Ngoài sự đa dạng về nội dung, Netflix còn tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi cho phép người dùng truy cập và phát trực tuyến các nội dung trên nhiều hình thức và thiết bị khác nh
TỔNG QUAN THƯƠNG HIỆU
Giới thiệu về Netflix
Netflix là một nền tảng cung cấp dịch vụ xem video trực tuyến của Mỹ với hơn
223 triệu thành viên trả phí, sử dụng 30 ngôn ngữ khác nhau tại hơn 190 quốc gia Nền tảng này cung cấp cho người sử dụng tiện ích truyền phát và xem nhiều loại hình giải trí đa dạng Nội dung chủ yếu là các chương trình truyền hình, phim ảnh, phim tài liệu phổ biến từ nhiều nước trên thế giới thông qua ứng dụng phần mềm trên các thiết bị có kết nối Internet
Netflix có trụ sở chính tại Los Gatos, California, Hoa Kỳ cùng với nhiều văn phòng đại diện ở khắp các châu lục như Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ Kể từ tháng 01/2023, Netflix được điều hành bởi hai CEO là Ted Sarandos và Greg Peters Giá trị vốn hóa thị trường của Netflix là hơn 150 tỷ USD (tính đến phiên đóng cửa ngày 21/02/2023) Đây là công ty giải trí/truyền thông lớn thứ hai thế giới tính theo vốn hóa thị trường tính đến tháng 02/2023 (sau Walt Disney) Netflix đã đóng một vai trò nổi bật trong việc phân phối phim độc lập và là thành viên của Hiệp hội Điện ảnh (MPA)
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ý tưởng thành lập Netflix xuất phát từ việc Reed Hastings và Marc Randolph nảy ra ý tưởng cho thuê DVD qua đường bưu điện vào năm 1997
Năm 1998, trang web Netflix.com chính thức được ra mắt, bắt đầu bán và cho thuê các bản sao vật lý (DVD) - trang web đầu tiên trên thế giới cung cấp loại hình dịch vụ này
Năm 1999, Netflix ra mắt gói đăng ký cho các thành viên quyền thuê DVD không giới hạn
Năm 2000, Netflix cho ra mắt hệ thống dựa vào cá nhân hóa để đề xuất video có thể được người dùng lựa chọn
Năm 2005, Netflix cho ra mắt tính năng Hồ sơ cho phép thành viên tạo ra các danh sách khác nhau dựa trên nhu cầu cá nhân
Năm 2007, Netflix phát hành nền tảng phát trực tuyến cho phép người dùng xem video ngay tức thì
Năm 2008, Netflix hợp tác với các thương hiệu điện tử tiêu dùng để có thể phát trực tuyến trên Xbox 360, các đầu phát Blu-ray và hộp giải mã tín hiệu truyền hình
Năm 2009, số lượng thành viên vượt mốc 10 triệu và bắt đầu mở rộng hợp tác phát trực tuyến sang TV kết nối Internet
Năm 2010, cho ra mắt tính năng phát trực tuyến trên thiết bị di động
Năm 2013, Netflix thắng ba giải Primetime Emmy – giải thưởng đầu tiên dành cho dịch vụ phát trực tuyến qua Internet
Năm 2014, Netflix bắt đầu phát trực tuyến ở độ phân giải 4K Ultra HD
Năm 2015, Netflix ra mắt tính năng mô tả âm thanh cho người khiếm thị với
Năm 2016, Netflix có mặt tại hơn 190 quốc gia và 21 ngôn ngữ, bổ sung tính năng tải xuống để xem khi không có Internet
Năm 2020, Netflix cho ra mắt danh sách Top 10 - những tác phẩm phổ biến hàng đầu
Năm 2021, số lượng thành viên vượt mốc 200 triệu và cho ra mắt trò chơi dành cho thiết bị di động
1.1.2 Các đối tác chính của Netflix
Hiện nay, quy mô nội dung được Netflix cung cấp trên nền tảng đã đạt con số hàng triệu Việc đa dạng hóa các loại hình giải trí giúp cho Netflix tiếp cận được nhiều tệp khách hàng khác nhau hơn Và để đảm bảo cho hoạt động được diễn ra hiệu quả, Netflix đã hợp tác với hơn 35 đối tác trên toàn ngành kinh doanh truyền thông:
- Các công ty sản xuất TV thông minh (Smart TV) như LG, Sony, Samsung, để tiếp cận với những thị trường mới nổi;
- Các công ty lớn trong ngành game như Wii, PlayStation, X-Box, để mở rộng phục vụ các khách hàng có nhu cầu chơi trò chơi trực tuyến;
- Các công ty mạng truyền hình như Dish, Tivo, để nâng cao hiệu quả trong việc chuyển đổi truyền phát trực tuyến;
- Các ông lớn trong ngành công nghệ như Apple, Android, Microsoft, ;
- Các nhà cung cấp dữ liệu lớn như Google, Amazon,
Ngoài ra, Netflix còn thiết lập mối quan hệ hợp tác với nhiều nhà làm phim, nhà sản xuất phim, nhà văn, nhà làm phim hoạt hình, để có thể dễ dàng nhận bản quyền phát sóng nội dung hợp pháp Bên cạnh đó, Netflix cũng quan tâm đến việc xây dựng hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ Internet để hỗ trợ nền tảng và dịch vụ phát trực tuyến trên nền tảng.
Tầm nhìn - Sứ mệnh
Tuyên bố tầm nhìn của Netflix như sau:
“To continue being one of the leading firms of the Internet entertainment era”
“Tiếp tục là một trong những công ty hàng đầu của kỷ nguyên giải trí trên Internet”
Tầm nhìn của Netflix hướng đến mục tiêu giành lợi thế trong cuộc cạnh tranh với các công ty đối thủ về dịch vụ cung cấp video trực tuyến Chỉ sau 25 năm hình thành và phát triển, Netflix đã có chỗ đứng trên thị trường quốc tế, dần khẳng định tính đúng đắn trong tuyên bố tầm nhìn của mình Một trong những điều mà Netflix đã thực hiện được đó chính là phát trực tuyến bằng hơn 30 ngôn ngữ và tại hơn 190 quốc gia
Sứ mệnh được Netflix tuyên bố như sau:
“To entertain the world” - “Giải trí cho thế giới”
Tuyên bố sứ mệnh của Netflix dựa trên loại hình dịch vụ mà công ty đang kinh doanh đó là cung cấp dịch vụ phát trực tuyến video Điều mà Netflix mong muốn làm tốt nhất đó là cung cấp những video chất lượng để thỏa mãn nhu cầu và sự kỳ vọng của khách hàng Netflix khẳng định trên chính website về sứ mệnh của mình là “Chúng tôi mong muốn mang đến những nội dung giải trí cho thế giới Dù sở thích của bạn là gì, dù bạn sống ở đâu, bạn đều có thể thưởng thức những bộ phim truyền hình, phim tài liệu, phim điện ảnh và trò chơi di động hàng đầu”.
Cơ cấu sản phẩm
Netflix xây dựng nền tảng dựa trên mô hình kinh doanh mua lại và sản xuất nội dung, sau đó phân phối nội dung có bản quyền trên nền tảng Điều này giúp Netflix khai thác tối đa sức mạnh của mô hình thành viên đăng ký để đạt được doanh thu thường xuyên và lặp lại
Hình 1.2 Mô hình kinh doanh của Netflix
Nội dung trên nền tảng Netflix được đa dạng hóa với nhiều thể loại, mức độ đồ sộ được khẳng định thông qua việc có nhiều bộ phim do chính Netflix sản xuất (Netflix Original Series), phim tình cảm, phim hoạt hình, phìm hài, phim tài liệu, phim kinh dị, đến từ nhiều châu lục như châu Á, châu Âu, châu Mỹ, Với chất lượng từ hình ảnh, âm thanh cho đến đội ngũ sản xuất và được Netflix mua bản quyền sẽ làm người dùng cảm thấy trải nghiệm xứng đáng với chi phí đăng ký thành viên
Ngoài sự đa dạng về nội dung, Netflix còn tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi cho phép người dùng truy cập và phát trực tuyến các nội dung trên nhiều hình thức và thiết bị khác nhau như:
- Trực tiếp trên website: không cần cài app, không giới hạn hệ điều hành;
- Trên các thiết bị di động (có app chính thức): Android, iOS, Windows;
- Android TV, Apple TV, các Smart TV có hỗ trợ;
- Máy chơi game PlayStation, Xbox;
- Và các dòng Android TV Box, các thiết bị giải trí có hỗ trợ Netflix…
Các chiến lược được Netflix thực hiện đều nhằm mục tiêu tối đa hóa sự hài lòng của khách hàng đối với ứng dụng và lặp lại việc đăng ký thành viên định kỳ Để có thể thiết lập một nền tảng với quy mô toàn cầu như hiện nay, Netflix đã tạo ra những giá trị hướng đến trải nghiệm của khách hàng như sau:
- Người dùng có thể xem video trực tuyến 24/7 ở mọi nơi với độ phân giải cao và không có quảng cáo;
- Truy cập vào các bộ phim hoặc chương trình độc quyền của Netflix;
- Các gói thành viên có thể được khách hàng hủy bất cứ lúc nào;
- Xây dựng đề xuất phù hợp với người sử dụng;
- Hồ sơ người dùng của Netflix, được dùng để cá nhân hóa tài khoản và sở thích của người dùng, cho phép người dùng quản trị viên người dùng cùng mình, có thể sửa đổi, cho phép hoặc hạn chế một số người dùng nhất định;
- Chia sẻ tài khoản với các nhóm dựa vào các bộ lọc và tùy chọn cụ thể được đặt trước.
TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG
Tổng quan về môi trường kỹ thuật số
2.1.1 Tổng quan về tình hình sử dụng Internet
Theo Digital Vietnam 01/2023, dân số Việt Nam sử dụng Internet chiếm đến 79,1% (khoảng 78 triệu người) so với tổng dân số, trong đó phương tiện được sử dụng để kết nối Internet chủ yếu là Điện thoại thông minh (98,1%) với tỷ lệ kết nối Internet là 93,6% và Máy tính xách tay (58,5%) với tỷ lệ 67,8%
Hình 2.1 Tỷ lệ sử dụng các loại thiết bị di động kết nối Internet của người dân Việt Nam
Trung bình người dân Việt Nam thường dành 6h23p mỗi ngày cho việc sử dụng Internet, trong đó phần lớn thời gian này dành cho việc xem TV/Broadcast/Streaming, sử dụng mạng xã hội và đọc báo/tạp chí điện tử
Hình 2.2 Mức phân bổ thời gian sử dụng Internet của người dân Việt Nam
Các ứng dụng điện thoại được người tiêu dùng dành thời gian nhiều nhất là mạng xã hội (Tiktok, Tinder), Game (Rise of Kingdom, Liên quân Mobile, Genshin), ứng dụng xem phim/ chương trình truyền hình (FPT Play, Vieon)
Hình 2.3 Các ứng dụng điện thoại được người Việt sử dụng nhiều nhất
Tại Việt Nam, Chrome được xem là trình duyệt được ưu tiên hàng đầu cho việc nghiên cứu và tìm kiếm thông qua mạng Internet (68,76%), nối tiếp đó là Safari (20,68%) đang ở mức tăng trưởng cao (tăng 33,6% so với cùng kỳ năm trước)
Hình 2.4 Thị phần các ứng dụng trình duyệt tại Việt Nam
Google được xem là website được tìm kiếm hàng đầu tại Việt Nam (top1 tìm kiếm và chiếm 97,12% mức sử dụng so với các công cụ tìm kiếm khác như Bing, Duckduckgo) Nối tiếp đó là các trang mạng xã hội như Youtube (top2), Facebook (top3), trong đó nổi bật là sự vươn lên vượt trội của mạng xã hội mới là Tiktok (top14) Hiện nay, xu hướng xem và chia sẻ Video của người tiêu dùng Việt ngày một tăng cao với nội dung chủ yếu là Video nhạc (58,3%) và Video Livestream (40,6%)
Hình 2.5 Top các trang web được tìm kiếm nhiều nhất tại Việt Nam
2.1.2 Tổng quan về tình hình Digital Marketing
Theo báo cáo Digital Vietnam 01/2023, phần lớn người tiêu dùng Việt thường tìm kiếm thông tin về thương hiệu trực tuyến trước khi đưa ra quyết định mua sản phẩm (53,2%) Các kênh tìm kiếm chủ yếu của họ là mạng xã hội (58,9%), công cụ tìm kiếm (51,3%), đánh giá của người tiêu dùng (39,6%)
Hình 2.6 Mức độ tiếp cận khách hàng của các kênh/phương tiện
Với sự ảnh hưởng ngày càng nhiều của các kênh trực tuyến, các doanh nghiệp chi rất mạnh trong việc quảng cáo kỹ thuật số (bao gồm công cụ tìm kiếm và mạng xã hội) với 1,15 tỷ USD (tăng 18,5% so với năm trước) nhằm gia tăng mức độ tác động đến hành vi mua của khách hàng tại thị trường Việt Nam Trong đó, các doanh nghiệp chi tiêu nhiều nhất cho Công cụ tìm kiếm trực tuyến (433,8 triệu USD), Biển quảng cáo kỹ thuật số (332,3 triệu USD) và Video kỹ thuật số (241,4 triệu USD)
Hình 2.7 Mức chi tiêu cho quảng cáo kỹ thuật số của các doanh nghiệp
2.1.3 Tổng quan về tình hình sử dụng mạng xã hội
Theo Digital Vietnam 01/2023, số lượng người hoạt động trên các nền tảng mạng xã hội tăng 7.3% so với cùng kỳ năm trước, khoảng 70 triệu người (chiếm 71% so với tổng dân số) với tỷ lệ nam nữ tương đương nhau, tập trung chủ yếu ở độ tuổi từ 18 - 44 (73,1%) Nền tảng mạng xã hội được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay dẫn đầu là Facebook (91,6%), Zalo (90,1%), Tiktok (77,5%), Facebook Messenger (77%) và Instagram (55,4%)
Hình 2.8 Các nền tảng mạng xã hội được sử dụng tại Việt Nam
Nhu cầu chính khi sử dụng mạng xã hội của người Việt là giữ liên lạc với người thân và bạn bè (54,7%), đọc tin tức mới (49,2%)
Hình 2.9 Nhu cầu sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam
2.1.4 Tổng quan về tình hình chi tiêu trực tuyến
Theo Digital Vietnam 01/2023, hiện nay có khoảng 30% người Việt sở hữu tài khoản ngân hàng, trong đó chỉ có 3.5% là sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến Việc trả tiền qua ứng dụng điện thoại đang dần trở nên phổ biến với tỷ lệ 16,1%
Hình 2.10 Tình hình sử dụng dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam
Nguồn: Datareportal, 2023 Đối với các nền tảng trực tuyến, người Việt chi tiêu nhiều nhất cho video game (460,3 triệu USD) và video (phim, chương trình truyền hình) (219,5 triệu USD)
Hình 2.11 Mức chi tiêu cho các phương tiện kỹ thuật số của người dân Việt Nam
Môi trường bên trong
Nguồn doanh thu duy nhất của Netflix đến từ đăng ký của người dùng Netflix cung cấp 4 gói dịch vụ khác nhau dựa trên chất lượng phát trực tuyến của nội dung được cung cấp:
Hình 2.12 Giá các gói cước Netflix tại Việt Nam 2022
Doanh thu của Netflix sẽ chi trả cho các khoản chi phí như: chi phí mua các nội dung (chương trình, tài liệu, phim); chi phí sản xuất nội dung; chi phí duy trì các hoạt động công nghệ (cá nhân hóa, R&D, trí thông minh nhân tạo); chi phí duy trì và kết nối với internet như Comcast để truyền dữ liệu tốc độ cao; cơ sở hạ tầng cho việc phát trực tuyến, chi phí cho đội ngũ công nghệ IT,
Doanh thu năm 2022 của Netflix đạt được con số 31,62 tỷ USD với thu nhập ròng lên tới 4,5 tỷ USD Tuy nhiên, theo dự báo của các nhà phân tích Bloomberg, Netflix có thể có trở ngại về doanh thu vào năm 2023 với việc dự định dừng tính năng chia sẻ tài khoản
Hình 2.13 Báo cáo doanh thu của Netflix từ 2018-2021
Nguồn: Investing.com Đầu năm 2023, giá cổ phiếu của Netflix giảm mạnh sau khi Netflix thông báo rằng đã mất 200.000 lượt đăng ký chỉ trong quý đầu tiên Đây là thời điểm để Netflix đưa ra các chiến lược Marketing kỹ thuật số nhằm giữ chân người tiêu dùng, bảo vệ nguồn tăng trưởng doanh thu và thu hút người tiêu dùng mới trước việc cổ phiếu đang có nguy cơ sụt giảm lớn kéo theo nhiều vấn đề cho công ty
2.2.1.2 Nguồn hạ tầng công nghệ của Netflix
Netflix kết hợp sử dụng công nghệ khác nhau để tạo thành lợi thế cạnh tranh cho bản thân mình:
- Amazon EC2 (Amazon elastic compute cloud): cung cấp nền tảng để điện toán đám mây;
- Amazon S3 (Amazon simple storage service): công nghệ lưu trữ của Netflix dùng để lưu trữ bản sao của các chương trình, phim, tài liệu;
- Machine Learning (máy học): cho phép Netflix cải thiện chính giao diện của mình dựa trên các dữ liệu mẫu (training data) hoặc dựa vào kinh nghiệm và tất cả đều được thực hiện tự động;
- Ngoài việc duy trì và phát triển website, Netflix còn phát triển và mở rộng sang ứng dụng trên các thiết bị điện tử Đây là bước đi đúng đắn giúp Netflix tiếp cận được đến số lượng khách hàng khổng lồ so với việc chỉ phát triển trên website như các nền tảng khác;
Hình 2.14 Netflix mở rộng phát triển ứng dụng trên các thiết bị điện tử
‐ Ngoài ra Netflix còn ứng dụng các công nghệ mã nguồn mở (Java, MySQL, Gluster, Apache Tomcat, ); công nghệ quản lý hệ thống CNTT DevOps; công cụ được gọi là “quân đội Simian” chứa đựng “Chaos Monkey” để tìm lỗi và xử lý các lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng; Conductor giúp điều phối các dịch vụ trên quy mô lớn,
2.2.1.3 Nguồn dữ liệu và hiểu biết sâu sắc
Dữ liệu chính là chìa khóa cho sự thành công của Netflix, bằng cách phân tích dữ liệu từ người dùng Netflix hoàn toàn có thể:
- Gợi ý chương trình được cá nhân hóa đến khách hàng;
- Tính toán độ thịnh hành trước khi chính thức ra mắt sản phẩm đó;
- Tối ưu quá trình đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng và trải nghiệm của họ; Dựa trên thế mạnh về công nghệ, Netflix dự đoán được độ hấp dẫn của một bộ phim lên khách hàng dựa trên tương tác từ họ Từ đó cung cấp các gợi ý được cá nhân hóa cho từng người dùng Netflix thu nhập dường như tất cả dữ liệu:
- Khách hàng xem nội dung đó vào khi nào (ngày, giờ, thứ, tháng, năm, );
- Mức độ tương tác của khách hàng: tạm dừng, tua lại, tua nhanh, chuyển tập, thoát, ;
- Vị trí địa lý của khách hàng;
- Thiết bị được sử dụng để sử dụng dịch vụ;
- Lịch sử xem của khách hàng…
Các dữ liệu này sẽ được tổng hợp và nhờ thuật toán xử lý để làm cơ sở cho các quyết định, chiến lược Marketing trong tương lai Công cụ đề xuất Netflix (NRE) bao gồm những thuật toán như vậy, lọc hơn 3000 tên, cụm từ cùng một lúc Độ chính xác cho việc cá nhân hóa lên đến 80% Bằng việc cá nhân hóa này, Netflix đã thành công trong việc thu hút và giữ chân những khách hàng của mình
Trong năm 2021, số nhân viên toàn thời gian của Netflix trên toàn cầu đã tăng từ khoảng 8.000 lên 10.000 nhân viên Ở Hoa Kỳ – nơi Netflix thu thập và báo cáo dữ liệu chủng tộc và sắc tộc – con số đã tăng từ 6.300 lên 7.300 nhân viên
Netflix chú trọng 2 mục tiêu lâu dài: nhân viên phát triển và lãnh đạo công nghệ Đầu tiên, Netflix cam kết phát triển và giữ chân những nhân tài với sự cống hiến cho công ty nổi trội Mục tiêu chính của Netflix là thu hút nhân sự hàng đầu về phía mình và luôn cố gắng không ngừng để vượt qua đối thủ Với mục tiêu trở thành một nhà lãnh đạo về kỹ thuật - công nghệ, Netflix thành công trong việc áp dụng các công nghệ mới vào dịch vụ của mình
Phim tương tác - có sự tương tác giữa kịch bản phim và quyết định của người xem - là ví dụ điển hình cho việc chú trọng vào phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao của Netflix (bộ phim Black Mirror: Bandersnatch, You vs Wild: Out Cold, Escape The Undertaker, là một trong những bộ phim tương tác của Netflix)
2.2.2 Đánh giá nội bộ về Marketing kỹ thuật số
2.2.2.1 Website - Ứng dụng được tối ưu hóa trải nghiệm người dùng
Cả website và ứng dụng của Netflix trên điện thoại đều được người tiêu dùng đánh giá cao về trải nghiệm người dùng, sự tiện ích và mức độ dễ sử dụng khi họ tương tác với cả 2 nền tảng này
Hình 2.15 Giao diện ứng dụng Netflix trên di động
Nguồn: Thế giới di động Ứng dụng Netflix được thiết lập để dùng được trên mọi thiết bị Ứng dụng này phổ biến ở nhiều quốc gia với hơn 1 tỷ lượt tải xuống Theo báo cáo chính thức, Netflix đã có gói miễn phí dành riêng cho Android, không có quảng cáo không yêu cầu bất kỳ thông tin thanh toán nào từ người dùng khi đăng ký Những người quan tâm chỉ cần đăng ký bằng một email hợp lệ và xác nhận rằng họ trên 18 tuổi
2.2.2.2 Cá nhân hóa khách hàng (Data-driven Marketing)
Hầu hết các nỗ lực marketing hiện nay sẽ đều dựa trên dữ liệu Họ không chỉ tìm kiếm chương trình nào nhận được nhiều lượt xem hơn mà họ còn ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để khám phá các khía cạnh mới về hành vi của người dùng, để đưa ra các quyết định chiến lược marketing Bằng cách này, Netflix đang giảm xác suất mất người dùng trả phí Việc xử lý dữ liệu phức tạp cần thiết để thực hiện điều này đã được giải quyết bởi các thuật toán AI
Bên cạnh đó, dịch vụ xem phim trực tuyến cũng liên tục đổi mới giao diện nhằm trở nên cá nhân hoá hơn với người dùng
Hình 2.16 Các bộ phim Netflix được sắp xếp theo sở thích cá nhân của người dùng
Nguồn: Netflix 2.2.2.3 Tích hợp đa nền tảng
Môi trường bên ngoài
2.3.1.1 Yếu tố chính trị (Political)
Netflix hiện vẫn chưa có văn phòng đại diện tại Việt Nam, nhưng đã từng bước đầu tư vào Việt Nam bằng cách cấp phép cho hơn 200 bộ phim địa phương, thuê đối tác Việt Nam lồng tiếng và làm phụ đề cho các chương trình, phim của Netflix Ngày 5/1/2022, Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam (VFDA) và Tập đoàn Netflix đã ký kết một Biên bản ghi nhớ nhằm hỗ trợ việc phát triển ngành công nghiệp điện ảnh và kinh tế sáng tạo tại Việt Nam Biên bản ghi nhớ hợp tác trong 3 năm để quảng bá phim ảnh, văn hoá Việt Nam ra toàn cầu trên nền tảng này
2.3.1.2 Yếu tố kinh tế (Economic)
Bình quân năm 2022, lạm phát cơ bản ở Việt Nam tăng 2,59% so với năm 2021 Với phạm vi hoạt động trên 100 quốc gia, Netflix rất dễ bị biến động về tỷ giá hối đoái Trong năm 2022, Netflix đã bị cản trở bởi những thách thức trong kinh tế liên quan đến vấn đề lạm phát cao dẫn đến những thay đổi trong chi tiêu của người tiêu dùng, và người tiêu dùng Việt Nam không cũng không phải ngoại lệ
Netflix là một trong những nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện tử trên nền tảng kỹ thuật số xuyên biên giới đã thực hiện kê khai và nộp thuế ở Việt Nam
2.3.1.3 Yếu tố văn hóa xã hội (Sociocultural)
Văn hóa “mọt phim” hay “cày phim” đang phát triển mạnh trên toàn cầu và rất được giới trẻ yêu thích, Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ Trong khoảng thời gian trải qua dịch COVID-19, “cày phim” nổi lên như một xu hướng giải trí hàng đầu và các nền tảng OTT (dịch vụ truyền thông cung cấp trực tiếp đến người xem thông qua Internet) Xu hướng xã hội của các nền tảng OTT đi cùng với lối sống hiện đại và sự nhanh nhạy về công nghệ của giới trẻ đã mang đến một cơ hội tuyệt vời cho Netflix mở rộng thêm phạm vi khách hàng của mình
Một yếu tố văn hóa xã hội khác ảnh hưởng đến việc sử dụng Netflix là việc ngày càng có nhiều người chuyển từ những thiết bị có màn hình lớn hơn sang điện thoại thông minh và máy tính bảng, trong khi cáp truyền thống chưa mở rộng dịch vụ của mình sang những thiết bị này
2.3.1.4 Yếu tố công nghệ (Technological)
Quá trình chuyển đổi số của Netflix chủ yếu sử dụng công nghệ Big Data Netflix đã thu thập dữ liệu trên quy mô hơn 200 triệu người đăng ký sử dụng dịch vụ và triển khai sử dụng các mô hình phân tích dữ liệu để nghiên cứu hành vi của khách hàng cũng như mô hình mua hàng Sau đó, Netflix sử dụng thông tin thu thập được để giới thiệu phim, chương trình truyền hình dựa trên sở thích, thói quen thưởng thức của người xem Một số công cụ kinh doanh được Netflix sử dụng để xử lý dữ liệu là Hadoop và Teradata Bên cạnh đó, Netflix còn sử dụng các giải pháp mã nguồn mở của riêng mình như Lipstick và Genie Để có thể lưu trữ và xử lý một khối lượng lớn thông tin thu thập được từ khách hàng, Netflix dùng S3 của Amazon nhằm đưa ra nhiều cụm Hadoop cho các khối lượng công việc khác nhau truy cập cùng dữ liệu Sau đó, xây dựng dự án Genie của chính mình để xử lý khối lượng dữ liệu ngày càng lớn khi mở rộng quy mô Công nghệ Big Data còn được Netflix sử dụng để tiến hành tiếp thị tùy chỉnh thông qua việc tùy chỉnh những trailer quảng bá phim và chương trình truyền hình phù hợp với những nội dung mà người xem quan tâm
Nhờ những dữ liệu mà Netflix thu thập được từ các phân cảnh mà người tiêu dùng tua đi tua lại nhiều lần, nội dung xếp hạng được người xem đánh giá hay số lượng tìm kiếm và thông tin được tìm kiếm, Netflix đã tạo lập được một hồ sơ người xem chi tiết tương ứng với từng khách hàng, sau đó sử dụng những thuật toán đề xuất để gợi ý các chương trình phù hợp với sở thích và thói quen xem phim của người đăng ký
Tại Netflix, người dùng có thể thưởng thức những bộ phim, chương trình chất lượng cao với lượng dữ liệu được sử dụng ở mức tối thiểu Đây được xem là một trong những lợi thế lớn của Netflix Để đảm bảo cho người dùng trải nghiệm dịch vụ với chất lượng tốt nhất, Netflix đã đưa ra các cơ chế nhằm cung cấp chất lượng cần thiết theo tình trạng tốc độ mạng hiện tại của người dùng cũng như không xảy ra tình trạng xuất hiện quảng cáo làm gián đoạn trải nghiệm của người dùng Netflix Netflix sở hữu các công cụ chuyển đổi cao đặc biệt, nó có thể làm giảm kích cỡ video mà không ảnh hưởng đến chất lượng phim ảnh Điều này chứng tỏ Netflix không chỉ cung cấp nội dung chất lượng mà còn cung cấp một kích thước dữ liệu chất lượng
Bên cạnh việc cung cấp những nội dung chất lượng đến người tiêu dùng, Netflix cũng đã triển khai hệ thống đánh giá nội dung bao gồm “Tuyệt vời!”, “Thích” và “Không thích” Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà hệ thống đánh giá này mang lại như nó giúp cá nhân hóa trải nghiệm người dùng hơn, tăng sự phù hợp đối với mỗi người dùng thì nó vẫn chưa thể làm hài lòng một bộ phận người dùng, bởi họ cho rằng nó không thể hiện chính xác sự quan tâm của họ cũng như không phù hợp với quyền lợi của khách hàng
2.3.1.5 Yếu tố môi trường (Environmental)
Ngành công nghiệp OTT (Dịch vụ truyền thông cung cấp trực tiếp đến người xem thông qua internet) đang góp một phần rất lớn vào lượng khí thải toàn cầu, trung bình mỗi giờ phát nội dung đến với người dùng sẽ phát thải 55 gam carbon dioxide ra môi trường Do đó, Netflix đã bắt tay với EPA (US Environmental Protection Agency) nhằm cam kết sử dụng nguồn năng lượng sạch cho một phần hoặc toàn bộ lượng điện tiêu thụ hàng năm của họ cũng như đầu tư hàng năm vào năng lượng tái tạo
2.3.1.6 Yếu tố pháp lý (Legal)
Thực tế hiện nay, pháp luật vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi số Do đó, cần phải tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý để đẩy mạnh chuyển đổi số Hiện tại, việc ứng dụng công nghệ số đang gặp phải một số vướng mắc, khó khăn như thiếu khuôn khổ pháp lý để thúc đẩy ứng dụng công nghệ số cùng với những vấn đề về bảo mật thông tin người dùng, các giao dịch điện tử, nội dung cung cấp, Netflix cần phải cẩn trọng hơn khi phát hành phim tại Việt Nam trước những quy định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo của Chính phủ
Trước đây, Netflix đã 4 lần gây tranh cãi khi trình phát những nội dung sai lệch về vấn đề lịch sử và chủ quyền nước ta Hay vào năm 2016, Netflix đã đột ngột tăng giá, điều này đã gây ra một làn sóng chỉ trích lớn từ các công ty truyền thông vì nó được xem là vi phạm hợp đồng khách hàng Ngoài ra, đối mặt với những vấn đề về bản quyền,
Netflix đã đưa ra nhiều biện pháp kỹ thuật khác nhau để đảm bảo rằng những người dùng quốc tế không sử dụng nhiều cách “hack” khác nhau để truyền phát nội dung đến các quốc gia khác
Xu hướng xem phim online có trả phí ngày càng trở nên phổ biến
Trong giai đoạn cả thế giới đang chịu những ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, thói quen và nhu cầu giải trí của mọi người có sự thay đổi lớn Thay vì đến rạp thưởng thức những bộ phim đình đám, nhiều người quyết định tìm đến những ứng dụng xem phim, hoạt động giải trí tại nhà Với sự phổ biến ngày càng lan rộng của các ứng dụng/trang web xem phim trực tuyến, có thể nhận thấy rằng, khán giả Việt đã không còn ngần ngại chi một khoản tiền để thưởng thức những bộ phim chất lượng và độc quyền Điều này cho thấy, xu hướng và sở thích của nhiều người đã thay đổi, nhất là khi các nền tảng xem phim trực tuyến đang phát triển một cách bài bản và bền vững về cả nội dung và chất lượng
Theo một khảo sát được thực hiện vào tháng 9/2021 bởi công ty cổ phần GMOZ.com RUNSYSTEM với 412 người tham gia về việc sử dụng nền tảng xem phim trực tuyến có bản quyền (có trả phí), có đến 67,96% đáp viên có sử dụng nền tảng xem phim trực tuyến có trả phí, điều này cho thấy các ứng dụng xem phim trực tuyến ngày càng phổ biến và khán giả Việt không còn ngại ngần rút ví để được thưởng thức các bộ phim chất lượng, độc quyền Về thời gian xem phim trực tuyến trung bình mỗi ngày, khảo sát ghi nhận có 47,09% người dùng dành trung bình 2-3 tiếng và 20,63% người dùng dành trên 3 tiếng mỗi ngày để xem phim trực tuyến Bên cạnh đó, theo kết quả khảo sát thu được, Netflix là nền tảng xem phim trực tuyến có trả phí được sử dụng nhiều nhất, tiếp theo sau đó là FPT Play Chất lượng âm thanh và hình ảnh tốt, tốc độ tải trang nhanh, độ bảo mật cao, khả năng truy cập từ nhiều thiết bị là những nhân tố hàng đầu ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nền tảng xem phim trực tuyến của khách hàng hiện nay
Ma trận SWOT của Netflix
(S1) Tốc độ tăng trưởng cao
(S2) Thương hiệu quốc tế dẫn đầu
(W1) Chi phí các hoạt động ngày càng tăng => ngân sách Digital Marketing giảm
(S3) Tính linh hoạt: tích hợp đa nền tảng (Youtube và Instagram), phát triển mô hình xem phim trên thiết bị di động
(S4) Giá đa dạng, hợp lý
(S5) Giao diện tối ưu hóa trải nghiệm người dùng
(S6) Kết hợp công nghệ nhiều, ứng dụng AI
(S7) Nguồn nhân lực dồi giàu, đặc biệt là nguồn nhân lực về công nghệ
(W2) Phụ thuộc vào một thị trường (Mỹ), chưa tập trung nhiều vào thị trường Việt Nam
(W3) Ít bản quyền nội dung gốc (mua từ studio khác, chịu giới hạn về thời gian)
(O1) Xu hướng xem phim online trả phí tăng, đặc biệt là thị trường Việt Nam
(O2) Dữ liệu người dùng đồ sộ, công nghệ Big Data phát triển
(O3) Hành vi người dùng gắn liền công nghệ số, đặc biệt là giới trẻ
(O4) Dịch vụ OTT (dịch vụ truyền thông cung cấp trực tiếp đến người xem qua
(S6S7O2) Chiến lược nghiên cứu insight, hành vi; nâng cao trải nghiệm người dùng
(S3O3) Đa dạng hóa cách tiếp cận trên nền tảng công nghệ
(S4O1) Mở rộng phân khúc khách hàng
(W2O1O3) Đẩy mạnh kế hoạch Digital Marketing sang thị trường Việt Nam
(W1O2) Tận dụng dữ liệu, công nghệ có sẵn để giảm bớt gánh nặng chi phí
Threats (Thách thức) - T Chiến lược S-T
(T1) Sự xuất hiện của nhiều đối thủ cạnh tranh
=> hành vi lựa chọn khách hàng khắt khe
(T3) Quy định nghiêm ngặt của pháp luật Việt
(T4) Nhiều trang phim lậu vi phạm bản quyền xây dựng Netflix là thương hiệu dẫn đầu, uy tín trên thị trường
(S5T2) Chiến lược đề cao trải nghiệm người dùng
Marketing tập trung trọng tâm vào một vài thị trường tiềm năng (để vừa giảm bớt chi phí không đáng có, vừa tập trung nâng cao thương hiệu so với đối thủ)
Bảng 3 Ma trân SWOT của Netflix
CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DIGITAL MARKETING
Thiết lập mục tiêu
‐ Thị phần: Đưa Netflix dẫn đầu thị phần dịch vụ truyền hình kỹ thuật số (tăng từ 16% đến 25% thị phần)
‐ Gia tăng mức độ sử dụng thường xuyên của Netflix lên 3 tiếng/ngày
‐ Tăng nhận diện thương hiệu Netflix lên 25% tại 5 thành phố trọng điểm (Hà Nội, Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng) tại Việt Nam
‐ Xây dựng thiện cảm thương hiệu với 10.000 lượt đánh giá/chia sẻ trải nghiệm sau khi dùng Netflix
‐ Mức độ thảo luận trên các hội nhóm đạt 5 triệu lượt tương tác (bao gồm lượt thích, chia sẻ và bình luận)
‐ “Netflix”, “Nét Việt”, “2 Ngày 1 Đêm” trở thành top 3 từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất
‐ 88 nghìn lượt nhắc đến dựa trên Tag
Chiến lược STP
3.2.1 Phân khúc thị trường (Segmentation)
Người tiêu dùng mục tiêu của các nền tảng công nghệ và giải trí thường được phân chia theo các phân khúc nhân khẩu học, hành vi và tâm lý
Về độ tuổi, người xem các chương trình trên nền tảng công nghệ và giải trí rất đa dạng, bao gồm cả người trẻ tuổi và người lớn tuổi Khung tuổi trẻ chiếm tỉ lệ cao nhất với gen Z chiếm 70%, Millennial chiếm 65% Tuy nhiên, người lớn tuổi dùng các nền tảng công nghệ và giải trí cũng chiếm tỉ lệ rất lớn Trên thực tế năm 2020, gen X chiếm tỉ lệ 54% và baby boomer chiếm tỉ lệ 39% trong phân khúc này
Về nghề nghiệp, đối tượng khách hàng sử dụng các dịch vụ công nghệ và giải trí có thể là học sinh, sinh viên, người làm công sở, công viên chức,
Về văn hóa, với sự lựa chọn đa dạng các bộ phim nước ngoài và quốc tế, sản phẩm và dịch vụ của các nền tảng công nghệ và giải trí đã thu hút nhiều nền văn hóa khác nhau
Người xem các nền tảng này có thời gian rảnh rỗi và nhu cầu giải trí sau những giờ học tập và làm việc căng thẳng Họ có thói quen truy cập các nền tảng công nghệ và giải trí để giải trí và tìm kiếm thông tin
Người xem sẽ có xu hướng lựa chọn các dịch vụ đảm bảo chất lượng trong quá trình giải trí của mình Đồng thời, giá cả cũng là một trong những yếu tố tác động đến hành vi của họ
Phân khúc tâm lý của các nền tảng này nhắm vào ba phân đoạn chính, cụ thể là:
‐ Những cá nhân bận rộn và không có thời gian ra rạp xem phim hoặc mua sắm DVD;
‐ Những cá nhân yêu thích phim và các chương trình giải trí Phân đoạn này bao gồm những người khao khát sở hữu một bộ sưu tập chương trình phim và truyền hình;
‐ Người đăng ký đang tìm kiếm giá trị với chi phí thấp nhất có thể Những cá nhân này nhạy cảm về giá và sẽ chỉ đăng ký nếu dịch vụ đó cung cấp một mức giá công bằng, thuận tiện và phải chăng
Hiện nay, các nền tảng công nghệ và giải trí đã ngừng phân chia các thuê bao của mình dựa trên địa lý Hiện họ coi hàng triệu người đăng ký toàn cầu là một cộng đồng có nhu cầu về chương trình truyền hình và phim giống nhau Ban đầu, các nền tảng này phát triển mạnh mẽ ở Mỹ, tuy nhiên điều này không còn xảy ra nữa Trên toàn thế giới, số người đăng ký các nền tảng công nghệ và giải trí được phân chia khá đồng đều giữa Bắc Mỹ và Châu Âu, Châu Phi và Trung Đông, và theo sau là Châu Mỹ Latinh và Châu Á - Thái Bình Dương
Một điều thú vị, trong những năm gần đây, thị trường châu Á - Thái Bình Dương đã chứng minh sự tăng trưởng lớn nhất trong số lượng người đăng ký các nền tảng này Việt Nam đang trở thành thị trường đầy triển vọng với số lượng người đăng ký sử dụng khổng lồ mỗi năm Trong tương lai, các nền tảng này có thể tích cực đầu tư vào thị trường Việt Nam với nhiều tiềm năng chưa được khai thác
3.2.2 Xác định thị trường mục tiêu (Targeting)
Nhân khẩu học và địa lý
- Quy mô: khoảng 15 triệu người (Nielsen)
- Nơi sinh sống: 87 thành phố trên lãnh thổ Việt Nam
- Giới tính: Nam và nữ
- Thu nhập: 62,8% có thu nhập dưới 10.500.000 VND, 37,2% có thu nhập trên 10.500.000 VND, trong đó 42% Gen Z đã tự làm ra thu nhập cho chính mình, 92% Gen Z vẫn đang nhận trợ cấp từ bố mẹ (Báo cáo thị trường Coccoc, 2022)
- Chi tiêu: Tập trung chủ yếu là đối tượng học sinh, sinh viên và người mới đi làm, do đó trung bình Gen Z có mức chi tiêu thấp: 68% nhóm vẫn nhận trợ cấp chi tiêu dưới 500.000 VND, 22,1% nhóm tự làm ra thu nhập chi tiêu từ 500.000 VND
Với sự tiếp cận sớm với bùng nổ công nghệ, do đó gần như Internet là một phần tất yếu và gắn bó mật thiết trong cuộc sống của thế hệ này (91,8% sử dụng mạng Internet) Một điểm khác biệt của Gen Z so với các thế hệ trước là xu hướng kết nối truyền hình có tỷ lệ rất cao (trong đó truyền hình trực tuyến là 62,2% trong số thiết bị thường truy cập), đây là phương tiện được sử dụng chủ yếu cho mục đích xem Video và nghe nhạc tại nhà
Hình 3.1 Tỷ lệ sử dụng các phương tiện giả trí của Gen Z
Nguồn: Báo cáo nghiên cứu thị trường của Coccoc, 2022
Mặt khác với sự phát triển không ngừng và hiện đại hoá của thị trường công nghệ, điện thoại và máy tính là thiết bị đa năng được ưa chuộng ở phân khúc này Đối với máy tính, Gen Z sử dụng thiết bị này nhiều nhất vào mục đích giải trí: Nghe nhạc (78,5%), Xem video (71,9%)
Hình 3.2 Mục đích sử dụng máy tính của Gen Z
Nguồn: Báo cáo nghiên cứu thị trường của Coccoc, 2022 Đối với điện thoại thông minh, mục tiêu giải trí của Gen Z được thực hiện mạnh mẽ hơn đối với loại thiết bị này, cụ thể: Nhắn tin (79,9%), Nghe nhạc (70,4%, Chơi game (66,2%), Xem video (65,9%) Trong đó, trung bình thời gian sử dụng điện thoại của Gen Z là 2h - 5h/ngày (41,1%)
Hình 3.3 Mục đích sử dụng máy tính của Gen Z
Nguồn: Báo cáo nghiên cứu thị trường của Coccoc, 2022
Insight, Key Message và Big Idea
- Consumer truth: Tôi muốn có những phút giây riêng tư hoặc cùng gia đình thưởng thức các chương trình hài hước mang tính giải trí, thể hiện văn hóa, con người Việt Nam ở một nền tảng chất lượng, có thể xem bất kỳ đâu, bất kỳ thời gian nào
- Brand truth: Netflix có kinh nghiệm trong việc sản xuất các chương trình đặc trưng, độc quyền với nền tảng chất lượng, đảm bảo mang đến những nội dung giải trí, đáp ứng sở thích, thị hiếu của khách hàng
- Category truth: Các nền tảng cung cấp nội dung giải trí trực tuyến giải quyết nhu cầu giải trí và tiện lợi với đa dạng các tùy chọn tính năng giải trí
→ Insight: Netflix là nền tảng nổi tiếng với các chương trình trực tuyến đa dạng và chất lượng Tuy nhiên, Netflix chưa có nhiều chương trình mang tính giải trí riêng biệt dành cho người Việt, đặc biệt là về các chương trình vừa mang yếu tố giải trí, vừa đem lại giá trị về văn hóa, con người Việt Nếu Netflix muốn tôi trở thành khách hàng trung thành của họ, thì họ cần chú ý đến nhu cầu của tôi và cung cấp những nội dung phù hợp với sở thích của tôi, bởi vì những gì họ đang cung cấp hiện tại chưa đáp ứng được mong muốn của tôi
Ngay từ ngày đầu đặt chân đến Việt Nam, Netflix mang theo làn gió mới mẻ về sự phóng khoáng, cởi mở qua những bộ phim mang phong cách phương Tây, điều này tạo nên sự thích thú và quan tâm của phần đông giới trẻ Việt Trên thực tế, không nói quá khi rất khó và hầu như không thể tìm thấy một bộ phim dài tập hay các chương trình truyền hình Việt được phát sóng trên Netflix Theo chuỗi thời gian dài phát triển tại thị trường Việt, việc giữ vững nét đặc trưng ban đầu và thiếu sự thay đổi đang ngày một khiến Netflix trở nên xa lạ, thiếu sự kết nối và hòa nhập, gây sự nhàm chán đối với cộng đồng khán giả Việt
“Nét Việt” mang đến một diện mạo mới của Netflix, đây là minh chứng cho sự thay đổi và nỗ lực của thương hiệu này Vẫn là hình ảnh người bạn cũ mà mọi người biết đến, tuy nhiên giờ đây lại pha thêm sự gần gũi, kết nối và thân thiện của một người bạn ngoại quốc đang dần hòa mình vào dòng văn hoá “Việt”, thay vì chỉ thể hiện những nét phương Tây khi xưa Mở đầu cho hình ảnh mới - chuỗi chương trình thực tế giải trí dọc Việt Nam, Netflix muốn phô diễn những nét đẹp duyên dáng của thiên nhiên cũng như những con người thấm nhuần chất Việt - “Nét Việt” trên đất Việt
“Thêm chất Việt vào hành trình Việt”
Netflix từ trước đến giờ vẫn có những nội dung dành cho người Việt tuy nhiên đây sẽ là thời điểm để Netflix thêm những chất Việt mới đặc sắc hơn, cá nhân hóa hơn, đậm chất Việt hơn dành riêng cho người Việt - một thị trường đầy tiềm năng Hơn nữa, Netflix sẽ tạo ra một hành trình Việt trên nền tảng kỹ thuật số để người Việt cùng tham gia và tận hưởng những thành quả của chính mình tạo ra.
TRIỂN KHAI CHIẾN THUẬT DIGITAL MARKETING CHO
Marketing mix (4Ps)
Chương trình truyền hình thực tế “2 Ngày 1 Đêm” - Tự do tự lo là phiên bản được Việt Nam mua lại bản quyền và thực hiện dựa trên chương trình cùng tên của Hàn Quốc Chương trình có bản quyền thuộc Vie Network và được sản xuất bởi công ty Đông Tây Promotion Ngoài được phát độc quyền trên kênh HTV7, người xem có thể dễ dàng xem lại chương trình trên kênh Youtube chính thức của chương trình Ở phiên bản Việt Nam, dàn khách mời xuyên suốt chương trình bao gồm những gương mặt quen thuộc với khán giả như: Trường Giang, Kiều Minh Tuấn, Ngô Kiến Huy, Lê Dương Bảo Lâm, Cris Phan và HIEUTHUHAI Cả sáu thành viên đều thể hiện được sự hài hước và duyên dáng của bản thân thông qua các trò chơi để giành lấy thức ăn và chỗ ngủ Nội dung chương trình được thay đổi nhằm phù hợp với văn hóa và thể hiện được chất Việt trong từng cảnh quay Đặc biệt hơn hết chính là nội dung của các tập đều gắn liền với các tỉnh thành tại Việt Nam Ở mỗi tỉnh thành, chương trình sẽ xây dựng kịch bản nhằm thể hiện tối đa nét đẹp về văn hóa, cảnh vật, con người, mà đối với nhiều khán giả đó là những thước phim mới mẻ về các vùng đất trên lãnh thổ của chúng ta Mỗi trải nghiệm được chương trình và ekip mang đến khán giả đều giúp làm nổi bật nét đặc trưng của từng mảnh đất được ghé đến
Khi chương trình thực tế không chỉ đơn thuần là giải trí, đó còn là cầu nối giúp cho khán giả am hiểu nhiều hơn về những nơi mới lạ, những câu chuyện mà họ chưa hề được biết đến Nhờ vào sự mới mẻ và chỉn chu trong sản xuất, chương trình đã gặt hái được nhiều thành công đáng ngưỡng mộ
Hình 4.1 Thành tích của chương trình 2 Ngày 1 Đêm
Nguồn: Fanpage 2 Ngày 1 Đêm Định hướng phát triển
Tiếp nối tinh thần của mùa 1 và mùa Lễ hội, chương trình “2 Ngày 1 Đêm” sẽ quay trở lại một cách hoành tráng hơn ở mùa 2 với nội dung mới mẻ và sự hợp tác đáng mong đợi cùng nền tảng xem phim hàng đầu thế giới - Netflix Netflix sẽ chính thức đồng hành cùng “2 Ngày 1 Đêm” và sẽ nắm giữ bản quyền phát sóng độc quyền của chương trình Hình ảnh được hỗ trợ đa dạng ở nhiều mức phân giải 4K, HDR, Dolby Atmos® và Chế độ hiệu chỉnh Netflix cùng công nghệ âm thanh không gian nhằm thể hiện sống động nội dung của chương trình Khán giả có thể tận hưởng chương trình một cách trọn vẹn và có những trải nghiệm tuyệt vời cùng Netflix
Sự trở lại này của chương trình vẫn tiếp tục là sự đồng hành của 6 thành viên và ekip từ mùa 1 Bên cạnh sự hợp tác ăn ý của dàn khách mời thì nội dung cũng góp phần quan trọng vào sự thành công của mùa trước đó Ở mùa 2 này, chương trình sẽ đưa khán giả đến với những địa điểm mới mẻ hơn và những câu chuyện về những vùng đất xinh đẹp trên khắp đất nước Việt Nam Thêm vào đó là nội dung “2 Ngày 1 Đêm - Chuyện chưa kể” được đưa vào nhằm tạo nên sự hứng thú người xem Những cảnh quay chân thật của khách mời và hậu trường ghi hình sẽ được tiết lộ trước khán giả
Mở đầu mùa 2, chương trình sẽ bắt đầu hành trình tại Dinh Độc Lập - Thành phố
Hồ Chí Minh Công trình tọa lạc tại Số 135 Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh Đây được xem là một trong những nơi chứng kiến cột mốc lịch sử quan trọng của đất nước và được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt
Chương trình lựa chọn nơi này là điểm bắt đầu để đánh dấu một cột mốc mới của chương trình trong chặng đường khám phá Việt Nam sắp tới Ngày phát hành tập đầu tiên của chương trình là ngày 30/04/2023 (Chủ nhật), đây cũng chính là ngày Giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước Một ngày kỷ niệm được người dân Việt Nam ghi nhớ và cũng là khoảng thời gian mọi người được nghỉ việc trong ngắn ngày Đây chính là thời điểm mọi người tận hưởng thời gian bên nhau và những chương trình giải trí sẽ là món ăn tinh thần thích hợp nhất
Trong hành trình khám phá các vùng đất trên khám Việt Nam, chương trình hướng đến sự tìm hiểu và thấu hiểu chất Việt ở khắp các vùng miền Sự hợp tác của Netflix và “2 Ngày 1 Đêm” trong chiến dịch Nét Việt chính là sự điểm tô, thêm chất Việt vào hành trình Việt Mỗi địa phương, mỗi địa điểm mang đến một hình ảnh, một câu chuyện riêng Trong hành trình chinh phục này, chương trình sẽ đi qua và dừng chân ở các địa điểm mang đậm dấu ấn lịch sử của dân tộc như: Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo), Phú Thọ (Đền Hùng), Điện Biên (Điện Biên Phủ), Nghệ An (Khu di tích lịch sử Kim Liên), Quảng Ninh (Thiền viện Trúc lâm Yên Tử), Cao Bằng (Khu di tích Pác Bó), Địa điểm kết thúc hành trình khám phá Việt Nam của “2 Ngày 1 Đêm” mùa 2 chính là Văn miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội) Văn miếu nằm ở địa chỉ Số 58, Phường Quốc Tử Giám, Văn Miếu, Quận Đống Đa, Hà Nội Đây được xem là trường Đại học đầu tiên tại Việt Nam, trải qua hàng trăm năm lịch sử và đào tạo ra biết bao thế hệ nhân tài cho nước ta Văn miếu Quốc Tử Giám không chỉ là một địa điểm tham quan hấp dẫn mà đây còn là một trong những trung tâm văn hóa khoa học lớn của nước ta Một công trình có lịch sử hình thành, phát triển và tồn tại lâu đời như một sự khẳng định về nét đẹp văn hóa và lịch sử luôn hiện hữu trên từng tỉnh thành của đất nước Việt Nam
Hình 4.3 Văn miếu Quốc Tử Giám
Link website: https://netvietnetflix.wordpress.com/
- Tăng tính trải nghiệm cho khách hàng;
- Cung cấp thông tin đa dạng, phong phú về các sản phẩm của Netflix;
- Tạo mối tương tác hai chiều, khi người dùng tham gia review sẽ nhận được credit (số credit này có thể dung mua những bộ phim khác, hoặc mua thẻ thành viên, nâng cấp thẻ thành viên)
Nguồn: Nhóm thực hiện trên nền tảng Wordpress
Website bao gồm các chuyên mục:
- 2 Ngày 1 Đêm: Giới thiệu về chương trình, đồng thời cập nhật các thông tin mới nhất về chương trình
Nguồn: Nhóm thực hiện trên nền tảng Wordpress
- NEWS: Bao gồm 2 chuyên mục:
+ PHIM VIỆT: Cập nhật các bộ phim hot Việt Nam được chiếu trên Netflix
Nguồn: Nhóm thực hiện trên nền tảng Wordpress
+ TRENDS: Nơi cập nhất các câu nói viral trong phim Việt, các xu hướng về phim Việt
Nguồn: Nhóm thực hiện trên nền tảng Wordpress
- MEME: cập nhật các bài dự thi của cuộc thi “Cùng tạo Meme chương trình 2
Ngày 1 Đêm” trong phase 1, và những hình ảnh, khoảnh khắc hài hước từ sự đóng góp của khán giả
Nguồn: Nhóm thực hiện trên nền tảng Wordpress
- REVIEW: Chuyên mục Review các chương trình mang nét văn hoá, con người
Việt Nam, những chương trình hàng tuần/tháng, đặc biệt là chương trình 2 Ngày
1 Đêm Đồng thời, khi người dùng tham gia review sẽ nhận được credit (số credit này có thể dùng mua những bộ phim khác, hoặc mua thẻ thành viên, nâng cấp thẻ thành viên)
Nguồn: Nhóm thực hiện trên nền tảng Wordpress
- LIÊN HỆ: Thông tin liên hệ
Nguồn: Nhóm thực hiện trên nền tảng Wordpress 4.1.1.3 Fanpage Nét Việt
Link fanpage Nét Việt: https://www.facebook.com/nnetviett
Nguồn: Nhóm thực hiện trên nền tảng Facebook
- Truyền thông cho các nội dung của campaign Nét Việt;
- Dễ tiếp cận đối tượng mục tiêu
GÓI CƯỚC GIÁ TIỀN SỐ
THIẾT BỊ LOẠI THIẾT BỊ ĐỘ PHÂN
50.000 VNĐ/tháng 3 Điện thoại + Máy tính bảng + Máy tính 720p
70.000 VNĐ/tháng 1 Điện thoại + Máy tính bảng 480p
108.000 VNĐ/tháng 1 Điện thoại + Máy tính bảng + Máy tính 480p
220.000 VNĐ/tháng 2 Điện thoại + Máy tính bảng + Máy tính 1080p
260.000 VNĐ/tháng 4 Điện thoại + Máy tính bảng + Máy tính 4K HDR
Bảng 4 Bảng giá gói cước của Netflix tại Việt Nam
Cung cấp gói miễn phí xem các bộ phim và chương trình Việt mới cập nhật cho người Việt trong 7 ngày Điều này giúp khách hàng có thể trải nghiệm dịch vụ của Netflix trước khi quyết định đăng ký Từ đó, khách hàng cảm thấy tự tin hơn khi đăng ký dịch vụ và giúp Netflix tăng khả năng thu hút khách hàng mới
Triển khai thêm một cước mới với giá dịch vụ là 50.000 VNĐ/tháng dành cho khán giả “chuộng” phim Việt - những tài khoản được định vị địa chỉ tại Việt Nam Khi sử dụng gói cước này, người dùng sẽ được truy cập qua tối đa 3 thiết bị (bao gồm điện thoại, máy tính bảng và máy tính) với độ phân giải tối đa là 720p Với gói cước “Nét Việt”, người sử dụng dịch vụ có thể truy cập vào một thế giới phim Việt, chương trình Việt chất lượng, đa dạng, đầy màu sắc và không bị gián đoạn bởi quảng cáo → Với việc chia nhỏ từng mức nhu cầu của đối tượng mục tiêu sẽ giúp người dùng thoải mái hơn trong việc lựa chọn gói cước phù hợp với tài chính cá nhân Để hưởng ứng kỷ niệm 48 năm ngày Giải phóng miền Nam, đối với khách hàng mới, khi đăng ký gói dịch vụ “Nét
Việt” trong khoảng thời gian 28/04/2023 đến 03/05/2023, người dùng sẽ được hưởng mức giá ưu đãi chỉ 39k cho tháng đầu tiên
Cung cấp tùy chọn thanh toán linh hoạt: Netflix cung cấp cho khách hàng Việt Nam nhiều tùy chọn thanh toán linh hoạt hơn, chẳng hạn như cho phép khách hàng thanh toán qua Ví VNPAY, Zalo Pay hoặc thẻ nạp trước Điều này sẽ làm cho việc đăng ký Netflix dễ dàng hơn đối với những khách hàng chưa sử dụng thẻ VISA và Mastercard
Netflix có thể hợp tác với các công ty viễn thông địa phương như Viettel, VNPT để cung cấp các gói đăng ký được gói gọn cùng với giảm giá hoặc các chương trình khuyến mại đặc biệt Điều này sẽ làm cho Netflix trở nên dễ tiếp cận và phù hợp với nhiều khách hàng có nhu cầu xem những nội dung dành cho người Việt hơn, đặc biệt là những người không có thẻ tín dụng hoặc không sử dụng internet thường xuyên
Việc phân phối đúng thời điểm đến đúng đối tượng mục tiêu sẽ giúp Netflix đạt được những mục tiêu kinh doanh dài hạn Tận dụng đặc điểm là một dịch vụ xem phim trực tuyến, Netflix sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh có mặt ở bất cứ đâu mà người tiêu dùng tiếp cận được Trong chiến dịch này, Netflix sẽ tiếp tục cung cấp dịch vụ của mình đến hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ để lan tỏa “Nét Việt” đi muôn nơi Trong đó, thương hiệu sẽ đặc biệt ưu tiên lãnh thổ Việt Nam nơi “Nét Việt” giúp thương hiệu mở rộng thị trường mục tiêu
Hình 4.12 Netflix sẽ tập trung phân phối ở thị trường Việt Nam
Dịch vụ của Netflix tiếp tục được cung cấp trực tiếp cho người dùng thông qua hai nền tảng chính là ứng dụng Netflix và website netflix.com Nhờ đó, “Nét Việt” sẽ đến tay người dùng một cách dễ dàng nhất Ứng dụng Netflix được phân phối trên cả CH Play và App Store, đồng nghĩa ứng dụng chạy được trên cả hệ điều hành Android và iOS
Đánh giá và đo lường
‐ Dựa trên các chỉ số ở các công cụ Digital để đánh giá mức độ hiệu quả của campaign, cũng như đối chiếu với mục tiêu ban đầu đề ra
‐ Campaign đã kết hợp các công cụ kỹ thuật số để phát triển thương hiệu Netflix ở thị trường Việt Nam
4.2.2 Đo lường qua một số công cụ mà nhóm đã sử dụng
Nhóm tiến hành chạy Ads cho bài truyền thông giới thiệu về chương trình 2 Ngày
1 Đêm, sau 2 ngày chạy Ads, nhóm đã thu về 6.565 lượt tiếp cận trang, 327 lượt truy cập và 33 lượt thích mới
Hình 4.32 Kết quả đo lường Fanpage Nét Việt của Facebook
Nhóm thực hiện gửi email đến số mẫu là 15 người để kiểm tra mức độ hiệu quả của email Kết quả lượt clicks per unique opens là 16,7%
Hình 4.33 Đo lường kết quả Mailchimp
• Website Nét Việt Được tạo trong khoảng thời gian ngắn nên số lượt tiếp cận website chưa được cao, dưới đây là một số chỉ số đánh giá:
Hình 4.44 Đo lường kết quả Website
Hình 4.34 Đo lường kết quả Website