(Tiểu luận) các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của sinhviên khoa đào tạo đặc biệt trường đại học mở tphcm sau khitốt nghiệp

35 1 0
(Tiểu luận) các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của sinhviên khoa đào tạo đặc biệt trường đại học mở tphcm sau khitốt nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

II.Mục tiêu nghiên cứu HƯƠNGMục tiêu của đề tài là xác định các yếu tố có tác động đến khả năng tìm được việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp.. Kết quả của đề tài sẽ là nền tảng cho

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TÌM VIỆC LÀM CỦA SINHVIÊN KHOA ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TPHCM SAU KHI

TỐT NGHIỆP

Môn: Phương pháp Nghiên cứu Khoa họcGiảng viên: Nguyễn Thị Thanh ThủyLớp:

Nhóm: 4

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 2

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI (TRÚC) 2

II MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU (HƯƠNG) 2

III CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (THẢO) 3

IV ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (KHANG) 3

1 Đối tượng 3

2.Phạm vi 3

V ĐÓNGGÓPCỦAĐỀTÀI (UYÊN) 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 5

I CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5

1 Các khái niệm 5

2 Các lý thuyết 8

II LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU (UYÊN) 12

III MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 15

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

I QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU (TRÚC) 19

II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (TRÚC) 19

III XÂY DỰNG THANG ĐO (UYÊN) 20

IV MẪU NGHIÊN CỨU 24

1 Quần thể (KHANG) 24

2 Kích thước mẫu (HƯƠNG) 24

3 Phương pháp chọn mẫu (HƯƠNG) 25

4 Công cụ xử lý dữ liệu (TRÚC) 25

TƯ LIỆU THAM KHẢO 27PHỤ LỤC 29

Trang 3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

Vào năm 2020, số lượng sinh viên tốt nghiệp có việc làm là 68% trong tổng số sinh viên tốt nghiệp Đây là một con số lớn, đáng tự hào của sinh viên Việt Nam, thế nhưng 32% còn lại cũng không hề nhỏ, chính nó đã trở thành vấn đề cấp bách, nóng hổi nhận được rất nhiều sự quan tâm từ báo chí, cộng đồng Gần đây, kiếm được công việc làm ưng ý là điều vô cùng khó khăn, do tình hình kinh tế khó khăn, nhu cầu tuyển dụng thấp, các bộ phận cơ quan nhà nước lại nâng cao yêu cầu lựa chọn công viên chức Chưa kể đến việc ngày càng mọc nhiều trường đại học tư nhân, đa dạng các ngành nghề, cầu ít nhưng cung lại nhiều Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 này, sinh viên lại ra trường ngay đúng mùa dịch này, tỷ lệ thất nghiệp còn cao hơn khiến sinh viên chỉ biết “khóc ròng” Mọi người đều biết chọn được việc làm tốt là điều không hề dễ dàng, đặc biệt trong tình hình học sinh, sinh viên chỉ được học những lý thuyết suông và ít được thực hành những kỹ năng mềm như giao tiếp, khả năng sử dụng tiếng Anh, làm việc nhóm,… - một trong các tiêu chí mà nhà tuyển dụng cân nhắc nhiều nhất sau này, nên khi sinh viên ra trường, dù cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp loại xuất sắc thì rớt phỏng vấn vẫn là chuyện bình thường Mỗi năm trôi qua lại có hàng nghìn sinh viên ra trường với nỗi âu lo như nhau là liệu mình có thể tìm được công việc như ý hay không Chưa hết, còn xuất hiện tình trạng sinh viên làm việc trái ngành, theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, sinh viên làm việc trái ngành chiếm tới 60%, làm việc trái ngành không những ảnh hưởng đến tài nguyên, thời gian đào tạo lại và sự nhàm chán, thiếu hứng thú trong công việc Phải chăng nguyên nhân chủ quan là do nhà trường không kết hợp được việc dạy lý thuyết với đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên

Theo điều tra cho thấy chỉ số có việc làm của sinh viên tốt nghiệp của khoa Đào tạo Đặc biệt trường đại học Mở TPHCM giảm từ 98,58% (2017) xuống còn 83,64% vào năm 2021, đây là dấu hiệu cho chỉ số có việc làm sẽ tiếp tục giảm sút và cũng như là lời cảnh báo cho nhà trường và sinh viên trong việc giảng dạy và học tập Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của sinh viên khoa Đào tạo Đặc biệt trường Đại học Mở TPHCM” mang tầm quan trọng mà ta phải thực hiện nghiên cứu, giúp giải quyết vấn mắc của sinh viên và thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển

2

Trang 4

II.Mục tiêu nghiên cứu (HƯƠNG)

Mục tiêu của đề tài là xác định các yếu tố có tác động đến khả năng tìm được việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp Kết quả của đề tài sẽ là nền tảng cho sinh viên có thể tập trung vào những yếu tố thiết thực giúp cải thiện khả năng cơ hội việc làm và nguồn dữ liệu cho các thành viên trong hội đồng các trường đại học có thể sử dụng để thay đổi và áp dụng các phương pháp, giáo trình giảng dạy hiệu quả hơn.

Mục tiêu nghiên cứu trong đề tài này tập trung vào 3 vấn đề sau:

Thứ nhất là, xem xét những sự khác nhau giữa những sinh viên tìm được việc làm và những sinh viên không tìm được việc làm

Thứ hai là, xác định những yếu tố chính có tác động lên khả năng tìm được việc làm của các bạn sinh viên đã tốt nghiệp

Thứ ba là, giải thích mối quan hệ tương quan của những yếu tố đó với khả năng tìm được việc làm và đưa ra kết luận có hay không sự tác động của các yếu tố đó lên khả năng tìm được việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Từ đó, sinh viên có thể tham khảo các yếu tố nền tảng có thể giúp tăng thêm cơ hội việc làm cho bản thân và các nhà chức trách đảm nhiệm vai trò giáo dục tại các trường đại học có thể xem xét và đưa ra hoặc thay đổi các biện pháp giảng dạy cũng như giáo trình có tính thực tế cao hơn.

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, nghiên cứu này tập trung trả lời các câu hỏi sau:  Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của sinh viên bao gồm những gì?  Trong quá trình tìm kiếm việc làm của sinh viên, yếu tố nào được chú trọng nhất?  Làm thế nào giúp sinh viên lựa chọn được việc làm trong tương lai để có những

định hướng và chuẩn bị phù hợp?

1 Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của sinh viên khoa Đào tạo Đặc biệt Trường Đại học Mở TPHCM sau khi tốt nghiệp

Too long to read onyour phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

Đối tượng khảo sát: Sinh viên khoa Đào tạo Đặc biệt Trường Đại học Mở TPHCM sau khi tốt nghiệp

2 Phạm vi

Không gian: Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn tại khoa Đào tạo Đặc biệt Trường Đại học Mở TPHCM

Thời gian: Bài nghiên cứu thực hiện trong 10 tháng, từ tháng 3/2022 đến tháng 12/2022

V Đóng góp của đề tài (UYÊN)

Bài nghiên cứu này sẽ tạo nên một cái nhìn tổng quan và đầy đủ nhất về những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của sinh viên trường Đại học Mở TPHCM Từ đó giúp sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên trường Đại học Mở TP.HCM nói riêng có cái nhìn rõ ràng hơn về thực trạng, xu thế lựa chọn công việc hiện nay, biết rõ được thế mạnh và những mặt hạn chế trong mắt nhà tuyển dụng cũng như những tác nhân khách quan có thể tác động tích cực hay tiêu cực đến quá trình tìm việc của sinh viên Dựa vào đó, sinh viên có được sự chuẩn bị kĩ càng hơn cho quá trình tìm kiếm công việc trong tương lai, có thể nhìn thấy và phát triển những ưu điểm mà bản thân đang có cũng như trang bị thêm hay cải thiện kịp thời những mặt còn thiếu sót Bên cạnh đó, từ dữ liệu đã thu thập, nhà trường có thể nắm bắt được tình hình để đề ra những phương pháp giảng dạy, đào tạo giúp tối ưu hoá khả năng có việc làm cũng như nâng cao kỹ năng, năng lực làm việc cho sinh viên hiện nay Và khi các biện pháp được áp dụng thành công, sinh viên tìm được công việc phù hợp với khả năng và sở thích, sinh viên sẽ tận dụng được triệt để năng lực của mình, từ đó năng suất công việc được đảm bảo, các doanh nghiệp ngày một vững mạnh góp phần lớn trong việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế quốc gia.

4

Trang 6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ

Theo Từ điển Giáo dục học: Sinh viên là người học của cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học Theo Luật Giáo dục đại học: Sinh viên là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, theo học chương trình đào tạo cao đẳng, chương trình đào tạo đại học

b) Sinh viên tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp là những sinh viên đã kết thúc khóa học hay khóa đào tạo tại các trường cao đẳng, đại học, được đào tạo, trang bị các kiến thức cần thiết về một kỹ năng hay một chuyên ngành nào đó và có thể đem những kiến thức đã được học phục vụ nuôi sống bản thân, gia đình và góp phần phát triển xã hội

c) Việc làm

Theo Điều 13, Bộ luật Lao động Việt Nam: “Mọi hoạt động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”.

Trên thực tế việc làm nêu trên được thể hiện dưới 3 hình thức:

- Làm công việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc hiện vật cho công việc - Làm công việc để thu lợi cho bản thân mà bản thân lại có quyền sử dụng hoặc

quyền sở hữu (một phần hay toàn bộ) tư liệu sản xuất để tiến hành công việc đó - Làm các công việc cho hộ gia đình mình nhưng không được trả thù lao dưới hình

thức tiền lương, tiền công cho công việc đó Bao gồm sản xuất nông nghiệp, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc một thành viên khác trong gia đình có quyền sử dụng, sở hữu hoặc quản lý.

Trang 7

Theo quan điểm của Mác: “Việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và những điều kiện cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ,…) để sử dụng sức lao động đó) Sức lao động do người lao động sở hữu Những điều kiện cần thiết như vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ,… có thể do người lao động có quyền sở hữu, sử dụng hay quản lý.

Theo quan điểm của Mác thì bất cứ tình huống nào xảy ra gây nên trạng thái mất cân bằng giữa sức lao động và điều kiện cần thiết để sử dụng sức lao động đó đều có thể dẫn tới sự thiếu việc làm hay mất việc làm.

Theo khái niệm được đưa ra trong từ điển Tiếng Việt: “Việc làm là công việc được giao cho làm và được trả công” [tr.1076] Khái niệm này tương đối rộng, tuy nhiên còn một thuật ngữ chưa mang tính phổ biến đó là mang tính chất công việc “được giao” Người lao động hoàn toàn có thể tự tạo ra việc làm để có thu nhập mà không cần phải ai giao việc cho.

Theo giáo trình Kinh tế Lao động của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội [tr.19], khái niệm việc làm được hiểu là: “Trạng thái phù hợp về mặt số lượng và chất lượng giữa tư liệu sản xuất với sức lao động để tạo ra hàng hóa theo nhu cầu của thị trường” Hiểu rộng ra có thể gọi việc làm là hoạt động có ích (sản xuất, dịch vụ, nghiên cứu, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật quản lý,….) tạo ra/có thu nhập.

Theo Đại từ điển Kinh tế thị trường: “Việc làm là hành vi của nhân viên, có năng lực lao động thông qua hình thức nhất định kết hợp với tư liệu sản xuất để được thù lao hoặc thu nhập kinh doanh”.

d) Lao động

Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tác động, biến đổi các vật chất tự nhiên thành những vật phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu sinh tồn của con người.

- Là yếu tố đầu tiên, cần thiết cho sự phát triển của một xã hội - Là yếu tố cơ bản quyết định trong quá trình sản xuất - Là yếu tố quyết định sự giàu có của một xã hội - Là một yếu tố giúp con người trở nên hoàn thiện hơn

e) Thị trường lao động

Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì: “Thị trường lao động là thị trường trong đó có các dịch vụ lao động được mua và bán thông qua quá trình để xác định mức độ có việc

6

Trang 8

làm của lao động, cũng như mức độ tiền công” Khái niệm này nhấn mạnh đến các dịch vụ lao động được xác định thông qua việc làm được trả công.

Các nhà khoa học Mỹ cho rằng: “Thị trường mà đảm bảo việc làm cho người lao động và kết hợp giải quyết trong lĩnh vực việc làm, thì được gọi là thị trường lao động” ; hoặc, “Thị trường - đó là một cơ chế, mà với sự trợ giúp của nó hệ số giữa người lao động và số lượng chỗ làm việc được điều tiết”.

Các nhà khoa học kinh tế Nga thì lại cho rằng: “Thị trường lao động được hiểu như một hệ thống quan hệ xã hội, những định mức và thể chế xã hội (trong đó có cả pháp luật), đảm bảo cho việc tái sản xuất, trao đổi và sử dụng lao động”; Hoặc: Hệ thống những quan hệ được hình thành trên cơ sở giá trị giữa những người sử dụng lao động (sở hữu tư liệu sản xuất) và những người làm thuê (sở hữu sức lao động) về vấn đề trước nhất là thoả mãn cầu lao động và vấn đề tiếp theo là làm thuê như nguồn phương tiện để tồn tại” Theo các nhà khoa học kinh tế Việt Nam khái niệm này còn đa dạng và phong phú hơn nhiều: “Thị trường lao động là toàn bộ các quan hệ lao động được xác lập trong lĩnh vực thuê mướn lao động (nó bao gồm các quan hệ lao động cơ bản nhất như thuê mướn và sa thải lao động, tiền lương và tiền công, bảo hiểm xã hội, tranh chấp lao động ), ở đó diễn ra sự trao đổi, thỏa thuận giữa một bên là người lao động tự do và một bên là người sử dụng lao động”.

Khái niệm “Thị trường lao động” mà nhà khoa học kinh tế Nga Kostin Leonit Alecxeevich đưa ra là tương đối đầy đủ: “Thị trường lao động - đó là một cơ chế hoạt động tương hỗ giữa người sử dụng lao động và người lao động trong một không gian kinh tế xác định, thể hiện những quan hệ kinh tế' và pháp lý giữa họ với nhau” Hay nói chi tiết hơn, thị trường lao động là tập hợp những quan hệ kinh tế, pháp lý, xuất hiện giữa người sở hữu sức lao động (người lao động) và người sử dụng nó (người thuê lao động) về vấn đề chỗ làm việc cụ thể, nơi và hàng hóa và dịch vụ sẽ được làm ra.

f) Kiến thức

Kiến thức là những dữ kiện, thông tin, sự mô tả, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm hay thông qua giáo dục, có nhiều cách để lĩnh hội được kiến thức khác nhau nhưng cùng chung mục đích là hiểu biết rộng hơn và phát triển hơn Kiến thức giúp con người trở nên thành công hơn, đạt được những mục đích và có vị trí trong xã hội Có thể nói rằng, càng có nhiều kiến thức thì sẽ càng thành công Kiến thức không chỉ là những vấn đề trong sách vở mà đó còn là kỹ năng sống, kinh nghiệm trong thực tế.

g) Kỹ năng (cứng, mềm)

Trang 9

Kỹ năng cứng thường được hiểu là những kiến thức và thực hành có tính chất kỹ thuật, chuyên môn nghề nghiệp

Kỹ năng mềm liên quan đến tính cách con người, không mang tính chuyên môn, được xem như khả năng hòa nhập, tương tác với xã hội, cộng đồng, tập thể Nói tóm lại, kỹ năng cứng chính là tập hợp các kỹ năng và khả năng để một người có thể hoàn thành một loại tác vụ nghề nghiệp chuyên môn, và thường được dạy tại các TRƯỜNG HỌC Các cấp học tại trường thường không dạy học sinh về kỹ năng mềm Kỹ năng mềm hình thành một phần do bẩm sinh, nhưng hầu hết là qua quá trình luyện tập, thực hành trong giao tiếp, tiếp xúc hằng ngày trong công việc và xã hội

Hay nói cách khác, nếu kỹ năng cứng thường được học tại TRƯỜNG HỌC thì kỹ năng mềm thường được học qua TRƯỜNG ĐỜI

Nếu kỹ năng cứng liên quan đến chỉ số IQ thì kỹ năng mềm gắn liền với chỉ số cảm xúc EQ.

h) Thái độ

Thái độ là một trạng thái cảm xúc được thể hiện thành hành vi của con người Thông qua các hành vi về mặt cử chỉ, lời nói, hành động,cử chỉ và nét mặt; họ thực hiện việc phát biểu, nhận xét và đánh giá, cũng như phản ứng với thế giới xung quanh.

