1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tên đề tài chủ đề 6 nội dung cơ bản của chế định về quyền sở hữu trong ngành luật dân sự

15 11 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,95 MB

Nội dung

3 1, KHÁI NIỆM QUYỀN SỞ HỮU Theo nghĩa rộng: Quyền sở hữu được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước đặt ra và đảm bảo thực hiện, trong đó ghi nhận và đảm bảo quyền năng củ

Trang 1

1

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TÊN ĐỀ TÀI: CHỦ ĐỀ 6 - N ỘI DUNG CƠ BẢ N CỦA CHẾ ĐỊNH VỀ

QUY N S H U TRONG NGÀNH LU T DÂN S Ề Ở Ữ Ậ Ự

BÀI TẬP LỚN Học ph n: Pháp lu ầ ật đại cương

Hà N - 2023 ội

MỤC LỤC

Trang 2

2

1, KHÁI NIỆM QUYỀN SỞ HỮU 3

2, NỘI DUNG QUYỀN SỞ HỮU 3

2.1, Quyền chiếm hữu 3

2.2, Quyền sử dụng 5

2.3, Quyền định đoạt 6

3, HÌNH THỨC SỞ HỮU 7

3.1, Sở hữu toàn dân 7

3.2, Sở hữu riêng 7

3.3, Sở hữu chung 8

4, CĂN CỨ XÁC LẬP, CHẤM DỨT QUYỀN SỞ HỮU 8

4.1, Căn cứ xác lập quyền sở hữu (Điều 221 BLDS 2015) 8

4.2, Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu (Điều 237 BLDS 2015) 9

5, PHƯƠNG THỨC BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU 10

5.1, Quyền đòi lại tài sản (Điều 166 BLDS 2015) 10

5.2, Quyền yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản (Điều 169 BLDS 2015) 10

5.3, Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại (Điều 170 BLDS 2015) 10

6, QUYỀN KHÁC ĐỐI VỚI TÀI SẢN 10

6.1, Quyền đối với bất động sản liền kề 10

6.2, Quyền hưởng dụng 11

6.3, Quyền bề mặt 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 3

3

1, KHÁI NIỆM QUYỀN SỞ HỮU

Theo nghĩa rộng: Quyền sở hữu được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước đặt ra và đảm bảo thực hiện, trong đó ghi nhận và đảm bảo quyền năng của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình

Theo nghĩa hẹp: Quyền sở hữu được hiểu là các quyền năng do pháp luật quy định

Theo điều 158 Bộ luật Dân sự 2015: Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật

2, NỘI DUNG QUYỀN SỞ HỮU

2.1, Quyền chiếm hữu

a, Khái niệm chiếm hữu và quyền chiếm hữu

Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền với tài sản (Điều 179 BLDS 2015)

Quyền chiếm hữu là quyền của một chủ thể pháp luật được nắm giữ, quản lí tài sản trên thực tế hoặc danh nghĩa pháp lí theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ

Trong pháp luật dân sự Việt Nam, quyển chiếm hữu là một trong ba nội dung pháp lí của quyền sở hữu

b, Các hình thức chiếm hữu

Chiếm hữu có căn cứ pháp luật

Khoản 1 Điều 165 quy định chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau đây:

a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;

b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;

c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;

d) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;

đ) Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;

e) Trường hợp khác do pháp luật quy định

Trang 4

4

Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật

Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 165 là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật

Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật

nhưng ngay tình Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật

nhưng ngay tình là việc chiếm hữu của

một người không có căn cứ pháp luật

nhưng không biết hoặc không thể biết việc

chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ

Một người chiếm hữu tài sản dù không rơi vào trường hợp buộc phải biết nhưng họ đã biết việc chiếm hữu đó là không có căn cứ pháp luật thì bị coi là chiếm hữu không ngay tình

C mua của B một chiếc máy vi tính mà

không biết chiếc máy đó là B trộm cắp của

A Trong trường hợp này C chiếm hữu

chiếc máy tính đó bị coi là không có căn

cứ pháp luật nhưng được coi là ngay tinh

vì C không biết tài sản đó là B trộm cắp,

đồng thời vì chiếc máy vi tính là một tài

sản không phải đăng ký quyền sở hữu nên

C không thể biết chiếc máy vi tinh đó có

phải của B hay không

C mua của B một chiếc máy vi tính

dù đã biết chiếc máy đó là B mượn của A Trong trường hợp này dù C không buộc phải biết chiếc máy đó

có phải của B hay không do máy vi tính là loại vài sản không phải đăng

ký quyền sỡ hữu nhưng C vẫn bị coi là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật và không ngay tình vì đã biết

Như vậy, các hình thức chiếm hữu tài sản của chủ thể là căn cứ để xác định quyền của chủ thể đối với tài sản đang chiếm hữu, là căn cứ để pháp luật bảo vệ người chiếm hữu có căn cứ pháp luật

c, Chủ thể của quyền chiếm hữu

Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu (Điều 186 BLDS 2015)

Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, trái đạo đức xã hội

Quyền chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu (Điều 187, Điều 188 BLDS 2015)

Khi được ủy quyền quản lý:

Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản thực hiện việc chiếm hữu tài sản

đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định

Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu

Trang 5

5

đối với tài sản được giao theo quy định tại Điều 236 Bộ luật Dân sự năm 2015 Khi được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự:

Khi chủ sở hữu giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự mà nội dung không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu thì người được giao tài sản phải thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch Người được giao tài sản có quyền sử dụng tài sản được giao, được chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác nếu được chủ sở hữu đồng ý Người được giao tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo quy định tại Điều 236 Bộ luật Dân sự năm 2015

d, Suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu

Theo Điều 184 Bộ luật Dân sự 2015, việc suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu quy định như sau:

Người chiếm hữu được suy đoán là ngay tình; người nào cho rằng người chiếm hữu không ngay tình thì phải chứng minh

Trường hợp có tranh chấp về quyền đối với tài sản thì người chiếm hữu được suy đoán là người có quyền đó Người có tranh chấp với người chiếm hữu phải chứng minh về việc người chiếm hữu không có quyền

Người chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai được áp dụng thời hiệu hưởng quyền và được hưởng hoa lợi, lợi tức mà tài sản mang lại theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và luật khác có liên quan

e, Bảo vệ việc chiếm hữu

Trường hợp việc chiếm hữu bị người khác xâm phạm thì người chiếm hữu có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại

2.2, Quyền sử dụng

a, Khái niệm:

Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản (Điều 189 Bộ luật Dân sự 2015)

Khai thác công dụng tài sản ám chỉ việc sử dụng tài sản dưới tính năng, công dụng

để đáp ứng nhu cầu cá nhân hoặc thương mại, sản xuất, kinh doanh

Hưởng hoa lợi và lợi tức liên quan đến việc chủ thể có quyền hưởng lợi từ các tài sản mới phát sinh do việc khai thác công dụng của tài sản

b, Chủ thể của quyền sử dụng

Chủ sở hữu: Chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không

Trang 6

6

được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác (Điều 190 BLDS 2015) Người không phải là chủ sở hữu (Được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng;

Do pháp luật quy định): Người không phải là chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật (Điều 191 BLDS 2015)

c, Lưu ý

Quyền sử dụng là một quyền năng mà pháp luật quy định cho chủ sở hữu (hoặc người chiếm hữu hợp pháp) được phép sử dụng các tài sản của mình nhằm đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt hoặc sản xuất, kinh doanh nhưng việc sử dụng đó không được gây thiệt hại và làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, không được trái với đạo đức chung của

xã hội

Khi chủ sở hữu muốn chuyển quyền sử dụng cho người khác thì phải chuyển luôn quyền chiếm hữu tài sản Bởi lẽ, muốn khai thác công dụng của tài sản, trước hết người sử dụng phải thực hiện hành vi chiếm hữu

2.3, Quyền định đoạt

a, Khái niệm

Quyền định đoạt là quyền chuyển giao sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản (Điều 192 BLDS 2015)

b, Điều kiện thực hiện quyền định đoạt (Điều 192 BLDS 2015)

Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện không trái quy định của pháp luật

Trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài sản thì phải tuân theo trình tự, thủ tục đó

c, Chủ thế của quyền định đoạt

Chủ sở hữu: Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ

bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản (Điều 194 BLDS 2015) Người không phải là chủ sở hữu: Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo uỷ quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật (Điều 195 BLDS 2015)

d, Hạn chế quyền định đoạt (Điều 196 BLDS 2015)

1 Quyền định đoạt chỉ bị hạn chế trong trường hợp do luật quy định

2 Khi tài sản đem bán là tài sản thuộc di tích lịch sử văn hoá theo quy định của - Luật di sản văn hóa thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua

Ví dụ: Người định đoạt muốn bán một tài sản A nhưng tài sản này lại là tài sản

Trang 7

7

thuộc di tích lịch sử văn hóa thì trước hết quyền ưu tiên đó phải bán cho nhà nước trước , nếu nhà nước không mua thì mới được bán ra ngoài, bán cho đối tượng khác

Trường hợp cá nhân, pháp nhân có quyền ưu tiên mua đối với tài sản nhất định theo quy định của pháp luật thì khi bán tài sản, chủ sở hữu phải dành quyền ưu tiên mua cho các chủ thể đó

Kết luận:

Quyền chiếm hữu: tiền đề quan trọng cho hai quyền kia

Quyền sử dụng: mang ý nghĩa thực tiễn, ý nghĩa kinh tế, tạo cho chủ sở hữu khai thác công dụng của tài sản

Quyền định đoạt: có ý nghĩa pháp lý quan trọng đối với chủ sở hữu

3, HÌNH THỨC SỞ HỮU

3.1, Sở hữu toàn dân

Theo quy định tại điều 197 Bộ luật Dân sự 2015: Tài sản thuộc sở hữu toàn dân bao gồm: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tải sản do Nhà nước đầu tư, quản lý Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý tài sản thuộc sở hữu toàn dân

Chủ thể: Nhà nước

Khách thể: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tải sản do Nhà nước đầu tư, quản lý (đường xá, cầu, công viên…)

Nội dung: Nhà nước có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt những tài sản thuộc

sở hữu toàn dân

3.2, Sở hữu riêng

Theo Khoản 1, Điều 205 Bộ luật Dân sự 2015 thì sở hữu riêng là sở hữu của một

cá nhân hoặc một pháp nhân Nếu một tổ chức không có tư cách pháp nhân thì tổ chức đó không được có sở hữu riêng Đối tượng của hình thức sở hữu riêng là tất

cả các tài sản theo quy định tại điều 105, Bộ luật Dân sự 2015, trừ những tài sản thuộc sở hữu toàn dân theo quy định của luật Chủ sở hữu có quyền chiếm hữu,

sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác

Chủ thể: cá nhân hoặc pháp nhân

Khách thể: tài sản thuộc quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản ài sản bao gồm bất động sản và động sản Bất ; t động sản và động sản có thể là tài sả hiện có và tài sản hình thành trong tương n lai

Trang 8

8

Nội dung Chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở : hữu riêng của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác

Ví dụ: Chị A được bố mẹ cho thừa kế một mảnh đất

3.3, Sở hữu chung

Hình thức sở hữu chung được quy định từ điều 207 đến điều 220 Bộ luật Dân sự

2015, theo đó, sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản, tài sản thuộc sở hữu chung được xác lập dựa trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên, theo quy định của pháp luật hoặc theo tập quán Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhât

Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung Mỗi chủ sở hữu chung theo phần

có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền

sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định với tài sản chung

Ví dụ: Sở hũu chung của vợ chồng; sở hữu chung của dòng họ, cộng đồng tôn giáo; sở hữu chung trong nhà chung cư

4, CĂN CỨ XÁC LẬP, CHẤM DỨT QUYỀN SỞ HỮU

4.1, Căn cứ xác lập quyền sở hữu (Điều 221 BLDS 2015)

Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong trường hợp sau đây:

1 Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;

Ví dụ: Chị H làm việc ở công ty A, cuối tháng chị được công ty trả lương Vậy tiền lương thuộc quyền sở hữu của chị H

2 Được chuyển quyền sở hữu theo thoả thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác;

Ví dụ: Anh A bán chiếc xe máy của mình cho anh B Vậy quyền sở hữu chiếc xe máy đã đươc chuyển từ anh A sang B theo thỏa thuận giữa 2 bên

3 Thu hoa lợi, lợi tức;

Ví dụ:

Hoa lợi: nhà chị A trồng bưởi thì số bưởi thu hoạch được là hoa lợi

Lợi tức: anh D cho anh H thuê nhà với giá 3 triệu đồng thì 3 triệu đồng là lợi tức

4 Tạo thành tài sản mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến;

5 Được thừa kế;

Trang 9

9

Ví dụ: Ông H khi qua đời để lại di chúc cho con trai là anh G thừa kế căn nhà Vậy anh G là người sở hữu tài sản của ông H

6 Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên;

7 Chiếm hữu, được lợi về tài sản theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

8 Trường hợp khác do luật quy định

Ví dụ: Vợ chồng anh D và chị H ly hôn thì tài sản chung giữa hai người sẽ được chia theo bản án, quyết định của Tòa án

Chi tiết tham khảo từ điều 222 đến điều 236 BLDS 2015

4.2, Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu (Điều 237 BLDS 2015)

Quyền sở hữu chấm dứt trong trường hợp sau đây:

1 Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác;

Ví dụ: Ông C tặng cho con gái là chị H một ngôi nhà trước khi chị kết hôn, như vậy quyền sở hữu của C chấm dứt kể từ thời điểm phát sinh quyền sở hữu của chị

H

2 Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình;

Ví dụ: anh H đập bỏ chiếc điện thoại đang thuộc sở hữu của mình

3 Tài sản đã được tiêu dùng hoặc bị tiêu huỷ;

Ví dụ: chị H ăn hết bao gạo của mình trong 1 tháng, như vậy nghĩa là chị không còn quyền sở hữu

4 Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu;

5 Tài sản bị trưng mua;

Ví dụ: Để khắc phuc thảm họa lớn do thiên tai, dịch bệnh gây ra, Nhà nước thực hiện trưng mua lương thực Từ khi quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trưng mua có hiệu quả thì quyền sở hữu của chủ tài sản đó sẽ kết thúc

6 Tài sản bị tịch thu;

Ví dụ: anh B sử dụng điện thoại thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chiếc điện thoại B sử dụng có thể bị tịch thu, sau khi được đưa ra làm chứng cứ trong quá trình tố tụng sẽ bị sung quỹ Nhà nước

7 Tài sản đã được xác lập quyền sở hữu cho người khác theo quy định của Bộ luật này;

8 Trường hợp khác do luật quy định

Chi tiết tham khảo từ điều 238 đến điều 244 BLDS 2015

Trang 10

10

5, PHƯƠNG THỨC BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU

Bảo vệ quyền sở hữu là việc chủ thể áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ tài sản của mình hoặc yêu cầu cơ quan Nhà nước bảo vệ khi có hành vi vi phạm Các phương thức bảo vệ quyền sở hữu:

5.1, Quyền đòi lại tài sản (Điều 166 BLDS 2015)

1 Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn

cứ pháp luật

2 Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó

5.2, Quyền yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản (Điều 169 BLDS

2015)

Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản, chủ thể có quyền yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó hoặc có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm

5.3, Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại (Điều 170 BLDS 2015)

Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản bồi thường thiệt hại

6, QUYỀN KHÁC ĐỐI VỚI TÀI SẢN

6.1, Quyền đối với bất động sản liền kề

Được quy định cụ thể tại Điều 245 đến Điề 256 BLDS 2015:u

Quyền đối với bất động sản liề kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản n (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền)

Quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập do địa thế tự nhiên, theo quy định của luật, theo thoả thuận hoặc theo di chúc

Quyền đối với bất động sản liền kề có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân và được chuyển giao khi bất động sản được chuyển giao, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác

Ngày đăng: 17/05/2024, 16:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w