánh giá lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh học Tuy nhiên, chỉ một số ít trường hợp (khoảng 0-20%) được chẩn đoán chính xác trước phẫu thuật Trong hơn 50% các ca bệnh, chẩn đoán thường được xác định khi phẫu thuật.
Hầu hết người bệnh UTODTNP có biểu hiện triệu chứng lúc chẩn đoán (91 – 94%) Mức độ biểu hiện triệu chứng của UTODTNP phần lớn liên quan đến mức độ tắc nghẽn đoạn xa ống dẫn trứng Những triệu chứng phổ biến gồm xuất huyết tử cung bất thường, đặc biệt ở phụ nữ hậu mãn kinh (30 – 68%), đau bụng dưới (31 – 56%), tiết dịch âm đạo bất thường (20%), bụng to dần (15%) 33, 38 Ngoài ra, người bệnh có thể có biểu hiện triệu chứng của ung thư di căn như đau lưng, đau đầu, thiểu niệu, khó thở Khám lâm sàng có thể sờ thấy khối ở phần phụ (10 – 60%), và những dấu hiệu giai đoạn tiến xa như: báng bụng (5%), sờ thấy hạch bẹn Tam chứng Laztko gồm tiết dịch âm đạo hoặc ra huyết từng đợt, đau bụng từng cơn và khối u vùng bụng hoặc vùng chậu, được xem là tam chứng đặc trưng của UTODTNP, tuy nhiên chỉ xảy ra ở 0 – 15% trường hợp 33, 38
1.6.2 Đặc điểm hình ảnh học
1.6.2.1 Đặc đểm trên siêu âm
Dấu hiệu điển hình (nhận diện trực quan) trên siêu âm của UTODTNP thường được mô tả trong y văn là khối u đặc hoặc có sự hiện diện của phần đặc hoặc cấu trúc nhú, có dạng hình ống hoặc hình trứng (hình 1.6) 45 Các biểu hiện khác trên siêu âm của UTODTNP có thể giống biểu hiện của các bệnh lý vùng chậu khác như áp xe vùng chậu, khối u buồng trứng và thai ngoài tử cung 8
Hình 1.5 Đặc điểm nhận diện trực quan trên siêu âm của UTODTNP 45
A Hình ảnh khối hình ống với sự hiện của cấu trúc nhú bên trong
B Hình ảnh khối hình ống với sự hiện của phần đặc
C Hình ảnh khối u đặc hình ống hoặc hình trứng
Hình 1.6 Hình ảnh UTODTNP trên siêu âm và đại thể 46 Hình A Hình ảnh khối hình ống với sự hiện phần đặc trên siêu âm.
Hình B Hình ảnh đại thể với phần đặc bên trong sau phẫu thuật. Đối với các khối u vùng chậu, các mô hình tiên đoán lành – ác dựa trên siêu âm có hay không kèm dấu ấn sinh học của IOTA như các chỉ báo hiển nhiên, các quy tắc đơn giản, mô hình nguy cơ ác tính theo quy tắc đơn giản, mô hình ADNEX đã được chứng minh có giá trị cao Tuy nhiên, dữ liệu phát triển các mô hình tiên đoán của IOTA bao gồm rất hạn chế số trường hợp UTODTNP (34/6000 trường hợp) 47 Mặc dù vậy, giá trị các mô hình IOTA trên siêu âm trong chẩn đoán UTODTNP đã được nghiên cứu nhiều hơn trong thời gian gần đây Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu đa trung tâm của Ludovisi và cộng sự mô tả đặc điểm 79 trường hợp UTODTNP theo thuật ngữ IOTA ghi nhận khoảng 67% UTODTNP được phân loại là u đặc, 18% là u đa thùy đặc, 13% là u đơn thùy đặc và 3% là u đơn thùy Hầu hết khối u đều có tăng sinh mạch máu trung bình hoặc mạnh 45 Gần đây nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu của Tongsong và cộng sự đánh giá năng lực chẩn đoán của mô hình quy tắc đơn giản theo IOTA kết hợp với các đặc điểm nhận diện trực quan trong chẩn đoán UTODTNP trên
482 phụ nữ với khối u vùng chậu trước phẫu thuật 24 giờ, trong đó UTODTNP được chẩn đoán khi quy luật đơn giản phân loại khối u là ác tính hoặc không phân loại và ít nhất 1 trong hai 2 tiêu chuẩn: buồng trứng cùng bên khối u bình thường hoặc khối u có đặc điểm nhận diện trực quan của UTODTNP Nghiên cứu ghi nhận mô hình quy tắc đơn giản của IOTA kết hợp với nhận diện trực quan có độ nhạy là 86,7% và độ đặc hiệu là 97,4% trong chẩn đoán UTODTNP trước phẫu thuật 46
1.6.2.2 Đặc điểm cộng hưởng từ
Cộng hưởng từ thường được chỉ định khi siêu âm không thể đánh giá đầy đủ khối u vì kích thước lớn, hay khi không thể xác định nguồn gốc của một khối u ở vùng chậu So với siêu âm và CT scan, cộng hưởng từ là kỹ thuật có nhiều ưu điểm vì không có nguy cơ nhiễm bức xạ ion hóa, trường khảo sát lớn, và đặc biệt là khả năng đánh giá các mô mềm vùng chậu 48 Nhờ vào biểu hiện của các cấu trúc trên các chuỗi xung T1W, T2W và T1FS giúp cung cấp thông tin về giải phẫu, cấu trúc, thành phần trong u dựa trên sự khác biệt tín hiệu 48 Gần đây cộng hưởng từ khuếch tán,cộng hưởng từ động học bắt thuốc tương phản cũng được ứng dụng và giúp tăng khả năng phân biệt tính lành ác của khối u vùng chậu 48 Đặc điểm đặc trưng củaUTODTNP trên cộng hưởng từ là khối u đặc hoặc u có phần đặc, hình ống hoặc hình xúc xích có tín hiệu thấp trên T1W, cao trên T2W, bắt thuốc tương phản và hạn chế khuếch tán Ngoài ra có thể đi kèm với hình ảnh ống dẫn trứng hoặc buồng tử cung ứ dịch 49 Nghiên cứu của Ma và cộng sự ghi nhận sự hiện hiện khối u đặc hoặc khối u có phần đặc ở vùng chậu kết hợp với một trong các tiêu chí: 1) có dạng hình ống hoặc hình xúc xích, hoặc 2) ống dẫn trứng cùng bên ứ dịch, hoặc 3) ứ dịch buồng tử cung trên cộng hưởng từ có độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm trong chẩn đoán UTODTNP lần lượt là 89%, 100%, 100%, và 93% 50
Một số hình ảnh học khác như chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp Positron cắt lớp (PET) cũng có thể cung cấp thêm thông tin về mức độ bệnh và các vị trí di căn, cho phép bác sĩ lâm sàng lập kế hoạch can thiệp và điều trị thích hợp 8
Dấu ấn sinh học khối u Cancer Antigen 125 (CA 125) là một chất chỉ điểm khối u hữu ích giúp chẩn đoán, đánh giá đáp ứng với điều trị và phát hiện tái phát trong UTODTNP Nghiên cứu của Gadducci và cộng sự ghi nhận nồng độ CA 125 huyết thanh trước phẫu thuật ≥ 35 U/ml trong 85,3% trường hợp UTODTNP (68,7% cho giai đoạn I – II và 94,7% cho giai đoạn III – IV) 51 Tăng CA 125 trước điều trị là một yếu tố tiên lượng độc lập cho tiên lượng sống còn toàn bộ và sống còn không bệnh ở người bệnh UTODTNP 38 Ngoài ra, diễn tiến nồng độ CA 125 sau phẫu thuật được chứng minh có liên quan đến đáp ứng với hóa trị, và là dấu hiệu sớm đối với sự tiến triển của khối u trong quá trình theo dõi 52 Nghiên cứu ghi nhận thời gian giữa tăng nồng độ CA 125 trong huyết thanh đến khi chẩn đoán ung thư tái phát trên lâm sàng hoặc hình ảnh học có trung vị là 3 tháng (dao động từ 0,5 – 7 tháng) 38
Điều trị ung thư ống dẫn trứng nguyên phát
Phương pháp điều trị ung thư ống dẫn trứng, tử cung và buồng trứng chính (UTODTNP) hiện nay chủ yếu dựa trên các dữ liệu thu thập được từ điều trị ung thư biểu mô buồng trứng Trong đó, phẫu thuật và hóa trị vẫn là các phương pháp điều trị quan trọng.
Phẫu thuật đóng vai trò quan trọng trong điều trị UTODTNP, mục đích là phân giai đoạn và giảm khối lượng bệnh Phương pháp phẫu thuật mở bụng đường dọc giữa được khuyến cáo, trong khi phẫu thuật nội soi có vai trò hạn chế hơn Phẫu thuật nội soi chỉ được cân nhắc để đánh giá khả năng phẫu thuật cắt bỏ tối đa khối u hoặc để tái phân giai đoạn đầy đủ bởi bác sĩ ung thư phụ khoa.
1.7.1.1 Phẫu thuật phân giai đoạn và giảm khối nguyên phát
Phẫu thuật mở bụng đường dọc giữa đánh giá chính xác giai đoạn được khuyến cáo trong điều trị người bệnh giai đoạn sớm Trong phẫu thuật nếu không có bằng chứng di căn có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy được, cần thực hiện những bước sau để xác định giai đoạn:
Để phát hiện tế bào ác tính, trước tiên cần quan sát ổ bụng Nếu có dịch báng, tiến hành lấy thử tế bào Ngược lại, nếu không có dịch báng, ổ bụng được rửa sạch bằng dung dịch nước muối sinh lý ở khoang phúc mạc tại cơ hoành, rãnh đại tràng phải và trái, cũng như vùng chậu Quá trình rửa này nhằm tìm kiếm các tế bào ác tính.
• Quan sát cẩn thận và sờ nắn toàn bộ bề mặt phúc mạc, kể cả vùng gan và vòm hoành.
• Cắt tử cung hoàn toàn và hai phần phụ trong hầu hết trường hợp.
• Nạo hạch chọn lọc vùng chậu và cạnh động mạch chủ.
• Sinh thiết mọi tổn thương nghi ngờ.
• Nếu không phát hiện được các tổn thương xâm nhiễm phúc mạc, sinh thiết ngẫu nhiên hoặc sinh thiết lá phúc mạc bàng quang, túi cùng trước, rãnh đại tràng phải và trái, hai thành chậu.
• Cắt ruột thừa trong trường hợp nghi ngờ 34 Đối với người bệnh trẻ tuổi mong muốn bảo tồn khả năng sinh sản, phẫu thuật cắt phần phụ một bên (bảo tồn tử cung và phần phụ đối bên) và phân giai đoạn toàn diện qua phẫu thuật có thể thích hợp cho các khối u một bên giai đoạn I (giai đoạn IA và IC) Đối với những khối u giai đoạn IB mong muốn bảo tồn khả năng sinh sản, cắt hai phần phụ (bảo tồn tử cung) và phân giai đoạn toàn diện qua phẫu thuật có thể được xem xét 34
Một trong những yếu tố tiên lượng quan trọng ở người bệnh UTODTNP là thể tích tổn thương còn sót lại sau phẫu thuật 55 Do đó, những người bệnh có tình trạng sức khỏe cho phép nên phẫu thuật cắt tử cung hoàn toàn kèm hai phần phụ và cố gắng lấy tối đa các tổn thương có thể 55 Dựa trên dữ liệu gần đây từ thử nghiệm nạo hạch ngẫu nhiên trong nghiên cứu LION, việc loại bỏ các hạch bạch huyết âm tính trên lâm sàng trong quá trình phẫu thuật không làm tăng tỷ lệ sống toàn bộ hoặc sống còn không bệnh, và do đó không khuyến cáo nạo hạch thường quy nếu lâm sàng không nghi ngờ 56
1.7.1.2 Phẫu thuật giảm khối sau hóa trị tân bổ trợ
Tổng trạng của người bệnh là một yếu tố quan trọng trong phẫu thuật Ở một số người bệnh chọn lọc như người bệnh có tổng trạng kém, mắc các bệnh nội khoa nghiêm trọng, người bệnh giai đoạn tiến xa lúc chẩn đoán, tân hóa trị bổ trợ kết hợp phẫu thuật giảm khối sau đó đặc biệt hữu ích và sẽ được trình bày trong phần tân hóa trị bổ trợ 34
1.7.2.1 Hoá trị cho người bệnh ung thư giai đoạn sớm
Tiên lượng của những người bệnh giai đoạn IA, IB, ung thư biểu mô độ 1 –
2 của UTODTNP là tốt, hóa trị bổ trợ không mang lại lợi ích và không được chỉ định
34 Đối với các khối ung thư có độ mô học cao, giai đoạn IC trở lên hóa trị bổ trợ dựa trên platinum được thực hiện cho hầu hết người bệnh Số chu kỳ tối ưu ở người bệnh giai đoạn I chưa được xác định rõ ràng, thường là từ 3 đến 6 chu kỳ Nghiên cứu 157 của Nhóm Ung thư Phụ khoa (GOG) ghi nhận hiệu quả của 3 chu kỳ carboplatin và paclitaxel tương đương với 6 chu kỳ, tuy nhiên trong phân tích dưới nhóm, 6 chu kỳ cho kết quả tốt hơn ở những người bệnh ung thư dạng dịch trong độ mô học cao 34
1.7.2.2 Hoá trị cho người bệnh ung thư giai đoạn tiến xa
Hầu hết người bệnh ung thư giai đoạn tiến xa được hóa trị bổ trợ sau phẫu thuật Tiêu chuẩn được chấp nhận là 6 chu kỳ hóa trị kết hợp dựa trên platinum (kết hợp 1 loại platinum (carboplatin hoặc cisplatin) và một taxane (paclitaxel hoặc docetaxel)) Phác đồ tiêm tĩnh mạch được chấp nhận bởi đồng thuận của Mạng lưới Ung thư Toàn diện Quốc gia (National Comprehensive Cancer Network (NCCN)) năm 2022 gồm:
• Paclitaxel, 175 mg/m 2 truyền tĩnh mạch trong 3 giờ, kèm theo sau là carboplatin, được định lượng liều bởi diện tích dưới đường cong (Area Under the Curve, AUC) từ 5 đến 6 tiêm tĩnh mạch trong 1 giờ vào ngày
1, tiêm mỗi 3 tuần một lần cho 6 chu kỳ.
• Paclitaxel liều đậm đặc, 80 mg/m 2 tiêm tĩnh mạch trong 1 giờ vào các ngày 1, 8 và 15 kèm carboplatin AUC 5 đến 6 tiêm tĩnh mạch trong 1 giờ vào ngày 1, mỗi 3 tuần một lần cho 6 chu kỳ.
• Paclitaxel 60 mg/m 2 trong 1 giờ kèm theo sau là carboplatin AUC 2 tiêm tĩnh mạch trong 30 phút, hàng tuần trong 18 tuần
• Docetaxel, 60 – 75 mg/m 2 truyền tĩnh mạch 1 giờ kèm sau đó là carboplatin, liều lượng AUC từ 5 đến 6 tiêm tĩnh mạch trong 1 giờ vào ngày 1, mỗi 3 tuần một lần cho 6 chu kỳ.
• Carboplatin AUC 5 kèm với pegylated liposomal doxorubicin 30 mg/m 2 mỗi 4 tuần cho 6 chu kỳ 57 Đối với người bệnh có thể trạng kém, có bệnh đồng mắc, bệnh giai đoạn IV hoặc lớn tuổi (> 65 tuổi) có thể không dung nạp được với những phác đồ tiêm tĩnh mạch kết hợp tiêu chuẩn Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên giai đoạn 3 (MITO–7) gần đây đánh giá hiệu quả phác đồ paclitaxel 60 mg/m 2 – carboplatin AUC 2 mỗi tuần so với liệu pháp tiêu chuẩn paclitaxel 175 mg/m 2 – carboplatin AUC 6 mỗi 3 tuần ở người bệnh giai đoạn tiến xa Kết quả nghiên cứu ghi nhận trung vị thời gian sống còn không bệnh tương đương giữa 2 nhóm Phác đồ carboplatin/ paclitaxel hàng tuần có ít tác dụng phụ hơn và mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn Do đó, phác đồ carboplatin/ paclitaxel hàng tuần có thể được cân nhắc cho người bệnh không dung nạp được với những phác đồ tiêm tĩnh mạch kết hợp tiêu chuẩn 57 Ngoài ra, đơn trị liệu với platinum như cisplatin hoặc carboplatin có thể được xem xét ở những người bệnh này 34
Mặc dù hóa trị liệu trong phúc mạc đã được chứng minh là có cải thiện tỷ lệ sống còn không bệnh và tỷ lệ sống còn toàn bộ ở một số người bệnh giai đoạn III được phẫu thuật giảm khối tối ưu, tuy nhiên phương pháp này không được sử dụng rộng rãi bên ngoài Hoa Kỳ vì những lo ngại về việc tăng độc tính và các vấn đề liên quan đến ống thông (catheter) 34
1.7.2.3 Tân hóa trị bổ trợ
Theo dõi sau điều trị
Sau khi kết thúc liệu trình điều trị, người bệnh có đáp ứng hoàn toàn được khuyến cáo theo dõi và phát hiện ung thư tái phát Người bệnh được hướng dẫn về những triệu chứng và dấu hiệu gợi ý tái phát như chán ăn, mệt mỏi, sụt cân, đau vùng chậu, các triệu chứng liên quan đến tình trạng xâm lấn, di căn của ung thư như triệu chứng hô hấp, phù, báng bụng, đau hông lưng, đau nhức xương khớp, đau đầu Hướng dẫn của Mạng lưới Ung thư Toàn diện Quốc gia (NCCN, 2022) trong theo dõi người bệnh UTODTNP đã hoàn thành điều trị gồm:
• Tái khám (gồm hỏi bệnh sử, khám lâm sàng bao gồm khám vùng chậu) mỗi 2 đến 4 tháng trong hai năm, sau đó 3 đến 6 tháng một lần trong ba năm, sau đó hàng năm sau 5 năm.
• Đo nồng độ CA 125 mỗi lần tái khám nếu tăng trước điều trị
• Thực hiện xét nghiệm khác như: công thức máu hay hình ảnh học khi lâm sàng nghi ngờ 57
Tần suất tái phát và các yếu tố tiên lượng tái phát
Mặc dù gần đây có những tiến triển trong chiến lược điều trị, phần lớn u tái phát sau điều trị ban đầu có tiên lượng xấu do thiếu các phương thức điều trị hiệu quả Tỷ lệ tái phát ghi nhận từ 23,8 đến 50%, chủ yếu xảy ra trong vòng 3 năm sau điều trị Thường gặp nhất là tái phát ngoài khung chậu, trong đó hơn một nửa là ngoài phúc mạc.
Yếu tố tiên lượng tái phát của người bệnh UTODTNP vẫn còn nhiều tranh luận giữa các tác giả (bảng 1.4) Trong đó, giai đoạn bệnh tại thời điểm chẩn đoán và phẫu thuật giảm khối tối ưu (tổng thể tích khối u còn sót lại sau phẫu thuật ban đầu 1 cm, độ tuổi lớn, thời gian mãn kinh kéo dài, nồng độ CA 125 và HE4 trước điều trị tăng, nạo hạch chậu, số chu kỳ hóa trị, loại mô học và độ mô học.
Bảng 1.4 Những nghiên cứu chính về UTODTNP trên thế giới gần đây.
Thời gian theo dõi (tháng)
Báo cáo kết cục liên quan (tháng)
Yếu tố tiên lượng tái phát
51,6 Tỉ lệ sống còn không tái phát sau 5 năm 34%
- Phẫu thuật giảm khối tối ưu Gadducci
23,8 Không báo cáo - Giai đoạn bệnh
31,3 Thời gian sống còn không tái phát:
- Phẫu thuật giảm khối tối ưu
43,1 Tỉ lệ sống còn không tái phát sau 5 năm 58,6%
- Phẫu thuật giảm khối tối ưu
- Phẫu thuật giảm khối tối ưu
- Số chu kỳ hóa trị Ma
Tỉ lệ sống còn không tái phát sau 5 năm 67,4%
- Hiện diện tế bào ung thư trong dịch ổ bụng
- Phẫu thuật giảm khối tối ưu Mi
64,2 Thời gian sống còn không tái phát:
Tỷ lệ sống còn toàn bộ và các yếu tố tiên lượng
Nghiên cứu hồi cứu của Wethington ghi nhận tỷ lệ sống còn toàn bộ sau 5 năm đối với UTODTNP giai đoạn I khoảng 81% nhưng chỉ còn khoảng 36% đối với giai đoạn IV 67 Nghiên cứu của Rosen ghi nhận tỷ lệ sống còn sau 5 năm là 50,8% đối với giai đoạn I và II và 13,6% đối với giai đoạn III và IV 7 Kết quả những nghiên cứu này cho thấy giai đoạn bệnh tại thời điểm chẩn đoán là yếu tố tiên lượng quan trọng trong sống còn toàn bộ của người bệnh UTODTNP Ngoài ra một số yếu tố tiên lượng khác liên quan đến sống còn toàn bộ được ghi nhận gồm: tổng thể tích khối u còn sót lại sau phẫu thuật ban đầu, loại mô học và độ mô học, kết quả tế bào học của dịch ổ bụng, có hay không xâm lấn thanh mạch ống dẫn trứng, biểu hiện dương tính của thụ thể HER2/nu, tăng CA 125 trước điều trị và sự xâm lấn đến khoang mạch máu lympho 68, 69
Tình hình ung thư ống dẫn trứng nguyên phát tại BV Từ Dũ
1.11.1 Đặc điểm khoa phòng, lượng bệnh
Bệnh viện Từ Dũ là bệnh viện chuyên ngành Sản Phụ khoa tuyến cuối của khu vực phía Nam, mỗi năm tiếp nhận khoảng 2.000 người bệnh ung thư phụ khoa.
Số lượng UTODTNP được chẩn đoán, theo dõi và điều trị tại bệnh viện Từ Dũ tăng dần trong những năm gần đây, với 6 trường hợp năm 2015 và 13 trường hợp được ghi nhận năm 2020.
1.11.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán UTODTNP tại bệnh viện Từ Dũ
Tiêu chuẩn vàng chẩn đoán UTODTNP là kết quả giải phẫu bệnh kết luận ung thư ống dẫn trứng nguyên phát Hiện nay bệnh viện Từ Dũ xác định vị trí nguyên phát của ung thư ống dẫn trứng trên mô bệnh học dựa trên tiêu chuẩn của Sedlis và cộng sự 36 , và được định nghĩa như sau:
• Phần lớn khối u xuất phát từ ống dẫn trứng, và
• Hình ảnh mô bệnh học xuất phát từ lớp biểu mô ống dẫn trứng, và
• Có sự hiện diện vùng chuyển tiếp giữa lớp biểu mô lành và ác tính, và
• Buồng trứng và nội mạc tử cung bình thường hoặc chứa ít khối u hơn so với ống dẫn trứng.
1.11.3 Phác đồ điều trị và theo dõi người bệnh tại bệnh viện Từ Dũ
Tại bệnh viện Từ Dũ, UTODTNP được điều trị như là ung thư biểu mô buồng trứng Cụ thể:
1.11.3.1 Điều trị ung thư ống dẫn trứng nguyên phát giai đoạn IA – IIA
Phẫu thuật giảm khối, đánh giá giai đoạn giúp tiên lượng và quyết định điều trị hóa chất bổ trợ Phẫu thuật bao gồm mở bụng đường giữa lấy dịch ổ bụng tìm tế bào ung thư, cắt tử cung toàn bộ kèm 2 phần phụ (cố gắng giữ khối u nguyên vẹn), sinh thiết phúc mạc, cắt mạc nối lớn, cắt ruột thừa trong trường hợp ung thư biểu mô thể nhầy, xem xét nạo hạch chậu hai bên và hạch động mạch chủ Đối với giai đoạn
Ung thư buồng trứng giai đoạn IA, IB, độ mô học 1 hoặc 2 không xâm lấn tế bào sáng có khả năng bảo tồn khả năng sinh sản nếu bệnh nhân có nhu cầu sinh con Tuy nhiên, việc này có thể đi kèm với nguy cơ tái phát Phẫu thuật bảo tồn thường bao gồm cắt phần phụ một bên và đánh giá phần phụ đối bên Để bảo tồn tử cung, cần thực hiện sinh thiết nội mạc tử cung để đánh giá Cắt tử cung và phần phụ đối bên được chỉ định sau khi sinh con hoặc sau 40 tuổi nếu chưa có con.
Sau phẫu thuật, nếu đánh giá giai đoạn đầy đủ, các giai đoạn IA hoặc IB độ mô học 1, 2 không phải tế bào sáng không cần hóa trị Tuy nhiên, tất cả các trường hợp giai đoạn I độ mô học 3, thể ung thư biểu mô tế bào sáng và giai đoạn IC trở lên đều cần hóa trị bổ trợ Phác đồ hóa trị thường dùng là paclitaxel kết hợp với carboplatin, kéo dài 3-6 chu kỳ Trong trường hợp dị ứng hoặc không dung nạp paclitaxel, có thể thay thế bằng docetaxel, gemcitabine hoặc pegylated liposomal doxorubicin Nếu thể trạng bệnh nhân kém hoặc có bệnh phối hợp nặng, có thể cân nhắc hóa trị đơn chất carboplatin.
1.11.3.2 Điều trị ung thư ống dẫn trứng nguyên phát giai đoạn IIB – IV
Phẫu thuật cố gắng lấy tối đa tế bào ung thư, bao gồm cắt tử cung toàn bộ kèm 2 phần phụ, cắt mạc nối lớn, xem xét nạo hạch chậu 2 bên và hạch cạnh động mạch chủ, có thể phải cắt một đoạn ruột, cắt một phần cơ hoành, cắt lách Đối với trường hợp người bệnh thể trạng kém và các trường hợp bệnh xâm lấn rộng hoặc lan tràn, không thể phẫu thuật ban đầu, có thể xem xét tân hóa trị bổ trợ với phẫu thuật giảm khối sau đó Hóa trị sau phẫu thuật được chỉ định cho tất cả người bệnh giai đoạn II – IV Phác đồ hóa trị chuẩn bao gồm kết hợp paclitaxel và carboplatin trong
6 – 8 chu kỳ Đối với các trường hợp tân hóa trị bổ trợ, đánh giá khả năng phẫu thuật và tiến hành phẫu thuật sau 3 – 4 chu kỳ điều trị.
1.11.3.3 Theo dõi người bệnh sau điều trị
Tại khoa Ung Bướu Phụ Khoa bệnh viện Từ Dũ, người bệnh UTODTNP sau khi lui bệnh hoàn toàn sẽ được xuất viện và theo dõi ngoại trú, đánh giá mỗi một tháng (6 lần), mỗi hai tháng (6 lần), mỗi ba tháng (6 lần), mỗi sáu tháng cho đến hết
5 năm đầu tiên từ khi xuất viện, sau đó mỗi một năm một lần Mỗi lần tái khám người bệnh sẽ được khám lâm sàng, siêu âm, đo CA 125 Khi có bất thường về lâm sàng hay cận lâm sàng thì sẽ được hội chẩn khoa, xem xét thực hiện thêm hình ảnh học chẩn đoán, nếu phát hiện tái phát sẽ được nhập viện điều trị.
1.11.4 Chẩn đoán ung thư ống dẫn trứng tái phát tại bệnh viện Từ Dũ
Tiêu chuẩn chẩn đoán ung thư ống dẫn trứng tái phát hiện nay đã được chỉnh sửa dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán ung thư buồng trứng tái phát Theo đó, các tiêu chuẩn chẩn đoán bao gồm:
• Người bệnh đã có kết quả GPB là UTODTNP, đã điều trị đáp ứng hoàn toàn, được xuất viện và,
• Trong thời gian theo dõi ngoại trú, có CA 125 tăng thỏa tiêu chuẩn Rustin hoặc khám lâm sàng, các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh nghi ngờ tái phát.
Tiêu chuẩn Rustin 71 được chấp nhận bởi hiệp hội ung thư phụ khoa quốc tế (International Gynecologic Cancer Society, IGCS) 70 trong chẩn đoán ung thư tái phát và được định nghĩa như sau: nồng độ CA 125 ≥ 2 lần giá trị trên của bình thường ít nhất trong 2 lần thử (cách nhau ít nhất 1 tuần) ở những người bệnh có CA 125 trước phẫu thuật bình thường hoặc tăng nhưng đã về bình thường.
Sau đó người bệnh có thể được phẫu thuật ngay hoặc người bệnh sẽ được hóa trị rồi phẫu thuật hoặc người bệnh chỉ được hóa trị Với những người bệnh được phẫu thuật sẽ dựa vào kết quả giải phẫu bệnh để có chẩn đoán cuối cùng Với những người bệnh chỉ hóa trị sẽ được theo dõi bằng khám lâm sàng kết hợp xét nghiệm siêu âm, cộng hưởng từ và các dấu ấn sinh học như CA 125 Nếu không đáp ứng tốt với hóa trị sẽ xem xét phẫu thuật lại Như vậy, nếu người bệnh UTODT tái phát có phẫu thuật lại thì tiêu chuẩn chẩn đoán là kết quả giải phẫu bệnh Nếu người bệnh UTODT tái phát không phẫu thuật lại thì tiêu chuẩn chẩn đoán là dựa vào tiêu chuẩn Rustin, khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh.
Tóm lại, cho đến hiện tại ở Việt Nam nói chung và bệnh viện Từ Dũ nói riêng hầu như không có nghiên cứu về UTODTNP Các số liệu, hướng dẫn chẩn đoán, lựa chọn điều trị, theo dõi chủ yếu xuất phát từ các nghiên cứu, khuyến cáo nước ngoài.Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, xác định tần suất tái phát và các yếu tố tiên lượng tái phát của người bệnh UTODTNP tại bệnh viện là cần thiết, nhằm cung cấp cho bác sĩ điều trị những dữ liệu chi tiết, thực tế về UTODTNP tại Việt Nam nói chung và bệnh viện Từ Dũ nói riêng Từ đó có thể giúp hỗ trợ trong quá trình tư vấn và quản lý người bệnh UTODTNP.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Người bệnh được chẩn đoán ung thư ống dẫn trứng nguyên phát.
Người bệnh ung thư ống dẫn trứng nguyên phát được điều trị tại khoa Ung Bướu Phụ Khoa bệnh viện Từ Dũ.
Người bệnh ung thư ống dẫn trứng nguyên phát được điều trị tại khoa Ung Bướu Phụ Khoa bệnh viện Từ Dũ từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/07/2022.
Người bệnh có kết quả giải phẫu bệnh là ung thư ống dẫn trứng nguyên phát tại bệnh viện Từ Dũ từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/07/2022.
• Phẫu thuật lần đầu tiên tại bệnh viện khác và không có đầy đủ thông tin về hồ sơ bệnh án trước phẫu thuật và tường trình phẫu thuật.
• Người bệnh từ chối điều trị hoặc không tuân thủ điều trị.
• Hồ sơ bệnh án không đầy đủ thông tin thu thập số liệu.
Cỡ mẫu
Áp dụng công thức theo tính cỡ mẫu của nghiên cứu sống còn:
Số ca tái phát tối thiểu ≥ 𝟐 (𝐙𝟏–
Trong đó: HR (Hazard ratio) là tỷ số nguy hại Chọn α = 0,05, β = 0,1.Hầu hết các nghiên cứu về yếu tố liên quan đến tái phát đều kết luận giai đoạn bệnh càng tăng thì nguy cơ tái phát sẽ tăng Vì vậy chúng tôi sẽ tính HR theo nguy cơ tái phát lên 6 lần so với giai đoạn I – II 44 Thay HR = 6 vào công thức trên, tính được n = 7 Vậy số ca tái phát n tối thiểu là 7.
Vì tỷ lệ tái phát chung khoảng 23,8 – 50% 9, 33, 51, 62, 63.
• Nếu tỷ lệ tái phát 23% thì N toàn bộ sẽ là 100x7/23 = 35.
• Nếu tỷ lệ tái phát 50% thì N toàn bộ sẽ là 100x7/50 = 14.
Như vậy cỡ mẫu cần lấy tối thiểu là 35 ca UTODTNP (cả tái phát và không tái phát), trong đó tối thiểu cần 7 ca UTODT tái phát.
Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 11 năm 2022 đến tháng 7 năm 2023.
Địa điểm nghiên cứu
Khoa Giải Phẫu Bệnh và khoa Ung Bướu Phụ Khoa bệnh viện Từ Dũ.
Chọn toàn bộ những ca có chẩn đoán là UTODTNP theo kết quả giải phẫu bệnh của người bệnh được phẫu thuật từ 31/07/2022 trở về trước cho đến khi đủ cỡ mẫu tối thiểu là 35 ca và có tối thiểu 7 ca tái phát.
Phương pháp tiến hành
Bước 1: Nghiên cứu dẫn đường (Pilot study)
Lấy thử 3 hồ sơ bệnh án để làm thử nghiên cứu dẫn đường nhằm chỉnh sửa lại thông số trong bảng thu thập số liệu cho phù hợp với thực tế hồ sơ bệnh án Thu nhận 3 hồ sơ bệnh án nghiên cứu dẫn đường vào nghiên cứu.
Bước 2: Lấy danh sách toàn bộ người bệnh UTODT tái phát
Qua hồ sơ ngoại trú, sổ báo cáo hàng tháng, sổ xuất nhập viện tại khoa Ung Bướu Phụ Khoa bắt đầu từ 31/07/2022 trở về trước, chúng tôi sẽ chọn toàn bộ những ca UTODT tái phát thỏa tiêu chuẩn nhận vào cho đến khi đủ mẫu (bao gồm tên người bệnh, năm nhập viện và số nhập viện) với mã ICD10 là C57.0
Bước 3: Lấy danh sách toàn bộ người bệnh được phẫu thuật với chẩn đoán giải phẫu bệnh là UTODTNP
Tại khoa Giải Phẫu Bệnh bệnh viện Từ Dũ, lấy danh sách người bệnh có tuổi, năm nhập viện và số nhập viện lần đầu, ngày và kết quả chẩn đoán giải phẫu bệnh) Từ danh sách đã có bao gồm tên, tuổi, năm nhập viện và số nhập viện lần đầu của những người bệnh này, chúng tôi sẽ lên khoa Ung Bướu Phụ Khoa, dựa vào hồ sơ ngoại trú, sổ theo dõi hàng tháng, sổ xuất nhập viện để lấy tất cả các số nhập viện sau đó của những người bệnh này Sau khi có được tất cả số nhập viện của từng người bệnh, nghiên cứu viên sẽ lập danh sách gồm số nhập viện theo từng năm để xuống kho lưu trữ trích lục hồ sơ Thông qua các hồ sơ này sẽ lọc các hồ sơ đủ tiêu chuẩn nhận mẫu và không nằm trong tiêu chuẩn loại trừ.
Bước 4: Thu thập số liệu
Thu thập số liệu theo bảng thu thập số liệu từ hồ sơ bệnh án của số nhập viện lần đầu và số nhập viện mới sau khi xuất viện và hồ sơ ngoại trú Bảng thu thập số liệu gồm những thông tin:
• Hành chính: tên, tuổi, PARA, số nhập viện, địa chỉ, nghề nghiệp, ngày nhập viện, ngày xuất viện.
• Đặc điểm lâm sàng: lý do đến khám, các triệu chứng lâm sàng khác, tình trạng kinh nguyệt, tiền căn ung thư, tiền căn gia đình có ung thư.
• Kết quả cận lâm sàng: siêu âm, cộng hưởng từ, hình ảnh học khác, CA
125, HE4, kết quả tầm soát tế bào học cổ tử cung, kết quả nạo sinh thiết tầng.
• Tường trình phẫu thuật: ngày phẫu thuật, đặc điểm đại thể của u, dịch ổ bụng, phương pháp phẫu thuật, đánh giá giai đoạn.
• Kết quả giải phẫu bệnh.
• Có hóa trị không, thời điểm hóa trị, phác đồ hóa trị, số chu kì.
• Theo dõi: đáp ứng điều trị, tái phát, thời gian sống còn chưa tái phát, tử vong, thời gian sống còn toàn bộ.
Nhập số liệu bằng Exel 365 và xử lý số liệu bằng phần mềm Stata 14.2
Bước 7: Phân tích số liệu
• Biến định lượng được mô tả bằng trung bình ± độ lệch chuẩn.
• Sống còn không bệnh, sống còn toàn bộ được tính theo phương pháp Kaplan–Meier, kiểm định đơn biến bằng phép kiểm Log–rank, kiểm định đa biến bằng hồi quy Cox Chọn p = 0,05 để xét ý nghĩa thống kê.
• Xây dựng mô hình Nomogram.
• Kết quả nghiên cứu trình bày dạng: bảng, biểu đồ, hình ảnh, mô tả.
Bước 8: Hoàn thành luận văn
Mô hình Nomogram
Mô hình dự đoán dựa trên mô hình hồi quy logistic được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong nghiên cứu lâm sàng Tuy nhiên, đôi khi do khoảng dao động giá trị của biến số lớn và hệ số lại nhỏ nên việc tính toán dựa trên phương trình của mô hình hồi quy logistic rất vất vả Do vậy tính ứng dụng trên thực tế lâm sàng chưa nhiều Biểu đồ Nomogram diễn giải kết quả hồi quy logistic sang dạng biểu đồ (Nomolog) sẽ giúp đơn giản hóa và dễ áp dụng trong thực hành lâm sàng. Nomolog được xây dựng với nguyên tắc cơ bản như sau:
1 Vẽ tất cả những điểm có thể cho mỗi giá trị 𝘢1xi của từng biến số X1…N
3 Tính xác suất có thể của sự kiện cần quan tâm theo công thức:
Trong đó, TP là tổng điểm = 𝘢1X1+𝘢2X2+…
Ví dụ: Mô hình hồi quy logistic có phương trình Y= –5,78 + 0,07*Tuổi + 0,04*Truyền dịch + 0,54*Giới = ln(p/(1–p) p = e Y /(1+e Y )
Khi đó sẽ có được mô hình Nomolog như sau:
Như vậy từ một phương trình hồi quy phức tạp có thể chuyển sang một mô hình cụ thể, trực quan và dễ ứng dụng trên lâm sàng 72
Tương tự như Nomolog là ứng dụng Nomogram cho hồi quy Logistic,Nomocox – biến thể của Nomolog, là Nomogram ứng dụng cho mô hình hồi quyCox Nomocox không chỉ giúp tư vấn người bệnh dễ hiểu hơn so với mô hình hồi quy Cox đa biến mà còn giúp người bệnh cũng như bác sĩ có thể chọn ra một hướng điều trị tốt nhất cho từng trường hợp cụ thể Trong nghiên cứu này, sau khi phân tích mô hình hồi quy Cox đa biến cho các yếu tố liên quan đến tái phát, chúng tôi tiếp tục chạy mô hình Nomocox với mục đích nhằm tạo ra một biểu đồ có khả năng tính nguy cơ tái phát cho từng người bệnh cụ thể tại một thời điểm xác định.
Định nghĩa biến số nghiên cứu
Bảng 2.1 Biến số trong nghiên cứu
Giá trị Cách thu thập
1 Tuổi lúc chẩn đoán Định lượng
Năm Hồ sơ bệnh án.
Tính bằng hiệu số giữa năm chẩn đoán và năm sinh.
2 Địa chỉ Nhị giá 0 TP HCM
Hồ sơ bệnh án thứ tự biến số biến số
4 Dân tộc Nhị giá 0 Kinh
6 Số lần sinh Thứ tự 0 0
Số lần sinh được tính bằng tổng số sanh con đủ tháng và thiếu tháng của chỉ số PARA
Hồ sơ bệnh án Tính bằng hiệu số giữa tuổi lúc nhập viện và tuổi mãn kinh (năm).
9 Tiền căn bản thân có ung thư
3 Ung thư nội mạc tử cung
10 Tiền căn gia đình có ung thư
3 Ung thư nội mạc tử cung
Hồ sơ bệnh án (kg/m 2 )
0 Ra huyết AĐ bất thường
1 Tiết dịch AĐ bất thường
Hồ sơ bệnh án thứ tự biến số biến số
3 Ra huyết/tiết dịch AĐ và đau bụng
Hồ sơ bệnh án Đặc điểm siêu âm
14 Biểu hiện khối u vùng chậu
15 Biểu hiện tổn thương ở nội mạc tử cung
17 Dấu hiệu nhận diện trực quan
1 Khối hình ống với cấu trúc nhú bên trong
2 Khối hình ống có phần đặc
3 Khối u đặc hình ống hoặc hình trứng
18 Kích thước u trên siêu âm Định lượng mm Hồ sơ bệnh án Đường kính lớn nhất của u.
19 Phân loại khối u theo IOTA
Hồ sơ bệnh án Đặc điểm cộng hưởng từ
20 Kích thước u trên cộng hưởng từ Định lượng mm Hồ sơ bệnh án Đường kính lớn nhất của u.
Hồ sơ bệnh án thứ tự biến số biến số
23 Tín hiệu mô đặc trên
24 Tín hiệu mô đặc trên
25 Mô đặc hạn chế khuếch tán
26 Bắt thuốc sau tiêm tương phản của mô đặc
27 Tính đồng nhất sau tiêm tương phản của mô đặc
Nhị giá 0 Không đồng nhất
28 Dịch bụng trên cộng hưởng từ
29 Di căn phúc mạc trên cộng hưởng từ
30 Xâm lấn xung quanh trên cộng hưởng từ
31 Hình ảnh ứ dịch ODT cùng bên
32 Hình ảnh ứ dịch buồng tử cung
Hồ sơ bệnh án thứ tự biến số biến số trên cộng hưởng từ
34 Di căn hạch cạnh ĐMC trên cộng hưởng từ
35 Kết luận cộng hưởng từ trước phẫu thuật
3 Nghĩ bệnh ODT lành tính
5 U hạ vị không rõ bản chất
36 Kết quả tế bào học cổ tử cung
2 Ung thư biểu mô tuyến
37 Kết quả sinh thiết tầng
2 Ung thư biểu mô tuyến
38 CA 125 trước phẫu thuật Định lượng
U/mL Hồ sơ bệnh án
39 HE4 trước phẫu thuật Định lượng pmol/L Hồ sơ bệnh án
40 Chẩn đoán trước phẫu thuật
0 Ung thư ống dẫn trứng
2 Ung thư nội mạc tử cung
Hồ sơ bệnh án thứ tự biến số biến số
1 Có tế bào ung thư
45 Vị trí u trong phẫu thuật
46 Kích thước u trong phẫu thuật Định lượng mm Hồ sơ bệnh án
47 Sự nguyên vẹn của u trong phẫu thuật
Nhị giá 0 Cắt tử cung và 2 phần phụ
49 Cắt lạnh Nhị giá 0 Không
52 Di căn hạch chậu trên GPB
54 Di căn hạch cạnh ĐMC trên
55 Cắt MNL Nhị giá 0 Không
58 Giải phẫu bệnh mô ruột thừa
59 Sinh thiết Nhị giá 0 Không Hồ sơ bệnh án thứ tự biến số biến số
60 Giải phẫu bệnh mô phúc mạc
Hồ sơ bệnh án Tối ưu được định nghĩa là tổng thể tích khối u còn sót lại sau phẫu thuật ≤ 1 cm.
62 Chẩn đoán trong phẫu thuật
63 Giai đoạn sau phẫu thuật
Hồ sơ bệnh án Phân giai đoạn theo FIGO 2009
Giải phẫu bệnh Đặc điểm đại thể
64 Vị trí ung thư trên mô giải phẫu bệnh
65 Phần đặc Nhị giá 0 Không
Hồ sơ bệnh án Đặc điểm vi thể
2 Ung thư không biệt hóa
67 Độ mô học Nhị giá 0 Độ mô học thấp
Hóa trị thứ tự biến số biến số
68 Hóa trị Nhị giá 0 Không
69 Số chu kì Thứ tự 0 < 6
71 Đáp ứng hoàn toàn sau điều trị
Hồ sơ bệnh án Đánh giá đáp ứng hoàn toàn theo tiêu chuẩn RECIST 1.1
71: Biến mất hoàn toàn các tổn thương đích, giảm đường kính các hạch di căn xuống ≤ 10 mm và
CA 125 nếu tăng trước điều trị phải trở về bình thường.
72 Tái phát Nhị giá 0 Không
Hồ sơ bệnh án Trình bày chi tiết ở phần diễn giải.
73 Tử vong Nhị giá 0 Không
Liên lạc người bệnh hoặc người nhà
74 Thời gian sống còn chưa tái phát
Liên tục Tháng Tính từ lúc người bệnh hoàn thành điều trị, có đáp ứng hoàn toàn đến khi tái phát hoặc kết thúc nghiên cứu hoặc bỏ theo dõi, hoặc tử vong.
75 Thời gian sống còn toàn bộ
Liên tục Tháng Tính từ lúc người bệnh hoàn thành điều trị, có đáp ứng hoàn toàn đến khi tử vong hoặc đến khi kết thúc nghiên cứu hoặc bỏ theo dõi.
❖ Tiêu chuẩn chẩn đoán ung thư ống dẫn trứng nguyên phát: Tại bệnh viện
Từ Dũ, UTODTNP được chẩn đoán xác định trên mô bệnh học theo tiêu chuẩn của Sedlis 36 , cụ thể:
• Phần lớn khối u xuất phát từ ống dẫn trứng, và
• Hình ảnh mô bệnh học xuất phát từ lớp biểu mô ống dẫn trứng, và
• Có sự hiện diện vùng chuyển tiếp giữa lớp biểu mô lành và ác tính, và
• Buồng trứng và nội mạc tử cung bình thường hoặc chứa ít khối u hơn so với ống dẫn trứng.
Chúng tôi ghi nhận biến số UTODTNP theo kết quả giải phẫu bệnh.
❖ Tiêu chuẩn chẩn đoán ung thư ống dẫn trứng tái phát: Tại khoa Ung
Bướu Phụ Khoa bệnh viện Từ Dũ, người bệnh được chẩn đoán là UTODT tái phát khi:
• Trước đó đã có phẫu thuật và có kết quả GPB là UTODTNP và,
• Đã điều trị, có đáp ứng hoàn toàn, được xuất viện và,
• Trong thời gian theo dõi ngoại trú sau xuất viện có: tăng CA 125 thỏa tiêu chuẩn của Rustin hoặc khám lâm sàng, các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh nghi ngờ tái phát.
Tiêu chuẩn Rustin 71 được chấp nhận bởi hiệp hội ung thư phụ khoa quốc tế (International Gynecologic Cancer Society, IGCS) 70 trong chẩn đoán ung thư tái phát và được định nghĩa như sau: nồng độ CA 125 ≥ 2 lần giá trị trên của bình thường ít nhất trong 2 lần thử (cách nhau ít nhất 1 tuần) ở những người bệnh có CA
125 trước phẫu thuật bình thường hoặc tăng nhưng đã về bình thường.
Bệnh nhân có thể trải qua phẫu thuật ngay hoặc hóa trị trước rồi mới phẫu thuật Nếu chỉ hóa trị, bệnh nhân sẽ được theo dõi bằng khám lâm sàng, siêu âm, cộng hưởng từ và xét nghiệm dấu ấn sinh học (như CA 125) Nếu không cải thiện sau hóa trị, bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật lại Nếu UTODT tái phát, bác sĩ sẽ tùy tình trạng bệnh để lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.
UTODTNP tái phát không phẫu thuật lại thì tiêu chuẩn chẩn đoán là dựa vào tiêu chuẩn Rustin, khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh Chúng tôi ghi nhận biến số
Sơ đồ thực hiện nghiên cứu
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ thực hiện nghiên cứu
Vai trò của người nghiên cứu
• Xây dựng bảng câu hỏi thu thập số liệu.
• Lấy danh sách người bệnh được chẩn đoán UTODTNP và tái phát theo
• Nghiên cứu thử 3 bệnh án để hoàn chỉnh bảng thu thập cho phù hợp và không bị thiếu thông tin.
• Truy lục toàn bộ các trường hợp UTODT từ 31/07/2022 trở về trước cho đến khi đủ mẫu.
• Thu thập các thông tin nghiên cứu dựa trên bảng thu thập số liệu cho tất cả những ca UTODT đã tìm được (bao gồm tái phát và không tái phát) Loại các bệnh án không đủ thông tin.
Bước 5 • Phân tích số liệu Xây dựng mô hình Nomogram.
Bước 6 • Hoàn tất luận văn.
• Lục hồ sơ bệnh án từ kho lưu trữ.
• Sàng lọc hồ sơ bệnh án đủ tiêu chuẩn chọn mẫu từ kho lưu trữ hồ sơ của bệnh viện.
• Ghi nhận đầy đủ thông tin vào bảng thu thập số liệu.
• Nhập, phân tích, xử lý số liệu.
• Đánh giá kết quả nghiên cứu.
• Viết luận văn hoàn chỉnh.
Y đức trong nghiên cứu
• Chúng tôi chỉ quan sát, ghi nhận các số liệu từ người bệnh và bệnh án chứ không thực hiện bất kỳ can thiệp gì trên người bệnh.
• Tất cả các thông tin cá nhân, bệnh tật của người bệnh được giữ kín, được mã hóa và chỉ được sử dụng duy nhất cho mục đích nghiên cứu khoa học.
• Toàn bộ quá trình nghiên cứu đã được chấp thuận về mặt y đức từ Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học bệnh viện Từ Dũ, giấy chấp thuận số 2223/HĐĐĐ–BVTD và quá trình thu thập số liệu được sự cho phép của Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp bệnh viện Từ Dũ.
Trong thời gian từ tháng 07/2022 trở về trước đến tháng 01/2015 có toàn bộ 65 trường hợp ung thư ống dẫn trứng và 8 trường hợp ung thư ống dẫn trứng tái phát được chẩn đoán, điều trị tại bệnh viện Từ Dũ Trong đó, có 2 trường hợp không tìm được hồ sơ, 1 trường hợp ung thư ống dẫn trứng giáp biên ác, và 6 trường hợp ung thư ống dẫn trứng thứ phát nên chúng tôi đã loại những trường hợp này ra khỏi nghiên cứu Hồ sơ của những trường hợp tái phát thì có đầy đủ, tuy nhiên có
9 trường hợp UTODTNP mất dấu Do vậy, chúng tôi chỉ chọn ra được 47 trường hợp với tổng số 114 hồ sơ đầy đủ để nghiên cứu.
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ kết quả nghiên cứu
Theo dõi 47 người bệnh đến tháng 03/2023
Bảng 3.1 Đặc điểm dịch tễ của dân số nghiên cứu Đặc điểm Số ca (N= 47) Tỷ lệ (%)
Tình trạng hôn nhân Độc thân 3 6,4 Đã lập gia đình 43 93,6
- Tuổi trung bình của 47 trường hợp UTODTNP là 53,1 ± 8,1, tuổi nhỏ nhất là 28, và tuổi lớn nhất là 72 Hầu hết người bệnh có tuổi lúc chẩn đoán từ 40 - 60 (74,5%).
- Về nghề nghiệp, trong nghiên cứu của chúng tôi nội trợ chiếm tỷ lệ cao nhất với 18 trường hợp (38,3%), kế đó là nông dân với 14 trường hợp
- Hầu hết người bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi đã lập gia đình (93,6%) Đa số có từ 1 – 2 con (57,4%), nhóm có từ 3 con trở lên chiếm 32%, và nhóm chưa sinh lần nào chỉ chiếm 10,6%.
- Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận trung bình BMI của người bệnh UTODTNP là 23,1 ± 3,4 kg/cm 2 , và đa số người bệnh trong nghiên cứu có BMI thuộc nhóm thừa cân hoặc béo phì (54,2%).
3.2 Đặc điểm chẩn đoán của nhóm đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.2 Đặc điểm lâm sàng của dân số nghiên cứu Đặc điểm Số ca (N= 47) Tỷ lệ (%)
Ra huyết âm đạo bất thường 23 48,9
Tiết dịch âm đạo bất thường 7 14,9 Đau bụng hạ vị 7 14,9
Tiền căn ung thư bản thân
Tiền căn ung thư gia đình
Ung thư cổ tử cung 1 2,1
Nhận xét: thường quy Ở nhóm có triệu chứng, ra huyết âm đạo bất thường là triệu chứng thường gặp nhất (48,9%), kế đó đau bụng hạ vị và tiết dịch âm đạo bất thường (14,9%).
- Khi thăm khám, đa số các trường hợp (74,5%) có thể sờ thấy được khối u Tam chứng Latzko chỉ ghi nhận ở 3 trường hợp (6,4%).
- Đa số người bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi đã mãn kinh (57,4%), và có thời gian mãn kinh dưới 10 năm (55,6%).
- Nghiên cứu ghi nhận không có người bệnh nào có tiền căn ung thư trước đó, và chỉ có 2 trường hợp (4,2%) trong gia đình có người mắc ung thư vú và ung thư buồng trứng.
3.2.2 Đặc điểm cận lâm sàng
Bảng 3.3 Đặc điểm siêu âm của dân số nghiên cứu Đặc điểm Số ca (N= 44) Tỷ lệ (%)
Vị trí khối u trên siêu âm
Bên phải 18 44,7 Đường kính lớn nhất của u
Khối hình ống với sự hiện của cấu trúc nhú
Khối hình ống với sự hiện của phần đặc
Phân loại khối u theo IOTA Đơn thùy 0 0 Đơn thùy đặc 7 14,9 Đa thùy 1 2,1 Đa thùy đặc 11 23,4 Đặc 21 44,7
- Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có 3 trường hợp người bệnh không có kết quả siêu âm trước phẫu thuật (6,3%) Trên 44 người bệnh còn lại, tất cả người bệnh (100%) có biểu hiện khối u ở vùng chậu và có 1 trường hợp đồng thời có biểu hiện tổn thương ở nội mạc tử cung (2,3%) trên siêu âm.
- Về vị trí khối u trên siêu âm, nghiên cứu ghi nhận có 4 trường hợp có u
2 bên, nhưng thực tế không có trường hợp UTODTNP 2 bên được ghi nhận trong nghiên cứu và đa số khối u nằm ở bên trái (55,3%).
- Về mặt kích thước, nghiên cứu ghi nhận trung bình đường kính lớn nhất của u trên siêu âm là 65,5 ± 5,3mm (dao động 28 – 153 mm) Khối u từ
50 – 100 mm chiếm hầu hết các trường hợp (68,2%), và chỉ có 3 trường hợp khối u lớn hơn 100 mm (6,8%).
- Dấu hiệu nhận diện trực quan trên siêu âm của UTODTNP chỉ hiện diện trong 7 trường hợp (15,9%), trong đó dấu hiệu khối hình ống với sự hiện của phần đặc là dấu hiệu thường gặp nhất (9,1%).
- Về phân loại khối u trên siêu âm theo IOTA, nghiên cứu ghi nhận hầu hết các khối u đều có phần đặc, trong đó dạng gặp nhiều nhất là khối u đặc với 21 ca (44,7%), kế đến u đa thùy đặc với 11 ca (23,4%) và u đơn thùy đặc với 7 ca (14,9%) Các trường hợp phân loại khác gồm siêu âm trước phẫu thuật nghĩ nhiều đến áp xe phần phụ (2 ca), hay u hạ vị chưa rõ bản chất (2 ca).
3.2.2.2 Đặc điểm cộng hường từ Đặc điểm Số ca (N= 40) Tỷ lệ (%) Khối u ở vùng chậu
Khối u có dạng hình ống
Nang hoàn toàn 3 7,5 Đặc và nang 20 50,0
Tín hiệu mô đặc trên T1W N = 34
Tín hiệu mô đặc trên T2W N = 34
Mô đặc hạn chế khuếch tán N = 19
Mô đặc bắt thuốc tương phản N = 37
Mô đặc bắt thuốc đồng nhất N = 16
Không đồng nhất 1 6,2 Đồng nhất 15 93,8
Di căn hạch cạnh ĐMC
Kết luận cộng hưởng từ
Nghĩ ung thư buồng trứng 11 27,5
Nghĩ bệnh lý ODT lành tính 2 5,0
Không xác định bản chất 1 2,5
- Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có 7 trường hợp người bệnh không có thực hiện cộng hưởng từ trước phẫu thuật (14,9%) Trên 40 người bệnh UTODTNP còn lại, tất cả người bệnh (100%) có biểu hiện khối u ở vùng chậu và có 1 trường hợp có đồng thời biểu hiện tổn thương ở nội mạc tử cung (2,5%) trên cộng hưởng từ.
- Đa số khối u có dạng hình ống (62,5%) Hầu hết các khối u là u đặc hoặc có sự hiện của phần đặc (92,5%) Chỉ có 3 trường hợp không có sự hiện diện của phần đặc (7,5%).
- Đối với các khối u đặc hoặc có phần đặc, hầu hết phần đặc có tín hiệu thấp trên T1W (94,1%), tín hiệu trên trung gian hoặc cao trên T2W (82,4%) Tất cả các khối u được mô tả đều hạn chế khuếch tán và bắt thuốc tương phản sau tiêm (100%).
- Di căn hạch chậu trên cộng hưởng từ tương đối phổ biến với tỉ lệ 17,5%, tỉ lệ di căn hạch chủ trên cộng hưởng từ là 5,0% Xâm lấn phúc mạc và dịch ổ bụng cũng tương đối phổ biến trên cộng hưởng từ với tỉ lệ lần lượt là 17,5% và 17,0%. các chẩn đoán lầm của cộng hưởng từ thì ung thư buồng trứng là chẩn đoán lầm thường gặp nhất (27,5%)
Trong một nghiên cứu trên 40 bệnh nhân được chẩn đoán u buồng trứng lành tính hoặc bệnh lý ống dẫn trứng lành tính, 10 trường hợp (10,0%) được chẩn đoán nhầm Trong số các trường hợp chẩn đoán nhầm, có 3 trường hợp không có thành phần khối u rắn, bao gồm 1 trường hợp chẩn đoán nhầm là cổ trướng ống dẫn trứng, 1 trường hợp áp xe phụ khoa và 1 trường hợp lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng Ngoài ra, có 1 trường hợp khối u rắn có tín hiệu thấp trên cả T1 và T2, hấp thu thuốc tương phản, được chẩn đoán nhầm là nang lạc nội mạc tử cung có phản ứng màng rụng ở buồng trứng.
3.2.2.3 Đặc điểm dấu ấn sinh học trước phẫu thuật
Bảng 3.5 Đặc điểm dấu ấn sinh học theo giai đoạn bệnh Đặc điểm Số ca (NG) Tỷ lệ (%)
- Trong 47 bệnh nhân UTODTNP có đến 46,8% bệnh nhân không tăng giá trị CA125 trước phẫu thuật
- Trong 43 bệnh nhân được định lượng HE4, có 65,1% bệnh nhân không tăng giá trị HE4 trước phẫu thuật
3.2.2.4 Đặc điểm cận lâm sàng khác
Bảng 3.6 Đặc điểm kết quả tầm soát tế bào học CTC và sinh thiết tầng Đặc điểm Số ca (N) Tỷ lệ (%)
Tế bào học cổ tử cung N = 37
Kết quả sinh thiết tầng N = 24
Ung thư nội mạc tử cung 1 4,2
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm chẩn đoán
Bảng 3.2 Đặc điểm lâm sàng của dân số nghiên cứu Đặc điểm Số ca (N= 47) Tỷ lệ (%)
Ra huyết âm đạo bất thường 23 48,9
Tiết dịch âm đạo bất thường 7 14,9 Đau bụng hạ vị 7 14,9
Tiền căn ung thư bản thân
Tiền căn ung thư gia đình
Ung thư cổ tử cung 1 2,1
Nhận xét: thường quy Ở nhóm có triệu chứng, ra huyết âm đạo bất thường là triệu chứng thường gặp nhất (48,9%), kế đó đau bụng hạ vị và tiết dịch âm đạo bất thường (14,9%).
- Khi thăm khám, đa số các trường hợp (74,5%) có thể sờ thấy được khối u Tam chứng Latzko chỉ ghi nhận ở 3 trường hợp (6,4%).
- Đa số người bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi đã mãn kinh (57,4%), và có thời gian mãn kinh dưới 10 năm (55,6%).
- Nghiên cứu ghi nhận không có người bệnh nào có tiền căn ung thư trước đó, và chỉ có 2 trường hợp (4,2%) trong gia đình có người mắc ung thư vú và ung thư buồng trứng.
3.2.2 Đặc điểm cận lâm sàng
Bảng 3.3 Đặc điểm siêu âm của dân số nghiên cứu Đặc điểm Số ca (N= 44) Tỷ lệ (%)
Vị trí khối u trên siêu âm
Bên phải 18 44,7 Đường kính lớn nhất của u
Khối hình ống với sự hiện của cấu trúc nhú
Khối hình ống với sự hiện của phần đặc
Phân loại khối u theo IOTA Đơn thùy 0 0 Đơn thùy đặc 7 14,9 Đa thùy 1 2,1 Đa thùy đặc 11 23,4 Đặc 21 44,7
- Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có 3 trường hợp người bệnh không có kết quả siêu âm trước phẫu thuật (6,3%) Trên 44 người bệnh còn lại, tất cả người bệnh (100%) có biểu hiện khối u ở vùng chậu và có 1 trường hợp đồng thời có biểu hiện tổn thương ở nội mạc tử cung (2,3%) trên siêu âm.
- Về vị trí khối u trên siêu âm, nghiên cứu ghi nhận có 4 trường hợp có u
2 bên, nhưng thực tế không có trường hợp UTODTNP 2 bên được ghi nhận trong nghiên cứu và đa số khối u nằm ở bên trái (55,3%).
- Về mặt kích thước, nghiên cứu ghi nhận trung bình đường kính lớn nhất của u trên siêu âm là 65,5 ± 5,3mm (dao động 28 – 153 mm) Khối u từ
50 – 100 mm chiếm hầu hết các trường hợp (68,2%), và chỉ có 3 trường hợp khối u lớn hơn 100 mm (6,8%).
- Dấu hiệu nhận diện trực quan trên siêu âm của UTODTNP chỉ hiện diện trong 7 trường hợp (15,9%), trong đó dấu hiệu khối hình ống với sự hiện của phần đặc là dấu hiệu thường gặp nhất (9,1%).
- Về phân loại khối u trên siêu âm theo IOTA, nghiên cứu ghi nhận hầu hết các khối u đều có phần đặc, trong đó dạng gặp nhiều nhất là khối u đặc với 21 ca (44,7%), kế đến u đa thùy đặc với 11 ca (23,4%) và u đơn thùy đặc với 7 ca (14,9%) Các trường hợp phân loại khác gồm siêu âm trước phẫu thuật nghĩ nhiều đến áp xe phần phụ (2 ca), hay u hạ vị chưa rõ bản chất (2 ca).
3.2.2.2 Đặc điểm cộng hường từ Đặc điểm Số ca (N= 40) Tỷ lệ (%) Khối u ở vùng chậu
Khối u có dạng hình ống
Nang hoàn toàn 3 7,5 Đặc và nang 20 50,0
Tín hiệu mô đặc trên T1W N = 34
Tín hiệu mô đặc trên T2W N = 34
Mô đặc hạn chế khuếch tán N = 19
Mô đặc bắt thuốc tương phản N = 37
Mô đặc bắt thuốc đồng nhất N = 16
Không đồng nhất 1 6,2 Đồng nhất 15 93,8
Di căn hạch cạnh ĐMC
Kết luận cộng hưởng từ
Nghĩ ung thư buồng trứng 11 27,5
Nghĩ bệnh lý ODT lành tính 2 5,0
Không xác định bản chất 1 2,5
- Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có 7 trường hợp người bệnh không có thực hiện cộng hưởng từ trước phẫu thuật (14,9%) Trên 40 người bệnh UTODTNP còn lại, tất cả người bệnh (100%) có biểu hiện khối u ở vùng chậu và có 1 trường hợp có đồng thời biểu hiện tổn thương ở nội mạc tử cung (2,5%) trên cộng hưởng từ.
- Đa số khối u có dạng hình ống (62,5%) Hầu hết các khối u là u đặc hoặc có sự hiện của phần đặc (92,5%) Chỉ có 3 trường hợp không có sự hiện diện của phần đặc (7,5%).
Các khối u đặc hoặc có phần đặc thường thể hiện cường độ tín hiệu thấp trên ảnh T1W (94,1%), trong khi cường độ tín hiệu trung bình đến cao trên ảnh T2W (82,4%) Một đặc điểm chung là tất cả các khối u được mô tả đều có khuếch tán hạn chế và tăng bắt thuốc tương phản sau khi tiêm (100%).
Di căn hạch chậu trên và chủ trên được phát hiện tương đối phổ biến trên cộng hưởng từ với tỉ lệ lần lượt là 17,5% và 5,0% Sự xâm lấn phúc mạc và dịch ổ bụng cũng thường gặp, chiếm tỉ lệ 17,5% và 17,0% Tuy nhiên, cần lưu ý rằng cộng hưởng từ có thể dẫn đến chẩn đoán lầm, trong đó ung thư buồng trứng là chẩn đoán nhầm thường gặp nhất với tỉ lệ lên đến 27,5%.
- Có 4 trường hợp được chẩn đoán là u buồng trứng lành tính hoặc bệnh lý ống dẫn trứng lành tính (10,0%) Chẩn đoán lầm gặp trong cả 3 khối u không có sự hiện diện của phần đặc, với 1 trường hợp được chẩn đoán là ứ dịch ống dẫn trứng, 1 áp xe phần phụ và 1 u lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng Có 1 trường hợp khối u với phần đặc có đặc điểm có tín hiệu thấp trên cả T1 và T2, bắt thuốc tương phản được chẩn đoán là nang lạc nội mạc có phản ứng màng rụng ở buồng trứng
3.2.2.3 Đặc điểm dấu ấn sinh học trước phẫu thuật
Bảng 3.5 Đặc điểm dấu ấn sinh học theo giai đoạn bệnh Đặc điểm Số ca (NG) Tỷ lệ (%)
- Trong 47 bệnh nhân UTODTNP có đến 46,8% bệnh nhân không tăng giá trị CA125 trước phẫu thuật
- Trong 43 bệnh nhân được định lượng HE4, có 65,1% bệnh nhân không tăng giá trị HE4 trước phẫu thuật
3.2.2.4 Đặc điểm cận lâm sàng khác
Bảng 3.6 Đặc điểm kết quả tầm soát tế bào học CTC và sinh thiết tầng Đặc điểm Số ca (N) Tỷ lệ (%)
Tế bào học cổ tử cung N = 37
Kết quả sinh thiết tầng N = 24
Ung thư nội mạc tử cung 1 4,2
- Trên các đối tượng được thực hiện, không có trường hợp nào có bất thường kết quả tầm soát tế bào học cổ tử cung và có 1 trường hợp (4,2%) có kết quả sinh thiết tầng trước phẫu thuật là ung thư nội mạc tử cung
3.2.3 Chẩn đoán trước phẫu thuật
Bảng 3.7 Đặc điểm chẩn đoán trước phẫu thuật của dân số nghiên cứu
Chẩn đoán trước phẫu thuật Số ca (N= 47) Tỷ lệ (%)
Ung thư ống dẫn trứng 23 48,9
Ung thư nội mạc tử cung 1 2,1
U phần phụ nghi ung thư 2 4,2
U phần phụ nghĩ lành tính 2 4,2 Áp xe phần phụ 2 4,2
- Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận hầu hết người bệnh UTODTNP đều bị chẩn đoán lầm trước phẫu thuật (51,1%), trong đó người bệnh UTODTNP thường được chẩn đoán lầm là ung thư buồng trứng trước phẫu thuật (36,4%)
Ngoài các bệnh lý ác tính, nhóm nghiên cứu còn xác định được 4 trường hợp bệnh lý lành tính vùng chậu (chiếm 8,4%) Trong số này, 2 trường hợp được chẩn đoán là áp xe phần phụ và 2 trường hợp được chẩn đoán là u phần phụ lành tính.
3.2.4 Chẩn đoán trong phẫu thuật
Bảng 3.8 Đặc điểm chẩn đoán trong phẫu thuật của dân số nghiên cứu
Chẩn đoán trong phẫu thuật Số ca (N= 47) Tỷ lệ (%)
Ung thư ống dẫn trứng 35 74,5
Ung thư nội mạc tử cung 1 2,1 Áp xe phần phụ 2 4,3 Ứ dịch ODT
- Tỉ lệ chẩn đoán lầm trong phẫu thuật của người bệnh UTODTNP là 25,5%, trong đó ung thư buồng trứng là chẩn đoán lầm thường gặp nhất
- Có 5 trường hợp người bệnh UTODTNP được chẩn đoán là các bệnh lý lành tính của vùng chậu (10,7%), với 3 trường hợp người bệnh được chẩn đoán là ứ dịch ODT, và 2 trường hợp được chẩn đoán là áp xe phần phụ trong phẫu thuật.
Đặc điểm điều trị
Bảng 3.9 Đặc điểm phương pháp điều trị của dân số nghiên cứu
Phương pháp điều trị Số ca (N= 47) Tỷ lệ (%)
- Tất cả 47 người bệnh UTODTNP trong nghiên cứu đều được điều trị phẫu thuật (100%)
- Hầu hết người bệnh được điều trị hóa trị bổ trợ (97,9%), chỉ có 1 trường hợp người bệnh không điều trị hóa trị bổ trợ
3.3.2.1 Cách tiếp cận phẫu thuật
Bảng 3.10 Đặc điểm cách tiếp cận phẫu thuật của đối tượng nghiên cứu
Cách tiếp cận phẫu thuật Số ca (N= 47) Tỷ lệ (%)
- Hầu hết người bệnh đều được phẫu thuật một thì với phẫu thuật hở (80,8%) Nội soi thám sát chuyển mổ hở trong 6 trường hợp (12,8%), trong đó chuyển mổ hở vì đại thể nghi ngờ hoặc kết quả cắt lạnh là ung thư trong 5 trường hợp và 1 trường hợp được chẩn đoán là ứ dịch ống dẫn trứng chuyển mổ hở vì dính Ngoài ra có 3 trường hợp phẫu thuật
3.3.2.2 Đặc điểm đại thể khi phẫu thuật
Bảng 3.11 Đặc điểm đại thể khi phẫu thuật của đối tượng nghiên cứu
- Quan sát trong phẫu thuật, nghiên cứu ghi nhận chỉ có 14 trường hợp người bệnh có dịch ổ bụng (29,8%)
- Về mặt kích thước, nghiên cứu ghi nhận trung bình đường kính lớn nhất của u trong phẫu thuật là 63,6 ± 20,6 mm (dao động 20 – 120 mm) Khối u từ 50 – 99 mm chiếm hầu hết các trường hợp (74,5%), và chỉ có 3 trường hợp khối u lớn hơn 100 mm (6,4%)
- Về sự nguyên vẹn của khối u trong phẫu thuật, nghiên cứu ghi nhận có
5 trường hợp khối u vỡ tự nhiên hoặc do thao tác trong phẫu thuật (10,6%)
- Về thành phần bên trong u, hầu hết khối u có phần đặc trên đại thể (95,7%) Chỉ có 2 trường hợp là không có phần đặc (4,3%) Đặc điểm đại thể Số ca (N= 47) Tỷ lệ (%)
Vị trí u trong phẫu thuật
Sự nguyên vẹn của khối u
Sự hiện diện phần đặc
Hình 3.1 Hình ảnh đại thể UTODTNP được phẫu thuật tại bệnh viện Từ Dũ
Hình ảnh được chụp trực tiếp bởi chúng tôi
Hình A Khối ung thư ở đoạn xa ODT bên phải
Hình B U chứa phần đặc trên mặt cắt dọc
Bảng 3.12 Đặc điểm cắt lạnh của đối tượng nghiên cứu
Kết quả cắt lạnh Số ca (N= 2) Tỷ lệ (%)
- Cắt lạnh chỉ được thực hiện ở 2 trường hợp (4,3%), và kết quả cắt lạnh trả lời là ác tính trong cả 2 trường hợp (100%)
Bảng 3.13 Đặc điểm phương pháp phẫu thuật của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm phẫu thuật Số ca (N= 47) Tỷ lệ (%)
Cắt tử cung + 2 phần phụ 47 100
- Về đánh giá giai đoạn, tất cả người bệnh được phẫu thuật cắt tử cung và phần phụ hai bên, kết hợp với lấy dịch rửa ổ bụng: 36,2% trường hợp, cắt mạc nối lớn: 93,6% trường hợp; sinh thiết phúc mạc: 61,7% trường hợp; nạo hạch chậu: 10,6% trường hợp; nạo hạch cạnh động mạch chủ: 4,3% trường hợp, cắt ruột thừa: 2,1% trường hợp
- Phẫu thuật giảm khối đạt được tối ưu trong hầu hết người bệnh (87,2%)
3.3.3 Đặc điểm giải phẫu bệnh
Bảng 3.14 Đặc điểm giải phẫu bệnh của đối tượng nghiên cứu
Không tối ưu 6 12,8 Đặc điểm giải phẫu bệnh Số ca (NG) Tỷ lệ (%)
Ung thư dạng tế bào nội mạc 27 57,4
Ung thư không biệt hóa 6 12,8
Carcinosarcoma 1 2,1 Độ mô học N = 47 Độ mô học thấp 2 4,3 Độ mô học cao 45 95,7
Kết quả dịch rửa ổ bụng N = 17 Âm tính 16 94,1
- Tất cả khối u ở một bên ống dẫn trứng và đa số nằm ở bên trái (61,6%)
- Về loại mô học, ung thư dạng nội mạc tử cung là dạng thường gặp nhất (57,4%), kế tiếp là ung thư dịch trong (27,7%), ung thư không biệt hóa (12,8%) và 1 trường hợp hiếm gặp là carcinosarcoma (2,1%) Hầu hết là ung thư có độ mô học cao (95,7%)
Tỷ lệ bệnh nhân mắc ung thư biểu mô đại tràng trực tràng có dịch ổ bụng dương tính là 1% Trong số những trường hợp dương tính với dịch rửa ổ bụng, tỷ lệ ung thư di căn đến mạc nối lớn là 5,9%, tỷ lệ di căn đến mô phúc mạc là 9,7%, trong khi tỷ lệ di căn đến hạch bạch huyết là 50%.
3.3.4 Giai đoạn sau phẫu thuật
Bảng 3.15 Đặc điểm giai đoạn bệnh của đối tượng nghiên cứu
Giai đoạn bệnh Số ca (NG) Tỷ lệ (%)
- Tỉ lệ giai đoạn I là 57,5%, giai đoạn II là 29,9%, và giai đoạn III là 12,6% Không có trường hợp nào ở giai đoạn IV
Bảng 3.16 Đặc điểm hóa trị của dân số nghiên cứu
Phần lớn bệnh nhân đã được điều trị hóa trị bổ trợ (97,9%), chỉ có 1 trường hợp bệnh nhân ở giai đoạn IA, ung thư dịch trong, độ mô học thấp không được điều trị hóa trị bổ trợ.
- Về số chu kì hóa trị, đa số người bệnh được hóa trị 6 chu kì (67,4%), và 30,4% người bệnh được hóa trị 8 chu kỳ Có 1 trường hợp người bệnh chỉ hóa trị được 5 chu kỳ và ngưng hóa trị vì đại dịch Covid–19
- Về phác đồ hóa trị, hóa trị với Paclitaxel – Carboplatin được sử dụng cho hầu hết người bệnh (97,8%), chỉ có 1 trường hợp người bệnh dị ứng với Paclitaxel khi hóa trị được 2 chu kỳ và được chuyển sang phác đồ Gemcitabine – Carboplatin.
Kết quả điều trị
Nghiên cứu theo dõi 47 người bệnh UTODTNP với thời gian theo dõi trung vị là 40 tháng, thời gian theo dõi ngắn nhất là 7 tháng và dài nhất là 96 tháng, ghi nhận có 8 ca tái phát Tần suất tái phát chung là 17,0% (KTC 95% 8,5 – 30,9%) Chúng tôi phân tích sống còn theo phương pháp Kaplan – Meier Đặc điểm hóa trị Số ca (NG) Tỷ lệ (%)
Số chu kỳ hóa trị
Bảng 3.17 Tần suất tái phát theo thời gian
- Nghiên cứu chúng tôi ghi nhận tần suất tái phát của người bệnh UTODTNP tại thời điểm 12 tháng là 4,4% (KTC 95% 1,12 – 16,45), 24 tháng là 9,1% (KTC 95% 3,52 – 22,5), 36 tháng là 14,9% (KTC 95% 6,92 – 30,41), 48 tháng là 19,3% (KTC 95% 9,35 – 37,24) và 60 tháng là 25,7% (KTC 95% 12,68 – 47,88)
Biểu đồ 3.1 Tần suất tái phát theo thời gian
- Biểu đồ cho thấy 25,7% các người bệnh UTODTNP trong nghiên cứu tái phát trong vòng 60 tháng
3.4.2 Yếu tố tiên lượng ung thư ống dẫn trứng tái phát
Trong phân tích sống còn của nghiên cứu này, ngoài việc quan tâm đến tái
Thời gian theo dõi (tháng)
Tái phát (n =8) Thời gian Tần suất (%) KTC 95%
Nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy Cox đơn biến và đa biến để xác định các yếu tố liên quan đến nguy cơ tái phát ung thư vú Các biến số được phân nhóm thành các nhóm ý nghĩa lâm sàng để thuận tiện cho việc so sánh với các nghiên cứu trước đó Cụ thể, tuổi được phân nhóm thành ≥ 60 tuổi và < 60 tuổi; thời gian mãn kinh thành ≥ 10 năm và < 10 năm (bao gồm cả chưa mãn kinh); giai đoạn thành I-II và ≥ III; loại mô học thành ung thư dịch trong, ung thư dạng tế bào nội mạc và dạng khác.
3.4.2.1 Phân tích hồi quy đơn biến mối liên quan giữa các yếu tố với tái phát
Bảng 3.18 Phân tích đơn biến mối liên quan giữa các yếu tố với tái phát
Thời gian nguy cơ (tháng)
Bên trái 1307 24 (82,8) 5 (17,2) 1 tiên lượng nguy cơ
Không tối ưu 199 2 (33,3%) 4 (66,7%) 7,48 1,85 – 30,13 0,005 Loại mô học
Dạng tế bào nội mạc 1332 22 (81,4%) 5 (18,6%) 1,22 0,14 – 10,90 0,858 Dạng khác 234 5 (71,4%) 2 (28,6%) 2,97 0,27 – 33,10 0,376
Số chu kỳ hóa trị
8 799 11 (78,6%) 3 (21,4%) 0,79 0,18 – 3,56 0,762 p*: hồi quy Cox đơn biến, HR:Hazard ratio
- Người bệnh UTODTNP từ giai đoạn III trở lên có nguy cơ tái phát cao gấp 6,64 lần so với người bệnh giai đoạn I – II Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
- Người bệnh UTODTNP được phẫu thuật giảm khối không tối ưu có nguy cơ tái phát cao gấp 7,48 lần so với người bệnh được phẫu thuật giảm khối tối ưu Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
- Người bệnh UTODTNP có giá trị CA 125 ≥ 35 U/mL trước phẫu thuật
U/mL trước phẫu thuật Tuy nhiên, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p > 0,05
- Không có sự khác biệt có ý nghĩa về nguy cơ tái phát giữa các các yếu tố còn lại
3.4.2.2 Phân tích hồi quy đa biến mối liên quan giữa các yếu tố với tái phát Để kiểm soát các yếu tố gây nhiễu và đồng tác, chúng tôi đưa các biến số có p < 0,25 trong phân tích đơn biến vào mô hình hồi quy đa biến Có 4 yếu tố là giá trị CA 125 trước phẫu thuật, sự nguyên vẹn của khối u, phẫu thuật giảm khối và giai đoạn bệnh được đưa vào phân tích đa biến
Bảng 3.19 Phân tích đa biến mối liên quan giữa các yếu tố với tái phát
Thời gian nguy cơ (tháng)
Không tối ưu 199 2 (33,3%) 4 (66,7%) 7,52 1,47 – 38,49 0,015 Giai đoạn bệnh
≥ III 162 3 (50%) 3 (50%) 6,61 1,18 – 36,93 0,031 p**: hồi quy Cox đa biến, HR:Hazard ratio
- Người bệnh UTODTNP có CA ≥ 35 U/mL trước phẫu thuật có nguy cơ tái phát cao gấp 36,9 lần so với người bệnh có CA < 35 U/mL trước phẫu thuật Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Bệnh nhân U não thực thể thần kinh đệm (UTODTNP) không được phẫu thuật giảm khối tối ưu có nguy cơ tái phát cao gấp 7,52 lần so với bệnh nhân được phẫu thuật giảm khối tối ưu (p < 0,05) Ngoài ra, bệnh nhân không được phẫu thuật tối ưu có nguy cơ tái phát cao gấp 6,61 lần so với bệnh nhân ở giai đoạn I-II (p < 0,05).
- Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nguy cơ tái phát giữa các các yếu tố còn lại
3.4.3 So sánh thời gian sống còn không bệnh giữa các nhóm
Các biểu đồ sau được vẽ dựa trên hàm số sống còn không bệnh theo thời gian Hàm số sống còn không bệnh tại một thời điểm t nào đó là xác suất đối tượng nghiên cứu không xảy ra sự kiện (tái phát) tại thời điểm t Sau đó, chúng tôi dùng phép kiểm Log-rank để xem sự khác biệt về thời gian sống chưa tái phát giữa các nhóm có khác biệt có ý nghĩa thống kê hay không Chúng tôi chỉ vẽ biểu đồ về thời gian sống còn chưa tái phát cho các yếu tố liên quan tái phát có ý nghĩa thống kê trong mô hình hồi quy Cox đa biến
3.4.3.1 Sống còn không bệnh theo CA 125
Biểu đồ 3.2 Xác suất sống còn chưa tái phát theo nhóm CA 125
Thời gian theo dõi (tháng)
X á c su ấ t số n g cò n ch ư a t ái p há t
- Thời gian sống còn chưa tái phát ở nhóm người bệnh có CA 125 < 35 U/mL trước điều trị nhiều hơn so với nhóm người bệnh có CA 125 ≥ 35 U/mL, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, p < 0,05 (phép kiểm Log– rank)
- Ví dụ, nhìn vào biểu đồ ta thấy có đến 84,6% người bệnh sống mà chưa tái phát tại thời điểm 60 tháng ở nhóm có CA 125 < 35 U/mL trước điều trị Trong khi đó chỉ còn 65,1% người bệnh UTODTNP sống mà chưa tái phát nhóm có CA 125 ≥ 35 U/mL trước điều trị
3.4.3.2 Sống còn không bệnh theo phẫu thuật giảm khối tối ưu
Biểu đồ 3.3 Xác suất sống còn chưa tái phát theo nhóm phẫu thuật giảm khối
- Thời gian sống còn chưa tái phát ở nhóm người bệnh được phẫu thuật giảm khối tối ưu nhiều hơn so với nhóm người bệnh được phẫu thuật giảm khối nhưng không đạt được tối ưu, sự khác biệt này có ý nghĩa
Thời gian theo dõi (tháng) Phẫu thuật giảm khối tối ưu Phẫu thuật giảm khối không tối ưu
X á c su ấ t số n g cò n ch ư a t ái p há t bệnh UTODTNP được phẫu thuật giảm khối tối ưu có đến 86% người bệnh sống mà chưa tái phát Trong khi đó chỉ còn 25% người bệnh UTODTNP sống mà chưa tái phát nhóm được phẫu thuật giảm khối nhưng không đạt được tối ưu
3.4.3.3 Sống còn không bệnh theo giai đoạn bệnh
Biểu đồ 3.4 Xác suất sống chưa tái phát theo nhóm giai đoạn bệnh
- Thời gian sống còn chưa tái phát ở nhóm người bệnh giai đoạn I – II nhiều hơn so với nhóm người bệnh từ giai đoạn III trở lên, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, p < 0,05 (phép kiểm Log–rank)
Quan sát biểu đồ ta thấy, ở nhóm người bệnh UTODTNP giai đoạn I - II có tỷ lệ sống sót mà chưa tái phát lên đến 81% ở thời điểm 60 tháng Ngược lại, 100% người bệnh UTODTNP giai đoạn III trở lên đều tái phát.
Thời gian theo dõi (tháng) Giai đoạn: I - II Giai đoạn: ≥ III
X á c su ấ t số n g cò n ch ư a t ái p há t
BÀN LUẬN
Bàn luận về đặc điểm dịch tễ và tiền căn
Tuổi trong ung thư phụ khoa là một yếu tố rất quan trọng, có thể ảnh hưởng đến chẩn đoán, tư vấn hướng điều trị, và tiên lượng bệnh Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tuổi trung bình của 47 người bệnh UTODTNP là 53,1 ± 8,1 tuổi, người bệnh có tuổi nhỏ nhất là 28 tuổi và lớn nhất là 72 tuổi Tại Việt Nam hiện tại hầu như không có nghiên cứu về UTODTNP Khi so sánh với các nghiên cứu gần đây trên thế giới (bảng 4.1), tuổi bệnh nhân lúc chẩn đoán trong nghiên cứu của chúng tôi có kết quả tương tự với nghiên cứu Sumtsov (2021) với tuổi trung bình, tuổi nhỏ nhất và lớn nhất là 54,5 ± 4,9 (34 – 78 tuổi) 73 , Liu (2015) với 54,5 (25 – 82 tuổi) 44 , Akkaya (2018) với 55,0 (30 – 72 tuổi) 68 , Gungorduk (2015) với 56,9 (32 – 81 tuổi) 74 Tuy nhiên, tuổi lúc chẩn đoán trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với Sun (2019) với 60,0 (43 – 85) tuổi 75 , Li (2021) với 60,6 ± 10,8 (39 –
82 tuổi) 66 và Borghese (2022) với 61,0 ± 10 (36 – 85 tuổi) 76
Về nhóm tuổi thường gặp của người bệnh UTODTNP, nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận nhóm tuổi thường gặp nhất của người bệnh UTODTNP là 40 –
60 tuổi (74,4%) Nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên chỉ chiếm 21,3% dân số nghiên cứu Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Sumtsov (2021) với tỉ lệ người bệnh từ 45 – 65 tuổi chiếm 65% 73 Tuy nhiên, tỉ lệ người bệnh từ 60 tuổi trở lên trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với hầu hết các nghiên cứu khác như nghiên cứu của Ma (2021) với 42,1% 10 , Akkaya (2018) với 52,6% 68 , Li (2021) với 50% tộc và khác biệt về cỡ mẫu giữa các nghiên cứu
Bảng 4.1 So sánh tuổi lúc chẩn đoán của một số nghiên cứu UTODTNP gần đây
(năm) Cỡ mẫu Tuổi trung bình
(tuổi nhỏ nhất – lớn nhất) Tuổi ≥ 60 (%)
Tóm lại, nghiên cứu của chúng tôi cũng như các nghiên cứu khác cho thấy đối tượng thường gặp của UTODTNP là những phụ nữ lớn tuổi, không còn nhu cầu sinh đẻ Đây là đặc điểm cần quan tâm, giúp các bác sĩ lâm sàng có quyết định phù hợp trong chẩn đoán và điều trị UTODTNP
4.2.1.2 Địa chỉ và nghề nghiệp
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận người bệnh UTODTNP sinh sống tại TP.HCM chỉ chiếm 23,4%, còn lại chủ yếu đến từ các tỉnh thành phía Nam (76,6%) Điều này khá dễ hiểu và phù hợp với thực tế vì bệnh viện Từ Dũ là bệnh viện phụ sản lớn đầu ngành miền Nam, nơi tiếp nhận và điều trị bệnh nhân ung thư
UTODTNP trên thế giới cũng ghi nhận có sự khác biệt về tỉ lệ UTODTNP giữa các khu vực Tại Phần Lan, nghiên cứu Riska (2003) ghi nhận tỉ lệ UTODTNP ở khu vực thành thị cao gấp 2 lần so với nông thôn 1 Tại Mỹ, nghiên cứu của Stewart
(2007) và Goodman (2009) cũng ghi nhận có sự khác biệt về tỉ lệ UTODTNP giữa các khu vực, cao nhất ở miền Bắc và thấp nhất ở miền Nam 3, 77
Có hai nhóm nghề chiếm tỷ lệ cao trong nghiên cứu của chúng tôi là nội trợ chiếm 38,3% và nông dân chiếm 29,8%, kế tiếp lần lượt là kinh doanh, công nhân và nhân viên văn phòng Những nghiên cứu dịch tễ học ghi nhận có thể có mối liên quan giữa UTODTNP với tình trạng kinh tế xã hội và nghề nghiệp Nghiên cứu của Riska (2003) ghi nhận tỷ lệ hiện mắc UTODTNP ở phụ nữ làm việc trong ngành học thuật hoặc nghề văn thư cao gấp 1,63 lần (KTC 95% 1,15 – 2,25) phụ nữ làm việc trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và đánh bắt cá 1
Tóm lại, có sự khác biệt về tỷ lệ bệnh nhân giữa các khu vực và tình trạng kinh tế xã hội khác nhau, có lẽ liên quan đến những điều kiện, và môi trường sống khác nhau
Vì đặc điểm thể trạng của người Việt Nam nói riêng và người châu Á nói chung có sự khác biệt so với người phương Tây, nên chúng tôi lựa chọn phân loại BMI của WHO khuyến cáo dành cho người châu Á để đánh giá thể trạng dân số nghiên cứu Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ BMI bình thường chiếm 38,3%, tỉ lệ thừa cân và tỉ lệ béo phì khá cao, chiếm 54,2% Tỉ lệ người bệnh thừa cân và béo phì trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của Schnack
(2014) với 42,3% 78 , Borghese (2022) với 44,1% 76 , và thấp hơn Jordan (2008) với 69% 14 Mối liên quan giữa chỉ số BMI và UTODTNP cũng đã được khảo sát trong một số nghiên cứu Tuy nhiên, các nghiên cứu của Jordan (2008), Vicus (2010) đều ghi nhận không có mối liên quan giữa chỉ số BMI và nguy cơ UTODTNP (với OR 0,93, KTC 95% 0,39 – 2,21, và OR 1,02, KTC 95% 0,95 – 1,10) 14, 16 Sự gia tăng tỉ lệ thừa cân, béo phì ở người bệnh UTODTNP có thể được giải thích là do BMI tuổi nên tỷ lệ thừa cân béo phì khá cao trong các nghiên cứu
4.2.2 Đặc đểm về tiền căn sản phụ khoa
Về số lần sinh, hều hết người bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi đã từng sinh con (89,4%), trong đó sinh 1 – 2 lần chiếm 57,4%, sinh từ 3 lần trở lên chiếm 32%, và chỉ có 10,6% bệnh nhân chưa sinh con lần nào Tỉ lệ bệnh nhân đã từng sinh con trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như trong nghiên cứu của
Li (2021) với 93,5% 66 , Sun (2019) với 97% 75 , và Bao (2016) với 94,1% 9 Điều này cũng khá phù hợp vì các bệnh nhân UTODTNP thường lớn tuổi, độ tuổi mà hầu hết các phụ nữ đã lập gia đình và sinh đủ con
Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số người bệnh UTODTNP đã mãn kinh (58,9%) Điều này cũng khá phù hợp vì các bệnh nhân UTODTNP thường lớn tuổi Kết quả nghiên cứu của chúng tôi gần tương đồng với nghiên cứu của Gungorduk
(2015) với tỉ lệ là 60,4% 74 và của Bao (2016) với 65,3% 9
Trong nghiên cứu của chúng tôi không có người bệnh nào có tiền sử bản thân có bệnh lý ung thư trước đó Kết quả này có sự khác biệt so với nghiên cứu của Borghese (2022) với tỉ lệ người bệnh có tiền căn ung thư vú là 13,1% 76 , và trong nghiên cứu của Sun (2019) là 4,5% 75 Tỉ lệ người bệnh có tiền sử gia đình có ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng chỉ chiếm 3,6% trong nghiên cứu của chúng tôi Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Schnack (2014) với tỉ lệ 3,5% 78 , nhưng thấp hơn so với Jordan (2008) với 16% 14 Những sự khác biệt này có thể được giải thích là do sự khác biệt về chủng tộc, đặc điểm di truyền của đối tượng nghiên cứu Tuy nhiên, do hạn chế của thiết kế nghiên cứu, chúng tôi không thể khảo sát về đặc điểm di truyền của đối tượng tham gia nghiên cứu
Trong nghiên cứu của chúng tôi hầu hết người bệnh UTODTNP có biểu hiện triệu chứng lúc chẩn đoán (87,2%), trong đó ra huyết âm đạo bất thường là triệu chứng thường gặp nhất để bệnh nhân đi khám (48,9%), kế tiếp đau bụng (14,9%), và tiết dịch âm đạo bất thường (14,9%) Tình trạng xuất huyết hoặc tiết dịch âm đạo bất thường trong UTODTNP được giải thích là do các tế bào ung thư xuất phát từ lớp niêm mạc nên khi phát triển vào trong gây xuất huyết, tiết dịch vào trong lòng ống dẫn trứng, sau đó lan vào buồng tử cung và ra ngoài theo ngả âm đạo Ra huyết có thể đỏ tươi nếu xuất huyết nhiều và mới, hoặc cũng có thể là máu sậm loãng không đông do ứ lại trong lòng tử cung một thời gian Tương tự với kết quả nghiên cứu của chúng tôi, ra huyết âm đạo bất thường cũng được ghi nhận là triệu chứng thường gặp nhất trong các báo cáo của các tác giả khác như Baekelandt
(2000) với với tỉ lệ 47,5% 30 , Cabrero (2013) với 58,5% 43 , Li (2021) với 65,2% 66 , Sumtsov (2021) với 75% 73 (bảng 4.2)
Tiết dịch âm đạo bất thường cũng là một trong những triệu chứng thường gặp của UTODTNP Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tiết dịch âm đạo bất thường cũng là triệu chứng phổ biến sau ra huyết âm đạo bất thường Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Bao (2016) với tỉ lệ 18,8% 9 , Baekelandt (2000) với 20%
Bàn luận về đặc điểm cận lâm sàng
4.4.1 Đặc điểm hình ảnh học
Mặc dù UTODTNP đã được chú ý nhiều hơn trong thời gian gần đây, tuy nhiên các nghiên cứu chủ yếu quan tâm về điều trị và tiên lượng, số lượng nghiên cứu mô tả đặc điểm và giá trị của siêu âm và cộng hưởng từ trong chẩn đoán UTODTNP rất hạn chế
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 44 người bệnh được làm siêu âm trước phẫu thuật (93,6%) Kết quả siêu âm ghi nhận 100% người bệnh có biểu hiện khối u ở vùng chậu và có 1 trường hợp người bệnh đồng thời có biểu hiện tổn thương ở nội mạc tử cung (2,3%) Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu Li (2021) với tỉ lệ biểu hiện khối u ở vùng chậu trên siêu âm và trên nội mạc tử cung lần lượt là 89,1% và 10,9% 66
Về mặt kích thước, nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận trung bình đường kính lớn nhất của u trên siêu âm là 65,5 ± 5,3mm (dao động 28 – 153 mm) Khối u này tương tự với Ludovisi (2014) với đường kính lớn nhất của u có trung vị là 58 mm (dao động 18 – 141 mm) 45
Về kết quả phân loại khối u trên siêu âm theo IOTA, nghiên cứu ghi nhận hầu hết các khối u đều có phần đặc, trong đó dạng gặp nhiều nhất là khối u đặc với
21 ca (44,7%), kế đến u đa thùy đặc với 11 ca (23,4%) và u đơn thùy đặc với 7 ca (14,9%) Có 1 khối u không có phần đặc u đa thùy (2,1%) Kết quả này tương tự như nghiên cứu của Ludovisi (2014) với 97% các khối u là u đặc hoặc u có thành phần đặc, trong đó u đặc chiếm (67%), u đa thùy đặc (18%), u đơn thùy đặc (13%), và có 2 trường hợp khối u không có phần đặc là u đơn thùy (3%), tuy nhiên không có trường hợp u đa thùy được ghi nhận trong nghiên cứu 45
Dấu hiệu điển hình (nhận diện trực quan) trên siêu âm của UTODTNP thường được mô tả trong y văn là khối u đặc hoặc có phần đặc hoặc cấu trúc nhú có dạng hình ống hoặc hình trứng 45, 46 Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận dấu hiệu điển hình trên siêu âm của UTODTNP chỉ hiện diện trong 7 trường hợp (15,9%), trong đó dấu hiệu khối hình ống với sự hiện của phần đặc là dấu hiệu thường gặp nhất với 4/7 trường hợp (9,1%), theo sau là hình ảnh khối u đặc hình ống (6,8%) Kết quả này có sự khác biệt với nghiên cứu của Ludovisi (2014) với tỉ lệ dấu hiệu nhận diện trực quan trên siêu âm của UTODTNP là 96,7%, trong đó khối u đặc hình ống là dấu hiệu phổ biến nhất (58%), theo sau là khối u hình ống có thành phần đặc (21%) và khối u hình ống có cấu trúc nhú (18%) 45
4.4.1.2 Đặc điểm cộng hường từ
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có 7 trường hợp người bệnh không thực hiện cộng hưởng từ trước phẫu thuật (14,8%) Trên 40 người bệnh UTODTNP còn lại, nghiên cứu ghi nhận 100% người bệnh có biểu hiện khối u ở vùng chậu và có
1 trường hợp người bệnh đồng thời có biểu hiện tổn thương ở nội mạc tử cung (2,5%) Về hình dạng khối u, nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận đa số khối u có dạng hình ống (62,5%) Về thành phần trong u, nghiên cứu ghi nhận chỉ có 3 trường hợp không có sự hiện diện của phần đặc (7,5%), trong khi khối u có sự hiện của Đối với các khối u có phần đặc, hầu hết các khối u có tín hiệu thấp trên T1W (94,1%), tín hiệu trên trung gian hoặc cao trên T2W (82,4%) Tất cả các khối u đều hạn chế khuếch tán và bắt thuốc tương phản sau tiêm, trong đó bắt thuốc tương phản đồng nhất chiếm hầu hết các trường hợp (93,8%) Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Ma (2015) 50 và Yang (2020) 49 Nghiên cứu của Ma (2015) khảo sát đặc điểm cộng hưởng từ trên 27 trường hợp UTODTNP ghi nhận khối u có dạng hình ống chiếm 70%, tất cả các khối u đều có thành phần đặc và bắt thuốc tương phản sau tiêm, trong đó 74% khối u là u đặc, 26% u có phần đặc 50 Tương tự, nghiên cứu của Yang (2020) khảo sát 21 trường hợp UTODTNP ghi nhận khối u có dạng hình ống chiếm tỉ lệ đa số (38%), tất cả các khối u đều có thành phần đặc và bắt thuốc tương phản sau tiêm, trong đó 86% khối u là u đặc, 14% u có phần đặc Mô đặc có tín hiệu thấp trên T1W, cao trên T2W, bắt thuốc tương phản và hạn chế khuếch tán trong tất cả trường hợp (100%)
Về đặc điểm di căn hạch và xâm lấn, nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tình trạng di căn hạch chậu trên cộng hưởng từ tương đối phổ biến với tỉ lệ 17,5% và tỉ lệ di căn hạch cạnh động mạch chủ trên cộng hưởng từ là 5% Xâm lấn phúc mạc và dịch ổ bụng cũng tương đối phổ biến với tỉ lệ lần lượt là 17,5% và 17% Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Ma (2014) với tỉ lệ di căn hạch là 17%, xâm lấn phúc mạc là 30% và dịch ổ bụng là 17% 50
Ngoài ra nghiên cứu còn ghi nhận các đặc điểm đi kèm khác như ứ dịch ống dẫn trứng cùng bên với tỉ lệ 20%, và ứ dịch buồng tử cung với tỉ lệ 5% Tình trạng ứ dịch ống dẫn trứng và buồng tử cung được giải thích là do khối u gây tắc đoạn xa ống dẫn trứng Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự như nghiên cứu của Yang (2020) với tỉ lệ ứ dịch ống dẫn trứng cùng bên là 29%, và ứ dịch buồng tử cung là 10% 49 nhưng thấp hơn so với nghiên cứu Ma (2014) với tỉ lệ ứ dịch ống dẫn trứng cùng bên và ứ dịch buồng tử cung lần lượt là 52% và 30% 50
Về giá trị của cộng hưởng từ trong chẩn đoán UTODTNP trước phẫu thuật, tôi chỉ chiếm 57,5% Trong các chẩn đoán lầm của cộng hưởng từ thì ung thư buồng trứng là chẩn đoán lầm thường gặp nhất (27,5%) Có 4 trường hợp được chẩn đoán là u buồng trứng lành tính hoặc bệnh lý ống dẫn trứng lành tính (10%) Tương tự như siêu âm, số lượng nghiên cứu khảo sát năng lực chẩn đoán UTODTNP của cộng hưởng từ trước phẫu thuật rất hạn chế Nghiên cứu của Ma (2014) ghi nhận sự hiện hiện khối vùng chậu có phần đặc hoặc khối u đặc kết hợp với một trong các tiêu chí: 1) có dạng hình ống hoặc hình xúc xích, hoặc 2) ống dẫn trứng cùng bên ứ dịch, hoặc 3) ứ dịch buồng tử cung trên cộng hưởng từ có độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm trong chẩn đoán UTODTNP lần lượt là 89%, 100%, 100%, và 93% 50 Tuy nhiên do hạn chế của thiết kế nghiên cứu, chúng tôi không thể khảo sát giá trị của cộng hưởng từ trong tiên đoán UTODTNP trước phẫu thuật
Mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng thông thạo đặc điểm siêu âm và cộng hưởng từ có thể giúp chẩn đoán chính xác hoặc ít nhất là nghi ngờ u tủy xương tủy nguyên phát không điển hình (UTODTNP) Chẩn đoán chính xác trước phẫu thuật về nguồn gốc bệnh giúp ích cho tư vấn và lên kế hoạch điều trị Hơn nữa, chẩn đoán và bắt đầu điều trị sớm có thể cải thiện tiên lượng vì tiên lượng thường liên quan đến giai đoạn bệnh khi chẩn đoán.
4.4.2 Đặc điểm dấu ấn sinh học trước phẫu thuật
Về đặc điểm nồng độ CA 125 trước phẫu thuật, nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận nồng độ CA 125 tăng dần theo giai đoạn bệnh, giai đoạn bệnh càng muộn nồng độ CA 125 càng cao Tỉ lệ người bệnh có nồng độ CA 125 ≥ 35 U/mL trước phẫu thuật là 53,2%, trong đó người bệnh giai đoạn III có tỉ lệ nồng độ CA 125 ≥
35 U/mL trước phẫu thuật (75%) cao hơn so với người bệnh giai đoạn I – II (52,3%) Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Li
Tỉ lệ bệnh nhân có nồng độ CA 125 trước phẫu thuật cao (≥ 35 U/mL) trong nghiên cứu này thấp hơn so với nghiên cứu trước đây (56,5% so với 66%) Tuy nhiên, nồng độ CA 125 cao có liên quan đến giai đoạn bệnh tiến triển hơn (91,7% ở giai đoạn III-IV so với 53,3% ở giai đoạn I-II).
I – II và 96,7% cho giai đoạn III – IV) 10 Sự khác biệt giữa các nghiên cứu có thể được giải thích là do sự khác biệt về tỉ lệ giai đoạn bệnh giữa các nghiên cứu, cụ thể trong nghiên cứu của chúng tôi người bệnh giai đoạn III chiếm tỉ lệ 12,6%, trong nghiên cứu của Ma (2021) là 54,4%
Bàn luận về đặc điểm chẩn đoán và cách tiếp cận phẫu thuật
4.5.1 Đặc điểm chẩn đoán trước phẫu thuật
Tỉ lệ chẩn đoán đúng UTODTNP trước phẫu thuật trong nghiên cứu của chúng tôi là 48,9%, trong đó người bệnh UTODTNP thường được chẩn đoán lầm là ung thư buồng trứng trước phẫu thuật (36,4%) Nghiên cứu cũng ghi nhận có 4 trường hợp người bệnh UTODTNP được chẩn đoán là các bệnh lý lành tính của phẫu thuật
Tóm lại, UTODTNP rất khó chẩn đoán trước phẫu thuật, quen thuộc với những đặc điểm về lâm sàng, hình ảnh học, cũng như dấu ấn sinh học có thể giúp cải thiện tỉ lệ chẩn đoán đúng UTODTNP trước phẫu thuật, từ đó giúp chủ động trong tư vấn, lập kế hoạch điều trị và cải thiện tiên lượng người bệnh
4.5.2 Cách tiếp cận phẫu thuật
Về cách tiếp cận phẫu thuật, nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận hầu hết người bệnh đều được phẫu thuật một thì với phẫu thuật hở (80,8%) Nội soi thám sát chuyển mổ hở trong 6 trường hợp (12,8%), trong đó chuyển mổ hở vì đại thể nghi ngờ hoặc kết quả cắt lạnh là ung thư trong 5 trường hợp và 1 trường hợp được chẩn đoán là ứ dịch ống dẫn trứng chuyển mổ hở vì dính Ngoài ra có 3 trường hợp phẫu thuật hở thì 2 đánh giá lại giai đoạn sau phẫu thuật thì 1 (6,4%)
4.5.3 Đặc điểm chẩn đoán trong phẫu thuật
Nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ chẩn đoán đúng UTODTNP trong phẫu thuật là 71,4% (35/47 bệnh nhân), cao hơn đáng kể so với các báo cáo trước đó trong y văn (dao động 0-40,9%) Kết quả này cũng tương đương với nghiên cứu của Koo (2011) với tỷ lệ chẩn đoán đúng là 73,1%.
Trong các chẩn đoán lầm trong phẫu thuật thì ung thư buồng trứng là chẩn đoán lầm thường gặp nhất (12,8%), bên cạnh đó ứ dịch ống dẫn trứng, áp xe phần phụ cũng là các chẩn đoán lầm thường gặp trong nghiên cứu của chúng tôi (10,7%) Kết quả này tương tự với các báo cáo trong y văn, bên cạnh ung thư buồng trứng thì ống dẫn trứng ứ dịch, áp xe phần phụ cũng là các chẩn đoán lầm thường gặp của UTODTNP trong phẫu thuật 10, 43
Tóm lại, chẩn đoán đúng UTODTNP trước và trong phẫu thuật vẫn còn là một thách thức trong thực hành lâm sàng Chẩn đoán lầm có thể dẫn đến không đánh giá giai đoạn đầy đủ hoặc phải phẫu thuật thì 2 đánh giá lại giai đoạn, điều này có thể làm gia tăng nguy cơ biến chứng cũng như tăng chi phí điều trị cho
4.6.1 Đặc điểm đại thể trong lúc phẫu thuật
Trong phẫu thuật ghi nhận chỉ 29,8% trường hợp có dịch ổ bụng Kết quả về tỷ lệ dịch ổ bụng của chúng tôi tương tự với các báo cáo ghi nhận trong y văn với tỷ lệ dịch ổ bụng dao động 11,5 – 37,3% 75, 76
Đa số các khối u TODTNP có tính chất u một bên, nằm ở đoạn xa của ống dẫn trứng, thường có cấu trúc đặc hoặc bán đặc Kích thước khối u thường nhỏ hơn 100 mm (90-91% trường hợp), trong đó kích thước từ 50-100 mm chiếm đa số (53,5%) Không có sự tương quan giữa kích thước khối u và giai đoạn bệnh.
4.6.2 Đặc điểm cắt lạnh trong phẫu thuật
Trong nghiên cứu của chúng tôi, cắt lạnh được sử dụng trong 2 trường hợp (5,4%) Kết quả cắt lạnh trả lời đúng là UTODTNP trong cả 2 trường hợp (100%) Độ nhạy của cắt lạnh trong nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Nanaiah (2014) với độ nhạy là 100% trong 8 trường hợp thực hiện cắt lạnh 83 , và cao hơn so với nghiên cứu của Bao (2016) 9 Trong nghiên cứu của Bao (2016) có 95/101 (94,1%) người bệnh được thực hiện cắt lạnh trong phẫu thuật, kết quả cắt lạnh trả lời đúng chỉ 72,6% là UTODTNP, 24,4% không phân định được nguồn gốc ung thư là từ buồng trứng hay ống dẫn trứng và 3% có kết quả âm tính 9 Sự khác biệt giữa nghiên cứu có thể được giải thích là do sự khác biệt về số lượng trường hợp được thực hiện cắt lạnh Mặc dù vậy, qua những nghiên cứu này có thể thấy cắt lạnh có thể giúp tăng khả năng chẩn đoán chính xác UTODTNP trong phẫu thuật và đảm bảo hầu hết bệnh nhân có thể được phẫu thuật loại bỏ khối u triệt để trong một thì
4.6.3 Đặc điểm phương pháp phẫu thuật
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả người bệnh được phẫu thuật triệt để, cắt tử cung hoàn toàn và phần phụ hai bên (100%), kết hợp lấy dịch rửa ổ bụng trong 17/47 ca (36,2%; 1 ca phát hiện tế bào ung thư trong dịch ổ bụng), cắt mạc nối lớn trong 44/47 ca (93,6%; 3 ca phát hiện ung thư di căn), nạo hạch chậu trong
Ung thư tử cung biểu mô tử cung không biệt hóa (UTODTNP) là một loại ung thư tử cung hiếm gặp và hung hãn, có tiên lượng chưa được cải thiện đáng kể trong những thập kỷ gần đây Các yếu tố tiên lượng quan trọng nhất trong tiên lượng sống còn của người bệnh UTODTNP là giai đoạn bệnh tại thời điểm chẩn đoán và tổng thể tích khối u còn sót lại sau phẫu thuật ban đầu.
Về vai trò của việc nạo hạch chậu và hạch cạnh động mạch chủ thường quy đối với tiên lượng của người bệnh UTODTNP, hiện nay mặc dù trong hướng dẫn của Mạng lưới Ung thư Toàn diện Quốc gia (NCCN, 2022) đánh giá giai đoạn toàn diện UTODTNP bao gồm việc nạo hạch chậu và cạnh động mạch chủ, tuy nhiên vai trò của việc nạo hạch thường quy đối với tiên lượng của người bệnh UTODTNP hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi Thời gian sống còn toàn bộ và sống còn không bệnh đối với những bệnh nhân có hạch bạch huyết dương tính được chứng minh là ngắn hơn đáng kể so với những bệnh nhân có hạch bạch huyết âm tính trong một số nghiên cứu 84 Tuy nhiên, dựa trên dữ liệu gần đây từ thử nghiệm nạo hạch ngẫu nhiên trong nghiên cứu LION, việc loại bỏ các hạch bạch huyết âm tính trên lâm sàng trong quá trình phẫu thuật không làm tăng tỷ lệ sống toàn bộ hoặc sống còn không bệnh, và do đó FIGO (2021) khuyến cáo không nạo hạch thường quy nếu lâm sàng không nghi ngờ 56
Về giai đoạn bệnh, kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với đa số các nghiên cứu về UTODTNP (bảng 4.3), như nghiên cứu Cabrero (2013) 66 với 57% người bệnh ở giai đoạn I, 19% ở giai đoạn II, 22% giai đoạn III, and 6% ở giai đoạn IV, nghiên cứu Li (2021) với 41% người bệnh ở giai đoạn I, 32,6% ở giai đoạn II, 21,1% giai đoạn III, and 4,3% ở giai đoạn IV 66 Những kết quả này cho thể được giải thích là do đa số các trường hợp UTODTNP có biểu hiện triệu chứng, vì vậy người bệnh đến khám và phát hiện bệnh sớm
Bảng 4.3 So sánh giai đoạn bệnh UTODTNP giữa các nghiên cứu
Nghiên cứu (năm) Cỡ mẫu
4.7 Bàn luận về đặc điểm mô bệnh học
Các báo cáo trước đây ghi nhận ung thư dịch trong là loại mô học thường gặp nhất của UTODTNP, ung thư dạng nội mạc tử cung là loại mô học phổ biến thứ hai sau ung thư dịch trong, và các loại mô học ít gặp khác gồm ung thư dịch nhầy, ung thư tế bào sáng, và ung thư tế bào chuyển tiếp, carcinosarcoma (bảng 1.1) Bên cạnh đó, dựa trên các đặc điểm về lâm sàng, mô bệnh học, và sinh học phân tử, UTODTNP có thể được phân thành 2 týp tương tự như ung thư biểu mô buồng trứng Týp I bao gồm các nhóm ung thư biểu mô dịch trong độ mô học thấp, ung thư biểu mô dạng nội mạc tử cung, ung thư biểu mô tế bào sáng, ung thư biểu mô dịch nhầy, ung thư biểu mô dịch trong – nhầy Týp I thường có diễn tiến lâm gen mã hoá protein kinase như KRAS, BRAF, PTEN, PIK3CA, CTNNB1, ARID1A Týp II có diễn tiến lâm sàng xấu hơn, đặc trưng với đột biến gen TP53, gồm: ung thư biểu mô dịch trong độ cao, ung thư không biệt hoá và carcinosarcoma 12 Trong nghiên cứu của chúng tôi, ung thư dạng nội mạc tử cung là loại mô học phổ biến nhất với 27 trường hợp (57,4%), tiếp theo là ung thư dịch trong với 13 trường hợp (27,7%), ung thư không biệt hóa với 6 trường hợp (12,8%) và 1 trường hợp hiếm gặp là carcinosarcoma (2,1%) Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt so với hầu hết các báo cáo trong y văn trước đây Điều này có thể được giải thích là do có sự khác biệt về cỡ mẫu và có thể có sự khác biệt về đặc điểm sinh bệnh học nhưng chưa được khảo sát giữa nghiên cứu của chúng tôi và các nghiên cứu khác
Về phân độ mô học, các báo cáo y văn ghi nhận hầu hết UTODTNP có độ mô học cao (90 – 97%) 9, 10, 66 Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận độ mô học cao chiếm hầu hết các trường hợp với 95,7%, kết quả này tương đồng với các báo cáo trong y văn
Bàn luận về đặc điểm mô bệnh học
Các báo cáo trước đây ghi nhận ung thư dịch trong là loại mô học thường gặp nhất của UTODTNP, ung thư dạng nội mạc tử cung là loại mô học phổ biến thứ hai sau ung thư dịch trong, và các loại mô học ít gặp khác gồm ung thư dịch nhầy, ung thư tế bào sáng, và ung thư tế bào chuyển tiếp, carcinosarcoma (bảng 1.1) Bên cạnh đó, dựa trên các đặc điểm về lâm sàng, mô bệnh học, và sinh học phân tử, UTODTNP có thể được phân thành 2 týp tương tự như ung thư biểu mô buồng trứng Týp I bao gồm các nhóm ung thư biểu mô dịch trong độ mô học thấp, ung thư biểu mô dạng nội mạc tử cung, ung thư biểu mô tế bào sáng, ung thư biểu mô dịch nhầy, ung thư biểu mô dịch trong – nhầy Týp I thường có diễn tiến lâm gen mã hoá protein kinase như KRAS, BRAF, PTEN, PIK3CA, CTNNB1, ARID1A Týp II có diễn tiến lâm sàng xấu hơn, đặc trưng với đột biến gen TP53, gồm: ung thư biểu mô dịch trong độ cao, ung thư không biệt hoá và carcinosarcoma 12 Trong nghiên cứu của chúng tôi, ung thư dạng nội mạc tử cung là loại mô học phổ biến nhất với 27 trường hợp (57,4%), tiếp theo là ung thư dịch trong với 13 trường hợp (27,7%), ung thư không biệt hóa với 6 trường hợp (12,8%) và 1 trường hợp hiếm gặp là carcinosarcoma (2,1%) Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt so với hầu hết các báo cáo trong y văn trước đây Điều này có thể được giải thích là do có sự khác biệt về cỡ mẫu và có thể có sự khác biệt về đặc điểm sinh bệnh học nhưng chưa được khảo sát giữa nghiên cứu của chúng tôi và các nghiên cứu khác
Về phân độ mô học, các báo cáo y văn ghi nhận hầu hết UTODTNP có độ mô học cao (90 – 97%) 9, 10, 66 Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận độ mô học cao chiếm hầu hết các trường hợp với 95,7%, kết quả này tương đồng với các báo cáo trong y văn
Về giá trị tiên lượng của loại mô học và độ mô học, nghiên cứu của Uehira ghi nhận không có sự khác biệt trong diễn tiến lâm sàng giữa các loại ung thư biểu mô ống dẫn trứng ngoại trừ ung thư tế bào chuyển tiếp Ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp có xu hướng tái phát muộn hơn (31,2 tháng so với 14,4 tháng) và tỷ lệ sống còn không bệnh sau 2 năm cao hơn (89% so với 33%, p < 0,05) so với các loại ung thư biểu mô khác của ống dẫn trứng 85 Tuy nhiên các báo cáo gần đây ghi nhận không có sự khác biệt về thời gian sống còn không tái phát giữa các loại mô học và độ mô học 9, 10, 66 Nghiên cứu của chúng tôi cũng không ghi nhận có sự khác biệt về thời gian sống còn không tái phát giữa các loại mô học và độ mô học tương tự với các báo cáo y văn gần đây (bảng 3.18).
Bàn luận về đặc điểm hóa trị bổ trợ
Chỉ định hóa trị bổ trợ cũng như lựa chọn phác đồ và số chu kỳ hóa trị sau phẫu thuật tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, loại mô học và tổng trạng của người bệnh phương thức điều trị chính của UTODTNP 34 Một số nghiên cứu gần đây cho thấy hóa trị dựa trên Platinum và Paclitaxel nên được coi là phương pháp điều trị tiêu chuẩn ở người bệnh UTODTNP 86 Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận hầu hết người bệnh được hóa trị bổ trợ với phác đồ Paclitaxel – Carboplatin sau phẫu thuật (97,9%), với số chu kỳ hóa trị chủ yếu là 6 chu kì (67,4%), và có khoảng 30,4% người bệnh được hóa trị 8 chu kỳ Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận không có sự khác biệt về thời gian sống còn không bệnh giữa số chu kỳ hóa trị Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với các báo cáo trong y văn 9, 66
Nghiên cứu của chúng tôi theo dõi 47 bệnh nhân UTODTNP với thời gian theo dõi trung vị là 40 tháng Thời gian theo dõi ngắn nhất là 7 tháng và dài nhất là 88 tháng.
Trong nghiên cứu này, 8 trường hợp tái phát đã được ghi nhận trong vòng 96 tháng, tương ứng với tần suất tái phát chung là 17,0% Kết quả này thấp hơn so với các nghiên cứu trước đây, chẳng hạn như nghiên cứu của Gadducci (2001) với 23,8% và Lau (2013) với 31,3%.
(2014) với 33,3% 79 , Baekelandt (2000) với 51,6% 30 Tại thời điểm 60 tháng, tuần suất tái phát tích lũy trong nghiên cứu của chúng tôi là 25,7%, kết quả này tương tự với nghiên cứu Lau (2013) với tỉ lệ 26,7% 64 , tuy nhiên vẫn thấp hơn so với những nghiên cứu đã trình bày (dao động 32,6 – 66,0%) (bảng 4.4) Sự khác biệt này có thể được giải thích là do sự khác biệt về thời gian theo dõi, tỉ lệ người bệnh giai đoạn III – IV và tỉ lệ người bệnh được phẫu thuật giảm khối tối ưu giữa các nghiên cứu Ngoài ra, trong nghiên cứu của chúng tôi có 9/56 (16,1%) người bệnh mất dấu và vì vậy tần suất tái phát được ghi nhận trong nghiên cứu có thể thấp hơn so với thực tế
Bệnh nhân có thời gian tái phát sớm nhất là 10 tháng, muộn nhất là 57 tháng, trung vị thời gian tái phát là 25 tháng Số ca tái phát trước 12 tháng chiếm tỷ lệ 25%, tái phát từ 12 tháng tới 24 tháng chiếm tỷ lệ 25%, từ 24 đến 36 tháng chiếm tỷ lệ 25% và sau 36 tháng là 25% Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương năm đầu điều trị 33
4.9.2 Yếu tố tiên lượng tái phát
Sau khi phân tích bằng hồi quy Cox đa biến cho các yếu tố liên quan đến tái phát của UTODTNP chúng tôi ghi nhận như sau:
4.9.2.1 Giá trị CA 125 trước phẫu thuật
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận người bệnh có giá trị CA 125 trước phẫu thuật ≥ 35 U/mL có nguy cơ tái phát gấp 36,9 lần (KTC 95% 1,47 – 921,37, p = 0,028) so với người bệnh có CA 125 < 35 U/mL Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của tác giả Shamshirsa (2011) 63 , Horng (2014) 65 (bảng 4.4) Như vậy, người bệnh UTODTNP có giá trị CA 125 ≥ 35 U/mL trước điều trị gia tăng nguy cơ tái phát so với người bệnh có CA 125 < 35 U/mL trước điều trị
4.9.2.2 Sự nguyên vẹn của u trong phẫu thuật
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận nhóm vỡ u trong phẫu thuật tăng nguy cơ tái phát 5,03 lần so với nhóm không vỡ u, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,110) Kết quả này tương tự như các nghiên cứu được trình bày trong bảng 4.4
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận những bệnh nhân UTODTNP từ giai đoạn III trở lên có nguy cơ tái phát tăng gấp 6,61 lần (KTC 95% 1,18 – 36,93) so với nhóm ở giai đoạn I – II Giai đoạn bệnh là một yếu tố tiên lượng quan trọng trong điều trị, kết quả này đã được khẳng định qua nhiều nghiên cứu (bảng 4.4)
4.9.2.5 Phẫu thuật giảm khối tối ưu
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận người bệnh UTODTNP được phẫu thuật giảm khối không tối ưu có nguy cơ tái phát cao gấp 7,52 lần (KTC 95% 1,47 – 38,49, p = 0,015) so với người bệnh được phẫu thuật giảm khối tối ưu Bên cạnh giai đoạn bệnh, phẫu thuật giảm khối tối ưu là một yếu tố nguy cơ độc lập cho tái đoán và phẫu thuật giảm khối tối ưu là ba yếu tố có ý nghĩa tiên lượng quan trọng nhất đối với tái phát của người bệnh UTODTNP
Bảng 4.4 So sánh tần suất và yếu tố tiên lượng tái phát của UTODTNP
Thời gian theo dõi (tháng)
Tần suất tái phát tích lũy tại thời điểm
Yếu tố tiên lượng tái phát
- Phẫu thuật giảm khối tối ưu
- Phẫu thuật giảm khối tối ưu
31,3 26,7 - Phẫu thuật giảm khối tối ưu Horng
- Phẫu thuật giảm khối tối ưu
- Phẫu thuật giảm khối tối ưu
- Phẫu thuật giảm khối tối ưu
- Số chu kỳ hóa trị
32,6 - Hiện diện tế bào ung thư trong dịch ổ bụng
- Phẫu thuật giảm khối tối ưu
(tháng) suất tái phát (%) phát tích lũy tại thời điểm
- Phẫu thuật giảm khối tối ưu
Trong nghiên cứu, sau khi phân tích mô hình hồi quy Cox đa biến cho các yếu tố liên quan đến tái phát, chúng tôi tiếp tục chạy mô hình Nomocox với mục đích nhằm tạo ra một biểu đồ có khả năng tính nguy cơ tái phát cho từng bệnh nhân cụ thể tại một thời gian xác định Ở mô hình trình bày trong phần kết quả, chúng tôi chỉ đề ra 3 mốc thời gian là 12 tháng, 36 tháng và 60 tháng Nhưng trong mô hình này chúng tôi có thể tính toán được khả năng tái phát cho một bệnh nhân cụ thể với các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng cụ thể tại bất cứ mốc thời gian nào tùy vào mục đích của người sử dụng
Hiện tại hầu như không có mô hình Nomogram nào được xây dựng để tiên đoán nguy cơ tái phát cho UTODTNP Mô hình Nomogram của chúng tôi gồm 4 yếu tố: giá trị CA 125 trước phẫu thuật, sự nguyên vẹn của khối u trong phẫu thuật, giai đoạn bệnh và phẫu thuật giảm khối tối ưu Biểu đồ Nomogram diễn giải hồi quy Cox đa biến sang dạng biểu đồ, sẽ giúp tiên lượng tỷ lệ tái phát trên thực hành lâm sàng thường ngày Biểu đồ có 2 phần: phần 1 là điểm của từng yếu tố nguy cơ, phần 2 là điểm tổng cộng và xác suất sống chưa tái phát theo thời gian Trong phần
Với mỗi giá trị yếu tố nguy cơ được đánh giá, người ta sẽ chấm điểm trên thang điểm tương ứng Sau khi cộng điểm các yếu tố nguy cơ, sẽ được tổng điểm nguy cơ Dựa trên tổng điểm nguy cơ này, được chiếu lên thang thời gian để xác định mức độ nguy cơ của đối tượng.
12 tháng, 36 tháng hay 60 tháng ta sẽ tính được xác suất sống chưa tái phát tương ứng Ví dụ: Bệnh nhân có CA 125 trước phẫu thuật là 100 U/mL, không vỡ u trong phẫu thuật, giai đoạn II, phẫu thuật giảm khối tối ưu, thì điểm tổng cộng là 15 điểm
Biểu đồ 4.1 Biểu đồ ứng dụng Nomogram
4.10 Những điểm hạn chế của đề tài
Thứ nhất, vì đây là nghiên cứu hồi cứu nên chúng tôi phụ thuộc vào hồ sơ bệnh án, hồ sơ ngoại trú Tuy nhiên, đây là loại bệnh lý đặc biệt nên khoa Ung Bướu Phụ Khoa có bệnh án riêng với thông tin đầy đủ và hồ sơ ngoại trú cũng rất chi tiết Hơn nữa các bác sĩ trong khoa đều có ý thức về tầm quan trọng của các thông tin này nên đều ghi nhận cẩn thận, chính xác
Thứ hai, số lượng mất dấu trong nghiên cứu là 9 người, có thể là bệnh nặng nhập bệnh viện khác mà nghiên cứu không thu thập thông tin được, điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả
Những điểm hạn chế của đề tài
Thứ nhất, vì đây là nghiên cứu hồi cứu nên chúng tôi phụ thuộc vào hồ sơ bệnh án, hồ sơ ngoại trú Tuy nhiên, đây là loại bệnh lý đặc biệt nên khoa Ung Bướu Phụ Khoa có bệnh án riêng với thông tin đầy đủ và hồ sơ ngoại trú cũng rất chi tiết Hơn nữa các bác sĩ trong khoa đều có ý thức về tầm quan trọng của các thông tin này nên đều ghi nhận cẩn thận, chính xác
Thứ hai, số lượng mất dấu trong nghiên cứu là 9 người, có thể là bệnh nặng nhập bệnh viện khác mà nghiên cứu không thu thập thông tin được, điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả
Thứ ba, thời gian theo dõi trong nghiên cứu có trung vị là 40 tháng, chưa đủ 5 năm Với những nghiên cứu tiếp theo thì chúng tôi sẽ theo dõi dài hơn.
Những điểm mới của đề tài
Ở Việt Nam hiện nay hầu như không có nghiên cứu về UTODTNP, vì vậy việc xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh UTODTNP là cần giúp khởi động điều trị sớm, cải thiện tiên lượng cho người bệnh
Xác định tần suất tái phát và các yếu tố liên quan đến tái phát là cần thiết để tư vấn người bệnh, lựa chọn điều trị, cũng như quy trình theo dõi sau điều trị tốt hơn cho bệnh nhân
Ngoài việc xác định được các yếu tố nguy cơ liên quan tới tái phát thì nghiên cứu của chúng tôi còn thiết lập được Nomogram cho mô hình hồi quy Cox Nomogram này sẽ trực quan hơn cho cả bác sĩ điều trị cũng như dễ dàng tư vấn cho từng bệnh nhân cụ thể Đây là tính mới của nghiên cứu vì chưa nghiên cứu nào về UTODTNP thực hiện
Nghiên cứu trên 47 bệnh nhân UTODTNP được điều trị từ tháng 1 năm
2015 đến tháng 07 năm 2022, và theo dõi đến tháng 03 năm 2023, số liệu nghiên cứu chỉ ra:
- Tuổi trung bình của người bệnh: 53,1 ± 8,1 tuổi, đa số người bệnh đã mãn kinh (57,4%)
- Hầu hết người bệnh có biểu hiện triệu chứng lâm sàng lúc chẩn đoán (87,2%) Ra huyết âm đạo (48,9%), đau bụng hạ vị (14,9%), và tiết dịch âm đạo bất thường (14,9%) là những triệu chứng thường gặp nhất Khám bụng có thể sờ thấy u trong 74,5% trường hợp
- Khoảng 10% người bệnh có hình ảnh học lành tính
- Ung thư dạng nội mạc tử cung là dạng phổ biến nhất (57,4%) và hầu hết có độ mô học là độ cao (95,7%)
II TẦN SUẤT TÁI PHÁT VÀ YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG TÁI PHÁT
- Với thời gian theo dõi trung vị là 40 tháng, nghiên cứu ghi nhận tần suất tái phát chung là 17% (KTC 95% 8,5 – 30,9%)
- Yếu tố tiên lượng tái phát: giá trị CA 125 trước phẫu thuật ≥ 35 U/mL, giai đoạn bệnh từ III trở lên và phẫu thuật giảm khối không đạt được tối ưu
Qua số liệu từ nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng:
- Tư vấn và theo dõi sát người bệnh UTODTNP có yếu tố nguy cơ tái phát cao sau điều trị, cụ thể: giá trị CA 125 trước phẫu thuật ≥ 35 U/mL, giai đoạn bệnh từ III trở lên và phẫu thuật giảm khối không đạt được tối ưu
- Tăng năng lực mẫu và mở rộng thời gian theo dõi UTODTNP cho nghiên cứu tiếp theo
1 Riska A, Leminen A, Pukkala E Sociodemographic determinants of incidence of primary fallopian tube carcinoma, Finland 1953-97 Int J Cancer
2 Clayton NL, Jaaback KS, Hirschowitz L Primary fallopian tube carcinoma - the experience of a UK cancer centre and a review of the literature J Obstet
3 Stewart SL, Wike JM, Foster SL, et al The incidence of primary fallopian tube cancer in the United States Gynecol Oncol 2007;107(3):392-7
4 Liao CI, Chow S, Chen LM, et al Trends in the incidence of serous fallopian tube, ovarian, and peritoneal cancer in the US Gynecol Oncol
5 Kindelberger DW, Lee Y, Miron A, et al Intraepithelial carcinoma of the fimbria and pelvic serous carcinoma: Evidence for a causal relationship Am J
6 Carlson J, Roh MH, Chang MC, et al Recent advances in the understanding of the pathogenesis of serous carcinoma: the concept of low- and high-grade disease and the role of the fallopian tube Diagn Histopathol (Oxf)
7 Rosen A, Klein M, Lahousen M, et al Primary carcinoma of the fallopian tube- -a retrospective analysis of 115 patients Austrian Cooperative Study Group for Fallopian Tube Carcinoma Br J Cancer 1993;68(3):605-9
8 Kalampokas E, Kalampokas T, Tourountous I Primary fallopian tube carcinoma Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol 2013;169(2):155-61
9 Bao L, Ding Y, Cai Q, et al Primary Fallopian Tube Carcinoma: A Single- Institution Experience of 101 Cases: A Retrospective Study Int J Gynecol Cancer 2016;26(3):424-30
10 Ma Z, Gao L, Li H, et al Clinical characteristics of primary Fallopian tube carcinoma: A single-institution retrospective study of 57 cases Int J Gynaecol
11 Bergsten TM, Burdette JE, Dean M Fallopian tube initiation of high grade serous ovarian cancer and ovarian metastasis: Mechanisms and therapeutic implications Cancer Lett 2020;476:152-60
12 Stasenko M, Fillipova O, Tew WP Fallopian Tube Carcinoma J Oncol Pract 2019;15(7):375-82
13 Tone AA Taking the Tube: From Normal Fallopian Tube Epithelium to Ovarian High-grade Serous Carcinoma Clin Obstet Gynecol 2017;60(4):697-
14 Jordan SJ, Green AC, Whiteman DC, et al Serous ovarian, fallopian tube and primary peritoneal cancers: a comparative epidemiological analysis Int J Cancer 2008;122(7):1598-603
15 Sứrensen RD, Schnack TH, Karlsen MA, et al Serous ovarian, fallopian tube systematic review Gynecol Oncol 2015;136(3):571-81
16 Vicus D, Finch A, Rosen B, et al Risk factors for carcinoma of the fallopian tube in women with and without a germline BRCA mutation Gynecol Oncol 2010;118(2):155-9
17 Labidi-Galy SI, Papp E, Hallberg D, et al High grade serous ovarian carcinomas originate in the fallopian tube Nat Commun 2017;8(1):1093
18 Chen J, Bae E, Zhang L, et al Penetrance of Breast and Ovarian Cancer in Women Who Carry a BRCA1/2 Mutation and Do Not Use Risk-Reducing Salpingo-Oophorectomy: An Updated Meta-Analysis JNCI Cancer Spectr
19 Aziz S, Kuperstein G, Rosen B, et al A genetic epidemiological study of carcinoma of the fallopian tube Gynecol Oncol 2001;80(3):341-5
20 Jongsma AP, Piek JM, Zweemer RP, et al Molecular evidence for putative tumour suppressor genes on chromosome 13q specific to BRCA1 related ovarian and fallopian tube cancer Mol Pathol 2002;55(5):305-9
21 Chung TK, Cheung TH, To KF, et al Overexpression of p53 and HER-2/neu and c-myc in primary fallopian tube carcinoma Gynecol Obstet Invest
22 Rosen AC, Ausch C, Klein M, et al p53 expression in fallopian tube carcinomas Cancer Lett 2000;156(1):1-7
23 Callahan MJ, Crum CP, Medeiros F, et al Primary fallopian tube malignancies in BRCA-positive women undergoing surgery for ovarian cancer risk reduction J Clin Oncol 2007;25(25):3985-90
24 Brose MS, Rebbeck TR, Calzone KA, et al Cancer risk estimates for BRCA1 mutation carriers identified in a risk evaluation program J Natl Cancer Inst
25 Practice Bulletin No 182 Summary: Hereditary Breast and Ovarian Cancer Syndrome Obstet Gynecol 2017 Reaffirmed 2021;130(3):657-9
26 Riska A, Sund R, Pukkala E, et al Parity, tubal sterilization, hysterectomy and risk of primary fallopian tube carcinoma in Finland, 1975–2004 2007;120(6):1351-4
27 Koskela-Niska V, Riska A, Lyytinen H, et al Primary fallopian tube carcinoma risk in users of postmenopausal hormone therapy in Finland Gynecologic Oncology 2012;126(2):241-4
28 Koskela-Niska V, Pukkala E, Lyytinen H, et al Postmenopausal hormone therapy–also use of estradiol plus levonorgestrel-intrauterine system is associated with an increased risk of primary fallopian tube carcinoma
29 Gungor T, Keskin HL, Zergeroglu S, et al Tuberculous salpingitis in two of five primary fallopian tube carcinomas J Obstet Gynaecol 2003;23(2):193-5
30 Baekelandt M, Jorunn Nesbakken A, Kristensen GB, et al Carcinoma of the fallopian tube Cancer 2000;89(10):2076-84
Ligament In: Nucci MR, Parra-Herran C, editors Gynecologic Pathology (Second Edition) Philadelphia: Elsevier; 2020 p 497-543
32 Coleman RL, Westin SN, Ramirez PT, et al 33 - Malignant diseases of the ovary, fallopian tube, and peritoneum In: Gershenson DM, Lentz GM, Valea
FA, Lobo RA, editors Comprehensive Gynecology (Eighth Edition) St Louis (MO): Elsevier; 2022 p 707-53.e7
33 Pectasides D, Pectasides E, Economopoulos T Fallopian tube carcinoma: a review Oncologist 2006;11(8):902-12
34 Berek JS, Renz M, Kehoe S, et al Cancer of the ovary, fallopian tube, and peritoneum: 2021 update 2021;155(S1):61-85
35 Na K, Kim HS Clinicopathological characteristics of fallopian tube metastases from primary endometrial, cervical, and nongynecological malignancies: a single institutional experience Virchows Arch 2017;471(3):363-73
36 Sedlis A Carcinoma of the fallopian tube The Surgical clinics of North America 1978;58(1):121-9
37 Lokuhetty D WVA, Watanabe R Lyon Female genital Tumours 5th ed ed: Internal Agency for Research on Cancer (IARC); 2020 215-31 p
38 Ajithkumar TV, Minimole AL, John MM, et al Primary fallopian tube carcinoma Obstet Gynecol Surv 2005;60(4):247-52
39 Deffieux X, Morice P, Thoury A, et al Anatomy of pelvic and para-aortic nodal spread in patients with primary fallopian tube carcinoma J Am Coll Surg 2005;200(1):45-8
40 Hellstrửm AC, Silfverswọrd C, Nilsson B, et al Carcinoma of the fallopian tube A clinical and histopathologic review The Radiumhemmet series Int J Gynecol Cancer 1994;4(6):395-400
41 Wolfson AH, Tralins KS, Greven KM, et al Adenocarcinoma of the fallopian tube: results of a multi-institutional retrospective analysis of 72 patients Int J
42 Current FIGO staging for cancer of the vagina, fallopian tube, ovary, and gestational trophoblastic neoplasia Int J Gynaecol Obstet 2009;105(1):3-4
43 Alvarado-Cabrero I, Stolnicu S, Kiyokawa T, et al Carcinoma of the fallopian tube: Results of a multi-institutional retrospective analysis of 127 patients with evaluation of staging and prognostic factors Ann Diagn Pathol
44 Liu L, Xu X, Jia L, et al Primary fallopian tube carcinoma a retrospective analysis of 66 cases Eur J Gynaecol Oncol 2015;36(2):161-7
45 Ludovisi M, De Blasis I, Virgilio B, et al Imaging in gynecological disease (9): clinical and ultrasound characteristics of tubal cancer Ultrasound Obstet
46 Tongsong T, Wanapirak C, Tantipalakorn C, et al Sonographic Diagnosis of Tubal Cancer with IOTA Simple Rules Plus Pattern Recognition Asian Pac J
Cancer Prev 2017;18(11):3011-5 applying the ADNEX model from the IOTA group to discriminate between different subtypes of adnexal tumors Facts Views Vis Obgyn 2015;7(1):32-
48 Andreotti RF, Timmerman D, Strachowski LM, et al O-RADS US Risk Stratification and Management System: A Consensus Guideline from the ACR Ovarian-Adnexal Reporting and Data System Committee Radiology
49 Yang Y, Xiao Z, Liu Z, et al MRI can be used to differentiate between primary fallopian tube carcinoma and epithelial ovarian cancer Clin Radiol
50 Ma FH, Cai SQ, Qiang JW, et al MRI for differentiating primary fallopian tube carcinoma from epithelial ovarian cancer J Magn Reson Imaging
51 Gadducci A, Landoni F, Sartori E, et al Analysis of Treatment Failures and Survival of Patients with Fallopian Tube Carcinoma: A Cooperation Task Force (CTF) Study Gynecol Oncol 2001;81(2):150-9
52 Hefler LA, Rosen AC, Graf AH, et al The clinical value of serum concentrations of cancer antigen 125 in patients with primary fallopian tube carcinoma: a multicenter study Cancer 2000;89(7):1555-60
53 Mi D, Zhang YX, Wang CJ, et al Diagnostic and prognostic value of serum human epididymis protein 4 in patients with primary fallopian tube carcinoma
54 Mi D, Zhang Y, Chen S HE4 is associated with clinical risk prognostic factors and survival outcome in primary fallopian tube carcinoma patients J Obstet Gynaecol Res 2022;48(7):1897-903
55 Bristow RE, Tomacruz RS, Armstrong DK, et al Survival effect of maximal cytoreductive surgery for advanced ovarian carcinoma during the platinum era: a meta-analysis J Clin Oncol 2002;20(5):1248-59
56 Harter P, Sehouli J, Lorusso D, et al A Randomized Trial of Lymphadenectomy in Patients with Advanced Ovarian Neoplasms 2019;380(9):822-32
57 Armstrong DK, Alvarez RD, Bakkum-Gamez JN, et al Ovarian Cancer, Version 2.2020, NCCN Clinical Practice Guidelines in Oncology J Natl Compr Canc Netw 2021;19(2):191-226
58 Vergote I, Tropé CG, Amant F, et al Neoadjuvant Chemotherapy or Primary Surgery in Stage IIIC or IV Ovarian Cancer 2010;363(10):943-53
59 Machida H, Tokunaga H, Matsuo K, et al Survival outcome and perioperative complication related to neoadjuvant chemotherapy with carboplatin and paclitaxel for advanced ovarian cancer: A systematic review and meta- analysis Eur J Surg Oncol 2020;46(5):868-75
60 Burger RA, Brady MF, Rhee J, et al Independent radiologic review of the Gynecologic Oncology Group Study 0218, a phase III trial of bevacizumab in fallopian tube cancer Gynecol Oncol 2013;131(1):21-6
61 Perren TJ, Swart AM, Pfisterer J, et al A phase 3 trial of bevacizumab in ovarian cancer N Engl J Med 2011;365(26):2484-96
62 Horng H-C, Teng S-W, Huang B-S, et al Primary fallopian tube cancer: Domestic data and up-to-date review Taiwanese Journal of Obstetrics and Gynecology 2014;53(3):287-92
63 Shamshirsaz AA, Buekers T, Degeest K, et al A single-institution evaluation of factors important in fallopian tube carcinoma recurrence and survival Int J
64 Lau HY, Chen YJ, Yen MS, et al Primary fallopian tube carcinoma: a clinicopathologic analysis and literature review J Chin Med Assoc
65 Horng HC, Teng SW, Lai CR, et al Prognostic factors of primary fallopian tube cancer in a single institute in Taiwan Int J Gynaecol Obstet
66 Li S, Yu M, Bai W, et al Long-term follow-up of 46 cases of primary fallopian tube carcinoma: a single institute study Ann Palliat Med 2021;10(8):9122-35
67 Wethington SL, Herzog TJ, Seshan VE, et al Improved survival for fallopian tube cancer: a comparison of clinical characteristics and outcome for primary fallopian tube and ovarian cancer Cancer 2008;113(12):3298-306
68 Akkaya E, Sanci M, Kulhan NG, et al Prognostic factors of primary fallopian tube carcinoma Contemp Oncol (Pozn) 2018;22(2):99-104
69 Bidus MA, Maxwell GL, Rose GS Chapter 13 - Fallopian Tube Cancer In: Di Saia PJ, Creasman WT, editors Clinical Gynecologic Oncology (Eighth Edition) Philadelphia: Mosby; 2012 p 357-68.e5
70 Guppy AE, Rustin G CA125 Response: Can it Replace the Traditional Response Criteria in Ovarian Cancer? The oncologist 2002;7:437-43
71 Rustin GJ, Vergote I, Eisenhauer E, et al Definitions for response and progression in ovarian cancer clinical trials incorporating RECIST 1.1 and CA
125 agreed by the Gynecological Cancer Intergroup (GCIG) Int J Gynecol Cancer 2011;21(2):419-23
72 Zlotnik A, Abraira V A General-purpose Nomogram Generator for Predictive Logistic Regression Models The Stata Journal 2015;15(2):537-46
73 Sumtsov DH, Gladchuk IZ, Kashtalian NM, et al Practical means of preoperative diagnostics of primary fallopian tube cancer Wiad Lek
74 Gungorduk K, Ertas IE, Ozdemir A, et al Prognostic Significance of Retroperitoneal Lymphadenectomy, Preoperative Neutrophil Lymphocyte Ratio and Platelet Lymphocyte Ratio in Primary Fallopian Tube Carcinoma: A Multicenter Study Cancer Res Treat 2015;47(3):480-8
75 Sun M, Bao L, Shen H, et al Unexpected primary fallopian tube carcinoma during gynecological operations: Clinicopathological and prognostic factors
76 Borghese M, Vizzielli G, Capelli G, et al Retrospective study of histopathological and prognostic characteristics of primary fallopian tube carcinomas: twenty-year experience (SOCRATE) Int J Gynecol Cancer
77 Goodman MT, Shvetsov YB Incidence of ovarian, peritoneal, and fallopian tube carcinomas in the United States, 1995-2004 Cancer Epidemiol Biomarkers Prev 2009;18(1):132-9
78 Schnack TH, Sứrensen RD, Nedergaard L, et al Demographic clinical and prognostic characteristics of primary ovarian, peritoneal and tubal adenocarcinomas of serous histology — A prospective comparative study
79 Ma Y, Duan W Clinical and survival analysis of 36 cases of primary fallopian tube carcinoma World J Surg Onc 2014;12(1):311
80 Ural UM, Balik G, Tekin YB, et al Primary fallopian tube carcinoma diagnosed preoperatively by cervical smear Ann Saudi Med 2014;34(5):444-
81 Buskmiller C, Cline B, Xynos F Medical diligence uncovers fallopian tube cancer after abnormal Pap test BMJ Case Rep 2019;12(7)
82 Koo YJ, Im KS, Kwon YS, et al Primary fallopian tube carcinoma: a clinicopathological analysis of a rare entity Int J Clin Oncol 2011;16(1):45-
83 Nanaiah SP, Rathod PS, Rajkumar NN, et al Primary carcinoma of the fallopian tube: a review of a single institution experience of 8 cases
84 Armstrong DK, Alvarez RD, Backes FJ, et al NCCN Guidelines® Insights: Ovarian Cancer, Version 3.2022 J Natl Compr Canc Netw 2022;20(9):972-
85 Uehira K, Hashimoto H, Tsuneyoshi M, et al Transitional cell carcinoma pattern in primary carcinoma of the fallopian tube Cancer 1993;72(8):2447-
86 Pectasides D, Pectasides E, Papaxoinis G, et al Primary fallopian tube carcinoma: results of a retrospective analysis of 64 patients Gynecol Oncol
CỨU VÀ CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU
TÊN NGHIÊN CỨU: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG UNG THƯ ỐNG DẪN TRỨNG NGUYÊN PHÁT
Nghiên cứu viên chính: NGUYỄN KHÁNH DUY Đơn vị chủ trì: Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
I THÔNG TIN VỀ NGHIÊN CỨU:
• Mục đích và tiến hành nghiên cứu:
Bệnh viện Từ Dũ là bệnh viện chuyên khoa sản phụ khoa lớn tại miền Nam Việt Nam Số lượng UTODTNP tại bệnh viện Từ Dũ tăng dần trong những năm gần đây, với 6 trường hợp năm 2015 và 13 trường hợp được ghi nhận năm 2020 Hiện chưa có nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, và yếu tố tiên lượng ung thư ống dẫn trứng nguyên phát tại Bệnh viện Từ Dũ Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng ung thư ống dẫn trứng nguyên phát” nhằm cung cấp các số liệu về đặc điểm lâm sàng, và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tái phát và tiên lượng sống còn của người bệnh UTODTNP được chẩn đoán, điều trị và theo dõi tại bệnh viện Từ Dũ từ đó giúp bác sĩ lâm sàng có thêm thông tin để tư vấn người bệnh, và cải thiện chất lượng điều trị
• Đối tượng tham gia nghiên cứu
- Người bệnh ung thư ống dẫn trứng nguyên phát được phẫu thuật tại bệnh viện Từ Dũ trước 31/07/2022:
- Có kết quả giải phẫu bệnh là ung thư ống dẫn trứng và
- Tái khám và theo dõi tại bệnh viện Từ Dũ
- Trong khoảng thời gian nghiên cứu có thể liên lạc được với người bệnh hoặc người nhà để cung cấp thông tin
Tiêu chuẩn loại trừ: về hồ sơ bệnh án trước phẫu thuật và tường trình phẫu thuật trong phẫu thuật
- Người bệnh từ chối điều trị hoặc không tuân thủ điều trị
- Hồ sơ bệnh án không cung cấp đầy đủ thông tin thu thập số liệu
• Các nguy cơ và lợi ích: Đây chỉ là nghiên cứu quan sát, mọi chỉ định điều trị và theo dõi đều được bác sĩ có đủ thẩm quyền tại khoa Ung Bướu Phụ Khoa BV Từ Dũ tiến hành Chúng tôi chỉ quan sát, thu thập số liệu dựa trên kết quả đã có Do đó, người tham gia nghiên cứu sẽ không có nguy cơ cũng như bất cứ tác động nào do nghiên cứu mang lại
Ngoài được cung cấp thông tin đầy đủ về bệnh ung thư ống dẫn trứng nguyên phát, người tham gia còn có cơ hội tiếp cận những kết quả nghiên cứu khi chúng được công bố trên tạp chí chuyên ngành và bản tin khoa Đặc biệt, họ không phải chịu bất kỳ chi phí nào trong quá trình tham gia nghiên cứu.
• Sự tự nguyện tham gia
Người tham gia được quyền tự quyết định, không hề bị ép buộc tham gia Người tham gia có thể rút lui ở bất kỳ thời điểm nào mà không bị ảnh hưởng gì đến việc điều trị/chăm sóc tại khoa Ung Bướu Phụ Khoa bệnh viện Từ Dũ
Tất cả những thông tin có được chúng tôi đều giữ bí mật tuyệt đối Những kết quả xét nghiệm và điều trị sẽ do bác sĩ điều trị quản lý Tên của người bệnh sẽ không được nêu trong bất cứ giấy tờ hay thông tin nào về nghiên cứu
Trong thời gian nghiên cứu nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi nào liên quan đến tình trạng bệnh lý cũng như phương pháp điều trị xin người tham gia nghiên cứu liên hệ trực tiếp với nhóm nghiên cứu vào bất kỳ lúc nào (BS Nguyễn