PHAM VI NGHIÊN CUU CUA ĐỀ TÀI Đề tài không nhằm giải quyết tất cả những vấn đề pháp luật liên quan đến hợp đồng hợp tác kinh doanh mà chỉ tập trung vào nghiên cứu những vấn đề cơ bản sau
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VA ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
ĐỒ MINH TUẤN
HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH - NHỮNG
VAN DE LÝ LUẬN VA THỰC TIEN
Chuyén nganh: Luat Kinh té
Mã số: 60 38 50
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TIẾN SỸ TRẦN NGỌC DŨNG
HÀ NỘI NĂM - 2004
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG HỢP TÁCKTNH DOANH co Q G0 G G5 0 ng n9 0 56s 1
1.1.KHÁI NIỆM VA BẢN CHAT CUA HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH 1
1.1.1 Khái niệm về đầu tư nước ngoàii - -< «+ < «+ << £+<<x+zs£ezxcezecrzeerzxe 1
1.1.2 Các hình thức dau tư trực tiếp nước ngoài theo qui định của pháp luật Việt
1.1.3 Khái niệm va ban chất của hợp đồng hợp tác kinh doanh - 3
1.2, VAI TRO CUA HỢP DONG HỢP TÁC KINH DOANH TRONG QUA TRÌNH
PHAT TRIEN KINH TE Ở VIET NAM 2-s©C+eeeEE+esEE2+etESr+setesseervsszzzseere 11 1.3.QUA TRÌNH PHÁT TRIEN CUA PHÁP LUẬT VỀ HOP DONG HỢP TÁC KINH
1.3.1 Pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh trong giai đoạn từ năm 1975 đếnHãng 15ỗ7 eo ~eeerrerdeseresroneessraninridpr21610cyrerf Heerememmnnwns eveceumensiinnetsnure Hee 12
1.3.2 Pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh trong giai đoạn từ năm 1987 đến
000062211016 ốốốố ốốốố ốốố.ố 12
1.3.3 Pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh trong giai đoạn từ năm 1996 cho
GEN MAY? 011 17
14 PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC TREN THE GIỚI VỀ HỢP DONG HỢP TÁC
CHƯƠNG 2:PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH VÀ THUC TIEN THI HÀNH - «-s< sse «se se<e vs =eese 24
Trang 32.1 GIAO KẾT HỢP DONG HỢP TÁC KINH DOANH c- 25
2.1.1.Chủ thể giao kết hợp đồng hợp tác kinh doanh 5-5 s<-scss+ 25
2.1.2.Hình thức của hợp đồng hợp tác kinh doanh - -«e-s++s=++s<xzs+ 272.1.3.Thủ tục thành lập hợp đồng hop tác kinh doanh - - 5 «<< 27
2.2 NỘI DUNG CUA HỢP DONG HỢP TÁC KINH DOANH 34
2.2.1 Những qui định của pháp luật về nội dung của hợp đồng hợp tác kinhs1 0 34
2.2.2 Những bất cập của các qui định pháp luật về nội dung của hợp đồng hợp(CaS oc, mansnnundykepruerorrzrrtitrryytrdtgngEnisetttrogtDtifiEDEG.14020080008GI1093041001%2%/00-250G//8N7000/:1L83000000 40
2.3 THUC HIEN HOP DONG HỢP TAC KINH DOANH .-c 50
2.3.1 Khái niệm thực hiện hợp đồng hợp đồng hợp tác kinh doanh 50
292 GI†IBHð quan 1p Weil dear Hsses i.snnnssssesoesinsdi.tnnnBfmiEEiiadfnhasbdzadggSsi-aestgim 51
2.3.3 Tư cách chủ thé của hop doanh (nhóm hợp tác kinh doanh) rong các giaodịch dân sự, thương mậi - «+ c1 92 0K ng tk kg tt 55
2.4 TRÁCH NHIEM DO VI PHAM HỢP ĐỒNG VÀ VAN ĐỀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHAP LIÊN QUAN ĐẾN HỢP DONG HỢP TÁC KINH DOANH 65
Trang 42.4.1 trách nhiệm do vi phạm hợp đồng - - 55522235 S2 £sseezzeee 65
2.4.2 _ Giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng hợp tác kinh doanh 68
2.5 THỰC TRẠNG THI HANH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH
DOANH 5< s24 EEEEEEEX EE-EEEEEYS9EEEEEEEEESEEELESEEEEerArseroreervvxsevvresesrvsd 70
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHAP LUẬT VE HOP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH << 5s se se se sESe xe eEeEetscseseses 72
3.1 PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG CỦA VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP DONG HỢP TÁC KINH DOANH 2. se veseevvveseeereseevrvseerevesse/E 3
3.1.1 Xây dựng luật doanh nghiệp và luật bảo đảm và khuyến khích đầu tư cho
cả đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nưƯỚC -+<< «+ + eeessee 73
3.1.2 Hạn chế đến mức tối đa sự can thiệp của cơ quan nhà nước vào hoạt độngcủa các chủ thể kinh doanh- Bỏ cơ chế “xin-cho” và đơn giản hoá thủ tục hành
3.1.3 Pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh phải đảm bảo tính minh bạch.783.1.4 Pháp luật phải bảo đảm sự bình đẳng giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu
Trang 53.2.3 Hoàn thiện thủ tục đăng ký kinh doanh -.- + 55c scc<s< << x2 813.2.4 Hoan thiện các quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ sở hữu đối với tai081/00138019)00500-)0) n3 863.2.5 Hoàn thiện các quy định của pháp luật về quan hệ quản lý — thiết chế quản
lý trong nội bộ của hợp doanhh - - + + « s11 1 51111 11 ng ng ng ng re 873.2.6 Hoàn thiện các quy định của pháp luật về chế độ trách nhiệm của hop doanh
và các bên hợp doanih - - «cv vn TT HT HH g v 90
3.2.7 Hoàn thiện các quy định của pháp luật về chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ
của các bên hợp doanh - co s1 3911 E1 c1 ng ng cư cr 923.2.8 Hoàn thiện các quy định của pháp luật về chấm dứt tu cách thành viên hợp
3.2.9 Hoàn thiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
và giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng hợp tác kinh doanh 97
KET LUẬN 2-2 SưSSeEEEtEESe€EESetESSEEEsEEESEEESsEEeeeEssvcsscrsseczse 98
Trang 6DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT | Chữ viết tắt Nội dung
| BLDS Bộ luật Dân sự năm 1995 của nước CHXHCN Việt Nam
2 CHXHCN | Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
3 LDN Luật Doanh nghiệp năm 1999 của nước CHXHCN Việt
Nam
4 LDK Luật Dầu khí năm 1993 của nước CHXHCN Việt Nam đã
được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đối, bổ sung một sốđiều của Luật Dầu khí ngày 9/6/2000
5 LDTNN Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 da được
năm 1996 | sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của luật đầu tư nước ngoài ngày 9/6/2000
6 LT Luật Thuong mai năm 1997 cua nước CHXHCN Việt Nam
7 NDTNN Nhà dau tu nước ngoài
8 NDTIN Nhà đầu tu trong nước
9 PLHDKT | Pháp lệnh hợp đồng kinh tế nam 1989 của nước CHKHCN
Việt Nam
10 |BCC Business co-operation contract
11 JV Joint venture
12 |PA General Partnership
13 TRIMs Agreement on Trade-Related Investment Measures
14 |UPA Uniform Partnership Act of 1994 of the USA
15 | WTO World Trade Organization
Trang 7LỜI NÓI ĐẦU
1 TINH CAP THIẾT CUA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Đại hội VI (năm 1986) của Đảng cộng sản Việt Nam đã đánh dấu sự
chuyền mình của nền kinh tế nước ta.Trong suốt 20 năm đổi mới nền kinh tế
nước ta đã tăng trưởng rất mạnh mẽ, đời sống của nhân dân ngày càng được cải
thiện.Trong suốt quá trình phát triển kinh tế quốc dân, Đảng và Nhà nước thựchiện phương châm sử dụng nội lực là chính nhưng không thể phủ nhận được vai
trò quan trọng của vốn đầu tư nước ngoài
Nhận thức được vai trò to lớn của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài, Đại hội IX của Đảng đã thừa nhận kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài làmột thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủnghĩa của Việt Nam Trong thành phần kinh tế này có hình thức hợp tác kinh
doanh có lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam vì các doanh nghiệp Việt Namthường không có đủ vốn để tham gia liên doanh
Tuy nhiên do pháp luật về hình thức đầu tư này còn sơ sài nên không đượccác nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn Vì vậy tỷ trọng về số lượng hợp đồng hợp táckinh doanh và vốn so với các hình thức khác còn rất khiêm tốn Hạn chế ở đây
không nằm ở hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh mà do các nhà làm luậtViệt Nam đã không nhận thức đúng đắn về hợp tác kinh doanh Điều này dẫn đến việc các nhà lập pháp đã xây dựng một qui chế pháp luật không đúng về
hợp đồng hợp tác kinh doanh.Vì vậy không tạo ra được sự hấp dẫn thực sự của
hình thức này và không phát huy được thế mạnh của hình thức này so với các
hình thức đầu tư khác Vì lẽ đó mà một công trình khoa học nghiên cứu chuyên
sâu về hình thức đầu tư này là một đòi hỏi tất yếu
Do vậy tôi quyết định chọn vấn đề “Hợp đồng hợp tác kinh doanh -Những
vấn đề lý luận và thực tiễn” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học luật
Trang 82 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Cho đến nay, đã có một số công trình khoa học đề cập đến hợp đồng hợp táckinh doanh: Luận án tiến sỹ luật học của tác giả Đỗ Nhất Hoàng về “Sự hình
thành và phát triển của luật đầu tư nước ngoài trong hệ thống pháp luật Việt
Nam”, luận án tiến sỹ luật hoc của tác giả Đỗ Khắc Định về “Hoàn thiện phápluật về đầu tư trực tiếp nước ngoài trong xu hướng nhất thể hoá pháp luật về đầu
tư ở Việt Nam” Các luận án này đã đề cập đến một số vấn đề của hợp đồng hợp
tác kinh doanh nhưng sơ sài và chưa chuyên sâu Do vậy đây là công trình nghiên
cứu đầu tiên đi sâu vào vấn đề hợp đồng hợp tác kinh doanh
3 PHAM VI NGHIÊN CUU CUA ĐỀ TÀI
Đề tài không nhằm giải quyết tất cả những vấn đề pháp luật liên quan đến hợp
đồng hợp tác kinh doanh mà chỉ tập trung vào nghiên cứu những vấn đề cơ bản
sau đây:
— Bản chất của hợp đồng hợp tác kinh doanh
— Thủ tục thành lập hợp doanh;
~ Quan hệ nội bộ giữa các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng
— Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và vấn đề giải quyết tranh chấp
Khi tiến hành so sánh luật của Việt Nam với pháp luật nước ngoài (chủ yếu làluật của Hoa Kỳ) tác giả chỉ so sánh những qui định pháp luật hiện nay đang cóhiệu lực của pháp luật Việt Nam cũng như của pháp luật nước ngoài
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Tác giả sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác
Lênin Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu tác giả còn sử dụng các phương phápnghiên cứu cụ thể như phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê, logíc
và một số phương pháp khác.
Trang 95 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Mục đích nghiên cứu của luận văn trước hết là làm cho các nhà đầu tư nước
ngoài hiểu rõ hơn về pháp luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Luận van
là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho các cơ sở đào tạo luật trong việc giảng dạynhững vấn dé cụ thể cua luật đầu tư nước ngoài Đồng thời luận van cũng là tàiliệu tham khảo bổ ích cho các doanh nghiệp Việt Nam về hợp đồng hợp tác kinh
doanh Những đóng góp của đề tài này giúp cho các nhà làm luật hiểu đúng bảnchất của hợp đồng hợp tác kinh doanh, trên cơ sở đó xây dựng được hệ thốngpháp luật điều chỉnh các quan hệ về hợp đồng hợp tác kinh doanh hoàn chỉnh
Để thực hiện được mục đích trên luận văn cần làm rõ khái niệm, bản chất của
hợp đồng hợp tác kinh doanh và một số vấn đề pháp lý cũng như thực tiễn thihành pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh ở Việt Nam
Luận văn cũng chỉ ra những bất cập trong việc đưa những qui định của pháp
luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh vào thực tiễn và một số kiến nghị hoàn thiện
trên cơ sở có tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài
6 CƠ CẤU LUẬN VĂN
Luận văn có lời nói đầu và ba chương sau:
Chương 1: những vấn đề lý luận về hợp đồng hợp tác kinh doanh
Chương 2:pháp luật hiện hành về hợp đồng hợp tác kinh doanh và thực tiễn thi
Trang 10CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN DE LÝ LUẬN VỀ HỢP DONG HỢP TÁC
KINH DOANH1.1 KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT CỦA HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINHDOANH
1.1.1 Khái niệm về đầu tư nước ngoài
Dau tư là “ Bỏ nhân lực, vật lực, tài lực vào công việc gì, trên cơ sở tính
toán hiệu quả kinh tế, xã hội.”[26, tr 291] Tài lực chính là khả năng về vốndùng cho một một mục đích nhất định Trong thực tiễn đời sống kinh tế các
chủ thể kinh doanh không chỉ tiến hành đầu tư, kinh doanh ở trong nội bộ một
quốc gia mà còn tiến hành các hoạt động kinh doanh ở nước ngoài thậm chí
trên nhiều quốc gia như các công ty đa quốc gia đang là một thực thể pháp lýquốc tế trong giai đoạn hiện nay Để tiến hành các hoạt động kinh doanh ởnước ngoài thì các chủ thể kinh doanh đó đầu tư vào lãnh thổ nước ngoài.Doanh nghiệp đó có thể đầu tư trực tiếp tại một quốc gia bằng cách mua một
công ty đang tồn tại, thành lập một chi nhánh, thành lập một công ty con được
tổ chức riêng rẽ, hay bắt đầu một liên doanh [11, tr 501] Đó chính là đầu tư
trực tiếp nước ngoài “ “ Đầu tư trực tiếp- Thực tế tao ra sự hiện diện hợp pháp
và chính thức tại một thị trường nước ngoai.”[11, tr 501] Con tại điểm 1 Điều
2 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 có định nghĩa “Đầu tư trựctiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền
hoặc bằng bất cứ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo qui định
32
của luật này.” Giáo sư Charles W L.Hill chuyên ngành kinh doanh quốc tếđại học Washington định nghĩa “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài hình thành khimột doanh nghiệp đầu tư trực tiếp các cơ sở sản xuất hoặc phân phối sản phẩm
ở nước ngoai.”[33, tr 176]
Từ các định nghĩa trên , nên định nghĩa đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưSau:
'“ Foreign direct investment occurs when a firm invest directly in facilities to produce and/ or market a
product in a foreign country.”[33, p176]
1
Trang 11Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc người nước ngoài đưa vào Việt Nam
vốn hoặc đóng góp công sức tại Việt Nam để tiến hành hoạt động tìm kiếm lợinhuận.
Người nước ngoài bao gồm cá nhân, tổ chức kinh tế nước ngoài Vấn đềnày chúng tôi sẽ đề cập sâu hơn ở chương sau
1.1.2 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài theo qui định của pháp
luật Việt Nam
Pháp luật Việt Nam cho phép nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào
Việt Nam dưới ba hình thức:
Hình thức thứ nhất là hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác
kinh doanh
Hình thức thứ hai là doanh nghiệp liên doanh; Căn cứ theo Luật đầu tư
nước ngoài năm 1996 đã được sửa đổi bổ sung vào năm 2000 và Nghị định số
24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của chính phủ quy định chi tiết thi hành luậtđầu tư nước ngoài tại Việt Nam ( sau đây gọi tắt là nghị định số 24/2000/NĐ-
CP) và Nghị định số 27/2003/NĐ-CP ngày 19/3/2003 sửa đổi bổ sung một sốđiều của Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của chính phủ quy
định chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt làNghị định số 27/2003/ ND-CP) thì doanh nghiệp liên doanh là:
-Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Namtrên cơ sở hợp đồng liên doanh ký kết giữa bên hoặc các bên Việt Nam với bênhoặc các bên nước ngoài để đầu tư kinh doanh tại Việt Nam;
-Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập trên cơ sởhiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài;
-Doanh nghiệp liên doanh mới là doanh nghiệp đã được thành lập giữadoanh nghiệp liên doanh đã được thành lập tại Việt Nam với nhà đầu tư nướcngoài ; doanh nghiệp Việt Nam; cơ sở khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo,
nghiên cứu khoa học đáp ứng các điều kiện do chính phủ qui định; người Việt
Nam định cư ở nước ngoài; doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% đầu
tư nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam hoặc là doanh nghiệp được thành
Trang 12lập bởi doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập tại Việt
Nam liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam; cơ sở khám chữa bệnh, giáo dục
đào tạo, nghiên cứu khoa học đáp ứng được các điều kiện do chính phủ quiđịnh; doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đã
được thành lập tại Việt Nam.
Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách
nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam Doanh nghiệp
liên doanh chịu trách nhiệm về các trái vụ của mình trong phạm vi vốn của
doanh nghiệp liên doanh[17, tr 23] Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệmtrong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp.Doanh nghiệp liên doanh có thể độc lập tham gia tất các giao dịch dân sự haythương mại và có thể là nguyên đơn hay bị đơn
Hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài: doanh nghiệp
100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam, Nhà DTNN tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kếtquả kinh doanh Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lậptheo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn,có tư cách pháp nhân theo phápluật Việt Nam
1.1.3 Khái niệm và bản chất của hợp đồng hợp tác kinh doanh
Theo điểm 3 Điều 1 Nghị định số 27/2003/ ND-CP năm 2003 thì: Hợp
đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai hoặc nhiều bên để tiếnhành đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, trong đó qui định trách nhiệm và kết quảkinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới
Trong công tác xây dựng luật và trong khoa học pháp lý của Việt Nam,nhà làm luật và các nhà khoa học chưa chú trọng đến tên gọi của hình thức
đầu tư này mà phần lớn các nhà làm luật cũng như các nhà khoa học hiểu hợpđồng hợp tác kinh doanh là một hình thức đầu tư chứ không chỉ đơn thuần làmột loại hợp đồng Do vậy chúng tôi tiếp cận hợp đồng hợp tác kinh doanhdưới hai góc độ.
1.1.3.1 Hợp đông hợp tác kinh doanh dưới góc độ của luật hợp đồng
3
Trang 13Hợp đồng hợp tác kinh doanh là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa hai
hay nhiều bên cùng nhau tiến hành một hoặc một số hoạt động kinh doanh
chung và phân chia kết quả kinh doanh mà không thành lập pháp nhân mới
Hợp đồng hợp tác kinh doanh có đầy đủ các yếu tố cấu thành hợp đồng
Đó là:
a.Hợp đồng hợp tác kinh doanh là sự thoả thuận của các bên ký kếthợp đồng tức là sự thoả hiệp ý chí cuả tất cả các đương sự trong hợp đồng
[1, tr 22] Sự thoả thuận được thể hiện ở những điểm sau:
-Các bên tham gia hợp đồng phải có khả năng nhận thức và điều khiển
được hành vi của mình, hay nói cách khác, họ phải có khả năng bày tỏ ý chícủa mình Trường hợp những người không có khả năng nhận thức và điều
khiển hành vi thì không có kha nang bày tô ý chí Do vay, trong trường hop
này không thể có sự tồn tại của một thoả thuận và đương nhiên hợp đồng
không có hiệu lực
-Các bên tự nguyện tham gia hợp đồng và tự do bày tỏ ý chí, không bên
nào được ép buộc bên nào và không thể có một thế lực bên ngoài nào buộc họphải giao kết hợp đồng Những yếu tố lầm lẫn, lừa đảo, cưỡng bức đều làm mất
đi tính tự nguyện và tự đo bày tỏ ý chí của các chủ thể và do đó hợp đồng vô
hiệu
- Thỏa thuận chỉ được thành lập khi các bên đã thống nhất ý chí Thông
thường, trong quá trình thành lập hợp đồng, một bên đưa ra một đề nghị giaokết hợp đồng hay còn gọi là chào hàng còn bên kia xem xét, nếu đồng ý thì đó
là chấp nhận chào hàng và hợp đồng được thành lập còn nếu từ chối thì hợp
đồng không tổn tại
b Người tham gia ký kết hợp đồng phải có năng lực chủ thể
Năng lực chủ thể ở đây bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi
Năng lực pháp luật của người tham gia hợp đồng là khả năng mà pháp luật cho
phép người này tham gia vaò các giao địch hợp đồng Trong các quan hệ phápluật kinh tế, đòi hỏi người đó phải có thẩm quyền giao kết hợp đồng Về mặt lý
luận, năng lực pháp luật giao kết hợp đồng bao gồm:
Trang 14-Bên giao kết hợp đồng không bị cấm tham gia vào giao dịch hợp đồnghoặc pháp luật không loại trừ họ khỏi những người có quyền tham gia giao
dịch Ví dụ Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 được sửa đổi, bổsung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tạiViệt Nam (năm 1990) chỉ cho phép những tổ chức kinh tế của Việt Nam có tư
cách pháp nhân mới được tham gia ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh, do đó
các hợp đồng hợp tác kinh doanh do doanh nghiệp tư nhân ký kết với bên nước
ngoài không có hiệu lực
-Trong trường hợp bên tham gia giao kết hợp đồng là một tổ chức thìphải do người đại diện hợp pháp ký kết
Còn năng lực hành vi chính là khả năng nhận thức và điều khiển hành
vi của một người Người có năng lực hành vi là người có khả năng bằng chính
mình tham gia vào các quan hệ mà mình mong muốn Những người không có năng lực hành vi, những người bị mất năng lực hành vi hoặc những người cónăng lực hành vi chưa day đủ thì không thể tham gia vào các quan hệ hợp đồng
hợp tác kinh doanh Pháp luật chỉ cho phép những người này tham gia vào cácgiao địch dân sự nhỏ
c Nội dung của hợp đồng hợp tác kinh doanh không được trái pháp luậtĐiều này xuất phát từ một lý thuyết pháp lý hiện đại là đối với các chủthể pháp lý dân sự thì họ được làm tất cả những gì trừ những cái mà pháp luật
cấm Lý thuyết này đã được nhiều quốc gia thừa nhận và trở thành nguyên tắc
hiến định Còn ở Việt Nam thì để đạt được nguyên tắc này, hệ thống pháp luật
cần phải được hoàn thiện nhiều Do vậy nếu nội dung của hợp đồng mà vi
phạm điều cấm của pháp luật thì hợp đồng đó không được pháp luật công nhận
và tất nhiên nó vô hiệu
d Hình thức của hợp đồng phải phù hợp với qui định của pháp luật
Theo qui định của pháp luật thì hợp đồng hợp tác kinh doanh phải đượclập thành văn bản
Trên đây là những yếu tố mà bất kỳ một hợp đồng nào cũng có Tính
đặc thù của hợp đồng hợp tác kinh doanh được thể hiện ở những điểm sau:
Trang 15a.Đối tượng của hợp đồng là hành vi kinh doanh :
Hợp đồng mua bán có đối tượng là tài sản, hợp đồng dịch vụ có đốitượng là một công việc phải làm Còn hợp đồng hợp tác kinh doanh có đối
tượng là hành vi kinh doanh “Hành vi kinh doanh là hành vi của một người
thực hiện một hoặc một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ |
sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng các dịch vụ trên thị trường !nhằm mục đích sinh lời.”( Khoản 2 Điều 3 Luật Doanh nghiệp nam 1999 của
nước CHXHCN Việt Nam) Các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh đoanh đềuhướng vào hành vi kinh doanh Khi tham gia hợp đồng này, họ mong muốn
được liên kết với nhau để cùng thực hiện một hành vi kinh doanh Ví dụ công
ty A của Mỹ ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh với công ty B của Việt Nam
để cùng sản xuất hàng may mặc Hành vi sản xuất hàng may mặc chính là đối
sau khi kinh doanh có lãi, các bên tất yếu sé nghĩ đến việc phân chia lợi nhuận
nếu như không muối tái đầu tư Tuy nhiên các nhà làm luật Việt Nam đã lấy
dấu hiệu này để xác định hợp đồng hợp tác kinh doanh
c.Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng có yếu tố nước ngoài
Một bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh là người nước ngoài Dovậy theo quan điểm của các nhà luật học Việt Nam cũng như các luật gia trên
thế giới thì hợp đồng này là hợp đồng có yếu tố nước ngoài Hợp đồng có yếu
tố nứơc ngoài có cơ chế giải quyết tranh chấp khác so với các loại hợp đồng
khác Theo qui định tại khoản 1 Điều 122 Nghị định số 24/2000/NĐ-CP của
Chính phủ thì trong trường hợp xảy ra tranh chấp giữa các bên hợp doanh với
nhau nếu hoà giải không thành thì các bên có thể thoả thuận giải quyết theo
một trong các phương thức sau:
— Toà án Việt Nam;
Trang 16- Trọng tài Việt Nam ,trọng tài nước ngoài hoặc trong tài quốc tế;
— Trọng tài do các bên thoả thuận thành lập
Ngoài ra tại Điều 66 khoản 2 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm
1996 cho phép các bên có thể thoả thuận trong hợp đồng việc áp dụng luật
nước ngoài nếu pháp luật Việt Nam chưa qui định và việc áp dụng luật nước
ngoài không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam
1.1.3.2 Hợp đồng hợp tác kinh doanh với tu cách là một hình thức đầu tư nướchHgoài:
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là một hình thức đầu tư trực tiếp nước
ngoài mà các bên liên kết với nhau thực hiện một hoặc một số hoạt động kinh
doanh mà không thành lập pháp nhân mới và kết quả kinh doanh được phân
chia cho các bên tham gia hợp đồng
Từ định nghĩa trên, có thể nhận thấy đặc điểm của hình thức đầu tư này
như sau:
a Hợp đồng hợp tác kinh doanh là sự liên kết kinh doanh của hai
hoặc nhiều bên
Đây là đặc điểm giống với hình thức đầu tư bằng liên doanh Liên kếttrong kinh doanh là việc một hoặc nhiều người( bao gồm các cá nhân hoặc tổchức) kết hợp lại với nhau để thực hiện một mục đích nào đó trong kinh doanh,
ví dụ liên kết độc quyền, liên kết giữa các chủ thể kinh doanh để khai thác thị
trường Tuy nhiên không phải sự liên kết nào trong kinh doanh cũng là liên
kết kinh doanh, ví dụ các công ty taxi Hà Nội trước sự đe doa của việc phá giácủa một công ty taxi từ thành phố Hồ Chí Minh xâm nhập thị trường Hà Nội
đã liên kết với nhau để giảm cước phí vận chuyển Liên kết kinh doanh phải
thoả mãn điều kiện sau: |
-Các bên cùng liên kết để thực hiện một hoặc một số hành vi kinh
Trang 17Khái niệm liên kết kinh doanh còn được dùng để phân biệt với hình thức
kinh doanh độc lập, tức là nhà đầu tư tự mình đầu tư vốn, tự mình quản lý hoạtđộng kinh doanh, tự hưởng lãi và tự chịu lỗ một mình Ví dụ doanh nghiệp tư
trong quá trình kinh doanh
Liên kết kinh doanh có nhiều cấp độ từ đơn giản cho đến phức tạp Hợpđồng hợp tác kinh doanh là sự liên kết kinh doanh đơn giản Các hình thức liênkết kinh doanh phức tạp hơn như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổphần Cũng cần lưu ý rằng liên kết khác với sáp nhập, sát nhập bởi vì các hiện
tượng này làm cho ít nhất một hoặc một số pháp nhân chấm dứt còn liên kết
kinh doanh không làm cho các pháp nhân chấm dứt Một điểm cần lưu ý nữa )
là thực thể kinh doanh hình thành từ hợp đồng hợp tác kinh doanh độc lập về.thẩm quyền kinh doanh với các chủ thể hình thành ra nó Ví dụ hợp đồng hợptác kinh doanh giữa công ty Thông tin Điện tử hàng hải Việt Nam, công ty -
TNHH Thương mại Binh Minh với Universal Telecom Services, Inc có thẩm
quyền kinh doanh dịch vụ điện thoại giao thức Internet(VOIP) truyền dẫn qua |
vệ tinh từ Hoa Kỳ đến Việt Nam Thẩm quyền kinh doanh này độc lập so với ˆ
thẩm quyền kinh doanh của ba công ty trên
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là liên kết kinh doanh có tính đối nhân,
tính đối nhân được thể hiện qua các điểm sau:
-Việc đóng góp vốn bằng tài sản không phải là điều kiện bất buộc để
hợp tác kinh doanh Tuy nhiên cần lưu ý là hiện nay do pháp luật qui định
không rõ ràng cho nên điều khẳng định này chỉ mang tính lý thuyết Pháp luật
qui định rất cụ thể việc góp vốn bằng tài sản vào công ty liên doanh là điềukiện bat buộc để hình thành công ty liên doanh Song lai không có một điềuluật nào bắt buộc các bên phải góp vốn khi thành lập hợp doanh Khoản 3 Điều
Trang 187 Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 qui định chi tiết thi hành Luậtđầu tư nước ngoài tại Việt Nam qui định nội dung của hợp đồng phải gồm điều
khoản về “ đóng góp của các bên hợp doanh” nhưng lại không xác định rõ là
đóng góp cái gì tài sản hay công sức Nhưng các qui định hiện hành lại địnhnghĩa đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc đưa vốn bằng tài sản vào Việt Nam
để tiến hành đầu tư Phải chăng chỉ có bên Việt Nam là được đóng góp công
sức Ví dụ trong hợp đồng tác kinh doanh giữa công ty Thông tin Điện tư hànghải Việt Nam, công ty TNHH Thuong mại Bình Minh và Universal Telecom
Service, Inc thì công ty Thông tin Điện tử hàng hải không góp vốn mà đóng
góp công sức là thực hiện việc điều hành toàn bộ mạng dự án Còn hai công tycòn lại có góp vốn và công sức
-Các hoạt động của các bên hợp doanh để vận hành hoạt động kinh
doanh của hợp đồng hợp tác kinh doanh không được coi là lao động mà lànghĩa vụ của họ và nếu thành viên hợp doanh là cá nhân thì không được trảlương cho các hoạt động đó;
-Các bên có quyền ngang nhau trong hoạt động quản lý và điều hànhhoạt động kinh doanh của thực thể kinh doanh được hình thành từ hợp đồnghợp tác kinh doanh
b Sự hiên kết đó không tạo ra pháp nhân mới
Đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt Hợp đồng hợp tác kinh doanh với
doanh nghiệp liên doanh Doanh nghiệp liên doanh là một pháp nhân độc lập
so với các bên liên doanh còn thực thể được tạo ra bởi hợp đồng hợp tác kinhdoanh không hoàn toàn độc lập với các bên hợp doanh Để tiện cho việcnghiên cứu và tránh lầm lẫn thuật ngữ, có thể sử dụng cụm từ “nhóm hợp táckinh doanh” để thay thế cho cụm từ “các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinhdoanh”(các bên hợp doanh) với nghĩa chỉ thực thể được tạo bởi sự hợp doanh
của các bên
Nhóm hợp tác kinh doanh tuy không có tư cách pháp nhân nhưng lại
được thực hiện hoạt động kinh doanh như một doanh nghiệp hay nói cách khác
nó có tính chất doanh nghiệp Điều này được thể hiện ở những điểm sau:
:
Trang 19-Nhóm hợp tác kinh doanh có thẩm quyền kinh doanh do giấy phép đầu
tư cấp cho hợp đồng hợp tác kinh doanh, vi dụ công ty A, công ty B, công ty C,công ty D ký hợp đồng hợp tác kinh doanh kinh doanh trong lĩnh vực chế biến
thực phẩm Nhóm hợp tác kinh doanh hình thành bởi A, B, C và D có thẩmquyền chế biến thực phẩm chứ không phải là riêng A, B, C hay D
- Trong các giao dịch liên quan đến thẩm quyền kinh doanh của cả nhómthì A hoặc B hoặc C hoặc D thực hiện giao dịch trên cơ sở đại diện của cả nhóm.
-Nhóm hợp tác kinh doanh có quyền thuê tổ chức quản lý, mở chi
nhánh, văn phòng đại diện, bị áp dụng thủ tục thanh lý như một doanh nghiệp,
có quyền tuyển dụng lao động, có thể bị kiện, có quyền khởi kiện( xem cácĐiều 29-30, 37- 44, 83 Nghị định số 24/2000/ ND-CP và Điều 24 Luật đầu tưnước ngoài năm 1996).
- Thuật ngữ “doanh nghiệp” bao hàm cả nhóm hợp tác kinh doanh ( cácbên hợp doanh) cũng được sử dụng trong các văn bản pháp luật “1 Doanhnghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, các Bên tham
gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp BOT, BT, BTO (sau đây gọi làdoanh nghiệp), sau khi hoàn thành xây dựng công trình hoặc hạng mục công
trình đưa vào khai thác sử dụng phải báo cáo quyết toán vốn đầu tư đã thực
hiện theo quy định tai Thong tư này.”( điểm 1 phần I Thông tư của Bộ Kếhoạch và Đầu tư số 04/1998/TT-BKH ngày 18 tháng 5 năm 1998 hướng dẫnbáo cáo quyết toán vốn đầu tư của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và
các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam) Trong Thông tư
của Bộ Thương mại Số 22/2000/TT-BTM ngày 15 tháng 12 năm 2000 Hướngdẫn thực hiện Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủquy định chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam về xuất nhậpkhẩu và các hoạt động thương mại khác của các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài tại điểm 1 mục I qui định “Doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh theo
Trang 20Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, dưới đây gọi chung là doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài.”
c Nhóm hợp tác kinh doanh không phải là đối tượng nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp và các loại thuế khác mà mỗi bên hợp doanh độc lập chịu trách
nhiệm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà nước theo quy định của phápluật áp dụng cho từng bên Đây chính là lợi thế của hình thức hợp đồng hợp táckinh doanh so với hình thức doanh nghiệp liên doanh
1.2 VAI TRÒ CUA HỢP DONG HỢP TÁC KINH DOANH TRONG QUÁ TRÌNH PHAT TRIEN KINH TẾ Ở VIỆT NAM
Nhìn chung vai trò của hợp đồng hợp tác kinh doanh trong quá trìnhphát triển kinh tế ở Việt Nam còn rất khiêm tốn Hình thức này chủ yếu tập
trung vào hai lĩnh vực là dịch vụ viễn thông và dầu khí Theo số liệu thống kê
của Cục Đầu tư nước ngoài-Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì trong tổng số 4.324 dự
án đầu tư nước ngoài có hiệu lực tính đến ngày 31/12/2003 thì chỉ có 158 dự
án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, chiếm 3,6% tổng số các
dự án đầu tư nước ngoài Số vốn đầu tư theo hình thức này là 3.873.452.177 đô
la, chiếm 9,4% tổng số vốn đầu tư nước ngoài Hình thức này cũng góp phầnlàm hiện dại hoá các dịch vụ viễn thông góp phần vào sự “bùng nổ thông tin” ở
Việt Nam Đối với ngành dầu khí cũng đã có được nhiều công nghệ hiện đại
mà nếu không có sự hợp tác của các nhà đầu tư nước ngoài thì khó lòng màchúng ta có thể đạt được Căn cứ theo số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước
ngoài-Bộ Kế hoạch đầu tư nước ngoài năm 2000 và năm 2003 thì số dự án đầu
tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ tăng khoảng 24 dự án với sốvốn đầu tư tăng khoảng 542 triệu USD Điều này phản ánh một thực tế là các
nhà đầu tư nước ngoài ít quan tâm đến hình thức đầu tư theo hình thức hợpđồng hợp tác kinh doanh
Do đó, hợp đồng hợp tác kinh doanh cần phải được nghiên cứu một cáchnghiêm túc để tìm ra giải pháp nhằm nâng cao tính hấp dẫn của hình thức đầu
tư nay đối với nha đầu tư nước ngoài
lãi
Trang 211.3 QUÁ TRÌNH PHAT TRIEN CUA PHAP LUẬT VỀ HỢP DONG HỢP TÁC
KINH DOANH '
1.3.1 Pháp luật về hợp đồng hop tác kinh doanh trong giai đoạn từ nam
1977 đến năm 1987
Để phát triển nền kinh tế sau khi thống nhất nước nhà Đảng và Nhà
nước ta đã chủ trương thiết lập và mở rộng các mối quan hệ kinh tế giữa nước
ta với tất cả các nước khác trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn
lãnh thổ của nhau Đảng cũng chủ trương tận dụng vốn và kỹ thuật từ bênngoài để tận dụng vốn tài nguyên phong phú và sức lao động dồi đào của nước
ta nhằm đưa đất nước ta tiến kịp các nước tiên tiến trên thế giới
Thể chế hoá đường lối của Đảng, ngày 18/4/1977, Hội đồng bộ trưởng(nay là Chính phủ) đã ban hành Điều lệ Đầu tư nước ngoài ban hành kèm theo
Nghị định số L15/CP ngày 18/4/1977 (sau đây gọi là Điều lệ Đầu tư nướcngoài năm 1977) Đây là văn bản pháp lý đầu tiên của nước ta về đầu tư nước
ngoài qui định các nguyên tắc cơ bản về đầu tư nước ngoài, lĩnh vực đầu tư,
đối tác đầu tư và nhiều vấn đề khác trong đó có hình thức hợp tác sản xuất chia
sản phẩm Tuy vậy Điều lệ lại dành rất ít qui định về hình thức này, hậu quả là
trong suốt mười năm tồn tại không có một hợp đồng hợp tác sản xuất chia sản
phẩm nào được ký kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài với đối tác Việt Nam.1.3.2 Pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh trong giai đoạn từ năm
1987 đến năm 1996
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VỊ (1986) đã vạch ra những nguyên
nhân làm cho nền kinh tế nước tụt hậu nghiêm trọng, đó là bệnh chủ quan duy
ý chí, lối suy nghĩ giản đơn, nóng vội, buông lỏng quản lý kinh tế Đảng chủ
trương phải đổi mới tư duy, trong đó có những chủ trương phát triển kinh tế-xã
hội sau đây:
' Pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh được hiểu theo nghĩa hẹp trong phạm vi dé tài này tức là các qui
định của pháp luật điều chỉnh quan hệ nội bộ giữa các bên hợp doanh.
Trang 22Thứ nhất, xây dựng và tổ chức thực hiện ba chương trình về sản xuấtlương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng và sản xuất hàng xuất khẩu.
Thứ hai là làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực sản
xuất, thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất
Thứ ba, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, giải quyết những vấn đề cấpbách về lưu thông
Ngay 31/12/1987, Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư nước ngoài tạiViệt Nam, tạo cơ sở pháp lý có giá trị cao cho hoạt động đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam Đồng thời, Hội đồng bộ trưởng đã ban hành Nghị định số
139-HDBT ngày 5-9-1988 qui định chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam, so với Điều lệ về Đầu tư nước ngoài năm 1977 thì Luật đầu tư nướcngoài đã có nhiều tiến bộ hơn về kỹ thuật lập pháp và tính tương thích của nội
luật với luật pháp và thông lệ quốc tế Đối với hình thức hợp đồng hợp tác kinhdoanh, Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 đã quan tâm hơn so với Điều lệ về
Đầu tư nước ngoài năm 1977 Tuy nhiên so với các hình thức đầu tư khác thìhợp đồng hợp tác kinh doanh vẫn bị xem nhẹ “chỉ tập trung hướng dẫn xí
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và coi nhẹ hợp đồng hợp tác kinh doanh.”{14,
tr 77] Các qui định của Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 về hợp đồng hợptác kinh doanh được thể hiện ở những điểm sau đây:
Một là hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng song phương, gồmbên Việt Nam và bên nước ngoài:
+Bên nước ngoài là một bên gồm một hoặc nhiều tổ chức kinh tế có tư
cách pháp nhân hoặc cá nhân nước ngoài
+ Bên Việt Nam là một bên gồm một hoặc nhiều tổ chức kinh tế có tưcách pháp nhân, đối với tư nhân Việt Nam phải chung vốn với tổ chức kinh tếViệt Nam thành bên Việt Nam.
Hai là luật chưa đặt ra vấn đề giải quyết tranh chấp giữa các bên trong
hợp đồng hợp tác kinh doanh
Sau đó, ngày 30/ 6/1990, tại kỳ họp Quốc hội khoá VIII đã thông qua
luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 và
13
Trang 23ngày 6/12/1991 Hội đồng bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 28-HĐBT quiđịnh chi tiết thì hành Luật Dau tư nước ngoài tại Việt Nam Nội dung của các
văn bản này có những qui định cụ thể sau:
Thứ nhất hợp đồng hợp tác kinh doanh vừa có hình thức song phương và
đa phương:
Thông thoáng hơn so với Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987, Luật sửa
đổi, bổ sung Luật Đầu tư nước ngoài (năm 1990) đã cho phép hợp đồng hợp
tác kinh doanh được ký kết dưới nhiều hình thức như hai bên (gồm một bênViệt Nam với một bên nước ngoài) hoặc nhiều bên (gồm có nhiều bên ViệtNam với một bên nước ngoài hoặc một bên Việt Nam với nhiều bên nước
ngoài hoặc nhiều bên nước ngoài với nhiều bên Việt Nam) Luật sửa đổi, bổsung Luật Đầu tư nước ngoài (năm 1990) qui định các tổ chức kinh tế tư nhânViệt Nam được hợp tác kinh doanh với tổ chức cá nhân nước ngoài trong lĩnhvực do Hội đồng bộ trưởng qui định, theo điểm 1 Điều 4 nghị định số 28-HDBT năm 1991 định nghĩa tổ chức kinh tế tư nhân Việt Nam có tư cách phápnhân là các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mà trong đó phần
vốn góp của tư nhân chiếm đa số vốn điều lệ
Một hạn chế của Luật sửa đổi bổ sung Luật đầu tư nước ngoài( năm
1990) là không cho phép cá nhân Việt Nam được tham gia hợp đồng hợp táckinh doanh Trong khi đó Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 có cho phép cá
nhân Việt Nam được hợp tác với tổ chức kinh tế Việt Nam để thành bên Việt
Nam
Thứ hai về nội dung của hợp đồng, các văn bản này qui định những nội
dung quan trọng nhất của hợp đồng Ngoài ra, Nghị định số 28-HĐBT năm
1991 còn đưa vấn đề chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợpđồng, theo qui định thì một bên muốn chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ củamình thì phải thoả mãn các điều kiện sau đây:
-Phải được sự thoả thuận của các bên hợp doanh, ngừơi được chuyểnnhượng phải gửi cho Uy ban nhà nước về hop tác và đầu tu các tài liệu chứngminh tư cách pháp lý và năng lực tài chính của người được chuyển nhượng
Trang 24-Việc chuyển nhượng phải cho Uỷ ban nhà nước về hợp tác và đầu tưchuẩn y nếu không sự chuyển giao không có hiệu lực.
Thứ hai là vấn đề thời hạn có hiệu lực của hợp đồng
Pháp luật cho phép các bên thoả thuận kéo dài thời hạn hợp đồng với
điều kiện phải được Uỷ ban nhà nước về hợp tác đầu tư chuẩn y Ngoài ra pháp
luật còn qui định Uỷ ban nhà nước về hợp tác và đầu tư có quyền tạm đình chỉhoạt động kinh doanh hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh trước thời hạn nếuhoạt động kinh doanh có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng pháp luật hoặc không
phù hợp với mục đích ghi trong giấy phép kinh doanh.
Sau đó đến ngày 23/12/1992, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổsung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam(năm 1992), tuynhiên những qui định điều chỉnh hợp đồng hợp tác kinh doanh không có gìthay đổi ngoại trừ việc cho phép doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
được hợp tác kinh doanh với nước ngoài Nghị định số 18-CP ngày 16/4/1993qui định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài thay thế cho Nghị định số
28-HDBT năm 1991 của Hội đồng bộ trưởng đã có một số thay đổi cơ ban sau:
Về vấn đề chuyển nhượng vốn, nghị định số 18-CP năm 1993 qui định
các nguyên tắc sau đây:
-Nguyên tắc ưu tiên cho các bên hợp doanh kia
-Néu các bên hợp doanh không thoả thuận được điều kiện chuyểnnhượng thì bên chuyển nhượng có quyền chuyển nhượng cho bên thứ ba
-Điều kiện chuyển nhượng cho bên thứ ba không được thuận lợi hơn sovới điều kiện đã đặt ra cho các bên hợp doanh kia
-Phải gửi cho Uy ban nhà nước về hợp tác đầu tư các tài liệu về tu cáchpháp lý của bên được chuyển nhượng và tình hình tài chính và đại diện cóthẩm quyền của bên này
- Nếu giá trị chuyển nhượng cao hơn giá trị ban đầu thì bên chuyển
nhượng phải nộp thuế
- Việc chuyển nhượng phải được sự nhất trí của các bên hợp doanh kia vàphải được Uỷ ban nhà nước về hợp tác đầu tư chuẩn y
15
Trang 25Vấn đề mới nữa là nghị định này đã đề cập đến vấn đề ưu tiên thanh
toán khi thanh lý hợp đồng hợp tác kinh doanh, đó là:
-Lương và chi phí bảo hiểm lao động
- Các khoản thuế và có tính chất thuế phải nộp cho nhà nước
- Các khoản vay kể cả lãi
- Các trái vụ khác
Một vấn đề cũng lần đầu tiên được đề cập tới là nguyên tắc xác định kết
quả kinh doanh, việc xác định kết quả kinh doanh do Uỷ ban nhà nước về hợp
tác và đầu tư quyết định phù hợp với loại hình hợp tác và theo đề nghị của cácbên hợp doanh Đối với hợp đồng phân chia sản phẩm, thuế lơi tức và cácquyền lợi khác của bên Việt Nam ( gồm giá trị quyền sử dụng đất, mặt nước,mặt biển, thuế tài nguyên,vv ) có thể được tính gộp vào phần chia sản phẩm
cho bên Việt Nam
Đối với vấn đề giải quyết tranh chấp, Nghị định số 18-CP năm 1993 đã
phân thành ba loại tranh chấp liên quan đến hợp đồng hợp tác kinh doanh:
-Tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, đầutiên các bên phải thương lượng, hoà giải Nếu hoà giải không thành thì các bênđược lựa chọn các hình thức trọng tài sau:
+Trọng tài Việt Nam hoặc trọng tài một nước thứ ba hoặc trọng tài quốc
+ Một hội đồng trọng tài do các bên thoả thuận thành lập
-Tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh (nhóm
hợp tác kinh doanh) với bên thứ ba, như xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ
chức kinh tế Việt Nam thì được giải quyết tại cơ quan xét xử Việt Nam
-Tranh chấp giữa co quan nhà nước Việt Nam với nhóm hợp tác kinhdoanh được giải quyết thông qua hoà giải nếu không hoà giải được thì trình cơ
quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết
Trang 261.3.3 Pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh trong giai đoạn từ năm
1996 cho đến nay
Ngày 12/11/1996 Quốc hội thông qua Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam trên cơ sở kế thừa và phát triển Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm
1987 và các Luật sửa đôi bổ sung năm 1990 và năm 1992 Sau đó Chính phủ
ban hành Nghị định số 12/CP ngày 18-12-1987 của Chính phủ qui định chi tiếtthi hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Ngày 9/6/2000, Quốc hội thông
qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài năm1996(sau đây gọi tắt là Luật sửa đổi bổ sung năm 2000) Tiếp đó Chính phủ lại
ban hành Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 19/3/2003 qui định chi tiết thi
hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Để phù hợp với tình hình mớiChính phủ ban hành Nghị định số 27/2003/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 quy định chỉ tiết thihành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các văn bản pháp luật này đã cốgắng khắc phục những nhược điểm mà các văn bản pháp luật trước mắc phải
Đây là các văn bản pháp luật đang có hiệu lực pháp luật Tuy nhiên các qui
định về hợp đồng hợp tác kinh doanh không có nhiều thay đổi Chỉ có hai thay
đổi sau:
- Các bên được thành lập ban điều phối;
- Bên nước ngoài được thành lập văn phòng điều hành ở Việt Nam
Qua việc nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật vềhợp đồng hợp tác kinh doanh chúng tôi nhận thấy:
-Một là, pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh luôn được sửa đối, bổsung Ví dụ Luật Đầu tư nước ngoài đã được sửa đổi bổ sung vào các năm
1990 và năm 1992, và có tới ba Nghị định lần lượt ra đời để phù hợp với cáclần thay đổi đó và thay thế nhau Sau đó Luật đầu tư nước ngoài năm 1996 mớiđược ban hành 4 năm thì lại được sửa đổi bổ sung vào năm 2000
- Thứ hai là các qui định của pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanhcòn rất sơ sai, thiếu nhiều qui định điều chỉnh mối quan hệ nội bộ giưã các bêntham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh Đây là hậu quả của việc chỉ xem hợp
t ar
i F - Mi L7 ị
E | IRVONG ĐẠI HỌC Li
[PHONG Gv ĐC
Trang 27-đồng hợp tác kinh doanh là một hợp -đồng mà xem nhẹ tính chất “doanh
nghiệp” của nó
1.4 PHÁP LUẬT Ở MỘT SỐ NƯỚC VỀ HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH
Pháp luật của các nước qui định về các hình thức đầu tư trực tiếp nướcngoài nhìn chung là phong phú hơn pháp luật của nước ta Đầu tư trực tiếp
nước ngoài thể hiện ở chỗ nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lý và điều hànhhoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh Tại nhiều nước, nhà đầu tư có thểđầu tư trực tiếp theo hai hình thức chủ yếu là độc lập kinh doanh và liên kết
kinh doanh Liên kết kinh doanh rất đa dạng và nhiều cấp độ
Theo học thuyết pháp lý của Hoa Kỳ thì một nhà đầu tư (cá nhân, pháp
nhân) khi đầu tư trực tiếp có thể lựa chon mot trong các hình thức kinh doanh
sau:
-Độc lập kinh doanh, tự bỏ vốn, tự quản lý hoạt động kinh doanh, tự
thuê lao động và tự chịu trách nhiệm cá nhân Đây chính là hình thức công ty
tư nhân, công ty chi nhánh.
-Liên kết với người khác bằng cách góp vốn chung, góp sức, cùng thuê
lao động, cùng chịu trách nhiệm
Cuốn Black’s law dictionary định nghĩa về joint venture (tác giả luận
văn không dịch thuật ngữ này sang Tiếng Việt) là một hình thức kinh doanh
được thực hiện bởi hai hoặc nhiều người thực hiện một dự án chung được xác
định Những đòi hỏi cơ bản của Joint venture (JV) là (1) phải có sự thoả thuận;(2) các bên phải cùng thực hiện một mục tiêu chung; (3) các bên chia sẻ lợi
nhuận và rủi ro; (4) mỗi thành viên đều có quyền ngang nhau trong việc điềuhành dự án chung.[32, tr 376] 'Các luật gia Hoa Kỳ đều cho rằng JV là hình
thức liên kết kinh doanh yếu nhất, đây là hình thức mà hầu như không có sự sở
' Joint venture A Business undertaking by two or more persons engaged in a single defined project.
Necessary elements are (1) an express or implied agreemant; (2) common purpose that the group intends to carry out; (3) shared profits and losses; and (4) each member’s equal voice in controlling the project.[32 , p 376]
Trang 28hữu chung về tài sản va lợi nhuận [38, p 61] Theo án lệ Hoa Kỳ, thì JV là
quan hệ pháp lý giữa hai hay nhiều người trong một số hoạt động kinh doanh
cụ thể, liên kết tìm kiếm lợi nhuận mà không thành lập bất kỳ một Parnership(PA), một công ty cổ phần hay bất kỳ một thực thể kinh doanh nào khác” Tuynhiên để phân biệt giữa JVvới PA là điều không phải là dé dàng Các Toà ánHoa kỳ đều xác định JVvà PA là hai liên kết kinh doanh tương tự nhau Cácqui định điều chỉnh PA trong luật mẫu về PA ( UPA) cũng được áp dụng đểgiải quyết các tranh chấp liên quan đến JV, chỉ có khác một điểm là bên thamgia PA có quyền đại điện đương nhiên choPA, còn bên tham gia JV không cóquyền đại điện đương nhiên choJV Có thể nhận thấy JV theo luật Hoa kỳ cónét giống với hợp doanh của Việt Nam: đều là liên kết kinh doanh không thành
lập pháp nhân
PA (general partnership) là sự liên kết giữa hai hoặc nhiều người nhằmthực hiện hoạt động kinh doanh như các đồng sở hưñ vì mục tiêu lợi nhuận màkhông phụ thuộc vào việc những người này có mục đích thành lập PA hay
không' PA có những đặc điểm sau:
-Là sự liên kết kinh doanh không thành lập pháp nhân, mặc dù UPA qui
định PA là thực thể pháp lý độc lập với các thành viên của nó Nhưng việc qui
định này chỉ với những mục đích nhằm xác định tài sản là thuộc sở hữu của PAnhằm bảo đảm cho chủ nợ của PA có quyền ưu tiên đối với tài sản của PA.Đồng thời bảo vệ tài sản kinh doanh khỏi sự kiện đòi từ chủ nợ của thành viên.Điều này cũng tạo thuận lợi cho PA trong các giao dịch thương mại Tuy
? While the line between general partnership and joint venture is not bright, the label “joint venture continues
to connote a less permanent and less complete merging of assets and interest than does the label] “ general partnership” [38, p 61]
ở a joint venture is defined as the legal relationship “between two or more persons, who, in some specific
venture, seek a profit jointly without the existence between them of any actual partnership, corporation, or other business entity.”[38, p 61]
Except as otherwise provided in subsection (b), the association of two or more persons to carry on as owners a business for profit forms a partnership, whether or not the persons intend to form a business[ 28,
co-p76]
19
Trang 29nhiên, PA không là đương sự trong các vụ kiện” mà đương sự trong các vụ kiện
là các thành viên của nó
-PA không cần thiết phải có tên
-PA không là đối tượng nộp thuế mà các thành viên của nó nộp thuế từlợi nhuận được chia
-Các thành viên của PA chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới theo phầnđối với các khoản nợ không có khả năng thanh toán của PA
Dấu hiệu nhận biết PA là:
-Là sự liên kết giữa hai hay nhiều người( cá nhân, PA, công ty);
- Thực hiện hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận
-Đồng sở hữu: Điều này không có nghĩa là tài sản được sử dụng trongkinh doanh được sở hữu bởi PA hoặc được phân đều cho các thành viên, tài sản
có thể hoàn toàn do các bên đóng góp hoặc là tài sản vay Thuật ngữ đồng sở
hữu chỉ sự đồng lợi ích( cùng quyền lợi) Trong PA các thành viên có cùng lợi
ích trên tài sản của PA mặc dù tài sản duy nhất là một khoản lợi không thể
phân chia Các bên còn có chung lợi ích hoặc cùng chia sẻ trong việc quản lý
hoạt động kinh đoanh.!
-PA có thể thành lập thông qua hợp đồng hoặc bằng hành vi cụ thể và
không phải làm thủ tục đăng ký
Có thể nói PA trong luật Hoa Kỳ có ngoại diên rất rộng Trong kinhdoanh, bất kỳ liên kết nào thoả mãn ba dấu hiệu trên đều là PA Có thể khangđịnh rằng PA của Hoa Kỳ có nhiều nét tương đồng với hợp doanh của Việt
Nam
Các luật gia ở các nước nói tiếng Anh như Singapore, Brunei, Anh và kể
cả các luật gia Thailand đều có quan điểm giống Hoa kỳ về PA Từ điển luậthọc của Oxford định nghĩa PA“(1) là sự liên kết tự nguyện giữa hai hoặc nhiềungười bằng tiền, hàng hoá, lao động và kỹ năng nhằm mục đích kinh doanh
? On the other hand, there is no provision for suit in the firm name[27, p 419]
' The term co-ownership as used in the UPA really means a community of interest In a partnership there is a
community of interest in the property of the partnership, even if the only property is undivided profits There
is also a community of interest or sharing in the management of the business.[27, p 416]
Trang 30trên cơ sở hợp đồng mà trong đó lãi và lỗ được phân chia theo tỷ lệ đóng góp;(2) Mối quan hệ giữa những người hoạt động kinh doanh chung vì mục đích lợi
2920
nhuận.””Quan điểm về PA của các luât gia Anh con rộng hơn các luật gia Hoa
Kỳ, PA của Anh còn bao hàm cả JVvà PA của Hoa Kỳ
PGS TS Lê Hồng Hạnh đã nhận định khi nghiên cứu về hợp danh củaSingapore như sau “Hợp danh là sự thoả thuận giữa những người tiến hành
kinh doanh nhằm thu lợi nhuận Như vậy theo định nghĩa này thì hai dấu hiệuđặc trưng của hợp danh là sự tồn tại của việc kinh doanh và thoả thuận giữanhiều người tham gia việc kinh doanh vì lợi nhuận Mục đích lợi nhuận là tiêuchí cơ ban cho việc xác định hợp danh Hgp danh có thé được thành lập thôngqua việc ký thoả thuận thành lập hoặc được thành lập thông qua việc cùng bắtđầu thực hiện hành vi kinh doanh nhằm thu lợi nhuận Tuy nhiên việc thànhlập hợp danh chủ yếu được thực hiện thông qua việc ký hợp đồng thành lập bởi
vì hợp đồng ấy sẽ là văn bản điều chỉnh quan hệ nội bộ giữa các thành viên của
hợp danh."[12, tr 73, 74]( PGS.TS Lê Hồng Hạnh dịch “ partnership” sangTiếng Việt là “hợp danh” Tuy nhiên cần lưu ý rằng hợp danh của Singaporekhông giống với công ty hợp danh của Việt Nam) Trong cuốn " Investment in
ASEAN" của các tác giả Paul J Davidson và Franca Clambella xác định " Mỗi
thành viên chịu trách nhiệm cá nhân đối với tất cả các khoản nợ mà hợp danh
không có khả năng thanh toán bằng tài sản của mình."[29, tr 191] Hợp danhtrong luật Singapore không khác gì PA trong luật của Anh.
Bộ Luật Dân sự và Thương mại năm 1924 của Thái Lan lại chia hợp
danh thành ba loại là hợp danh thông thường, hợp danh đăng ky và hợp danh
hữu hạn Trong đó hợp danh thông thường là hợp danh không phải đăng ký và
không có tư cách pháp nhân " Sự tồn tại của hợp danh được thể hiện qua việc
các thành viên hợp danh ký kết hợp đồng thành lập hoặc được coi là ngầm định
thành lập bằng việc bắt đầu thực hiện kinh doanh Các thành viên của hợp danhthông thường chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn đối với các khoản nợ của hợp
** Partnership= (1) a voluntary joining together for business purpose by two or more persons of money, goods,
labor, and skill, upon an agreement that the gain or loss will be divided proportionally between them; or (2) the relation that exists between those who carry on a business in common for the purpose of profit.{[31, p 641]
21
Trang 31danh Việc phân chia lợi nhuận và rủi ro trong hoạt động của hợp danh nếukhông có thoả thuận khác sẽ được tiến hành căn cứ vào mức đóng góp vốn.
Chủ nợ của hợp danh có thể khởi kiện chống bất cứ thành viên nào của hợp
danh [12, tr 85] Hợp danh có đăng ký cũng có ban chất giống như hợp danh
thông thường nhưng nó có tư cách pháp nhân Hợp danh thông thường của
Thailand giống với hợp doanh của Việt Nam
Chính vì khá giống nhau mà Hợp đồng hợp tác kinh doanh trong luật
Việt Nam được các nhà kinh doanh phương Tây coi là PA!
Các luật gia Trung Quốc lại hiểu khác, họ cho rằng sự liên kết kinh
doanh chính là liên doanh(joint venture) do đó họ có một văn bản luật chung
thống nhất là Luật về liên doanh, trong đó có sự phân biệt rõ ràng giữa các loại
hình liên doanh, do rất khó tìm được từ tương ứng cho các loại hình liên doanh
ở Trung Quốc, cho nên việc sử dụng các thuật ngữ tiếng Anh sẽ thuận lợi hơn:
-Equity joint venture: là một liên doanh có tư cách pháp nhân và tráchnhiệm hữu hạn Hình thức này giống doanh nghiệp liên doanh của Việt Nam
và cũng là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn mà chúng ta đang áp dụng
cho doanh nghiệp liên doanh.
-Co-operative joint venture (tạm dich là hợp doanh): có hai loại:
+Loai có tư cách pháp nhân với trách nhiệm hữu han;
+Loai không có tư cách pháp nhân hay theo tên tiếng Anh làunincorporative joint venture Các bên liên doanh theo hình thức này chịu
trách nhiệm vô hạn
Cả hai loại hình này có đặc điểm như sau:
-Các bên có thể thoả thuận phương thức đóng góp vào liên doanh Thay
vì góp vốn bằng tài sản, các bên có thể qui định trong hợp đồng điều kiện hợptác, ví dụ đưa ra các điều khoản về phương thức tư vấn, đóng góp dịch vụ vàoliên doanh.
L® Most Western business persons compare the BCC to a partnership."[29, p 300]
Trang 32-Các bên chia sẻ lãi và lỗ theo qui định của hợp đồng mà nhiều khikhông phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn thực của các bên vào vốn đăng ký của liên
doanh.
Hình thức hợp doanh của Trung Quốc giống với hợp doanh của Việt
Nam chỉ có điều họ phân loại một cách rất chi tiết để các bên tự do lựa chọn
loại hình phù hợp : hợp doanh có thành lập pháp nhân hay hợp doanh khôngthàh lập pháp nhân
Những nghiên cứu cơ bản về bản chất của hợp đồng hợp tác kinh doanh
sẽ giúp các nhà lập pháp hình dung được bộ khung của pháp luật về hợp đồng
hợp tác kinh doanh Và những so sánh giữa pháp luật của Việt Nam với pháp
luật của nước ngoài(chủ yếu là Mỹ) về hợp đồng hợp tác kinh doanh sẽ cho
các nhà lập pháp những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng và hoàn
thiện những qui định cụ thể của pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh
ao
Trang 33CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ HỢP ĐỒNG HỢP TÁC
KINH DOANH VÀ THUC TIEN THI HANH
Hệ thống pháp luật hiện hành điều chỉnh quan hệ hợp đồng hop tác kinh
doanh là Luật Đầu tư nước ngoai tại Việt Nam năm 1996 đã được sửa đổi, bổsung theo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 9-6-2000( sau đây gọi tắt là LDTNNnam 1996), Nghị định số 24/2000/NĐ-CPngày 31 tháng 7 năm 2000 qui định chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tạiViệt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị định số 24/2000/NĐ-CP), Nghị định số27/2003/NĐ-CP ngày 19/3/2003 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 qui định chỉ tiết thi hành Luật Đầu tư nướcngoài tại Việt Nam( sau đây gọi tắt là Nghị định số 27/2000/NĐ-CP), Thông tư
số 12/2000/ TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn hoạt động đầu tưnước ngoài tại Việt Nam Các văn bản luật chuyên ngành như Luật Dầu khí và
các van bản hướng dẫn thi hành, gồm có luật dầu khí năm 1993, luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật dầu khí năm 2000(Sau đây viết tắt là LDK),
Nghị định số 48/2000/NĐ-CP ngày 12-9-2000 của chính phủ qui định chỉ tiếtthi hành Luật dầu khí Và các văn bản pháp luật có liên quan khác
Nhìn chung khối lượng các văn bản điều chính các quan hệ hợp đồng
hợp tác kinh doanh tương đối lớn Song các qui định cụ thể điều chỉnh cácquan hệ này lại rất sơ sài Số lượng các điều khoản điều chỉnh hợp đồng hợptác kinh doanh rất ít, nhiều qui định được “vay mượn” từ các qui định điềuchinh doanh nghiệp liên doanh Các qui định pháp luật thiếu tính cụ thể, rấtchung chung và thiếu các qui định tập trung điều chỉnh một vấn đề Hầu hếtmỗi vấn đề liên quan đến hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ được điều chỉnhbằng một điều luật , một khoản hoặc thậm chí chỉ bằng một đoạn của một điềuluật Pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh còn mang nặng tính thủ tục (Các qui định của pháp luật chủ yếu tập trung vào các vấn đề thủ tục hànhchính liên quan đến hợp đồng hợp tác kinh doanh.) Điều này sẽ được phân tích
Trang 34cụ thể tại các mục tiếp theo của chương này Các qui định điều chỉnh quan hệ
nội bộ của hợp doanh, các qui định pháp luật về cơ chế hậu cấp giấy phép đầu
tư còn thiếu
2.1 GIAO KẾT HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH
2.1.1.Chủ thể giao kết hợp đồng hợp tác kinh doanh
Chủ thể của bất kỳ một quan hệ pháp luật nào cũng đều là con người.Con người ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả cá nhân và tổ chức
Theo LDTNN năm 1996 thì hợp đồng hợp tác kinh doanh là van bản được ký
kết giữa hai hoặc nhiều bên để tiến hành hoạt động đầu tư mà không thành lập
pháp nhân Theo cách giải thích hiện hành của pháp luật thì dù hợp đồng được
ký kết bởi hai hay nhiều bên thì bắt buộc phải có một bên Việt Nam hoặcnhiều bên Việt Nam và một hoặc nhiều bên nước ngoài Đây cũng chính là
tính đặc thù của hợp đồng hợp tác kinh doanh so với các loại hợp đồng khác
Như vậy khi phân tích chủ thể của hợp đồng hợp tác kinh doanh, cần phân tíchtheo các vấn đề sau day :
-Một bên hoặc nhiều bên nước ngoài tham gia vào hợp đồng hợp tác
cách giải thích truyền thống thì tổ chức kinh tế là một tổ chức thực hiện hành
vi kinh doanh Còn đối với cá nhân nước ngoài dù LDTNN năm 1996 va các
văn bản hướng dẫn thi hành không qui định cụ thể nhưng chiểu theo các quiđịnh của BLDS thì cá nhân đó phải từ đủ 18 tuổi trở lên và không bị mất năng
lực hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự Tuy vậy, pháp luật chưa
có qui định về tư cách giao kết hợp đồng của các cá nhân đang bị Toà án nước
25
Trang 35ngoài hoặc Toà án Việt Nam kết án về một hành vi phạm tội Trong khi đó
Luạt Doanh nghiệp nam 1999 của nước CHXHCN Việt Nam nghiêm cấmnhững cá nhân bị kết án mà chưa được xoá án tích thành lập doanh nghiệp
Pháp luật Việt Nam qui định doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
có quyền hợp tác kinh doanh với bên nước ngoài Tuy nhiên theo đoạn cuốiĐiều 3 LDTNN năm 1996 thì “Các tổ chức kinh tế tư nhân được hợp tác đầu tuvới nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực và điều kiện do Chính phủ quy định”
đã hạn chế quyền tự do hợp tác kinh doanh của doanh nghiệp thuộc thành phầnkinh tế tư nhấn Luật cũng không giải thích thế nào là tổ chức kinh tế tư nhân
Tổ chức kinh tế tư nhân là doanh nghiệp tư nhân hay là gồm cả doanh nghiệp
tư nhân và các doanh nghiệp mà tư nhân chiếm trên 51% vốn Có lẽ cách hiểuthứ hai là phù hợp với quan điểm truyền thống Có thể nói qui định này đã tao
ra sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp thuộc khu
vực tư nhân Cho đến nay chưa có một nghị định nào của chính phủ qui định về
những lĩnh vực và điều kiện của tổ chức kinh tế tư nhân có quyền hợp tác kinh
doanh với người nước ngoài
Ngoài ra còn có chủ thể tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh bắtbuộc, đó là trường hợp hợp đồng dầu khí theo khoản 5 điều 3 LDK“5 "Hợpđồng dầu khí" là văn bản ký kết giữa Tổng công ty dầu khí Việt Nam với tổchức, cá nhân để tiến hành hoạt động dầu khí.” Như vậy, trong hợp đồng hợptác kinh doanh trong lĩnh vực dầu khí thi bat buộc phải có một bên là Tổng
công ty dầu khí Việt Nam Theo danh mục IV phụ lục I của Nghị định số27/2003/NĐ-CP thì trong lĩnh vực thiết lập mạng viễn thông công cộng; cung
cấp dịch vụ viễn thông; kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư trong nước,chuyển phát thư quốc tế; hoạt động báo chí, phát thanh, truyền hình, khi đầu tưbat buộc Bên Việt Nam phải là đơn vị chuyên ngành được phép kinh doanhtrong lĩnh vực này Chủ thể bắt buộc là một trong các biện pháp hạn chế đầu tư
mà nhiều nước áp dụng Các lĩnh vực kể trên đều là các lĩnh vực liên quan đến
an ninh, quốc phòng do vậy mà nhà làm luật Việt Nam phải hạn chế đầu tư
nhưng không cấm để phát triển công nghệ tiên tiến Trong điều kiện hiện nay,
Trang 36các qui định trên đã to ra không còn phù hợp Bởi vì các qui định nay đã tạo
cho Tổng công ty dầu khí Việt Nam và Tổng công ty bưu chính viễn thôngViệt Nam điều kiện để củng cố vị thế độc quyền trong thị trường Việt Nam.Điều này xâm hại nghiêm trọng đến quyền lợi của người tiêu dùng đồng thời
góp phần gây ra tệ nạn tham nhũng, làm thất thoát cho tiền của của nhân đân
Thực ra không phải cứ qui định như thế này thì ta có thể bảo đảm được an ninhquốc gia Điều quan trọng hơn là các cơ quan có thẩm quyền phải tìm ra được
các phương thức quản lý hiệu qủa Không nên thấy quản lý khó là chúng ta tróibuộc các nhà đầu tư lại Đây là một lối tư duy lạc hậu, xuất phát từ quyền lợiriêng của một vài ngành cần phải được xoá bỏ
Đồng thời luật cũng không qui định là cá nhân có quyền tham gia hợp
đồng hợp tác kinh doanh hay không nhưng theo cách tư duy pháp lý truyềnthống của Việt Nam thì cá nhân không có quyền này
So sánh với pháp luật của Hoa Kỳ và pháp luật của các nước ASEAN,
thì các nước này đều thừa nhận bất kỳ cá nhân, pháp nhân nào cũng có quyềntham gia thành lập PA và JV trong môi trường đối xử bình đẳng
2.1.2 Hình thức của hợp đồng hợp tác kinh doanh
Nghị định số 27/2003/NĐ-CP xác định hợp đồng hợp tác kinh doanh là
một văn bản Luật của nhiều nước không trú trọng hình thức của hợp đồng
thành lập PA va JV Luật của Singapore qui định đối với hợp danh thông
thường thì không bất buộc hợp đồng thành lập phải bằng văn bản Luật của
Hoa kỳ cũng qui định tương tự như luật của Singapore
2.1.3.Thủ tục thành lập hợp đồng hợp tác kinh doanh
Theo qui định tại điều 7 của Nghị định số 24/2000/NĐ-CP thì hợp đồng
hợp tác kinh doanh phải do đại điện có thẩm quyền của các bên ký vào từngtrang và ký đầy đủ vào cuối hợp đồng Hợp đồng hợp tác kinh doanh có hiệulực ké từ ngaỳ được cấp giấy phép đầu tư Theo hướng dẫn của thông tư số
12/2000/TT-BKH thì các bên tiến hành đàm phán các điều khoản của hợp
đồng Tuỳ từng trường hợp mà có sự tham gia của đại diện của một số cơ quan
mL
Trang 37hữu quan trong quá trình đàm phán Có thể nói cơ quan hành chính nhà nước
vân còn can thiệp vào thủ tục giao kết hợp đồng Khác với các loại hợp đồngthông thường khác, hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ có hiệu lực sau khi đượccấp giấy phép đầu tư Giấy phép đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh Xét cả về mặt lý luận và thực tiễn, việc quản lý hoạt động đầu tư
nước ngoài là cần thiết Đồng thời chúng ta vẫn còn chịu ảnh nặng nề của cơ
chế xin cho, do vậy mà tất cả các dự án đầu tư kể cả đầu tư theo hình thức hợpđồng hợp tác kinh doanh cũng phải được quản lý dưới dạng cấp giấy phép đầu
tư Tuy nhiên có phải ban hành nhiều qui định với nhiều khâu, nhiều côngđoạn với nhiều loại giấy tờ, con dấu là quản lý hiệu quả không? Đây là vấn đềcần được nghiên cứu để làm đơn giản hoá thủ tục hành chính trong lĩnh vựcđầu tư nươc ngoài
Theo qui định của pháp luật hiện hành thì có bốn cơ quan có thẩmquyền cấp giấy phép đầu tư cho các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp
tác kinh doanh Tuy nhiên, cần lưu ý là pháp luật Việt Nam không phân cấp
cấp giấy phép đầu tư theo hình thức đầu tư mà theo tính chất của dự án đầu tư
(1) Căn cứ theo Điều 114 Nghị định số 24/2000/NĐ-CP, điểm a khoản 1
của Điều này đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 27/2003/NĐ-CP, thì
Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư cho các dự án sau:
-Các dự án không phân biệt qui mô vốn đầu tư thuộc các lĩnh vực:
+Xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ
cao, khu đô thi, dự án BOT, BTO, BT;
+Xây dựng, kinh doanh cảng biển, sân bay; kinh doanh vận tải đường
biển, hàng không;
+Hoạt động dầu khí;
+Dịch vụ bưu chính viễn thông;
+Xuất bản; dịch vụ In(trừ những dự án in tài liệu kỹ thuật; in bao bi; in
nhãn mác hàng hóa, in hoạ tiết thông thường trên hàng dệt may, da giầy), báochí; phát thanh, truyền hình; dịch vụ quảng cáo có gắn với phát hành quảngcáo; hoạt động điện ảnh; biểu diễn nghệ thuật; kinh doanh trò chơi có thưởng;
Trang 38cơ sở khám chữa bệnh; giáo dục phổ thông, đào tạo các bậc cao đẳng, đại học,trên đại học và tương đương; nghiên cứu khoa học; sản xuất thuốc chữa bệnh cho người;
+Bảo hiểm, tài chính, kiểm toán, giám định;
+Tham dò, khai thác tài nguyên quý hiếm;
+Xây đựng nhà ở để bán;
+Du án thuộc quốc phòng an ninh
-Các dự án có vốn đầu tư từ 40 triệu USD trở lên thuộc các ngành điện,
khai khoáng, luyện kim, xi mang, cơ khí chế tạo, hoá chất, khách san, căn hộvăn phòng cho thuê, khu vui chơi -giải trí-du lịch;
-Các dự án sử dụng đất đô thị từ 5 ha trở lên
(2) Căn cứ theo Điều 115 Nghị định số 24/NĐ-CP và khoản 2 điều nàyđược bổ sung bởi Nghị định số 27/2003/NĐ-CP và căn cứ theo sự phân cấp củaThủ tướng Chính phủ thì Uỷ ban nhân cấp tỉnh có thẩm quyền cấp giấy phépđầu tư đối với các dự án thoả mãn điều kiện sau:
-Phù hợp với qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội đã được
duyệt,
-Không thuộc dự án nhóm A và không quá 10 triệu USD đối với Uy bannhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, đối với Uy ban nhân dân các tỉnh
khác là không quá 5 triệu USD
Chủ tịch Uy ban nhân dân cấp tinh không có quyền cấp giấy phép đầu tư
cho các dự án sau:
-Xây dựng đường quốc lộ, đường sắt;
-Sản xuất xi măng, luyện kim, điện, đường ăn, rượu, bia, thuốc lá; san
xuất lắp ráp ô tô, xe máy;
-Du lịch lữ hành;
-Dự án thuộc lĩnh vực văn hoá giáo dục đào tạo;
-Xây dựng và kinh doanh siêu thi
29
Trang 39(3) Còn Ban quản lý dự án các khu chế xuất, khu công nghiệp có thẩm
quyền cấp giấy phép đầu tư cho các dự án có vốn đầu tư dưới 40 triệu USDtheo sự uy quyền của Bộ Kế hoạch va Đầu tư
(4) Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép đầu tư cho các dự án còn lại
Theo pháp luật hiện hành để hợp đồng hợp tác kinh doanh có hiệu lực
thi hành thì phải qua một trong hai hình thức sau:
-Thẩm định cấp giấy phép đầu tư;
-Đăng ký cấp giấy phép đầu tư
Điều này tuỳ thuộc vào qui mô, tính chất của dự án đầu tư, chứ khôngphụ thuộc vào hình thức đầu tư Có thể sử dụng phương pháp loại trừ để xácđịnh các dự án được thực hiện theo thủ tục đăng ký cấp giấy phép đầu tư còncác dự án còn lại phải theo thủ tục thẩm định cấp giấy phép đầu tư
Theo qui định hiện hành của pháp luật Việt Nam thì chỉ những dự án
thoả mãn những điều kiện sau đây mới được thực hiện theo thủ tục đăng kýcấp giấy phép đầu tư
-Không thuộc dự án nhóm A;
-Phù hợp với qui hoạch phát triển ngành đã được duyệt hoặc qui hoạch
sản phẩm đã được duyệt Trong trường hợp các qui hoạch chưa được duyệt thì
phải được sự đồng ý của Bộ quản lý ngành,
-Không thuộc danh mục dự án phải phải lập báo cáo đánh giá tác độngmội trường
Ngoài các điều kiện trên, thì dự án phải thoả măn một trong các điều
kiện sau đây:
-Các dự án có tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm từ 80% trở lên;
-Dự án đầu tư vào khu công nghiệp không thuộc nhóm A, nhưng thuộc
lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư hoặc danh mục lĩnh vực khuyến khíchđầu tư;
-Thuộc lĩnh vực sản xuất có qui mô vốn đầu tư đến 05 triệu USD
Trang 40Hồ sơ đăng ký giấy phép đầu tư bao gồm: đơn đăng ký cấp giấy phépđầu tư theo mẫu do Bộ kế hoạch và đầu tư qui định, hợp đồng hợp tác kinh
doanh, văn bản xác nhận tư cách pháp lý của các bên
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ thì cơ quan
cấp giấy phép đầu tư cấp cho nhà đầu tư giấy phép đầu tư nếu chấp thuận còn
nếu không chấp thuận thì phải thông báo bằng văn bản có giải thích rõ lý do
Đăng ký cấp giấy phép đầu tư là bước đầu tiên để Việt Nam tiến tới áp
dụng thủ tục đăng ký đầu tư
Tất cả các dự án còn lại đều thuộc cơ chế thẩm định cấp giấy phép đầu
tư Đây là một qui trình phức tạp có sự tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành,
và gây cho các nhà đầu tư nước ngoài nhiều khó khăn và tốn kém Hồ sơ thẩm
định cấp giấy phép đầu tư gồm có: Don xin cấp giấy phép đầu tư; Hợp đồnghợp tác kinh doanh; Giải trình kinh tế-kỹ thuật; văn bản xác nhận tư cáchpháp lý, tình hình tài chính của các bên hợp doanh, các tài liệu liên quan đến
chuyển giao công nghệ(nếu có) Các vấn dé cụ thể về hồ sơ được hướng dẫn
tại Thông tư s612/2000/TT-BKH của Bộ kế hoạch và đầu tư Theo Thông tư
này, ngoài các giấy tờ kể trên thì cơ quan cấp giấy phép có quyền yêu cầu:
-Các tài liệu liên quan đến đánh giá tác động môi trường đối với các dự
án phải báo cáo đánh giá tác động môi trường;
-Văn bản liên quan đến quyền sử dụng đất nếu dự án liên quan đếnquyền sử dụng đất;
-Các thoả thuận, hợp đồng liên quan đến việc thực hiện dự án đầu tư;
-Thiết kế sơ bộ và phương án kiến trúc đối với các dự án có công trìnhxây dựng là một phần nêu trong giải trình kinh tế-kỹ thuật
Theo qui định của pháp luật thì công việc thẩm định bao gồm:
-Thẩm định tư cách pháp lý, năng lực tài chính của các bên: Thôngthường thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền không mấy khó khăn khi kiểm tra
tư cách pháp lý của các bên, nhưng lại rất lúng túng và hay sai sót khi thẩmđịnh năng lực tài chính của họ Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra vài hướng dẫntạm thời khi thẩm tra năng lực tài chính của các nhà đầu tư như sau:
a1