đề tài lập chiến lược kế hoạch marketing cho starbucks tại thị trường việt nam trong 3 năm từ 2024 2026

57 0 0
đề tài lập chiến lược kế hoạch marketing cho starbucks tại thị trường việt nam trong 3 năm từ 2024 2026

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mặc dù có số lượng cửa hàng thấp hơn nhiều so với các thương hiệu khác nhưng doanh thu lại rất cao Dù số lượng cửa hàng chỉ bằng một nửa, doanh thu năm 2021 của Starbucks Việt Nam là 555

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING KHOA MARKETING

BÀI NGHIÊN CỨU MÔN: QUẢN TRỊ MARKETING ĐỀ TÀI: LẬP CHIẾN LƯỢC KẾ HOẠCH MARKETING CHO STARBUCKS TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM TRONG 3 NĂM TỪ 2024-2026

Giảng viên hướng dẫn: ThS Chu Chung Cang

Trang 2

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING KHOA MARKETING

ĐỀ TÀI: LẬP CHIẾN LƯỢC KẾ HOẠCH MARKETING CHO STARBUCKS TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM TRONG 3 NĂM TỪ 2024-2026

Trang 3

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC VÀ TỶ LỆ ĐÓNG GÓP

Trang 4

2.1 Phân tích môi trường vi mô: 2

2.2 Phân tích môi trường vĩ mô 4

2.3 Phân tích chiến lược marketing hiện tại 6

2.4 Phân tích SWOT: 8

3 Chiến lược và mục tiêu marketing 9

3.1 Xác định mục tiêu marketing của doanh nghiệp 9

3.3.2 Chiến lược giá 13

3.3.3 Chiến lược phân phối 13

3.3.4 Chiến lược chiêu thị 13

3.3.5 Chiến lược con người 14

3.3.6 Chiến lược bằng chứng hữu hình 14

3.3.7 Chiến lược quy trình cung cấp dịch vụ 14

Trang 5

4 Chiến thuật và hoạt động marketing: 15

4.1 Phân tích xây dựng chi tiết chiến lược cho Starbucks năm 2024-2026: 15 5 Ngân sách cho hoạt động marketing: 21

5.1 Bảng ngân sách chi tiết cho các hoạt động Marketing trong từng dịp theo từng năm trong 3 năm 2024 – 2025 – 2026 21

5.2 Bảng dự kiến báo cáo lãi – lỗ: 25

6 Kiểm soát và dự báo hoạt động 27

Tài liệu tham khảo

PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC HÌNH

Hình 1 Định vị Starbucks Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh trên thị trường 12

Hình 2 Thu nhập bình quân tháng của người lao động theo vùng kinh tế - xã hội trong quý 3 các năm 2021, 2022 và 2023 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) 44

Hình 3 Kênh Starbucks At Home – Lazada Mall – Trang TMĐT Lazada 46

Hình 4 Mua sản phẩm thời trang được tặng phiếu giám giá cà phê Starbuck, Mua 1 nước tặng 1 bánh khi thanh toán qua HDBank Visa Signature 48

Hình 5 ZALOPAY x STARBUCKS - Năm mới món mới ưu đãi phơi phới 49

Trang 7

1.Tóm tắt kế hoạch

- Theo nghiên cứu và tìm hiểu của nhóm em Starbucks đã gia nhập thị trường Việt

Nam được 10 năm (Từ 2013 đến nay) nhưng thị phần vẫn còn thấp Chỉ 2% (Theo (theo Euromonitor International) Mặc dù có số lượng cửa hàng thấp hơn nhiều so với các thương hiệu khác nhưng doanh thu lại rất cao (Dù số lượng cửa hàng chỉ bằng một nửa, doanh thu năm 2021 của Starbucks Việt Nam là 555 tỷ đồng -cao hơn mức 475 tỷ đồng của The Coffee House)

 Nhận thấy những điều còn hạn chế của Starbucks như:  Vị Starbuck quá nhẹ- Không hợp với khẩu vị người Việt

 Khái niệm về “Sản phẩm cao cấp” về thức uống chưa thực sự tồn tại ở thị trường Việt

 Gía sản phẩm cao

 Không gian và sản phẩm không có quá nhiều điểm riêng biệt  Cạnh tranh gay gắt

 Từ những khó khăn trên nhóm em đã cùng nhau tìm hiểu và xây dựng ra chiến lược Marketing với mục tiêu:” Góp phần tăng thị phần cà phê cao cấp của Starbucks Việt Nam từ 2% trong năm 2022 (theo Euromonitor International) lên 4% trong thời gian 3 năm (2024-2026) bằng cách tăng cường chiến lược tiếp thị trực tuyến và ngoại tuyến, cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ, và đáp ứng nhu cầu và sở thích của khách hàng tại Việt Nam.”

1.1 Những vấn đề sẽ gặp phải trong bản kế hoạch:

- Bản kế hoạch dưới đây nhóm em dựa trên những tìm hiểu nên không thể tránh sai sót trong việc xử lý số liệu Đồng thời việc hoạch định kế hoạch là theo hướng khách quan của nhóm nên sẽ có những vấn đề có thể sẽ xuất hiện trong bản kế hoạch dưới đây như sau:

 Thị trường kinh tế suy thoái – khách hàng không dành nhiều khoản cho giải trí cá nhân nữa – Họ có thể chọn cà phê giá rẻ ở những tiệm lề đường hoặc các thương hiệu phân khúc giá rẻ khác như Vina Star, Milano, Hơn là việc chọn thương hiệu cao cấp để nhận được những cảm nhận cao cấp đi kèm

 Mặc dù mọi sản phẩm mới được cho ra mắt đều dựa trên quá trình nghiên cứu và khảo sát nhưng khi đưa sản phẩm ra thị trường cũng có rất nhiều yếu tố khiến khách hàng không lựa chọn Một trong số đó là rào cản về giá cao của thương hiệu – Nhưng không thể hạ giá quá thấp tránh khiến thương hiệu bị ảnh hưởng, không còn hình ảnh

Trang 8

 Sự ảnh hưởng của KOLs hoặc đại sứ thương hiệu nếu chọn không kỹ càng hoặc có vấn đề phát sinh về cá nhân của người đại diện sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh thương hiệu

 Các vấn đề về nhân sự nếu quản lý không kỹ sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến thương hiệu vì đây là thời đại của mạng xã hội – con dao 2 lưỡi

 Cần phải đưa ra thông điệp truyền thông qua tất cả các kênh truyền thông thật rõ ràng và chính xác tránh mang lại sự hiểu lầm, khó chịu cho khách hàng

2 Phân tích hiện trạng

2.1 Phân tích môi trường vi mô: Khách hàng:

Theo số liệu thu thập được từ 1 cuộc khảo sát, tỷ lệ người Việt Nam dùng cà phê nóng và lạnh theo giới tính thì có đến 75% đàn ông thích uống nóng, 65% chọn cafe đá Ở phụ nữ, thì tỷ lệ lần lượt là 25% và 35% Vậy nên, có thể thấy rằng nam giới dùng cà phê hơn nữ giới

Tùy vào sở thích mà cá nhân có thể dùng nó vào những thời điểm không giống nhau Theo khảo sát cho thấy có 90% uống cafe cùng bữa ăn sáng, 50% uống trước khi ăn sáng, 10% uống sau khi ăn sáng, 10% uống sau khi chơi thể thao, 10% uống trước khi ngủ, 90% uống ngay khi thức dậy

Nhà cung cấp

Nguồn cung trong nước tương đối dồi dào, Việt Nam mới đây đã vượt qua Brazil trở thành nước xuất khẩu cà phê số một thế giới Hiện diện tích cà phê của Việt Nam vào năm 2022 là 710.000 ha, với sản lượng hơn 1,84 triệu tấn

Starbucks đã mua một số lượng lớn cà phê chè chất lượng cao nhất của Việt Nam và cam kết tìm kiếm nguồn cung cà phê chè Việt Nam nhiều hơn nữa về lâu dài

Đối thủ cạnh tranh hiện tại:

Trung Nguyên Legend: : Kết nối và phát triển những người yêu và đam mê cà phê

trên toàn thế giới

Phục vụ cà phê Việt Nam

Thành công trong việc đào tạo cà phê cho hàng loạt cửa hàng

Trang 9

Tập trung nhiều vào phân khúc thị trường bình dân Mạnh về thị trường cà phê hòa tan

Chỉ tập trung chủ yế quảng cáo cho sản phẩm cà phê hòa tan của họ

Highlands Coffee: HIGHLAND COFFEE Công ty cổ phần Việt Thái Quốc Tế (VTI) 2002

Phân khúc: Cao cấp

Kết hợp giữa không gian hiện đại và truyền thống Tính đến hết năm 2022, chuỗi cà phê Highlands Coffee có 605 cửa hàng phân phối rộng rãi trên cả nước Thế mạnh: vị trí, cách bài trí,định giá cao, phương thức phục vụ Truyền thông: Lập website riêng để đăng bài trên 1 số website, diễn đàn

Phúc Long Coffee & Tea

Đa dạng sản phẩm: Cung cấp từ cà phê, trà sữa và các loại thức uống đa dạng khác

Dịch vụ chu đáo, chuyên nghiệp: Đội ngũ nhân viên của Phúc Long được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, luôn nhiệt tình phục vụ khách hàng.( Phụ lục 3.2.3 3.4)

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:

Những đối thủ cạnh tranh mới có thể tham gia vào thị trường, đưa ra mặt công nghệ mới hoặc đơn giản chỉ là chia sẻ thị trường Những đối thủ cạnh tranh gián tiếp đưa ra mặt sản phẩm thay thế Đừng coi thường những đối thủ cạnh tranh gián tiếp vì trong một số trường hợp, có khả năng thay đổi toàn bộ cục diện của thị trường và thu hút

Trang 10

2.2 Phân tích môi trường vĩ mô Chính trị (Political Legal):

Thể chế chính trị ổn định: Sự ổn định trong thể chế chính trị là quan trọng để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và doanh nghiệp Nếu có ổn định, doanh

nghiệp có thể dễ dàng dự đoán và kế hoạch cho tương lai

Mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp nước ngoài: Chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện cho doanh nghiệp nước ngoài có thể tạo ra một môi trường kinh doanh tích cực và khuyến khích đầu tư từ các công ty quốc tế Điều này có thể bao gồm các chính sách về

đầu tư nước ngoài, giáo dục và đào tạo lao động, và các biện pháp hỗ trợ khác

Cải thiện luật kinh doanh và chính sách thuế: Việc cải thiện các quy định về kinh doanh và chính sách thuế là quan trọng để tạo điều kiện công bằng và thuận lợi cho doanh nghiệp Nếu luật kinh doanh được đơn giản hóa và chính sách thuế được đối xử

công bằng, doanh nghiệp sẽ có khả năng tăng cường hoạt động và đầu tư

Ưu đãi đối với doanh nghiệp đầu trụ nước ngoài: Chính sách thuận lợi và ưu đãi có thể giúp doanh nghiệp đầu tư mới của nước ngoài có môi trường kinh doanh tích cực Những ưu đãi này có thể liên quan đến thuế, quyền sở hữu, hay các chiến lược khác để

thu hút đầu tư nước ngoài Kinh tế (Economic):

Kinh tế trên đà phát triển nhanh, GDP đầu người bình quân tăng trưởng ở mức cao: Báo cáo mới nhất của IMF dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 của toàn thế giới là 3% Năm 2023, quy mô GDP của nước ta ước đạt khoảng 435 tỷ USD, đưa Việt Nam vào

nhóm 40 nền kinh tế hàng đầu thế giới

Chính phủ thường xuyên thiết lập các chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đa dạng hóa nền kinh tế, và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Các biện pháp này có thể bao gồm khuyến khích đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp, và xây dựng cơ sở hạ

tầng

Trang 11

Nỗ lực kiểm soát lạm phát thường bao gồm các biện pháp như quản lý chính sách

tiền tệ và tài chính, kiểm soát giá cả, và duy trì sự ổn định trong thị trường

Hỗ trợ doanh nghiệp: Chính phủ có thể cung cấp hỗ trợ đặc biệt cho các doanh nghiệp, đặc biệt là những ngành và dự án có tiềm năng phát triển cao Các biện pháp này có thể bao gồm các ưu đãi thuế, vay vốn ưu đãi, và hỗ trợ đối với nghiên cứu và

phát triển

Văn hóa (Social):

Theo nghiên cứu của IAM về thói quen sử dụng cà phê, 65% người tiêu dùng có sử dụng cà phê Việt Nam uống cà phê 7 lần trong tuần, nghiêng về nam giới (59%) Riêng về cà phê hòa tan có 21% người tiêu dùng sử dụng cà phê hòa tan từ 3 đến 4 lần trong tuần và hơi nghiêng về nhóm người tiêu dùng là nữ (52%) Tỷ lệ sử dụng cà phê tại nhà (In home) và bên ngoài (Out of home) là ngang nhau 49%/50% Thời gian uống cà phê phổ biến nhất là từ 7-8 giờ sáng

Thói quen uống cà phê: Ba yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định uống cà phê ở quán là khẩu vị, phong cách quán và nhãn hiệu cà phê sử dụng thì 44,7% số người uống cà phê ở quán khẳng định là khẩu vị (cụ thể đa phần người tiêu dùng ưa thích cà phê có vị đắng và mùi thơm), 39.9% trả lời cho phong cách quán (những quán yên tĩnh, sang trọng, có phong cách, dễ tụ tập bạn bè là những đặc điểm thu hút người uống), và chỉ có 15,4%lựa chọn nhãn hiệu

Người tiêu dùng ngày nay cũng có thiện cảm hơn với các sản phẩm cà phê làm từ nguyên liệu sạch

Công nghệ (Technological):

Tiếp thu công nghệ cao nhanh chóng: Công nghệ rang Hot Air - Xu hướng của các nhà rang xay chuyên nghiệp Hot Air là công nghệ dùng khí nóng để làm chín hạt cà phê.Công nghệ này đáp ứng được những mục tiêu quan trọng nhất của quá trình rang xay gồm: giữ nhiệt độ ổn định; tăng giảm nhiệt độ chính xác theo ý muốn của các roasters; giúp hạt cà phê chín đều từ bên trong đạt màu sắc và hương vị như ý

Trang 12

Số lượng người sử dụng Internet tại Việt Nam đã tăng đáng kể trong vài năm qua Các dịch vụ trực tuyến và mạng xã hội đang trở thành một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày cho nhiều người dân

Chính phủ chú trọng đầu tư phát triển công nghệ

2.3 Phân tích chiến lược marketing hiện tại

Tại Việt Nam, Starbucks đang đẩy mạnh Chiến lược đa kênh omnichanel để thúc đẩy lượng khách hàng mới và tăng cường mức độ trung thành theo thời gian

Sẽ có 4 kênh được sử dụng phổ biến nhất hiện nay ở Starbucks là:

POS: Các cửa hàng bán lẻ Thu hút qua Các chương trình khuyến mãi tặng quà tại điểm bán như: khuyến mãi tặng quà nhân các dịp lễ lớn như: Giáng Sinh, Trung Thu, Lễ Tạ Ơn

In phần thưởng dưới đáy mỗi ly cà phê, nếu không trúng phần thưởng có thể thay bằng những thông điệp có ý nghĩa trong cuộc sống Mạng xã hội: Facebook, Tick tok, Zalo,…

Starbucks lên kế hoạch phát hành NFT, TikTok chia sẻ 50% doanh thu quảng cáo cùng nhà sáng tạo để nhằm mục đích quảng bá rộng rãi

Đoạn phim ngắn : Every Table Has A Story được quảng cáo trên khắp các rạp chiếu phim, mạng xã hội, video trực tuyến, và tại các cửa hàng nhằm khuyến khích người trẻ đến Starbucks để thoải mái sáng tạo

Đăng cái bài viết của các nhà sáng tạo nội dung có sức ảnh hưởng như KOC, KOL, ca sĩ

Website: Xây dựng trang Website doanh nghiệp trên Google Ứng dụng di động: Bán hàng trực tuyến trên ứng dụng điện thoại

Tại thị trường Việt Nam, ứng dụng “Starbucks Việt Nam” ra mắt vào 05/11/2018, đáp ứng các nhu cầu về:

Trang 13

Thanh toán tại cửa hàng hoặc bằng ứng dụng, tích lũy và thưởng thức các quà thưởng

Quà thưởng: Kiểm tra điểm ngôi sao cũng như quà thưởng trong tài khoản Rewards

Tin nhắn: Khám phá những thông tin mới nhất từ Starbucks

Quản lý thẻ: Dễ dàng kiểm tra số dư trong thẻ và theo dõi chi tiết lịch sử giao dịch hoặc chuyển số dư giữa các thẻ để dễ dàng sử dụng

Quà tặng điện tử: Dễ dàng gửi quà tặng đến gia đình, bạn bè mà khách hàng mong muốn

Đặt món qua ứng dụng: Đặt món và thanh toán trước qua ứng dụng, nhận món tại quầy hoặc nhận giao hàng tận nhà

Nạp tiền trực tuyến: Nạp tiền vào thẻ Starbucks Card từ ứng dụng

Điểm mạnh: Sản phẩm được tiếp thị và giới thiệu qua nhiều kênh khác nhau

(Website,Facebook, Chatbot, Email, sms…), từ đó Doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng đa dạng hơn, với thói quen tiêu dùng và mua sắm riêng

Tiếp thị bán hàng đa kênh sẽ là giải pháp hiệu quả cho doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh, tăng độ phủ sóng thương hiệu

Với bán hàng đa kênh, doanh nghiệp nắm bắt xu hướng thị trường tốt hơn,dễ dàng điều chỉnh chiến lược marketing, tiếp thị sản phẩm phù hợp với người dung

Các kênh bán hàng liên kết, xây dựng nội dung và chiến lược tiếp thị thống nhất, chăm sóc khách hàng hiệu quả, nâng cao trải nghiệm người dùng

Điểm yếu cần khắc phục: Còn bị hạn chế về số lượng cửa hàng và điểm bán

Kết hợp giữa các kênh bán hàng và nội bộ doanh nghiệp chưa thật sự chặt chẽ

Trang 14

Rủi ro về hàng tồn: Đây chính là rủi ro mà các bạn có thể bắt gặp ở bất kì một hình thức kinh doanh nào và cũng khiến các nhà “đau đầu” tìm kiếm giải pháp khắc phục nhất

2.4 Phân tích SWOT:

Từ đó phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của doanh nghiệp

• Xu hướng thay đổi trong sở thích của người tiêu dùng, tại các khu vực mới với vị tri địa lý thuận tiện, bên cạnh đó tạo ra các sản phẩm độc đáo dựa trên văn hóa và khẩu vị Việt Nam để thu hút đối tượng sầm uất -> chi phí cao dẫn đễn giá thành khá cao và đối mặt với sự cạnh tranh của rất nhiều đối thủ trong ngành.

• Hình ảnh, danh tiếng hiệu nổi tiếng toàn cầu

• Nguồn vốn dồi dào, chất lượng sản phẩm, dịch vụ cao, quan hệ chiến lược với các nhà cung ứng, nguồn nhân lực trung

Trang 15

3 Chiến lược và mục tiêu marketing

3.1 Xác định mục tiêu marketing của doanh nghiệp

Mục tiêu: “Góp phần tăng thị phần cà phê cao cấp của Starbucks Việt Nam từ

2% trong năm 2022 (theo Euromonitor International) lên 4% trong thời gian 3 năm (2024-2026) bằng cách tăng cường chiến lược tiếp thị trực tuyến và ngoại tuyến, cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ, và đáp ứng nhu cầu và sở thích của khách

hàng tại Việt Nam”

Specific: Mục tiêu đã chỉ rõ thị phần ở đâu (cà phê cao cấp), trong ngành nào (cà

phê), đối tượng khách hàng nào (người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh) và thông qua những hoạt động nào

Measurable: Thị phần sẽ được đo lường bằng cách sử dụng báo cáo thị trường,

và theo dõi theo doanh thu, số lượng khách hàng, số lượng đơn hàng, số lượng cửa hàng mới, số lượng khách hàng mới, tỷ lệ trung thành, v.v

Attainable: Mục tiêu đã được xem xét lại năng lực hiện tại của Starbucks tại Việt

Nam, đồng thời cân đối với mục tiêu phát triển của công ty

Relevant: Mục tiêu này là có liên quan đến sứ mệnh của starbucks là "khơi nguồn

cảm hứng và nuôi dưỡng tinh thần con người – một người, một cốc cà phê và một tình hàng xóm vào một thời điểm.", và làm thế nào nó sẽ góp phần vào chiến lược tăng trưởng của công ty trên thị trường châu Á; đồng thời, cam kết đóng vai trò lãnh đạo môi trường trong tất cả các khía cạnh kinh doanh

Time-bound: Mục tiêu có thời hạn cụ thể là 3 năm (2024-2026) Mục tiêu này còn

được phân chia thành các mục tiêu nhỏ hơn, có thời hạn 1 năm, và được đánh giá theo các mốc quan trọng

Trang 16

 Sinh sống và làm việc tại Việt Nam nhưng sẽ tập trung vào các thành phố lớn, đông dân cư, trung tâm kinh tế (Hồ Chí Minh,

 Cách thức giao tiếp chủ yếu qua việc nói chuyện trực tiếp;  Họ dành phần lớn tiền của mình để mua sắm sản phẩm và dịch

vụ online;

 Họ không phải là đối tượng ham rẻ, bi ̣ mờ mắt bởi khuyến mãi, giả m giá Bên ca ̣nh chất lượng, ho ̣ thích những sản phẩm có đầu tư về chất xám, những sản phẩm đó cần sáng ta ̣o chứa câu chuyện trong đó

Trang 17

 Thường xuyên sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của Starbucks như một cách để thể hiện phong cách sống và đẳng cấp của bản thân

WHAT?

Starbucks cung cấp cho thị trường mục tiêu của mình các sản phẩm bao gồm:

 Các loại cà phê được làm từ các hạt cà phê Arabica và Robusta chất lượng cao, có mùi hương nồng nàn, nhưng vẫn đảm bảo hương vị đậm đà, hậu vị chua nhẹ hoặc ngọt nhẹ;

 Các loại đồ uống khác như trà, nước trái cây, sinh tố, và một số loại đồ ăn nhẹ như bánh ngọt, bánh mì,

WHEN?

Starbucks đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở đa phần mọi thời điểm trong ngày Khách hàng đến Starbucks vào:

 Buổi sáng: để thưởng thức cà phê và bắt đầu ngày mới;  Buổi trưa: để nghỉ trưa và làm việc;

 Buổi chiều: để thư giãn và gặp gỡ bạn bè

WHERE? Cửa hàng Starbucks thành phố Hồ Chí Minh tại các vị trí đắc

địa, thuận tiện cho khách hàng đến mua sắm và sử dụng dịch vụ

WHY?

Khách hàng đến Starbucks vì:

 Starbucks là một thương hiệu cà phê nổi tiếng thế giới, được nhiều người yêu thích;

 Các sản phẩm của Starbucks mang lại cảm giác chỉn chu, độc đáo;

 Không gian tinh tế, thư giãn, thoải mái để gặp gỡ, trò chuyện với bạn bè và gia đình

HOW?

Để tiếp cận thị trường mục tiêu, Starbucks sử dụng các kênh truyền thông, bao gồm: Marketing tích hợp (IMC), Quan hệ công chúng, Chương trình khách hàng thân thiết…

Trang 18

3.2.3 Định vị trên thị trường

Bản đồ định vị dưới đây được tạo nên sau khi đưa ra những so sánh về Tổng số cửa hàng, Độ nhận diện trên MXH, Điểm nổi bật về sản phẩm, Định vị thương hiệu, Điểm hạn chế, Giá trung bình với 03 đối thủ là Trung Nguyên Legend, Highlands

Coffee, Phúc Long Coffee & Tea; bên cạnh đó là rút ra những ưu- nhược điểm khi

Starbucks cạnh tranh với các đối thủ (Phụ lục 3.2.3)

Hình 1 Định vị Starbucks Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh trên thị trường

3.3 Đề xuất chiến lược marketing đáp ứng những mục tiêu 3.3.1 Chiến lược sản phẩm

Nên đổi mới và cải tiến sản phẩm theo xu hướng và nhu cầu của thị trường:

bổ sung đồ uống được pha chế từ hạt cà phê Robusta, là loại cà phê phổ biến với người

tiêu dùng Việt Nam (Phụ lục 3.3.1); phục vụ nhiều khẩu vị và sở thích đặc biệt của

khách hàng hơn (ví dụ: có sự lựa chọn là sữa hạt, sữa tách béo, dành cho người ăn

kiêng hay có chế độ ăn đặc biệt);

Sử dụng nông sản Việt Nam để pha chế, chế biến bánh ngọt: đa dạng hoá thực

đơn cho khách hàng, tăng khả năng hợp tác với hộ nông dân Việt Nam (Phụ lục 3.3.1);

Tăng cường tính sáng tạo: hợp tác với các nghệ sĩ, nhà thiết kế để tạo ra những

sản phẩm merchandise phiên bản giới hạn, mang đậm dấu ấn của Việt Nam Hoặc hợp tác mới những cửa hàng tạp hóa xanh như Limart tạo ra những sản phẩm túi tote tái chế phiên bản giới hạn theo mùa

Trang 19

3.3.2 Chiến lược giá

Vẫn định giá sản phẩm ở mức cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh, để tạo ra

hình ảnh thương hiệu cao cấp, chất lượng và uy tín; (Phụ lục 3.3.2)

Tăng cường chính sách ưu đãi, tích điểm, để giữ chân khách hàng thân thiết và

khách hàng tiềm năng;

Tận dụng các kênh truyền thông xã hội để thông báo và tương tác với khách hàng về các chương trình khuyến mãi và ưu đãi

3.3.3 Chiến lược phân phối

Tăng cường trải nghiệm khách hàng: Starbucks cần chú trọng đến việc tạo ra

trải nghiệm khách hàng tích cực tại các cửa hàng thông qua mở thêm 01 cửa hàng Starbucks Reserve tại thành phố Hồ Chí Minh kết hợp với cửa hàng cộng đồng (CSR); với không gian độc đáo hơn, kiến trúc đậm chất Việt Nam, cải thiện những mặt hạn chế của các chi nhánh Starbucks Reserve khác (như hương vị đồ uống, thực đơn món chưa có sự đặc biệt…);

Phát triển kênh bán hàng trực tuyến: thông qua nâng cấp website chính thức để

tăng tính thân thiện, tiện lợi Bên cạnh đó, chú trọng hợp tác với các sàn thương mại điện tử uy tín, các ứng dụng thanh toán điện tử hay các ngân hàng để tăng cường khả

năng tiếp cận và phục vụ khách hàng (Phụ lục 3.3.3)

Quan hệ đối tác và hợp tác thương hiệu: việc hợp tác với các thương hiệu nổi

tiếng sẽ cho phép Starbucks khai thác các phân khúc khách hàng mới và tận dụng cơ sở khách hàng hiện có của các đối tác Những quan hệ đối tác này thường liên quan đến các chương trình khuyến mãi chung, sản phẩm phiên bản giới hạn hoặc quảng cáo đa

nền tảng, mang lại lợi ích cho cả Starbucks và các đối tác của họ (Phụ lục 3.3.3)

3.3.4 Chiến lược chiêu thị

Theo dữ liệu từ nền tảng SocialHeat của YouNet Media, từ 1/1 – 14/6/2023, Starbucks Việt Nam chỉ xếp thứ 05 trong Top 10 chuỗi coffee shop được thảo luận nhiều

nhất trên mạng xã hội (Phụ lục 3.2.3 – Mục 2) Để tiếp cận được nhiều khách hàng hơn,

cần tăng cường chiến lược tiếp thị trực trên MXH thông qua sáng tạo các nội dung

ngắn gọn nhưng thu hút khách hàng, chẳng hạn như video, hình ảnh, bài viết, ;

Tận dụng ảnh hưởng của các ngôi sao, các nhân vật nổi tiếng, các nhà ý kiến, các khách hàng hài lòng, v.v để tạo ra sự tin tưởng và tăng tính thuyết phục cho khách

hàng tiềm năng;

Trang 20

Cần kết hợp song song giữa marketing diện rộng và marketing cá nhân hóa,

khiến cho khách hàng trở thành trung tâm thay vì chỉ tạo một quảng cáo chung chung;

Cung cấp nội dung giáo dục về kỹ thuật pha cà phê, quảng bá các công thức pha

chế sản phẩm của mình và chia sẻ các mẹo về tính bền vững và sức khỏe thông qua màn hình tại cửa hàng, hay đăng tải lên ứng dụng di động…

3.3.5 Chiến lược con người

Chú trọng dịch vụ chăm sóc khách hàng, liên tục thực hiện khảo sát ý kiến, phản

hồi của khách hàng cũng như nhân viên về sản phẩm, dịch vụ;

Ban lãnh đạo tổ chức các buổi đào tạo kiến thức chuyên môn (Nội dung bao gồm

kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm, những nguyên liệu trong pha chế, phát triển bền vững, khơi gợi sự yêu thích việc bảo vệ môi trường), đào tạo nhân viên pha chế một cách chuyên sâu theo định kỳ;

Nên quan tâm đến sự hài lòng và trung thành của nhân viên, bằng cách cung cấp các chế độ đãi ngộ, thưởng, phúc lợi, v.v hợp lý và công bằng;

Tổ chức cuộc thi hoặc khuyến khích nhân viên sáng tạo nội dung trên các nền

tảng như Tiktok, Youtube… quay lại quá trình pha chế hoặc sáng tạo thức uống mới…

3.3.6 Chiến lược bằng chứng hữu hình

Đầu tư vào cơ sở vật chất của mình để tạo ra không gian đẹp mắt, tiện lợi, thu

hút khách hàng, có thể thiết kế cửa hàng theo phong cách hiện đại, sang trọng, sử dụng các vật liệu cao cấp, giảm thiểu chất thải khó phân huỷ…;

Ngoài ra, để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, Starbucks nên áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng, nước, giảm thiểu rác thải, đồng thời tạo ra các chương trình cộng đồng, đóng góp cho xã hội

3.3.7 Chiến lược quy trình cung cấp dịch vụ

Áp dụng các công nghệ mới, tự động hóa một số quy trình thủ công, để tăng cường năng suất và lợi nhuận;

Đảm bảo quy trình đặt hàng trên ứng dụng Starbucks Việt Nam được diễn ra suôn sẻ, khắc phục lỗi nếu được nhận phản hồi, tránh gây ảnh hưởng đến trải nghiệm

của khách hàng

Trang 21

4 Chiến thuật và hoạt động marketing:

4.1 Phân tích xây dựng chi tiết chiến lược cho Starbucks năm 2024-2026:

- Nhóm chọn xây dựng chiến lược Marketing trong 3 năm 2024-2026 theo mô hình 7P

Bảng kế hoạch Marketing theo từng năm cho Starbucks Năm Phân tích và xây dựng chiến lược theo từng năm

- Như những phân tích ở trên nhóm em đã tìm hiểu và nhận ra rằng Starbucks đã đến Việt Nam 10 năm Mặc dù có doanh thu cao và lượng khách hàng trung thành nhất định nhưng Starbucks vẫn có thị phần thấp chỉ chiếm 2% Theo nghiên cứu thị trường ngành F&B tại Việt Nam vẫn có tiềm năng là rất lớn nên nhóm em dựa trên những hạn chế của Starbucks và đề xuất chiến lược Maketing cho năm 2023-2026 với mục đích tăng thị phần từ 2% - 4% tại Việt Nam

2024 - Năm tập trung kết hợp với các phòng Ban trong công ty nghiên cứu lại thị trường và phát triển các sản phẩm & dịch vụ đi kèm phù hợp với khẩu vị và thị hiếu khách hàng Việt nhưng vẫn phải giữ được sự cao cấp riêng biệt của thương hiệu

2025 - Đây là năm quan trọng trong việc định vị lại thương hiệu và sản phẩm của Starbucks trong lòng khách hàng Việt – Đặc biệt trong đó chính là các sản phẩm mới của Starbucks đã dựa trên khẩu vị phù hợp với thị trường người Việt hơn nhưng vẫn giữ được sự cao cấp riêng biệt của thương hiệu – vẫn mang lại cảm nhận đặc biệt cho mỗi khách hàng khi sử dụng sản phẩm - Sau khi đã khảo sát và đưa ra những sản phẩm phù hợp với thị trường thì năm 2025 sẽ tập trung vào việc quảng cáo, đưa sản phẩm đến khách hàng qua các hình thức marketing trực tiếp, gián tiếp Qua các chiến lược kéo – đẩy để đưa sản phẩm xuất hiện dần trong tâm trí khách hàng Sau đó, bằng các hình thức dùng thử & khuyến mãi cho khách hàng trải nghiệm sản phẩm và dùng các khảo sát ngắn đo lường mức độ hài lòng của khách hàng về sản phẩm & dịch vụ đi kèm

- Sau đó, kết hợp với bộ phận kinh doanh & chăm sóc khách hàng để xem xét doanh thu Tìm hiểu liệu doanh thu có tăng lên không và tăng lên bao nhiêu %? Có bao nhiêu khách hàng quan tâm đến sản phẩm mới? Có bao nhiêu khách hàng sử dụng sản phẩm mới? Từ đâu khách hàng biết đến sản phẩm mới (Để loại bỏ hoặc điều chỉnh các kênh tiếp thị ít mang lại hiểu quả khác để giảm bớt chi phí không cần thiết)?

2026 - Sau khi các dòng sản phẩm phù hợp với thị trường đã đi vào kinh doanh ổn định cần theo dõi mức độ tăng trưởng của doanh thu để tránh việc sản phẩm bị bão hoà và lu mờ trên thị trường Kết hợp tiếp thị đa kênh để gia tăng độ đồng nhất sản phẩm mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách

Trang 22

- Mở rộng thêm thị trường khách hàng bằng cách khác biệt hoá và đổi mới không gian phục vụ (Theo concept như đã làm ở quốc tế như Starbucks Kyoto, Thailand, Singapore, …) để luôn có lượng khách hàng mới biết tới và tránh sự nhàm chán cho khách hàng cũ Đồng thời làm gia tăng cảm nhận đặc biệt của khách hàng khi sử dụng sản phẩm của Starbucks

Phân tích xây dựng chi tiết chiến lược cho Starbucks năm 2024-2026  Chiến lược sản phẩm

- Nên đổi mới và cải tiến sản phẩm theo xu hướng và nhu cầu của thị trường – Thông qua sự kết hợp giữa phòng Marketing – Phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm – Bộ phận chăm sóc khách hàng

- Tháng 11/2023 giới thiệu bộ sản phẩm Starbucks Reserve™ Vietnam Đưng K'Nớ mang đậm nét văn hóa cà phê bản địa - tiếp tục sứ mệnh mang di sản văn hóa cà phê Việt Nam đến thế giới

- Năm 2024, sau 2 dòng cà phê đậm vị là Starbucks Reserve™ Vietnam Đà Lạt và Starbucks Reserve™ Vietnam Đưng K’Nớ Thu thập, khảo sát ý kiến khách hàng về mùi vị cũng như nghiên cứu mở rộng chiều rộng – dài – sâu của sản phẩm

 Các chiến lược Marketing chi tiết cho chiến lược sản phẩm

 Thêm các dòng cà phê rang xay đậm vị khác phù hợp với nhu cầu khách hàng tại Việt Nam

 Thêm các dòng cà phê kết hợp giữa cà phê Việt và quốc tế bằng việc thông qua các cuộc khảo sát & dùng thử để đưa ra các sản phẩm mới được ưa chuộng để tung ra thị trường

 Nghiên cứu thêm các sản phẩm sử dụng cà phê vào bánh ngọt, đồ tráng miệng tạo sự độc đáo riêng của Starbucks

 Ngoài sản phẩm cà phê nghiên cứu thêm các sản phẩm đồ uống mang tính đặc trưng của địa phương, như cà phê sữa đá, trà đào, trà sữa…

 Đồng thời nghiên cứu giới thiệu các sản phẩm mới và độc đáo như các loại cà phê cold brew hay các loại đồ uống mới cho từng mùa khác nhau:

 Các loại thức uống kết hợp hoa quả theo mùa đặc trưng của Việt Nam như: Mùa xuân là các loại có màu sắc tươi tắn như quýt, hạt sen, cam, các loại hoa xuân có thể uống được(hoa đậu biếc,atiso đỏ, lá nếp tươi ) – Mùa hạ như các loại giải khát giải nhiệt (dưa hấu, chanh leo, chanh dây,…) Mùa đông có thể kết hợp cà phê Việt với các loại cacao, socola nước ngoài cho ra các thức uống nóng và có vị thơm riêng biệt.Có

Trang 23

thể nghiên cứu đặt tên như Bộ Sưu Tập Trọn Vị Tết ~ Hương Vị Hè ~ Đêm Hội Trăng Rằm ~ Đông Sang – Starbucks để tạo sự độc đáo khác biệt thu hút khách hàng có thể bao gồm:

Phát tài: Trà assam + Syrup raspberry + Quýt tươi + mật ong + Xuân Sum Vầy: Bột Matcha + Sữa tươi + Bột đậu xanh + …

Lộc Xuân: Trà Canberry & Táo + Syrup Strawberry + Quýt tươi+… Xuân Sang: Bột matcha + Sữa tươi + hạt sen ngâm + hạnh nhân +… Bách Niên Hỷ Trà: Trà Olong + Gừng tươi + Atiso đỏ + Bột quế+ … Cà phê Đưng K’Nớ kết hợp với socola Bỉ

Hạt cà phê Việt trong bánh Muffin, cookies, sandwich

 Ngoài ra có thể kết hơp với các làng nghề thủ công mỹ nghệ lâu năm để cho ra các dòng sản phẩm lưu niệm theo bộ - theo mùa mang đậm bản sắc dân tộc Việt: ly gốm, sứ Bát tràng, Minh Long, đế lót ly đan mây, tre, hay các phin pha cà phê truyền thống Việt, Nhưng tất cả đều phải mang phong cách sang trọng, cao cấp và có logo thương hiệu

 Chiến lược giá

Phương án định giá dự trên giá trị cảm nhận của khách hàng

Khác biệt hóa giá sản phẩm và trải nghiệm khách hàng

- Nghiên cứu các sản phẩm dựa trên khẩu vị thị hiếu của thị trường đồng thời kết hợp cung cấp trải nghiệm cao cấp cho khách hang

- Thiết kế không gian cửa hàng sang chảnh hiện đại, một dòng chữ note trên cốc tên của khách hàng hay thậm chí là mang đến cho khách hàng cảm giác cầm trên tay một cốc nước đến từ thương hiệu đắt đỏ để thể hiện cá tính của bản thân Hơn nữa, từ âm nhạc trong quán cho đến phong thái của barista, mọi thứ đều làm tăng thêm giá trị cho trải nghiệm

Linh hoạt điều chỉnh mức giá khéo léo

- Về tăng giá qua từng đợt sẽ áp dụng tăng giá từng loại đồ uống và kích cỡ cụ thể thay vì toàn bộ thực đơn

- Bộ phận truyền thông cũng cần thông báo quá trình tăng giá một cách chuyên nghiệp để thao túng nhận thức của người tiêu dùng

Xây dựng tệp khách hàng trung thành với thương hiệu dựa trên giá sản phẩm

Trang 24

- Tìm hiểu cảm nhận và cho khách hàng luôn thấy rằng giá cả đi đôi với chất lượng- giá trị cảm nhận và càng chi nhiều càng được lợi Và khẳng định sự cao cấp của thương hiệu luôn đi kèm với giá sản phẩm

- Ra mắt các bộ sản phẩm có giá cả rẻ hơn mua lẻ để kích thích khách hàng chi nhiều thêm và bỏ bớt rào cản cảm nhận về giá của khách hàng

 Các chiến lược Marketing chi tiết cho chiến lược giá

 Chỉ cần thêm 30.000, khách hàng đã có thể sở hữu thêm một cốc cà phê không giới hạn cho lần mua tiếp theo, mức giá này thấp hơn rất nhiều so với các quán cà phê khác

 Sử dụng chiêu thức “upsize”, đưa ra mức giá hấp dẫn cho các size lớn để hướng khách hàng đến cỡ đồ uống to hơn

 Cung cấp các combo sản phẩm như bữa sáng tiết kiệm chi phí  Cho ra mắt các sản phẩm cà phê giá rẻ

 Tung ra các chương trình ưu đãi vào dịp lễ, ngày kỷ niệm của Starbucks hay ngày sinh nhật của khách hàng

 Chiến lược phân phối

- Sử dụng kênh phân phối hiện đại để tiếp cận tệp khách hàng B2C qua Internet,

mạng xã hội, sàn TMĐT, …

- Bên cạnh đó cũng nghiên cứu các kênh truyền thống tập trung vào việc mở các cửa hàng tại các địa điểm chiến lược, như các khu mua sắm, trung tâm thương mại, các tòa nhà văn phòng… Điều này giúp Starbucks tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm

năng hơn

 Các chiến lược Marketing chi tiết cho chiến lược phân phối  Chiến lược thúc đẩy kênh phân phối:

Chiến lược kéo:

- Đưa sản phẩm của mình đến các điểm tiêu thụ liên kết như: sân bay, khách sạn, trung tâm thương mại, cửa hàng cà phê dành cho nhân viên công sở,

- Phát triển kênh bán hàng trực tuyến: Tạo sự thuận tiện cho khách hàng khi muốn sử dụng sản phẩm bằng cách mở thêm các chi nhánh, kết hợp nhiều phương thức thanh toán ngân hàng khác nhau (Momo, VNPay, Cake, Ngân hàng ,…)

- Tối ưu hóa ứng dụng Starbucks Rewards: Starbucks có thể tối ưu hóa ứng dụng Starbucks Rewards để giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc tích lũy điểm, nhận ưu

Trang 25

đãi và đặt hàng Điều này có thể bao gồm việc cải thiện giao diện người dùng, thêm các tính năng mới và tích hợp với các kênh khác

- Sử dụng dữ liệu khách hàng để cá nhân hóa trải nghiệm Starbucks có thể sử dụng dữ liệu khách hàng từ các kênh khác nhau để tạo ra trải nghiệm được cá nhân hóa hơn cho từng khách hàng Điều này có thể bao gồm việc đề xuất các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với sở thích của khách hàng, cung cấp các ưu đãi được cá nhân hóa và gửi các thông điệp tiếp thị có liên quan

- Quan hệ đối tác và hợp tác thương hiệu: Kết hợp với các thương hiệu lớn để cho ra những sản phẩm có sức thu hút với khách hàng Starbucks x Netsle , Starbucks x Herschel, Starbucks x Black Pink, Starbucks x Gồm Bát Tràng,…

Chiến lược đẩy (thúc đẩy các trung gian, các đại lý bán hàng cho mình qua chiết khấu)

- Kết hợp với các trang, sàn TMĐT để thúc đẩy doanh số cũng như tăng độ phủ của sản phẩm đến khách hàng (Momo, Grab(Food), Shoppee(Food), Tiki, Lazada, Siêu thị lớn như Aeon, EMart, Mega Market, Vincom, Takashimaya, …)

- Kết hợp với các KOLs nổi tiếng như Chang Su Gờ, Ăn sập Sài Gòn, Ninh Tito, Khoai Lang Thang, … quảng cáo và dẫn link mua hàng nhận chiết khẩu

 Chiến lược chiêu thị

Integrated Marketing Communication (IMC)

 Hiểu đối tượng khách hàng mục tiêu  Chọn kênh tiếp thị một cách khôn ngoan  Có chủ đề nhất quán

 Tạo nội dung nhất quán có thể dễ dàng điều chỉnh cho phù hợp với các kênh truyền thông khác nhau

 Đảm bảo rằng thông điệp được tích hợp

 Đảm bảo các nhóm/cơ quan tiếp thị được đồng bộ hóa  Theo dõi liên tục các chiến dịch và phiếu giảm giá

Các phương tiện marketing: Quảng cáo

Bán hàng cá nhân Quan hệ công chúng

Trang 26

Tiếp thị trực tiếp (Digital marketing- Online [Internet, Metaverse Digital [VR/AR, Bảng quảng cáo điện tử OOH…])

 Các chiến lược Marketing chi tiết cho chiến lược chiêu thị

- Thiết kế hiện đại, hợp thời trên các loại sinh tố và bánh ngọt phù hợp với quảng cáo và trang trí của đối tượng khách hàng mục tiêu Đồng thời giữ cho sản phẩm luôn hiện đại như biểu tượng địa vị

- Có thể cho ra mắt thêm các sản phẩm lưu niệm thời trang (áo, móc khoá, nón, charm cài, ) độc quyền của thương hiệu sử dụng như các phần quà tặng cho khách hàng thông qua hình thức đổi điểm – cũng xem như là 1 hình thức quảng bả sản phẩm

- Thuê các KOLs nổi tiếng để quảng bá sản phẩm đến khách hàng

- Tiếp thị truyền thống bao gồm quảng cáo in trên báo hoặc bảng quảng cáo và tiếp thị kỹ thuật số bao gồm phương tiện truyền thông xã hội và SEO (Facebook, Instagram, Tiktok, )

- Tài liệu tiếp thị tuân theo một chủ đề xanh nhất định, trong đó từ ngữ và áp phích quảng cáo trên mạng xã hội cần có các sắc thái xanh lục khác nhau để phù hợp với chủ đề xanh lục gắn liền với thương hiệu Starbucks

- Tiếp thị tạo ra như bài đăng trên blog hoặc video nên được sử dụng trên nhiều nền tảng nhất có thể cả Facebook và Instagram của Starbucks đều tải lên nội dung tương tự vì nội dung đó có thể được điều chỉnh cho phù hợp với nhiều kênh của Starbucks

- Nội dung từ các trang Mạng xã hội của họ đều nhằm mục đích truyền bá nhận thức về các chương trình khuyến mãi theo mùa hoặc khuyến khích người hâm mộ tham gia vào các chiến dịch khác nhau

- Thiết kế các bảng quảng cáo banner phù hợp với thị hiếu khách hàng

- Tích cực tham gia vào các sự kiện cộng đồng như các chương trình từ thiện, tài trợ các chương trình liên quan đến thời trang (VD: VN next top model, kết hợp hình tượng BlackPink trong sản phẩm…), tham gia các hội chợ triển lãm lớn v.v…

- Tổ chức các cuộc thi kêu gọi mọi người tham gia để quảng bá cho phong cách của thương hiệu Starbucks Có thể mời các KOLs có tầm ảnh hưởng như Chang SuGờ, Ăn Sập Sài Gòn, Lê Bống, …

 Chiến lược con người

 Các chiến lược Marketing chi tiết cho chiến lược con người

- Tập trung đào tạo để cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng Tạo ra một môi trường thân thiện, chuyên nghiệp và đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Trang 27

- Tạo ra các cuộc thi Barissta để nhân viên trau dồi khả năng cũng như truyền nguồn cảm hứng từ Barrista đến khách hàng

- Cẩn thận trong việc tuyển chọn đại sứ thương hiệu và KOLs để tránh làm ảnh hưởng đến định vị thương hiệu cao cấp của Starbucks

 Chiến lược cơ sở vật chất

 Các chiến lược Marketing chi tiết cho chiến lược cơ sở vật chất

- Luôn kiểm tra chất lượng cơ sở vật chất để cải thiện và thay đổi cho phù hợp - Nghiên cứu thiết kế cửa hàng có đặc điểm địa phương như Hội An, Huế, Đà Nẵng, Hà Nội để mang đến sự khác biệt trong không gian nhằm thu hút khách hàng

- Thiết kế thêm các cửa hàng theo concept như: Starbuck Tokyo, Singapore, Thượng Hải, Thái Lan tại Việt Nam để thu hút khách hàng trải nghiệm

5 Ngân sách cho hoạt động marketing:

5.1 Bảng ngân sách chi tiết cho các hoạt động Marketing trong từng dịp theo từng năm trong 3 năm 2024 – 2025 – 2026

Trang 28

Dịp Truyền thông tại điểm bán

Truyền thông qua Internet,mạng xã hội, báo phê Starbucks Coffee để chọn ra đại sứ thương hiệu cho Starbucks Coffee

- Đưa tin bài ảnh và loan tin về cuộc thi “ Đẹp cùng Starbucks”

Sau khi chọn được đại sứ thương hiệu, đưa đại sứ thương hiệu tham gia các chương trình từ thiện cho trẻ mồ côi…

Ngày đăng: 20/04/2024, 00:09

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan