1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp ở Việt Nam

105 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Đăng Ký Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Ở Việt Nam
Tác giả Đỗ Thị Kim Tiến
Người hướng dẫn TS. Dương Đăng Huệ
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2002
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 85,25 MB

Nội dung

Quản lý nhà nước đối với việc ĐKKD của doanh nghiệp là một trong những nộidung của quản lý nhà nước về kinh tế, có tác động chi phối mạnh mẽ đến hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế, do

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUAT HA NỘI

DO TH KIM TIÊN

QUAN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOAT ĐỘNG BANG KÝ

KINH DOANH CUA DOANH NGHIỆP Ứ VIỆT NAM

Chuyên ngành : Luật Kinh tế

Mãsố : 50515 |

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

Người hướng dẫn khoa hoc: TS DUONG DANG HUE

THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI | ~

PHONG ĐỌC — 4: ị

HÀ NỘI - 2002

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

của riêng tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu

nêu trong luận văn là trung thực và tôi xin chịu

trách nhiệm về tất ca những sé liệu và kết quả

nghiên cứu đó Luận văn này chưa từng được ai

công bố trong bắt kỳ công trình nào khác

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Đỗ Thị Kim Tiên

Trang 3

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa CHXHCN Doanh nghiệp nhà nước DNNN Doanh nghiệp tư nhân DNTN Đăng ký kinh doanh ĐKKD

| Hợp tác xã H1X

'Trách nhiệm hữu hạn TNHH

Uy ban nhan dan UBND

Trang 4

MỞ ĐÀU — ma "¬ ¬—

CHƯƠNG 1 NHỮNG VAN ĐÈ CHUNG VE ĐĂNG KY KINH DOANH VÀ QUAN LÝ

NHÀ NƯỚC BOI VỚI DANG KY KINH DOANH ti 6

1.1 ĐĂNG KÝ KINH DOANH - CONG CỤ DE THỰC HIỆN QUYEN TỰ DO KINH DOANH CUA

CONG DÂN -c<cc<c<csceersresrsccee ¬—-“ ' 6

man Kn ad n Ẽ.Ẽ.ẼẼ 6

1.1 2 Đăng ký kinh doanh là một quyền cơ bản của nhà đầu 1ư t2 x2 22212 treo 7

1.2 ĐĂNG KÝ KINH DOANH - CÔNG CU QUAN LY CUA NHÀ NƯỚC DOI VỚI DOANH NGHIỆP 10

1.2.1 Hoạt động đăng ký kinh doanh đặt cơ sở cho công tác thanh tra, kiêm tra và giám sát của cơ quan quan

lý nha nước déi với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiỆp - + 22t 2212212121 212212122e2xxe2 11

1.2.2 Thông qua đăng ky kinh doanh, Nha nước có cơ sở định hướng phát trién kinh tê dat nước một cách hop

1.2.3 Thông qua đăng ký kinh doanh, Nhà nước thực hiện công tác thu thuê đúng và hả 13

1.2.4 Thông qua đăng ký kinh doanh, Nhà nước thừa nhận địa vị pháp lý, bảo vệ quyên va lợi ich hợp pháp của doanh nghiệp, tạo ra một trật tự trong kinh doanh eee n9 Đ ng TH kh HH 14

1.3 NỘI DUNG QUÁN LÝ NHÀ NƯỚC ĐÓI VỚI VIỆC ĐĂNG KÝ KINH DOANH CỦA DOANH

NGHIẸP — sssenseeesesseasenaseetes asesesssasensscssssnssonscossesscscsacsesesssnessesecnssusesesseasenequcsesnecanscteenesassasesseneenes 15

131 Su cân thiét của quản lý nhà nước đôi với việc đăng ky kinh doanh c cc c SH s HH nhu 15 1.3.2 Nội dung quan ly nhà nước đôi với việc đăng ký kinh doanh của doanh nghiệỆp -. c +: 17

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐÓI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐĂNG

KY KINH DOANH M4 3saai2i/g9 70350078 2810508 28 2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VA PHÁT TRIEN CUA CHE ĐỊNH ĐĂNG KÝ KINH DOANH Ở VIET

28

"NH8 na 29 2.1.2 Thời kỳ từ 1990 đến 199§ 2t 2122102121121 11212122111212112121121111111111012111111111.111211111111.1 He 32 2.1.3 Thời kỳ từ 1999 đến nay "HH 38

2.2 THUC TRẠNG PHAP LUẬT QUAN LÝ NHÀ NƯỚC VE ĐĂNG KÝ KINH DOANH Ở VIỆT NAM

010007 .42

2.2.1 Pháp luật về điều kiện dé được đăng ký kinh doanh +5: 222 2 xE192123112121121212211221711121112 21 t1 44

2.2.2 Pháp luật về mô hình các doanh nghiỆp - S1 2225512121511 511121111151212121112121211112111111 1111122111 Xe 54 2.2.3 Pháp luật về hề sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiỆp - 1 1 t1 221112171212212122112121212 re, 63

2.2.4 Pháp luật về cơ quan đăng ký kinh doanh c2 2 211111 1125111111111111 121122 1111111211121 21c re 68 2.2.5 Pháp luật quy định về các biện pháp chế tài nhằm hao đảm việc đăng ký kinh doanh được thực hiện

s03) 0 70

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN

LÝ NHÀ NƯỚC DOI VỚI VIỆC DANG KY KINH DOANH ccc 76

3.1 TIẾP TỤC TỰ DO HOÁ HOAT ĐỘNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH CHO DOANH NGHIEP 76

3.2 KHAN TRUONG BAN HANH DAY DU VÀ DONG BỘ CÁC VĂN BẢN PHAP LUẬT DE TẠO DIEU

KIỆN THUAN LỢI CHO VIỆC DANG KÝ KINH DOANH .ccccsssssssssesssesessesssssessscssesscnsceenecueeenesneeueecseasseeaee 85

3.3 HOÀN THIEN PHAP LUẬT VE CO QUAN DANG KY KINH DOANH cccccc«<cseeereee 89

Trang 5

NT LDA xeeeseessecnesreessrreeerrieeev~eseceeecaeEescĐ012M80010007.A0HH4T8/0H010100HH.5/000/50088010i10060101800y47 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

I Tính cấp thiết của đề tài

Lịch sử phát triển kinh tế thế giới đã khăng định, sự khủng hoảng kinh tế những

năm 1929 - 1933 là khiếm khuyết của tự do cạnh tranh thiếu sự điều tiết của Nhà nước

Đông thời, việc tuyệt đối hoá vai trò của Nhà nước như ở Đông Âu và Liên Xô cũ lại là

vi phạm quy luật, kìm hãm kinh tế phát triển Vì vậy, các nước trên thế giới ngày nayđều thừa nhận vai trò không thê thiếu cua Nhà nước trong việc quản lý và phát triểnkinh tế trên cơ sở tôn trọng quy luật khách quan

Từ năm 1986, ở Việt Nam bat đầu thực hiện chính sách đổi mới theo phương châmdân chủ hoá kinh tế, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phân, vận hành theo cơchế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN Nhà nước đã

chuyên từ phương pháp quản lý trực tiếp trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang quản

lý gián tiếp thông qua thị trường, với chức năng chủ yếu là định hướng và tạo môitrường cho hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển Từ chính sách kinh tế này, hoạtđộng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp đã thay đồi căn bản, van dé gia nhập thịtrường trở thành quyền của mọi nhà dau tư Bat cứ ai, tổ chức nào muốn tiễn hành sảnxuất kinh doanh đều có thé đăng ký với cơ quan nhà nước có thâm quyền Nhà nước

bảo hộ và tạo điều kiện thuận lợi từ khâu đăng ký thành lập, đi vào sản xuất kinh doanh

và cả khi doanh nghiệp rút khỏi thị trường "Vạn sự khởi đầu nan", khâu ĐKKD luônđược các nhà đầu tư trong và ngoài nước rất quan tâm Qua 50 năm hình thành và pháttriên, tuy không quy định thống nhất trong một văn bản pháp luật, nhưng pháp luật về

ĐKKD ngày càng được Nhà nước quan tâm xây dựng và ngày càng hoàn thiện Dé tạomôi trường thu hút mọi nguồn lực đầu tư và duy trì việc quản lý, giám sát doanh

nghiệp, pháp luật về thành lập doanh nghiệp, ĐKKD được quy định đầy đủ cho mọiloại hình doanh nghiệp có cơ sở pháp lý dé ra đời và hoạt động Điều đó khang định,

ngày nay tự do ĐKKD thành lập doanh nghiệp đã trở thành quyền của mọi nhà đầu tư

Tuy nhiên, hoạt động ĐKKD của các doanh nghiệp là vì mục đích kinh doanh mang lại

lợi nhuận cục bộ của các cá nhân hoặc tổ chức, trong khi Nhà nước không chỉ đại diện

cho lợi ích của Nhà nước và doanh nghiệp mà là đại diện cho lợi ích của toàn xã hội Vì

vậy để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh trên cơ sở không vi phạm lợiích của các chủ thể khác, Nhà nước cần quản lý các hoạt động ĐKKD của doanh

nghiệp, đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp phù hợp với lợi ích chung của toàn xã

hội Nha nước thực hiện việc quản lý ĐKKD thông qua hệ thống pháp luật về ĐKKD

trên cơ sở trao quyền cho các cơ quan chức năng như cơ quan ĐKKD, cơ quan xácnhận vốn pháp định, cơ quan cấp giấy phép kinh doanh, cấp chứng chỉ hành nghề và

các cơ quan liên quan khác.

Trang 7

sự thông thoáng, đơn giản của Luật Doanh nghiệp đã tạo điều kiện cho số lượng cácdoanh nghiệp ra đời ngày càng nhiều, với sự gia tăng nhanh Trừ DNNN, do chính sáchNhà nước thu hẹp, chỉ giữ lại những ngành nghé quan trọng, hoạt động có hiệu qua, cònlại các loại hình doanh nghiệp khác đều có sự phát triển nhanh về số lượng, đặc biệt là

DNTN và các loại hình công ty Theo số liệu do Tổ thi hành Luật Doanh nghiệp cung

cấp, chỉ tính trong 2 năm (2000 - 2001) đã có 35.457 doanh nghiệp mới được ĐKKD,gần băng số doanh nghiệp đăng ký trong suốt 9 năm (1991 - 1999) với số vốn lên đến55.500 tỷ đồng Không chỉ đông đảo về số lượng, các doanh nghiệp còn hoạt động ởnhững ngành nghề, quy mô kinh doanh hết sức da dang, mang lại tới 75.000 chỗ làmviệc mới cho người lao động và góp phần khôi phục kinh tế, tạo dựng nền tảng cho tăngtrưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo

Thành tựu về kinh tế, xã hội do các doanh nghiệp đem lại đã phản ánh tính đúng dantrong chính sách đổi mới quản lý kinh tế của Nhà nước (trong đó có hoạt động quản lýĐKKD cho doanh nghiệp) Tuy nhiên, qua nghiên cứu và thực tiễn kiểm nghiệm, phápluật về ĐKKD mới chỉ chú trọng tới một nửa là "tiền đăng", Nhà nước đang tìm cáchđơn giản hoá mọi thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc thành lập doanh nghiệp.Một nửa của vấn đề là "hậu kiểm" chưa được coi trọng đúng mức, vì thế không it sự viphạm của doanh nghiệp đã vượt khỏi tầm kiểm soát của Nhà nước như tỉnh trạng doanhnghiệp ĐKKD nhưng không hoạt động, có những doanh nghiệp ĐKKD chỉ nhằm muabán hoá đơn giá trị gia tăng thu lời bất chính, đặc biệt là tình trạng doanh nghiệp thànhlập nhiều nhưng nộp thuế ít, trốn thuế là phổ biến Mặt khác, về phía cơ quan ĐKKD

cho doanh nghiệp, ở nhiều nơi còn tuỳ tiện đặt ra những thủ tục hỗ sơ, giấy tờ trái luật,

thậm chí ra lệnh tạm ngừng hoặc không cấp ĐKKD đổi với một số ngành nghề không

thuộc đối tượng cắm kinh doanh

Những vấn đề đó phản ánh những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về hoạt

động ĐKKD của doanh nghiệp, đặc biệt là sự tổ chức và phối hợp giữa cơ quan ĐKKD

với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm tra, theo dõi, giám sát doanh nghiệp

còn có những sơ hở, tạo ra khoảng trồng từ "tiền đăng" sang "hậu kiểm" Bên cạnh việc

quy định khá day đủ về thủ tục ĐKKD, pháp luật còn thiếu một cơ chế bao đảm cho các

quy định về ĐKKD được thực hiện nghiêm túc Đồng thời sự phân tán của các quy định

về thủ tục ĐKKD và cơ quan ĐKKD đã tạo ra sự quản lý thiếu thống nhất, gây khó

khăn trong việc giám sát, theo dõi các doanh nghiệp và vi phạm nguyên tắc bình đănggiữa các doanh nghiệp, đi ngược với chủ trương khơi dậy mọi nguồn lực đầu tư cho sự

phát triên kinh tế của Đảng và Nhà nước Do đó, nghiên cứu về quản lý nhà nước đối

với hoạt động ĐKKD của doanh nghiệp, tìm ra những luận cứ khoa học, những định hướng và giải pháp nâng cao năng lực quản lý hoạt động ĐKKD của doanh nghiệp hiện

nay là điêu hết sức cần thiệt cả về lý luận và thực tiễn

Trang 8

Quản lý nhà nước đối với việc ĐKKD của doanh nghiệp là một trong những nội

dung của quản lý nhà nước về kinh tế, có tác động chi phối mạnh mẽ đến hiệu quả quản

lý nhà nước về kinh tế, do đó đã được Nhà nước quan tâm đặt ra từ những năm 1955.Tuy nhiên, quản lý việc ĐKKD của doanh nghiệp thế nào cho có hiệu quả lại luôn là

vấn dé mới mẻ đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật và các cơ

quan chức năng Ở những phạm vi và mức độ khác nhau đã có những công trình đề cậpđến vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động ĐKKD của doanh nghiệp, như: Pháp

luật về việc cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh ở Việt Nam:

Thực trạng và một vài kiến nghị, của TS.Dương Đăng Huệ đăng trên Tạp chí quản lýnhà nước và pháp luật số 4/1994; Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp tư nhân

và công ty trách nhiệm hữu hạn thông qua hoạt động đăng ký kinh doanh của tác giả

Phạm Quý Ty đăng trên tạp chí Nhà nước và pháp luật số 8/1999; Quản ly nhà nước về

đăng ký kinh doanh và thuế đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cỗ phần và

doanh nghiệp tư nhân, Luận văn Thạc sĩ của Lê Thị Tố Hoa

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh và ở cácmức độ khác nhau của nội dung quản lý nhà nước về ĐKKD của doanh nghiệp, quá

trình nghiên cứu đã đóng góp vào sự hoàn thiện của pháp luật về ĐKKD, tăng cường

hiệu quả của công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp Tuy vậy, khía cạnh quản

lý nhà nước về ĐKKD cho doanh nghiệp mới chỉ được nghiên cứu ở những vấn đề đơn

lẻ trong việc xin giấy phép thành lập, thủ tục ĐKKD hoặc đề cập việc quản lý nhà nước

đối với một số doanh nghiệp thuộc thành phan kinh tế tư nhân mà chưa có dé tài nàonghiên cứu một cách toàn diện về nội dung quản lý nhà nước đối với việc ĐKKD củamọi loại hình doanh nghiệp đang tồn tại ở Việt Nam hiện nay, do đó chưa có một cách

nhìn toàn điện và giải pháp đồng bộ

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

Căn cử vào quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển nền kinh tế nhiều thành

phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, với chính sách khơi

day mọi nguồn lực đầu tư cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước cũng như thực tiễn

quản lý nhà nước đối với việc ĐKKD trong thời gian qua, mục đích nghiên cứu củaluận văn là làm sáng tỏ những nội dung và sự cần thiết của quản lý nhà nước trong hoạt

động ĐKKD của doanh nghiệp Trên cơ sở đó đưa ra những phương hướng, giải pháp

nâng cao năng lực quản của Nhà nước đối với việc ĐKKD của doanh nghiệp ở Việt

Nam hiện nay.

Dé thực hiện mục đích đó, nhiệm vu của luận văn là:

- _ Nghiên cứu làm rõ bản chất của hoạt động ĐKKD

Trang 9

Phân tích, đánh giá sự hình thành và phát triển của chế định pháp luật về ĐKKD,

thành lập doanh nghiệp.

Nghiên cứu thực trạng pháp luật vé quản lý nha nước đối với việc ĐKKD cua

doanh nghiệp, với tư cách là công cụ quản lý của Nhà nước.

Đánh giá những bất cập của pháp luật về quản lý nhà nước đối với việc ĐKKDhiện hành và dé ra những giải pháp nâng cao năng lực quản ly nhà nước đối với

việc ĐKKD của doanh nghiệp.

4 Phạm vi nghiên cứu

Quản lý nhà nước đối với hoạt động ĐKKD là thủ tục hành chính bắt buộc đối vớimọi chủ thể có hoạt động kinh doanh, là sự khai báo của nhà đầu tư với Nhà nước vềviệc thành lập doanh nghiệp, để nhận được sự bảo hộ và chịu sự kiểm soát từ Nhà nước

Do đó, hoạt động quản lý nhà nước về ĐKKD có phạm vi rộng Tuy nhiên, luận văn chỉ

tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước đối với việc ĐKKD để thành lập ra

các chủ thể có tư cách doanh nghiệp mà không đề cập đến hoạt động ĐKKD của các hộkinh doanh cá thể hay đăng ký thành lập chỉ nhánh, văn phòng đại diện, đăng ký bổ

sung hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Hoạt động quản lý của Nhà nước đối với

việc ĐKKD của doanh nghiệp được thực hiện thông qua các công cụ pháp luật do Nhà

nước ban hành Chính vì vậy, nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với việc ĐKKD củadoanh nghiệp thực chất là nghiên cứu các quy định của pháp luật quy định về nội dungquản lý nhà nước đối với hoạt động ĐKKD của doanh nghiệp Hiện nay, quy định vềĐKKD, thành lập doanh nghiệp là chế định được quy định trong các luật về doanhnghiệp, nhưng chế định thành lập và ĐKKD trong Luật Doanh nghiệp năm 1999 có sựhoàn thiện và được áp dụng phô biến cho các loại hình doanh nghiệp, do đó, trong quá

trình nghiên cứu, tác giả cũng tập trung chủ yếu nghiên cứu về các quy định trong Luậtnay với mục đích đưa ra các giải pháp dem lại sự tác động rộng rãi trong nhiều loại

hình doanh nghiệp.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở phương pháp luận đề nghiên cứu luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và

chủ nghĩa duy vật lịch sử Đó là phương pháp tiếp cận về sự vận động và phát triển của

nền kinh tế thị trường trong điều kiện mới, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập

trung sang nên kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Trong quá trình nghiêncứu, luận văn có sự kế thừa những thành tựu đã đạt được của các nhà khoa học đãnghiên cứu tìm hiểu trước, từ đó có ý kiến của mình, đồng thời áp dụng phương pháp

phân tích, đôi chiếu so sánh và tổng hợp đánh giá, gắn lý luận với thực tiễn nhằm phát

Trang 10

trong thực tiễn quản lý nhà nước đảm bảo quyên tự do kinh doanh của doanh nghiệp.

6 Những đóng góp mới của luận văn

Quản lý nhà nước đối với hoạt động ĐKKD của doanh nghiệp không phải được đặt

ra lần đầu tiên, tuy nhiên, điểm mới của luận văn là ở chỗ:

- Luan văn là công trình đâu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diệnnội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động ĐKKD của hau hết các loại hìnhdoanh nghiệp đang tôn tại ở Việt Nam

- Luan văn phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về ĐKKD của các loại hình

doanh nghiệp.

- Luan văn dé xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật về ĐKKD nhằm nâng

cao hiệu lực quản lý nhà nước trong việc quản lý ĐKKD cho doanh nghiệp,

trong đó đáng chú ý là việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức cơ quan ĐKKD và cáchoàn thiện cơ chế bảo đảm cho hoạt động ĐKKD được các chủ thể thực hiện

đúng pháp luật.

7 Kết cầu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận

án bao gôm 3 chương:

Chương 1 Những vấn dé chung về đăng ký kinh doanh và quan lý nhà nước đối với

đăng ký kinh doanh.

Chương 2 Thực trạng quan lý nhà nước đối với hoạt động đăng ky kinh doanh.

Chương 3 Phuong hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu qua quan lý nhà nước

đôi với việc đăng ký kinh doanh.

Trang 11

NHỮNG VAN DE CHUNG VE ĐĂNG KÝ KINH DOANH VÀ QUAN LÝ

NHÀ NƯỚC ĐÓI VỚI ĐĂNG KÝ KINH DOANH.

1.1 ĐĂNG KÝ KINH DOANH - CÔNG CU DE THỰC HIỆN QUYEN TỰ DO

KINH DOANH CỦA CÔNG DÂN

1.1.1 Khái niệm.

Đăng ký kinh doanh là hoạt động được tiến hành bằng việc nhà đầu tư khai báo với

cơ quan nhà nước có thầm quyền về dự kiến hoạt động kinh doanh của mình, được Nhà

nước thừa nhận bằng hình thức cấp Giấy chứng nhận ĐKKD

Hoạt động sản xuất kinh doanh là yêu cầu thiết yếu của xã hội loài người Đối vớimỗi quốc gia, hoạt động sản xuất, kinh doanh đóng vai trò quyết định sự phát triển củakinh tế, xã hội Chính vì lẽ đó, ĐKKD không chỉ được thừa nhận là quyển của mọi nhàđầu tư mà còn được Nhà nước khuyến khích phát triển và bảo hộ Bất cứ cá nhân, tậpthé hay tổ chức nào muốn sản xuất kinh doanh đều có thé đăng ký với Nhà nước Nha

nước đặt ra các cơ quan thực hiện việc ĐKKD cho doanh nghiệp Cơ quan ĐKKD luôn

tồn tại cùng với những chức năng Nhà nước trao cho, tuy nhiên, hoạt động ĐKKD chi

phát sinh khi nhà dau tư có nhu cầu kinh doanh và tiến hành ĐKKD Điều đó có nghĩa,Nhà nước luôn tạo môi trường, điều kiện cho sự ra đời của doanh nghiệp nhưng quyềnchủ động quyết định có tổ chức sản xuất kinh doanh hay không lại thuộc về nhà đầu tư

Khi có nguyện vọng tiến hành sản xuất kinh doanh, tuỳ vào ngành, nghề lựa chọn dé

kinh doanh, nhà đâu tư có thể phải chuẩn bị những yêu cầu nhất định mà Nhà nước yêu

cầu như: vốn kinh doanh, chứng chỉ hành nghé, giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận

đủ điều kiện kinh doanh Những giấy tờ trên đây có thể phải có trước khi đăng ký và

chủ yếu được xác nhận bởi các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý ngành Những

giấy tờ này có giá trị thâm định, kiểm tra năng lực của nhà đầu tư về khả năng ứng phó

của doanh nghiệp trên thương trường trong tương lai Nếu vốn và những điều kiện khác

đáp ứng tiêu chuẩn luật định, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy xác nhận đủ vốn, Giấy

phép hoặc chứng chỉ hành nghề, khang định nhà đầu tư đủ điều kiện đáp ứng được yêucâu kinh doanh Trong khâu ĐKKD, doanh nghiệp cần nộp hồ sơ với đầy đủ giấy tờhợp lệ, cơ quan ĐKKD thực hiện việc kiểm tra về mặt hình thức và cấp Giấy chứngnhận ĐKKD cho doanh nghiệp Điều đó có nghĩa là, trước cơ quan ĐKKD, doanhnghiệp tiến hành khai báo để tự khăng định khả năng của mình và chịu trách nhiệm

trước pháp luật về sự khăng định này Từ hoạt động ĐKKD, các doanh nghiệp có điều

kiện đê quang bá về mình trong giới doanh nghiệp, sớm tìm được đối tác trong kinh

doanh Thông qua hoạt động ĐKKD, Nhà nước không chỉ thừa nhận mà còn bảo hộ

quyền và lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp Tuy nhiên, Nhà nước ra đời do yêu cầu

cua việc quản lý xã hội, Nha nước không chi đại diện cho lợi ích của Nhà nước, của

Trang 12

do cho doanh nghiệp đến đâu thì doanh nghiệp cũng cần phải ĐKKD để Nhà nước quản

lý, theo dõi doanh nghiệp và điều tiết kinh tế, đồng thời xử lý những vi phạm, bảo vệlợi ích của cộng đồng Trong nên kinh tế thị trường, trước yêu cầu vì mục tiêu lợi nhuậntôi đa, không ít các doanh nghiệp đã có hành vi gian lận ngay từ khi mới thành lập, viphạm quyền và lợi ích của các chủ thê khác Để quản lý được doanh nghiệp trên cơ sởtôn trọng nguyên tắc đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt độngquản lý của Nhà nước hiện nay chủ yếu được thực hiện ở giai đoạn sau ĐKKD

1.1.2 Đăng ký kinh doanh là một quyền cơ bản của nhà đầu tư

Trong mọi thời kỳ lịch sử, vẫn đề quyên con người luôn là mối quan tâm của nhânloại Quyền tự do của con người là khái niệm mang tính lịch sử, hình thành và pháttriển trong cuộc dau tranh giai cấp vì sự tiến bộ xã hội Quyền tự do của con người luôngan liền với trình độ phát triển của kinh tế và tiến bộ xã hội, chịu sự chi phối của chế độ

kinh tế, chính trị, tập quán dân tộc và các yếu tố khác Quyên tự do của con người phản

ánh mối quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân, trong đó quyên con người phải được Nhànước ghi nhận va bảo đảm băng pháp luật mới trở thành hiện thực Ở Việt nam, van dé

quyền con người luôn được Đảng và Nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt Sau khi

nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, vẫn đề quyền công dân luôn được ghi nhậntrong các bản Hiến pháp từ Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp 1980

và hiện nay là Hiến pháp 1992 Tại Điều 50 Hiến pháp 1992 quy định: "Ở nước Cộng

hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính tri, kinh tẾ, văn hoá và

xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp

và luật" Như vậy, quyền của công dân là rất đa dang, liên quan đến mọi mặt của đời

sống xã hội Trong các quyên của con người, quyền tự do kinh doanh, bao hàm cả tự do

thành lập doanh nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó chính là quyền tự do tronghoạt động kinh tế, chi phổi sự phát triển của kinh tế và quyết định các hoạt động khác

Hoạt động kinh doanh được thực hiện nhằm mang lại lợi ích cho cá nhân, tổ chức và

xã hội Chính vì lẽ đó, hầu hết các nước phát triển đều coi việc thành lập doanh nghiệp

dé kinh doanh hoàn toàn là quyền của công dân Quyền tự do thành lập doanh nghiệpđược hiểu là quyền của cá nhân hay pháp nhân trong việc tạo lập tư cách pháp lý thôngqua thủ tục ĐKKD Mọi tổ chức, cá nhân, không phân biệt hình thức sở hữu, muốn trở

thành nhà kinh doanh hợp pháp đều có thé ĐKKD với Nhà nước dé được thừa nhận và

bao hộ Không ai có quyền can thiệp, ngăn cản trái phép quyên thành lập và ĐKKD của

họ Sự tham gia của Nhà nước vào khâu thành lập doanh nghiệp thông qua ĐKKD

không có gì mâu thuẫn với quyền tự do thành lập doanh nghiệp Thực chất ĐKKD dé

lập ra doanh nghiệp là thủ tục hành chính thông thường nhằm thừa nhận địa vị pháp lý

của doanh nghiệp, ghi nhận và bảo vệ quyền của Nhà đầu tư và để duy trì một trật tự

Trang 13

về tài chính hay lợi ích kinh tế của hoạt động kinh doanh, mà chí một quá trình lập hỗ

sơ hay "lưu trữ" các thông tin và văn bản chủ yếu của doanh nghiệp do các đăng kýviên tiền hành Nhiệm vụ và quyền hạn duy nhất của họ là xác định tính đầy đủ và hợp

lệ về mặt hình thức của các tài liệu và thông tin về nhà đầu tư Chừng nào hoạt độngĐKKD chưa bị coi là bất hợp pháp thì các tài liệu và thông tin được cung cấp sẽ được

coi là day đủ và hợp lệ, các đăng ký viên không được tuỳ tiện từ chối cấp giấy chứngnhận ĐKKD cho doanh nghiệp Sau khi cấp giấy chứng nhận ĐKKD cho nhà đầu tư,nhiệm vụ chủ yếu của cơ quan ĐKKD là phải công bố cho công chúng và cơ quan của

Chính phủ biết để theo dõi Với thủ tục ĐKKD đơn giản, thuận tiện nhưng vẫn đảm bảo

tính chặt chẽ, nhà đầu tư không phải mất thời gian lo toan nhiều cho việc thành lậpdoanh nghiệp mà tập trung cho các kế hoạch kinh doanh của mình, đồng thời Nhà nướccủng không phải mat thời gian kiểm tra, xác minh tính chính xác của hồ sơ, giấy tờ màtrách nhiệm thuộc về nhà đầu tư, họ khai báo và chịu trách nhiệm về tính trung thựctrước Nhà nước trong suốt quá trình tồn tại doanh nghiệp chứ không chỉ chịu tráchnhiệm đến thời điểm hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận ĐKKD Dé đảm bảo quyên

tự do ĐKKD, thành lập doanh nghiệp, Nhà nước phải đáp ứng đồng thời các điều kiện

như:

- Chit thể có quyên kinh doanh phải mở rộng:

- (Cac mô hình doanh nghiệp phải đa dạng, phong phú dé các nhà dau tư có nhiều sụ

lựa chọn;

- Thu tục thành lập và ĐKKD đơn giản;

- Nha nước phải quy định một cách rõ ràng, minh bạch ngành, nghề cấm kinh doanh.ngành, nghề kinh doanh đòi hỏi phải có điều kiện và điều kiện kinh doanh củ:những ngành, nghề đó

Khi đáp ứng được các điều kiện này, cũng có nghĩa Nhà nước đã tạo ra một môtrường thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện đầy đủ quyên tự do lựa chọn về ngànÈnghé kinh doanh, địa điểm và hình thức tổ chức kinh doanh hợp lý Điều này cũng

chính là sự tôn trọng quyền định đoạt của chủ sở hữu và tạo ra khả năng thuận lợi bar

đầu cho sự khởi nghiệp kinh doanh của doanh nghiệp

Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, pháp luật về ĐKKD ở Việt Nam hiện nay

đã xoá bỏ chế độ xin phép thành lập doanh nghiệp tồn tại trong nhiều năm, chỉ thựchiện chế độ ĐKKD, coi việc thành lập và ĐKKD là quyền của công dân, tổ chức Pharr

vi kinh doanh của doanh nghiệp không bị bó hep trong “những ngành, nghề mà Nh:nước cho phép" theo cơ chế "xin" - "cho" mà được mở rộng sang hình thức "được làmnhững gì mà Nha nước không cắm" Đồng thời, các doanh nghiệp được thành lập thec

Trang 14

như Luật Công ty và Luật DNTN quy định, mà đã mở rộng đến 9 quyên, nội dung củacác quyền cũng thể hiện rõ hơn, thay vì doanh nghiệp có quyền "chủ động trong mọihoạt động kinh doanh đã đăng ký" (khoản 7 Điều 7 Luật Công ty) thì nay doanh nghiệp

có quyền "tự chủ kinh doanh" (khoản 7 Điều 7 Luật Doanh nghiệp), đặc biệt giới hạncác quyền của doanh nghiệp là những quy định mở: "doanh nghiệp có các quyền khác

do pháp luật quy định” (khoản 9 Điều 7), đây là những quy định mang tính dự liệu dé

mở rộng hơn nữa quyền tu chủ của doanh nghiệp trong tình hình mới Nhà nước thực

hiện vai trò quản lý doanh nghiệp ở tam vĩ mô, không can thiệp sâu vào hoạt động sảnxuất kinh đoanh của doanh nghiệp mà chức năng chủ yếu của Nhà nước là định hướng,tạo môi trường cho doanh nghiệp phát triển Thực tế hiện nay Nhà nước đã tạo ra một

"thực đơn" khá phong phú về các loại hình doanh nghiệp, làm căn cứ cho các nhà đầu

tư có thể lựa chọn bất kỳ loại hình nào (DNTN, các hình thức công ty, HTX hay thực

hiện liên doanh, liên kết kinh tế dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh, công ty cổ

phan ) phù hợp với ngu6n lực tài chính và kha năng quản lý của mình Bên cạnh đó,

doanh nghiệp vẫn còn được quyền lựa chọn, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp như

chuyển từ công ty cỗ phần thành công ty TNHH, từ công ty TNHH sang công ty cỗ

phần ngay cả khi đã đi vào sản xuất kinh doanh Cũng trong quá trình sản xuất kinhdoanh, nếu thấy quy mô và ngành nghề kinh doanh không phù hợp, doanh nghiệp vẫn

có quyền sửa đổi, bổ sung đăng ký với cơ quan ĐKKD để đảm bảo sự phát triển củasản xuất, kinh doanh Những thay đổi của Nhà nước quy định về vốn pháp định khôngcòn là yêu cầu đối với mọi loại hình ngành nghề kinh doanh đã tạo điều kiện cho nhà

đầu tư tự do quyết định một quy mô kinh doanh hợp lý có thể là quy mô lớn hay vừa và

nhỏ đều thuộc quyền của nhà đầu tư, không ai được phép buộc họ gắn với một quy mô

nào Song song với việc gạt bỏ những quy định mang tính thủ tục rườm rà và không cần

thiết trong ĐKKD, việc quy định rõ về một số ngành nghề cắm kinh doanh, ngành,nghề kinh doanh có điều kiện, là cơ sở để nhà đầu tư loại trừ, còn lại có thể tự do lựachọn ngành nghề kinh doanh phù hợp với khả năng chuyên môn của mình, đảm bảoquyên lợi cho người tiêu dùng, đồng thời cũng là bảo vệ sự tồn tại lâu dài cho doanhnghiệp Hiện nay, trừ một số ngành, nghẻ kinh doanh, còn lại hầu hết các doanh nghiệpmuốn tiến hành sản xuất kinh doanh chỉ cần đăng ký tại cơ quan ĐKKD, mà không cầnphải xin phép bat cứ cơ quan, tổ chức nào Điều đó đã thể hiện rõ ĐKKD không phải làviệc của Nhà nước mà hoàn toàn xuất phát từ quyền của nhà đầu tư Đối với mọi tổ

chức, cá nhân có điều kiện về cơ sở vật chất và khả năng quản lý doanh nghiệp nhưng

sử dụng các nguồn lực này vào việc kinh doanh hay vào các hoạt động khác (làm từ

thiện) hoàn toàn thuộc quyên của tổ chức cá nhân đó, không ai có quyền ép buộc họ.Nhà nước thừa nhận và bảo hộ quyền tự do ĐKKD, thành lập doanh nghiệp Thực hiệnquyền tự do ĐKKD, thành lập doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể quyết định lựa chọnkinh doanh ở một hoặc một số ngành, nghề cụ thể, dựa trên cơ sở tìm hiểu nhu cầu của

Trang 15

thị trường, phù hợp với ý muốn của nha dau tư, đồng thời có quyên quyết định lựa chọnmột quy mô kinh doanh và hình thức tô chức doanh nghiệp phù hợp Sự lựa chọn này

co ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp kinh doanh của doanh nghiệp trên thương trường.Không ai có quyên can thiệp vào quyên lựa chọn ngành, nghề, quy mô kinh doanh cũngnhư việc tổ chức kinh doanh của họ, bởi vì người chịu trách nhiệm về những kết quảtrong kinh doanh chính là chủ doanh nghiệp Quyên tự do lựa chọn ngành, nghề kinhdoanh đã mở ra cơ hội kinh doanh rộng lớn cho nhiều nhà dau tư ở những điều kiện và

khả năng tài chính khác nhau Tuy nhiên, quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh

cùng bị giới hạn bởi một số lĩnh vực có liên quan đến an ninh quốc phòng và trật tự antoàn xã hội Điều này là cần thiết và thể hiện nội dung quản lý nhà nước, trong đó Nhànước là đại diện cho lợi ích của giai cấp thống trị và các tầng lớp nhân dân trong xã hội.V: vậy, Nhà nước phải bảo đảm một trật tự nhất định trong kinh doanh dé quyén cuachủ thé kinh doanh này được thực hiện mà không phương hại đến lợi ich của các chủ

thé khác.

1.2 ĐĂNG KÝ KINH DOANH - CÔNG CU QUAN LY CUA NHÀ NƯỚC DOI VỚI

DOANH NGHIEP.

Tự do thành lập doanh nghiệp thông qua ĐKKD là một trong những quyên cơ bản

cua nhà đầu tư, đó là điều không thể phủ nhận Nhưng khái niệm quyền tự do của con

người chỉ gắn với sự thừa nhận và bảo hộ của Nhà nước Điều này khăng định không có

tụ do tuyệt đối, tự do vô Chính phủ Thực tế, sự khủng hoảng kinh tế thế giới những

ném 1929- 1933 cho thấy khiếm khuyết của tự do cạnh tranh thiếu sự điều tiết của Nha

nước Đồng thời Nhà nước là một phạm trù lịch sử, ra đời do yêu cầu của việc quan ly

x2 hội, vì vay sự tồn tại của Nha nước không thể tach rời chức năng quản ly của nó

Niững van dé trên đây khẳng định sự quản lý của Nhà nước đối với mọi mặt kinh tế, xã

héi là một tất yếu khách quan Quản lý ĐKKD là một trong những nội dung quan trọng

cla quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp Hoạt động quản lý nay là sự tác động có

đnh hướng của Nhà nước đến hệ thống các doanh nghiệp, làm cho hoạt động của

dcanh nghiệp phù hợp với lợi ích cơ bản và lâu dài của Nhà nước, tạo ra sự phát triển

cc về mặt kinh tế và xã hội Muốn đạt được mục tiêu này, trước hết sự quản lý của Nhà

nước hướng vào vào việc tạo môi trường cho doanh nghiệp hoạt động, đồng thời giám

sé, xử lý các vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp của moi chủ thể, tạo

ra một trật tự trong kinh doanh Đẻ quản lý doanh nghiệp, Nhà nước phải sử dụng kết

hcp nhiều công cụ quản lý như giấy phép thành lập, giấy phép hành nghé , trong đóquan trọng và có hiệu quả nhất là ĐKKD, bởi vì khi ĐKKD với Nhà nước tức là người

thình lập doanh nghiệp đã tự khăng định doanh nghiệp mình thành lập đã có đủ điềukiìn kinh doanh theo quy định của pháp luật va tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về

sự khang định này Điêu đó có nghĩa ĐKKD là một thủ tục hành chính bat buộc đối với

Trang 16

doanh nghiệp Bang việc quy định như vậy, Nhà nước có thé năm được tat cả các doanhnghiệp mới thành lập dé thực hiện việc thu thuế, đồng thời đặt cơ sở ban đầu cho côngtác quản lý trong khâu hậu kiêm, thực hiện việc điêu tiết kinh tế vĩ mô và tạo điều kiệnbảo đảm sự bình đăng giữa các doanh nghiệp ngay từ khâu gia nhập thị trường Đây

chính là một trong những công cụ của Nha nước dé quản lý nén kinh tế nói chung va

quản lý doanh nghiệp nói riêng.

1.2.1 Hoạt động đăng ký kinh doanh đặt cơ sở cho công tác thanh tra, kiểm tra vàgiám sát của cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp.

Nhà nước là chủ thể đại diện cho lợi ích của giai cấp thống trị và các tầng lớp nhân

dân trong xã hội Mọi hoạt động của Nhà nước đều phải cân nhắc tới lợi ích cộng đồng.

Vì vậy, những quy định về hồ sơ ĐKKD của doanh nghiệp phải đảm bảo những yêucâu tối thiểu của hoạt động sản xuất kinh doanh, tuỳ theo ngành nghé mà doanh nghiệplựa chọn Thông qua hồ sơ xin cấp ĐKKD, Nhà nước có thé năm được những thông tinban dau về doanh nghiệp như:

- Nha nước xác định được trụ sở, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

- _ Nhà nước xác định được giá trị tài san của doanh nghiệp có ở thời điểm ĐKKD

- _ Nhà nước năm được ngành, nghề, phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp

Những thông tin trên đây là những khai báo thể hiện sự cam kết của nhà đầu tư,được ghi nhận trong số ĐKKD và Giấy chứng nhận ĐKKD, làm cơ sở để Nhà nướctiến hành theo dõi, kiểm tra, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sau này Khi

đã đi vào sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh theo đúng ngành,

nghề, quy mô, địa điểm đã đăng ký, mọi sự sai lệch giữa hồ sơ đăng ký với thực tế đang

diễn ra tại doanh nghiệp đều bị coi là vi phạm cần được xử lý Quản lý nhà nước sau

đăng ký là việc giám sát tính trung thực theo những nội dung doanh nghiệp đã khai báo

trong hồ sơ và xử lý những vi phạm của doanh nghiệp về ngành nghề, quy mô kinh

doanh khi doanh nghiệp kinh doanh không đúng ngành nghề, kinh doanh hàng câm hayhành vi tự ý mở rộng quy mô, ngành nghề kinh doanh mà không khai báo, đăng ký bổ

sung với cơ quan nhà nước Việc phát hiện và xử lý các vi phạm của doanh nghiệp là

biện pháp quản lý của Nhà nước nhằm đảm bảo sự bình đăng giữa các doanh nghiệp vàbảo vệ lợi ích của cả cộng đồng Hoạt động quản lý nhà nước trong khâu hậu kiểm chỉthực sự có hiệu quả khi Chính phủ có sự phân cấp và phối hợp tốt giữa các cơ quan

quản lý trong đó Phòng ĐKKD đóng vai trò trung tâm Chi khi ĐKKD là yêu cầu bắt

buộc, các doanh nghiệp mới có trách nhiệm với những cam kết của mình trước Nhà

nước như kinh doanh đúng ngành nghé, không kinh doanh hàng cam, kinh doanh đáp

ứng yêu cầu về chuyên môn, (chẳng hạn như ngành y, dược), kinh doanh đáp ứng các

Trang 17

yêu câu về nhân thân chủ thê như trên tuôi thành niên, chưa từng vi phạm pháp luật

trong kinh doanh Những yêu cầu về điều kiện chủ thé, điều kiện về vốn của doanhnghiệp được đặt ra cũng là những căn cứ dé các cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, bảo

vệ lợi ích của cộng đồng và tạo ra một trật tự trong kinh doanh

1.2.2 Thông qua đăng ký kinh doanh, Nhà nước có cơ sở định hướng phát triểnkinh tế đất nước một cách hợp lý

Công tác ĐKKD đem lại bảng thống kê chỉ tiết và đầy đủ về số lượng doanh nghiệpcũng như tỷ lệ giữa các ngành nghề kinh doanh cho các nhà hoạch định chính sách kinh

tế và cơ quan quản lý doanh nghiệp Trên cơ sở năm bắt một cách toàn diện và đây đủcác thông tin về doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc, Nhà nước có thể đưa ra đượcnhững chính sách điều tiết vĩ mô hợp lý Một trong các chính sách hợp lý do hoạt độngĐKKD đem lại là Nhà nước có thể phân tích đánh giá, điều chỉnh tạo ra sự chuyển dịch

cơ cầu kinh tế phù hợp với lợi ích cơ bản và lâu dai của đất nước Khi tỷ lệ giữa cácngành nghề kinh doanh quá chênh lệch, chăng hạn doanh nghiệp thực hiện kinh doanhdịch vụ chiếm tỷ lệ cao trong khi doanh nghiệp sản xuất hàng hoá quá ít, Nhà nước có

cơ sở cân nhắc đến các biện pháp khuyến khích đầu tư cho ngành sản xuất hàng hoáđáp ứng nhu cầu xã hội đã, đang và còn tiếp tục đặt ra mà vì lợi nhuận thấp các doanhnghiệp không muốn làm Công cụ kinh tế như chính sách thuế, lãi xuất tín dụng, chínhsách tiền lương luôn đóng vai trò đắc lực để Nhà nước thực hiện các chính sách khuyếnkhích đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài tạo ra khả năng điều tiết vĩ mô sắc bén

của Nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân Các thông số do hoạt động ĐKKD cungcấp còn phản ánh chính sách kinh tế của một quốc gia, qua đó Nhà nước còn có thể

nhìn thấy những điểm mạnh và hạn chế trong cơ chế quản lý của mình mà sửa đổi chohợp lý hơn, chang hạn, qua hai năm thực hiện Luật Doanh nghiệp, hiện nay ở Việt Namchỉ có bảy công ty hợp danh ĐKKD trong số hơn một vạn doanh nghiệp đã đăng ký,mặc dù trong điều kiện thủ tục thông thoáng, đơn giản.Vấn đề mấu chốt là ở chỗ pháp

luật chưa xác định tu cách pháp ly cho công ty hợp danh Công ty hợp danh sẽ có tư

cách pháp nhân hay không, khả năng tham gia các quan hệ về tài sản được xác định nhưthế nào đều chưa được quy định rõ, đồng thời tính chịu trách nhiệm vô hạn của cácthành viên hợp danh cũng có thể là những lý do khiến các nhà đầu tư đang thận trọnglựa chọn loại hình công ty này Đây chi là một trong số nhiều van đề được phản hồi từthực tiễn ĐKKD đòi hỏi Nhà nước xem xét sửa đổi, tạo môi trường đầu tư cho mọi

doanh nghiệp Nếu như trước đây công tác ĐKKD, thực hiện việc quản lý chặt chẽ đầuvào nhưng lại thả nổi đầu ra sau khi ĐKKD, doanh nghiệp hoạt động như thế nào, cònhay mât, Nhà nước không hay biết thì nay "tiền đăng" không có nghĩa là buông xuôi

"hậu kiêm" Đề đáp ứng yêu cầu của nên kinh tế hang hoá ngày càng phát triển, quản lý

nhà nước sau ĐKKD là van dé quan trọng nhăm ngăn chặn và xử lý kịp thời nhữnghành vi gian lận thương mại của không ít các doanh nghiệp vì lợi nhuận bat chấp pháp

Trang 18

luật Đề dat được hiệu quả trong quản ly doanh nghiệp, các cơ quan quản lý cần có sự

phôi hợp với cơ quan ĐKKD Pháp luật quy định cơ quan ĐKKD có nghĩa vụ thu thập

và cung cấp thông tin khi mọi tổ chức cá nhân có yêu cầu Như vậy ý nghĩa của ĐKKDvượt ra ngoài mục đích đưa vào hồ sơ theo dõi quản lý mà còn có mục đích lớn hơn làxây dựng một ngân hàng thông tin công khai cung cấp cho tất cả mọi đối tượng cầnquan tâm như bạn hàng, người tiêu dùng có thể tra cứu, tìm hiểu và quyết định lựa chọnđồi tác kinh doanh dang được tin cậy, tạo ra sự minh bạch của môi trường kinh doanhđảm bảo sự bình đăng giữa các doanh nghiệp Cũng từ đây, Không chỉ có Nhà nước

giảm sát theo dõi doanh nghiệp mà còn có người tiêu dùng, các doanh nghiệp khác và

các tố chức xã hội cũng có thể giám sát, phát hiện, cung cấp thông tin hỗ trợ cho côngtác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp

1.2.3 Thông qua đăng ký kinh doanh, Nhà nước thực hiện công tác thu thuế đúng

và đủ.

