1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ luật học: Đấu tranh phòng, chống tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới

181 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 181
Dung lượng 39,45 MB

Nội dung

Chuong 1: TINH HINH, NGUYEN NHAN, DIEU KIEN CUATOI BUON LAU HOAC VAN CHUYEN TRAI PHEP HANG HOA, TIEN TE QUA BIEN GIGI Thực trạng tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hang hóa, tiền tệ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYÊN ĐỨC BÌNH

DAU TRANH PHONG, CHONG TỘI BUON LAU HOAC VAN CHUYEN TRAI PHEP HANG HOA,

TIEN TE QUA BIEN BIỚI

Chuyên ngành : Luật hình sự, luật to tung hình su

và tội phạm học

Mã số : 5.05.14 | TPƯỜNG Aor}

% , ÊmM mvá& c =|

¡ HỮ VIÊN GIAG VIÊN |

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dân khoa học: 1, TS Uông Chu Luu

2 TS Trần Đình Nhã

HÀ NỘI - 2000

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

lôi xin cam đoan đây là công trình

nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết

qua nêu trong luận án là trung thực và chưa

từng được ai công bố trong bất kỳ công trình

Trang 3

NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

ae 9

ANQG

BLHSCHNDNxbXHCN

: An ninh quốc gia

: Bộ luật hình sự: Cộng hòa nhân dân

: Nhà xuất bản: Xã hội chủ nghĩa

Trang 4

Chuong 1: TINH HINH, NGUYEN NHAN, DIEU KIEN CUA

TOI BUON LAU HOAC VAN CHUYEN TRAI PHEP HANG HOA, TIEN TE QUA BIEN GIGI

Thực trạng tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hang

hóa, tiền tệ qua biên giới

Nguyên nhân, điều kiện của tội buôn lậu hoặc vận chuyển

trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới

Dự báo tình hình tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép

hàng hóa, tiền tệ qua biên giới trong những năm tới

Chương 2: TỘI BUÔN LẬU HOẶC VẬN CHUYỂN TRÁI

PHÉP HÀNG HÓA, TIỀN TỆ QUA BIÊN GIỚI

TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAMKhái quát lịch sử phát triển của pháp luật hình sự Việt

Nam về tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng

hóa, tiên tệ qua biên giới trước khi có Bộ luật hình sự

Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của

tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ

qua biên giới

Khái niệm tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng

hóa, tiền tệ qua biên giới

Các dấu hiếu pháp lý hình sự đặc trưng của tội buôn lậu

hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới

trong Bộ luật hình sự hiện hành

Đường lối xử lý hình sự tội buôn lậu hoặc vận chuyển

trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới

Trang 5

tà)iv

Chương 3: CÁC BIEN PHAP ĐẤU TRANH PHONG, CHONG

TOI BUON LAU HOẶC VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP HÀNG HÓA, TIỀN TỆ QUA BIÊN GIỚI

Những quan điểm cơ bản của Dang và Nhà nước ta về

phòng, chống tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép

hàng hóa, tiền tệ qua biên giới

Tăng cường cơ sở pháp lý cho hoạt động đấu tranh phòng,

chống tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền

tệ qua biên giới

Các biện pháp về xây dựng và thi hành pháp luật

Tăng cường hoạt động của các cơ quan quản lý và các cơ

quan bảo vệ pháp luật

Một số biện pháp khác trong đấu tranh phòng, chống tội

buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua

biên giới

Các biện pháp về tổ chức, cán bộ

Các biện pháp về kinh tế - xã hội

Các biện pháp về cơ chế quản lý:

Tăng cường hợp tác quốc tế

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết cua đề tài

Từ sau Dai hội VI của Đảng, đất nước ta chuyển sang nền kinh tếthị trường, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại với nhiều nước trên thế giới

Sự vận hành của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN đã và đang

đem lại sự chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực Đời sống kinh tế, chính tri, xã hội đã có nhiều khởi sắc với những biến đổi quan trọng.

Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi cơ chế, bên cạnh những mặt

tích cực, nền kinh tế thị trường cũng đã làm nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực,

trong đó có tình hình buôn lậu Buôn lậu được xác định là một trong các

loại tội phạm nguy hiểm, không chỉ làm thiệt hại đến nền kinh tế đất nước,

mà còn thực sự đe dọa phá vỡ chính sách kinh tế, xã hội, làm giảm lòng tincủa nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước,gây ra những hậu quả nặng nề về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội

Thậm chí buôn lậu còn tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tình báo

nước ngoài lợi dụng tiến hành các hoạt động mua chuộc, thu thập tình báo,

phá hoại công cuộc đổi mới của đất nước

Trong những năm qua, Dang và Nhà nước ta đã có nhiều nghị quyết,

chỉ thị quan trọng về công tác đấu tranh chống buôn lậu Các cấp, các ngànhđều tích cực tham gia đấu tranh, bài trừ tệ nạn buôn lậu Đấu tranh chống

buôn lậu đã trở thành vấn đề mang tính thời sự Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4,

Ban chấp hành Trung ương Dang (khóa VIII) đã nhấn mạnh: "Tang cường sự

phối hợp giữa các cơ quan chức năng, phát huy vai trò của nhân dân để tiến

hành có hiệu quả những biện pháp chống buôn lậu trên các tuyến biên giới,

vùng biển, và thị trường nội địa Ngăn chặn và xử lý nghiêm mọi hành vi

buôn lậu, gian lận thương mại và tiếp tay, bao che cho bọn buôn lậu” Trong

kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX, nhiều đại biểu Quốc hội cũng đã khẳng

Trang 7

định, buôn lậu ở nước ta phải được coi là "quốc nạn” là ke thù "nội xâm", là

một trong những nguy cơ, thách thức cản trở quá trình đổi mới của đất nước

Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài đấu tranh phòng, chống tội buôn lậu

hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới ở Việt Nam hiện

nay mang tính cấp thiết không những về lý luận mà còn là doi hỏi thực tiễn

nhằm góp phần nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tội buônlậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới hiện nay vàsắp tới ở nước ta

2 Tình hình nghiên cứu

Trong thời gian qua, một số tác giả đã có các công trình, bài viết

nghiên cứu về buôn lậu như: TS Lê Thanh Bình có cuốn sách Chống buônlậu và gian lận thương mại (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998); Đề tài

KX 04-14: Tội phạm ở Việt Nam, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp của

Tổng cục Cảnh sát nhân dân, Bộ Nội vụ cũng đã đề cập đến tội buôn lậu (Nxb Công an nhân dân, 1994); Tổng cục Hải quan cho in cuốn sách Chống

buôn lậu qua biên giới (Tổng cục Hai quan, Hà Nội, 1996); một số bài viết

của các tác giả về đề tài chống buôn lậu cũng được đăng trên báo Pháp luật,

Tạp chí Tòa án nhân dân, Tạp chí Viện Kiểm sát nhân dân

Tuy nhiên, các tác giả nói trên chỉ đề cập đến một số khía cạnh của

công tác đấu tranh chống buôn lậu, chưa có công trình nào nghiên cứu một

cách hệ thống, toàn diện, đánh giá hết tình hình, nguyên nhân và điều kiện

của tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới

cũng như các giải pháp phòng ngừa và ngăn chặn loại tội phạm này

3 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu của

luận án

* Mục dich

Mục đích của luận án là trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thốngthực trạng buôn lậu, thực tiễn đấu tranh phòng chống tội buôn lậu hoặc vận

Trang 8

chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới và để đề ra các giải pháp

hữu hiệu cho cuộc đấu tranh, hạn chế và từng bước đẩy lùi tệ nạn buôn lậuhoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới

* Nhiệm vụ

Để đạt được mục đích trên, tác giả luận án đã đưa ra và giải quyết

các nhiệm vụ sau:

- Phân tích, làm rõ thực trạng và nguyên nhân của tội buôn lậu hoặc

vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới ở Việt Nam hiện nay

- Lam rõ các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội buôn lậu hoặc van

chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới trong luật hình sự Việt

Nam; thực tiễn áp dụng Điều 97 của BLHS trong đấu tranh phòng chống tội

buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới

- Đề xuất các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội buôn lậu hoặc

vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới ở Việt Nam hiện nay

* Đối tương nghiên cứu

Luận án nghiên cứu tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng

hóa, tiền tệ qua biên giới, các giải pháp đấu tranh phòng chống tội buôn lậu

hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới

* Pham vi nghiên cứu

Luận án được làm sáng to ở hai khía cạnh: Khia cạnh tội phạm hoc

và pháp lý hình sự Đó chính là giới hạn nghiên cứu của luận án; về thờigian, luận án lấy mốc thời gian từ năm 1990 cho đến nay

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận của luận án là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về xây dựng Nhà nước và pháp luật,

về phát triển nền kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định

hướng XHCN ở nước ta; những thành tựu của các khoa học: triết học, tội

Trang 9

phạm học, luật hình sự Luận án được trình bày dựa trên cơ sở nghiên cứu

các Chi thị, Nghị quyết cua Dang, các văn ban pháp luật cua Nhà nước, các

van bản hướng dan áp dụng pháp luật về chống buôn lậu, các tổng kết công

tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu; các văn bản, quyết định hình sự về tội

buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới

Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng

và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận án đặc biệt coi trọng các phương pháp hệ

thống, phân tích, tổng hợp, so sánh pháp luật, dự báo để chọn lọc tri thức

khoa học cũng như kinh nghiệm thực tiễn ở trong và ngoài nước

5 Những đóng góp mới của luận án

Đây là luận án tiến sĩ đầu tiên trong khoa học pháp lý Việt Namnghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống vấn đề đấu tranh phòng,

chống tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên

giới Trên cơ sở đó, tác giả luận án đã kiến nghị các giải pháp hữu hiệu chocuộc đấu tranh này Trong luận án này, lần đầu tiên:

| Đánh giá cu thể thực trang và diễn biến tình hình tội buôn lậu

hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới ở Việt Nam từ

1990 đến nay; phân tích một cách có hệ thống những nguyên nhân, điều kiện và dự báo tình hình tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa,

