1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Quản lý nhà nước của bộ đội biên phòng Việt Nam trên tuyến biên giới đất liền

105 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Nhà Nước Của Bộ Đội Biên Phòng Việt Nam Trên Tuyến Biên Giới Đất Liền
Tác giả Hoàng Hữu Chiến
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Quốc Hoan
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2004
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 63,06 MB

Nội dung

Trongquá trình thực hiện nhiệm vụ của mình BĐBP đã tham gia vào việc thu thập tài liệu, chứng cứ về biên giới quốc gia, trực tiếp tham gia, tham mưu cho Nhà nước, cấp uy chính quyền địa

Trang 1

aie 3k 3k dt sk 3k 3k 3k 3k 3È 3É s 3k 3k 3k 2k sk ie 2K OK OK 3k OK OK OK

HOÀNG HỮU CHIẾN

QUAN LÝ NHÀ NƯỚC CUA BO DOI BIEN PHONG VIET NAM TREN TUYEN

BIEN GIOI DAT LIEN

Chuyén nganh: Ly luan va lich su

Nha nước va pháp luật

Ma số: 603801

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC: TS Nguyễn Quốc Hoan

HÀ NỘI - 2004

Trang 2

tổ chức, nhà khoa học, các Thầy Gô giáo và các bạn đồng nghiệp.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Luật Bà nội, €ục trinh

sát, Bộ tham mưu - Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng, Ban giám đốc

Bọc viện biên phòng Chi huy và toàn thể giáo viên Khoa pháp luật

-Tọc viện biên phòng

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sỹ Nguyén Quốc Hoan - Thay đã tận tình chỉ bảo tôi trong quá trình thực hiện

luận văn này

Xin tran trong cam on!

Đà nội ngày 05 tháng 5 năm 2004

Hoc viên

Hoang Pữu Chiến

Trang 3

MỞ ĐẦU 6

Chương 1: Một sô vấn đề lý luận về quan lý nhà nước trên tuyến

biên giới đất liên của Bộ đội biên phòng Việt nam 10

1.1- Quản ly nhà nước trên tuyến biên giới đất liền 101.2- Quan ly nhà nước trên tuyến biên giới đất liền của Bộ đội biên

phòng 24Chương 2: Cơ sở pháp lý và thực trạng quản lý nhà nước của Bộ

đội biên phòng Việt Nam trên tuyến biên giới đất liền 392.1- Cơ sở pháp lý để Bộ đội biên phòng quản lý nhà nước trên tuyến

biên giới đất liên 39

2.2- Thực trạng quản lý nhà nước của Bộ đội biên phòng trên tuyến

biên giới đất liên 45

Chương 3: Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả

quản lý nhà nước của Bộ đội biên phòng Việt Nam

trên tuyến biên giới đất liền 78

3.1- Dự báo tình hình có liên quan 78

3.2- Những giải pháp cơ bản 81Kết luận 97Danh mục tài liệu tham khảo 08

Trang 4

BGDL Bién gidi dat lién

HĐND Hội đồng nhân dân

KVES3 Khu vực biên giới

QLNN Quản lý nhà nước

QPPL Quy phạm pháp luật

UBND Uy ban nhân dân

Trang 5

Từ khi thành lập đến nay (3.3.1959) Bộ đội biên phòng (BĐBP) luônđược Đảng, Nhà nước giao cho trọng trách quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh

thổ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội ở khu

vực biên giới (KVBG) Trong suốt hon 40 năm qua dù trong thời chiến haythời bình BĐBP luôn xứng đáng với sự tin cậy của Dang, Nhà nước Trongquá trình thực hiện nhiệm vụ của mình BĐBP đã tham gia vào việc thu thập

tài liệu, chứng cứ về biên giới quốc gia, trực tiếp tham gia, tham mưu cho

Nhà nước, cấp uy chính quyền địa phương các cấp trong đàm phán, hoạch địnhbiên giới, giải quyết các tranh chấp biên giới, bảo đảm giữ vững độc lập chủ quyền,

toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trên cơ sở lợi ích và pháp luật quốc gia, pháp luật

quốc tế, các hiệp định, hiệp nghị mà Việt Nam đã ký kết với các nước có chungđường biên giới BĐBP đã trực tiếp phát hiện, ngăn chặn, điều tra, xử lý hàng nghìn

vụ vi phạm pháp luật hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc thẩmquyền của mình Trực tiếp thực hiện và tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành

tốt các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và

tham gia có hiệu quả vào các chương trình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, y tế,

giáo dục ở KVBG Việc thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước đối với biên giới

quốc gia của BĐBP trong những năm qua đã góp phần quan trọng trong việc giữ

gin độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ biên giới quốc gia của Tổ quốc, tăng

cường tình đoàn kết hữu nghị hợp tác giữa các quốc gia láng giềng, cũng như trong

việc giữ gìn an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế, văn hoá, xã

hội, nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân ở KVBG

Ngày nay, Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập nền kinh tế khu vực

và quốc tế, các hoạt động lưu thông qua lại biên giới của người, phươngtiện, hàng hoá rất đa dạng, vì thế các loại vị phạm pháp luật mang tính đaquốc gia, các tranh chấp ở KVBG diễn biến ngày càng phức tạp, một bộ

Trang 6

phạm pháp luật Bọn phản động trong nước câu kết với các thế lực thù địch

nước ngoài, lợi dụng sự kém phát triển về kinh tế, văn hoá xã hội, ý thức

pháp luật của nhân dân biên giới còn hạn chế để gây chia rẽ, xuyên tac đường lối, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước nhằm gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở KVBG và trên toàn lãnh thổ Những vấn đề trên đây tạo ra nhiều khó khăn cho công tác quản

lý, bảo vệ biên giới quốc gia và đặt ra nhiệm vụ, yêu cầu ngày càng nặng nề

cho các ngành các cấp nói chung và lực lượng BDBP nói riêng là vừa bao

đảm giữ vững độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ gìn an

ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội vừa bảo đảm hỗ trợ tốt cho đường lốiđối ngoại và phát triển kinh tế của Nhà nước

Trong tình hình hiện nay, nhiệm vụ quản lý nhà nước về biên giới quốc giacủa BĐBP mang tính tất yếu khách quan, cấp bách, nhất là trong bối cảnh Nhà

nước ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của nhân dân,

do nhân dân, vì nhân dân, Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không

ngừng tăng cường pháp chế XHCN Nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của

quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp

luật để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về biên giới quốc gia Từ khi

thành lập đến nay BĐBP chủ yếu dựa vào một số Nghị quyết của Đảng, văn bảncủa Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ (Bộ Công an) và mới đây là Luậtbiên giới quốc gia, Pháp lệnh BĐBP Các văn bản này là căn cứ pháp lý quan

trọng, là công cụ hữu hiệu để BĐBP hoạt động có hiệu quả, góp phần quan

trọng trong việc hoàn thành nhiệm vụ quản lý nhà nước về biên giới quốc gia.Đứng trước những đòi hỏi, yêu cầu ngày càng nặng nề của nhiệm vụ

quản lý bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới, các văn bản pháp luật

hiện hành còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu

quả quản lý nhà nước về biên giới quốc gia, điều đó làm cho hoạt động

Trang 7

lý đủ mạnh để BĐBP thực hiện tốt nhiệm vu quan lý nhà nước về biên giới

quốc gia trên các tuyến biên giới

Trong những năm gần đây việc nghiên cứu quản lý nhà nước nói chung

được rất nhiều tác gia dé cập ở mức độ khác nhau trên các lĩnh vực, tuy

nhiên quản lý nhà nước về biên giới quốc gia của BĐBP thì chưa có đề tàinào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện Từ các lý do trên đây tôi

chọn đề tài: “Quan lý nhà nước của Bộ đội biên phòng Việt Nam trên

tuyến biên giới đất liên” đây là vấn đề có ý nghĩa cấp thiết về lý luận và

thực tiễn đối với BĐBP trong tình hình hiện nay

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước của BĐBP trên tuyến biên giới

đất liền, trên cơ sở đó luận văn kiến nghị một số giải pháp cơ bản nhằm

tăng cường công tác quản lý nhà nước trên tuyến biên giới đất liền củaBĐBP Việt Nam trong điều kiện hiện nay

3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

- Phân tích một số vấn đề lý luận về QLNN làm cơ sở để BĐBP thực

hiện quản lý nhà nước trên tuyến Biên giới đất liền trong điều kiện hiện nay

- Kiến nghị một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý

nhà nước trên tuyến Biên giới đất liền của BDBP

4 ĐỐI TƯỢNG, PHAM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Trang 8

Luận văn chỉ nghiên cứu quản lý nhà nước của Bộ đội biên phòngtrên tuyến biên giới đất liền, (tuyến biên giới chỉ có ý nghĩa phân biệt giữabiên giới biển với biên giới đất liền, biên giới trên không, hoặc phân biệt

giữa biên giới Việt Trung với biên giới Việt Lào, biên giới Việt Nam Campuchia)

-5 PHUONG PHAP NGHIEN CUU

Dé tai nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chu nghĩa Mác

- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật để làm sáng tỏ

những vấn đề về quản lý nhà nước đối với biên giới nói chung và biên giới

đất liền nói riêng

Đồng thời luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như:

thống kê, điều tra khảo sát thực tế, so sánh, phân tích tổng hợp để làm sáng

tỏ các vấn đề trong đối tượng nghiên cứu

6 Ý NGHĨA KHOA HOC CUA LUẬN VAN

Luận văn có ý nghĩa là tài liệu tham khảo, nghiên cứu cho những ngườiquan tâm đến lĩnh vực này ở trong và ngoài lực lượng Bộ đội biên phòng.Luận văn có ý nghĩa vận dụng thực tiễn vào hoạt động quản lý nhà nước

trên tuyến biên giới đất liền của Bộ đội biên phòng trong tình hình hiện nay

7 KẾT CẤU LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bảng chữ

viết tắt và các phụ lục kèm theo, luận văn có 3 chương

Trang 9

Chương 1

MOT SO VAN DE LY LUẬN VE QUAN LY NHÀ NƯỚC

TREN TUYEN BIEN GIGI DAT LIEN CUA BO DOI BIEN PHONG

VIET NAM

1.1 QUAN LÝ NHÀ NƯỚC TREN TUYẾN BIEN GIỚI DAT LIEN

Biên giới quốc gia là một phạm trù lich sử, sự ra đời của biên giới quốc

gia gan liền với sự ra đời của nhà nước Khi các quốc gia cổ đại đầu tiên ra

đời, giữa các quốc gia còn phần lãnh thổ vô chủ thường là những chướng ngại

vật tự nhiên như: rừng, núi, sa mạc, sông hồ phần lãnh thổ vô chủ đó gọi là

miền biên giới hay miền biên thuỳ, hình thức sơ khai đầu tiên của biên giớiquốc gia Cùng với việc hình thành nhà nước, các quốc gia không ngừng củng

cố và mở rộng lãnh thổ của mình, lãnh thổ vô chủ bị thu hẹp lại, lãnh thổ quốc

gia ngày càng xích lai gần nhau dẫn tới đường biên giới Các đường biên giới

đầu tiên thường nằm trùng với ranh giới công xã, làng mạc, thành phố hay các

bức thành, vách đá, có chức năng chủ yếu để phân chia lãnh thổ trên mặt đất.

