1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

112 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Nhà Nước Về Hợp Tác Quốc Tế Trong Giáo Dục Đại Học Ở Nước Ta Trong Giai Đoạn Hiện Nay
Tác giả Hoàng Thúy Vân
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Văn Quang
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 62,18 MB

Nội dung

Đối với Việt Nam, đổi mới quản lý giáo dục đại học, trong đó có đổi mớiquản lý hợp tác quốc tế nhằm phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp h

Trang 1

HOANG THUY VAN

DE TAI LUAN VANQUAN LY NHA NUOC VE HOP TAC QUOC TE TRONG GIAO DUC DAI

HOC O NUOC TA TRONG GIAI DOAN HIEN NAY

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC(Định hướng nghiên cứu)

HÀ NỘI, NĂM 2021

Trang 2

HOÀNG THÚY VÂN

ĐÈ TÀI LUẬN VĂNQUAN LÝ NHÀ NƯỚC VE HỢP TÁC QUOC TE TRONG GIÁO DỤC ĐẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính

Mã số: 8380102

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Quang

HÀ NỘI, NĂM 2021

Trang 3

LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều

sự giúp đỡ, động viên và hướng dẫn của các thầy, cô giáo, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Nguyễn Văn Quang — người thầy — người lãnh đạo kính mến đã hết lòng giúp

đỡ, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện

công trình nghiên cứu này.

Đồng thời, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc tới Ban Giám hiệu, toàn thể quý thầy, cô, cán bộ trong Khoa Đào tạo Sau đại học, Khoa Pháp luật Hành chính - Nhà nước và cán bộ Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tdi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoành thành Luận văn thạc sĩ.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn ở cạnh động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu của

Trang 4

Các kết quả nêu trong Luận văn chưa từng được công bồ trong bat kỳ công trình nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ rang, được trích dẫn theo

đúng quy định.

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn

này.

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Hoàng Thúy Vân

Trang 5

MỤC LỤC

i98, 0067100017 7 1

1 Tính cấp thiết của dé tài - 5< 5£ < se se EsEEsEsersesersessrsersesre 1 2 Tình hình nghiên cứu của đề tài - 5-5 <5 <cse<sescsessesessesee 3 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .s 5-s se: 5 3.1 Mục GICHS G0 G G G9 099.9 9.0 0 9.0 0000040 0000600096996 5 1,7, NCH V0 snes aainiaen amnion eoeaeE EH TERH 5 4 Pham vi nghiên cứu của đề tài -5- << se <csesecseseseseseesesesee 5 4.1 Đối tượng nghiên €Ứu: cscescssesesescesssescsssscessssesssssssessssessssessessssesseseeees 5 4.2 Pham vi nghiéM CỨU <5 5S S99 9 999 9909 909.00 0090908066 6 5 Phuong pháp luận và phương pháp nghiên cứu «5< s«« 6 5.1 Phare ply THẬTHsceexeesenrennreenkrirsrindittitirtittvittrEttindittifg0001000001000000483000i0040806600004 6 5.2 Phương pháp nghién CỨU <5 G G 5 5S 9993 9999 989505559895 96 6 6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn - 5-5-5 s52 8 7 Kết cầu của luận VAN sssstssessscssesssessssessessssessssssssssssesssssssessssessssessesssseees 8 CHUONG 1 NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE QUAN LY NHÀ NƯỚC VE HỢP TAC QUOC TE TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 2 2- s5 se 9 1.1 Khái quát về hop tác quốc tế trong giáo dục đại học 9

1.1.1 Khái niệm hop tác quốc tế trong giáo duc đại học - 9

1.1.2 Vai trò của hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học 13

1.1.3 Các hình thức hợp tác quốc tế trong giáo duc đại học 15

1.2 Khái niệm và một số thành tố co bản của quản lý nhà nước về hợp

tác quốc tế trong giáo dục đại học 5- << csec<cseseesesessesesersesee 17

1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáo dục đại

Trang 6

1.2.4 Công cụ quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáo dục đại

He nsnuuganvax0ggtág1Annnniduift604400568006006Á6658565i6605480466088950/0014846500M6006110614004640064/E008 241.2.5 Nguyên tắc quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáo dục đạiHỌC G0000 000 ọ Họ 0 00 9 000009 000004 6.08980094.990 25

1.3 Vai trò của quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáo dục đại

HD sunesssseeeesasnornoeetkgtiovaoitrddssiiS61igguivusaiiiinGEiEuitaGW55010ã50400/0⁄8.256M080048000MHuifGiogirins'VNBSASi00500006 27

1.4 Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế

trong giáo dục đại HỌC << 5 5 5S 9 000000000096 9Tiểu kết Chương I << 5£ s£ s22 s£S££s sEs£Es£SEseEseseEsessesersesee 34

CHƯƠNG 2

THỰC TRANG QUAN LÝ NHÀ NƯỚC VE HOP TÁC QUOC TETRONG GIAO DUC DAI HỌC Ở VIET NAM HIEN NAY 352.1 Thực trang hợp tác quốc tế trong giáo dục dai học ở Việt Nam 35Palle THE, TƯNHieeeepeseeeeeneskteettktannddiehtriuetuktigbttitritvosa01000000000200N61404314340010//0E00/03/0804 35

PP ¡ru nh 39

2.2 Bộ máy quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học ở

NIỆL Na ¿cu 6n cucnnosnsoeetinindikioskiiddt5A00 606100040814460560864006.001865058586016856058545066810660046 4I

2.3 Một số nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về hợp tác quốc tếtrong giáo dục đại học ở Việt Nam hiện may - <5 55s sss<<se 46

2.3.1 Xây dựng và tổ chức thi hành chính sách, thé chế 472.3.2, Giầm sắt, kiểm tra; thanh tr Asssconssssonsssrcsrnosrssssencsaneonssvenesancsnuwssenesenes 51

Pee ĐIUD IHifÏxeseesseenstrentnrrtititrtittartitrttorttUiritroyinrgtBHIIEHUNSNES019080098 3

2.4 Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáo

dục đại học ở Việt Nam hiện 'iayy G55 << S5 9 9599355658955955695 372.4.1 Ut điỂm << s<©++seEEkteEE+EEAEEEASEEELSCEEASEEEASETEAorrkerrksrei 572.4.2 Han nh 382.4.3 Nguyên nhân của han chế <5 ss° sesssessesssesseszssesee 61

Trang 7

Tiểu kết Chương 2 -5- << s£ se sES£ 9E EsEsEs£EsESEsEEsEsEsesrsersrsee 67

CHƯƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP NANG CAO HIỆU QUA QUAN LÝ NHÀ NƯỚC VE

HOP TAC QUOC TE TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM

TRONG GIAI DOAN HIỆN ïNA `Y s- 5-55 S<S<SsSeYeSesesesrsesesse 68

3.1 Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hợp tác

quốc tế trong giáo dục đại học ở Việt Nam . 5 ° 5s cs<sesee 68

3.1.1 Quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học cần

được nhìn từ góc độ quản lý vĩ mô trong mối tương quan với môi trườngkinh tế - xã hội và yêu cầu hội nhập 2-25 s52 sessesessesee 69

3.1.2 Các yêu cầu đặt ra đối với thé chế quản lý nha nước về hợp tácquốc tế trong giáo dục đại học -5- 5 5< scs<csessesesseseeseseesersesee 713.1.3 Các yêu cầu đặt ra với tổ chức bộ may va đội ngũ cán bộ, côngchức làm công tác quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáo dục đại

3.2 Quan điểm, định hướng về nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước vềhop tác quốc tế trong giáo dục đại học ở Việt NÑam - -.5 «- 73

3.3 Các giải pháp nâng cao nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hợptác quốc tế trong giáo dục đại học ở Việt Nam 5 5-5c <<: 773.3.1 Đối mới vai trò quan lý của nhà nước kết hợp với mở rộng quyền

tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục đại học 773.3.2 Hoàn thiện chiến lược và chính sách phát triển hợp tác quốc tếtrung piáu đục [TRÍ HỮCcccecccoseeecsecsssodrantsniaioigioiggttittikiriggtstrdtiuilgtiigianToagiduggi 66811465 81

3.3.3 Hoan thiện thé chế và nâng cao hiệu lực thực hiện thé chế quan lý

nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học theo hướng phân

tầng giáo dục đại học, tăng cường sự tham gia của cộng đồng xã hội vào

giám sát và đánh giá hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học 823.3.4 Tổ chức bộ máy quản ly nha nước chuyên trách về hợp tác quốc tếtrong giáo dục đại HỌC <5 5 5s 9 00000008096 84

Trang 8

3.3.6 Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong quan lýnhà nước về chất lượng giáo dục đại học s- 5< ses<esessesee 87Tiểu kết Chương 3 cccscsssssssssssssessessesssssssssessessesssssssssssssessesscsssssssussesseeseeees 89KET LUẬN CHUNG 2-5-5 << Es£ ss£S£ sEseEeEsEseEesessssesersesee 90DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 5- 5 ° se s2 ses<es 93

Trang 9

PHẢN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, hợp tác quốc tế và quản lý

hợp tác quốc tế ngày càng trở thành một yêu cầu cấp thiết và trở thành mối

quan tâm chung của cộng đồng xã hội trên tất các lĩnh vực Hợp tác quốc tế đã

thực sự trở thành phương thức để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triểncủa các quốc gia nói chung và từng tô chức nói riêng Trong nhiều năm qua,hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học ngày càng phát triển trên toàn thé giới

Đối với Việt Nam, đổi mới quản lý giáo dục đại học, trong đó có đổi mớiquản lý hợp tác quốc tế nhằm phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn

nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhậpquốc tế đã và đang là một nhiệm vụ có tính chiến lược trong quá trình đôi mớigiáo dục và dao tao theo định hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá.Chiến lược phát triển giáo dục nước ta giai đoạn 2011-2020 đã chỉ rõ:

“Khuyến khích các cơ sở giáo duc trong nước hợp tác với các cơ sở giáo ducnước ngoài để nâng cao năng lực quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học,chuyển giao công nghệ, đào tạo bồi dưỡng giáo viên, giảng viên và cán bộkhoa học và quản lý giáo dục; tăng số lượng học bồng cho học sinh, sinh viên

di học nước ngoài Khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chứcquốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đâu tư, tài trợ cho giáo dục,

tham gia giảng day và nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và chuyển

giao công nghệ góp phần đổi mới giáo dục ở Việt Nam Xây dựng một sốtrường đại học, trung tâm nghiên cứu hiện đại để thu hút các nhà khoa họctrong nước, quốc tế đến giảng dạy và nghiên cứu khoa học” Việc nghiên cứuứng dụng các mô hình, các phương pháp quản lý hợp tác quốc tế trong lĩnh vựcquản lý nhà nước về giáo dục đại học cũng như công tác phát triển hệ thống

Trang 10

Hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học có ý nghĩa quan trọng đến sự pháttriển và chất lượng nguồn nhân lực quốc gia Hợp tác quốc tế trong lĩnh vựcgiáo dục đại học của Việt Nam thời gian qua đã đạt được những kết quả quantrọng, giúp nâng cao hiệu quả về hợp tác quốc tế và vị thế của Việt Nam trên

thế giới Tuy nhiên, một thực tế là hoạt động hợp tác quốc tế của các cơ sởgiáo dục đại học còn bộc lộ những hạn chế nhất định Việt Nam mới chỉ có 3

trường thuộc top 1000 đại học tốt nhất thế giới theo xếp hạng của QS va THE;

8 trường thuộc top 500 đại học tốt nhất Châu Á theo xếp hạng của QS Sựđánh giá của xã hội, của các tổ chức quốc tế đã phần nào phản ánh thực trạng

về giáo dục đại học ở nước ta

Những đánh giá trên là thông điệp mạnh mẽ từ thực tiễn, đặt ra hàng loạt

những câu hỏi cần có câu trả lời thỏa đáng: Nhà nước có trách nhiệm như thếnào đối với những hạn chế của hoạt động hợp tác quốc tế trong giáo dục đạihọc? Vai trò, trách nhiệm của nhà nước trong quản lý hợp tác quốc tế tronggiáo dục đại hoc? Nhà nước cần làm gi dé quản lý có hiệu quả hợp tác quốc tếtrong giáo dục đại học Có thé khang định, hợp tác quốc tế trong giáo dụcđại học phụ thuộc vào nhiều nhân tố Trong đó, một nhân tô quan trọng làquản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học

Trước thực trạng về hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học và công tác quản

lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học, để tìm ra các giải phápđổi mới quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học, tác giả chọn

đề tài: “Quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học ở nước

ta trong giai đoạn hiện nay” làm định hướng nghiên cứu của mình.

Trang 11

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Có thê khăng định, các vẫn đề quản lý nhà nước về giáo dục đại học, hợptác quốc tế trong giáo dục đại học, quốc tế hoá giáo dục đại học, hội nhậpquốc tế trong giáo dục đại học ít nhiều đã đặt ra trong các nghiên cứu ở nước

ta trong những năm gan đây Các công trình nghiên cứu này có thê được chia

thành các nhóm sau:

Thứ nhất, nhóm các sách chuyên khảo, giáo trình có một số công trìnhtiêu biểu sau:

- Đặng Ứng Vân (2021), Đổi mới giáo đục đại học: Từ ý tưởng đến thực

tién, Nhà xuất ban Đại học Quốc gia Hà Nội

- Mai Ngọc Anh (2020), Quản lý nhà nước về giáo dục đại học: Kinhnghiệm của Trung Quốc và khuyến nghị đối với Việt Nam, Nhà xuất bản

Chính trị Quốc gia

- Trần Khánh Đức (2010), Giáo trinh giáo duc đại học — Việt Nam và Thếgiới.

- Pham Phụ (2011), Về khuôn mặt mới của Giáo dục Đại học Việt Nam,

Nhà xuất ban Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ hai, nhóm các đề tài nghiên cứu khoa học ở các cấp có các công trình

nghiên cứu tiêu biểu sau đây:

- Đề tài khoa học cấp Bộ (2020), Đổi mới mô hình quản trị đại học luật

dap ứng yêu cẩu nâng cao chất lượng hoạt động và thực hiện tự chủ đại học

(Chủ nhiệm Vũ Thị Lan Anh, Bộ Tư pháp).

- Để tài khoa hoc cap Trường (2008), Chức năng quản lý văn hoá - giáođục của nhà nước CHXHCN Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, phát triển bênvững và hội nhập quốc tế (Chủ nhiệm đề tài Nguyễn Văn Động, Trường Đạihọc Luật Hà Nội).

Trang 12

- Tran Thị Hương Giang (2014), Quản lý Nhà nước đối với hoạt độngcung ứng dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, luận văn tiễn sĩ luật học, TrườngĐại học Luật Hà Nội.

- Nguyễn Quang Trung (2019), Đánh giá tác động chính sách giáo duc

đại hoc trong qua trình sửa đổi, bồ sung Luật Giáo duc đại học, luận văn học

sĩ Luật, Trường Đại học Luật Hà Nội.

- Pham Thị Thu Hà (2019), Quản lý nhà nước đối với xã hội hóa dịch vụ

trong lĩnh vực giáo duc, luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Dai học Luật Hà Nội.

Thứ tư, nhóm các bài viết đăng trên các tạp chí, hội thảo khoa học:

- Nguyễn Vinh Hiển (2014), Đổi mới cơ chế quản lý giáo duc vấn déthen chốt của đổi mới căn bản, toàn diện giáo duc Việt Nam, Tạp chí Khoahọc Quản lý giáo dục.

- Trinh Ngọc Thạch (2017), Chính sách phat triển giáo dục đại học:

Những thành công ở các nước phát triển và gợi ý bài học cho Việt Nam, Tapchí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội

- Ky yếu Hội thảo khoa học Hội nhập quốc tế trong quá trình đổi mới

giáo duc dai học Việt Nam do Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổchức (2014).

- Ky yếu Hội thảo khoa học Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo

đục đại học và cao đẳng Việt Nam do Ban liên lạc các trường đại học, cao

đăng Việt Nam t6 chức (2018)

Các nghiên cứu trên tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lýnhà nước trong giáo dục, quản lý giáo dục đại học, hội nhập quốc té trong

giao duc dai hoc, chua dat trong tam vao van dé quản lý nhà nước đối với hợptác quốc tẾ trong giáo dục đại học đặc biệt dưới góc độ luật học Yếu tố quản

Trang 13

lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học còn khá mờ trong cácnghiên cứu về quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học Chưa có công trìnhnào nghiên cứu trực tiếp, chuyên sâu về quản lý nhà nước đối với hợp tácquốc tế trong giáo dục đại học đưới góc độ của chuyên ngành Luật Hiến pháp,

Luật Hành chính Vì vậy, trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu có liên

quan, đề tài nghiên cứu mà học viên lựa chọn không có sự trùng lặp với cáccông trình nghiên cứu trước đây.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục dich:

Nghiên cứu những van dé lý luận liên quan đến quan lý nhà nước về hop

tác quốc tế trong giáo dục đại học, các quy định pháp luật có liên quan đếnnội dung này trên cơ sở đó phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước vềhợp tác quốc té trong giáo duc đại hoc ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất cácgiải pháp nhằm hoàn thiện lĩnh vực hoạt động này

- _ Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáo dụcđại học ở nước ta hiện nay; chỉ ra những nguyên nhân của những bắt cập, hạn

chế trong quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học

- _ Kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quan lý về hợp tác

quốc tế trong giáo dục đại học

4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Trang 14

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- _ Nội dung nghiên cứu: Quan lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáodục đại học là một nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước đối với giáodục đại học và được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau Trong khuôn khổ

của Luận văn này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu quản lý nhà nước về hợp

tác quốc tế trong giáo dục đại học ở Việt Nam từ góc độ quy định pháp luật

và thực tiễn thực hiện pháp luật về lĩnh vực hoạt động này

- Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước đốiVới các cơ sở giáo dục đại học trên phạm vi cả nước.

- Thời gian nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các số liệu, tài

liệu có liên quan đến quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáo dục đại

học từ năm 2012 (từ khi có Luật giáo dục đại học 2012 ra đời) đến nay

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Trên cơ sở nhận thức về chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biệnchứng của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tác giả luận giải các vấn đề quản lý nhànước về hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học theo tư duy logic biện chứcmang tính khách quan, trong mối liên hệ phố biến với các van đề khác, tránh

cách nhìn phiến diện, phi lịch sử đối với vẫn đề nghiên cứu Tác giả cũngnghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lỗi của Đảng

Cộng sản Việt Nam về giáo dục - đào tạo, kết hợp với lý thuyết và thực tiễn

của quản lý nhà nước về giáo dục đại học dé định hướng cho nghiên cứu của

mình.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trang 15

- Phuong pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Trong phạm vi nghiên cứu

của đề tài, việc tìm hiểu các nghiên cứu đã có trong lĩnh vực quản lý nhà nước

về hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học là rất quan trọng, nhằm cung cấpluận cứ để nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế tronggiáo dục đại học, sự đổi mới trong tư duy quan lý hợp tác quốc tế trong giáodục đại học, thực tiễn các biện pháp quản lý nhà nước nhăm bảo đảm phát

triển và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học Trên cơ sở

đó, nghiên cứu tập trung giải quyết các vấn đề còn vướng mắc về mặt lý luận

và thực tiễn quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học.Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp được áp dụng trong nghiên cứu các

tài liệu phục vụ quá trình xây dựng chương tông quan nghiên cứu, nghiên cứucác vấn đề lý luận ở chương 1, nghiên cứu các tài liệu đánh giá về thực trạngquản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học ở chương 2

- Phuong pháp xã hội học: Thu thập các dit liệu về thực trạng kết quahoạt động quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáo dục; thu thập dữliệu về quan điểm, đánh giá của cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên và họcviên về vấn đề quản lý hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học; quan điểm vàgiải pháp của các đối tượng dé nâng cao hiệu qua quản lý nhà nước về hợp tácquốc tế trong giáo dục

- Phuong pháp so sánh: So sánh tư duy, quan niệm về hop tác quốc tếtrong giáo dục đại học ở Việt Nam qua các thời kỳ, so sánh mục tiêu của các

văn bản quy phạm pháp luật với kết quả thực tiễn áp dụng từ đó đưa ra cácgiải pháp hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáo

dục đại học.

- Phuong pháp phân tích, tổng hợp: Day là phương pháp rat quan trọngđối với quá trình nghiên cứu Trên cơ sở các tài liệu, thông tin và dữ liệu thu

thập được, tác giả sẽ phân tích, đánh giá, xem xét trên các khía cạnh khoa học

hành chính công Qua đó, tổng hợp lại để có những kết luận, những đề xuất

Trang 16

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Luận văn về quản lý nhà nước đối với hợp tác quốc tế trong giáo dục

đại học đã có một số đóng góp về lý luận và thực tiễn sau đây:

- _ Tập hợp, hệ thống hóa và góp phần hoàn thiện những van đề lý luận về

quản lý nhà nước đối với hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học;

- Lam rõ được thực trạng các quy định về quản lý nhà nước đối với hợptác quốc tế trong giáo dục đại học; nhận diện được những khó khăn, vướngmắc nảy sinh trong thực tiễn quản lý nhà nước đối với hợp tác quốc tế trong

giáo dục đại học;

- Dé xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng caohiệu quả quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học ở ViệtNam trong giai đoạn hiện nay;

- Két quả nghiên cứu của Luận văn cung cấp nguôn tư liệu tham khảo

cho công tác giảng dạy, nghiên cứu của giảng viên, sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội và các co sở dao tạo chuyên ngành luật tại Việt Nam Luận van

còn là tài liệu tham khảo cho việc đổi mới quan lý nhà nước đối với hợp tácquốc tế trong giáo dục đại học Việt Nam

7 Kết cầu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tai liệu tham khảo, nội dungcủa Luận văn được kết cấu thành 03 Chương với nội dung cụ thể sau:

Chương 1: Những van dé lý luận về quản lý nhà nước về hợp tác quốc

tế trong giáo dục đại học

Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáo

dục dai học ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hợptác quốc tế trong giáo duc đại học ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Trang 17

CHƯƠNG 1NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE QUAN LÝ NHÀ NƯỚC VE HỢP TAC

QUOC TE TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC1.1 Khai quát về hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học

1.1.1 Khai niệm hop tác quốc té trong giáo duc đại hoc

Hợp tac quốc té trong giáo duc dai học không phải là một hiện tượng mới

Hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học đã xuất hiện từ thời Trung cổ vào cuối

thế kỷ 17! Việc sử dụng ngôn ngữ phô thông, chương trình học và hệ thốngthi quốc gia thống nhất để tạo điều kiện thuận lợi cho việc dịch chuyền của

sinh viên, giảng viên và trao đổi tài liệu đã có từ thời Trung cổ vào cuối thế

kỷ 17 Ké từ đó, các trường đại học đã liên kết xuyên biên giới theo nhiềucách khác nhau và dựa trên nhiều lý do - kinh tế, chính trị, văn hoá cũng như

chung và tại Việt Nam nói riêng và trở thành phương tiện giúp cho giáo dục

đại học chủ động đáp ứng các yêu cầu của bối cảnh hiện tại và tương lai Hợptác quốc tế để tận dụng cơ hội và những tác động tích cực của toàn cầu hóa déphát triển là con đường phát triển không thé nào khác đối với các nước trong

thời đại toàn cầu hóa trên toàn thế giới Ngày nay, hợp tác quốc tế trong các

trường đại học không chỉ giải quyết việc dịch chuyển của cán bộ, giảng viên,

sinh viên và thực hiện các thỏa thuận quốc tế mà hợp tác quốc tế trong các

trường đại học hiện nay nhăm đáp ứng các nhu câu chiên lược đê quôc tê hóa

! DE WIT, Hans (2011), Globalisation and Internationalisation of Higher Education.

? Knight, Jane (2008) Higher Education in Turmoil The Changing World of Internationalization.

Trang 18

chương trình giảng dạy, tạo ra không gian toàn cầu và cung cấp cho sinh viênnhững quan điểm toàn cầu phù hợp về ngành học của họ và yêu cầu của xãhội Hợp tác quốc tế là một phần quan trọng trong chiến lược xây dựng vàphát triển của các cơ sở giáo dục đại học trên thế ĐIỚI.

Hợp tác quốc tế, toàn cầu hóa, quốc tế hóa và đại chúng hóa giáo dục đạihọc có quan hệ chặt chẽ với nhau Đề hiểu rõ hơn khái niệm hợp tác quốc tế

trong giáo dục đại học, cần phải xác định rõ các khái niệm toàn cầu hoá, quốc

tế hoá, đại chúng hóa và thị trường hoá giáo dục đại học

Toàn cầu hóa là khái niệm để chỉ một hệ thống những thay đổi có liên

quan đến nhau bao gồm những thay đổi trong xã hội và nền kinh tế thế giới do

sự phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất và các mối liên kết ngày càngchặt chẽ và trao đổi ngày càng mở rộng giữa các quốc gia, các tô chức và cá

nhân trên quy mô toàn cầu.) Trong giáo dục đại học, toàn cầu hóa là sự thay

đổi vượt ra ngoài phạm vi của các cơ sở giáo dục và biên giới của quốc gia,

đã dẫn đến “một quá trình hội tụ, đặc biệt là trong việc hình thành hệ thống trithức thé giới ”?, Sự hội tu của toàn cầu hóa đã tạo ra một hệ thống giáo dụcđại học toàn cầu với các đặc trưng nhất định

Quốc tế hóa giáo dục đại học thực chat là một biểu hiện của toàn cầu hóatrong lĩnh vực giáo dục đại học Khái niệm quốc tế hoá giáo dục giúp chúng

ta hiểu được khả năng hội nhập giáo dục của mỗi quốc gia vào tiến trình toàncầu Đó là quá trình tích hợp và thé chế hóa các yếu tố quốc tế vào chức năng,

nhiệm vụ và tiến trình tổ chức thực hiện giáo dục đại học Dù theo định nghĩa

nao thì hợp tác quốc tế cũng là một bộ phận cấu thành của quốc tế hóa trongbôi cảnh toàn câu hóa giáo dục đại học Do đó, quôc tê hóa cũng có thê được

3 Hồ Thanh Phong, Toàn cầu hoá và giáo dục đại học, Hội thảo khoa học Héi nhập quốc tế trong quá trình đổi mới giáo dục đại học Việt Nam do Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tô chức (2014).

4 Denman, B (2000, September) Globalisation and its impact on internationaluniversity cooperation Paper

presented at the Organization for EconomicCooperation and Development—Programme on Institutional Management in Higher Education Conference, Paris.

Trang 19

coi là nỗ lực của một trường đại học nhằm vươn ra xa hơn nữa để tăng sự ảnhhưởng, khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế băng cách đổi mới chươngtrình giáo dục, phương pháp dạy - học, hoạt động nghiên cứu và hợp tác trong

phạm vi của một nước nhằm hướng tới tính quốc tế và liên thông văn hóa

trong giáo dục và đảo tạo.

Đại chúng hóa giáo dục đại học đã bắt đầu từ những năm 1960 Với sự

phát triển kinh tế xã hội, đại chúng hóa giáo duc đại học là một xu thé tất yếu

Giáo duc đại học đã phát triển từ giáo dục đại học tinh hoa sang đại chúngtiễn đến phổ cập ở các khu vực khác nhau trên thế giới Dai chúng hoá giáo

dục đại học là sự tăng quy mô phát triển hệ thống giáo dục đại học của một

quốc gia khi tỷ số sinh viên ở độ tuôi đại học từ 15% đến 50% Đại chúnghóa giáo dục đại học đã làm thay đôi mối quan hệ giữa giáo dục đại học với

xã hội và kinh tế Sự phát triển đó dẫn đến sự thay đổi về quan niệm và chính

sách về giáo dục đại học nói chung và hợp tác quốc tế trong giáo dục đại họcnói riêng Các cơ sở giáo dục đại học truyền thống không còn là nhà cung cấpgiáo dục độc quyền hoặc thậm chí thống trị Các loại hình tổ chức giáo dụcđại học mới đã xuất hiện để đáp ứng các giá tri và nhu cầu của xã hội Giáodục đã thay đôi từ “dịch vụ công sang dịch vụ định hướng thị trường, đượcthúc day bởi người mua và khách hàng”, và các trường đại học ngày càngthấy mình phụ thuộc nhiều hơn về lực lượng thị trường và thu nhập từ học phí

dé t6n tại

Khi giáo duc là một thị trường cạnh tranh như hiện nay, hop tác quốc tế là

hoạt động cần thiết để giúp các trường đại học tại Việt Nam nâng cao khả

năng cạnh tranh của mình Toàn câu hóa đây mạnh kinh tế thị trường, tạo ra

> Theo Martin Trow, Problem in the Transition from Elite to Mass Higher Education, Policies for Higher

Education, từ "General Report on the Conference on Future Structures of Post-Secondary Education (Paris: Organisation for Economic Cooperation and Development, 1974).

5 Wendy W Y Chan (2004), International Cooperation in Higher Education: Theory and Practice,

Journal of Studies in International Education.

Trang 20

nhiều cơ hội cho sự phát triển của giáo dục đại học dưới nhiều hình thứcphong phú hơn và mang nhiều đổi thay sâu sắc Ngày nay không chỉ có hìnhthức đào tạo công lập mà còn có sự tham gia của các thành phần tư nhân.Giáo dục vì thế trở thành một ngành dịch vụ được thương mại hóa và quốc téhoa Qua trinh quéc tế hóa giáo dục đại học đặt các trường đại học trong nước

trong tình thế không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các

trường đại học ở nước ngoài Và hợp tác quốc tế diễn ra như một tất yếu

khách quan giúp các trường đại học hoạt động theo những chuẩn mực quốc tế

nhằm đạt được sự thừa nhận, đồng thời duy trì khả năng cạnh tranh của mình

trong một môi trường toàn cau

Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học xuất bản năm 2010, hợp

tác là “cùng chung sức giúp đỡ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực

nào đó, nhằm một mục đích chung”, còn quốc tế là “các nước trên thế giớitrong quan hệ với nhau” Như vậy, có thé hiểu hợp tác quốc tế là sự phối hợphòa bình giữa các chủ thể quan hệ quốc tế đáp ứng lợi ích hay nguyện vọngcủa nhau, nhằm thực hiện các mục đích chung Giáo dục đại học là bậc học

cao nhất của hệ thống giáo dục quốc dân, đào tạo các trình độ cao đăng, đại

học và sau đại học Mục tiêu của giáo dục đại học là đào tạo ra nguồn nhânlực chất lượng cao phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xãhội của mỗi quốc gia Trong phạm vi của luận văn này, hợp tác quốc tế tronghoạt động giáo dục đại học được quan niệm như sau: Hop tac quốc té trong

giáo duc đại học là sự phối hop hoa bình giữa cơ sở giáo duc đại học cua một

quốc gia với một hoặc một số cơ sở giáo đục đại học của các quốc gia khác

trong các hoạt động giáo dục đại học nhằm thực hiện các mục đích chung Ttđịnh nghĩa trên, có thé hiéu răng, hop tác quốc tế trong hoạt động giáo dục đại

học hiện nay là việc các cơ sở giáo dục đại học thuộc các quốc gia khác nhau

trên thế giới liên kết, phối hợp hòa bình với nhau trong các hoạt động đào tạo,

Trang 21

nghiên cứu dé có thê cạnh tranh trong thị trường giáo dục đại học toàn cầu và

đại chúng, dao tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công cuộcxây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Hợp tác quốc tế

trong giáo dục đại học không phải là lựa chọn mới nhưng là chìa khóa quan

trọng trong sự phát triển thị trường của các trường đại học trong bối cảnh toàncầu hoá hiện nay

1.1.2 Vai trò của hop tác quốc tế trong giáo dục dai học

Toàn cầu hóa và sự phát triển của nên kinh tế tri thức đã và đang thúc đây

giáo dục đại học của mỗi quốc gia đổi mới không ngừng, hợp tác quốc tế diễn

ra như một tất yêu khách quan và ngày càng khang định vai trò quan trọng

của mình trong quá trình phát triển của các trường đại học và trở thànhphương tiện giúp cho giáo dục đại học chủ động đáp ứng các yêu cầu của bối

cảnh kinh tế - xã hội hiện nay

Tht nhất, hoạt động hợp tác quốc tế có vai trò quan trọng trong việc nâng

cao năng lực đào tạo và nghiên cứu của các cơ sở giáo dục đại học Chính nhờ

có hợp tác quốc tế, đội ngũ cán bộ, giảng viên làm việc trong các cơ sở giáodục đại học có cơ hội được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đội ngũ cán bộ,

giảng viên của các cơ sở đào tạo nước ngoai có uy tín thông qua các chương

trình trao đôi giảng viên, tô chức các hội thảo khoa học quốc tế, thực hiện cácchương trình liên kết đào tạo, các dự án nghiên cứu chung Từ đó, trình độcủa đội ngũ cán bộ, giảng viên làm việc trong các cơ sở giáo dục đại học đượccủng cố và nâng cao Hợp tác quốc tế cũng là cầu nối dé sinh viên được tiếpcận những nền giáo dục hiện đại và chất lượng thông qua các chương trình

liên kết đào tạo, chương trình trao đổi sinh viên, các cuộc thi quốc tế Qua

đó chất lượng đào tạo được nâng cao, sinh viên sau khi tốt nghiệp được trang

bị đầy đủ kiến thức, văn hoá và kỹ năng để có thê tham gia vào nền kinh tế

-xã hội toàn câu trong bôi cảnh hội nhập quôc tê sâu rộng hiện nay.

Trang 22

Thứ hai, hợp tác quốc té tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục đại học hoànthiện và nâng cao chất lượng hoạt động quan lý Thông qua việc trao đôi kinhnghiệm, hợp tác nghiên cứu, tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng với các đối

tác nước ngoài, nhận thức và trình độ của đội ngũ cán bộ thực hiện các hoạt

động quản lý được đôi mới và nâng cao Qua đó, các cơ sở giáo dục đại học

có thể thực hiện tốt vai trò và chức năng quản lý của mình, phát huy tối đa lợi

thế nguồn lực tài chính và nguồn lực con người dé thực hiện thành công cácmục tiêu phát trién các cơ sở giáo dục đại học

Tht ba, hợp tac quốc tế có vai trò quan trọng trong việc thu hút nguồn lực

tài chính để phát triển hoạt động đảo tạo và nghiên cứu khoa học của các cơ

sở giáo dục đại học Trong bối cảnh quốc tế hoá và đại chúng hoá giáo dụcđại học hiện nay, các cơ sở giáo dục đại học ngày càng phải cạnh tranh gay

gat dé phát triển Dé triển khai và nâng cao chất lượng các hoạt động dao tao

và nghiên cứu khoa học của mình, các cơ sở giáo dục đại học cần phải đầu tư

và tìm kiếm nguồn lực tài chính ngoài nguồn lực tài chính được hỗ trợ bởi nhà

nước Chính vì vậy, hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học chính là cánh cửa

để tăng cường việc thu hút nguồn lực tài chính thông qua các hoạt động việntrợ phát trién, tài trợ quốc tế, cho vay ưu đãi, các hợp đồng hợp tác nghiêncứu, liên kết đào tạo Từ đó, năng lực đào tạo và nghiên cứu của các cơ sởgiáo dục đại học được nâng cao, và năng lực ay sẽ mang lai một nguồn tàichính to lớn thông qua các hoạt động đào tạo, nghiên cứu và chuyên giao

công nghệ.

Tht tr, hợp tác quốc tế có vai trò quan trọng trong việc nâng cao vị thé,

uy tín của các cơ sở giáo dục đại học Hiện nay, hợp tác quốc tế là một trong

số các tiêu chuẩn xếp hạng các trường đại học của các bảng xếp hạng cáctrường đại học hàng đầu thế giới Quốc tế hóa khiến các trường đại học không

thé phát triển mà không chú trọng tới hợp tác quốc tế và hoạt động theo

Trang 23

những chuẩn mực quốc tế nhằm dat được sự thừa nhận, đồng thời duy trì khảnăng cạnh tranh của mình trong một môi trường toàn cầu Như đã phân tích ởtrên, với sự hỗ trợ của hợp tác quốc tế mà nguồn lực tài chính, nguồn lực connguoi, co ché quản tri của các cơ sở giáo dục đại hoc được cải thiện va điềunay sẽ trực tiếp góp phan thúc day chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học

và vị thé, uy tín của các cơ sở giáo dục đại học được nâng cao

1.1.3 Các hình thức hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học

Các hình thức hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học ngày càng nở rộ, vàđược triển khai thực hiện dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng khác nhau.Trong số đó, các hình thức hợp tác quốc tế liên quan trực tiếp đến hoạt động

đào tạo, nghiên cứu khoa học và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, giảngviên, người học được xem là những hình thức hợp tác hợp tác quốc tế căn

bản, làm nền tảng cho việc tăng cường, thúc day hoạt động hợp tác quốc tế

trong giáo dục đại học, bao gồm:

Thứ nhất, liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục đại học nước ngoài.Việc xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình liên kết đào tạo vớicác cơ sở giáo dục đại học nước ngoài nhằm thu hút sinh viên quốc tế, tăngnguồn thu từ đào tạo là chính sách được nhiều cơ sở giáo dục đại học quantâm và trở thành hình thức hợp tác quốc tế phô biến trong đào tạo đại học hiệnnay Các chương trình liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục đại học giữa cácquốc gia trên thé giới được triển khai dưới những hình thức khác nhau ở cả

bậc cử nhân, thạc sĩ và tiễn sĩ, ví dụ như: các chương trình đào tạo cử nhân do

hai bên cùng cấp bằng dưới hình thức 2+2 hoặc 3 +1; chương trình đào tạo do

trường nước ngoài cấp bang; chương trình cấp bang kép; chương trình dao tạothạc sĩ, tiến sĩ từ xa Ngoài các chương trình liên kết đảo tạo cấp bằng (cửnhân, thạc sĩ, tiến sĩ), việc liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục đại học

nước ngoài còn được thực hiện ở các khóa đào tạo ngăn hạn câp chứng chỉ

Trang 24

đáp ứng nhu cầu của người hoc can trang bị kiến thức liên quan đến một lĩnhvực chuyên sâu Các chương trình liên kết đào tạo đều hướng đến mục tiêu làtăng khả năng thu hút sinh viên trong và ngoài nước đến học tập thông quaviệc tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội được trang bi những tri thức khoahọc hiện đại theo cách thức đào tạo chuẩn mực quốc tế với mức chỉ phí tiếtkiệm hơn so với chi phí cho việc du học toàn thời gian ở các cơ sở giáo dục

đại học nước ngoài.

Thứ hai, hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học và chuyển giao côngnghệ, tô chức hội nghị, hội thảo khoa hoc Hợp tác quốc tê về nghiên cứukhoa học của các cơ sở giáo dục đại học được triển khai dưới những hình thứchợp tác cụ thé sau đây: Một là, tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học chung

về những chủ dé mà các bên cùng quan tâm Các hội nghị, hội thảo khoa học

là diễn đàn trao đối chuyên môn, học thuật, kết quả nghiên cứu của đội ngũ

cán bộ, giảng viên các cơ sở giáo dục đại học, qua đó chia sẻ, học hỏi kinhnghiệm lẫn nhau dé từng bước nâng cao chat lượng nghiên cứu, cũng như tìm

kiếm các cơ hội hợp tác nghiên cứu trong tương lai Hai là hợp tác để thực

hiện các dự an nghiên cứu chung Cac dự an nghiên cứu chung giữa các cơ sởgiáo dục đại học có thể được hình thành trên cơ sở quan hệ đối tác giữa cơ sởgiáo dục đại học về những vấn đề mà các bên cùng quan tâm nghiên cứu,hoặc thông qua các dự án do các tổ chức quốc tế tài trợ, hoặc thông qua các

mối quan hệ cá nhân giữa các nhà khoa học làm việc tại các cơ sở giáo dục

đại học ở trong nước với cá nhân các nhà khoa học nước ngoài.

Thứ ba, bồi dưỡng, trao đổi giảng viên, nghiên cứu viên, cán bộ quan lý

và người hoc Hop tác quốc té dé thực hiện việc trao đổi học giả, cán bộ quản

lý, người học có vai trò quan trọng trong việc tạo cơ hội cho các giảng viên,

nghiên cứu viên, cán bộ quản lý và người học được tiếp xúc, làm việc, học tập

trong môi trường có tính chât quôc tê, trải nghiệm những sự khác biệt vê văn

Trang 25

hóa, qua đó trau dồi thêm được những tri thức mới, kinh nghiệm và kỹ nănggiảng dạy, nghiên cứu, quản lý, học tập, giúp họ nâng cao trình độ ngoại ngữ

và đặc biệt là tăng cường khả năng thích ứng với một môi trường ngày một

gia tăng tính toàn cầu

1.2 Khái niệm và một số thành tố cơ bản của quản lý nhà nước vềhợp tác quốc tế trong giáo dục đại học

1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về hợp tác quốc té trong giáo duc dai

học

Về tổng thé, quản lý nhà nước có thé hiểu là sự tác động t6 chức mangtính

quyền lực - pháp lý của các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền, hoặc các

tô chức khi được nhà nước trao quyền tới ý thức, hành vi, xử sự của cá nhân,

tổ chức, cơ quan, tới các quá trình xã hội, hướng chúng vận động, phát triểnnhằm đạt được mục tiêu nhất định của quản lý nhà nước và xã hội Sự tácđộng này không phải là sự tác động một chiều mà có sự tác động hai chiềugiữa chủ thé quản lý nhà nước và đối tượng quản ly nhà nước nhằm tạo sự hàihòa về lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và các đối tượng có liên quan” Từcách tiếp cận này, quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học

có thé được hiểu là sự tac động có tổ chức bằng quyên lực nhà nước, trên cơ

sở pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyên tiễn hành để thực hiệnchức năng, nhiệm vu do nhà nước uy quyên nhằm định hướng phát triển, thực

hiện hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học đáp ứng mục tiêu xây dựng

nguôn nhân lực đại học cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia

Quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học là tổng thể

hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước nhăm định hướng, điêu tiét, tao

7 Trường Dai học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Hành chính Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà

Nội.

Trang 26

điều kiện, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế trong

giáo dục đại học đáp ứng các mục tiêu về nguồn nhân lực đại học cho pháttriển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ Quan ly nhà nước về hợp tác quốc tếtrong giáo dục đại học cần được hiểu đó là quá trình nhà nước định hướng,

tạo ra một hành lang pháp lý, lộ trình chuẩn hoá dé các cơ sở giáo dục đại họcxây dựng, phát triển, thực hiện hợp tác quốc tế dé đi đến được mục tiêu củagiáo dục đại học Quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học

có hiệu quả chính là một giải pháp quản lý tổng thể, phát huy tối đa tác động

tích cực của hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học Công tác quản lý nhà

nước không chỉ là việc định ra chính sách quản lý mà còn phải hỗ trợ cho đối

tượng quản lý thực hiện các chính sách đó Quản lý nhà nước về hợp tác quốc

tế phải tạo ra được những tác động tích cực cho việc phát triển bền vững,

nâng cao chất lượng, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ cho

việc phát triển đất nước có vai trò quan trọng trong việc định hướng sự pháttrién của các trường đại học theo hướng hiện đại, tiếp cận nền giáo dục đại

học tiên tiễn trong khu vực và trên thế giới Quản lý nhà nước về hợp tác quốc

tế trong giáo dục đại học ngoài việc phải bảo đảm phải luôn tính đến những

nét đặc thù của giáo dục đại học trong đó đặc biệt là tính chủ động, sáng tạo

của hoạt động giáo dục đào tạo và tính tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học.1.2.2 Chủ thé của quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáo duc

đại học

Quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học là sự tác động

có tô chức và điều chỉnh bằng quyên lực nhà nước đối với các hoạt động hợptác quốc tế trong giáo dục đại học do các cơ quan quản lý nhà nước tiễn hành

dé thực hiện chức năng nhiệm vụ do nhà nước ủy quyền nhằm phát triển sự

nghiệp giáo dục đại học.

Trang 27

Hoạt động quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáo dục đại họcđược các cơ quan quản lý nhà nước tiến hành đối với các đối tượng quan lybao gồm các trường đại học, học viện, đại học vùng, đại học quốc gia; việnnghiên cứu khoa học được phép dao tạo trình độ dai học và sau đại học; tôchức và cá nhân có liên quan đến giáo dục đại học có thực hiện hoạt động hợptác quốc tế

Ở góc độ chung, chủ thé quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáo

dục đại học là các tổ chức, cá nhân nhân danh nhà nước, được sử dụng quyềnlực nhà nước để tiến hành hoạt động quản lý nhà nước về hợp tác quốc tếtrong giáo dục đại hoc Với cách nhìn như vậy, chủ thé quan lý nha nước về

hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học bao gồm nhiều loại chủ thể khác nhautrong hệ thống các cơ quan của bộ máy nhà nước Luận văn này tập trung vàocác chủ thể quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học của hệthống cơ quan hành chính nhà nước

Quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học kết hợp quản

lí theo ngành và quản lí theo lãnh thô Mọi cơ sở giáo dục đại học thực hiện

chức năng, nhiệm vụ giáo dục và đào tạo theo sự chỉ đạo ngành dọc nhưngcác cơ sở giáo dục đại học đều đóng trên một địa bàn lãnh thô nhất định vìvậy cũng phải tuân thủ sự quản lý hành chính của địa phương theo phân cấpthâm quyên Mọi hoạt động quản lý không thé tách rời sự chỉ đạo theo ngànhdoc và theo lãnh thé Ở nước ta, Chính phủ là cơ quan “thông nhất quản lý hệthống giáo dục quốc dân” trong đó có giáo dục đại học mà một trong những

nội dung hoạt động là quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáo dục đại

học Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng

quản lý nhà nước về giáo dục dao tạo trong đó có giáo dục đại học Day là coquan chịu trách nhiệm chính trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước vềgiáo dục đại học trong đó có quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáo

Trang 28

dục đại học Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các Bộ, ngành khác trong

công tác quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học theothâm quyên Cùng với Bộ Giáo dục và Dao tạo, các Bộ có các cơ sở giáo dục

đại học trực thuộc như Bộ Tư pháp (Trường Dai học Luật Hà Nội), Bộ Nội vụ

(Trường Đại học Nội vụ), Bộ Ngoại giao (Học viện Ngoại giao), Bộ Lao động

— Thương binh và Xã hội (Trường Lao động xã hội) chịu trách nhiệm về

công tác quản lý và đáp ứng các điều kiện bảo đảm hợp tác quốc tế trong giáodục đại học đối với các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc; chỉ dao co sở giáodục trực thuộc trong việc thực hiện quy định pháp luật về hoạt động hợp tácquốc tẾ trong giáo dục đại học Ở địa phương, Ủy ban nhân dân chiu tráchnhiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động hợp tác quốc tế về giáo dục đại họccủa các các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quảnlý.

1.2.3 Nội dung của quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáo đục

đại học

Thứ nhất, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chỉnh sách pháttriển hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học

Hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học là vấn đề quan tâm của cộng đồng

xã hội, của nhà nước và của các cơ sở giáo dục trong bối cảnh toàn cầu hoá vàhội nhập quốc tế hiện nay Chính vì vậy, trong định hướng quản lý của mình,nhà nước luôn quan tâm đến vấn đề hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học

Vai trò của nhà nước đối với hợp tác quốc tẾ trong giáo dục đại học thể hiện ở

vai trò chủ thể quản lý nhà nước đối với hợp tác quốc tế trong giáo dục đại

học Nhà nước xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kếhoạch, chính sách phát triển hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học Chiến

lược phát triển hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học thiết lập tam nhìn ở tam

quôc gia, xây dựng định hướng vê một nên giáo duc đại học toan câu trong

Trang 29

tương lai Các quy hoạch, kế hoạch cụ thê hóa nội dung chiến lược và đưa cácnội dung chiến lược vào thực tiễn Các chính sách là công cụ định hướng,công cụ hỗ trợ cho sự phát triển của hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học.Các chính sách này có thể trực tiếp quy định về các hoạt động hợp tác quốc tếtrong giáo dục đại học hoặc xác định các yêu cầu về hoạt động hợp tác quốc

tế trong giáo dục đại học góp phần định hướng cho các cơ sở giáo dục đại

học thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế bảo đảm chất lượng đào tạo

Thứ hai, xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện thể chế quản lý nhànước về hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học

Tạo lập thé chế là đặc điểm quan trọng của quan lý nhà nước Thé chế có

vai trò thiết lập hành lang cho sự vận động của các đối tượng, các chủ thê liên

quan Ở tầm vĩ mô, thể chế và hiệu lực của thể chế có vai trò quan trọng vàquyết định đối với phát triển quốc gia Đối với giáo dục đại học, dé hướng tớiquốc tế hoá giáo dục đại học, việc xây dựng thé chế va bảo đảm hiệu luc théchế trong thực tế luôn được nhà nước quan tâm Thể chế quản lý nhà nước vềhợp tác quốc té trong giáo duc dai học được xây dung, ban hành với các mụcđích cơ bản:

Một là, thê chế thê hiện ý chí chung của quốc gia về hợp tác quốc tế tronggiáo dục đại học, góp phan tạo lập sự đồng thuận trong việc quan lý nhà nước

về hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học Sự đồng thuận này tạo ra nhữngràng buộc, trách nhiệm pháp lý của các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ sởgiáo dục đại học, cộng đồng xã hội, gia đình, người học trong việc thực hiệnhoạt động hợp tác quốc tế Trên cơ sở khuôn khổ pháp lý, cơ sở giáo dục đại

học phát huy năng lực để phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt

động hợp tác quốc tế trong đào tao và nghiên cứu khoa học Đồng thời, thôngqua các công cụ pháp lý cộng đồng xã hội thực hiện việc giám sát, đánh giá

vê hiệu qua quản lý nhà nước vê hợp tác quôc tê trong giáo dục đại hoc.

Trang 30

Hai là, nhà nước xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế quan lý nhà nước

về hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học, bảo đảm nhà nước có công cụ quản

lý hiệu quả Thể chế quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáo dục đạihọc quy định các vấn đề khác nhau liên quan đến hợp tác quốc tế trong giáodục đại học Nhà nước xác định, khoanh vùng trách nhiệm của các cơ quanquản lý nhà nước đối với hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học, xác định

trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại trong việc tuân thủ các yêu cầu về bảođảm hoạt động hợp tác quốc tế, thiết lập cơ chế đánh giá hoạt động hợp tác

quốc tế Đề quản lý hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học, nhà nước tổ chức

xây dựng các khung tiêu chuẩn, tiêu chí cho từng hoạt động hợp tác quốc tế

cụ thể Trên cơ sở các khung tiêu chuẩn, tiêu chí về hợp tác quốc tế trong giáodục đại học, các cơ sở giáo dục có thé đánh giá về hoạt động hợp tác quốc tếcủa mình Việc xác định được những hoạt động hợp tác quốc tế còn hạn chế

sẽ giúp cho các cơ sở có kế hoạch, có định hướng dé khắc phục, từng bướcphát triển và nâng cao chất lượng hoạt động hợp tác quốc tế, từ đó nâng cao

chất lượng đào tạo của mình

Ba là, thể chế nhằm hướng dẫn các nghiệp vụ liên quan đến quản lý nhànước về hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học Cơ chế kiểm soát, giám sátđối với hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học có những điểm phức tạp hơnnhững hàng hóa công, dịch vụ công khác Thé chế quản ly nhà nước hop tácquốc tế trong giáo dục đại học nhằm đảm bảo hoạt động này được thực hiện

thống nhất, tránh sự khác biệt trong hoạt động quản lý nhà nước, trong ápdụng các văn bản pháp luật vào thực tiễn

Thứ ba, tô chức bộ máy quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáo

dục đại học

Dé hiện thực hóa mục tiêu của các thể chế quản ly nhà nước về hop tác

quôc tê trong giáo dục đại học, nhà nước cân xây dựng, củng cô và tăng

Trang 31

cường sức mạnh của bộ máy quản lý hợp tác quốc tế trong giáo dục đại họcvới nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức phù hợp Việc xây dựng và hoànthiện bộ máy quản lý phải tương thích với chiến lược, quy hoạch, kế hoạchphát triển hợp tác quốc té trong giao dục đại học, bao dam hiệu lực, hiệu quảquản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học Tổ chức bộ máynhà nước quản lý hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học phụ thuộc vào tưduy, mô hình, phương thức quản lý nhà nước Với tư duy quản lý tập trung,nhà nước có thể thiết lập các cơ quan quản lý nhà nước để bao quát toàn diệncác hoạt động hợp tác quốc tế của các cơ sở giáo dục đại học Với tư duy

phan cấp, trao quyền tự chủ, nhà nước sẽ có những điều chỉnh trong việc tô

chức bộ máy, tạo lập bộ máy để quản lý những nội dung thiết yếu liên quanđến hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học

Thứ tư, thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử by vi phạm trong thực hiệnpháp luật về hợp tác quốc tế trong giáo duc đại học

Trong quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học, thanh

tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về hop tác quốc tế trong giáo dục đại

học là một khâu không thé thiếu trong quá trình quản lý Thanh tra, kiểm tra,giám sát và xử lý vi phạm là công cụ góp phần bảo đảm hiệu lực thực tế củathể chế, chính sách quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáo dục đại

học Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử ly vi phạm pháp luật đượcthực hiện nhằm các mục đích:

Mot là, thông qua hoạt động này dé đánh giá về hiệu lực, hiệu quả thể chế

quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học Kiểm tra, thanh

tra, giám sát giúp các cơ quan quản lý nhà nước có thông tin về tính hợp lý,tính khả thi của các quy định pháp luật Sự phản hồi từ thực tiễn là cơ sở đểhoàn thiện thé chế quản lý nhà nước về hop tác quốc tế trong giáo dục đại

học.

Trang 32

Hai là, thanh tra, kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý các viphạm pháp luật về quan lý hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học như có théphát hiện việc dam bảo các quy định về tiêu chuan mở một chương trình liênkết đào tạo, các tiêu chuẩn thành lập cơ sở đào tạo với nước ngoài, sự thốngnhất trong áp dụng các tiêu chuẩn đánh giá hợp tác quốc tế trong giáo dục đạihọc Cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát tạo ra áp lực đối với các cơ quanquan ly nhà nước, cơ sở giáo dục đại học và các chủ thé khác phải tuân thủ

các quy định của pháp luật, tạo tiền đề đảm bảo hiệu quả hợp tác quốc tế

trong giáo dục đại học.

1.2.4 Công cu quản ly nhà nước về hop tác quốc té trong giáo duc daihọc

Tht nhất, công cụ pháp luật Day là công cụ quan trọng nhất trong quan lynhà nước về hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học Mọi đường lối, chủtrương, chính sách của Dang và nha nước đều được thể chế hoá trong hệ thôngcác văn bản quy phạm pháp luật, có giá trị bắt buộc đối với mọi tổ chức, cánhân tham gia các hoạt động hoạt động hợp tác quốc té trong giao duc dai hocgiáo dục Day là công cụ của các cơ quan quản lý và nhà quan lý dé thực hiện

các nhiệm vụ, chức năng quan lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáo dục

đại học theo thâm quyên Có thể nói hệ thống các văn bản quy pháp pháp luật

về hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học càng đầy đủ và hoàn thiện thì côngtác quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học càng có những

điều kiện thuận lợi và công cụ sắc bén bấy nhiêu

Thứ hai, công cụ tổ chức Tương tự như công cụ pháp luật, công cụ tổ chứccủa các cơ quan hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học là bộ máy tổ chức cùng

với chức trách, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thâm quyền theo quy định của

pháp luật của các cơ quan quản ly nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáo duc

đại học thể hiện qua các quy trình, quy phạm, thủ tục hành chính trong quá

Trang 33

trình tổ chức, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về hợp tác

quốc tế trong giáo dục đại học của các cơ quan quản lý các cấp

Thứ ba, công cụ chính sách Cũng như tất cả các lĩnh vực hoạt động xã

hội khác, nhà nước thực hiện vai trò, chức năng quản lý nhà nước về hợp tác

quốc tế trong giáo dục đại học của mình thông qua hệ thống các chính sách(đường lối, chủ trương ) về hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học nhằm bảo

đảm các hoạt động hợp tác quốc tế phù hợp với các mục tiêu mong muốn vàlợi ích quốc gia, lợi ích của xã hội và của từng cá nhân Hệ thống chính sách

là công cụ chủ yếu dé chi phối, định hướng toàn bộ các hoạt động hợp tác

quốc tế trong giáo dục đại học của quốc gia

Tht tư, các công cụ kinh tế Trong quá trình thực thi công tác quan lý nhànước về hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học, các cơ quan quản lý sử dụng

các biện pháp kinh tế như là công cụ để quản lý và điều tiết các hoạt động hợp

tác quốc tế thông qua các chính sách, các quy định, chế độ về đầu tư, học phí,tài chính, vv.

1.2.5 Nguyên tắc quản lý nhà nước về hợp tác quốc té trong giáo duc daihọc

Quản ly nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học là tổng théhoạt động của các chủ thể quản lý mang tính quyền lực nhà nước Để đạtđược mục tiêu đã đề ra hoạt động đó nhất thiết phải tuân theo những tư tưởng

chủ đạo định hướng của nhà nước trong từng thời kỳ, giai đoạn Quản lý nhà

nước về hợp tác quốc té trong giáo dục dai học liên quan đến một lĩnh vực cụthể nhưng nó cũng phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản của quản lý nhànước nói chung trong đó đặc biệt lưu ý đến các nguyên tắc dưới đây:

Nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lý nhà nước: Các cơ sở giáo dục đạihọc thực hiện đúng đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và pháp luật của

Nhà nước đối với công tác hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học Tăng

Trang 34

cường, mở rộng hợp tác quốc tế, chủ động hội nhập, tranh thủ sự hỗ trợ củacộng đồng quốc tế đối với ngành, lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước

dân chủ ở đây là phát huy quyền chủ động của cơ sở giáo dục đại học dựa trênhành lang pháp lý được quy định bởi luật giáo dục và những văn bản pháp lítrong hoạt động quản lý giáo dục đại học và quản lý hợp tác quốc tế, đồngthời nâng cao tinh thần cá nhân phụ trách, tập thể lãnh đạo và phát huy dânchủ của tập thể theo quy chế dân chủ của cơ sở Nguyên tắc tập trung dân chủyêu cầu Nhà nước thống nhất quản lý hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học

về về mục tiêu, chương trình, nội dung Bên cạnh đó phân cấp rõ ràng vềquản lý hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học cho địa phương và tạo điềukiện dé cơ sở phát huy chủ động và sáng tao

Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ: Mọi cơ

sở giáo dục đại học thực hiện chức năng, nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong giáodục đại học theo sự chỉ đạo ngành dọc nhưng các cơ sở giáo dục đều đóngtrên một địa bàn lãnh thé nhất định vi vậy cũng phải tuân thủ sự quản lý hành

chính của địa phương theo quy định phân cấp của Nhà nước Mọi hoạt động

quan lý không thé tách rời sự chỉ đạo theo ngành doc và theo lãnh thé và

chúng được coi là một nguyên tắc quan trọng trong quản lý Nhà nước về giáodục nói chung và quản lý Nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học

nói riêng.

Trang 35

Vai trò của nhà nước đối với hợp tác quốc tế trong giáo dục dai học thé

hiện ở vai trò chủ thể quản lý nhà nước đối với hợp tác quốc tế trong giáo dục

đại học Nhà nước là chủ thé tạo ra cơ chế, chính sách cho việc thực hiện hợptác quốc tế trong giáo dục đại học Nhà nước nắm bắt xu hướng phát triểntoàn cầu, đặc biệt là xu hướng phát triển của giáo dục đại học trong thời đại

toàn cầu hoá và nền kinh tế tri thức hiện nay dé thiết lập tầm nhìn, định

hướng, mục tiêu cho hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học, xây dựng quyhoạch, kế hoạch phát triển hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học dé tránh sự

lệch pha với thé giới Nhà nước tạo lập hệ thống quản lý hợp tác quốc tế trong

giáo dục đại học, tạo điều kiện thúc đây các cơ sở giáo dục đại học nâng cao,đây mạnh hợp tác quốc tế hiệu quả Bên cạnh đó, việc thiết lập cơ chế quản

lý, trao quyền tự chủ, nâng cao trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục đại

học nhằm thúc day các cơ sở giáo duc có tiền vận động theo mục tiêu, địnhhướng chiến lược đã dé ra Sự quản ly của nhà nước đối với hợp tác quốc tếtrong giáo dục đại học bảo đảm sự phát triển của giáo dục đại học, đáp ứngnhu cầu giáo dục đại học của nhân dân phù hợp với sự phát triển của thế giới.Thứ hai, vai trò can thiệp đổi với hợp tác quốc tế trong giáo duc đại học

Sự can thiệp của nhà nước đối với hợp tác quốc tẾ trong giáo dục đại học

nhằm đảm bảo hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học đi đúng hướng, thực

hiện đúng sứ mệnh, mục tiêu của mình đối với cộng đồng xã hội Sự can thiệpcủa nhà nước nhằm khắc phục hạn chế của xu hướng quốc tế hóa giáo dục đại

học, hợp tác quốc tế chạy theo số lượng mà không quan tâm đến chất lượng

Sự can thiệp của nhà nước cũng nhăm bảo đảm tạo môi trường cạnh tranh

Trang 36

lành mạnh trong giáo dục đại học Sự can thiệp của nhà nước có thé được

thực hiện thông qua quy định các hình thức hợp tác quốc tế, các tiêu chuẩn vàđiều kiện để thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế nhất định trong giáo dụcđại học Những định hướng ưu tiên trong chiến lược phát triển cho mỗi thời

kỳ cũng đặt ra những yêu cầu khác nhau đối với nguồn nhân lực, từ đó, có tácđộng đến hoạt động hợp tác quốc té của các cơ sở giáo dục đại học Mặt khác,

băng cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát, nhà nước kip thời xử lý các van đềchưa hợp lý trong hoạt động hợp tác quốc tế của các cơ sở giáo dục đại học,

chan chỉnh các vi phạm của các cơ sở giáo dục đại học trong tô chức hoạt

triển của kinh tế-xã hội nói chung Vi vậy, dé thúc đây sự phát triển của hợp

tác quốc tế trong giáo dục đại học theo hướng chủ động hội nhập và nâng caohiệu quả hợp tác, nhà nước có các biện pháp hỗ trợ cho sự phát triển của giáodục đại học Sự hỗ trợ của nhà nước đối với việc chủ động hội nhập và nângcao hiệu quả hợp tác giáo dục đại học được thể hiện trên nhiều phương diện.Các cơ sở giáo dục đại học được nhà nước phân bồ ngân sách Trên thực té,

“hau hết các trường đại học ở nước dang phát triển, 90% nguồn thu của họ là

từ phân bổ của nhà nước cho giảng dạy” Nhà nước cũng tạo điều kiện ưu đãi

về đầu tư cơ sở vật chất, cơ chế sử dụng đất đai cho các cơ sở giáo dục đạihọc Ở mức độ khác nhau tùy theo trình độ phát triển ở mỗi quốc gia, nhànước trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục đại

học Cơ chê này đã mở ra, tạo cơ hội cho các cơ sở giáo dục đại học nâng cao

Trang 37

tính tích cực chủ động hội nhập, năng động, tự chu trong hoạt động hợp tacquốc tế, trong quản lý tài chính và tài sản của đơn vị dé thực hiện hoạt độnghợp tác quốc tế Điều này góp phần tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục đạihọc có nhiều nguồn lực hơn và tự chủ hơn trong việc thực hiện hợp tác quốc

tế Cùng với những sự hỗ trợ, tạo điều kiện này, nhà nước còn tăng cường đốithoại, lắng nghe tiếng nói của các cơ sở giáo dục đại học dé điều chỉnh chính

sách, tạo những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hợp tác quốc tế trong

trong giáo dục đại học Tư duy quản lý nhà nước sẽ quy định nội dung,

phương thức quản lý nhà nước đối với hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học

Tư duy quản lý theo hướng tập trung hay tư duy quản lý theo hướng phân cấp,giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học sẽ có sự khác biệt lớn trongnội dung quản lý Tư duy đúng về vai trò, vị trí của nhà nước đối với hợp tácquốc tế trong giáo dục đại học sẽ tạo điều kiện cho cơ quan quản lý nhà nướctập trung vào những vấn đề mang tính chiến lược, chuyển từ tư duy quản lý

hành chính đơn thuần sang giám sát sự phát triển của hợp tác quốc tế trong

giáo dục đại học, tạo điều kiện cho hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học

phát triển Tư duy đúng sẽ định vị được vai trò của nhà nước, xã hội, các cơ

sở giáo dục đại học, góp phần phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế

trong giáo dục đại học.

Trang 38

Thứ hai, năng lực quan lý nhà nước về hop tác quốc tế trong giáo duc đạihọc

Năng lực quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáo dục đại họcđược thé hiện qua năng lực thé chế va năng lực công chức Năng lực thé chế

có thé được hiểu là năng lực của các co quan nhà nước hoàn thành các chứcnăng, nhiệm vụ đặt ra với mình Năng lực thể chế được thể hiện trên nhiều

phương diện trong đó đó nhấn mạnh đến năng lực xây dựng và thực hiện

thành công thể chế quản lý Quá trình này đồng thời gắn liền với việc tổ chức

hợp lý bộ máy và bảo đảm hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước.

Năng lực thé chế quyết định chất lượng thé chế và hiệu quả thực hiện thé chế

quan ly nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học Thé chế, chínhsách phát triển hợp tác quốc tế là nhân tố quan trọng trong quản lý nhà nước

về hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học Khung thể chế, chính sách là sự cụthé hoá tư duy, chủ trương, định hướng quản lý hợp tác quốc tế trong giáo ducđại học Định hướng đúng, tư duy đúng cần được thể chế hoá thành chínhsách, pháp luật Sự đồng bộ của hệ thống thê chế quản lý nhà nước về hợp tácquốc tế trong giáo dục đại học có tác động trực tiếp đến sự phát triển lànhmạnh của hợp tác quốc té trong giáo duc dai học, bảo đảm sự vận động củacác cơ sở giáo dục đại học theo hướng quốc tế hoá Cùng với năng lực théchế, năng lực quản lý nhà nước hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học phụthuộc vào năng lực của đội ngũ làm công tác quản lý giáo dục đại học Công

chức chính là chủ thê tham gia vào quá trình xây dựng các chính sách, pháp

luật liên quan đến hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học, đồng thời, là chủ

thể tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật này trong thực tiễn Năng lực

của đội ngũ công chức quản lý giáo dục đại học tương xứng với yêu cầu nhiệm

vụ sẽ đảm bảo hiệu quả quản lý, thúc đây sự phát triển lành mạnh của hợp tác

Trang 39

quốc tế trong giáo dục đại hoc Ngược lại, năng lực quản lý yếu kém, hiệu quảquản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học sẽ bị hạn ch

Thứ ba, phương thức, cách thức quản lý nhà nước về hop tác quốc tế

trong giáo dục đại học

Phương thức, cách thức quản ly là nhân tố tác động đến hiệu qua quản lý

nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học trên nhiều phương diện

Việc lựa chọn phương thức quản lý tác động đến tổ chức bộ máy, khung théchế quan ly nhà nước Nếu nhà nước quản lý bang cách thức can thiệp sâu vào

hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học, với cách quản lý theo kiểu “cầmtay, chỉ việc” đối với các cơ sở giáo dục đại học thì tô chức bộ máy, khungthể chế sẽ có sự khác biệt khi nhà nước trao quyền tự chủ cho các cơ sở giáodục đại học Nếu nhà nước quản lý băng việc can thiệp sâu vào các cơ sở giáodục đại học bộ máy quan lý sé cồng kénh và cũng khó khăn trong việc có thébao quát toàn bộ hoạt động hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học của các cơ

sở giáo dục đại học Ngược lại, nhà nước trao quyền tự chủ cho các cơ sở giáodục, bộ máy quản lý nhà nước sẽ có những thay đổi, có thê có quy mô nhỏ hơn,nhà nước có điều kiện tập trung sâu hơn vào các nhiệm vụ thuộc về chức năngbản chất của mình Điều này có thể đem đến những điều kiện thuận lợi cho nhànước quản lý hiệu quả hơn đối với hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học

Thứ tư, hiệu qua của hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý viphạm pháp luật về quan lý hợp tác quốc tế trong giáo duc đại học

Thanh tra, kiểm tra, giám sát là một khâu của quá trình quản lý nhà nước.Không có thanh tra, kiểm tra, giám sát đồng nghĩa quản lý nhà nước đã mat đimột công cụ quản lý quan trọng Thanh tra, kiểm tra, giám sát một mặt giúp

cho cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đại học phát hiện kịp thời nhữngsai phạm trong hợp tác quốc tẾ của các cơ sở giáo dục đại học, mặt khác, đây

cũng chính là kênh để cơ quan quản lý nhà nước đánh giá hiệu quả chính

Trang 40

sách, pháp luật, có được những thông tin xác thực dé hoàn thiện khung thêchế, chính sách về hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học Hoạt động thanh

tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật còn là công cụ tạo áp lực cho việc tuân

thủ pháp luật, thực hiện các quy định của nhà nước về quản lý hợp tác quốc tếtrong giáo dục đại học.

Thủ năm, yêu cầu của phát triển nên kinh tế thị trường, toàn cầu hóa vahội nhập quốc té

Quá trình toàn cầu hóa va hội nhập quốc tế đòi hỏi nguồn nhân lực của

mỗi quốc gia cần phải được nâng tầm về chất lượng Năng lực cạnh tranh của

quốc gia không thê dựa trên nguồn nhân lực số đông và giá rẻ Năng lực cạnh

tranh quốc gia phải dựa trên năng suất lao động mà năng suất lao động đượctạo dựng bởi nguồn nhân lực có chất lượng cao Trong nén kinh tế thé kỷ

XXIL, nguồn nhân lực chất lượng cao mới tạo nên lợi thế cạnh tranh, tạo nên

sức bật cho mỗi quốc gia Chính vì vậy, quản ly nhà nước đối với hợp tácquốc tế trong giáo dục đại học cần có cách tiếp cận từ yêu cầu xây dựng

nguồn nhân lực cho nền kinh tế thị trường trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội

nhập quốc tế Sự gia tăng về quy mô hợp tác quốc tế trong giáo dục đại họckhông thé bỏ quên mục tiêu về chất lượng Nhà nước cần phải tư duy lại mụctiêu của giáo dục đại học, bảo đảm nguồn nhân lực dai học có thé đáp ứngđược yêu cầu của thị trường lao động trong nước, khu vực và quốc tế Đồngthời, trong quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học, nhànước cũng can tăng cường tiếng nói, tăng cường sự tham gia của thị trườnglao động, của cộng đồng xã hội, của cộng đồng giáo dục đại học để có thông

tin nhu cầu thị trường lao động, kết nối giữa nhu cau thị trường lao động vớinăng lực đào tạo của hệ thông giáo dục đại học

Thứ sáu, trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo duc đại học

Ngày đăng: 04/04/2024, 11:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w