Hoạt động ĐKKD được kết thúc băng việc cấp Giấy chứng nhận ĐKKD cho doanh

nghiệp và ghi vào số đăng ký của cơ quan nhà nước, qua đó ghi nhận những số liệu ban

đầu về doanh nghiệp để cơ quan ĐKKD cung cấp cho cơ quan thuế có cơ sở yêu cầudoanh nghiệp chấp hành nghĩa vụ thuế đúng pháp luật Thu thuế đúng và đủ là phù hợpvới chủ trương khơi dậy mọi nguồn lực đầu tư dé tăng thu cho ngân sách Nhà nước, bao

đảm vài trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, bao đảm sự công bang giữa các cơ sở sản

xuất kinh doanh, đồng thời còn là biện pháp để bảo vệ sản xuất trong nước Vì vậy,doanh nghiệp bắt buộc phải đóng thuế cho Nhà nước, Nhà nước chỉ có thể điều tiết

được nền kinh tế khi có trong tay thực lực kinh tế đủ mạnh mà nguồn thu chủ yếu là từthuê của các doanh nghiệp D6 cũng chính là mục đích cơ bản và ý nghĩa sâu sa của chủ

trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần mà Đảng và Nhà nước đã vạch ra

Thực hiện chuyển đổi cơ chế kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị

trường có sự quản lý của Nhà nước ở Việt Nam, Nhà nước đã ghi nhận nén kinh tế

nhiều thành phan với nhiều chủ thé tham gia kinh doanh nhằm khơi dậy mọi nguồn lựcđầu tư để tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước vì mục tiêu phát triển kinh tế xã hội

Nhưng mục đích của Nhà nước sẽ không đạt được nếu như các nhà đầu tư có kinhdoanh mà không đăng ky dé trốn thuế Nhà nước Không thể có một nén kinh tế hoạt

động có hiệu quả khi mà có nhiều nhà đầu tư kinh doanh nhưng lại ít người đóng thuếcho Nhà nước Vì vậy, sự phối hợp quản lý của cơ quan ĐKKD với cơ quan thuế, sẽ

hạn chế tình trạng bỏ sót và thất thu thuế, trong những trường hợp doanh nghiệp viphạm pháp luật về thuế thì co quan nhà nước có thẩm quyền ĐKKD cần phối hợp với

cơ quan thuê dé xử ly kịp thời Nghĩa vụ của doanh nghiệp là "báo cáo tài chính hàng

năm của doanh nghiệp phải được gửi đến cơ quan thuế và cơ quan ĐKKD có thấm

Trang 19

quyên" (khoản 3 Điều 118 Luật Doanh nghiệp), cơ quan thuế tiến hành thu thuế theo

luật định mà không có sự phân biệt về hình thức sở hữu hay cấp quản lý

1.2.4 Thông qua đăng ký kinh doanh, Nhà nước thừa nhận địa vị pháp lý, bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tạo ra một trật tự trong kinh doanh.Hoạt động ĐKKD được bắt đầu từ thời điểm nhà dau tư gửi hồ sơ đăng ký tại cơquan ĐKKD và kết thúc ở thời điểm cấp Giấy chứng nhận ĐKKD Việc ĐKKD này là

quyên của nhà đầu tư, nhưng không có nghĩa là cứ có hành vi đăng ký là được cấp Giâychứng nhận ĐKKD mà kết quả này chỉ được thực hiện đối với những nhà đầu tư có đủ

điêu kiện để kinh doanh với bộ hồ sơ hợp lệ Qua đây, Nhà nước sàng lọc, loại bỏ

những chủ thể, ngành nghề kinh doanh gây ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng, chỉ cho ra

đời những doanh nghiệp đã thoả mãn điều kiện kinh doanh theo luật định Các doanhnghiệp muốn tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh phải có sự xác nhận của Nhànước bang hình thức cấp Giấy chứng nhận ĐKKD Điều đó có nghĩa là chỉ đến khiđược cấp giây chứng nhận ĐKKD, doanh nghiệp mới thực sự được xác nhận địa vịpháp lý Các hoạt động kinh doanh diễn ra trước thời điểm được đăng ký không mang

tư cách doanh nghiệp và đơn thuần là các hoạt động đơn lẻ của các cá nhân sáng lập

viên Những thành viên sáng lập này không được đại diện cho doanh nghiệp để tiến

hành các hoạt động kinh doanh, kể cả trong trường hợp được tat cả các thành viên này

uỷ quyền Thực chất những hoạt động của sáng lập viên trong thời kỳ trước đăng ký chỉđược thừa nhận ở các công việc xúc tién thành lập, ĐKKD của doanh nghiệp, chăng

hạn Điều 11, Luật Doanh nghiệp quy định: "Đối với các hợp đồng phục vụ cho việcthành lập doanh nghiệp có thể được thành viên sáng lập hoặc đại diện theo uỷ quyền

của nhóm thành viên sáng lập ký kết Nếu doanh nghiệp được thành lập thì doanhnghiệp là người tiếp nhận quyên và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng này Nếu doanh

nghiệp không được thành lập thì người ký kết hợp đồng đó hoàn toàn hoặc liên đới chịutrách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng trên" Khi chưa ĐKKD, Điều lệ tổ chức hoạtđộng của doanh nghiệp cũng chưa có giá trị ràng buộc đối với các thành viên của doanhnghiệp, toàn bộ tài sản và các quyền về tài sản của các thành viên vẫn thuộc sở hữu của

họ Luật Doanh nghiệp nhà nước tại Điều 9 cũng đã khang định "doanh nghiệp có tucách pháp nhân dé tiến hành hoạt động kinh doanh ké từ khi được cấp Giấy chứng nhậnĐKKD" Các quy định về ĐKKD đưa ra ngoại lệ đối với số ít các doanh nghiệp là cáctrường hợp đầu tư vào ngành, nghề đòi hỏi có điều kiện thì thời điểm xác lập quyềnkinh doanh cho doanh nghiệp được tính từ ngày cơ quan nha nước có thầm quyền capgiấy phép kinh doanh hoặc có đủ điêu kiện kinh doanh Các doanh nghiệp có vốn đầu

tư nước ngoài được kinh doanh sau khi có giấy phép đầu tư và giấy phép đầu tư có giá

trị là Giấy chứng nhận ĐKKD Đối với DNNN, các loại hình công ty, DNTN hay cácHTX déu có quyên hoạt động kinh doanh ké từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩmquyên cắp Giây chứng nhận ĐKKD Như vậy, có thể khác nhau về cơ quan cấp Giấy

Trang 20

chứng nhận ĐKKD, khác nhau về tên gọi của chứng nhận ĐKKD nhưng quy trình

ĐKKD đêu kết thúc ở việc cấp Giấy chứng nhận ĐKKD, xác định địa vị pháp lý của

một tổ chức có đây đủ năng lực của chủ thể kinh doanh trên thương trường Hoạt độngĐKKD đem lại cho doanh nghiệp Giấy chứng nhận ĐKKD, giấy này có ý nghĩa thừa

nhận doanh nghiệp đủ khả năng kinh doanh trên thương trường, doanh nghiệp bước vào

hoạt động sản xuất kinh doanh với đầy đủ tư cách pháp lý, được Nhà nước thừa nhận vàbảo hộ Khi đưa ra những quy định yêu cầu về vốn đầu tư, chứng chỉ hành nghé ngànhnghề kinh doanh có điều kiện và những điều kiện kinh doanh mà doanh nghiệp phải

thoả mãn, Nhà nước đã tính toán dén lợi ích của cộng đồng, của doanh nghiệp và kha

năng ứng phó của doanh nghiệp với điêu kiện nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranhmạnh mẽ Điều này cũng giúp cho doanh nghiệp tin tưởng vào khả năng tồn tai và pháttriển sản xuất kinh doanh của mình Hơn nữa, khi địa vị của doanh nghiệp được thừanhận bằng ĐKKD thì điều đó cũng có nghĩa là Nhà nước phải có trách nhiệm bảo vệquyên và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp Pháp luật không thừa nhận các doanh

nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh khi chưa được cấp Giấy chứng nhận ĐKKD, vìvậy những tranh chấp kinh tế gây thiệt hại cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải tự

chịu trách nhiệm, pháp luật không bảo hộ.

Như vậy, ĐKKD vừa là quyền của doanh nghiệp, đồng thời là nghĩa vụ mà doanh

nghiệp phải thực hiện Quy định của Nhà nước buộc các doanh nghiệp phải ĐKKD vừa

có ý nghĩa bảo vệ doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên thương trường, vừa

là công cụ pháp lý để Nhà nước có cơ sở quản lý doanh nghiệp Thông qua ĐKKD, các

doanh nghiệp phải hoạt động rất thận trọng và tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của

minh.

1.3 NỘI DUNG QUAN LÝ NHÀ NƯỚC DOI VỚI VIỆC ĐĂNG KÝ KINH DOANH

CUA DOANH NGHIỆP

1.3.1 Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với việc đăng ký kinh doanh

Trong mọi Nhà nước, không ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng và to lớn củaquản lý trong việc bảo đảm sự ton tại và hoạt động có trật tự của đời sống kinh tế, xã

hội Đối với sự phát triển của từng đơn vị hay cộng đồng và cao hơn nữa là của cả quốcgia, quản lý càng có vai trò quan trọng Theo C Mác, bất cứ lao động xã hội hay lao

động chung nào mà tiến hành trên một quy mô khá lớn đều yêu cầu phải có một sự chỉ

đạo đề điều hoà những hoạt động cá nhân Sự chỉ đạo đó phải làm chức năng chung, tức

là chức năng phát sinh từ sự khác nhau giữa sự vận động chung của cơ thé sản xuất với

sự vận động cá nhân của những khí quan độc lập hợp thành cơ sở sản xuất đó Một nhạc

sĩ độc tau tự điều khiển lấy mình, nhưng một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng[S,Tr.28-30] Do đó, quản lý là thuộc tinh tự nhiên, tất yếu khách quan của mọi quá

Trang 21

trinh lao động xã hội, của bất ké trong hình thái kinh tế xã hội nào Nếu không thực

hiện các chức năng và nhiệm vụ quản lý, không thê thực hiện được các quá trinh hợp

tác lao động, sản xuất, không khai thác, sử dụng được các yếu té của lao động sản xuất

có hiệu quả Như vậy, thực chất của quản lý là việc tổ chức, điều hành các hoạt động

trong xã hội theo mục tiêu chung Vì vậy, quan ly có khả năng sáng tạo to lớn và quản

lý tốt, suy cho cùng là do biết sử dụng có hiệu quả những cái đã có dé tạo nên những

cái chưa có trong xã hội Điều này khăng định quản lý chính là yếu tố quyết định nhấtcho sự phát triển của mỗi tổ chức mỗi quốc gia

Quản lý nhà nước là một hình thức của quản lý, vì vậy nó có những đặc điểm chungcủa quản lý là mang tính tô chức và điều hành Nhưng khác với các tổ chức khác trong

xã hội, hoạt động quản lý của Nhà nước là quản lý ở tầm vĩ mô, còn lại các hoạt độngquản lý của các tô chức chỉ là sự quản ly vi mô Hoạt động quản lý trong doanh nghiệp

và các tô chức là việc tổ chức, điều hành quản lý đối với một nhóm người trong tổ chức

dé đảm bảo mục tiêu chung của tô chức đó Nhà nước là đại diện cho lợi ích của toàn xãhội, do đó, phạm vi quản lý của Nhà nước là sự tác động đến mọi đối tượng trong xãhội nhằm dam bảo định hướng phát triển chung của đất nước, phù hợp với lợi ích củamọi giai cấp, tầng lớp nhân dân trong xã hội

Trong hoạt động ĐKKD của doanh nghiệp, sự quản lý của Nhà nước cũng không

năm ngoài việc đảm bảo định hướng phát triển chung của Nhà nước Mục tiêu của quản

lý nhà nước đối với việc ĐKKD là bảo đảm cho hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp phát triển phù hợp với định hướng của từng ngành, từng địa phương trên cơ sở

đó đảm bảo một đường lối phát triển chung của đất nước Băng pháp luật về ĐKKD,

Nhà nước thực hiện sự tác động đến doanh nghiệp để các doanh nghiệp có điều kiệnphát triển trên cơ sở tôn trọng lợi ích của doanh nghiệp bạn, của người tiêu dùng, của

Nhà nước và toàn xã hội.

Ở Nhà nước Việt Nam, những năm đầu thập kỷ 90 (thế kỷ xx) trở về trước, trong

các đạo luật, hầu như không có nội dung riêng quy định về quản lý nhà nước đối vớidoanh nghiệp Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, Luật của các nước khác cũng không có

quy định vê nội dung tương tự Tuy nhiên, việc quản lý nhà nước đối với các doanhnghiệp và thương nhân trong quá trình thành lập, hoạt động và giải thé hoặc phá sản, vềmức độ, hình thức có thể khác nhau, nhưng bất cứ một Nhà nước nào cũng đều phải

thực hiện, bởi vì việc đó không chỉ để giữ gìn một trật tự của nền kinh tế-xã hội mà còn

là dé bảo vệ tài sản va lợi ich hợp pháp của chính doanh nghiệp và thương nhân Thực

tế thi hành luật pháp ở nước ta cho thấy, van dé quản lý nhà nước được đặc biệt nhắn

mạnh Cơ chê thị trường có sự quản lý của Nhà nước là đặc điểm của nền kinh tế Việt

Nam hiện nay Vì vậy, trong tất cả các luật về doanh nghiệp đang có giá trị thi hànhnhư Luật DNNN năm 1995, Luật HTX và Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm

Trang 22

1996, Luật Doanh nghiệp năm 1999 đều có quy định về quản lý nhà nước đối với doanh

nghiệp, mà một trong những nội dung quan trọng là quy định về quản lý nhà nước đối

với việc thành lập, ĐKKD của doanh nghiệp Với sự ghi nhận nên kinh tế hàng hoá

nhiều thành phản, việc thừa nhận tự do kinh doanh, thành lập doanh nghiệp là phù hợp

với các quy luật kinh tế và thông lệ quốc tế Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với

việc doanh nghiệp có kinh doanh mà không cần đăng ký với Nhà nước, bởi vì quyền tự

do của con người chỉ có được trong sự bảo hộ của Nhà nước, tự do trong sự tôn trọngquyền của những người khác

1.3.2 Nội dung quản lý nhà nước đối với việc đăng ký kinh doanh của doanh

nghiệp.

Quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước đối với việc ĐKKD cho doanh

nghiệp nói riêng là vì mục tiêu chung của toàn xã hội, vì vậy, khác với việc quản lý

trong nội bộ các tổ chức, hay nội bộ doanh nghiệp, quản lý nhà nước đối với việcĐKKD cho doanh nghiệp có nội dung rộng va bao quát Về cơ bản, Nhà nước vềĐKKD cho doanh nghiệp thể hiện ở một số nội dung sau đây:

Thứ nhất, Nhà nước quy định các điều kiện để được đăng ký kinh doanh

Kinh doanh là hoạt động của các cá nhân, tổ chức nhằm mục đích sinh lợi Hoạtđộng kinh doanh có hiệu quả là yếu tố thúc day sự phát triển của nền kinh tế, quyết định

sự tồn tại bền vững của một chế độ chính trị Vì vậy, kinh doanh không những đượcNhà nước ghi nhận là quyền của mọi nhà đầu tư mà còn được khuyến khích phát triển

Nhà nước là đại diện cho lợi ích của toàn xã hội, trong đó có doanh nghiệp, để đảm bảo

cho doanh nghiệp sau khi ra đời có thể hoạt động được, đồng thời hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp không phương hại đến lợi ích của các chủ thể khác, Nhà nước quyđịnh nhà dau tư phải thoả mãn những điều kiện nhất định về ngành, nghé kinh doanh,

vẻ vốn kinh doanh về chuyên môn và các điều kiện nhất định về nhân thân Thông quahình thức quy định này, Nhà nước có thể năm bắt được hoạt động của doanh nghiệp vàđiều chỉnh mọi hoạt động của doanh nghiệp theo mục đích chung của xã hội

Điều kiện về ngành, nghệ kinh doanh

Nhu cau của xã hội quyết định sự hình thành của các ngành, nghề kinh doanh Vìthế, ngành, nghề kinh doanh là yếu tố hết sức phong phú và đa dạng Sự đa dạng vàphức tạp của ngành, nghề kinh doanh cũng là những cơ hội cho hoạt động kinh doanh

phát triển, mở rộng Nhưng bản chất của kinh doanh là hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận,đem lại lợi ích cục bộ cho cá nhân hoặc cho tô chức Do đó, tự các tổ chức, cá nhân

kinh doanh không thể bảo đảm lợi ích chung của toàn xã hội, hoạt động kinh doanh của

các chủ thé có nguy cơ xâm phạm lợi ích của các chủ thể khác Vì mục tiêu lợi nhuận

của doanh nghiệp minh, chủ thé kinh doanh có thé không loại trừ những ngành, nghề

THƯ VIỆN

TRUONG ĐẠI HOC LUA HY

PHONG ANC _

Trang 23

kinh doanh nào mà nhu câu xã hội đặt ra Thực tế thì nhu cầu của con người không phảilúc nào cũng là chính đáng, có những nhu cầu của con người đặt ra có nguy cơ làmbăng hoại những giá trị đạo đức, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội (chăng hạn nhucầu về sử dụng, kinh doanh ma tuý) Như vậy, việc cung ứng các nhu cầu này để tìmkiểm lợi nhuận ở một số ngành, nghề kinh doanh là xâm phạm đến trật tự an toàn xã

hội Dé cho lợi ích của từng cá nhân, tổ chức đạt được trong kinh doanh, trên cơ sở phù

hợp với mục tiêu chung của xã hội, đòi hỏi phải có sự quản lý, điều hành của Nhà nước.Tuỳ thuộc vào điêu kiện chính trị, kinh tẾ, xã hội và tập quán của mỗi nước mà Nhà

nước đưa ra quy định về những ngành, nghề cấm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh

đòi hỏi phải có điều kiện và ngành nghề được tự do kinh doanh Cũng chính vì vậy mà

đối với cùng một ngành, nghề, ở nước này cắm kinh doanh nhưng ở nước khác lại

khuyến khích kinh doanh Tuy nhiên, điểm chung của các quốc gia trong quản lýngành, nghề kinh doanh đều nhằm tạo ra sự phù hợp giữa các nhu cau và lợi ích củatừng chủ thé với lợi ích chung của toàn xã hội Việc quy định về điều kiện ngành, nghềkinh doanh không có nghĩa là hạn chế quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp mà làtạo môi trường kinh doanh minh bạch cho các doanh nghiệp có cơ sở loại trừ đối vớimột số ngành nghé, còn lại có thé tự do lựa chọn ĐKKD ở tất cả các ngành, nghé khác

Tuy thuộc vào mức độ tác động của ngành, nghé kinh doanh đến trật tự an toàn xã hội

và lợi ích của cộng đồng, Nhà nước đưa ra quy định về ngành, nghề cắm kinh doanh,ngành, nghề kinh doanh đòi hỏi phải có điều kiện

Đối với các ngành, nghề mà Nhà nước cấm kinh doanh, khi tiến hành ĐKKD nhà

đầu tư phải loại bỏ những ngành, nghề đó Doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong

những ngành nghề mà Nhà nước không cấm Trường hợp cố tình kinh doanh trongnhững ngành, nghề này thì chủ thể kinh doanh sẽ bị coi là có hành vi vi phạm nghiêmtrọng nhất về ngành, nghề kinh doanh Ở Việt Nam, kinh doanh hàng câm như chất ma

tuý, vũ khí, đạn dược, mại dâm, buôn bán phụ nữ là một loại tội phạm và biện pháp xử

toàn xã hội đều bị Nha nước cắm kinh doanh Đối với những ngành nghề mà tác động

do hoạt động kinh doanh đem lại còn có điều kiện khắc phục, nhà đầu tư vẫn có quyềnkinh doanh Tuy nhiên, Nhà nước đưa ra một số điều kiện để sau khi ĐKKD, doanh

nghiệp có thé hoạt động mà không gây ra những tác hại, vi phạm lợi ích của cộng đồng.Công cụ dé quản ly các ngành nghề kinh doanh đòi hỏi phải có điều kiện là các giấy

Trang 24

phép kinh doanh, hoặc các điều kiện kinh doanh cụ thé Những giấy tờ nay không cần

có ngay trong hồ sơ ĐKKD nhưng cũng tương tự như việc một công ty đã được cấp

giây phép thành lập mở rộng hoạt động kinh doanh của mình sang loại hàng hoá kinh

doanh có điều kiện, ở những ngành, nghề này, doanh nghiệp phải được cấp giấy phéptrước khi bắt đầu kinh doanh Điều đó có nghĩa là, sau khi đã được cấp giấy chứng nhận

ĐKKD doanh nghiệp vẫn chưa phải đã hoàn tất thủ tục để đi vào kinh doanh Trong

một số ngành, nghề nhất định, chỉ khi doanh nghiệp đáp ứng day đủ các điều kiện kinh

doanh hoặc sau khi đã được xem xét cấp giây phép kinh doanh đối với ngành, nghé đóthì thủ tục kinh doanh mới được coi là hoàn tắt

Ngành, nghề kinh doanh là yếu té bị chi phối mạnh mẽ bởi các nhu cau xã hội, cótác động trực tiếp và lâu dài đến mọi mặt đời sống xã hội Vi vậy quy định về ngành,

nghề cấm kinh doanh, ngành, nghề kinh doanh có điều kiện cũng chi gin với nhữngthời điểm nhất định Những thay đổi về điều kiện kinh tế, xã hội, làm phát sinh nhiềunhu cầu mới, trong đó không loại trừ những nhu cầu đi ngược lại ích ích của xã hội, đòihỏi Nhà nước phải mở rộng đối với những ngành nghề can phải cam kinh doanh, ngành,

nghề kinh doanh phải có điều kiện Quy định về điều kiện kinh doanh đối với một số

ngành, nghề là một hình thức để Nhà nước quản lý doanh nghiệp, đảm bảo những điềukiện tối thiểu để doanh nghiệp có thé kinh doanh được mà không phương hại đến lợiich cộng đồng như đảm bảo các điều kiện về vệ sinh môi trường, an toan thực phẩmhay các điều kiện về kỹ thuật Ngành, nghề kinh doanh là một trong những yếu tố quantrọng quyết định đến thủ tục ĐKKD nhanh hay chậm, đòi hỏi nhiều điều kiện hay ít vàquyết định các cơ quan có thâm quyền quản lý nhà nước đối với việc ĐKKD của doanhnghiệp Đồng thời, ngành nghề kinh doanh cũng là yếu tố quyết định các điều kiện khác

trong thủ tục ĐKKD, chăng hạn như nó quyết định về điều kiện về vốn kinh doanh,điều kiện về chuyên môn của người quản lý doanh nghiệp

Điều kiện về vốn kinh doanh

Một trong những điều kiện quan trọng hang đầu để các cá nhân, té chức có ý tưởngthành lập doanh nghiệp, kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận là họ có một nguồn lực tàichính nhất định Không một tổ chức, cá nhân nào có quyên cản trở việc ĐKKD, thànhlập doanh nghiệp của họ Tuy nhiên, đối với một số ngành, nghề kinh doanh đặc thùnhư kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh vàng

hoặc kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng , đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp

ứng những điều kiện tối thiểu về vốn kinh doanh Vai trò của Nhà nước ở đây là đảm

bảo sự an toàn cho các chủ nợ và cho cả Nhà đầu tư kinh doanh trong những ngảnh,

nghề đòi hỏi nguôn vốn lớn, có tính chất kinh doanh đặc thù Mục đích của quy địnhnay nham đảm bảo những điều kiện về cơ sở vật chất nhất định cho hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp vận hành được, đồng thời đảm bảo khả năng chỉ trả cho các

Trang 25

khoan vay ngân hàng và các khoản thanh toán với khách hàng của doanh nghiệp Vì

vậy, việc xác định vốn pháp định phải được thực hiện bởi các cơ quan có chuyên môn

trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và giấy xác nhận của ngân hàng là một trong nhữngđiêu kiện cân dé doanh nghiệp được ĐKKD Cùng với giấy phép kinh doanh và cácgiấy tờ khác, giấy xác nhận vốn điều lệ của công ty, vốn đầu tư ban đầu của DNTNkhông thấp hơn vốn pháp định cũng là công cụ để Nhà nước thực hiện việc quản lý

ĐKKD của doanh nghiệp.

Điều kiện về chuyên môn( Chứng chỉ hành nghề)

Trong hoạt động kinh doanh, phạm vi tác động rộng nhất của doanh nghiệp là tácđộng đến người tiêu dùng thông qua sản phâm mà họ cung cấp ra thị trường Nhưngbản thân người tiêu dùng không có khả năng kiểm tra được mọi sản phâm mà mình có

nhu câu mua Có những sản phẩm đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn mới kiểm tra

được Trong những trường hợp mà sản phâm của các nhà kinh doanh cung cấp ra thịtrường, khách hàng không đủ điều kiện để kiểm tra chất lượng sản phẩm mình bỏ tiền

đề mua, Nhà nước quy định người quản lý doanh nghiệp phải có trình độ, chuyên môn

nhat định dé bảo đảm quyên lợi của người tiêu dùng, vi dụ như: kinh doanh dịch vụ

khám, chữa bệnh dịch vụ kiểm toán, pháp lý Hình thức quản lý là thông qua chứng chỉ

hành nghề do các cơ quan chuyền môn hoặc hội nghề nghiệp cấp cho người quản lý

doanh nghiệp Chứng chỉ hành nghề không có nghĩa là sự bảo đảm về chất lượng sảnphẩm mà là sự cam kết chịu trách nhiệm vẻ chất lượng sản phẩm doanh nghiệp cungcấp cho khách hàng trước Nhà nước

Điều kiện về chủ thé kinh doanh

Kinh doanh là hoạt động rất năng động và phức tạp Hoạt động kinh doanh chịu sựtác động của nhiễu yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó có sự tác động của các quy

luật kinh tế Sự tồn tại, phát triển hay dé vỡ của một doanh nghiệp có thể ảnh hưởng

đến khách hàng, giới doanh nghiệp và thậm chi toàn bộ nền kinh tế Qua phân tích

nguyên nhân thât bại trong hoạt động kinh doanh của các cá nhân và doanh nghiệp cho

thây, nguyên nhân cơ bản vẫn là do yếu kém về năng lực quản lý [1,Tr.32] Chính vìvậy, hâu hết các nước đều quy định về giới hạn tuổi và năng lực hành vi dân sự đối vớingười thành lập và quản lý kinh doanh nhằm hạn chế những rủi ro không đáng có chonhững chủ thé chưa day đủ năng lực quản lý, chủ thé bi hạn chế hoặc không có nănglực hành vi dân sự Đối với một số đối tượng sự tham gia kinh doanh của họ sẽ ảnh

hưởng đến kha năng phát triển én định của nền kinh tế, xâm hại đến quyền và lợi ichhợp pháp của các chủ thể khác, Nhà nước cũng không thừa nhận hoạt động thành lập,

quản lý doanh nghiệp của họ, chăng hạn như những người đang bị truy cứu trách nhiệmhình sự hoặc bi Toa án tước quyền hành nghề vi vi phạm các tội buôn lậu, làm hàng

gia, kinh doanh trái phép Đề ngăn ngừa xung đột lợi ích giữa một bên là việc thực hiện

Trang 26

chức năng quản lý nha nước và một bên là kinh doanh thu lợi nhuận, dam bao quyềnbình đăng giữa các doanh nghiệp, những người là cán bộ, công chức nhà nước cũngkhông có quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp Ngoài ra, hoạt động kinh doanh củamột số đối tượng khác có nguy cơ xâm phạm đền lợi ích chung, Nha nước cũng có quyđịnh cắm họ tham gia kinh doanh vì lợi ích cục bộ của cá nhân hay tổ chức, vì vậy, Nhanước còn có quy định cắm các cơ quan Nhà nước sử dung tài sản, công quỹ của Nhànước thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, và các cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp Nhà nước thành lập và quan ly doanhnghiệp thuộc vốn dân doanh.

Thực hiện việc quy định về những điều kiện trên đây, mục tiêu của Nhà nước không

năm ngoài việc giúp cho nhà đầu tư có một môi trường đầu tư lành mạnh, bình đăng vàminh bạch Từ đó, các nhà đầu tư biết được quyền của mình để tự bảo vệ và nghĩa vụ

mà mình phải thực hiện, bảo đảm cho doanh nghiệp kinh doanh đạt được hiệu quả trong

sự tôn trọng lợi ích của cộng đồng

Thứ hai, Nhà nước quy định về mô hình doanh nghiệp để nhà đầu tư có thể tự do

lựa chọn.

Quy định về mô hình doanh nghiệp thực chất là việc quy định về địa vị pháp lý của

các doanh nghiệp phù hợp với từng hình thức tổ chức kinh doanh nhằm đảm bảo khả

năng hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở bảo vệ lợi ích của các thành viên trong

doanh nghiệp và bảo vệ lợi ích của các chủ nợ bằng tính chịu trách nhiệm của doanhnghiệp Nhà nước quy định về các loại hình doanh nghiệp là để đáp ứng nhu cầu đa

dạng của các nhà đầu tư là cá nhân hay tổ chức, kinh doanh ở quy mô lớn hay nhỏ,đồng thời đảm bảo sự thống nhất quản lý của Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của nhà đầu tư và các đối tác của họ Với tư cách là nhà hoạch định chính sách

chỉ Nhà nước mới đủ điều kiện phân tích, đánh giá tác động của môi trường đến cáchoạt động kinh doanh, đồng thời Nhà nước là đại diện cho lợi ích của mọi chủ thể, còr

bản thân từng nhà đầu tư đại diện cho lợi ích cục bộ Vì vậy, chỉ có Nhà nước mới đủđiều kiện để đưa ra các mô hình kinh doanh, một mặt đáp ứng hoạt động của từng nh¿đầu tư, một mặt đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp phù hợp với lợi ích của xz

hội.

Mặc dù được tổ chức ở những hình thức không giống nhau, có thể là DNTN, HTXcông ty cô phan hay công ty TNHH nhưng các loại hình doanh nghiệp đều bình dangtrước pháp luật, tất cả các doanh nghiệp đều phải đóng đầy đủ các khoản thuế theo quyđịnh của pháp luật và được hưởng những chính sách ưu đãi của Nhà nước theo các Luậkhuyến khích đầu tư trong nước, Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài Mỗi một loạhình doanh nghiệp đều có cơ cấu tổ chức khác nhau, có những doanh nghiệp phải đảm

bảo điều kiện về thành viên tối thiểu như Hợp tác xã, công ty cỗ phan, có doanh nghiệt

Trang 27

phải đáp ứng điều kiện vẻ thành viên tối đa như công ty TNHH có từ hai thành viên trởlên, cũng có những doanh nghiệp bắt buộc phải có Hội đồng quản trị, có doanh nghiệplại không cần Khi quy định về cơ cấu tổ chức của từng loại hình doanh nghiệp, Nhànước đều có sự cân nhắc đảm bảo cơ chế hoạt động cho doanh nghiệp trên cơ sở bảo vệlợi ích cho các thành viên trong công ty, đặc biệt là bảo vệ quyên lợi cho những thànhviên yếu thế, đồng thời bảo vệ quyền lợi cho các đối tác Vì vậy, các nước đều cónhững doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn đem ra kinh doanh,nhưng cũng có những doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn băng toản bộ tài sảncủa mình đối với các khoản nợ của doanh nghiệp Tính chịu trách nhiệm vô hạn hayhữu hạn của doanh nghiệp không thẻ hiện sự bắt lợi hay thuận lợi của một loại hình nao

mà hoàn toàn phù hợp với mô hình kinh doanh của từng doanh nghiệp, nham đảm bảo

cơ chế bảo vệ quyền lợi cho các nhà dau tư và các đối tác Ở Nhà nước Việt Nam, hiệntại đang tồn tại hệ thông các loại hình doanh nghiệp khá phong phú, bao gồm DNNN,DNTN, các công ty cổ phan, công ty TNHH có hai thành viên trở lên, công ty TNHH

một thành viên, công ty hợp danh, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn

đầu tư nước ngoài Các loại hình doanh nghiệp này bao trùm lên tất cả các hình thức sởhữu, có thể là đại diện của một hình thức sở hữu như DNTN, DNNN, hay doanh nghiệp

100% vốn đầu tư nước ngoài, cũng có những doanh nghiệp có sự liên kết kinh tế của

nhiêu hình thức sở hữu trong doanh nghiệp liên doanh hay công ty cổ phan Điều này

đã tạo cơ hội đầu tư cho nhiều đối tượng khác nhau Mọi cá nhân, tổ chức, tuỳ thuộcvào nguồn lực tài chính và khả năng quản ly của mình đều có thé tìm thay sự phù hợp

và những ưu thế riêng ở từng loại hình doanh nghiệp Nhà nước quy định về các loạihình doanh nghiệp để nhà đầu tư có quyền lựa chọn ĐKKD, đồng thời, cũng là sự camkết thực hiện theo đúng những quy định về tổ chức quản lý và thực hiện quyền vànghĩa vụ, trách nhiệm về tài sản theo loại hình doanh nghiệp

Thứ ba, Nhà nước quy định về hồ sơ đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp

ĐKKD là sự khai báo của nhà dau tu tại cơ quan Nhà nước có thâm quyền về

nguyện vọng được kinh doanh và cam kết về khả năng kinh doanh của mình Sự thông

báo này phải được thé hiện dưới hình thức văn ban dé Nhà nước có thé lưu giữ, làm căn

cứ quản lý doanh nghiệp Tuy nhiên, những khai báo này không thé tuỳ tiện mà phải có

cơ sở dé khang định về khả năng kinh doanh của doanh nghiệp và đảm bảo việc quản lýcủa Nhà nước Vì vậy, các nhà dau tư không thé tự do khai báo về những điều kiện kinhdoanh của mình mà Nhà nước phải có quy định thống nhất về những yêu cầu cần thiết

làm căn cứ cho doanh nghiệp và co quan ĐKKD thực hiện Dé quản lý được doanhnghiệp, Nhà nước phải có được các thông tin cơ bản về doanh nghiệp như tên, địa chỉ,mức vôn và phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp, những thông tin vẻ các thành viên

góp vôn và vân đê tô chức, quản lý, phân chia lợi nhuận trong doanh nghiệp Hồ sơkinh doanh ia tài liệu day đủ nhất về thông tin doanh nghiệp ma Nhà nước cần nam giữ

Trang 28

dé theo dõi và có cơ sở xử lý khi doanh nghiệp vi phạm pháp luật Vi Vậy, Việc quyđịnh vê hồ sơ ĐKKD được tất cả các nước trên thế giới thực hiện và coi đây là công cụhữu hiệu để quản lý doanh nghiệp từ khi thành lập cũng như khi đã đi vào hoạt động.Tuy thuộc vào phương pháp quan ly của mỗi nước, những van dé được đặt ra trong hỗ

sơ ĐKKD có thé là khác nhau, nhưng về co ban, hồ sơ ĐKKD chính là hồ sơ vẻ lý lịchdoanh nghiệp, gôm có đơn ĐKKD và các tài liệu, thông tin yêu cầu được đặt ra đối vớiloại hinh doanh nghiệp và ngành, nghề kinh doanh đặc thù

Đơn là yếu tố bắt buộc phải có trong mọi thủ tục hành chính, thể hiện ý chí củangười viết Bằng hình thức gửi đơn tới cơ quan Nhà nước, người thành lập doanhnghiệp thông báo với Nhà nước việc họ sẽ tiến hành hoạt động kinh doanh Các nộidung trong đơn ĐKKD phải thể hiện được ý chí của nhà đầu tư, đồng thời phải bảo đảmcho Nhà nước năm được các thông tin cần thiết để thực hiện chức năng quản lý doanhnghiệp Do đó đơn phải được làm theo mẫu thống nhất của Nhà nước.„Thực chat tự doĐKKD là một trong những quyền của công dân nên hồ sơ ĐKKD chỉ là đơn ĐKKD thểhiện sự thông báo về nguyện vọng kinh doanh mà thôi, các nội dung khác trong hd sơ

ĐKKD chủ yếu dé khang định thêm, chứng minh cho nội dung của đơn

Hồ sơ ĐKKD do Nhà nước quy định đối với từng loại hình doanh nghiệp là khác

nhau Trong các quy định về hồ sơ ĐKKD, Nhà nước có tính đến việc bảo vệ lợi íchcho mọi nhà đầu tư, trong đó có các thành viên công ty Vì vậy nếu là DNTN, việc tổchức, quản lý doanh nghiệp đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh như thế nào, chỉ cótác động đến lợi ích của duy nhất chủ doanh nghiệp, trong hồ sơ ĐKKD không yêu cầu

phải có Điều lệ doanh nghiệp Hồ sơ ĐKKD của các DNTN chỉ có đơn ĐKKD là đủ,nếu ngành nghề kinh doanh của họ không thuộc đối tượng phải có vốn pháp định hay

chứng chỉ hành nghề.„Đối với các công ty, kết quả kinh doanh của công ty có tác độngđến nhiều thành viên tham gia góp vốn, trong đó có những thành viên yếu thế Vì thế,việc tô chức, hoạt động, phân chia lợi nhuận và quyết định các van dé vẻ doanh nghiệpphải có sự thoả thuận, nhất trí của thành viên công ty Những nội dung này cân đượcthê hiện trong một văn bản, làm căn cứ cho việc tô chức, quản lý các hoạt động củacông ty Do đó, nêu muốn thành lập các công ty, trong hồ sơ ĐKKD, ngoài đơn ĐKKDcòn phải có Điều lệ công ty và danh sách các thành viên công ty

Nếu kinh doanh ở một số ngành, nghề đặc thù, pháp luật quy định phải có vốn phápđịnh chứng chỉ hành nghẻ, thì hồ sơ ĐKKD cũng phải đáp ứng đầy đủ các giấy tờ xác

nhận về vôn và chứng chi hành nghề mới đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận

ĐKKD.

Như vậy, hồ sơ ĐKKD là tài liệu quan trọng thể hiện day đủ các thông tin về doanh

nghiệp, được lưu lại tại cơ quan nhà nước Quy định của Nhà nước về hỗ sơ ĐKKD

Trang 29

chính là Nha nước xây dựng công cụ hữu hiệu dé có thé theo dõi, quản lý được cácdoanh nghiệp một cách toàn diện và đây đủ.

Thứ tư, Nhà nước quy định về cơ câu tô chức, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thực hiện việc ĐKKD.

Dé thực hiện các hoạt động quản lý, Nhà nước có thé sử dụng nhiều biện pháp vàcông cụ quản lý khác nhau đề tác động đến đối tượng quản lý, nhăm đạt được mục tiêu

của Nhà nước dé ra Một trong những công cụ chủ yếu và hữu hiệu nhất dé Nhà nước

thực hiện việc quản lý ĐKKD cho doanh nghiệp là luật pháp quy định về ĐKKD Tuy

nhiên, pháp luật do Nhà nước ban hành chỉ có thể được thực hiện khi Nhà nước tổ chức

ra những cơ quan thay mặt cho Nhà nước, thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát và tôchức ĐKKD cho doanh nghiệp Chính vì vậy, dé tổ chức các hoạt động quản lý ĐKKDcho doanh nghiệp, Nhà nước không chỉ quy định các trình tự, thủ tục ĐKKD mà cânphải tổ chức ra cơ quan ĐKKD với các quy định cụ thé về cơ cau tổ chức và chức năng,nhiệm vụ cụ thể Với việc quy định như vậy, một mặt Nhà nước nhăm đảm bảo việc tổchức, phối hợp quản lý ĐKKD cho doanh nghiệp có hiệu quả, mặt khác là đảm bảo sựthống nhất về mô hình tổ chức và chức năng quản lý ĐKKD trên phạm vi toàn quốc,

tránh sự tuỳ tiện, mỗi địa phương đề đưa ra một hình thức tô chức cơ quan ĐKKD

Nhà nước là tổ chức quyền lực của nhân dân, đại điện cho nhân dân thống nhất quan

lý mọi mặt đời sống xã hội vì mục tiêu chung của toàn xã hội, vì vậy phạm v1 quản lýnhà nước bao giờ cũng mang nội dung rộng, đòi hỏi phải có sự phối hợp quản lý của

nhiều cơ quan khác nhau Trong hoạt động quản lý ĐKKD của doanh nghiệp, vai trò

của Nhà nước không chỉ là thực hiện việc xem xét hồ sơ và cấp giấy chứng nhậnĐKKD mà là một quá trình kiểm tra, xác nhận về các điều kiện kinh doanh, về vốnpháp định, cấp giấy phép kinh doanh và đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ, giấy tờ để quyếtđịnh việc cấp hay từ chối cap Giấy chứng nhận ĐKKD cho doanh nghiệp Dé đáp ứng

được các hoạt động quản lý này, Nhà nước phải tổ chức ra nhiều cơ quan khác nhau,

với những cơ cấu tô chức va phương thức hoạt động phù hợp với từng chức năng,

nhiệm vụ do Nhà nước giao Hoạt động kiểm tra, xác nhận các điều kiện kinh doanh,

cap giấy phép kinh doanh hay xác nhận von kinh doanh có hiệu quả và phù hợp nhấtvẫn là do các cơ quan chuyên môn, quản lý các ngành, lĩnh vực cụ thể thực hiện Tuynhiên, việc tổng hợp kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ ĐKKD và cấp Giấy chứng

nhận ĐKKD cho doanh nghiệp cần phải được thực hiện tại cơ quan chuyên trách mới

có thẻ đáp ứng được việc theo dõi, cung cấp thông tin về hệ thống các doanh nghiệp,đảm bảo sự quản lý của Nhà nước Vì vậy trong hoạt động quản lý nhà nước về ĐKKD

có nhiêu cơ quan tham gia quản lý, tuy nhiên cơ quan ĐKKD đóng vai trò quan trọngnhất Quản lý nhà nước đôi với việc ĐKKD của doanh nghiệp là một trong những nội

dung của quản lý nhà nước đôi với doanh nghiệp Vì vậy, bất cứ nhà nước nào cũng coi

Trang 30

đây là nhiệm vụ quan trọng Thực tế, không có một mô hình vạn năng áp dụng có hiệu

quả cho mọi quốc gia mà xuất phát từ điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể, mỗi nước đều lựa

chọn cho mình một hình thức quản lý phù hợp Về cơ bản, thủ tục ĐKKD của các nước

đều có những điểm chung, điểm khác nhau chủ yếu là ở chỗ cơ quan nào có thẩm

quyền thực hiện ĐKKD cho doanh nghiệp Một số nước như Pháp, Đức tổ chức cơquan ĐKKD năm trong hệ thống Toa án, nhưng cũng có những nước tổ chức một co

quan chuyên trách thực hiện việc ĐKKD cho doanh nghiệp như ở Thuy Điền,

singapore O Việt Nam, pháp luật hiện hành quy định thâm quyên cấp Giấy chứng nhận

ĐKKD cho doanh nghiệp thuộc về nhiều cơ quan khác nhau Chính phủ là cơ quanhành chính Nhà nước cao nhất trong bộ máy Nhà nước, thống nhất quản lý về các mặtkinh tế, xã hội Trong việc quản lý ĐKKD cho doanh nghiệp, Chính phủ thực hiện sựphân cấp quản lý cho nhiều cơ quan khác nhau, trong đó, cơ quan ĐKKD giữ vai tròtrung tâm, các cơ quan liên quan khác đóng vai trò phối hợp quản lý Thực hiện chức

năng của chủ thể quản lý nhà nước trong hoạt động ĐKKD là các cơ quan được nhà

nước giao quyền, gồm có: Cơ quan ĐKKD, cơ quan cấp giấy phép đầu tư, cơ quan cấpgiầy phép đủ điều kiện kinh doanh, cơ quan cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinhdoanh cơ quan ngân hàng xác định vốn và các cơ quan quản lý ngành, quản lý theo địaphương và vùng lãnh thé (UBND cấp tỉnh) tham gia thẩm định đánh giá tác động ảnhhưởng của dự án đến ngành va địa phương Chính phủ quy định quyên hạn và nhiệm vụ

cụ thê của từng cơ quan, đồng thời giữa các cơ quan, giữa các ngành và địa phương có

nhiệm vụ phối hợp quản lý ĐKKD, đảm bảo cho doanh nghiệp đầu tư đúng mục đích,

phù hợp yêu cầu phát triển của từng ngành, từng địa phương trên cơ sở định hướng phát

triển kinh tế - xã hội của Nhà nước Các cơ quan nhà nước có thâm quyền cấp Giấychứng nhận ĐKKD (bao gồm cả cơ quan cấp Giấy phép đầu tư) cho doanh nghiệp là

Bộ kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là

UBND cấp tỉnh), Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất thực hiện cấp Giâyphép đầu tư theo uy quyền, Phòng ĐKKD trong Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi làphòng ĐKKD cấp tỉnh), Phòng ĐKKD thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố

trực thuộc tỉnh (sau đây gọi là Phòng ĐKKD cấp huyện) Trong đó hau hết các doanhnghiệp thực hiện việc ĐKKD tại Phòng ĐKKD cấp tỉnh Việc tô chức cơ quan ĐKKD

ở nhiêu cấp, nhiều ngành như hiện nay nhằm đảm trách công việc ĐKKD cho nhiều đối

tượng kinh doanh khác nhau.

Như vậy, đề công tác ĐKKD được thực hiện, bên cạnh việc ban hành pháp luật về

ĐKKD Nhà nước cần quy định về tổ chức và hoạt động của cơ quan ĐKKD Việc quyđịnh về cơ cấu tổ chức doanh nghiệp như thế nào, theo hình thức chuyên trách, thongnhat tir Trung ương đến địa phương hay tổ chức trong một Bộ, ngành đều phải căn cứvào yêu câu nâng cao năng lực và hiệu lực của cơ quan ĐKKD trong việc giám sát các

hoạt động của doanh nghiệp.

Trang 31

Đẻ tránh việc quan ly tuỳ tiện, không thống nhất, Nha nước quy định rõ chức năngnhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan ĐKKD Khi thực hiện việc ĐKKD cho doanh nghiệp.cơ.quan ĐKKD chi được thực hiện theo thâm quyên những nội dung ma pháp luật đãquy định, mọi quyết định không dựa trên cơ sở pháp luật, vượt quá thẩm quyền quyđịnh đều bị coi là hành vi vi phạm và cần phải xử lý Bên cạnh việc trao thẩm quyên

cho cơ quan ĐKKD, Nhà nước còn quy định những trách nhiệm nhất định như quy định

trách nhiệm thực hiện sự phối hợp trong quản lý với các cơ quan liên quan, hướng dẫnngười ĐKKD về ngành, nghề kinh doanh phải có điều kiện, xây dựng và quản lý vàcung cấp thông tin về doanh nghiệp Những trách nhiệm được giao theo quy định của

Nhà nước, đòi hoi doanh nghiệp phải hoàn thành, trường hợp không thực hiện đúng quy định của Nhà nước sẽ không mang lại hiệu quả trong quản lý.

Thứ năm, Nhà nước quy định các biện pháp chế tài để bảo đảm việc ĐKKD được

thực hiện đúng pháp luật.

Quản lý nhà nước là việc tổ chức, điều hành mọi hoạt động trong xã hội, đảm bảocho các quan hệ của các cá nhân, tổ chức thực hiện theo một trật tự nhất định, phù hợp

với lợi ích chung của toàn xã hội Tuy nhiên, mỗi chủ thé lại luôn tổn tại với những lợi

ích cục bộ, vì vậy, hoạt động của họ luôn có nguy cơ xâm phạm lợi ích chung, do đó

các quy định pháp luật của Nhà nước có thể không được thực hiện đầy đủ Một khi vìlợi ích cục bộ, các chủ thể thực hiện quyên và nghĩa vụ không đúng quy định của phápluật thì các quy định của pháp luật trở thành không có ý nghĩa đối với công tác quản lý

nhà nước Chính vì vậy, khi ban hành pháp luật điều chỉnh các quan hệ trong xã hội,

Nhà nước không thể chỉ quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, (được làmnhững gi, làm như thé nao, không được làm những gì và bắt buộc phải làm gi) mà phải

có cơ chế bảo đảm cho các chủ thể thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của họ Quản lý

nhà nước trong hoạt động ĐKKD của doanh nghiệp là hoạt động quản lý vĩ mô của Nhà

nước nhằm đảm bảo một trật tự trong kinh doanh Hiệu quả quản lý nhà nước trong

hoạt động ĐKKD của doanh nghiệp có đạt được hay không, phụ thuộc vào sự tuân thủ

pháp luật của các chủ thể tham gia vào quá trình ĐKKD của doanh nghiệp Cùng với hệ

thống pháp luật đầy đủ, thống nhất, các chủ thể tham gia vào hoạt động ĐKKD như các

cán bộ, công chức thực hiện chức năng của cơ quan quản lý nhà nước và người ĐKKD

là những chủ thể quyết định đến hiệu quả quản ly nhà nước trong lĩnh vực này Dé các

cơ quan ĐKKD, cơ quan xác nhận về điều kiện kinh doanh, vốn pháp định, cơ quan cấpgiấy phép kinh doanh và người ĐKKD không vi các quy định về ĐKKD, thực hiệnđúng các quyền và day đủ các nghĩa vụ của mình, Nhà nước cân quy định về các biệnpháp chê tài dé xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm Quy định về các hình thức xử lý viphạm pháp luật trong ĐKKD là một trong những nội dung quan trọng không thé thiếutrong công tác quản lý nhà nước Đề quản lý ĐKKD, Nhà nước có thể sử dụng nhiềucông cụ quản lý khác nhau trong đó quy định pháp luật về xử lý vi phạm trong ĐKKD

Trang 32

là công cụ quản lý rất quan trọng vi nó đảm bao cho các hoạt động quản lý khác của

Nhà nước được thực hiện nghiêm túc Trong nền kinh tế thừa nhận tự do kinh doanh,mặc dù chức năng chủ yếu của Nhà nước là tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho

doanh nghiệp gia nhập thi trường nhưng vẫn cần gan với việc xử lý các vi phạm trongĐKKD, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp, Nhà nước và cộng đồng.Mục đích của quy định này là nhăm ngăn ngừa, giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật vềĐKKD cho mọi tô chức cá nhân và có cơ sở pháp lý để xử lý khi có hành vi vi phạm,đảm bảo kỷ cương của Nhà nước Đây chính là cơ chế bảo đảm việc ĐKKD được thực

hiện đúng pháp luật, trong đó cơ quan ĐKKD chi được thực hiện theo thẩm quyềnnhững gì pháp luật quy định, tránh sự tuỳ tiện, xâm phạm quyên của nhà đầu tư Vềphía nhà đầu tư cũng chỉ được thực hiện quyên của mình theo luật định và phải thực

hiện đây đủ các nghĩa vụ mà Nhà nước quy định

Quy định về biện pháp xử lý các hành vi vi phạm trật tự ĐKKD, Nhà nước xác định

rõ hành vi nào là vi phạm, mức độ vi phạm và biện pháp xử lý đối với từng mức độ vi

phạm cụ thé Dé đạt được mục dich ngăn ngừa, giáo dục, pháp luật phải bao quát hết

các hành vi vi phạm, đồng thời có biện pháp chế tài tương thích với mức độ vi phạm

của từng chủ thể, tránh hiện tượng quy định hình thức xử lý quá nặng hay quá nhẹ, tạo

tâm lý coi thường hoặc thiếu niềm tin vào pháp luật của Nhà nước

Trang 33

Pháp luật về ĐKKD, thành lập doanh nghiệp là một trong những công cụ quan trọng

dé Nha nước quan lý, giám sát các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

Chế định pháp luật về ĐKKD là những quy định của Nhà nước về điều kiện ĐKKD,

thủ tục ĐKKD, về thẩm quyên quản lý cũng như chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan

thực hiện việc quản ly ĐKKD cho doanh nghiệp Pháp luật về ĐKKD, thành lập doanh

nghiệp năm trong hệ thống pháp luật của Nhà nước, thuộc phạm trù kiến trúc thượng

tầng, chịu sự chi phối và quyết định các yếu tố kinh tế, xã hội, là sự phản ánh của các

điều kiện kinh tế, xã hội Vì vậy, nghiên cứu sự hình thành và phát triển của chế địnhpháp luật về ĐKKD, thành lập doanh nghiệp cần phải gan với từng thời kỳ, được đánh

dấu bang sự ra đời của các quy định pháp luật về ĐKKD ứng với những điều kiện kinh

tế xã hội nhất định Các quy định pháp luật về ĐKKD ở Việt Nam được hình thành từ

những năm năm mươi, tuy nhiên, pháp luật về ĐKKD lần đầu tiên được quy định trong

Luật băng một chế định riêng vào năm 1990, khi Quốc hội thông qua cùng lúc hai đạo

luật là Luật DNTN và Luật công ty Năm 1999, Luật Doanh nghiệp ra đời thay thế cho

hai đạo luật trên đã tạo ra bước đột phá trong cải cách thủ tục ĐKKD, thành lập doanh

nghiệp Quá trình thay đổi các quy định pháp luật về ĐKKD này băng các quy định

khác thể hiện sự phát triển và ngày càng hoàn thiện của chế định pháp luật về ĐKKD

Sự phát triển của các quy định về ĐKKD là sự hoàn thiện dần cả về kỹ thuật xây dựng

luật và nội dung quy định Các quy định pháp luật về ĐKKD hiện hành là sự phản ánh

các quy luật kinh tế và phù hợp với thông lệ quốc tế khi thừa nhận việc ĐKKD, thành

lập doanh nghiệp là một trong những quyền cơ bản của nhà đầu tư Điều đó cũng phảnánh sự thay đổi quan trọng trong tư duy kinh tế của Nhà nước theo hướng tạo môi

trường thu hút mọi nguồn lực đầu tư cho sự nghiệp phát triển kinh tế Để có cách nhìn

toàn diện về thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động ĐKKD của doanh nghiệp,trước hết cần nghiên cứu sự hình thành và phát triển của chế định pháp luật về ĐKKD

với tư cách là công cụ quản lý của Nhà nước, quá trình này có thể chia thành các thời

kỳ như sau:

-_- Thời kỳ từ năm 1945 đến 1989 ( Thời ky trước khi có Luật DNTN va Luật Công ty

năm 1990).

- Thời kỳ từ năm 1990 đến 1998 ( Thời kỷ trước khi ban hành Luật Doanh nghiệp

1999, thay thé cho Luat DNTN va Luat Cong ty 1990)

Trang 34

Thời ky từ năm 1999 đến nay ( Thời ky thực hiện việc ĐKKD theo Luật Doanh

nghiệp 1999).

2.1.1 Thời kỳ từ 1945 đến 1989

Phát triển sản xuất, kinh doanh là yêu cau thiết yếu của mọi nên kinh tế, nhằm bảo

đảm nhu câu tiêu dùng cho xã hội và quyết định sự ồn định, bền vững của một ché độchính trị của Nhà nước Vì thé, ngay từ những năm dau sau ngày thành lập nước (1945),Nhà nước Việt Nam đã dành sự quan tâm đặc biệt cho việc phát triển sản xuất kinh

doanh Kinh tế quốc doanh được phát triển ở tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền

kinh tế quốc dân Tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trên thương trường,ngoài các đơn vị kinh tế quốc doanh còn có kinh tế tập thể (HTX), hộ kinh doanh cá thể

và các tư thương Tuy nhiên, trong thời gian dai hoạt động sản xuất kinh doanh của các

thành phan kinh tế diễn ra nhưng không phải ĐKKD tai bất cứ cơ quan Nhà nước nao

Điều này có thể giải thích bởi Nhà nước phải tập trung sức lực và trí tuệ cho công cuộc

kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1945 đến 1954, không có thời gian

cho công tác nghiên cứu, xây dựng chính sách và pháp luật quản lý kinh tế

Sau hoà bình lập lại (1954), với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các tổ chứckinh tế ở Việt Nam ngày cảng mạnh dan, tự tin đầu tư kinh doanh ở nhiều lĩnh vực,

ngành nghé khác nhau Dé hướng dẫn công thương nghiệp phát triển có lợi cho quốc kế

dân sinh, bảo vệ lợi ích chính đáng cho các nha đầu tư kinh doanh, ngày 30 thang 5năm 1955, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 488-TTg về bản Điều lệĐKKD các loại công thương nghiệp Đây là văn bản đầu tiên quy định việc ĐKKD chocác cá nhân, tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại Nghị định này

quy định tat cả các cá nhân, tổ chức, không phân biệt thành phần kinh tế, kinh doanh tạichỗ hay lưu động đêu phải xin đăng ký và xin giấy chứng nhận đăng ký khi khai

trương, khuếch trương hay di nhượng, di chuyển hay thay đổi loại hình kinh doanh Tuy

theo quy mô kinh doanh, Chính phủ quy định thâm quyền ĐKKD thuộc về Bộ công

thương, cơ quan Công thương tỉnh, thành phố hoặc Uy ban hành chính huyện Dé công

tác ĐKKD tiến hành được nhanh chóng, đồng thời giúp các Bộ năm vững các hoạt

động kinh doanh của tư nhân thuộc ngành họ phụ trách, ngày 11 tháng 7 năm 1955,

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Thông tư số 557-TTg về việc phân công đăng ký các loại hình kinh doanh công thương nghiệp Theo đó, các cơ quan có thầm quyền ĐKKD

mở rộng đến các cơ quan như: Bộ Y tế, Bộ Giao thông công chính, Bộ Tuyên truyền,

Bộ Công an và Bộ Công thương chịu trách nhiệm đăng ký tất cả các ngành, nghề còn

lại Muôn được ĐKKD, đương sự phải có đơn xin đăng ký, có tờ khai đã được chính

- quyên địa phương chứng nhận và các giấy tờ khác như bản sao Điều lệ, Nội quy kinhdoanh, bản sao các chứng từ về vốn, về tài sản, động sản và bất động sản như văn tự

nha cửa, dat đai, giấy mua máy móc, dụng cu Nghi định không có quy định về thời

Trang 35

hạn cấp chứng nhận ĐKKD nhưng quy định khá chỉ tiết về hình thức xử phạt vi phạm

trong lĩnh vực ĐKKD.

Sau năm 1955, mặc dù là thời ky cả nước tập trung cho công cuộc chống Mỹ cứu

nước nhưng ở Miễn Bắc đã hình thành khu vực kinh tế tập thé trong kinh doanh công

thương nghiệp, phát sinh một loại hình doanh nghiệp mới như HTX công thương

nghiệp, tiểu công nghiệp, HTX mua bán, HTX vận tải, xây dựng Do đó, Nhà nướccũng đã quy định bé sung đối tượng ĐKKD là các đơn vị kinh tế trong khu vực kinh tế

này bang Nghị định số 76/CP ngày 8/4/1974 ban hành Điều lệ ĐKKD công thương

nghiệp và phục vụ (dịch vụ) khu vực kinh tế tập thé và cá thé Kê từ thời điểm này, cáchoạt động kinh doanh của thành phần kinh tế tư nhân và tập thể muốn được ĐKKDphải được cơ quan Nhà nước có thâm quyền cho phép thành lập, các điều kiện dé đượckinh doanh cũng phức tạp hơn trước đây, chăng hạn yêu cầu "Người kinh doanh phải có

hộ khâu chính thức ở nơi xin ĐKKD, biết nghề hoặc có khả năng lao động phù hợp vớinghề xin kinh doanh" (khoản 1 Điều 3) Cũng giống như trước đây, trong giai đoạn nàycác quy định về ĐKKD không quy định cụ thé về chức năng, nhiệm vụ của cơ quanĐKKD và chưa đặt ra thời hạn cấp ĐKKD cho doanh nghiệp Tuy nhiên lại có quy định

về thời hạn bắt buộc phải kinh doanh ké từ khi được cấp giấy phép kinh doanh không

quá 30 ngày, đồng thời quy định thởi hạn có hiệu lực của giấy phép ĐKKD chỉ là một

năm, nếu muốn tiếp tục hoạt động thì hàng năm cơ sở kinh doanh phải làm đơn xin gia

hạn Điều lệ có hiệu lực tại từng tỉnh, ké từ ngày công bố thi hành tai địa phương

Khi đất nước thống nhất (1975), do đặc điểm kinh doanh ở hai miền Nam Bắc khác

nhau, để có sự quản lý về mặt Nhà nước một cách thống nhất, Chính phú đã ban hànhNghị định số 119/CP ngày 9/4/1980 về Điều lệ đăng ký kinh doanh công thương nghiệp

và phục vụ áp dụng cho Khu vực kinh tế tập thể và cá thể Băng Nghị định này, tất cảcác cơ sở kinh doanh phải làm tờ khai xin ĐKKD nộp cho UBND xã hoặc cấp tương

đương, tại đây, Uy ban có trách nhiệm tô chức việc kê khai đăng ky, sau đó chuyên lênUBND huyện xem xét, cấp giấy phép kinh doanh Dé công tác ĐKKD trong phạm vitoàn quốc được triển khai có hiệu quả, ngày 6/10/1982 Hội đồng Bộ trưởng đã ra Chỉthị số 260-CT về ĐKKD công thương nghiệp và dịch vụ, đồng thời cùng ngày, Bộ Nộithương có Thông tư số 23-NT hướng dẫn thi hành Chỉ thị 260-CT

Nhìn chung, cho đến năm 1986, để quản lý các hoạt động kinh doanh, Nhà nước

mới chỉ ban hành các văn bản dưới luật, những văn bản này còn phản ánh thái độ phân

biệt của Nhà nước đối với các đơn vị kinh tế thuộc các chế độ sở hữu khác nhau, giữa

các hình thức sở hữu chưa có sự bình đăng trong kinh doanh thâm quyền ĐKKD khôngthong nhat, có thê nhận thay:

- Trong yêu câu vê thủ tục thành lập doanh nghiệp và ĐKKD: Đối với các đơn vị

thuộc khu vực kinh tế quốc doanh, khi có quyết định thành lập là đương nhiên có đủ

Trang 36

tư cách pháp nhân, coi như đã được ĐKKD, trong khi các đơn vị kinh tế khác, ngoàithủ tục thành lập còn phải ĐKKD tại cơ quan quản lý nhà nước Điều này không chỉ

vị phạm quyên tự do, bình đăng trong kinh doanh mà còn là nguyên nhân dé các

DNNN được thành lập tràn lan, Nhà nước không thể kiểm soát nổi

- _ Về thâm quyền ĐKKD: Cơ sở dé phân cấp thâm quyền ĐKKD cho các cơ quan nhànước được dựa trên tiêu chí quy mô kinh doanh và tính chất kinh doanh của các đơn

vị kinh tế Vì vậy, trong thời ky này thâm quyền ĐKKD cho các doanh nghiệp thuộc

vê nhiều cơ quan khác nhau, từ các Bộ chủ quản và sở quản lý ngành (chủ yếu là Bộ

Nội thương và Sở Thương nghiệp) đến Uỷ ban Nhân dân tỉnh, Uỷ ban Nhân dân

quận, huyện.

- _ Các văn bản trên đây thé hiện sự thận trọng của Nhà nước, chú ý nhiều đến các biệnpháp xử lý vi phạm và thủ tục ĐKKD đòi hỏi nhiều điều kiện, giấy tờ và tráchnhiệm của người ĐKKD, chủ yếu thiên về bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, nhiềuquy định làm hạn chế quyền kinh doanh của doanh nghiệp, chưa chú ý đến việc tạođiều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất kinh doanh tự do gia nhập thị trường.Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, chính sách phát triển nền kinh tếnhiều thành phần đã được Nhà nước triển khai Đây là thời kỳ trăn trở để đổi mới nềnkinh tế, nhiều quyết định, nghị định đã được ra đời, đặc biệt năm 1987, Nhà nước đãban hành Luật Đầu tư nước ngoài để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam,tạo động lực phát triển kinh tế đất nước Song song với các chính sách khuyến khíchphát triển sản xuất kinh doanh, Nhà nước cũng có quy định về việc ĐKKD cho các đơn

vị kinh tế Các quy định về ĐKKD được đề cập trong các Nghị định của Hội đồng Bộtrưởng, quy định về chính sách đối với kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh, các đơn vị kinh

tế sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp, xây dựng, vận tải như Nghị định số27/HDBT và Nghị định số 28/HDBT ngày 9/3/1988 Băng các Luật và văn bản dưới

Luật ban hành sau năm 1986, tính dân chủ trong nền kinh tế được thể hiện khá rõ nét,việc Nhà nước thừa nhận một nền kinh tế nhiều thành phần giúp cho các đơn vị kinh tế

tư nhân từ đây đã có điều kiện để phát triển, các đơn vị kinh doanh có quyền bình đẳng

Nếu như trước đây, kinh tế tư nhân bị miệt thị, đối xử thì nay Nhà nước đã thực sự coi

thành phan kinh tế này là một phần của nền kinh tế Cũng từ đây, van đề ĐKKD đã đặt

ra như một yêu cầu chung của các đơn vị kinh doanh không phân biệt thành phần kinh

tế Các đơn vị kinh tế của cơ quan hành chính sự nghiệp muốn sản xuất kinh doanh

cũng phải ĐKKD tại Uỷ ban Nhân dân các cấp Việc ĐKKD đối với các đơn vị kinh tế

quốc doanh được tiến hành theo Nghị định số 28/HĐBT ngày 22/3/1989

Thông qua các văn bản quy định về ĐKKD thời kỳ 1986-1989 cho thấy, công tácĐKKD cho các tô chức có hoạt động sản xuất kinh doanh đã có sự chuyển biến Khác

với trước đây, các don vị quốc doanh do Nhà nước thành lập thi không phải ĐKKD, ở

Trang 37

giai đoạn này, các đơn vị kinh tế quốc doanh cũng phải ĐKKD như mọi hình thức sởhữu khác Tại Quyết định số 193-HĐBT ngày 23/12/1988 quy định về kinh doanh

thương mại và dịch vụ ở thị trường trong nước đã bao gồm cả việc ĐKKD cho tô chức

kinh tế quốc doanh khi họ kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ Hoạt độngĐKKD đã mở rộng phạm vi đến mọi hình thức kinh doanh, nhưng về cơ bản, các quyđịnh về ĐKKD cho các đơn vị kinh tế trong giai đoạn này còn mang nặng dấu ấn của

giai đoạn trước, thiếu quy định thống nhất, thâm quyền cấp ĐKKD phân tán ở quá

nhiêu cấp, nhiều cơ quan, thậm chí nhiều khi lẫn lộn giữa quản lý hành chính với quản

lý ngành và quan lý kinh doanh Điều đó cho thay, trong thời gian dài thực hiện công

tác quản lý sản xuất kinh doanh, vấn đề ĐKKD đã được đặt ra nhưng còn hết sức mờnhạt, ĐKKD đơn thuần mới chi là thủ tục dé Nhà nước thống kê doanh nghiệp, thực

hiện việc thu thuế Các quy định về ĐKKD thiếu rõ ràng và thủ tục rất rườm rà, đòi hỏi

nhiễu giấy tờ không có ý nghĩa quản lý Hầu hết các văn bản chưa chú ý đến thời hạn

ĐKKD, gây ra tinh trạng xử lý việc ĐKKD tuỳ tiện, kéo dai thời gian ĐKKD làm cản

trở hoạt động kinh doanh vốn năng động và đòi hỏi nhiều ở thời cơ kinh doanh Cũng

trong thời kỳ này, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1987) ra đời, ghi nhận cáchình thức đầu tư của doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nướcngoải, tạo ra sự phong phú các loại hình đầu tư trên thương trường, nhưng khiếmkhuyết của Luật này là ở chỗ thiếu han quy định về ĐKKD Do đó, chế định về ĐKKD

cũng chưa thể hiện rõ nét

2.1.2 Thời kỳ từ 1990 đến 1998

Sau năm 1990, Nhà nước triển khai tinh than Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI và

lần thứ VII, dành nhiều thời gian cho công tác xây dựng pháp luật, trong đó chủ yếu là

xây dựng pháp luật về kinh tế Đứng trước những thay đổi lớn của nền kinh tế, các

doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân xuất hiện ngày càng đông Để đáp ứng được yêucầu quản lý doanh nghiệp trong tình hình mới, ngày 21/12/1990, Quốc hội nước

CHXHCN Việt Nam đã thông qua cùng lúc hai đạo luật là Luật DNTN và Luật Công

ty Đây là các đạo luật đầu tiên tại Việt Nam có ghi nhận vấn dé thành lập và ĐKKDcủa doanh nghiệp trong một chế định pháp luật So với các quy định trước, chế định vềĐKKD trong các luật trên có sự tiến bộ hơn và thé hiện sự hoàn thiện nhất định Trong

Luật DNTN và Luật công ty, vấn đề ĐKKD, thành lập doanh nghiệp được quy định rõ

rang, đầy đủ về van dé tổ chức quản lý của co quan ĐKKD, thành lập doanh nghiệp, vềđiều kiện và thủ tục ĐKKD cho doanh nghiệp

Theo tinh thần của Luật DNTN, Luật Công ty cũng như Nghị định số 221/HDBT vàNghị định số 222/HĐBT ngày 23/7/1991 hướng dẫn thực hiện các Luật này thì sau khi

da làm các thủ tục thành lập doanh nghiệp, để được phép tiến hành các hoạt động kinh

doanh, các chủ doanh nghiệp phải tiến hành làm thủ tục ĐKKD tại cơ quan Nhà nước

Trang 38

có thâm quyên Chi sau khi đã đăng ký và được cơ quan này chấp thuận thì doanh

nghiệp mới được Nhà nước chính thức công nhận ra đời, công nhận sự tham gia của

doanh nghiệp vào thị trường, chính thức phát sinh các quyền và nghĩa vụ của doanh

nghiệp trong các hoạt động kinh doanh Trước năm 1994, Luật quy định cơ quan có

thâm quyên cấp giấy chứng nhận ĐKKD cho doanh nghiệp thuộc về Trọng tài kinh tếtỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Sau khi Luật DNTN và Luật Công ty được sửađôi năm 1994, việc cấp Giấy chứng nhận ĐKKD được giao cho Uỷ ban kế hoạch tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương (Sở kế hoạch và đầu tư) đảm nhiệm

Luật sửa đổi một số điêu của Luật Công ty và Luật DNTN ngày 2/6/1994 quy địnhthủ tục ĐKKD được tiến hành trong thời gian 60 ngày đối với DNTN, 180 ngày đối vớicông ty TNHH và một năm đối với công ty cổ phần kể từ ngày được cấp giấy phépthành lập Luật quy định khoảng thời gian kéo đài giữa giấy phép thành lập và giấyĐKKD vì giai đoạn xin thành lập doanh nghiệp thực chất là để cơ quan nhà nước cóthâm quyền xem xét, kiểm tra hồ sơ thành lập Trường hop đã đủ điều kiện thành lậpdoanh nghiệp theo quy định của pháp luật thì UBND các tỉnh là cơ quan cấp giấy phép

thành lập Khi cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp, Nhà nước mới dừng ở việc chophép doanh nghiệp thành lập về mặt tổ chức Sau khi đã được chấp nhận cho phép

thành lập thi doanh nghiệp tiến hành các hoạt động chuẩn bị dé đi vào kinh doanh Pháp

luật dự trù cho doanh nghiệp khoảng thời gian chuẩn bị có tính đến từng loại hình

doanh nghiệp với tính chất, mức độ phức tạp của nó Công ty cổ phần phức tạp honcông ty TNHH về tổ chức, số lượng thành viên nhiều, cách thức góp von đặc biệt (góp

vốn hoặc huy động vốn bằng chứng khoán) nên thời gian này là một năm (365 ngày),

trong khi công ty TNHH chi là 180 ngày, DNTN do chủ doanh nghiệp là người thành

lập có thé chủ động quyết định mọi vấn dé của doanh nghiệp nên thời hạn chỉ là 60ngày Quá thời hạn trên mà doanh nghiệp chưa ĐKKD thì giấy phép thành lập khôngcòn giá trị, néu muốn tiếp tục thành lập doanh nghiệp phải làm lại thủ tục thành lập vàĐKKD Nếu thời gian chuân bị không kịp thời hạn luật định, có lý do chính đáng,

UBND đã cấp giấy phép thành lập có thể gia hạn giấy phép nhưng không quá 90 ngày

đôi với công ty và 30 ngày đối với DNTN

Đề được xem xét, cấp Giấy chứng nhận ĐKKD, người thành lập doanh nghiệp phải

chuẩn bi day đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Theo đó, hồ sơ phải được

gưi tới Uỷ ban Kê hoạch tỉnh (Sở Kê hoạch và Đầu tư) bao gồm:

- Giây phép thành lập doanh nghiệp:

- _ Điêu lệ (đối với công ty);

- Giây tờ chứng thực trụ sở giao dịch của công ty;

- _ Giấy tờ chứng thực về vốn (đối với DNTN)

Trang 39

Khi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp được ghi tên vào số ĐKKD và được cấp giầy

chứng nhận ĐKKD Ké từ thời điểm đó công ty có tư cách pháp nhân và được tiếnhành hoạt động kinh doanh, DNTN bắt đầu được hoạt động kinh doanh Trong thời hạn

30 ngày ké từ ngày được cap giấy chứng nhận ĐKKD, doanh nghiệp phải đăng báo địa

phương và báo hàng ngày của trung ương trong 5 số liên tiếp với các nội dung quy địnhnham công khai hoá về sự ra đời và hoạt động của công ty trên thương trường Thực tế

từ năm 1998, giai đoạn thành lập công ty và ĐKKD đều được giao cho một nơi thụ lý

hồ sơ và thực hiện đó là Sở Kế hoạch và Đầu tư [25] Bước 1, hỗ sơ được thụ lý vàtrình UBND dé cơ quan này cấp giấy phép thành lập Bước 2, cũng chính những cán bộ

này làm thủ tục ĐKKD Như vậy, hai khâu này chồng lên nhau và không có ý nghĩa về

cả lý luận và thực tiễn Việc thực hiện như vậy đã kéo dài thời gian thành lập doanh

nghiệp, đồng thời những căn cứ để cấp giấy chứng nhận ĐKKD cũng hoàn toàn dựa

trên hồ sơ xin thành lập

Cùng với việc quy định khá đầy đủ, rõ ràng về quy chế thành lập và ĐKKD của cácdoanh nghiệp thuộc thành phan kinh tế tư nhân, trong thời ky này Nhà nước cũng nhậnthay can thiết phải có một định chế quy định rõ ràng về điều kiện ra đời của các DNNN,nhăm kiểm soát va quản lý được DNNN trong nên kinh tế thị trường Trong một thờigian đài, sau hơn 40 năm tồn tại và phát triển, lần đầu tiên vào năm 1990 Nhà nước mớithống kê được số lượng thực tế về DNNN là 12.084 doanh nghiệp [23] Đây là sản

phẩm của việc thành lập một cách tuỳ tiện, tràn lan không theo quy chế pháp lý chặt

chẽ, DNNN được ra đời chỉ với quyết định của cơ quan cấp trên mà không cần phảiĐKKD, có những cơ quan không có chức năng quản lý nhà nước về kinh tế cũng thành

lập DNNN, thậm chí quyết định thành lập DNNN cũng không đặt ra bat cứ yêu cau gi

đối với người dé nghị thành lập Hậu quả mang lại là một số lượng lớn các DNNN đã ra

đời nhưng phan lớn kinh doanh thua lỗ kéo dài, trở thành gắng nặng cho ngân sách Nha

nước Để kinh tế quốc doanh thực sự giữ vai trò nòng cốt, chủ đạo trong nền kinh tếnhiều thành phan, trong giai đoạn này, Nhà nước đã chủ trương chỉ thành lập mới

những DNNN ở các lĩnh vực, ngành nghề then chốt, đồng thời việc thành lập DNNNphải rất thận trọng và tuân theo thủ tục pháp lý chặt chẽ với mục đích để DNNN sau khithành lập mới có thể hoạt động mang lại hiệu quả Chỉ có thông qua hoạt động ĐKKD,Nhà nước mới có khả năng kiểm soát, theo dõi thường xuyên được các doanh nghiệp

của mình Ngày 20/11/1991, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 388-HĐBTquy định quy chế thành lập và giải thể DNNN Theo đó các Bộ, các địa phương phảitiền hành rà soát lại toàn bộ DNNN, thực hiện giải thê những doanh nghiệp kinh doanhkhông có hiệu quả, đông thời việc thành lập mới các DNNN phải được Bộ trưởng Bộ

chủ quan hoặc Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dé nghị Chủ tịchHội đồng Bộ trưởng hoặc người được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng uy quyền mới đủ

thâm quyên xem xét, ra quyét định thành lập Sau khi có quyết định thành lập của cấp

Trang 40

co thâm quyền, trong thời hạn 60 ngày ké từ ngày ra quyết định thành lập, DNNN phảiĐKKD tại Trọng tài kinh tế cấp tỉnh (từ năm 1994 thuộc về Sở Kế hoạch và Đầu tư

tinh), nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính DNNN được cấp Giấy chứng nhận ĐKKD là

doanh nghiép có tư cách pháp nhân và được tiến hành các hoạt động sản xuất kinhdoanh Doanh nghiệp có nghĩa vụ đăng 5 số báo liên tiếp tại báo hàng ngày của Trungương và địa phương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngàyđược cấp Giấy chứng nhận ĐKKD

Trong hai năm, từ năm 1995 đến năm 1996, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đãthông qua ba Đạo luật về doanh nghiệp, đó là Luật DNNN năm 1995, Luật HTX năm

1996 và Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 quy định địa vị pháp ly củatừng loại hình doanh nghiệp, trong đó chế định về ĐKKD trong mỗi đạo luật là một chếđịnh quan trọng Nêu như đổi với các DNNN đã dan đi vào quỹ đạo, việc thành lậpdoanh nghiệp và ĐKKD có trật tự theo Nghị định số 388/HĐBT năm 1991, nay đượcquy định trong Luật DNNN một cách rõ ràng hơn thì các HTX lần dau tiên sau gần 50năm tôn tại và hoạt động đến thời điểm này mới được xem xét thành lập và ĐKKD theo

một chế định riêng, quy định trong Luật HTX năm 1996 Đối với các doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Nghị định hướng dẫn

thi hành Luật cũng đã có quy định về trình tự và thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư chodoanh nghiệp và Điều 60 - Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 khăng định

"Giấy phép dau tư có giá trị là Giấy chứng nhận ĐKKD"

Thông qua Luật DNTN, Luật Công ty năm 1990, Luật DNNN năm 1995, Luật HTX

và Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nam 1996, pháp luật về thành lập và ĐKKDcủa doanh nghiệp đã có sự hoàn thiện nhất định So với giai đoạn trước, ở thời kỳ này,nội dung, mục đích của ĐKKD đã thể hiện rõ, quy trình thành lập, ĐKKD được phân

cấp cụ thể cho các cơ quan chức năng Pháp luật quy định một quy trình thành lập và

ĐKKD khá chặt chẽ, trong đó đối với những ngành nghề quan trọng, việc quyết địnhcấp hay không cấp Giấy phép thành lập doanh nghiệp phải trên cơ sở ý kiến đánh giácủa nhiều cơ quan có liên quan Sau khi được thành lập, không có sự phân biệt về hìnhthức sở hữu và loại hình doanh nghiệp, các doanh nghiệp đều phải làm thủ tục ĐKKD

Điều đó cho thấy rang công tác ĐKKD ở Việt Nam đã đi vào quy củ, phù hợp vớithông lệ quốc tế, bảo đảm quyển bình đẳng giữa các doanh nghiệp Từ đây, mọi cá

nhân, tổ chức có nhu câu kinh doanh đều có thể xin phép cơ quan có thấm quyên đểthành lập doanh nghiệp và ĐKKD Kinh tế tư nhân không những không bị hạn chế nhưtrước mà Nhà nước đã ghi nhận và bảo hộ quyển kinh doanh của họ băng pháp luật.DNTN, công ty TNHH, công ty cổ phan đều có quy chế ra đời và hoạt động rõ rang

Bên cạnh những ưu điểm, thực tiễn áp dụng luật kiểm nghiệm cho thay các quy định

pháp luật về ĐKKD, thành lập doanh nghiệp vẫn còn những khiếm khuyết va trong quátrình thực hiện đã bộc lộ những vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước, cản trở

Ngày đăng: 27/05/2024, 17:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN