1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Khoa: Luật Ngân sách dưới góc độ kinh tế học - Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam

104 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 9,31 MB

Nội dung

Trang 1

‘TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI | KHOA PHÁP LUẬT KINH TE

Trang 2

MỤC LUC CHUYÊN ĐÈ HỘI THẢO.

*Luật ngân sách dưới góc độ kinh tễ học — Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam”

QUYEN CHỦ ĐỘNG CHO CÁC DIA PHƯƠNG.

Tham Luận Tae giả Trang

T |NGÃN SÁCH NHÀ NƯỚC <NHÌN TỪ TRS Nguyễn Văn Đợi | T GOC ĐỘ KINH Th

7 GIGI THIỆU LUẬT NSNN 2015 VA CÁC | Nguyễn Đức Ngọc va Pham | 18 | VAN BAN HUGNG DAN THỰC HIỆN ~ Nguyệt Thảo

'NHỮNG KHÁI NIỆM ÁN GIÁU.

3 [VAITRö CUA NGÃN SÁCH NHÀ NƯỚC ThS Tương Thị Than — 27 'TRONG ĐIỀU HANH KINH TẾ Vĩ MÔ

'NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC- CÔNG CỤ.

“TRỌNG YÊU TRONG ĐIỀU HANH KINH 'TẾ VĨ MÔ

4 [PHAN CAP QUANLYNGANSACHNHA | TS Hoàng Dish Mink; Ths.) 3E NƯỚC 6 VIỆT NAM "Nguyễn Đức Hùng

5 | DUTOANNGANSKCHNHANUGCVA | - “ 'VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC THẢM ĐỊNi: | THS Tein Phương Tôm An

DY TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

| 6 | CÔNG KHAI, MINH BACH TRONG Hoàng Minh Thái| 62

HOẠT ĐỘNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC - khoa

NHUNG NO LỰC TIẾP CAN CÁC TIRU TENNIÀN CHUAN QUỐC TẾ

7—TVATTRÒ VÀ SỰ CĂN THIẾT CUA KIEM | T8

'TQÁN NHÀ NƯỚC TRONG LẬP py |ThŠTrầnPhươngTâm An TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

| 8 | PHAN CÁP NGÃN SÁCH: TRAO ThS Nguyễn Văn Luân | 89

UNG Tn THONG TH TU va

TRUONG Bal HOC} ẬT HÀ

PHONG pọc | ad

Trang 3

NGAN SÁCH NHÀ NƯỚC - NHÌN TỪ GÓC ĐỘ

KINH TẾ

Tác giả tham luận: Nguyễn Văn Đợi 1, NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC - BỘ PHAN QUAN TRỌNG CUA HỆ.

THONG TÀI CHÍNH QUOC GIA. 1.1 Ngân sách nhà nước

‘Theo nhà kinh tế học người Anh DavidBegg thì phạm trù “Ngân sách” được hiểu là các kế hoạch chỉ và thu của một cá nhân, một công ty hay một chính phủ

Bởi vậy ngân sách nhà nước chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản là: “Ngân sách.

chính phủ mô tả những hàng hóa, và dich vụ mà chính phủ sẽ mua trong năm tới,

các khoản chuyển giao thu nhập mà chính phủ thực hiện và cách thức chính phủ trang trải các khoản đớ"!

'Các nhà Kinh tế học cỗ điển cho rằng: Ngân sách nhà nước là một văn kiện

tài chính mô tả các khoản thu, chỉ của chính phủ và được thiết lập hàng năm Các nhà kinh tế học hiện đại đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về ngân sách nhà nước như các nhà kinh tế Nga cho rằng “Ngân sách nhà nước là bảng liệt kê các khoản.

thu chỉ bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của nhà nước”.

6 Việt nam trong luật ngân sách 2015 cắt nghĩa về Ngân sách là: “ Ngân sách.

nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chỉ của Nhà nước được dự toán va thực biện

trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết

inh để bảo đảm thực hiện các chúc năng, nhiệm vụ của Nhà nude",

"Davide Kin ope vi mB Thắng 2012 T7

2 LaẬt Ngân sich Nh ước b 812015/QHÍ3 nly 25 thông 6i 2015, ila 4

1

Trang 4

‘Tom lại: Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Ngân sách nhà nước trên

những giác độ và mục đích tìm hiểu khác nhau, tuy nhiên tựu chung lại đều là sự

thể hiện bản chất của phạm trù này theo các giác độ sau:

“Xét về phương diện pháp lý: Ngân sách nhà nước là một đạo luật dự trù các

khoản thu chỉ bằng tiền của nhà nước trong một thời gian nhất định, thông thường.

là 1 năm Đạo luật này được cơ quan lập pháp của Quốc gia đó ban hành.

“Xét về bản chất kinh té - Tài chính: Ngân sách nhà nước phản ánh các mỗi ‘quan hệ kinh tế trong lĩnh vực phân phối của cải của xã hội (Nó bao gồm cả quan hệ phân phối lần đầu và quan hệ phân phối lại của cải trong nén kinh tế) Phản ánh.

các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tạo lập, quản lý và phân bé quỹ tiền tệ

(ập trung lớn nhất trong nền kinh tế

“Xét về phương điện quản lý: Ngân sách nhà nước là một công cụ kinh tế vĩ

mô của nhà nước nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của. nhà nước,

Xét theo lịch sử ra đời tồn tại và phát triển của Ngân sách: Ngân sách nhà

nước ra đời là một tắt yếu cùng với sự ra đời của Nhà nước Chúng ta đã biết, Nhà

nước ra đời là một tất yếu khách quan trong lịch sử phát triển của xã hội loài

người Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật; cùng với sự phát triển của nền

dân chủ và văn minh, tinh xã hội của nhà nước ngày cảng được khẳng định và mở

sông, Theo đó nhà nước có trách nhiệm xác lập, thực hiện và bảo vệ cá lợi ích cơ

bản, lâu dai của quốc gia, dan tộc và công dân của mình Nhà nước tập hợp và huy.

động mọi ting lớp xã hội vào việc thực hiện các nhiệm vụ chung để bảo vệ chủ

quyền, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; duy trì trật tự xã hội và những vấn đề

phát sinh trong nước và Quốc tế Việc huy động về cả nhân lực, vật lực trong xã.

hội để thực hiện nhiệm vụ chung của xã hội gắn với những giai đoạn lịch sử phát triển của xã hội Lịch sử đã cho thấy, các nhà nước chủ nộ, nhà nước phong kiến.

2

Trang 5

với chế độ thuế khóa nặng né day bat công, cùng sự chỉ tiêu lăng phí của nhà nước, sự mập mờ giữa chỉ tiêu nhằm đảm bảo cho lợi quốc gia với chi tiêu cho đồi sống.

của nhà vua và dòng tộc là đặc trưng của nền tài chính thời quân chủ Sự ra đời

của chế độ nghị viện đã dần dần làm rõ và tách biệt các hoạt động thu, chỉ “công”

với các khoản thu chi “tu” trong quá trình vận hành bộ máy nhà nước, Trên cơ sởđó phạm trà ngân sách nhà nước, khái niệm tài chính công din dần được định hìnhvà hoàn thiện như hiện chúng ta hiểu.

‘Ngan sách nhà nước có một số đặc điểm nỗi bật sau day.

Thứ nhất: Các hoạt động tạo lập, phân bổ và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước gắn chặt với quyền lực kinh tế, chính trị của nhà nước và việc thực hiện các chức năng của nhà nước Nói cách khác, quyển lực của nhà nước va các chức năng của nó là những nhân tố quyết định mức thu, mức chỉ, nội dung và cơ cấu thu chi

của ngân sách nhà nước, Mức độ huy động vào ngân sách cũng như việc phân bổ

sử dụng ngân sách là do nhà nước quyết định, trên cơ sở của các chủ trương, chính sách, các chương trình, kế hoạch phát triển nền kinh tế xã hội trong ngắn hạn, trung, và dài hạn đã được nhà nước đề ra trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn phát triển của nền kinh tế xã hội.

‘Thi 2: Các hoạt động thu, chỉ ngân sách nhà nước đều được tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định Đó là các luật thuế, các chế độ thu, chế độ chỉ tiêu, tiêu chuẩn định mức chỉ tiêu do nhà nước đã ban hành Việc dựa trên cơ sở pháp luật để tổ chức các hoạt động thu chỉ của ngân sách nhà nước là một yêu cầu có tính khách quan, bắt nguồn từ phạm vi hoạt động của ngân sách nhà nước được tiến

hành trên mọi lĩnh vực và có tác động tới mọi chủ thể trong xã hội Hoạt động củangân sách nhà nước kéo theo các quan hệ lợi ích mang tính khác biệt, đặc biệt là sự

“dương khắc, đối trọng” giữa lợi ích chung của cả cộng đồng mà nhà nước là đại

điện với lợi ích tư nhân của mỗi cá nhân, mỗi chủ thể kinh tế trong xã hội Chính vì

3

Trang 6

vậy mà cần phải luật hóa cũng như cần phải có những chế tài cần thiết để mỗi cá.

nhân, mỗi chủ thể thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong việc đóng góp.

vào lợi ích chung.

Thứ 3: Nguồn tài chính chủ yếu hình thành nên ngân sách nhà nước, quỹ tiền

tệ tập trung lớn nhất của nhà nước, là từ giá trị sản phẩm quốc dân ròng (NNP) của xã hội và được hình thành chủ yếu qua quá trình phân phối và phân phối

trong đó thuế là bình thức thu phố biến.

Thứ 4: Các hoạt động thu, chi của ngân sách nhà nước chính là sự biểu hiện,

là sự cụ thể hóa các mối quan hệ kinh tế, các quan hệ lợi ích trong xã hội khi nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính qq

i mà

1.2 Ngân sách nhà nước ~ bộ phận quan trọng trong hệ thống tài chính.

Quốc gia

"Để làm rõ vị trí, vai trò của ngân sách nhà nước trong hệ thống tài chính của

một nước chúng ta cần bắt đều từ khái niệm về tài chính hay phạm trù tài chính.

Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã khẳng định: Sự tồn tại, phát triển của.

sin xuất hàng hóa va sự ra đời của nhà nước là hai điều kiện kinh tế xã hội làm co

sở khách quan cho sự xuất hiện phạm trù tài chính.Theo đó, tài chính là công cy

mà bắt cứ chủ thể nào trong xã hội cũng có thể sử dụng để thỏa mãn nhu edu đầu tư và chỉ tiêu của mình.Tài chính được biểu là cách thức tạo lập, phân bổ và sử.

‘dung nguồn tải chính của các chủ thể trong xã hội nhằm đạt được các mục tiêu của.

từng chủ thể đó.Thực chất tài chính phản ánh các quan hệ phân phối nguồn tài chính thông qua quá trình tạo lập, phân bổ và sử dụng quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng,

các mục tiêu khác nhau của các chủ thể trong xã hội Về mặt hình thức, tài chính được hiểu là cách thức tạo lập các nguồn tài chính (khả năng tài chính mà mỗi chủ thể có thé khai thác và sử dụng với sự biểu hiện ra bên ngoài dưới dạng tiền tệ hoặc các tài sin khác) của từng chủ thé trong xã hội nhằm đạt được mục tiêu của các

4

Trang 7

chủ thể đó.Về mặt nội dung, thực chất tài chính phản ánh hệ thống các quan hệ phân phối của cải xã hội dưới hình thái giá trị thông qua quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các mục tiêu khác nhau của các chủ thể trong.

xã hội.

“Trên thực tế có cách thức tiếp cận và đưa ra cách khái quát về hệ thống, tài chính của một nền kinh tế (một quốc gia) Khi xem xét hệ thống tài chính nhưng, nhấn mạnh vai trò của nhà nước trong việc kiểm soát các dòng tài chính, người ta chia hệ thống tài chính gồm hai mô hình: Hệ thống tài chính có kiểm soát và hệ thống tài chính tự do Khi xem xét hệ thống tài chính nhằm nhấn mạnh về phương diện cách thức thúc đẩy sự luân chuyển của vốn thì hệ thống tài chính được khái quát là một tổng thể bao gồm các thị trường tài chính, các định chế tài chính trung gian, cơ sở hạ tang pháp lý = kỹ thuật và các tổ chức quản lý giám sát và điều hành hệ thống tài chính để phân bổ nguồn lực tải chính nhằm đạt được mục tiêu của cá chủ thé trong nền kinh tế Khi xem xét hệ thống tài chính nhằm làm rõ vai trỏ của các chủ thể kinh tế trong việc tạo lập và sử dụng nguồn tài chính thì hệ thống tài chính được hiểu là tổng thể của các bộ phận khác nhau trong một cơ cấu tài chính, mà ở đồ các quan hệ tai chính hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau có những mối

liên hộ, tác động ring buộc lẫn nhau theo những quy luật nhất định Chúng được

thé hiện theo mô hình sau đây:

Trang 8

‘Theo mô hình trên cho ta thấy hệ tải chính bao gồm nhiều bộ phận,

nhiều khâu tài chính nhưng chúng không tồn tại độc lập với nhau, trái lại chúng có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại, ảnh hưởng và chỉ phối lẫn nhau.Trong các khâu, các bộ phận của hệ thống tài chính của một quốc gia, ngân sách aha nước là

một bộ phận quan trọng nhất Đây là khâu tải chính lớn nhất, gắn với quỹ tiền tệ

tập trung lớn nhất trong nền kinh tế nói chung, hệ thống tài chính nỏi riêng Bởi lễ: Không một hộ gia đình, hay tổ chức kinh tế nào trong xã hội lại có quỹ tiền tệ tập.

trung lớn như ngân sách nhà nước với các khoản thu, các khuân chi lên tới hàng

ngàn ty Đồng thời, cũng không có bộ phận hay khâu tài chính nào lại có thể bao

hàm, kéo theo một khối lượng các quan hệ kinh tế, quan hệ phân chia lợi ích rộng

ổn như ngân sách nhà nước Quá trình tạo lập (thu ngân sách nhà nước), quá trình

quân lý, phân bổ va sử dụng nguồn vốn ngân sách (Chí ngân sách nhà nước) khéo.

‘theo hang loạt các mối quan hệ kinh tễ (Quan hệ phân phối và phân phối lại) trên

phạm vi toàn xã hội Các hoạt động thu, chỉ của ngân sách luôn có sức ảnh hưởng

rit lớn, tác động rất lớn đến các hoạt động kinh tế nói chung, hànb vỉ của mỗi chủ.

thể kinh tế nói riêng trong nên kinh tế xã hội.Chúng ta có thể nhận thấy quy mô và mức độ ảnh hưởng của ngân sách nhà nước trong hệ thống tài chính quốc gia thông.

‘qua bảng dự kiến về ngân sách 2018 ở nước ta.

Trang 9

‘uo THunata shen Ake: on cn neausheunawe,

VAI TRÒ CUA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.

2.1.Vai trò của chính phủ trong nén kinh tế thị trường.

Ngân sách nhà nước luôn gắn liền với sự ra đời phát triển của nhà nước Vai

trò của ngân sách nhà nước luôn gắn với chức năng, nhiệm vụ của nhà nước mà xã.

hội đặt ra trong những giai đoạn lịch sử nhất định.Trong nền kinh tế thị trường vai

trò của ngân sách luôn được gắn chặt với rò của nha nước trong việc vận hành.

nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước.Kinh tế học hiện đại ngày nay đã

chỉ ra vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường được xác định là

một tất yếu khách quan, xuất phát từ những thất bại của thị trường Chính những,

trục trặc, những khuyết tật của cơ chế thị trường đòi hỏi vai trò, trách nhiệm của

nhà nước cũng như đồi sự vận hành ngân sách nhà nước theo hướng hỗ trợ,

phòng ngừa và khắc phục hậu quả do những thất bại thị trường gây nên, cụ thể:

“Thứ nhất: Tinh trạng vi phạm hiệu quả Pareto do các ngoại ứng gây lên kể

cñ ngoại ting tích cực cũng như các ngoại ứng mang tính tiêu cực Ngoại ứng có

thể hiểu một cách đơn giản là những tác động của quá trình sản xuất hoặc tiêu ding,

?

Trang 10

tới thành viên thứ ba không có liên quan vào việc sản xuất và tiêu dùng đó Hiệu quả pareto chỉ có thé đạt được khi phân bỗ nguồn lực trong xã hội có chỉ phí cận biên của sản xuất của moi hàng hóa bằng với lợi ích cận biên của chúng đối với

người tiêu dùng Hay nói cách khác Hiệu quả Pareto là trạng thái mà xã hội đạt được, tại đó không thé gia tăng lợi ích cho chủ thể này ma không làm tổn hại tới lợi

ích của các chủ thể khác trong xã hội Chính sự bắt tương ứng giữa chỉ phí (lợi ích) cá nhân và xã hội đã dẫn đến việc cung ứng các hàng hóa có ngoại ứng tích cục là ítlà hạn chế và ngược lại, đối với hàng hóa có ngoại ứng tiêu cực lại gia tăng,

không đáng có Cơ chế thị trường đưa ra một giải pháp không có hiệu qua vì các nhà sản xuất và người tiêu dùng đưa ra các quyết định tiêu dùng và sản xuất dựa.

trên chỉ phí và loi íh cá nhân của bản thân họ, nó không phản ánh chỉ phí và lợi ích thực tế của toàn bộ xã hội Vậy những lợi ích mà ngoại ứng tích cực, những tổn. thất của ngoại ứng tiêu cực gây lên tình trạng kém hiệu quả cho xã hội ai là người

giải quyết, khắc phục Câu trả lời mặc nhiên là nhà nước với tư cách là chi thé đại diện cho lợi ích chung phải giải quyết.

“Thứ 2.Tình trạng cưng ứng hàng hóa công công Đây là những hàng hóa và

địch vụ mà khi chúng được sản xuất ra thì mọi người đều có khả năng tiêu dùng,

Logi hàng hóa này mang hai đặc tính chủ yếu đó là: Tinh không cạnh tranh và tính

không loại trừ trong tiêu dùng Với loại hàng hóa này làm xuất hiện “Kẻ ăn

không” Việc cung ứng hàng hóa công cộng bởi tư nhân thông qua thị trường là

không thể xây ra vì lợi ích của những hàng hóa này bị phân tán rộng rãi đến mức mà không doanh nghiệp nào muốn cung cấp chúng vì họ không thể ngăn cản mọi

người tiêu dùng nó một cách miễn phí Trong khi đó bản thân mỗi cá nhân, mỗi tổ

chức trong xã hội không thể tồn tại, vận động và phát triển nếu thiếu câc hàng hóa.

công cộng này ví như vấn dé an ninh trật tự xã hội, giáo dục, y tế, văn hóa xã hội ‘Vay với loại hàng hóa công cộng này ai là người cung ứng cho xã hội? Câu trả lời

Trang 11

không ai khác đó là nhà nước Nhà nude với tư cách là đại diện cho lợi ích chung,

của tất cả mọi người trong xã hội, mọi công dân của một quốc gia để khắc phục sự thiếu vắng của loại hàng hóa công cộng nhà nước yêu cầu mọi cá nhân, mọi tổ

chức trong xã hội phải có trách nhiệm đối với van để này thông qua việc nộp thuế

tình thành lên nguồn thu cho ngân sách và nhờ đó nha nước tổ chức các hoạt động.

cùng ứng loại hàng hóa sử dụng chung này cho mọi người trong xã hội.

“Thứ ba: Cạnh tranh không hoàn hảo và xu thế độc quyền luôn gây lên những.

tổn thất cho xã hội, Mắt không vì độc quyễn, từ cạch tranh không hoàn hảo luôn có

xu bướng làm xã hội phải tiêu dùng với số lượng của cải ít hơn với chỉ phí là cao

hơn Có rất nhiễu nguyên nhân dẫn đến tình trạng độc quyển và theo đó có những loại độc quyền gây lên tổn thất lớn cho xã hội cần phải được hạn chế i có những loại độc quyền edn phải được báo hộ như vấn đề của những phát minh sáng chế, bí quyết công nghệ wv Thêm vào đó là vấn đề thông tin và kiếm soát thông tin trên thị trường nói riêng,đời sống xã hội nói chung.Cơ chế thị trường có thể thúc đẩy, hình thành và phát triển của hệ thống thông tin, truyền thông trong đời sống xã hội phát triển mạnh mẽ Thất bại của cơ chế thị trường ở đây chính là việc kiểm soát thông tin Với nguyên tắc “tra phí thi đưa tin” cho nên nó không phân biệt, hoặc không cần phải phân biệt đâu 14 thông tin thật, đâu là thông tin giả, thông tin sai lệch, lừa đảo Khi những thông tin kinh tế - đầu vào cho các hoạt động kinh tế có vấn đề sẽ ảnh hưởng trực tiếp và rất xấu đến kết quả của các hoạt động trong, nên kinh tế

“Thứ tư: Sự vận động có tính chu kỳ của nền kinh tế, lúc phdn thịnh, phát triển quá nóng hoặc ngược lại phát triển quá lạnh cũng gây lên tổn thất cho xã hội Khi nên kinh tế phát triển quá nóng, nguồn lực được huy động quá mức đã tạo ra xu thé giá cả tăng lên với kết quả cuối cùng là thị trường không thể hấp thụ được khối

lượng của cải đã tăng thêm đó và bắt đầu đánh dấu của sự suy thoái trì trệ mà cái

9

Trang 12

giá phải trả là tình trạng thất nghiệp, và sự sa sút trong thu nhập, mức sống của dân cư Thêm vào đó nền kinh tế thị trường tuân theo các quy luật kinh tế khách quan (Quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật giá trị thặng dư ) dẫn đến sự phân hóa thu nhập giữa các cá nhân, các tầng lớp trong xã hội một cách không có lợi cho sự tn tại và phát triển của xã hội Cần phải có sự điều tiết để đảm bảo cho những con người ở tang lớp có thu nhập thấp có thé nâng cao đời sống của mình, đảm bảo sự Ôn định và phát triển của xã hội.

Những trục trặc, thất bại của thị trường đòi hỏi nhà nước phải chủ động can thiệp vào nền kinh tế thông qua các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô như: Chương,

trình hóa sự phát triển của nền kinh tế; Tạo ra hệ thống, hành lang pháp lý cho các

hoạt động kinh tế, Các chính sách kinh tế xã hội vy Trên phương diện này ngân sách nhà nước có một vai trò đặc biệt quan trọng.Thông gua hoạt động thu của

ngân sách đã tập trung được, tạo lập được một nguồn lực tài chính đủ lớn vào quỹ'

ngân sách nhà nước.Trên cơ sở của ngân quỹ ấy nhà nước đảm bảo duy tì hoạt

động của bộ máy nhà nước và thông qua đó nhà nước thực hiện được các chức

năng, nhiệm vụ của mình Nhà nước trực tiếp cung ứng các loại hàng hóa công, cộng thuần túy như: An ninh, quốc phòng, chủ quyền quốc gia, hệ thống hành lang.

phúp lý — thể chế của các hoạt động kính tế - xã hội trong xã hội, quản lý nền.

tế vĩ mô kiểm soát lạm phát, giải quyết thất nghiệp, giải quyết những vấn đề bắt

cập về sự chênh lệch cơ cấu kinh tế và phát triển giữa các vùng, địa phương ‘Nha nước góp phần cung ứng hàng hóa công cộng, cung ứng những hàng hóa dịch

‘vy mà tư nhân không làm hoặc làm không đủ đáp ứng cho xã hội như: Giáo đục, y

+6 sân bay, bến cảng, đời sống văn hóa tỉnh thần Nhà nước tham gia giải quyết

các vấn đề nảy sinh trong nền kinh tẾ - xã hội như : Trợ cấp, xoá đói giảm nghèo, cứu trợ, phòng chống thiên tai

10

Trang 13

2.2 Ngân sác nhà nước — chính sách tài khóa.

Về mặt lý thuyết, việc thực hiện một năm tài khóa xuất phát từ việc lập kế

hoạch ngân sách, dự trù các khoản thu và trên cơ sở đó mà chính phủ xây dựng các

kế hoạch chỉ ngân sách theo nguyên tắc: Tổng số chỉ ngân sách được dựa trên tổng số thu ngân sách, đảm bảo nguyên tắc thăng bằng.Tuy nhiên, trên thực tế quá trình vận động của nền kinh tế thường lại không như dự kiến Nền kinh tế luôn giao động, có thể rơi vào tình trạng phát triển quá nóng hoặc ngược lại nền kinh tế rơi

Vào tỉnh trang suy thoái, sa sút, t tr8 Chính vì lẽ đó mà các khoản thu và các

khoăn chỉ trong thời kỳ kế hoạch luôn có xu hướng là không tương ứng với nhau 'Nghiên cứu sự vận động có tính chu kỳ của nền kinh tế các nhà kinh tế học đại đã phân tích, mô hình hóa tác động của số nhân chỉ tiêu của J.Keyes và số nhân gia tốc là nguyên nhân bên trong dẫn đến sự vận động lúc thăng, lúc trim của dn kinh tế Tình trạng nền kinh tế phát triển mang tính giao động lúc quá nóng, tiie quá lạnh theo chu kỳ ấy còn bị khuếch đại lên bởi các tác nhân bên ngoài như thời tiết khí hậu, tình hình an ninh, trật tự trên thé giới

Hoạt động thu, chỉ của ngân sách nhà nước với tư cách là công cụ của chính

sách tài khóa không phải là nhằm đảm bảo thu, chỉ cho bộ máy công quyền, duy trì hoạt động của nhà nước mà trái lại nó đồi hỏi việc thiết kế, hoạch định các khoản chỉ tiêu và thuế khóa nhằm tác động vào tổng cầu (AD) trên cơ sử đó đảm bảo cho nén kinh tế phát triển theo đúng mục tiêu, kế hoạch đã đặt ra cho mỗi kỳ kế hoạch 'Khi nền kinh tế phát triển trì tré, sa sút, sản lượng của nền kinh tế thấp hơn sản.

lượng dự kiến(kế hoạch) chính phủ thực hiện chính sách tài khóa mở rộng (Gia

‘ting các khoản chỉ tiêu của chính phủ, giảm thuế để khuyến khích đầu tu, chỉ tiêu và xuất khẩu ) Thông qua những thay đổi trong chỉ tiêu và thuế khóa đó mà làm cho tổng cầu của nền kinh tế tăng lên, khéo theo sản lượng và công ăn việc làm cũng gia tăng Ngược lại, khi nền kinh tế phát triển quá nóng thì chính phủ vận.

4“

Trang 14

hành thuế khóa va chỉ bu theo hướng thắt chặt (Chính sách tài khóa thắt chặt) để

giảm tổng cầu (AD), giảm quy mô, sản lượng, giảm bớt đà tăng trường quá mức.

của nền kinh tế Chính vì vậy nguyên tắc ngân sách thăng bằng rất dễ bị vi phạm.

Khi thực hiện chính sách tai khóa mé rộng tất yếu dẫn đến bội chỉ ngân sách, hay

nồi cách khác là thâm hụt ngân sách Tình trạng thâm hụt ngân sách ở đây được

xem như là cái giá hay chỉ phí phải trả cho sự phát triển của nén kinh tế, thoát khỏi.

sự trì tr@, sa sút của nền kinh tế, giảm bớt được thất nghiệp và gia tăng được thu nhập của nền kinh tế quốc dân.

'Các nhà kinh tế còn chỉ rõ vai trò của chính sách tài khóa trong việc cơ cấu lại

nền kinh tế quốc gia thông qua việc kết hợp với chính sách tiền tệ nhằm thay đổi

cấu trúc của tổng cầu AD Theo đó khi nền kinh tế có tỷ trọng G quá lớn trong AD

thì cần phải thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt kết hợp với chính sách tiền tệ mở rộng Kết quả là trong cấu thành của tổng cầu G đã giảm xuống và các bộ phận.

còn lại (bao gồm C, I, X ) sẽ tăng lên Điều đó giúp cho xã hội không chỉ giảm bớt được các hàng hóa công cộng (sân bay, bến cảng, bệnh viện, trường học vv)

mà còn gia tăng được lượng hằng hóa tư nhân, gia tăng được của cải đáp ứng các

nhủ cầu vật chất của người tiêu dùng và của xã hội Trong xu hướng phát triển nên.

“kinh tẾ mở, tăng cường hội nhập quốc tế chính sách tài khóa còn có một vai trò đặc.

biệt quan trọng thông qua việc kết hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá nhằm đảm bảo tối ưu những lợi ich trong quan hệ kinh tế quốc tế đem lại.

TIL Tính hiệu quả của hoạt động ngân sách dưới góc độ kinh tế.

3.1 Tính hiệu qué của ngân sách trên giác độ con người kinh tế.

“Theo các nha kinh tổ học con người trong xã hội là những “con người kinh tẾ”

đã dẫn đến tinh trạng mà hẳu hết các nhà làm luật đều nhất trí và tâm đắc với nhận.

định“Sẽ là một điều ngây tho khi cho rằng, pháp luật được ban hành xong, được phổ biến kỹ thì con người sẽ đương nhiên chấp hành pháp luật đúng như nhà làm

2

Trang 15

luật kỳ vọng”3, Vậy điều gì, tại sao và động cơ nào đã thúc đẩy hành vi của con người, nhất là các hành vi “Lách, né" sự điều chỉnh của pháp luật, thậm chí đi ngược hay đối đầu với sự điều chỉnh, dẫn dit của các quy phạm pháp luật dang hiện hữu, nhất là khi có sự thay đổi, sửa đổi trong hệ thống pháp luật hiện hành -‘Nhu người ta vẫn thường nói “Khi Nhà nước có chính sách” thì người dân có “đối sách”, Với cách nhìn của các nhà kinh tế về con người, đó là những con người duy ý, luôn hành động vi lợi ich và trước hết là lợi ích của chính họ Hành động của ho Tuôn được cân nhắc, tính toán để lựa chọn phương án xử sự tối tu nhất cho lợi ích của mình Họ cũng là những chủ thể năng động, biết rút ra những bài học cho mỗi lần thất bại, biết phản ứng lại trước những điều kiện, tình huống ảnh hưởng hay có xu hướng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của mình Theo các nhà kinh tế, với bản chất hành vi của con người như vậy, nên hành vi của họ trước sự điều chỉnh của pháp luật là như thé nào hoàn toàn phụ thuộc vào sự cân nhắc, tính toán về lợi ích, tính toán thiệt hon của mỗi chủ thể trên cơ sở điều kiện, hoàn cảnh của riêng họ

Chính vì vậy, mặc dù luật được ban hành, được phổ biến kỹ cảng cho họ thì hành động của họ cũng chưa chắc đã đúng theo nhà làm luật kỳ vọng Hơn thế nữa, càng, không thé kỳ vọng vào sự chấp hành pháp luật của các cá nhân khác nhau là như nhau Hành vi vị kỷ của con người là cơ sở, căn cứ để chúng ta giải thích thái độ và hành vi của các doanh nghiệp, các chủ thể trong xã hội trước vấn đề thuế, phí ma

nhà nước đi hỏi.

Hành vi vị kỹ, tuân theo lợi ích và trước hết là lợi ích của cá nhân mỗi con người không chỉ dẫn dit hành vi của các chủ thể với tư cách là đối tượng điều chỉnh eủa pháp luật mà còn dẫn dit hành vi mỗi con người với tr cách là thành.

viên của trong đội ngữ cán bộ thực thi pháp luật Trên khía cạnh này, các nhà kính

tế cảnh báo tình trạng “Bắt cóc” pháp luật, tình trạng lợi dụng công quyền, tình

* DavidBegg.Kinh tế học vĩ mô.NXB Thống kê 2012 T87

Fr

Trang 16

trạng lợi ích nhóm, doanh nghỉ sân sau trên tất cả các lĩnh vực của việc thực thi pháp luật Như bài viết trên trang điện tử của trung tâm thông tin vĩnh phúc đã phân tích: * Phát triển nào mà không phải vì con người, huống hồ là phát triển đô.

thị, Nhưng trong thời phong kiến người ta xây cả một thành phố, một cung điện vì một ông vua, một mỹ nữ va ngày nay điều đó không phải là đã hết Việc phát triển

hin cả một thành phố, một khu công nghiệp đôi khi chỉ vì một ý đồ chính trị của

một nhóm người cần chứng minh một điểu gì đó Việc mở một con đường hay nắn

lại cả một khu phố “theo cái gọi là đường cong mềm mại” vì nơi đó có nhà mình,

anh em bà con là chuyện không lạ Cũng đã không ít trường hợp, "người ta" muốn để lại dấu ấn lịch sử đã ra những quyết định phát triển hết sức lạ lùng và có phần bắt thường Thêm vào đó là những áp phe, những khoản tién ma qui có thé làm xuất hiện những công trình tai hại cho người din mà hậu quả và tai tiếng xấu của.

nó còn hành ha các thế hệ mai sau Những hiện tượng thảm nhũng trong các dự án phát triển, các công trình xây dựng nhà ở, các công trình hạ ting kỹ thuật thời

qua rõ rang cho thấy một bộ phận quan chức quan tâm đến phát triển cho chính họ hơn là cho cộng đồng Đó là nghịch lý lớn nhất cản đường cho các mong muốn phát triển bén vững của đất nước”!

'Thực tiễn cho thấy các doanh nghiệp, các cá nhân rất quan tâm đến vấn đề ‘vé bài toán “quyết toán thuế” với mục tiêu thường trực làm thế nào dé giảm chỉ phí về thuế, làm thé nào để “cưa bài toán thuế” thâm chí làm cách nào để trén được thuế Xu thế bắt đi bắt địch ấy của các đối tượng chịu thuế kết hợp với tình trạng “Bit cóc” pháp luật như đã phân tích ở trên tạo ra một thế lực, một mê cung diy

sức cuốn hút đe dọa sự minh bạch cũng như tính hiệu quả trong hoạt động của ngân sách nhà nước, xét cả trên hai phương diện thu, chỉ của ngân sách nhà nước.

“Lye cân phát tiễn bln vững TTCN thông tn vĩnh ple tamtvinkphue gov.an

1

Trang 17

3.2 Tính hiệu quả của ngân sách xét trên phương điện kinh tế - kỹ thuật.

Xét về mặt lý thuyết, chính sách tài khóa là do nhà nước chủ động xây dựng và trực tiếp vận hành nhằm tác động vào tổng cầu, tác động vào quy mô, sản lượng và việc làm trong nên kinh tế trong mỗi thời kỳ mỗi giai đoạn phát triển của nền kinh tế nhằm nhằm đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng, phát triển ôn định và bền.

vũng Theo đó, ngân sách nhà nước được coi là một trong hai công cụ quản lý kinh

tế vĩ mô của nhà nước rất hữu hiệu trong ngắn hạn.Tuy nhiên, trên thực tế chính

sách tài khóa - sự vận hành ngân sách nhà nước vấp phải rit nhiều yếu tố dẫn đến

lâm hạn chế công năng, thậm chí làm chộnh hướng tác động của công cụ này.Các nhà kinh tế đã phân tích và chi ra sáu điểm yếu về mặt kinh tẾ - kỹ thuật sau đây

của chính sách tài khô:

'Thứ nhất, là sự xác định liều lượng hay, mức độ can thiệp vào nền kinh tế ,Ở.

đây khó khăn không chỉ ở chỗ đo lường, định lượng mức độ thừa (thiểu) hay thấp.

(cao) của sản lượng, việc làm trong nền kinh tế ở thời điểm nhất định, mà còn gặp tất nhiều khó khăn trong việc xác định liều lượng thay đổi trong thuế khóa va chỉ

tiêu của chính phú Tăng (giảm) thuế và chỉ tiêu ở mức bao nhiêu là đủ, là vừa? cụ

thể tăng giảm thuế với mặt hàng nào? Lĩnh vực nào mức độ là bao nhiêu? Tăng,

giảm chỉ tiêu của chính phủ là bao nhiêu, ở các hang mục chi nảo của năm tài khóa

là vấn đề rất phức tạp và khó khăn Các số liệu, dữ liệu thống kê, những mô hình tế luôn mang tính tương đối, do vậy việc xác định liễu lượng cho chính sách cũng mang tính tương đối.

“Thứ hai, chúng ta có thể nói tới vấn đề độ trễ của chính sách Đây chính là những hạn chế, bắt cập trong việc sử lý thông tin và ra quyết định, thực hiện quyết

trong việc thực hiện chính sách tài khóa gây lên sự chậm trễ không dáp ting

được tính thời điểm,tính kịp thời của chính sách dẫn đến những hậu quả không tốt cho sự vận động và phát triển của nền kinh tế, Khi mà bộ máy công quyền còn.

15

Trang 18

cdng kénh thiếu tinh gọn, cộng thêm với tính “của quyền” thi độ trể của chính sách.

là rất lớn và ngược lại.

“Thứ ba Cơ chế thoái lui đầu tư là một tắt yếu sảy ra nếu chính phủ không.

phối hợp việc thực hiện chính sách tải khóa với chính sách tiền tệ tương ứng, Sự.

gia tăng sản lượng việc làm trong nền kinh tế đương nhiên dẫn đến tình trạng tăng, cầu trên thị trường tiền tệ, nếu mức cung tiền không tăng thì lãi suất thị trường sẽ

tăng lên làm suy giảm C,LX và theo đó tổng cầu AD sẽ giảm xuống, sản lượng.

việc làm trong nền kinh tế sẽ giảm theo hướng ngược lại với tác động của chính.

sách tài khóa Trên thực tế, chính sách tài khóa là đo chính phủ mà cụ thé là bộ tài chính vận hành, chính sách tiền tệ lại do ngân hàng trung ương quyết định và vận

hành gắn với mục tiêu, nhiệm vụ của mỗi bộ, ngành Bộ tài chính thì quan tâm đến

mức độ tăng trưởng của nền kinh tế trái lại “kẻ thù” số một của ngân hàng trung,

ương là lạm phát, Với mục tiêu, nhiệm vụ thường trực là tương đối khác nhau rất

dễ dẫn đến sự thiếu đồng bộ trong việc thực thi chính sách tiền tệ và chính sách tài

“Thứ tư Hiệu quả đầu tư công là thấp, các nhà kinh tế trên thé giới đều khẳng định các họa động chỉ tiêu đầu tư trong lĩnh vực kinh tế công có chỉ phí là rất cao.

‘va hiệu quả thu về là rất thấp Mức hiệu quả trong đầu tư công thấp không phải chỉ

là do tinh bất cập giữa lợi ích cá nhân và lợi ích đại điện gây lên mà còn do nhiều

lý do khác như: Một là do các thông số kỹ thuật, các quy trình mang tính hành.

chính quá phức tạp, quá rườm rà của bộ máy công quyền gây lên những lăng phí

không cần thiết; Hai là do tính tương đối trong việc hạch toán của các chương trình.

mục tiêu, các hoạt động về an ninh quốc phòng, văn hóa giáo dục, y tẾ cũng như

các quan hệ quốc tế gây lên.

“Thứ 5, Vấn đề thâm hụt ngân sách là một vấn nạn mà nén kinh tẾ nào cũng,

vấp phải và thường được coi là cái giá cho việc dim bảo mye tiêu tăng trưởng, sản

16

Trang 19

lượng và việc làm khi vận hành chính sách tài khóa mở rộng của chính phủ Vấn để

là ở chỗ, chúng ta cần xác định mức độ thâm hụt bao nhiêu là phù hợp, là an toàn cho nền kinh tế.Đồng thời phải triển khai triệt để các giải pháp nhằm kiểm soát và giải quyết tốt vấn đề công nợ của ngân sách.

‘Thé 6, Tình trạng mắt cân đối trong cơ cấu của tổng cầu, thông thường & những nước đang phát triển, đặc biệt với nền kinh tế mới chuyển đổi ở Việt nam thi mức độ tăng trưởng kinh tế là dựa trên các khoản đầu tư công là chủ yếu Chính vi vậy, tình trang của nền kinh tế có những bước thay đổi lớn về cơ sở hạ ting như hệ thống điện, đường, trường, trạm, sân bay bến cảng được mở rộng và nâng cấp làm cho khu vực kinh tế công tăng nhanh chiếm tỷ phần rất lớn trong mức tăng trưởng của nền kinh tế Ngược lại khu vực kinh tế tư nhân (với các thành phần C,LX trong tổng cầu) là tăng trưởng chậm hơn Điều đó dẫn đến sự mắt cân đối trong tổng cầu của nền kinh tế, đời sống của người dân không được cải thiện tương, ứng với sự phát triển chung của xã hội Dẫn đến sự lãng phí nguồn lực, lãng phí tài nguyên của quốc gia.

|TRUNG TÂM THONG TA THU VEN}

TRUONG BAI HOG LUAT HÀ NỘI

bases Vi

Trang 20

GIỚI THIỆU LUẬT NSNN 2015 VÀ CÁC VĂN B, HUONG DAN THỰC BIEN —

NHUNG KHÁI NIỆM AN GIAU

"Nguyễn Đức Ngọc và Pham Nguyệt Théo 1, Luật NSNN là một luật điều chỉnh các “vấn đề hình thức” của hoạt

động ngân sách nhà nước.

Lược đồ dưới đây phác thảo một tổng quan vé hệ thống pháp luật NSNN “Trong đó, Luật NSNN được định vị như một tập hợp các quy định nhằm điều chỉnh những vấn đề mang tính hình thite của NSNN Ta tạm chấp nhận vi trí này của Luật NSNN trong tương quan với hiện thực pháp lý là tuyệt đại đa số các nội cdung về nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách được giải quyết bởi các văn bản.

luật khác như Luật đầu tư công, Luft quán lý nợ hay các Luật thuế.Vị trí của Luật

'NSNN trong hệ thống các văn bản quy phạm điều chỉnh lĩnh vực ngân sách.

Trang 21

“Xét trên góc độ là một luật điều chỉnh những vấn đề hình thức của ngân sách nhà nước, ta thấy Luật NSNN đã được thiết kế để ghi nhận ba vấn dé chính :

~ Một là bình thức tổ chức ngân sách nhà nước, chế định ra hệ thông nhân.

sách nhà nước gồm 2 bộ phận theo chiều ngang là Ngân sách trung ương và ngân.

sách địa phương, theo chiều dọc gồm 4 cắp ngân sách ngân sách trung ương, tỉnh,

huyện, xã.

~ Hai là trực tiếp quy định về thắm quyền của các cơ quan nhà nước trong.

hoạt động ngân sách nhà nước, chủ yéu là: các cơ quan dân cứ (quốc hội, hội đông nhân dân), các cơ quan chấp hành điều hành (chính phủ, các bộ, ủy ban nhân dân).

~ Ba là đã định ra các trình tự, thủ tục cho việc thực thi quá trình lập, chấp 'hành, quyết toán ngân sách nhà nước

'Trong vấn để thứ 3 này, do phải xử lí kỹ thuật những vấn để về thời gian,

thời hạn cho tùng thủ tụe, từng giai đoạn, và ign quan tới mối quan hệ làm việc

công tác qua lại giữa các cơ quan trong cả hệ thông chính trị và bộ máy nhà nước "nên một loạt các văn bản dưới luật của Chính phủ và Bộ tài chính được ban hành Một đặc trưng của các thể loại văn bản này là đối tượng áp dụng chủ yếu chỉ liên

quan tới va giữa các cơ quan nhà nước, do đó hệ quả là: (1) tính thủ tục hành chính

rất rõ nét, mọi nhận xét đánh giá về thực trạng hành chính hiện tai ở Việt Nam đều

có thé đúng cho các phân tích về nội dung của các văn bản này; (2) tạo ra một cảm giác phổ biến là các van đề ngân sách là câu chuyện nội bộ của các cơ quan nhà

nước Luge đồ dưới đây ghỉ lại những văn bản dưới luật chủ yếu đã được ban hành để hướng dẫn vấn đề thứ 3 này của Luật NSNN 2015.

19

Trang 22

‘hin chung với cách thiết kế luật lệ điều chỉnh ngân sách nhà nước như.

hiện nay, ta số the coi Luật NSNN là một dang luật co bản về ngân sách, tương tự

như mô hình pháp luật ngân sách của nước Pháp Trong mô hình này, mô hình coi Luật NSNN như một đạo luật gốc-một hiển chương tài chính của Nhà nướchỉ

Luật NSNN thường nhắn mạnh đến những đặc điểm xuyên suốt của ngân sách ma ta thường thấy thông qua các định nghĩa khác nhau lần lượt ra đời từ các văn.

bản, cũng như những thay đổi do các văn bản này đem lại” Thế nhưng, dường như. ở Luật NSNN 2015, các khái niệm then chốt thường một mặt được cổ định suốt

nhiều thập kỷ qua, và mặt khác thường bắt định về ý nghĩa thực sự của chúng là gì.

‘Ta hãy chứng minh điều này thông qua 2 khái niệm thưởng thầy trong Luật NSN là cấp ngân sách và chỉ ngân sách nhà nước.

+ " `

gp scat DE ann i hụt Hy hn đa ái thế ke a NSN th le Hà Bác nhe mô In etn Ha kị gh i oh an 3p tới

gân sch, nô ình ca Đức c đa tên một khung ph ý ng lm hh mi oe vài uci du

‘Binh tóc ân đồ ngất gáy mô hình Gade hội oan iy gân si và mồ hành Hình php tực tị yen ngền

Sich ron ven

‘ce ouvir vb the giác, TH ch cog, Neb Cin gb ga200 ag 299

20

Trang 23

2 Những khái niệm Ấn lu trong Luật NSN

Cấp nhân sách có phải là một chủ thể thực sự được điều chỉnh của Luật

Điều 2 của Luật NSNN 2015 liệt kê về các đối tượng áp dụng gồm 4 nhóm SG Us ai ais as tô chức chính trị, chính trị-xã hội, (2) tố chức chính trị xã hội-nghề nghiệp được ngân sách hỗ trợ, (3) đơn vị sự nghiệp công lập, (4) các tổ chức cá nhân có liên quan Thực chất, cả 4 nhóm đối tượng trên, xét trong, một quan hệ pháp luật ngân sách cụ thé, thì chủ yếu có tư cách là những đơn vị sử

dụng ngân sách, don vị dự toán.

‘Tuy nhiên, tit cả các nhóm đối tượng trên, xuyên suốt trong Luật NSNN 2015, được gộp chung vào một kl lệm là cắp ngân sách Trong Luật, tùy văn cảnh,cắp ngân sách còn được định danh là ngân sách trung ương hoặc ngân sách.

địa hư "Ngân sách địa pie là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp.

cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chỉ ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chỉ của cấp địa phương; Ngdn sách trung wong là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho.

cấp trung ương hưởng và các khoản chỉ ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chỉ

của cắp trùng ương,

“Thật vậy, phần lớn các quy định của Luật NSNN 2015 là đề cập tới tiết ngân

sách, từ các điều liên quan đến các nguyên tắc lớn đề vận hành hệ thông ngân sách ( Điều 7 nguyên tắc cân đối, Điều 8 nguyên tắc quản lý ngân sich, Điều 9

"Nguyên tắc phân cắp quan lý nguồn thu, nhiệm vụ ch) và phân chia các nguồn thu,

chỉ (oan bộ Chương 3 của Luật) đến từng quy trình, từng bước cụ thé trong chu

trình ngân sách (lập, chấp hành, quyết toán) Lưu ý là đối với các chương trong

‘Luft NSNN liên quan đến chu trình ngân sách, các điều luật thường được chia làm

2 nhóm đối tượng: cấp ngân sách và đơn vị dự toán Tuy nhiên, sự xuất hiện của đơn vị dự toán ở đây chỉ là sự cụ thể và góp phần vào sự vận hành chung của cấp.

ngân sách.

Vigo cấp ngân sách trở thành một khái niệm trung tâm trong quan h ngân

sách đã xuất hiện từ lâu trong lịch sở pháp chế ngân sách ở Việt Nam Tuy nhiên, lie ban đầu, cấp ngân sách cũng chỉ được coi là một khái niệm công cụ nhằm

truyền tii một nhém các hành động hoặc quan hệ pháp luật của các cơ quan nhà nước đồng cấp Ví dụ, Điều 23 của Nghị định số 168-CP ngày 20/10/1961 mô tả việc chấp hành ngân sách của cấp trung ương hay cấp địa phương là việc làm của.

Po Hữu Phòng, Nguyễn Công Nghệp, Đi mdi ng ade hd made Nab Thẳng KE, 1992

2

Trang 24

'Hội đồng Bộ trưởng thông qua các Bộ, các Ủy ban hành chính địa phương Củng về sau, tính từ thời điểm Luật NSNN 1996, cdip ngần sách từ chỗ chỉ là một khái niệm công cụ trở thành một khái niệm trung tâm của Luật, khiến nếu chỉ đọc lướt ua thì luôn dẫn tới suy luận rằng cấp ngân sách là chủ thé chính của quan hệ ngân

sách nhà nước,

Chiềm vị trí trung tâm trong Luật NSNN nhưng khái niệm cấp ngân sách đã làm mer di những vấn đề chủ chốt của quan hệ ngân sách nhà nước:

~ Một là che đấu đi chủ thể thực sự của quan hệ ngân sách nhà nước Cấp ngân sách chỉ là một tập hợp của các chủ thé gém các cơ quan đơn vị nhà nước hoặc t6 chức khác có sử dung ngân sách, do đó nó không thể có tự cách chủ thể

iia một quan hệ pháp luật với những quyền năng và nghĩa vụ cụ thé Đúng ra, cấp.

ngân sách chỉ nên dứng lại là một khái niệm công cụ nhằm phân nhóm nguồn thư,

nhiệm vụ chỉ,

~ Hai là việc sử dụng khái niệm cấp ngân sách làm mập mờ mối quan hệ chính yếu của Luật ngân sách nhà nước là môi ‘quan hệ theo chiều ngang giữa các. cơ quan dân ei vi cơ quan chấp bình ( Quốc hội-Chính phi, Hội đồng nhân dân-Uy ban nhân dân), biển quan bệ m2 Luật điều chỉnh là quan hệ theo chiên dọc giữa ngân sách cấp trên và ngân sách cấp dưới Nói khác đi, nó không phản ánh được mối quan hệ cơ bản của ngân sách là quan hệ giữa quyền lực tài chính và quyền lực

chính tị,

‘Tom lại, khái niệm cấp ngân sách đã an giấu di, làm lẫn lỗn những chủ thé ‘va những mỗi quan hệ chính yếu trong lĩnh vực ngân sách nhà nước

Chỉ thường xuyên của ngân sách nhà nước có phải là smột nội dung chỉ của

Một định nghĩa liệt kê về chỉ ngân sách nhà nước có thể tìm thấy trong Điều 5 của Luật NSN như sau: “Chi NSNN bao gdm: chỉ đầu tư phát triển, chỉ thường

Xuyên, chỉ dự trữ nhà nước, chỉ trả nợ lãi, chỉ viện trợ và chỉ khác” Trong các

khoản chỉ này, chỉ thường xuyên chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chỉ NSNN,

thường từ 70-8096,

Không có một định nghĩa chính xác về chỉ thường xuyên fa gi trong Luật NSNN Nếu dẫn chiếu theo các khoản mục trong Mục lục ngân sách, ta có thé

chỉ thường xuyên đại ý là những khoản chỉ được chỉ tiêu để duy trì hoạt động.

thông thường của nhà nước, bao gồm: các hoạt động quản lý nhà nước, các hoạt

2

Trang 25

động sự nghiệp trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội Tuy nhiên các hoạt động này.

phải được thực hiện thông qua bộ máy nhà nước, tức là qua các cơ quan đơn vị nhà

nước cụ thể, nên có thể coi tường xuyên là chỉ cho chính bộ máy nhà nước 'Khác với khái niệm cấp ngân sách, chỉ thường xuyên là khái niệm mới xuất hiện chính thức kể từ Luật NSNN 1996 Trước đó, trong quản lý ngân sách, ta chỉ thấy sử dụng các khái niệm như chỉ đầu tư, chỉ quản lý hành chính, chỉ quân sự, chỉ

sự nghiệp kinh tê, chỉ văn hóa-xã hội” Việc sử dụng thuật ngữ chỉ thường xuyênđược giải thích là dựa vào tác động của các khoản chi, thời hạn tác động ngắn được

coi là chỉ thường xuyên!!,

Tuy nhiên việc sử dụng khái niệm chỉ thường xuyên lại không cho ta thấy: được sự rõ ràng về mục đích của khoản chi này, trong bối cảnh mà khái niệm ấy

được dùng trong Luật NSNN.

Một là, việc sắp xếp chỉ thường xuyên cùng với chỉ đầu tư, chỉ trả nợ, chỉ viện trợ là không logic, Vì tiêu chí của các khoản chỉ đầu tư, trả nợ, viện trợ là

tương đối rõ ring về mục đích Trong khi đó, chỉ thường xuyên lại không phải là

tên gọi của mục đích chi mà là ám chỉ về thời gian tính lặp lại của chúng Thực ra, sự phân biệt theo thời gian rit khiên cưỡng vì ngay cả các khoản chỉ đầu tư, trả nợ

cũng có tính định kỳ của chứng.

Hai là, việc sử dùng khái niệm chỉ thường xuyên không phan ánh chính xác

mục đích và tác dụng của nội dung từng mục chi cầu thành nên chỉ thường xuyên. RB rằng trong chỉ thường xuyên có những mục chỉ mang tính tiêu ding rat rõ rangnhư chỉ lương và chi cho công vụ, nhưng cũng có những mục chỉ có tính tích ly

như các khoản chỉ cho sự nghiệp y tế, sự nghiệp giao thông Việc gộp tat cả các mục chỉ khác nhau như vậy vào chung trong một khái niệm chỉ thường xuyên

khiến cho việc phân tích, đánh giá về bộ phân chỉ ngân sách này nhiều khi không chính xác hoặc phiến điện.

Hiện tượng này không chỉ là một kết quả suy luận ý niệm và đã có thể quan

sát trên thực tế Một mặt, chỉ thường xuyên được mặc nhiên cof như là một khoản.

chỉ lớn gắn với sự cồng kénh của nhà nước, nên dư luận thường hô hào phải giảm chỉ thường xuyên và tinh giảm biên chế"!, Nhưng một ti liệu khác lại chỉ ra ning,

quan điểm cho rằng chỉ cho công chức nhà nước là quá nhiều, dẫn tới nhu cầu phải tinh giảm biên chế thực sự là một nhận định không chính xác Theo tài liệu này,

Š Xen Tir đit chính địng tập 1, Nb Sự thật 1985

'9-Tâo Hữu Phòng sd

2

Trang 26

việc chỉ lương cho công chức cán bộ làm việc trong những tổ chức phục vụ xã hội không nhiều, mà phần lớn khoản mục chỉ lương trong chỉ thường xuyên là dành

cho các lực lượng tham gia vào hệ thống an ninh, kiểm soát xã hội,

Tom lại, việc sử dụng khái niệm chỉ thường xuyên làm mộp mờ về mục đích, ý nghĩa cho các khoản chỉ về quản lý hành chính, bộ máy nhà nước, chi sự

3 Kinh tế học có thể giúp chúng ta hiểu những ting ý nghĩa của bay

Ngày nay, kinh tế học được ứng dụng rộng rãi vào nhiều lĩnh vực của đời sống, nhiều khi được coi như một công cụ vạn năng để giải thích các hiện tượng tir kích thước, hình đáng của những đồ gia dụng đến những quy tắc sinh học, và

đương nhiên cả những hiện tượng xã hội phúc tạp như chính tị, pháp luật Trong

xu thé này, khi quan tâm tới hiện tượng luật lệ vé ngân sách, it nhất có 3 trường.

phái lý thuyết trong kinh tế học thường được áp dung", Đó là: lý thuyết về thể chế, ý thuyết về trò chơi va lý chuyết về lựa chọn công Ở đây, xin chỉ nói về 2 cách nhìn của lý thuyết kinh tế liên quan đến 2 khái niệm trong luật ngân sách mà chúng.

tôi vừa để cập ở phần trên,

Thứ nhất, Luật lệ NSNN là một thể chế, Trong nhận thức của chúng tôi, lý

thuyết về thể chế của kinh tế học thực chất là đưa mã một mô hình về các mối liên

hộ, tác động qua lại và có the đụng quy chế hành vi của chủ thể tham gia quan hệ ‘Trong lĩnh vực ngân sách, theo lý thuyết kinh tế về thể chế Luật ngân sách là một.

thể chế, vì nó đưa ra các ràng buộc hành xử giữa những người chơi chính của quan hệ này là quốc hội và chính phủ Do đó, trọng tâm của Luật ngân sách phải là thiết

kế các thủ tục, trình tự để định hình mối quan hệ giữa quốc bội vả chính phủ trong việc lập, chấp hành, quyết toán ngân sách Khi sứ dụng cái nhìn này của kinh tế học thể chế để xem xét Luật NSNN 2015 ta thấy cần phải phân tích chỉ tiết hơn

khái niệm cấp ngân sách theo hướng trong mỗi cấp ngân sách thì quyển tài chính

của cơ quan dân cử như quốc hội, hội đồng nhân dân với quyển thực thi ngân sách của các cơ quan chấp hành như chính phủ, ủy ban nhân dân được định hình như thế nào Ta hãy lấy một ví dụ Điều 70 của Hiến pháp cho phép QUỐc hội có quyền.

vệ tệ chế Vgc Kem G016)

'OBCD, Te legal nmevork for budget syste

2

Trang 27

phan bổ ngân sách trung ương Nhung qua sự dẫn giải của Luật NSNN, Quốc hội có quyền quyết định về phương án phân bổ ngân sách trung ương Liệu có sự khác

nhau thật sự giữa thuật ngữ “phân bổ” và “phương án phân bở? Dù sao, khi nhìn.

phương án phân bd như một thể chế thi ta thấy Quốc hội bị thu hẹp quyền hạn của

nình, vì nó phụ thuộc vào một phương án do ai đó trình ra.

Thứ hai, Luật NSNN là một lựa chọn công.

Lya chọn công, theo chúng tôi, là một lý thuyết kinh tế rất thú vị và rất hữu.

hiệu để phân tích về các quan hệ được luật ngân sách điều chỉnh Dường như, theo cách nhìn của lý thuyết lựa chọn công, các khái niệm trong luật ngân sách sử dụng tất dễ dàng bị bóc trần khỏi những lớp nghĩa mặc định bởi từ vựng để đi đến những lớp nghĩa mang tính thiết thực hơn Ta hãy lấy hai ví dụ kinh điển về ngân sách mà lý thuyết lựa chọn công đã sử dụng, và phần nào đó cũng có liên quan đến khái

niệm chỉ thường xuyên được chúng tôi giới thiệu ở phần trên,

đúng về bản chất ngân sách nhà nước: không ảo tưởng về một mục đích công thuần nhất

nhà nước đối với xã hội Khác với tài chính tư có mục địch lợi nhuận hoặc théa ấn nhụ cầu cá nhân, mục đích của tài chính công là nhằm đảm bảo sự tồn tại vững, chắc của qué gia về phương diện chính trị, phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi

xã hội cho công dân của mình”.

‘Nhung, lý thuyết lựa chọn khẳng định rằng, đó là một quan điểm hoi hot và

không chính xác Lý thuyết lựa chọn công chỉ ra rằng, không thé nào có một mục.

đích công thuần nhất được, đó chỉ là một khái niệm của ảo tưởng, boi lập luận sau: Lý thuyết lựa chọn công chỉ ra 2 mẫu thuẫn rất căn bản của quan hệ tài chính ngân.

sách nhà nước, so với một hành vi giao địch kinh tế thông thường Một là, nếu kinh.

tế là sự lựa chọn và đánh đổi thì trong giao địch ngân sách người được hưởng lợi lại không nhất thiết phải bỏ ra phí tổn Hai là, nếu giao dich kinh tế phải dựa trên sự đồng thuận, tức là nếu một bên giao dịch không muốn thi anh ta sẽ không tham.

gia, thi trong giao dịch ngân sách, sự lựa chọn của một bên có thể áp đặt cho những,

bên còn lại, dù muốn hay không,

25

Trang 28

~ Lý thuyết lựa chọn công mô tả cái cách mà ngần sách ảnh hưởng tới hành Ví của một eơ quan công quyền.

Sự ảnh hưởng ở đây là việc tối đã hóa ngân sách cho bộ máy quản lí hành chính Các quan chức thì muốn hóa ngân sách của các cơ quan mình, vì nó mang lại cho quyền lực, địa vị, tiện nghỉ Do chỗ hogt động cúa nha nước không, dựa trên một công nghệ rõ ràng rên rất khó để thực hiện đánh giá hiệu quả như doanh nghiệp giữa đầu ra và đầu vào, Mà muốn có ngân sách thì phải các cơ quan phải tạo ra các đầu công việc, và do đó, thủ tục hành chính trở thành một sản phẩm.

"ưu chuộng trong giới quan liêu.

Sở di các cơ quan hành pháp a ding đạt được những lợi ích ngân sách cho cơ quan mình, thì theo lý thuyết lựa chọn công là do những người này có lợi hơn các nhà lập pháp trong các cuộc đàm phán về ngân sách: họ hiểu về họ hơn và lập.

pháp thì ko có chuyên môn sâu.

"Như vậy, bài học mà lý thuyết lựa chọn công ở đây mang lại không phải là

một nghịch cảnh của nễn tài chính ngân sách mà nó là sự gợi ý về một thể chế ngân.

sách được coi là tốt hơn nếu các cơ quan dân cử được trang bị thêm những điều kiện và quyền han để “mặc cả” hiệu qua với cơ quan hành pháp.

'Tóm lại, miu chốt của vấn đề trong việc sử dụng các lý thuyết kinh tế để

phan tích về ngân sách là chúng cung cấp nhưng mô hình về hành vi cụ thé trong

sống thực với những nhu cầu và lợi ích thiết thực của một cá nhân Và tổng thé của những cá nhân không gì khác hơn chính là xã hội và nhà nước.

Fa

Trang 29

VAL TRÒ CUA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG DIEU

HANH KINH TẾ Vi MÔ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC -CÔNG CỤ TRỌNG YẾU TRONG DIEU HANH KINH TẾ

ThS Lương Thị Thoa

1 Khái niệm và bản chất của ngân sách nhà nước.

Trong lịch sử loài người, nhà nước xuất hiện là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội, sự ra đời của nhà nước tất yếu kéo theo nhu cầu tập trung, ngudn lực tài chính vào trong tay nhà nước để làm phương tiện trang trải cho các chỉ phí hoạt động của bộ máy và thục hiện các chức năng kinh 16 xã hội của nhà nước Bằng quyền lực của mình nhà nước tham gia vào quá trình phân p eg sản phẩm xã hội, bên cạnh đó, bằng chính quyền lực chính trị và xuất phát từ nhu ‘elu về tải chính để đảm báo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của minh nhà nướn đã

đặt ra những khoản thu chỉ của ngân sách nhà nước Các khoản thu chỉ này được.

tổng hợp thành một bằng dự toán thu chỉ tài chính được thực hiện trong một 'khoảng thời gian nhất định được gọi là ngân sách nhà nước, Ngân sách nhà nước là

khâu tải chính tập trung, gitt vị trf chủ đạo và cũng là khâu tài chính được hình

thành sớm nhất Có thể nói, ngân sách nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với sự ra đời của hệ thống quản lý nhà nước và sự phát triển của kinh tế hàng hóa tiền tệ Điều này cho thấy chính sự tồn tại của nhà nước, vai trò của nhà nước đói với đời sống kinh tế xã hội là những yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và tinh chit hoạt động của NSNN.

Mặc dù thuật ngữ “ngân sách nhà nước” hay “ngân sách chính phủ”, đã xuất

hiện rất lâu trong lịch sử và được sử dụng rộng rãi Tuy nhiên, để phát biểu cụ thể

Trang 30

về một khái niệm “Ngân sách nhà nước” là gì thi vẫn còn chưa có sự thống nhất

gitta các quốc gia hay trong các lĩnh vực.

‘Theo từ điển Bách khoa toàn thư Nga, xuất bản năm 2000 thì: “Ngân sách: nhà nước là bảng liệt kê các khoản thu, chỉ bằng tiền của Nhà nước được lập ra ‘cho một thời gian nhất định”

"Một cách hiểu tương tự, người Pháp cho rằng: mgân sách nhà nước là toàn bộ

tài liệu kế toán mô tả và trình bày các khoản thu và chỉ kinh phí của nhà nước

rong một năm.

Quan điểm của các nhà kinh tế học cỗ điển lại cho rằng: ngân sách nhà nước.

1a một văn kiện tài chính mô tả các khoản thư và chỉ của chính phủ, được thiết lập

hàng năm.

Luật ngân sách Nhà nước của ‘Nam được Quốc hội thông qua ngày

25/6/2015 định nghĩa: “Ngém sách nhà nước 10 toàn bộ các khoản thu, chỉ của

Nha nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và

thực hiện trong một năm đễ đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước”

Có thể thấy, các quan điểm trên có sự khác biệt nhất định nhưng mô hình chung nào đó đều thể hiện bản chất của NSN:

Xét về bản chất kink tế: mọi hoạt động của NSNN đều là hoạt động phân

phối các nguồn tài chính của xã hội gắn liền với việc hình thành và sử dụng quy

tiền tệ tập trung là NSNN.

“Trong thực tiễn, hoạt động NSNN là hoạt động thu (tạo lập) và chỉ tiêu (sử dụng) quỹ tiền tệ của nhà nước, làm cho nguồn tài chính vận động giữa một bên là.

38

Trang 31

các chủ thể kinh tế - xã hội trong tổng sản phẩm quốc dân dưới hình thức giá trị và một bên là nhà nước Các quan hệ tài chính kinh tế tạo nên bản chất kinh tế của

; _Xết về tinh chất xã hội: NSNN phản ánh các quan hệ hình tế giữa một bên là Nha nước với một bên là các chủ thé khác trong đó Nhà nước thông qua việc, chuyển một bộ phận thu nhập bằng tiền của các chủ thể khác thành thu nhập của "Nhà nước và Nhà nước thông qua việc phân phối nguồn tài chính tập trung đó để

phục vụ cho việc thực biện các chức năng của mình.

"hai Cu tác aby

Xét về tính pháp Ij: NSNN là một đạo luật dự trà các khoản chỉ bằng tiền của nhà nước trong một thời gian nhất định, thường là một kỳ được các cơ quan lập

pháp của quốc gia xây dựng, ban hành.

Như vậy có thể hiểu NSNN là kế hoạch thu, chỉ bằng tiền của Nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các chủ thé trong xã hội phat sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung quan trọng nhất của nhà nước — quỹ ngân sách-nhằm bảo dim để nhà

nước thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình.

2”

Trang 32

“Trong điều kiện kinh tế thị trường, nội dung thu, chỉ ngân sách phản ánh rõ nét chế độ sở hữu đa thành phần và sự can thiệp gián tiếp của Nhà nước vào các.

hoạt động sản xuốt, kinh doanh Thu ngân sách mang tính chất phân phối lại là chủ yếu, trong đó, thuế là hình thức thu phổ biến đối với mọi thành phan kinh tế Chỉ

ngân sách mắt dần tính bao cấp chủ yếu tập trung cho xây dựng cơ sở hạ tằng và

giải quyết các vấn đề xã hội Thu- chỉ ngân sách luôn luôn gắn với thục trạng kinh.

tế, với các quan hệ thị trường, không tách rời sự vận động của các phạm trù giá trị "khác như giá cả, lãi suất, tỳ giá hối đối, thu nhập, tiền lương

Ngân sách Nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước NSNN.

vừa là nguồn lực để nuôi sống bộ máy, vừa là công cụ hữu hiệu trong tay Nhà nước

để điều tiết nền kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội VỀ bản chất của ngân sách

Nha nước, đẳng sau những con số thu, chỉ đó là các quan hệ lợi ích kinh tế giữa

nhà nước và các chủ thể khác như doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân trong và

ngoài nước gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ Ngân sách.

“Trong các quan hệ lợi ích đó, lợi ích quốc gia, lợi ích tng thé bao giờ cũng được.

đặt lên hàng đầy và chỉ phối các mặt lợi ích khác trong hoạt động của NSNN,

'Khái niệm NSNN không chỉ biểu hiện các quan hệ sản xuất nhất định mà còn.

có sự thé hiện vật chất hóa Sự vật chất hóa các quan hệ ngân sách được biểu hiện

ở quỹ tiền tệ của Nhà nước Đằng sau con số phản ánh khối lượng của ngân sách là.

quá trình phân phối hiện thực, đó là tính hai mặt của phạm trù kinh tế - mặt chất

lượng và mặt số lượng Quỹ tiền tệ của Nhà nước = Ngân sách nhà nước — cũng có.

những đặc trưng chung như các quỹ tiền tệ khác được tạo lập trên cơ sở các quan hệ tài chính, được chia thành nhiều quỹ có tác dụng riêng và chỉ sau đó ngân sách

mới được dùng cho các mục đích đã định trước,

20

Trang 33

Dưới góc độ lý thuyết, NSNN là sự vận động của các nguồn tài chính gắn với quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước Dưới góc độ pháp lý, NSNN cụ thể hóa quyển lực của Nha nuớc về nội dung, trình tự và biện pháp thu, chi Dưới góc độ quan lý vĩ mô, NSNN là một trong các công cụ trọng yếu để nhà nước có tác động tích cực và hiệu quả trong quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế,

2 Vai trò của ngân sách trong điều hành kinh tế vĩ mô.

Giữ vững Ổn định kinh tế vĩ mô là một yêu cầu quan trọng và xuyên suốt trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và là một trong, những mục tiêu trọng tâm của điều hành kinh tế vĩ mô.

“Trong phát triển kinh tế thị trường, dn định kinh tế vi mô có ý nghĩa và vai trò quan trọng trên nhiều phương diện, đặc biệt là mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế Có én định kinh tế vĩ mô, nhất là kiểm soát lạm phát, én định giá trị đồng tiền mới tạo điều kiện thuận lợi để duy trì trật tự và thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, qua đó thúc day tăng trưởng kinh tế, Ngược lại, tăng trưởng kinh tế tạo nền ting cho ổn định vĩ mô thông qua đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế như cân đối hàng tiền, tiết kiệm đầu tư, thu chỉ ngân sách nhà nước, xuất nhập khẩu, cán cân thanh toán Nhìn lại lịch sử kinh tế thé giới trong những thập kỷ vừa qua, chúng ta thấy hẳu hết các nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững đều gắn liền với việc thực hiện hiệu quả các chính sách én định kinh tế vĩ mô, như Nhật Bản từ những năm 1950, Hàn Quốc và những con hỗ châu A từ

những năm 1960, Trung Quốc từ cuối những năm 1970, đầu những năm 1980 Là một trong những công cụ đắc lực cho nhà nước trong việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ, ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước, Cẩn hiểu

a

Trang 34

rằng, vai trò của ngân sách nhà nước luôn gắn liền với vai trò của nhà nước theo từng giai đoạn nhất định Đối với nền kinh tế thị trường, ngân sách nha nước đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế, xã hội Ngân sách nhà nước.

là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất,

điều tiết thị trường, bình én giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội Vai trò của NSNN trong hoạt động điều hành kinh tế vĩ mô được thể hiện ở các mặt:

3 Ngân sách nhà nước góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế, bình dn giá cả và

kiềm chế lạm phát, thất nghiệp

“Chúng ta đã biết NSNN là khâu chủ đạo trong tài chính, là công cụ để Nhà.

nước thực hiện kiểm soát vĩ mô và cân đối vĩ mô nền kinh tế, bởi lẽ NSNN là quỹ

tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước Thông qua NSNN các nguồn tài chính tập trung vào Nhà nước như hình thức: thu thuế, lệ phí, sẽ được Nhà nước sử dung

8 thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình.

NSNN có vai trò là công cụ điều chính én định nền kinh tế thị trường, Nhà nước sử dụng hiệu quả NSNN trong nền kinh tế thị trường thể hiện qua 2 công cụ

chủ yếu sau; Thông qua công cụ thuế: Thuế chính là khoản chuyển giao thu nhập,

bắt buộc từ các cá nhân, pháp nhân do Nhà nước theo mức độ và thời hạn pháp luật

quy định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng Vì vậy thuế không chỉ là nguồn.

thu quan trọng của NSNN mà còn là công cụ điều tiết vĩ mô giúp kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh, định hướng đầu tư trên thị trường.Thuế có tác dụng bình 4n giá cả thị trường Thuế thuộc khâu phân phối có tác động vào tiễn công và lợi

nhuận làm thay đổi nhu cầu thị trường, tác động đến sản xuất, tiêu dùng và thu.

nhập mỗi cá nhân, thuế gián tiếp vào thu nhập thông qua giá cả thị trường có thể

làm tăng hoặc giảm số lượng và yếu tổ cầu trên thị trường.

2

Trang 35

“Thông qua thuế trực tiếp và gián tiếp Nhà nước có thé áp dụng ưu đãi về thuế.

cho các hàng hóa dịch vụ làm cho giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng nhờ đó giảm giáhàng hóa trong nu

“Thị trường tiền tệ: Nhà nước đã sử dụng thuế như một công cụ

xuất và tiêu dùng,điều tiết vĩ mô nền kinh tế ở cả thu và chỉ ngân sách Nhà nước thông qua các công cụ kinh tế, chính sách đòn bẫy kinh tế để tác động vào thị trường mà thuế chính là công cụ sắc bén nhất.

ISNN:VE mặt thị trường NSNN có vai rò quan trong đối với việc thực hiện các chính sách ổn định vé giá cả thị trường và chống lạm phát.Bằng công cụ chỉ NSNN,công cụ thuế và sử dụng quỹ dự trữ Nhà nước có thể cđiều chính được giá cà thị trường một cách chủ động.

Khi giá của một hàng hóa nào lên cao, để kìm hãm và chống đầu cơ, chính phủ đưa dự trữ hàng hóa đó ra thị trường để tăng cung, sẽ bình én được giá cả và hạn chế khả năng tăng giá đồng loạt gây nguy cơ lạm phát Ngược lại, khi giá của

một hàng hóa bị giảm mạnh, gây thiệt hại cho người sản xuất và tạo xu hưởng di

chuyển vốn sang lĩnh vực khác, chính phủ sẽ bỏ tiền 48 mua các hàng hóa đó theo

“Thông qua công cụ

giá nhất định, đẩy giá các mặt hàng lên, giúp người sản xuất thoát khỏi tinh trang khó khăn, đảm bảo quyền lợi cho người sản xuất.

Lấy ví dụ, khi chính phủ muốn bảo hộ cho những người có thu nhập thấp, chính phủ sẽ đặt giá trần là mức giá cao nhất mà người bán được phép đưa ra và mức này thường thấp hơn mức giá cân bằng trên thị trường, khi đó tắt yếu sẽ dẫn đến sự thiếu hụt trên thị trường và để duy trì hiệu lực của giá trần thì chính phủ phải đứng ra cung phần thiếu của bàng hóa trên thị trường Lượng hàng hóa nay được lấy từ quỹ dự trữ của nhà nước thuộc NSNN hay trong khoản chỉ ngân sách.

phải có khoản dự phòng này Trái lại, chính phủ muốn bảo hộ người sản xuất,nuốn hàng hóa của một ngành nào đó được khuyến khích thì sẽ đặt giá sàn là mức.

Trang 36

giá thấp nhất mà người bán được phép đưa ra và mwucs này thường lớn hơn giá cân bằng trên thị trường Điều này sẽ dẫn đến sự dư cung trên thị trường và chính

phủ sẽ phải sử dụng khoản chỉ ngân sách nhà nước để giảm sự dư thừa đó bing

cách mua hết lượng dư thừa.

Ngân sách nha nước là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường,bình én giá cả, điều chỉnh doi sống

xã hội Huy động các nguồn tài chính của ngân sách nhà nước để đảm bảo nhu cầu.

chỉ tiêu của nhà nước Mức động viên các nguồn tải chính từ các chủ thể trong

nguồn kinh tế đồi hỏi phải hợp lí nếu mức động viên quá cao hoặc quá thấp thì sẽ

ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế,vì vậy cần phải xác định mức huy

động vào ngân sách nhà nước một cách phù hợp với khả năng đóng góp tài chính

của các chủ thể trong nền kinh tế

Đồng thời , trong quá trình điều tiết thị trường ngân sách nhả nước còn tác

động đến thị trường tiền tệ và thị trường vốn thông qua việc sử dụng các công cy tài chính như: phát hành trái phiếu chính phủ, thu hút viện trợ nước ngoài, tham gia

mua bán chứng khoán trên thị trường vốn qua đó góp phần kiểm soát lạm phát Kiểm chế lạm phát luôn được coi là mục tiêu trọng yếu trong điều hành kinh tế Vĩ mô câu một quốc gia Lam phát, với sự bùng nỗ cơn sốt về giá, gây ra những, hậu quả nặng nễ cho nền kinh tẾ, cho người sản xuất và người tiêu dùng Giữa lạm phát và hoạt động thu- chỉ của NSNN luôn có méi quan hệ chặt chế với nhau Vi vậy có thể khẳng định, giải pháp nhằm kiểm chế lạm phát luôn gắn với sử dụng,

Khi xây ra lam phát, giá cả tăng lên do cung cầu mắt cân đối (cung nhỏ hon

cầu) Chính phủ có thể sử dụng chính sách Tài khóa thắt chặt, nghĩa là cất giảm.

các khoản chỉ tiêu ngân sách, chống tình trạng bao cấp, lãng phí trong chỉ tiêu

34

Trang 37

đồng thời có thể tăng thuế tiêu dùng dé bạn chế cầu, mặt khác có thé giảm thuế đầu tư, kích thích sản xuất phát triển để tăng cung.

'Thực tế cho thấy, bội chỉ ngân sách không có nguồn bù đắp hợp lý là nguyên nhân dẫn đến lạm phát Ở nước ta, từ năm 1988 trở về trước, bội chỉ ngân sách được bù dip chủ yếu bằng nguồn phát hành nên đẩy lạm phát lên cao Từ năm

1992, bội chỉ ngân sách thường là di vay như vay của ngân hàng, vay dân, vaynước ngoài nên phải trả lãi Gánh nặng nợ lãi sẽ tăng lên nhất là khi sử dụng tiền

‘vay kém hiệu quả, tạo ra tiềm dn nguy cơ lạm phát của chu kỳ sau Do đó, hạn chế

bội chỉ NSNN luôn luôn là big pháp tà chính quan trọng để kiềm chế lạm phát.

Bên cạnh đó, đỗi mới trong cơ cấu thu chi NSNN, tăng tỷ trọng các khoản đầu tư, đổi mới hệ thống thuế sử dụng thu chỉ ngân sách một cách hiệu quả cũng là

những giải pháp quan trọng để đảm bảo én định kinh tế vĩ mô và kiểm chế lamphát

4, Ngân sách nhà nước là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới,

"kích thích phát triển săn xuất kinh doanh và chống độc quyền.

Cé thể thấy vén NSNN là nguồn tài chính có tinh chất chủ đạo trong quá trình vận động vốn xã hội Cụ thể, thông qua hoạt động thu ngân sách, phần lớn nguồn tài chính quốc gia được tập trung vào NSNN để nhằm đáp ứng nhu cầu chỉ tiêu của.

Nhà nước và hoạt động chỉ của nhà nước có ý nghĩa mang tinh quốc gia, phạm vi

tác động rộng lớn nhằm vào các mục tiêu chưng Do vậy, có thể thấy thông qua

hoạt động thu — chỉ NSNN tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến mức độ, cơ cấu.

của nguồn tài chính ở các chủ thé khác trên thị trường theo định hướng của Nhà

35

Trang 38

'Trước hết, Chính phủ sẽ hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế đi

vào quỹ đạo mà chính phủ đã hoạch định để hình thành cơ cấu kinh tế tối wu, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển dn định và bền vững.

Thông qua hoạt động chi Ngân sách, Nhà nước sẽ cung cắp kinh phí đầu tr

cho cơ sở kết cấu hạ ting, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt

trên cơ sở đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các

doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (có thể thấy rõ nhất tằm quan trọng của

điện lye, viễn thông, hing không đến hoạt động kinh doanh của các Doanh.

nghiệp) Bên cạnh đó, việc cắp vốn hình thành các doanh nghiệp Nhà nước là một trong những biện pháp căn bản để chống độc quyền và giữ cho thị trường khỏi rơi

‘yao tinh trạng cạnh tranh không hoàn hảo Và trong những điều kiện cụ thể, nguồn kinh phí trong ngân sách cũng có thé được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của ede doanh nghiệp, đảm bảo tính dn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị cho việc chuyển.

sang cơ clu mới hợp lý hơn Thông qua hoạt động thu, bằng. huy động nguồn tài chính thông qua thuế, ngân sách nhà nước đảm bảo thực hiện vai trd định hướng

lầu tu, kích thích hoặc bạn chế sản xuất kinh doanh.

Bằng công cụ thuế một mặt tạo nguồn thu cho ngân sách, mặt khác nhà nước

sử dụng thuế với các loại thuế, các mức thuế suất khác nhau sẽ góp phần kích thích sản xuất phát triển và hướng dẫn các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào những ving những lĩnh vực cẩn thiết để hình thành co cấu kinh tế theo hướng đã định Cụ thé, bằng việc đặt ra những loại thuế với thuế suất ưu đãi, miễn giảm thuế sễ có tác

động khuyến khích đầu tư hay ngược lại bằng những chính sách tăng thuế, khất

khe về thuế có thể hạn chế, kìm hãm sự phát triển, tăng trưởng vào khu vực mụctiêu hạn chế phát triển mà chính phủ nhắm tới.

Trang 39

5 Ngân sách Nhà nước là công cụ điều chỉnh thu nhập giữa các ting lớp dân

"Nền kinh tế thị trường với những khuyết tật của nó sẽ dẫn đến sự phân hoá

giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, nhà nước phải có một chính sách phân phối

lại thu nhập hợp lý nhằm giảm bớt khoảng cách chênh lệch về thu nhập trong dân.

cư, Ngân sách nhà nước là công cụ tài chính hữu hiệu được nhà nước sử dụng để

điều tiết thu nhập, với các sắc thuế như thuế thu nhập luỹ tiến, thuế tiêu thụ đặc biệt một mặt tạo nguồn thu cho ngân sách mặt khác lại điều tiết một phần thu nhập của tầng lớp dân cur có thu nhập cao Bên cạnh công cụ thuế, với các khoản.

chỉ của ngân sách nhà nước như chỉ trợ cắp, chỉ phúc lợi cho các chương trình phát

triển xã hội: phòng chống dịch bệnh, phổ cập giáo dục tiểu học, dân số và kế hoạch ‘hod gia đình là nguồn bổ sung thu nhập cho ting lớp dân cư có thu nhập thấp.

37

Trang 40

PHAN CAP QUAN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

TS Hoàng Đình Minh; Ths Nguyễn Đức Hùng

‘Tom tit: Phân cấp quản Ip ngân sách nhà nước (NSNN) được coi là một trong những nội dung quan trọng trong quá trình cải cách quản lý tài chính công ở

các quốc gia Bài viết trình bày tổng quan về phân cắp ngân sách nhà nước và.

thực trạng phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở Việt nam theo luật Ngắn

sách nhà nước 2015, trong đó phân tích những điểm đã được sửa dBi, bỖ sung so

với luật trước đây.

Tir khoá: Phân cấp quản lý: Ngan sách nhà nước; Ngân sách; Quản lý tài

chính công; Việt Nam.

Phin cấp quản lý ngân sách nhà nước (NSNN) được coi là một trong những.

nội dung quan trọng trong quá trình cải cách quản lý tài chính công ở các quốc gia.

Các nghiên cứu về phân cấp quản lý NSNN thường tập trung giải thích tác

động của phân cấp quản lý NSNN đến nền kinh tế và xã hội Lý thuyết phân cấp

quản lý NSNN gồm hai nhánh: lý thuyết của Mugrave ~ Oates đưa ra các nguyên.

tắc phân định nguồn thu và nhiệm vụ chỉ giữa các cắp ngân sách dựa trên cách tiếp.

cận chuẩn tắc về hiệu quả và công bằng; lý thuyết của Brenna-Buchana giải thích tác động của phân cấp quản lý NSNN dưới góc nhìn lựa chọn công.

1 'Tổng quan về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.

Phan cấp là thuật ngữ bắt đầu được phổ biến vào những năm 80 của thé kỷ

trước, Khi nền kinh tế thế giới có dấu hiệu suy giảm, cách thức quản lý tập trung là một trong những nguyên nhân làm cho thâm hụt NSNN gia tăng và buộc các chính phủ phải cắt giảm chỉ t su của mình.

Phân cấp quản lý NSNN được hiểu là việc xác định phạm vi, trách nhiệm,

quyền bạn của các cấp chính quyền nhà nước trong việc quản lý NSNN Cần nhắn.

38

Ngày đăng: 14/04/2024, 16:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN