Trong trường hợp quyền chiếm hữu bị xâm phạm, người chiếm hữu tài sản của người khác nhưng có căn cứ pháp luật được pháp luật bảo vệ theo các quy định về bảo vệ quyền sở hữu từ Điều 255
Trang 1HỘI THẢO KHOA HỌC CAC BIEN PHAP BAO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
THU VIỆN |
TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI,
| PHÒNG BOC
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI
Khoa Luật Dân sự
Bộ môn Luật Dân sự
HỘI THẢO KHOA HỌC
“CAC BIEN PHAP BẢO VỆ QUYEN SỞ HỮU
TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM”
Hà Nội, ngày.11 tháng 12 nắm 2007
DANH MỤC CAC BAO CAO KHOA HỌC
1 TS Trần Thi Huệ Quyền sở hữu va quyền năng của chủ sở hữu.
@ ThS Vương Thanh Thúy Kiện yêu cầu bồi thường thiệt hai.’
3u )S Nguyễn Minh Tuấn Qui định về kiện đòi lại tài sản trong pháp luật dân sự
4)
"Việt Nam và một số nước trên thé giới.
4 TS Phùng Trung Tập Kiện đòi lại tài sản là động sản không phải dang ký @Ð đ3co
| quyền sở hữu từ người chiếm hitu-ngay-tink.
(5) ThS Nguyễn Nhie Quỳnh Kiện đòi lại tài sản làđộng sản phải dang ký
*⁄ quyền sở hữu hoặc bat động sản từ người chiếm hữu ngay tình.
Ce ) TS Nguyễn Van Cường, Một số van đề thực tiễn trong việc kiện đòi nhà, đất do G3 g
— người khác chiếm hữu không có cặn cứ pháp luật tại Tòa án nhân dân
1 ThS Vũ Thị Hong Yến Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi chủ sở Cà) 3
hữu hiện đòi lại tai sản.
8) Thể Nguyễn Thị Tuyết Bảo vệ quyền sở hữu bằng biện pháp dân sự - những
| ưu điểm và hạn chế so với các phương thức khác.
(9, ThS Vũ Thị Hai Yến Tự bao vệ quyền sở hữu — Nhung ưu điểm và hạn chế so
với các biện pháp khác
10 “TAS Trân Kim Chi Thực trạng về biện pháp dân sự bảo vệ quyền sở hữu.
đồ ThS Bùi Thị Huyền Một số vấn đề về thủ tục tố tung dân sự trong | bảo vệ quyền sở hữu
tài sản tại Tòa án nhân dân.
Trang 3HÔI THẢO: CÁC BIEN PHAP BẢO VỆ QUYEN SỞ HỮU TRONG PHÁP LUẬT DAN SƯ VIỆT NAM
QUYEN SỞ HỮU VÀ QUYEN NANG CUA CHU 180 HUU
TS Tran Thi Hué: Đại học Luật Hà Nội
* Tài sản trong quan hệ pháp luật vê quyên sở hữu.
Pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của các quốc gia trên thế giới luôn xác định sở hữu, quyền sở hữu là vấn dé quan trọng nhất của pháp luật dân
sự Các quan hệ tài sản luôn xuất phát từ quan hệ sở hữu và cũng vì quan hệ sở
- hữu, quan hệ sở hữu là tiền dé, là xuất phát điểm cho tính hợp pháp của các quan
hệ khác Tài sản và quyền sở hữu tài sản đóng vai trò quan trọng trong BLDS.,
nó vừa là đối tượng vừa là khách thể của quan hệ sẽ hữu.Yêu cầu cơ bản nhất đặt
ra đối với tài sản trong BLDS là tài sản đó phải giao dịch được và được phép đưa
vào giao dịch dân sự, Nó là đối tượng phổ biến được điều chỉnh bởi các quy định
của cả hệ thống pháp luật; Vì vậy, việc qui định về tài sản và phân loại tài sảntrong BLDS là cần thiết để phân biệt tài sản trong quan hệ dân sự với tài sản
| trong quan niệm thông thường |
Tài sản với tính cách là khách thể của quyền sở hữu đã được qui định tại Điều 163 BLDS năm 2005 Nhưng những qui định này chỉ mang tính chất liệt
kê, xác định những loại vật thể và quyền tài sản được coi là tài sản.
“Tài sản” là thuật ngữ có nguồn gốc Hán Việt Theo nguồn gốc này, thì tàisản là những của cải vật chất tồn tại khách quan, nằm trong sự chiếm hữu và chỉphối của con người, được con người khai thác và mang lại lợi ích vật chất hoặc lợi
ích tỉnh thần
Thuật ngữ tai sản có thé được hiểu trên hai phương diện:
Theo quan niệm thông thường: Tài sản là của cải vật chất tồn tại dưới dạng cụ thể, được con người sử dụng và được nhận biết bằng giác quan tiếp xúc
như giường, tủ, bản ghế, xe mô tô, tờ tiền hiểu theo nghĩa thông thường rộng
hơn thì tài san là: “Của cải vật chất hoặc tinh than có giá trị đối với chủ sở hữu”
Với nghĩa này tài sản luôn gắn với một chủ thể xác định trong một xã hội nhất định Do đó quan niệm về tài sản cũng thay đổi theo xã hội đối với của cải trong
xã hội đó.
Trang 4HÔI THẢO: CAC BIEN PHAP BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRONG PHAP LUẬT DAN SỰ VIET NAM
Theo phương diện pháp lý: Tài sản là của cải được con người sử dụng dé mang lại lợi ích Của cải là một khái niệm luôn luôn có sự biến đổi về giá trị vật
chất và được pháp luật qui định về chế độ pháp lý đối với nó.
Luật Dân sự Việt Nam thừa nhận tài theo nghĩa rộng, theo đó, tài sản bao
gồm các vật va quyén tài sản trên các vật đó (vật quyền) Mặc dù không đưa rađịnh nghĩa về tài sản nhưng Điều 163 Bộ luật Dân sự xác định tài sản bao gomvật, tiền, các giấy tờ có giá và các quyền tài sản
BLDS năm 2005 phân loại tài sản thành động sản - bất động sản, tài sản
hữu hình - tài sản vô hình, đó là những phân loại mang tính truyền thống và phù
hợp với thông lệ quốc tế Bài viết này tập trung đề cập đến cách phân loại tài sản
ở cách phân loại thứ hai - Bắt động sản và động sản Dé phân biệt động sản - batđộng sản Bộ luật Dân sự đã dùng phương pháp loại trừ để xác định một tài sản
là động sản hay bat động sản Khoản | Điều 174 BLDS liệt kê các tài sản đượccoi là bất động sản,
c) Các tai sản khác gắn liền với đất đai;
d) Các tài sản khác do pháp luật quy định.
2 Động sản là những tài sản không phải là bat động sản
Việc phân biệt động sản và bất động sản chủ yếu dựa trên tính chất vật lýkhông di doi được về ‘mat cơ học và giá trị kinh tế.Trên thực thì những tài sản
không di, dời được thường là những tài sản có giá trị lớn, như ruộng vườn, nhà
cửa, ao chuôm Việc phân biệt động sản và bất động sản nhằm mục đích qui
định hai quy chế pháp,lý khác nhau cho hai loại tài sản này Hai qui chế pháp lý
này ảnh hưởng trực tiếp đến những qui định của BLDS khi qui định về quyền
của chủ sở hữu thực quyền đòi lại động sản, bất động sản từ người chiếm hữư không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình theo qui định tại Điều 256,257của
BLDS
Theo qui định tại Điều 174 BLDS, có thể thấy luật tài sản Việt Nam thừa
nhận các loại bât động sản sau đây:
Trang 5`" =— —>=z>>=yc.—ễễễễẮễễẮễẮễẮẮèẮèẮễẮTẮèừ—TTT-TTSTSTB-BR-BRBRBSỶmR
HÔI THẢO: CÁC BIEN PHÁP BAO VE QUYEN SỞ HỮU TRONG PHÁP LUẬT DAN SỰ VIỆT NAM
- Bất động sản không thể di, dời được do bản chất tự nhiên vốn có của nó,
bao gồm : Đất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; Cây cối, hoa
màu và các tài sản khác trên đất.
- Các động sản trở thành bất động sản vì mục đích sử dụng chúng: Đó là
các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đều được coi là bất động sản
-Ví dụ như hệ thống điện được lắp đặt trong tường nhà, hệ thống đường nước
trong nhà, bể cá, tủ bày các vật dụng gắn vào hốc tường một cách kiên cố.
- Bất động sản do pháp luật quy định: Ngoài những tài sản là bất động sản
ké trên, khi cần thiết, bằng các văn bản pháp luật cụ thể, pháp luật có thể quy
định những tài sản khác là bất động sản Điểm d, khoản 1 Điều 174 BLDS đã
quy định “ bất động sản có thé còn là các tai sản khác do pháp luật quy định”
Ví dụ quyền sử dụng đất được xác định là bất động sản, đây chính là việc thừa
nhận khái niệm quyền có tinh chất bat động san
% Giá trị pháp lý của việc phân biệt động san- bat động sảnViệc phân biệt động sản - bất động sản có giá tri trong việc qui định xác
lập quyền sở hữu theo thời hiệu Theo Điều 247 BLDS, người chiếm hữu, người
được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công
khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động
sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó kế từ thời điểm chiếm hữu, trừ trường
hợp tài sản chiếm hữu là tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước.
- Liên quan đến hệ thống đăng ký tài sản, trong pháp luật Dân sự Việt
Nam, đối với các tài sản là bất động sản, về nguyên tắc, để được công nhận là
chủ sở hữu, người có bất động sản phải thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu
(Điều 167 BLDS) Việc đăng ký quyên sở hữu chính là yếu tố minh chứng cho
việc xác định ai là chủ sở hữu của bất động sản đó Đối với động sản thì chỉ có
một số loại nhất định phải đăng ký quyền sở hữu Ví dụ như ô tô, xe máy
- Việc phân biệt này có giá trị quan trọng trong việc tuân thủ hình thức khi
các chủ thể xác lập các giao dịch dân sự có đối tượng là bất động sản, thông
thường phải xác lập thông qua giao dịch dân sự bằng hình thức văn bản có công
chứng hoặc chứng thực của cơ quan Nhà Nước thâm quyền, giao dịch loại nay
chỉ có hiệu lực ké từ thời điểm được công chứng hoặc chứng nhận hoặc thời
điểm đăng ký | |
- Dưới góc độ tố tụng, việc xác định một tài sản là động sản hay bất động
sản có giá trị xác định thâm quyền của Toà án nhân dân trong việc giải quyết
3
Trang 6HÔI THẢO: CAC BIEN PHÁP BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRƠNG PHÁP LUẬT DAN SU VIET NAM
tranh chấp Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Tổ tụng Dân sự, các tranh chấp về
bất động sản thuộc thâm quyén giải quyết của Toà án nơi có bất động sản.
- Một giá trị nữa cần kế đến của việc phân biệt này là việc xác định luật
áp dụng trong trường hợp xác định quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài; các giao dịch có yếu t6 nước ngoài, Chang hạn, hợp đồng liên quan đến bat động sản ở
Việt Nam phải tuân theo pháp luật Việt Nam (Điều 769 khoản 2 BLDS); Quyền
sở hữu đối với động sản trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luậtcủa nước nơi động sản được chuyển đến, nếu không có thoả thuận khác Việcphân biệt tài sản là động sản hoặc bất động sản được xác định theo pháp luật của
nước nơi có tài sản Việc xác định quyền sở hữu đối với tàu bay dân dụng và tàu
biển tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật về hàng không dân dụng và pháp luật
về hàng hải của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.( Khoản 2,3,4 Điều 766
BLDS).
- Phân biệt động sản và bất động sản là cơ sở cho việc qui định về quyền của chủ sở hữu thực quyền đòi lại động sản, bất động sản từ người chiếm hữư không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình theo qui định tại Điều 256,257của
BLDS
s* Quyên sở hữu.
Quyền sở hữu là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống kinh
tế xã hội cũng như trong pháp luật dân sự Nó là một trong những tiền đề vật chất
cho sự phát triển kinh tế, vì quyển sở hữu chính là mức độ xử sự mà pháp luật
cho phép một chủ thể ‘duoc thực hiện trong quá trình, chiếm hữu, sử dụng va
định đoạt tài sản Mức độ xử sự ấy qui định giới hạn và khả năng thực hiện của
họ trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia lao động sản xuất,
kinh doanh Điều đó tác động trực tiếp đến nền kinh tế, thúc đẩy hoặc kìm hãm
sự phát triển của nền kinh tế
| Xuất phát từ vai trò chi phối của cơ sở kinh tế hạ tầng đối với pháp luật,
BLDS ra đời khẳng định vị trí trung tam của chế định “tdi sẩn và quyên sở hữu ”
Trước đây khi chưa có BLDS, vấn đề tài sản và quyền sở hữu được qui định trong Hiến pháp và trong các văn bản pháp luật khác như Luật Doanh nghiệp tư nhân,
Luật Công ty, Luật, Đất đại, Pháp lệnh hợp đồng dân sự, Pháp lệnh hợp đồng _
kinh tế, Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả, Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu côngnghiệp, PLTK Những qui định về quyền sở hữu trong các văn ban pháp luật
Trang 7HÔI THẢO: CÁC BIEN PHÁP BẢO VE QUYEN SỞ HỮU TRONG PHAP LUẬT DAN SU VIET NAM
này đóng vai trò chủ đạo, là cơ sở định hướng cho các quan hệ kinh tế, các quan
hệ dân sự BLDS ra đời, chế định tài sản và quyền sở hữu đóng vai trò trung tâm,
tạo cơ sở pháp lý cho các chế định khác trong Bộ luật cũng như các văn bản pháp
luật khác về quan hệ tài sản Bởi lẽ, quyền sở hữu là cơ sở, là mục đích của rất
nhiều quan hệ pháp luật dân sự Vì thế, quyền sở hữu còn là tiền đề, là xuất phát
điểm cho tính hợp pháp của các quan hệ đó Mục đích cuối cùng của đa phần các
hành vi dân sự và giao dịch dân sự là nhằm hướng tới xác lập hoặc chấm dứt
- quyền sở hữu của các chủ thê Vi vậy, quyền sở hữu là nội dung hết sức quan trọng trong pháp luật dân sự Về mặt lý luận, quyền sở hữu là quyền tuyệt đối
của các chủ thể trong Luật Dân sự, pháp luật luôn ghi nhận và bảo vệ quyền sở
_ của chủ sở hữu Việc bảo vệ này phải dựa trên cơ sở pháp lý nhất định, trong đó,
vấn dé mau chốt, căn bản là những căn cứ để xác định một tài sản hay một tập
hợp tài sản thuộc sở hữu của ai? Ai là người có quyền chiếm hữu, sử dụng và
định đoạt nó.
Mặt khác, quyền sở hữu còn được xem xét dưới góc độ là một quan hệ pháp luật dân sự Bởi thế, nó cũng được phát sinh khi có những sự kiện pháp lý
nhất định Những sự kiện pháp lý này chính là những căn cứ xác lập quyền sở
hữu đối với tài sản của cá nhân |
Có thể khẳng định: Các căn cứ xác lập quyền sở hữu và các quan hệ pháp
luật dân sự có mối quan hệ phụ thuộc, chi phối lẫn nhau Giao dịch dân sự là một
trong những căn cứ phổ biến để xác lập quyền sở hữu đối với tài sản thông qua
thoả thuận và thống nhất ý chí của các bên, trong khi đó, muốn tham gia giao
dịch dân sự thì chính các chủ thể đó phải có tài sản, và tài sản đó phải được xác
lập dựa trên những căn cứ do pháp luật qui định Vì vậy, việc qui định đầy đủ và
chỉ tiết các căn cứ xác lập quyền sở hữu là hết sức cần thiết để xác định quyền sởhữu tài sản của công dân cũng như các chủ thể khác Đồng thời, đáp ứng nhu cầu
đòi hỏi khách quan trong lý luận cũng như trong thực tiễn xét xử.
Tuỳ thuộc vào pháp luật của mỗi chế độ chính trị khác nhau mà các căn cứ
làm phát sinh quyền sở hữu trong các chế độ đó cũng được qui định khác nhau.
Các căn cứ này phản ánh bản chất và xu thế phát triển của mỗi chế độ xã hội Nộidung các căn cứ có bao quát hay hạn hẹp, cụ thể hay khái lược đều thể hiện quanđiểm của giai cấp thống trị và phù hợp với thực tế của xã hội ở thời điểm nhất định
— Tính chất, nội dung của từng sự kiện pháp lý qui định từng hình thức sở
hữu khác nhau Khi một sự kiện pháp lý xảy ra nó có thể xuất hiện quyền sở hữu
toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu của pháp nhân, hoặc sở hữu của cá nhân
Trang 8HỘI THẢO: CÁC BIEN PHAP BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRONG PHÁP LUẬT DAN SỰ VIỆT NAM
Quyền sở hữu của mỗi cá nhân chỉ được xác lập dựa trên những căn cứ do pháp luật
qui định đặc trưng cho chủ thể và khách thể của quyền sở hữu cá nhân Những căn cứ
đó là những khả năng xảy ra trong thực tế cuộc sống mà BLDS ghi nhận và nâng lên thành qui định chung, dựa vào đó chủ sở hữu có được tài sản thuộc quyền sở hữu của
mình.
Tại Điều 170 BLDS, quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản dựa trên
những căn cứ sau đây:
- Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp: Công dân đã
bằng sức lao động của mình tạo ra các sản phẩm, các thành quả lao động thì họ hoàn toàn có quyền sở hữu đối với những tài sản được tạo ra bằng chính lao động của họ.
- Được chuyển giao quyền sở hữu theo thoả thuận hoặc theo quyết định
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Thoả thuận là cơ sở của hợp đồng, việc thoả thuận này của các bên với mục đích hợp pháp là chuyển giao tài sản và
quyền sở hữu tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác thông qua các hợp đồngmua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay là cách thức thực hiện hành vi pháp lý phổbiến nhất làm phát sinh quyền sở hữu của chủ thể Người được chuyển giao tài
sản thông qua các hợp đồng dân sự hợp pháp thì có quyền sở hữu tài sản đó kể từ
thời điểm nhận tài sản nếu không có thoả thuận hoặc pháp luật không có qui
định khác.
- Thu hoa lợi, lợi tức: Chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản mà họ có quyên sở hữu Đó là hoa lợi
do cây cối, hoa màu, súc vật mang lại theo mối liên hệ nguồn gốc phụ thuộc
giữa vật chủ ban đầu Với hoa lợi đó Các món lợi bằng tiền hoặc hiện vật thu
được do việc chủ sở hữu cho người khác sử dụng tài sản hoặc chính chủ sở hữu thực hiện quyền tài sản đối với tài sản (cho thuê, cho vay tài sản ).
- Tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến Do có các sự kiện này
mà tài sản của nhiều chủ sở hữu tạo thành vật mới: Vật mới có thể là chung hay
riêng của từng sở hữu chủ được xác định theo các Điều 236, 237, 238 của BLDS.
- Được thừa kế tài sản: Người được thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp
luật là chủ sở hữu tài sản được thừa kế do người chết để lại.
- Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật qui định đối với vật vô chủ,
vật bị đánh rơi, bỏ quên, chôn giấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước
di chuyển tự nhiên: Những người chiếm hữu tài sản trong các trường hợp trên đây
Trang 9HÔI THẢO: CÁC BIEN PHÁP BẢO VỆ QUYEN SỞ HỮU TRƠNG PHÁP LUAT DAN SỰ VIỆT NAM
phải đảm bảo các điều kiện được qui định tại các điều từ Điều 239 đến Điều 244
BLDS.
- Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục,
công khai phù hợp với thời hiệu đo pháp luật qui định.
- Các trường hợp khác do pháp luật qui định.
Theo qui định này thì những tài sản nào mà không được xác lập dựa trên
các căn cứ trên đây thì quyền sở hữu đối với tài sản của cá nhân và các chủ thé
khác không được pháp luật thừa nhận và bảo đảm cho việc thực hiện quyền với tư
cách là chủ sở hữu Các quan hệ sở hữu tồn tại như một yếu tố khách quan, khái niệm quyền sở hữu chỉ xuất hiện khi pháp luật xác nhận quan hệ sở hữu tồn tại
trong xã hội Khác với sở hữu là một phạm trù kinh tế thì quyền sở hữu là một
phạm trù pháp lý.
Khái niệm này chỉ xuất hiện khi Nhà nước ban hành pháp luật điều chỉnh
các quan hệ xã hội về sở hữu Lúc này trong xã hội có giai cấp, bản năng chiếm
hữu của con người được Nhà nước quy định thành luật thích ứng với các thể chế
của một xã hội nhất định.
Như vậy, theo nghĩa khách quan Quyền sở hữu là một phạm trù pháp lý
phản ánh các quan hệ sở hữu trong một chế độ sở hữu nhất định, bao gồm tổng
hợp các qui phạm pháp luật nhằm điều chỉnh nhũng quan hệ sở hữu trong một
chế độ xã hội Với chức năng, thừa nhận và bảo vệ quyền lợi của các chủ sở hữutrong việc chiếm hữu , sử dụng, định đoạt tài sản
| Quyển SỞ hữu theo nghĩa hẹp: được hiểu là mức độ xử sự mà pháp luật
cho phộp một chủ thể thực hiện cỏc quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạttrong những điều kiện nhất định Theo nghĩa này quyền sở hữu chớnh là quyền
năng đân sự chủ quan của chủ thể sở hữu đối với một tài sản cụ thể và xuất hiện
trên cơ sở nội dung của quy định của quy phạm pháp luật khách quan.
s* Các quyén năng của chủ sở hữu
ov Quyền chiếm hữu
Luật dân sự Việt Nam xác định chiếm hữu là một quyền năng của quyền
sở hữu cụ thể, Điều 182 BLDS qui định quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ,quản lý tài sản Nắm giữ tài sản là việc người chiếm hữu giữ vật trong phạm vi
kiểm soát làm chủ và chỉ phối tài sản đó theo ý chí của mình, ví dụ, cất tiền vào
túi, quần áo, trang sức dé vào trong tủ Quản lý tài sản được hiểu là việc người
Trang 10HỘI THẢO: CAC BIEN PHÁP BẢO VỆ QUYEN SỞ HỮU TRONG PHAP LUAT DÂN SƯ VIỆT NAM
chiếm hữu kiểm soát sự tổn tại của tài sản va việc sử dụng tài sản Nắm giữ,
quản lý tài sản có thể bao hàm việc thực hiện quyền sử dụng (dùng và khai thác)
hoặc quyền không sử dụng tài sản (cất giữ).Với định nghĩa như vậy, có thê rút ra
hai nhận xét Thứ nhất, việc chiếm hữu theo pháp luật Việt Nam, phải được chủ
thể thực hiện trực tiếp chứ không có khái niệm chiếm hữu thông qua vai trò của
người khác Trong trường hợp chủ sở hữu chuyển giao tài sản cho người khác
quản lý thì quyền chiếm hữu được chuyển giao cho người quản lý Thứ hai, xuất
phát từ việc người quản lý tài sản người khác cũng được coi là người chiếm hữu
tài sản, quyền chiếm hữu trong luật Việt Nam chỉ bao hàm yếu tố khách quan
(nắm giữ, quản lý vật) Trong khi đó, theo luật pháp và học thuyết pháp lý các
nước, một tình trạng tiể được coi là chiếm hữu thi phải thoả mãn yếu tố kháchquan (corpus, biéu hiện bằng việc thực hiện các quyên năng của sở hữu chủ) và
yếu tố chủ quan (animus, biểu hiện bằng việc người chiếm hữu xử sự theo cung
cách mình là chủ sở hữu của tài san)’.
Trong chiếm hữu theo luật Việt Nam, xét dưới góc độ chủ thể chiếm hữu,
có thé tổn tại hai khả năng sau đây:
Người chiếm hữu tài sản đồng thời là chủ sở hữu tài sản và người chiếm
hữu không phải là chủ sở hữu của tài sản;
Xét theo tính hợp pháp hay không hợp pháp của việc chiếm hữu, có thể
chia chiếm hữu thành chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu không có căn
cứ pháp luật.
Y Các loại chiém hữu
© Chiếm hữu có căn cứ pháp luật
Chiếm hữu có căn cứ pháp luật được hiểu là các trường hợp người chiếm
hữu thực sự có quyền chiếm hữu đối với tài sản của mình dựa trên những căn cứ
do pháp luật qui định Đó là hình thức chiếm hữu hợp pháp, theo Điều 183 , su
chiếm hữu hợp pháp trứơc hết đó là sự chiếm hữu tài sản của một chủ sở hữu
được pháp luật công nhận .
Người không phải là chủ sở hữu mà chiếm hữu tai sản thì chỉ được coi là
chiếm hữu hợp pháp khi rơi vào các trường hợp sau: người được chủ sở hữu uyquyền quản lý tài sản, người được chuyên giao quyền chiếm hữu thông qua giao
dịch dân sự; người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được
ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm;
Trang 11_ HỘI THẢO: CÁC BIEN PHÁP BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRONG PHÁP LUẬT DÂN SƯ VIET NAM
người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc, chiếm
hữu của cơ quan, tổ chức theo chức năng và thẩm quyền có quyền thu giữ vàchiếm hữu tài sản
Đối với các trường hợp người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản
hoặc được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự, người chiếm hữu không thé
xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu (Điều 185,186)
Người chiếm hữu tài sản của người khác có căn cứ pháp luật chỉ thực
hiện quyền chiếm hữu trong phạm vi, theo cách thức và thời hạn do chủ sở hữu
xac.dinh Hay nói khác đi, người không phải là chủ sở hữu thực hiện các quyền
năng chủ yếu không mang tính độc lập.( Khoản 1 Diéu 185)
Trong trường hợp quyền chiếm hữu bị xâm phạm, người chiếm hữu tài
sản của người khác nhưng có căn cứ pháp luật được pháp luật bảo vệ theo các
quy định về bảo vệ quyền sở hữu (từ Điều 255 đến Điều 260 BLDS) Lé dĩ
nhiên, người này phải chứng minh được tính hợp pháp của việc chiếm hữu,
chẳng hạn bằng việc xuất trình hợp đồng thuê tài sản
e Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật
Người chiếm hữu trong tình trạng chiếm hữu không dựa vào các trường
hợp được liệt kê tại Điều 190 BLDS đều bị xem là chiếm hữu không có căn cứ
pháp luật Thực chất, chiếm hữu không có căn cứ pháp luật là trường hợp một
người thực hiện quyền chiếm hữu của chủ sở hữu đối với một tài sản tức là xử
sự như chính mình là chủ sở hữu trong khi thực chất chủ sở hữu đích thực củatài sản lại là người khác Có hai trường hợp xảy ra: chiếm hữu không có căn cứpháp luật nhưng ngay tình, chiếm hữu không có căn cứ pháp luật và không ngay
tình |
Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật và không ngay tình không
được pháp luật bảo vệ và không được hưởng quy chế xác lập quyền sở hữu theo
thời hiệu |
Trái lại, người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay
tình được pháp luật bảo vệ trong nhiều trường hợp và được xác lập quyền sở
hữu tài sản theo thời hiệu.
Y Quyên sử dụngĐiều 192 BLDS định rõ: quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng,
hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản Khai thác công dụng của tai sản được hiểu là
việc dùng tài sản để phục vụ nhu cầu, sở thích của bản thân hoặc để khai thác lợi
9
Trang 12HỘI THẢO: CÁC BIEN PHAP BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRONG PHÁP LUAT DAN SỰ VIỆT NAM
ích kinh tế của tài sản Chẳng hạn, sử dụng môtô làm phương tiện để đi lại, đeo
nữ trang hay đồng hồ dé làm đẹp Hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản là việc chủ
sở hữu thu nhận các sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại như trái cây, gia súc
sinh con, gia cầm đẻ trứng hoặc thu các khoản lợi từ việc khai thác tài sản như
tiền cho thuê nhà, lợi tức cổ phiếu, lợi tức cho vay Việc sử dụng các tài sản là
vật tiêu hao, đặc biệt là các vật tiêu hao hết sau một lần sử dụng như việc sử
dụng thức ăn, đồ uống, tiêu tiền cũng đồng nghĩa với việc chủ sở hữu sửdụng quyền định đoạt đối với tài sản
Như vậy, sử dụng tài sản là một trong những quyên năng quan trọng và có
ý nghĩa thực tế của chủ sở hữu Chủ sở hữu hoàn toàn có toàn quyển hac công
dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức của tài sản theo cách thức và mục đích sử dụng tài
sản theo ý chí của mình: sử dụng hoặc không sử dụng tài sản, trực tiếp khai thác
công dụng tự nhiên của tài sản hoặc để cho người khác sử dụng thông qua các
giao dịch dân sự như hợp đồng cho thuê, cho mượn Tuy nhiên, trong mọi
trường hợp, việc sử dụng tài sản phải trên nguyên tắc không được làm ảnh
hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyên và lợi ich hợp pháp
của người khác Thông thường, chủ sở hữu là người có quyền sử dụng tài sản
nhưng pháp luật cũng ghi nhận ba trường hợp người không phải chủ sở hữu
cũng có quyền sử dụng tài sản
Trường hợp thứ nhất, người được chủ sở hữu chuyển giao quyền sửdụng tài sản thông qua hợp đồng Trong trường hợp này, người sửdụng được quyền khai thác tài sản theo cách thức và thời hạn đã được thoả thuận với chủ sở hữu.
Trường hợp thứ hai, người chiếm hữu tài sản không có căn cứ phápluật nhưng ngay tình cũng có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa
lợi, lợi tức từ tài sản Vì vậy, người này chỉ phải hoàn trả hoa lợi, lợi
tức thu được từ thời điểm họ biết hoặc buộc phải biết việc chiếm hữu
tài sản là không có căn cứ pháp luật (Khoản 2 Điều 194 BLDS )
Trường hợp thứ ba, cơ quan hay tổ chức nào đó cũng có quyển sử
dụng tài sản của người khác trên cơ sở một văn bản của cơ quan nhà
nước có thâm quyền hoặc sử dụng tài sản trong tình thế cấp thiết phù
hợp với qui định của pháp luật.
Y Quyén định đạc —
Điều 195 BLDS định rõ: Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở
Trang 13HỘI THẢO: CÁC BIEN PHAP BẢO VỆ QUYEN SỞ HỮU TRONG PHÁP LUAT DÂN SỰ VIỆT NAM
hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu tài sản Việc định đoạt tai sản có thể địnhđoạt sé phận thực tế của các vật, làm chấm dứt sự tồn tại vật chất của tài sản,như huỷ bỏ, tiêu dùng hết hoặc từ bỏ quyển sở hữu đối với vật, hoặc bằng hành
vi pháp lý (bản, trao đổi, tặng cho, cho vay, dé thừa kế, góp vốn vào công ty ).
người không phải là chủ sở hữu.chỉ có quyền định đoạt tài sản của người khác
trong trường hợp được chủ sở hữu uỷ quyền hoặc trong những trường hợp đặc
biệt do pháp luật quy định (việc trưng mua, trưng thu tài sản theo quyết định của
Nhà nước) Việc thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản sẽ làm chấm dứt hoặc
thay đổi các quan hệ pháp luật liên quan đến tài sản đó.
Về nguyên tắc, chủ sở hữu có toàn quyền định đoạt số phận thực tế hay số
phận pháp lý tài sản của mình Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhăm bảo
đảm hài hoà giữa lợi ích của chủ sở hữu và lợi ích của Nhà nước, lợi ích công
cộng hoặc lợi ích của người khác, quyền định đoạt có thể bị hạn chế theo những
điều kiện cụ thể do pháp luật quy định Được thê hiện trong một số trương hợp
sau:
Khi tài sản đem bán là cô vật, là di tích lịch sử, văn hoá thì Nhà nước có
quyền ưu tiên mua;
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có.quyền ưu tiên mua một tài sản theo
quy định của pháp luật thì khi bán tài sản, chủ sở hữu phải dành quyền ưu tiên
mua cho các tổ chức, cá nhân đó Ví dụ, thành viên của công ty trách nhiệm hữu
hạn chỉ có thể chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người ngoài nếu các
thành viên khác của công ty không mua hoặc mua không hét((Diéu 43 Luật
Doanh nghiệp); ;
Bán nhà ở đang cho thuê thì bên thuê được quyền ưu tiên mua trước( Điều
94 Luật nhà ở năm 2005).
Trong trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài sản
thì phải tuân theo trình tự, thủ tục đó Điều 450 BLDS quy định hợp đồng mua
bán nhà ở phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác Như vậy, nếu A bán nhà cho B nhưng
hợp đồng không được công chứng thì hợp đồng này có nguy cơ bị xem là vôhiệu (Điều 122, 124 và 127 BLDS
Có thing trường hợp tuy không phải là chủ sở hữu, cũng không được chủ
sở hữu uỷ quyền, nhưng theo qui định của pháp luật những người có thẩm quyền.vẫn có quyền định đoạt tài sản.( Trung tâm bán dau giá tài sản theo qui định của
H
Trang 14HỘI THẢO: CÁC BIEN PHAP BẢO VE QUYEN SỞ HỮU TRONG PHÁP LUAT DAN SỰ VIỆT NAM
pháp luật; hiệu cầm đồ được quyền bán tài sản, nếu hết thời hạn đã thoả thuận
mà người vay không trả được tiền vay )
Trong bài việt này tác giả muôn bàn thêm, dé tranh thủ ý kiên của các dong nghiệp và các quí vị một sô điêm liên quan đên bai việt này cụ thê là:
Người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật được xác định
là người chiếm hữư hợp pháp hay bat hợp pháp? Hay chỉ xác định
là người chiếm hữu không có căn cú pháp luật? dé từ đó xác định tưcách chủ thé trong việc áp dụng biện pháp bảo vệ quyền sở hữu
Có nên bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch
dân sự vô hiệu?
Trường hợp người chiếm hữu tài sản ban đầu có căn cứ pháp luậtnhưng sau đó lại rơi vào tình trạng chiếm hữu không có căn cứpháp luật nhưng ngay tình Chang hạn thuê nhà của người không
phải là chủ sở hữu, sau đó bị chủ sở hữu kiện đòi nhà, thuê nhà của người được chia thừa kê của người bị Toà án tuyên bô chét, sau đó người nay quay trở về Trong các trường hợp nay có được xem xét ©
“ quyền của người thuê nhà khi nhà cho thuê thay đổi chủ sở hữu
theo qui định tại Điều 96 Luật nhà ở năm 2005 không?
Khoản 2 Điều 194 và Điều 190 có mâu thuẫn khi qui định về tính
liên tục quyền chiếm hữu của chủ sở hữu?
Có câu trả lời cho trường hợp “Ngưòi chiếm hữu hợp pháp có
quyền đòi lại tài sản theo Điều257, 258 không?
Trang 15HỘI THẢO: CAC BIEN PHÁP BAO VE QUYỀN SỞ HỮU TRONG PHÁP LUAT DÂN SƯ VIỆT NAM
KIEN YEU CAU BOI THUONG THIET HAI
ThS Vương Thanh Thúy Đại học Luật Hà Nội
Quyên sở hữu là một phạm trù pháp lý phản ánh các quan hệ sở hữu trongmột chế độ sở hữu nhất định, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật nhằmđiều chỉnh những quan hệ về sở hữu trong xã hội Các quy phạm pháp luật về sởhữu xác nhận, quy định và bảo vệ các quyền lợi của các chủ sở hữu trong việc
chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình
Khi thực hiện quyền sở hữu, chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp
có thể bị xâm phạm bởi hành vi của các chủ thể khác Công cụ được coi là hữuhiệu và thiết thực nhất để bảo vệ quyền sở hữu chính là pháp luật
Bằng những quy phạm khác nhau, Nhà nước điều chỉnh bảo vệ quyền sởhữu hợp pháp bằng nhiều ngành luật như luật hành chính với những thể lệ nhằm
quản lý và bảo vệ tài sản Nhà nước, tổ chức và cá nhân công dân hay các biện pháp hành chính mang tính cưỡng chế, phòng ngừa, ngăn chặn; luật hình sự với
việc quy định một số hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến quyền sở hữu
là tội phạm; Trong các phương thức pháp lý bảo vệ quyền sở hữu, phương
thức dân Sự, VỚI những đặc điểm riêng, có vai trò to lớn và được coi là có hiệu
quả thiết thực nhất vì nó khôi phục lại tình trạng ban đầu về mặt vật chất chochủ sở hữu và người chiếm hữu hợp pháp
Phương thức dân sự bảo vệ quyền sở hữu bằng việc quy định những phương thức kiện dân sự trước Toà án để chủ sở hữu có thể thông qua đó đòi lại tài sản của mình đang bị người khác chiếm giữ bất hợp pháp, đòi người khác
phải bồi thường thiệt hại về tài sản hoặc yêu cầu ngăn chặn, chấm dứt hành vi_
xâm phạm quyền sở hữu
Như vậy, kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là một phương thức kiện dân
sự để yêu cầu Toa án bảo vệ quyền lợi của người bị xâm phạm quyền sở hữu.Theo Điều 260 của Bộ luật Dân sự: ‘Chu sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có
Trang 16HỘI THẢO: CÁC BIEN PHAP BẢO VỆ QUYEN SỞ HỮU TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
quyên yêu cau người có hành vi xâm phạm quyên sở hữu, quyền chiêm hữu của mình bôi thường thiệt hai’.
Kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại (còn được gọi là kiện trái quyền) là một
trong những phương thức rất phổ biến được sử dụng để bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp Để hiểu rõ về phương thức kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại, trong
_ phạm vi bài viết này, những điều kiện làm phát sinh phương thức kiện cần được
tìm hiểu như chủ thể nào có quyền khởi kiện, chủ thé nào có thé bị kiện và tinh ©
trạng tài sản thoả mãn điều kiện của phương thức kiện yêu cau bồi thường thiệthại Nói cách khác, trong những trường hợp cụ thé nào, phương thức kiện yêu
cầu bồi thường thiệt hại có thé được áp dụng
* Chú thể thực hiện quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
Theo Điều 260 của Bộ luật Dân sự, chủ thé khởi kiện có thé là chủ sở hữuhoặc người chiếm hữu hợp pháp
Như vậy, ngoài chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản cũng cóquyền khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại Đối với vấn đề này, có một sốđiểm, theo chúng tôi, cần xác định ro |
Thứ nhất, về quy định người chiếm hữu hop pháp
Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt là ba quyền năng thuộc quyền sở hữu Bộluật Dân sự chỉ phân loại chiếm hữu thành hai hình thức là chiếm hữu có căn cứ
pháp luật và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật Theo Điều 183 Bộ luật Dân
sự, chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong các trườnghợp: chủ sở hữu chiếm hữu tải sản; người không phải là chủ sở hữu chiếm hữutài san trong các trường hợp: được chủ sở hữu uy quyền quán lý tài sản, đượcchủ sở hữu chuyên giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợpvới quy định của pháp luật, phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác
định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm
đắm phù hợp với các điều kiện của pháp luật quy định, phát hiện và giữ gia súc,
gia cam, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với các điều kiện do pháp luật
Trang 17HỘI THẢO: CAC BIEN PHAP BẢO VE QUYỀN SỞ HỮU TRONG PHÁP LUAT DAN SỰ VIỆT NAM
Như vậy, không có quy định trong Bộ luật Dân sự đề cập đến chiếm hữu
hợp pháp là chiếm hữu của chủ thể nao Theo cách hiểu thông thường, chiếm
hữu hợp pháp là chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu bat hợp pháp là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật |
Nếu xét trên mặt ngữ nghĩa, cách hiểu này cũng chưa được thoả đáng
‘Bat hợp pháp' có nghĩa là không phù hợp quy định của pháp luật 'Không có
căn cứ pháp luật” là không tổn tại quy định nào của pháp luật để dựa vào Hai ý
nghĩa này không phải lúc nào cũng trùng khớp Trong thực tế, sẽ có những
trường hợp, sự chiếm hữu là không dựa trên quy định nào của pháp luật nhưng
nó không trái với nguyên tắc chung của luật Ví dụ với một số trường hợp người
được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật có nên xác định là chiếm hữu bat
hợp pháp hay không?
Đặt giả thiết là cách hiểu này hoàn toàn hợp lý và chính xác về mặt ngữnghĩa, quy định tại Điều 260 cũng vẫn tổn tại vấn đề cần xem xét Nếu chiếmhữu hợp pháp là chiếm hữu có căn cứ pháp luật thì người chiếm hữu hợp pháp
chính là chủ sở hữu và người không phải chủ sở hữu trong một số trường hợp đã
nêu tại Điều 183 Điều 260 ghi rõ: 'Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp cóquyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của
mình bồi thường thiệt hai’ Vậy, 'chủ sở hữu' với tư cách là người chiếm hữu
hợp pháp (Điều 183) và “chủ sở hữu' nói riêng (Điều 260) có trùng nhau hay
khác nhau?
Theo quan điểm của chúng tôi, ở đây, điều luật chỉ quy định về chủ sởhữu tài sản mà thôi Vấn dé nằm ở chỗ, quy định của Điều luật chưa thực sự xácđáng, dẫn đến trùng lặp trong cách diễn đạt và cách hiểu Để có thể hiểu chính
xác hơn, theo chúng tôi, quy định này nên ghi nhận: Chủ sở hữu và người
không phải chủ sở hữu chiếm hữu có căn cứ pháp luật có quyền khởi kiện yêu
cầu bồi thường thiệt hại.
e
Thứ hai về quy định người có quyển khỏi kiện
Trang 18HỘI THẢO: CAC BIEN PHAP BẢO VỆ QUYEN SỞ HUU TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
Theo quy định của luật Dân sự, để trở thành chủ sở hữu tài sản, một cánhân không cần đáp ứng yêu cầu có đầy đủ năng lực hành vi dân sự Căn cứ xáclập quyền sở hữu được Bộ luật Dân sự quy định rõ trong Chương XIV, Mục | từĐiều 233 đến Điều 247 với các trường hợp theo các căn cứ riêng biệt, theo hợpđồng dân sự hoặc theo các trường hợp cụ thể được pháp luật quy định như đối
với tài sản do lao động, kinh doanh hợp pháp; tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, chôn
giấu, chìm dam, vô chủ, không xác định chủ sở hữu; tài sản được thừa kế,
Theo quy định của luật Tố tụng Dân sự, điều kiện khởi kiện vụ án dân sự
_bao gồm các điều kiện về chủ thé, thời hiệu, thầm quyền của Toà án, vụ án chưađược xem xét giải quyết tại Toà án (trừ một số trường hợp do pháp luật quyđịnh) và một số điều kiện về mặt hình thức khác (theo Điều 168 Bộ luật Tố tụngDân sự) Trong đó, tư cách người khởi kiện là một điều kiện quan trọng
Người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc không có đủ năng lựchành vi tố tung dân sự mà tiến hành khởi kiện sẽ bị Toà án trả lại đơn khởi kiện
Không có quyền khởi kiện được hiểu là không có quyền và lợi ích hợp pháp giả
thiết bị xâm phạm, không có tư cách đại diện cho người bị xâm phạm quyền vàlợi ich hợp pháp hoặc không phụ trách lĩnh vực bị xâm phạm về quyền và lợi íchcông cộng Năng lực hành vi tố tụng dân sự, ngoài những trường hợp đặc biệtđược quy định trong luật cũng trùng với năng lực hành vi dân sự Đó là người từ
đủ 18 tuổi trở lên, không thuộc các trường hợp mất hoặc hạn chế năng lực hành
vi dân sự |
Quy định tại Điều 260 Bộ luật Dân sự, chủ sở hữu và người chiếm hữuhợp pháp có quyền khởi kiện nên hiểu như thế nào? Đó là những người chỉ cóquyền với ý nghĩa là năng lực pháp luật dân sự hay đó là những người có quyềnthực tế thực hiện hành vi khởi kiện theo thủ tục tổ tụng dân sự?
| Nếu họ là những người được thực tế thực hiện hành vi khởi kiện, quy định
của luật Dân sự và quy định của luật Tổ tụng Dân sự sẽ có điểm chưa hài hoà,đồng nhất Theo quy định của luật Tố tụng Dân sự, năng lực hành vi tố tung dân
sự không quyết định tư cách nguyên đơn, bị đơn nhưng lại quyết định tư cách
của người khởi kiện Như vậy, nếu gặp trường hợp chủ sở hữu tài sản là người
Trang 19HỘI THẢO: CÁC BIEN PHÁP BẢO VỆ QUYEN SỞ HỮU TRONG PHÁP LUAT DÂN SU VIỆT NAM
chưa có day đủ năng lực hành vi dan sự, dù có thoả mãn các điều kiện có thể áp
dụng phương thức kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại, họ vẫn không thé tiến hành
kiện trên thực tế
Do đó, theo quan điểm của chúng tôi, “quyền khởi kiện' quy định tại Điều
260 Bộ luật Dân sự nên hiểu đó là năng lực pháp luật dân sự và năng lực pháp
luật tố tụng dân sự của chủ sở hữu và những người khác Có nghĩa là những
người này theo quy định pháp luật có quyên và nghĩa vụ dân sự, có quyền khởi
kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại Việc thực hiện hành vi khởi kiện, yêu cầu Toà
án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trên thực tế phải căn cứ vào mức
độ năng lực hành vi dân sự của của các đương sự trong những trường hợp cụ
thê
* Điều kiện khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hai |
Để thực hiện phương thức kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại, theo chúng
tôi, cần đáp ứng được hai nhóm điều kiện cơ ban Đó là nhóm điều kiện về sự
chiếm hữu vật và nhóm điều kiện về vật (tài sản bị kiện, đang tranh chấp) ở thời
điểm khởi kiện.
Thứ nhất, nhóm điều kiện về sự chiém hữu vật
Điều kiện về sự chiếm hữu vật có thể hiểu trên những góc độ sau: vật rờikhỏi chủ sở hữu, người khác chiếm hữu có căn cứ pháp luật là theo ý chí của
những người này, người thứ ba chiếm hữu được tài sản là thông qua giao dịch
dân sự có đền bù và tài sản, đối tượng phương thức kiện là động sản không phảiđăng ký quyền sở hữu
- Tài sản rời khỏi chủ sở hữu hoặc người khác chiêm hữu có căn cứ pháp
luật theo ý chi của họ.
Van dé đâu tiên cân xác định là tài sản đã rời khỏi sự chiêm hữu của
người có quyên như thê nào, có theo ý muôn của họ hay không, có bị chiêm
đoạt, tước đoạt quyền sở hữu hay không
THU VIEN
TRUONG ĐẠI HỌC LUAT HA NOI.
5 | PHÒNG BOC _ Se _¡
Trang 20HỘI THẢO: CAC BIEN PHAP BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRONG PHÁP LUAT DÂN SƯ VIET NAM Điêu kiện này cho thây, tài sản tranh chấp không bị tước đoạt khỏi sự
chiêm hữu có căn cứ pháp luật ngoài ý muôn của các chủ thể có quyên chiêm
hữu Nói cách khác, tài sản được chuyên giao sự chiếm hữu thông qua các hành
vi có ý thức của người có quyên chiêm hữu như cho mượn, cho thuê, cho Vay,
- Người đang thực tế chiếm giữ vật là người thứ ba ngay tình, có được tài sản thông qua giao dịch dân sự có đền bù
Người thứ ba ngay tình là người chiếm giữ tài sản không dựa trên bat kỳ
căn cứ nào tại Điều 183 Bộ luật Dân sự về các trường hợp chiếm hữu có căn cứ
pháp luật nhưng không biết hoặc không buộc phải biết việc chiếm hữu là không
có căn cứ pháp luật.
Người này có được tài sản bằng giao dịch dân sự có đền bù Nghĩa là
người nay có được tai sản bằng hành vi mua bán, trao đổi tài sản, đổi một tài sản
khác dé được tài sản đang chiêm giữ.
- Tài sản là động sản không phải đăng ký quyên sở hữu trừ một số ngoại
lệ do pháp luật quy định.
Tài sản thoả mãn điều kiện của phương thức kiện, về nguyên tắc phải là
động sản Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Dân sự, động sản là những tài sảnkhông phải là bất động sản Có nghĩa tài sản này không là đất đai, nhà, công
trình xây dựng gắn liền với đất đai, các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây
dựng, gắn liền với đất đai hoặc các một số tài sản theo quy định của pháp luật làbất động sản
— Ngoài ra, tài sản thoả mãn điều kiện của phương thức kiện yêu câu bồi
thường thiệt hại còn phải là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu Nghĩa
là việc sở hữu các động sản này không cần đăng ký theo thủ tục nhất định tại cơ
quan Nhà nước có thẩm quyên Những tài sản này thông thường là những tài sản
có giá trị không lớn, không ảnh hưởng dén nên kinh tê, xã hội, an ninh quốc
Trang 21HỘI THẢO: CÁC BIEN PHAP BẢO VE QUYỀN SỞ HỮU TRONG PHAP LUAT DAN SỰ VIỆT NAM
phòng của đất nước và do vậy, không cân sự quản lý theo thủ tục đăng ký của
các cơ quan chức năng.
Về nguyên tắc, chỉ có tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở
hữu mới thoả mãn điều kiện của phương thức kiện nay Nhung theo quy định tạiĐiều 258, tài sản là động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản cũng
có thể trở thành điều kiện của phương thức kiện này nếu như thuộc một trong
hai trường hợp: người thứ ba ngay tình có được tài sản thông qua bán đấu giáhoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan Nhà nước có
thấm quyên là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sởhữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa Những trường hợp này, lỗi xác
định là từ phía co quan Nhà nước có thâm quyền Người tham gia giao dịch
không thể biết được việc chiếm hữu của mình thực sự là không có căn cứ phápluật Họ không phải chịu trách nhiệm về lỗi của cơ quan Nhà nước Do vậy, họ
được bảo vệ quyên sở hữu.
Có thể thấy, nhóm quan hệ về sự chiếm hữu vật vừa nêu thuộc nội hàm
của nguyên tắc bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu Theo
quan điểm của chúng tôi, nếu ba điều kiện này thoả mãn, chủ sở hữu hoặc ngườichiếm hữu có căn cứ pháp luật khác không thé thực hiện phương thức kiện đòitài sản với người đang chiếm hữu vật trên thực tế Để bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình, họ chỉ có thể thực hiện phương thức kiện yêu cầu bồi
thường thiệt hại.
Thứ hai, nhóm điều kiện về vật
Khi chủ sở hữu hoặc những người khác chiếm hữu có căn cứ pháp luật bịxâm phar quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, họ có thể khởi kiện để đòi tài sản
hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại Tuy nhiên, khi vật, tài sản đã rời khỏi họ theonhững điều kiện nêu trên, có những trường hợp, họ chỉ có thể khởi kiện theo
phương thức kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại mà không thể kiện đòi tài sản Đó
chính là những đặc điểm của vật ở thời điểm khởi kiện
7
Trang 22HỘI THẢO: CÁC BIEN PHÁP BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRONG PHAP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
Có hai đặc điểm cơ bản có thể nêu trong trường hợp này Đó là vật hiện
không còn trong tay người bị kiện (không xác định được người đang chiếm hữu
vật); vật bị tiêu hủy hoặc không còn nguyên trạng như khi rời khỏi chủ sở hữu,
người chiêm hữu có căn cứ pháp luật khác.
- Không xác định được người đang chiếm hữu thực tế vật
Sau khi vật rời khỏi chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu có căn cứ pháp luật
khác theo ý chí của những người này, việc chiếm hữu vật có thể được chuyểngiao cho người khác Khi không thoả mãn các yếu tố có thé áp dụng nguyên tắcbảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu, người đang chiếm
giữ tài sản sẽ không được bảo vệ quyền sở hữu và có thé bị kiện đòi tài sản Tuynhiên, không phải lúc nào cũng xác định được người này Vì các chủ thể, các
mối quan hệ trong xã hội rất đa dạng và phức tạp.
Ví dụ 1, A là chủ sở hữu của chiếc điện thoại di động Nokia N72 trị giá 5triệu đồng A cho B mượn điện thoại để sử dụng trong 1 tuần Sau đó, B bi C
móc trộm điện thoại khi đang đi trên đường
-Vi dụ 2, A là chủ sở hữu của chiếc điện thoại di động Nokia N72 trị giá 5
triệu đồng A cho B mượn điện thoại để sử dụng trong | tuần Sau khi gap øỡ và
làm quen một người lạ là C, B đã cho C chiếc điện thoại trên
Ví dụ 3, A là chủ sở hữu của chiếc điện thoại di động Nokia N72 trị giá 5
triệu đồng B đã móc trộm điện thoại của A rồi bán cho C với gia 2 triệu đồng.
Trong cả ba trường hợp trên, C đều có thể bị khởi kiện đòi tài sản Vìnguyên tắc bảo vệ người thứ ba ngay tình không được áp dụng Tuy nhiên, nếu
không thể xác định C hiện đang ở đâu hoặc C sau khi có được tài sản đã đem
bán, tặng, cho người khác và người này không xác định hiện ở đâu thì dù có
thoả mãn điều kiện kiện đòi tài sản, những trường hợp trên cũng không thé kiệnđòi tài sản được Dé bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, những chủ thể
có quyền khởi kiện chỉ có thể khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
- Vật bị tiêu hủy hoặc không còn nguyên trạng
Trang 23HỘI THẢO: CÁC BIEN PHÁP BẢO VỆ QUYEN SỞ HỮU TRONG PHÁP LUAT DAN SU VIỆT NAM
Một đặc điểm rất điển hình của phương thức kiện yêu cầu bồi thường thiệt
hại là tình trạng của vật.
Khi tất cả các điều kiện khác của kiện đòi tài sản đều được thoả mãn, các
chủ thé đều được xác định rõ ràng, nếu vật bị kiện không còn tồn tại hoặc không
còn nguyên trạng thì các chủ thể cũng không thể thực hiện được phương thức
kiện đòi tài sản.
Ví dụ 1, tài sản, đối tượng kiện là vật tiêu hao đã bị người đang chiếm hữu
Trên thực tế, khi các chủ thể kiện đòi bồi thường thiệt hại, họ có thể nhận
được tài sản bôi thường Ví dụ, A kiện B yêu cầu bồi thường chiếc điện thoạiNokia N72, B sẽ trả cho A một chiếc điện thoại Nokia N72 tương ứng Trongtrường hợp nay, tuy chủ sở hữu đã có được tai sản nhưng cần thiết phải xác định
rõ, không phải là họ đòi lại được tài sản mà chỉ là được bồi thường một tài sản
cùng loại mà thôi Chính vì lý do này, theo một số ý kiến, đặc điểm của vật để
có thể khởi kiện đòi tài sản phải là vật đặc định Chúng ta hiểu vật đặc định
trong trường hợp này không đồng nghĩa rằng chỉ trong trường hợp vật đó là duynhất mới có thê kiện đòi tài sản, mà nên hiểu rằng vật đó đã được xác định, đặc
định hoá từ những vật cùng loại khác Vì vậy, khi vật đặc định không còn,
phương thức bảo vé.quyén sở hữu chỉ có thé là kiện yêu cầu bồi thường thiệt hai
đê nhận được một tài sản cùng loại tương ứng.
* Người bị kiên theo phương thức kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
Trang 24HỘI THẢO: CÁC BIEN PHÁP BẢO VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRONG PHÁP LUAT DAN SỰ VIỆT NAM
Qua những điều kiện đã phân tích ở trên có thể thấy người bị kiện khôngchỉ là người thứ ba chiếm hữu tài sản không ngay tình hoặc không qua giao dịchdân sự có đền bù; người có được tài sản từ sự tước đoạt quyền sở hữu từ chủ sởhữu; cơ quan Nhà nước có thâm quyền có lỗi để người thứ ba có được tài sản màcòn có thể là chính người chiếm hữu có căn cứ pháp luật dựa trên sự chuyển
giao của chủ sở hữu.
Với những ví dụ và điều kiện đã nêu, trong trường hợp không thể xácđịnh được người đang thực tế chiếm hữu tài sản hoặc người đang thực tế chiếm
hữu tài sản là người thứ ba ngay tình được bảo vệ quyền sở hữu hoặc vật bị kiện
đã bị tiêu huỷ, không còn nguyên trạng hoặc ngay cả trong trường hợp xác định
được người thứ ba và người này có thé bị kiện, chủ sở hữu cũng có thé kiện yêucầu bồi thường thiệt hại với người đã được mình chuyển giao quyền chiếm hữu
tài sản.
Bởi vì người này đã nhận sự chuyển giao quyền chiếm hữu tài sản theo ý
chí của chủ sở hữu, họ phải chịu trách nhiệm hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu.
Nếu họ không hoàn trả được tài sản, họ hoàn toàn có thé trở thành bị đơn trướcToà án, tức là người giả thiết đã xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của
nguyên đơn và bị nguyên đơn hoặc người đại diện của nguyên đơn khởi kiện.
Nói tóm lại, phương thức kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là một trong
_ những phương thức hữu hiệu để bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp Để thực hiệnphương thức kiện này, một số điều kiện nhất định cần thiết phải được đáp ứng
để đảm bảo tuân thủ các quy định có liên quan của pháp luật về vấn đề này
Trang 25HỘI THẢO: CAC BIEN PHAP BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
QUI ĐỊNH VỀ KIEN DOI TÀI SAN TRONG PHÁP LUẬT DÂN
SỰ VIỆT NAM VÀ CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
TS Nguyên Minh Tuấn
Đại học Luật Hà Nội
Sau khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nhân dân ta giành
được chính quyền từ tay đế quốc, phong kiến, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà cần phải xây dựng chính quyền nhân dân và chuẩn bị đối phó với ngoại xam,
vì thé những nam 1945 đến 1959 Nha nước ta chưa tập trung vào xây dựng hệ
thống pháp luật mới Cho nên, trong lĩnh vực dân sự áp dụng các qui định trong
các Bộ luật dân sự của chế độ cũ để giải quyết các tranh chấp trong xã hội mới nhưng phải tuân theo nguyên tắc của Sắc lệnh số 97/SL về sửa đổi một số qui lệ
và chế định trong dân luật Điều | qui định: " Những quyền dân sự đều được
luật bảo vệ khi người hành xử nó đúng với quyền lợi của nhân dân "
Thời kỳ quá độ lên CNXH, nền kinh tế của Việt Nam lac hậu và gồm
nhiều thành phần kinh tế, muốn xóa bỏ các hình thức sở hữu phi XHCN thì cầnphải có thời gian để cải tạo quan hệ sản xuất phong kiến, xây dựng quan hệ sản xuất XHCN, vì vậy Nhà nước ta thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế ba năm và chuẩn bị điều kiện cho việc thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất, nhằm đẩy mạnh công cuộc cải tạo XHCN đối với các thành phần kinh tế cá thể của nông
dân, thợ thủ công, những người lao động riêng lẻ khác Đối với thành phần kinh _.
tế tư bản tư doanh, dần dần đưa họ vào làm ăn tập thể, phát triển kinh tế theo con
đường của CNXH Để tạo cơ sở pháp lý cho các chủ thể trong các thành phầnkinh tế khác nhau an tâm lao động sản xuất, Nhà nước công nhận và bảo hộ
quyền sở hữu của người lao động riêng lẻ và quyền sở hữu của các nhà tư bản
đối với các tư liệu sản xuất ho đang được phép sản xuất kinh doanh Điều 11
Hiến pháp 1959 quy định :
“ Ở nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trong thời kỳ qua độ, các hình thức
sở hữu chủ yếu về tư liệu sản xuất hiện nay là: hình thức sở hữu của Nhà nước,
Trang 26HỘI THẢO: CÁC BIEN PHÁP BẢO VỆ QUYÊN SỞ HỮU TRONG PHÁP LUẬT DAN SỰ VIỆT NAM
của nhân dân lao động, hình thức sở hữu của người lao động riêng lẻ và hình
thức sở hữu của nhà tư sản dân tộc” |
Như vậy pháp luật của nhà nước ta ghi nhận và bảo vệ quyển sở hữu tài
sản của các chủ thể Nếu quyền sở hữu bị xâm phạm, thì cho phép chủ sở hữu
khởi kiện yêu cầu toà án bảo vệ quyền lợi cho mình Toà án sẽ căn cứ vào đường
lối chính sách của Đảng để giải quyết tranh chấp về sở hữu
Từ những năm 1960 đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhiệm vụ
chính của nhân dân miền Bắc 1a tập trung sức người, sức của để chi viện cho
đồng bào miền Nam, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, vì
vậy trong thời gian này, các giao lưu dân sự để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân như mua bán lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm cần thiết khác,
Nhà nước phân phối theo chỉ tiêu Thời kỳ này các quan hệ dân sự chủ yếu mang tính hành chính, cho nên tranh chấp dân sự hầu như không xảy ra Tuy nhiên, trong giao lưu dân sự có các giao dịch như mua bán nhà ở, đất đai, cho vay thóc
gạo Nếu có tranh chấp về những hop đồng này thì việc giải quyết bằng biện
pháp hoà giải ở hợp tác xã Đối với những tranh chấp dân sự không hoà giải được
thì giải quyết tại Toà án Để thống nhất đường lối giải quyết các tranh chấp về
dân sự, TANDTC tổng kết kinh nghiệm xét xử và ban hành văn bản hướng dẫn
TAND các cấp về đường lối xét xử
——— Nam 1986, Đại hội VI của Dang dé ra đường lối phát triển kinh tế của
nước ta theo hướng xoá bỏ cơ chế bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường địnhhướng XHCN Nền kinh tế của nước ta phát triển dựa trên các quan hệ sở hữu
toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân Nhà nước coi hình thức sở hữu tư
_ nhân là cần thiết trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH Sau năm năm thực hiện
nghị quyết Dai hội VI (1986), công cuộc đổi mới do Dang đề xướng đã đạt được
những thành tựu quan trọng Để tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới đó, Đại hội
VII (1991) của Dang dé ra định hướng phát triển kinh tế-xã hội của đất nước
trong giai đoạn mới và tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước theo hướng Nhà nước
'thực sự của dân, do dân và vi dân, Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật Để
thực hiện mục tiêu trên, Đại hội đã đề ra hướng sửa đổi Hiến pháp 1980 và tăngcường sửa đổi và xây dựng hệ thống pháp luật về kinh tế, văn hoá, hình sự, dan
Trang 27HỘI THẢO: CAC BIEN PHÁP BẢO VE QUYÊN SỞ HỮU TRONG PHÁP LUẬT DAN SỰ VIỆT NAM
sự, hành chính
Trong lĩnh vực dân sự, nhà nước ban hành hệ thống các pháp lệnh: Pháp
lệnh về Quyền sở hữu công nghiệp 1989, Pháp lệnh về Thừa kế 1990, Pháp lệnh
về Nhà ở 1991, Phấp lệnh về Hợp đồng dan sự 1991, Pháp lệnh về Quyền tác giả
1994 Mục đích của việc xây dựng hệ thống pháp lệnh về dan sự nhằm chuẩn bi
cho việc xây dựng Bộ luật dân sự 1995 Vì thế khi xây dựng BLDS, các pháp
lệnh trên đã đã được xây dựng thành các phần cơ bản của Bộ luật dan sự 1995.
Như vậy trước Bộ luật dân sự 1995, hệ thống pháp luật dân sự không có
văn bản pháp qui qui định về quyền sở hữu tài sản Quyền sở hữu của công dân,
các tổ chức được qui định trong Hiến pháp và rải rác trong các văn bản pháp luật
khác Vì các qui định về quyền sở hữu chưa được xây dựng thành một chế định pháp luật trong hệ thống pháp luật dân sự, cho nên việc giải quyết các tranh chấp
về tài sản được áp dụng các nguyên tắc chung của pháp luật luật dân sự đó là Nhà nước bảo hộ quyển sở hữu của công dân theo Điều 27 Hiến pháp 1980 và
Điều 58 Hiến pháp 1992.
Lần đầu tiên chế định sở hữu được qui định trong Bộ luật dân sự 1995 tại Phần thứ hai: Tài sản và quyền sở hữu và Chuong VIq ui định về bảo vệ quyền sở hữu Điều 284 BLDS qui định:
“ Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu câu người chiếm
hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tai sadn không có căn cứ pháp luật
đối với tài sản thuộc quyên sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của minh
phải trả lại tài sản đó, trừ trường hop qui định tại khoản 1, Điêu 255 của Bộ luật
này ” |
Theo tỉnh thần của điều 284, thì chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có
quyền đồi lại tài sản trong trường hợp sau đây:
-Thứ nhất, chủ sở hữu không chuyển tài sản của mình cho bất cứ người thứ
hai nào, mà người đó đang chiếm giữ tài sản của chủ sở hữu mà không trả lại tài sản cho chủ sở hữu Trường hợp này người đang chiếm hữu tài sản có thể thực hiện hành vi bất hợp pháp như trộm cắp, cướp giật Hoặc hành vi chiếm hữu ban
đầu là có căn cứ như thông qua hợp đồng, hoặc nhặt được tài sản đánh rơi, bỏ
quên nhưng không chịu trả lại tài sản cho chủ sở hữu, do đó hành vi thực tế
3
Trang 28HỘI THẢO: CAC BIEN PHAP BẢO VE QUYEN SỞ HỮU TRONG PHÁP LUẬT DAN SỰ VIỆT NAM
chiếm hữu tài sản là không có căn cứ (bất hợp pháp)
- Thứ hai, chủ sở hữu chuyển tài sản cho người khác thông qua giao dịch như cho mượn, gửi giữ người chiếm hữu hợp pháp không chuyển cho người thứ
ba nhưng người thứ ba thực tế đang chiếm hữu vật Trường hợp này người chiếm
hữu hợp pháp có quyền kiện đòi lại tài sản từ người chiếm hữu không căn cứ đểbảo vệ quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản của mình.
-Thứ ba, chủ sở hut chuyển tài sản cho người chiếm hữu hợp pháp, người
chiếm hữu hợp pháp chuyển tài sản cho người thứ ba không được sự đồng ý của
chủ sở hữu Trường hợp này, người thứ ba có thể ngay tình hoặc không ngay tình đều phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu.
Như vậy, căn cứ pháp lý để chủ sở hữu đòi lại tài sản trong các trường hợp hợp trên là chủ sở hữu không chuyển quyền sở hữu tài sản của mình cho người
khác, thì trong mọi trường hợp người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật đều
phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu Căn cứ thực tế để chủ sở hữu đòi lại tài sản là
người đang chiếm hữu tài sản làm cho chủ sở hữu không khai thác, sử dụng được
tài sản của mình Vì vậy, cần cho phép chủ sở hữu tự bảo vệ tài sản của mình
hoặc yêu cầu toà án giải quyết.
Bộ luật dân sự 1995, được xây dựng vào thời kỳ đất nước ta đang bắt đầu
đổi mới, chúng ta đang chuẩn bị xây dựng hệ thống pháp luật của nhà nước pháp
quyền XHCN, vì vậy trình độ hiểu biết pháp luật của nhân dân chưa cao, cho nên
pháp luật cần phải bảo vệ quyền của chủ sở hữu tài sản để tránh những trường
hợp lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như như người mượn, thuê tài sản bán
cho người thứ ba sẽ gây thiệt hại cho chủ sở hữu Vì thế trong tất cả các trường hợp chủ sở hữu đều có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu không có căn cứ
ngay tinh hoặc không ngay tinh.
_ Sau gần 20 năm đổi mới, nhà nước ta đã xây đựng thành công cơ chế thị
trường định hướng XHCN, hệ thống pháp luật được xây dưng tương đối đây đủ theo yêu cầu của việc hội nhập với nền kinh tế thế giới Vì thế, hệ thống pháp luật cần phải phù hợp với pháp luật của các nước, cho nên, Nhà nước đã tiếnhành sửa đổi bổ sung nhiều luật và bộ luật, trong đó có Bộ luật dân sự 2005.
Về vấn đề bảo vệ quyền sở hữu, theo tinh thần của Bộ luật dân sự 2005, Nhà
Trang 29HỘI THẢO: CAC BIEN PHAP BAO VỆ QUYEN SỞ HỮU TRONG PHÁP LUẬT DAN SỰ VIỆT NAM
nước ta không những bảo vệ chủ sở hữu mà còn bảo vệ người thứ ba ngay tình.
Điều 256 Quyền đòi lại tài sản
Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu,
người sử dụng tài san, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối
với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này Trong trường hợp tài sản đang thuộc sự chiếm hữu của người chiếm hữu ngay tình thì áp dụng Điêu 257 và Điêu 258 của Bộ luật này.
Diéu-257- Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ
người chiếm hữu ngay tình
Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hitu từ
người chiếm hữu ngay tinh trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được
động san này thông qua hợp đông không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trong trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ
sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.
Diéu- 258 Quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình
Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động
sản, trừ trường hợp người thứ ba chiếm hữu ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hitu tài sẳn nhưng sau đó người này
không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa.
Từ Điều 284 BLDS 1995, Bộ luật dan sự 2005 đã bổ sung hai điều mới là
Điều 257 và 258 Đây là những hạn chế quyền đòi tài sản có điều kiện của chủ
sở hữu đối với người ngay tình.
- Nội dung Điều 257 qui định về đòi lại tài sản không đăng ký quyền sở hữu
Điều luật này có hai vấn đề chính: Thứ nhất, nếu vật rời khỏi chủ sở hữu theo ý
5
Trang 30HỘI THẢO: CÁC BIEN PHÁP BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU) TRONG PHAP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
chí, người thư ba ngay tình thơng qua hợp đồng khơng đền bù thì phải trả lại tài
sản cho chủ sở hữu Khi chủ sở hữu chuyển giao cho người chiếm hữu hợp pháp,người chiếm hữu đĩ cho tặng người thứ ba, thì người thứ ba phải trả lại tài sản.
Theo nguyên tắc, chủ sở hữu đã chuyển giao cho người chiếm hữu bằng một giao
dịch, cho nên nguời muợn, thuê phải chịu trách nhiệm theo hợp đồng với chủ sở
hữu khi chuyển dịch tài sản cho người thứ ba Tuy nhiên trường hợp này, người
thứ ba cĩ tài sản thơng qua giao dịch khơng đền bù, vì thế nếu phải trả lại cho chủ sở hữu thì cũng khơng bị thiệt hại về tài sản, cho nên pháp luật cho phép chủ
sở hữu kiện địi lại tài sản.
Ngược lại, nếu người thứ ba cĩ tài sản thơng qua giao địch cĩ đền bù thì
khơng phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu và chủ sở hữu cĩ quyền kiện địi người
chiếm hữu bồi thường thiệt hại Qui định này dựa trên các căn cứ pháp lý và thực tiễn sau :
Về mặt pháp lý, khi chủ sở hữu chuyển dịch tài sản cho người thứ hai, thì
giữa chủ sở hữu và người thứ hai cĩ một giao dịch, cho nên chủ sở hữu cần phải
dé phịng những trường hợp người được chuyển giao tài sản khơng trả lại tài sản,
do đĩ phải áp dụng các biện pháp bảo đảm mà pháp luật cho phép nhằm khống
chế hành vi vi phạm của người được chuyển giao tài sản |
Xét về mặt thực tiễn, người thứ ba cĩ nhu cầu sử dụng tài sản, cho nên họ đã
mua hộc đổi tài san để cĩ tài sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng hoặc nhu cầu kinhdoanh Khi tham gia giao dịch họ khơng biết tài sản sản đĩ là của người thứ ba,
cho nên hành vi của họ là ngay tình Vì thế pháp luật cần phải bảo vệ lợi ích của
người ngay tình, cho phép người thứ ba xác lập quyền sở hữu với tài sản đĩ Mặt
khác pháp luật cũng bảo vệ quyền của chủ sở hữu, cho phép chủ sở hữu yêu cầu
người chiếm hữu hợp pháp bồi thường giá trị tài sản.
Thứ hai là vật rời khỏi chủ sở hữu ngồi ý chí (khơng chuyển cho vật người
khác) thì người chiếm hữu vật phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu Nội dung này giống với Điều 284 BLDS 1995.
Nội dung Điều 258 BLDS gơm hai vấn đè cơ bản là: thứ nhất, chủ sở hữu
cĩ quyền địi lại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay
Trang 31HỘI THẢO: CÁC BIEN PHAP BAO VỆ QUYEN SỞ HỮU TRONG PHÁP LUẬT DAN SỰ VIỆT NAM
tình Những tài sản phải đăng ký quyền sở hữu khi chuyển giao cho người khác
cần phải sang tên tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, vì thế nếu người chủ sởhữu không chuyển quyền sở hữu, thì người ngay tình không thể có quyền sở hữu
đối với tài sản.
Thứ hai, nếu tài sản phải đăng ký quyền sở hữu được chuyển giao cho người
khác thông qua việc bán đấu giá hoặc giao dịch với người thưa ba mà theo bản
án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu và sau đó bản
án hoặc quyết định đó bị huỷ, thì người mua có quyền sở hữu đối với tài sản.
Chủ sở hữu kiện người gây thiệt hại cho mình phải bồi thường giá trị tài sản Trường hợp này, người mua hoàn toàn không có lỗi trong việc mua bán Đây làlỗi của Toà án hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc công nhậnquyền sở hữu cho chủ sở hữu vì thế, Toà án hoặc cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm dân sự theo Điều 619 hoặc Điều 620 BLDS.
Điều 257 và 258 BLDS 2005 đã bảo vệ quyền của chủ sở hữu và lợi ích
người chiếm hữu ngay tình Mặc khác, qui trách nhiệm dân sự cho cơ quan nhà
nước và Toà án nếu cán bộ công chức hoặc Thẩm phán do trình độ chuyên môn yếu hoặc do hành vi cố ý công nhận quyền sở hữu cho cá nhân, tổ chức trái pháp
luật.
“Trong cuộc sống, cơ sở để con người tồn tại và xã hội phát triển là tài sản, vì
thế pháp luật cần phải bảo hộ quyền sở hữu tài sản cho cá nhân và tổ chức.Tuynhiên mỗi chế độ xã hội khác nhau thì phuơng thức và nội dung bảo hộ khác
nhau.
Bộ luật dân sự của Liên bang Nga 1994, Chương 20 qui định bảo vệ quyền
sở hữu và các quyền tài sản khác.
Điều 301 qui định về yêu cầu đòi tài sản từ người chiếm hữu không có căn
cứ pháp luật ngay tình Theo nội dung điều luật này, chủ sở hữu có quyền đòi tài
sản từ người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật Đây là qui định mang tính
nguyên tắc bảo hộ quyền của chủ sở hữu khi người khác chiếm giữ tài sản của
mình một cách bất hợp pháp không ngay tình.
Điều 302 qui định về yêu cầu đòi tài sản từ người chiếm hữu không căn cứ
Trang 32HỘI THẢO: CAC BIEN PHÁP BẢO VE QUYỀN SỞ HỮU TRONG PHÁP LUAT DÂN SU VIỆT NAM nhưng ngay tình.
Khoản 1 qui định là chủ sở hữu có quyền đồi lại tài sản trong trường hợp tài
sản bị chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu chuyển cho đã đánh rơi hoặc bị
mất trộm hoặc người khác chiếm hữu bằng các phương thức khác trái với ý chí của chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp.
Qui này tương tư như điều 257 BLDS Viêt Nam 2005 trong các trường hợp
vật rời khỏi chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp ngoài ý chí thì chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu đòi lại tài sản.
Khoản 2 Điều 302 qui định người chiếm hữu ngay tình thông qua giao dịch không đền bù có tài sản thì phải trả lại cho chủ sở hữu tài sản Như vậy có thể
hiểu ngược lại là người ngay tình thông qua hợp đồng có đền bù thì không phải
trả lại tài sản cho chủ sở hữu.
Khoản 3 qui định, đối với tiền và giấy tờ có giá người cầm giữ không được yêu cầu người chiêm hữu ngay tình trả lại.
Qua nội dung của hai điều luật trên cho thấy những điểm tương đồng và
_khác biêt giữa hai bộ luật dân sư của Việt Nam và Liên bang Nga như sau.
Về nguyên tắc luật bảo vệ quyển của người chủ sở hữu khi vật bị người
khác chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình và bảo vệ lợi ích của người ngay tình có tài sản thông qua giao dịch có đền bù thì được quyền sở hữu
đối với tài sản.
Điểm khác nhau giữa hai bộ luật này là: Bộ luật dân sự Liên Bang Nga
không phân biệt việc đòi lại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu và tài sản không
phải đăng ký quyền sở hữu Vì vậy theo tỉnh thần của Điều 302 BLDS Liên bang Nga, thì người ngay tình thông qua giao dịch có đền bù, không phải trả lại tài sản trong tất cả các trường hợp Qui định như vậy là phù hợp với thực tế, vì người
ngay tình không có lỗi trong việc chiếm hữu tài sản, cho nên cần phải bảo vệ lợi
ích hợp pháp của họ Nếu tài sản phải đăng ký quyền sở hữu mà việc chuyển giao có giấy tờ do cơ quan nhà nước cấp đúng thẩm quyền thì người ngay tình cũng cần được bảo ho.
" Ngoài ra, khoản 3 Điều 302 BLDS Liên bang Nga qui định về chiếm hữu
ngay tình đối với tiền hoặc giấy tờ có giá thì người ngay tình không phải lại cho
Trang 33HOI THẢO: CÁC BIEN PHÁP BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRONG PHÁP LUẬT DÂN SƯ VIỆT NAM
hợp đặc biệt này là 3 năm Do vậy trong thời hạn 3 năm kể từ ngày mất vật chủ
sở hữu có quyền doi lại vật từ người chiếm hữu ngay tình và người ngay tình có
quyền đòi tiền mua từ người bán cho mình.
Điều 2280 qui định, người đang giữ vật của người khác bị mất mà đã mua vật đó ở chợ, hội chợ, bán đấu giá, thì chủ sở hữu chỉ có quyền lấy lại vật bằng cách trả cho người giữ vật số tiền đã mua Ngoài ra, điều luật này còn qui định,
người cho thuê muốn đòi lại động sản cho thuê đã bị chuyển dich, muốn đòi lai
vật thì phải trả cho người có vật số tiền mua vật đó.
Theo qui định của Điều 2280 nếu người ngay tình mua thông qua bán đấu
giá, tại hội chợ chưa được xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu thì chủ sở hữu chỉ
có thể lấy lại tài sản bằng phương thức mua lại tài sản đó Qui định này phù hợp
với thực tế, bởi lẽ người mua qua đấu giá, hoặc trong hội chợ thì không buộc
phải biết nguồn gốc tài sản có hợp pháp hay không, vì đó là cuộc mua bán công
khai nơi công cộng mà ai cũng có thể mua và bán, vì thế để đảm bảo cho cácgiao lưu dân sự thông thoáng, ổn định, thì cần phải bảo vệ người mua ngay tình -
Bảo vệ quyền sở hữu là trách nhiệm của các nhà nước đối với công dân và
các tổ chức, tuy nhiên mỗi quốc gia có phương thức bảo vệ riêng Mỗi phươngthức đó đều tồn tại điểm manh và yếu và nếu kết hợp được các phương thức trênthì quyền sở hữu sẽ được bảo vệ tốt nhát
10
Trang 34HỘI THẢO: CAC BIEN PHÁP BAO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRONG PHAP LUAT DAN SƯ VIET NAM
KIEN DOI LAI TÀI SAN LA DONG SAN KHÔNG PHẢI
DANG KY QUYEN SỞ HỮU TỪ NGƯỜI CHIEM HỮU NGAY TINH
TS Phùng Trung Tập Đại học Luật Hà Nội
Kiện đòi lại tài sản là một trong các phương thức bảo vệ quyên sở hữu theo qui định của pháp luật Theo qui định tại Điều 255 BLDS, thì: “Chiu sở hữu,
người chiếm hữu hợp pháp có quyên yêu cẩu Toà án, cơ quan, tổ chức có thẩmquyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyên sở hữu, quyên chiếm hữu
phải trả lại tài sản, chấm ditt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyên
sở hữu, quyên chiếm hữu và yêu cau bôi thường thiệt hại `
Quyền sở hữu tài sản là quyền dân sự của chủ sở hữu, được pháp luật bảo hộ
Trong trường hợp tài sản của chủ sở hữu đang do người khác chiếm hữu không dựa trên sự định đoạt ý chí của chủ sở hữu, thì chủ sở hữu có quyền yêu cầu
người đang thực tế chiếm hữu tài sản có nghĩa vụ trả lại tài sản cho mình Ngoài
chủ sở hữu tài sản, người có quyền chiếm hữu hợp pháp tài sản của chủ sở hữu
cũng có quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án buộc người đang chiếm hữu tái sản
có nghĩa vụ trả lại tài sản Người chiếm hữu hợp pháp tài sản là người được chủ
SỞ hữu chuyển giao tài sản thông qua một giao dịch dân sư (cho thuê, mượn, gửi giữ, cầm cố ) Người chiếm hữu hợp pháp còn là người đang quản lý tài sản
chung (di sản thừa kế chưa chia, quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng) Như
vậy, chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp có quyền kiện đòi lại tài sản từ
người chiếm hữu bất hợp pháp Quan hệ về quyền sở hữu tài sản là quan hệ pháp
luật dân sự, do vậy chủ sở hữu tự mình thê hiện ý chí trong việc chiếm hữu, sử
dụng và định đoạt tài sản Tuy nhiên, trong quan hệ xã hội và pháp luật, tài sản
của chủ sở hữu trong những hoàn cảnh cụ thể đã dời khỏi chủ sở hữu hoặc người
chiếm hữu hợp pháp ngoài ý chí, do có hành vi chiếm đoạt trái pháp luật tải sản
đó Bộ luật dân sự qui định chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu
cau người chiêm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có
Trang 35HỘI THẢO: CÁC BIEN PHAP BAO VỆ QUYEN SỞ HỮU TRONG PHÁP LUAT DAN SU VIET NAM
căn cứ pháp luật đối với tai sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp
pháp của mình phải trả lại tài sản đó, nếu tài sản đó chưa được xác lập quyền sở
hữu theo thời hiệu ở người đang chiếm hữu (Điều 256)
_ Tài sản theo tính chất được phân thành động sản và bất động sản, động sảnphải đăng ký quyền sở hữu và động sản không phải đăng ký quyền sở hữu, theo
đó việc chủ sở hữu có quyền kiện đòi lại tài sản hay không có quyền kiện đòi lạitài sản (kiện vật quyền) Tuy nhiên, theo qui định tại Điều 258 BLDS, quyền của
chủ sở hữu kiện đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sảnkhông được đáp ứng, nếu người thứ ba chiếm hữu ngay tình nhận được các tài
sản đó thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết
định của cơ quan nhà nước có thâm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đóngười này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa Quiđịnh tại Điều 258, không những nhằm bảo vệ lợi ích của chủ sở hữu tài sản, mà
trong những điều kiện nhất định thì quyền của người đang thực tế chiếm hữu tài
sản vẫn được bảo vệ theo căn cứ xác lập quyền sở hữu hợp pháp của người đó đôivới động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản
Trong bài tham luận này, chúng tôi bàn về việc kiện đòi lại tài sản là độngsản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình
Theo, qui định tại Điều 257 BLDS: “Chui sở hữu có quyển doi lại động sản
không phải đăng ký quyên sở hữu từ người chiém hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tinh có được động sản này thông qua hợp đồng không có
đền bù với người không có quyên định đoạt tài sản; trong trường hợp hợp dong này là hợp đông có đền bù thi chủ sở hữu có quyên đòi lại động sản nếu động sản
đó bị lấy cắp, bị mắt hoặc trường hợp khác bị chiém hữu ngoài ý chí của chủ sở
hữu `.
Theo qui định trên, quyền đòi lại tài sản của chủ sở hữu đối với động sản
không phải đăng ký quyên sở hữu với điều kiện:
- Người chiếm hữu động sản đó được xác định là chiếm hữu ngay tình;
Trang 36HỘI THẢO: CÁC BIEN PHÁP BAO VỆ QUYEN SỞ HỮU TRONG PHÁP LUAT DÂN SƯ VIET NAM
- Nguoi chiếm hữu aay tinh tai sản đó thông qua một giao dịch không có đền
bù với người không có quyền định daat tai san.
Theo những qui định trên, đã loại trừ những trường hợp cho dù một người
chiếm hữu tài sản của chủ sở hữu thông qua một giao dịch có đền bù, nhưng hành
vi của người chiếm hữu tài sản đó được xác định là hành vi không ngay tình khi
chiếm hữu, thì người này có trách nhiệm trả lại tài sản cho chủ sở hữu Qui định
này nhằm bảo vệ lợi ích tuyệt đối của chủ sở hữu, đồng thời nhằm ngăn chặn các
hành vi lợi dụng để chiếm đoạt tài sản của chủ sở hữu thông qua giao dịch
Như vậy, quyền đòi lại tài sản- của chủ sở hữu động sản không phải đăng ký
quyền sở hữu phụ thuộc vào ý chí và hành vi của người dang chiếm hữu được xác
định là ngay tình, nhưng người đang chiếm hữu đó có được tài sản do người
không có quyền chuyền giao theo hợp đồng không có dén bù Người không có
quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu thường là người thuê, mượn, nhận gửi
giữ, người vận chuyên, người nhận cam có, người nhận đặt coc tai sản của chủ sởhữu động sản không phải đăng ký quyền sở hữu, không được sự cho phép củachủ sở hữu nhưng người chiếm hữu vẫn chuyển giao tài sản thông qua hợp đồng
không có đền bù cho người thứ ba như tặng cho tài sản, thì chủ sở hữu có quyền
đòi lại tài sản Qui định này nhằm ngăn chặn hành vi lạm dụng lòng tin để chiếm
đoạt tài sản của chủ sở hữu Hơn nữa, người đang chiếm hữu tài sản được chuyển
giao cho dù là chiếm hữu ngay tình, vẫn có nghĩa vụ phải trả lại tài sản cho chủ
sở hữu và lợi ích của người này cũng không bị xâm phạm Ngược lại, nếu người
đang chiếm hữu tài sản của chủ sở hữu được xác định là chiếm hữu không ngaytình, thì cho dù hợp đồng chuyển giao tài sản đó là hợp đồng có đền bù, ngườichiếm hữu không ngay tình vẫn có nghĩa vụ trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu.Nhằm ngăn chặn hành vi lấy cắp tài sản của chủ sở hữu, và tài sản đó dongười lấy cắp chuyển giao cho người thứ ba thông qua hợp đồng có đền bù, thìchủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản ở người đang chiếm hữu, cho dù hành vichiếm hữu của người này là ngay tình hoặc không ngay tình
Trang 37HỘI THẢO: CÁC BIEN PHAP BẢO VỆ QUYEN SỞ HỮU TRONG PHÁP LUAT DAN SỰ VIỆT NAM
Quyền đòi lại tài sản của chủ sở hữu động sản không phải đăng ký quyển sởhữu được đáp ứng kể cả trong trường hợp tài sản này bị mất và trong những
trường hợp khác, loại động sản này dời khỏi chủ sở hữu ngoài ý chí của chủ sở
hữu.
Quyền kiện đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu, chỉ được đáp
ứng trong trường hợp tài sản đó vẫn còn Như vậy, nếu động sản là đối tượng của
vụ kiện không còn tôn tại (do bị mắt, bị tiêu huỷ ), thì mục đích kiện đòi lại
động sản đó của chủ sở hữu hoặc của người chiếm hữu hợp pháp không được đápứng Trong trường hợp này, quyền của chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợppháp chỉ được bảo vệ theo phương thức kiện trái quyền
Kiện đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu, theo qui định tại
Điều 257 BLDS, là nhằm bảo vệ quyền của chủ sở hữu trong những trường hợp_ cụ thé Tuy nhiên, nội dung Điều 257 BLDS đã làm phức tạp hoá những vấn dérất đơn giản do qui định: “động sản không phải đăng ký quyên sở hữu” Tài sảncủa chủ sở hữu cho dù có đăng ký hoặc không đăng ký cũng không vì thế mà làmtăng lên hoặc giảm sút quyền của chủ sở hữu tài sản đó Thủ tục đăng ký độngsản không có sự liên quan nào đến quyền kiện đòi lại tài sản của chủ sở hữu trongtrường hợp tài sản của chủ sở hữu đang bị người khác chiếm hữu trái pháp luật,
trái ý chí của chủ sở hữu Về bản chất, việc đăng ký động sản chỉ có ý nghĩanhằm ngăn chặn hành vì xâm phạm đến tài sản đó nếu có; để chủ sở hữu có căn
cứ xác định tai sản đó là của mình Việc đăng ký động sản hay không đăng ký
động sản của chủ sở hữu không ảnh hưởng đến quyền của chủ sở hữu tài sản Vìchủ sở hữu tài sản thực hiện quyền sở hữu của mình theo qui định của pháp luật,
không phụ thuộc vào tài sản đó có giá trị lớn hay nhỏ, là động sản hay bất động
sản, tài sản đó có phải đăng ký hay không Bat luận, khi tài san của chủ sở hữu
đang bị người khác chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu
hợp pháp, thì người đó có quyền kiện hoặc không kiện để yêu cầu người đangthực tế chiếm hữu tài sản phải trả lại tài sản đó cho mình, không phụ thuộc vào
việc tài sản đó có đăng ký hay không.
Trang 38HỘI THẢO: CÁC BIEN PHÁP BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRONG PHÁP LUAT DÂN SỰ VIỆT NAM
Theo chúng tôi, Điều 257 nên sửa đổi bằng việc loại bỏ những chữ thừa, mà
chỉ cần qui định: Quyển đòi lại động sản từ người chiếm hữu ngay tình, là đủ
Sửa đổi theo phương án này, điều luật vừa có tính khái quát, vừa hiện đại và cũngnhằm loại bỏ những thủ tục hành chính rườm rà, đã gây cản trở không nhỏ cho
chủ sở hữu động sản trong giai đoạn hiện nay |
Qui định tại Điều 257 BLDS, còn hạn chế là chưa để cập đến những trường
hợp động sản không phải đăng ký của chủ sở hữu, do người chiếm hữu ngay tình
sử dụng, khai thác đã thu được những lơi ích nhất định trong thời gian chiếm hữu,
trong trường hợp chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp được đòi lại vật, thì
người chiếm hữu ngay tình có nghĩa vụ hoàn trả những lợi ích vật chất đó cho
chủ sở hữu không? Theo nguyên tắc, chủ sở hữu tài sản được hưởng những lợi
ích vật chất từ tài sản Vì trong thời gian tài sản của chủ sở hữu do người khácchiếm hữu, nhưng vẫn thuộc quyền sở hữu của chủ sở hữu động sản đó Mộttrường hợp khác, lợi ích của người thuê động sản không phải đăng ký quyền sởhữu đã không được đáp ứng, do động sản đó lại đang do người khác chiếm hữu,khai thác thu lợi nhuận, mà người thuê tài sản đó vẫn có nghĩa vụ trả tiền thuê tàisản cho chủ sở hữu, khoản tiền đó sẽ được giải quyết như thế nào để bảo vệquyền lợi của chủ sở hữu và quyền của người thuê tài sản đó?
Kién đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữungay tình là phương thức kiện dân sự được sử dụng khá phổ biến trong đời sông
xã hội Những qui định pháp luật về vấn đề này đã nhằm bảo vệ lợi ích của chủ
sở hữu hoặc của người chiếm hữu hợp pháp Tuy nhiên, những qui định của pháp
luật về vấn đề này vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định như chúng tôi đã chỉ
ra trên đây Những hạn chế này cần phải được khắc phục khi BLDS của nước ta
được sửa đôi, bô sung./.
Trang 39HỘI THẢO: CÁC BIEN PHÁP BẢO VE QUYEN SỞ HỮU TRONG PHÁP LUẬT DAN SỰ VIỆT NAM
KIEN DOI LAI TÀI SAN LA ĐỘNG SAN
PHAI DANG KY QUYEN SO HUU HOAC BAT DONG SAN TU
NGƯỜI CHIEM HỮU NGAY TINH
Th.s Nguyễn Như Quỳnh
Trường Đại học Luật Hà nội
Pháp luật cho phép chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo
vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng nhữngbiện pháp luật định Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp còn được quyên yêu
cầu Toà án, tổ chức có thâm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền_ sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, cham dứt hành vi cản trở trái pháp luậtviệc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại
Trong bài viết này, tác giả chỉ tập trung xem xét một trong các phương thức
bảo vệ quyền sở hữu: phương thức kiện đòi lại tài sản Cụ thể, phương pháp kiện
đòi lại tài sản được dé cập tới trong trường hợp tài sản là động sản phải đăng kyquyền sở hữu hoặc bat động sản từ người chiếm hữu ngay tinh Bài viết nhằm mụcđích tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau đây: Ai có quyên kiện đòi lại động sảnphải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình? Hiểu thénào về người chiếm hữu ngay tình động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động
sản? Tại sao pháp luật cho phép đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất
động sản từ người thứ ba ngay tình? Những trường hợp ngoại lệ nào chủ sở hữu
không được quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bat động san từngười thứ ba chiếm hữu ngay tình?
Theo quy định tại Điều 258 BLDS năm 2005: “Chủ sở hữu được đòi lại độngsản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản, trừ trường hợp người thứ ba chiếm
Trang 40HỘI THẢO: CAC BIEN PHÁP BẢO VỆ QUYEN SỞ HỮU TRONG PHÁP LUẬT DAN SƯ VIỆT NAM
hữu ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với
người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở
hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án,
quyết định bị huý, sửa”
Người có quyền khởi kiện đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu và
hữu một xe máy 125cm3, A cho B thuê xe máy trong thời hạn 5 tháng Trong thời
hạn thuê, C ăn cắp xe C làm giả toàn bộ giấy tờ xe và bán cho D, D không biết về
nguồn gốc bất hợp pháp của xe máy mà D mua từ C Theo quy định pháp luật, chỉ
A có quyền kiện D đòi lại xe máy Tuy nhiên, cần phải cho cả B quyền này vì một
số lý do sau đây:
Thứ nhất, Điều 256 BLDS năm 2005 (về quyền đòi lại tài sản) dành quyềnkiện đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài
sản không có căn cứ pháp luật cho cả chủ sở hữu và người chiếm hữu hợp pháp
Thứ hai, cho phép người chiếm hữu hợp pháp khởi kiện đòi lại tài sản nhằm
đảm bảo thời hiệu khởi kiện.
Thứ ba, thừa nhận người chiếm hữu hợp pháp có quyền khởi kiện đòi lại tàisản còn giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho chính chủ sở hữu Trong ví dụ kế trên,
giả sử A đi xa và gần hết thời hạn thuê xe, A mới trở về thì xe có thể không còn do
D chiếm hữu nữa mà có thể đã được chuyển giao cho nhiều người khác Bởi vậy,
việc kiện đòi lại tài sản có A trở nên phức tạp hơn hoặc không thực hiện được nữa.