MỤC LỤC
Công ty nhà nước có quyền huy động vốn, sử dụng các loại quỹ theo quy định của pháp luật, hưởng các chế độ trợ cấp, trợ giá khi thực hiện nhiệm vụ, hưởng chế độ ưu đãi đầu tư, tái đầu tư và phân phối lợi nhuận theo quy định của pháp luật, bên cạnh đó công ty nhà nước kinh doanh phải đảm bảo có lãi, chấp hành đầy đủ chế độ quản lý vốn, tài sản, và các loại quỹ, chế độ hạch toán, kiểm toán, báo cáo và công khai tài chính. Với một số lượng lớn các công ty nhà nước làm ăn thua lỗ, gánh nặng ngân sách cho công ty nhà nước đang đè lên vai Nhà nước và như vậy cần thiết phải cai cách công ty nhà nước, mở rộng và đảm bảo các quyền tự chủ kinh doanh cho công ty nhà nước là giải pháp là bắt buộc phải thực hiện, làm cho công ty nhà nước làm ăn có hiệu quả, làm giảm áp lực đối với ngân sách nhà nướcQuyền tu chủ kinh doanh làm cho doanh nghiệp nhà nước trở lên độc lập trong nền kinh tế thị trường.
Đánh giá công tác thị trường của công ty nhà nước trong thời gian qua ta thấy do đặc điểm các công ty nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong xã hội, lại được sự trợ giúp từ phía các cơ quan chủ quản nên hoạt động thị trường tuy có dần phát triển nhưng chưa tương xứng với yêu cầu phát triển doanh nghiệp, tính tự thân vận động chưa cao, nhiều khi vẫn trông chờ vào sự trợ gitip cua Nhà nước, hơn nữa Nhà nước mà cụ thể là các cơ quan chủ quản đã can thiệp sâu vào công tác thị trường của công ty nhà nước, Ví dụ: Bộ chủ quản hoặc tổng công ty cố gắng bằng mọi cách có được gói thầu và giao lại cho công ty nhà nước. Tuy nhiên ta thấy về hình thức chúng vẫn là công ty nhà nước, được điều chỉnh bởi một luật riêng, điều này thể hiện sự tách bạch trong quản lý nhà nước với công ty nhà nước và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, tất cả các hành vi kinh doanh đều chủ yếu tuân theo một luật riêng biệt, mặc dù các hành vị này có thể giống hoặc không giống với các hành vi trong quyền tự do kinh doanh của các thành phần kinh tế khác, và do vậy Luật DN 2005 quy định một lộ trình 4 năm để chuyển đổi tất cả các công ty nhà nước sang hoạt động theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần, kể cả những doanh nghiệp.
Hoạt động của công ty cổ phần (nhà nước) sẽ hoà nhập chung với công ty cổ phần thuộc các thành phần kinh tế khác, việc điều tiết hoạt động của công ty cổ phần để đạt được mục đích. kinh doanh cũng như mục tiêu xã hội sẽ được thông qua bởi vai trò cổ đông. lớn trong doanh nghiệp. Luật DN 2005 còn quy định ngoài lựa chọn chuyển đổi công ty nhà nước sang hình thức công ty cổ phần còn có thể chuyển sang công ty trách nhiệm hữu hạn. Những công ty có vốn điều lệ không thấp hơn 30 tỷ đồng, công ty mẹ không thấp hơn 500 tỷ đồng được chuyển sang công ty trách nhiệm hữu hạn. mot thành viên. Hiện nay có mot số ý kiến e ngại về cách thức vận hành của công ty cổ phần nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước sau khi được chuyển đổi,. vì suy cho cùng quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh là một phần quyền tự do kinh doanh của chủ sở hữu, không dễ gì có thể tách bạch được hai quyền này và như vậy có thể một xu hướng “bình mới, rượu cũ” vẫn tiếp tục được thực hiện. Đó là việc chủ sở hữu bằng những mệnh lệnh hành chính can. thiệp sâu vào hoạt động tự chủ kinh doanh của công ty, từ tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, tài chính doanh nghiệp, thị trường và hàng hoá, phân phối lợi nhuận đến những thiết chế khác nhằm ngăn chặn thất thoát vốn của công ty cổ phần nhà nước. Những vướng mắc này khi không được giải quyết triệt để thì càng đẩy công ty cổ phần nhà nước vào tình trạng thua lỗ, yếu kém nặng nề hơn hoặc ít ra thì tốc độ tăng trưởng ngày càng tụt hậu với các thành phần kinh tế khác. Như vậy chúng ta vẫn giữ “công ty nhà nước” tuy tên gọi và cách quản tri có sự thay đổi khác, chúng ta chuyển đổi công ty nhà nước nhưng không tư nhân hoá công ty nhà nước, công ty nhà nước phải là thành phần kinh tế nhà nước, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Tóm lại cổ phần hoá, chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn là những giải pháp quan trọng, có liên quan đến tiến trình cải cách hành chính của chúng ta và quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng thành phần kinh tế nhà nước, từ đó công ty nhà nước được tạo ra một v1 thế mới, có liên quan đến quyền tự chủ kinh doanh và tự chịu trách nhiệm. + Chuyển đổi quan lý theo mô hình Công ty me - Công ty con. thành các tập đoàn kinh tế mạnh chúng ta nhận thấy hai loại cơ quan này không đạt được mục đích mong muốn, chúng không đảm nhiệm được nhiệm vụ Dang và Nhà nước kỳ vọng mà còn làm giảm sút uy tín của kinh tế nhà nước vì những thất thoát tài sản, đòi hỏi đầu tư ngân sách và làm cản trở quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của công ty nhà nước. Nói chung tổng công ty nhà nước được đánh giá là một cơ quan trung gian mang tính hành chính kinh tế, đóng vai trò chủ quản cùng với nhiều cơ quan chủ quản khác, việc hình thành tổng công ty 90, 91 bằng những quyết định. “dồn, trói các công ty thành viên để thành lập tổng công ty” thực chất không phải là nhu cầu nội tại từ nền kinh tế. Với bước khởi sự đã được sắp đặt như vậy, tâm lý bao cấp nặng nề chưa thoát ra được, cơ chế thể hiện còn nặng tính hành chính thì tất yếu giải pháp thành lập tổng công ty 90,91 không đạt được hiệu quả mong muốn cho kinh tế. Bước cản lớn nhất đối với chương trình cải cách doanh nghiệp nhà nước hiện nay nằm ở hầu hết các tổng công ty lớn, do tình trạng tài chính phức tạp, giá trị tài sản quá lớn mà đòi hỏi để có được chương trình cải cách thì phải. quyết toán dứt khoát, minh bạch hoá tài chính. Từ những lý do trên Đảng và Nhà nước chủ trương chuyển đổi tổng công ty. sang mô hình công ty mẹ - công ty con, theo đó mô hình công ty mẹ — công ty. con có những đặc điểm sau:. - Đây là một mô hình liên kết kinh tế chặt chẽ về lợi ích kinh tế của các công ty, khi các công ty con trong công ty mẹ hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, địa bàn khác nhau, tạo ra thế mạnh tổng hợp thì tạo ra thế mạnh tổng. hop, là bước tiến đến các tập đoàn kinh tế. - Công ty me của một công ty là một pháp nhân kinh tế độc lập, nhưng có quyền kiểm soát, chi phối công ty khác. vốn điều lệ có quyền biểu quyết. - Công ty con cũng là một pháp nhân độc lập, do công ty mẹ đầu tư toàn bộ vốn điều lệ hoặc nắm giữ lượng cổ phần lớn đủ chi phối những quyết định quan trọng của công ty con. Công ty con có tài sản riêng, tên gọi riêng, độc lập về quyền và nghĩa trước pháp luật. Tóm lại công ty mẹ, công ty con là những pháp nhân độc lập trong nên kinh tế, hoạt động kinh tế tự chủ và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Mối liên hệ giữa công ty mẹ và công ty con không có bóng dáng mệnh lệnh hành chính mà dựa vào những quy luật kinh tế thị trường. Quyền của công ty mẹ được khẳng định bằng quyền của chủ đầu tư trên phần vốn để khả năng quyết định những vấn đề quan trọng của công ty con. Hiện nay, chúng ta đang thí điểm chuyển một số mô hình tổng công ty, công. ty nhà nước độc lập, công ty thành viên hạch toán độc lập sang mô hình công ty mẹ - công ty con. Mô hình công ty mẹ - công ty con sẽ là một giải pháp quan trọng góp phần tách bạch quyền quản lý và quyền kinh doanh của nhà nước đối với doanh nghiệp, khi trở thành công ty con của công ty khác thì công ty ấy không bị ràng buộc bởi những mệnh lệnh hành chính, đồng thời cũng không có cơ hội để hưởng những đãi ngộ từ “bầu sữa mẹ - Nhà nước”, đo vậy tính độc lập, tự chủ trong kinh doanh được trao cho công ty nhà nước, song công ty nhà nước cũng bình đẳng với các thành phần kinh tế khác trước pháp luật và chịu trách nhiệm mạnh hơn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Mô hình công ty mẹ — công ty con sẽ khắc phục tình trạng giao vốn của nước bằng quyết định hành chính như trước đây, thực chất hoạt động giao vốn và quản lý vốn cũ còn nhiều bất cập và kém hiệu quả. Cùng đồng hành với mô hình công ty mẹ - công ty con thì một giải pháp quan trọng khác cũng được nghiên cứu và triển khai. Về mặt lý thuyết hai mô. ty đầu tư tài chính nhà nước). Phải thừa nhận trong thời kỳ tập trung bao cấp công ty nhà nước đã có những đóng góp to lớn cho điều hoạt động điều hành kinh tế xã hội, tuy lượng san phẩm tạo ra chưa tương xứng với hoạt động đầu tư nhưng chúng ta đã có những thành tích về bình ổn chính trị, ổn định xã hội phân phối lao động đạt mục đích đề ra, tuy nhiên trong thời kỳ đổi mới, xây dựng cơ chế thị trường xã hội chủ nghĩa nghĩa là chấp nhận tính thị trường trong xây dựng và phát triển dit nước thì phương pháp điều hành công ty nhà nước đã bộc lộ những yếu kém, từ việc bao cấp bằng hiện vật đầy khó khăn chúng ta chuyển sang bao cắp bằng ngân sách dễ dàng hơn nhưng nhận thấy công ty nhà nước tiêu sài một khoản ngân sách quá lớn mà không tạo ra hiệu quả kinh tế xã hội tương.
21 Nguyễn Thanh Phú, (2000), Luật doanh nghiệp- Bước phát triển mới trong việc thực hiện quyền tự do kinh doanh ở Việt Nam, Tạp chí Luật học, số 2. Nguyễn Tiến Lập, (2004) Một số quan điểm xây dựng Luật doanh nghiệp và Luật đầu tit chung, Tạp chí doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, số 36, thang 33.