Tại điều 4 Hiệp ước BGDL giữa nước Cong hoà XHCN Việt Nam và

nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ký ngày 30 tháng 12 năm 1999 có hiệu

lực ngày 6 tháng 7 năm 2000 quy định: “Mặt thẳng đứng đi theo đường biên

giới trên đất liền giữa Việt Nam va Trung Quốc nói tại Điều II của Hiệp ước

này phân định vùng trời và lòng đất giữa hai nước” [2.tr36]

Điều | luật biên giới quốc gia nước Cộng hoà XHCN Việt Nam được

Quốc hội Khoá XI kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2003 có hiệu

lực từ ngày | tháng | năm 2004 quy định: “Biên giới quốc gia của nước Cộng

hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần

đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước

Cộng hòa XHCN Việt Nam”[7|

Từ khái niệm biên giới quốc gia có thể rút ra:

Trang 10

- Biên giới quốc gia là giới han lãnh thổ của một quốc gia.

- Biên giới quốc gia là cơ sở xác định chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối

của quốc gia đối với lãnh thổ

Lãnh thổ quốc gia được cấu thành bởi ba bộ phận chính: vùng đất, vùng

nước, vùng trời, từ đó biên giới quốc g1a có:

- Biên giới quốc gia trên đất liền

- Biên giới quốc gia trên biển.

- Biên giới quốc gia trên không

Biên giới quốc gia trên đất liền là biên giới phân chia chủ quyền lãnh thổđất liền của một quốc gia với một quốc gia khác, là một bộ phận không thểtách rời của lãnh thổ quốc gia, được hoạch định và đánh dấu trên thực địabằng hệ thống mốc quốc giới kèm theo bản đồ

Biên giới quốc gia trên đất liền giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việtnam với các nước láng giéng được xác định bằng hệ thống mốc quốc giới,Hiệp ước về hoạch định biên giới giữa Việt nam với các nước láng giềng cùng

ban đồ, Nghị định thư kèm theo các hiệp ước đó {7}

Trên thực tế chỉ có đường biên giới trên đất liền là có hệ thống mốc quốc

giới, các dấu hiệu xác định và cố định Với ý nghĩa và tầm quan trọng như vậythì việc quản lý, bảo vệ BGQG luôn được các quốc gia quan tâm, coi trọng và

là một bộ phận của QLNN, do đó khái niệm QLNN về biên giới quốc gia phảixuất phát từ khái niệm của QLNN

Khái niệm quản lý nhà nước nói chung là hoạt động của nhà nước trêncác lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện các chức năng đốinội và đối ngoại của nhà nước [9.tr 10]

Hoặc quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành pháp là quản lý hành chínhnhà nước [9.tr10]

Biên giới đất liền là một bộ phận không thể tách rời của biên giới quốc

gia do vậy khái niệm QLNN trên tuyến BGDL xuất phát từ khái niệm quản lý

nhà nước đối với biên giới quốc gia

Trang 11

Quản ly nhà nước đối với biên giới quốc gia là một bộ phận cha QLNN

do vậy nó mang đầy đủ các đặc điểm của QLNN Bên cạnh đó QLNN trên

tuyến BGDL có một số đặc trưng riêng biệt đó là:

Quản lý nhà nước đối với BGĐL luôn thể hiện quản lý chủ quyền lãnh thổ, trong quản lý chủ quyền lãnh thổ luôn tồn tại nhiều sự kiện khác nhau có ảnh hưởng rất quan trọng đối với độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc

do vậy khi tiến hành QLNN đối với BGDL phải phân loại sự kiện biên giới lãnh

thổ để tác động đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật vừa bảo đảm độc

lập chủ quyền quốc gia vừa bảo đảm hợp tác quốc tế với các quốc gia khác

Quản lý nhà nước trên tuyến BGĐL phải phục vụ cho mục tiêu chiến lược,

chương trình và kế hoạch phát triển chung của đất nước Đồng thời phải xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng vùng biên giới.

Quản lý nhà nước đối với BGĐL là nhiệm vụ của Nhà nước là nghĩa vụcủa toàn dân, BĐBP làm nòng cốt chuyên trách quản lý bảo vệ chủ quyền toàn

vẹn lãnh thổ, an ninh trật tự trên BGDL Phương tiện QLNN đối với BGDL là

pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế

Trong quản lý nhà nước trên tuyến BGDL thì đường biên giới quốc gialuôn được các quốc gia đặc biệt quan tâm coi trọng quan lý Đường biên giới

quốc gia được xác định bằng các điều ước quốc tế và pháp luật trong nướckèm theo bản đồ, biên bản ghi nhớ, các tài liệu này phải được các cấp cácngành quan tâm đặc biệt và lưu trữ vĩnh viễn vì nó có ý nghĩa đặc biệt quan

trọng trong quản lý, trong đàm phán thương lượng, hoạch định BGQG

Từ phân tích trên đây ta có thể rút ra khái niệm QLNN đối với BGDL:

“Là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng pháp luật nhà nước đối với các

quá trình kinh tế xã hội và hoạt động của con người để duy trì và phát triển

các mối quan hệ kinh tế xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng

và nhiệm vu của nhà nước trong công cuộc bảo vệ và thực thi chủ quyền trên

BGĐL[3.tr39]

Các mối quan hệ phát sinh ở BGDL rất phong phú và đa dạng, có mối

Trang 12

quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật trong nước, có mốiquan hệ có yếu tố nước ngoài vượt khỏi tam điều chỉnh của pháp luật quốc gia

do đó phải được điều chỉnh bằng pháp luật quốc tế

Để thực hiện tốt việc QLNN bằng pháp luật đối với BGDL thì các chủ thểquản lý phải được đào tạo kiến thức quản lý bảo vệ biên giới, phải hiểu được ý

nghĩa vai trò của pháp luật trong quá trình thực hiện chức năng quản lý đó là:Trước hết, phải xác định pháp luật là phương tiện bảo vệ chủ quyền,

quyền tài phán quốc gia Chủ quyền quốc gia là thuộc tính chính trị pháp lý

không thể tách rời của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc

lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế, trên đất liền chủ quyền đó là riêngbiệt, đầy đủ và tuyệt đối

Khi có hệ thống pháp luật về quản lý bảo vệ BGĐL thì nó đảm bảo cho cácquan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh hạn chế được vi phạm xảy ra trên biên

giới và pháp luật là phương tiện để giải quyết các tranh chấp về biên giới giữa

các nước có chung đường biên giới

Khi nói đến quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước đối với đối

với BGĐL luôn phải xác định cụ thể: chủ thể, khách thể, nội dung, hình thức,

phương pháp QLNN

1.1.1 Chủ thể quản lý nhà nước trên tuyến biên giới đất liền.

Khi nói đến chủ thể QLNN trên tuyến BGĐL tức là chỉ ra được “ai quản

lý” Chủ thể của QLNN đối với BGĐL chính là các cá nhân, tố chức tham gia

vào hoạt động QLNN đối với BGDL

Các cơ quan nhà nước đều thực hiện chức năng QLNN, nhưng quan lý hànhchính nhà nước thì chủ yếu và thường xuyên do cơ quan hành chính nhà nướctiến hành Trong các cơ quan nhà nước có đội ngũ cán bộ công chức hoạt độngtheo pháp luật, đây chính là lực lượng trực tiếp thực hiện chức năng QLNN theo

nhiệm vụ, thẩm quyền của từng ngành, từng lĩnh vực do pháp luật quy định.

Quản ly nhà nước trên tuyến BGDL là một dạng QLNN chuyên ngành do

Trang 13

đó chủ thể tham gia vào quản lý ở các mức độ khác nhau Mỗi cơ quan nhà

nước đều có chức năng nhiệm vụ của mình vì vậy sự tham gia vào công tácquản lý, bảo vệ biên giới phải căn cứ vào các quy định của pháp luật về nhiệm

vụ, thẩm quyền của từng loại cơ quan nhà nước

Tuỳ thuộc vào vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan nhà

nước và vai trò của các cá nhân các tổ chức khác nhau trong xã hội mà các chủ

thể đó tham gia vào QLNN đối với BGĐL với những vai trò khác nhau Trong

đó, các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL thì ban hành văn bảnQPPL để xác lập nội dung, phạm vi tiến hành QLNN đối với BGDL

Các cơ quan có thẩm quyền giám sát thì thực hiện chức nang giám sát

việc thực hiện văn bản QPPL đối với BGĐL

Các cơ quan khác thì tổ chức thực hiện các văn bản QLNN đối với BGDL

hoặc trực tiếp thực hiện việc quản lý theo nhiệm vụ, quyền hạn của mình đã

được pháp luật quy định

Các tổ chức xã hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về

BGĐL, giám sát việc thực hiện pháp luật đối với BGĐL của tổ chức, cá nhân.Các cơ quan nhà nước nói trên căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, thẩmquyền của mình theo quy định của pháp luật sẽ tham gia vào hoạt động QLNNđối với BGDL nhằm phát huy hiệu quả QLNN

1.1.2 Khách thể quản lý nhà nước trên tuyến biên giới đất liền.

Trong quá trình QLNN trên tuyến BGDL các chủ thể luôn hướng tới

những khách thể nhất định, khách thể của QLNN chính là các trật tự QLNN

trên các lĩnh vực như: đất đai, an ninh, quốc phòng, xây dựng, giáo dục, y tế,

thương mại, hải quan, lâm nghiệp, nông nghiệp Khách thể của QLNN trêntuyến BGDL bao gồm các trật tự trên các lĩnh vực:

- Về giữ gìn biên giới

- Sản xuất và các hoạt động khác ở vùng biên giới

Trang 14

- Việc qua lai cua nhân dân vùng biên giới.

- Quản lý trị an biên giới

- Mậu dịch biên giới và mậu dịch địa phương

- Chế độ liên hệ giữa chính quyền địa phương vùng biên giới

- Khai thác, sử dụng sông suối biên giới

- Bảo vệ rừng, săn bắn, khai khoáng

- Giữ gìn an ninh trong KVBG

- Các lĩnh vực QLNN được quy định trong các Nghị định của Chính phủ

Khách thể của QLNN trên tuyến BGDL là một bộ phận thuộc lĩnh vực an ninh

quốc phòng Trong các trật tự QLNN đó giữa các tuyến biên giới đất liền các lĩnhvực có sự xác định khác nhau, điều này xuất phát từ mối quan hệ ngoại giao và tìnhhình thực tế về biên giới giữa nước ta với các nước có chung đường biên giới

Trong QLNN chuyên ngành ở KVBG các lĩnh vực có sự quy định thống nhất va

các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực được phân công

1.1.3 Nội dung quan lý nhà nước trên tuyến biên giới đất liên

Quản lý nhà nước trên tuyến BGDL là sự tác động có tổ chức và điều

chỉnh bằng pháp luật của nhà nước đối với các quá trình kinh tế xã hội và hoạt

động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ kinh tế xã hội và

trật tự pháp luật, nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nướctrong công cuộc bảo vệ và thực thi các quyền chủ quyền, quyền tài phán vàcác lợi ích quốc gia trên BGDL Tuy theo chế độ pháp lý về biên giới của mỗiquốc gia cũng như các điều ước quốc tế về biên giới với các nước láng giềng,

QLNN trên tuyến BGDL có các nội dung sau:

Nhà nước chỉ đạo xây dựng chiến lược bảo vệ BGDL đáp ứng yêu cầu

xây dựng và bảo vệ tổ quốc, vừa bảo đảm giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ vừa phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu thông qua lại biên giới, kích thích xản suất phát triển.

Ban hành chính sách đối với BGĐL nhằm phát huy được sức mạnh của

Trang 15

các lực lượng, quần chúng nhân dân ở KVBG như: chính sách thuế và nông lâm nghiệp, đất đai, khai thác và bảo vệ rừng đối với đồng bào dân tộc thiểu

-số, chính sách tôn giáo, dân tộc, các vấn đề về lương, công tác phí cho các cơ

quan, lực lượng đứng chân ở các địa bàn khó khăn gian khổ trên BGDL

Ban hành các văn bản QPPL đối với BGDL để điều chỉnh kip thời một sốvấn đề mới phát sinh như: quản lý các khu kinh tế cửa khẩu, quy chế đầu tư

xây dựng các công trình kinh tế xã hội tại KVBG, quản lý môi trường, tranhchấp kinh tế hai bên biên giới, thủ tục kết hôn và ly hôn giữa cu dân hai bên

biên giới

Đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế về BGĐL Các điều ước quốc tế

là cơ sở pháp lý quan trọng cho các cơ quan, các lực lượng áp dụng nhằm duy

trì sự ổn định giữa hai bên biên giới Quá trình đàm phán, ký kết cần tập trung

vào một số vấn đề như: chế độ mậu dịch địa phương, hoạt động qua lại của cưdân biên giới, phối hợp phòng chống vi phạm pháp luật giữa hai bên biên giới,

bảo vệ môi trường, khai thác sử dụng tài nguyên, phương pháp và thẩm quyềngiải quyết tranh chấp biên giới

Xây dựng các công trình biên giới phục vụ cho hoạt động quản lý, bảo vệBGDL Trong đó nhà nước cần có kế hoạch khảo sát lập các dự án đầu tư xây

dựng một số công trình bảo vệ biên giới trọng điểm nhằm hạn chế phòng ngừa

các hoạt động lấn chiếm biên giới, xâm canh, xâm cư

Xây dựng các công trình kinh tế xã hội ở KVBG phải phục vụ cho nhu

cầu sinh hoạt phát triển sản xuất của nhân dân và các cơ quan đóng trên địa bàn biên giới, quá trình đầu tư phải có sự bàn bạc với các cơ quan có thẩm

quyền nước láng giềng để tránh xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn hai bên biên giới

và biết kết hợp giữa kinh tế với quan lý, bảo vệ BGDL, bao dam hoạt độngbình thường trên BGDL

Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ xây dựng, quản lýbảo vệ BGDL phải căn cứ vào tình hình thực tế của từng tuyến biên giới va

từng địa phương, có kế hoạch lựa chọn các vấn đề then chốt cần thiết để đầu

Trang 16

tư, ứng dụng một cách đồng bộ về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, đặc biệt là đào

tạo bồi dưỡng con người sử dụng và khai thác hiệu quả

Xây dựng kế hoạch chương trình, chính sách xây dựng lực lượng BĐBP bảođảm đáp ứng yêu cau, nhiệm vu quản lý, bảo vệ BGDL trong tình hình hiện nay

Đẩy mạnh việc quan hệ, ký kết các văn bản hợp tác quốc tế với các nước

có chung đường biên giới để phối hợp quản lý, bảo vệ BGĐL, bảo đảm xâydựng biên giới hoà bình, hợp tác, hữu nghị cùng phát triển

Nghiên cứu học tập kinh nghiệm của các nước trong khu vực, các nước

phát triển trong quản lý, bảo vệ BGĐL

Như vậy, nội dung QLNN đối với BGĐL thuộc thẩm quyền của nhiều cơ

quan nhà nước khác nhau, muốn thực hiện tốt các nội dung trên đòi hỏi phải

có sự phân định cụ thể, rõ ràng bằng pháp luật nội dung cho từng cơ quan

1.1.4 Hình thức quản lý nhà nước trên tuyến biên giới đất liên

Hình thức QLNN (với tư cách là cách thức thể hiện nội dung của quan lýhành chính nhà nước trong hoàn cảnh cụ thể) là hoạt động biểu hiện ra bên

ngoài của chủ thể quản lý nhằm thực hiện tác động quản lý.

Trong quản lý hành chính nhà nước nói chung và quản lý đối với BGĐL nói

riêng các chủ thể vận dụng bốn hình thức quản lý hành chính nhà nước sau đây:

- Ban hành van bản QPPL

- Ban hành văn ban áp dụng QPPL

- Thực hiện những hoạt động mang tính pháp lý khác

- Áp dụng những biện pháp tổ chức trực tiếp.

Đối với hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản QPPL là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền banhành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung,được nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm đạt

những mục đích nhất định

Ban hành văn bản QPPL về quản lý nhà nước trên tuyến BGĐL là việc

Trang 17

các cơ quan nha nước căn cứ vào thẩm quyền, hình thức van ban đã được quy

định để ban hành các văn bản QPPL nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát

sinh trên BGDL

Thông qua hoạt động ban hành văn bản QPPL các chủ thể QLNN:

- Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia quản

ly nhà nước đối với BGDL.Vi dụ: quy định nhiệm vụ, quyền han của Hải

quan, Kiểm lâm tham gia quan lý, bảo vệ BGDL

- Xác định những mối liên hệ chủ yếu giữa các cơ quan, cá nhân trongquan lý nhà nước đối với BGDL Ví dụ: mối quan hệ giữa UBND cấp xã vớiĐồn Biên phòng trong xử lý các hành vi xâm canh, xâm cư qua biên giới hoặc

mối quan hệ giữa UBND với Hải quan trong kiếm soát việc trao đổi hàng hoá

qua biên giới của cư dân biên giới

- Quy định những hạn chế và những điều ngăn cấm cho các cá nhân, tổchức Trên KVBG đất liền nhằm phục vụ giữ gin an ninh trật tự, quản lý tốtngười, phương tiện ra vào KVBG, qua lại biên giới, trong văn bản QPPL, có thể

có các biện pháp hạn chế, ngăn cấm việc đi lại, cư trú, làm ăn của các cá nhân,

tổ chức, ví dụ: công dân Việt Nam khi vào KVBG phải có giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ do công an cấp xã nơi cư trú cấp Các cơ quan, tổ chức

khi vào KVBG phải có giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức mình và phải báovới Đồn biên phòng Hoặc người nước ngoài không được cư trú ở KVBG

- Trong trường hợp cần thiết đặt ra những nghĩa vụ đặc biệt, trao quyền

đặc biệt Để bảo đảm quản lý tốt BGĐL, hạn chế thiệt hại về người, vật chất

hoặc vì các lý do an ninh, trật tự trong văn bản QPPL có thể trao quyền đặc

biệt cho BDBP được hạn chế tạm dừng các hoạt động ở KVBG, tạm dừng các

hoạt động qua lại biên giới, cửa khẩu Trong trường hợp cần cấp cứu ngườibệnh thì BĐBP có quyền cho phép người, phương tiện của nước có chungđường biên giới qua lại biên giới đến các cơ sở y tế để cứu chữa mà không cần

các giấy tờ theo quy định

Đôi với hình thức ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật

Trang 18

Văn bản ADPL là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành

trên cơ sở văn bản QPPL, nhằm cá biệt hoá những quy định trong văn bản QPPLthành những mệnh lệnh cụ thể, trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các

quan hệ pháp luật nhất định và được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước.Ban hành văn bản áp dụng QPPL trên tuyến BGĐL là hình thức hoạtđộng chủ yếu của các cơ quan hành chính nhà nước mà nội dung của nó là áp

dụng một hay nhiều QPPL vào một trường hợp cụ thể xảy ra trên BGĐL, việcban hành văn bản áp dụng QPPL làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt nhữngquan hệ pháp luật hành chính cụ thể Đặc trưng của các văn bản áp dụng

QPPL cũng như các văn bản QPPL hành chính là tính chất quyền lực và tínhchất dưới luật và văn bản áp dụng QPPL phải phù hợp với văn bản QPPL

Hiện nay thẩm quyền ban hành văn bản ADPL trên BGĐL thuộc về nhiều

cơ quan nhà nước khác nhau như: UBND các cấp, Hải quan, Công an, Kiểm

dịch, Kiểm lâm, Van hoá, Y tế, BDBP tuy nhiên, thẩm quyền và nội dung ban

hành văn bản ADPL của mỗi cơ quan nhà nước đều được pháp luật quy định cụ

thể, rõ ràng Ví dụ: UBND cấp tỉnh ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành

chính; BDBP ban hành quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính

Đối với hình thức thực hiện những hoạt động mang tính pháp lý khác

Đây là hình thức pháp lý cơ bản cần thiết của hoạt động quản lý hànhchính nhà nước Hình thức này được tiến hành khi phát sinh những điều kiệntương ứng được quy định trước trong QPPL nhưng không cần ban hành vănbản áp dụng QPPL

Nội dung của hình thức này bao gồm:

- Áp dụng các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa vi phạm pháp luật Để

ngăn chan, phòng ngừa các vi phạm pháp luật xảy ra ở KVBG, các cơ quan

như: Công an, Hải quan, Biên phòng có thể áp dụng các biện pháp kiểm tra

giấy tờ ra vào KVBG, chứng minh thư biên giới, giấy thông hành, hộ chiếu,

hàng hoá vận chuyển qua biên giới hoặc phát động phong trào quần chúng

Trang 19

nhân dân tham gia phòng chống vi phạm pháp luật ở KVBG.

- Dang ký những sự kiện nhất định như: dang ký khai sinh, khai tử

ví dụ: UBND cấp xã biên giới tiến hành đăng ký kết hôn cho cư dân hai bênbiên giới, đăng ký những vi phạm có liên quan đến biên giới như: xâm canh,xâm cư qua biên giới, di dân tự do đến KVBG, đăng ký những trường hợp cu

dân biên giới các nước đến KVBG thăm thân

- Lap và cấp một số giấy tờ nhất định: lập biên bản vi phạm hành chính,cấp giấy phép khi phát hiện có vi phạm hành chính xảy ra ở KVBG các cơ

quan có thẩm quyền phải lập biên bản vi phạm thuộc lĩnh vực mình quản lý :

Ví dụ: UBND lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi không đăng ky

tạm trú tại KVBG hoặc Đồn Biên phòng cấp giấy phép cho cư dân biên giới

của nước láng giéng được tạm trú tại KVBG, Công an cấp tinh cấp giấy phép

cho người nước ngoài tạm trú tại KVBG

Đối với hình thức áp dụng những biện pháp tổ chức trực tiếp.

Áp dụng những biện pháp tổ chức trực tiếp là nhân tố cần thiết của quản

lý nói chung và quản lý hành chính nói riêng

Trong quản lý nhà nước trên tuyến BGĐL các cơ quan nhà nước thường tiến

hành các hoạt động sau đây:

Thường xuyên chuẩn bị và tiến hành các cuộc hội thảo, hội nghị về

BGĐL của các cơ quan nhà nước Ví dụ: cơ quan Công an tiến hành hội thảo,

sơ tổng kết tình hình an ninh, trật tự ở KVBG, phát động phong trào quần

chúng nhân dân tham gia bảo vệ biên giới, khen thưởng các cá nhân, tập thể có

thành tích trong phòng chống vi phạm pháp luật Hoặc Hải quan, Công an, Biên

phòng tổ chức hội thảo về kết hợp giữa các lực lượng trong đấu tranh phòng

chống xuất, nhập cảnh trái phép, buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới

Phân công nhiệm vụ giữa các cơ quan nhà nước ở KVBG bảo dam cho

các cơ quan hoạt động có hiệu quả Để hoạt động không bị chồng chéo các cơquan phải có sự phối hợp phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, ví dụ: Hải quan

Trang 20

được kiểm soát hàng hoá qua lại biên giới tại các cửa khẩu, BĐBP kiểm soát

tại các khu vực không có lực lượng Hải quan, Công an tham gia đấu tranh

phòng chống tội phạm ở KVBG như thế nào

Tổ chức các hoạt động thi đua, khen thưởng, phổ biến kinh nghiêm về

công tác quản lý, bảo vệ biên giới đất liền Ví dụ: UBND phối hop với BĐBP

phổ biến kinh nghiệm về phát động phong trào quần chúng nhân dân kết hợp

sản xuất với tham gia bảo vệ đường biên, mốc giới

Xây dựng kế hoạch ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quản lý, bảo vệBGDL.Vi dụ: Hải quan ứng dụng công nghệ thông tin trong lưu giữ hồ sơ

xuất, nhập khẩu hàng hoá qua biên giới, thanh toán qua biên giới đối với các

doanh nghiệp trong và ngoài nước, cơ quan công an lưu giữ hồ sơ tội phạm

hình sự, vi phạm pháp luật ở hai bên biên giới

1.1.5 Phương pháp quản lý nhà nước trên tuyến biên giới đất liền

Phương pháp QLNN là những cách thức mà cơ quan nhà nước có thẩmquyền sử dụng tác động lên khách thể nhằm đạt được những mục đích đề ra

Hiện nay có rất nhiều phương pháp được áp dụng trong QLNN như: phương

pháp thuyết phục, phương pháp cưỡng chế, phương pháp hành chính, phươngpháp kinh tế

Các phương pháp QLNN luôn mang tính quyền lực nhà nước cho nên

luôn phải phù hợp với pháp luật Ở các cấp quản lý khác nhau, ngành và lĩnh

vực khác nhau thì có sự vận dụng các phương pháp QLNN khác nhau tuỳ

thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh khách quan, chủ quan, năng lực quản lý,

nhưng phải đảm bảo đạt hiệu quả cao trong quản lý

Hiện nay trong quản lý nhà nước trên tuyến BGĐL, các chủ thể vận dụng

các phương pháp QLNN sau:

- Phương pháp thuyết phục

- Phương pháp cưỡng chế

- Phương pháp hành chính

Trang 21

- Phuong phap kinh té.

Phuong pháp thuyết phục trong QLNN trên tuyến biên giới đất liền:

Thuyết phục là hoạt động do các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội tiến

hành, thông qua tuyên truyền giáo dục, giải thích, hướng dẫn, nêu gương, nhằmtạo ra thói quen sống và làm việc theo pháp luật, thu hút công dân tham gia giảiquyết công việc của nhà nước và xã hội, phát huy nhiệt tình sáng tạo của mọi

công dân, tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống vi phạm và tội phạm

Nhà nước ta là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, mọi hoạt động của bộ

máy Nhà nước đều phục vụ cho lợi ích của nhân dân Trong quá trình QLNN từ

trước đến nay chúng ta luôn coi trọng phương pháp thuyết phục, đây là phương

pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt các nhiệm vu trong quản lý bảo vệ BGDL

Các cơ quan nhà nước hoạt động ở KVBG căn cứ vào các quy định của

pháp luật để tiến hành các hoạt động tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn nhằm mục đích để nhân dân, các cơ quan nhà nước có hiểu biết pháp

luật về BGDL trên cơ sở đó tự giác chấp hành pháp luật, tham gia phòng,chống với các vị phạm pháp luật xảy ra ở KVBG

Phương pháp cưỡng chế trong OLNN trên tuyến biên giới đất liền:

Cưỡng chế là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực của các cơ quan nhànước có thẩm quyền đối với những trường hợp pháp luật quy định về mặt vật

chất hay tinh thần nhằm buộc các cá nhân hay tổ chức đó phải thực hiện hoặc

không thực hiện những hành vi nhất định hoặc phải phục tùng những hạn chế

nhất định đối với tài sản của cá nhân hay tổ chức hoặc tự do than thé của các

cá nhân{9.tr1 14}

Phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước là sự sử

dụng những quy định bắt buộc đơn phương đối với đối tượng quản lý Thườngthì cưỡng chế được áp dụng trong những trường hợp quyết định đơn phương

không được thực hiện một cách tự giác {9.tr1I 14}

Phương pháp cưỡng chế hành chính trong QLNN có một số đặc điểm như sau:

Trang 22

- Việc áp dung cưỡng chế hành chính ngoài trình tu xét xử của toà án mà

theo trình tự, thủ tục hành chính

- Chủ thể bị áp dụng cưỡng chế hành chính không lệ thuộc về mặt tổ

chức Ví dụ: Đồn trưởng Đồn biên phòng xử phạt vi phạm hành chính đối

với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính xảy ra tại KVBG

- Chỉ có cơ quan Nhà nước, cán bộ công chức có thẩm quyền mới được

ấp dụng cưỡng chế hành chính, việc áp dụng phải đúng thẩm quyền do phápluật quy định Ví dụ: Đồn trưởng đồn Biên phòng có quyền tạm giữ người vi

phạm hành chính để xác minh các tình tiết liên quan đến xử phạt hành chính.

- Cưỡng chế hành chính được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạmhành chính, trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật có thể áp dụngvới người, tổ chức không vi phạm pháp luật nhằm giữ gìn an ninh quốc gia

hoặc vì lợi ích quốc gia Ví dụ: BĐBP cùng UBND các cấp tiến hành cưỡng

chế hành chính để chuyển các hộ dân ra khỏi khu vực cấm, di dân, giải phóng

mặt bằng để xây dựng các công trình phòng thủ biên giới

Phương pháp hành chính trong QLNN trên tuyến biên giới dat liền:

Phương pháp hành chính là phương pháp quản lý bằnh cách ra chỉ thị từtrên xuống, nghĩa là ra những quyết định bắt buộc đối với đối tượng quản lý

Đặc trưng của phương pháp này là sự tác động trực tiếp lên đối tượng quản lý

đạt được bằng cách quy định đơn phương nhiệm vụ và phương án hành động

của đối tượng quản ly,{9.tr119}

Phương pháp hành chính là những phương thức tác động tới các cá nhân,

tổ chức thông qua quy định nghĩa vụ trực tiếp đối với họ, qua những mệnhlệnh dựa trên quyền lực nhà nước và phục tùng

Một số biểu hiện của phương pháp này là: các cơ quan nhà nước có thẩm

quyền có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho các cơ quan trong quản lý, bảo

vệ BGĐL Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BGĐL, kiểm tra việc thực

hiện nhiệm vụ của các cơ quan trong KVBG theo quy định

Trang 23

Phương pháp kinh tế trong QLNN trên tuyến biên giới đất liền:

Phương pháp kinh tế là cách thức tác động gián tiếp đến hành vi của đối

tượng quản lý thông qua việc sử dụng những đòn bẩy kinh tế tác động đến lợi

ích con người Nội dung của phương pháp kinh tế chính là sự quản lý bằng lợi

ích, thông qua lợi ích con người Trong quản lý BGĐL các chủ thể có thể sửdụng các lợi ích vật chất hoặc khen thưởng, tác động lên các cá nhân, tổ chức

có thành tích trong quản lý, bảo vệ biên giới, tham gia đấu tranh phòng, chống

vị phạm pháp luật ở KVBG nhằm kích thích các chủ thể tham gia vào hoạt

động quản lý, bảo vệ BGDL Tuy nhiên, trong quản ly nhà nước đối với BGDL

các cơ quan nhà nước không nên quá coi trọng phương pháp này mà chỉ nên

kết hợp với các phương pháp khác để bảo đảm lợi ích quốc gia

1.2 QUAN LÝ NHÀ NƯỚC TREN TUYẾN BIEN GIỚI ĐẤT LIEN CUA BỘ DOI

BIÊN PHÒNG

1.2.1- Bộ đội Biên phòng - một chủ thể quản lý Nhà nước trên tuyến biên

giới đất liền

Trên tuyến biên giới đất liền hiện nay có rất nhiều chủ thể tham gia vào

quản lý, bảo vệ ở các mức độ khác nhau theo chức năng, nhiệm vụ do pháp

luật quy định BĐBP là lực lượng vũ trang thuộc Bộ Quốc phòng, ngoài chức

năng phòng thủ đất nước, BĐBP còn được nhà nước trao quyền quản lý nhànước chuyên ngành trên một số lĩnh vực cụ thể ở KVBG

Việc nhà nước trao cho BĐBP thực hiện QLNN trên tuyến BGDL là xuất

phát từ những lý do sau:

- Đường BGDL là nơi phân định lãnh thổ giữa các quốc gia, gắn với đườngbiên giới là KVBG đất liền KVBG đất liền gồm các xã, (phường, thị trấn) biên giới,huyện biên giới, tỉnh biên giới Trong KVBG có các cá nhân, tổ chức sinh sống và

làm việc, các hoạt động này luôn có mối quan hệ chặt chế với các nước có chungđường biên giới và trong nội dia, do vậy, tính chất của hoạt động QLNN luôn mangtính đặc thù, rất đa dang và phong phú, không giống hoàn toàn với QLNN ở trong

Trang 24

nội địa Quản lý, bảo vệ BGDL là một thể thống nhất không thể tách rời, về

không gian, việc quản lý và bảo vệ biên giới thường trải dài qua nhiều đơn vị

hành chính lãnh thổ khác nhau, do vậy, muốn quản lý tốt không gian này nhà

nước phải trao quyền QLNN trên một số lĩnh vực cho BDBP

- Nhiệm vụ quản lý, bảo vệ BGDL của BDBP rất toàn diện cả an ninh,quốc phòng, đối ngoại, do đó muốn phát huy tốt tính chất phòng thủ đất nướcNhà nước phải trao quyền cho BĐBP được bố trí lực lượng, phương tiện và xây

dựng các công trình bảo vệ, phòng thủ biên giới Muốn BĐBP phát huy tốt

tính chất an ninh phải trao quyền cho BĐBP được tiến hành các biện phápnghiệp vụ của ngành công an, trực tiếp đấu tranh phòng, chống lại mọi âmmưu, hoạt động của các thế lực thù địch và các vi phạm pháp luật, giữ gìn anninh, trật tự ở khu vực biên giới Muốn phát huy tốt tính chất đối ngoại, Nhànước phải trao quyền cho BĐBP được trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia giảiquyết các vấn đề liên quan đến hai bên biên giới Nghị quyết số 24 ngày09/6/1985 của Ban chấp hành Trung ương khoá 5 nêu rõ: “Phải xây dựng Bộ

đội biên phòng đủ mạnh trong thời bình cũng như trong thời chiến, bảo đảm

làm tròn chức nang quan trọng, mang tính chất an ninh, quốc phòng và đốingoại” Như vậy, với các tính chất như trên thì các cơ quan hành chính nhànước hoặc các cơ quan chuyên môn khác trong hệ thống cơ quan nhà nước

không thể đảm đương hết chức năng quản lý, bảo vệ BGDL.

- Quá trình quản lý, bảo vệ BGĐL luôn gắn với việc phòng ngừa, phát

hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật qua biên giới của các cá nhân,

tổ chức trên một số lĩnh vực Như vậy, quá trình quản lý phải gắn với việc trao

quyền xử lý vi phạm pháp luật cho BĐBP là phù hợp với lý luận và thực tiễn.Quản lý biên giới quốc gia phải là một thể thống nhất, việc quản lý bảo

vệ biên giới quốc gia phải đặt dưới sự chỉ đạo quản lý tập trung thống nhất của

Chính phủ, phải xây dựng lực lượng chuyên trách để quản lý bảo vệ biên giới,

đó là một yêu cầu tất yếu khách quan đáp ứng nhiệm vụ quản lý bảo vệ biên

giới trước mắt cũng như lâu dài, bảo đảm tính thống nhất của quản lý biên giới

Trang 25

quốc gia Chính phủ thống nhất quản lý toàn diện các lĩnh vực của đời sống xãhội (quản lý vĩ mô) Môi một lĩnh vực, Chính phủ giao cho một cơ quanchuyên môn thực hiện chức năng quản lý nhằm giúp Chính phủ thực hiện chứcnăng QLNN nói chung Quản lý BGĐL là một lĩnh vực hết sức quan trọng liên

quan đến độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, các vấn đề liên

quan đến BGDL thường động cham và ảnh hưởng mạnh mẽ đến lợi ích quốc

gia, lợi ích dân tộc Mặt khác, địa bàn KVBG là nơi trực tiếp giao lưu, quan hệ

đối ngoại với các nước láng giềng, là nơi sinh sống của đại đa số các dân tộc

thiểu số, rất đa dạng về tôn giáo và các mối quan hệ, nên các vấn đề của quản

lý BGDL luôn có mối quan hệ chặt chẽ đến chính sách dân tộc, chính sách tôn

giáo, đối ngoại của Đảng và Nhà nước Địa bàn KVBG cũng là nơi các thế lực

thù địch, băng nhóm tội phạm có tổ chức lợi dụng địa hình, dân cư, tôn

giáo để hoạt động gây mất ổn định an ninh, chính trị của đất nước Ngày nay,

việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào quản lý là một yêu cầu khách quan nhằm

tảng cường hiệu quả quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, muốn khai thác và sử

dụng có hiệu quả các phương tiện hiện đại đòi hoi phải có đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ một cách hệ thống và toàn diện cho chủ thể quan lý Từ các lý do như

vậy, cho nên phải cần có một lực lượng chuyên trách đó là BĐBP để quản lý,

bao vệ biên giới quốc gia

Trong các cơ quan QLNN, chủ thể được phân ra cơ quan có thẩm quyền

chung đó là Chính phủ, UBND các cấp và cơ quan có thẩm quyền quản lýchuyên môn đó là các Bộ, Sở, Phòng, Ban Các cơ quan quản lý có thẩmquyền chung thực hiện chức năng tổ chức, điều hành, hoạch định toàn bộ cácvấn đề theo phân cấp quản lý, còn các cơ quan có thẩm quyền chuyên môn

thực hiện chức năng quản lý theo lĩnh vực chuyên môn, tham mưu và chịu

trách nhiệm trước cơ quan quản lý có thẩm quyền chung về các vấn dé chuyên

môn đó Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước nói chung các cơ quan

có thẩm quyền chung và có thẩm quyền chuyên môn đều thực hiện chức năng

QLNN của mình theo quy định của pháp luật Như vậy, BGDL là một lĩnh vực

Trang 26

nhà nước cần phải quản lý và QLNN đối với BGDL là quan lý theo chuyênngành thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng nằm trong quản lý của cơ quan quản

lý có thẩm quyền chung

Một điều cần lưu ý giữa cơ cấu tổ chức của UBND các cấp với cơ cấu tổchức của BĐBP UBND các cấp thực hiện chức năng QLNN theo thẩm quyềnchung và được tổ chức theo địa giới và cấp hành chính từ UBND cấp tỉnh tới

UBND cấp huyện, tới UBND cấp xã BĐBP là lực lượng vũ trang nhưng đượcgiao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ đối với BGĐL giống như các cơ quan có thẩm

quyền chuyên môn nhưng BĐBP không được cơ cấu tổ chức theo địa giới và

cấp hành chính mà theo phân cấp quản lý từ Bộ Quốc phòng tới Bộ Tư lệnh

BDBP, tới Tiểu khu biên phòng (một số tỉnh mới có), tới Đồn Biên phòng, cấp

huyện biên giới không có lực lượng BĐBP, các Đồn biên phòng được đóngtheo khu vực thường quản lý bảo vệ đoạn biên giới khoảng từ 15 - 35 km gắn

với địa giới hành chính từ 2 - 5 xã biên giới Hiện tại Chính phủ chưa có văn

bản phân định chức năng QLNN đối với BGDL giữa UBND các cấp với BDBP

nơi có đường biên giới

Hiện nay còn có một số quan điểm khác nhau về địa vị pháp lý trong

QLNN của BĐBP trên tuyến BGDL Tuy nhiên, qua phân tích lý luận và trên

thực tế bước đầu xác định BDBP là một chủ thể đang thực hiện chức năng

QLNN chuyên ngành đối với BGDL bởi một số lý do sau đây:

- Bộ đội biên phòng là một trong những chủ thể QLNN chuyên ngành

đối với BGDL được nhà nước thành lập có đầy đủ năng lực chủ thể

- Bộ đội biên phòng được pháp luật trao quyền thực hiện chức năngQLNN chuyên ngành trên mộit số lĩnh vực tại KVBG

- Bộ đội biên phòng được áp dụng một số hình thức, phương pháp QLNN

- Bộ đội biên phòng là một chủ thể tham gia vào thực hiện một số nội

dung QLNN đối với BGDL

- Pháp luật là một trong những phương tiện để BĐBP sử dụng quản lý,

bảo vệ BGDL

Trang 27

1.2.2- Khách thể quản lý nhà nước trên tuyến biên giới đất liền của Bộ đội

biên phòng

Khách thé của QLNN đối với BGDL chính là các trật tự QLNN do các

van bản pháp luật quy định, BDBP có thể tiến hành hoạt động quản lý trên các

lĩnh vực khác nhau tại KVBG, cụ thể là:

- Trong lĩnh vực an ninh trật tự: BDBP thực hiện QLNN ở mét số nội

dung như: trật tự công cộng; quản lý hộ tịch, hộ khẩu; quản lý sử dụng chứngminh thư nhân dân; quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo,

đồ chơi nguy hiểm; quản lý, sử dụng con dấu; quy định về phòng cháy, chữa

cháy; sở hữu tài sản; công trình công cộng, công trình an ninh trật tự; quản lý,bảo vệ đường biên giới, cột mốc, dấu hiệu biên giới quốc gia; quản lý khu vực

biên giới, cửa khẩu; quản lý xuất, nhập cảnh, quá cảnh

- Trong lĩnh vực QLNN về Hải quan: Ngoài khu vực cửa khẩu và ở nhữngnơi chưa có tổ chức Hải quan thì BĐBP tiến hành QLNN ở một số nội dung như:

Kiểm soát Hải quan; mua bán, trao đối hàng hoá đối với cư dân biên giới.

- Trong lĩnh vực thương mại: BĐBP thực hiện QLNN ở một số nội dungnhư: Kinh doanh xuất, nhập khẩu hàng hóa; uỷ thác xuất, nhập khẩu hàng hoá;

chuyển khẩu hàng hoá, tạm nhập, tái xuất hàng hoá; kinh doanh hàng miễn thuế; hội chợ triển lãm thương mại; các quy định về bến bãi, nhà ở

- Trong lĩnh vực văn hóa - thông tin: BĐBP thực hiện QLNN ở một số nội

dung như: về xuất khẩu, nhập khẩu các sản phẩm văn hoá

- Trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật: BĐBP thực hiện QLNN ởmột số nội dung như: cá nhân, tổ chức đưa vào, ra khỏi lãnh thổ Việt Nam vật

thể thuộc điện kiểm dịch thực vat Vận chuyển, quá cảnh tài nguyên thực vat;

thay thế, đưa thêm hàng hoá đã được cấp giấy kiểm dịch; vận chuyển bảo đảmcác quy định kỹ thuật trong KVBG; vận chuyển các loại thuốc bảo vệ thực vật

cấm sử dụng tại Việt Nam qua biên giới, trong KVBG

- Trong lĩnh vực QLNN về y tế: BDBP thực hiện QLNN ở một số nội

Trang 28

dung như: Kiểm dich y tế biên giới; hành nghề trong KVBG; các quy định vềphòng, chống HIV/AIDS; kinh doanh xuất, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm

thuốc tại KVBG; sản xuất, buôn bán thuốc giả

- Trong lĩnh vực bao đảm trật tự, an toàn giao thông đường thuy nội địa:BĐBP thực hiện QLNN ở một số nội dung như: Công trình giao thông thuỷnội địa; trật tự an toàn giao thông thuỷ nội địa; sử dụng, điều khiển phương

tiện, chất lượng an toàn phương tiện; vận chuyển hàng hoá; sử dụng bè, mảng;

trật tự cảng thuỷ nội địa

- Trong lĩnh vực quốc phòng: BĐBP thực hiện QLNN ở một số nội dungnhư: bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự, quản lý đất quốc phòng và

vi phạm quy định về sử dụng biển số mô tô, 6 tô và phương tiện vận tải quân

Trong quá trình thực hiện chức năng QLNN ở KVBG, BĐBP có thể tham

gia vào các nội dung QLNN sau đây:

- Ở khu vực biên giới, BĐBP là lực lượng chủ trì tổ chức thực hiện các văn

bản QPPL về BGDL Khi ban hành văn bản QPPL, đối với BGĐL thường chỉ rõ

chủ thể chủ trì việc thực hiện văn bản Về nguyên tắc chung, UBND là cơ quan

có thẩm quyền tổ chức thực hiện các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính

phủ Đối với BGDL, Nhà nước trao quyền cho BĐBP tổ chức thực hiện một số

van bản liên quan đến BGDL Ví dụ: BĐBP chủ trì, phối hợp với các lực lượng

tổ chức thực hiện quy chế KVBG đất liền.

- Ở khu vực biên giới, BĐBP là lực lượng quan trọng trực tiếp thực hiện

việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về BGDL tới các chủ thể

Trang 29

Trong quy chế khu vực BGDL, Nhà nước giao cho Bộ chỉ huy BDBP cấp tỉnhphối hợp với Sở Tư pháp làm tham mưu cho UBND cấp tỉnh tổ chức quán triệt

và hướng dẫn nội dung thi hành tới các cấp, các ngành, tổ chức tuyên truyềnsâu rộng đến quần chúng nhân dân ở KVBG, nhằm thực hiện tốt nội dung vănbản QPPL

- Bộ đội biên phòng tổ chức nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học

kỹ thuật vào quan lý, bảo vệ BGDL Để thực hiện tốt nội dung này, Bộ Tưlệnh BĐBP có kế hoạch cụ thể để lựa chọn những nội dung phù hợp đưa vào

ứng dụng trên từng tuyến biên giới nhằm phát huy tác dụng trong quản lý, bảo

vệ biên giới Ví dụ: công nghệ thông tin trong kiểm soát xuất, nhập cảnh tại

các cửa khẩu, xử lý nước sinh hoạt tại các sông, suối biên giới phục vụ cho đời

sống của nhân dân cán bộ chiến sỹ BĐBP ở KVBG, xây dựng các công trìnhphục vụ cho quản lý, bảo vệ biên giới

- Bộ tư lệnh BĐBP có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độchuyên môn nghiệp vụ quản lý, bảo vệ BGDL cho cán bộ, chiến sỹ BDBP va

các chủ thể có liên quan đến quản lý, bảo vệ BGDL Để phát huy năng lực

quản lý, điều hành của BĐBP và các chủ thể có liên quan thì khâu quan trọng

nhất đó là lựa chọn và đào tạo trình độ kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho

BDBP và các chủ thể có liên quan ở KVBG Bộ Tư lệnh BĐBP có kế hoạch cụ

thể tăng cường công tác đào tạo trong lực lượng và phối hợp với các ngành để

trang bị những kiến thức về quản lý BGĐL, đặc biệt là đối với UBND cấp xã

để có sự phối hợp tốt trong quản lý, bảo vệ biên giới với BĐBP.

- Thanh tra BĐBP phải thực hiện cả hai chức năng là: Thanh tra việc thực

hiện và tuân thủ các văn bản pháp luật đối với BGĐL và thanh tra nội bộ đểphát hiện, xử lý, uốn nắn các thiếu sót trong lực lượng BDBP

- Trong phạm vi thẩm quyền, BDBP trực tiếp tham gia hợp tác quốc tế

trong quản lý, bảo vệ BGDL Quan hệ với Biên phòng các nước láng giéng đểgiải quyết các vấn đề xảy ra thuộc thẩm quyền của BDBP BĐBP là lực lượngtrực tiếp, đầu tiên tiếp xúc với các cá nhân, tổ chức qua lại biên giới, trực tiếp

Trang 30

tuần tra, kiểm soát đọc tuyến BGĐL nhằm phát hiện và ngăn chặn các vi phạm

pháp luật, do vậy, công tác xử lý ban đầu đối với các vi phạm pháp luật cũng nhưcác yêu cầu của nước láng giéng là hết sức quan trọng Nếu xử lý tốt sẽ tạo ra sự

ổn định trên biên giới, nếu xử lý không tốt sẽ tạo ra tình trạng mất ổn định về an

ninh trật tự trên biên giới Do vậy, BĐBP phải thường xuyên có mối quan hệ tốtvới lực lượng Biên phòng và các cơ quan nhà nước của nước láng giềng nhằm xử

lý tốt các vấn đề nảy sinh hai bên biên giới bảo đảm độc lập, chủ quyền, quan hệ

đối ngoại giữa Việt Nam với các nước có chung đường biên giới

1.2.4 Hình thức quản lý nhà nước trên tuyến biên giới đất liền của Bộ đội

biên phòng

Trong QLNN trên tuyến BGDL, do tính chất đặc thù trong quan lý, bao

vệ BGDL của BĐBP cho nên có hình thức QLNN được BĐBP vận dụngthường xuyên, liên tục, là hình thức quan trọng, nhưng có hình thức chỉ thamgia ở mức độ nhất định

Đổi với hình hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật:

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, BĐBP là chủ thể quan trọng

áp dụng các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành, ký kết nhằm thực hiện tốtchức năng QLNN trên tuyến BGDL Tuy nhiên, BĐBP chi là cơ quan chuyên

trách làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới, không phải cơ quan có thẩm quyềnban hành văn bản QPPL, mà chỉ có thể tham gia soạn thảo các văn bản QPPL có

liên quan đến quản lý, bảo vệ BGDL thuộc thẩm quyền và theo quy định của

pháp luật BĐBP có quyền soạn thảo và ban hành văn bản có tính chất pháp lýthuộc nội bộ của BDBP để hướng dan, chỉ đạo các cơ quan trực thuộc của BĐBP

thực thi tốt các văn bản QPPL đã ban hành Ví dụ: Bộ Tư lệnh BĐBP tham giasoạn thảo Luật Biên giới quốc gia, Pháp lệnh BĐBP, ban hành các quyết định, chỉ

thị về quản lý bảo vệ biên giới

Đối với hình thức ban hành văn ban áp dụng quy phạm pháp luát:

Hàng ngày, hang giờ trên tuyến BGDL có rất nhiều các hoạt động xây ra

Trang 31

ở KVBG, cửa khẩu, khu kinh tế mở biên giới Lưu lượng người xuất nhập

cảnh, qua lại biên giới, nhu câu thăm thân, buôn bán, giao lưu văn hoá ở

KVBG và hai bên biên giới ngày càng phát triển, trong các hoạt động đó đa số

cá nhân, tổ chức chấp hành tốt các quy định của pháp luật, bên cạnh đó có một

bộ phận cá nhân, tổ chức, người nước ngoài, người không có quốc tịch có thể

do nhận thức hạn chế, chưa biết các quy định của pháp luật hoặc cố ý vi phạmcác quy định của pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự ở

KVBG, đòi hỏi BĐBP phải xử lý hành chính để đảm bảo trật tự chung trong

QLNN ở KVBG BĐBP có quyền ra các quyết định áp dụng pháp luật như: tạm

gilt người; tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm; quyết định tịch thu tang vật,

phương tiện; quyết định khám nơi cất giấu tang vật vi phạm hành chính ; quyếtđịnh khám người, phương tiện vận tải, đồ vật; quyết định xử phạt vi phạm hànhchính; quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính Đối với hình thức thực hiện những hoạt động mang tính pháp lý khác:

Đối với hình thức quản lý này, BĐBP chỉ vận dụng 2 hoạt động đó là: áp

dụng các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa vi phạm pháp luật và lập một số

giấy tờ nhất định

Để quản lý, bảo vệ tốt BGĐL và giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội

trong KVBG (một đồn Biên phòng quản lý từ 2 đến 5 xã biên giới), BĐBP

phải áp dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ biên phòng, nghiệp vụ an ninh và

trong đó có áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn, phòng ngừa vi phạm pháp

luật, ví dụ: kiểm tra giấy tờ của nhân dân qua lại biên giới, kiểm tra các thủ

tục xuất nhập khẩu hàng hoá, kiểm tra giấy tờ đi lại, hành nghề trong KVBG, kiểm tra việc đăng ký tạm trú, tạm vắng, kiểm tra việc đi lại, cư trú, hành nghề

của các cá nhân, tổ chức thông qua các hoạt động này nhằm phát hiện

những vi phạm pháp luật của cá nhân, tổ chức, nếu có vi phạm thì kịp thời lập

các văn bản xử lý theo quy định của pháp luật Nếu không thực hiện tốt các

hoạt động này thì trật tự QLNN trên khu vực BGDL sẽ không được thiết lập

Trang 32

chặt chẽ, tạo điều kiện cho các vi phạm pháp luật gia tăng làm ảnh hưởng đến

an ninh, trật tự an toàn xã hội ở KVBG

Đối với hình thức áp dụng những biện pháp tổ chức trục tiếp:

Day là hình thức rất cần thiết và sử dụng thường xuyên trong BDBP

Quá trình van dụng hình thức nay trong quản lý, bảo vệ BGDL thường thể

hiện mot số nội dung sau đây:

Bộ đội biên phòng là lực lượng vũ trang nhân dân của Đảng, Nhà nước,

trong tổ chức của BĐBP luôn quán triệt nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân

phụ trách, các co quan chuyên môn cua BDBP từ trung ương đến cơ sở được

quy định rõ ràng, cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để phát huy tối đa

hiệu quả hoạt động chuyên môn

Mặt khác QLNN đốt với BGDL đã duoc hình thành từ rất lâu, đã trải qua

các giai đoạn, các thời kỳ khác nhau của sự phát triển cùng với sự phát triển

của QLNN nói chung, trong giai đoạn hiện nay việc tăng cường đổi mớiQLNN đối với BGDL là rất tất yếu khách quan, do đó hàng năm, hàng quý

việc BDBP tiến hành sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm, hội thảo về công tác

quan lý, bảo vệ BGDL là rất cần thiết và phải được tiến hành thường xuyên để

tìm ra được những mặt mạnh, những hạn chế từ đó đưa ra những kiến nghị,

giải pháp hữu hiệu nhàm đổi mới, tăng cường hiệu quả QLNN của BĐBP đối

với BGĐL trong điều kiện, tình hình hiện nay của đất nước

Ngày nay khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, các ngành, các cấp

không ngừng ứng dụng các thành tựu vĩ đại của khoa học công nghệ vào lĩnhvực, ngành mình quản lý nhằm tăng cường hiệu quả quản lý, giảm chi phí vàcon người tham gia vào hoạt động quản lý Trong những năm qua BĐBP đã

ứng dụng nhiều công nghệ, khoa học kỹ thuật vào việc quản lý, bảo vệ BGĐL,như: Công nghệ thông tin trong quản lý xuất nhập cảnh tại các cửa khẩuđường bộ, đường sắt, khoa học công nghệ trong thông tin liên lạc, trong hoạch

định biên giới, trong giải quyết tranh chấp biên giới, lưu trữ các loại giấy tờ,

hồ sơ liên quan đến biên giới, các ứng dụng này làm cho hoạt động QLNN đối

Trang 33

với BGĐL đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ, góp phần quan trọng trongviệc hỗ trợ các hoạt động QLNN của BĐBP.

BĐBP thường xuyên phối hợp với các tổ chức xã hội như: Đoàn thanhniên, Hội phụ nữ, Mặt trận tổ quốc nhằm phát huy sức mạnh của quầnchúng và tổ chức quần chúng, động viên tối đa lực lượng nhân dân tham gia

vào quan lý, bảo vệ biên giới, ngăn chặn các vi phạm pháp luật xảy ra Thôngqua đó góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân từ đó tạo nên một thế

trận biên phòng toàn dân có sức mạnh tổng hợp ở KVBG

1.2.5 Phương pháp quản lý nhà nước của Bộ đội biên phòng trên tuyến

biên giới đất liền

Phương pháp quản lý nhà nước là những cách thức mà cơ quan nhà nước

có thẩm quyền sử dụng tác động lên đối tượng nhằm đạt được những mục đích

đã đề ra BĐBP vận dụng các phương pháp của quản lý nhà nước vào quản lý

BGDL đó là:

Phương pháp thuyết phục:

Bộ dội biên phòng là lực lượng thường xuyên tiếp xúc và gần gũi với

đồng bao các dân tộc và nhân dân các nước láng giéng do đó việc tuyên

truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ biên giới, giữ gìn quan hệ hoàbình, hữu nghị giữa các quốc gia là điều hết sức quan trọng

Bộ đội biên phòng có nhiệm vụ tuyên truyền, vận động nhân dân thực

hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, tham gia

xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, xâydựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh trong thế trận quốc phòng toàn dân

va thế trận an ninh nhân dân ở KVBG, [10.tr9}

Địa bàn hoạt động của BĐBP trên BGĐL là những nơi khó khăn gian khổ,

ở đó điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá còn thấp kém lạc hậu, nhận thức củanhân dân về biên giới lãnh thổ, chủ quyền quốc gia còn hạn chế, đây là điều

kiện để các thế lực phản động dễ lợi dụng để tuyên truyền, kích động, lôi kéo

Trang 34

chống phá lại công cuộc đổi mới nền kinh tế của đất nước Mặt khác chúng ta

có đường BGĐL dài, tiếp giáp với ba nước có các điều kiện chính trị, kinh tếkhác nhau, lực lượng bảo vệ biên giới của ta mỏng, trang bị nghèo nàn lạchau, lai quan lý bảo vệ biên giới trong điều kiện hội nhập nền kinh tế khu vực

và thế giới, do đó BĐBP phải dựa vào nhân dân và đồng bào các dân tộc ở

KVBG để bảo vệ biên giới, vì vậy việc tuyên truyền, vận động nhân dân nâng

cao nhận thức về chủ quyền quốc gia và huy động được lực lượng đông đảonày vào bảo vệ, quản lý biên giới là điều hết sức quan trọng và cần thiết

Phương pháp cưỡng chế:

Bên cạnh phương pháp thuyết phục, BDBP trong nhiều trường hợp phải

sử dụng phương pháp cưỡng chế để kịp thời khác phục hậu quả, ngăn chặn

những hành vị vị phạm pháp luật hoặc khôi phục lại những thiệt hại do vị

phạm pháp luật gây ra nhằm thiết lập lại trật tự QLNN ở KVBG

Trong quá trình thực hiện chức năng QLNN đối với BGDL, BĐBP có thé

áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính sau:

Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính: bao gồm các hình thức xử

phạt chính (cảnh cáo, phạt tiền) và các hình thức xử phạt bổ sung (tịch thutang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính) Ví dụ: khi phát

hiện các loại hàng hoá thuộc loại cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu lưu thông

qua BGDL, BĐBP có quyền tịch thu tang vật vi phạm

- Các biện pháp ngăn chan vi phạm hành chính va bao đảm việc xử lý vi

phạm hành chính bao gồm: tạm giữ người, tạm giữ tang vật, phương tiện vi

phạm, khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật, khám nơi cất giấu tangvật, phương tiện vi phạm hành chính Ví dụ: khi cần xác minh nhân thân ngườixuất cảnh, nhập cảnh trái phép qua biên giới, xác minh nguồn gốc hàng hoá

lưu thông qua biên giới, BDBP có quyền tạm giữ người, hàng hoá, phương tiện

theo thủ tục hành chính

- Các biện pháp khắc phục hậu quả của vi phạm hành chính bao gồm:

buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính

Trang 35

gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép; buộc thực hiện các

biện pháp khác phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi

phạm hành chính gây ra Ví dụ: BĐBP có quyền buộc tháo dỡ các công trình

xây dựng trái phép trong vùng cấm biên giới

- Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây

trồng, văn hoá phẩm độc hại Ví dụ: thông qua công tác kiểm soát tại các cửa khẩu, đường qua lại biên giới nếu phát hiện có các loại văn hoá phẩm độc hại,

BĐBP có quyền tịch thu và tiêu huỷ theo quy định

- Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hànhchính bao gồm: khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừtiền từ tài khoản tại ngân hàng, kê biên phần tài sản có giá trị tương ứng với số

tiền phạt để bán đấu giá Ví dụ: Một doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá qua

biên giới có hành vi chở người xuất cảnh trái phép chưa đến mức truy cứutrách nhiệm hình sự nhưng không có tiền nộp phat tại biên giới thì BĐBP cóquyền thông báo cho ngân hàng khấu trừ tiền phạt vi phạm hành chính tại tài

qua lại biên giới như: hộ chiếu, giấy thông hành, chứng minh thư biên giới,

giấy chứng minh nhân dân, giấy phép kinh doanh, bằng lái xe khi các cá

nhân, tổ chức đang hoạt động qua lại biên giới hoặc trong KVBG.

Khi được các cơ quan nhà nước hoặc các lực lượng có liên quan ở KVBG yêu

cầu phối hợp, BĐBP tham gia vào việc giúp các cơ quan, lực lượng liên quan ápdụng các biện pháp xử lý hành chính khác hoặc các hoạt động hỗ trợ trong trưngmua, trưng dụng tài sản, di dân, kiểm tra hộ tịch, hộ khẩu, dang ký tam trú, tamváng, tiến hành một số hoạt động điều tra xác minh các vi phạm pháp luật

Trang 36

Phương pháp cưỡng chế trong quản lý nhà nước được BĐBP áp dụng

thường xuyên và mang lại hiệu quả cao trong QLNN đối với BGDL

Phương pháp hành chính:

Bộ đội biên phòng là lực lượng vũ trang nhân dân trực thuộc Bộ quốcphòng Trong quản lý nói chung BDBP chịu sự chỉ huy, điều hành của Bộquốc phòng và các cơ quan chức năng của Bộ quốc phòng, mối quan hệ này

thể hiện sự phục tùng theo mệnh lệnh hành chính quân sự Ngoài ra BĐBP còn

quan hệ, phối hợp với các cơ quan nhà nước khác theo từng lĩnh vực có liênquan như: Bộ công an, Bộ ngoại giao, UBND các tinh có BGĐL, mối quan hệ

này thể hiện sự quản lý song trùng trực thuộc và theo nguyên tắc quản lý theo

ngành kết hop với quản lý theo lĩnh vực và lãnh thổ trong QLNN đối với

BGDL, BĐBP phải tuân thủ sự chỉ huy, chi đạo của Bộ quốc phòng, vừa chấphành hướng dẫn nghiệp vụ của các ngành như: Bộ công an, Bộ ngoại giao vàtuân thủ các mệnh lệnh của Chính phủ và UBND các tỉnh có BGĐL Trong

phương pháp hành chính, dé dam bảo phát huy có hiệu quả chức năng QLNNtrên tuyến BGĐL thì một yêu cầu là phải phân định rõ chức năng, nhiệm vụ

của BĐBP theo từng cấp quản lý và quy định rõ sự phối hợp giữa BĐBP với

các cơ quan khác để không xảy ra tình trạng trùng lấp, lấn sân nhau trong

quản lý, bảo vệ biên giới

Phương pháp kinh tế:

Đối với phương pháp này, chủ yếu áp dụng trong hoạt động quản lý về

sản xuất, kinh doanh sẽ phát huy tác dụng, còn trong quản lý bảo vệ BGĐL,BĐBP là lực lượng vũ trang không lấy mục tiêu kinh tế trong hoạt động quản

lý cua mình mà lấy mục tiêu độc lập, toàn ven lãnh thổ, ổn định chính trị va

an ninh quốc gia làm hàng đầu Trong quá trình quản lý, BDBP có thể sử dụng

việc khuyến khích các lợi ích vật chất để tác động lên các chủ thể nhằm động

viên các cá nhân, tổ chức tham gia vào quản lý, bảo vệ BGĐL nhằm nâng caohiệu qua QLNN đối với BGDL nhưng phải thông qua các chính sách của Nha

Trang 37

nước và chi được áp dụng kèm theo với các phương pháp khác Nếu coi trọng

phương pháp kinh tế dễ dẫn đến lợi ích quốc gia, độc lập chủ quyền và toàn

vẹn lãnh thổ bị đe doạ Nếu quá coi trọng phương pháp hành chính, cưỡng chế

dễ dẫn đến máy móc, dập khuôn sơ cứng hoạt động quản lý biên giới, điều

này dân đến hạn chế việc kích thích các năng lực, nhu cầu của các chủ thểtrong quản lý, bảo vệ biên giới

Tóm lại: các hình thức, phương pháp quản lý hành chính nhà nước luôn được

các chủ thể quản lý nhà nước vận dụng khác nhau trong QLNN BDBP là lực

lượng nòng cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ biên giới và đây là lĩnh vực

chuyên ngành có đặc thù néng biệt của nó, do đó quá trình quản lý, BDBP vừa

phải tuân thủ các hình thức, phương pháp quản lý hành chính nhà nước nói chung

và biết vận dụng một cách sáng tạo, chủ động phù hợp các hình thức, phương phápQLNN vào hoạt động quản lý của mình và kết hợp với các hoạt động nghiệp vụ

chuyên ngành để tạo nên hiệu quả cao trong quan lý, bảo vệ BGDL

Kết luận chương 1:

Chương này luận văn phân tích cơ sở pháp lý, cơ sở lý luận để BĐBP thực

hiện chức năng QLNN trên tuyến BGDL Đối với cơ sở lý luận đi sâu phântích các hình thức, phương pháp, nội dung của QLNN trên tuyến BGDL, đặc

biệt bước đầu phân tích cơ sở lý luận và thực tế nhằm xác định BĐBP là một

chủ thể QLNN trên tuyên BGDL, mặc dù đây là vấn dé còn có nhiều nhận

thức khác nhau về ca lý luận và thực tế ở trong và ngoài lực lượng BDBP Đối

với cơ sở pháp lý, dựa trên hệ thống văn bản pháp luật hiện hành đã khái quát,

đánh giá các căn cứ pháp lý để BĐBP thực hiện chức năng QLNN trên tuyến

BGDL

Trang 38

Chuong 2

CO SO PHAP LY VA THUC TRANG QUAN LY

NHA NUGC CUA BO DOI BIEN PHONG VIET NAM TREN TUYEN

BIEN GIỚI ĐẤT LIỀN 2.1- CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỀ BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG TIẾN HÀNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRÊN TUYẾN BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN.

Cơ sở pháp lý chính là hệ thống các văn bản pháp luật của nhà nước trao

quyền, nghĩa vụ cho BĐBP trong quản lý, bảo vệ BGĐL, việc trao quyền, nghĩa

vụ như thế nào xuất phát từ tính chất, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của

BĐBP và hệ thống pháp luật là căn cứ, cơ sở để BĐBP phát huy được nhiệm vụ,

chức năng của mình, các QPPL thực chất là sự cụ thể hoá chỉ thị, nghị quyết

đường lối của Đảng trong từng giai đoạn, từng thời kỳ và cho từng lĩnh vực

Từ khi thành lập, BĐBP luôn được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ quản

lý, bảo vệ biên giới Trong nhiều thập kỷ qua, khi chúng ta chưa thực hiện đổi

mới, phát triển nền kinh tế thì không riêng BĐBP mà các cơ quan nhà nước

khác đều hoạt động trong cơ chế quan liêu, tập trung bao cấp theo mệnh lệnh

hành chính, kế hoạch hoá với các văn bản pháp lý có hiệu lực thấp và đơn lẻ

Nhà nước chưa xây dựng được các đạo luật như ngày nay, mặt khác cả nước

chủ yếu dồn sức người sức của vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc,biên giới giữa Việt Nam với 3 nước láng giéng là hữu nghị, hợp tác, láng

giéng thân thiện do đó việc hoạch định biên giới, bảo vệ quản lý BGDL, xây

dựng và ban hành hệ thống pháp luật về BGDL chưa được quan tâm xây dựng

Nhận thức được vấn đề quản lý, bảo vệ BGĐL là hết sức quan trọng,nhằm tăng cường hiệu lực quan lý nhà nước đối với BGDL trong tình hình

mới, Nhà nước ta đã chú trọng và thúc đẩy việc ký kết các diéu ước quốc tế va

ban hành các van bản pháp luật trong nước về quan lý, bảo vệ BGDL làm cơ

sở pháp lý trong giải quyết các tranh chấp biên giới, tạo ra hành lang pháp lý

Trang 39

cho các chủ thể quản lý, bảo vệ biên giới Hệ thống văn bản pháp luật về

BGĐL bao gồm:

Luật biên giới quốc gia

Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà XHCN ViệtNam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ngày 18/7/1977 và Hiệp ước

ngày 24/1/1986 bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước

Cộng hoà XHCN Việt Nam và Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ngày18/7/1977

Hiệp ước về nguyên tac giải quyết vấn dé biên giới giữa nước Cộng hoa

XHCN Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Cămpuchia ký ngày 20/7/1983

và Hiệp định về quy chế biên giới giữa nước Cộng hoà XHCN Việt Nam và

nước Cộng hoà nhân dân Cămpuchia ký ngày 20/7/1983

Hiệp định tạm thời ngày 7/11/1991 về việc giải quyết công việc trên

vùng biên giới hai nước giữa Chính phủ Cộng hoà XHCN Việt Nam và Chính

phủ Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nướcCộng hoà XHCN Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ký ngày

Về tổ chức, xây dựng lực lượng biên phòng có Pháp lệnh BĐBP ngày

7/4/1997 và có các nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháplệnh BDBP

Quan lý khu vực BGĐL có Nghị định số 99/HDBT ngày 27/3/1992 củaHội đồng bộ trưởng về quy chế khu vực biên giới Việt nam - Trung quốc

Nghị định số 427/HDBT ngày 12/12/1990 của Hội đồng bộ trưởng về quy chế

Trang 40

khu vực biên giới Việt nam - Lào Nghị định số 42/HDBT ngày 29/1/1992 của

Hội đồng bộ trưởng về quy chế khu vực biên giới Việt nam - Campuchia

Nghị định số 298/HDBT ngày 10/8/1992 của Hội đồng bộ trưởng sửa đổi một

số điều trong quy chế khu vực biên giới Việt nam Lào, Việt nam

-Cămpuchia, Việt nam - Trung quốc Nghị định số 34/2000/ND - CP ngày18/8/2000 về quy chế khu vực BGĐL, nước Cộng hoà XHCN Việt Nam thaythế các nghị định trước đây về quy chế khu vực biên giới đất liền Và Bộ quốcphòng có một số văn bản hướng dan thi hành Nghị định số 34/2000.ND-CPngày 18/8/2000 của Chính phủ [2]

Bên cạnh hệ thống văn bản pháp luật quy định cụ thể về hoạt động quản

lý, bảo vệ BGDL của BDBP Trong quá trình hoạt động, BDBP còn vận dungnhiều văn bản pháp luật để phối hợp và thực hiện nhiệm vụ của mình: Luật sĩ

quan quân đội nhân dân Việt Nam ngày 21/12/1999 [2], Bộ luật hình sự nước

Cộng hoà XHCN Việt Nam (1985) và Bộ luật hình sự nước Cong hoà XHCN

Việt Nam ngày 21/12/1999 [2] Luật Hai quan ngày 29/6/2001[2], Luật

phòng, chống ma tuý ngày 9/12/2000 [2], Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nướcngày 28/12/2000[2], Pháp lệnh xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú của người nướcngoài tại Việt Nam ngày 28/4/2000 [2] và một số Nghị định của Chính phủquy định chi tiết thực hiện Pháp lệnh nay[2]

Ngoài ra, Bộ Quốc phòng cùng một số Bộ còn ban hành rất nhiều văn bản

liên tịch để cu thé hoá, hướng dẫn BĐBP thực hiện các văn bản do nhà nước

banh hành Trong quá trình thực hiện nhiện vụ, BDBP còn phải tuân thủ cácvăn bản QPPL của Bộ Bộ quốc phòng, Bộ công an và các văn bản có tính

chất pháp lý do BĐBP ban hành để thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ BGĐL

Từ hệ thống văn bản pháp luật trên, có thể khái quát cơ sở pháp lý để

BDBP thực hiện quan lý nhà nước trên tuyến BGDL

Trước hết, vai trò của BĐBP với tư cách là chủ thể QLNN đã được các

văn bản pháp luật xác định:

Ngày đăng: 27/05/2024, 16:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN