mới, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, mở rộng quyền tự chủ và tự chịutrách nhiệm hơn trong hoạt động kinh doanh của mình, hợp tác và cạnh tranh bình dang với các doanh nghiệp thuộc c
Trang 1TRUONG DAI HỌC LUAT HA NỘI
NGUYEN BANG PHI
QUYEN TU CHU KINH DOANH CUA CONG TY NHA
NƯỚC HOAT ĐỘNG KINH DOANH
-NHUNG VAN DE LY LUAN VA THUC TIEN
CHUYEN NGANH: LUAT KINH TE
MA SO: 60.38.50
NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HOC
TS: PHAN CHI HIEU
_ THU VIENTRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOIPHONG DOC /#đ$@
HA NOI - 2006
Trang 2MỤC LỤC
-Đới noi đầu
CHUONG I: NHỮNG VAN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TỰ
CHỦ KINH DOANH CỦA CÔNG TY NHÀ NƯỚC
1.1 Vai trò của công ty nhà nước trong nền kinh té hang hoa
nhiều thành phần
l.1.1.Khái niệm và các đặc trưng pháp lý của công ty nhà nước
1.1.2 Phân loại công ty nhà nước
1.1.3 Vai trò của công ty nhà nước
1.2 Quyền tự chủ kinh doanh của công ty nhà nước
1.2.1 Khái niệm quyền tự chủ kinh doanh của công ty nhà nước
1.2.2 Nội dung quyền tự chủ kinh doanh của công ty nhà nước
1.2.3 Vai trò của quyền tự chủ kinh doanh đốt với hoạt động của
công ty nhà nước
1.2.4 Một số yếu tố chỉ phốt đến việc xác lập quyền tu chủ kinh
doanh của công ty nhà nước
CHƯƠNG II: THỤC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH
PHÁP LUAT VỀ QUYEN TU CHỦ KINH DOANH CUA
Trang 3TỰ CHỦ KINH DOANH CỦA CÔNG TY NHÀ NƯỚC.
3.1 Phương hướng bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh của công ty
nhà nước
3.1.1 Đẩy mạnh các biện pháp đổi mới, sắp xép lại doanh nghiệp
nhà nuoc
3.1.2 Một số phương hướng dam bam quyền tự chủ kính doanh
của công ty nhà nước
3.2 Một so kiến nghị nhằm bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh
Trang 4Loi noi dau
1 Tinh cap thiết cua việc nghiên cứu dé tài
Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp lấy tiêu chi tìm kiếm lợi nhuận làm
mục tiêu theo đuổi cho tất cả các hoạt động của mình Doanh nghiệp tiến
hành kinh doanh trên mọi lĩnh vực, ngành nghề trong khuôn khổ pháp luậttheo nguyên tắc “được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm”
Quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp là quyền cơ bản, quan trọng
nhất của doanh nghiệp nói chung va công ty nhà nước nói riêng, về nguyên tac
nó phải được hình thành song song và gắn liền với việc hình thành doanh
nghiệp
Quyền tự chủ kinh doanh của công ty nhà nước là cơ sở bảo đảm cho hiệuquả hoạt động của mình, đặc biệt là các công ty hoạt động kinh doanh, lấy lợinhuận làm mục đích chủ yếu
Hơn 10 năm qua, chúng ta chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phan, định hướng xã hội chủ nghĩa Nền kinh tế thị trường đã tạo ra xã
hội những chuyển biến quan trọng, trong đó có đóng góp quan trọng của
thành phần kinh tế nhà nước mà lực lượng chủ đạo là doanh nghiệp nhà nước
Tuy nhiên tình trạng doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ, trở thành gánh nặng cho kinh tế nhà nước đang trở nên phổ biến trong những năm
gan đây Nhận thức được thực trạng kém hiệu quả của doanh nghiệp nhànước, Đảng và Nhà nước ta đã tích cực thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nhà nước, qua đó quyền tự chủ
kinh doanh của công ty nhà nước ngày càng được mở rộng Luật doanh nghiệp
nhà nước năm 2003 được xây dựng trên cơ sở nhận thức “ doanh nghiệp nhà
nước tuy đã có những đóng góp quan trọng song còn nhiều yếu kém, hạnchế ” [2] Đồng thời Nghị quyết tại Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành
Trung ương Đảng khoá IX cũng khẳng định: “ chưa có sự thống nhất cao
trong nhận thức về vai trò, vị trí của kinh tế nhà nước và doanh nghiệp nhà
Trang 5mới, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, mở rộng quyền tự chủ và tự chịu
trách nhiệm hơn trong hoạt động kinh doanh của mình, hợp tác và cạnh tranh
bình dang với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác theo pháp luật, lấy lãi suất sinh lời trên vốn làm một trong những tiêu chuẩn chủ yếu dé
đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp kinh doanh, góp phần quan trọng thựchiện các mục tiêu kinh tế, xã hội, tạo nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Sau hon 3 năm thực hiện luật doanh nghiệp 2003, việc nghiên cứu “Quyền tự
chủ kinh doanh của công ty nhà nước” vẫn cần thiết và có ý nghĩa “Làm cho
doanh nghiệp nhà nước vừa phục vụ lợi ích công, vừa linh hoạt như một công
ty tư là một bài toán phức tạp của nhiều thế hệ” như nhận xét của
Roosevelt-tổng thống Mỹ [36, tr 60-66] nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực
tiễn trong quá trình thực hiện pháp luật, đồng thời đề ra những giải pháp làm
cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả
hoạt động của công ty nhà nước nói riêng và doanh nghiệp nhà nước nói
chung.
2 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
Luận văn đạt mục đích làm sáng tỏ những vấn lý luận liên quan đến quyền
tự chủ kinh doanh của công ty nhà nước, đồng thời đánh giá thực trạng ápdụng pháp luật từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao
hiệu quả áp dụng pháp luật để bảo đảm thực thi quyền tự chủ kinh doanh của
công ty nhà nước
Để đạt được mục đích trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Lam rõ bản chất, nội dung va các yếu tố chi phối đến quyền tu chủ kinhdoanh của công ty nhà nước
- Đánh giá thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về quyền tự chủ kinhdoanh của công ty nhà nước đồng thời chỉ ra những vướng mắc, bất cập trong
Trang 6quá trình triển khai các quy định pháp luật và tìm ra những nguyên nhân, bất
cập đó.
- Đề xuất các phương hướng và giải pháp để hoàn thiện các quy định pháp
luật về quyền tự chủ kinh doanh của công ty nhà nước nhằm nâng cao hiệuquả của công ty nhà nước trong nền kinh tế thị trường
3 Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, công trình khoa học, bàiviết được đăng trên các tap chí, chuyên dé dé cập đến quyền kinh doanh của
các chủ thể, đề cập đến vấn đề lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật công
ty, tổng công ty nhà nước, hoặc xem xét địa vị pháp lý, cấu trúc vốn của doanh
nghiệp nhà nước Tuy nhiên mỗi một bài viết, một công trình chỉ phản ánh một
khía cạnh quyền tự chủ kinh doanh của công ty nhà nước
4 Phạm vi nghiên cứu đề tai
Công ty nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối Xét về mục đích hoạt động của công ty nha
nước có công ty nhà nước hoạt động kinh doanh và công ty nhà nước hoạt
động công ích Tuy nhiên để đảm bảo tính tập trung của đề tài nhằm làm rõ ý
nghĩa của một bộ phận quan trọng trong khối doanh nghiệp nhà nước, tác giảgiới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài là: Quyền tự chủ kinh doanh của công tynhà nước hoạt động kinh doanh Những vấn đề lý luận và thực tiến Lấyviệc nghiên cứu quyền tự chủ kinh doanh làm trọng tâm, đồng thời so sánh với
quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích,quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước
5 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp của triết hoc Mác - Lê nin, các
quan điểm của Đảng CSVN về Nhà nước và pháp luật Ngoài ra tác giả còn sử dụng phương pháp tập hợp, phân tích, so sánh và đối chiếu để thực hiện đề tài.
6 Những kết qua nghiên cứu mới của luận văn
Trang 7pháp luật hiện nay Từ đó làm cơ sở xây dựng và hoàn thiện các quy định phápluật về quyền tự chủ kinh doanh của công ty nhà nước nói riêng và doanh
nghiệp nhà nước nói chung
7 Cơ cấu của luận văn
Luận văn được tác giả trình bày gồm 3 chương:
- Chương I: Những vấn đề lý luận về quyền tự chủ kinh doanh của
công ty nhà nước
- Chương II: Thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về quyền tự
chủ kinh doanh của công ty nhà nước
- Chương III: Một sé giải pháp nhằm bao đảm quyền tự chủ kinh doanh
của công ty nhà nước
Trang 8CHUONG |
NHUNG VAN DE LY LUAN VE QUYEN TU CHU KINH DOANH
CUA CONG TY NHÀ NƯỚC
1.1 Vai trò của công ty nha nước trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần
1.1.1 Khái niệm và các đặc trưng pháp lý của công ty nhà nước
Sau khi giành được độc lập, chúng ta chủ trương xây dựng một Nhà nước xã
hội chủ nghĩa với hai hình thức sở hữu đó là sở hữu toàn dân và sở hữu tập
thể, trong đó thành phần kinh tế quốc doanh giữ vai trò nòng cốt Kinh tế quốc
doanh được ưu tiên đặc biệt, do vậy, mặc dù trong điều kiện chiến tranh songchúng ta đã thành lập nhiều xí nghiệp quốc gia trên tất ca các ngành nghề,lĩnh vực tạo thành một hệ thống của nền kinh tế quốc dân Nhiệm vụ của xí
nghiệp quốc gia (DNNN) là sản xuất ra nhiều sản phẩm để đáp ứng nhu cầu
của nền kinh tế thời chiến, tuy vậy do điều kiện chiến tranh chúng ta không có
điều kiện cụ thể hoá những nguyên tắc và phương pháp quản lý trong xí
n§hiéphi giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, chúng ta xác định trọngtâm là xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa với cơ chế tập trung bao cấp, theo đó
quá trình phát triển doanh nghiệp nhà nước (DNNN) cùng với những đổi thay trong xã hội đã dần tạo cho doanh nghiệp một địa vị pháp lý ổn định trong
nên kinh tế xã hội chủ nghĩa với mục tiêu hoạt động của DNNN được xác định
là đáp ứng hệ thống chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước Để đạt được hiệu quả tốt chúng ta từng bước thi hành chế độ hạch toán kinh tế để phát triển sản xuất.
DNNN dan được trao chu động, độc lập, phát huy tính tích cực, tuy nhiên mớichỉ dừng ở mức độ sơ khai
Như vậy trong giai đoạn này không tồn tại khái niệm doanh nghiệp mà chỉ
ton tại khái niệm xí nghiệp quốc doanh với tu cách là một cơ sở kinh tế của
nhà nước
Trang 9là chủ thể quản lý và là chủ thể phân phối sản phẩm nên các xí nghiệp quốc
doanh không mang bản chất doanh nghiệp, không hoạt động tự chủ kinhdoanh mà nằm trong khối thống nhất kế hoạch của nhà nước, chỉ là công cụ
để Nhà nước thực hiện kế hoạch kinh tế của mình.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (tháng 12 năm 1986) đã có nhiều thay đổi quan trọng, DNNN sẽ hoạt động trong môi trường mới đó là quan hệ hàng
hoá, tiền tệ trong cơ chế thị trường
Luật DNNN 1995 xác định “Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh
doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế xã
hội được giao”
Trong quá trình chuyển đổi, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước chúng ta thực hiện đa dạng hoá các hình thức sở hữu trên số lượng lớn các doanh
nghiệp nhà nước với mục đích đưa doanh nghiệp nhà nước vào hoạt động bình
đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác trong cơ chế thị
tímg luật DNNN 2003 thì “Công ty nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước
sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, thành lập, tổ chức quản lý đăng ký hoạt động theo
quy định của luật này.”
Như vậy, đã có sự tách bạch giữa doanh nghiệp nhà nước và công ty nhà
nước, nội hàm khái niệm công ty nhà nước bây giờ bị thu hẹp lại, không còn
đồng nhất với khái niệm doanh nghiệp nhà nước như trước đây DNNN là một
khái niệm rộng bao gồm các doanh nghiệp nhà nước đầu tư toàn bộ vốn điều
lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối Công ty nhà nước chỉ là một dạng đặc
biệt của doanh nghiệp nhà nước
Những đặc trưng pháp lý của công ty nhà nước đó là:
Thứ nhất: Công ty nhà nước là tổ chức kinh tế của Nhà nước, là một trong
những cơ sở kinh tế của nền kinh tế quốc dân nhằm thực hiện chức năng kinh
Trang 10tế cua nhà nước Chúng vừa thực hiện chức năng kinh tế, vừa thực hiện mụctiêu, nhiệm vụ xã hội Các mục tiêu, nhiệm vụ xã hội này tuỳ theo từng điều
kiện hoàn cảnh mà Nhà nước giao khác nhau Nhà nước thông qua công ty
nhà nước để tác động đến nền kinh tế thị trường theo hướng có lợi, khắc phục
các nhược điểm của kinh tế thị trường như các nguy cơ khủng hoảng, thất
nehiệp, tác động xấu đến môi trường
Thứ hai: Công ty nhà nước do Nhà nước trực tiếp đầu tư vốn, thành lập và tổ
chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc hoạt động công ích Phần
vốn nhà nước đầu tư từ ngân sách hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước,
tài sản trong doanh nghiệp nhà nước là tài sản của nhà nước Tuy nhiên Nhà
nước là một chủ thể trừu tượng nên giao cho nhiều cơ quan khác nhau thực
hiền quyền chủ sở hữu công ty nhà nước, hệ quả là tạo ra một khối lượng
khong lồ doanh nghiệp nhà nước và một cơ chế quản lý chồng chéo, kìm hãm
doanh nghiệp phát triển
Thứ ba; Công ty nhà nước là một pháp nhân, có tư cách pháp lý độc lập, với
cơ cấu tổ chức chặt chẽ Công ty nhà nước tiến hành kinh doanh và chịu trách
nhiệm bằng chính tài sản hiện có, do vậy tính tự chủ và tự chịu trách nhiệmcần sớm được xác định và mở rộng cho công ty nhà nước
1.1.2 Phan loạt công ty nhà nước
Công ty nhà nước có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau
Thứ nhất: Can cứ vào quy mô và hình thức hoạt động của công ty nhà nước
thì có công ty nhà nước độc lập, công ty nhà nước thành viên và tổng công ty
nhà nước
+ Công ty nhà nước độc lập là công ty nhà nước mà trong đó được Nhà nước
trực tiếp giao vốn, giao nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, không trong cơ cấu tổ
chức của doanh nghiệp khác và do vậy sẽ độc lập, tự chủ và tự chịu trách
nhiệm trong hạch toán kinh doanh
Trang 11được hình thành trên cơ sở tổ chức và liên kết các đơn vị thành viên tạo ra một
doanh nghiệp có quy mô lớn, các đơn vị thành viên có mối quan hệ chặt chẽ,
gan bó với nhau về tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo nghiên cứu, tiếp thihoặc thương hiệu Hoạt động liên kết này nhằm tăng cường khả năng kinh
doanh và thực hiện lợi ích của các đơn vị thành viên va tổng công ty
Quán triệt định hướng của Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba (Ban chấp hành
TW khoá IX) chúng ta khắc phục một hình thức tổng công ty đơn nhất như theoluật DNNN 1995 Để nhanh chóng hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, sửdụng đòn bẩy kinh tế thị trường để phát triển xã hội, chúng ta chủ trương xâydựng các loại hình tổng công ty làm nền tảng chuẩn bị chuyển đổi sang mô
hình công ty mẹ - công ty con, tách quản lý nhà nước ra khỏi quản trị kinhdoanh, giai phóng nhân lực, vật lực doanh nghiệp, tăng quyền tự chủ cho
doanh nghiệp Do vậy Luật DNNN 2003 quy định ba loại hình tổng công ty
đó là Tổng công ty tự nguyện, Tổng công ty do nhà nước quyết định đầu tư và
thành lập và Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn của nhà nước
+ Công ty nhà nước thành viên thuộc tổng công ty nhà nước (Tổng công ty do
nhà nước quyết định đầu tư và thành lập) được chia thành hai loại Một làcông ty thành viên hạch toán độc lập có quyền tự chủ trong kinh doanh, tự
hạch toán theo phương thức lời ăn, lỗ chịu, tổng công ty không trả nợ thay cho
đơn vi nay Hai là công ty thành viên hạch toán phụ thuộc không được hạch
toán riêng mà hạc toán cùng tổng công ty, tổng công ty là người phải chịu
trách nhiệm cuối cùng về các hoạt động kinh doanh của đơn vi này, do vậy
thực chất đây chỉ là đơn vị thay mặt tổng công ty để kinh doanh nên quyền tự chủ kinh doanh bị hạn chế nhiều do hoạt động điều hành của tổng công ty.
Thứ hai: Nếu dựa vào cơ chế quản lý nội bộ của công ty thì công ty nhà nướcđược chia thành hai loại đó là: Công ty nhà nước có hội đồng quản trị vàCông ty nhà nước không có hội đồng quản trị
Trang 12+ Hội đồng quản trị được thành lập ở tổng công ty nhà nước và công ty nhà
nước độc lập, có quy mô vốn lớn, giữ quyền chi phối doanh nghiệp khác
Hội đồng quản trị là đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại doanh
nghiệp, đứng ra nhận tài sản nhà nước đầu tư, quyết định chính sách, chiến
lược đầu tư và tuyển chọn giám đốc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh
Theo quy định của pháp luật thì thành viên của hội đồng quản trị là nhữngngười được nhà nước chỉ định, được phân ra làm thành viên chuyên trách và
thành viên không chuyên trách, họ không bỏ vốn vào kinh doanh nhưng được
nhà nước phân công làm đại diện chủ sở hữu nhà nước để quyết định những
vấn đề cơ bản trong công ty nhà nước, họ thực hiện nhiệm vụ nhà nước giaomột cách trung thực, vì lợi ích của công ty và lợi ích của nhà nước
Do vậy, việc Nhà nước uỷ quyền cho một tập thể làm đại diện quyền sở hữu
tiến hành các hoạt động kinh doanh đã làm hạn chế tính năng động, tự chủ, tự
chịu trách nhiệm của loại hình công ty này so với công ty nhà nước không cóhội đồng quản trị
Tổng giám đốc công ty nhà nước có hội đồng quản trị điều hành các hoạtđộng của công ty theo mục tiêu, kế hoạch theo điều lệ công ty và các nghị
quyết, quyết định của hội đồng quản tri
+O công ty nha nước không có hội đồng quan tri, giám đốc là người dai diện
theo pháp luật của công ty, là người điều hành cao nhất trong công ty và phảichịu trách nhiệm một mình về toàn bộ hoạt động của công ty, nói chung trongloại hình công ty này giám đốc công ty có quyền tự quyết cao trong quản lý vàđiều hành, không bị ràng buộc bởi các nghị quyết, quyết định của hội đồngquan tri
Thứ ba: Can cứ vào mục đích hoạt động của công ty nhà nước thì LuậtDNNN 1995 quy định có hai loại hình DNNN đó là DNNN hoạt động côngích và DNNN hoạt động kinh doanh
Trang 13Đến Luật DNNN 2003 thì quan niệm về DNNN đã có nhiều thay đổi, không
có quy định công ty nhà nước hoạt động công ích hoặc hoạt động kinh doanh,
mà thống nhất (giới hạn) ngành nghề, lĩnh vực thành lập công ty nhà nước
Tính công ích hiện nay được xác định là sản phẩm công ích và dịch vụ công
ích, Nhà nước thông qua đấu thầu để mua từ doanh nghiệp những sản phẩm, dịch vụ công ích Những sản phẩm, dịch vụ công ích mà Nhà nước không thể
đấu thầu thì mới được đặt hàng, giao kế hoạch và do vậy không còn tiêu chí
mục đích hoạt động để phân loại.
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn tồn tại công ty nhà nước hoạt động công ích, theo
lộ trình chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thì đến năm 2009, tất cả các công
ty nhà nước đều chuyển sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần hoặc
công ty trách nhiệm hữu hạn theo Luật DN 2005
1.1.3 Vai trò của công ty nhà nước
Công ty nhà nước có vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế quốc dân thể hiện trên những điểm sau đây.
Thư nhất: Công ty nhà nước là cơ sở kinh tế quan trong của thành phần
kinh tế nhà nước, có vai trò quan trọng trong việc tạo ra nhiều sản phẩm cho
xã hội, giải quyết số lượng lớn lao động trong xã hội, góp phần thúc đẩy tăng
trưởng xã hội
Thứ hai: Công ty nhà nước được xác định như một công cụ để Nhà nước
trực tiếp tác động, điều hành nền kinh tế, dẫn hướng cho các thành phần kinh
tế khác trong cơ chế thị trường
Số lượng công ty nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế, nắm giữ
nguồn lực chủ yếu trong xã hội Đối với những lĩnh vực, ngành nghề kinh
doanh ở địa bàn khó khan, đồi hỏi đầu tư công nghệ, nguồn lực lớn mà các
thành phần kinh tế khác không muốn làm hoặc đầu tư ở những ngành nghề,lĩnh vực, địa bàn có khả năng tao ra siêu lợi nhuận và đầu tư trong lĩnh vực có
liên quan đến an ninh, quốc phòng
Trang 14Thứ ba: Công ty nhà nước hiện diện trong vai trò như một giải pháp khắc
phục các khuyết tật của nền kinh tế thị trường như khủng hoảng kinh tế, môi
trường suy thoái, phân biệt giàu nghèo
Tóm lại: Công ty nhà nước là một bộ phận cơ bản của kinh tế nhà nước.Kinh tế nhà nước có vai trò chủ đạo, quyết định trong việc giữ vững định
hướng xã hội chủ nghĩa, ổn định và phát triển kinh tế đất nước.
Xem Xét vai trò của công ty nhà nước một số nước điển hình trên thế giới ta
thấy
+ Ở Trung quốc, một quốc gia có thể chế chính trị xã hội gần
giống với chúng ta, xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc
Trung quốc thì cho đến nay họ cũng xác định Công ty nhà nước là
lực lượng chủ đạo trong công cuộc phát triển nền kinh tế, chúng là nền tảng sức mạnh tổng hợp của của Trung Quốc, chỉ có phát huy được vai trò chủ đạo thật sự của DNNN thì cải cách mới có thể
thành công thật sự
+ Ở Pháp, một nước tư bản chủ nghĩa, phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa cận đại được xác lập và phát triển, chuyên môn hoá và quan hệ với bên ngoài rộng rãi làm cho xã hội phát triển nhanh
chóng, khủng hoảng kinh tế là tất yếu xuất phát từ chính sách canthiệp của Nhà nước vào nền kinh tế, đứng trước tình hình đó Nhà
nước Pháp cũng giống như nhiều nước tư bản phải tìm cách tự điều
chỉnh vĩ mô tương ứng Chính sách quốc hữu hoá được áp dụng,doanh nghiệp nhà nước xuất hiện trong khoảng thời gian những năm
70, 80 Tuy nhiên giai đoạn sau đó kinh tế lại bắt đầu trì trệ và mộttrào lưu ngược lại lại diễn ra, phong trào tư nhân hoá lại diễn ra,
song đến nay dù Pháp hay Nhật bản, các nước Tây âu doanh nghiệpnhà nước van chiếm một ty trọng không phải là nhỏ, chiếm lĩnh
Trang 15những Íĩnh vực, ngành nghề quan trọng trong kinh tế nhà nước, là đòn
lái cho Nhà nước điều khiển kinh tế vĩ mô.[27 tr.89- 109]
Như vậy qua việc xem xét doanh nghiệp nhà nước một số quốc gia trên thế
giới ta thấy đến nay DNNN giff vai trò chủ đạo trong điều khiển nền kinh tế
nhà nước.
Tổng kết những năm gần đây cho thấy công ty nhà nước chưa thật sự phát
huy đúng vai trò của mình, với những con số thống kê tương tự như: khoảng
60% trong tổng số DNNN làm ăn thua lỗ, Tổng kết 2 tháng đầu năm 2006 về
giá trị tạo ra của sản xuất công nghiệp thì mức tăng trưởng chung là 15.8%,
trong đó khối doanh nghiệp nhà nước: 8%, khối doanh nghiệp ngoài quốcdoanh: 21.7%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài: 17.3%, [16]
Nhu vậy không thể nghỉ ngờ vai trò to lớn của các xí nghiệp quốc doanh và
cơ chế kế hoạch hoá tập trung trong việc phân phối các nguồn lực kinh tế
trong thời kỳ chiến tranh, song giai đoạn hiện nay cách quản lý này đã nhanh
chóng lỗi thời, sau gần 15 năm đổi mới doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm một
ty trong quan trọng bậc nhất trong nền kinh tế việt nam, nắm giữ các nguồn tài
nguyên, nhân lực, vật lực cơ bản trong xã hội nhưng không phát huy được hiệuquả và vai trò chủ đạo của mình, đang dần nhường bước cho các thành phầnkinh tế khác Tình thế này buộc chúng ta phải nhận thức lại cách thức phát
huy vai trò chủ đạo của công ty nhà nước để thật sự phát huy thế mạnh và vai
trò của thành phần kinh tế nhà nước
Hội nghị lần thứ 3, Ban chấp hành TW Đảng khoá 9 đề ra quan điểm chỉ
đạo “ Kinh tế nhà nước có vai trò quyết định trong việc giữ vững định hướng
xã hội chủ nghĩa, ổn định và phát triển kinh tế của đất nước Kiên quyếtđiều chỉnh cơ cấu để DNNN có cơ cấu hợp lý, tập trung vào những ngành,
lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng, chiếm thị phần đủ lớn đối với các
sản phẩm và dịch vụ chủ yếu, không nhất thiết phải giữ tỷ trọng trong tất cả
các ngành, lĩnh vực, sản phẩm của nền kinh tế Đại bộ phận doanh nghiệp nhà
nước có quy mô vừa và lớn, công nghệ tiên tiến: một bộ phận cần thiết có quy
Trang 16mô kinh doanh nhỏ để kinh doanh những sản phẩm, dich vu thiết yếu, nhất là
ở những vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa Chuyển doanh nghiệpnhà nước sang hoạt động theo chế độ công ty, đẩy mạnh CPH những doanhnghiệp nhà nước không cần thiết phải nắm giữ 100% vốn xem đó là khâu quan
trọng để tạo chuyển biến cơ bản và nâng cao hiệu quả DNNN”.
Để công ty nhà nước đóng vai trò cốt cán, nòng cốt, chủ đạo thì cần phải củng cố và thực hiện tốt những điểm sau:
+ Những ngành nghề, lĩnh vực, địa điểm đầu tư đem lại lợi nhuận thấp,
không hấp dan các nhà đầu tư tuy nhiên có ý nghĩa kinh tế, xã hội cao thì công
ty nhà nước phải làm
+ Công ty nhà nước cần được đầu tư nguồn lực mạnh để phát huy vai trò
của mình trong việc điều tiết nền kinh tế thị trường
+ Công ty nhà nước là chỗ dựa và là điểm tựa quan trọng để Nhà nước điều
kết cấu ngành khiến chúng được bố trí hợp lý, tối ưu hoá nhằm đảm bảo tính
hoàn chỉnh và tính hệ thống hoá của nền kinh tế quốc dân
+ Công ty nhà nước là chỗ dựa quan trọng để giải quyết việc làm cho người
lao động trong việc nâng cao mức sống của người dân, có ý nghĩa quan trọng
đối với ổn định xã hội.
+ Công ty nhà nước cần khai thác lợi thế lớn trong hoạt động thương mạiquốc tế
+ Cuối cùng trên một số ngành nghề, lĩnh vực có tính nhạy cảm cao đối với
an ninh, chính trị thì Nhà nước cần phải nắm giữ thông qua công ty nhà nước, lĩnh vực, ngành nghề này có thể độc quyền nhà nước hoặc cần hạn chế cạnh
Trang 17tranh ngoài thi trường thì mới giữ vững được chế độ xã hội Vi du hoạt động in
tiền, buôn bán, sản xuất vật liệu nổ, phóng xa
Như vậy công ty nhà nước có vai trò quan trọng Tuy nhiên sẽ có hai
khuynh hướng có thể diễn ra đó là: Công ty nhà nước tận dụng mọi lợi thế
biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp, gây cản trở nền kinh
tế và có hiệu ứng ngược lại kết quả mong muốn, hoặc là công ty nhà nước yếu
kém, không phát huy được vai trò chủ đạo của mình, không đem lại kết quả
mong muốn mà chỉ gây lãng phí nhân lực, vật lực của Nhà nước, góp phần tạo
dư luận xấu trong xã hội
1.2 Quyền tu chủ kinh doanh của công ty nhà nước
1.2.1 Khái niệm quyền tự chủ kinh doanh của công ty nhà nước
Các doanh nghiệp là những thực thế pháp lý độc lập, có năng lực pháp luật
và năng lực hành vi dan sự để tiến hành các hoạt động kinh doanh nhằm đạt
mục đích tìm kiếm lợi nhuận Các chủ thể này có tài sản riêng và được Nhà
nước đảm bảo quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh nên hoàn toàn chủ động quyết định mọi vấn đề, tự chủ trong kinh doanh để đạt mục tiêu của mình Công ty nhà nước cũng là một thực thể pháp lý độc lập, tiến hành kinh
doanh nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận va các mục tiêu kinh tế, xã hội Tuy nhiên
luôn xảy ra xung đột giữa mục tiêu lợi nhuận và mục tiêu kinh tế xã hội vàxung đột giữa quyền tài sản và quyền kinh doanh của công ty nhà nước
Quyền tự chủ kinh doanh là nội dung cơ bản trong quyền tự do kinh doanh
-một quyền cơ bản về kinh tế của các chủ thể trong xã hội Tuy nhiên quyền tự
chủ kinh doanh của công ty nhà nước có nội hàm hẹp hơn, được giới hạn bởichủ sở hữu tài sản là Nhà nước Quyền tự chủ kinh doanh của công ty nhà
nước là tổng hợp các vấn đề mà công ty nhà nước với tính cách là một chủ thể
kinh doanh được tự quyết định trong quá trình tiến hành các hoạt động sản
xuất kinh doanh trên nguyên tắc sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhà nước
giao để đạt mục đích lợi nhuận hoặc mục tiêu kinh tế xã hội.
Trang 181.2.2 Nội dung quyền tự chủ kinh doanh cua công ty nhà nước
Nội dung quyền tự chủ kinh doanh của công ty nhà nước có thể được chia
thành các nhóm cơ bản như sau:
(L) Tự chủ trong tổ chức và quản lý và xử lý các mối quan hệ nội bộ doanh
nghiệp
Xu hướng kinh doanh hiện đại trên thế giới và cũng là quy luật khách quan
là việc tách quyền sở hữu, quyền tự chủ kinh doanh và quyền quản lý doanhnghiệp, mặc dù hai quyền năng này có quan hệ phái sinh ra nhau nhưng
không thể lồng ghép với nhau nếu kinh doanh với quy mô lớn hoặc chủ sở hữu
không đủ năng lực kinh doanh Đặc biệt với công ty nhà nước thì chúng ta cần
dứt điểm thoát khỏi cơ chế tập trung, cơ quan quản lý nhà nước vừa là người
quản lý, vừa là người kinh doanh
Quy luật thị trường và những biến động của nó đòi hỏi các chủ thể tham gia
kinh doanh phải thích ứng cao độ, mở rộng hay thu hẹp quy mô, chọn lựa môhình quản lý phù hợp cần phải tuân theo tín hiệu thị trường, đó là chưa tínhđến tính tiên phong, tiên đoán thị trường tốt thì doanh nghiệp mới trụ vững,
tồn tại và phát triển được Đi ngược với quy luật này sẽ làm cho doanh nghiệp mòn mỏi, kém hiệu quả ngay từ chính sách tổ chức nội bộ và công tác cán bộ
doanh nghiệp
Xem xét kinh nghiệm trao quyền tự chủ xử lý quan hệ nội bộ cho công ty nhà
nước của một số nước trên thế giới ta thấy:
- Hàn Quốc: Tối thiểu hoá các can thiệp về chính trị, nhất là các
quyết định về nhân sự Các quy định pháp lý của Hàn Quốc về quyền
và nghia vụ của chủ sở hữu nhà nước rất coi trọng tính rõ ràng dựatrên cơ sở xác định vai trò cá nhân
- New Zealand: Có Luật công ty và Luật DNNN, Luật DNNN
điều chỉnh các đặc thù của chủ sở hữu, còn Luật công ty điều chỉnh
mô hình tổ chức, quản lý của DNNN, nói chung New Zealand không
có những bước đột phá về quản lý DNNN so với các quốc gia khác
Trang 19- Trung Quốc: Trong hon 20 nam qua Trung Quốc đã thực hiện
nhiều biện pháp cai cách như giảm chính, phóng lợi, năm to, buôngnhỏ, xây dựng chế độ doanh nghiệp hiện đại với sự tách quyền sở hữuvới quyền kinh doanh.[33, tr 83-84]
Tổ chức bộ máy, phân công nhiệm vụ, tiến hành các hoạt động quản lý nội
bộ trong doanh nghiệp chính là quan hệ giữa con người và con người trong
quá trình sản xuất, nó có liên quan đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và quá
trình phân phối lợi nhuận, chỉ tự doanh nghiệp mới là người hiểu biết nhất cầnphải làm gì, vào thời điểm nào và tiến hành công việc ra sao
(ii) Tự chủ trong tổ chức sản xuất, kinh doanh
Kinh doanh bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, từ việc tìm kiếm thị trường
và xác định sản phẩm đến công tác kế hoạch, vật tư, công nghệ, con người,thiết lập các mối quan hệ kinh tế, bán sản phẩm, dịch vụ và tiền vốn, phân
chia tài chính, tái đầu tư, tức là luôn phải trả lời câu hỏi làm cái gì, như thế
nào, bán cho ai, được lợi nhuận bao nhiêu Về tổng thể các hoạt động này phải được quy luật thị trường điều chỉnh, do vậy có thể phân chia làm một số giai đoạn như sau để hiểu rõ hơn về giá trị quyền tự chủ kinh doanh.
Thứ nhất: Nên kinh tế thị trường mang bản chất hoàn toàn khác với kinh tế
kế hoạch hoá tập trung Doanh nghiệp cũng như nhà sản xuất phải xác địnhbán cái gi mà thị trường có nhu cầu, không những vậy doanh nghiệp còn có
trách nhiệm hướng thị trường vào sản phẩm của mình, nên việc chủ động tìm
kiếm và mở rộng thị trường, chiếm lĩnh thị phần rất quan trọng và có tính chấttiền đề đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Thị phần còn thì
doanh nghiệp tồn tại, thị phần mất thì doanh nghiệp thua lỗ, phá sản
Thứ hai: Quy luật kinh tế thị trường diễn ra trên tất cả các mối quan hệ xãhội từ thị trường lao động, tài chính, mua bán, đất đai đến hoạt động đầu tư,
nên không thể nói doanh nghiệp chỉ tự chủ về tìm kiếm và giành giật thị phần
mà song song với nó đòi hỏi doanh nghiệp phải được tự chủ trong quá trình
Trang 20THU VIEN
|¡ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
PHÒNG ĐỌC
thiết lập các mối quan hệ kinh doanh Xác định phương hướng, đường lối kinh
doanh, xác lập và thực hiện kế hoạch kinh doanh uyén chuyển tuân theo tín
hiệu thị trường Doanh nghiệp tự do, tự nguyện ý chí xác lập và thực hiện cácquan hệ hợp đồng kinh tế trên cơ sở pháp luật cho phép, không bị ép mua hoặc
ép bán bằng các can thiệp từ cơ quan hành chính hoặc cơ quan chủ quản Nhà
nước sẽ phải được coi như một khách hàng của doanh nghiệp trên quan hệ
kinh tế, như một cổ đông đầu tư vào doanh nghiệp hoặc một chủ đầu tư trong nền kinh tế thị trường bình đẳng.
Thứ ba: Doanh nghiệp cần được tự chủ trong giao kết các hợp đồng kinh tế
và thiết lập các mối quan hệ khác với bên ngoài Thực tiên kinh doanh cho
thấy có vô vàn các mối quan hệ mà doanh nghiệp cần thiết lập và cơ hội kinhdoanh là không dễ dàng, ngay việc trao cho doanh nghiệp quyền tự chủ mạnh
như vậy nhưng vẫn có nhiều doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn, làm ăn thua lỗ vìkhông giỏi trong kinh doanh, ngược lại nếu bó buộc doanh nghiệp bằng sự chỉ
đạo kinh doanh của cơ quan chủ quản sẽ nhanh chóng làm cho doanh nghiệp
yếu kém Cơ chế thị trường đã gắn liền lợi ích kinh tế với hành vi kinh doanh,
tự chủ trong giao kết hợp đồng và thiết lập các mối quan hệ kinh tế đồng nghĩa
với việc tự chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình Nhà nước cần chấp
nhận rủi do trong hoạt động đầu tư như một tất yếu trong cơ chế thị trường,
không nhất thiết phải bằng mọi biện pháp can thiệp để cứu doanh nghiệp làm
biến dạng môi trường kinh tế lành mạnh
+ Tự do lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế
Trong cơ chế thị trường cạnh tranh là tất yếu và đương nhiên sẽ có nhữngtranh chấp kinh doanh đi kèm Công ty nhà nước cần được tự do lựa chọnphương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh dựa trên cơ sở pháp luật quy
định làm sao có lợi nhất cho hoạt động kinh doanh của mình Lợi ích của Nhà
nước chỉ có thể có được khi có lợi ích của doanh nghiệp trên cơ sở quyền tự
quyết doanh nghiệp
Trang 21(111) Tự chu về vốn và tài chính doanh nghiệp
Các công ty nhà nước được Nhà nước đầu tư 100% vốn ban dau va được
xem xét, bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh, điều này tạo điều kiện
thuận lợi về cơ sở vật chất ban đầu cho doanh nghiệp Tuy nhiên chính nhữngràng buộc về quyền tài sản và quyền quản lý nhà nước là hàng rào ngăn cản
quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp Khi đưa công ty nhà nước vào
hoạt động theo cơ chế thị trường cần phải đổi mới mạnh mẽ quyền tự chủ tài chính của doanh nghiệp, tháo bỏ những cơ chế trói buộc mà vẫn kiểm soát
được mục đích hoạt động thông qua chính công cụ thị trường
Công ty nhà nước có quyền huy động vốn, sử dụng các loại quỹ theo quyđịnh của pháp luật, hưởng các chế độ trợ cấp, trợ giá khi thực hiện nhiệm vụ,hưởng chế độ ưu đãi đầu tư, tái đầu tư và phân phối lợi nhuận theo quy định
của pháp luật, bên cạnh đó công ty nhà nước kinh doanh phải đảm bảo có lãi,chấp hành đầy đủ chế độ quản lý vốn, tài sản, và các loại quỹ, chế độ hạch
toán, kiểm toán, báo cáo và công khai tài chính.
Như vậy công ty nhà nước được trao quyền tự chủ về tài chính và các biệnpháp nhằm đảm bảo thực hiện quyền này
1.2.3 Vai trò của quyền tự chủ kinh doanh đốt với hoạt động của công ty
nhà nước
+ Quyền tự chủ kinh doanh của công ty nhà nước là động lực chính thúc
đẩy công ty nhà nước làm ăn có hiệu quả.
Lịch sử công ty nhà nước của chúng ta chứng minh càng trao mạnh quyền tự chủ kinh doanh thì càng phát huy được nội lực, phẩm chất trí tuệ của những người điều hành công ty nhà nước và tập thể người lao động Như vậy, nếu mở rộng quyền tự chủ kinh doanh cho công ty nhà nước thì sẽ phát huy tối đa tiềm
năng trong doanh nghiệp, đặc biệt là trong cơ chế thị trường, một sân chơi
chung không có ưu tiên hay phân biệt đối xử Quyền tự chủ kinh doanh sẽ làđộng lực thúc đẩy mạnh nhất công ty nhà nước làm ăn có hiệu quả
Trang 22Tuy vậy, quyền tu chủ phải di đôi với trách nhiệm trong kinh doanh, Nha
nước trao cho công ty nhà nước hai nhiệm vụ quan trọng đó là kinh doanh có
hiệu quả và gánh vác trách nhiệm xã hội Từ hai nhiệm vụ này cụ thể hoá
thành trách nhiệm của công ty nhà nước trong từng lĩnh vực, công việc, quan
hệ cụ thể để đảm bảo hiệu quả mà không mất vốn nhà nước, không mất uy tín
của kinh tế nhà nước và đảm nhận tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị
trường.
+ Quyển tự chủ kinh doanh là nền tảng để doanh nghiệp tự hạch toán kinh
doanh, tự xác định tính sống còn trong cơ chế thị trường
Công ty nhà nước được trao quyền tự chủ kinh doanh là được trao quyền cơ
bản và quan trọng nhất của doanh nghiệp Khi được trao quyền tự chủ kinh
doanh thật sự, doanh nghiệp có cơ sở để tiến hành các quan hệ kinh doanh độc lập, từ thiết lập, tiếp cận thị trường sản phẩm, dịch vụ đến tổ chức hạch
toán kinh doanh, đầu tư dam bảo có lãi và phục vụ tốt mục tiêu nhà nước giao
Qua đó doanh nghiệp tự xây dựng thương hiệu, uy tín trong thị trường và nâng
cao thu nhập cho người lao động Khi doanh nghiệp vững mạnh, chiếm lĩnh tốtthị phần và có chỗ đứng vững trong thị trường sẽ đáp ứng tốt các mục tiêu nhà
nước giao, ngược lại doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả sẽ buộc phải giải thể,
phá sản thì có cố vực dậy cũng khó mà đảm đương được nhiệm vụ của Nhà
nước
Quyền tự chủ kinh doanh sẽ gạt bo dan những can thiệp phi thị trường vào
hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước thông qua quan hệ sở hữu trên nền
tảng cơ chế thị trường để tác động tới doanh nghiệp, và như vậy không có mâu
thuẫn giữa quyền quản lý, quyền sở hữu và lợi ích doanh nghiệp
Trao quyền tự chủ kinh doanh cũng đồng nghĩa với việc xác định rõ ràng
quyền tài sản của doanh nghiệp Mọi yếu kém của doanh nghiệp bắt nguồn từ
quyền tài sản không rõ ràng, thực tiễn cho thấy để tồn tại và cạnh tranh doanh nghiệp phải tìm mọi cách để huy động vốn và kinh doanh có lãi, trước hết là vì
lợi ích của cán bộ, công nhân viên Doanh nghiệp phải xem xét tài sản doanh
Trang 23nghiệp quan ly là của mình, giành lấy tự do trong điều hành, phân phốt laođộng, lợi ích, phúc lợi
+ Quyên tự chủ kinh doanh làm giảm gánh nặng trách nhiệm đối với ngân
sách nhà nước
Với một số lượng lớn các công ty nhà nước làm ăn thua lỗ, gánh nặng ngânsách cho công ty nhà nước đang đè lên vai Nhà nước và như vậy cần thiếtphải cai cách công ty nhà nước, mở rộng và đảm bảo các quyền tự chủ kinhdoanh cho công ty nhà nước là giải pháp là bắt buộc phải thực hiện, làm chocông ty nhà nước làm ăn có hiệu quả, làm giảm áp lực đối với ngân sách nhànướcQuyền tu chủ kinh doanh làm cho doanh nghiệp nhà nước trở lên độc lậptrong nền kinh tế thị trường
Một công ty nhà nước tiến hành kinh doanh trong cơ chế thị trường được coi
là một chủ thể tham gia vào thị trường Trong một sân chơi trung không chấp nhận ưu tiên cá biệt, hơn nữa Nhà nước không thể tiếp tục hỗ trợ doanh
nghiệp vô kỳ hạn để nhận lấy kết quả không như mong đợi, và do vậy công ty
nhà nước phải trở lên độc lập như một chủ thể kinh doanh trong luật chơi
chung Có xác định được như vậy thì vai trò của công ty nhà nước mới thực sựphát huy Độc lập trong cơ chế thị trường là chấp nhận cạnh tranh theo quy
luật của thị trường, doanh nghiệp tự khăng định được sức mạnh thì sẽ tồn tại
và ngược lại doanh nghiệp dựa dam, y thế, yếu kém thì sớm hay muộn cũng sé
bị loại khỏi cuộc chơi
Độc lập trong cơ chế thị trường là động lực, động cơ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển Chúng ta không quan ngại rằng công ty nhà nước sẽ bị đánh bật ra
khỏi cuộc chơi, vì rằng chúng ta không chỉ có một công ty nhà nước và thực
chất nguồn lực trong công ty nhà nước không phải yếu kém Chúng ta cũng
không cần phải lo lắng khi doanh nghiệp độc lập sẽ thoát khỏi vòng kiểm soát
của Nhà nước Dù sao Nhà nước vẫn là chủ sở hữu cuối cùng đối với doanh
nghiệp, và trong cơ chế thị trường không cần đến những mệnh lệnh hành chính
Trang 24mà thong qua quan hệ chủ sở hữu - doanh nghiệp cũng vẫn có thể điều tiết
được định hướng của doanh nghiệp
+ Quyền tự chủ kinh doanh là giải pháp “cởi trói” cho công ty nhà nước
Xuất phát từ nguồn gốc Nhà nước là chủ sở hữu của công ty nhà nước, mà
Nhà nước là chủ thể trừu tượng, các quan hệ của Nhà nước thông qua chế
định đại điện do vậy quan lý doanh nghiệp cũng như thực hiện quyền chủ sởhữu nhà nước đối với doanh nghiệp bị nhiều cơ quan khác nhau can thiệp
Do có nhiều cơ quan có thể chi phối đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp nên cơ hội kinh doanh thường bi lỡ dở, quyết tâm kinh doanh củadoanh nghiệp không cao, chi phí gia tang dẫn đến doanh nghiệp phan ứng
chậm chạp với các đổi thay của thị trường và kém tính hiệu quả Vì vậy, tăng quyền tự chủ kinh doanh cho công ty nhà nước và cụ thể như hiện nay là thành lập Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn của nhà nước là một hướng đi
đúng, nhằm dé bỏ những rào can không cần thiết cho doanh nghiệp, dần loại
đi cơ chế quản lý chồng chéo và can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính vàohoạt động kinh doanh của công ty nhà nước
+ Mở rộng và đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh của công ty nhà nước làm
hoàn hảo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhanh chóng
hoà nhập với kinh tế khu vực và quốc tế
Xu hướng của các nước nói chung là nhanh chóng cải cách thành phần kinh
tế nhà nước tiến đến một nền kinh tế thị trường thực sự Tiêu chuẩn chung để
hội nhập là xây dựng một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa, đảm bảo quyền tựchủ kinh doanh cho các chủ thể trong nền kinh tế
Hội nhập kinh tế có tính hai mặt: Một mặt doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận
phương thức kinh doanh hiện đại và được kinh doanh trong môi trường có sự
cạnh tranh khốc liệt, điều này đỏi hỏi doanh nghiệp phải tìm mọi cách trụ
vững và vươn lên, những mặt khác, doanh nghiệp có năng lực kinh doanh kém,
nguồn vốn nhỏ lẻ, thiếu kinh nghiệm và khoa học kinh doanh, làm ăn yếu kém
có thể bị thất bại ngay tại sân nhà Nên cơ chế tập trung, bao cấp hay những
Trang 25nghiệp nhà nước vào tình trạng thua 16, thất bai.
1.2.4 Một số yếu tố chỉ phối đến việc xác lập quyền tự chủ kinh doanh
của công ty nhà nước
Bản chất của nền kinh tế thị trường là sự cạnh tranh bằng mọi nguồn lực để giành lợi ích cao nhất Tính tích cực là giải phóng mọi nguồn lực để nhanh
chóng tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội Tuy nhiên, phát triển
kinh tế thị trường có thể làm nảy sinh những tiêu cực, hạn chế, đó là tình trạng
người bóc lột người, phân hóa giàu nghèo, tài nguyên cạn kiệt, môi trường suy
thoái Nhà nước xã hội chủ nghĩa phát triển nền kinh tế thị trường có nhiệm
vụ hạn chế được những nhược điểm trên mà vẫn đảm bảo giải phóng mọi
nguồn lực trong xã hội
+ Chuyển từ cơ chế bao cấp tập trung sang vận hành xã hội theo cơ chế thị
trường xã hội chủ nghĩa là lý do chính đòi hỏi công ty nhà nước phải độc lập,
tự chủ trong kinh doanh, giải phóng mọi năng lực sản xuất để tạo ra thật nhiều sản phẩm cho xã hội Công ty nhà nước mang trong mình hai nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất kinh doanh phải có hiệu quả và là một lực lượng kinh tế chủ
lực để Nhà nước điều tiết thị trường do vậy đòi hỏi phải xuất sắc hơn han các
doanh nghiệp khác, không làm biến dạng môi trường kinh doanh mà vẫn hoạt
động kinhdoanh có hiệu quả cao, tạo sức mạnh cho kinh tế nhà nước
Về mặt lý thuyết thì sức mạnh hiệu quả kinh doanh và tài chính của công ty
nhà nước sẽ giúp công ty nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ xã hội, do vậy phải
tạo cơ chế sao cho công ty nhà nước có sức mạnh thật sự trước và từ đó làm
nền tảng để thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội Nếu để mục tiêu kinh tế xã hội
là nhiệm vụ trước tiên thì công ty nhà nước luôn yếu kém và không thể làm
tròn nhiệm vụ của mình
Trang 26+ Công ty nhà nước là doanh nghiệp được Nha nước dau tư toàn bộ 100%vốn và phải hoạt động theo mục đích, tôn chỉ trên, tuy nhiên tính sở hữu nhà
nước lại đem lại nhiều rắc rối cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
+ Trước đây, trong thời kỳ tập trung bao cấp chúng ta đã chủ trương phát
triển kinh tế dựa trên hai thành phần kinh tế đó là kinh tế quốc doanh và kinh
tế tập thể, do vậy công ty nhà nước thực hiện sản xuất theo hệ thống chỉ tiêu, pháp lệnh Không có khái niệm trao đổi hàng hoá trên thị trường và Nhà nước
là chủ thể sản xuất cũng là chủ thể phân phối tiêu dùng Nay phát triển kinh tế
thị trường, Nhà nước không thể tiếp tục duy trì kiểu quản lý cũ, và chính mâu
thuần trong sở hữu và quản lý là nguyên nhân dẫn đến yếu kém trong công ty
nhà nước
+ Khi tách quyền kinh doanh ra khỏi quyền quản lý và sở hữu của Nhà
nước thì Nhà nước vẫn phải có những biện pháp nhằm bảo toàn và phát triển
vốn, và tác động vào công ty nhà nước để đạt được mục dich, chỉ có điều các
biện pháp này thực hiện trên quyền cổ đông, quyển nhà đầu tu theo quy luật
thị trường, đó cũng là giới hạn quyền tự chủ kinh doanh của công ty nhà nước
trong cơ chế thị trường
Thực tiễn cho thấy tách quản lý nhà nước ra khỏi sở hữu nhà nước thànhhai luồng quản lý khác nhau nhưng vẫn đảm bảo quản lý được công ty nhà
nước để hoàn thành tốt nhiệm vụ là rất khó khăn Đúng là cần một cơ chế
quản lý mới đối với công ty dựa trên những nguyên lý thị trường nhưng làm
cách nào để quản lý được thì cần phải thử nghiệm từng bước thận trọng sau đó
rút kinh nghiệm, nhân rộng và hoàn thiện Tuy nhiên hoàn cảnh hội nhập kinh
tế thế giới và những yêu cầu của việc quản lý, phát triển kinh tế trong nước
không cho phép chúng ta chậm trễ cải cách quản lý công ty nhà nước
Trang 27CHUONG IL.
THUC TRANG AP DỤNG CAC QUY ĐỊNH PHAP LUAT VỀ
QUYỀN TỰ CHU KINH DOANH CUA CÔNG TY NHÀ NƯỚC
2.1 Quyền tự chủ trong hoạt động quan lý vốn va tai sản cua công ty
nhà nước
Vốn trong công ty nhà nước bao gồm vốn do Nhà nước đầu tư tại công ty,vốn do công ty tự huy động và các nguồn vốn khác theo quy định của phápluật
Vốn do Nhà nước đầu tư tại công ty bao gồm vốn vốn ngân sách nhà nước
và vốn tự tích luỹ được bổ sung vào vốn nhà nước Giá trị quyền sử dụng đất
được tính vào vốn của công ty theo quy định của pháp luật đất đai
Như vậy, Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ ban đầu khi thành lập công ty
nhà nước Trong thời hạn 2 năm kể từ khi có quyết định thành lập công ty nhà
nước thì đại diện chủ sở hữu phải tiến hành giao đủ vốn đối với công ty mới
thành lập, kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì cơ
quan giao vốn phải tiến hành trong thời hạn 60 ngày
Bộ tài chính thực hiện giao vốn đối với những công ty thuộc thẩm quyền
thành lập của Thủ tướng chính phủ, Bộ quản lý ngành giao vốn đối với nhữngcông ty do Bộ, ngành quyết định thành lập, Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tinh
thực hiện giao vốn đối với những công ty do tỉnh quyết định thành lập
Vốn điều lệ của bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng mang ba chức năng cơ
bản đó là nguồn lực vật chất ban đầu để doanh nghiệp khởi đầu kinh doanh,đảm bảo năng lực tư cách chủ thể và cơ sở để xác định quyền sở hữu của mỗi
cổ đông trong doanh nghiệp Ở công ty nhà nước chỉ có Nhà nước là chủ sở
hữu duy nhất nên vốn pháp định của công ty nhà nước chỉ cần xem xét với tư
cách là nguồn lực ban đầu và đảm bảo năng lực chủ thể khi tham gia kinh
doanh
Trang 28Mặc dù hoạt động cấp vốn ban đầu mới chỉ là giai đoạn đầu nhưng có ý
nghĩa quan trọng đối với công ty nhà nước Quy định như vậy đòi hỏi cơ quan
có thẩm quyền thành lập công ty nhà nước phải nghiên cứu thật kỹ và chuẩn bị
đủ nguồn vốn trước khi quyết định thành lập, gắn mạnh hơn trách nhiệm củangười quyết định thành lập công ty nhà nước với hiệu quả sản xuất kinh doanhcủa công ty
Luật DNNN 2003 quy định Nhà nước không điều chuyển vốn nhà nước đầu
tư tại công ty và vốn, tài sản của công ty theo phương thức không thanh toán
Đây là một quy định nhằm đảm bảo ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty, loại trừ những lo lắng và giúp công ty yên tâm kinh doanh Việc
không điều chuyển vốn nhà nước cũng làm yên lòng các đối tác kinh tế của
công ty nhà nước vi công ty nhà nước dù theo Luật DNNN 2003, hay chuyển
sang Luật DN 2005 đều chịu trách nhiệm hữu hạn đối với hoạt động kinhdoanh của mình
Tuy nhiên, trong kinh doanh thì quyền định đoạt có vai trò rất lớn quyết
định hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Nếu trong các quan hệ kinh tế
cứ xác định chắc chắn không lỗ, chỉ lãi thì cơ hội kinh doanh mất đi rất nhiều
Có nhiều ví dụ các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế khác sau khi khánh
kiệt tài sản nhiều lần, thất bại nhiều lần mới đạt được thành công Như vậy
mạo hiểm và bảo toàn, phát triển vốn là hai nguyên tắc trong kinh doanh, đòi
hỏi mỗi chủ doanh nghiệp phải từ kiến thức, kinh nghiệm, trình độ và cảm
nhận của mình để tự quyết định.
Trên thực tế doanh nghiệp hoạt động lại không mại lại hiệu quả như mongmuốn Mặc dù có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng cách thức đầu tư củaNhà nước là một nguyên nhân góp phần tạo ra hậu quả đó Nhà nước thực
hiện “giao vốn” mà không giao quyền sở hữu vốn góp cho các công ty nhà
nước, nếu so sánh với việc thành lập các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty
cổ phần thì chủ sở hữu công ty phải giao quyền sở hữu vốn góp cho công ty và
nhận lại phần quyền chủ sở hữu Công ty là một pháp nhân, có đầy đủ quyền
Trang 29năng pháp lý sẽ nhân danh chính mình tham gia vào các quan hệ kinh tế,
người góp vốn thông qua quyền chủ sở hữu của mình để quản lý, điều hành
doanh nghiệp.
Tham khảo việc giao vốn, cấp vốn và quản lý vốn cho công ty nhà nước của
một số nước trên thế giới ta thấy:
- Mô hình công ty TEMASEK của Singapore, TEMASEKHoldings là tập đoàn đầu tư vốn của nhà nước thuộc Bộ tài chính
thực hiện đầu tư vốn cho các công ty theo chiến lược phát triển
kinh tế của nhà nước, giúp Chính phủ quản lý vốn của nhà nước tạicác công ty theo hình thức đầu tư vốn
- Mô hình công ty kinh doanh tài sản của Trung Quốc là một tổ
chức trung gian giữa Nhà nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tưcủa nhà nước, giúp Chính phủ trực tiếp quản lý vốn của nhà nướcđầu tư vào doanh nghiệp
Uỷ ban giám sát và quản lý tài sản nhà nước thực hiện thốngnhất chức năng, nhiệm vụ của người đầu tư vốn như các chủ đầu tưkhác và chịu trách nhiệm giám sát, quản lý tài sản nhà nước tại
các doanh nghiệp
- Thuy Điển: Có sự phân công rõ ràng, không chồng chéo việc
thực hiện chức năng chủ sở hữu của các cơ quan nhà nước, trong
đó nguyên tắc chung là phải đảm bảo tính tập trung, thống nhất và
đúng quyền của các cổ đông/người góp vốn theo Luật Công ty
chung
- New Zealand: Mô hình “Bộ trưởng nắm vốn” khác với chế độ
một bộ chủ quản như thường thấy, có hai Bộ trưởng đứng tên trên
hai phần vốn bằng nhau trong DNNN nhằm tạo cơ chế kiểm tra,
giám sát lan nhau trong quá trình thực hiện
Nói chung New Zealand không có những bước đột phá về quản
lý DNNN so với các quốc gia khác
Trang 30- Phân Lan: Các doanh nghiệp được hình thành bởi luật riêngnên về bản chất không phải là “công ty”, Nhà nước đầu tư vốn vào
công ty nhà nước hay DNNN với hai mục tiêu cơ bản là thu lợi
nhuận và đảm bảo lợi ích xã hội [33, tr 82-84]
Như vậy mô hình giao vốn, cấp vốn, quản lý vốn và tài sản trong công ty
nhà nước của nhiều nước được thực hiện khác nhau, tuỳ thuộc vào thể chế chính trị, phương pháp quản lý kinh tế và trình độ phát triển kinh tế xã hội
từng nước.
Nhận định chung trong quá trình giao và quản lý vốn và tài sản đối vớicông ty nhà nước chúng ta thấy việc không giao quyền sở hữu tài sản của nhànước cho công ty nhà nước đã làm cho nhiều công ty nhà nước lúng túng, dèđặt trong việc sử dụng vốn vào mục đích kinh doanh, điều này làm hạn chếquyền tự chủ kinh doanh của công ty nhà nước Hội đồng quản trị của công ty
nhà nước là công chức nhà nước, đại diện nhà nước quản lý phần vốn ngân
sách nhà nước còn thực chất họ không có một đồng xu nào Tổng giám đốc,
giám đốc cũng là người làm công ăn lương nên về thực chất họ không phải lànhững ông chủ, nếu lỡ có kinh doanh thua 16, don thư khiếu kiện, các cơ quan
thanh tra vào cuộc họ chỉ cần chứng minh mình không sai là được Cơ chế như
vậy là đã tách rời trách nhiệm kinh doanh với nhiệm vụ kinh doanh
Vốn nhà nước đầu tư cho công ty nhà nước được quản lý qua nhiều tầng
nấc, nhiều cơ quan, chủ thể mà những chủ thể này chủ yếu là “người ngoài
doanh nghiệp”, thường nhầm lẫn giữa quyền chi phối và quyền định đoạt Hơn
nữa rõ ràng Nhà nước vừa là chủ thể quản lý xã hội lại vừa tiến hành hoạt
động sản xuất kinh doanh Nhà nước giao cho một bộ quản lý ngành, lĩnh vực
vừa quản lý nhà nước vừa là bộ chủ quản các doanh nghiệp trực thuộc bộ
Những cơ chế như vậy làm cho công ty nhà nước vừa bị trói buộc, vừa bị chỉ
đạo kinh doanh, vừa được đỡ đầu kinh doanh Không ít giám đốc công ty nhànước không chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình đối với hoạt động sản
xuất kinh doanh, như người đứng ngoài cuộc lợi dung vi trí và tìm kiếm sơ hở
Trang 31để trục lợi cá nhân Hoàn cảnh đó đã tao ra 20 đồng vốn 1 đồng lời, trên 30%
DNNN làm ăn thua 16, thất thoát trong xây dung cơ bản trên 30%, tình trạng
tài chính thiếu mình mạnh tràn lan [9, tr II]
Luật DNNN 2003 quy định Nhà nước không điều chuyển vốn nhà nước đầu
tư tại công ty và vốn, tài sản của công ty theo phương thức không thanh toán
Đây là một quy định nhằm đảm bảo ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty, loại trừ những lo lắng và giúp công ty yên tâm kinh doanh Việc
không điều chuyển vốn nhà nước cũng làm yên lòng các đối tác kinh tế của công ty nhà nước vì công ty nhà nước dù theo Luật DNNN 2003, hay chuyển
sang Luật DN 2005 đều chịu trách nhiệm hữu hạn đối với hoạt động kinh
doanh của mình
Giá trị quyền sử dụng đất được tính vào vốn của công ty theo quy định của
pháp luật đất đai, ở đây cần lưu ý là mặc dù pháp luật đất dai đã phân cấp
cho cấp tỉnh ban hành khung giá đất nhưng thực tế khung giá đất này luôn
không sát giá cả thực tế thị trường, nên việc xác định giá trị quyền sử dụng đất
không phản ánh đúng nguồn vốn hiện có trong doanh nghiệp, thường gây lãng
phí nguồn vốn nhà nước Nhiều công ty ở vị trí đắc địa luôn tìm cách khai thác
bất hợp pháp vị trí địa lý của mình mà không chú tâm vào hoạt động kinh
doanh ngành nghề Nhà nước giao cho Thậm chí trong quá trình sắp xếp, đổi
mới doanh nghiệp nhà nước đã bớt đất đai ra ngoài giá trị định giá, hoặc định
giá thấp hơn rất nhiều là một trong những căn nguyên Nhà nước mất vốn và là
biểu hiện Nhà nước còn bao cấp cho công ty nhà nước.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh công ty được quyền tự huy
động vốn, đó là các khoản vốn vay, vốn chiếm dụng, vốn được tài trợ v.v và
các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật
Riêng nguồn vốn huy động thì công ty nhà nước thực hiện theo nguyên tắc tự
chịu trách nhiệm và hoàn trả, đảm bảo hiệu quả sử dụng và không được làm
thay đổi hình thức sở hữu của công ty nhà nước.
Trang 32hờ là không thể tránh khỏi, đã có nhiều trường hợp hành động cá nhân nhưng
trách nhiệm tập thể là một trong những nguyên nhân Nhà nước mất dần vốn
dain cải cách doanh nghiệp phải bat đầu từ việc minh bach hoá ai là chủđích thực của doanh nghiệp này Nếu chỉ dừng lại ở việc giao quyền chiếmhữu và sử dụng thì công ty nhà nước bị hạn chế rất nhiều trong tự chủ kinh
doanh, bên cạnh đó đánh giá một cách tổng thể thì tất cả các thiết chế trên
đều là mệnh lệnh hành chính, từ việc cấp vốn đến việc sử dụng đồng vốn,
những quy định hành chính này vô hình đã làm cho công ty mất đi tính năng
động vốn có của một chủ thể kinh doanh trong kinh tế thị trường Hành vi giao
vốn, tăng giảm vốn cho công ty được thực hiện dưới hình thức quyết định tănghoặc giảm vốn và biên bản bàn giao vốn do đó nhiều doanh nghiệp khi thiếuvốn kinh doanh cứ chờ vào nguồn vốn ngân sách, chưa chủ động đi tìm nguồnvốn khác, việc giảm vốn công ty lại làm cho “pháp nhân” có vấn đề trong
kinh doanh, gây khó khăn cho công ty khi khẳng định năng lực, khả năng tài
chính của mình
Trao quyền tự chủ kinh doanh cũng đồng nghĩa quyền tài sản phải rõ ràng
Mọi yếu kém của doanh nghiệp bắt nguồn từ quyền tài sản không rõ ràng, thực
tiễn cho thấy để tồn tại và cạnh tranh doanh nghiệp phải tìm mọi cách để huy
động vốn và kinh doanh có lãi, trước hết là vì lợi ích của cán bộ, công nhânviên Doanh nghiệp phải xem xét tài sản doanh nghiệp quản lý là của mình,giành lấy tự do trong điều hành, phân phối lao động, lợi ích, phúc lợi
Trang 332.2 Quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh của công ty nhà nước
Công ty nhà nước là một tổ chức kinh doanh độc lập, quyền tự chủ trong tổ
chức các hoạt động kinh doanh thể hiện qua các mối quan hệ của công ty với
bên ngoài và trong nội bộ như việc tìm kiếm, tiếp cận thị trường, tổ chức bộ
máy nhân sự, mua bán, thuê hoặc cho thuê vật tư, thiết bị, lao động cho cácquá trình kinh doanh tuân theo quy định pháp luật kinh doanh và những quy
luật chung của kinh tế thị trường Các hoạt động kinh doanh của công ty phải
dam bảo lấy thu bù chi và có lãi để tồn tại va phát triển, do vậy có thể đánh
giá quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh thành các nhóm như sau
Mot là: Kinh doanh các lĩnh vực, ngành nghề theo quy định của pháp luật,
mở rộng thị trường kinh doanh theo kha năng của công ty và nhu cầu của thị
trường
Quyền chủ động kinh doanh này đi đôi với nghĩa vụ kinh doanh đúng ngành
nghề đã đăng ký, đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ do công ty thực hiện
theo tiêu chuẩn đã đăng ký và đảm bảo các tiêu chuẩn nhà nước, tiêu chuẩn
ngành đối với sản phẩm của mình Quyền chủ động này cho phép công ty nhà
nước tự xác định trong những ngành nghề đã đăng ký kinh doanh thì lựa chọn
va phát trién ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh nào có lợi nhất và không bóbuộc một công ty nhà nước chỉ được phép kinh doanh một hoặc một số ngànhnghề nhất định Công ty nhà nước tự phải biết xác định thế mạnh kinh doanh
dựa trên những điều kiện hiện có và dự đoán diễn biến thị trường
Luật DNNN 1995 chỉ cho phép công ty nhà nước tổ chức kinh doanh phù
hợp với mục tiêu, nhiệm vụ được giao, như vậy nếu so với hiện nay quyền kinh
doanh của công ty nhà nước bị giới hạn bởi hai từ “ được giao” Sẽ rất khó
khăn khi thực hiện nhiệm vụ của Nhà nước mà vẫn đảm bảo công ty vữngmạnh trong cơ chế thị trường, nơi mà mọi hoạt động kinh doanh đều phải tuân
theo tín hiệu của thị trường Nay chuyển đổi các công ty nhà nước sang hình
thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần nhà nước để hoạt
Trang 34động theo Luật DN 2005 thì công ty nhà nước có đầy đủ quyền như các loạihình doanh nghiệp như các thành phần kinh tế khác
Thực tiên cho thấy khi thi hành Luật DNNN 1995 nhiều công ty nhà nước
đã thấy được quy định chật hẹp trên nên gây khó khăn cho hoạt động kinh
doanh của mình nên đã tìm cách liên tục bổ xung những ngành nghề kinh doanh để mở rộng quyền tự chủ kinh doanh cho phù hợp với thị trường, Ví dụ: Tổng công ty xây dựng và xuất nhập khẩu Việt nam (VINACONEX) ban đầu
chỉ là đơn vị chuyên hoạt động xuất nhập khẩu lao động xây dựng, về sau phát
triển thành một tổng công ty lớn mạnh, kinh doanh đa ngành nghề từ bất động
sản, xuất nhập khẩu xây dựng và thế mạnh lớn nhất hiện nay là hoạt động xây
dựng dân dụng, hiện nay còn mở rộng sang lĩnh vực xây dựng giao thông
Tổng công ty xây dung va phát triển hạ tầng (LICOGI) được giao nhiệm vụ chủ yếu ban đầu là xây dựng thuỷ điện và san nền, nay đã bổ xung thêm nhiều
ngành nghề như xây dựng dân dụng, đầu tư thuỷ điện, buôn bán vật tư
Hai là: Công ty nhà nước có quyền tự chủ trong hoạt động tìm kiếm, tiếp
cận, xác lập thị trường kinh doanh
Trong cơ chế thị trường có thể khẳng định thị trường còn thì doanh nghiệp
tồn tại, thị trường mất thì doanh nghiệp yếu kém, phá sản nên công tác thịtrường có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng với doanh nghiệp Công tynhà nước khi được trao quyền chủ động kinh doanh cũng đồng nghĩa với việc
tự xác lập, tìm kiếm và tiếp cận, xây dựng thị trường cho sản phẩm, hàng hoá
của mình Luật DNNN 1995 đã đề cập đến công tác thị trường nhưng không
rõ ràng, Điều 17 quy định “ mở rộng quy mô kinh doanh theo khả năng của
doanh nghiệp và nhu cầu của thị trường” nhưng đến Luật DNNN 2003 đã
khẳng định rõ ràng công ty nhà nước có quyền “ Tìm kiếm thị trường, khách
hàng trong nước và ngoài nước và ký kết hợp đồng kinh tế”
Có thể khẳng định chuyển sang hoạt động theo Luật DN 2005 thì công ty nhà nước được trao trọn vẹn quyền này để bình đẳng với các doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế khác
Trang 35Đánh giá công tác thị trường của công ty nhà nước trong thời gian qua ta
thấy do đặc điểm các công ty nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong xã hội, lại
được sự trợ giúp từ phía các cơ quan chủ quản nên hoạt động thị trường tuy có
dần phát triển nhưng chưa tương xứng với yêu cầu phát triển doanh nghiệp,
tính tự thân vận động chưa cao, nhiều khi vẫn trông chờ vào sự trợ gitip cua
Nhà nước, hơn nữa Nhà nước mà cụ thể là các cơ quan chủ quản đã can thiệp
sâu vào công tác thị trường của công ty nhà nước, Ví dụ: Bộ chủ quản hoặc
tổng công ty cố gắng bằng mọi cách có được gói thầu và giao lại cho công ty
nhà nước
Ba là: Công ty nhà nước được quyền tự do ký kết hợp đồng với khách hàngTrong nền kinh tế thị trường, hình thức pháp lý chủ yếu của các quan hệ
kinh doanh chính là hợp đồng, bản chất của hợp đồng là sự thoả thuận và
thống nhất ý chí giữa các chủ thể nhằm xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền
và nghĩa vụ của các chủ thể trên cơ sở tự do, tự nguyện và bình đẳng Như vậy quyền tự do hợp đồng được coi là một bộ phận cấu thành quan trọng, là biểu
hiện sinh động nhất của quyền tự chủ kinh doanh, thể hiện qua những nội
dung như: Tự do giao kết hợp đồng, tự do lựa chọn đối tác, tự do thoả thuận
những nội dung của hợp đồng và tự do thoả thuận để thay đổi, đình chỉ hay
huỷ bỏ hợp đồng trong quá trình thực hiện hợp đồng
Doanh nghiệp cần được tự chủ trong giao kết các hợp đồng kinh tế và thiếtlập các mối quan hệ khác với bên ngoài Thực tiễn kinh doanh cho thấy có vô
vàn các mối quan hệ mà doanh nghiệp cần thiết lập và cơ hội kinh doanh là
không dễ dàng, ngay việc trao cho doanh nghiệp quyền tự chủ mạnh như vậy
nhưng vẫn có nhiều doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn, làm ăn thua 16 vi không giỏi trong kinh doanh thì ngược lại nếu bó buộc doanh nghiệp bằng sự chỉ đạo kinh doanh của cơ quan chủ quản sẽ nhanh chóng làm cho doanh nghiệp yếu kém Cơ chế thị trường đã gắn liền lợi ích kinh tế với hành vị kinh doanh, tuy nhiên công ty nhà nước lại không phải là chủ thể chỉ kinh doanh tìm kiếm lợi
nhuận thuần tuý, nên việc duy trì cả lợi ích kinh doanh và trách nhiệm xã hội