THẢO LUẬN...21TÀI LIỆU THAM KHẢO...23DANH MỤC HÌNH ẢNHHình 1: Hai quan niệm thay thế về mối kết hợp giữa AI và Ed Sjưdén, 2015...8Hình 2: Mơ hình nghiên cứu...12DANH MỤC BẢNG BIỂU Table
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG CÔNG CỤ CHATBOT TRONG QUÁ TRÌNH TỰ HỌC NGOẠI NGỮ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
TP Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
TÓM TẮT 3
1 PHẦN MỞ ĐẦU 4
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 4
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 5
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 5
1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 6
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 6
1.6 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 6
1.7 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 6
2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 7
2.1 TRÍ TUỆ NHÂN TẠO 7
2.2 TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG GIÁO DỤC 7
2.3 CÔNG CỤ CHATBOT 8
2.4 CÔNG CỤ CHATBOT VÀ VIỆC HỌC NGOẠI NGỮ 9
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
3.1 TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU 11
3.2 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 11
3.3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 11
3.4 ĐƠN VỊ NGHIÊN CỨU 12
3.5 CÔNG CỤ THU THẬP THÔNG TIN 13
3.6 QUY TRÌNH THU THẬP DỮ LIỆU 13
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 13
4.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 13
4.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÔNG CỤ CHATBOTS ĐỂ TỰ HỌC NGOẠI NGỮ CỦA SINH VIÊN 14
4.3 XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU .16
Trang 34.4 PHÂN TÍCH ĐỘ TƯƠNG QUAN VÀ VIẾT PHƯƠNG TRÌNH HỒI QUY
18
5 KẾT LUẬN VÀ THẢO LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU 20
5.1 KẾT LUẬN 20
5.2 THẢO LUẬN 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1: Hai quan niệm thay thế về mối kết hợp giữa AI và Ed (Sjödén, 2015) 8
Hình 2: Mô hình nghiên cứu 12
DANH MỤC BẢNG BIỂU Table 1: Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 14
Table 2: Mục đích sử dụng công cụ Chatbot 15
Table 3: Ứng dụng công cụ Chatbot vào các kỹ năng 15
Table 4: Trải nghiệm công cụ Chatbot khi tự học Ngoại ngữ 16
Table 5: Mức độ hài lòng khi sử dụng công cụ Chatbot tự học Ngoại ngữ 16
Table 6: Mức độ không hài lòng khi sử dụng công cụ Chatbot tự học Ngoại ngữ 17 Table 7: Mức độ hữu ích khi sử dụng công cụ Chatbot tự học Ngoại ngữ 17
Table 8: Tác động khi sử dụng công cụ Chatbot đến khả năng Ngoại ngữ 18
Table 9: Mức độ tương quan của các biến 18
Table 10: Hệ số của mô hình hồi quy 19
Table 11: Kết quả của mô hình hồi quy 20
Trang 4có ảnh hưởng tích cực đến ý thức học tập của sinh viên, giúp khuyến khích học viên trởnên chủ động hơn trong việc học Ngoại ngữ Từ báo cáo này, chúng ta có thể thấy rõviệc sử dụng công cụ ChatBot giúp học viên tiếp cận kiến thức Ngoại ngữ nhanh chóng,thuận tiện và dễ dàng hơn Tuy nhiên, điều quan trọng là người học phải sử dụng công
cụ một cách đúng đắn và có kế hoạch học tập hợp lý để đạt được hiệu quả cao nhất Vớimong muốn chia sẻ những kiến thức bổ ích nhằm hỗ trợ cho những sinh viên quan tâmđến việc tự học Ngoại ngữ nói chung và sinh viên trường Đại học Ngân Hàng Thànhphố Hồ Chí Minh nói riêng có thể học tốt các ngôn ngữ mà mình muốn
Từ khóa: Trí tuệ nhân tạo (AI), tự học ngoại ngữ, công cụ ChatBot.
Trang 51 PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong bối cảnh phát triển và hội nhập quốc tế, cùng với sự bùng nổ của cuộc cáchmạng công nghiệp 4.0, các tiến bộ công nghệ đã mở ra nhiều cánh cửa mới cho các lĩnhvực khác nhau Nhân cơ hội đó, Việt Nam đã xác định tập trung vào việc phát triển côngnghệ Trí tuệ nhân tạo (AI), bởi nó được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt
là góp phần đẩy mạnh sự cải tiến và phát triển trong lĩnh vực giáo dục Loeckx (2016)cho rằng AI có thể là một công cụ hỗ trợ học tập hiệu quả giúp giảm bớt gánh nặng cho
cả giảng viên và sinh viên, đồng thời mang lại trải nghiệm học tập hiệu quả cho sinhviên Và việc tích hợp Trí tuệ nhân tạo vào giáo dục và học tập đã không còn xa lạ ởnhiều nơi trên thế giới và trở thành một xu hướng phát triển rất vượt bậc Công cụChatBot là một trong những công nghệ AI đang được sử dụng phổ biến để hỗ trợ hoạtđộng dạy và học (Okonkwo và Ade-Ibijola, 2020) Công cụ ChatBot đang ngày càngđược sử dụng nhiều hơn để cải thiện sự tương tác của sinh viên trong thế giới công nghệhiện nay, nơi giao tiếp và nhiều hoạt động khác phụ thuộc nhiều vào nền tảng trựctuyến
ChatBot là một chương trình phần mềm dựa trên Trí tuệ nhân tạo (AI) có khảnăng mô phỏng cuộc trò chuyện với người dùng bằng ngôn ngữ tự nhiên thông qua nềntảng nhắn tin, ứng dụng điện thoại và trang web (Ranoliya, Raghuwanshi và Singh,2017; Shevat, 2017) Người dùng tương tác với ChatBot có giao diện người dùng đàmthoại (CUI), cho phép người dùng tương tác với bot Điều này có nghĩa là người dùngkhông phải tải xuống bất kỳ ứng dụng nào trên thiết bị của họ hoặc khởi chạy bất kỳứng dụng cụ thể nào (Gentsch, 2019) Giao diện người dùng đàm thoại (CUI) trực quan
và dễ sử dụng
Hiện nay với vai trò không thể phủ nhận thì tiếng Anh, tiếng Trung hay tiếng Hàn,
… được coi là ngôn ngữ toàn cầu và trở thành một yếu tố trọng yếu không thể thiếutrong nhiều ngành nghề, đặc biệt là trong ngành công nghiệp và kinh doanh Do đó, nhucầu học ngoại ngữ đã trở thành điều cấp thiết để cải thiện kỹ năng và tạo điều kiện để
mở ra nhiều cơ hội trong cuộc sống và sự nghiệp Mặc dù có nhiều cách để tương táctrong học tập, chẳng hạn như liên lạc qua email, tương tác giữa sinh viên với sinh viênhay giữa sinh viên với giảng viên, nhưng không có cách nào trong số này có thể tạo điềukiện thuận tiện hơn cho quá trình tự học của sinh viên Công nghệ của công cụ ChatBot
Trang 6có thể cung cấp cho sinh viên một môi trường học tập cá nhân hóa và hấp dẫn hơn(Benotti, Martínez và Schapachnik, 2018; Cunningham-Nelson, Boles và Margerison,2019) Lúc này, các ứng dụng công nghệ hiện đại như công cụ ChatBot đã trở thành mộtphương tiện học tập có tiềm năng để giải quyết thách thức đó và có thể cung cấp chongười dùng những trải nghiệm học tập đa dạng và linh hoạt
Tuy nhiên, hiệu quả thực sự của công cụ ChatBot đối với việc tự học và nâng cao nănglực Ngoại ngữ cho người dùng vẫn còn nhiều thắc mắc và chưa được nghiên cứu đầy
đủ Chính vì vậy, đặt ra câu hỏi liệu công cụ ChatBot có thực sự tác động tích cực đếnviệc nâng cao kỹ năng ngoại ngữ cho người học hay không? Với các đặc điểm ưu việccủa công cụ ChatBot, chẳng hạn như giao diện trực quan, khả năng tương tác với ngườidùng, khả năng xử lý dữ liệu nhanh, liệu nó có đáp ứng được các yêu cầu cơ bảntrong việc hỗ trợ việc tự học ngoại ngữ? Những khó khăn và thách thức gì có thể xảy ratrong quá trình áp dụng công cụ ChatBot để giúp người học ngoại ngữ phát triển nănglực của mình? Chính những vấn đề trên đã thôi thúc chúng tôi đưa ra đề tài nghiên cứu
"Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng công cụ Chatbot trong quá trình tự học Ngoạingữ của sinh viên trường Đại học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh” để tìm hiểu và đánhgiá những tác động cũng như khả năng liên quan đến công cụ ChatBot trong việc hỗ trợnâng cao năng lực ngoại ngữ cho người học trên nền tảng trực tuyến
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng công cụ ChatBot trong quá trình
tự học Ngoại ngữ của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Sinh viên Trường Đại học Ngân hàng có biết đến và có sử dụng công cụChatBot không và có ứng dụng công cụ ChatBot cho việc tự học ngoại ngữ không?
- Các tính năng của ChatBot (hỗ trợ phát âm, dịch và luyện nghe) có giúp sinhviên TPHCM cải thiện được kỹ năng nghe, nói, đọc, viết không?
- Các yếu tố tâm lý như sự tự tin, nhu cầu học tập, động lực học tập và sự hàilòng với kết quả học tập có ảnh hưởng đến việc sử dụng công cụ ChatBot của sinh viênTrường Đại học Ngân hàng Tp.HCM không?
- Những điểm hài lòng, không hài lòng và sự hữu ích của Công cụ ChatBot tácđộng như thế nào đến khả năng sử dụng Ngoại ngữ của sinh viên?
Trang 71.4 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng công cụ ChatBottrong quá trình tự học Ngoại ngữ của sinh viên
- Đối tượng khảo sát: Sinh viên Trường Đại học Ngân Hàng Tp Hồ Chí Minh
1.5 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Trường Đại học Ngân hàng Tp Hồ Chí Minh
1.6 Giả thuyết nghiên cứu
- H1: Công cụ ChatBot được hầu hết sinh viên Trường Đại học Ngân Hàng TP
Hồ Chí Minh trải nghiệm tốt khi sử dụng trong quá trình tự học Ngoại ngữ (TN)
- H2: Công cụ ChatBot được hầu hết sinh viên Trường Đại học Ngân hàng TP
Hồ Chí Minh hài lòng khi sử dụng trong quá trình tự học Ngoại ngữ (HL)
- H3: Công cụ ChatBot còn một số nhược điểm khiến sinh viên Trường Đại họcNgân hàng TP Hồ Chí Minh không hài lòng khi sử dụng trong quá trình tự học Ngoạingữ (KHL)
-H4: Công cụ Chatbot được hầu hết sinh viên Trường Đại học Ngân hàng Tp HồChí Minh cảm thấy hữu ích khi sử dụng trong quá trình tự học Ngoại ngữ (HI)
- H5: Các yếu tố như tăng sự tự tin, tăng vốn từ vựng v.v là những tác động khi
sử dụng công cụ Chatbot được sinh viên Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minhđánh giá (TD)
1.7 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Trang 82 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1 Trí tuệ nhân tạo
Các tiến bộ công nghệ hiện tại đã đặt trí tuệ nhân tạo (AI) vào tâm điểm củanghiên cứu và sáng tạo (Molnár và Szüts, 2018) Việc tích hợp AI vào cuộc sống củachúng ta đòi hỏi phải phân biệt giữa Trí tuệ nhân tạo yếu (Weak AI) và Trí tuệ Nhân tạoTổng quát (AGI) Trong đó, AI yếu đề cập đến các chương trình máy tính được pháttriển để giải quyết các vấn đề cụ thể như chơi cờ vua hoặc nhận dạng khuôn mặt Cácchương trình trong AI yếu sử dụng các kỹ thuật AI như khai thác dữ liệu và học máy
Và, AGI đề cập đến các máy linh hoạt có thể cung cấp giải pháp cho các vấn đề giốngnhư con người (Kerly, Hall và Bull, 2007) Đa số các phát minh AI hiện tại chủ yếu tậptrung vào AI yếu và chỉ một số ít tập trung vào AGI Georgescu (2018) quan sát rằngviệc áp dụng AGI vẫn ở giai đoạn đầu nhưng dự kiến sẽ có tiến bộ đáng kể trong haithập kỷ tới Tích hợp AI vào hệ thống giáo dục đòi hỏi sử dụng AGI Tuy nhiên, các câuhỏi chính cần được chú ý hơn là làm thế nào để đối phó với sự đa dạng về đạo đức vàvăn hóa, và làm thế nào để phát triển các chương trình ít mạnh mẽ hơn nhưng cho phéphọc sinh kiểm soát thay vì ngược lại
2.2 Trí tuệ nhân tạo trong giáo dục
J McCarthy là người đầu tiên đưa cụm từ “Trí tuệ nhân tạo”, và đã trở thành mộtkhái niệm khoa học Nghiên cứu AI nhằm mô tả chính xác các khía cạnh của xử lý trítuệ, học (để có được tri thức) và tạo ra được các hệ thống, máy mô phỏng hoạt động học
và xử lý trí tuệ (McCarthy, Minsky, Rochester và Shannon, 2006) Kể từ khi ra đời vàonăm 1956 (Sandu, 2017), quá trình phát triển của AI cho thấy, thành tựu của mỗi giaiđoạn sau là kết quả của sự thừa kế, phát huy các bộ phận phù hợp và sự rút gọn, hiệuchỉnh các bộ phận không phù hợp từ các giai đoạn trước đó AI đang là một ngành khoahọc máy tính đầy triển vọng Nhiều năm qua, AI làm được rất nhiều và cũng không làmđược rất nhiều những gì đã dự đoán Nhưng không thể phủ nhận rằng, kể từ khi đưa trítuệ nhân tạo vào trong giáo dục, việc dạy học trở nên hiệu quả hơn nhờ sự hỗ trợ từ cácthiết bị này
Trí tuệ nhân tạo trong giáo dục (Artificial Intelligence in Education - AIEd) ra đờivào khoảng những năm 1970 (Kay, 2015) và tập trung nghiên cứu, phát triển và đánhgiá phần mềm máy tính để cải thiện việc giảng dạy và học tập Mục tiêu dài hạn đượcxác định là nhằm thu thập phản hồi của người học, đánh giá năng lực người học và
Trang 9nguyên nhân yếu kém, cá nhân hóa cho một người hoặc nhóm người học, và cuối cùng
là sử dụng các kỹ thuật của AI để tìm hiểu và phát triển các lý thuyết dạy – học (Woolf,2015)
AIEd đóng một vai trò quan trọng trong việc kết hợp nghiên cứu định hướng khoahọc (AI) và tâm lý/ sư phạm (giáo dục) Hình 1 minh họa cho hai quan niệm thay thế về
AI + Ed: (Hình 1a) AIEd là lợi ích tổng hợp của AI và Nghiên cứu giáo dục; (Hình 1b)AIEd như một lĩnh vực độc lập, đa ngành, xác định mục tiêu và phạm vi của riêng mìnhgiữa các lĩnh vực AI và Giáo dục tương ứng (Sjödén, 2015)
Trong khi AI đặt học máy và trí thông minh giống con người làm trọng tâm, thìGiáo dục chú trọng bồi dưỡng năng lực học tập và trí tuệ con người Kiến thức AIEdgiúp thu hẹp khoảng cách này bằng cách cung cấp các kỹ thuật để thúc đẩy các tươngtác hiệu quả và thông minh hơn với con người nhằm cải thiện kết quả giáo dục
Trong tương lai gần, sự xuất hiện của các “robot giảng viên” thay thế hoàn toànvai trò của người dạy có thể chưa được phổ biến nhưng bằng việc nghiên cứu, triển khaicác sản phẩm sử dụng “trí thông minh máy móc” như hiện nay, quá trình dạy và học đãbước đầu có những chuyển biến tích cực
Cũng theo Björn Sjödén (2015), vấn đề cốt lõi chính là công nghệ không được sửdụng với mục đích để mô hình hóa một cách "hoàn hảo" các đặc điểm của con người(như khả năng giao tiếp hoặc trí thông minh), mà chỉ đủ để gợi ra các lược đồ xã hội (vídụ: của giảng viên/sinh viên) thu hút sinh viên vào các tương tác hiệu quả để học tập
2.3 Công cụ ChatBots
Các công cụ ChatBot được phân loại bằng sử dụng các thông số khác nhau nhưlĩnh vực kiến thức, cung cấp dịch vụ, mục tiêu và phản hồi tạo ra (Daniela và Lytras,2019) Lĩnh vực kiến thức dựa trên kiến thức mà công cụ ChatBot truy cập Có hai loạilĩnh vực: lĩnh vực mở và lĩnh vực đóng Trong lĩnh vực mở các công cụ ChatBot đề cập
Hình 2.1a Hình 2.1b
Hình 1: Hai quan niệm thay thế về mối kết hợp giữa AI và Ed (Sjödén, 2015)
Trang 10đến các chủ đề chung và phản hồi phù hợp với các câu hỏi chung còn trong lĩnh vựcđóng thì đề cập đến các lĩnh vực kiến thức cụ thể và có thể không đáp ứng được các câuhỏi từ các lĩnh vực khác (Bruner và Barlow, 2016) Các công cụ ChatBot dựa trên dịch
vụ được phân loại thành những người cung cấp dịch vụ giữa cá nhân, nội bộ và giữa cácđại lý (Shevat, 2017) Các công cụ ChatBot dựa trên mục tiêu được phân loại thành cáccông cụ ChatBot dựa trên thông tin, đối thoại và nhiệm vụ Thể loại cuối cùng bao gồmcác công cụ ChatBot dựa trên phương pháp đầu vào và các phản hồi tạo ra (Davenport,2018) Có các công cụ ChatBot chấp nhận đầu vào, xử lý và tạo ra đầu ra bằng ngônngữ tự nhiên, và các công cụ ChatBot khác dựa trên quy tắc khi xử lý đầu vào dựa trênquy tắc Các công cụ ChatBot khác trong thể loại này là một loại lai vì chúng sử dụnghiểu biết tự nhiên và các quy tắc để xử lý đầu vào và tạo ra đầu ra (Bruner và Barlow,2016)
2.4 Công cụ ChatBots và việc học ngoại ngữ
Như một chương trình máy tính dựa trên trí tuệ nhân tạo, một công cụ ChatBot AIthực hiện các cuộc trò chuyện sử dụng cả âm thanh và văn bản, và tương tác với ngườidùng của nó trong một lĩnh vực cụ thể bằng cách cung cấp các phản hồi thông minh(Azwary, Indriani và Nugrahadi, 2016) Đặc biệt, công cụ ChatBot AI đang tạo ra nhữngkhả năng mới cho việc học ngoại ngữ Kim, Cha, Kim và Na-young (2019), đã lưu ýrằng công cụ ChatBot cung cấp cho người học ngoại ngữ cơ hội để học, thực hành vàcải thiện ngôn ngữ mục tiêu của họ Theo họ, trò chuyện với công cụ ChatBot là mộtcách hiệu quả để học ngoại ngữ Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để phát triển công
cụ ChatBot AI cho việc học ngoại ngữ (Coniam, 2008; Fryer & Carpenter, 2006; Kim,
2017; Kim et al., 2019; Shawar, 2017; Wang & Petrina, 2013; Zakos & Capper, 2008)
Fryer và Carpenter (2006) đã nghiên cứu về vai trò của công cụ ChatBot trongviệc học ngoại ngữ và nhận thấy rằng chúng có thể cải thiện việc học cho người họcngoại ngữ Theo các tác giả, các công cụ ChatBot như Jabberwacky và ALICE khiếnngười học ngoại ngữ cảm thấy thoải mái khi họ thực hành ngôn ngữ mục tiêu của mình.Một trong những ưu điểm lớn của việc sử dụng công cụ ChatBot là khả năng lặp lạikhông giới hạn Tức là, chúng sẵn sàng lặp lại cùng nhiều lần các nhiệm vụ giống nhauvới người học mà không chán hay mất kiên nhẫn Điều này làm cho người học ngoạingữ thư giãn hơn, khuyến khích họ nói nhiều hơn bằng ngôn ngữ mục tiêu Hơn nữa,công cụ ChatBot rất thú vị Chúng khơi dậy sự quan tâm mới hoặc đánh thức lại sự quan
Trang 11tâm đối với ngôn ngữ mục tiêu bằng cách cung cấp cho người học ngoại ngữ những trảinghiệm giao tiếp tích cực Ngoài ra, công cụ ChatBot cho phép người học ngoại ngữthực hành cả kỹ năng nghe và đọc vì chúng cung cấp cả văn bản và giọng nói Ngườihọc cũng có thể được cung cấp các cơ hội để học các từ vựng, cụm từ và các biểu hiệnkhác nhau bằng cách nói chuyện với công cụ ChatBot Hơn nữa, một số công cụChatBot được thiết kế để cung cấp phản hồi ngay lập tức về chính tả và ngữ pháp củangười học Nói cách khác, chúng có thể hữu ích để giám sát, đánh giá và xem xét tiếntrình học tập của người học.
Zakos và Capper (2008) đã nghiên cứu tác động của công cụ ChatBot dựa trên trítuệ nhân tạo có tên gọi CLIVE Công cụ ChatBot này cung cấp cho người học ngoạingữ cơ hội để luyện tập kỹ năng giao tiếp Các tác giả đã chỉ ra rằng CLIVE khác biệt
so với các công cụ ChatBot khác bởi vì nó cung cấp trải nghiệm hướng dẫn có cấu trúchạn chế cho việc học ngoại ngữ Với công cụ ChatBot này, người học có thể thực hiệncuộc trò chuyện mở và tự nhiên giống như đang nói chuyện với một người Đặc biệt,khi học một ngôn ngữ mới, họ có thể có được một trải nghiệm sống động hơn một cáchchân thực hơn Sau khi phân tích cuộc trò chuyện giữa người học và công cụ ChatBot,các tác giả cho rằng CLIVE thực hiện tốt với độ chính xác, giữ một cuộc trò chuyệnthông minh và có tư duy Họ kết luận rằng công cụ ChatBot nên được sử dụng để họcngoại ngữ một cách hiệu quả
Wang và Petrina (2013) nghiên cứu về lợi ích của một công cụ ChatBot tên làLucy và phát hiện ra rằng nó cung cấp cho người học ngoại ngữ cơ hội rèn luyện tiếngAnh với phương pháp giảng dạy riêng cho từng cá nhân Cụ thể, người học tùy chỉnhcông cụ ChatBot cho tốc độ học ngoại ngữ của mình Họ có thể lặp lại hoặc bỏ qua một
số câu nếu câu đó quá khó để hiểu Ngoài ra, tác giả cho thấy những kết quả đáng chú ý
về dữ liệu do người học tạo ra Bằng cách áp dụng công cụ ChatBot thông minh nhântạo Lucy, có thể kết nối và phân tích kiến trúc học tập và trò chuyện của người họcngoại ngữ, đó có thể là một sáng kiến giảng dạy trong thiết kế các hệ thống học ngônngữ hoặc truyền cảm hứng cho các nghiên cứu công nghệ học tập trong tương lai.Hiện nay, AI ChatBots vẫn đang trong quá trình phát triển và chưa được áp dụngrộng rãi trong việc học ngoại ngữ (Wang và Petrina, 2013) Điều này có nghĩa là chúngvẫn còn nhiều hạn chế và phải đi xa hơn Trước hết, chúng thiếu khả năng phản hồi mộtcách thông minh và chính xác Theo Coniam (2008), thậm chí cả những công cụ
Trang 12ChatBot thông minh cũng chỉ hoạt động tốt nhất khi được đưa ra một câu trả lời đơngiản hoặc câu hỏi đơn giản bao gồm một mệnh đề đơn giản với ít liên kết gắn kết vớicuộc trò chuyện trước đó Shawar (2017) lưu ý rằng công cụ ChatBot bị giới hạn trongcác cơ sở kiến thức và hầu hết chúng được thêm vào hoặc được mã hóa bằng tay vàotrong công cụ ChatBot, điều này có nghĩa là có rào cản trong việc sử dụng công cụChatBot như một đại diện để giảng dạy ngoại ngữ Kim và ctg (2019) bổ sung rằngcông cụ ChatBot chỉ có khả năng thích nghi hạn chế với các chủ đề khác nhau và cácphản hồi của chúng là dư thừa và có thể dự đoán được Hơn nữa, mặc dù việc học ngônngữ nên bao hàm cả học về văn hóa tương ứng, công cụ ChatBot không thể tích hợpđiều này vào quá trình học tập của sinh viên (Kim, 2017) Theo Wang và Petrina (2013),hiểu văn hóa mục tiêu là một yếu tố quan trọng trong việc học ngoại ngữ Người họcngoại ngữ nên biết cách sử dụng ngôn ngữ mục tiêu của họ một cách phù hợp trong ngữcảnh và họ cũng cần hiểu về kiến thức văn hóa của ngôn ngữ mục tiêu để giao tiếp vớingười bản ngữ Tuy nhiên, công cụ ChatBot lại thiếu tính năng này Do đó, cần thậntrọng khi khám phá việc sử dụng công cụ ChatBot cho việc học ngoại ngữ Chúng cầnđược hiểu rõ về hiệu quả của chúng trong việc học ngoại ngữ (Kim và ctg, 2019).
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Tiếp cận nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu 302 sinh viên trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ ChíMinh Phương pháp tiếp cận nghiên cứu được sử dụng là phương pháp tiếp cận địnhlượng nhằm mục đích thu thập số liệu cụ thể và xử lý dưới dạng số Phương pháp trên làcách tiếp cận liên quan đến việc nghiên cứu thực nghiệm mang tính hệ thống các thuộctính định lượng, hiện tượng và mối quan hệ giữa chúng Do đó người nghiên cứu có thểnắm bắt được rõ về các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng công cụ ChatBot khi tự họcNgoại ngữ của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh thông qua các
bảng mẫu câu hỏi điều tra bám sát đề tài nghiên cứu
3.2 Giả thuyết nghiên cứu
Việc sử dụng công cụ ChatBot ảnh hưởng rất nhiều đến việc tự học Ngoại ngữ củasinh viên Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh, nó giúp cho sinh viên tăng sự tựtin khi giao tiếp ngoại ngữ trong quá trình tự học Ngoại ngữ, kích thích việc học tập, tạothêm nhu cầu và đặc biệt là giúp sinh viên có thêm động lực học tập