Luận văn thạc sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với dịch vụ cung cấp nước sạch ở tỉnh Thanh Hoá hiện nay

128 3 0
Luận văn thạc sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với dịch vụ cung cấp nước sạch ở tỉnh Thanh Hoá hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

QUAN LY NHA NUOC DOI VOI DICH VU CUNG CAP NUOC SACH O TINH THANH HOA HIEN NAY

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

(Dinh hướng nghiền cứu)

HÀ NỘI, NĂM 2020

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

QUAN LY NHA NUOC DOI VOI DICH VU CUNG CAP NUOC SACH O TINH THANH HOA HIEN NAY

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC Chuyên ngành: Luật hiến pháp & hành chính

Mã số: 26NC02014

Người hướng dẫn khoa học: TS.Phan Thị Lan Hương

HÀ NỘI, NĂM 2020

Trang 3

sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo, động viên của bạn bè, đồng nghiệp, sự ủng

hộ của gia đình và người thân.

Đề đạt được kết quả này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tham giảng dạy, truyền thụ những kiến thức quý báu cho tôi trong

suốt quá trình học tập Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS.Phan Thị Lan

Hương, người đã dành nhiều tâm huyết, tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá

trình làm luận văn Những nhận xét, đóng góp sâu sắc của Cô là những gợi ý

quý báu dé tôi hoàn thiện luận văn.

Xin cảm ơn gia đình và người than đã luôn ủng hộ, chia sẻ cùng tôi những khó khăn trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

Xin cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, tạo điều kiện giúp

đỡ tôi hoàn thành luận văn.

HàNội, thang năm 2020

Học viên

Trịnh Quỳnh Trang

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa

học độc lập của tôi Các sô liệu khoa học, kêt quả nghiên cứu của Luận văn là

trung thực và có nguôn gôc rõ ràng.

Tác giả luận văn

Trang 5

LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

DANH MỤC BANG, BIEU

PHAN MỞ ĐẦU 55: 22t 22 2222212 ree | CHUONG I MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN VE QUAN LÝ NHÀ NƯỚC 6 VE DICH VU CUNG CAP NƯỚC SẠCH ĐÔ THI ececccccccsceeseeseeeeeeeee 6 1.1 Nước sạch va dịch vụ cung cấp nước sạch đô thị 6 1.1.1 Khái niệm VỀ nƯỚC SACK cescsesesesesesesesvsvevssssesesssesssssssvsvsvsvsvevsnesesssesssesesesees 6 1.1.2 Dịch vụ cung cấp NUOC SACHA G G G G0 V0 v.v 1v vn n1 x2 7 1.2 Quản lý nhà nước về dịch vụ cung cấp nước sạch - 11 L.2.1 K)Gi ICM nốe e II 1.2.2 Phân biệt quản lý dịch vụ cung cấp nước sạch và cung cấp nước sạch.

¬— 15

1.3 Sự cần thiết của quan lý nhà nước về dịch vụ cung cấp nước sạch 17 1.4 Kinh nghiệm của Singapore và bài học về quản lý hoạt động cấp

nước sạch đô thị cho Việt NÑam - - - G -Q HS HH ng ke, 231.4.1 Kinh nghiỆm Cua SIHØ(đDOF cv hikkkerkeerrvee 231.4.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt NGH s55 kEx+sseexeessss 26

TIỂU KET CHUONG l 22¿2252¿22S++2EEEtt2EEEtrEktttrrkesrrrrrrrke 27 CHUONG II THUC TRẠNG QUAN LÝ NHÀ NƯỚC VE DỊCH VU CAP NƯỚC SẠCH ĐÔ THỊ TREN DIA BAN TINH THANH HÓA 28

2.1 Thực trạng quy định pháp luật về dịch vụ cung cấp nước sạch 28 2.2 Thực trạng hoạt động cấp nước sạch đô thị ở Thanh Hoá 33 2.2.1 Đặc điểm đô thị tỉnh Thanh Hoá -c- SE +ESESESEEEEEE+E+E+E+trezxes 33

Trang 6

2.2.2 Hệ thong cap nước sạch đô thi Thanh HOG v.cccccccccccsssssssssssssssssssssssseees 35 2.3 Thực trang quản lý nha nước về dich vụ cấp nước sạch đô thị Thanh

CC) una trans.x oteg (huunh thúếgg x36 t56G BotH S.00t44 185061 0806014/460031: 100219 EM, iEfMETS350E H240 PE003ii4H, 01260 E4E30x8 ti2231.E36 38

2.3.1 Hoạt động ban hành văn bản quản lý về dịch vụ cung cấp nước sạch ở địa bàn tinh Thanh FHÓA ỏ - << << << 3 3333333333133 3535353353555 55 55555552555 38 2.3.3 Về quản lý giá nước, thất thu, thất thoát HưỚC -s- 2© +scse: 52 2.3.4 Về co cấu tổ chức quan lý và khả năng vận hành hệ thong cấp nước: 2.4.2 Nguyên nhân của các hạn CUE vreeeccescsvssvesvesssvesvessssesessssvessstsssssssvesesnesvees 67 TIỂU KET CHUONG lI 252-5255t22S+tttExxrrrkrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrre 70 CHUONG III PHƯƠNG HUONG VÀ GIẢI PHÁP NANG CAO HIỆU QUA QUAN LY DỊCH VU CAP NƯỚC SẠCH ĐÔ THỊ TREN DIA

BAN TINH THANH HOOA uo ccccsesssssssssesssseesseecsnscesneccnnecesneecsneessneessneentes 71 3.1 Phuong AWONG eee 71

3.1.1 Phương hướng, mục tiêu quan lý nhà nước đối với dich vu cấp nước 0 (61/04 (OO | (| 71 3.1.2 Đổi mới quản lý dịch vụ sản xuất kinh doanh về cấp nước đô thị trên địa bàn tinh Thanh HOG vicciccccccccccccccsscsssssssssssssssssssssessssssssssseseseseceeeseeeeseseeeseees 72 3.1.3 Chiến lược phát triển đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 71

3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ

cung cấp nước sạch: - 5s SE 1E 1EE12111111111111111111 1111111 te 79 3.2.1 Doi mới hệ thong quản lý, cơ chế chỉnh sách s- -cscs+csrsea 79 3.2.2 Xây dựng giá NUCGC PHU ÏỢJD G883 1 1E 1E EESSrEkrrekerseere 85

Trang 7

3.3 Một số kiến nghị nhằm thúc day ngành nước phát triễn 96

3.3.1 Lập quy hoạch, kế hoạch dau tư phát triển cấp nước đô thị 96 3.3.2 Doi với Công ty cổ phan cấp nước Thanh Hóa -. 55-555: 100

3.3.3 Đối với nghành cấp nước Việt NAỊH 5252 Sc+E+ts£+Eerterrsee 100 TIỂU KET CHUONG II 22-5252255+22S+t2£ExtsExxesrrtrsrrtrrrrerree 105

KET LUẬN - 2 SE 1E 121E118111111211111111111111111 11111111 xe 106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT Chữ viết tắt Tên đầy đủ

NMN Nha máy nước

ĐTXD Đầu tư xây dựng HTCN Hệ thống cấp nước

CTCP Công ty cổ phan

TNHH Trach nhiệm hữu han

UBND Uy ban nhân dân QCVN Quy chuân Việt Nam

QLNN Quản lý nhà nước

Trang 9

Sô hiệu bảng, biêuTên bảng biêu

qua các thời kỳ tại Công ty Cấp nước Thanh Hoá

Trang 10

PHAN MỞ DAU 1 Ly do chon dé tai.

Nước sạch là một trong những nhu cau thiết yếu trong cuộc sống của con người Con người cần một lượng nước nhất định dé duy trì cuộc sống nêu không sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng, nhưng nếu nguồn nước được đưa vào cơ thê

không sạch, không đảm bảo vệ sinh thì ngược lại, sức khỏe của chúng ta sẽ ảnh hưởng, thậm chí đe dọa đến tính mạng Cùng với tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh ở Việt Nam, dich vụ cung cấp nước sạch đảm bảo đủ về lưu

lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu hàng ngày của

người dân tại các khu đô thị là một trong những yêu câu bắt buộc Việc xây

dựng mới các nhà máy nước có công suất lớn và nâng cấp, cải tạo, mở rộng các hệ thống cấp nước hiện có ở các khu đô thị đang là vấn đề nóng bỏng được đặt ra ở nước ta hiện nay Song song với đó là tầm quan trọng của việc quản lý hệ thống cấp nước sạch dé đạt được hiệu quả cao nhất.

Hoạt động cấp nước là hoạt động có liên quan đến cả ba khâu sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch Nước sạch là loại sản phẩm thiết yêu cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, địch vụ của mọi tầng lớp dân cư Trong thời gian qua, hoạt động cấp nước nhất là cấp nước đô thị luôn nhận được sự quan tâm của Chính phủ, các cấp bộ ngành và các nhà tài trợ quốc tế Đặc biệt, ngày

11/7/2007 Chính phủ ban hành nghị định số 117/2007/NĐ-CP về sản xuất,

cung ứng và tiêu thụ nước sạch là cơ sở cho tô chức, quản lý câp nước đô thị.

Sau gân 20 năm đổi mới, tốc độ đô thị hoá của cả nước nói chung, tỉnh Thanh Hoá nói riêng phát triển rất nhanh Năm 1989, dân số thành thị Thanh Hoá mới có 215,5 ngàn người bằng 7,2% tong số dân (2,99 triệu người), thì

năm 2006 có 360,3 ngàn người bằng 9,8 % tổng số dân (3.68 triệu người)

tăng 144,8 ngàn người, như vậy tăng 67,2% so với năm 1989 Day là một áp

Trang 11

Tính đến nay, Thanh Hoá đã có 18 dự án được triển khai với tổng vốn

đầu tư khoảng 314 ty đồng, nhằm thực hiện quy hoạch tổng thé phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2001 - 2010 trong đó có cấp nước Tổng công suất cấp nước đô thị hiện nay là 65.410 m”/ngày, bảo đảm khoảng 90% dân số đô thị được cấp nước sạch với mức 89lít /người/ngày, tỷ lệ thất thoát nước sạch đã giảm xuống 30% so với 48% năm 1999 Đã có 15 trong tổng số 30 thị trấn có hệ thống cấp nước tập trung với quy mô từ 500 -2000m/ngày được xây dựng bằng nhiều nguồn vốn, nhưng chủ yếu là nguồn

vôn ngân sách.

Những thành quả trên, cùng với sự nỗ lực của các cấp các ngành có liên quan và công ty cô phần cấp nước Thanh Hoá đã nói lên tầm quan trọng

cũng như mức độ cấp thiết của nước sạch đô thị trong chiến lược chung nhằm

phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, từng bước nâng cao sức

sống dân cư Tuy nhiên, hoạt động cấp nước có những đặc thù nhất định, bởi nước sạch đô thị là hàng hoá cá nhân được cung ứng công cộng, cần được đầu tư vốn lớn nhưng khả năng thu hồi vốn thấp, do đó việc xã hội hoá hoạt động cấp nước gặp nhiều khó khăn Bên cạnh đó tốc độ phát triển kinh tế xã hội, gia tăng dân số đô thị ngày càng cao đã tạo những áp lực rất lớn cho hoạt động câp nước sạch đô thị cả vê sô lượng và chât lượng.

Sự phát triển của ngành cấp nước đô thị Thanh Hoá trong thời gian qua chưa theo kip với tốc độ đô thị hoá, chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất

và dân sinh Nhiều dự án cấp nước ở các thị tran đầu tư không đồng bộ, dau tu

theo kiểu phong trào, quy hoạch không hợp lý, hiệu suất thấp và năng lực quản lý kỹ thuật yếu kém Những tôn tại trên do nhiều nguyên nhân khác

nhau, cả chủ quan và khách quan Trong đó có vân đê nôi cộm như: cơ chê

Trang 12

chính sách chưa phù hợp, phân cấp quản lý còn chồng chéo, mâu thuẫn; quản lý nhà nước còn bất cập nhất là về giá nước; thất thu thất thoát còn lớn, trình độ đội ngũ cán bộ quản lý và người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu, tổ chức mô hình cấp nước chưa phù hợp Mặc du nghị định 117/CP của Chính phủ là một bước thay đổi nhanh chóng và khả quan đối với ngành cấp nước Tuy nhiên, tính khả thi còn nhiều điều phải xem xét lại như: tầm nhìn của người làm công tác quy hoạch cấp nước đô thị có đảm bảo 5 năm, 10 năm, dài hạn là 20 năm sao cho phù hợp với quy hoạch tổng thé phát triển kinh tế xã

hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển ngành Hoặc UBND tỉnh chỉ

đạo việc chuyên giao các công trình cấp nước tại các thi tran huyện (đầu tư từ nguồn vốn nhà nước) cho công ty cấp nước tỉnh quản lý.

Tất cả những lý do trên đặt ra yêu cầu cần đổi mới quản lý hoạt động

cấp nước đô thị tỉnh Thanh Hóa, đó là yêu cầu xuất phát từ thực tiễn.

Do vậy, tác giả chọn đề tài "Quản ly) Nhà nước đối với dich vụ cung cấp

nước sạch ở tỉnh Thanh Hoá hiện nay” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành.

2 Tình hình nghiên cứu

Hoạt động cấp nước sạch đô thị thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều tô chức; ở nước ta đã có một số công trình, đề tài khoa học được công bồ liên quan đến hoạt động cấp nước sạch đô thị Có thé nêu một số

công trình đề tài chủ yếu sau:

1 Arjun Thapan — Ngân hàng phát triển Châu A (2002), Đổi mới cơ chế, chỉnh sách cho ngành cấp nước và vệ sinh đô thị Việt Nam trên quan điểm của Ngân hàng Châu A, Tham luận hội thảo.

2 Bùi Đức Hưng (2006), Luận văn thạc sỹ kinh doanh và quản lý, Đổi

mới quan ly nhà nưóc đổi với lĩnh vực cáp nước do thị ở Việt Nam.

Trang 13

4 Công ty Nước và môi trường Việt Nam (2003), Dự án cải tạo, nâng

công suất nhà máy nước Mật Sơn — Thanh Hóa từ 20.000m3/ngày, đêm lên 30.000m3/ngay,dém (Nghiên cứu khả thi).

5 Nghiên cứu mô hình quy hoạch và quản lý hiệu quả hệ thông cấp nước do thị Việt Nam, http:/www.moc.gov.vn/Vietnam/Managemert.

Những công trình nghiên cứu trên chủ yếu đề cập đến đổi mới cơ chế

quản lý một số khía cạnh nào đó, hoặc là cơ chế quản lý nói chung, hoặc là

quản lý nhà nước ở tầm quốc gia với nhiều cách tiếp cận lý giải khác nhau.

Đối với tinh Thanh Hóa đã có một phương án tô chức hoạt động cấp nước; nội dung chủ yếu phản ánh tình hình thực hiện các dự án và vận hành cấp

nước ở các huyện thị hiện nay, đề xuất mô hình tô chức và định hướng phát triển của công ty cấp nước Thanh Hóa đến năm 2030.

Mặc dù các công trình nghiên cứu về hoạt động cấp nước sạch đô thị trong và ngoài nước khá đa dạng, nhiều cách tiếp cận, nhưng nội dung quản lý đối với hoạt động cấp nước đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện chưa có

công trình khoa học nào dưới dạng luận án, luận văn từ thạc sỹ trở lên được

công bố.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

- Mục đích: + Đánh giá thực trạng quản lý dich vụ cung cấp nước sạch

trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

+ Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dịch vụ cung cấp nước sạch đô thị.

+ Đề xuất một số giải pháp tôi ưu hóa quản lý vận hành hệ thống cấp

Trang 14

nước nhằm khắc phục chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch, giảm thiểu thất

thoát, that thu nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa góp phan phát trién bền vững

hệ thông câp nước.

+ Góp phân làm rõ một số vấn đề lý luận, đánh giá đúng thực trạng, đề xuất giải pháp đổi mới quản lý hoạt động cấp nước đô thị trên địa bàn tỉnh

Thanh Hoá trong thời gian tới.

- Nhiệm vụ: + Làm rõ một sô vân đê lý luận vê nước sạch, dịch vụ cungcâp nước sạch và quản lý dịch vụ cung câp nước sạch đô thị.

+ Phân tích thực trạng quản lý dich vụ cung cấp nước đô thị ở Thanh Hoá, đánh giá hạn chê và nguyên nhân.

+ Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý

dịch vụ cung cấp cấp nước đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

4 Phương pháp nghiên cứu của luận văn

Luận văn sử dụng tong thé các phương pháp nghiên cứu, trong đó, chủ yếu dùng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, coi trọng mối liên hệ giữa lý luận, quan điểm, đường lối của Đảng, tri thức khoa học kinh tế

và kinh nghiệm thực tiễn phù hợp với địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp thống kê, so sánh, điều tra mẫu, ý kiến chuyên gia có đối

chiếu quy trình, quy phạm, kinh nghiệm ở các địa phương trong nước và thế giới; phân tích so sánh kế thừa số liệu của các công trình, dự án, tài liệu khoa học của các tác giả có liên quan dén đê tài luận văn.

5 Kêt cầu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung

chính của luận văn được kết câu thành 3 chương.

Trang 15

MOT SO VAN DE LY LUAN VE QUAN LY NHA NUOC

VE DICH VU CUNG CAP NƯỚC SẠCH ĐÔ THI 1.1 Nước sạch va dich vụ cung cấp nước sạch đô thị 1.1.1 Khái niệm về nước sạch

Nước sạch là khái niệm chung cho các loại nước dùng trong sinh hoạt,

công nghiệp, công cộng “Nước sạch là nước đó qua xử lý có chất lượng bảo dam, đáp ứng yêu cau sử dung.”' Nước sạch đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và cuộc sông của con người Nước sạch giúp cho con người duy trì cuộc sống hàng ngày bởi con người sử dụng nước sạch dé cung cấp cho các nhu cầu ăn uống, hoặc sử dụng cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày Đề thỏa mãn các nhu cau vệ sinh cá nhân va sinh hoạt, mỗi người cần tới

khoảng 120 lít nước/ngày Nước sạch không chỉ là trong, không màu, không mùi, không vị mà còn phải an toàn đối với sức khỏe của người sử dụng Nếu sử

dụng nước không sạch thì sẽ ảnh hưởng rat lớn tới sức khỏe, vì nước là môi trường trung gian chuyên tải các chất hóa học và các loại vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng gây bệnh mà mắt thường không nhìn thấy được.

Có nhiêu loại nước sạch với những tiêu chuân tuỳ thuộc vào lĩnh vực

sử dụng Nước sạch trong y tê có tiêu chuân khác với nước sạch dùng trongcác lĩnh vực khác.

- Phân loại nước sạch phụ thuộc vào trình độ phát triên của khoa học vàsự phát triên kinh tê xã hội Môi quôc gia có tiêu chí phân loại nước sạchriêng biệt.

' Nghị định 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụnước sạch có quy định tại Khoản 7 Điều 2 như sau:

Trang 16

1.1.2 Dịch vụ cung cấp nước sạch

Dịch vụ cung cấp nước sạch là một dạng dịch vụ công của nhà nước Theo từ điển Petit Lasosse “dịch vụ công là hoạt động vì lợi ích chung, do cơ quan nhà nước hoặc tư nhân đảm nhiệm”.“ Định nghĩa này đưa ra cách hiểu chung nhất về dịch vụ công nhưng chưa làm rõ được tính chất công của các dịch vụ

này Về mặt bản chất dịch vụ công chính là sự thể hiện tính xã hội, thực hiện

chức năng phục vụ của nhà nước, được nhận dạng như một loại dịch vụ ở đầu thế kỷ XX tại các nước tư bản phát triển Dịch vụ công chỉ được thừa nhận

rộng rãi khi có sự phát triển mạnh mẽ của dân chủ trong đời sống chính tri, xã

hội ở mỗi nước Mục tiêu của Nhà nước là tổ chức các công trình phúc lợi cho dân Chương trình đó được bao quát trên nhiều lĩnh vực cụ thé như y tế, giáo

dục, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, đường xá, cầu công, thoát nước,

bảo hiểm thất nghiệp, nhà trẻ, vệ sinh đô thị, thu gom và xử lý chất thải Do

vậy, định nghĩa dich vụ công nên được hiểu day đủ là: “dich vu công là hoạt

động phục vụ cho các lợi ich chung thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và tổ chức do Nhà nước trực tiếp thực hiện hoặc chuyển giao cho các cơ sở ngoài Nhà nước thực hiện nhằm mục tiếu hiệu quả và công

Do gan với yêu tô công nên dịch vụ công có các đặc điêm sau:

Thứ nhát, dịch vụ công là những hoạt động phục vụ nhăm thỏa mãn

nhu câu thiệt yêu, lợi ích chung của xã hội, các quyên và nghĩa vụ của cánhân, tô chức trong xã hội.

? PGS.TS Doan Minh Huan và TS Hoàng Đình Minh dẫn trong bài viết “Kinh nghiệm của một số nướcChâu Âu veef quản lý và phát triển dich vụ công khu vực đô thị - những tham chiếu cho Việt Nam”, Tap chiquản lý nhà nước, số 254 (3/2017), tr.107.

3 United Nations Development Programme — UNDP, “Hanh chính công và sự phát triển kinh tế ở Việt Nam:tái thiết nền hành chính công cho thé ki XXI”, Báo cáo nghiên cứu, Hà Nội, 2009, tr21.

Trang 17

Thứ ba, dịch vụ công được cung câp cho tât cả các cá nhân, tô chức trên cơ

sở đảm bảo các điêu kiện công băng và thuận lợi như nhau cho mọi đôi tượng.

The tu, dịch vụ công gan với trách nhiệm cua Nhà nước trong việc bảođảm dịch vụ công cho cộng đông dân cư trong xã hội.

Đôi với dịch vụ cung câp nước sạch là các hoạt động có liên quan củatô chức, cá nhân trong lĩnh vực bán buôn nước sạch, bán lẻ nước sạch Do đó,

ngoài những đặc điêm chung của dịch vụ công, thì còn có những đặc điêm mang tính chất đặc thù sao:

- Hoạt động câp nước: là các hoạt động có liên quan trong lĩnh vực sảnxuât, cung cap và tiêu thụ nước sạch, bao gôm quy hoạch, tu vân thiệt kê, dau

tư xây dựng, quản lý vận hành, bán buôn nước sạch, bán lẻ nước sạch và sửdụng nước.

- Chủ thê cung cấp dịch vụ là tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động

khai thác, sản xuât, truyên dân, bán buôn nước sạch và bán lẻ nước sạch.

- Khách hàng sử dụng nước: là tô chức, cá nhân và hộ gia đình mua

nước sạch của đơn vi cap nước.

- Dịch vụ cung cấp nước sạch tạo thành một hệ thống tập trung hoàn chỉnh bao gồm: các công trình khai thác, xử lý nước, mạng lưới đường ống cung cấp nước sạch đến khách hàng sử dụng nước và các công trình phụ trợ có liên quan Mạng lưới cấp nước: là hệ thống đường ống truyền dẫn nước sạch từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, bao gồm mạng cấp I, mạng cấp II, mạng cấp III và các công trình phụ trợ có liên quan Ngoài ra, dịch vụ cung cấp

nước sạch cũng bao gôm công trình phụ trợ: là các công trình hô trợ cho việc

Trang 18

quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa đôi với hệ thông câp nước như sân,đường, nhà xưởng, tường rào, trạm biên áp, các loại hô van, hộp đông hô,họng cứu hoa

- Mô hình cấp nước đô thị: Trong hoạt động cấp nước đô thị, trách

nhiệm được phân định giữa cơ quan quản lý Nhà nước, công ty cấp nước và

các tô chức khác Đối với đô thị Viêt Nam hiện nay mô hình cấp nước tôn tại 3 hình thức hoạt động, cấp nước bởi các công ty nhà nước, cấp nước ở thị trấn

và tự câp.

Trong hoạt động cấp nước trách nhiệm được phân định giữa cơ quan

Trung ương và chính quyền địa phương Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược cấp nước đô thị; uy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm về cung cấp các dịch vụ cấp nước và phê duyệt những dự án đầu tư dưới 200 triệu đồng, các dự án có quy mô công suất từ 30.000 m”/ngày trở lên đối với đô thị loại đặc biệt và 10.000 m”/ ngày trở lên đối với các đô thị còn lại phải có ý kiến thoả thuận băng văn bản của Bộ Xây dựng trước khi trình cấp có thâm quyền phê duyệt Công ty cấp nước tỉnh có trách nhiệm cấp nước cho các khu vực đô thị, bao gồm vận hành các nhà máy nước và mạng lưới phân phối Bên cạnh đó, còn nhiều t6 chức chính thức và phi chính thức tham gia trong hoạt động cấp nước hoặc trong các lĩnh vực liên quan như các nhà tai trợ, các tô chức phi chính phủ quốc tế, hội cấp nước Việt Nam Ngoài ra, các bộ có liên

quan, tuỳ theo chức năng nhiệm vụ của mình chịu trách nhiệm trước Chính

phủ đối với hoạt động cấp nước đô thị.

Nguyên tắc dịch vụ cấp nước sạch đô thị

- Hoạt động cấp nước là loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh chịu sự kiểm soát của Nhà nước nhằm đảm bảo quyên và lợi ích hợp pháp của các đơn vi cap nước và khách hàng sử dụng nước, trong đó có xét đên việc ho trợ

Trang 19

câp nước cho người nghèo, các khu vực đặc biệt khó khăn.

- Phát triên hoạt động câp nước bên vững trên cơ sở khai thác tôi ưumọi nguồn lực, đáp ứng nhu câu sử dụng nước sạch với chat lượng đảm bao,dịch vụ văn minh và kinh tê cho nhân dân và yêu câu phát triên kinh tê xã hội.

- Khai thác, sản xuât và cung câp nước sạch không phụ thuộc vào địagiới hành chính.

- Ưu tiên khai thác nguôn nước đề câp nước cho mục đích sinh hoạt của

cộng đông.

- Khuyến khích sử dụng nước sạch hợp lý, tiết kiệm và áp dụng các công nghệ tái sử dụng nước cho các mục đích khác nhau.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế, cộng đồng xã hội tham gia đầu tư phát triển và quản lý hoạt động cấp nước.

Các hành vi bị cam trong dịch vụ cấp nước sạch đồ thị

- Phá hoại các công trình, trang thiết bị cap nước.

- VỊ phạm các quy định vê bảo vệ khu vực an toàn giêng nước ngâm,nguôn nước mặt phục vụ câp nước.

- Vi phạm các quy định về bảo vệ hành lang an toàn tuyến ống nước thô, đường ống truyền tải nước sạch, các công trình kỹ thuật và mạng lưới cấp nước.

- Can trở việc kiểm tra, thanh tra hoạt động cấp nước - Trộm cắp nước.

- Gây ô nhiễm nước sạch chưa sử dụng.

- Cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến quyền và lợi

ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác trong hoạt động cấp nước.

- Lợi dụng chức vụ, quyên hạn đê gây phiên hà, sách nhiêu các tô chức,

Trang 20

cá nhân khác trong hoạt động cap nước.

- Đơn vị câp nước cung câp nước sạch cho mục đích sinh hoạt không

dam bảo quy chuẩn kỹ thuật theo quy định hiện hành.

- Các hành vi phát tan chất độc hại và các bệnh truyền nhiễm, bệnh dễ

lây lan.

- Các hành vi khác vi phạm các quy định của pháp luật về cấp nước 1.2 Quản lý nhà nước về dịch vụ cung cấp nước sạch

1.2.1 Khải niệm

Nước sạch là một loại sản phẩm thiết yếu cho nhu cau sinh hoạt của

mọi tầng lớp dân cư Việc cung cấp để thỏa mãn nhu cầu nước sạch của xã

hội, nhất là các khu công nghiệp, đô thị là nhiệm vụ của Nhà nước và chính

quyền địa phương đô thị Dịch vụ cung cấp nước sạch là một loại hình dịch vụ công do nhà nước quản lý để nhằm đảm bảo hoạt động cung cấp dịch vụ đáp ứng các nguyên tắc, yêu cầu của dịch vụ công, phục vụ các nhu cầu thiết yếu của người dân Quản lý nhà nước về dịch vụ cung cấp nước sạch là hoạt động do các chủ thé có thâm quyên tiến hành đối với các cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động cung cấp và sử dụng dịch vụ nước sạch Đề thực hiện nhiệm vụ đó Nhà nước và chính quyền địa phương đô thị phải ban hành cơ chế, chính sách, quy định về đầu tư, khai thác, sử dụng các công trình cấp nước cũng như dịch vụ cung cấp và chất lượng nước cho đô thị.

Nội dung quản lý nhà nước về dịch vụ cung cấp nước sạch bao gồm hai nội dụng chính:

- Thứ nhất, hoạt động ban hành các văn bản quản lý nhà nước có liên quan đến cung cấp dịch vu, chất lượng nước, giá dịch vụ: Chính phủ đã ban hành một số văn bản pháp lý làm cơ sở khung cho việc thực hiện chiến lược

Trang 21

cấp nước như Quyết định số 63 ngày 18/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt định hướng phát triển cấp nước đô thị Quốc gia đến năm 2020, Chỉ thị số 40 ngày 12/12/1998 về Tăng cường quản lý và phát triển cấp nước đô thị, Chỉ thị số 04 ngày 20/1/2004 về Đẩy mạnh công tác quản lý cấp nước và

phái tiêu thụ nước sạch, Quyết định số 38 ngày 30/6/2005 của Bộ Tài chính

về Khung giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt, Thông tư liên bộ Tài chính -Xây dựng số 104 ngày 8/11/2004 về Hướng dân nguyên tắc, phương pháp xác

định và thẩm quyền quyết định gia tiêu thụ nước sạch tại các đô thị, khu công

nghiệp cụm dân cư nông thôn Quyết định sô 38 ngày 22/3/2007 của Chính phủ về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, theo đó các doanh nghiệp nước phải thực hiện cổ phần hoá và Nha nước chỉ cân năm giữ trên 50% vôn.

- Thứ hai, hoạt động kiểm tra, đánh giá và xử ly vi phạm pháp luật có liên quan đến dịch vụ cung cấp nước sạch: Với phương châm phát huy nội lực và xã hội hoá trong đầu tư, xây dựng, tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước, Nhà nước đang vận động, tạo hành lang pháp lý để khuyến khích sự tham gia của các tô chức, cá nhân, các thành phần kinh tế và toàn xã hội vì sự phát triển của ngành nước sạch, nâng cao chất lượng sống của con người Các

hành vi vi phạm trọng lĩnh vực cung cấp nước sạch, vi phạm về an ninh

nguồn nước, vi phạm về chất lượng dịch vụ, về giá đều là những hành vi

trai pháp luật và sẽ bi xử lý theo quy định của pháp luật Thong qua hoạt động

kiểm tra, thanh tra cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện ra những vi phạm trong lĩnh vực cung cấp nước sạch và sẽ áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyên.

Nội dung của thanh tra, kiểm tra cấp nước là kiểm tra việc chấp hành pháp luật, quy định về cấp nước, nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời

các vi phạm về cấp nước Qua thanh tra, kiểm tra phát hiện vi phạm xử lý

Trang 22

theo thâm quyền, hoặc kiến nghị cấp có thâm quyền xử lý vi phạm, bao đảm cho luật pháp được thực thi.

Thanh tra hoạt trong động cấp nước gồm các thanh tra chuyên ngành.

Thanh tra chuyên ngành Xây dựng thực hiện chức năng thanh tra cấp nước đô thị và khu công nghiệp; Thanh tra chuyên ngành nông nghiệp thực hiện chức năng thanh tra cấp nước nông thôn Việc thanh tra tuân thủ theo quy định của

pháp luật về thanh tra.

Bảo đảm an toàn cấp nước

Bảo đảm an toàn câp nước bao gôm bảo vệ hệ thông câp nước; bảo

đảm ôn định dịch vụ câp nước và nước cứu hoả.

- Bảo vệ hệ thống cấp nước: Chính quyền các cấp và các tổ chức cá

nhân có trách nhiệm phối hợp với đơn vị cấp nước bảo vệ hệ thông cấp nước.

Don vi cap nước có nhiệm vu tô chức lực lượng bảo vệ an toàn hệ thống cấp nước Các tổ chức cá nhân có nhu cầu tham quan, nghiên cứu các công trình cap nước phải được phép của đơn vi cap nước.

- Bảo đảm 6n định dich vụ cấp nước: Don vi cap nước có nhiệm vu tô chức sản xuất an toàn, cung cấp ôn định dịch vụ cấp nước cho các khách hàng sử dụng nước về chất lượng nước, áp lực, lưu lượng và tính liên tục theo quy chuẩn kỹ thuật và hợp đồng dịch vu đã ký kết Trong trường hợp có sự cô xây ra trên hệ thống cấp nước: (1) Đơn vị cấp nước thông báo kịp thời cho khách hàng có biện pháp trữ nước trong thời gian khôi phục dịch vụ cấp nước; (2) Đơn vị cấp nước thông báo ngay cho cơ quan quản lý giao thông và có quyền chủ động khắc phục sự cố dé đảm bảo an toàn cấp nước, đồng thời phải bao

đảm an toàn giao thông tại nơi có sự cô và hoàn trả mặt băng theo quy định;

(3) Nếu thời gian khắc phục sự cố kéo dài, đơn vị cấp nước phải phối hợp với

chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp cấp nước tạm thời đáp ứng

Trang 23

nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của khách hàng.

Y nghĩa khoa học quản lý nhà nước về dịch vụ cung cấp nước sạch Ở Việt Nam, tầm quan trọng của tài nguyên nước đối với phát triển bền vững đã có sự chuyền biến rõ rệt cả về nhận thức và hành động Theo đó, đã đặt ra yêu cầu phải quản lý bền vững và hiệu quả hơn các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước và phòng chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; quản lý tài nguyên nước phải theo phương thức tổng hợp, sử dụng đa mục tiêu và phải gắn với các tài nguyên thiên nhiên khác - một

phương thức quản lý tài nguyên nước đã được áp dụng thành công ở một số

nước trên thế giới và ngày càng chứng tỏ là một phương thức quản lý hiệu quả đang được nhiều quốc gia nghiên cứu áp dụng Công tác quản lý tài nguyên nước không ngừng được tăng cường và đã có những bước tiễn quan trọng trong cơ cấu tô chức ngành nước từ trung ương đến địa phương với việc

thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường dé thực hiện chức năng quan ly nha

nước về tài nguyên nước, tách chức năng quản lý khỏi chức năng cung cấp các dịch vụ về nước là một bước đột phá hết sức quan trọng, đặc biệt là trong

năm 2014 đã ban hành Thông tư liên tịch số 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV

hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cau t6 chức của của Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Đồng thời, thể chế về tài nguyên nước

cũng không ngừng được hoàn thiện và kiện toàn dé đáp ứng yêu cầu quản lý trong tình hình mới: nhiều văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước đã được ban hành, tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện chức năng quản lý

nha nước về tài nguyên nước trên phạm vi cả nước; công tác sắp xếp tổ chức cũng được chú trọng, Sở Tài nguyên và Môi trường đã được thành lập tại tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với các đơn vị chuyên trách trực

Trang 24

thuộc đê thực hiên nhiệm vụ quản lý tài nguyên nước trên địa bàn; công tác

đào tạo và tăng cường nguôn nhân lực vê quản lý tài nguyên nước luôn đượcquan tâm, coi trọng và được thực hiện đông bộ ở tat cả các cap.

1.2.2 Phân biệt quản lý dịch vụ cung cấp nước sạch và cung cấp nước

Chúng ta đều biết rằng, nhà nước của bất kỳ chế độ nào cũng bao gồm hai chức năng cơ bản: chức năng quản lý và chức năng phục vụ Hai chứcnăng này thâm nhập vào nhau Với chức năng phục vụ, nhà nước có trách

nhiệm cung ứng các dịch vụ thiết yếu cho xã hội Với chức năng quản lý, nhà nước thực hiện vai trò quản lý bằng cách thông qua quyền lực của mình với các công cụ là pháp luật, kế hoạch chính sách, qua đó làm tăng hiệu quả cung ứng dịch vụ Xét cho cùng, nhà nước vẫn là người chịu trách nhiệm cuối cùng

trước xã hội về số lượng cũng như chất lượng dịch vụ Theo đó, nhà nước đặt

ra các tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch và chính nhà nước sẽ là người quản lý, kiểm tra, kiểm soát chất lượng đó Nhà nước thiết lập các co quan chuyên môn quản lý và các cơ quan này chính là chủ thé quản lý dịch vụ cung cấp nước sạch, giám sát tiêu chuẩn, đánh giá chất lượng dịch vụ dựa vào sự so sánh với các chuẩn mực đã định Các chủ thé này sẽ giám sát chặt chẽ và thường xuyên dịch vụ cấp nước của các đơn vị tư nhân Trên cơ sở đó sẽ đánh giá và hạn chế được những điều bất cập trong dịch vụ cung cấp nước sạch đô thị Từ đó sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động cung cấp dịch vụ

và đảm bảo phúc lợi công và phúc lợi cho người dân.

Có rất nhiều mô hình quản lý khác nhau cho các dịch vụ cấp nước tại các

thị tran Hiện tại có thê khái quát trên 5 mô hình: (1) Uy ban nhân dân thị tran trực tiếp quản lý; (2) Quản lý bởi cộng đồng: (3) Quản lý bởi các hợp tác xã; (4) Công ty cấp nước tỉnh quản lý; (5) Các công ty cấp nước tư nhân quản lý.

Trang 25

Trong thời gian qua, nhiều công ty cấp nước do uy ban nhân dan tỉnh thành lập và hoạt động theo mô hình doanh nghiệp công ích, được phân cấp quản lý từ cấp trung ương đến cấp địa phương do nhà nước là chủ sở hữu Thời còn cấp chủ quản các công ty này thuộc sự quản lý của Sở Xây dựng hoặc Sở Giao thông công chính (thành phố lớn).

Các công ty cấp nước tỉnh mặc dù chịu trách nhiệm cấp nước cho đô thị

loại 4 trở lên, nhưng trên thực tế uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định về quyền sở

hữu đối với dự án cấp nước tại các thị tran Chủ dự án thường là công ty cấp nước tỉnh, trung tâm nước sạch và vệ sinh nông thôn, uỷ ban nhân dân huyện hoặc thị tran.

Trong các mô hình quản lý nêu trên, quản lý câp nước cho các thị trân

chủ yêu do công ty câp nước tỉnh, uỷ ban nhân dân thị trân; các mô hình còn lại thường cấp nước cho các thị tứ và khu vực nông thôn.

Mặc dù các mô hình cấp nước đối với thị trấn trong thời gian qua có những đóng góp quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược quốc gia, nâng cao tỷ lệ dân cư đô thị được tiếp cận với nước sạch, từng bước hoàn

thiện hệ thống cung cấp nước sạch trên phạm vi toàn quốc, nhưng mô hình

này ngày càng bộc lộ những bất cập, trong đó quyền sở hữu tài sản và cơ chế

vận hành là những nội dung cốt lõi Trong một thời gian dài, các chủ dự án,

đặc biệt chủ dự án là uỷ ban nhân dân huyện thị rất tích cực trong việc phát triển mạng lưới cấp nước Tuy nhiên, đây không phải là một mô hình thành

công vì nó chú trọng tới việc hình thành tài sản hơn là quản lý và vận hành tài sản, bảo dưỡng tài sản Kết quả là, nhiều hệ thống mà người dân không muốn

vẫn dược xây dựng; dự án không tính toán kỹ hiệu quả, dư thừa công suất,

chủ quản lý, không đủ năng lực trình độ, nhiều tài sản bị hư hỏng xuống cấp, chất lượng nước không đảm bảo, thất thoát lớn.

Trang 26

Mặc dù được phân cấp nhưng trên thực tế, quyền tự chủ của các công ty này vẫn bị hạn chế Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt giá nước và quyết định các vấn đề quan trọng về quản lý, vận hành như tổng mức sản xuất, tổng vốn đầu tư, tong quỹ lương: bổ nhiệm chánh phó giám đốc và kế toán trưởng đã

hạn chế tính chủ động sáng tạo của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các công ty cấp nước không có quyên sở hữu tài nguyên nước hay sử dụng đất Mặc dù tỉnh sở hữu các tài sản của công ty cấp nước nhưng không có hợp đồng nao giữa tỉnh và công ty để phân rõ quyền hạn và trách nhiệm Các công ty cấp nước cấp tỉnh phần lớn hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước Nhiệm vụ chủ yếu của các công ty là sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; một số công ty có thêm những hoạt động khác như thi công, lắp đặt hay buôn bán thiết bị, vật tư ngành nước Nước sạch là hàng hoá đặc thù với việc tổ chức mạng lưới cung ứng khá tốn kém nên hiện không có sự cạnh tranh giữa các công ty trong việc cung ứng dịch vụ cấp nước Hiện nay Chính phủ đang giao cho Bộ Xây dựng có trách nhiệm đề xuất cải tiễn các mô hình tổ chức và cơ chế quản lý các công ty cấp nước, làm rõ quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu và nhà vận hành, nhằm cải tô cơ cấu, quy hoạch cấp nước, quản lý thất thoát, thất thu cũng như tránh lạm dụng độc quyền thông qua việc ban hành các tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật, kinh tế, cổ phần hoá các công ty cấp nước và chuyên đôi từ mô hình doanh nghiệp công ích sang kinh doanh.

1.3 Sự cần thiết của quản lý nhà nước về dich vụ cung cấp nước sạch Tầm quan trọng của nguồn nước nói chung và nước sạch nói riêng

không chỉ dừng lại trong phạm vi quốc gia, lãnh thé mà là van đề mang tinh

toàn cầu, là nội dung trong chương trình nghị sự, đã và đang được bàn luận sôi nôi và thu hút sự quan tâm không chỉ của giới lãnh đạo Sự cạn kiệt nguồn

nước, tình trạng nước bị ô nhiễm, thiêu nước sạch ở một sô nơi trên thế giới

Trang 27

luôn là nội dung mang tính thời sự của các phương tiện thông tin dai chúng.

Thế giới đã từng chứng kiến những đại dịch cướp đi sinh mạng hàng ngàn người bởi nguồn nước bi ô nhiễm hay những khó khăn mà con người phải đối

mặt khi nguồn nước khan hiếm Theo báo cáo của Chương trình môi trường

Liên Hợp Quốc, nguồn nước sạch toàn cầu đang cạn kiệt Nguyên nhân là do

sự bùng nồ dân só, tình trang 6 nhiễm môi trường, việc khai thác nguồn nước

dưới đất vượt mức cho phép Việt Nam không phải là ngoại lệ Thời gian qua,

chúng ta chứng kiến những "làng ung thư " ở Phú Thọ, Hải Phòng mà báo

chí liên tục đưa tin, tình trạng nước nhiễm ban ở Hà Nội, Da Nẵng đã trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống, đến sức khoẻ, sự an toàn cá nhân và gây

hoang mang trong dư luận xã hội Hiện mức độ ô nhiễm của các dòng sông

Đáy-sông Nhuệ, sông Cau và hạ lưu sông Đồng Nai-Sài Gòn dang trong tình trạng báo động Nhiều hồ nước tiềm an khả năng tích lũy ô nhiễm kim loại, các hợp chất hữu cơ ở rất nhiều nơi khiến cho nguồn nước mặt không sử dụng được Nguồn nước dưới đất tại miền Bắc, miền Trung và mới đây là đồng bằng sông Cửu Long cũng đang bị ô nhiễm asen một cách trầm trọng.

Chỉ tiêu đánh giá của Hội Tài nguyên nước Quốc tế IWRA cho thấy, Việt Nam đang và sẽ thiếu nước trong tương lai gần Do vậy, bảo vệ tài nguyên nước là nhiệm vụ cấp bách được đặt ra và cần quan tâm giải quyết

trong giai đoạn hiện nay Chiến lược Quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 cũng đã nêu rõ " bảo vệ tài nguyên nước và hệ sinh thái thuỷ sinh” là

nhiệm vụ đầu tiên trong 6 nhiệm vụ chính thức.

Nước không đảm bảo tiêu chuẩn quy định, nói cách khác là nước vượt hàm lượng tiêu chuẩn cho phép có thé dẫn đến những tác hại trước mắt cũng như lâu dài Nếu như một số chất hoà tan vượt quá tiêu chuẩn có thé dẫn đến tử vong như Thạch tín, thì một số chất không gây ngộ độc hay tử vong ngay

mà có thể ảnh hưởng đến các thế hệ tiếp theo đó là Mangan hay Magiê.

Lượng Amôniắc hay Sulphua vượt quá quy định sẽ gây mùi khó chịu va là

Trang 28

môi trường tốt cho vi khuân E.Coli gây bệnh; lượng sắt vượt quá quy định

không chỉ làm hỏng quan áo khi giặt giũ mà còn làm hỏng các thiết bị liên

quan đến nước, gây thiệt hại về kinh tế Như vậy, dé dam bảo sức khoẻ của mỗi cá nhân, của cộng đồng, đảm bảo môi trường xanh, sạch thì nước ăn uống và sinh hoạt phải được cấp theo tiêu chuẩn quy định.

Việt Nam hiện thuộc nhóm quốc gia “thiếu nước” do lượng nước mặt bình quân đầu người mỗi năm chỉ đạt 3.840 m3, thấp hơn chỉ tiêu 4.000 m3/người mỗi năm của Hội Tài nguyên Nước quốc tế (IWRA) Day được xem là một nghịch lý đối với một quốc gia có mạng lưới sông ngòi dày đặc

như nước ta Theo thống kê của Viện Sức khỏe nghé nghiệp và môi trường (Bộ Y tế), Việt Nam hiện có khoảng 17,2 triệu người (tương đương 21,5% dân số) dang sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ giếng khoan, chưa được kiểm

nghiệm hay qua xử lý.

Tuy nhiên cũng cần phân biệt nguồn nước tài nguyên và nguồn nước dùng dé ăn uống, sinh hoạt Nước tài nguyên là nguồn nước sông, suối, ao,

hồ, nước ngầm hoặc nước mưa Còn nước dùng dé ăn uống, sinh hoạt là nước

phải đảm bảo an toàn đối với sức khỏe của con người, tức là nước sạch Một số nguồn nước tài nguyên, trong một số trường hợp, có thể sử dụng trực tiếp cho sinh hoạt như nước ngầm sâu, nước mưa, còn lại đa số các nguồn nước cần phải được xử lý mới có thể trở thành nước sạch dé sử dụng Hiện nay, tuy tài nguyên nước bề mặt của nước ta tương đối déi dào, nhưng đó không phải

là nước sạch dé dùng cho ăn uống, sinh hoạt vì nước sông, suối, ao hồ đều

đang bị ô nhiễm nặng Kê cả nước ngầm nhiều nơi hiện nay cũng đang trở nên

ô nhiễm và thiếu do bị khai thác quá mức Nước mưa cũng có nguy cơ bị ô nhiễm do một số nguyên nhân như không khí ô nhiễm, việc thu hứng để lẫy

nước mưa không đảm bảo, ví dụ như dùng mái lợp fibroxi măng để hứng

nước mưa.

Trang 29

Theo thống kê báo cáo kết quả kiểm tra chất lượng nước cấp từ các nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung năm 2013, đa số các nhà máy nước đều có chỉ tiêu chất lượng nước đầu ra đạt tiêu chuẩn cho phép Tuy nhiên, một số nhà máy nước thường gặp một số chỉ tiêu không đạt như: Nhiễm E Coli liên quan đến vùng ngập lụt tại một số tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long; Hàm lượng clo dư thấp do quy trình xử lý nước và mạng lưới phân phối không đảm bảo, bị rò rỉ hoặc do chưa đảm bảo hàm lượng clo dư trong mạng lưới Hàm lượng nitrit, nitrat cao hơn tiêu chuẩn cho phép có thé do chất lượng nguồn

nước khai thác bị ô nhiễm hoặc quy trình xử lý nước không đảm bảo hay do

mạng lưới đường ống rũ rỉ Hàm lượng permanganate cao hơn tiêu chuẩn cho phep cho thấy nguồn nước có thé nhiễm ban các chất hữu cơ Ngoài ra có một số chỉ tiêu cao hơn tiêu chuẩn cho phép như độ cứng, măng gan, sắt ở các mức độ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thời gian vừa qua, Bộ Y tế đó tăng cường kiểm tra đột xuất chất lượng

nước ăn uống, sinh hoạt tại một loạt các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước như

Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thừa Thiên - Huế, Đà

Nẵng, Thanh Hóa, Nghệ An, Lâm Đồng, Gia Lai, Bà Rịa Vũng Tàu, Cần Thơ.

Trong quá trình kiểm tra, Bộ Y tế cũng đó tô chức lay các mẫu nước tại các nhà máy nước, trạm cấp nước và các hộ gia đình để xét nghiệm đánh giá chất lượng nước Kết quả xét nghiệm kiểm tra cũng phản ánh tương tự như báo cáo của các Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Tại Hà Nội, Bộ Y tế đó phát hiện nước tại khu đô thị Nam Đô, trạm cấp nước Mỹ Đình 2 không đạt tiêu chuẩn

cho phép va đã dé nghị UBND thành phố có các biện pháp chỉ đạo dừng cấp

nước và khắc phục ngay các sự cô để đảm bảo cung cấp nước an toàn, bảo vệ

sức khỏe cho người dân.

Vai trò quan trong nước doi với cuộc sông con người

Trang 30

Các hóa chất thường gặp trong nước như sắt, chì, măng gan, asen, thủy

ngân, nitrit, nitrat, amoni, hóa chất bảo vệ thực vat, các sản phẩm dầu, mỡ và

các hóa chất dùng trong công nghiệp Nếu hàm lượng của các chất này

trong nước vượt quá tiêu chuẩn cho phép sẽ gây hại đối với sức khỏe như ngộ độc kim loại nặng (asen, thủy ngân, chì, hóa chất bảo vệ thực vật) Nếu hàm

lượng hóa chất thấp hơn, có thể chưa ảnh hưởng ngay đến sức khỏe, nhưng các hóa chất có khả năng tích tụ trong các mô của cơ thê, về lâu dài có thé gây

nên các bệnh nhiễm độc mãn tính hoặc ung thư.

Việc sử dụng nước bị nhiễm ban các yếu tô vi sinh vật cũng là nguyên

nhân gây nên các bệnh hoặc các vụ dịch đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, ly,

thương hàn Nước cũng như thực phẩm rất dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn E.

Coli, Salmonella gây bệnh tiêu chảy, phẩy khuẩn tả gây bệnh tả Nhiều

người dùng chung một nguồn nước bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh có thé gây bùng phát các vụ dịch trong cộng đồng và nếu phân hoặc chất thải của những người này không được quản lý tốt, gây ô nhiễm môi trường thì dịch bệnh lại

càng có nguy cơ lan rộng hơn.

Nhu cầu về nước sạch, nhất là tập trung ở các khu đô thị rất lớn Theo số liệu của Bộ Xây dựng, nhu cầu nước sạch đến năm 2020 vào khoảng 9,6 triệu m3/ngày đêm Nhu cầu về tài chính cho cả đầu tư mới, cải tạo mở rộng, quản lý, nâng cao năng lực là khoảng 57 nghìn tỷ đồng Bình quân mỗi năm cần 14.400 tỷ đồng Đến ngày 1 tháng 8 năm 2020, cả nước có 2 đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và Thành phố H6 Chí Minh, 22 đô thị loại I, 31 đô thị loại

II, 46 đô thị loại IH và 86 đô thị loại IV.

Mặc dù công tác phát triển cấp nước trong những năm qua đạt được

những tiến bộ đáng kê, nhưng còn nhiều tồn tại bất cap, chưa dap ứng được

tốc độ đô thị hoá, yêu cầu phát triển của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại

Trang 31

hoá dat nước trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, đó là:

- Độ bao phủ và chất lượng dịch vụ còn thấp; đầu tư không đồng bộ giữa nguồn và mạng hoặc đầu tư công suất quá lớn, đầu tư rời rạc, khép kín theo địa giới hành chính, ít quan tâm tới yếu tô vùng:

- Rất nhiều dự án đầu tư xong chậm quyết toán, việc quản lý đầu tư và

quản lý vận hành ở nhiều địa phương không thống nhất về mô hình tổ chức, nhiều nơi mang tính chất hành chính, bao cấp kém hiệu quả;

- Năng lực quản lý hoạt động của các doanh nghiệp cấp nước còn yếu

kém, manh mún, khép kín theo địa giới hành chính, hiệu quả hoạt động kinhdoanh kém, chưa tự chủ;

- Mặc dù bồ trí nguồn vốn cho cấp nước là khá lớn, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu câu cho đầu tư phát triển, tâm lý nhiều địa phương, doanh

nghiệp vân trông chờ chủ yêu vào nguôn vôn ODA, vôn Nhà nước;

- Nhiều bộ phận người dân vẫn quan niệm cấp nước là hoạt động công

ích, Nhà nước phải lo, giá phải rẻ.

Nguyên nhân bat cập, tồn tại nêu trên là do cơ chế chính sách ngành

nước chậm đôi mới, năng lực quản lý Nhà nước của các cấp còn hạn chế, sự

phối hợp giữ các Bộ, ngành và địa phương chưa đồng bộ, chưa cao Nhận thức của các cấp chính quyền và nhân dân vẫn còn mang tính bao cấp, trông chờ y lại vào Nhà nước Mặt khác, một nguyên nhân quan trọng là do hệ

thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác quản lý, phát triển cấp nước

còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa có tính pháp lý cao để thống nhất quản lý Nhà nước về lĩnh vực cap nước một cách có hiệu quả.

Để khắc phục bat cập, tồn tại nêu trên, ngày 11/7/2007 Chính phủ đã ban

hành Nghị định 117/2007/NĐ-CP về Sản xuất, cung cấp và tiéu thụ nước

Trang 32

sạch nhằm định hướng cho hoạt động cấp nước Can có thời gian dé khang

định tính ưu việt của nghị định mới trên con đường tiễn lên phía trước; tuy nhiên, việc ban hành một nghị định mới là bước thay đổi nhanh chóng và kha

quan, chiến lược cấp nước trong nghị định củng cố và nâng cao sự phát triển

của ngành nước Việt Nam.

Theo thống kê gần đây nhất, đến ngày 27 tháng 5 năm 2019, cả nước có 833 đô thị, bao gồm 2 đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí

Minh, 20 đô thi loại I, 29 đô thi loại II, 45 đô thị loại III, 85 đô thị loại IV va

652 đô thị loại V, tỉ lệ đô thị hóa đạt 38,5%.

1.4 Kinh nghiệm của Singapore và bài học về quản lý hoạt động cấp nước sạch đô thị cho Việt Nam

1.4.1 Kinh nghiệm của Singapore

Nguy cơ khan hiếm nước dang đe doa cả thé giới, tuy nhiên, Singapore

lại là ngoại lệ khi hệ thống quản lý nguồn nước của quốc gia này đang mẫu

hình dé các quốc gia khác học tập.

Nhận thức sớm, hành động sớm

Hiện nay, có tới 2,1 tỷ người trên thé giới không có nước sạch dé sử dụng.

Dự báo đến năm 2050, con số này sẽ đạt tới 3,9 tỷ người - nghĩa là cứ 5 người trên thế giới sẽ có hơn 2 người sẽ phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước sạch Nhiều hồ chứa nước ngọt trên khắp thế giới đang dần cạn kiệt và các quốc

gia déu đang vật lộn với công tác sản xuât nước đủ đê đáp ứng nhu câu.

Nước - dù không phải là nguôn tài nguyên vô hạn nhưng nó có thêđược tái sử dụng nhiêu lân Tuy nhiên, sự lãng phí va 6 nhiêm nguôn nướcđang xảy ra phô biên trên thê giới và việc bảo tôn các nguôn nước đê đáp ứng

nhu cầu đang ngày càng gia tăng mới chỉ dừng lại ở ý tưởng Nhưng,

Trang 33

Singapore không nam trong số đó.

Ngay sau khi tuyên bố độc lập năm 1965, đảo quốc sư tử đã ý thức được tầm quan trong của chính sách quản lý sử dụng nước đối với sự sống còn của quốc gia này Sau vài năm xây dựng, Kế hoạch Tổng thé về Nước năm 1972 của đảo quốc này đã đề xuất đôi mới về chính sách, quản lý công

nghệ, xem xét việc sản xuât nước uông thông qua khử muôi và tái chê.

Nước thải, sau khi được tái chê hoàn toàn, có thê trở lại thành nguônnước sạch sơ khai Trong chiên lược quản lý nguôn nước, quôc gia ĐôngNam A này đã nhanh chóng nhận ra khả năng tái sử dụng va tái chê nước từ

những nguồn không thé tưởng tượng được — đó là nước thải.

NEWater - sản phâm hoàn hảo

Nước tinh khiết lọc từ nước thải (NEWater) là ví dụ thiết thực nhất về

kinh nghiệm tái chế nguồn nước của Singapore Được ra mắt vào năm 2002,

NEWater trở thành một trong 4 nguồn cấp nước quan trọng nhất của quốc gia

nay — ba nguồn còn lại là nước thiên nhiên (nước mưa), nước nhập khẩu và nước biển khử muối Nước tái chế chiếm tới 2/5 lượng cung nước của

Singapore Do chi phí thấp nên doanh nghiệp được hưởng lợi đáng kẻ.

Vì nguồn gốc ban đầu vốn không sạch sẽ của NEWater (từ nước thải), các nhà hoạch định chính sách Singapore phải thận trọng cân nhắc tới phản ứng của dư luận Khi NEWater được ra mắt vào năm 2002, Cơ quan quản lý nước quốc gia Singapore (PUB) đã rất nỗ lực nâng cao nhận thức cho người dân tại các trung tâm cộng đồng và nơi làm việc Thông tin về quy trình tái chế nước đã được xuất bản trong sách giáo khoa ở Singapore Các trường học tổ chức những chuyến tham quan tới Trung tâm tham quan NEWater dé học

sinh trực tiếp chứng kiến trọn vẹn quá trình lọc nước thần kỳ này.

Tuy nhiên, chỉ giáo dục không thôi thì không đủ để thúc đây người dân

Trang 34

chap nhận sử dung ngu6n tài nguyên “tuy cũ mà mới” nay Làm thé nào dé họ tin tưởng vào khả năng sản xuất nước sạch là rất quan trọng Uống nước NEWater ở nơi công cộng, đó là cách mà các chính trị gia cấp cao của Singapore trở thành các đại sứ của nước tái chế Người dân Singapore dần

dân coi nước NEWater như một nguôn cung cap nước hàng đâu của quôc gia.

Cuộc thăm dò ý kiến của Forbes được tiễn hành vào cuối năm 2002 đã

chỉ ra răng, có tới 98% người được hỏi chấp nhận dùng NEWater, với 82%

cho biết họ sẽ uống trực tiếp NEWater và 16% khác trả lời rằng họ sẽ uống nêu nước này chung với nước ngọt thông thường.

Quá trình tái chế đã không làm giảm chất lượng của loại nước mới.

NEWater đáp ứng tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), và thậm chí còn sạch hơn nước của các thành

phố lớn khác Ngày nay, phần lớn nguồn cung nước NEWater dùng dé hỗ trợ cho hoạt động của các trung tâm thương mại và các khu công nghiệp thông

qua mạng lưới ông dân.

Vào năm 2014, NEWater đã giành giải thưởng của cuộc thi “Nước cho

cuộc sông” của Liên hợp quốc về lĩnh vực quản lý bền vững tài nguyên nước Như vậy có thê thấy răng, việc nhân rộng phương pháp của Singapore trên toàn thế giới có lẽ chi còn là van dé thời gian.

Việc cung ứng nước sạch và xử lý nước thải của Singapore do Ban

Tiện ích công cộng (Public utilities Board - PUB) thuộc Bộ Môi trường vaTài nguyên nước đảm nhiệm.

Do tài nguyên nước khan hiếm nên Singapore phải phát triển giải pháp

xử lý nước hiệu quả Bên cạnh hệ thống xử lý nước thải hiện đại được ngầm hóa, nước này còn có hệ thống thu gom nước mưa để xử lý thành nước sạch cung câp trên bê mặt.

Trang 35

Hai hệ thống được tách biệt, nước thải sinh hoạt được xử lý nhiều công đoạn hơn trước khi đưa vào hệ thống xử lý nước mưa, nước thải công cộng Ngoài ra, chính phủ nước này còn đang tiến hành dự án hệ thống ham thoát nước sâu, dự kiến hoàn thành năm 2022 với quy mô đầu tư rất lớn nhằm đảm bảo nhu cầu nước sạch gia tăng.

1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Thứ nhất, nên có một cơ quan đầu mối cụ thé chịu trách nhiệm giám

sát, quản lý cung ứng một dich vụ môi trường đô thị Cơ quan nay cũng chịu trách nhiệm quy hoạch cơ sở ha tang và xây dựng cơ chế thu hút tư nhân tham gia thi trường.

Thứ hai, hệ thống quan lý nước thải nên được quy hoạch va xử lý tập

trung, tránh xử lý phân tán, khó kiểm soát và gây ô nhiễm.

Thứ ba, Chính phủ Singapore đã đưa ra các thiết chế phù hợp dé

khuyến khích sự tham gia hữu hiệu của tư nhân, bao gồm: các gói thầu cung

ứng xây dựng, quản lý chất thải với thời hạn hợp đồng phù hợp với đặc tính công nghệ và có khả năng thu hồi vốn cho tư nhân; cấp phép cho các nhà thầu

đủ năng lực; quy định rõ rang sở hữu công và sở hữu tư trong đấu thầu.

Thi tư, Chính phủ Singapore tiến hành thu phí quản lý nước thải thông qua hệ thống thuế cung cấp nước sạch và xử lý nước thải với mức thu biến

động theo lượng nước sạch tiêu dùng Do quản lý tập trung và đo lường được lượng nước thải sinh hoạt nên chính quyền có thể dễ dàng tính mức phí bù

đắp được chỉ phí thu gom và xử lý nước thải.

Trang 36

TIEU KET CHUONG I

Nước sạch là một loại san phẩm thiết yếu cho nhu cầu sinh hoạt của mọi tầng lớp dân cư Nhu cầu về nước sạch nhất là ở các khu đô thị rất lớn Chính vì vậy, việc cung cấp để thỏa mãn nhu cầu nước sạch của xã hội là

nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước và chính quyền địa phương đô thị Dịch

VỤ cung cấp nước sạch là một loại hình dịch vụ công do nhà nước quản lý, việc quản lý nhà nước về dịch vụ cung cấp nước sạch sẽ do các chủ thé có thâm quyên tiến hành đối với các cá nhân, t6 chức tham gia vào hoạt động cung cấp và sử dụng dịch vụ nước sạch Đề thực hiện nhiệm vụ đó Nhà nước và chính quyền địa phương đô thị phải ban hành cơ chế, chính sách, quy định về đầu tư, khai thác, sử dụng các công trình cấp nước cũng như dịch vụ cung cấp và chất lượng nước cho đô thị Chính phủ đã ban hành một số văn bản pháp lý làm cơ sở khung cho việc thực hiện chiến lược cấp nước như Quyết định số 63 ngày 18/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt định hướng phát triển cấp nước đô thị Quốc gia đến năm 2020, Chỉ thị số 40 ngày 12/12/1998 về Tăng cường quản lý và phát triển cấp nước đô thị, Chỉ thị số 04 ngày 20/1/2004 về Đẩy mạnh công tác quản lý cấp nước và phát tiêu thụ nước sạch, Quyết định số 38 ngày 30/6/2005 của Bộ Tài chính về Khung giá tiêu thụ nước sạch sinh hoại, Thông tư liên bộ Tài chính - Xây dựng số 104 ngày 8/11/2004 về Hướng dan nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyên quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại các đô thị, khu công nghiệp cụm dân cư nông thôn Quyết định sô 38 ngày 22/3/2007 của Chính phủ về ban

hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, theo đó

các doanh nghiệp nước phải thực hiện cổ phan hoá và Nhà nước chi can nam giữ trên 50% vốn.

Trang 37

CHƯƠNG II

THUC TRANG QUAN LÝ NHÀ NƯỚC VE DỊCH VU CAP NƯỚC

SACH DO THI TREN DIA BAN TINH THANH HOA

2.1 Thực trạng quy định pháp luật về dịch vu cung cấp nước sạch Nhà nước ta đã ban hành khung pháp luật tương đối toàn diện về quản lý dịch vụ cung cấp nước sạch, bảo đảm phục vụ nhu cầu thiết yếu nhất của

người dân Hiện nay đang có những văn bản pháp luật sau đây quy định về

sửa đổi, bố sung một số điều của Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;

- Thông tư số 01/2008/TT-BXD ngày 02/01/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày

11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;

- Thông tư số 08/2012/TT-BXD ngày 21/11/2012 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn;

- Thông tư số 24/2016/TT-BTNMT ngày 09/9/2016 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường quy định việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lay nước sinh hoạt;

- Thông tư liên tịch số 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNPTNT ngày

15/5/2012 của Liên Bộ: Tài chính - Xây dựng - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thâm quyền

Trang 38

quyét định gia tiêu thụ nước sạch tại các đô thị, khu công nghiệp va khu vực

nông thôn;

Trách nhiệm quản lý nhà nước về cấp nước được quy định tại Điều 60

Nghị định 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch (được sửa đổi bởi Khoản 12 Điều 1 Nghị định 124/2011/NĐ-CP) như sau:

1 Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động cấp nước trên

lãnh thổ Việt Nam; ban hành và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, định hướng

phát triên cap nước 6 cap quôc gia.

2 Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà

nước về hoạt động cấp nước tại các đô thị và khu công nghiệp trên phạm vi

toàn quôc:

a) Nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách về cấp nước đô thị và

khu công nghiệp trình Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc

ban hành theo thâm quyên;

b) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành và tô chức thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp ở cấp quốc gia;

c) Ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật về cấp nước đô thị và khu công nghiệp;

d) Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động cấp nước đô thị và khu

công nghiệp trên phạm vi toan quốc.

3 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thực hiện

chức năng quản lý nhà nước về hoạt động cấp nước tại các khu vực nông thôn:

a) Nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách về cấp nước nông thôn

trình Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo

Trang 39

thâm quyền;

b) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành và tô chức thực hiện

các chương trình cap nước nông thôn ở cap quôc gia;

c) Ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật về

câp nước nông thôn;

d) Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động cấp nước nông thôn trên

phạm vi toàn quôc.

4 Bộ Y tê chịu trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nha nước vê

sức khoẻ cộng đông, ban hành quy chuân nước sạch sử dụng cho mục đích

sinh hoạt, tô chức kiêm tra và giám sát việc thực hiện quy chuân nước sạch trên phạm vi toàn quốc.

5 Bộ Kế hoạch và Dau tư:

a) Nghiên cứu, xây dựng cơ chê chính sách nhăm khuyên khích, huy

động các nguôn vôn đâu tư trong nước và nước ngoài đâu tư cho các công

trình câp nước;

b) Làm đầu mối vận động nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho đầu tư phát triển cấp nước theo thứ tự ưu tiên đã được Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt.

6 Bộ Tài chính:

a) Thống nhất quản lý về tài chính đối với nguồn vốn hỗ trợ phát triển

chính thức(ODA) cho đầu tư phát triển cấp nước;

b) Phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định giá tiêu thụ nước sạch, ban

hành khung giá nước sạch và tô chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện trên

phạm vi toàn quôc.

Trang 40

7 Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của

mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn dé thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động cap nước.

8 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của

mình có trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động cấp

nước trên địa bàn do mình quản lý; quy định chức năng, nhiệm vụ, phân cấp quản lý về hoạt động cấp nước cho các cơ quan chuyên môn và Ủy ban nhân dân các cấp do mình quản lý Sở Xây dựng các tỉnh và các thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cấp nước đô thị và khu

công nghiệp; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về câp nước nông thôn trên địa bàn.

9 Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức va phát triển các dịch vụ cấp nước cho các nhu cầu khác nhau theo địa bàn quản lý, phù hợp với sự phát triển cộng đồng và tham gia vào quy hoạch chung của vùng về cấp nước; khi có nhu cầu về cấp nước, Ủy ban nhân dân các cấp phải áp dụng các biện pháp thích hợp dé lựa chon hoặc thành lập mới đơn vi cấp nước, hỗ trợ, tạo điều kiện và tô chức giám sát việc thực hiện Thoa thuận thực hiện dịch vụ cấp nước của đơn vi cấp nước trên địa bàn do mình quản lý, bảo đảm các dịch vụ cấp nước day đủ, có sẵn dé sử dụng, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của cộng đồng.

- Kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt được

hướng dẫn bởi Thông tư 50/2015/TT-BYT

Hiện tại, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy định kiểm tra, giám sát

chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt ở Việt Nam (QCVN

Ngày đăng: 07/04/2024, 15:47

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan