1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Giáo trình nghiệp vụ và khai báo thuế nghề kế toán doanh nghiệp - Trung cấp

94 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiệp Vụ Và Khai Báo Thuế
Tác giả Nhóm Tác Giả
Trường học Trường Trung Cấp Tháp Mười
Chuyên ngành Kế Toán Doanh Nghiệp
Thể loại Giáo Trình
Thành phố Tháp Mười
Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 1,03 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1....................................................................................................................6 (6)
    • 1.1. THUẾ VÀ VAI TRÒ CỦA THUẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (6)
      • 1.1.1. Khái niệm của Thuế (6)
      • 1.1.2. Đặc điểm, vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường (7)
    • 1.2. PHÂN LOẠI THUẾ (9)
      • 1.2.1. Phân loại theo tính chất dịch chuyển của thuế (9)
      • 1.2.2. Phân loại theo cơ sở đóng thuế (9)
    • 1.3. CÁC YẾU TỐ CHỦ YẾU CẤU THÀNH MỘT LUẬT THUẾ (9)
      • 1.3.1. Tên gọi (9)
      • 1.3.2. Đối tượng nộp thuế (10)
      • 1.3.3. Căn cứ tính thuế (10)
      • 1.3.4. Chế độ kê khai, nộp thuế, thu thuế, miễn giảm thuế (11)
      • 1.3.5. Trách nhiệm và nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế (11)
      • 1.3.6. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thuế (11)
  • CHƯƠNG 2 THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU (13)
    • 2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC DỤNG CỦA THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU (13)
      • 2.1.1. Khái niệm (13)
      • 2.1.2. Đặc điểm (13)
      • 2.1.3. Tác dụng (13)
    • 2.2. NỘI DUNG CỦA THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU (13)
      • 2.2.1. Đối tượng nộp thuế (13)
      • 2.2.2. Đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế (14)
      • 2.2.3. Căn cứ tính thuế (14)
      • 2.2.4. Xác định số thuế xuất, nhập khẩu phải nộp (16)
    • 2.3. KÊ KHAI TÍNH THUẾ VÀ NỘP THUẾ, HOÀN THUẾ VÀ TRUY THU THUẾ (17)
      • 2.3.1. Kê khai tính thuế (17)
      • 2.3.2. Thời hạn nộp thuế (17)
      • 2.3.4. Truy thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu (18)
    • 2.4. CHẾ ĐỘ MIỄN, GIẢM THUẾ (18)
      • 2.4.1. Miễn thuế (18)
      • 2.4.2. Giảm thuế (19)
  • CHƯƠNG 3 THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT (TTĐB) (21)
    • 3.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC DỤNG CỦA THUẾ TTĐB (21)
      • 3.1.1. Khái niệm (21)
      • 3.1.2. Đặc điểm (21)
      • 3.1.3. Tác dụng (21)
    • 3.2. NỘI DUNG CỦA THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT (21)
      • 3.2.1. Đối tượng nộp thuế (21)
      • 3.2.2. Đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế TTĐB (21)
      • 3.2.3. Căn cứ tính thuế (22)
      • 3.2.4. Xác định thuế TTĐB phải nộp (24)
      • 3.3.5. Chế độ miễn giảm thuế (25)
    • 3.3. ĐĂNG KÝ, KÊ KHAI VÀ NỘP THUẾ TTĐB (25)
      • 3.3.1 Đăng ký thuế (25)
      • 3.4.2. Kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt (26)
  • CHƯƠNG 4 THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (GTGT) (28)
    • 4.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC DỤNG CỦA THUẾ GTGT (28)
      • 4.1.1. Khái niệm (28)
      • 4.1.2. Đặc điểm (28)
      • 4.1.3. Tác dụng (28)
    • 4.2. NỘI DUNG CỦA THUẾ GTGT (28)
      • 4.2.1. Đối tượng nộp thuế (29)
      • 4.2.2. Đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế GTGT (29)
    • 4.3. PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ (39)
      • 4.3.1. Phương pháp khấu trừ thuế (39)
      • 4.3.2. Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT (40)
    • 4.4. HOÀN THUẾ (41)
    • 4.5. GIẢM THUẾ (41)
      • 4.5.1. Đối tượng và các điều kiện được xét miễn, giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) (41)
      • 4.5.2. Mức thuế GTGT được xét giảm (42)
      • 4.5.3. Thủ tục, hồ sơ gửi cơ quan thuế (42)
    • 4.6. ĐĂNG KÝ NỘP THUẾ GTGT (43)
    • 4.7. K Ê KHAI THUẾ GTGT (44)
      • 4.7.1. Nguyên tắc kê khai thuế GTGT: Thuế GTGT là loại thuế phải thực hiện kê (44)
      • 4.7.2. Các trường hợp kê khai thuế GTGT (44)
      • 4.7.3. Khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (45)
      • 4.7.4. Thời hạn nộp (46)
      • 4.7.5. Nộp thuế GTGT (46)
  • CHƯƠNG 5 KHAI BÁO THUẾHƯỚNG DẪN KÊ KHAI MẪU BIỂU (49)
    • 5.1. Hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm kê khai thuế (49)
    • 5.2. Kê khai thuế GTGT (52)
    • 5.3. Thuế thu nhập doanh nghiệp (62)
      • 5.3.1. Trách nhiệm nộp thuế (62)
      • 5.3.2. Nguyên tắc khai thuế TNDN (62)
      • 5.3.3. Tạm nộp thuế TNDN theo quý và quyết toán thuế theo năm (63)

Nội dung

Căn cứ tính thuế bao gồm các yếu tố cơ bản là đối tượng chịu thuế và thuếsuất1.3.3.1 Đối tượng chịu thuế Đối tượng chịu thuế chỉ rõ thuế đánh vào cái gì: thu nhập, hàng hóa hay tài sản.M

THUẾ VÀ VAI TRÒ CỦA THUẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

- Xét về góc độ tài chính: Thuế có thể biểu hiện là hình thức động viên, phân phối và phân phối lại sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân do các tổ chức kinh tế và người dân tạo ra để hình thành quỹ tiền tệ tập trung (ngân sách).

- Xét về thực chất, thuế được đặc trưng bởi các quan hệ tiền tệ giữa nhà nước với các tổ chức và cá nhân trong xã hội Việc nộp thuế có tính chất bắt buộc theo mệnh lệnh của nhà nước Nhà nước quyết định mức thu và thời hạn thu bằng pháp luật (Luật) đối với mọi thành viên trong xã hội.

Vì vậy, thuế có khái niệm như sau : Thuế là khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định nhằm sử dụng cho các mục đích chung của toàn xã hội.

Phân biệt thuế, phí , lệ phí:

Lệ phí là khoản thu vừa mang tính chất phục vụ cho đối tượng nộp lệ phí về việc thực hiện một số thủ tục hành chính vừa mang tính chất động viên sự đóng góp cho ngân sách Nhà nước.

Phí là khoản thu mang tính chất bù đắp chi phí thường xuyên hoặc bất thường như phí về xây dựng, bảo dưỡng, duy tu của Nhà nước đối với những hoạt động phục vụ người nộp phí.

Thuế và lệ phí, phí đều là nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và đều mang tính pháp lý nhưng giữa chúng có sự khác biệt như sau:

- Xét về mặt giá trị pháp lý:

Thuế có giá trị cao hơn lệ phí, phí Thuế được ban hành dưới dạng văn bản pháp luật như: Luật, Pháp lệnh do Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Trình tự ban hành một luật thuế phải tuân theo một trình tự chặt chẽ.

Lệ phí, phí được ban hành dưới dạng Nghị định, Quyết định của chính phủ, quyết định của các Bộ, cơ quan ngang Bộ cơ quan thuộc chính phủ, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

- Xét về mục đích và mức độ ảnh hưởng đối với nền kinh tế - xã hội thì thuế có

3 tác dụng lớn: Tạo nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà Nước, Điều chỉnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý và định hướng phát triển kinh tế Đảm bảo sự bình đẳng giữa những chủ thể kinh doanh và công bằng xã hội Qua đó cho thấy thuế có tác động lớn đến toàn bộ quá trình phát triển kinh tế- xã hội của một quốc gia, đồng thời là một bộ phận rất quan trọng cấu thành chính sách tài chính quốc gia.

Trong khi đó lệ phí, phí không có những tác dụng nói trên, nó chỉ có tác dụng tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước Mà nguồn thu này không phải để đáp ứng nhu cầu chi tiêu mọi mặt của Nhà nước mà dùng để bù đắp chi phí của các cơ quan cung cấp các hoạt động dịch vụ công cộng: dịch vụ công chứng, đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản…

Bên cạnh đó thuế còn được phân biệt với phí, lệ phí ở chỗ là các cá nhân và pháp nhân có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước nhưng không trên cơ sở những lợi ích vật chất mang tính chất đối giá Còn phí, lệ phí thì mang tính chất tự nguyện và có tính chất đối giá.

Thuế không mang tính chất hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế tức là Nhà nước thu thuế từ các cá nhân, pháp nhân trong xã hội nhưng không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả cho người nộp Còn phí và lệ phí thì người nộp được thừa hưởng trực tiếp những dịch vụ do Nhà nước cung cấp.

1.1.2 Đặc điểm, vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường

1.1.2.1 Đặc điểm : Thuế có đặc điểm cơ bản sau

- Thuế là khoản động viên bắt buộc và gắn với quyền lực của nhà nước, là hành động thực hiện nghĩa vụ của người công dân.

- Thuế không mang tính hoàn trả trực tiếp.

- Thuế chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, chính trị và xã hội trong những thời kỳ nhất định.

+ Việc đánh thuế của chính phủ không thể thoát ly các yếu tố kinh tế, chính trị và xã hội bởi nguồn thu nhập của thuế chính là kết quả của quá trình hoạt động kinh tế Không có hoạt động kinh tế hoặc hoạt động kinh tế kém hiệu không thể tạo được nguồn thu của thuế.

+ Yếu tố kinh tế tác động đến thuế thường là mức độ tăng trưởng của nền kinh tế Quốc dân.

+ Yếu tố chính trị xã hội tác động đến thuế thường là thể chế chính trị của nhà nước, tâm lý, tập quán của các tầng lớp dân cư, truyền thống văn hóa, xã hội.

Từ đó thấy thuế mang ý nghĩa kinh tế, chính trị và xã hội.

- Thuế được giới hạn trong phạm vi biên giới Quốc gia.

-Thuế là khoản thu chủ yếu của Ngân sách nhà nước

Nhà nước ban hành pháp luật thuế và ấn định các loại thuế áp dụng đối với các pháp nhân và thể nhân trong xã hội Việc các chủ thể nộp thuế - thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật thuế đã tạo ra nguồn tài chính quan trọng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn thu ngân sách Nhà nước

Thuế là công cụ quan trọng nhất để phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân theo đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Hiện nay nguồn thu nước ngoài đã giảm nhiều , kinh tế đối ngoại chuyển thành có vay có trả Nên thuế là một công cụ quan trọng để góp phần ổn định trật tự xã hội, chuẩn bị điều kiện và tiên đề cho việc phát triển lâu dài.

PHÂN LOẠI THUẾ

Phân loại thuế là việc xắp xếp các luật thuế trong hệ thống thuế thành những nhóm khác nhau theo những tiêu thức nhất định.

1.2.1 Phân loại theo tính chất dịch chuyển của thuế

1.2.1.1 Thuế trực thu : Là loại Thuế thu trực tiếp nơi người chịu thuế

- Đặc điểm : Người nộp thuế đồng thời cũng là người chịu thuế

- Bao gồm : Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao

1.2.1.2 Thuế gián thu : Là loại thuế người chịu trách nhiệm là người tiêu dùng, nhưng số thuế được thu qua các cá nhân, tổ chức kinh doanh.

- Đặc điểm : Người trực tiếp nộp thuế không phải là người chịu Thuế.

- Bao gồm : Thuế giá trị gia tăng, Thuế nhập khẩu, Thuế tiêu thụ đặc biệt 1.2.2 Phân loại theo cơ sở đóng thuế

1.2.2.1 Thuế tiêu dùng : Là các loại thuế có cơ sở đóng thuế là phần thu nhập được mang tiêu dùng trong hiện tại (Thuế giá trị gia tăng, Thuế tiêu thụ đặc biệt).

1.2.2.2 Thuế thu nhập : Là loại thuế có cơ sở đóng thuế là thu nhập thực tế kiếm được của các cá thể nhân( Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao).

1.2.2.3 Thuế tài sản : Là loại thuế có cơ sở đóng thuế là giá trị tài sản lưu giữ hay dịch chuyển( tiền mặt, TGNH, lãi chứng khoán, thương phiếu, nhà cửa, đất đai, máy móc thiết bị, xe cộ ).

- Đánh thuế tài sản chính là hình thức đánh thuế thu nhập bổ sung cho việc đóng thuế thu nhập từ vốn, nhằm mục đích góp phần giải quyết hậu quả do sự phân phối không công bằng trong xã hội.

CÁC YẾU TỐ CHỦ YẾU CẤU THÀNH MỘT LUẬT THUẾ

- Mỗi luật Thuế đều có biểu hiện riêng trong quá trình chuyển giao thu nhập cho Nhà nước.

- Tên gọi các loại Thuế nói lên cơ sở tính thuế hoặc nội dung chủ yếu của luật thuế đó

- Ví dụ: : Thuế giá trị gia tăng của hàng hóa dịch vụ chịu thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp có cơ sở tính thuế là thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp

Là thể nhân hoặc pháp nhân có nghĩa vụ phải nộp thuế cho Nhà nước khi có các điều kiện được dự liệu trong Luật thuế.

Trong các luật thuế đều có các quy phạm quy định thuế được tính dựa trên căn cứ nào Căn cứ tính thuế bao gồm các yếu tố cơ bản là đối tượng chịu thuế và thuế suất

1.3.3.1 Đối tượng chịu thuế Đối tượng chịu thuế chỉ rõ thuế đánh vào cái gì: thu nhập, hàng hóa hay tài sản. Mỗi một loại thuế có một đối tượng chịu thuế riêng, chẳng hạn thuế giá trị gia tăng là hàng hóa, dịch vụ sản xuất và tiêu dùng, thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập chịu thuế.

1.3.3.2 Biểu thuế, Mức thuế , Thuế suất

Biểu thuế: Là bảng tập hợp các thuế suất hoặc mức thuế nhất định trong Luật thuế được áp dụng để thu thuế trong từng quan hệ cụ thể.

Mức thuế : Thể hiện mức độ động viên của nhà nước trên một đơn vị của đối tượng chịu thuế.

+ Mức thuế tuyệt đối (định suất thuế) là mức thuế được tính bằng số tuyệt đối theo 1 đơn vị vật lý của đối tượng chịu thuế : Ví dụ 1 lít xăng chịu thuế 1.000 đ, 1ha đất nông nghiệp của vùng đồng bằng chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp là 550kg thóc…

+ Mức thuế tương đối (thuế suất)

Thuế suất : Là biểu hiện quan hệ tỷ lệ % huy động trên cơ sở tính thuế Thuế suất bao gồm :

- Thuế suất thống nhất: Là mức nộp thuế cố định như nhau cho tất cả các đối tượng chịu thuế.

- Thuế suất ổn định : Là mức thuế được quy định theo một tỷ lệ nhất định như nhau trên cơ sở tính thuế

Ví dụ: Thuế suất thuế TTĐB bia chai là 45%

1.3.4 Chế độ kê khai, nộp thuế, thu thuế, miễn giảm thuế

1.3.4.1 Chế độ kê khai: quy định trong luật thuế thể hiện các quyền và nghĩa vụ của đối tượng nộp thuê trong việc hấp hành sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ…

1.3.4.2 Chế độ thu nộp thuế bao gồm các quy định về quyền và nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong công tác thu nộp thuế và phương thức thu nộp thuê.

1 3.4.3 Chế độ miễn, giảm thuế : Là yếu tố ngoại lệ được quy định trong một số luật thuế Thực chất đó là số tiền thuế mà người nộp thuế phải nộp cho nhà nước song vì lý do nhà nước quy định cho phép không phải nộp toàn bộ (miễn thuế) hoặc chỉ nộp một phần (giảm thuế) trong số tiền thuế đó.

Cụ thể về quy định chế độ miễn giảm thuế như sau :

- Các trường hợp có đơn xin miễn giảm thuế.

- Điều kiện và thủ tục xét miễn giảm.

- Mức độ xét miễn giảm.

- Thẩm quyền xét miễn giảm.

1.3.5 Trách nhiệm và nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế

- Thực hiện đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế với cơ quan thuế.

- Thực hiện chế độ sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ.

- Thực hiện khai báo, cung cấp số liệu theo yêu cầu của cơ quan thuế.

- Thực hiện kê khai, nộp thuế, nộp phạt đầy đủ và đúng hạn.

1.3.6 Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thuế

- Tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc các cơ sở kinh doanh thực hiện tốt chính sách thuế.

- Thực hiện quản lý thuế và cung cấp mã số thuế cho các đối tượng nộp thuế.

- Quản lý, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh.

- Lập sổ thuế, và thông báo nộp thuế.

- Lập biên bản và xử phạt theo thẩm quyền đối với các vi phạm về thuế Xem xét, giải quyết các khiếu nại về thuế.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1

Câu 1: Đặc điểm, vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường?

Câu 2: Trách nhiêm, nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế?

THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU

KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC DỤNG CỦA THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế gián thu, thu vào các mặt hàng được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua các cửa khẩu hoặc biên giới giữa các quốc gia.

- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu được cấu thành trong giá cả h.hóa xuất nhập khẩu.

- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu gắn chặt với hoạt động kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia, là công cụ góp phần thực hiện vai trò quản lý, kiểm soát hoạt động ngoại thương của nhà nước.

- Thuế xuất, nhập khẩu gắn công tác quản lý thu thuế với quản lý nhà nước về hoạt động xuất, nhập khẩu.

- Thuế xuất, nhập khẩu do cơ quan Hải quan quản lý thu.

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là công cụ động viên nguồn thu cho ngân sách nhà nước (chiếm khoảng 25 - 30% tổng thu về thuế).

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu góp phần quan trọng vào việc quản lý, hướng dẫn các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu theo hướng có lợi cho nền kinh tế quốc dân Đồng thời nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất, nhập khẩu.

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu góp phần thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước trong từng thời kỳ.

NỘI DUNG CỦA THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU

2.2.1 Đối tượng nộp thuế Đối tượng nộp Thuế xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm tất cả các tổ chức, cá nhân có hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc đối tượng chịu Thuế xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định.

Nếu xuất nhập khẩu ủy thác thì tổ chức nhận ủy thác là đối tượng nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu.

2.2.2 Đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế

-Hàng hóa được phép xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

-Hàng hóa từ thị trường trong nước đưa vào khu chế xuất (thuế xuất khẩu). -Hàng hóa từ khu chế xuất đưa ra thị trường trong nước (thuế nhập khẩu).

- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để làm hàng mẫu, hàng quảng cáo tại hội chợ triển lãm

2.2.2.2 Đối tượng không thuộc diện chịu thuế

-Hàng quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới.

-Hàng chuyển khẩu, bao gồm các hình thức :

+ Hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào khu chế xuất và hàng hóa từ khu chế xuất xuất khẩu ra nước ngoài hoặc hàng hóa đưa từ khu chế xuất này sang khu chế xuất khác trong lãnh thổ Việt Nam.

+ Hàng viện trợ nhân đạo, hàng hóa này phải có các giấy tờ sau:

Giấy phép nhập khẩu hàng viện trợ nhân đạo do Bộ Thương mại cấp

Giấy xác nhận là hàng viện trợ nhân đạo do abn quản lý và tiếp nhận viện trợ.

Các chứng từ khác liên quan đến việc tiếp nhận lô hàng viện trợ như Vận đơn, Bảng kê chi tiết, Hóa đơn thương mại

Căn cứ tính thuế xuất, nhập khẩu là số lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu, giá tính thuế và thuế suất của mặt hàng xuất, nhập khẩu.

2.2.3.1 Số lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu

Số lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu làm căn cứ tính thuế là số lượng từng mặt hàng thực tế xuất, nhập khẩu (Tờ khai hàng hóa xuất, nhập khẩu đối với Hải quan).2.2.3.2 Giá tính thuế

+ Đối với hàng xuất khẩu: Giá tính thuế là giá FOB - là giá bán cho khách hàng tại cửa khẩu xuất không bao gồm phí bảo hiểm (I) và chi phí vận tải (F).

Ví dụ: Đơn vị xuất khẩu bán cho 1 công ty nước ngoài 1lô hàng, giá bán tại cửa khẩu là 2 tỷ đồng, chi phí vận chuyển là 30 triệu Vậy, giá tính thuế xuất khẩu là 2 tỷ đồng.

+ Đối với hàng nhập khẩu: Giá tính thuế là giá CIF- là giá mua thực tế tại cửa khẩu nhập bao gồm cả phí bảo hiểm (I) và chi phí vận tải (F) từ cửa khẩu đi tới cửa khẩu đến. Đối với hàng hóa nhập khẩu đã qua sử dụng

* Nếu giá trị sử dụng còn lại nhỏ hơn hoặc bằng 30% thì giá tính thuế bằng 10% của giá hàng nhập khẩu mới.

* Nếu giá trị sử dụng còn lại từ trên 30% đến 50% thì giá tính thuế bằng 20% giá hàng nhập khẩu mới.

* Nếu giá trị sử dụng còn lại từ trên 50% đến 70% thì giá tính thuế bằng 30% giá hàng nhập khẩu mới.

* Nếu giá trị sử dụng còn lại từ trên 70% đến 85% thì giá tính thuế bằng 45% giá hàng nhập khẩu mới.

* Nếu giá trị sử dụng còn lại lớn hơn 85% thì giá tính thuế bằng 60% giá hàng nhập khẩu mới.

- Đối với một số mặt hàng thuộc danh mục nhà nước quản lý giá tính thuế mà giá ghi trong hợp đồng thấp hơn giá quy định thì căn cứ bảng giá của Bộ Tài chính để xác định thuế Trường hợp giá trên hợp đồng cao hơn giá quy định thì tính theo giá hợp đồng.

- Đối với hàng hóa nhập khẩu không đủ điều kiện để xác định giá tính thuế theo hợp đồng quy định hoặc đối với hàng hóa nhập khẩu theo các phương thức khác không qua hợp đồng mua bán Không thanh toán qua ngân hàng thì giá tính thuế được thực hiện theo bảng giá của Bộ Tài chính.

- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu được nộp bằng đồng Việt Nam Trường hợp doanh nghiệp muốn nộp bằng ngoại tệ thì phải nộp bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi và do Bộ Tài chính quyết định đối với từng trường hợp cụ thể.

A, Thuế suất thuế nhập khẩu:Có 3 loại thuế suất là thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt.

-Thuế suất ưu đãi : Là thuế suất chỉ áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước hoặc khối nước có thỏa thuận về đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam.

-Thuế suất ưu đãi đặc biệt : Là thuế suất được áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước hoặc khối nước mà Việt Nam và nước hoặc khối nước đó đã có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu, được áp dụng cụ thể cho từng mặt hàng do chính phủ hoặc Bộ Tài chính quy định.

-Thuế suất thông thường : Là thuế suất áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước không có thỏa thuận về đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam Thuế suất thông thường được áp dụng thống nhất cao hơn 50% so với thuế suất ưu đãi đặc biệt.

Ví dụ:: Mặt hàng nhập khẩu A có thuế suất ưu đãi đặc biệt là 18% thì thuế suất thông thường của mặt hàng đó sẽ là 27%.

Biểu thuế nhập khẩu hiện hành ở nước ta hiện nay chia thành 97 chương với 1.242 nhóm hàng (chủ yếu là hàng nông sản) Bao gồm 19 mức thuế suất từ 0 đến 120%.

B Thuế suất thuế xuất khẩu

Thuế suất thuế xuất khẩu của từng mặt hàng được quy định trong biểu thuế xuất khẩu Biểu thuế xuất khẩu hiện hành ở nước ta gồm 119 mặt hàng ( chủ yếu là mặt hàng khoáng sản) với 12 mức thuế từ 0 đến 82%.(Biểu thuế xuất nhập khẩu theo danh mục mặt hàng chịu thuế - Ban hành kèm theo Thông tư số 184/2010/TT-BTC ngày 15/11/2009 của Bộ tài chính)

2.2.4 Xác định số thuế xuất, nhập khẩu phải nộp

Số thuế XNK phải nộp = Số lượng hàng hóa XNK x Giá tính thuế x Thuế suất

Ví dụ: Công ty A có tình hình sau :

Xuất khẩu 300 tấn gạo, giá FOB theo hợp đồng là 200 USD/tấn.

Nhập khẩu 50 xe máy với giá tại cửa khẩu là 1.000 USD/chiếc Chi phí vận tải, bảo hiểm cho lô hàng nhập khẩu là 5.000 USD.

Biết rằng : + Thuế suất thuế xuất khẩu là 1%

+ Thuế suất thuế nhập khẩu là 60%

+ Tỷ giá ngoại tệ : 1USD = 20.000 VND.

=> Tính số thuế XK, NK phải nộp trong kỳ.

KÊ KHAI TÍNH THUẾ VÀ NỘP THUẾ, HOÀN THUẾ VÀ TRUY THU THUẾ

* Đối với hàng nhập khẩu: Các tổ chức, cá nhân mỗi lần có hàng hóa nhập khẩu phải kê khai nộp thuế tại cơ sở có cửa khẩu nhập khẩu hàng hóa.

* Đối với hàng xuất khẩu: Để khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa xuất khẩu, địa điểm kê khai kiêm nộp thuế tại cơ quan Hải quan địa phương nơi đặt trụ sở của các cơ sở kinh doanh hoặc tổ chức Hải quan nơi xuất hàng.

* Đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu tiểu ngạch và hàng nhập khẩu phi mậu dịch: Chủ hàng phải kê khai nộp thuế với Hải quan cửa khẩu nơi hàng hóa xuất, nhập khẩu. 2.3.2 Thời hạn nộp thuế

Luật thuế quy định thời điểm tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu là ngày đăng ký tờ khai hàng xuất khẩu, nhập khẩu.

Trong vòng 8 giờ kể từ khi đăng ký tờ khai xuất nhập khẩu cơ quan thuế thông báo chính thức cho đối tượng nộp thuế số thuế phải nộp.

Thời hạn nộp thuế được quy định như sau:

- Đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu chính ngạch:

+ Đối với hàng hóa xuất khẩu là 15 ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế nhận được thông báo chính thức của cơ quan thuế về số thuế phải nộp

+ Đối với hàng hóa là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu được nộp thuế trong thời gian 90 ngày, kể từ ngày đối tượng nộp thuế nhận được thông báo.+ Đối với hàng tạm xuất, tái nhập, hàng tạm nhập tái xuất là 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm xuất – tái nhâp hoặc tạm nhập tái xuất.

- Hàng là máy móc thiết bị, nguyên liệu, phương tiện vận tải nhập khẩu để phục vụ cho sản xuất là 30 ngày đối tượng nộp thuế nhận được thông báo chính thức của cơ quan thuế.

- Đối với hàng tiêu dùng nhập khẩu thì phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng. Trường hợp có bảo lãnh thì thời hạn nộp thuế là 30 ngày.

- Đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu phi mậu dịch và tiểu ngạch:

Nộp thuế ngay khi xuất khẩu hàng ra nước ngoài hoặc nhập khẩu hàng vào Việt Nam. 2.3.3 Hoàn thuế : Các trường hợp sau đây được hoàn thuế xuất, nhập khẩu

-Hàng nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu còn lưu kho bãi tại cửa khẩu được phép tái xuất.

-Hàng xuất khẩu đã nộp thuế xuất khẩu nhưng không xuất khẩu nữa.

-Hàng đã xuất khẩu, nhập khẩu nhưng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ít hơn. -Hàng là vật tư, nhiên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu được hoàn thuế tương ứng với tỷ lệ xuất khẩu thành phẩm.

-Hàng tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu hoặc hàng tạm xuất khẩu để tái nhập khẩu thì được xét hoàn thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu khi tái nhập khẩu, thuế xuất khẩu khi tái xuất khẩu.

-Hàng đã xuất khẩu nhưng vì lý do nào đó buộc phải nhập khẩu trở lại Việt Nam được hoàn thuế xuất khẩu.

2.3.4 Truy thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu

-Trường hợp đã được miễn giảm thuế theo quy định, nếu sử dụng khác với mục đích đã được miễn giảm thì phải truy thu đủ số thuế đã được miễn giảm.

-Trường hợp đối tượng nộp thuế nhầm lẫn trong kê khai hàng hóa xuất, nhập khẩu thì phải truy thu tiền thuế trong thời hạn 1 năm trở về trước, kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự nhầm lẫn đó.

-Trường hợp có sự gian lận, trốn thuế thì phải truy thu tiền thuế và tiền phạt trong thời hạn 5 năm trở về trước kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự gian lận, trốn thuế.

CHẾ ĐỘ MIỄN, GIẢM THUẾ

-Việc miễn thuế được quy định trong các trường hợp cụ thể như sau :

-Hàng viện trợ không hoàn lại theo dự án.

-Hàng tạm nhập tái xuất, hàng tạm xuất tái nhập để tham dự hội chợ, triển lãm. -Hàng hóa là tài sản di chuyển của các tổ chức, cá nhân Việt Nam hay nước ngoài trong mức quy định khi hết thời hạn cư trú.

-Hàng hóa xuất, nhập khẩu trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của khách xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu.

-Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải do các nhà thầu nước ngoài mang vào Việt nam theo phương thức tạm nhập, tái xuất để phục vụ thi công công trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA.

-Hàng hóa xuất, nhập khẩu bị hư hỏng, mất mát trong quá trình vận chuyển, bốc xếp được xem xét giảm thuế căn cứ vào mức độ tổn thất thông qua giám định đối với từng trường hợp cụ thể.

* Ví dụ: Một đơn vị nhập khẩu 1 lô hàng đã qua sử dụng như sau :

Giá nhập khẩu hàng mới là 50 triệu đồng, thuế suất nhập khẩu là 70%.

Giá trị sử dụng còn lại là 25%, 40%, 60%, 80% và 90%.

Tính thuế nhập khẩu của lô hàng trên.

I/ Tại một công ty sản xuất Z, trong năm sản xuất được 280.000 sp và tiêu thụ như sau:

1) trực tiếp bán lẻ 40.000 sp, giá bán gồm cả thuế GTGT: 71.500 đồng/sp.

2) bán cho cty TM trong nước 90.000 sp với giá bán gồm cả thuế GTGT là 68.200 đ/sp

3) bán cho siêu thị 20.000 sp, giá bán chưa có thuế GTGT 63.000 đồng/sp.

4) Bán cho doanh nghiệp chế xuất 30.000 sp Giá bán : 68.000 đồng/sp

5) Xuất cho đại lý bán lẻ 40.000 sp, giá bán theo hợp đồng đại lý gồm cả thuế GTGT: 72.600 đ/sp Cuối năm đại lý còn tồn kho 10.000 sp.

6) Bán cho cty xuất nhập khẩu 30.000 sp, giá bán chưa có thuế GTGT là 64.000 đồng/sp trong đó có 1.000 sp không phù hợp quy cách so với hợp đồng, doanh nghiệp phải giảm giá bán 10%.

7) Trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài 20.000 sp, gia bán theo điều kiện CIF là 75.000 đồng/sp phí vận chuyển và bảo hiểm 2.000 đồng/sp.

II/ Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong năm (chưa tính các khoản thuế)

1) nguyên vật liệu chính: xuất kho để sx sp 20.400 kg, giá xuất kho: 200.000 đồng/kg.

2) nguyên vật liệu phụ và nhiên liệu khác: 1.520 triệu đồng.

- Bộ phận trực tiếp sản xuất: định mức tiền lương: 1,5 triệu đồng/lđ/tháng, định mức sx: 150 sp/ld/tháng.

- Bộ phận quản lý: 352 triệu đồng.

- Bộ phận bán hàng 106 triệu đồng

- Bộ phận phục vụ sản xuất: 200 triệu đồng

4) KHTSCD: TSCD thuộc bộ phận sản xuất: 2.130 triệu đồng, bộ phận quản lý: 1012 triệu đồng, bộ phận bán hàng: 604 triệu đồng.

- chi nộp thuế xuất khẩu.

- phí bảo hiểm và vận chuyển quốc tế.

- chi phí đồng phục cho công nhân sản xuất: 200 triệu đồng

- trả tiền quầy hàng thuộc bộ phận bán hàng: 105 triệu đồng.

- trả tiền vay ngân hàng: 1.015 triệu đồng.

- các chi phí khác còn lại: ã thuộc bộ phận sản xuất: 920 triệu đồng, trong đú chi phớ về nghiờn cứu chống ô nhiễm môi trường bằng nguồn vốn của cơ quan chủ quản của cấp trên: 90 triệu đồng. ã thuộc bộ phận quản lý: 210 triệu đồng, trong đú nộp phạt do vi phạm hành chính về thuế: 3 triệu đồng.

- dịch vụ mua vào sử dụng cho bộ phận quản lý: 126,5 triệu đồng

- thuộc bộ phận bán hàng: 132 triệu đồng.

1/ Thuế suấtt thuế XK 2%, TNDN: 28%, GTGT đối với sp 10%, thuế môn bài phải nộp cả năm: 3 triệu đồng.

2/ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ cho cả năm là: 524 triệu đồng.

3/ thu nhập chịu thuế khác: 12,6 triệu đồng

Yêu cầu: Tính các thuế mà công ty Z phải nộp trong năm.

THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT (TTĐB)

KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC DỤNG CỦA THUẾ TTĐB

Thuế TTĐB là loại thuế tiêu dùng đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ đặc biệt nằm trong danh mục do Nhà nước quy định.

- Là loại thuế tiêu dùng, nhưng thuế TTĐB không đánh vào mọi hàng hóa, dịch vụ mà chỉ đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ đặc biệt.

- Khác với thuế GTGT thu trên mỗi khâu luân chuyển hàng hóa, thuế TTĐB chỉ thu một lần ở khâu sản xuất hoặc khâu nhập khẩu Khi mặt hàng này chuyển qua khâu lưu thông thì không phải chịu thuế TTĐB nữa.

- Thông qua thuế TTĐB, nhà nước thực hiện tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh đối với một số hàng hóa, dịch vụ đặc biệt, hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng hợp lý.

- Thuế TTĐB hướng vào điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư có thu nhập cao, góp phần thực hiện công bằng xã hội.

- Thuế TTĐB thực hiện động viên một bộ phận thu nhập cho ngân sách nhà nước, chiếm tỷ trọng từ 6-8% tổng thu nhập hàng năm.

NỘI DUNG CỦA THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

3.2.1 Đối tượng nộp thuế Đối tượng nộp thuế TTĐB là các tổ chức, cá nhân (gọi chung là cơ sở) có hoạt động sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB.

3.2.2 Đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế TTĐB

3.2.2.1 Đối tượng chịu thuế a Hàng hóa :

- Thuốc lá điếu các loại, xì gà.

- Xe mô tô 2 bánh, 3 bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3

- Điều hòa nhiệt độ có công suất nhỏ hơn hoặc bằng 90.000 BTU.

- Bài lá, vàng mã, hàng mã. b Dịch vụ :

- Kinh doanh vũ trường, mát xa, karaoke

- Kinh doanh vé đặt cược đua ngựa, đua xe, kinh doanh gôn

- Kinh doanh casino, trò chơi bằng máy điện tử

- Kinh doanh xổ số, kinh doanh gôn.

3.2.2.2 Đối tượng không thuộc diện chịu thuế TTĐB bao gồm

-Hàng hóa do các cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài.

-Hàng hóa do các cơ sở sản xuất bán, hoặc ủy thác cho cơ sở xuất khẩu để xuất khẩu theo hợp đồng kinh tế.

-Hàng hóa gia công cho khu chế xuất, hàng hóa mang ra nước ngoài để dự hội chợ, triển lãm

-Hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp sau :

+ Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.

+ Quà tặng của các tổ chức, cá nhân nước ngoài cho các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, lực lượng vũ trang trong mức quy định của Chính phủ. + Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng tiêu chuẩn miễn phí. +Hàng chuyển khẩu quá cảnh mượn đường qua Việt Nam.

+Hàng tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu.

+Hàng hóa từ nước ngoài nhập vào khu chế xuất.

+Hàng nhập khẩu để bán ở các cửa hàng kinh doanh miễn thuế.

Là giá tính thuế TTĐB và thuế suất.

3.2.3.1 Giá tính thuế a Đối với hàng hóa sản xuất trong nước : Giá tính thuế TTĐB là giá bán do cơ sở sản xuất bán ra tại nơi sản xuất chưa có thuế TTĐB.

Giá tính thuế TTĐB = Giá bán hàng (đã có thuế TTĐB)

Ví dụ1: Giá bán ra chưa có thuế GTGT của 1 chai bia Sài Gòn là 10.150 Biết thuế suất thuế TTĐB của bia là 45% Tính giá tính thuế TTĐB

Trường hợp cơ sở sản xuất kinh doanh bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá do cơ sở kinh doanh quy định và hưởng hoa hồng theo giá bán Căn cứ tính thuế TTĐB là giá do đại lý bán ra chưa trừ hoa hồng. b Đối với hàng nhập khẩu :

Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu (CIF) + Thuế nhập khẩu

Ví dụ 2: Nhập khẩu xe ô tô Mercedes Benz (4 chổ ngồi, dung tích 2.0), giá tính thuế nhập khẩu là 40.000USD Biết thuế suất thuế nhập khẩu 70%, thuế suất thuế TTĐB 50% Tính giá tính thuế TTĐB xe ô tô trên. c Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp : Giá tính thuế TTĐB là giá bán chưa có thuế TTĐB trả tiền một lần không bao gồm lãi trả góp. d Đối với dịch vụ chịu thuế TTĐB :

Giá tính thuế TTĐB = Giá dịch vụ (đã có thuế TTĐB)

Ví dụ3: Tại một cơ sở kinh doanh vũ trường phát sinh doanh thu chưa có thuế GTGT trong kỳ là 100.000.000 đồng Tình giá tính thuế TTĐB trong kỳ Biết thuế suất thuế TTĐB là 40%. e Đối với hàng hóa gia công : Giá tính thuế TTĐB là giá tính thuế của mặt hàng sản xuất cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm gia hàng. f Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tặng, sử dụng nội bộ : Giá tính thuế TTĐB là giá tính thuế TTĐB của dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.

Mức thuế suất TTĐB được quy định như sau :

-Thuốc lá điếu, xì gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá: 65%

Từ ngày 1/1/2010 đến hết ngày 31/12/2012: 45%

-Bia chai, bia tươi, bia lon : 45%

-Ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống: loại dung tích từ 2.000cm3 đến 3.000 cm3 : 50%

- Ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống: loại dung tích từ 2.000cm3 trở xuống

- Ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống: loại dung tích từ 3.000cm3 trở lên

-Ô tô từ 10 đến 16 chỗ ngồi : 30%

-Ô tô từ 16 đến 24 chỗ ngồi: 15%

- Ô tô vừa chở người vừa chở hàng: 15%

- Xe mô tô 2 bánh, 3 bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3: 20%

-Điều hòa nhiệt độ có công suất từ 90.000 BTU trở xuống : 15%

-Kinh doanh casino, trò chơi điện tử : 25%

3.2.4 Xác định thuế TTĐB phải nộp

Thuế TTĐB phải nộp SL h.hóa, dịch vụ tiêu thụ hoặc nhập khẩu x Giá tính thuế đơn vị x Thuế suất

Trường hợp cơ sở sản xuất hàng hóa chịu thuế TTĐB bằng nguyên liệu đã chịu thuế TTĐB thì được khấu trừ số thuế TTĐB đã nộp cho phần nguyên liệu nếu có chứng từ hợp pháp.

Số thuế phải nộp trong kỳ = Số thuế TTĐB của hàng hóa xuất kho tiêu thụ trong kỳ -

Thuế TTĐB đã nộp ở khâu nguyên liệu vật liệu mua vào tương ứng với số lượng hàng hóa xuất kho tiêu thụ trong kỳ

Ví dụ: Doanh nghiệp sản xuất bia nhập khẩu 10.000 lít nước bia để sản xuất bia lon thuế TTĐB đã nộp khi nhập khẩu là 2.500 đ/lít.

Xuất kho 8.000 lít để sản xuất 24.000 lon bia (1 lít sản xuất được 3 lon bia)

Xuất bán 21.000 lon bia với giá bán 8.750 đ/lon, thuế suất thuế TTĐB 45%

Hãy xác định số thuế TTDB phải nộp?

3.3.5 Chế độ miễn giảm thuế

- Cơ sở sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB gặp khó khăn do thiên tai, dịch họa, tai nạn bất ngờ thì được xét miễn giảm thuế Việc miễn giảm được giải quyết theo năm xảy ra thiệt hại nhưng không quá 30% số thuế phải nộp theo luật

- Cơ sở sản xuất, lắp ráp ô tô được giảm mức thuế theo biểu thuế TTĐB

+ Năm 2007 trở đi : Nộp đúng thuế suất

Ví dụ: Một nhà máy sản xuất ô tô trong năm 2004 bán được 2.000 ô tô 4 chỗ ngồi với giá bán đã có thuế TTĐB là 450.000.000 đ/chiếc thì số thuế TTĐB phải nộp là :

ĐĂNG KÝ, KÊ KHAI VÀ NỘP THUẾ TTĐB

Cơ sở sản xuất kinh doanh có thời hạn đăng ký chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

3.4.2.Kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt:

Kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt là loại khai theo tháng; đối với hàng hoá mua để xuất khẩu nhưng được bán trong nước thì khai theo lần phát sinh.

Hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm:

• Tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt (Mẫu số 01/TTĐB);

• Bảng kê hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (Mẫu số 01-1/TTĐB);

• Bảng kê thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ (nếu có) (Mẫu số 01-2/TTĐB). Nộp tờ khai thuế hàng tháng chậm nhất không quá ngày 20 tháng sau.

Riêng cơ sở sản xuất có số thuế TTĐB phát sinh lớn

+ Bia dưới 20tr l/năm, thuốc lá dưới 20 tr bao/năm Sản xuất ô tô, máy điều hòa , rượu : 10 ngày/lần.

+ Bia trên 20tr l/năm, thuốc lá trên 20tr bao/năm: 05 ngày/lần

- Đối với trường hợp nộp thuế TTĐB ở khâu nhập khẩu TTĐB ở khâu nhập khẩu nguyên vật liệu, việc khấu trừ thuế TTĐB được thực hiện cùng với kê khai nộp thuế, xác định thếu phải nộp trong trường hợp này:

Số thuế TTĐB phải nộp = Số thuế TTĐB của hàng hóa xuất kho trong kỳ - Số thuế TTĐB đã nộp ở khâu NK nguyên liệu mua vào tương ứng với số hàng xuất kho tiêu thụ trong kỳ

3.3.2 Thời hạn nộp thuế TTĐB: : Được quy định tương tự như đối với thuế GTGT ( Thời gian nộp thuế không quá ngày 20 tháng sau)

Cửa hàng Nam Hải chuyên sản xuất A là mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Năm 2009 sản xuất được 1.500 sp với giá bán chưa có thuế GTGT là 1.200.000đ/sp. Hãy tính thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của DN này Biết rằng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt là 45%.

Công ty Halida sản xuất mặt hàng bia lon với số lượng 2.800.000 hộp/ năm Giá trị vỏ hộp được khấu trừ là 3.800 đ/vỏ Giá bán chưa có thuế GTGT là 15.000 đ/hộp. Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt là 65% Tính thuế tiêu thụ đặc biệt mà DN phải nộp.

Công ty A nhập khẩu một mặt hàng với số lượng là 5.000 sp theo giá CIF là 54USD/sp, theo tỷ giá hối đoái 18.500đ/USD Hãy tính thuế tiêu thụ đặc biệt mà công ty này phải nộp Biết rằng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt là 35%, thuế suất thuế NK là10%.

THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (GTGT)

KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC DỤNG CỦA THUẾ GTGT

Thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

- Thuế GTGT là loại thuế gián thu.

- Thuế GTGT đánh vào tất cả các giai đoạn từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng nhưng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của mỗi giai đoạn.

Giá trị tăng thêm là phần mới được tạo ra trong sản xuất kinh doanh, nó được xác định bằng mức chênh lệch giữa tổng giá trị sản xuất và tiêu thụ với tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng.

- Thuế GTGT có tính trung lập kinh tế cao thể hiện

+ Thuế GTGT không chịu ảnh hưởng của kết quả kinh doanh

+ Thuế GTGT không chịu ảnh hưởng bởi quá trình tổ chức và phân chia các chu trình kinh tế.

- Thuế GTGT không thu trùng lắp, cơ chế thu hiện đại, góp phần kích thích sản xuất kinh doanh, tăng đầu tư.

- Thuế GTGT đánh vào tiêu dùng, có phạm vi rộng.

- Thuế GTGT khuyến khích mạnh mẽ việc sản xuất hàng hóa xuất khẩu (thuế suất 0% được hoàn thuế GTGT đã nộp ở các đầu vào trước).

- Thuế GTGT góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện tốt chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ.

- Thuế GTGT góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách thuế ở nước ta.

NỘI DUNG CỦA THUẾ GTGT

Các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (gọi chung là người nhập khẩu) đều là đối tượng nộp thuế GTGT.

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bao gồm:

- Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước và Luật Hợp tác xã;

- Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;

- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam không thuộc các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

- Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng kinh doanh khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.

4.2.2 Đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế GTGT

4.2.2.1 Đối tượng chịu thuế Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ (kể cả dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài) dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam.

4.2.2.2 Đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT bao gồm

Hàng hóa, dịch vụ dưới đây không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng:

1 Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của các tổ chức, cá nhân tự sản xuất và bán ra;

3 Hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không phải nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu đã chịu thuế tiêu thụ đặc biệt;

4 Thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được mà cơ sở có dự án đầu tư nhập khẩu để làm tài sản cố định theo dự án đó;

5 Chuyển quyền sử dụng đất thuộc diện chịu thuế chuyển quyền sử dụng đất;

6 Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê;

7 Dịch vụ tín dụng, quỹ đầu tư;

8 Bảo hiểm nhân thọ; bảo hiểm học sinh; bảo hiểm vật nuôi, cây trồng và các loại bảo hiểm không nhằm mục đích kinh doanh;

10 Hoạt động văn hoá, triển lãm và thể dục thể thao không nhằm mục đích kinh doanh; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim; phát hành và chiếu phim nhựa, phim vi- đi-ô tài liệu;

11 Dạy học, dạy nghề: dạy văn hóa, ngoại ngữ, tin học, dạy múa, hát, hội hoạ, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao, nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp cho mỗi người

12 Phát sóng truyền thanh, truyền hình theo chương trình bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước;

13 In, xuất bản và phát hành: báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách in bằng tiếng dân tộc thiểu số; tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động; in tiền;

14 Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư; duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng; dịch vụ tang lễ;

15 Duy tu, sửa chữa, xây dựng các công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà tình nghĩa bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân và vốn viện trợ nhân đạo;

16 Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt;

17 Điều tra, thăm dò địa chất, đo đạc, lập bản đồ thuộc loại điều tra cơ bản của Nhà nước;

18 Tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp; nước sạch do tổ chức, cá nhân tự khai thác để phục vụ cho sinh hoạt ở nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa;

19 Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh;

20 Hàng nhập khẩu trong các trường hợp sau: hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; đồ dùng của các tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy chế miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế;

21 Hàng hoá chuyển khẩu, quá cảnh, mượn đường qua Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu;

22 Hàng hóa, dịch vụ cung ứng trực tiếp cho vận tải quốc tế và các đối tượng tiêu dùng ngoài Việt Nam;

24 Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng chưa được chế tác thành các sản phẩm mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác;

25 Một số sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên khoáng sản khai thác chưa qua chế biến do Chính phủ quy định cụ thể;

26 Hàng hóa, dịch vụ của những cá nhân kinh doanh có mức thu nhập thấp Mức thu nhập thấp do Chính phủ quy định.

Hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều này không được khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào.

Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất.

4.2.3.1 Giá tính thuế : Giá tính thuế GTGT được quy định như sau : a Đối với hàng hóa, dịch vụ sản xuất, kinh doanh trong nước:

Giá tính thuế GTGT = Giá bán chưa có thuế GTGT

Trường hợp hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã có thuế TTĐB nhưng chưa có thuế GTGT.

* Ví dụ: Giá bán ra 1 chai bia Sài Gòn 8.470 đồng/chai (Thuế suất thuế GTGT: 10%, thuế suất thuế TTĐB: 45%).

Yêu cầu: Tính giá tính thuế GTGT của 1 chia bia Sài Gòn. b Đối với hàng hóa nhập khẩu

Giá tính thuế = Giá tính thuế + Thuế nhập + Thuế tiêu thụ đặc

GTGT hàng nhập khẩu (CIF) khẩu biệt (Nếu có)

* Ví dụ : Cơ sở nhập khẩu ô tô 4 chỗ ngồi nguyên chiếc, giá tính thuế nhập khẩu là 300.000.000 đ/chiếc Thuế suất thuế nhập khẩu là 100%, thuế suất thuế TTĐB là 45%, thuế suất thuế GTGT là 10%.

Yêu cầu: Tính giá tính thuế GTGT.

PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ

4.3.1 Phương pháp khấu trừ thuế

4.3.1.1 Đối tượng áp dụng : Là các đơn vị, tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp thành lập theo luật doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các đơn vị tổ chức kinh doanh khác (kinh tế tập thể).

4.3.1.2 Các xác định số thuế giá trị gia tăng phải nộp :

Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ bán ra x Thuế suất GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó Đối với hàng hóa, dịch vụ đặc thù được dùng loại hóa đơn ghi giá thanh toán đã có thuế GTGT thì thuế GTGT đầu ra được xác định theo công thức sau

Thuế GTGT đầu ra = Giá thanh toán x Thuế suất thuế GTGT

1 + % thuế suất Xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ :

- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.

- Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào chi phí của hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT.

- Thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ được khấu trừ phát sinh trong tháng nào thì được kê khai khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó không phân biệt đã xuất dùng hay để trong kho Trường hợp hóa đơn GTGT hoặc chứng từ nộp thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ mua vào phát sinh trong tháng nhưng chưa kê khai kịp trong tháng thì được kê khai khấu trừ vào các tháng tiếp sau, thời gian tối đa là 6 tháng kể từ thời điểm kê khai của tháng phát sinh.

4.3.2 Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, chưa thực hiện đầy đủ chế độ hóa đơn chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo theo phương pháp khấu trừ.

- Cơ sở kinh doanh vàng bạc, đá quý, ngoại tệ.

4.3.2.2 Xác định số thuế GTGT phải nộp

= GTGT của hànghóa dịch vụ chịu thuế x Thuế suất thuế GTGT của hànghóa, dịchvụ đó Trong đó :

GTGT của hàng hóa, dịch = Giá thanh toán của - Giá thanh toán của vụ chịu thuế hàng hóa, dịch vụ bán ra hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng

Ví dụ: Tại cơ sở kinh doanh vàng bạc, đá quý có phát sinh doanh thu bán 1 lượng vàng SJC là 45 triệu đồng, giá vốn 1 lượng vàng này là 43 triệu đồng.

Yêu cầu: Tính thuế GTGT phải nộp 1 lượng vàng SJC Biết rằng thuế suất thuế GTGT 10%.

- Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt : là số chênh lệch giữa số thu về xây dựng, lắp đặt trừ (-) chi phí vật tư, nguyên liệu, nhân công, chi phí mua ngoài để phục vụ cho hoạt động xây dựng, lắp đặt.

- Đối với hoạt động vận tải : Là tiền thu của cước phí vận tải, bốc xếp trừ (-) chi phí xăng dầu, phụ tùng thay thế và chi phí mua ngoài dùng cho hoạt động vận tải.

- Đối với hoạt động ăn uống : Là số tiền chênh lệch giữa tiền thu về bán hàng ăn uống trừ (-) giá vốn hàng mua vào phục vụ cho kinh doanh ăn uống.

- Đối với hoạt động kinh doanh vàng bạc, đá quý, ngoại tệ : GTGT là số chênh lệch giữa doanh số bán vàng bạc, đá quý, ngoại tệ trừ (-) giá vốn vàng bạc, đá quý,ngoại tệ bán ra.

HOÀN THUẾ

- Cơ sở kinh doanh trong 3 tháng liên tục trở lên có lũy kế số thuế đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế đầu ra thì được hoàn lại số thuế đầu vào chưa khấu trừ hết.

- Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng xuất khẩu nếu có thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 200 triệu trở lên thì được xét hoàn thuế theo tháng hoặc theo chuyến hàng.

- Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hóa tại Việt Nam thì được hoàn lại thuế GTGT đã ghi trên hóa đơn GTGT khi mua hàng.

GIẢM THUẾ

4.5.1 Đối tượng và các điều kiện được xét miễn, giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trong 3 năm đầu áp dụng thuế GTGT (kể từ năm 1999 đến hết năm

2001) mà bị lỗ do số thuế GTGT phải nộp lớn hơn số thuế doanh thu trước đây thì được xét giảm thuế GTGT phải nộp

Mức thuế doanh thu để so sánh là mức % tính trên doanh thu Trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng được miễn thuế doanh thu thì số thuế doanh thu để so sánh bằng không.

Cơ sở được xét giảm thuế GTGT trong trường hợp này là cơ sở kinh doanh hạch toán và xác định được kết quả kinh doanh, là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

4.5.2 Mức thuế GTGT được xét giảm

Mức thuế GTGT được xét giảm đối với từng cơ sở kinh doanh tương ứng với số lỗ nhưng không quá số chênh lệch giữa thuế GTGT phải nộp (Số thuế phải nộp không bao gồm số thuế GTGT đã nộp ở khâu nhập khẩu) với số thuế tính theo mức doanh thu trước đây của năm được xét giảm thuế

Ví dụ: Cơ sở kinh doanh thương mại A năm 2000 có thuế GTGT đầu ra phát sinh là 4,5 tỷ đồng, thuế GTGT đầu vào khấu trừ là 2,3 tỷ đồng (trong đó thuế GTGT đã nộp ở khâu nhập khẩu là 1,5 tỷ đồng), vậy số thuế GTGT phải nộp là 2,2 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh năm 2000 lỗ 800 triệu đồng, số thuế phải nộp tính theo mức thuế doanh thu trước đây là 1,5 tỷ đồng

Thuế GTGT phải nộp lớn hơn thuế doanh thu là 700 triệu đồng Như vậy Cơ sở A được xét giảm thuế GTGT tương ứng với số lỗ nhưng tối đa không quá số thuế GTGT phải nộp cao hơn mức thuế doanh thu trước đây là 700 triệu đồng.

4.5.3 Thủ tục, hồ sơ gửi cơ quan thuế

- Công văn đề nghị giảm thuế của cơ sở, nêu rõ lý do số thuế GTGT phải nộp tính theo thuế suất GTGT lớn hơn số thuế tính theo thuế suất doanh thu, số lỗ do tác động của thuế, thời gian và số thuế đề nghị giảm.

- Báo cáo quyết toán kết quả kinh doanh của năm đề nghị giảm thuế (tính theo năm dương lịch).

- Báo cáo quyết toán thuế năm đề nghị giảm thuế.

- Đối với cơ sở dự toán năm kế hoạch có phát sinh lỗ do nguyên nhân thuếGTGT phải nộp lớn hơn số thuế tính theo thuế doanh thu và đã được cơ quan thuế quản lý cơ sở giải quyết cho tạm giảm phải gửi kèm theo văn bản cho tạm giảm của cơ quan thuế, trong báo các quyết toán kết quả tài chính và quyết toán thuế phải phản ánh số thuế phải nộp theo Luật, số thuế thực tế đã nộp.

Cơ sở kinh doanh phải lập hồ sơ đầy đủ, chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hồ sơ đề nghị giảm thuế GTGT.

*Quy định về hóa đơn, chứng từ :Các cơ sở kinh doanh phải thực hiện đầy đủ việc mua, bán hàng hóa, dịch vụ có hóa đơn, chứng từ theo đúng quy định của pháp luật Hóa đơn mua, bán hàng hóa, dịch vụ quy định đối với các cơ sở kinh doanh như sau :

+,Các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế phải sử dụng hóa đơn GTGT, khi lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố ghi trên hóa đơn, về giá bán phải ghi rõ : giá bán chưa có thuế, phụ thu và phí tính ngoài giá bán (nếu có), thuế GTGT, giá thanh toán đã có thuế.

+,Các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp thì sử dụng hóa đơn bán hàng thông thường Giá bán hàng hóa, dịch vụ ghi trên hóa đơn là giá thanh toán đã có thuế GTGT.

+,Các cơ sở kinh doanh sử dụng loại hóa đơn, chứng từ tự in, phải đăng ký mẫu hóa đơn, chứng từ tự in với Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) và chỉ được sử dụng khi đã có thông báo bằng văn bản của Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế).

+,Các cơ sở kinh doanh trực tiếp bán lẻ hàng hóa cho người tiêu dùng, đối với hàng hóa có giá bán dưới mức quy định phải lập hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng, nếu cơ sở không lập hóa đơn thì phải lập bảng kê hàng bán lẻ theo mẫu của cơ quan Thuế để làm căn cứ tính thuế GTGT.Cuối ngày, kế toán phải tiến hành lập hóa đơn cho số hang bản lẻ theo bảng kê.

+,Cơ sở kinh doanh có hành vi in, phát hành, sử dụng hóa đơn không đúng quy định để trốn thuế, gian lận trong khấu trừ hoặc hoàn thuế GTGT, ngoài việc phải truy thu, truy hoàn số tiền thuế gian lận còn bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, nếu mức độ vi phạm nghiêm trọng còn phải truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

ĐĂNG KÝ NỘP THUẾ GTGT

Tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT phải đăng ký nộp thuế GTGT Trong một số trường hợp cụ thể, các chi nhánh của doanh nghiệp phải đăng ký và kê khai nộp thuế GTGT riêng Quy định cụ thể như sau:

�삃 Đối tượng nộp thuế phải đăng ký thuế theo mẫu quy định với cơ quan thuế trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh hoặc ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.

�삃 Cơ sở hoạt động SXKD có trụ sở chính ở một địa phương nhưng có cơ sở hạch toán phụ thuộc trực tiếp bán hàng ở một địa phương khác thì cơ sở kinh doanh phải đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế nơi đóng trụ sở, các cơ sở hạch toán phụ thuộc cũng phải đăng ký nộp thuế GTGT với cơ quan thuế địa phương nơi cơ sở phụ thuộc đóng trụ sở (Không bao gồm các tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ tư vấn, khảo sát, thiết kế hoặc các hợp đồng tư vấn, dịch vụ)

�삃 Cơ sở xây dựng, lắp đặt xây dựng, lắp đặt các công trình ở địa phương khác thông qua các cơ sở phụ thuộc không có tư cách pháp nhân thì cơ sở xây dựng đồng thời phải đăng ký, kê khai, nộp thuế với cơ quan thuế địa phương nơi xây dựng công trình.

�삃 Cơ sở thực hiện cơ chế khoán cho tập thể, cá nhân kinh doanh theo phương thức tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh thì tập thể, cá nhân nhận khoán phải trực tiếp đăng ký, kê khai, nộp thuế GTGT với cơ quan thuế nơi kinh doanh.

K Ê KHAI THUẾ GTGT

4.7.1 Nguyên tắc kê khai thuế GTGT: Thuế GTGT là loại thuế phải thực hiện kê khai hang tháng Ngoài ra, DN còn phải lập quyết toán thuế GTGT vào cuối mỗi năm tài chính.

4.7.2 Các trường hợp kê khai thuế GTGT

�삃 Khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

�삃 Khai thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp trên GTGT

�삃 Khai thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu

�삃 Khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt,bán hàng vãng lai ngoại tỉnh

4.7.3 Khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

4.7.3.1 Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và các đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định

4.7.3.2 Hồ sơ kê khai tháng bao gồm:

�삃 Tờ khai thuế giá trị gia tăng 01/GTGT

�삃 Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra 01-1/GTGT

�삃 Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào 01-2/GTGT (Không khai dòng chỉ tiêu 4 “ Hàng hóa, dịch vụ dùng cho dự án đầu tư đủ điều kiện khấu trừ)

Nếu người nộp thuế có kinh doanh xe ô tô, xe 2 bánh gắn máy thì phải kê thêm bảng kê số lượng xe ô tô, xe 2 bánh gắn mày bán ra – Mẫu số 01-3/GTGT

Nếu người nộp thuế vừa có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, vừa có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT thì phải khai thêm:

�삃 Bảng phân bổ thuế GTGT khấu trừ tháng 01-4A/GTGT

�삃 Bảng điều chỉnh phân bổ thuế GTGT khấu trừ năm 01-4B/GTGT (kèm theo tờ khai tháng 12)

Nếu người nộp thuế có hoạt động kinh doanh, xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh đã thực hiện nộp thuế vãng lai thì phải kê thêm Bảng kê số thuế GTGT đã nộp của doanh thu kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh – Mẫu số 01-5/GTGT.

Nếu người nộp thuế có cơ sở sản xuất trực thuộc (bao gồm cả cơ sở gia công và lắp ráp), khong trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu, không thực hiện hạch toán kế toán đóng trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính thì phải khai thêm Bảng phân bổ thuế GTGT cho địa phương nơi đóng trụ sở chính và cho địa nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán – Mẫu số 01-6/GTGT, nộp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp và cho cơ quan thuế cố đơn vị sản xuất trực thuộc.

4.7.3.3 Các trường hợp không kê khai thuế GTGT

�삃 Đại lý bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và đại lý dịch vụ bưu điện, bảo hiểm, xổ số, bán vé máy bay thực hiện cung ứng dịch vụ theo đúng giá quy định của cơ sở giao đại lý hưởng hoa hồng

�삃 Dịch vụ cho thuê tài chính

�삃 Nhận tiền bồi thường về đất, hỗ trợ về đất, tái định cư do bị thu hồi đất

�삃 Góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp

�삃 Điều chuyển tài sản giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp

�삃 Điều chuyển tài sản khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

�삃 Thu đòi người thứ 3 của hoạt động bảo hiểm

�삃 Các khoản thu hộ không liên quan đến việc bán hàng hoá, dịch vụ của cơ sở kinh doanh

�삃 Tiền tài trợ của các cơ sở kinh doanh khác để thực hiện các công việc không liên quan đến việc hỗ trợ bán sản phẩm do cơ sở kinh doanh sản xuất hoặc nhập khẩu vào Việt Nam

Thời hạn nộp bảng kê khai thuế được quy định cụ thể như sau:

�삃 Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ hai mươi của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.

�삃 Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày thứ mười, kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.

�삃 Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày thứ chín mươi, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

Người nộp thuế không có khả năng nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ thì được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế Thời gian gia hạn không quá ba mươi (30) ngày đối với việc nộp hồ sơ khai thuế tháng, khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế; sáu mươi (60) ngày đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế, kể từ ngày hết thời hạn phải nộp hồ sơ khai thuế.

�삃 Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, trường hợp cơ quan thuế tính thuế hoặc ấn định thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế.

�삃 Đối với hàng hóa nhập khẩu thì phải nộp thuế GTGT hàng hoá nhập khẩu theo từng lần nhập khẩu.

�삃 Thuế GTGT nộp vào NSNN bằng Đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi theo quy định Số ngoại tệ nộp thuế được quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước công bố có hiệu lực tại thời điểm tiền thuế được nộp vào Kho bạc Nhà nước.

Bài 1: Cửa hàng kinh doanh thương mại điện tử Hồng Phú xuất bán một lô hàng nồi cơm điện với giá bán 800.000 đ/cái với số lượng là 5.000 cái Để khuyến mãi nhân dịp khai trương cửa hàng quyết định giảm giá bán đi 5% Vậy giá tính thuế của lô hàng này là bao nhiêu?

Bài 2: DN thương mại Hồng Hà có tài liệu như sau :

DN sản xuất 4 sp A,B,C,D và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ :

Giá mua chưa thuế SP A : 9000 đ/sp, sp B 15.000 đ/sp, sp C 20.000 đ/sp, sp D 25.000 đ/sp Với thuế suất thuế GTGT sp A 5%, sp B 10%,sp C 5%, sp D 0 %

Giá bán chưa thuế SP A : 15.000 đ/sp, sp B 20.000 đ/sp, sp C 30.000 đ/sp, sp D 35.000 đ/sp Thuế suất là 10 % trên mỗi mặt hàng Hãy tính thuế GTGT phải nộp của từng mặt hàng

Trong tháng 12/2009 tại một DN SX hàng tiêu dùng có các số liệu sau:

I - Hàng hóa, dịch vụ mua vào trong tháng

1 Để sử dụng cho việc SX sp A: a Mua từ cty X 15.000 kg nguyên liệu với giá chưa thuế GTGT là 70.000đ/kg b Mua từ cty Y căn cứ theo hóa đơn GTGT thì tiền thuế GTGT là 370.000đ c Tập hợp các hóa đơn bán hàng trong tháng trị giá hàng hóa, dich vụ mua vào là 500.000.000đ

KHAI BÁO THUẾHƯỚNG DẪN KÊ KHAI MẪU BIỂU

Hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm kê khai thuế

Mã vạch 2 chiều là một kỹ thuật mã hoá thông tin thành dạng dữ liệu mà máy có thể đọc được Hệ thống ứng dụng kỹ thuật mã vạch 2 chiều là hệ thống thực hiện việc mã hoá thông tin, tổ chức và in ra mã vạch, đồng thời cung cấp chức năng để nhận, giải mã dữ liệu từ máy đọc mã vạch. b Yêu cầu cấu hình hệ thống

 Yêu cầu thiết bị phần cứng và hệ điều hành:

 Hầu hết các máy tính cá nhân sẽ chạy được ứng dụng hỗ trợ kê khai Tuy nhiên hiện tại ứng dụng hỗ trợ kê khai mới chỉ chạy được trên nền phần cứng được Windows hỗ trợ

 Yêu cầu cấu hình tối thiểu của máy tính như sau: Bộ vi xử lý Intel hoặc các thiết bị xử lý tương thích, Tốc độ tối thiểu PII 400 MHz (hoặc Celeron 567 MHz), Hệ điều hành win xp sp2, win 7, 8, 10 Máy in bất kỳ

 Yêu cầu về các phần mềm hỗ trợ gõ tiếng Việt Unicode:  Ứng dụng hỗ trợ kê khai hỗ trợ font chữ Unicode do đó đòi hỏi máy tính phải được cài đặt phần mềm hỗ trợ gõ font Unicode c Khởi động ứng dụng

Sau khi tải phần mềm HTKK về máy, tiến hành cài đặt hoàn thành và khởi động ứng dụng.

 Khởi động ứng dụng bằng cách kích kép chuột vào biểu tượng HTKK trên màn hình hoặc vào START/Programs/Tong Cuc Thue/Ho tro ke khai/HTKK

 Để bắt đầu sử dụng, cần phải nhập mã số thuế Nếu là lần khai báo mã số thuế đầu tiên thì hệ thống sẽ hiển thị ngay màn hình để khai báo thông tin về doanh Tài liệu hướng dẫn sử dụng_Ứng dụng Hỗ trợ kê khai 5 nghiệp, ngược lại nếu không phải khai báo lần đầu thì sẽ xuất hiện giao diện chính của ứng dụng.

 Nếu người sử dụng thực hiện kê khai cho nhiều mã số thuế thì chọn lần lượt từng mã số để khai báo trong màn hình này Khi đang kê khai cho một mã số thuế mà muốn chuyển sang mã số khác thì kích vào chức năng chuyển mã số khác… trong menu “Hệ thống”. d Giao diện ứng dụng

Giao diện ứng dụng như sau: e Sử dụng hệ thống menu

 Menu được đặt phía bên trái trên màn hình Khi vào màn hình chức năng thì menu sẽ biến mất, và sẽ hiện trở lại khi thoát chức năng Tài liệu hướng dẫn sử dụng_Ứng dụng Hỗ trợ kê khai 6  Có thể dùng chuột hoặc bàn phím để điều khiển menu Di chuột trên menu tương ứng với các phím mũi tên lên và xuống, kích chuột trái tương ứng với phím Enter Mục không có hình kèm theo gắn với một màn hình chức năng, còn mục chữ đậm và có hình thể hiện nhóm các chức năng có cùng ý nghĩa Bên trái các mục chọn có hình dấu + hoặc – Khi kích chuột trái lên hình dấu + thì các mục chức năng sẽ hiển thị, ngược lại lên dấu – thì các mục này sẽ được thu gọn và biến mất. f Kê khai thông tin doanh nghiệp

 Có 2 hình thức khởi động chức năng này:

 Từ menu "Hệ thống", chọn chức năng “Thông tin doanh nghiệp”

 Tự khởi động sau khi nhập mã số thuế mới trong bước khởi động ứng dụng

 Các trường đánh dấu * là các trường phải nhập

 Trường ngày bắt đầu năm tài chính phải là ngày đầu quý (01/01, 01/04, 01/07, 01/10) Giá trị này được sử dụng để xác định mẫu tờ khai TNDN tạm nộp quý và quyết toán TNDN năm Do đó cần phải nhập chính xác giá trị này và không được sửa nếu đã kê khai các tờ khai thuế TNDN trên đây Nếu thay đổi doanh nghiệp sẽ phải xoá và kê khai lại các tờ khai TNDN đã kê khai.

Kê khai thuế GTGT

Xác định công ty thuộc loại doanh nghiệp phải nộp tờ khai thuế GTGT theo tháng hay quý? Để tiến hành kê khai, các bạn phải xác định được doanh nghiệp của mình thuộc đối tượng kê khai Thuế GTGT theo tháng hay theo quý, các nguyên tắc xác định như sau: a Đối tượng kê khai thuế GTGT theo Quý:

- Những DN có tổng doanh thu của năm trước liền kề < 50 tỷ đồng thì kê khai thuế GTGT theo quý (Tổng Doanh thu là bao gồm cả doanh thu chịu thuế GTGT và doanh thu không chịu thuế GTGT).

- Những DN mới thành lập phải kê khai thuế GTGT theo quý Sau khi SXKD đủ

12 tháng (của 1 năm dương lịch) thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu để xác định kê khai theo tháng hay theo quý.

+ Công ty A bắt đầu hoạt động SXKD từ tháng 01/2015 thì năm 2015 thực hiện khai thuế GTGT theo quý Sau đó căn cứ vào doanh thu của năm 2015 (đủ 12 tháng của năm dương lịch) để xác định năm 2016 kê khai thuế tháng hay khai quý.

+Công ty B bắt đầu hoạt động SXKD từ tháng 9/2014 thì năm 2014, 2015 thực hiện khai thuế GTGT theo quý Sau đó căn cứ vào doanh thu của năm 2015 để xác định năm 2016 kê khai thuế theo tháng hay theo quý. b Đối tượng kê khai thuế GTGT theo tháng:

Những DN có tổng doanh thu của năm trước liền kề > 50 tỷ đồng thì kê khai thuế GTGT theo tháng.

Các bước thực hiện kê khai thuế GTGT theo quý hoặc tháng: Đầu tiên cần lựa tải phần mềm htkk mới nhất hiện nay.

Sau khi các bạn tải về, cài đặt, mở phần mềm và tích chọn vào mục thuế GTGT:

Bước 2: Lựa chọn Tờ khai Thuế GTGT

Vào phần Kê khai -> Thuế Gía trị Gia tăng -> Lựa chọn Tờ khai phù hợp với doanh nghiệp bạn Theo đó:

- Tờ khai thuế GTGT khấu trừ mẫu 01/GTGT : dành cho đối tượng Doanh nghiệp kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ.

- Tờ khai thuế GTGT mẫu 02/GTGT: Dành cho các dự án đầu tư

- Tờ khai Thuế GTGT mẫu 03/GTGT: Dành cho các doanh nghiệp kê khai Thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT. Đối tượng là các doanh nghiệp mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý

- Tờ khai thuế GTGT trực tiếp trên doanh thu mẫu 04/GTGT: dành cho Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Đối tượng là các doanh nghiệp: (1) có doanh thu hàng năm nhỏ hơn 1 tỷ đồng;

(2) các doanh nghiệp mới thành lập chưa đủ điều kiện kê khai GTGT theo phương pháp khấu trừ và các hộ kinh doanh cá thể.

Bước 3: Lựa chọn kỳ kê khai Thuế GTGT

Như hướng dẫn ở trên, các bạn đã biết được doanh nghiệp của mình thực hiện kê khai Thuế GTGT theo tháng hay Qúy

Theo đó, nếu như doanh nghiệp của bạn phải kê khai theo tháng thì bạn click vào Mục “Tờ khai tháng” Nếu như doanh nghiệp của bạn phải kê khai theo quý thì bạn click vào Mục “Tờ khai quý” Bạn đang kê khai cho Tháng/Qúy nào thì chọn đúng thời gian đó Các bạn chọn mục "Tờ khai lần đầu" nếu làm lần đầu, còn chọn mục "tờ khai bổ sung" nếu doanh nghiệp kê khai bổ sung.

Các bạn click vào nút "Đồng ý" để tiến hành vào kê khai Thuế GTGT.

Bước 4: Thực hiện kê khai các chỉ tiêu trên tờ khai Thuế GTGT

Trường hợp 1: Doanh nghiệp không phát sinh hoạt động mua bán (tức là không có hóa đơn mua vào bán ra).

Các bạn hoàn thành tờ khai như sau:

 Click vào chỉ tiêu 21 - không phát sinh hoạt động mua bán trong kỳ

 Hoàn thiện chỉ tiêu 22 - Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước: chỉ tiêu này phần mềm sẽ tự cập nhập từ chỉ tiêu [43]: Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau từ tờ khai thuế GTGT kỳ trước (nếu có) Các bạn sẽ phải gõ tay số tiền ở chỉ tiêu

43 của kỳ trước vào đây trong trường hợp các bạn cài lại phần mềm kê khai hoặc thay đổi kỳ kê khai (Từ tháng sang Qúy, từ Qúy sang Tháng).

Ví dụ: kỳ trước các bạn kê khai thuế GTGT theo quý 3, khi kê khai quý 4, chỉ tiêu [22] tại quý này sẽ được phần mềm tự động cập nhập số liệu từ chỉ tiêu [43] tại quý 3.

Còn kỳ trước DN kê khai theo tháng (tháng 12/2015) và theo TT 151/2014/TT-BTC

DN, doanh nghiệp được chuyển sang kê khai thuế GTGT theo quý, thì nếu trong tờ khai thuế GTGT tháng 12.2015 có số tiền tại chỉ tiêu [43] thì các bạn gõ tay giá trị của chỉ tiêu [43] của T12.2015 vào chỉ tiêu [22] của quý 1 năm 2016 này.

Do không phát sinh hoạt động mua - bán nên chúng ta không phải điền thông tin tại các mục còn lại của tờ khai Do đó, hoàn thành 2 chỉ tiêu trên là chúng ta đã hoàn thành tờ khai thuế của TH1 này rồi các bạn nhé.

Trường hợp 2: DN có phát sinh hoạt động mua - bán (tức là có phát sinh hóa đơn mua vào, bán ra)

Trong trường hợp này,các bạn cần quan tâm đến các chỉ tiêu sau:

+ Các chỉ tiêu [23], [24], [25]: Các bạn lấy số liệu từ bảng kê mua vào 01-2/GTGT để nhập vào đây Khi nhập các bạn chú ý nhập dạng số, không âm, tối đã 20 chữ số

Cách làm bảng kê hàng hoá dịch vụ mua vào mẫu 01-2/GTGT.

Trường hợp 1: Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT:

- Tức là doanh nghiệp sẽ xuất hóa đơn GTGT với thuế suất 0% , 5%, 10% đối với các sản phẩm, dịch vụ bán ra Để kê khai vào chỉ tiêu trong bảng kê này, bạn cần tập hợp toàn bộ hóa đơn đầu vào hợp pháp, hợp lý phục vụ hoạt động Sản xuất kinh doanh. Các hóa đơn này bạn kê khai vào HÀNG SỐ 1 “Hàng hóa, dịch vụ dùng riêng cho

SXKD chịu thuế GTGT và sử dụng cho các hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ không kê khai, nộp thuế GTGT đủ điều kiện khấu trừ”

- Những hóa đơn không đủ điều kiện khấu trừ theo quy định tại Thông tư 219/2013/TT-BTC thì không được kê khai vào PL 01-2/GTGT Ví dụ: những hóa đơn có giá trị lớn hơn 20 triệu thanh toán bằng tiền mặt

Trường hợp 2: Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT

Thuế thu nhập doanh nghiệp

1) Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp

2) Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh tại đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc.

3) Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán phụ thuộc thì đơn vị trực thuộc đó không phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp; khi nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, người nộp thuế có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại đơn vị trực thuộc

4) Trường hợp người nộp thuế có cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi đơn vị đóng trụ sở chính thì khi nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, người nộp thuế có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại nơi có trụ sở chính và ở nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc.

5) Đối với các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty có đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc nếu đã hạch toán được doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế thì đơn vị thành viên phải kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị thành viên

6) Trường hợp đơn vị thành viên có hoạt động kinh doanh khác với hoạt động kinh doanh chung của tập đoàn, tổng công ty và hạch toán riêng được thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác đó thì đơn vị thành viên khai thuế thu nhập doanh nghiệp với cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị thành viên.

5.3.2 Nguyên tắc khai thuế TNDN

Khai thuế thu nhập doanh nghiệp là khai theo từng lần phát sinh, khai quyết toán năm hoặc khai quyết toán thuế đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia; hợp nhất; sáp nhập; chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; giải thể; chấm dứt hoạt động Trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp mà bên tiếp nhận kế thừa toàn bộ nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp trước chuyển đổi (như chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ Công ty TNHH sang Công ty cổ phần hoặc ngược lại; chuyển đổi Doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành Công ty cổ phần và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật) thì không phải khai quyết toán thuế đến thời điểm có quyết định về việc chuyển đổi, doanh nghiệp chỉ khai quyết toán thuế năm theo quy định

Các trường hợp kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần phát sinh:

- Khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần phát sinh đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản áp dụng đối với doanh nghiệp không có chức năng kinh doanh bất động sản và doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản nếu có nhu cầu

- Khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần phát sinh áp dụng đối với tổ chức nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam (gọi chung là nhà thầu nước ngoài) mà tổ chức này không hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp có thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn.

5.3.3 Tạm nộp thuế TNDN theo quý và quyết toán thuế theo năm

Căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh, người nộp thuế thực hiện tạm nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp của quý chậm nhất vào ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế; doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý Đối với những doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính quý theo quy định của pháp luật (như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán và các trường hợp khác theo quy định) thì doanh nghiệp căn cứ vào báo cáo tài chính quý và các quy định của pháp luật về thuế để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý Đối với những doanh nghiệp không phải lập báo cáo tài chính quý thì doanh nghiệp căn cứ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp của năm trước và dự kiến kết quả sản xuất kinh doanh trong năm để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý

Trường hợp tổng số thuế tạm nộp trong kỳ tính thuế thấp hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán từ 20% trở lên thì doanh nghiệp phải nộp tiền chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên giữa số thuế tạm nộp với số thuế phải nộp theo quyết toán tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý bốn của doanh nghiệp đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán Đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp theo quý thấp hơn số thuế phải nộp theo quyết toán dưới 20% mà doanh nghiệp chậm nộp so với thời hạn quy định (thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm) thì tính tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán Trường hợp cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra sau khi doanh nghiệp đã khai quyết toán thuế năm, nếu phát hiện tăng số thuế phải nộp so với số thuế doanh nghiệp đã kê khai quyết toán thì doanh nghiệp bị tính tiền chậm nộp đối với toàn bộ số thuế phải nộp tăng thêm đó tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm đến ngày thực nộp tiền thuế

Ví dụ 1: Đối với kỳ tính thuế năm 2016, Doanh nghiệp A đã tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 80 triệu đồng, khi quyết toán năm, số thuế thu nhập doanh 3 nghiệp phải nộp theo quyết toán là 90 triệu đồng, tăng 10 triệu đồng; như vậy chênh lệch giữa số thuế phải nộp theo quyết toán với số thuế đã tạm nộp trong năm dưới 20% thì doanh nghiệp chỉ phải nộp số thuế còn phải nộp sau quyết toán là 10 triệu đồng đó vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định Trường hợp doanh nghiệp chậm nộp số thuế chênh lệch này thì bị tính tiền chậm nộp theo quy định

Ví dụ 2: Doanh nghiệp B có năm tài chính trùng với năm dương lịch Kỳ tính thuế năm 2016, doanh nghiệp đã tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 80 triệu đồng, khi quyết toán năm, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán là 110 triệu đồng, tăng 30 triệu đồng

20% của số phải nộp theo quyết toán là: 110 x 20% = 22 triệu đồng

Phần chênh lệch từ 20% trở lên có giá trị là: 30 triệu – 22 triệu = 8 triệu đồng

Khi đó, doanh nghiệp B phải nộp số thuế còn phải nộp sau quyết toán là 30 triệu đồng Đồng thời, doanh nghiệp bị tính tiền chậm nộp đối với số thuế chênh lệch từ 20% trở lên (là 8 triệu đồng) tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý bốn của doanh nghiệp (từ ngày 31 tháng 1 năm 2017) đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số thuế phải nộp theo quyết toán

Số thuế chênh lệch còn lại (là 30 – 8 = 22 triệu đồng) mà doanh nghiệp chậm nộp thì doanh nghiệp bị tính tiền chậm nộp từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ quyết toán (từ ngày 1 tháng 4 năm 2017) đến ngày thực nộp số thuế này

Trường hợp trong năm 2017, cơ quan thuế thực hiện thanh tra thuế tại doanh nghiệp B và phát hiện số thuế TNDN doanh nghiệp B phải nộp của kỳ tính thuế năm

Ngày đăng: 02/06/2024, 19:03

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN