1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ luật học: Địa vị pháp lý của doanh nghiệp liên doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

236 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Địa vị pháp lý của doanh nghiệp liên doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thanh Phú
Người hướng dẫn PGS.TS. Trần Đình Hảo, TS. Dương Đăng Huệ
Trường học Trường Đại học Luật
Chuyên ngành Luật kinh tế
Thể loại Luận án tiến sĩ luật học
Năm xuất bản 2003
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 236
Dung lượng 53,67 MB

Nội dung

bình luận về cái ưu, cái khuyết của pháp luật và môi trườnghoạt động kinh doanh nói chung đã tác động như thế nào đến quyền và nghĩa vụ củadoanh nghiệp liên doanh để từ đó nhằm kiến nghị

Trang 1

BO GIAO DUC VA BAO TAO TRUNG TAM KHOA HOC XÃ HỘI VÀ NHÂN VAN QUOC GIA

VIEN NGHIEN CUU NHA NUGC VA PHAP LUAT

NGUYEN THANH PHU

DIA VI PHAP Li CUA DOANH NGHIEP LIEN DOANH THEO LUAT DAU TƯ NƯỚC NGOAI

TAI VIET NAM

Chuyén nganh: Luat kinh té

Mã số: 5.05.15

THUVIEN _ |TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HA NỘI

| PHÒNG ĐỌC 42 r2 |

: LUẬN ÁN TIEN SĨ LUẬT HOC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS TRẦN ĐÌNH HẢO

TS DƯƠNG ĐĂNG HUỆ

HẢ NỘI - 2003

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để luận án được hoàn thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đối với các Thầy, Côtrong Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật, các nhà nghiên cứu Luật học, các đồngnghiệp đặc biệt là sự quan tâm sâu sắc và chỉ bảo tận tình của PGS.TS Trần Đình Hảo,

TS Dương Đăng Huệ đối với tác giả trong quá trình nghiên cứu dé tài

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Ngoài sự giúp đỡ của những người hướng dẫn khoa học, công trình này là sảnphẩm của quá trình tìm tòi, nghiên cứu và trình bày của tác giả về dé tài luận án Moi

số liệu, quan điểm, quan niệm, phân tích, kết luận của các tài liệu và các nhà nghiêncứu khác được trích dẫn theo đúng quy định Vi vậy, tác giả xin cam đoan rang đây làcông trình nghiên cứu riêng của mình về địa vị pháp lí của doanh nghiệp liên doanhtheo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Hà nội, ngày 19 tháng 5 năm 2003

TÁC GIÁ

Nguyễn Thanh Phú

Trang 4

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

1 BT: Hop déng xay dung chuyén giao

2 BTO: Hop đồng kinh doanh xây dựng chuyển giao

3 BOT: Hợp đồng xây dựng chuyển giao kinh doanh

4 DTNN: Đầu tư nước ngoài

sửn BG: Khu công nghiệp

6 KCX: Khu chế xuất

7 KCNC: Khu công nghệ cao

8 TNHH: Trach nhiệm hữu han

9 UBND: Uy ban nhan dan

10 XHCN: Xã hội chủ nghĩa

Trang 5

MỤC LỤC

Bìa phụ Lời cam đoan

Mục lục

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của dé tài

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

3 Mục dich và phạm vi nghiên cứu của dé tài

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài

5 Điểm mới về khoa học của luận án

6 Giá trị của luận án

7 Cơ cấu của luận án

Chương |

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU ĐỊA

VỊ PHÁP LÍ CỦA DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH

Khái niệm, nội dung, các yếu tố chi phổi việc xác định dia vi

pháp lí của doanh nghiệp liên doanh

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp liên doanh

1.1.2 Khái niệm địa vị pháp lí của doanh nghiệp liên doanh

1.1.3 Một số nội dung cơ bản khi nghiên cứu địa vị pháp lí của

doanh nghiệp hiên doanh

1.1.4 Các yếu tố chi phối việc xác định địa vi pháp lí của doanh

nghiệp hén doanh

Cơ sở pháp lí xác định địa vị pháp lí của doanh nghiệp liên

doanh

1.2.1 Pháp luật Việt Nam - nguồn pháp luật cơ bản xác định địa vị

pháp lí của doanh nghiệp liên doanh

1.2.2 Pháp luật quốc tế- nguồn pháp luật quan trọng đối với việc

xúc định địa vị pháp lí của doanh nghiệp liên doanh

1.2.3 Vai trò của hợp đồng liên doanh, diéu lệ doanh nghiệp đổi với

việc xác định địa vị pháp lí của doanh nghiệp liên doanh

Trang

DN FP W

Trang 6

ht ie)

Nw

tạ) Quan điểm, phương pháp luận nghiên cứu địa vị pháp lí của

doanh nghiệp liên doanh

1.3.1 Doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tu nước ngoài là hình

thức hợp tác kinh tế phổ biến giữa các quốc gia trong giai đoạn hiện

Hay

1.3.2 Doanh nghiệp liên doanh là hình thức đầu tư trực tiếp nước

ngoài tại Việt Nam

1.3.3 Doanh nghiệp lién doanh có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt

Nam là pháp nhân theo pháp luật Việt Nam

Chương 2ĐỊA VỊ PHÁP LÍ CỦA DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH

THEO LUẬT ĐẦU TƯNƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAMThành lập doanh nghiệp liên doanh

2.1.1 Các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh

2.1.2 Thời điểm thành lập doanh nghiệp liên doanh

2.1.3 Vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh

2.1.4 Về xây dựng cơ bản và nhập khẩu thiết bị, máy móc

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp liên doanh trong tổ chức

và hoạt động kinh doanh

3.2.1 Quyền và nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh

2.2.2 Quyển và nghĩa vụ trong tổ chức bộ máy doanh nghiệp liên

doanh

Chấm dứt hoạt động doanh nghiệp liên doanh

2.3.1 Các trường hợp chấm dứt hoạt động doanh nghiệp liên doanh

2.3.2 Thành lập ban thanh lí tài sản doanh nghiệp hiên doanh trong

trường hợp chấm dứt hoạt động

2.3.3 Thanh toán các nghĩa vụ về tài san của doanh nghiệp liên

doanh trong quá trình thanh lí doanh nghiệp liên doanh

2.3.4 Tổ chức lại doanh nghiệp liên doanh

Chương 3

HOÀN THIỆN ĐỊA VỊ PHÁP LÍ CỦA DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH

63

6671

77

82879103

Trang 7

3.3

Sư cần thiết khách quan của việc hoàn thiên địa vị pháp lí về

doanh nghiệp liên doanh

3.1.1 Yêu cầu đặt ra từ thực trạng đầu tư trực tiép nước ngoài tai

Việt Nam

3.1.2 Yêu cầu đặt ra đối với pháp luật về doanh nghiệp liên doanh

Một sô phương hướng chủ yếu nhằm hoàn thiện địa vị pháp lí

của doanh nghiệp liên doanh

3.2.1 Hoàn thiện pháp luật liên quan đến môi trường đầu tư tại Việt

Nam

3.2.2 Đổi mới quan niệm về doanh nghiệp liên doanh trong điều

kiện quan hệ kinh tế quốc tế mới của Việt Nam

3.2.3 Tạo lập cơ chế phù hợp để doanh nghiệp liên doanh phát huy

với tro tích cực của mình đối với nền kinh tế

3.2.4 Xây dựng hệ thống chính sách mới để cải thiện môi trường

kinh doanh cho doanh nghiệp hiên doanh

Một số giải pháp cơ bản cho việc hoàn thiện địa vị pháp lí của

doanh nghiệp liên doanh

174178180184

LO?

Trang 8

PHAN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đầu tư nước ngoài (DTNN) là một trong những phương thức kinh doanh hấpdan của các nhà tư bản khi mà các điều kiện như vốn công nghệ đã trở thành mộtthế mạnh và thị trường trong nước không đáp ứng đủ các yêu cầu để phát huy thếmạnh đó Trải qua hơn hai thế ki tồn tại và phát triển, hoạt động DTNN vẫn không

mất đi tính sôi động và phức tạp của nó

Từ chỗ hoạt động DTNN chỉ diễn ra trong khu vực các nước phát triển nhưAnh Đức, Pháp, Mi đến khi do tác động của hai cuộc chiến tranh thế giới, hệ thốngcác nước thuộc địa thu hep và trở thành các nước độc lập, DTNN đã chuyển hướng

mạnh mẽ vào hệ thống các nước mới giành được độc lập nhưng kém phát triển này.

Từ chỗ hoạt động DTNN chỉ mang tính thuần tuý là nhà tư ban lợi dụng ưu thế củanước lớn để thuê nhân công rẻ mạt để khai thác tài nguyên ở các nước kém pháttriển đến khi hợp tác với nước sở tại trong một số ngành nghề Cho đến nay, khôngnhững hoạt động DTNN đã trải rộng ra tất cả các ngành nghề, lĩnh vực mà địa vi va

ưu thế của các nước sở tại dần được nâng cao và trong một khái niệm tương đối có

thể gọi là bình đẳng với các nhà DTNN Từ chỗ các công ti ở các nước phát triển

tiến hành hoạt động giao lưu thương mai trao đổi kĩ thuật đến khi đặt các văn phònghoặc xây dựng nhà máy ở nước ngoài cho đến nay đã hình thành nên các tập đoànlớn, các công ti xuyên quốc gia có trụ sở giao dịch và kinh doanh khắp thế giới.Trong điều kiện hiện nay, xu thế hợp tác và giao lưu quốc tế đang ngày càng pháttriển và đi đến mức độ cạnh tranh lẫn nhau giữa các quốc gia để thu hút DTNN gópphần cải thiện và tăng trưởng cho nền kinh tế trong nước Tất cả các bước đó đã tạonên bức tranh sôi động và phong phú về hoạt động đầu tư nước ngoài trên thế giớihiện nay

Với vị trí quan trọng của mình là nằm trên vành đai của một khu vực đượcđánh gid là phát triển nang động nhất thế giới hiện nay, Việt Nam đã "mở cửa” đónnhận ĐTNN từ năm 1987 Với hơn một thập ki hợp tác với các nhà DTNN, ViệtNam đã :hu được nhiều thành công quan trọng, ĐTNN đã đóng sóp vào nguồn thu

Trang 9

ngân sách khoảng 20%, đóng góp 25% vào tổng vốn đầu tư xã hội, ĐTNN chiếm25% kim ngạch xuất khẩu cả nước, ĐTNN góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế,thúc day hoạt động dịch vu phát triển và điều quan trọng nhất mà DTNN dem lại làthông qua hợp tác kinh doanh với nước ngoài, Việt Nam mở rộng giao lưu kinh tế -

chính trị với nhiều nước và tổ chức kinh tế trên thế giới Tuy nhiên, thành công đó

mới chi là một mặt của vấn đề, ở mặt khác, DTNN tại Việt nam đã va đang chứa

đựng nhiều tiềm ẩn phức tạp đòi hỏi phải có giải pháp để khắc phục, tháo gỡ các

vướng mắc Một trong những giải pháp là pháp luật - công cụ hữu hiệu của Nhànước trong việc kêu gọi đầu tư, định hướng đầu tư, quản lí đầu tư, xử lí các vấn đề

phát sinh trong hoạt động DTNN tại Việt Nam

Trong bối cảnh đó của DTNN tại Việt Nam, doanh nghiệp liên doanh chiếmmột vi trí quan trọng mà nếu hình thức DTNN này bị xáo động, bị ảnh hưởng thìđương nhiên hoạt động DTNN cũng bị tác động Với 3150 dự án và trên 38.055 tỉ

USD vốn DTNN còn hiệu luc tại Việt Nam (tính đến tháng 2.2002), doanh nghiệpliên doanh chiếm 38% số dự án và 58% số vốn đầu tư (tỉ lệ này ở giai đoạn 1988-

1999 là 61% dự án và 70% vốn đầu tư) Sự hiện hữu về vai trò của loại hình doanhnghiệp liên doanh trong hoạt động DTNN ở Việt Nam là một thực tế phản ánh nétphổ biến của loại hình đầu tư nước nước ngoài này trên thế giới Quan điểm của cácnước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều muốn kêu gọi DTNN thôngqua hình thức doanh nghiệp liên doanh bởi hình thức này có nhiều lợi thế hơn cáchình thức đầu tư khác như Nhà nước phải bỏ ít vốn, tranh thủ được công nghệ tiêntiến và học tập được kinh nghiệm quản lí của các nhà DTNN Vì vậy, cải thiện môitrường đầu tư từng bước tháo gỡ các khó khăn làm ảnh hưởng đến hoạt động kinhdoanh dé các doanh nghiệp liên doanh nói riêng và DTNN nói chung được hoạtđộng trong môi trường thuận lợi hơn đang là một biện pháp hữu hiệu trong chiếnlược phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn tới

Thực hiện nghị quyết Đại hội lần thứ IX Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng vàNha nước vẫn tiếp tục xác định cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam nhằm thu

hút hơn nữa ĐTNN đặc biệt là đầu tư từ các nước có tiềm năng lớn, các tập đoàn

Kinh tế xuyên quốc gia để thúc đẩy nhanh công cuộc xây dựng kinh tế đất nước

Trang 10

Điều đó được thể hiện qua nghị quyết số 07/NQ-TW ngày 27 tháng II năm 2001của Bộ chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế, nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 28 tháng

8 năm 2001 của chính phủ về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả ĐTNN thời

kì 2001-2005

Trong những nô lực đó, pháp luật về DTNN luôn được đặt lên vi trí hàng đầu

bởi chính hệ thống các văn bản pháp luật này đã và đang là yếu tố quyết định tácdong tích cực đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn DTNN tại ViệtNam Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, nguyên tắckhông phân biệt đối xử gitta các quốc gia cũng như giữa các loại hình doanh nghiệp

đã và đang được Nhà nước xây dựng và áp dụng rộng rãi Vì vậy, nghiên cứu về

doanh nghiệp liên doanh cũng phải dựa trên xu thế chung đó để đưa ra được kết luận

về loại hình doanh nghiệp này Có như vậy, việc nghiên cứu về địa vị pháp lí củadoanh nghiệp liên doanh mới phù hợp và có tác dụng thiết thực

Trong chừng mực nhất định luận án này cố gang nghiên cứu về dia vị pháp lícủa doanh nghiệp liên doanh được quy định trong luật ĐTNN tại Việt Nam để từ đódưa ra những đánh giá bình luận về cái ưu, cái khuyết của pháp luật và môi trườnghoạt động kinh doanh nói chung đã tác động như thế nào đến quyền và nghĩa vụ củadoanh nghiệp liên doanh để từ đó nhằm kiến nghị một số giải pháp cụ thể để loại

hình doanh nghiệp này được năng động hơn, tự chủ hơn trong hoạt động kinh doanhđầu tư tại Việt Nam

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Để DTNN nói chung và loại hình doanh nghiệp liên doanh nói riêng phát huyđược vai trò tích cực đối với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống các văn bản pháp

luật về DTNN mà trọng tâm là Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam không

ngừng được sửa đổi bổ sung để ngày càng hoàn thiện, góp phần tạo dựng môi trườngkinh doanh thông thoáng, hấp dẫn cho hoạt động DTNN tại Việt Nam

Cùng với nỗ lực đó của Nhà nước, đội ngũ các nhà luật học, kinh tế học cũng

đã bày tỏ sự quan tâm của mình đối với lĩnh vực ĐTNN thể hiện qua những công

trình nghiên cứu về DTNN Tuy các công trình đó được nghiên cứu ở các góc độ

khác nhau nhưng tựu chung lại đều đánh giá thực trạng hệ thống pháp luật về ĐTNN

Trang 11

và dua các ý kiến nhắm cải thiện thực trạng pháp luật đó Trong số các công trình đóphai ke đến như: “Thi trường và pháp luật”, “Nhà nước và pháp luật của chúng ta

trong sự nghiệp đổi mới” của GS.TSHKH Đào Trí Úc; “Pháp luật về đầu tư trực tiếp

nước ngoài tại Việt nam - quá khứ, hiện tại và tương lai” của TS Hoàng Phước Hiệp,

“Đầu tư trực tiếp nước nøoài với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” của Vũ TrườngSơn: hoặc các tài liệu giảng dạy như “Giáo trình luật kinh tế” của Trường đại họcluật Hà Nội; “Giáo trình luật kinh tế” của Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội

Nhiều nhà nghiên cứu như Lưu Văn Đạt, Nguyễn Niên, Trần Ngọc Đường,Hoàng Thế Liên, Lê Hồng Hạnh, Hà Hùng Cường, Nguyễn Trung Tín cũng đã cócông trình nghiên cứu về pháp luật DTNN tại Việt Nam Bên cạnh đó một số luận ántiến sĩ và cao học luật đã nghiên cứu về DTNN như luận án tiến sĩ luật học củaHoàng Phước Hiệp về “Cơ chế điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp

nước ngoài tại Việt Nam”, luận án tiến sĩ luật học của Nguyễn Mạnh Tuấn với đề tài

“Co sở khoa học của việc hoàn thiện khung pháp luật về DTNN tại Việt Nam”

Dưới góc độ khoa học các công trình đó là hết sức quý báu đối với nhữngngười đã và đang nghiên cứu hệ thống pháp luật về ĐTNN, nghiên cứu về các loại

hình doanh nghiệp có vốn DTNN trong đó có doanh nghiệp liên doanh - hình thức

ĐTNN phổ biến nhất hiện nay

Tuy nhiên, cho đến nay đề tài “Địa vị pháp lí của doanh nghiệp liên doanh theoLuật DTNN tại Việt Nam” hoặc là được dé cập đến ở góc độ là một bộ phận nhỏtrong các công trình nói trên hoặc là nghiên cứu ở cấp độ luận văn thạc sĩ Luật học

Vì vậy, có thể coi đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về dé tài này

3 Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Trong những năm qua Nhà nước Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp nhưsửa đổi và hoàn thiện từng bước hệ thống pháp luật, sửa đổi lề lối làm việc và cơ chếquản lí của các cơ quan Nhà nước, xúc tiến kêu gọi đầu tư nhằm từng bước tạođiều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp liên doanh nóiriêng trong hoạt động kinh doanh Vì vậy, nhìn một cách toàn diện, doanh nghiệp

liên doanh ngày càng được hoạt động trong môi trường thông thoáng hơn năng

động hon, phát huy được quyền tự do kinh doanh hơn, DTNN vào Việt Nam tuy có

Trang 12

suy giam vào những năm cuối của thế kỉ 20 song đã có xu thế tang trưởng trở lại từnam 2000.

Có thể thấy rằng bên cạnh các yếu tố khác như sự tác động của pháp luật quốc

tế, ý chí chủ quan của các nhà đầu tư thì Luật ĐTNN tại Việt Nam giữ vai trò quyếtđịnh trong việc quy định địa vị pháp lí của loại hình doanh nghiệp này trong hệthống các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay Luật DTNN quy định nhữngvấn dé cơ bản nhất của doanh nghiệp liên doanh như hình thức tổ chức, quyền vànghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh Phạm vi luận án này tập trung nghiên cứu dia

vị pháp lí của doanh nghiệp liên doanh trong khuôn khổ các quy định của LuậtDTNN tại Việt Nam Tuy nhiên, nghiên cứu dia vị pháp lí của doanh nghiệp liêndoanh không chỉ dựa trên các quy định pháp luật hiện tại mà còn phải nắm bắt vàphân tích sự phát triển của các quy định về địa vị pháp lí của doanh nghiệp liêndoanh trong giai đoạn tới Giai đoạn xây dựng pháp luật về đầu tư tại Việt Namtrong một môi trường chung theo nguyên tac không phân biệt giữa ĐTNN với đầu tutrong nước Điều đó đã được thể hiện rõ trong dự kiến chương trình xây dựng pháp

luật của nhà nước ta trong giai đoạn 2000-2007

Một vấn đề nữa cũng cần phải trình bày ở đây là, trong quá trình hoạt độngdoanh nghiệp liên doanh còn chịu sự điều chỉnh của nhiều ngành luật khác chẳnghạn như Luật đất đai, Luật Thươmg mại Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu về địa

vị pháp lí của doanh nghiệp liên doanh theo Luật DTNN không thể không đề cậpđến sự tác động của các nghành luật đó đối với doanh nghiệp liên doanh Tuy nhiên,trong khuôn khổ phạm vi đề tài, tác giả chú trọng đi sâu nghiên cứu về địa vị pháp lícủa doanh nghiệp liên doanh được quy định trong Luật DTNN tại Việt Nam hiệnnay Việc nghiên cứu về sự tác động của các nghành Luật khác đối với doanh nghiệpliên doanh chỉ là để giúp cho người đọc có được cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề này

4 Phương pháp nghiên cứu

Là đề tài về doanh nghiệp liên doanh, một trong các loại hình đầu tư trực tiếpnước ngoài tại Việt Nam- lĩnh vực thể hiện rõ nét đường lối chính sách của Đảng vàNhà nước ta trong việc tranh thủ tiềm năng quốc tế đối với Việt Nam trong điều kiệnxây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN Chính vì vậy, quan điểm

Trang 13

đầu tien và quan trọng của tác giả khi nghiên cứu về dé tài này là dựa trên quan điểm của Lênin về vai trò của Tư bản Nhà nước đối với sự nghiệp xây dựng nền

kinh tế của Liên Xô sau thời kì nội chiến Theo Lê Nin "Trong một nước tiểu nông, trước hết các đồng chí phải bắc những chiếc cầu nhỏ vững chắc di xuyên qua chủ

nghĩa tu bản Nhà nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội” (69, trị 89).

Ngay từ những năm đầu sau khi cách mạng tháng tám thành công, Chủ tịch

Ho Chí Minh đã nhận thấy vai trò của việc mở rộng giao lưu hợp tác kinh tế vớinước ngoài, Người nói: " Bất kì nước nào thật thà muốn đưa Tư bản đến kinh doanh

ở Việt Nam với mục đích làm lợi cho cả hai bên thì Việt Nam sẽ rất hoan nghênh

Bất kì nước nào mong đưa Tư bản đến ràng buộc áp chế, Việt Nam sẽ kiên quyết cự

tuyệt”

Tư tưởng đó của Lê Nin và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Dang ta vận dụngsáng tạo vào thực tiễn xây dựng đất nước "Kinh tế tư bản Nhà nước có vai trò quantrong trong việc động viên tiểm năng to lớn về vốn, công nghệ, khả năng tổ chứcquan lí của các nhà tu bản vì lợi ích của bản thân họ cũng như của công cuộc xâychưng và phát triển đất nước” (văn kiện Dai hội Dang lần thứ VỊII) Vì vậy, luận án

này dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam được thể hiện trong các

văn kiện đại hội Dang, các đạo luật, các điều ước quốc tế mà Nhà nước Việt Nam kí

kết hoặc tham gia.

Để vận dụng tốt quan điểm đó trong việc nghiên cứu để tài, tác giả đã sử dụngcác phương pháp khác nhau như phương pháp biện chứng khoa học để nhìn nhận vàđánh giá địa vị pháp lí của doanh nghiệp liên doanh trong sự phát triển tích cực theochủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, nhìn nhận và đánh giá về doanhnghiệp liên doanh trong mối quan hệ với các loại hình DTNN tại Việt Nam nói riêng

và các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay nói chung Phương pháp điềutra xã hội học nhàm tổng hợp đánh giá những đóng góp của doanh nghiệp liêndoanh đối với nền kinh tế Việt Nam, những hạn chế của pháp luật, cơ chế, chínhsách tác động đến doanh nghiệp liên doanh để từ đó có những kết luận, đề nghị giảipháp nhằm nàng cao vai trò của loại hình doanh nghiệp này Bên cạnh đó phương

pháp so sánh cũng được tác giả sử dụng nhằm tìm hiểu về doanh nghiệp liên doanh

Trang 14

qua các giai đoan Nhà nước tiến hành sửa đổi bo sung Luật DTNN, so sánh các quy

định của pháp luật về doanh nghiệp liên doanh ở Việt Nam với các nước khác trong

khu vực và trên thế giới để từ đó rút ra những ưu điểm, nhược điểm của các quy địnhpháp luật làm cơ sở cho việc nghiên cứu về địa vị pháp lí của doanh nghiệp liêndoanh Ngoài ra, để thực hiện tốt hơn việc nghiên cứu đề tài tác giả còn sử dụngcác phương pháp như phân tích, dự báo, tổng hợp

5 Điểm mới về khoa học của luận án

Địa vị pháp lí của doanh nghiệp liên doanh theo Luật DTNN tai Việt Nam làcông trình nghiên cứu đầu tiên và tương đối hệ thống về loại hình doanh nghiệp liêndoanh có vốn DTNN tại Việt Nam

Dưới góc độ lí luận tác giả đã mạnh dạn đưa ra quan điểm của mình về các yếu

tế chi phối tác động đến việc xác định địa vị pháp lí của doanh nghiệp liên doanh,các giải pháp để hoàn thiện địa vị pháp lí của doanh nghiệp liên doanh trong xu thếhội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay cũng như trong thời gian tới

Trên cơ sở nhận định về tình hình ĐTNN thời gian qua, tác gia đã đưa ra dự

báo về tình hình DTNN trong thời gian tới, tình hình đó đã làm ảnh hưởng đến loại

hình doanh nghiệp liên doanh như thế nào, từ đó đề xuất các phương hướng để cải

thiện môi trường DTNN tại Việt Nam nham thu hút hơn nữa ĐTNN nói chung vàloại hình doanh nghiệp liên doanh nói riêng vào Việt Nam

6 Giá trị của luận án

Những vấn đề về lí luận và thực tiễn liên quan đến địa vị pháp lí của doanhnghiệp liên doanh có vốn DTNN tại Việt Nam đã được tác giả trình bày theo mộttrật tự logic và khoa học Mặc dù còn nhiều khiếm khuyết song những nhận định, ýkiến, kết luận được trình bày trong luận án có thể được sử dụng trong học tập nhằmnâng cao kiến thức về ĐTNN nói chung và loại hình doanh nghiệp liên doanh nóiriêng: đây là cong trình nghiên cứu chuyên khảo về loại hình doanh nghiệp liên

doanh có vốn DINN tại Việt Nam; là tài liệu tham khảo cho công tác biên soạn

sách giáo trình về doanh nghiệp liên doanh có vốn DTNN tại Việt Nam Ngoài ra,luận án còn có ý nghĩa thực tiễn nữa đó là có thể giúp cho các cơ quan nhà nước, các

Trang 15

nghiệp liên doanh và các nhà DTNN có được định hướng trong quá trình

lí hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư tại Việt Nam

7 Cơ cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án này gồm

iuong sau:

Chương 1: Cơ sở lí luận và phương pháp luận nghiên cứu địa vi pháp lí của

th nghiệp liên doanh

Chương 2: Địa vị pháp lí của doanh nghiệp hiên doanh theo Luật ĐINN tại

Nam

Chương 3: Hoàn thiện địa vị pháp lí của doanh nghiệp liên doanh

Trang 16

Chương |

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU

ĐỊA VỊ PHÁP LÍ CỦA DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH

1.1 KHÁI NIỆM, NỘI DUNG, CÁC YẾU TO CHI PHỐI VIỆC XÁC ĐỊNH

JA VỊ PHÁP LÍ CUA DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp liên doanh

1.1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp liên doanh

Doanh nghiệp liên doanh là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.Doanh nghiệp liên doanh là loại hình doanh nghiệp phổ biến không chỉ ở Việt Nam

mà cả trên thế giơí Tuy vậy, do được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau cho nên đếnnay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về doanh nghiệp liên doanh nhưng cho

dù được hiểu dưới góc độ nào đi nữa thì khái niệm doanh nghiệp liên doanh vẫn phảichưá đưng nội dung cơ bản nhất, tổng quát nhất về loại hình doanh nghiệp này Có

như vậy mới đáp ứng dược yêu cầu của một khái niệm về một tổ chức kinh tế để từ

đó mới cho phép ta phan biệt giữa doanh nghiệp liên doanh với các loại hình doanh

nghiệp khác.

Có quan điểm cho rằng "Xí nghiệp liên doanh là một hãng hỗn hợp do haihoặc nhiều công ti cùng đóng góp tài sản dưới hình thức tiền mặt, máy móc, thiết bi,nhà xưởng, đất đai ;cùng quản lí, cùng phân phối lợi nhuận và chia sẻ rủi ro theo tỉ

lệ tài sản đóng góp” (37, tr10)

Quan niệm này mới chỉ đề cập đến doanh nghiệp liên doanh ở góc độ kinh tế,

cùng góp vốn, cùng quản lí và cùng hưởng lợi nhuận hay chịu rủi ro theo tỉ lệ vốn

góp Vì vậy, các đặc điểm của doanh nghiệp liên doanh chưa được nhìn nhận vàđánh giá đúng mức chẳng hạn đặc điểm về "yếu tố nước ngoài”, về cơ sở pháp lí

thành lập doanh nghiệp liên doanh đều chưa được đề cập đến mà những yếu tố này

Trang 17

cho phép ta phân biệt doanh nghiệp liên doanh với một loại hình doanh nghiệp khác.

Bởi vì, không chỉ doanh nghiệp liên doanh mới có sự tham gia góp vốn cùng thamgia quản lí, cùng hưởng lợi nhuận và chịu rủi ro theo tỉ lệ vốn góp mà các tổ chứckinh tế khác cũng có những đặc trưng đó, chẳng han, công ti TNHH, doanh nghiệpliên doanh 100% vốn trong nước Dù vậy, quan điểm này rất phù hợp với cách hiểu

phổ biến về doanh nghiệp liên doanh không chỉ trên thế giới mà cả ở Việt Nam.

Ở góc độ khác, có quan điểm cho rằng "Xí nghiệp liên doanh là một thực thểhợp nhất hay liên kết được thành lập theo pháp luật của nước sở tại giữa các quyềnlợi của nước ngoài va trong nước” (37, tr10)

Quan điểm này nhìn nhận doanh nghiệp liên doanh dưới góc độ pháp lí, vì vậy,

đã làm rõ được yếu tố "quốc tịch” của doanh nghiệp và trách nhiệm của pháp luậtnước mà doanh nghiệp mang “quốc tịch” phải bảo đảm quyền lợi cho các bên thamgia liên doanh Vì nhìn nhận ở góc độ pháp lí nên quan điểm này đã không nêu rõ

các đặc trưng khác của doanh nghiệp liên doanh mà nếu thiếu những đặc trưng đó sẽkhiếm khuyết khi yêu cầu đặt ra là phải có cái nhìn đầy đủ về doanh nghiệp liên

doanh.

Bên cạnh đó có quan điểm cho rằng "Xí nghiệp liên doanh là một hình thức tổ

chức các mối quan hệ giữa các công ti thông qua một hợp đồng để cùng tiến hành

các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động nghiên cứu '(37, trl 1)

Ưu điểm của quan niệm này là nhấn mạnh đến cơ sở pháp lí để thành lập

doanh nghiệp liên doanh là hợp đồng liên doanh và mục đích thành lập doanh

nghiệp liên doanh là để kinh doanh Tuy nhiên, mục đích của việc thành lập một doanh nghiệp của bất cứ nhà đầu tư nào cũng là để kinh doanh kiếm lời Vì vậy,

cũng như các quan điểm trên, quan điểm này chưa làm rõ được mô hình về doanh nghiệp liên doanh với các đặc thù vốn có của nó để ta phân biệt nó với các loại hình

đoanh nghiệp khác.

Cho đến nay ở Việt Nam chưa có quan điểm nào khác về doanh nghiệp liên

Trang 18

doanh ngoài quan điểm chính thức được Nhà nước ghi nhận trong Luật DTNN tại

Vist Nam Nói như vậy có nghĩa là doanh nghiệp liên doanh được nhìn nhận vađánh giá với đầy đủ các yếu tố đặc thù vốn có của nó, cụ thể như:

- Doanh nghiệp liên doanh được tổ chức theo hình thức công ti TNHH;

- Chủ thể tham gia liên doanh là bên (các bên) Việt Nam với bên (các bên)

nước ngoài;

- Cơ sở pháp lí để thành lập doanh nghiệp liên doanh là hợp đồng liên doanhhoặc hiệp định kí giữa chính phủ cộng hoà XHCN Việt Nam với chính phủ nướcngoài;

- Các bên cùng tham gia góp vốn, cùng tham gia quản lí, cùng hưởng lợi nhuậnhay chịu rủi ro theo tỉ lệ vốn góp;

- Doanh nghiệp liên doanh là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân

Khái niệm “doanh nghiệp liên doanh" là một khái niệm mới về loại hìnhdoanh nghiệp phát triển trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Bản thân kháiniệm doanh nghiệp liên doanh ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển và hoàn

thiện Luật DTNN tại Việt Nam.

Nghị định số 115/CP ngày 18 tháng 4 năm 1977 của Hội đồng chính phủ, LuậtDTNN năm 1987, Luật DTNN sửa đổi năm 1990 đều dùng khái niệm "xí nghiệpliên doanh" Theo đó, xí nghiệp liên doanh được hiểu là xí nghiệp do hai bên hoặcnhiều bên hợp tác thành lập tai Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp

định kí giữa chính phủ cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với chính phủ nướcngoài, hoặc là xí nghiệp mới do xí nghiệp liên doanh hợp tác với tổ chức, cá nhânnước ngoài thành lập tại Việt nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh (Luật DTNN sửađổi năm 1990)

Theo khái niệm nói trên về xí nghiệp liên doanh có một số điểm cần chú ý

như sau:

Trang 19

Thứ nhất: cơ sở pháp lí để thành lập xí nghiệp liên doanh là hợp đồng liêndoanh được kí giữa bên Việt Nam với bên nước ngoài hoặc hiệp định kí giữa chínhphủ Việt Nam với chính phủ nước ngoài.

Thứ hai: chủ thể tham gia thành lập xí nghiệp liên doanh là bên Việt Nam vàbẻn nước ngoài Theo quy định tại Điều 2 Luật ĐTNN nam 1990, bên Việt Nam làmột bên gồm một hoặc nhiều tổ chức kinh tế Việt Nam có tư cách pháp nhân thuộccác thành phần kinh tế; bên nước ngoài là một bên gồm một hoặc nhiều tổ chức kinh

tế có tư cách pháp nhân hoặc cá nhân nước ngoài Như vậy, thành phần tham gia liêndoanh cuả bên Việt nam khác với bên nước ngoài ở chỗ, bên Việt nam chỉ có thể là

tô chức kinh tế có tư cách pháp nhân còn bên nước ngoài có thể là cá nhân nhàĐTNN Day là điểm khác biệt cần chú ý khi phân tích về su phát triển của pháp luật

ve xí nghiệp liên doanh cũng như chủ trương của Nhà nước ta trong việc thu hútDTNN vào Việt Nam

Thứ ba, trong quá trình hoạt động, xí nghiệp liên doanh được hợp tác với tổchức, cá nhân nước ngoài để thành lập liên doanh mới tại Việt Nam Đây là quyđịnh mới của Luật DTNN năm 1990 so với Luật DTNN năm 1987

Khái niệm "doanh nghiệp liên doanh" được Luật DTNN sửa đổi năm 1992chính thức sử dụng Mac dù không có sự giải thích trong Luật ĐTNN về việc đổi tên

got "xi nghiệp” thành “doanh nghiệp” nhưng theo chúng tôi khát niệm “doanh

nghiệp” được Luật công ti năm 1990 định nghĩa là cơ sở cho việc thống nhất tên gọichung về các loại hình doanh nghiệp hiện có ở Việt Nam lúc bấy giờ

Theo Luật DTNN tại Việt Nam năm 2000 “doanh nghiệp liên doanh” là doanhnghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợpđồng liên doanh hoặc hiệp định kí giữa chính phú cộng hoà XHCN Việt Nam vàchính phủ nước ngoài hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn ĐTNN hợp tácvới doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhàĐTNN trên cơ sở hợp đồng liên doanh

Khái niệm mới về doanh nghiệp liên doanh nói trên rộng hơn khái niệm theo

Trang 20

Luật ĐTNN nam 1990 Theo khái niệm của Luật ĐTNN nam 2000, cơ sở pháp lí để

thành lập doanh nghiệp liên doanh vẫn như quy định của Luật DTNN năm 1990.

Tuy nhiên, thành phần tham gia doanh nghiệp liên doanh đã được bổ sung thêm các

chủ thể mới như doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam

(doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ti TNHH, công ti cổ phần,

công ti hợp danh, doanh nghiệp thuộc tổ chức chính trị- xã hội) đều được phép hợp tac để thành lập doanh nghiệp liên doanh mới tại Việt Nam.

Thông qua việc bổ sung thêm các chủ thể tham gia thành lập doanh nghiệp liêndoanh chúng ta thấy được chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc

phát triển kinh tế Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều có cơ hội như nhau trong việc hợp tác với nước ngoài để mở rộng kinh doanh, phát triển doanh

nghiệp Theo tác giả luận án này, thực chất của chính sách mở rộng giao lưu hợp tácvới nước ngoài của Dang và Nhà nước Việt Nam có cơ sở lí luận từ chính sách pháttriển tư bản nhà nước, một trong những nội dung quan trọng trong chính sách kinh tếmới của Lê Nin "đi xuyên qua tư bản nhà nước để tiến lên chủ nghĩa xã hoi" Sự vận

dụng sang tạo chính sách của Lê Nin vào thực tiễn xây dựng nền kinh tế thị trường

Việt Nam cua Dang và Nhà nước đã được thực tế kiểm nghiệm, kinh tế phát triển ổn

định đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, an ninh chính trị được gif vững, tao môi trường bảo dam cho các nhà DTNN an tâm đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Tuy nhiên, cho đến nay doanh nghiệp liên doanh chỉ được tổ chức dưới hìnhthức công ti TNHH mặc dù qua các lần sửa đổi Luật DTNN đã có nhiều ý kiến đưa

ra nên bổ sung thêm loại hình doanh nghiệp này dưới hình thức công ti cổ phần Cónhiều nguyên nhân của việc quy định như vậy song theo tác giả luận án, các quyđịnh pháp luật chưa đầy đủ và kinh nghiệm quản lí thị trường vốn ở Việt Nam chưanhiều là nguyên nhân chính Hơn nữa đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua thịtrường vốn là vấn đề "nhạy cam" đối với sự phát triển của nền kinh tế thị trường theođịnh hướng XHCN Vì vậy,Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng với vấn đề tiếp nhận vốnĐXTNN dưới hình thức gián tiếp mà doanh nghiệp liên doanh cổ phần là một trong

những biểu hiện của hình thức đầu tư này

Trang 21

Khái niệm về doanh nghiệp liên doanh theo Luật DTNN năm 2000 nói trên

vin chưa day đủ, chưa cung cấp cho người đọc có cái nhìn đầy đủ về doanh nghiệp

liên doanh bởi lẽ:

Thứ nhát, nội hàm của một khái niệm doanh nghiệp phải chứa đựng đầy di

các yếu tố cơ bản nhất của doanh nghiệp đó như chủ thể tham gia, hình thức pháp lí

của doanh nghiệp tư cách pháp lí và đặc thù của doanh nghiệp Với yêu cầu đó, kháiniệm nói trên mới chỉ nêu được chủ thể tham gia, cơ sở pháp lí để thành lập doanhnghiệp và đặc thù của loại hình doanh nghiệp là có "yếu tố nước ngoài" Mot trongcác yếu tố cơ bản của doanh nghiệp liên doanh mà khái niệm trên chưa nêu được đó

là hình thức pháp lí của doanh nghiệp liên doanh là gì, tư cách pháp lí của nó ra sao.Thứ hai, ngoài các chủ thể bên Việt Nam được phép tham gia liên doanh với

nước ngoài như đã nêu tại khái niệm nói trên, Luật DTNN tại Việt Nam cho phép

các chủ thể khác như trường học, bệnh viện, cơ sở nghiên cứu khoa học được hợptác với nước ngoài để thành lập doanh nghệp liên doanh tại Việt Nam nhưng kháiniệm nói trên chưa phản ánh hết các chủ thể này

Vì vậy, xây dựng một khái niệm về doanh nghiệp liên doanh theo Luật DTNNtại Việt Nam không chỉ là yêu cầu về mặt lí luận pháp luật mà còn có ý nghĩa về mặtthực tiễn trong quá trình thu hút và quan lí hoạt động DTNN tại Việt Nam Trên cơ

sở đó, khái niệm về doanh nghiệp liên doanh -phải được hiểu là:

Doanh nghiệp liên doanh theo Luật ĐTNN tại Việt Nam là tổ chức kinh tế có

ti cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam do bên (các bên) Việt Nam và bên (các

bén) nước ngoài hợp tác thành lập theo hình thức công ti TNHH trên cơ sở hợpđồng liên doanh hoặc hiệp dinh được kí giữa chính phủ Việt Nam với chính phủ

nuoc ngoài.

1.1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp liên doanh

Doanh nghiệp liên doanh có vốn DTNN là một trong những hình thức đầu tưtrực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Kể từ khi Luật DTNN năm 1987 ra đời và hoạtđộng đầu tư nước ngoài diễn ra tại Việt Nam cho đến nay doanh nghiệp liên doanh

Trang 22

là hình thức đầu tư được các nhà DTNN lựa chọn và áp dụng nhiều nhất, từ 50- 60%

dự án và từ 60- 70% vốn đầu tư Tính pho biến của loại hình doanh nghiệp nàykhông chỉ xảy ra từng giai đoạn mà là diễn ra liên tục trong suốt cả quá trình hoạtđộng DTNN tại Việt Nam từ trước đến nay Nguyên nhân của tình trang phổ biếncủa hình thức đầu tư này hiện có nhiều ý kiến khác nhau nhưng tựu trung lại ở cácvấn đề sau:

Mot là, chủ trương của Nhà nước ta khuyến khích các nhà DTNN liên doanh

với các doanh nghiệp Việt Nam để khác phục tinh trạng thiếu vốn, yếu về thết bịcông nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam Mặt khác, thông qua liên doanh độingũ các nhà quản lí kinh tế Việt Nam học thêm được trình độ kinh doanh, kĩ năngquản lí doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

Hai là, Việt Nam là một thị trường đầu tư hấp dẫn, có nhiều lợi thế so sánh sovới các nước khác trong khu vực Tuy nhiên, với một nền kinh tế thị trường mới mẻcỏng với cơ chế quan lí kinh tế của Việt Nam hiện nay, các nhà DTNN chưa mạnhdan trong việc tự mình tổ chức hoạt động kính doanh Vì vậy, liên doanh với bênViệt Nam là hình thức đầu tư được da số các nhà DTNN lựa chọn để tránh các rủi ro

và bảo đảm an toàn vốn đầu tư của ho Hơn nữa, liên doanh với bên Việt Nam, cácnhà DTNN tranh thủ được nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong kinh doanh, quản lí,điều hành doanh nghiệp cũng như các lợi thế khác mà bên Việt Nam có được trong

quá trình hoạt động trước đây.

Như vậy, tính phổ biến của doanh nghiệp liên doanh là một đặc điểm của loạihình doanh nghiệp này so với các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài khác tại ViệtNam Bên cạnh đó, ở các góc độ khác nhau, doanh nghiệp liên doanh có các đặcđiểm khác Chẳng hạn, dưới góc độ kinh tế, doanh nghiệp liên doanh có các đặcđiểm là doanh nghiệp có sự tham gia góp vốn của các bên, các bên cùng tham giaquản lí và cùng phân phối lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh

Với phạm vi luận án, tác giả không đi sâu tìm hiểu và phân tích các đặc điểm

của doanh nghiệp liên doanh dưới các góc độ khác mà chỉ tập trung phân tích cácđặc điểm dưới góc độ pháp lí của doanh nghiệp liên doanh hay nói cách khác là các

Trang 23

đác trưng pháp lí của doanh nghiệp liên doanh Doanh nghiệp liên doanh có các đặctrưng pháp lí chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, doanh nghiệp liên doanh là công ti TNHH có vốn DTNN

Đây là đặc điểm pháp lí quan trọng có tác động cơ bản đến địa vị pháp lí củadoanh nghiệp liên doanh Yếu tố "nước ngoài” bị chi phối bởi nhiều vấn dé khácnhau trong việc quy định địa vị pháp lí của doanh nghiệp liên doanh (sẽ phân tích ởphần I.1.4) nhưng vấn dé cần nói ở day là yếu tố "nước ngoài" đó phải được hiểu

trong phạm vi một tổ chức kinh tế được liên doanh với bên Việt nam Nói như vậy

bởi vì vốn đầu tư ban đầu của doanh nghiệp liên doanh là vốn góp của bên nướcngoài và bên Việt Nam Phần vốn góp của các bên theo thoả thuận được ghi tronghợp đồng liên doanh và theo thủ tục do Luật ĐTNN tại Việt Nam quy định Vốn góp

để thành lập doanh nghiệp (vốn pháp định) của doanh nghiệp liên doanh không đượcchia thành các cổ phần và không phát hành cổ phiếu Vì vậy, doanh nghiệp liêndoanh không phải là công ti cổ phần mà là cong ti TNHH, về mat lí thuyết các bên

gop vốn chịu trách nhiệm với các khoản nợ của doanh nghiệp và được hưởng lợinhuận theo tỉ lệ vốn góp

Một vấn đề cần chú ý khi nghiên cứu đặc trưng nói trên của doanh nghiệp liêndoanh là tính chất sở hữu của vốn góp để thành lập doanh nghiệp Vấn để này cóảnh hưởng quan trọng đên việc xác định địa vị pháp lí của doanh nghiệp liên doanh.Thực tiễn hiện nay, bên Việt Nam tham gia liên doanh với nước ngoài đa số làdoanh nghiệp Nhà nước Vì vậy, vốn góp của bên nước ngoài trong liên doanh thuộc

sở hữu của nhà DTNN nhưng vốn góp của bên Việt Nam thuộc sở hữu của Nhà

nước Về lí thuyết, doanh nghiệp liên doanh là tổ chức kinh tế độc lập và phải chịu

trách nhiệm dân su bằng chính tài sản của mình nhưng thực tiến, quy định của pháp

luật về DTNN không thể không tính đến việc bảo vệ quyền sở hữu của mình đối vớivốn đã giao cho các doanh nghiệp Nhà nước tham gia góp vốn với bên nước ngoài

để thành lập doanh nghiệp liên doanh Chính vì vậy, yếu tố "so hữu Nhà nước” đã

tác động đến quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp liên doanh thông qua các quy

định pháp luật Điều này dễ dàng nhận thấy khi nghiên cứu các quy định pháp luật

Trang 24

về đất đai trong trường hợp bên Việt Nam tham gia liên doanh góp vốn bằng giá trịquyền sử dụng đất.

Thứ hai, doanh nghiệp liên doanh là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân.Nói đến doanh nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhân tức là nói đến tư cách

chủ thể day đủ của doanh nghiệp khi tham gia các quan hệ pháp luật dân sự, có đầy

đủ khả năng để được hưởng quyền và chịu trách nhiệm dân sự Doanh nghiệp liên

doanh được thành lập trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định kí giữa Nhànước Việt Nam với nước ngoài Giấy phép đầu tư được cơ quan có thẩm quyền cấpcho doanh nghiệp liên doanh đồng thời cũng là giấy chứng nhận đăng kí kinh doanhnhưng dưới góc độ quản lí Nhà nước, giấy phép đầu tư có giá trị như là văn bản củaNhà nước cho phép thành lập doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam Doanh nghiệpliên doanh ở Việt nam là tổ chức kinh tế độc lập kể cả trong trường hợp bên nước

ngoài tham gia liên doanh là một bộ phận của công ti mẹ hoặc tập đoàn kinh tế ở

nước ngoài, bên Việt Nam là một bộ phận của tổng công ti Nhà nước Doanh nghiệpliên doanh tự mình tham gia các hoạt động kinh doanh một cách độc lập và bình

đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác và chịu trách nhiệm dân sự về các hoạtđộng kinh doanh đó Doanh nghiệp liên doanh được tổ chức dưới hình thức công tỉTNHH, vì vậy, tài san của doanh nghiệp được tách bạch với tai san của các bên thamgia doanh nghiệp và doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm dân sự bang chính tài sancủa mình

Thứ ba, sự tham gia của cơ quan tố tụng nước ngoài trong việc giải quyết tranh

chap giữa các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh

Đây là đặc trưng pháp lí riêng khác biệt của doanh nghiệp liên doanh so vớicác loại hình doanh nghiệp hiện có ở Việt Nam Đặc trưng thứ nhất đã đề cập đến'yếu tố nước ngoài" của doanh nghiệp liên doanh và "yếu tố” này là nguyên nhânphát sinh của đặc trưng thứ ba của doanh nghiệp Điều 24 Luật DTNN tại Việt Namnăm 2000 và Điều 122 nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 đềughi nhận quyền của các bên tham gia liên doanh trong việc thoả thuận lựa chọn cơquan trọng tài nước ngoài, trọng tài quốc tế để giải quyết các tranh chấp có thể xảy

Trang 25

ra trong quá trình hoạt động Khi nghiên cứu đến đặc trưng này của doanh nghiệpliên doanh cần có sự phân biệt rõ là chỉ có tranh chấp giữa các bên tham gia liêndoanh mới được sử dụng trọng tài nước ngoài còn tranh chấp giữa doanh nghiệp liêndoanh với các doanh nghiệp khác tại Việt Nam được giải quyết thông qua trọng tàihoặc toà án Việt Nam và theo pháp luật Việt Nam Luật ĐTNN hiện hành chưa quyđịnh phương thức giải quyết tranh chấp giữa doanh nghiệp liên doanh với doanh

nghiệp nước ngoài, pháp luật được áp dụng để giải quyết tranh chấp, vấn dé xung

đột pháp luật khi giải quyết tranh chấp giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật nướcngoài Trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay, vấn dé đó là hoàn toàn có thể xảy

ra đòi hỏi phải có các quy định pháp luật tương ứng nhằm bảo đảm môi trường pháp

lí cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp liên doanh

Một vấn đề cần lưu ý khi nghiên cứu về đặc trưng này của doanh nghiệp liêndoanh đó là các tranh chấp giữa các bên tham gia liên doanh có thể là tranh chấp vềtài sản, về tổ chức doanh nhiệp, về phân chia lợi nhuận, về phương án kinh doanh Theo quy định pháp luật, Luật áp dụng để giải quyết tranh chấp là Luật của ViệtNam nhưng không phải Lúc nào Luật cũng quy định chi tiết các tình huống màtranh chấp đặt ra hoặc thậm chí khác với Luật của nước mà bên nước ngoài trong

liên doanh mang quốc tịch chang han, vấn dé cử thành viên hội đồng quản trị phải

tương ứng với tỉ lệ vốn góp, đó là thông lệ quốc tế nhưng Luật DTNN tại Việt Namquy định trong trường hợp có một bên Việt Nam và nhiều bên nước ngoài thì bênViệt nam duoc cử ít nhất là hai thành viên hội đồng quản trị bất kể vốn góp là baonhiêu Vấn đề này đã được thảo luận nhiều với các ý kiến khác nhau nhưng bảo vệquyền lợi của bên Việt nam trong liên doanh van là ý kiến được thừa nhận trong

Luật DTNN Hoặc như vấn đề bổ nhiệm tổng (phó tổng) giám đốc, theo quy địnhcủa Luật, tổng (phó tổng) giám đốc phải là công dân Việt Nam, thường trú tại Việtnam Đây là quy định khác với quy định về việc có thể thuê giám đốc của công titheo Luật doanh nghiệp hiện hành, đồng thời khác với thông lệ quốc tế Vì vậy,nhiều vấn đề đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật khi nghiên cứuđặc trưng pháp lí của doanh nghiệp liên doanh Yêu cầu đó càng trở nên cấp thiếttrong điều kiện hiện nay khi Việt Nam đã chính thức tham gia hiệp định thương mại

Trang 26

viet- Mi, chuẩn bị thực hiện cam kết theo lộ trình hiệp định AFTA vào năm 2006 và

tương lai không xa khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức WTO

1.1.2 Khái niệm địa vị pháp lí của doanh nghiệp liên doanh

dé xung đột về danh pháp đó

Đối với thuật ngữ “địa vị pháp If”, Từ điển luật cốt yếu của Hoa Kì định nghĩa

đó là quan hệ pháp lí của một hoặc một tập thể cá nhân đối với cộng đồng xã hội, đó

là quyền, nghĩa vụ, năng lực pháp lí và thiếu năng lực pháp lí của một người nào đó

đã được xếp hạng.!?- Ì

Trong tài liệu pháp luật của các nước XHCN, đặc biệt là của Liên Xô trước

dày, có cách hiểu cũng gần giống như cách hiểu nói trên, tuy vậy, phạm vi vấn dé

được đưa vào khái niệm “dia vị pháp lf?’ có rộng hơn Theo giáo sư tiến sĩ L.A.Lunx khi nghiên cứu so sánh nội dung thuật ngữ “địa vị pháp lí” cần chú ý đến cáigọi là “quy chế nhân thân” (Lex personalis) của chủ thể đang nghiên cứu Quy chếnhân thân của một tổ chức như doanh nghiệp chẳng hạn phải đáp ứng các cấu thànhquy chế của tổ chức đó Các cấu thành này phải giải đáp được những câu hỏi sau: Tổchức đó có phải là pháp nhân không hay chỉ là một tập thể cá nhân; nếu là phápnhân thì nó đã được thành lập và chấm dứt sự tồn tại theo thể thức như thế nào;phạm vi năng lực pháp lí của pháp nhân đó đến đâu; số phận của các “quyền vànghĩa vụ còn sót lai” sau khi pháp nhân đã chấm dứt sự tồn tại sẽ như thế nao!" 4"!

Vấn đề “địa vị pháp lí của doanh nghiệp” được nghiên cứu xuất phát từ việcthừa nhận quan niệm nào về địa vị pháp lí và doanh nghiệp như đã trình bày ở trên.Tuy vậy, về mặt lí luận và thực tiễn ở các nước trên thế giới, quan điểm cho rằng

Trang 27

cần nghiên cứu vấn đề này theo “luật quốc tịch” (Lex societatis) của chính doanhnghiệp đó là khá phổ biến Tức là nội dung của địa vị pháp lí của doanh nghiệp liên

doanh cần được nghiên cứu và xác định trong từng trường hợp cụ thể theo pháp luậtcủa nước nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nơi doanh nghiệp được thành

xích lại gần hơn với cách hiểu phổ biến của nhiều nước về phạm trù này.É9: "91-1021Trong khoa học pháp lí ở nước ta hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau vềđịa vị pháp lí của tổ chức kinh tế Chẳng hạn như khái niệm địa vị pháp lí của doanhnghiệp - tổ chức được bao hàm bởi khái niệm pháp nhan.'*!: © 2?! Theo chúng tôi,quan điểm này chưa phản ánh hết được nội hàm của khái niệm địa vị pháp lí của tổ

chức kinh tế bởi lẽ:

Thứ nhất, khái niệm pháp nhân theo luật dân sự chỉ chứa đựng bốn yếu tố cấuthành trong đó yếu tố tài sản được xem là cơ bản nhất và tài sản của pháp nhânđược tách bạch với tài sản của các cá nhân tham gia Vì vậy, nếu coi khái niệm dia

vị pháp lí của một tổ chức kinh tế được bao hàm bởi khái niệm pháp nhân là vừa

cứng nhắc lại vừa thiếu là chưa thấy hết được nội hàm địa vị pháp lí của tổ chức đó.

Hiểu theo nghĩa hẹp thì địa vị pháp lí của một tổ chức kinh tế là những quyền và

nghĩa vụ của tổ chức đó được pháp luật quy định Nhưng hiểu theo nghĩa rộng thì

ngoài quy định của pháp luật, địa vị pháp lí của tổ chức kinh tế đó còn bao hàm cả

những quyền mà tổ chức đó được thực hiện trên cơ sở "tận dụng” những khả năngcho phép trong trường hợp pháp luật chưa quy định hoặc không cấm thực hiện Vì

vậy, nói đến khái niệm pháp nhân, tư cách pháp nhân của một tổ chức kinh tế là

muốn nói đến tư cách chủ thể của tổ chức đó chứ chưa phản ánh được hết các quan

hệ đa dạng khác của các tổ chức mà những quan hệ này phản ánh nội hàm địa vịphaip lí của tổ chức đó

Trang 28

Thứ hai, các doanh nghiệp hiện có trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện

nay như doanh nghiệp Nhà nước, công ti TNHH, doanh nghiệp liên doanh, doanh

nghiệp 100% vốn nước ngoài đều được coi là có tư cách pháp nhân Như vậy, nếukhái niệm pháp nhân là bao hàm địa vị pháp lí của các doanh nghiệp nói trên thì sẽ

là cứng nhắc, sai lầm vì chỉ mới nói được cái chung mà thiếu cái riêng Cái riêng ở

đây được hiểu là giữa các loại hình doanh nghiệp nói trên có các đặc thù khác nhau, thẩm quyền khác nhau và đương nhiên là phải thực hiện các nghĩa vụ khác nhau.

Trong một loại hình như công i TNHH cũng đã có nhiều đặc thù khác nhau giữanhững công ti TNHH hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau Vớidoanh nghiệp liên doanh có vốn DTNN bên cạnh yếu tố là pháp nhân theo pháp luậtViệt Nam doanh nghiệp còn có những đặc thù khác với các pháp nhân kinh tế khác

đó là có sự tham gia của người nước ngoài, vốn đầu tư từ nước ngoài Vì vậy, tuy làmột công ty TNHH là pháp nhân nhưng yếu tố "nước ngoài" nói trên của doanhnghiệp liên doanh đã là nguyên nhân làm khác đi với một công ty TNHH có vốn đầu

từ trong nước

Từ đó ta thấy rằng khái niệm pháp nhân không thể phản ánh hết các đặc trưngkinh tê và pháp lí của các loại hình doanh nghiệp vì tuy cùng là pháp nhân nhưngcác loại hình doanh nghiệp này có những đặc trưng khác nhau

Thứ ba, có những loại hình doanh nghiệp như doanh nghiệp tư nhân là tổ chức

kinh tế có tư cách pháp lí độc lập, có quyền bình dang với các chủ thể kinh tế khác

nhau trong quan hệ kinh doanh, có nghĩa vụ đối với Nhà nước, đối với các bên thamgia quan hệ như các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân nhưng lại không được coi là

tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân

Vì những lẽ đó, nếu coi pháp nhân là khái niệm để thể hiện địa vị pháp lí của

doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp liên doanh nói riêng thì không thể phản

ámh hết nội hàm địa vị pháp lí của doanh nghiệp

Ở khía cạnh khác, có quan điểm cho rằng địa vị pháp lí của doanh nghiệp

chính là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đó được pháp luật ghi

nlhận và bao đảm thực hiện.“ "#3! Theo chúng tôi, quan điểm này đã nhìn nhận và

Trang 29

đánh gia địa vị pháp lí của doanh nghiệp trong một trang thái tinh, vì vậy đã làm mất

đi tính nang động của pháp luật và của cả doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.

Pháp luật là một bộ phận kiến trúc của thượng tầng và chịu sự chi phối của cơ sở hạ

tầng trong đó kinh tế chiếm vai trò quyết định Các quy định của pháp luật dù chi

tiết, cụ thể đến đâu cũng không thể điều chỉnh toàn diện các quan hệ kinh tế - xã

hội Đó chính là đặc điểm “lạc hậu” của pháp luật so với sự phát triển của đời sống

thực tiễn Vì vậy, xây dựng pháp luật là công việc tạo ra các quy định khung phùhợp với cơ chế quản lí kinh tế của Nhà nước để điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh

doanh còn hoạt động kinh doanh ra sao, thăng hay bại là do các doanh nghiệp tự

định đoạt lấy vận mệnh cho riêng mình Chính vì vậy, nếu coi địa vị pháp lí là tổng

thể các quyền và nghĩa vu của doanh nghiệp được pháp luật ghi nhận là chưa đầy đủ,

chưa thể hiện được tính tự chủ, tính năng động vốn có của các doanh nghiệp trong

đời sống thực tiễn

Quan điểm về địa vị pháp lí của doanh nghiệp còn được bàn đến trong nhiều

công trình nghiên cứu và tài liệu khác nhau ở Việt Nam trong thời gian qua

Có tác giả cho rang, dia vị pháp lí của doanh nghiệp đó là tổng hợp những

quyền, nhiệm vụ, trách nhiệm được pháp luật quy định đối với doanh nghiệp đó vànhững quyền, nhiệm vụ, trách nhiệm mà doanh nghiệp được thực hiện trong quátrình hoạt động nếu như pháp luật không cấm hoặc được nhà nước và xã hội khuyếnkhích HŠ 3%

Quan điểm này đã nhìn nhận về địa vị pháp lí của doanh nghiệp một cách toàn

diện hơn đầy đủ hơn, phản ánh được tính năng động hơn của doanh nghiệp trongđời sống thực tiễn Vì vậy, quan điểm này đang được sự nhất trí của nhiều nhà luậtgia cũng như của các nhà kinh tế

Ỏ góc độ khác thì có tác giả khác lại đưa ra quan điểm cho rằng địa vị pháp lí

của doanh nghiệp là tổng hợp những quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm được phápluật ghi nhận phù hợp với vị trí, vai trò và chức nang của doanh nghiệp đó, nhữngquyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm mà doanh nghiệp tự đảm nhận trên cơ sở tận dụng

những khả năng luật pháp cho phép

Trang 30

Tuy đề cập về địa vị pháp lí của doanh nghiệp ở một góc độ khác nhưng cũngnhư quan điểm trên, quan điểm này đã nhìn nhận địa vị pháp lí của doanh nghiệp ở

góc độ rộng và phù hợp với các doanh nghiệp trong hoạt động thực tiễn

Trong các giáo trình pháp luật của các Trường Đại học ở nước ta, có quan điểm

khá phổ biến khi bàn đến địa vị pháp lí của doanh nghiệp là nói đến tổng thể cácquy phạm pháp luật quy định vấn đề thành lập và giải thể doanh nghiệp, tư cách chủthể của doanh nghiệp, các quyền và nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của doanhnghiệp trong nền kinh tế nước ta Nội dung cơ bản của địa vị pháp của doanh nghiệp

là tổng thể các quyền và nghĩa vụ trên cơ sở đó doanh nghiệp có thể tham gia một

cách độc lập vào các quan hệ pháp luật nhất định.“ "|

Bản thân khái niệm doanh nghiệp liên doanh và địa vị pháp lí của doanhnghiệp liên doanh ở nước ta là những khái niệm pháp lí của nền kinh tế thị trường.Điều đó có nghĩa các khái niệm này cần được nhìn nhận và nghiên cứu một cáchbiện chứng trong động thái luôn thay đổi theo thời gian và điều kiện vật chất tồn tại

cụ thể của nước ta và quốc tế Từ khi được xác định đến nay các khái niệm này luônđược bổ sung và ngày càng hoàn thiện Lúc đầu chỉ là doanh nghiệp liên doanh haibên giữa Việt Nam với bên nước ngoài trong đó bên Việt Nam chỉ là các doanhnghiệp nhà nước Đến nay, doanh nghiệp liên doanh không chỉ là doanh nghiệp liêndoanh hai bên mà còn có cả doanh nghiệp liên doanh nhiều bên với các nhà đầu tưthuộc mọi thành phần kinh tế Tuy vậy, doanh nghiệp liên doanh đến nay vẫn đượctồn tai dưới hình thức tổ chức của các công ti TNHH không có vốn pháp định đượcxác định trước trong văn bản quy phạm pháp luật như doanh nghiệp trong nước

Trong tương lai có thể có doanh nghiệp liên doanh cổ phần có vốn DTNN Day là

vấn đề được bàn đến nhiều nhưng mô hình tổ chức doanh nghiệp liên doanh cổ phần

này cu thể ra sao đến nay vẫn chưa được chấp thuận Tác giả luận án này cho rằngtrong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, phương án thích hợp ở đây sẽ làphương án rút ra từ bài học kinh nghiệm của các nước trong khu vực, đặc biệt làkinh nghiêm của Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Inđônêsia, Hàn Quốc và một sốnước khác về liên doanh nói chung và về doanh nghiệp liên doanh cổ phần có vốnDTNN nói riêng

Trang 31

Khi nghiên cứu mô hình pháp lí tổ chức doanh nghiệp liên doanh theo LuậtĐTNN tat Việt Nam, tác giả luận án đã rút ra được một nhận xét rằng doanh nghiệpliên doanh theo Luật DTNN là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân hoạt động trên

cơ sở hợp đồng liên doanh, điều lệ của doanh nghiệp liên doanh, giấy phép đầu tư vàcác quy định của pháp luật về DTNN tại Việt Nam Tuy vậy, dia vị pháp lí củadoanh nghiệp liên doanh cũng giống như địa vị pháp lí của các doanh nghiệp khác,bao gồm các quyền và nghĩa vụ mà doanh nghiệp liên doanh thực hiện trong quátrình thành lập, hoạt động và chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp đó với tính cách

là chủ thể của pháp luật về DTNN tại Việt Nam; nội dung cơ bản của địa vị pháp lícủa doanh nghiệp liên doanh là tổng thể các quyền và nghĩa vụ được pháp luật ghinhận, trên cơ sở đó doanh nghiệp liên doanh có thể tham gia vào quan hệ pháp luật

với tư cách là một pháp nhân độc lập.

Một vấn đề nữa cũng cần phải chú ý khi nghiên cứu khái niệm địa vị pháp lícủa doanh nghiệp liên doanh đó là tính đặc thù trong tổ chức và hoạt động của loạihình doanh nghiệp này Không giống như các loại hình doanh nghiệp khác nhưdoanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, trong cơ cấu tổ chức của doanhnghiệp liên doanh có yếu tố chủ thể tham gia liên doanh là một hoặc các bên nướcngoài, nguồn vốn của doanh nghiệp liên doanh có một phần là của bên nước ngoài,trong quá trình hoạt động có thể có sự tham gia của co quan tài phán nước ngoài nếunhư có tranh chấp xảy ra và các bên thoả thuận với nhau về việc chọn cơ quan tài

phán nước ngoài để giải quyết tranh chấp đó

Như vậy, tuy là pháp nhân kinh tế có quốc tịch Việt Nam, được thành lập vàhoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam nhưng yếu tố nước ngoài đã nêutrên là yếu tố đặc thù của doanh nghiệp liên doanh Vì vậy, trong nội hàm khái niệm

về địa vị pháp lí của doanh nghiệp liên doanh không thể không phản ánh yếu tố đặc

thù đó.

Từ những phân tích trên có thể hiểu: dia vị pháp li của doanh nghiệp liên

doanh là tổng thể những quyền và nghĩa vụ mà doanh nghiệp liên doanh thực hiệntrén cơ sở quy định của Luật ĐTNN tại Việt Nam, hop đồng liên doanh, điều lệ

Trang 32

doanh nghiệp liên doanh, giấy phép dau tư và những quyền mà doanh nghiệp liêndoanh tan dụng trong phạm vi được pháp luật thừa nhận.

1.1.3 Một số nội dung cơ bản khi nghiên cứu địa vị pháp lí của doanh

nghiệp liên doanh

Có rất nhiều ý kiến khác nhau về bản chất, phạm vi nội hàm địa vị pháp lí củadoanh nghiệp Tuy vậy, các ý kiến đó thống nhất ở chỗ việc xác định địa vị pháp lí

của doanh nghiệp cũng như việc xác định nội dung cơ bản trong địa vị pháp lí củadoanh nghiệp được chi phối bởi các yếu tố khác nhau, các điều kiện chủ quan vàkhách quan khác nhau trong từng lĩnh vực và hoàn cảnh lịch sử cụ thể của từng

nước

Nghiên cứu địa vị pháp lí của doanh nghiệp liên doanh có vốn DTNN tại Việt

Nam có thể thấy tính phong phú, đa dạng và phức tạp của các nội dung cơ bản (nội

hàm) của khái niệm này Có thể có nhiều ý kiến khác nhau về nội hàm của địa vịpháp lí của doanh nghiệp liên doanh nhưng theo chúng tôi có các nội dung sau đâycân được quan tâm đúng mức:

Thứ nhất cho dù việc thành lập được dựa trên cơ sở lí luận hoặc văn bản quyphạm pháp luật nào đi nữa thì doanh nghiệp liên doanh có vốn DTNN tại một nướcvẫn là một doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật của chính nước đó Vì vậy,địa vị pháp lí của doanh nghiệp liên doanh chịu ảnh hưởng của các tác động về chế

độ kinh tế, chính trị, xã hội chung như bất cứ doanh nghiệp nào khác Điều đó có

nghĩa doanh nghiệp liên doanh cũng như các doanh nghiệp khác được thành lập theopháp luật của Việt Nam đều là các doanh nghiệp có “quốc tịch” Việt Nam (Lexsocietatis Việt Nam), có quyền và nghĩa vụ tối thiểu như nhau trong các quan hệ

pháp luật tại Việt Nam Đây là nội dung hết sức quan trọng của quy chế pháp lí của

doanh nghiệp liên doanh trong quan hệ đối ngoại của nó, đặc biệt khi doanh nghiệpliên doanh tiến hành hoạt động đầu tư ra ngoài lãnh thổ Việt Nam Do doanh nghiệpliên doanh có quốc tịch Việt Nam nên khi doanh nghiệp đó hoạt động ở ngoài lãnhthổ Việt Nam (đầu tư ra nước ngoài) vẫn phải tuân thủ đầy đủ các quy định của phápluật Việt Nam, Chính phủ Việt Nam vẫn phải có trách nhiệm bảo hộ quyền và lợi

Trang 33

ích của doanh nghiệp liên doanh đó như mọi doanh nghiệp khác có “quốc tịch” nước

mình, không kể đó là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân hoặc doanh

nghiệp liên doanh có vốn DTNN

Thứ hai, Theo quy định của Luật DTNN tại Việt Nam, doanh nghiệp liêndoanh được thành lập theo hình thức công t TNHH Vì vậy, việc thành lập, cơ cấu

tổ chức quyền lực trong doanh nghiệp liên doanh đều phải dựa trên mô hình của

công ti TNHH da được quy định tại Luật công ti trước đây va nay là Luật doanhnghiệp Như vậy, về mặt hình thức, doanh nghiệp liên doanh được điều chỉnh bởiLuật doanh nghiệp nhưng về mặt nội dung tức là doanh nghiệp liên doanh hoạt độngtrong khuôn khổ nào, quyền và nghĩa vụ của nó trong hoạt động kinh doanh ra saothì được quy định bởi Luật DTNN tại Việt Nam Đây là đặc điểm quan trọng củadoanh nghiệp liên doanh để từ đó cho chúng ta thấy sự phân biệt giữa cái chung của

doanh nghiệp liên doanh với một công ti TNHH và cái riêng của doanh nghiệp liêndoanh là một công ti có yếu tố nước ngoài và cũng chính yếu tố nước ngoài củadoanh nghiệp liên doanh là yếu tố đặc thù để phân biệt với doanh nghiệp liên doanhđược thành lập và hoạt động bằng 100% vốn trong nước Theo GS.TS Kuebler, công

ti được hiểu là sự liên kết của 2 hoặc nhiều cá nhân bang sự kiện pháp lí nhằm tiếnhành các hoạt động để đạt mục tiêu của mình Công ti TNHH được coi là loại công tiđối vốn vì vậy khi nghiên cứu địa vị pháp lí của loại hình công ti này, người ta

thường chú ý đến 3 nhóm vấn đề khác nhau !** “ *?"!' Tuy vậy, đối với công ti đối

nhân thì rất cần chú ý đến vấn đề thành lập công ti; vấn đề tổ chức, điều hành, đại

diện của công ti, cơ chế thay đổi thành viên, quyền và nghĩa vụ kinh tế, vấn đề chấmdứt sự tồn tại của công ti Đối với công ti đối vốn, ngoài những vấn dé nói trên, cònphải chú ý đến bản chất và chế độ trách nhiệm vấn đề vốn, các biện pháp bảo đảm

an toàn cho những người có vốn góp vào công ti và những người có liên quan Vìvậy, theo quan điểm Kuebler, nội hàm của địa vị pháp lí của doanh nghiệp liêndoanh hiểu theo nghĩa rộng là bao hàm tất cả các quy định của pháp luật liên quan

đến doanh nghiệp, từ khi thành lập đến khi kết thúc hoạt động và trách nhiệm của

doanh nghiệp đối với người thứ ba có liên quan.

Các giáo trình luật kinh tế của các trường Đại học luật và khoa luật Đại học

Trang 34

quốc gia cũng có quan điểm tương tự khi trình bày nội dung cơ bản của địa vị pháp

lí của doanh nghiệp liên doanh có vốn DTNN hoạt động tại Việt Nam.”

Thứ ba, doanh nghiệp liên doanh là hình thức đầu tư trực tiếp của nước ngoài

tại Việt Nam do đó địa vị pháp lí của doanh nghiệp liên doanh phải có những đặc

điểm chung của địa vị pháp lí của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN được thành lậptheo pháp luật của Việt Nam Theo lí luận và thực tiễn của nhiều nước, DTNN làmột trong những hình thức tập trung, tích tụ tư bản thông qua các dự án khác nhau

nhằm mục dich tìm kiếm lợi nhuận cao hơn lãi suất tiền gửi tại ngân hàng và thâmnhập vào thị trường của nước khác Yếu tố an toàn vốn và có lợi nhuận cao hơn lãisuất tiền gửi tại ngân hàng là yếu tố sống còn của hoạt động ĐTNN Chính vì vậy,

sự tác động của pháp luật lên hoạt động DTNN như thế nao để nhà DTNN thu đượclợi nhuận khả quan và an toàn vốn đầu tư là vấn đề không thể thiếu được khi xâydựng các nội dung cơ ban cấu thành địa vị pháp lí của doanh nghiệp có vốn ĐTNN

tại một nước Tuy vậy, mức độ tác động và phạm vi cho phép tìm kiếm lợi nhuận và

bảo đảm an toàn vốn đầu tư còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng dù sao đi nữachúng cũng là vấn đề quan trọng cần chú ý khi xác định địa vị pháp lí của doanhnghiệp liên doanh tại một nước Một số nước trong đó có Việt Nam đã dat doanh

nghiệp có vốn DTNN trong đó có doanh nghiệp liên doanh ra ngoài phạm vi tác

động chung của pháp luật công ti, coi các doanh nghiệp có vốn DTNN là loại doanhnghiệp được điều chỉnh theo những quy tắc đặc biệt, đó là các luật, bộ luật vềDTNN Trong khi đó không ít nước lại đặt doanh nghiệp có vốn DTNN trên mộtbình diện pháp lí chung, bình đẳng với các doanh nghiệp khác Những yếu tố nàytrong chừng mực nhất định đã tạo ra “luật chơi” đồng đều cho các doanh nghiệp cóvốn DTNN được thành lập theo pháp luật của một nước nhất định Trong khi đó

“luật chơi” này không phải khi nào cũng thống nhất cho mọi doanh nghiệp khácnhau hoạt động trên lãnh thổ một quốc gia Điều đó có nghĩa địa vị pháp lí củadoanh nghiệp có vốn ĐTNN có thể những điểm khác biệt về quyền và nghĩa vụ sovới các doanh nghiệp hoàn toàn được thành lập từ vốn trong nước Độ chênh lệchnày tuỳ thuộc vào chính sách thu hút vốn DTNN của nước sở tại, tuỳ thuộc vào cáchnhìn nhận của nước sở tại trong việc tạo ra sức hấp dẫn lôi cuốn dòng vốn và công

Trang 35

hạ mức thuế đánh vào doanh nghiệp liên doanh nếu doanh nghiệp hoạt động tạinhững địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đầu tư vào lĩnh vực mànước sở tại cần phát triển Điều đó được thể hiện khá rõ trong Luật DTNN tại Việt

Nam trong việc quy định lĩnh vực, ngành nghề, dia bàn khuyến khích DTNN hoặcđặc biệt khuyến khích DTNN

Thứ năm, pháp luật về DTNN là cơ sở pháp lí quan trong hàng đầu cho việcthành lập, tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp liên doanh Pháp luật quy định môhình tổ chức, cơ cấu nhân sự, lĩnh vực hoạt động, phương thức tổ chức quyền lực, tỷ

lệ và tiến độ góp vốn trong doanh nghiệp liên doanh Vì vậy, mọi vấn đề lớn trongdoanh nghiệp liên doanh sẽ bị xem là “trái luật”, là phạm pháp nếu như không thựchiện đúng quy định của pháp luật

Như vậy, địa vị pháp lí của một doanh nghiệp liên doanh được quy định cụ thể bằng pháp luật và ngược lại chính pháp luật là hình thức biểu hiện của địa vị pháp lí của doanh nghiệp liên doanh Quan sát cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động của một doanh nghiệp liên doanh cụ thể ta sẽ thấy sự “rộng - hẹp” của pháp luật đối với

doanh nghiệp liên doanh đó Vì vậy, pháp luật ngoài việc phát huy vai trò là cơ sởpháp lí cho tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp thì pháp luật còn là một hìnhthức pháp lí quan trọng biểu hiện quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp liên doanh

Tuy nhiên, như đã phân tích ở phần 1.1.1, nội hàm của địa vị pháp lí của doanh

nghiệp liên doanh còn được thể hiện qua các văn bản pháp lí thể hiện ý chí của các

bên liên doanh như hợp đồng liên doanh, điều lệ doanh nghiệp liên doanh Hiện nayvẫn còn nhiều quan điểm xung quanh vấn đề trên, chẳng hạn như quan điểm cho

Trang 36

“ang nguyên tác pháp chế đòi hỏi mọi hành vi của tổ chức, cá nhân đều phải triệt để

tuân thủ pháp luật Vì vậy, hành vi mà tổ chức, cá nhân thực hiện trái luật hoặc chưa

được pháp quy định thì được coi là hành vi trái với nguyên tác pháp chế, là vi phạm

pháp luật

Tác giả luận án này khi nghiên cứu về doanh nghiệp liên doanh đã thấy rằnghợp đồng liên doanh, điều lệ doanh nghiệp liên doanh không những là cơ sở pháp lí

mà còn là hình thức thể hiện địa vị pháp lí của doanh nghiệp liên doanh và điều đó

không trái với nguyên tắc pháp chế bởi lẽ:

Thứ nhất, pháp luật là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, vì vậy cùng vớiNhà nước, pháp luật bị chi phối bởi hạ tang cơ sở là đời sống kinh tế xã hội Hopđồng liên doanh, Điều lệ doanh nghiệp liên doanh tuy là những văn bản được quydịnh theo pháp luật nhưng mat khác đó là những văn bản thể hiện ý chí của các bêntham gia liên doanh ý chí đó một mặt thể hiện sự phù hợp với pháp luật, mặt kháccòn thể hiện sự năng động của các bên tham gia Đó chính là sự phát triển, sáng tạocủa các quan hệ kinh tế trong đời sống thực tiễn tuy nhiên, sự sáng tạo đó phải phùhợp với các quy định hoặc không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật và đócũng chính là thể hiện tính đa dạng và phong phú của đời sống pháp lý trong kinh tế

so với những chuẩn mực có tính khái quát cao của các quy phạm pháp luật Đâychính là một trong những điểm đặc trùng của sự điều chỉnh pháp luật trong kinh tếthường thâý ở nhiều nước trên thế giới Vì vậy, để có thể phát huy hết vai trò củamình, pháp luật kinh tế ngoài việc quy định những chuẩn mực còn mở ra những khảnang, cơ hội lựa chon, định đoạt và hành động cho các chủ thể phù hợp với đời sốngthực tiễn Bên cạnh các quy định chặt chẽ của mình để các tổ chức, cá nhân thực

hiện, pháp luật còn cho phép các tổ chức và cá nhân mà cụ thể ở đây là doanh

nghiệp liên doanh được thực hiện các hành vi theo ý chí của mình miễn là hành vi

đó không trái với các nguyên tắc cơ bản những điều cấm cùng những quy phạm

mệnh lệnh của pháp luật, điều đó được thể hiện tại Điều 66 Luật DTNN tại Việt

Nam

Từ những phân tích trên có thể thấy rảng, địa vị pháp lí của doanh nghiệp liên

Trang 37

doanh được thể hiện trong các quy định của pháp luật DTNN tại Việt Nam Tuy

nhiên, hoạt động kinh tê là đa dạng và phong phú bởi nhiều ngành nghề, nhiều lĩnhvực mà mỗi ngành nghề, lĩnh vực lại có những đặc thù riêng Từ đó đặt ra yêu cầuphải có những quy định pháp luật riêng để quản lí hoạt động của doanh nghiệp tronglĩnh vực đó.và moi ngành nghề mà doanh nghiệp liên doanh kinh doanh địa vị pháp

lí cụ thể của từng doanh nghiệp liên doanh còn được xác định trên cơ sở văn kiện

pháp lý khác như hợp đồng liên doanh, điều lệ doanh nghiệp liên doanh Bởi vì hợpđồng liên doanh, điều lệ doanh nghiệp liên doanh ngoài việc phải tuân thủ các quyđịnh pháp luật về nội dung cơ bản cũng như hình thức thể hiện thì các loại văn bảnnày còn thể hiện ý chí của các bên tham gia liên doanh ý chí đó được thể hiện dưới

các quy định, các thoả thuận mà các bên cam kết thực hiện và điều luy ý ở đây là

các thoả thuận, cam kết đó có thể chưa được pháp luật quy định hoặc không quyđịnh Chẳng hạn, các bên có thể thoả thuận với nhau về việc chế độ trách nhiệm vàlương của các chức vụ lãnh đạo doanh nghiệp

Ngoài các văn bản pháp lí nói trên, địa vị pháp lí của doanh nghiệp liên doanh

còn được thể hiện trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia

Chang hạn, sau khi hiệp định thương mại Việt- Mi có hiệu lực, các doanh nghiệp

liên doanh có người Mi tham gia sẽ được hưởng các ưu đãi thuế quan trong quá trình

xuất - nhập khẩu từ Mĩ hoặc được hưởng quy chế không phân biệt đối xử trong quá

trình hoạt động kinh doanh.

1.1.4 Các yếu tố chỉ phối việc xác định địa vị pháp lí của doanh nghiệp

liên doanh

Có rất nhiều ý kiến khác nhau về các yếu tố chi phối ảnh hưởng đến việc xácđịnh địa vị pháp lí của doanh nghiệp liên doanh Một trong những ý kiến khá phổbiến trong các tài liệu, giáo trình luật kinh tế ở nước ta cho rằng các yếu tố chi phốiảnh hưởng đến việc xác định địa vị pháp lí của doanh nghiệp liên doanh ở nước tanói riêng và ở các nước khác nói chung bao gồm: Chế độ chính trị, cơ chế quản líkinh tế của Nhà nước; tính chất sở hữu của doanh nghiệp, vị trí của doanh nghiệpliên doanh trong nền kinh tế; tính chất của ngành nghề kinh doanh; ý chí của xã hội,

Trang 38

\ chí của nhà nước, ý chí của chủ đầu tư.!** © 7 Y kiến này có cán cứ lí luận xuất

rhát từ thực tiên xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về doanh nghiệp nhàcước ở Liên Xô, CHDC Đức và một số nước có nền kinh tế kế hoạch tập trung khác.Nhìn chung, cách quan niệm này đến nay vẫn có thể áp dụng để lí giải các yếu tốchi phối ảnh hưởng đến việc xác định địa vị pháp lí của các doanh nghiệp trongnước, đặc biệt là loại hình doanh nghiệp nhà nước ở nước ta Tuy vậy, khi xác địnhđịa vị pháp lí của doanh nghiệp liên doanh là loại hình doanh nghiệp phát triển trongnền kinh tế thị trường thì lí luận đó không còn giữ vị trí độc tôn trong việc chi phốiđối với địa vị pháp lí của doanh nghiệp nữa Để đến với lí luận thích ứng cho điều

kiện mới, không có cách nào tốt hơn là phải dựa vào các nguyên lí biện chứng và

phương pháp luận duy vật lịch sử để xử lí vấn để này Xuất phát từ thực tiễn pháp

luật liên doanh của các nước hiện nay và lí luận về pháp luật về DTNN của Việt

Nam hiện hành có thể thấy rang các yếu tố chi phối ảnh hưởng đến việc xác định địa

vị pháp lí của doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam còn có các điều kiện kháchquan và nhân tố chủ quan tác động đến việc xác định địa vị pháp lí của các doanh

nghiệp liên doanh đó.

Khi nghiên cứu các yêu to chi phối ảnh hưởng đến việc xác định dia vị pháp lícủa doanh nghiệp liên doanh cũng cần phải lưu ý rằng các yếu tố chi phối đó cóquan hệ biện chứng với địa vị pháp lí của doanh nghiệp liên doanh nghĩa là giữa

chúng có sự tác động quan hệ qua lại lẫn nhau Chẳng hạn như cơ chế, chính sáchkinh tế của Nhà nước về DTNN trong từng giai đoạn khác nhau đã ảnh hưởng đếnviệc quy định quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp liên doanh một cách khác nhau,

Ở giai đoạn này doanh nghiệp liên doanh không được ưu đãi lĩnh vực A nhưng ở giaiđoan khác doanh nghiệp liên doanh lại được ưu đãi ở lĩnh vực A đó Ngược lai, địa

vị pháp lí của doanh nghiệp liên doanh tác động đối với cơ chế quản lí kinh tế thông

qua hoạt động kinh doanh, góp phần củng cố cho cơ chế quản lí kinh tế phát triển

cũng như hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp liên doanh

Mat khác, khi nghiên cứu các yếu tố chi phối địa vị pháp lí của doanh nghiệpliên doanh cũng cần phải chú ý rằng các yếu tố chi phối đó tác động đến địa vị pháp

lí của doanh nghiệp liên doanh theo hướng nào? tích cực hay tiêu cực, doanh nghiệp

Trang 39

liên doanh được hoạt động trong môi trường “thông thoáng” hay bị “gò bó” trongmôi trường chật hẹp Từ sự nghiên cứu đó để có hướng điều chỉnh sao cho tác độngcủa các yếu tố chi phối đó ở một mức độ hợp lí, tạo đà cho các doanh nghiệp liên

doanh phát triển.

1.1.4.1 Các yếu tố khách quan chỉ phối anh hưởng đến uiệc xác định

địa vi pháp lí cua doanh nghiệp liên doanh

Thứ nhất, Giao lưu kinh tế đã và đang trở thành nét phổ biến trong quan hệquốc tế ngày nay Sự tuỳ thuộc lẫn nhau của các quốc gia trong các quan hệ kinh tế

là điều không thể tránh khỏi trong trong thời đại ngày nay Xu hướng tự do hoáthương mại, đầu tư và giảm bảo hộ mậu dịch là các xu hướng tồn tại khách quan,không lệ thuộc vào ý chí chính trị của từng quốc gia cũng như ý chí của các nhà đầu

tư quốc tế Xuất phát từ lập luận về các yếu tố khách quan thứ nhất này, chúng ta cóthể thấy rõ việc xác định dia vị pháp lí của doanh nghiệp có vốn DTNN nói chung,của doanh nghiệp liên doanh có vốn DTNN tại Việt Nam nói riêng phải chú ý đến

su chi phối ảnh hưởng không nhỏ của các yếu tố đó, các yếu tố này tồn tại khách

quan trong quan hệ quốc tế, để tránh tình trạng “lạc điệu” trong nghiên cứu và xây

dưng lí luận pháp luật về DTNN của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tếquốc tế hiện nay

Thứ hai, Việt Nam là nước đang phát triển; mức thu nhập quốc dân thấp; hanghoá chưa có sức cạnh tranh với bên ngoài lãnh thổ; cơ sở ha tầng của đất nước còn

yêu kém

Đây là những yếu tố chi phối ảnh hưởng mạnh đến việc xác định địa vị pháp lí

của doanh nghiệp liên doanh có vốn ĐTNN tại Việt Nam Điều này có thể hiện rõ qua các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp liên

doanh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh Chẳng hạn như doanh nghiệp liên doanh được miẻn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu dùng để sản xuất sản phẩm để

bán cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu (Điều 58-ND 24/2000/NĐ-CP) Như vậy, chủ trương đẩy mạnh hàng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ cho đất nước đã

tác động đến quy định về quyền được miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu của doanh

Trang 40

nghiệp liên doanh nham khuyến khích các doanh nghiệp liên doanh trong lĩnh vựcsản xuất hàng xuất khẩu Cơ sở hạ tầng của Việt Nam thời gian qua tuy có nhiềutiến bộ nhưng cơ bản vẫn yếu kém so với yêu cầu chung của phát triển kinh tế Hơnthế nữa, cơ sở hạ tầng ở vùng sâu, vùng xa ít được đầu tư đúng mức cho dù Đảng vàNhà nước rất quan tâm phát triển các địa bàn này Đây cũng là điểm cần chú ý cânnhác kỹ khi phân tích sự tác động của cơ sở hạ tầng lên việc quy định các quy chếpháp lí cụ thể của các doanh nghiệp liên doanh ở các địa bàn khác nhau cũng như

khi phân tích, đánh giá xu hướng vận động của dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào

Việt Nam trong thời gian qua và trong thời gian tới.

Thứ ba, Việt Nam là đất nước có nhiều lợi thế so sánh trong lĩnh vực thu hútDTNN

Trong quá trình tìm hiểu thị trường dé đầu tư ra nước ngoài, các nhà đầu tưthường chú ý rất nhiều đến các điều kiện thuận lợi trong việc tăng nhanh lợi nhuậnnhư tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực lao động Những điều kiện đó được xem

là lợi thế của các quốc gia trong việc thu hút dong DTNN vào nước mình Sự chiphối ảnh hưởng của các yếu tố khách quan này có thể dễ đàng nhận thấy qua các tàiliệu nghiên cứu của Việt Nam và của các nước khác nói về Việt Nam Những điềukiên khách quan này là lợi thế so sánh không gì đổi được của nước ta trong cạnhtranh quốc tế Tuy vậy, khi xác định địa vị pháp lí của các loại hình doanh nghiệp

liên doanh cu thể, các điều kiện này cũng có mức độ chi phối ảnh hưởng khác nhau,đôi khi gây nên không ít điều phiền toái, đặc biệt là gây nên sự khác biệt đáng kểtrong quy định cu thể về địa vị pháp lí của từng doanh nghiệp liên doanh chẳng hạnnhư dựa vào tiêu chí “sử dụng nhiều lao động Việt Nam”, “sử dụng nguồn tàinguyên thiên nhiên sẵn có ở Việt Nam” hoặc tiêu chí “hoạt động trong lĩnh vực dầukhí hoặc khai thác khoáng sản quý hiếm” Mac dù vậy, những lợi thế này của ViệtNam nhưng không phải lúc nào các công ti trong nước dễ dàng tiếp cận được

Thứ tu, chế độ chính trị - kinh tế - xã hội của Việt Nam ổn định

Có thể nói đây là yếu tố khách quan có ảnh hưởng tích cực lên việc xác định

địa vị pháp lí của doanh nghiệp liên doanh nói chung và tác động lên việc quy định

Ngày đăng: 27/05/2024, 17:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w