tiền tệ qua biên giới trong thời gian tới ở Việt Nam

2 Trình bày lịch sử phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam về tội

buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, có đối

chiếu, so sánh tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua

biên giới với tội buôn lậu trong luật hình sự ở một số nước trên thế giới Từ đó

đề xuất van dụng có chon lọc kinh nghiệm lập pháp hình sự của các nước này

3 Đề ra được một hệ thống các giải pháp đồng bộ nhằm phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả đối với tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép

hàng hóa, tiền tệ qua biên giới ở Việt Nam

Trang 10

6 Y nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Những kết luận và kiến nghị của luận án có ý nghĩa lý luận và thựctiễn quan trọng đối với yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội buôn lậu hoặcvận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới ở nước ta Việc đề xuất

hệ thống đồng bộ các biện pháp phòng chống tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới có tác dụng làm đổi mới toàn diện

chê độ quan lý nhà nước theo định hướng ngày càng tạo thuận lợi cho các

hoạt động kinh tế đối ngoại, phục vụ yêu cầu phát triển và bảo vệ sản xuất

trong nước, đồng thời bảo đảm các yêu cầu đấu tranh có hiệu quả với tệ nạn

buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới Vì vậy,

luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng

đạy, đào tạo về khoa học pháp lý nói chung cũng như trong công tác đàotạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách chống buôn lậu thuộc các ngành Công

an, Hải quan, Biên phòng, Thương mại nói riêng Luận án có thể được sử

dụng làm tài liệu tham khảo cho các lực lượng chuyên trách chống buôn lậu

7 Bô cục của luận án

Luận án gồm 167 trang Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài

liệu tham khảo và phụ lục, luận án có 3 chương, 9 mục

Trang 11

Chương 1 TINH HÌNH, NGUYÊN NHÂN, DIEU KIEN

CỦA TỘI BUÔN LẬU HOẶC VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP

HÀNG HÓA, TIEN TE QUA BIEN GIỚI

1.1 THUC TRANG TOI BUON LAU HOAC VAN CHUYEN TRAI PHEP HANG HOA, TIEN TE QUA BIEN GIOI

Từ Dai hội dai biểu toàn quốc lần thứ VI đến nay, công cuộc đổi

mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã giành được

nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội

Công cuộc đổi mới đã đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng về

kinh tế - xã hội, tạo thế và lực để đất nước tiếp tục phát triển bền vững

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được cũng đã nay sinh

không ít những vấn đề tiêu cực trong đời sống xã hội, trong đó có tình hình

tội phạm nói chung, tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền

tệ qua biên giới nói riêng Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều Chỉ thị, Nghị

quyết và chủ trương, biện pháp tích cực nhằm tăng cường cuộc đấu tranhchống tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên

giới và đã thu được một số kết quả bước đầu Nhưng kết quả đạt được còn

hạn chế, tình hình tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ

qua biên giới có chiều hướng gia tăng với những diễn biến phức tạp, nghiêmtrọng trong cả nước, Một số Bộ, ngành, địa phương buông lỏng quản lý đốivới hoạt động xuất, nhập khẩu, cá biệt có nơi cơ quan quản lý nhà nước, cơquan chức năng đã "làm ngơ” hoặc tạo điều kiện cho bọn buôn lậu hoạt

động Nhiều công ty kinh doanh xuất, nhập khẩu, trong đó có cả của Công

an, Quân đội, đơn vị kinh tế Đảng, đoàn thể do xuất phát từ lợi ích cục bộ,

địa phương đã trực tiếp tham gia buôn lậu hoặc tạo điều kiện cho bọn buôn

lậu sử dụng làm bình phong, núp bóng Đã có tình trạng bọn buôn lậu trong

Trang 12

nước và nước ngoài móc nối với các phần tử thoái hóa, biến chất trong các

lực lượng chống buôn lậu để lũng đoạn và vô hiệu hóa hoạt động của các cơquan này, trong khi đó lãnh đạo cấp trên lại thiếu kiểm tra, giám sát cấp

dưới Hơn nữa, do nhiều trường hợp vi phạm chưa được xử lý nghiêm nên

vẫn còn hiện tượng cán bộ làm công tác chống buôn lậu "bao kê” cho hoạt

động buôn lậu Ngoài ra, không ít các cá nhân và tổ chức kinh tế không có chức năng kinh doanh xuất, nhập khẩu cũng bằng mọi cách buôn lậu nhằm

mục đích kiếm lời Tình hình trên đã gây ra những hậu quả nguy hại về kinh

tế - xã hội, can trở quá trình phát triển lành mạnh của nền kinh tế đất nước.

' Từ năm 1990 trở lại đây, hoạt động buôn lậu trên các tuyến đều có

xu hướng gia tăng Nghiên cứu tình hình các vụ buôn lậu bị phát hiện, xử lý

từ 1990 cho đến 1998, chúng ta có bảng 1.1 và được thể hiện bằng biểu đồ

I.2 Qua bảng 1.1 cho thấy, số vụ buôn lậu bị phát hiện năm 1998 tăng gấp

8,3 lần so với năm 1990 và tăng 1,8 lần so với năm 1997 Về bức tranh toàn

cảnh của tình hình buôn lậu ở nước ta, điều dễ thấy là hàng lậu từ Trung

Quốc qua các con đường tiểu ngạch vào các tỉnh phía Bắc, từ Campuchia theo các sông ngòi, kênh rạch, theo người đi bộ qua các cánh đồng, rừng

giáp biên vào các tinh phía Tây Nam, rồi theo xe lửa, tàu thủy, ô tô, xe may

đổ về các thành phố, thị xã Tuy không nghiêm trọng bằng ở biên giới phía

Bác và Tây Nam, hàng lậu từ Thái Lan qua Lào vẫn tiếp tục đổ về các cửa khẩu biên giới miền Trung, Tây Bắc; hàng lậu từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore theo các con tàu viễn dương mà chủ yếu là tàu, thuyền Việt Nam đổ về các tụ điểm trên suốt chiều dài bờ biển ngày càng

nhiều Các loại hàng lậu rất đa dạng nhưng chủ yếu là hàng hóa tiêu dùng

như ô tô, xe máy, tivi, tủ lạnh, quạt điện, xe đạp, rượu bia, thuốc lá, vải vóc,

quần áo, thực phẩm, mỹ phẩm, vật liệu xây dựng vốn là những hàng có chênh lệch giá cao, thậm chí cả những hàng hóa nước ta thừa khả năng sản xuất mà vẫn cứ bỏ ngoại tệ để nhập lậu về như bát đĩa, đũa ăn, tăm tre

Hàng xuất lậu thường là đồng, niken, nhôm, gỗ quý, động vật quý hiếm,

Trang 13

gạo Hàng lậu có mặt kháp nơi, từ thành phố đến thị xã, từ miền núi đếnđồng bằng, bị chặn ở nơi này thì phát triển ở nơi khác với nhiều thủ đoạn,

mánh khée tinh vi cùng với lực lượng tham gia đông dao, thậm chí có nơi

nhiều người lớn và trẻ em bỏ sản xuất, bỏ học tham gia buôn lậu hoặc làm

"cửu vạn” vận chuyển hàng thuê cho bọn buôn lậu

Bọn buôn lậu dùng mọi thủ đoạn để lừa dối, móc ngoặc với những

cán bộ thoái hóa, biến chất trong các cơ quan nhà nước, trong các lực lượngchống buôn lậu Chúng lợi dụng các ké hở của cơ chế, chính sách; lợi dụng

sự yếu kém về kỹ thuật nghiệp vụ, thiếu hiểu biết của người kiểm soát về

máy móc và cấu trúc của tàu thuyền, ô tô, máy bay; lợi dụng hàng hóa cồng

kénh; lợi dụng thời tiết, dồn ép về tâm lý của sự dồn tắc về giao thông khi

kiểm tra phương tiện Chúng gia công thêm những bộ phận để gắn hàng lậu

trong các máy móc, trong lốp xe và trong các phương tiện khác Bọn buôn

lậu vì lợi ích cá nhân, coi nhẹ lợi ích quốc gia, tiết lộ bí mật quốc gia tronglĩnh vực thương mại, phá hoại tài nguyên đất nước, sẵn sàng du nhập nhữngloại hàng cũ kỹ làm ô nhiễm môi trường, nhập về những máy móc lạc hậu

đã tân trang của nước ngoài gây tác hại lâu dài cho đất nước Không ít cơ

quan, doanh nghiệp nhà nước làm hợp đồng lao động giả để cho tư thương

ra nước ngoài buôn bán hoặc bán hộ chiếu để lợi dụng tiêu chuẩn hành lý

miễn thuế Tất cả các thủ đoạn đó thực chất là các dạng buôn lậu tinh vi,

không dễ phát hiện, gây khó khăn và mất nhiều công sức cho các cơ quan

Trang 14

2,3 tấn cần sa, 33 kg thuốc phiện, 5 kg uranium, 5.066 cổ vật) Như vậy,

theo thống kê của Tổng cục Hải quan và của Cục Cảnh sát kinh tế, Bộ Công

an, trong ba năm 1990, 1991, 1992, giá trị hàng buôn lậu mà lực lượngCảnh sát kinh tế và Hải quan thu giữ là 402 tỷ 920 triệu đồng

Trong năm 1993 và sáu tháng đầu năm 1994, Cảnh sát kinh tế đãphát hiện và xử lý 12.687 vụ Năm 1994, lực lượng điều tra chống buôn lậucủa Hải quan đã phát hiện 5.296 vụ buôn lậu với số lượng hàng hóa trị giá

260 tỷ đồng; riêng Hải quan Lạng Sơn, Hải Phòng đã thu giữ hàng buôn lậutri giá 130 tỷ đồng Trong năm 1995, lực lượng Cảnh sát kinh tế phát hiện

4.611 vụ buôn lậu với 3.723 đối tượng; Hải quan phát hiện và bắt giữ

11.413 vụ buôn lậu và gian lận thương mai, tri giá 189 tỷ đồng Năm 1996,

Hải quan bắt giữ 12.500 vụ, trị giá 370 tỷ đồng (tăng gấp hai lần năm

1995) Năm 1997, Hải quan bắt gift 16.700 vụ (trong đó 7.250 vu gian lận

thương mại), trị giá 530 tỷ đồng (chưa kể trị giá hàng hóa vụ Tân Trường

Sanh), tăng 33% về số vụ và 43,5% về giá trị hàng hóa so với năm 1996

Trong số hàng buôn lậu bị thu giữ có 54 kg thuốc nổ, 98 kg thuốc phiện, 6.636 kg cần sa, 820 gram hêrôin, 11.827 ống thuốc gây nghiện, 375 cổ vật,

3.300 văn hóa phẩm độc hại Theo báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án

năm 1998 của Tòa án nhân dân tối cao, trong 9 thang của năm 1998, lựclượng chống buôn lậu cả nước đã phát hiện 30.956 vụ buôn lậu, gian lận

thương mại với tổng giá trị hàng phạm pháp trên 430 tỷ đồng, hàng nghìn

xe máy, trên 8 triệu bao thuốc lá ngoại; 23,15 kg vàng, 2,2 triệu USD, 6.195

m” gỗ, trên 5 tấn động vật hoang dã Ngoài ra, cơ quan an ninh điều tra, BộCông an cũng đã khám phá một số đường dây buôn lậu ngoại tệ, vàng, đồng

hồ Nhật, hàng điện tử từ Campuchia qua Việt Nam sang Trung Quốc và

ngược lại, tri giá hàng trăm ty đồng Lực lượng quan lý thị trường đã kiểm tra và xử lý 49.962 vụ buôn lậu và lưu thông trái phép hàng nhập khẩu, tổng

|

số tiền xử phat hành chính va bán hang tịch thu lên tới 118 ty đồng Nhiều

Trang 15

mat hàng nhập lậu bị quan lý thị trường phát hiện như 8.500 chai rượungoại, 15.000 chiếc tivi và đầu video, 3,5 triệu bao thuốc lá ngoại, 716

chiếc xe máy, 176 kg thuốc nổ

Hoạt động của bọn buôn lậu ngày càng tinh vi, xảo quyệt và trangtrợn hơn trước Số vụ móc nối, liên kết hoạt động giữa bọn buôn lậu trong

nước với các tổ chức buôn lậu quốc tế ngày càng tăng Tình hình buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới trên từng tuyến

như sau:

Tuyên biên giới:

Trên tuyến biên giới Việt - Trung, số vụ buôn lậu hoặc vận chuyển

trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới vẫn diễn ra thường xuyên, liên tục và

tăng nhiều so với trước năm 1996 (trước đó chưa nối đường sắt hai nước) Mặt

hàng nhập lậu chủ yếu là hàng có thuế suất cao, hàng không khuyên khích

nhập khẩu như hàng điện tử, vải vóc, quần áo may sẵn, đồ điện dân dụng,

xe đạp, đồ dùng gia đình Đáng chú ý ở tuyến biên giới này là tình trạng

nhập lậu chất nổ, các chất gây nghiện, tài liệu, sách báo với nội dung xấu.

Hiện nay, trọng điểm của buôn lậu trên tuyến biên giới phía Bắc là Quảng Ninh và Lạng Sơn Chỉ riêng năm 1996, tại cửa khẩu Móng Cái, Hải

quan đã phát hiện 310 vụ buôn lậu với trị giá hàng lậu 2,2 tỷ đồng; năm

1997 phát hiện 500 vụ, trị giá hàng lậu 5 ty đồng Hàng hóa thường được

"cửu van" vận chuyển vượt qua biên giới theo các đường mòn hai bên cánh

gà cửa khẩu bằng phương thức xé lẻ, thu gom nhiều lần, sau đó dùng hóa

đơn buôn chuyến, hóa đơn mua hàng để lưu thông hàng hóa nhằm trốn thuế nhập khẩu, bọn buôn lậu còn dùng các loại xe đặc chủng như xe đông lạnh,

xe thư báo để chở hàng lậu vào thời điểm 2 - 3 giờ sáng, lợi dụng những đêm tối trời, thời tiết xấu để vận chuyển hàng lậu.

Trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào, tình hình nổi lên là buôn lậu

thuốc phiện, hêrôin từ Lao qua biên giới vào Việt Nam, nhập lậu thuốc lá

Trang 16

ngoại, chủ yếu diễn ra ở cửa khẩu Lao Bảo, Quảng Trị; xuất lậu gạo, pháo

nổ, xăng, đầu, kim loại màu Trên tuyến này hình thành các tổ chức buôn

lậu xuyên quốc gia; bọn buôn lậu người Lào tập kết hàng từ Thái Lan vềBan Den, chợ Krôn của Lào rồi dùng nhiều thuyền máy chở hàng hóa dọc

sông Sêpôn (biên giới Lào - Việt), khi thấy vắng lực lượng Hải quan là họ lao

thuyền sang bờ sông phía Việt Nam Đến bờ sông, hàng trăm dân địa phương

được chúng thuê mướn chia nhau xé lẻ, gùi cắt rừng vào nội địa (tránh các

trạm kiểm soát), tập kết dọc theo đường 9 cho các lực lượng xe thồ (xe

Minsk, xe đò, xe đạp) chở về Đông Hà Ngoài ra, một lượng hàng lậu lớncũng tuổồn vào Việt Nam theo các lối mòn biên giới ở hai bên cánh gà cửa

khẩu Lao Bảo Chỉ tính trong năm 1997, tại cửa khẩu Lao Bảo, Hải quan đã

phát hiện 290 vụ buôn lậu với trị giá hàng lậu gần 3,5 tỷ đồng; trong 3

tháng đầu năm 1998, phát hiện 370 vụ, với tri giá hàng lậu hơn 4,2 tỷ đồng

Trên tuyến biên giới Tây Nam, bọn buôn lậu chủ yếu buôn bán trái

phép qua biên giới xe máy, gỗ, thuốc lá ngoại, rượu ngoại, hàng điện tử, đồ

xa xi phẩm Dia bàn buôn lậu chủ yếu là các tinh Long An, Tây Ninh, AnGiang, Bình Phước, khu tiếp giáp giữa xã Thông Bình (Đồng Tháp) với xã

Thạnh Hưng (Long An) Ngoài ra, chúng còn lập ra nhiều kho “di động” làm bang các thuyền lớn phủ bạt, neo san tại các điểm đối diện với Thước

Nước, Sở Thượng, Hồng Ngự, Tân Hồng, Tân Châu, Hồ Lương, Hồ Gai Bọn buôn lậu thường dùng thủ đoạn xé lẻ hàng, dùng ghe tam bản mũi bè

hai đáy và ghe cà dom mũi đứng hai mui có tốc độ cao để chở hàng vào Việt Nam; hoặc thuê cửu vạn dùng xe máy chở hàng qua các đường tắt,

đường mòn biên giới Đáng lưu ý, tình hình buôn lậu qua biên giới xay ra

rất nghiêm trọng ở huyện Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang; đặc biệt ở xã Mỹ Đức

có 6.480 nhân khẩu nhưng có tới 60% dân sống bằng nghề buôn lậu

Có những vụ buôn lậu lớn trị giá hàng chục, hàng trăm tỷ đồng bị

phát hiện ở tuyến biên giới này Ví dụ: vụ án buôn lậu qua biên giới tri giá

Trang 17

hàng trăm tỷ đông bị phát hiện và xét xử trong năm 1998 tại Long An.

Trong vụ án này, một số cán bộ chủ chốt từ tỉnh đến huyện đã móc nối, "bật

đèn xanh” cho bọn dau nau hợp pháp hóa 171 vụ nhập lậu nhiều hàng hóa

từ nước ngoài vào nội địa trái với chủ trương của Đảng và pháp luật củaNhà nước, trục lợi bất chính mang tính cục bộ, địa phương trên 3,48 tỷ

đồng, làm thất thu thuế tới 67 tỷ đồng, gây thiệt hại nhiều mặt về chính tri,

kinh tế - xã hội, làm thoái hóa một bộ phận cán bộ thuộc lực lượng chốngbuôn lậu [10, 9]

Tuyến biển:

Trong khi trên đất liền và tuyến hàng không, hoạt động buôn lậu có

thời kỳ tăng, có thời điểm giảm song hoạt động trên tuyến biển liên tục diễn

ra, ngày càng có tổ chức chặt chẽ hon và với những thủ đoạn tinh vi, táo tonhơn, phan ứng rất linh hoạt và quyết liệt trước sự kiểm tra, kiểm soát của

các cơ quan nhà nước

Mặt hàng xuất lậu chủ yếu vẫn là kim loại, quặng kim loại và gỗ

Mặt hàng nhập lậu chủ yếu là các mặt hàng cấm nhập khẩu, những mặt hàng tạm ngừng nhập khẩu và những mặt hàng Nhà nước điều tiết nhập khẩu bằng thuế suất cao.

Các cơ quan chức năng đã phát hiện một số đường dây buôn lậu lớn

liên kết trong nước và nước ngoài, được tổ chức rất chặt chẽ, có sự chỉ huy

thống nhất từ trung tâm, được trang bị và lợi dụng các phương tiện kỹ thuật

hiện đại của Nhà nước để thông tin liên lạc bí mật, nhanh chóng và chính xác, triệt đê tận dụng năng lực vận tải biển của Nhà nước, chủ yếu là các

tàu loại vừa và nhỏ của các ngành và các tỉnh, thành phố có tàu viễn dương

và chạy ven biển

Những đối tượng nằm ở nước ngoài thì thu gom và tổ chức chuyển

hàng về nước Những tên buôn lậu nằm ở trong nước thì tìm mọi cách mua

quota, giấy phép của các tổ chức kinh tế được phép xuất nhập khẩu hoặc

Trang 18

tìm cách quay nhiều vòng một giấy phép nhập khẩu, phổ biến là móc nối

với một số cơ quan, doanh nghiệp của Nhà nước và đoàn thể để tạo ra

những hình thức hợp pháp đưa hàng về; thuê tàu (chủ yếu là những tàu từ

nước ngoài về không có hàng hoặc chỉ có ít hàng nhập) để đưa được hàngnhập lậu về nước; tìm cách hợp thức hóa giấy tờ vận chuyển hàng lậu; tổ

chức tàng trữ, tiêu thụ hàng; chuyển lậu ngoại tệ, vàng hoặc tìm cách xuất lậu một số hàng ra cho các đối tượng nằm ở nước ngoài để thanh toán số

hàng đã nhập lậu Làm được các việc trên, bọn buôn lậu phải móc nối, lợidụng một số viên chức nhà nước trong Công an, Hải quan, Thuế vụ, Quản

lý thị trường

Đối phó với sự tăng cường kiểm tra, kiểm soát của ta ở cảng, thời gian gần đây, hàng nhập lậu thường sang mạn ngay ngoài biển Mỗi khi có

"tàu mẹ” ở nước ngoài về thi hàng chục "tau con" đến đúng tọa độ va nơi

"tau mẹ” dừng Sau khi sang man, các tàu thuyền nhỏ nay đưa hàng vào đất

liên, đổ hàng lậu vào những nơi không có sự kiểm tra, kiểm soát hoặc tuy

có song rất sơ hở

Đối với lực lượng kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước ở ngoài biển,

chúng công khai hối lộ khi bị phát hiện Trường hợp không mua chuộc hoặc

tấu tán được thì chúng vứt hàng xuống biển để phi tang (một thuyền chở

500 chiếc tivi bị bat giữ sau khi nhận hàng ở tàu mẹ đã quang tất cả số hàng này xuống biển) Có trường hợp chúng dùng vũ lực chống lại như vụ ngày 28-3-1993, khi Hai quan Kiên Giang đang áp tải một tàu chở hang lậu về

bãi Thơm, bọn buôn lậu đã đánh chết một nhân viên Hải quan, vứt xác

xuống biển và đánh bị thương một đồng chí khác.

Tình hình buôn lậu trên từng vùng biển của nước ta diễn ra với quy

mô, tính chất phức tạp khác nhau

Buôn lậu từ vùng biển giáp Trung Quốc ngày càng tăng về số lượng,

quy mô hoạt động Bọn buôn lậu thường sử dụng các loại tàu nhỏ có sức

Trang 19

chở từ 50 tấn đến 400 tấn, có tốc độ nhanh để vận chuyển hàng từ các cảng

Trung Quốc (Kỳ Xá, Xà Coọc, Phòng Thành ) đi vào các cảng sông lớn 6

Thái Bình, Nam Định, men theo bờ các tỉnh miền Trung, miền Nam Bọn

buôn lậu hình thành tổ chức, có đầu nậu đứng ra tổ chức đóng góp vốn, tổ

chức giao nhận hang và ăn chia theo cổ phần đóng góp Với day đủ phươngtiện thông tin liên lạc tiên tiến, khi có sự cố, bon đầu nau có thể huy độngđông dao cửu vạn đến ứng cứu nhằm giành lại hàng và tẩu tán hang bị cơ

quan chức năng thu git.

Ở bốn tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình với chiều

dài bờ biển 430 km, tình hình buôn lậu trên tuyến biển diễn ra rất phức tạp.

Từ cảng Cửa Lò, Nghệ An, hàng lậu như hàng điện tử, xe đạp, quạt điện,

nồi cơm điện của Nhật (chủ yếu đồ cũ), vật liệu xây dựng của Trung Quốc

được nhập lậu, bán tại địa phương hoặc chuyển tiếp đi các tỉnh khác

Khu vực bờ biển từ Quảng Ngãi, Phú Yên cho đến Cảng Sài Gòn,

buôn lậu cũng diễn ra sôi động, đặc biệt là vùng biển Bình Định, Quy Nhơn

nơi mà hàng lậu thường được thuyền viên các tàu viễn dương giấu giếm

đưa vào.

Hàng hóa xuất nhập khẩu lậu thường là các loại gỗ cây, gỗ xẻ, gạo,

than, các mặt hàng tiêu dùng Buôn lậu trên tuyến biển này thường với số

lượng, quy mô lớn, giá trị cao Thủ đoạn của bọn buôn lậu thường là phân

hàng từ tàu lớn đỗ ở ngoài xa sang cho các tàu, thuyền nhỏ để chuyển hàngvào bờ; các tàu lớn thường gia cố thân các hầm, vách ngăn để giấu hàngbuôn lậu và gây khó khăn cho lực lượng Hải quan khi kiểm tra, khám xét;

lợi dụng phương thức vận chuyển hàng bằng Container để buôn lậu như xếp

lan hàng cũ vào hang mới, hàng tốt vào hàng xấu, hàng có giá tri và thuếsuất cao vào hàng có giá trị và thuế suất thấp; hàng cấm hoặc hàng quản lý

bằng hạn ngạch, hàng nhập khẩu phải có giấy phép lẫn vào hàng xuất nhập

khẩu khác; làm thủ tục xin cho chuyển tiếp hàng hóa về tỉnh để làm thủ tục

Trang 20

Hải quan nhưng trên đường đi lợi dụng sơ hở hoặc mĩc ngoặc, hối lộ nhân

viên áp tải để tau tán hàng nhập lậu hoặc làm thủ tục chuyển tiếp hàng về tỉnh nhưng thực tế hàng đĩ được giải tỏa ngay ở địa phương cĩ cửa khẩu

nhập như ở Thừa Thiên - Huế, Cần Thơ trong vụ Tân Trường Sanh

Tuyến hàng khơng:

Từ năm 1990 trở lại đây, lượng hành khách và phương tiện xuất

nhập cảnh ra vào Việt Nam chủ yếu qua hai cửa khẩu: Sân bay quốc tế Nội

Bài và Tân Sơn Nhất, ngày càng tăng Hành khách xuất nhập cảnh đa dạng

và phức tạp; phương tiện xuất nhập cảnh cũng nhiều và đa dạng hơn HãngHàng khơng Việt Nam đã mở thêm nhiều tuyến bay mới và nhiều hãng

hàng khơng trên thế giới cũng mở tuyến bay mới đến Việt Nam

Tình hình buơn lậu, vận chuyển trái phép hàng hĩa, tiền tệ qua đường hàng khơng, nhất là các loại hàng cấm như ma túy, đồ cổ, vàng, đá

quý, ngồi tệ, văn hĩa phẩm, tài liệu phản động cĩ chiều hướng gia tăng.Việc vận chuyển trái phép các chất ma túy ra, vào Việt Nam đã xuất hiện

nhiều Đối tượng chủ yếu là người nước ngồi, Việt kiều cĩ quan hệ mĩc

nối với bọn buơn bán ma túy trong nước Thủ đoạn xuất nhập lậu ma túy

thường được ngụy trang, cất giấu rất tỉnh vi như để trong đế giày, trong va li

hai đáy, ép vào khuơn tranh sơn mài Điển hình hai vụ lớn đã bị Hải quan

phát hiện là vụ nhập lậu 18,1 kg hêrơin bị Hai quan sân bay Tân Sơn Nhấtphát hiện và vụ xuất lậu 5,1 kg hêrợn bị phát hiện tại sân bay Nội Bài Đối

với cấc loại hàng hĩa, tiền tệ khác, hai cửa khẩu tập trung nhiều vụ buơn lậu

nhất cũng là sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Nội Bài Năm 1993, Hải

quan sân bay Tân Son Nhất thu giữ 1.928 cổ vật các loại, 2.211 kg vàng; Hải quan sân bay Nội Bài, Hà Nội bắt 10 vụ với 119 cổ vật các loại Năm

1994, Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất phát hiện việc khai khống 1.741.000USD, 3.200 USD Hồng Kơng và 55 lượng vàng; năm 1995, số lượng ngoại

tệ duoc vận chuyển trái phép qua sân bay này bi phát hiện lên đến

Trang 21

3.173.000 USD, 360.000 nhân dân tệ, 3.200.000 yên Nhat, 25.900 mác Đức

hóa phẩm phan động vào Việt Nam, chủ yếu do hành khách xuất nhập cảnh

mang theo giấu lẫn trong hàng hóa, hành lý, không khai báo Hải quan hoặcgửi qua đường bưu điện Đối tượng có cả người nước ngoài, Việt kiều và

cán bộ, học sinh Việt Nam công tác, học tập và lao động ở nước ngoài đem

về Chỉ riêng tháng 4-1997, Hải quan Bưu điện Hà Nội đã phát hiện 11 vụ,thu giữ 54 ấn phẩm phản động, 6 băng video, 7 đĩa CD; Hải quan sân bay Nội

Bài phát hiện 8 vu, thu giữ 18 băng video, 10 tap chí có nội dung đồi truy

Việc xuất lậu cổ vật thường do các đối tượng là khách du lịch,

thương nhân thuộc quốc tịch Mỹ, Pháp, Đức, Đài Loan, Hồng Kông thực

hiện với các thủ đoạn cất giấu, để lẫn hàng trong tư trang, trong hàng gốm

sứ, hàng giả cổ, tranh sơn mài, đồ mây tre Một bộ phận không nhỏ hành

khách xuất nhập cảnh lợi dụng chế độ miễn thuế khi nhập cảnh đã mangtheo những hàng hóa gọn, nhẹ nhưng giá trị lớn hoặc ra vào nhiều lần, hoặcnhờ người khác mua hộ, mang và khai hộ nhằm mục đích buôn bán kiếm

lời Lợi dụng tiêu chuẩn hành lý miễn thuế, bọn buôn lậu thu gom tờ khai hành lý của khách nhập cảnh, tổ chức nhập hàng theo các tờ khai này để

hưởng tiêu chuẩn miễn thuế Chúng còn lợi dụng chế độ quà biếu, gửi hàng

có giá trị lớn, gửi nhiều lần, nhiều địa chỉ qua đường bưu điện để buôn bán

kiếm lời

Trong khi tình hình các vụ buôn lậu bị phát hiện khá nhiều, nhưng

theo thống kê ở bảng 1.1, số vụ án buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hang

hóa, tiền tệ qua biên giới được Tòa án nhân dân các cấp xét xử lại không

Trang 22

lớn Theo thống kê của Tòa án nhân dân, chúng tôi lập bang 1.3 và biểu

điển động thái tình hình tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa,tiền tệ qua biên giới dưới dạng biểu đồ 1.4 Nghiên cứu bảng 1.3 và so sánhvới bang 1.1 cho thấy, số vụ buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa,tiền tệ qua biên giới bị xét xử về hình sự còn chiếm tỉ lệ quá thấp so với

tổng số vụ vi phạm: Trong 9 năm (từ 1990 đến 1998), Tòa án nhân dân các

cấp mới xét xử 712 vụ buôn lậu so với 102.256 vụ buôn lậu bị phát hiện,

chiếm 0,69%, trong khi đó xử lý hành chính chiếm 99,31% số vụ bị pháthiện Chính việc xử lý loại tội buôn lậu trên bằng biện pháp hình sự theo

quy định của pháp luật còn quá thấp nên đã không đầy lùi được tệ nạn buôn

lậu vốn đang gây tác hại về nhiều mặt đối với đất nước ta Nguyên nhân chủyếu là các cơ quan có trách nhiệm chỉ quan tâm đến xử lý hành chính (phạttiền, tịch thu hàng hóa tại chỗ) vừa nhanh, vừa có tiền nộp vào ngân sách

địa phương, người phát hiện được trích thưởng kịp thời, chưa nói đến các

nguyên nhân tiêu cực khác Mặt khác, động thái của tình hình buôn lậu

hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới vào những năm

gần đây có sự mâu thuẫn về mặt logic với động thái tội buôn lậu hoặc vận

chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới Có thể luận chứng nhận

xét này như sau:

- Động thái tình hình buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa,

tiền tệ qua biên giới được xác định trong từng năm năm:

+ Năm 1995 tăng 308% so với nam 1990

+ Năm 1996 tăng 312,5% so với năm 1991

+ Năm 1997 tăng 231,9% so với năm 1992

+ Năm 1998 tăng 424% so với nam 1993

- Động thái tình hình tội buôn lậu hoặc vận chuyển trá | phép hang hóa, tiền tệ qua biên giới được xác định trong từng năm nam: La |

Trang 23

+ Năm 1995 tang 425% so với năm 1990.

+ Nam 1996 tăng 342,8% so với năm 1991.

+ Năm 1997 tăng 230% so với năm 1992

+ Năm 1998 tăng 142% so với năm 1993

Điều dễ nhận thấy là số vụ buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng

hóa, tiền tệ qua biên giới được phát hiện năm 1998 tăng 424% so với năm

1993, trong khi đó tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ

qua biên giới năm 1998 chỉ tăng 142% so với năm 1993

KẾ Eg x 47 A⁄ ud ` ` aS ^ A x A ở rẻCơ cấu và tính chất của tình hình tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái

phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới cũng có một số vấn đề đáng lưu ý

Cơ cấu của tình hình tội phạm nói chung là tỷ lệ và mối tương quancủa các loại tội phạm khác nhau trong số lượng chung của chúng trong một

khoảng thời gian nhất định và ở một lãnh thổ, địa bàn nhất định Các chỉ số

về cơ cấu của tình hình tội phạm chỉ rõ đặc điểm lượng - chất của tính nguy hiểm cho xã hội của tình hình tội phạm, chỉ rõ các đặc điểm của nó Cơ cấu

của tình hình tội phạm còn chỉ rõ định hướng chính cần phải tập trung của

công tác đấu tranh với tình hình tội phạm

Theo chúng tôi, những chỉ số cơ bản về cơ cấu của tình hình tội

buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới là:

- Mối tương quan và tỷ lệ của tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái

phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới so với các loại tội phạm khác

- Mối tương quan và tỷ lệ của tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái

phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới trong nhóm những tội nghiêm trọng và

~

phổ biến nhất

- Tỷ lệ của hình thức tái phạm, chuyên nghiệp, có tổ chức trong tội

buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới

- Ty lệ của tình hình người chưa thành niên phạm tội buôn lậu hoặc

vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.

Trang 24

- Đặc điểm địa lý của tình hình tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái

phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, tức là sự phân chia của tình hình tội

buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới theo cácvùng và điểm dân cư

Thực tiễn đấu tranh phòng chống tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái

phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới cho thấy mức tương quan và tỷ trọng

của tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới

so với các loại tội phạm khác chưa phản ánh đúng thực trạng tình hình

Trong năm 1997, Tòa án các cấp đã xét xử sơ thẩm 48.664 vụ án hình sự các loại với 76.495 bị cáo, trong đó có 92 vụ buôn lậu hoặc vận chuyển trái

phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới với 193 bị cáo (ty lệ rất thấp, chiếm

0,0012% số vụ; 0,002% số bị cáo); năm 1998, Tòa án các cấp xét xử 48.291

vụ án hình sự với 74.482 bị cáo, trong đó có 67 vụ buôn lậu với 204 bị cáo

(chiếm 0,003% số vụ; 0,0027% số bị cáo)

Để xem xét mối tương quan và tỷ lệ tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới với các loại tội phạm được phân

chia theo các chương trong Phần các tội phạm của BLHS, chúng tôi lập

bảng 1.5 Từ bảng này cho thấy:

- So sánh với các tội xâm phạm ANQG:

+ Năm 1991, tỷ lệ tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa,

tiền tệ qua biên giới là 3% số vụ và 4,7% số bị cáo

+ Năm 1992, tỷ lệ tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa,

tiền tệ qua biên giới là 3,5% số vụ và 8,4% số bị cáo

+ Năm 1993, tỷ lệ tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa,

tiền tệ qua biên giới là 3,3% số vụ và 6% số bị cáo

+ Năm 1994, tỷ lệ tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa,

tiền tệ qua biên giới là 8,1% số vụ và 12,8% số bị cáo

Trang 25

+ Năm 1995, tỷ lệ tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa,tiền tệ qua biên giới là [1,7% số vụ và 14,6% số bị cáo.

+ Năm 1996, tỷ lệ tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa,

tiền tệ qua biên giới là 5,4% số vụ và 8,8% số bị cáo

+ Năm 1997, tỷ lệ tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa,tiền tệ qua biên giới là 2,8% số vụ và 3,5% số bị cáo

+ Năm 1998, tỷ lệ tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa,tiền tệ qua biên giới là 6,7% số vụ và 9,9% số bị cáo

- So sánh với các tội xâm phạm sở hữu XHCN:

+ Năm 1991, tỷ lệ tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa,

tiền tệ qua biên giới là 1,2% số vụ và 2,9% số bị cáo

+ Năm 1992, tỷ lệ tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa,

tiền tệ qua biên giới là 1,5% số vụ và 2,5% số bị cáo

+ Năm 1993, tỷ lệ tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa,

tiền tệ qua biên giới là 3,8% số vụ và 7,5% số bị cáo

+ Năm 1994, tỷ lệ tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa,

tiền tệ qua biên giới là 7% số vụ và 12,1% số bị cáo

+ Năm 1995, tỷ lệ tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa,

tiền tệ qua biên giới là 15% số vụ và 24,6% số bị cáo

+ Năm 1996, tỷ lệ tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa,tiền tệ qua biên giới là 7,4% số vụ và 17,1% số bị cáo

+ Năm 1997, tỷ lệ tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa,

tiền tệ qua biên giới là 5,6% số vụ và 7,1% số bị cáo

+ Năm 1998, tỷ lệ tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa,

tiền tệ qua biên giới là 3,4% số vụ và 6,4% số bị cáo

Xem xét tương quan và tỷ lệ tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới so với các loại tội phạm nghiêm trọng và phổ

biến nhất, cho thấy:

Trang 26

- So sánh với loại tội phạm về tham những:

Năm 1997: tỷ lệ tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa,tiên tệ qua biên giới là 0,15% số vụ; 0,16% số bị cáo

Năm 1998: tỷ lệ tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa,tiền tệ qua biên giới là 0,1% số vụ; 0,18% số bị cáo

- So sánh với loại tội phạm về ma túy:

Năm 1997: tỷ lệ tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa,

tiền tệ qua biên giới 0,05% số vụ; 0,08% số bị cáo

Năm 1998: tỷ lệ tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa,

tiền tệ qua biên giới 0,02% số vụ; 0,04% số bị cáo

Về mối tương quan va ty lệ tội buôn lậu với tội vận chuyển trái phép

hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, hiện chưa có thống kê chính thức của Tòa

án nhân dân tối cao Tuy nhiên, qua nghiên cứu 62 vụ án buôn lậu hoặc vận

chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới được Tòa án các địa phương

xét xử trong 3 nam 1997, 1998, 1999 cho thấy, có 8 vụ vận chuyển trái phép

hàng hóa, tiền tệ qua biên giới và 54 vụ buôn lậu Như vậy tỷ lệ tội buôn lậu

so với tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới là 675%.

Về tình hình người chưa thành niên phạm tội buôn lậu hoặc vận

chuyển trái phép hàng hóa, tién tệ qua biên giới: nghiên cứu 62 vu án nói

trên, cho thấy, chưa có người chưa thành niên nào phạm tội này Điều đó có

nghĩa là số người chưa thành niên phạm tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái

phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới hoặc chiếm tỷ lệ rất ít hoặc không có

trong các vụ án buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua

biên giới

Về trường hợp tái phạm: nghiên cứu 176 người phạm tội buôn lậu

hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, cho thấy, có 4

người phạm tội có tiền sự về hành vi buôn lậu qua biên giới, chiếm tỷ lệ

2,2%; 3 người tái phạm chiếm ty lệ 1,7%

Trang 27

Về trường hợp phạm tội có tổ chức: trong số 62 vụ án buôn lậu hoặcvận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới được nghiên cứu có 38

vụ án được kết luận là phạm tội có tổ chức, chiếm tỷ lệ 61,2%: Đây là tỷ lệtương đối cao so với các loại tội phạm khác và cũng là đặc điểm cần chú ýtrong đấu tranh phòng, chống tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng

hóa, tiền tệ qua biên giới

Về đặc điểm địa lý của tình hình phạm tội buôn lậu hoặc vận chuyển

trái pháp hàng hóa, tiên tệ qua biên giới: qua báo cáo của các địa phươngcho thấy, hoạt động buôn lậu vẫn diễn ra nhiều ở tuyến biên giới phía Bắc

(chủ yếu ở Lạng Sơn, Quảng Ninh); tuyến biển Đông Bắc, miền Trung (chủ

yếu ở thị xã Cửa Lò, Quỳnh Lưu, Nghệ An; Diém Điền, Thái Bình); tuyếnbiên giới Tây Nam (Tây Ninh, Long An, Đồng tháp, An Giang); tuyến biêngiới miền Trung (Lao Bao, Quảng Tri, Cầu Treo, Hà Tĩnh); tuyến hangkhông (Nội Bài, Hà Nội; Tân Sơn Nhất, thành phố Hồ Chí Minh)

Cơ cấu của tình hình tội phạm là vấn đề tiếp tục được nghiên cứu vì

số vụ án mà Tòa án nhân dân các cấp đưa ra xét xử chưa phản ánh đúng

thực trạng tình hình buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệqua biên giới Số vụ buôn lậu bị bắt giữ nhiều, nhưng số vụ án bị truy tố

chiếm tỷ lệ rất thấp (0,69%) do đó việc sử dụng số liệu của Tòa án để làm

rõ cơ cấu tình hình tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ

qua biên giới là vấn đề khá phức tạp hiện nay

Tính chất của tình hình tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới thể hiện qua số lượng của tội buôn lậu hoặc vận

chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới so với các tội phạm nguy

hiểm nhất cho xã hội cũng như qua các đặc điểm nhân thân của những

người thực hiện tội phạm này Tính chất của tình hình tội buôn lậu hoặc vận

chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới được làm sáng tỏ thông qua

cơ cấu của nó

Trang 28

Nghiên cứu nhân thân người phạm tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái

phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới nhằm mục đích xác định những đặctrưng của người phạm tội, những yếu tố, điều kiện, môi trường hình thành

nhân thân người phạm tội

Về giới tính người phạm tội: nghiên cứu 62 vụ án buôn lậu hoặc vận

chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới cho thấy, trong tổng số 176

người phạm tội thì nam giới gồm 133 người, chiếm ty lệ 75,5%; nữ giới

gồm 43 người, chiếm tỷ lệ 24,5%

Về độ tuổi người phạm tội: trong tổng số 176 người phạm tội được

nghiên cứu thì số người phạm tội từ độ tuổi 18 đến 30 tuổi gồm 57 người, chiếm tỷ lệ 32,3%; số người phạm tội từ độ tuổi 30 đến 45 tuổi gồm 94 người, chiếm tỷ lệ 53,4%; số người phạm tội trên 45 tuổi gồm 25 người

phạm tội là cán bộ, nhân viên các cơ quan nhà nước gồm 36 người, chiếm

tỷ lệ 20,4%; số người phạm tội ngoài biên chế nhà nước gồm 140 người,

chiếm tỷ lệ 79,6%

Thành phần những người phạm tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái

phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, có thể phân làm một số loại sau đây:

Trang 29

- Nhitng người buôn lậu chuyên nghiện:

Đây là dạng lấy buôn lậu làm phương thức tồn tại, thường là những

đối tượng có tiềm lực kinh tế mạnh, hoạt động có tổ chức chặt chẽ, thườngmóc nối, mua chuộc số cán bộ có chức, có quyền biến chất trong Công an,Hải quan, Quản lý thị trường tạo thành các đường dây buôn lậu Trên thực

tê, một số ít cán bộ thuộc các lực lượng chống buôn lậu như Hải quan,Quản lý thị trường, Công an, Bộ đội biên phòng bị bọn buôn lậu muachuộc làm tay sai cho chúng Trong vụ án Tân Trường Sanh, nhằm vô hiệuhóa lực lượng hải quan, bọn buôn lậu đã mua chuộc 33 cán bộ hải quan của

các tỉnh Long An, Thừa Thiên - Huế, Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minhtiếp tay cho chúng

Thủ đoạn này gắn bó chặt chẽ với tệ nạn tham những, bởi chính

tham những đã bao che, dung túng, tiếp tay cho bọn buôn lậu, làm cản trở

công tác điều tra của các cơ quan chức năng đối với hoạt động buôn lậu.Ngược lại, buôn lậu là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng nạn tham nhũng

Những kẻ buôn lậu mang tính chất chuyên nghiệp còn móc nối với

bon "dau nau" ở bên kia biên giới và bọn buôn lậu quốc tế để hình thành

các đường dây buôn lậu trong nước mang tính quốc tế, liên quan đến nhiều

quốc gia Số đối tượng này không nhiều song đây là số đối tượng nguy hiểm

nhất, có ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô, tính chất hoạt động buôn lậu trongphạm vi toàn quốc và ở từng địa bàn Qua nghiên cứu 62 vụ án buôn lậuhoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, thì những đối

tượng bên ngoài đều lọt lưới pháp luật do người được thuê vận chuyển

không biết tên và địa chỉ của chúng

- Người phạm tội là nhân dân lao động, người buôn bán tiểu ngạch.

Số này hoạt động với lực lượng rất đông dao, chủ yếu làm cửu van,mang, vác thuê cho các chủ lớn Đáng chú ý, từ năm 1995 trở lại đây, bọn

chủ hàng buôn lậu lớn đã móc nối, thu hút vốn trong nhân dân để hoạt động

Trang 30

buôn lậu, buộc dân phải gắn bó lợi ích kinh tế với chúng và phải đứng vềphía chúng nhất là khi hàng lậu bị bắt giữ để tạo nên sự đối đầu giữa lực

lượng chống buôn lậu với quần chúng nhân dân Qua nghiên cứu 62 vụ án

buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, thì số

mang vác thuê là 64 người, chiếm tỷ lệ 36,3%

- Người phạm tội thuộc các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, đoàn

thể xã hội, một xố thuộc lực lượng chống buôn lậu

Số này thường là là những người có chức, có quyền, có điều kiện công

tác thuận lợi cho hoạt động buôn lậu, trực tiếp hoặc gián tiếp tiếp tay, dung

túng cho bọn buôn lậu Đáng chú ý là nhiều giám đốc doanh nghiệp nhànước, thuyền trưởng các tàu viễn dương, giám đốc các công ty của Công an,

tổ chức Đảng, lãnh đạo một số Cục Hải quan địa phương đã tiếp tay cho

bọn buôn lậu; số này không phải do kinh tế khó khăn mà chủ yếu do thoáihóa, biến chất, hay vì động cơ vụ lợi nên trở thành tay sai cho bọn buôn lậu

- Người phạm tội thuộc các tổ chức kinh tế tập thể, doanh nghiệp tư

nhan, công ty trách nhiệm hitu han, tư thương

Những người này thường núp bóng các cơ quan nhà nước, doanh

nghiệp nhà nước, tổ chức đoàn thể dưới danh nghĩa liên doanh, liên kết, hợp tác khoa học để hoạt động buôn lậu Trong tổng số 176 người phạm tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới được nghiên cứu,

có 3 người là giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn, chiếm tỷ lệ 1,7%

- Người phạm tội là người nước ngoài, Việt kiêu lợi dụng chính sách

mở cửa để vào nước ta hoạt động buôn lậu

Số này phổ biến là người Trung Quốc, người Lào, người Cămpuchia,

Singapore , Việt kiều lợi dụng qua lại biên giới thăm thân nhân, tham

quan, du lịch, hợp tác đầu tư để buôn lậu, trốn thuế, vận chuyển trái phép

qua biên giới các loại hàng cấm, các loại hàng hóa sinh lợi nhiều như ngoại

tệ, đá quý, thuốc tân dược, ma túy

Trang 31

Thời gian qua, tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa,

tiền tệ qua biên giới đã gây ra hậu quả rất nghiêm trọng về các mặt chính

tri, kinh tế, văn hóa và xã hội

* Vệ kinh tế:

Trước hết phải nhận thức rằng, thuế quan là mức thuế đánh vào

hàng hóa xuất, nhập khẩu nhằm mục đích điều tiết việc xuất nhập khẩu, gópphan bao hộ và kích thích sản xuất nội địa Vì vậy, buôn lậu trước tiên dẫnđến hậu quả là một lượng lớn hàng hóa, tiền tệ qua lại biên giới ngoài sự

kiểm soát của Nhà nước, lọt qua hàng rào thuế quan, làm mất tính công

bằng trong sản xuất - kinh doanh, và đương nhiên hàng nội và cả hàng nhập

ngoại theo con đường chính tắc không thể cạnh tranh với hàng nhập lậu

Đối với người sản xuất trong nước, hàng lậu tràn ngập thị trường vớichất lượng cao hơn, giá ca thấp hơn hàng nội, thực sự là mối de dọa đời sốngcủa hàng triệu công nhân ở mọi xí nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, nhất

là đối với các ngành công nghiệp non trẻ, mới ra đời Nguyên nhân là những

xí nghiệp sản xuất trong nước vẫn phải nhập nguyên liệu, nhiên liệu từ nước

ngoài và phải chịu thuế nhập khẩu cùng các loại thuế khác như thuế giá trị gia

tăng, thuế lợi tức Trong khi hàng nhập lậu trốn được thuế, giá cả rẻ hơn hàng

nội làm cho hàng nội không bán được, dẫn đến doanh nghiệp trong nước đọng

vốn, nợ nần chồng chất thậm chí phá sản, làm tăng thêm đội quân thất nghiệp

Đối với người tiêu dùng: hàng lậu tràn ngập thị trường với giá rẻ sẽtạo nên thị hiếu ưa dùng hàng ngoại, tâm lý sính hàng ngoại Tuy nhiên,

nguồn hàng nhập lậu rất bấp bênh, do đó sẽ thường xảy ra các cơn sốt về

hàng, về giá làm rối loạn thị trường, Nhà nước không kiểm soát được.

Một hậu quả khác mà tệ nạn buôn lậu gây ra đối với nền kinh tế là

làm cho Nhà nước thất thu thuế lớn (chỉ riêng vụ Tân Trường Sanh gây thấtthu 900 ty đồng tiền thuế) cho ngân sách nhà nước, làm mất cân đối thu chingân sách cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Trang 32

Tệ nạn buôn lậu còn gây tác hại đối với nền kinh tế ở chỗ nó tạo ramột xã hội tiêu thụ giả tạo trên một nền sản xuất mất cân xứng, thậm chí

day nền kinh tế tới chỗ trì trệ vì đa số bọn buôn lậu, tham những không đầu

tư vốn vào sản xuất mà thường đầu tư vào các lĩnh vực bất động sản, dulịch, dịch vụ, vàng bạc, ngoại tệ hoặc ăn chơi xa xi

* Về văn hóa xã hội

Mục đích của buôn lậu là không từ một thủ đoạn nào miễn là thu

được nhiều lợi nhuận bất chính mà nếu làm ăn chính đáng, tuân thủ pháp

luật họ không thể có được Từ hám lợi, họ sẵn sàng phản lại hệ thống đạo

đức truyền thống, tạo ra một hệ thống phi đạo đức khác tất cả vì tiền, "cótiền là có tất ca" Thực trạng xã hội cho thấy đồng tiền bất chính do thamnhững, buôn lậu đã làm cho đạo đức của nhiều kẻ buôn lậu cùng gia đình

họ bị tha hóa Đó cũng là nguyên nhân gây nên nhiều tệ nạn xã hội khác,

ảnh hưởng xấu đến môi trường văn hóa của nhân dân

* Về chính trị

Tệ nạn buôn lậu còn gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, vai trò

quản lý của Nhà nước Một hậu quả khác mà tệ nạn buôn lậu gây ra cũngkhông kém phần nguy hại là làm cho các cơ quan quản lý nhà nước không

kiểm soát được hoạt động xuất, nhập khẩu, làm cho hoạt động của các cơ

quan chức năng kém hiệu quả, công tác hoạch định chính sách - xã hội bịsai lệch do không xác định được những tác động xấu do tệ nạn buôn lậu gây

ra Tệ nạn buôn lậu càng phát triển, càng làm cho đời sống kinh tế của một

bộ phận nhân dân gặp khó khăn, thị trường hỗn loạn, tệ nạn xã hội phát triển, công bằng xã hội không được thiết lập, Nhà nước thất thu thuế nên một số quỹ phúc lợi, bảo hiểm xã hội bị giảm sút, các chính sách đối với

các gia đình thương bình, liệt sĩ, các đối tượng bị thiệt thòi không được thực

hiện tốt Té nạn buôn lậu cũng sẽ kéo theo một bộ phận cán bộ, dang viên

sa đọa, biến chất, lợi dụng chức quyền để cấu kết với bọn buôn lậu, bao

Trang 33

che, tiếp tay cho chúng Từ thực trạng trên làm cho nhân dân hoang mang,

giảm sút niềm tin vào Đảng và Nhà nước

Mục đích của bọn buôn lậu là lợi nhuận kinh tế Nhưng để đạt được

mục đích này, chúng có thể làm mọi việc, kể cả việc gây ảnh hưởng xấu

cho quan hệ đối ngoại của nước ta với các nước khác trên thế giới Các thế

lực thù địch có thể lợi dụng con đường buôn lậu để tuồn vũ khí, văn hóa

phẩm có nội dung phản động, đồi trụy vào nước ta Cũng thông qua hoạt

động buôn lậu, các thế lực thù địch có thể thu thập tin tức tình báo và tiến

hành các hoạt động phá hoại khác

Việc nhận thức được các hậu quả của tệ nạn buôn lậu có ý nghĩa to

lớn trong công cuộc đổi mới hiện nay Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn

luôn coi đấu tranh chống buôn lậu là vấn đề sống còn của sự nghiệp cách

mạng nước ta

1.2 NGUYÊN NHÂN, DIEU KIỆN CUA TOI BUON LAU HOẶC VAN CHUYEN TRAI PHEP HANG HOA, TIEN TE QUA BIEN GIGI

Tội phạm nói chung và tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng

hóa, tiền tệ qua biên giới nói riêng, bao giờ cũng được thực hiện bởi con

người cụ thể Vấn đề đặt ra là do nguyên nhân gì và trong điều kiện nào, con người cụ thể lại thực hiện tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới Làm rõ nguyên nhân và điều kiện phạm tội là cơ

sở thiết yếu để đưa ra các biện pháp phòng ngừa thích hợp với tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới và góp phần làm

giảm tình trạng phạm tội trong xã hội

Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã xác định quan hệ nhân quả là mộtdạng của mối liên hệ giữa các hiện tượng, trong đó một hiện tượng được gọi

là nguyên nhân với những điều kiện nhất định đã làm phát sinh một hiệntượng khác được gọi là kết quả Cũng như những tội phạm khác, tội buôn

lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới tồn tại là hậu

Trang 34

qua của những nguyên nhân nhất định Những nguyên nhân đó gắn liền vớinhững điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội nhất định Nguyên nhân và điềukiện là hai khái niệm có quan hệ biện chứng với nhau, chuyển hóa lẫn nhau.

Một hiện tượng trong hoàn cảnh này là nguyên nhân phát sinh tội phạm

nhưng trong hoàn cảnh khác là điều kiện thúc đẩy hành vi phạm tội Vì vậy,việc phân chia các hiện tượng làm phát sinh và thúc day tội phạm buôn lậuthành nguyên nhân và điều kiện hoàn toàn mang tính chất tương đối

Tội phạm nói chung và tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hànghóa, tiền tệ qua biên giới nói riêng dù ở mức độ nào cũng phải được coi là

một hiện tượng xã hội tiêu cực Vì vậy, muốn xác định, làm rõ nguyên nhân

và điều kiện phạm tội, phải tìm hiểu nó từ trong các quá trình, hoạt động xã

hội và không chỉ trong quá trình hoạt động tiêu cực mà cả trong mặt trái

của quá trình tích cực

Xét trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam, có thể rút ra những nguyên

nhân và điều kiện chủ yếu sau gây nên tình hình tội phạm buôn lậu hiện nay:

1 Nguyên nhân kinh tế - xã hội

Thị trường bao giờ cũng tuân theo quy luật cung cầu và giá trị hàng

hóa Do đó, có thể thấy rõ nguyên nhân trực tiếp làm cho tình hình buôn lậu

tồn tại và phát triển là sự mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu

Nước ta vốn là nước nông nghiệp lạc hậu lại chịu hậu quả nặng nề

của các cuộc chiến tranh kéo dài Sau khi thống nhất đất nước, chúng ta

bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát

triển tư bản với một cơ sở kinh tế hết sức nghèo nàn và lạc hậu Cho đếnnay, nền kinh tế của nước ta vẫn là nền kinh tế sản xuất nhỏ, phân tán, năng

suất lao động thấp Hàng hóa sản xuất ra chưa có hàm lượng chất xám cao,

khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế còn yếu Sản xuất công nghiệp,

tiểu thủ công nghiệp chưa đáp ứng được quy luật cung - cầu, hàng hóa vừa

thiếu về số lượng lại kém về chất lượng Giá trị sử dụng và thẩm mỹ thấp

Trang 35

nhưng giá thành lại cao không đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùngtrong nước Nhiều sản phẩm làm ra không được thị trường chấp nhận và do

đó chưa đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại trên chính thị trường của mình vàcũng rất khó khăn trong việc tìm thị trường ở nước ngoài

Nước ta nằm trong khu vực và gần kề với các nước như Trung Quốc,Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản là những nước có nền sản xuất

hàng hóa phát triển, hàng hóa đa dạng, phong phú về chủng loại, hoàn hảo

về chất lượng, hình thức, mẫu mã đẹp, giá cả thường thấp hơn hoặc ngangbằng giá hàng nội địa Trong khi đó, nhu cầu tiêu dùng và sinh hoạt của xãhội ngày càng tăng, không chỉ đòi hỏi về số lượng mà cả về chất lượng theo

xu thế chung của thời đại Bên cạnh đó, tâm lý sính hàng ngoại, tôn sùng

hàng ngoại, xài sang, xa hoa lãng phí còn phổ biến trong nhân dân Do vậy,

theo quy luật giá trị, hàng ngoại mặc nhiên xâm nhập vào nước ta ngày

càng nhiều Chính đây là nguyên nhân chủ yếu để hàng ngoại tràn ngập thị

trường, cạnh tranh khốc liệt với hàng nội, làm cho sản xuất trong nước bị

đình đốn, nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp bị phásản, hàng vạn người lao động không có việc làm, thị trường giá cả bị rốiloạn Điều dễ thấy là nếu chúng ta có đầy đủ hàng hóa đảm bảo chất lượng,

phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, giá thành thấp thì hàng ngoại không

thể xâm nhập được vào nước ta và những kẻ buôn lậu sẽ không còn "đất" để

kiếm sống Thực tế của những năm qua cho thấy, khi một số mặt hàng nhưbia, nước giải khát trong nước sản xuất chưa đáp ứng nhu cầu, chất lượng

còn thấp, giá thành cao thì việc buôn lậu các mặt hàng này tăng mạnh;

nhưng khi sản xuất trong nước đã đáp ứng được các yếu tố trên thì hiện

tượng buôn lậu đồng thời chấm dứt

Bên cạnh đó, khi nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế tập trung,

quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường, nhiều ngành, nhiều cơ sở kinh tế

đã bộc lộ yếu kém trong việc tự lo vốn, tự trả lương, tự tìm nguyên vật liệu,

Trang 36

tự lo thị trường Việc tự hạch toán trong sản xuất, kinh doanh bên cạnh

những mặt tích cực đẩy mạnh sản xuất phát triển cũng đã phát sinh nhiều

tiêu cực trong đó có tệ nạn buôn lậu Đây cũng là nguyên nhân làm gia tăng

về thành phần đối tượng và hàng hóa buôn lậu

Việc phân cấp quản lý, phân cấp ngân sách cho địa phương, cho

phép các địa phương được xét cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp (trong

một vài năm trước đây) là điều cần thiết để đề cao trách nhiệm, tính chủ

động, sáng tạo của địa phương, cơ sở, nhưng cũng đã dẫn đến tình trạngmột số địa phương đặt lợi ích cục bộ cao hơn lợi ích quốc gia, tạo ra các

khoảng trống để các cấp cơ sở xé rào, đẩy mạnh thu thuế công thương

nghiệp đối với một số hàng nhập lậu, tạo sức thu hút, lôi kéo các chủ hàngđến địa phương mình nộp thuế với mức thuế thấp nhằm tăng ngân sách địa

phương Không ít chính quyền địa phương lợi dụng sự phân cấp để bao che,

tiếp tay cho bọn buôn lậu, cấp giấy phép xuất nhập khẩu không đúng quy

định Chính việc phân cấp thiếu rõ ràng, hạ thấp yêu cầu quản lý, kiểm soát

đã là một trong những nguyên nhân, điều kiện tạo thuận lợi cho sự phát

sinh, phát triển của tội phạm buôn lậu.

2 Nguyên nhân về cơ chế, chính sách, pháp luật

Trong hơn mười năm đổi mới, công tác xây dựng pháp luật ở nước

ta nói chung đã trở thành hình thức hoạt động cơ bản của cơ quan quyền lực nhà nước được đẩy mạnh ở cả ba cấp độ: lập pháp của Quốc hội, lập quy

của cơ quan nhà nước trung ương; lập quy của chính quyền địa phương

Năng lực lập pháp, lập quy của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành ngày

càng được nâng cao, những cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động xây dựngpháp luật ngày càng được hoàn thiện, sự lãnh đạo của Đảng, mối quan tâm

của toàn xã hội đối với xây dựng pháp luật ngày càng tăng Nhờ vậy, hệ

thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật về chống buôn lậu nói

riêng đã được đổi mới về cơ bản, kịp thời thể chế hóa đường lối, chủ trương

Trang 37

đổi mới của Đảng, bảo đảm cho Nhà nước có pháp luật để quản lý xã hội và

đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm buôn lậu.

Tuy nhiên, việc xây dựng pháp luật còn chậm trễ, chưa đáp ứng

được sự phát triển với tốc độ nhanh của nền kinh tế thị trường Pháp luật về

quản lý kinh tế chưa được hoàn thiện, thiếu đồng bộ và còn nhiều sơ hở

Trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu, chính sách xuất nhập khẩu và thuế nhậpkhẩu đã nhiều lần được sửa đổi, bổ sung, song còn nhiều điểm chưa hợp lý,

chưa được thông suốt trong các ngành, các cấp đã tạo kẽ hở cho bọn buôn

lậu, tham nhũng lợi dụng Cần nhấn mạnh thêm rằng, việc xác định thuế

suất đối với từng mặt hàng nhập khẩu không những chỉ có tác dụng điều tiếthoạt động xuất nhập khẩu, mà còn là yếu tố ngăn chặn hoặc tạo ra hiện

tượng buôn lậu Một số cơ chế, chính sách chưa được định hình rõ rệt, còn

thay đổi nhiều như quy định về danh mục những mặt hàng cấm xuất, nhậpkhẩu; những mặt hàng xuất, nhập khẩu theo hạn ngạch hoặc hàng xuất,

nhập khẩu phải có giấy phép; những mặt hàng được tự do xuất nhập khẩu.

Một số mặt hàng lúc được xuất, nhập, lúc lại quy định tạm ngừng xuất,

nhập trong thời gian quá ngắn, một số quy định về cấp quota, giấy phépxuất, nhập khẩu vừa rườm rà, vừa quy định chưa sát, tạo kẽ hở cho tội phạmbuôn lậu phát triển

Một số văn bản pháp quy trong lĩnh vực chống buôn lậu còn có sựmâu thuẫn, chồng chéo, thậm chí phủ định lẫn nhau, cho nên kém hiệu quảtrong việc chi đạo và thực hiện chống buôn lậu như Chi thị 92, 229/HDBT,việc cho đăng ký các xe cũ, xe "lỡ nhập” Chế độ trích thưởng theo Quyết

định 180/TTg của Thủ tướng Chính phủ chậm được cu thể hóa nên số tiền

thu được từ nguồn phạt và tịch thu hàng hóa buôn lậu không được tập trung

cho việc trang bị phương tiện công tác, thông tin, phụ cấp cho lực lượng

chống buôn lậu trực tiếp Ngoài ra, do việc phân biệt ranh giới giữa tội

phạm buôn lậu và vi phạm hành chính về buôn lậu chưa rõ ràng, cụ thể nên

Trang 38

đã tạo sơ hở cho một số cán bộ lợi dụng xử phạt vi phạm hành chính để cótiền thưởng cả những vụ phải xử lý bằng hình sự Chính phủ chậm ban hànhQuy chế xử phạt hành chính về buôn lậu, nhất là quy định về việc tịch thu,tạm giữ phương tiện vận tải, phương tiện hành nghề để việc xử lý được

nhanh chóng, đúng pháp luật.

Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN là một trong những đảm

bảo để cuộc đấu tranh chống tội phạm nói chung và chống tội phạm buôn

lậu nói riêng có hiệu quả Bởi vì, chỉ trong điều kiện của Nhà nước phápquyền thì hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dânmới có sự thống nhất về pháp luật, phát huy yếu tố tích cực, loại trừ yếu tố

tiêu cực cho tội phạm tồn tại và phát triển

3 Nguyên nhân về quản lý kinh tế - xã hội

Lãnh đạo và quản lý kinh tế - xã hội phải giải quyết đúng đắn mối

quan hệ giữa hoạt động chủ quan và tất yếu khách quan, tức là tư duy phải

khoa học và phù hợp với tất yếu khách quan Ngay từ năm 1918, V.I Lênin

đã từng khẳng định: "Trong một sự nghiệp vĩ đại như vậy, chúng ta không bao giờ có thể tham vọng rằng chúng ta có thể căn cứ vào một sự chỉ dẫn

nào đấy đã có san từ trước mà định ra được ngay và xây dựng được ngaymột lúc những hình thức của xã hội mdi" [36, 469]

Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, bên cạnh những thành tựu đã đạtđược, trong quản lý kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều khuyết điểm, nhược điểm:

- Trong phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, việc lãnh đạo xây

dựng quan hệ sản xuất mới vừa lúng túng, vừa buông lỏng, chưa phát huytốt tiềm năng, giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất của các thành phần kinh tế

- Trong điều kiện cơ chế thị trường còn sơ khai thì vai trò quản lý vĩ

mô của Nhà nước còn yếu Hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách chưa

đồng bộ, nhất quán và tác động cùng chiều để thúc đẩy và hướng dẫn nền

kinh tế mạnh mẽ, hiệu qua và đúng hướng

Trang 39

- "Bộ máy quan lý nhà nước về kinh tế chậm được sắp xếp lại, tinh

gian và nâng cao chất lượng, tệ quan liêu, cửa quyền, mất dân chủ còn nặng

nề Năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế

và quan trị kinh doanh chưa tương xứng với yêu cầu của nhiệm vụ” [43, 84]

Những yếu kém nói trên là nguyên nhân gián tiếp làm cho tội phạm

buôn lậu phát triển Ngoài ra, phải kể đến những khuyết điểm, nhược điểm

của cơ chế là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng buôn lậu:

- Khi chuyển sang cơ chế thị trường, chúng ta đã xác định công tác

quản lý tài chính, tiền tệ là mối quan tâm hàng đầu, là lĩnh vực kinh tế vĩ

mô trọng tâm có tác động tới tất cả các vấn đề kinh tế tổng thể Làm chủ

được lĩnh vực kinh tế tiền tệ, tài chính sẽ là nhân tố góp phần làm chủ cácvấn đề kinh tế vĩ mô khác Nhưng ở ngay lĩnh vực này chúng ta còn nhiều

thiếu sót để bọn buôn lậu lợi dụng, trốn thuế Hệ thống thuế với sự tồn tại của hang trăm loại thuế với các khung thuế co giãn quá lớn là kẽ hở để số

cán bộ xấu thông đồng với kẻ xấu hạ mức thuế, làm thất thu cho ngân sách

Nhà nước Việc quản lý ngoại tệ cũng lỏng lẻo, dẫn tới một số lớn ngoại tệ

đổ ra nước ngoài để mua những loại hàng hóa xa xỉ phẩm, không cần thiết

đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

- Việc quản lý các hoạt động xuất, nhập khẩu vừa rườm rà gây khó

khăn cho các đơn vị xuất, nhập khẩu làm ăn chính đáng, vừa tạo ra sơ hở để

bọn buôn lậu lợi dụng Tình trạng cấp giấy phép xuất, nhập khẩu thiếu nguyên tắc; việc trao đổi, mua bán quota vẫn diễn ra cũng là một trong những yếu tố làm phát sinh tệ tham nhũng, buôn lậu ở nhiều cơ quan.

- Công tác quản lý xuất, nhập cảnh ở khu vực biên giới, cửa khẩu

còn nhiều thiếu sót Về khách quan, nước ta có 3.730 km biên giới đường

bộ, 3.260 km đường biển, nhiều đường mòn lớn nhỏ nối liền nước ta với các

nước láng giềng, vùng biên giới Việt - Trung có 300 con đường mòn lớn nhỏ

Trang 40

Nhà nước ta đã ban hành các quy định quản lý vùng biên như Chi

thị số 94/CT ngày 25-3-1993 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức

quản lý thị trường vùng biên giới Việt - Trung trong tình hình mới; Chí thị

số 156/CT ngày 9-6-1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức,

quan lý, trao đổi hàng hóa qua biên giới Việt - Lao; Chỉ thị số 133/CT ngày

5-5-1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về trao đổi hàng hóa qua biên

giới Tây Nam Các văn bản đó cho phép dân cư biên giới qua lại hai bên và

trao đổi, mua bán những hàng hóa, sản phẩm do mình làm ra và trị giá mỗi

lần trao đổi là 500.000 đ theo Thông tư số 05/TMDL-KTTT của Bộ Thương mại ngày 7-5-1992 Đây cũng là sơ hở để người dân vùng biên lợi dụng chở

thuê hàng cho bọn buôn lậu và gây khó khăn cho công tác quản lý hoạt

động xuất, nhập cảnh

- Quản lý việc buôn bán và vận chuyển hàng hóa trên biển vốn đã

không dễ dàng lại càng phức tạp hơn trong điều kiện cụ thể ở Vịnh Bắc Bộ

(trên 3.000 đảo lớn nhỏ và là nơi tiếp giáp giữa vùng biển Việt Nam (vớivùng biển Trung Quốc) và ở vùng biển Tây Nam (với 156 đảo lớn nhỏ, địa

hình ven biển phức tạp, nhiều nơi là rừng ngập mặn, có rất nhiều kênh rạch

dễ chuyên chở, phân tán hàng hóa, có sự móc nối giữa bọn buôn lậu người

Việt Nam, Cămpuchia, Thái Lan, thậm chí có trường hợp lại được sự yểm

trợ của một số toán vũ trang của Campuchia, Thái Lan)

- Chưa thực hiện được công tác quản lý tận gốc như quản lý các

phương tiện vận tải biển và quản lý các cảng biển, cảng sông, mà đây lại là yếu tố có ý nghĩa quyết định để ngăn chặn việc buôn lậu và vận chuyển hàng hóa trái phép qua đường biển.

4 Công tác tổ chức, cán bộ

Cùng với việc phối hợp, hiệp đồng giữa các lực lượng đấu tranh

chống buôn lậu, công tác xây dựng lực lượng chuyên trách chống buôn lậu

phải được thường xuyên quan tâm củng cố, đảm bảo cho lực lượng này đủ

Ngày đăng: 28/05/2024, 21:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w