1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận dự án viết môn giao tiếp trong kinh doanh chủ đề hoạt động ngoại khóa của sinhviên

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Ngoài việc học trên lớp, để củng cố kiến thức về mặt lý thuyết thì việctham gia các hoạt động ngoại khoá của trường lớp sau giờ học sẽ giúp sinhviên gắn kết với nhau, giao tiếp với giảng

Trang 1

Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Nhân

Lê Viết Băng Trâm Hồ Thị Khánh Vy Nguyễn Thị Bảo Thoa Võ Trà Mi

Đà Nẵng, 11/2023

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1

1.1 Xác định vấn đề nghiên cứu 1

1.2 Câu hỏi nghiên cứu 1

1.3 Mục tiêu nghiên cứu: 2

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.5 Phương pháp nghiên cứu 2

1.6 Đóng góp của đề tài 2

1.7 Cấu trúc của đề tài 2

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

2.1 Chọn mẫu nghiên cứu 3

2.2 Bảng câu hỏi 3

2.3 Phương pháp phân tích và phần mềm phân tích 6

2.4 Mô hình nghiên cứu 6

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7

3.1 Hoạt động ngoại khóa là gì? 7

3.2 Các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa cho sinh viên 7

CHƯƠNG 4: HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ĐỐI VỚI SINH VIÊN 10

4.1 Nhận thức của sinh viên đối với hoạt động ngoại khóa 10

4.2 Vai trò của hoạt động ngoại khóa: 11

4.3.Tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa: 11

4.4 Thực trạng và các vấn đề tồn đọng của việc tham gia hoạt động ngoạikhóa của sinh viên: 12

4.5 Kết luận và kiến nghị: 13

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA 15

5.1 Định hướng phát triển chương trình ngoại khóa 15

5.2 Các giải pháp nhằm giảm thiểu các mặt hạn chế của chương trình ngoại khóa cho sinh viên: 16

Trang 3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU1.1 Xác định vấn đề nghiên cứu

Tuổi trẻ chỉ trải qua một lần trong đời và không một ai muốn nó trảiqua một cách hối tiếc và vô nghĩa Tuổi trẻ là lúc chúng ta không ngại thửthách bản thân, tham gia các hoạt động ngoại khoá, thiện nguyện và làmnhững thứ mình thích “Nếu không có trải nghiệm thì tuổi trẻ không đáng mộtxu” Những hoạt động ngoại khoá như là ngày hội hiến máu, hội thao, mùa hèxanh và cả những chiến dịch thiện nguyện chúng ta đều nên tham gia một lầntrong quãng đường tuổi trẻ Nó là minh chứng cho một tuổi trẻ và sức trẻ nhiệthuyết, giàu trải nghiệm hoài bão.

Biết được tầm quan trọng của vấn đề tham gia hoạt động ngoại khoácủa các sinh viên theo học tại các trường Đại học hiện nay là vô cùng quantrọng Ngoài việc học trên lớp, để củng cố kiến thức về mặt lý thuyết thì việctham gia các hoạt động ngoại khoá của trường lớp sau giờ học sẽ giúp sinhviên gắn kết với nhau, giao tiếp với giảng viên một cách gần gũi tạo nên mộtcộng đồng thầy cô và trò vững mạnh trong trường Không chỉ vậy, việc thamgia hoạt động ngoại khoá còn giúp sinh viên học hỏi được nhiều kiến thức, kỹnăng mềm, tính sáng tạo và các kĩ năng khác của bản thân.

Vào năm tư đi thực tập hay sau khi tốt nghiệp, các công ty tuyển dụngngoài đòi hỏi kiến thức về chuyên môn thì họ còn chú trọng đến kỹ năng mềmvà những con người năng động, giao tiếp tốt, tích cực tham gia các hoạt độngngoại khoá sẽ là một điểm cộng Chính vì vậy, việc tham gia hoạt động ngoạikhoá không chỉ giúp mình có thêm kinh nghiệm và kỹ năng sống mà còn làhành trang giúp cho các sinh viên có thể chọn những công việc mình yêu thíchtrong tương lai.

Trang 4

Để đánh giá xem vấn đề tham gia các hoạt động ngoại khoá có chiềuhướng tăng hay giảm dần, nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của hoạtđộng ngoại khoá Nghiên cứu này muốn tìm hiểu về vấn đề vừa nêu tại trườngĐại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Từ kết quả nghiên cứu đề xuất một số giảipháp thiết thực để cải thiện chất lượng hoạt động ngoại khoá ngày một tốt hơn.

1.2 Câu hỏi nghiên cứu

Để bắt đầu chúng ta cần xác định câu hỏi nghiên cứu tránh hiện tượngvấn đề nghiên cứu không trả lời được câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi : Nhận thứccủa sinh viên đối với hoạt động ngoại khoá đang diễn ra ở mức độ nào tạitrường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.

1.3 Mục tiêu nghiên cứu:

 Thứ nhất, đánh giá nhận thức đối với hoạt động ngoại khoá của sinh viêntrường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

 Thứ hai, đi sâu và làm rõ thực trạng để tìm ra những ưu điểm và nhượcđiểm trong việc tham gia hoạt động ngoại khoá của sinh viên trường Đạihọc Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

 Thứ ba, từ nghiên cứu trên phân tích và đưa ra các giải pháp cụ thể và cầnthiết để sinh viên đề cao được tầm quan trọng đối với việc tham gia hoạtđộng ngoại khoá.

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề tham gia hoạt động ngoại khoá củasinh viên tại Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

- Phạm vi nghiên cứu : là sinh viên năm 1 tới năm thứ 4 tất cả các khoađang học tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.

Too long to read onyour phone? Save

to read later onyour computer

Save to a Studylist

Trang 5

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này sẽ sử dụng biểu mẫu Google Form để thực hiện cáccuộc phỏng vấn và khảo sát sinh viên Mẫu nghiên cứu dự kiến của đề tài là50 Sau khi hoàn thành việc thu nhập bảng câu hỏi, các bảng câu hỏi sẽ đượcxử lý bằng phần mềm Excel Nghiên cứu này sẽ sử dụng các phân tích thốngkê áp dụng cho các biến số định tính và biến số định lượng để giải quyết vấn

đề nghiên cứu.1.6 Đóng góp của đề tài

Từ kết quả của bài nghiên cứu trên sẽ giúp cho các bên liên quan từphía sinh viên, nhà trường và cả bên đoàn trường nhìn nhận được vấn đề cầngiải quyết như:

- Sinh viên: Từ bài nghiên cứu đưa ra các giải pháp chủ yếu để tuyêntruyền và đề cao tầm quan trọng của việc tham gia hoạt động ngoại khoá.

- Nhà trường: Nhận biết được thực trạng và nhận thức của sinh viên vềvấn đề hoạt động ngoại khoá từ đó đưa ra cách tổ chức phù hợp và có hiệuquả để nâng cao chất lượng và danh tiếng của trường.

- Đoàn trường : Kết quả nghiên cứu đề xuất một số giải pháp thiết thực,hiệu quả để cải tiến nội dung hoạt động ngoại khoá nhằm thu hút sinh viêntham gia.

1.7 Cấu trúc của đề tài

Đề tài này bao gồm 5 chương với cấu trúc như sau:Chương 1 Giới thiệu nghiên cứu

Chương 2 Phương pháp nghiên cứu

Trang 6

Chương 3 Cơ sở lý thuyết

Chương 4 Hoạt động ngoại khoá đối với sinh viênChương 5 Một số đề xuất

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 Chọn mẫu nghiên cứu

 Đối tượng thực hiện khảo sát gồm 50 bạn sinh viên Đại học kinh tế - Đạihọc Đà Nẵng Qua khảo sát ta sẽ đánh giá được vai trò của các hoạt độngngoại khóa đến với sinh viên một cách cụ thể, đồng thời cũng đánh giáđược nhận thức sinh viên đối với các hoạt động ngoại khóa Bên cạnh đócũng hỗ trợ giúp nhà trường, đoàn trường, CLB có thể nhìn nhận đánh giálại các khâu tổ chức và thực hiện cải tiến để giúp sinh viên cải thiện đượccác kĩ năng, hỗ trợ cho các công việc trong tương lai.

* Số lượng sinh viên tham gia được giới hạn nên các thông tin khảo sát chỉmang tính khách quan

Anh chị hiện đang là sinh viên khóa?

Trang 7

◯ Khóa 49K◯ Khóa 48K◯ Khóa 47K◯ Khóa 46K

Phần 2 Khảo sát về nhận thức hoạt động ngoại khóa của sinh viên Theo anh chị hoạt động ngoại khóa có quan trong hay không?

◯ Có ◯ Không

Anh/ chị có thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa hay không?

◯ Có ◯ Không

Mục đích lớn nhất khi tham gia hoạt động ngoại khóa của anh chị là gì?

◯ Cộng điểm rèn luyện/ điểm ngoại khóa ◯ Trau dồi/ học thêm các kỹ năng mềm ◯ Gặp gỡ, làm quen, tạo nhiều mối quan hệ ◯ Tăng cường sự tự tin

◯ Giảm căng thẳng sau giờ học

Anh chị thường biết đến các hoạt động ngoại khóa bằng cách nào?

◯ Thông báo trên các fanpage của trường/ của các CLB

Trang 8

◯ Bạn bè/ người quen gửi ◯ Bán cán sự lớp thông báo ◯Tự chủ động tìm hiểu

Anh/ chị thường tham gia các hoạt động ngoại khóa ở đâu?

◯ Sự kiện do trường tổ chức◯ Hoạt động do các CLB tổ chức ◯ Các sự kiện bên ngoài trường ◯ Tất cả

Anh/chị thường muốn tham gia hoạt động ngoại khóa theo hình thức nào?

◯ Hoạt động thiện nguyện ◯ Hoạt động thể thao/văn nghệ ◯ Hoạt động tổ chức/ lãnh đạo ◯ Các buổi giao lưu, tư vấn ◯ Các cuộc thi

◯ Tất cả

Anh chị có thể đàn bao nhiêu thời gian cho các hoạt động ngoại khóa?

◯ 1 - 2 buổi/ tuần ◯ 3 -4 buổi/ tuần ◯ 5 - 6 buổi/ tuần

Trang 9

◯ > 6 buổi/ tuần

Sau khi tham gia các hoạt động ngoại khóa anh/chị cảm thấy thế nào?

◯ Rất hài lòng ◯ Không hài lòng ◯ Bình thường

Khó khăn khi anh/ chị tham gia hoạt động ngoại khóa là gì?

◯ Không sắp xếp được thời gian

◯ Khó làm quen cùng với những người tham gia◯ Chưa cải thiện được tính rụt rè, thiếu năng nổ ◯ Sợ mình sẽ làm ảnh hưởng đến tập thể ◯ Không có khó khăn gì

Các hoạt động ngoại khóa ảnh hưởng đến anh/chị như thế nào?

◯ Tích cực (trau dồi thêm nhiều kĩ năng, kinh nghiệm, tạo thêm các mối quanhệ, giảm stress, )

◯ Tiêu cực (tốn nhiều thời thời gian, công sức ảnh hưởng xấu đến sức khỏe vàkết quả học tập)

◯ Không ảnh hưởng gì

Trong tương lai anh/ chị có muốn tiếp tục tham gia các hoạt động ngoạikhóa nữa không?

◯ Có

Trang 10

2.3.2 Phần mềm phân tích

 Sử dụng phần mềm Excel để nhập dữ liệu sau khi thu được từ thực hiệnkhảo sát sinh viên Sau đó, đưa vào các phần mềm SPSS để nhận địnhđược nhận thức của sinh viên đối với tham gia hoạt động ngoại khoá Từđó, có đánh giá một cách khách quan và rút ra những giải pháp thiết thựcđể cải thiện tình trạng.

2.4 Mô hình nghiên cứu

Trang 11

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3.1 Hoạt động ngoại khóa là gì?

 Hoạt động ngoại khóa là các hoạt động nằm ngoài chương trình học chínhkhóa, liên quan đến tất cả các hoạt động văn hóa - thể thao - giải trí - xãhội,… Đây là một trong những chương trình học sinh, sinh viên tựnguyện tham gia theo nhu cầu, khả năng của bản thân.

 Đối với sinh viên, hoạt động ngoại khóa đóng vai trò rất lớn không chỉtrong quá trình tham gia học tập tại giảng đường đại học mà còn sau khira trường Sinh viên tích cực tham gia hoạt động ngoại khóa sẽ có kỹnăng giao tiếp, làm việc nhóm và kiến thức xã hội tốt Đây là những kỹnăng quan trọng phục vụ cho công việc về sau Bên cạnh đó, các bạn cóthể có được nhiều mối quan hệ xã hội tốt, cơ hội việc làm tốt nhờ hoạtđộng ngoại khóa.

 Có 4 kiểu hoạt động ngoại khóa cụ thể bạn thường thấy nhất: Hoạt động thể thao/ văn nghệ

 Hoạt động thiện nguyện Hoạt động tổ chức/ lãnh đạo

 Thành tích các giải thưởng trong nước/ quốc tế

3.2 Các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa cho sinh viên

 Tùy vào từng hoạt động mà chương trình ngoại khóa sẽ được tổ chứctheo những hình thức khác nhau Có thể là do nhà trường, khoa, thầy côtổ chức hoặc cũng có thể do hội, nhóm sinh viên tổ chức Khi đã quen vớicác hoạt động ngoại khóa, trở nên tự tin hơn, bạn cũng có thể tự tổ chứchoạt động cho các bạn sinh viên khác tham gia Chỉ cần có nhu cầu chínhđáng và xin phép nhà trường, bạn sẽ được hỗ trợ tận tình.

3.2.1 Sự kiện trong và ngoài trường học

 Ở nhiều trường Đại học nói chung và trường Đại học Kinh tế - Đại họcĐà Nẵng nói riêng, ban giám hiệu cố gắng đa dạng hóa cách dành thời

Trang 12

gian của sinh viên trong trường bằng cách tổ chức nhiều loại sự kiện khácnhau, vừa mang tính giải trí vừa mang tính giáo dục Sự kiện trong hayngoài trường học đều tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội phát triển bảnthân, cải thiện các kỹ năng, đồng thời đây cũng là nơi để các sinh viên kếtnối, giao lưu và giải trí

 Ví dụ về một vài sự kiện thường được tổ chức trong trường Đại học Kinhtế - Đại học Đà Nẵng như là: tư vấn tuyển sinh, chào đón Tân sinh viên,hội thảo, giải thưởng học tập, các sự kiện gây quỹ hoặc dịch vụ cộngđồng,

3.2.2 Câu lạc bộ (CLB)

Một vài ví dụ về các CLB trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng:

- ĐỘI TIỀNPHONG: Hạnh

phúc là sẻ chia Sống là cho đâu chỉnhâ …n riêng mình”.Luôn là kim chỉnam hoạt đô …ng củaĐô …i Tiền Phong –Đội tình nguyện lớnnhất trực thuộcĐoàn trường Đại Học Kinh tế - ĐH Đà Nẵng Với tinh thầnTiền Phong – Tiên Phong, Đô …i luôn Tiên Phong trong cácchương trình tình nguyê …n, chung sức vì cộng đồng.

Trang 13

- CLB GUITAR: Được thành

lập vào ngày 18/03/2012, làsân chơi cho tất cả các bạn đammê tiếng đàn guitar, đam mê cahát, là ngôi nhà chung để cácbạn gặp gỡ giao lưu cũng nhưtham gia các chương trình doclb tổ chức Với khẩu hiệu"Kết nối đam mê", qua nhiềunăm hoạt động CLB đã để lại

nhiều ấn tượng sâu sắc, cùng với những chương trình âm nhạc hằng nămđược tổ chức với quy mô ngày càng chuyên nghiệp và mang tính nghệthuật cao.

- CLB KHỞI NGHIỆP KINH TẾ: CLB Khởi nghiệp kinh tế hoạt động dựatrên nền tảng lấy Kĩ năng và Kinh nghiệm việc làm của Sinh viên làm trungtâm Giúp các bạn Sinh viên phát huy tối đa kiến thức trên giảng đường vànhững Kĩ năng, Kinh nghiệm được học hỏi qua Câu lạc bộ để trở thànhnhững Doanh Nhân Tương Lai.

 Và nhiều câu lạc bộ khác nữa Việc tham gia các CLB sẽ giúp bạn tiếpxúc với nhiều người, từ đó học được những kỹ năng sống và kỹ năngmềm cũng như có cơ hội thực hành các kỹ năng như giao tiếp, quản lýthời gian, sắp xếp công việc, tự học tự làm, liên tục.

3.2.3 Các buổi giao lưu, tư vấn

Trang 14

 Các trường Đại học vẫn thường tổ chức các buổi giao lưu, tư vấn giữasinh viên các khóa, các ngành nhằm tạo cơ hội cho sinh viên khóa trướctruyền đạt, chia sẻ kinh nghiệm của bản thân tới Tân sinh viên để các emcó thể dần làm quen, thích nghi, hiểu rõ hơn về môi trường học tập ởĐại học

3.2.4 Hoạt động tình nguyện

 Tình nguyện, hướng đạo cũng là chủ đề được tổ chức phổ biến trong cácchương trình ngoại khóa của sinh viên, thường sẽ được tổ chức thành sựkiện, buổi giao lưu hay CLB Sinh viên sẽ có cơ hội giao tiếp với tậpthể, đồng thời thực hành và phát triển kỹ năng sống, kỹ năng mềm Vàlợi ích lớn nhất của việc tham gia các hoạt động này chính là nâng caonhận thức về trách nhiệm cá nhân đối với cộng đồng Trong hoạt độngtình nguyện, sinh viên không chỉ làm được việc tốt cho tập thể, giúp đỡngười khó khăn, người cần hỗ trợ, mà còn góp phần xây dựng một xãhội văn minh, giúp môi trường sống ngày càng tốt đẹp hơn.

3.2.5 Cuộc thi

 Bên cạnh việc tham gia CLB, chương trình thiện nguyện, workshop, thìcác trường Đại học thường tổ chức thêm các cuộc thi, vừa là sân chơivừa là nơi trau dồi kiến thức, kĩ năng cho sinh viên ngoài giờ học Tạocơ hội cho sinh viên bộc lộ năng khiếu, năng lực và kiểm nghiệm khảnăng trình độ của mình về một vấn đề nào đó, từ đó góp phần điều chỉnhnhận thức, hành vi của mình trong học tập, lao động và trong cuộc sốnghàng ngày Là diễn đàn để sinh viên bày tỏ quan điểm, nhận thức, tìnhcảm của mình về các vấn đề mà họ quan tâm Thông qua đó, các cấp,các ngành, các đoàn thể và toàn xã hội thấy rõ trách nhiệm của mìnhtrong công tác thanh niên.

Trang 15

CUỘC THI SINH VIÊN TÀI NĂNG THANH LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - MISS &MISTER DUE 2023

3.2.6 Thể thao

- Hoạt động thể thao ngoại khóa ở trường học là các hoạt động được tổchức nhằm giúp học sinh, sinh viên rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể lựcvà phát triển toàn diện thể chất lẫn tinh thần Tại các trường đại học, hoạtđộng này thường được tổ chức dưới các hình thức sau đây:

 Tự tập luyện: Các bạn sinh viên tự tập luyện thể dục thể thao theonhu cầu của mình, tự chơi những môn yêu thích Đây là hình thứcđược nhiều sinh viên lựa chọn vì không bó buộc thời gian, cườngđộ tập luyện cũng như có thể chơi đa dạng nhiều môn.

 Hoạt động CLB thể thao: Đây là hình thức phổ biến ở nhiều trườngđại học hiện nay Các bạn sinh viên khi tham gia sẽ được sinh hoạttập thể, tập luyện thể thao theo lịch của CLB và cùng nhau thamgia các giải đấu thể thao

 Hoạt động thi đấu: Tham gia vào các giải đấu cũng là một hìnhthức giúp các bạn sinh viên luyện tập thể dục, thể thao Không chỉluyện tập mỗi khi gần đến giải đấu, các bạn cần luyện tập chăm chỉ

Trang 16

và đều đặn nếu muốn đạt giải cao Một số giải đấu được nhiều sinhviên yêu thích tham gia như: Hội khỏe Phù Đổng, Giải Vovinamvô địch trẻ toàn quốc, Giải Thể thao sinh viên, Giải Bóng chuyềnsinh viên,…

CHƯƠNG 4: HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ĐỐI VỚI SINH VIÊN4.1 Nhận thức của sinh viên đối với hoạt động ngoại khóa

- Một số sinh viên xem hoạt động ngoại khóa là cơ hội để học hỏi, hay pháttriển kỹ năng như giao tiếp, lãnh đạo và teamwork Hay ngoại khóa làhoạt động để giải trí, thư giãn sau những giờ học căng thẳng Mở rộngmối quan hệ xã hội hay phát triển được niềm đam mê, sở thích của bảnthân.

- Tuy nhiên, một số sinh viên lại phân vân việc tham gia ngoại khóa, luôncó câu hỏi: “Hoạt động ngoại khóa có thật sự cần thiết cho công việc củabản thân trong tương lai hay không?” - “Hoạt động ngoại khóa có khiếnbản thân lơ là trong việc học, ảnh hưởng đến thành tích hay không?” … Ngoài ra, bản thân còn nhút nhát, ngại tiếp xúc môi trường mới, khiếnsinh viên có phần đắn đo về việc tham gia ngoại khóa.

4.2 Vai trò của hoạt động ngoại khóa:

- Hoạt động ngoại khoá sẽ tạo ra môi trường lành mạnh, hình thành lối sống tích cực Giúp sinh viên tiếp thu kiến thức, kỹ năng một cách chủ động Để hiểu rõ về bản thân, tự nhận thức tốt hơn Và có những định hướng đúng đắn với khả năng và nhu cầu trong tương lai.

- Một số điều tốt mà sinh viên có thể đạt được khi tham gia ngoại khóa: Các kỹ năng sống, kỹ năng mềm, tự tin, năng động, giao tiếp tốt hơn, tự nhận thức – khám phá năng lực, tố chất, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, chủ động tiếp thu kiến thức, tăng khả năng ghi nhớ, biết cách quan

Ngày đăng: 28/05/2024, 16:23

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN