từ góc độ công cụ quản lí, tác giả tập trung làm rõ những nội dung, phương thức thực hiện và thực trạng chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam trong mỗi liên hệ so sánh gi
Trang 1TS TRAN THÁI DƯƠNG
CHỨC NANG KINH TẾ
CUA NHÀ NƯỚC
LÍ LUẬN VÀ THUC TIEN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
(SÁCH CHUYÊN KHẢO).
Trang 2CHỨC NĂNG KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC
LÍ LUẬN VÀ THỰC TIẾN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Trang 3TS TRAN THÁI DUONG
CHỨC NANG KINH TE CUA NHÀ NƯỚC
LÍ LUẬN VÀ THUC TIEN Ở VIỆT NAM HIEN NAY
(Sách chuyên khảo)
mm THƯ VIỆN
i | Ol
[THU VIEN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HAWN
| TRUONG ĐẠ¡HỌC HAO PHONG GV _ Zee )J_
ÌPHÔNGĐAC ƒÓ.2.
NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN
HÀ NỘI - 2004
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, nhận thức chung của các quốc gia về nền kinh tế thị
trường hiện đại là nền kinh tế hỗn hợp, trong đó có vai trò to lớncủa nhà nước Nhưng dé đi đến nhận thức đó, con người đã phải
trải qua bao bước phát triển thang tram Có thực tế là nhà nước
trong lịch sử và ở mỗi quốc gia thì lại khác nhau, vì thế vai trò
kinh tế của các nhà nước ở các nền văn hoá cũng khác nhau Việc tìm kiếm những mô hình hợp lí để thể hiện vai trò đích thực của nhà nước trong nền kinh tế luôn luôn là vấn đề của các thời đại, các dân tộc và cho đến nay, đây vẫn là dé tài còn được tranh luận.
Ở Việt Nam, từ khi thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân đầutiên sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, Đảng và Nhà
nước luôn luôn chú trọng công cuộc xây dựng và phát triển nềnkinh tế quốc dân Trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại
xâm giành độc lập day hi sinh gian khổ, những thành tựu về kinh
tế lúc bấy giờ cũng đã góp phần dic lực cho những thắng lợi vĩ
đại của dân tộc Trong công cuộc đổi mới đất nước từ sau Đại hội
Đảng lần thứ VI đến nay, Đảng luôn luôn đánh giá cao vai trò to
lớn, tích cực, chủ động của Nhà nước trong việc xây dựng nềnkinh tế thị trường định hướng XHCN Nhưng quá trình chuyển
đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nén kinh tế thị
trường định hướng XHCN ở Việt Nam là quá trình rất khó khăn
và phức tạp Qua đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu
Trang 5to lớn và xu thế phát triển là không thể đảo ngược được nhưng.nguy cơ, thách thức vẫn còn rất lớn Đại hội Đảng lần thứ IX đã
xác định những định hướng cơ bản cho sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá dat nước trong chặng đường tiếp theo và trên co
sở đó Nhà nước thể chế hoá đường lỗi chính trị của Đảng thành
pháp luật dé quản lí kinh tế - xã hội Tuy thé, đường lối của Đảng
không thể thay thế cho pháp luật và quá trình thể chế hoá cũng
không phải là sự "luật hoá" một cách giản đơn mà cần phải căn cứ
và thấu suốt những quan điểm lí luận về bản chất, chức năng của
nhà nước và pháp luật trong các mối quan hệ đa dạng, nhiều
chiều của sự vận động, biến đổi không ngừng của đời sống kinh
tế - xã hội Qua đây có thấy hiện nay vấn đề chức năng của
nhà nước nói chung và chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng hoà
XHCN Việt Nam nói riêng đang là van dé mang tính cấp thiết cả
vé lí luận và thực tiễn.
Nhu vậy, việc nghiên cứu vấn dé lí luận và thực tiễn về chứcnăng kinh tế của nhà nước sẽ góp phan vào quá trình nhận thức
và hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng
Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của dân, do dân, vi din
theo đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam.
Từ xưa đến nay, quản lí nhà nước về kinh tế là vấn đề đãđược chú ý nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau như kinh tế
học chính trị, triết học, luật học Thời cổ đại, nhiều người đã có
ging lí giải vai trò kinh tế của nha nước thể hiện qua các quanđiểm của các nhà triết học Hy Lạp, La Mã, Trung Quốc như
Arixtot, Platon, Mạnh Tử, Không Tử Khi chủ nghĩa tư bảnphát triển đến giai đoạn cách mang tư sản lật đổ chế độ phong.kiến, nhiều lí thuyết kinh tế học chính trị đã đi sâu tìm hiểu cơ
Trang 6chế tác dụng của nhà nước với nên kinh tế, tìm hiểu những giới
hạn vai trò quản lí kinh tế của nhà nước như lí thuyết của A.Smith về nên kinh tế tự do, lí thuyết của J Keynes về nền kinh
tế có sự điều tiết của nhà nước và lí thuyết của A Samuelson vềnền kinh tế hỗn hợp,
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin trong các tác phẩm
kinh điển như: “Ngudn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu, của
nhà mước và pháp luật" (Ph Ăngghen); “Tuyén ngôn của đẳng công
sản” (C Mác - Ph Ăngghen); “Chong Đuyrinh” (Ph Ăngghen);
“Tie bản" (C Mác); “Nhà nước và cách mang” (V1 Lénin) đã
đem lại cho nhân loại những tri thức khoa học về bản chất kinh
xã hội, bản chat giai cấp của nhà nước, mồi liên hà giữa nhà nướcvới kinh tế cũng như các phương thức tác động của nhà nước đến
các quan hệ kinh tế nói chung Chủ nghĩa Mác - Lênin và tưtưởng Hồ Chi Minh là nền tảng lí luận và kim chỉ nam cho hành
động của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng
và quản lí nền kinh tế XHCN
Trong quá trình chuyên đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập
trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, công tác
nghiên cứu những van đề lí luận và thực tiễn về vai trò của nhà
nước trong nền kinh tế thị trường đã được chú trọng ở nhiều nước
trên thế giới Ở Việt Nam, trong những năm gần đây đã có khá
nhiều công trình nghiên cứu của cá nhân hay tập thể tiếp cận vấn
để quản lí nhà nước về kinh tế ở những góc độ khác nhau, với cácquan điểm khá phong phú Chẳng hạn như: "Cơ chế thị trường vàvai trò của nhà nước trong nền kinh tế Việt Nam" - đề tài khoa.học cấp nhà nước mang số hiệu KX 03.04; đề tài "Cơ chế thị
trường và vai trò của nhà nước trong quản lí kinh tễ ở nước ta
Trang 7hiện nay"; đề tài "Cơ sở khoa hoc của công cuộc doi mới kinh tế
ở Việt Nam"; đề tài: "Khung pháp luật kinh tế trong nền kinh tế
thị trường" Một số công trình chuyên khảo của các nhà khoa
học có uy tín như: "Nhà nước và pháp luật trong sự nghiệp đồi
mới của chúng ta" (Nxb KHXH, năm 1997); "Quản lí nhà nước
về kinh tế" (Nxb KHKT, năm 1999)
Đồng thời, nhiều nhà nghiên cứu luật học đã có những bàiviết, công trình nghiên cứu vấn đề quản lí nhà nước về kinh tếđược công bố trên các tập sách chuyên khảo, các tap chí như Tạp
chí cộng sản, Tạp chí luật học, Tạp chí nhà nước và pháp luật, Tap chí dan chủ và pháp luật, Tap chí quản lí nhà nước
Ngoài ra còn phải kể đến một số luận án tiến sĩ,
sĩ về kinh tế học, luật học cũng nghiên cứu vấn để quản lí nhànước về kinh tế ở những khía cạnh khác nhau
Tình hình nghiên cứu như trên cho thấy sự nỗ lực rất lớn vàliên tục của giới lí luận từ xưa đến nay ở cả trong và ngoài nướcvới vấn đề quản lí nhà nước vẻ kinh tế là vấn dé liên quan đếnnhiều lĩnh vực khoa học như triết học, kinh tế học, luật học Qua
đó, các học giả đã đưa ra được những cách luận giải rất phong
phú và có sức thuyết phục đối với vấn đề này Nhưng dù sao thìlệc nhận thức lí luận vẫn chưa thé dừng lại và nhiều vấn đề thực
in quản lí nhà nước về kinh tế ở Việt Nam hiện dang cần phảiđược lí giải sâu sắc hơn để có thể đưa ra được những định hướng
phù hợp hơn Như vậy, ở đây lại có thêm thực trạng của hệ thống
lí luận, nhất là lí luận về chức năng kinh tế của Nhà nước dường
như chưa được quan tâm đúng mức.
Mục đích của công trình chuyên khảo này là nghiên cứu cơ
sở lí luận và thực tiễn về chức năng kinh tế và nâng cao hiệu quả
lận văn thạc
Trang 8thực hiện chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay.
Với cách tiếp cận đặc thù là theo tiến trình lịch sử, trên quan
điểm lí luận về nhà nước và pháp luật cũng như hiện thực đời
sống xã hội dé đi sâu nghiên cứu khái niệm chức năng kinh tế của
Nha nước với những giới hạn theo các mới liên hệ chủ yếu của
nó Đồng thời từ góc độ công cụ quản lí, tác giả tập trung làm rõ
những nội dung, phương thức thực hiện và thực trạng chức năng
kinh tế của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam trong mỗi liên
hệ so sánh giữa nén kinh tế thị trường định hướng XHCN hiệnnay với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây
Tác giả không di sâu vào khoa học kinh tế, chính trị và khoa
học quản lí để đề cập phương hướng nâng cao hiệu quả việc thựchiện chức năng kinh tế của Nhà nước mà chỉ tập trung vào cácvấn đề lí luận cơ bản chức và hoạtlệ thống pháp luật, về
động của bộ máy nha nước, đổi mới cơ chế quan lí đối với kinh tế
nhà nước và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước trong
quản lí kinh tế đưới góc độ lí luận nhà nước và pháp luật.
Trên cơ sở kế thừa những tri thức khoa học chung cũng nhưnhững kết quả nghiên cứu của giới luật học, từ góc độ tiếp cận
riêng, chuyên khảo tập trung vào một số điểm sau:
- Lí luận về chức năng của nhà nước, trong đó di sâu vào
chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam,
phân tích giới hạn của nó trong các mối liên hệ với các yếu tố
cũng như các chức năng khác của Nhà nước.
- Dé cập một số vấn đề lí luận và thực tiễn cấp bách đối vớiViệt Nam hiện nay như hệ thống pháp luật và các công cụ quản líkinh tế vĩ mô của Nhà nước; quản lí nhà nước đối với kinh tế nhà
Trang 9nước cũng như vấn đề về cải ách bộ máy nhà nước, xây dựng,
đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước đáp ứng các yêu cầu của sựnghiệp xây dựng nền én kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội
đề xuất về việc nâng cao hiệu quả thực hiện
chức năng kinh tế của Nhà nước tập trung chủ yếu vào các vin dé
như hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng bộ máy nhà nước và
tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ, công chức trong quản lí kinh tế.
Hi vọng rằng cuốn sách này có thể giúp bạn đọc được phầnnào trong học tập, nghiên cứu và giảng dạy luật học, nhất là các
vấn đề lí luận về chức năng của nhà nước, chức năng kinh tế của
nhà nước đồng thời cũng giúp cho việc nhận thức thực tiễn quản
li nhà nước về kinh tế trong quá trình xây dựng các chính sáchphát triển kinh tế - xã hội, hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây
dựng bộ máy nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
TÁC GIẢ
10
Trang 10PHAN THỨ NHẤT
KHÁI QUÁT VỀ CHỨC NĂNG KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC
1 CƠ SỞ CHỨC NANG KINH TE CUA NHÀ NƯỚC
1 Vai trò kinh tế của các nhà nước trên thế giới
Từ thời cổ đại và trung đại, các nhà nước trên thế giới đã
đóng vai trò nhất định trên lĩnh vực kinh tế phù hợp với yêu cầu
của mỗi mô hình kinh tế - xã hội tương ứng nhưng nhìn chung,
tính chất và mức độ can thiệp của nha nước vào các quan hệ kinh
tế ở các thời đại này chỉ ở dang sơ khai va chủ yếu thiên về quản
lí nền sản xuất nông nghiệp tự cấp, tự túc Thời bấy giờ, nền kinh
tế hàng hoá cũng đã ra đời ở nhiễu nước nhưng do tính xã hội hoáchưa cao nên van dé diéu tiết, chỉ huy từ một trung tâm chưa thật
sự trở thành nhu cầu bức thiết của các quan hệ kinh tế
Trong lịch sử cận - hit
trên thế giới được thể hiện đặc biệt rõ nét và có thể được nhậnthức từ thực tiễn và lí luận của nền kinh tế TBCN cũng như nềnkinh tế XHCN
CNTB phát triển từ giai đoạn tích luỹ nguyên thuỷ, từ CNTB
tự do cạnh tranh đến CNTB độc quyền rồi CNTB độc quyền nhà
nước với nhiều biến thể phong phú, đa dạng và được phản ánh qua nhiều học thuyết kinh tế - chính trị khác nhau như chủ nghĩa
trọng thương, chủ nghĩa tự do kinh tế cỗ điển, chủ nghĩa Keynes
đến chủ nghĩa thể chế mới với lí thuyết về nền kinh tế
đại, vai trò kinh tế của các nhà nước
Trang 11Trong thời kì tích lũy nguyên thủy, chủ nghĩa trọng thương là
cơ sở lí luận cho sự phát triển của CNTB lúc này Người ta cho
rằng nhà nước phải can thiệp vào nền kinh tế, trực tiếp hướng
điều tiết lưu thông tiền tệ, cắm xuất khâu vàng, bạc; phải giữquyền ngoại thương Ngoài ra, nhà nước cũng đóng vai tròquan trọng trong việc mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu,thậm chí nhà nước can thiệp vào kinh tế bằng sức mạnh quân suv.v ”ˆ Chủ nghĩa trọng thương là lí thuyết chứng minh về vai trò
"bà đỡ" của nha nước tư sản cho sự ra đời của nền kinh tế TBCN.Khi CNTB tích lũy được đủ số vốn cần thiết thì vấn đề trong
tâm của CNTB là quyền tự do kinh doanh nên A Smith đã dé cao
tư tưởng tự do kinh tế thông qua biểu tượng "bàn tay vô hình",
chống lại sự can thiệp của nhà nước vào các quan hệ kinh tế
Theo A Smith thì nhà nước không can thiệp vào kinh tế mà chỉ
có vai trò bảo vệ quyền sở hữu tư bản, bảo dam an ninh đối nội,đối ngoại đồng thời, chính sách kinh tế tốt nhất mà xã hội và nhànước cần có là chính sách tự do cạnh tranh.2)
CNTB chuyển sang giai đoạn độc quyền, L Walras (1848 1923) - nhà kinh tế học chính trị người Thụy Sỹ với lí thuyết “cânbang tổng quát” đã phát triển tư tưởng "bàn tay vô hình" của A
-Smith về tự do kinh tế.” Về vai trò của nhà nước đối với nền
kính tế, A.C Pigou quan niệm rằng để tăng thu nhập quốc dân,
tăng phúc lợi kinh tế, nhà nước cần có các biện pháp can thiệp
thiết và trong điều kiện độc quyền càng cần tới sự can thiệp
của nhà nước Như vậy với A.C Pigou, lần đầu tiên trong lịch sử
(l).Xem: Các hoe Huoết kính llịch sử phát triển, tác giả và tác phẩm, Nxb Thông kế, H 199%,
mộ
(2).Xem Lich sử các học thuyết kim tế, Nxb Thông kê, H 1997, tr 6,
LÔ) Xem Li Huyết hiện dat về nởi nh i thi trường, Viện TTKHXH, H, 1993
12
Trang 12thé giới đã manh nha tư tưởng về nhà nước đóng vai trò can thiệp
vào nền kinh tế ở tầm vĩ mô
Đến giai đoạn CNTB độc quyền nhà nước, lí thuyết về nền
kinh tế TBCN có sự điều tiết của nhà nước đã ra đời với sự sáng
lập của J M Keynes (1883 - 1946) - nhà kinh tế học chính trịngười Anh.” Keynes quan niệm sở dĩ có khủng hoảng, thấtnghiệp là do chính sách lỗi thời, bảo thủ hay thiếu sự can thiệpcủa nhà nước Ông cho rằng nhà nước phải can thiệp vào nềnkinh tế mới tạo ra được sự cân bằng Vì thế, J.M Keynes chủ
trương thông qua đơn đặt hàng, hệ thống mua của nhà nước, trợ
cấp về tài chính, tin dung do ngân sách nha nước bảo đảm dé tao
sự ổn định về lợi nhuận và đầu tu cho tư bản độc quyền Nhà
nước cần nắm những công cụ điều chỉnh vĩ mô quan trọng như tàichính, tín dụng và lưu thông tiền tệ; ông chủ trương tăng khốilượng tiền tệ vào lưu thông để giảm lãi suất cho vay, khuyếnkhích nhà kinh doanh mở rộng quy mô vay vốn, mở rộng đầu tư
tư bản; chủ trương dùng biện pháp "lạm phát có kiểm soát" để
kích thích thị trường.
Tuy thé, lí thuyết về nền kinh tế có sự can thiệp của nhà nước
do J.M Keynes nêu ra vẫn không đủ sức lí giải hàng loạt các hiện
tượng kinh tế - chính trị mới của CNTB mà sự ra đời và lũng
đoạn của các công ty xuyên quốc gia là một trong những ví dụ
điển hình CNTB lại tiếp tục rơi vào khủng hoàng và dé tìm giảipháp mới cho CNTB, chủ.nghĩa tự do kinh tế mới đã ra đời Nội
dung cơ bản của tư tưởng này là thực hiện cơ chế thị trường có sựđiều tiết của nhà nước nhưng chỉ ở mức độ nhất định theo phương,
(1) Xem: John Maynard Keynes ~ Li thuyế tng quát về việc lam, lãi suất và tin , Neb Giáo
đục, H 1094
Trang 13thức “thị trường nhiều hơn, nhà nước ít hơn” hay “nha nước tốithiểu” Chủ nghĩa tự do kinh tế mới được thể hiện tập trung ở một
số trường phái như trọng tiền hiện đại, trọng cung, kinh tế vĩ mô
dự kiến hợp lí, kinh tế thị trường xã hội Lí thuyết kinh tế thịtrường xã hội đề cao nguyên tắc cạnh tranh, khẳng định không có
cạnh tranh thì không có nền kinh tế thị trường xã hội nhưng cạnh
tranh chỉ có hiệu quả khi có sự bảo hộ và hỗ trợ của nhà nước Lí
thuyết kinh tế thị trường xã hội cũng vạch rõ những nguy cơ đedọa cạnh tranh từ phía nhà nước rằng nhà nước có thể hạn chế
hoặc bóp méo cạnh tranh, trong khi đó, bảo vệ cạnh tranh lại là
trách nhiệm của nhà nước Theo lí thuyết về kinh tế thị trường xã hội thì có hai quy tắc cho sự can thiệp của nhà nước
vào nền kinh tế là: Thứ nhất, chỉ can thiệp khi cần và ở mức độhợp lí (nguyên tắc hỗ trợ); Thứ hai, sự can thiệp phải tương hợpvới thị trường.) Khác với lí thuyết về nền kinh tế thị trường của
người Đức, trường phái thể chế mới ở Mỹ lại đề cao tư tưởng về
sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế J.K Galbraith quan
niệm chính sách buông thả tự do từ lâu đã không thích hợp và
tuyên bố rằng quản lí, điều tiết, kế hoạch mới là nhu cầu bức xúc
của thời đại Ngày nay, nhà nước và hệ thống công nghiệp ngày
càng hoá thành một thể như là hiện tượng cộng sinh của hệ thống,
kế hoạch và quan chức nhà nước.)
Mặc dù vậy, chủ nghĩa tự do kinh tế mới cũng chưa phải là
lời giải hoàn mĩ bởi vì với những đòi hỏi của sự phát triển kinh tế,
càng ngày người ta càng nhận thấy vai trò của nhà nước không,còn như trước nữa Từ những năm 60 - 70 của thé ki XX, ở Mỹ
(1) Xem: Các học thud kinh 1 - lịch sử phải triển, tbe giá và tác phẩm, tr.284
(2) Xem Lich sử các học thuyết kính 8, Sdd, 231
14
Trang 14đã hình thành trường phái chính hiện đại (còn gọi là chủ nghĩa théchế hiện đại) mà lí thuyết về nền kinh tế hỗn hợp là tư tưởngtrung tâm của trường phái ấy P.A Samuelson, đại diện củatrường phái chính hiện đại cho rằng: "Ca thi trường và nhà nướcđều cân thiết cho nền kinh tế vận hành lành mạnh Thiếu cả haiđiều này thì hoạt động của nền kinh tế hiện đại chẳng khác gì vỗ
tay bằng một bàn tay” Trong quan niệm của P.A Samuelson,
cơ chế thị trường là
tiêu dùng và nhà kinh doanh tác động lẫn nhau qua thị trường déxác định 3 vấn để trọng tâm là "cái gì"; "như thế nào"; và "cho
ai") Trên thị trường, giá cả là én động
của giá cả làm cho trạng thái cân bằng cung cầu thường xuyên biến đối Nhưng "ban tay vô hình" nhiều khi cũng đưa nền kinh tế
tới những sai lầm, đó là những khuyết tật của nền kinh tế thị
trường như ô nhiễm môi trường mà doanh nghiệp không phải trả
giá: độc quyền, khủng hoảng, thất nghiệp; sự phân phối thu nhậpbat bình đẳng "Bàn tay hữu hình" am thué, chỉ tiêu của nhà
nước và luật lập
khuôn khổ pháp luật hay các quy tắc "trò chơi" kinh tế mà doanh
nghiệp, người tiêu dùng và nhà nước đều phải tuân theo; sửa chữa
những thất bại của thị trường để thị trường có hiệu quả; đảm bảo.nguyên tắc công bằng trong nền kinh tế thị trường; ôn định kinh
tế vĩ mô Nền kinh tế thị trường luôn đứng trước vi lan giải
ở tầm vĩ mô là duy trì đều trong thời gian đài tự do kinh doanh,lạm phát thấp và việc làm đầy đủ nên nhà nước phải đưa ra đượcquyết định hợp lí ở phạm vi này Nếu A Smith gọi các quy luật
inh thức tổ chức kinh tế ma trong đó người
in hiệu của xã hội, sự bi
(1) Xem: Pav} A Samuelson & William D Norhans, Kinh rể lọc, tập 1.Nxb Chính trị quốc gia
H 1997, 0.94
(2) Xem: Paul A Samuelson & William D Norhans, Kính rể hoc, Sd, 68
Trang 15kinh tế là “bàn tay vô hình” thì theo tư tưởng của P A.Samuelson, sự điều chỉnh, can thiệp của nhà nướ
thị trường có thể được ví là “ban tay hữu hình” và “ban tay hữuhình" cũng có những hạn chế, phản tác dụng nếu nhà nước lựa
chọn không đúng Học thuyết về nền kinh tế hỗn hợp phản ánh
nhận thức mới của con người là cần phải biết kết hợp tốt vai tròcủa cả hai yếu tố là nhà nước và quy luật kinh tế khách quantrong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
„ Nhưng đến nay, trước xu thé hội nhập và toàn cầu hoá kinh tế
đang diễn ra mạnh mẽ thi tư tưởng vé sự can thiệp "tối thiểu" củanhà nước vào các quan hệ kinh tế (laissez faire) như trước đâykhông còn đủ “liều lượng” cần thiết nữa và trường phái mới đã ra
đời với quan niệm là cần phải có chính quyền nhà nước mạnh,
với khả năng can thị 0
Bức tranh về lich sử kinh tế thé giới hiện đại có mảng hiện
thực xã hội và lí thuyết quan trọng khác là sự ra đời và phát triểncủa nền kinh tế XHCN, sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạchhoá tập trung sang nền kinh tế thị trường theo lí tưởng XHCN.Chính điều này cũng phản ánh quá trình chuyển đổi sâu sắcnhững vai trò của nhà nước XHCN đối với các quan hệ kinh tế.Học thuyết của chủ nghĩa Mác - Lênin vạch rõ, trong xã hộiXHCN, trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, nhà nước
thực hiện chức năng tổ chức và quản lí toàn bộ các khâu của quá
trình tái sản xuất một cách có kế hoạch; thực hiện nguyên tắc làmtheo năng lực, phân phối theo lao động Như vậy, theo mô hình
xã hội tương lai của chủ nghĩa Mác - Lênin thì nhà nước XHCN
vào nên kinh tế
sâu vào nền kinh tế
(1) Xem: Richard Bergeron, Phan phái tiền cái giá của chủ nghĩa tự đo, Nxb Chính trị quốc
gia, H 1999, 103
16
Trang 16có vai trò kinh tế vô cùng to lớn, nha nước XHCN không còn là
nhà nước theo đúng nguyên nghĩa truyền thông là bộ máy thôngtrị và áp bức của giai cấp dang thống trị trong xã hội mà là “nửa”
nhà nước” - nhà nước XHCN đóng vai trò tổ chức quản lí kinh tế
- xã hội là vai trò đặc thù của kiểu nhà nước sau cùng trong lịch
sử xã hội loài người V.1 Lénin là người phát triển chủ nghĩa Mác
lên tầm cao mới trong điều kiện CNTB trở thành CNTB độcquyền nhà nước Khi Cách mạng tháng Mười thành công ở nước
Nga, Người nói: Bây giờ, nhiệm vụ của chính quyền xô viết là
phải quản lí nước Nga Lénin đã vận dung sáng tạo những nguyên
lí của đường lối cách mạng XHCN phù hợp với điều kiện cụ thểcủa nước Nga và dé ra chính sách kinh tế mới (NEP) thay chochính sách cộng sản thời chiến NEP đã kết hợp vai trò của các
quá trình kinh tế hàng hoá khách quan với vai trò chủ động, tích
cực của chính quyền xô viết trong việc phát triển nền kinh tế phùhợp với những điều kiện lịch sử cụ thé Tuy nhiên, sau khi Lêninmắt, NEP không còn được thi hành và CNXH hiện thực đã phát
triển theo hướng khác Những người thực hiện đường lối cách
mạng XHCN theo chủ nghĩa Mác - Lénin đã xây dựng mô hình
kinh tế kế hoạch hoá tập trung, thực chất là đã phủ nhận hàng loạtcác quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường như quy luật
giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh; nhà nước hoá hầu
hết các quan hệ và hoạt động kinh tế, thực hiện chế độ bao cấp
toàn diện Sau khi Liên Xô ra đời (năm 1924) và sau Đại chiến
thể giới lần thứ II, hệ thống các nước XHCN được hình thành,
trong hệ thống kinh tế thé giới có thêm nén kinh tế kế hoạch hoá
tập trung Lúc này, quan điểm lí fod (H-chơ rần;
Trang 17CNXH, nền kinh tế phải là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung
(vào tay nhà nước) bởi lẽ nhà nước XHCN là người đại diện cho
sở hữu toàn dan, nắm giữ hầu hết các tư liệu san xuất chủ yếu của
xã hội Vì thế, nhà nước XHCN phải trực tiếp gánh lấy sứ mangtính toán và tổ chức thực hiện việc phân phối, từ phân phối cácnguồn lực sản xuất, quy định cơ cấu sản xuất đến phân phối hanghoá tiêu dùng va dich vụ cho từng cá nhân; trực tiếp quản lí mọihoạt động sản xuất kinh doanh bằng kế hoạch và thông qua hàng.loạt các chi tiêu pháp lệnh Suốt mắy thập ki, nền kinh tế XHCNvới cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung đã trở thành mẫu hình
ngự trị ở các nước XHCN.
Cuối thé ki XX, trước cuộc khủng hoảng trầm trọng về kinh
tế - xã hội, các nước XHCN đã phải chuyển đổi từ nền kinh tế kế
hoạch hoá tập trung sang nén kinh tế thị trường Dù với phương
thức chuyển đổi khác nhau, những bước đi và mức độ thành công
khác nhau nhưng thực tế cho thấy những kết quả tốt hơn so với
trước khi chuyển đổi Đó là sự ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm chếlạm phát, phục hồi và bước đầu tăng trưởng kinh tế; các thể chếcủa nền kinh tế thị trường đã dần dan hình thành và phát huy tácdụng tích cực song song với việc chuyển đổi hệ thống pháp luật
và thiết chế nhà nước; từ nội dung đến phương thức quản lí kinh
tế của nha nước ở các nước đã được chuyển đổi Tuy không phải
tat cả các nước chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trungsang nén kinh tế thị trường đều giữ định hướng XHCN nhưng từ
thực tiễn của công cuộc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở
các nước, có thé đúc rút được những vấn đề chung như sau: Mét
là không thể có một mô thức đồng nhất và giản đơn cho mọi nước
18
Trang 18trong chuyển đổi.” Hai là nha nước đóng vai trò rất quan trọng.
và tích cực trong quá trình cải cách, chuyển đổi Có thé khẳng định rằng chất lượng của chính sách của nhà nước cũng như sự
điều tiết có hiệu quả của nhà nước mới có ý nghĩa quyết định sự
thành công của công cuộc chuyển đổi.” > Ba là quá trình chuyên
đổi sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi sự đồng bộ không phải chỉ
trong các chính sách kinh tế mà còn cả hệ tông thể chế, cơ cấu
xã hội, những thiết chế nhà nước và hệ thống luật pháp.”
Như vậy, với những quan niệm vẻ vai trò kinh tế của nhà
nước trên thế giới như đã nêu trên, có thé thấy cuộc tìm kiếm môhình kinh tế hợp lí và vai trò đích thực của nhà nước trong lĩnhvực kinh tế ở các nước từ xưa đến nay vẫn còn đang tiếp tục Mỗi
mô hình kinh tế cũng như mỗi lí thuyết kinh tế ở các nước đều cónhững yếu tố hợp lí và có giá trị tham khảo nhất định, đặc bivan dé vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường hiện đại vàvai trò của nhà nước XHCN trong quá trình chuyên đổi tir nền kinh
tế kế hoạch hoá tập trung sang nên kinh tế thị trường là những vấn
đề có ý nghĩa to lớn đổi với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam
Đó cũng chính là các cơ sở lí luận và thực tiễn trong lịch sử
quốc tế cho việc nhận thức vai trò kinh tế của Nhà nước Cộng
hoà XHCN Việt Nam.
2 Vai trò kinh tế của Nhà nước Việt Nam trong nền kinh
tế kế hoạch hoá tập trung,
a Quá trình xác lập nền kinh tế kế hoạch hod tập trung ở
Việt Nam
ệt là
(1) Xem: Nguyễn Minh Tú, Ẻ mổ hình chuyên đổi nh tế cua mọi số nước và định hưởng vén
(2) Xem, Nguyễn Minh Tu, Fé mo hình chuyên đổi nh tế cua mội số nước và định hướng vin
đụng 0 liệt Nam Sdd, tr40-50)
(3) Xem Mười vẫn để lớn về kinh tế hiện đại, Viện NCQLTU, H_ 199%, 166
Trang 19Nhìn từ ngọn nguồn lịch sử thì ngay từ buổi đầu, chính quyền
nha nước Việt Nam đã đóng vai trò tổ chức thực hiện vi
mang, phát triển kinh tế nông nghiệp, trị thủy, dap đê ngăn lũ Nghề trồng lúa là nghề gốc của đất nước; ruộng đất và nông dân
là hai yếu tố quyết định của nền kinh tế nông nghiệp Vì thế, các
triều đại phong kiến Việt Nam đều thi hành chính sách trong
nông, chăm lo phát triển nền nông nghiệp, khắc phục những điểm
bắt lợi của thiên nhiên, đẩy mạnh khai hoang, mở rộng đất canh
tác Đó là mặt tích cực trong các chính sách kinh tế của nhà
nước phong kiến Việt Nam mà mỗi triều đại lại góp phan tô dam
thêm truyền thống văn minh lúa nước của dân tộc.
Ở Việt Nam, vai trò kinh tế của Nhà nước được thể hiện rõnét nhất dưới chế độ dân chủ nhân dân được thiết lập từ thành quả
của Cách mạng tháng Tám năm 1945, đặc biệt là trong quá trình
đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay - quá trình chuyển đổi từnền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN Nhìn lại quá trình lịch sử hơn nửa thé ki qua,
có thé thấy vai trò kinh tế của Nhà nước Việt Nam ngày càng tolớn và vai trò đó cũng vận động biến đổi theo mỗi bước phát triểncủa đất nước đáp ứng những đồi hỏi của sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam
dân chủ cộng hoà ra đời, bản hiến pháp đầu tiên của Việt Nam Hiến pháp năm 1946 đã khẳng định: "Quyền tư hữu của công dânViệt Nam được đảm bảo" (Điều 12) Trong hoàn cảnh lúc bẫygiờ, với Nghị quyết ngày 7/11/1946, Quốc hội đã giao nhiệm vụ
-cho Chính phủ là nếu chưa có điều kiện thỉ hành hiến pháp thì
dựa vao các nguyên tic của hiến pháp, ban hành các sắc luật dé
mo
20
Trang 20điều hành đất nước.” Trên thực tế, mặc dù trong điều kiện khángchiến đầy khó khăn, gian khổ nhưng các sắc lệnh được ban hành
trong thời kì này đã thể hiện khá rõ chế độ quản lí của Nhà nước
Viét Nam dân chủ cộng hoà đối với nền kinh tế nhiều thành phan.Mặc dù, Hiến pháp năm 1946 không được thi hành trên thực tế
nhưng tinh thần và các nguyên tắc của nó đã thắm đượm trongcác chính sách do Chính phủ kháng chiến và Chủ tịch nước banhành Luật cải cách ruộng đất năm 1953 đã đem lại ruộng đất cho
người nông dân, ghi nhận bước chuyển biến cách mạng vô cùngsâu sắc trong đời sống kinh tế chính trị của đất nước Ngoài việc
quản lí thành phần kinh tế quốc doanh nhằm trực tiếp cung cấp
các nguồn lực cho sự nghiệp kháng chiến, Nhà nước còn độngviên khuyến khích các thành phần kinh tế khác phát huy truyềnthống yêu nước thương nòi ủng hộ vật chất và tỉnh một cáchmạnh mẽ cho sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc Có thể nói, đó là
chế độ quản lí kinh tế dân chủ, tôn trọng quyền tự do, bình đẳng,quyền tự chủ của các cá nhân, tổ chức kinh tế.) Nguyên tắc quản
lí kinh tế của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoa ở thời ki này
lên súc tích, cô dong trong bốn điểm có tinh mau chốt
do Bác Hồ nên ra là: 1 Công tư đều lợi; 2 Chủ thợ đều lợi; 3.Công nông giúp nhau; 4 Lưu thông trong ngoai.”
Đặc biệt, sau Cách mang tháng Tám năm 1945, bằng các văn
bản pháp luật, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã xác lập
chế độ quản lí kinh tế của Nhà nước đối với thành phan kinh tế
quốc doanh Ở giai đoạn này, Chủ tịch nước đã ban hành các văn
(1) Xem: én php năm 1946 vũ ự kế thi, phái miễn trong các in pháp Viết Nam, Nxb
Trang 21bản pháp luật như Sắc lệnh số 104/SL ngày 1/1/1948, Sac lệnh sốO9/SL ngày 25/2/1949 bé sung Sắc lệnh số 104/SL nêu trên Các
sắc lệnh này quy định doanh nghiệp quốc doanh thuộc sở hữuquốc gia do Nhà nước quản lí; nhiệm vụ của xí nghiệp quốc gia là
sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế,
điều phối các hoạt động kinh tế trong nước, bảo vệ kinh tế và tăng
thêm tài chính quốc gia; xí nghiệp có vốn tự trị và không thuộc
ngân sách hàng năm Sau đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Điều lệ tạm thời về xí nghiệp quốc doanh kèm theo Nghị định số
214/TTg ngày 31/10/1952 xác định vai trò chủ đạo của xí nghiệp
quốc doanh, quy định xí nghiệp quốc doanh là pháp nhân có trách
nhiệm trước bộ chủ quản về thực hiện kế hoạch và quản lí tài sản.
Đồng thời, ngày 18/10/1953 Chủ tịch nước cũng ban hành Sắclệnh số 118/SL quy định về chế độ quản lí đân chủ trong xí
nghiệp quốc doanh.
Khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, miềnBắc được giải phóng, Nhà nước bắt đầu thực hiện chế độ kếhoạch hoá toàn diện, chế độ hạch toán kinh tế, hợp đồng kinhdoanh (từ năm 1960 là hợp đồng kinh tế) và khuyến khích vậtchất trong các xí nghiệp quốc doanh Việt Nam bước vào thời kì
vừa xây dựng CNXH ở miễn Bắc vừa đấu tranh giải phóng miền
Nam, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước Vẻ chế độ kinh
tế, với Hiến pháp năm 1959, lần đầu tiên ở Việt Nam, nền kinh tếXHCN chính thức được ghi nhận về mặt pháp lí Hiến pháp năm
1959 quy định đường lối kinh tế của Nhà nước trong giai đoạnnày là biển nén kinh tế lạc hậu thành nên kinh tế XHCN với công
nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, khoa học và kĩ thuật tiên
; xác định mục đích cơ bản của chính sách kinh tế của Nhà
Trang 22nước là phát triển sản xuất nhằm nâng cao đời sống vật chất vàvăn hoá của nhân dân; quy định các hình thức sở hữu về tư liệu
sản xuất trong thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam là sở hữu
nhà nước, sở hữu hợp tác xã, sở hữu người lao động cá thể và sở
hữu nhà tư sản dân tộc; xác định kinh tế quốc doanh giữ vai trò
lãnh đạo trong nền kinh tế quốc dân và được Nhà nước bảo đảmphát triển ưu tiên; quy định các đối tượng sở hữu toàn dân; Hiếnpháp năm 1959 cũng quy định Nhà nước bảo hộ quyền sở hữuruộng đất và các tư liệu sản xuất khác của người nông dân; bảo
hộ quyền tư hữu về tư liệu sản xuất của người lao động thủ công,riêng lẻ, của nhà tư sản dân tộc; bảo hộ quyền sở hữu của côngdan về của cải; thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở và cácvật dụng riêng khác, bảo hộ quyền thừa kế của công dân Về vaitrò quản lí kinh tế của Nhà nước, Hiến pháp năm 1959 khẳng
định: "Nhà mước lãnh đạo hoạt động kinh tế theo một kế hoạch
thống nhắt"- (Điều 10 Hiến pháp 1959).
Sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, khi đã giành được độclập trọn ven và thống nhất dat nước, Việt Nam bước vào thời kiphát triển mới - thời kì cả nước cùng đi lên CNXH Từ Hiến phápnăm 1980, nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung được khẳng định
với sự độc tôn của thành phần kinh tế XHCN đồng thời những
quy định của Hiến pháp năm 1980 cũng được triển khai một cáchmạnh mẽ trong thực tế đời sống kinh tế - xã hội Lúc này, vai tròkinh tế của Nhà nước Việt Nam được xác định và đề cao là Nhànước quản lí nền kinh tế quốc dân theo kế hoạch tập trung thốngnhất; Nhà nước giữ độc quyền về ngoại thương và mọi quan hệ
kinh tế với nước ngoài; tiền hành cải tạo XHCN đối với các thành
phan kinh tế TBCN ở thành thi và nông thôn; Các cơ sở kinh tế
Trang 23quốc doanh, các hợp tác xã kinh doanh theo phương hướng,nhiệm vụ kế hoạch của nha nước; Nhà nước tổ chức nén sản xuất
xã hội theo hướng sản xuất lớn XHCN Như vậy, đến những năm
80 của thé ki XX, vai trò kinh tế của Nhà nước với nền kinh tế kếhoạch hoá tập trung đã được xác lập, củng cố và trở thành điểnhình cho vai trò kinh tế của Nhà nước trong mô hình kinh tế ấy
trưng vai trò kinh tế của Nhà nước Việt Nam trong
hoạch hoá lập trung i
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, đặc trưng vai tròkinh tế của Nhà nước được thé hiện ở những điểm cơ bản sau:
~ Nhà nước đóng vai trò là người sở hữu duy nhất đối với hauhết các tư liệu sản xuất của xã hội như đất đai, các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, khoáng sản, các loại tư liệu sản xuất khác;
~ Nhà nước đóng vai trò là người tổ chức trực tiếp hoạt độngkinh tế từ khâu cung ứng vật tư, nguyên liệu, điều hành sản xuấtđến khâu phân phối sản phẩm xã hội; Chính quyền không phânbiệt với đơn vị sản xuất; cán bộ, công chức nhà nước không phân
biệt với nhà kinh doanh;
~ Nhà nước lãnh đạo hoạt động kinh tế theo chỉ tiêu kế hoạch
Nhìn chung, Nhà nước vừa là chủ sở hữu vừa là nhà
hành trực tiếp hoạt động kinh tế lại vừa là cơ quan công quyểnđóng vai trò tổ chức, quản lí nền kinh tế trong nội bộ quốc gia
Từ cuối những năm 70 đến những năm 80 của thé ki XX, do
ật tự kinh tế bằng biện pháp kỉ luật hành
24
Trang 24vật với cơ chế kế hoạch hoá
việc tiếp tục duy trì nền kinh tế
tập trung, chế độ Nhà nước bao cấp tran lan nên nền kinh tế ViNam bị trì trệ Trước những hậu quả nặng nề của các cuộc chiến
tranh ác liệt và chính sách bao vây, cấm vận của chủ nghĩa đếquốc, sự bat cdi‘Ap của cơ chế quản lí kinh tế của Nhà nước đã lànguyên nhân trực tiếp làm cho khủng hoảng kinh tế - xã hội ởViệt Nam ngày một tram trong hơn va thật sự là lúc này Việt
Vi
rõ những sai lầm, khuyết điểm, Đảng cộng sản Việt Nam đã nêu
quyết tâm đưa đất nước vượt ra khỏi khủng hoảng Từ Đại hội lần thứ VỊ của Dang năm 1986, Đảng cộng sản Việt Nam đóng vai
trò là người khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới, đưa đất
nước bước vào giai đoạn cách mạng mới, trong đó xây dựng và
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN được xác
định là nhiệm vụ trọng tâm.
3 Vai trò kinh tế của Nhà nước Việt Nam trong nền kinh
tế thị trường định hướng XHCN
a Quá trình chuyên đồi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung
sang nén kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
Đổi mới ờ Việt Nam được xác định trước hết là đồi mớichính sách và cơ chế quản lí kinh tế một cách vững chắc làm cơ
sở cho sự đổi mới hệ thống chính trị Thẻ chế hoá đường lối của
hận
Đảng cộng sản Việt Nam, Hiển pháp năm 1992 vừa kế thừa
truyền thống hiến pháp Việt Nam, tiếp tục khẳng định những giátrị và thành quả của cách mạng XHCN đồng thời xác lập và củng,
cố vai trò kinh tế mới của Nhà nước So với thời kì bao cấp, vai
trò kinh tế của Nhà nước theo Hiến pháp 1992 đã chuyển đổi về
Trang 25căn bản Từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, đơn thành phan
chuyển sang nén kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế
thị trường định hướng XHCN, vai trò kinh tế của Nhà nước Việt
Nam cũng chuyển đổi là Nhà nước thực hiện chính sách pháttriển nền kinh tế hang hoá nhiều thành phan; Nhà nước thừa nhậnquyền tự do kinh doanh, tôn trọng quyển tự chủ trong sản xuất,kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước; thống nhất quản lí kinh
tế đối ngoại; khuyến khích đầu tư nước ngoài và đầu tư trongnước; thống nhất quản lí kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế
hoạch, chính sách; phân công trách nhiệm và phân cấp quản lí
nhà nước giữa các ngành, các cấp; kết hợp lợi ích cá nhân, lợi íchtập thể và lợi ích nhà nước; Nhà nước quy định chế độ sử dụng,
hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo hộ quyền lợi của người
sản xuất và người tiêu dùng, thực hiện chính sách tiết kiệm.
Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam diễn ra tuần tự từng bước:
Bắt đầu từ nông nghiệp, nông thôn rồi mới đến công nghiệp và
dịch vụ ở các thành thị; từ “khoản chui, làm lén, phd rào, tháo gỡ
đến thé chế hoá hoạt động của thị trường” Dù cơ chế, chính
sách của Nhà nước chưa cho phép nhưng từ đầu những năm 80,
trong nông thôn Việt Nam đã bắt đầu lan truyền cách làm lén,khoán chui trên ruộng đất của hợp tác xã, không vi phạm lợi ichcủa Nhà nước, của hợp tác xã mà lại có lợi cho xã viên Thực tế
đó đã bước đầu đem lại cho Đảng và Nhà nước Việt Nam những
tư duy kinh tế mới và Chỉ thị số 100-CT/TƯ của Đảng cộng sản
Việt Nam ra đời ngày 13/1/1981 đã chính thức thừa nhận chế độ
Trang 26khoán san phim trong nông nghiệp Nếu trước đây, người nông dân chỉ chăm lo cho mảnh đất 5% mà họ có toàn quyền sử dụng, thì chính sách khoán sản phẩm theo tỉnh thần Chỉ thị số 100-
CT/TƯ đã thực sự đem lại lợi ich cho các xã viên hợp tác xã và
sự hồi sinh cho sản xuất nông nghiệp Trên cơ sở tổng kết các ưu
điểm và những bat cập của Chỉ thị số 100-CT/TƯ, ngày 5/4/1988,
Dang cộng sản Việt Nam đã công bố Nghị quyết số 10-NQ/TU
Cùng với các văn bản pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết số NQ/TƯ đã tạo ra bước ngoat vẻ chính sách, thé chế của Việt Nam
10-trong lĩnh vực quản lí nông nghiệp là xác định quyền tự chủ củacác hộ gia đình nông dan, bước đầu phân tách quyền quản lí củanha nước, của các cơ quan công quyền với quyền tự chủ củangười sản xuất kinh doanh; thửa nhận sự tổn tại của thị trường tự
do Trên thực tế, tác dụng của chính sách khoán trong nông
nghiệp được thể hiện quá rõ là Việt Nam từ chỗ là nước thiếulương thực đã vươn lên trở thành một trong những nước xuất
du lương thực lớn trên thế giới Đây có thể được coi là điều kìdiệu của chính sách đổi mới ở Việt Nam Nếu đổi mới chế độquản lí nhà nước với kinh tế nông nghiệp diễn ra trước nhưngtheo quá trình khá chậm chap thì đổi mới trong quản lí nhà nướcvới kinh tế công nghiệp, dịch vụ điễn ra nhanh hơn Dù không
"hợp pháp" nhưng với tư duy "bung ra", "phá rào", "3 kế hoạch "lúc đó đã là những giải pháp hợp lí, có tính chất cứu cánh cho nềnsản xuất công nghiệp và dịch vụ đang bị kìm hãm Ngay sau đó,Nhà nước đã thé chế hoá tỉnh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ.6Ban chấp hành TƯ Đảng (khoá 4) năm 1979 bằng văn bản lịch sử
là Quyết định số 25/CP ngày 21/1/1981 của Hội đồng bộ trưởng,trong đó Nhà nước chính thức thừa nhận quyền tự chủ, quyền
Trang 27hoạt động thị trường của doanh nghiệp nhà nước Sau đó Nhà
nước Việt Nam tiếp tục thực hiện các chính sách mở rộng qu)
tự chủ cho doanh nghiệp nhà nước thể hiện qua hàng loạt các văn
bản như Quyết định số 146/HDBT, Quyết định 217/HDBT của
Hội đồng bộ trưởng Với các chính sách đặc biệt quan trọng này,Nha nước đã bắt đầu thực hiện vai trò mới là người mở đường và
thúc day cho quá trình hình thành và phát triển của nền kinh tế thị
trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam.
Quá trình ấy mang những đặc điểm đặc thù, không hoàn toàntheo mô hình “dò đá qua sông” hay "liệu pháp sốc" như cách sắp
xếp của các nhà nghiên cứu kinh tế - chính trị phương Tây và
cũng không giống với bắt kì nước nào ở Trung Âu và Đông Âu
thuộc hệ thống XHCN trước đây.) Báo cáo chính trị tại Dai hộiđại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng cộng sản Việt Nam đãkhẳng định: “Đồi mới không phải là thay đồi mục tiêu XHCN mà
là quan niệm đúng đắn hơn về CNXH và thực hiện mục tiêu ấy
bằng những hình thức, bước di và biện pháp phù hop”.”) Dưới sự
khởi xướng và lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, quá trình
chuyển đổi sang kinh tế thị trường ở Việt Nam được thựciện từng bước kết hợp với các biện pháp đột phá; lấy đổi mớikinh tế làm tiền đề vững chắc cho đổi mới chính trị và hành
chính.)
Sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam cũng là quá
trình đổi mới về thể chế và thiết chế nhà nước, thé hiện sự thay
(1) Xem Thông thn xã Việt Nam, Tải liều sham khảo đặc biệt ngày 02/02/2000
(Q), Dáng công sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biéw toàn quốc lẫn thử VI, Nab Chính trị
quốc gia, H 1996, 1.70,
(G).Xem: Nguyễn Minh Tú, Sd, tr 29
28
Trang 28đổi căn bản về vai trò kinh tế của Nhà nước Đặc trưng của mỗi
fa quy định những vai trò kinh tế tương ứngcủa Nhà nước Việt Nam Nên kinh tế quốc dân trong cơ chế kếhoạch hoá tập trung là nền kinh tế với vai trò độc tôn của thànhphan kinh tế XHCN (quốc doanh và tập thẻ) Trong cơ chế kếhoạch hoá tập trung, các xí nghiệp, các đơn vị kinh tế là những cơ
quan nhà nước, thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao chứ không
phải là những chủ thể kinh doanh độc lập và bình đẳng với nhau Nền kinh tế Việt Nam trong thời ky nay hầu như là nền kinh tế
kín, chưa tham gia vào sự phân công lao động quốc tế một cách
rộng rãi và sự hợp tác kinh tế chỉ hạn chế trong phạm vi khối các
nước XHCN Trong điều kiện đó, có thể nói không có sự tồn tại
các phạm trù này Và đương nhiên là cũng không tồn tại các
phạm trù doanh nghiệp, thương nhân, kinh doanh, lợi nhuận, cạnh tranh, phá sản v.v.
Nền kinh tế quốc dân của Việt Nam ngày nay là nền sản xuất
hàng hoá có nhiều thành phần tham gia theo cơ chế thị trường
Trong cơ chế thị trường, trên nguyên tắc tự đo kinh doanh, các doanh nghiệp, các chủ thể kinh doanh độc lập vẻ tài sản, nhân
danh chính mình tham gia vào các quan hệ kinh tế một cách bìnhđẳng theo nguyên tắc tự định đoạt Mặt khác, nền kinh tế thịtrường ở Việt Nam được xác định là nén kinh tế thị trường địnhhướng XHCN Trong đó, việc phát triển kinh tế phải nhằm mụctiêu đem lại hạnh phúc và sự phát triển toàn điện cho con người,giải quyết hài hoà những van dé kinh tế - xã hội, bảo tồn các giátrị truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam; khai thác, sử dụng
đất đai và các nguồn tài nguyên một cách hợp lí, bảo vệ môi
Trang 29trường sinh thái Nền kinh tế thị trường là con đường hợp lí để
giải phóng các năng đất đai, tài nguyên, lao động, công,
nghệ, thu hút vốn đầu tư, tăng năng suất lao động, tạo ra sự dỗi
dào về hàng hoá đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của con,
người Nền kinh tế đó vận động theo các quy luật khách quan như
quy luật cung cầu, quy luật giá trị và có khả năng tự điều chỉnhrất lớn Nhưng mặt khác, nó lại không có khả năng tự giải quyết
được những vấn đề xã hội đặt ra trong mỗi bước phát triển kinh
Chẳng hạn, những vấn dé về phân hoá giàu nghèo, bat công xã
độc quyền kinh tế, xâm phạm lợi ích người tiêu dùng, phá
hủy môi sinh, bóc lột lao động một cách quá đáng, khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp Việc xây dựng nền kinh tế thị trường Việt Nam không chỉ nhằm mục đích đơn thuần về tăng trưởng kinh tế
mà phi sự tăng trưởng kinh tế làm cơ sở, làm điều kiện đểphát triển hài hoà, đáp ứng các nhu cầu đa dạng của xã hội, pháttriển con người toàn diện
Những đặc điểm nêu trên đã quyết định sự thay đổi vai trò
kinh tế của Nhà nước khi chuyển từ mô hình kinh tế kế hoạch hoátập trung sang nén kinh tế thị trường định hướng XHCN Trong
cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, Nhà nước đóng vai trò lãnh
đạo thống nhất toàn bộ nền kinh tế quốc dân đồng thời cũng vừa
là người điều hành, người tổ chức các hoạt động kinh tế Do vậy,
thật ra, không phân biệt được đâu là nhà nước, đâu là đơn vị kinh
tế Nói cách khác, Nhà nước hoà lẫn trong mình hai tư cách chủthé: Chủ thể quan lí nền kinh tế quốc dân và chủ thể trực tiếp thực
hiện hành vi sản xuất, kinh doanh Trong nền kinh tế thị trường,
yêu cầu đặt ra là cần phải xác định rõ tư cách của Nhà nước là
người quản lí nền kinh tế quốc dân trên tầm vĩ mô Hoạt động,
30
Trang 30kinh tế và quan lí sản xuất kinh doanh là quyển của chủ thể hoạt
động kinh tế Nhà nước tác động, điều chỉnh các hoạt động kinh
tế với tư cách là cơ quan công quyển mà không can thiệp một
cách trực tiếp vào các quan hệ thị trường
Phạm vi và những nội dung hoạt động thể hiện vai trò kinh
tế của Nhà nước trong nên kinh tế thị trường đã có những thay
đổi cơ bản Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung trước đây, Nhà
nước nắm trong tay hầu như toàn bộ tư liệu sản xuất, Nhà nước
đứng ra tô chức nền sản xuất, Do đó, hoạt động quản lí của Nhà nước hoa nhập với hoạt động sản xuất, lưu thông phân phi
sản phẩm xã hội Xét trên tổng thể, Nhà nước quản lí
chính là nhà nước trực tiếp tổ chức hoạt động kinh tế trên các
lĩnh vực khác nhau.
⁄ b Đặc trưng vai trò kinh tế của Nhà nước Việt Nam trong
/n én kinh tế thị trường định hướng XHCN
Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đặc trưng
vai trò kinh tế của Nhà nước được thể hiện thể hiện ở những điểm
- Nhà nước bằng pháp luật định ra các phương thức giải
quyết tranh chấp trong hoạt động kinh tế và thực thi sứ mạng đảm.
bảo trật tự kinh tế;
Trang 31~ Nhà nước thông qua các công cụ như chính sách tải chính,
tiền tệ, tín dụng tác động đến nền kinh tế nhằm kiểm soát vàhan chế hậu quả trong các biến động bat lợi của thị trường;
- Nhà nước thông qua kinh tế nhà nước bảo đảm tính hiệu
quả, tinh én định của nền kinh tế quốc dân, bảo đảm phúc lợi
chung cho toàn xã hội;
~ Nhà nước bằng pháp luật bảo đảm sự phát triển hai hoà giữakinh tế và xã hội, dam bảo sử dụng khai thác hợp lí các nguồn tai
nguyên, bảo vệ môi sinh;
~ Nhà nước đóng vai trò là người mở đường và bảo trợ cho
nền kinh tế đất nước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thé gi
Ban chất của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở ViệtNam quy định vai trò kinh tế của Nhà nước cũng như các phương
pháp và công cụ của Nhà nước trong quản lí nền kinh tế quốcđân Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, các chỉ tiêu kế hoạch
pháp lệnh, các mệnh lệnh hành chính là công cụ quản lí kinh tếchủ yếu của Nhà nước Trong cơ chế thị trường, Nhà nước sử
dụng phương pháp kinh tế, vận dụng các quy luật kinh tế dé quản.1í, đảm bảo hiệu quả quản lí của Nhà nước thông qua hệ thống các
công cụ quản lí vĩ mô như pháp luật, kế hoạch, chính sách
Trải qua gần hai thập ki thực hiện đường lối đổi mới đất
nước, Nhà nước Việt Nam đã tiến hành chính sách nhất quán là
chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo địnhhướng XHCN Nhờ có đường lối đúng đắn, sự nghiệp đổi m‹
'Việt Nam đã thu được những thành tựu đáng tự hào, làm tiền đề
để Việt Nam vững bước tiếp tục phát triển Ở đây có thể thấy “sự
trùng hợp lí thú của lịch sử phát triển kinh tế là nếu như nhà
nước tư sản trước đây đã đóng vai trò là bà đỡ cho sự ra đời của
32
Trang 32nên kinh tế thị trường TBCN thì ở nước ta, Nhà nước XHCN Việt
Nam cũng lại chính là bà đỡ cho sự ra đời của nền kinh tế thị
trường và cơ chế thị trường theo định hướng XHCNTM*" Với vaitrò mở đường cho sự ra đời của nền kinh tế thị trường, ngày nay
Nha nước Việt Nam đang tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi, an toàn
vững chắc cho sự vận hành của nền kinh tế thị trường đồng thi
chính bản thân Nhà nước cũng đang khắc phục những yếu kém,
bat cập trong tô chức và hoạt động dé có thể đảm đương được vai
trò và sứ mạng phát triển nền kinh tế thị trường định hướng,
XHCN ở Việt Nam.
Như vậy, qua những điểm vừa phân tích trên đây có thể
nhận thấy có các cơ sở khác nhau quy định những đặc trưng
trong vai trò kinh tế của Nhà nước Việt Nam ở các mô hình kinh
tế kế hoạch hoá tập trung và mô hình nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN.
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, từ quan niệm so
cứng về chế độ công hữu XHCN đối với tư liệu sản xuất nên
các
người ta cho rằng Nhà nước vừa là người sở hữu với
tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội lại vừa đóng vai trò trực tiếpquản lí, điều hành, tổ chức nền sản xuất xã hội
“Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, vai trò kinh
tế của Nhà nước Việt Nam và vai trò của thị trường không loại
trừ mà bổ sung cho nhau trong mối liên hệ biện chứng giữa quy
luật kinh tế khách quan và sự vận dụng các quy luật đó thông qua
hoạt động quản lí nhà nước Nói cách khác, trong nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN, vai trò của Nhà nước được xác định
từ chính những yêu cầu nội tại của nền kinh tế thể hiện sự phân
(1) Tran Định Bút và Trần Nam Hương S44, 16.24
Trang 33công phối hợp vai trò của các yếu tố trong hệ thống hoàn chỉnh
là Nhà nước và các chủ thể kinh tế và thị trường Như vậy, nếu
trong nên kinh tế kế hoạch hoá tập trung, vai trò kinh tế của Nhànước Việt Nam được thể hiện một cách trực tiếp thì trong nềnkinh tế thị trường định hướng XHCN, vai trò đó lại được thểhiện một cách gián tiếp trên cơ sở thừa nhận và tôn trong vai trỏ
của thị trường.
Các cơ sở lí luận, pháp lí và thực tiễn vừa nêu về vai trò kinh
tế của Nhà nước, cho phép xác định cơ sở chức năng kinh tế của
Nhà nước theo những nội dung và phương thức thực hiện tương ứng với vai trò của Nhà nước ở mỗi mô hình kinh tế
II KHÁI NIỆM CHƯNG VE CHỨC NANG KINH TE CUA
NHÀ NƯỚC
1 Khái niệm chức năng kinh tế của Nhà nước
Vai trò của Nhà nước rất quan trọng va không thé thiếu vắng
trong mỗi mô hình kinh tế nhưng vấn đề đặt ra 6 đây là những co
sở lí luận và thực tiễn về vai trò kinh tế của Nhà nước trong bước.chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thịtrường định hướng XHCN cần phải được làm sáng tỏ từ mối quan
hệ giữa Nhà nước và kinh tế thông qua phạm trù chức năng kinh
tế của Nhà nước
Trước những biến đổi lớn lao của đời sống quốc tế hiện naycũng như yêu cầu của sự nghiệp đổi mới sâu sắc và toàn diện ở'Việt Nam, nhiệm vụ của các nhà luật học là phải tiếp tục đi sâuluận giải góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học cho việc hoạchđịnh đường lối, chính sách, pháp luật phục vụ cho sự nghiệp xây.dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam như Đảng cộng sảnViệt Nam đã chỉ rõ: “Can tập trưng nghiên cứu, xác định đúng
34
Trang 34vai trò, chức năng nhiệm vụ cia Nhà nước trong cơ chế mới.Trên cơ sở đó chẩn chỉnh, đổi mới tổ chức và cơ chế hoạt động
của bộ máy Nhà nước, làm cho bộ máy gon nhẹ, trong sạch, cán
bộ tỉnh thông nghiệp vụ tận tụy công việc, làm việc có hiệu
qua”) Nhưng thật ra, yêu cầu đôi mới nhận thức về chức năng của
Nha nước không phải chi là van đề được dat ra ở riêng Việt Nam mà
là vấn đề chung của nl Gi, nhất là ở các nướcchuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thịtrường Bởi vì, mỗi bước phát triển của đời sống kinh tế - xã hội lạiđặt ra yêu cầu mới có tính xác định cụ thể với bộ máy nhà nước vàcũng vì vậy cần phải có nhận thức mới day đủ hơn vẻ chức năng của
nhà nước Các nước XHCN đang xây dựng nền kinh tế thị trường
đều nhận thức được tinh tắt yếu và tính cấp bách của vấn đề cần phi
chuyển đổi chức năng của nhà nước cho phù hợp với các yêu cầu
của nền kinh tế thị trường.) Ngay ở những nước có nền kinh tế thị
trường phát triển hàng đầu thế giới, các nhà khoa học cũng quanniệm: “Gan đây nhất, chúng ta đã đổi mới hoạt động của chính
phủ của chúng ta trong những thập ki đầu của thé ki XX để
đương đầu với nền kinh tế công nghiệp mới ngày nay, thé giới
của chính phủ lại một lần nữa trải qua sự thay đổi lớn liên tuc”
Nội dung của sự thay đổi ở đây - cũng theo quan niệm của các
học giả thì chính phủ là người “cẩm lái chứ không phải là người
bơi chèo” và cần “xác định lại sự cai wi"; từ “chính phủ” bắt
(1) Van kin Hi nghị lan thứ 7 Ban chấp hành rung ương Đảng thod Vl, Nxb Chính tị quắc
sia, 111994, 30
(2) Xem:- Dang Tiêu Bình văn tuyển, Nxb, Chính tị quốc gia, H 1995, tr 191-308;
‘ling công sin Trung Quốc, Van kiện Đại hội đạt Bid ton quốc ln thứ XV, Nxt
Chính trquốc gia, H 998, trói
(3) Bévit Auxbot & Tetpteblo, Odi mới hag động cua chính phú, Nxb Chính tì quốc gia, H
9,12
Trang 35nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “cẩm lái” Gần đây, Ngân
cứu các động thái kinh tế- xã hội ở nhiều nước cũng đã nhận định
là cần phải chuyển đổi chức năng của nhà nước Vì xuất phát từ
quan niệm đúng đắn là: “ nếu không có nhà nước hiệu quả thì
không thé có phát triển kinh tế - xã hội được” mà tỗ chức này đãđưa ra khuyến nghị: “Nhà nước nên làm gì, nên làm thế nào để
đạt kết quả tốt hơn trong một thé giới dang thay đổi nhanh
chong” ” Qua đó, Ngan hàng thế giới cũng đã chuyển đến các
quốc gia bức thông điệp đáng chú ý là phải tư duy lại về nhà
nước: “Thế giới đang thay đồi và cùng với đó, những ý tưởng về
vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế và xã hội cũng phải
thay déi”.°) Rõ ràng, vấn đề vai trò, chức năng của nhà nước.trong các mô hình kinh tế là vấn đề có ý nghĩa rất lớn mang nội
dung rất phong phú và cũng là vấn đề chưa khi nào có thể đi đến
nhận thức kiệt cùng.
Trong ngôn ngữ tiếng Việt, từ “chức năng” là từ gốc Hán với
hai thành tổ là “chức” và “năng” Thành tổ “chức” trong từ “chức
năng” đồng nghĩa với thành tố “chức” trong các từ “chức phận”,
“chức vụ”, “chức trách” Thành tố “năng” trong từ “chức năng”
đồng nghĩa với thành tố “năng” trong các từ “khả năng”, “năng,lực”, “tính năng”, “bản năng Nhìn chung, từ “chức năng”
được hiểu với hai sắc thái nghĩa là “hoạt động, tác dụng bình
thường ” và “tác dụng, vai trò bình thường hoặc đặc trưng ”€)
(1) Dévit Auxbot & Tetghedlo, $44, tr 55-57 7
(2) Ngân hing th giới, Nhỏ nước trong một để giới đang chuyên đổi, Nxb Chính trì quốc gia, H
1998, tr
G) Ngôn hing thể giới, ó4 tư 13
(8), Phan Văn Các, Từ điền Hán - Vigt, Nxb, Giáo dục, H 1994, tr T7,
(6) Từ điển tiếng Viet, Neb KHXH, H 2000, 191
36
Trang 36Trong khoa học pháp li, để nhận thức vấn dé chức năng của nhà
nước thi cần phải đặt nhà nước vào trong chỉnh thể của đời sông,
kinh tế - xã hội Bởi vì, nhà nước là hiện tượng xã hội, là sản
phẩm của mỗi mô hình kinh tế - xã hội Nếu đứng trên bình diện
đó thì chức năng của nhà nước chính là các hoạt động mang tính
khách quan của nhà nước thể hiện vai trò của nhà nước đối với xãhội Mặt khác, cùng với sự phát triển của nền dân chủ thì giới hạnhợp pháp cho sự tác động của quyền lực nhà nước đối với cácquan hệ xã hội cũng phải được xác định Dù quyền lực nhà nước
có tác động rất sâu sắc và rộng lớn nhưng thực chất nó cũng
không thể bao trùm hết đời sống xã hội, không thể trùng khít với
xã hội nên cần phải xác định phạm vi cần thiết cho sự hoạt động,
của nhà nước dé dam bảo tinh cân bằng giữa nhà nước và xã hội
Từ góc độ khác, chức năng của nhà nước bao hàm ÿ nghĩa
năng lực của nhà nước Các hoạt động của nhà nước thể hiện vai
trò của nhà nước chỉ có thể được triển khai trên cơ sở năng lựcthực tế của bộ máy nhà nước ứng với mỗi bước phát triển của nềnkinh tế - xã hội Sự vận động biến đổi của đời sống xã hội thường,
đa dạng, phong phú và khẩn trương hơn so với sự phát triển của
bộ máy nhà nước Điều này được lí giải là hoạt động của bộ máynhà nước còn phải thông qua quá trình nhận thức chính trị vềnhững nhu cầu của đời sống kinh tế - xã hội Thậm chí trong,những giai đoạn lịch sử nhất định, tổ chức, hoạt động của bộ máynhà nước trở nên lạc hậu so với các quan hệ kinh tế - xã hội
Đương nhiên như vậy chức năng của nhà nước trong hiện thực còn thể hiện trình độ nhận thức nhu cầu của xã hội đối với nhà
nước Ngày nay, oi hầu hết các nước trên thế giới, vấn délàm cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tương xứng
=
Trang 37với năng lực của nhà nước để nâng cao vai trò của nhà nước là
vấn dé bức xúc, là yêu cầu khách quan của xã hội phát triển
Logic của vấn đề thể hiện ở chỗ nếu hoạt động của nhà nước
tương xứng với năng lực (khả năng của nha nước) thì hiệu quả
hoạt động của nhà nước sẽ được nâng cao Điều này cũng chính
là yêu cầu của việc nâng cao uy tín và ý nghĩa về sự cẩn thiết của
nhà nước đối với xã hội và con người khi nên dân chủ được củng
cố và phát triển ngày càng sâu rộng
Xét từ mối liên hệ giữa nhà nước và pháp luật, có thể thấy
chức năng của nhà nước thé hiện ở thẩm quyền của nha nước phảiđược quy định trong khuôn khổ pháp luật Điều này là hệ quả củayêu cầu phát triển nền dân chủ ngày càng cao, nhà nước là ngườiban hành pháp luật nhưng tổ chức và hoạt động của nhà nướccũng phải được giới hạn trong hệ thống pháp luật ấy Đó cũngchính là một trong những nội dung chủ yếu của tư tưởng về nhà
nước pháp quyển - Nhà nước đề cao pháp luật với tinh cách là đại
lượng, là thước đo chung cho các quan hệ xã hội.
Như thế, chức năng của nhà nước thé hiện tổng hợp các yêucầu của đời sống xã hội với nhà nước, thể hiện năng lực thực tế,
những giới hạn hợp pháp của hoạt động nhà nước Chức năng của
nhà nước nói chung là hoạt động của nhà nước thể hiện vai trò
của nhà nước đối với xã hội.
Trong nhiều tài liệu khoa học pháp lí ở Việt Nam hiện nay,
khái niệm chức năng của nhà nước nói chung đều được định nghĩa
bắt đầu bằng từ "phương hướng", "khuynh hướng" hay "phương
diện" Theo tôi, cách định nghĩa này chưa đảm bảo tính logic.Bởi lẽ, đời sống xã hội tồn tại nhiều lĩnh vực khác nhau, dẫn đến
(1) Từ điền bách khoa Việt Nam, quyên 1, Nb Từ điễn, H 1995, tr 545
38
Trang 38việc hình thành các lĩnh vực hoạt động khác nhau của nhà nước
nhưng không phải chính các lĩnh vực hay khuynh hướng, phương
hướng, phương diện ấy là chức năng của nhà nước Đó là cơ sở
của sự phân chia các chức năng của nhà nước chứ không phải là
co sở dé định nghĩa khái niệm chức năng của nha nước
Quan điểm tiếp cận phạm trù chức năng của nhà nước từ vai
trò của nhà nước với đời sống xã hội chính là dé nhận thức đầy đủ
hơn ý nghĩa lịch sử - xã hội của phạm trù chức năng của nhà
nước Phạm trù vai trò của nhà nước thể hiện khái quát các chức
năng của nhà nước trong mối liên hệ giữa nhà nước và xã hội vàthể hiện đặc trưng cho bản chất của nhà nước Từ bản chất, vai trò
của nhà nước có thể xác định các chức năng của nhà nước, ngược
lại vai trò và chức năng của nhà nước lại là những biểu hiện sinh
động cho bản chất của nhà nước Vai trò của nhà nước là yếu tố
trực tiếp để xác định (cụ thể hoá) các chức năng của nhà nước
ng thời, các chức năng của nhà nước cũng chính là những biểu
hiện cho vai trò của nhà nước Chức năng của nhà nước là hoạt
động của bộ máy nhà nước thể hiện bản tính sinh tồn của nhà
nước và gắn liền với từng điều kiện kinh tế - xã hội nhất định.Chức năng của nhà nước chỉ có ý nghĩa nếu được xem xét trongchỉnh thể thống nhất vì nếu không tồn tại trong hệ thống, không,
có sự phân công vai trò của các yếu tố trong hệ thống đó thi cũng
không tổn tại phạm trù chức năng của nhà nước Nhà nước làthực thể trong hệ thống xã hội, vì vậy theo sự phân công có tính
tự nhiên thì nhà nước có chức năng nhất định và chức năng này
được đặt trong trong mối liên hệ với tổng thé đời sống xã hội
cũng như với mỗi thực thé khác của xã hội.
Nếu quan niệm đời sống xã hội tổn tại những lĩnh vực khác
Trang 39nhau thì chức năng của nhà nước cũng được phân chia thành các
chức năng khác nhau Trên cơ sở sự phân chia đời sống xã hội
thành bai lĩnh vực lớn là chính trị và kinh tế - xã hội, có thể nhận
thức chức năng kinh tế của nhà nước nói chung là hoạt động củanhà nước thé hiện vai trò của nhà nước đối với sự phát triển củanên kinh tế Như vậy, từ phạm trù chức năng của nha nước với ý
nghĩa là hoạt động của nhà nước thể hiện vai trò của nhà nước đối
với đời sống xã hội có thể hình thành nên phạm trù chức năng
kinh tế của nhà nước nói chung như là bộ phận của khái niệm
chức năng của nhà nước Chức năng kinh tế của nhà nước cũng là
thể thống nhất giữa các đấu hiệu phản ánh nhu cầu khách quan
của đời sống kinh tế, năng lực thực tế của bộ máy nhà nước vàphạm vi hoạt động hợp pháp của nhà nước trên lĩnh vực kinh tế.Nội hàm phạm trù chức năng kinh tế của Nhà nước trước hếtcũng xuất phát từ những nội hàm của phạm trù chức năng kinh tếcủa nhà nước nói chung Tuy thế, điểm đặc thù trong chức năng
kinh tế của Nhà nước Việt Nam lại được xác định bởi đặc trưng.
vai trò kinh tế của Nhà nước ở mỗi mô hình kinh tế Vì vậy, cóthể nhận thức chung rằng:
Chức năng kinh tế của Nhà nước là hoạt động cơ bản của
Nha nước trong sự nghiệp phat triển nền linh tế XHCN ở Việt Nam.Chức năng kinh tế của Nhà nước Việt Nam tương ứng với vai
trò kinh tế của Nhà nước trong mỗi mô hình kinh tế, do vậy khivai trò kinh tế của Nhà nước chuyên đổi thi chức năng kinh tế củaNha nước cũng phải được xác định cho phù hợp với yêu cầu của
nên kinh tế mới
40
Trang 402 Giới hạn chức năng kinh tế của Nhà nước
Nghiên cứu giới hạn chức năng kinh tế của Nhà nước thựcchất là làm rõ phạm trù chức năng kinh tế của Nhà nước thông,
qua việc xác định ranh giới giữa phạm trù nay với những phạm
trù có liên quan đồng thời cũng làm rõ mối liên hệ giữa chức
năng kinh tế của Nhà nước với các chức năng khác của Nha nước,
giữa chức năng kinh tế của Nhà nước với vai trò của các quy luật
khách quan của nền kinh tế thị trường
Hoạt động kinh tế, trước hết chịu sự chỉ phối trực tiếp của các
quy luật kinh tế Lần đầu tiên con người phát hiện ra vai trò củaquy luật kinh tế khách quan là lúc các nhà kinh tế học chính trị tư
sản đang tìm cơ sở lí thuyết cho việc xoá bỏ chế độ phong kiếnlạc hậu, phản động, tiến tới làm cách mạng dân chủ tư sản Từ đó,
nguyên tắc tự do kinh doanh được dé cao va được coi là quyền cobản của con người A Smith gọi quy luật kinh tế tay vô
hình", là "trật tự tự nhiên" và ông quan niệm rằng "bản tay vô hình" sẽ dẫn dắt nền kinh tế đi đến tăng trưởng mà không cả!
can thiệp của Nhà nước Như vậy, tôn trọng quy luật kinh tếkhách quan có đồng nghĩa với việc loại trừ vai trò kinh tế củaNha nước? Đây cũng chính là điều cần phải nhận thức cho đúng
trong quá trình Nhà nước Việt Nam xoá bỏ cơ chế kinh tế kếhoạch hoá tập trung, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN Những đặc điểm hoạt động của các quy luật kinh tế
quyết định cơ chế vận dụng các quy luật kinh tế trong hoạt động
quản lí ớc Như vậy, nghiên cứu giới hạn chức năng,
kinh tế của Nhà nước trong múi liên hệ với quy luật kinh tế thực
chất là đi tìm ranh giới giữa vai trò của Nhà nước và vai trò của
quy luật kinh tế đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Điều này
sự