Theo các nhà nghiên cứu về thái độ thái độ được cấu thành từ 3 thành phần là: Thành phần nhận thức, thành phần ảnh hưởng và thành phần về hành vi Cũng như các loại cảm xúc khác của con người thái độ có 2 loại và tích cực và tiêu cực.

2 CÁC LÝ THUYẾT

a) Lý thuyết về cung - cầu lao động (HƯƠNG)

Adam Smith, cha đẻ của học thuyết về kinh tế mới, là người đã định hình quy luật của cung và cầu và gọi nó như “một bàn tay vô hình” lèo lái từng nền kinh tế Cụ thể, “thuyết cung cầu định nghĩa về mối quan hệ giữa giá cả của một loại hàng hóa và mức sẵn lòng của người mua cũng như người bán mặt hàng này Nhìn chung khi giá tăng, nguồn cung sẽ có xu hướng tăng và nguồn cầu sẽ có xu hướng giảm và ngược lại khi giá giảm Trong thực tế, mức sẵn lòng bán của nguồn cung và sẵn lòng mua của nguồn cầu của một loại hàng hóa sẽ quyết định điểm cân bằng giá trong thị trường hoặc còn gọi là giá cả khi lượng cầu đúng bằng lượng cung.” (Jason Fernando, Law of Supply and Demand Definition).

8

Trang 10

Đối với thị trường lao động, hàng hóa sẽ là sức lao động; nguồn cung sẽ là người lao động; nguồn cầu sẽ là người thuê lao động; mức sẵn lòng bán sẽ là mức lương mà người lao động mong muốn được trả cho việc làm của mình; và mức sẵn lòng mua sẽ là mức phí mà người thuê lao động muốn chi trả cho các nhân công được thuê Lượng người lao động và lượng người thuê lao động sẽ là yếu tố quyết định điểm cân bằng trong thị trường lao động.

i)Lý thuyết về lựa chọn việc làm (UYÊN)

Lý thuyết kinh tế cổ điển về lựa chọn việc làm của Knight (1933) và Schumpeter (1934) cho thấy các yếu tố ảnh hưởng lựa chọn việc làm dựa trên mức độ thoả dụng về kinh tế của người lao động Lý thuyết “career" của Knight (1933) cho rằng người lao động sẽ lựa chọn công việc cho bản thân dựa vào kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với công việc mà họ đang làm Lúc này, người lao động quan tâm đến sự thuận lợi của loại hình công việc này như: tính linh hoạt về thời gian làm việc, có khả năng tự chủ động, sáng tạo, tự chủ trong các tình huống Schumpeter (1934) với lí thuyết “default" cho thấy những khía cạnh khác của những người lựa chọn làm chủ Đó là do những người này có những hạn chế về ngoại hình, thiếu các mối quan hệ hay không tiếp cận được cơ hội việc làm như: không biết chữ, chưa qua đào tạo nghề, không có bằng cấp, tiền lương thấp, thiếu chế độ đãi ngộ, thất nghiệp Tóm lại Knight và Schumpeter cho rằng người lao động bị hấp dẫn bởi một công việc vì kiến thức và kỹ năng bản thân phù hợp với việc làm đó Bên cạnh đó họ cũng quan tâm đến lợi ích về lương thưởng, lợi ích về tài chính và phúc lợi mà công việc đó mang lại.

Theo cách lí giải của Light (1979) và Alleman (1998), người lao động được phân chia thành hai nhóm: nhóm chi phí cơ hội thấp và nhóm chi phí cơ hội cao Hai nhóm này có sự ảnh hưởng đến quyết định công việc của người lao động Các nhân tố tạo nên chi phí cơ hội này được Light và Alleman chia làm 2 nhóm:

Nhóm nhân tố bất lợi (tạo nên chi phí cơ hội thấp): bao gồm nhân tố bất lợi trên thị trường lao động như nghèo, thất nghiệp, bị phân biệt đối xử, đô thị hóa quá mức, mức thu nhập trên thị trường thấp, là người nhập cư, là phụ nữ hoặc thanh niên còn trẻ chưa có kinh nghiệm Nhân tố bất lợi về vốn con người như: trình độ học vấn và chuyên môn thấp, không có kinh nghiệm làm việc, chưa qua đào tạo.

Nhóm nhân tố thuận lợi (tạo nên chi phí cơ hội cao): trình độ học vấn và tay nghề cao, trình độ quản lý đã được rèn luyện tích luỹ qua thời gian, nhiều kinh nghiệm trong công việc, nghề truyền thống gia đình để lại, các mối quan hệ sẵn có,

Trang 11

Các yếu tố mang tính chất lợi thế tạo nên chi phí cơ hội cao được sử dụng trong nghiên cứu này được đại diện bởi trình độ học vấn Bên cạnh đó các yếu tố mang tính chất bất lợi tạo nên chi phí cơ hội thấp đại diện bởi biến di cư và giới tính.

j) Các lý thuyết của lý thuyết về khả năng tuyển dụng củaYorke và Knight (2004) (Theories Of The Theory OfEmployability By Yorke And Knight) (TRÚC)

Theo Mantz Yorke và Peter Knight, Employability (Khả năng được tuyển dụng) là “một tập hợp các thành tích - kỹ năng, hiểu biết và thuộc tính cá nhân - giúp các cá nhân có nhiều khả năng kiếm được việc làm và thành công trong nghề nghiệp đã chọn, mang lại lợi ích cho bản thân, lực lượng lao động, cộng đồng và nền kinh tế”, cho thấy điều quan trong quyết định khả năng có được tuyển dụng hay không phụ thuộc vào việc sinh viên có thành thạo với các loại kỹ năng mà nhà tuyển dụng yêu cầu

Tuy nhiên, Knight và Yorke (2004) cũng giải thích rằng khả năng tuyển dụng nên được xem xét theo ngữ cảnh và khả năng có được việc làm của một cá nhân để có được việc làm dựa trên các yếu tố môi trường, cũng như là đặc điểm cá nhân Nói một cách đơn giản, bằng cách tạo ra một nguồn cung cấp lớn nhân viên tiềm năng được giáo dục tốt, giáo dục đại học của Hoa Kỳ có thể đã bão hòa thị trường việc làm một cách hiệu quả so với những nhân viên có trình độ học vấn mà nền kinh tế Hoa Kỳ không thể hỗ trợ thông qua việc làm Ở đây, “cung không có cầu sẽ không thúc đẩy các nền kinh tế” (Knight & Yorke, 2004) Lý thuyết ban đầu của Astin (1984, 1999) về sự tham gia của sinh viên cho rằng việc làm của sinh viên có ảnh hưởng tích cực đến sự cải thiện kết quả học tập và sự phát triển của sinh viên, đây là một bản thảo tóm tắt của mô hình USEM về khả năng tuyển dụng và gồm bốn phần chính:

10

Trang 12

- Understanding (sự hiểu biết) được ưu tiên là về “kiến thức” vì ở đây các sinh viên muốn nộp đơn vào một công việc nào thì ít nhất phải ‘hiểu’ về nó, cũng như bao gồm các kỹ năng cần thiết trong công việc đó

- Skills (kỹ năng, bao gồm các kỹ năng cốt lõi) được hiểu là “thực hành có kỹ năng” hay “thực hành khéo léo” về việc nhận thức và khả năng đáp ứng với bối cảnh Theo Yorke và Knight (2004) kỹ năng đã được phát triển và ứng dụng trong trường học, nhưng nhân viên sinh viên vẫn còn mắc sai lầm và trì hoãn công việc đến khi có lực lượng nhân viên lớn hơn can thiệp, vậy nên sinh viên nên được trang bị các kỹ năng trước khi ra trường để không phải mắc những sai lầm tai hại - Efficacy beliefs (niềm tin về tính hiệu quả) cho thấy sự tự tin và hình tượng của

bản thân tại nơi làm việc Hiệu quả của nó đánh giá sự tự tin của một người rằng họ có thể ảnh hưởng hoặc tác động đến các tình huống và sự kiện và được phân chia thành các khía cạnh của tính cách cá nhân (Knight & Yorke, 2004) Khi được tham gia vào một môi trường năng động và hàng loạt các sự kiện diễn ra hằng ngày thì sự tự tin của con người sẽ dần được cải thiện, giải quyết nhiều vấn đề cốt lõi và nâng cao khả năng học hỏi của sinh viên.

- Metacognition (siêu nhận thức) là khả năng và khả năng phát triển thêm của con người Sinh viên được học hỏi nhiều điều tại trường, và siêu nhận thức sẽ là trọng

Trang 13

điểm đối với sinh viên sau khi chuyển đổi môi trường làm việc, liệu sinh viên có sẵn sàng học hỏi thêm không cũng như đánh giá lại cái mà họ đã biết.

Tóm lại, mô hình USEM của Peter Knight và Mantz Yorke (2004) đã đưa ra một suy nghĩ về đưa các khả năng tuyển dụng vào chương trình học và chỉ rõ nhu cầu của sinh viên, nhà tuyển dụng Nó cũng cho thấy những điểm thiếu sót trong công tác giảng dạy và truyền đạt kiến thức đến thế hệ trẻ, đồng thời thúc đẩy tìm biện pháp để cải thiện kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm cho sinh viên trước khi chuyển giao cho môi trường làm việc khác.

VI LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU (UYÊN)

Với thực trạng tìm kiếm việc làm hiện nay, nguy cơ gia tăng tỉ lệ tốt nghiệp đã và đang trở thành mối lo ngại cho bản thân người lao động cũng như nền kinh tế- chính trị- xã hội Chính vì thế, vấn đề này trở nên cấp thiết và ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận Do đó, nhiều dự án nghiên cứu đã được triển khai để khai thác rõ về vấn đề tìm kiếm việc làm, đặc biệt là các bài nghiên cứu về năng lực tìm kiếm việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp nhằm nắm rõ thực trạng, các yếu tố tác động, làm cơ sở cho các biện pháp giải quyết mới đúng đắn, thiết thực và kịp thời.

2.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Nghiên cứu của D.G.M.S.Jayasingha và S.M.B.L.Suraweera đến từ trường đại học Rajaratta tại Sri Lanka: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tuyển dụng của sinh viên tốt nghiệp tại Trường đại học Rajarata ở Sri Lanka" (An Analysis of the Factors Affecting the Graduates' Employability In Case Of Rajarata University of Sri Lanka)

Nhóm nghiên cứu đưa ra 7 yếu tố tác động đến khả năng tìm việc làm của sinh tốt nghiệp bao gồm: giới tính, xếp loại tốt nghiệp, trình độ chuyên môn, trình độ tiếng Anh, kĩ năng công nghệ thông tin, đào tạo và kinh nghiệm, kĩ năng mềm Kết quả cho thấy yếu tố giới tính, trình độ chuyên môn, trình độ tiếng Anh, đào tạo và kinh nghiệm, kỹ năng mềm có sự tác động mạnh mẽ nhất Trong khi đó, những yếu tố như xếp loại tốt nghiệp và kỹ năng công nghệ lại không có sức ảnh hưởng đáng kể tới khả năng tuyển dụng của sinh viên tốt nghiệp Bài nghiên cứu còn chỉ ra thực trạng hiện nay khi hầu hết các sinh viên tốt nghiệp tham gia khảo sát đều gặp phải vấn đề về trình độ tiếng Anh trong quá trình tìm kiếm và ứng tuyển việc làm (Jayasingha & Suraweera, 2020) Từ đó, bài nghiên cứu đưa ra những biện pháp thay đổi hướng đi và cách giáo dục hiện tại của trường đại học, nhấn mạnh việc cải thiện trình độ tiếng anh, các kỹ năng mềm cũng như cho sinh viên có thời gian trải nghiệm công (Abd Majid et al., 2020)việc thực tế trước khi ra trường

Nghiên cứu của Mohamad Zuber Abd Majid, Muhammad Hussin, Muhammad Helmi Norman, Saraswathy Kasavan: “Kỹ năng làm việc của sinh viên Học viện

12

Trang 14

Giáo dục Đại học Công lập ở Malaysia” (The employability skills among students of Public Higher Education Institution in Malaysia)

Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm kiểm tra sự khác biệt về kĩ năng làm việc dựa trên khía cạnh nhân khẩu học (bao gồm: giới tính, vị trí, nền giáo dục từ cha mẹ,) Thêm vào đó, bài nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tuyển dụng của sinh viên tốt nghiệp tại như sự nhẫn nại, quản lí thời gian, kinh nghiệm nghiên cứu và các hoạt động liên quan trong trường

Nhóm nghiên cứu sử dụng phân tích thống kê của các nghiên cứu suy luận (Statistical analysis of inferential studies) được điều chỉnh, trong đó thử nghiệm t được sử dụng để kiểm tra sự khác biệt về kĩ năng làm việc dựa trên khía cạnh nhân khẩu học Kết quả cho thấy trong các yếu tố thuộc nhân khẩu học, vị trí nơi ở là yếu tố có tác động lớn nhất đến khả năng tuyển dụng của sinh viên tốt nghiệp Một lí do hợp lí để diễn giải kết quả này là do “các sinh viên đến từ các đô thị, thành phố có kinh nghiệm tận hưởng các nguồn lực khác nhau, có cấu trúc quản trị khác nhau và được cung cấp môi trường học tập đa dạng từ thành phố hơn các sinh viên đến từ khu vực nông thôn.” (Abd Majid et al., 2020) Kết quả này phản ánh kết quả của Blunt và Richards (1998), Syed Kamarudin (2016) và Syed Kamarudin et al (2017) khi cùng phát hiện ra rằng vị trí dân cư sẽ ảnh hưởng đến các cá nhân về giá trị và khả năng mong muốn, điều này có ảnh hưởng nhất định đến kĩ năng làm việc của sinh viên.

Trong khi đó nhóm nghiên cứu kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tuyển dụng bằng phân tích hồi quy đa biến (Multiple regression) Kết quả của bài nghiên cứu được cho là đồng nhất với bài nghiên cứu của Syed Kamarudin (2016) khi sự nhẫn nại được cho là yếu tố đóng góp chính vào trình độ của sinh viên tốt nghiệp ở Malaysia tại Viện Giáo dục Đại học (IPT) Phát hiện này giải thích các khía cạnh của tính nhẫn nại như khả năng chịu áp lực, sức bền thể chất, khả năng thích ứng, chấp nhận rủi ro, sự nhiệt tình, có động lực cao và sự sẵn sàng làm việc chăm chỉ để chạm đến thành công Quan điểm này cũng được ủng hộ bởi lý thuyết sức bền được tiên phong bởi Richardson (2002) khi cho rằng độ bền bỉ nhấn mạnh các khía cạnh của sức mạnh bên trong con người, do cá nhân sở hữu trong việc định hình tính cách, giá trị và sức mạnh của công việc Tiếp theo đó, quản lí thời gian là yếu tố có tác động lớn thứ 2, phát hiện này góp phần ủng hộ bài nghiên cứu được thực hiện bởi Olowookere et al (2015) với sự khẳng định về mối quan hệ ý nghĩa và tích cực giữa đào tạo quản lý thời gian và phát triển nhân cách, quyết định đến thành tích học tập của sinh viên tốt nghiệp bằng đại học ở Nigeria Điều đó có nghĩa là những sinh viên thể hiện quản lý thời gian tốt sẽ được coi là những sinh viên có kỷ luật tốt và có kế hoạch tốt hơn trong mọi việc họ làm Bài nghiên cứu này đưa ra cả các yếu tố khách quan (các yếu tố thuộc nhân khẩu học) và yếu tố chủ quan (sự nhẫn nại, quản lí thời gian, kinh nghiệm nghiên cứu và các hoạt động liên quan) có tác động đến khả năng

Trang 15

tuyển dụng của sinh viên tốt nghiệp, giúp vấn đề được nhìn nhận một cách bao quát, tổng thể hơn, từ có các biện pháp đưa ra cũng rõ ràng, hiệu quả và mang tính thực tiễn hơn.

Nghiên cứu của Mohammad Imtiaz Hossain, Kalai Selvi A/P Yagamaran, Tanzila Afrin, Nasimuzzaman Limon, Md Nasiruzzaman, Asif Mahbub Karim: “Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp ở sinh viên mới tốt nghiệp: Một nghiên cứu thực tế ở Thung lũng Klang, Malaysia” (Factors Influencing Unemployment among Fresh Graduates: A Case Study in Klang Valley, Malaysia)

Bài nghiên cứu chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến sự thất nghiệp Từ bài nghiên cứu này ta có thể suy ra chúng có sự ảnh hưởng nhất định đến quá trình tìm và ứng tuyển việc làm của sinh viên Có 4 yếu tố được đưa ra: Trình độ học vấn, kỹ năng đại học, kỹ năng làm việc, tính phù hợp của công việc Kết quả phân tích cho thấy: sự thay đổi trình độ học vấn không mang đến sự thay đổi đáng kể tình trạng thất nghiệp của sinh viên, còn sự thay đổi của 3 yếu tố còn lại: kỹ năng đại học (cùng nghĩa với kỹ năng mềm ở Việt Nam), kỹ năng làm việc và tính phù hợp của công việc có tác động lớn đến tình trạng thất nghiệp của sinh viên (Hossain et al., 2018) Từ đó, có thể suy ra sức ảnh hưởng của 3 yếu tố trên và có được những biện pháp tập trung và cải thiện chúng theo hướng tích cực nhằm giảm thiểu tình trạng tốt nghiệp cũng như tăng khả năng có việc làm cho sinh viên tốt nghiệp.

2.1.2 Nghiên cứu trong nước

Bài nghiên cứu của Lê Phương Lan, Chu Thị Mai Phương, Nguyễn Thị Khánh Trinh: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng có việc làm của sinh viên đạihọc ngoại thương sau khi tốt nghiệp”

Trong bài nghiên cứu này, thông qua mô hình hồi quy xác suất, nhóm nghiên cứu đã ra kết luận:

“Thứ nhất, các yếu tố như điểm đầu vào, điểm tốt nghiệp và điểm tiếng anh, tham gia hoạt động ngoại khóa, làm thêm trước khi tốt nghiệp, tham gia các khóa học kỹ năng mềm và xếp loại bằng tốt nghiệp của sinh viên đều giải thích cho xác suất có việc của sinh viên sau khi ra trường.

Thứ hai, các yếu tố điểm đầu vào, điểm tốt nghiệp và điểm tiếng anh, xếp loại bằng tốt nghiệp có tác động tích cực tới xác suất có việc làm của sinh viên sau khi ra trường Các điểm này càng cao thì xác suất có việc sau khi ra trường của sinh viên càng cao Thứ ba, những viên có tham gia hoạt động ngoại khóa, làm thêm trước khi tốt nghiệp, tham gia các khóa học kỹ năng mềm thì xác suất có việc làm sau khi tốt nghiệp sẽ cao hơn những sinh viên khác.” (Lê Phương Lan et al., n.d.)

14

Trang 16

Bài nghiên cứu này chỉ ra khá đầy đủ và chi tiết các yếu tố tác động Nghiên cứu này có giá trị rất lớn với bản thân các sinh viên trước khi tốt nghiệp, giúp các bạn nhìn nhận rõ những điều cần được rèn luyện để có sự chuẩn bị tốt nhất có thể cho quá trình ứng tuyển công việc sau khi ra trường.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Đoàn Thị Hồng Nga: “Các yếu tố tác động đến việc được tuyển dụng của sinh viên ngành Tài chính - Kế toán Trường đại học Văn Lang"

Bài nghiên cứu dựa trên mô hình lý thuyết và các bài nghiên cứu của Staff (2011), Nguyễn Thị Hóa và cộng sự (2014) và Huỳnh Lê Uyên Minh và cộng sự (2015) Bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Binary Logistic bao gồm 5 biến độc lập: kiến thức, khả năng đáp ứng, kỹ năng mềm, vốn xã hội và nhân khẩu học Kết quả phân tích cho thấy cả 4 yếu tố: kiến thức, khả năng đáp ứng, kỹ năng mềm và vốn xã hội đều có ý nghĩa quyết định đến việc được tuyển dụng của sinh viên, Cụ thể vốn xã hội có tác động lớn nhất, tiếp đó là kiến thức, sau đó là kỹ năng mềm và cuối cùng là khả năng đáp ứng Kết quả đưa ra là động lực thúc đẩy sinh viên cũng như nhà trường quan tâm đến tất cả các nhân tố trên trong công tác chuẩn bị trong quá trình tìm kiếm việc làm Cần có sự chuẩn bị kĩ càng về vốn xã hội bởi thực tế chỉ ra những sinh viên có mạng lưới quan hệ rô •ng, có sự hỗ trợ bởi gia đình thì quá trình tìm kiếm và ứng tuyển công việc trở nên dễ dàng hơn (Nguyễn Thị Ngọc Diệp & Đoàn Thị Hồng Nga, n.d.) Song song đó cần trau dồi kiến thức, kỹ năng mềm, khả năng đáp ứng để hiệu quả tuyển dụng được nâng cao hơn Các bài nghiên cứu này mang ý nghĩa lớn không chỉ cho công tác chuẩn bị của sinh viên về quá trình tìm việc làm mà còn giúp giảng viên các trường Đại học có những phương pháp giảng dạy mới và phù hợp hơn để đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng đối với những người lao động tương lai.

 Yếu tố kết quả học tập ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của sinhviên khoa Đào tạo Đặc biệt Đại học Mở TPHCM sau khi tốt nghiệp

Kết quả học tập thường được biểu thị thông qua điểm trung bình (GPA) hoặc điểm trung bình tích lũy (CGPA) được đo bằng các chỉ số học tập khác nhau như hiệu suất trong lớp học, bài tập, kỹ năng thuyết trình và kết quả kỳ thi Nhiều học giả đã xác định mối liên hệ tích cực giữa kết quả học tập và khả năng tìm việc làm của sinh viên Mô •t bài nghiên cứu đã đưa ra nhận định rằng sinh viên cử nhân Kinh doanh Quốc tế với kết quả tốt nghiệp xếp loại Giỏi và Xuất sắc có khả năng tìm được việc làm cao hơn sinh viên tốt nghiệp loại Khá và Trung bình (Phan Ngọc Khuyên & Nguyễn Huy Hoàng, 2016) Có thể khẳng

Trang 17

định: xếp loại tốt nghiệp ảnh hưởng đến tỉ lệ việc làm theo khuynh hướng kết quả tốt nghiệp càng cao thì cơ hội có việc làm càng tăng (Võ Văn Tài & Đào Thị Huyền, 2016) Bài nghiên cứu của Fenta và cô •ng sự cũng xác định rằng khả năng làm việc ban đầu của sinh viên tốt nghiệp có mối quan hệ tích cực với CGPA, lĩnh vực nghiên cứu và thực tập (Fenta và cộng sự, 2019)

Giả thuyết H1: Yếu tố kết quả học tập có ảnh hưởng tích cực đến khả năng tìm việc làm

của sinh viên khoa Đào tạo Đặc biệt Đại học Mở TPHCM sau khi tốt nghiệp

 Yếu tố trình độ ngoại ngữ ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm củasinh viên khoa Đào tạo Đặc biệt Đại học Mở TPHCM sau khi tốtnghiệp

Trong xu thế hội nhập ngày nay, các tổ chức, công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài luôn yêu cầu người lao động có trình độ ngoại ngữ nhất định nhằm đáp ứng yêu cầu của công việc Trình độ ngoại ngữ càng cao sẽ càng là lợi thế để tìm được việc làm của sinh viên (Nguyễn Trung Tiến và cộng sự, 2019) Để có năng lực trong thế giới nghề nghiệp, con người nên nắm bắt tốt các kỹ năng tiếng Anh Ngoài ra, trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay, mọi người ngày càng thường xuyên phải tiếp xúc và giao tiếp bằng các ngôn ngữ khác nhau (Grenier, 2015) Bên cạnh đó, việc thành thạo tiếng Anh có thể giúp ứng viên gây ấn tượng ban đầu tốt, có cơ hội để được vị trí mà ứng viên đang ứng tuyển và rất cần thiết để duy trì được việc làm (Pandey và cộng sự, 2014).

Giả thuyết H2: Trình độ ngoại ngữ có ảnh hưởng tích cực đến khả năng tìm việc làm của

sinh viên khoa Đào tạo Đặc biệt Đại học Mở TPHCM sau khi tốt nghiệp

 Yếu tố kỹ năng cứng ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của sinhviên khoa Đào tạo Đặc biệt Đại học Mở TPHCM sau khi tốt nghiệp

Có thể nói kỹ năng cứng chính là tiền đề để xây dựng và duy trì công việc, tạo ra nguồn thu nhập đảm bảo cuộc sống Kỹ năng cứng được tích lũy qua các môn từ tiểu học đến đại học và nâng cao kỹ năng cứng bằng cách trải nghiệm thực tế nhiều Kỹ năng cứng là yếu tố rất quan trọng có tác động đến khả năng lập tìm được việc làm của sinh viên Kiến thức dễ dàng được đánh giá và đo lường qua điểm số, được kiểm chứng bởi bằng cấp và quá trình đào tạo (Nguyễn Thị Ngọc Diệp & Đoàn Thị Hồng Nga, n.d.) Nghiên cứu đã chỉ ra rằng kỹ năng chuyên môn, kiến thức, khả năng lập kế hoạch là các yếu tố quan trọng trong nhu cầu của nhà tuyển dụng đối với nhân viên (Kantane et al., 2015) Do đó,

16

Ngày đăng: 14/04/2024, 11:29

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan