1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ luật học: Quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay

228 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan Hệ Giữa Pháp Luật Và Đạo Đức Trong Điều Kiện Xây Dựng Nhà Nước Pháp Quyền Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Nguyễn Văn Năm
Người hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Minh Doãn, TS. Nguyễn Quốc Hoàn
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luận văn và lịch sử nhà nước và pháp luật
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2012
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 228
Dung lượng 56,88 MB

Nội dung

Kết cầu của luận án Chương 2: ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP LUẬT - NHỮNG CÔNG CỤ QUAN TRONG TRONG DIEU CHINH QUAN HỆ XÃ HOI Pháp luật và vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội Đạo đức và vai trò

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYEN VAN NAM

QUAN HE GIỮA PHAP LUAT VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG DIEU KIEN XAY DUNG NHA NUOC PHAP QUYEN VIET NAM HIEN NAY

HA NOI 2012

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYEN VAN NAM

QUAN HE GIỮA PHAP LUẬT VA ĐẠO ĐỨC

TRONG DIEU KIEN XAY DUNG NHA NUOC PHAP QUYEN VIET NAM HIEN NAY

Chuyên ngành: Ly luận va lich sử nha nước và pháp luật

Mã số 62.38.01.01

LUẬN ÁN TIEN SĨ LUẬT HOC

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HOC

1 PGS TS Nguyén Minh Doan

2 TS Nguyễn Quốc Hoan

HA NOI 2012

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là kết quảnghiên cứu của cá nhân tôi Các số liệu trong luận án làtrung thực, những kết luận khoa học của luận án là kết quảcủa quá trình nghiên cứu độc lập và chưa được người khác công bô.

Tháng 9 năm 2012

TÁC GIÁ LUẬN ÁN

Nguyễn Văn Năm

Trang 4

Chương 1: TONG QUAN VE ĐÈ TÀI

Tính cấp thiết của dé tài

Tình hình nghiên cứu đề tài

Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Những đóng góp mới về khoa học của luận án

Y nghia khoa hoc va thuc tiễn của luận án

Kết cầu của luận án

Chương 2: ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP LUẬT - NHỮNG CÔNG

CỤ QUAN TRONG TRONG DIEU CHINH QUAN HỆ XÃ

HOI

Pháp luật và vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội

Đạo đức và vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội

Những điểm tương đồng và khác biệt giữa pháp luật và đạo đức

Chương 3: NHỮNG VAN ĐÈ LÝ LUẬN CƠ BAN VE

QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG

DIEU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYEN

VIỆT NAM

Những vấn đề lý luận cơ bản về quan hệ giữa pháp luật và đạo

đức

Khái niệm quan hệ giữa pháp luật và đạo đức

Bản chất của quan hệ giữa pháp luật và đạo đức

Nội dung của quan hệ giữa pháp luật và đạo đức

Hình thức thê hiện quan hệ giữa pháp luật và đạo đức

Những yếu tổ ảnh hưởng đến quan hệ giữa pháp luật và đạo đức

Ảnh hưởng của việc xây dựng nhà nước pháp quyền đến quan

hệ giữa pháp luật và đạo đức ở Việt Nam

Tất yếu khách quan của viêc xây dựng nhà nước pháp quyền

Việt Nam

Quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong điều kiện trước khi xây

dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam

Sự tác động của việc xây dựng nhà nước pháp quyền đến quan

Trang

lãi 12 13 13 14 15

15 28 40 59

59

59 63 67 78 82 91 91 96 104

Trang 5

hệ giữa pháp luật va đạo đức ở Việt Nam

Những đặc điểm cơ bản của quan hệ giữa pháp luật và đạo đức

trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam

Chương 4: THỰC TRẠNG QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT

VÀ ĐẠO ĐỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Những điểm tích cực chủ yếu

Những hạn chế, tồn tại

Chương 5: QUAN DIEM VÀ GIẢI PHÁP KET HỢP PHAP

LUẬT VỚI ĐẠO ĐỨC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUÁ

DIEU CHỈNH QUAN HỆ XA HỘI TRONG DIEU KIỆN

XAY DUNG NHA NUOC PHAP QUYEN VIET NAM

HIEN NAY

Những quan điểm cơ bản chi đạo việc kết hop giữa pháp luật

với đạo đức

Những giải pháp cơ bản kết hợp pháp luật với đạo đức nhằm

nâng cao hiệu quả điều chỉnh quan hệ xã hội trong điều kiện xây

dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BÓ CỦA

TÁC GIÁ

PHỤ LỤC

108 117

118 134 151

151 155

183

Trang 6

Chương 1: TONG QUAN VE DE TÀI

1.1 Tinh cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Điều chỉnh hành vi con người, xã hội có nhiều công cụ khác nhau, trong đó,pháp luật và đạo đức là những công cụ quan trọng bậc nhất Bên cạnh những ưu thếvốn có, cả pháp luật và đạo đức đều có những hạn chế nhất định, song giữa chúngluôn có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại, bố sung cho nhau Chính vì vậy, déquản lý xã hội một cách có hiệu quả, cần phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa pháp

luật với đạo đức.

Tuy nhiên, thực tế Việt Nam cho thấy, vị trí, vai trò của pháp luật, đạo đức

cũng như mối quan hệ giữa chúng nhìn chung chưa được nhận thức một cách đúngđăn, đầy đủ cả từ phía nhà nước, cả từ phía xã hội Trong cơ chế kinh tế cũ, nhậnthức về pháp luật có hai khuynh hướng, hoặc quá đề cao pháp luật, coi pháp luật làcông cụ vạn năng có thể xác lập hay xóa bỏ một quan hệ xã hội nào đó một cáchduy ý chí; hoặc lại hạ thấp vai trò của pháp luật, dẫn đến sử dụng mệnh lệnh hànhchính, các quan niệm dao đức mới như tinh thần làm chủ tập thể, mỗi người vì mọingười dé thay thé cho pháp luật Trong khi đó, trong một thời gian dài trước đây,

do nhận thức ấu trĩ, giáo điều về chủ nghĩa xã hội, nên đã không thấy hết được vaitrò, giá trị to lớn của truyền thống, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc, thậm

chí nhiều quan niệm đạo đức truyền thống của dan tộc còn bi coi là tàn dư của chế

độ cũ cần phải loại bỏ Lối suy nghĩ, tư duy và hành động đó còn ảnh hưởng khôngnhỏ trong điều kiện xã hội Việt Nam hiện nay Điều này dẫn đến, trong thực tiễn,việc sử dụng pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội còn nhiều hạn chế, một mặt,những ưu thế vốn có của pháp luật cũng như đạo đức không được phát huy hết, mặtkhác, sự tác động bổ sung cho nhau giữa chúng cũng không khai thác được, chính

vì vậy, hiệu quả điều chỉnh các quan hệ xã hội của cả pháp luật và đạo đức đều chưa

cao.

Hién pháp năm 1992, được sua đôi, bố sung năm 2001 đã qui định: “Nhànước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyên xã hội chủnghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ” Xây dựng nhà nước pháp quyền đã

trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà nước và toàn xã hội Trong

điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, pháp luật được đặc biệt coi trọng, giữ vaitrò thống tri trong đời song nhà nước va xã hội, mọi cá nhân, tô chức trong xã hội

kể cả nhà nước đều phải thượng tôn pháp luật, chấp pháp nghiêm chỉnh Tuy nhiên,Việt Nam là một quốc gia Á Đông, chịu sự ảnh hưởng sâu sắc bởi Nho giáo, sự coitrọng đạo lý, ứng xử theo đạo lý đã trở thành truyền thống của dân tộc Truyền

Trang 7

thống đó ăn sâu, bám chắc trong tâm lý xã hội, nó cố kết chặt chẽ trong tư duy conngười Có thể nói, trong điều kiện hiện nay ở nước ta, thói quen xử sự theo đạo lývẫn còn “ngự trị” trong lỗi sống của không ít người, ngược lại, thói quen xử sự theopháp luật vẫn chưa được hình thành Trong điều kiện đó, việc xây dựng nhà nướcpháp quyền ở nước ta hiện nay gặp không ít khó khăn.

Qua may chục năm tiễn hành công cuộc cải cách, xây dựng nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa, đời sống xã hội đã có sự phát triển vượt bậc.Tuy nhiên, cùng với nó, mặt trái của nên kinh tế thi trường và việc hợp tác, hội nhập

quốc tế cũng gây ra không ít phức tạp, đó là sự coi thường các giá trị truyền thống,

lỗi sống thực dụng, cá nhân vị kỷ, chạy theo đồng tiền, đặt vật chất, tiền bạc lên trênhết, tìm kiếm lợi nhuận băng mọi cách Sự xuống cấp của đạo đức xã hội đã gây

ra những hệ lụy to lớn, làm đảo lộn các giá trị của cuộc song, can tro su phat trién

của xã hội, làm xã hội van động, phat triển một cách không lành mạnh, thiếu vữngchắc

Do vậy, phát triển kinh tế phải đi đôi với đảm bảo tiễn bộ, công bằng xã hội,giải quyết hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội Phát triển kinh tế phải điđôi với xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, giữ gìn và pháthuy các giá trị đạo đức truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc

Hiện nay, nước ta đang trong quá trình hợp tác, hội nhập sâu rộng vào đời

sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội quốc tế Bản lĩnh, sự tự tin cũng như sựthành công trong các quan hệ quốc tế phụ thuộc khá lớn vào nền tảng văn hóaphong phú và đặc sắc của dân tộc Mở cửa, hợp tác, hội nhập quốc tế ngày càng sâurộng thì ảnh hưởng của điều kiện quốc tế đến đời sống kinh tế - xã hội trong nước

ngày càng lớn, trong đó, bên cạnh những ảnh hướng tích cực, cũng có không it

những ảnh hưởng tiêu cực “Mở cửa ra, gió mát lùa vào thì ruồi muỗi cũng bayvào” Chính vì vậy, cần phải có những rào cản hữu hiệu dé sang loc, tiép thu, hoc

hỏi những tinh hoa văn hóa của các dân tộc, ngăn chan sự anh hưởng cua những

quan điểm, tư tưởng, lỗi sống độc hại Trong điều kiện đó, các giá trị đạo đứctruyền thống của dân tộc là một màng lọc có hiệu quả nhất, chúng “đóng vai tromàng lọc và điều tiết việc sản sinh, tiếp thu cái mới, nhất là cái mới từ bên ngoài ”,bởi lẽ chúng đã được “sàng lọc, tích lity và kế thừa qua nhiêu thế hệ”, ching đã trởthành “thudn phong, mỹ tục và mang “khí thiêng sông nui” [123, tr.170,171] Chính

vì vậy, việc giữ gìn,bảo tồn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc

là việc lam có ý nghĩa hét sức to lớn và vô cùng cân thiết.

Trang 8

Tất cả những phân tích trên đây cho thấy, cần phải nghiên cứu một cách sâu

sắc, toàn diện mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức, đặc biệt là mối quan hệ giữa

chúng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay, nhằm cóđược những tri thức đúng đắn về vị trí, vai trò, ưu thế cũng như hạn chế của từngyếu tố, sự tác động qua lại, hỗ trợ, bô sung cho nhau giữa chúng Trên cơ sở đó,đánh giá một cách khách quan, toàn diện thực trạng mối quan hệ giữa pháp luật với

đạo đức ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay Từ đó có cơ sở đề ra những giải pháp

để tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật kết hợp đạo đức, đảm bảo sự tônnghiêm của luật pháp, giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức, truyền thống, thuần

phong mỹ tục của dân tộc, củng cố, giữ gìn ôn định, trật tự xã hội, bảo đảm, bảo vệ

các quyên, tự do, các lợi ích hợp pháp, chính đáng của con người

1.2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức ở Việt Nam là một đề tài rất lớn, và

tương đối phức tạp Liên quan đến đề tài này, có nhiều công trình nghiên cứu ởnhững góc độ, mức độ và phạm vi khác nhau Trong đó, bao gồm các công trìnhnhiên cứu về vai trò, giá trị xã hội của đạo đức; các công trình nghiên cứu vỀ vaitrò, giá trị xã hội của pháp luật; các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa pháp

luật với đạo đức.

e Nhóm 1: Các công trình nghiên cứu về vai trò của đạo đức

Có thê nói, có khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vai trò của đạođức trong đời sống xã hội Là một nội dung quan trọng của đạo đức học nên có thênói, tất cả các giáo trình đạo đức học của các cơ sở đào tạo chuyên ngành triết họcđều đề cập đến vấn đề này Tuy nhiên, vì giới hạn ở một giáo trình nên nhìn chung,van dé này được đề cập một cách hết sức khái quát Cũng có khá nhiều công trìnhchuyên khảo chuyên sâu nghiên cứu về van đề này, có thé ké ra một số công trìnhtiêu biểu sau đây:

Cuốn Máy vấn dé đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiệnnay là một công trình được biên soạn bởi một tập thể tác giả do GS.TS Nguyễn

Trọng Chuẩn và PGS.TS Nguyễn Văn Phúc đồng chủ biên Công trình là tập hợp

các bài viết của các tác giả, dé cập đến nhiều van dé, trong đó chủ yêu dé cập vai tròcủa đạo đức trong điều kiện xây dựng nên kinh tế thị trường của nước ta, van đề giữ

gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống, vấn đề xây dựng đạo đức trong bối

cảnh phát triển nền kinh tế thị trường Cuốn Xây dung đạo đức mới trong nên kinh

té thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của TS Trinh Duy Huy đề cập một cách

cụ thê hơn về những giải pháp xây dựng đạo đức mới trong điều kiện kinh tế thị

Trang 9

trường ở nước ta hiện nay Cuốn Mộ số vấn dé về lỗi sống, đạo đức, chuẩn giá trị

xã hội do GS.TSKH Huỳnh Khái Vinh chủ biên, đề cập các vấn đề về vai trò của lốisong, dao đức, chuẩn giá trị xã hội đối với việc xây dựng con người, vấn đề kế thừa

và phát triển nếp sống, đạo đức và các giá trị truyền thống của dân tộc Đặc biệt,cuốn sách dành một phân quan trọng phân tích kinh nghiệm và bài học của một sốnước cho Việt Nam trong việc xây dựng lối sống, đạo đức và chuẩn giá trị xã hội

Có thể nói, đây là những bài học quí báu cho Việt Nam trong điều kiện hiện nay.Cuốn Văn hóa đạo đức và tiến bộ xã hội do PGS Trường Lưu chủ biên, tiếp cận van

dé dưới góc độ văn hóa, cuốn sách đã dành những phan nhất định dé cập van dé đạođức, lối sống và vai trò của đạo đức trong điều kiện nền kinh tế thị trường Cùng

chung cách tiếp cận này có cuốn Van hóa đạo đức, may van đề lý luận và thực tiễn

ở Việt Nam của PGS.TS Thanh Duy Cuốn Anh hưởng của đạo đức phong kiếntrong cán bộ lãnh đạo quản lý của Việt Nam hiện nay do TS Nguyễn Thê Kiệt chủbiên, cuốn sách tập trung nhận diện những tàn dư của đạo đức phong kiến và ảnhhưởng của nó đến tư duy và hành động của cán bộ, công chức nước ta hiện nay.Cùng chủ dé này có cuốn Anh hưởng của tr tưởng phong kiến đối với con ngườiViệt Nam hiện nay của TS Nguyễn Bình Yên Công trình dành phan chủ yếu déphân tích những ảnh hưởng của tư tưởng đạo đức phong kiến trong xã hội Việt namhiện nay, đó là tư tưởng địa vị, đăng cấp, bệnh gia trưởng, gia đình chủ nghĩa, cục

bộ, ban vi, trọng nam khinh nữ, coi thường lớp trẻ Sách cũng đưa ra những giải

pháp thiết thực nhằm đấu tranh khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng đạo đứcphong kiến ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

e _ Nhóm 2: Các công trình nghiên cứu về vai trò của pháp luật

Vai trò của pháp luật là một nội dung cơ bản của khoa học pháp lý, vì vậy

vấn đề này được đề cập ở tất cả các giáo trình Lý luận về nhà nước và pháp luật củacác trường luật, tuy nhiên vấn đề luôn chỉ được đề cập ở mức độ hết sức khái quát.Các công trình chuyên khảo về vấn đề này cũng khá nhiều, có thé ké ra một số côngtrình tiêu biểu sau đây:

Trước hết đó là cuỗn Vai tro của pháp luật trong đời sống xã hội của TS.Nguyễn Minh Đoan, cuốn sách phân tích khá sâu sắc về vai trò của pháp luật đốivới nhà nước, đối với đời sống kinh tế - xã hội, đối với đường lối, chính sách củaĐảng Trong cuốn sách này, tác giả đã khang định một cách mạnh mẽ rang, phápluật là công cụ quản lý xã hội không thể thiếu, công cụ quản lý quan trọng, có hiệuquả nhất, tuy nhiên, nó không phải là công cụ quản lý duy nhất, công cụ quản lý vạnnăng Cuốn Xây dung và hoàn thiện hệ thông pháp luật Việt Nam, những van dé ly

Trang 10

luận và thực tiên của PGS.TS Lê Minh Tâm đề cập giá trị xã hội của pháp luật.Sách phân tích và luận giải khá sâu sắc dé khang định rằng, pháp luật là sự biểuhiện của văn minh và văn hóa; là cơ sở dé đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội,

bảo đảm, bảo vệ quyên, tự do dân chủ, lợi ích hợp pháp, chính đáng của con người,

bảo đảm công bằng, bình đăng trong xã hội, là nhân tố quan trọng bảo đảm sự pháttriển bền vững của xã hội Cuốn Pháp luật, lỗi sống và văn hóa công sở của

PGS.TS Nguyễn Minh Doan đề cập đến các van dé về lối sống theo pháp luật và

những vấn đề ảnh hưởng đến lối sống theo pháp luật ở nước ta hiện nay Sách cũng

đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm xây dựng lối sống theo pháp luật ở nước

ta trong giai đoạn hiện nay Cuốn Vai trò của pháp luật trong quá trình hình thành

nhân cách con người của TS Nguyễn Đình Đặng Lục, sách tập trung phân tích vai

trò của pháp luật trong việc hình thành nhân cách người chưa thành niên, qua đó

sách đề cập đến nội dung, hình thức, phương tiện giáo dục pháp luật cho người chưa

thành niên.

e Nhóm 3: Các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa pháp luật với

đạo đức, trong đó:

Một là: Các giáo trình luật học, dao đức hoc

Có thể nói, các giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật của các cơ sở đào tạoluật, giáo trình dao đức hoc của các cơ sở dao tạo chuyên ngành triết học đều đề cậptới vấn đề này Tuy nhiên, hầu hết các giáo trình này đều chỉ đề cập vẫn đề này mộtcách rất khái quát, sơ lược

Hai là: Cac bài bao, tạp chi

Trên các tạp chí chuyên ngành như Nha nước và pháp luật, Nghiên cứu lap

pháp, Luật học, Triết học có khá nhiều công trình của các tác giả dé cập tới van dénay Tác giả HoangThi Kim Qué có hàng loạt bài nghiên cứu về mỗi quan hệ giữapháp luật và dao đức: Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức với việc điều chỉnhhành vi con người trong quản lý xã hội (Tạp chi Dai học Quốc gia, chuyên đề khoahọc xã hội, số 4/1997); Một số suy nghĩ về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đứctrong hệ thong điêu chỉnh xã hội (Tạp chí Nha nước và pháp luật, số 7/1999); Mét

số suy nghĩ về trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức (Tạp chí Nhà nước vàpháp luật, số 3/2000); Tim hiểu tu tưởng Hô Chí Minh về kết hợp pháp luật và đạoduc (Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 8/2002); Van dé kết hợp quản lý xã hội bangpháp luật với giáo duc nâng cao đạo đức ở nước ta hiện nay (Tap chí Triết học, số12/2002); Những vấn đề hôm nay của pháp luật và đạo đức (Tạp chí Luật học số7/2006) Tác giả Trần Hậu Thanh có bài viết Moi quan hệ giữa đạo đức và pháp

Trang 11

luật (Tap chí Giáo dục lý luận chính trị, số 5/ 1998) Hai tác giả Lê Hoài Thanh vàTrần Hậu Thanh có bài Về quan hệ giữa pháp luật và đạo dic (Tap chí Khoa họcChính trị, số 6/2000) Tác gia Hoang Thị Hạnh có bài Góp phan tìm hiểu mối quan

hệ giữa đạo đức và pháp luật (Diễn đàn thông tin khoa học xã hội) Tác giả Thành

Duy có bài Tu tưởng Hồ Chi Minh và mối quan hệ giữa pháp luật và dao đức, đạođức và lợi ích công dân (Tap chí Nhà nước và pháp luật, số 3/1995)

Mặc dù đều là những công trình nghiên cứu chuyên sâu về quan hệ giữapháp luật với đạo đức, tuy nhiên, với dung lượng hạn chế của một bải tạp chí, nênnhìn chung các tác giả đều dừng lại ở việc phân tích một vài khía cạnh của van dé,không có điều kiện để giải quyết toàn diện các khía cạnh của nó

Ba là: Các đề tài nghiên cứu khoa học

Trước hết là công trình nghiên cứu khoa học cấp Dai học Quốc gia của tiến

sĩ Hoang Thị Kim Qué: "Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong quản lý xãhội ở nước ta hiện nay" Công trình nghiên cứu khá toàn diện các vấn đề như vị trí,vai trò, mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức trong quản lý xã hội; tính cấp thiếtkhách quan của việc kết hợp pháp luật, đạo đức trong quản lý xã hội; việc kết hợpgiữa pháp luật với đạo đức trên thực tế trong một số lĩnh vực pháp luật cụ thé; trên

cơ sở đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhăm hoàn thiện mối quan hệ giữa phápluật với đạo đức Tuy nhiên, công trình vẫn chưa giải quyết được một cách triệt dénhững van dé lý luận về mối quan hệ giữa pháp luật với dao đức Mặt khác, nhưchính tác giả chỉ rõ, công trình này mới chỉ bước đầu nghiên cứu những biểu hiệnviệc kết hợp giữa pháp luật với đạo đức ở một số lĩnh vực pháp luật Tiếp theo làcông trình nghiên cứu khoa học cấp khoa trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội củaThạc sỹ Nguyễn Quốc Việt với đề tài: “Bảo lưu những giá trị đạo đức truyền thôngtrong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay”.Công trình đềcập đến van dé rất có ý nghĩa trong điều kiện hiện nay của nước ta, đó là việc giữgìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc trong quá trình cảicách, đôi mới, xây dung nha nước pháp quyên, hợp tác và hội nhập quốc tế Tác giả

đã luận giải các van đề như sự cần thiết phải bảo lưu các giá trị đạo đức truyềnthống trong quá trình hoàn thiện pháp luật; thực trạng bảo lưu các giá trị đạo đứctruyền thong ở nước ta hiện nay Tác giả cũng đề xuất nhiều giải pháp nhằm bảo

lưu các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật

Việt Nam hiện nay Tuy nhiên, do giới hạn ở phạm vi một công trình nghiên cứu

khoa học cấp cơ sở nên công trình này còn nhiều hạn chế: mét /à, công trình chỉ tiếp

cận một khía cạnh rât hẹp của môi quan hệ giữa pháp luật với đạo đức như tên của

Trang 12

công trình đã chỉ rõ; hai /à, sự luận giải về sự cần thiết phải bảo lưu các giá trị đạo

đức truyền thống chưa sâu sắc, bởi vậy, sẽ là khó thuyết phục khi tác giả muốn luật

hóa tất cả các giá tri đạo đức truyền thống: ba /à, phương pháp, cách thức bảo lưucác giá trị dao đức truyền thống; các giải pháp nhằm bảo lưu các giá trị đạo đứctruyền thống trong công trình nhìn chung là còn khá đơn giản

Tại Trường đại học Luật Hà Nội cũng có hai công trình nghiên cứu khoa học

cấp trường, đó là công trình của TS Nguyễn Minh Đoan với đề tài Những nguyên

tắc của hệ thông pháp luật Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập, trong đó có đềcập nhóm nguyên tắc đạo đức; công trình của TS Nguyễn Quốc Hoàn với đề tàiHành vi pháp luật - Những vấn dé lý luận và thực tiễn, trong đó có đề cập sự tương

quan giữa hành vi pháp luật và hành vi đạo đức

Cũng cần phải kế đến dé tài khoa học cấp Bộ của Bộ Tư pháp Tập quán vàthực tiễn xét xử trong moi quan hệ với hệ thống pháp luật và thực tiễn pháp luật Đềtài được thực hiện bởi các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành khoa học pháp

lý Để thực hiện dé tài này, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý Bộ Tư pháp cóchuyên dé thông tin khoa học Méi quan hệ giữa tập tục và pháp luật Chuyên đề tậphợp bài viết của các tác giả là những người làm công tác thực tiễn tại các địaphương Chuyên đề cung cấp những thông tin về thực tiễn áp dụng tập quán trongquá trình giải quyết các vụ việc cụ thể xảy ra trong thực tế Các công trình này tuykhông trực tiếp đề cập đến mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức, nhưng ít nhiều

nó đều có liên quan đến dé tài, bởi tập quán và dao đức luôn có sự chồng lẫn rấtđáng kể, rất nhiều tập quán trong đời sống hàng ngày là các tập quán đạo đức

Bắn là: Các đề tài luận văn, luận án

Nhiều luận văn tốt nghiệp đại học, cao học đã giải quyết về vấn đề này Cóthé kê đến như luận văn thạc sĩ của Hoàng Xuân Châu với đề tài Mối quan hệ giữapháp luật với đạo đức trong nên kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở ViệtNam (Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002) Luận văn đã đề cập những khía cạnh củamỗi quan hệ giữa pháp luật với đạo đức, tuy nhiên, nhìn chung còn khá hạn chế.Tác giả luận án này cũng đã có dịp nghiên cứu mối quan hệ giữa pháp luật với đạođức ở Việt Nam với dé tài luận văn thạc sỹ Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức

ở Việt Nam hiện nay Luận văn đã được bảo vệ tháng 5.2003 tại Trường đại học

Luật Hà Nội Tuy nhiên, như tên đề tài đã chỉ rõ, luận văn không đề cập một cách

cụ thể quan hệ giữa pháp luật với đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp

quyền ở Việt Nam Vì giới han ở đề tài luận văn thạc sỹ, công trình chưa có điều

kiện phân tích một cách sâu sac, có hệ thông về vai trò của pháp luật, dao đức trong

Trang 13

quản lý xã hội Phần trình bày về những điểm tương đồng, khác biệt và sự tác động

qua lại giữa pháp luật với đạo đức cũng còn nhiều hạn chế Đặc biệt, trong luận văn,

tác giả không chỉ ra được những yếu tô ảnh hưởng đến quan hệ giữa pháp luật với

đạo đức, làm cho quan hệ giữa chúng trong những không gian, thời gian khác nhau

trở nên khác nhau Vì vậy, luận văn không chỉ ra đặc thù của môi quan hệ giữa phápluật với đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam Luận

văn cũng chưa có điều kiện luận giải về sự cần thiết phải kết hợp giữa pháp luật vớiđạo đức trong quản lý xã hội, do đó, đề tài không có cơ sở lý luận dé đề xuất các

giải pháp kết hợp chặt chẽ, hài hòa pháp luật với đạo đức trong quản lý xã hội ởViệt Nam Tác gia Nguyễn Thúy Hoa có luận văn thạc sĩ với đề tài Két hợp pháp

luật và đạo đức trong quan ly nhà nước ở Việt Nam hiện nay (Học viện Chính tri

Quốc gia Hồ Chí Minh, 2006) Luận văn luận giải tính tất yếu của việc kết hợp phápluật và đạo đức trong quản lý nhà nước; nội dung kết hợp; thực trạng kết hợp vàmột số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kết hợp pháp luật với đạo đứctrong quản lý nhà nước ở Việt Nam hiện nay Tuy nhiên, toàn bộ phần nội dung

chính của luận văn có 103 trang thì có tới khoảng 50 trang là sự sao chép từ luận

văn thạc si Moi quan hệ giữa pháp luật với đạo đức ở Việt Nam hiện nay của

Nguyễn Văn Năm đã bảo vệ tại trường Đại học Luật Hà Nội năm 2003

Nghiên cứu mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức trong tư tưởng Hồ ChíMinh có luận văn thạc sĩ của Lương Hồng Quang với đề tài Tu tưởng Hồ Chí Minh

về kết hợp pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội (Học viện Chính trị quốc gia

Hồ Chi Minh, 2002), luận văn thạc sĩ của Tạ Thi Thu Đông với đề tài Tir trong HồChí Minh về đạo đức và pháp luật (Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010) Những đề tàinàyđề cập một cách khá sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức vàpháp luật; mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh Cácluận văn đều phân tích khá sâu sắc các quan điểm, tư tưởng của Hồ Chủ tịch vàkhang định, dao đức là gốc, là cơ sở để xây dựng pháp luật tiến bộ, là nhân tố đảm

bảo việc thực hiện pháp luật, là công cụ hỗ trợ cho pháp luật trong việc giữ gìn trật

xã hội, thuần phong mỹ tục của dân tộc; ngược lại, pháp luật cũng có tác động mạnh

mẽ đến đạo đức Pháp luật ghi nhận và đảm bảo về mặt pháp lý các chuẩn mực đạođức, là công cụ hữu hiệu hỗ trợ cho cái thiện đấu tranh thắng cái ác, tạo điều kiện đểcác giá trị đạo đức phát triển bền vững Chính vì vậy, luận văn khăng định, cần phải

có sự kết hợp chặt chẽ giữa pháp luật với đạo đức trong quản lý xã hội Có thể nói,

các luận văn đều đã đề cập trực diện nhiều khía cạnh trong mối quan hệ giữa pháp

luật với đạo đức Tuy nhiên, vì giới hạn nghiên cứu trong phạm vi tư tưởng Hồ Chí

Trang 14

Minh nên không có điều kiện giải quyết một cách toàn điện mọi khía cạnh của mốiquan hệ này, nhiều vấn đề tác giả có đề cập, nhưng phân tích chưa thực sự sâu sắc.

Cũng cần kế đến luận văn thạc sĩ của Bùi Sĩ Hoàn với đề tài Moi quan hệgiữa pháp luật với phong tục tập quan; luận án tiễn sĩ của Trương Tiến Hưng với

đề tài Vận dụng luật tục dân tộc Chăm trong quản lý người Chăm của chính quyên

cơ sở ở tỉnh Ninh Thuận Những công trình này tuy không trực tiếp giải quyết vấn

đề quan hệ giữa pháp luật với đạo đức, tuy nhiên, như vừa đề cập, giữa pháp luật,

đạo đức và tập quán luôn có sự chồng lấn với nhau, bởi vậy, thông qua sự tác động

qua lại giữa pháp luật với tập quán, luật tục, chúng ta cũng có thé hình dung phannào mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức Luận án tiến sĩ của Trương Tiến Hưng

đề cập đến van dé vận dụng luật tục vào quản lý nhà nước, Luận án đã đề cập đếnnhững yêu cầu, nguyên tắc vận dụng luật tục trong hoạt động quản lý nhà nước củachính quyền cấp cơ sở tỉnh Ninh Thuận Luận án đã chỉ rõ, luật tục, đạo đức, phongtục, tập quán luôn có sự chồng lan với nhau, khó ma phân biệt rạch ròi; luật tụcluôn chứa đựng những tiêu chí về dao đức, luân lý Do vậy, cũng có thé quan niệm

rằng, ở một góc độ nào đó, trong sự vận dụng luật tục vào quản lý xã hội có bao

hàm trong đó sự vận dụng các chuẩn mực đạo đức Tuy nhiên, như tên đề tài đã chỉ

rõ, luận án chỉ tập trung đề cập sự vận dụng luật tục của người Cham, trong phạm vi

tinh Ninh Thuận, vì vậy, luận án không khái quát cho mọi trường hợp áp dụng luật tục nói chung trên phạm vi cả nước.

Năm là: Các công trình chuyên khảo

Công trình của TS Pham Duy Nghĩa Pháp luật và những nhân tổ tích cựccủa Nho giáo Sách đề cập đến hệ tư tưởng Nho giáo, một hệ tư tưởng đạo đức cóảnh hưởng sâu sắc trong xã hội Việt Nam và các nước A đông, hệ tư tưởng dao đứclay chữ “øhán” làm nên tảng Trên cơ sở phân tích những nhân tố tích cực của Nhogiáo, tác giả khăng định pháp luật phải được xây dựng trên nền tảng ý chí của nhândân, phản ánh nguyện vọng lợi ich của nhân dân, “gần với nhu cẩu, mong ước vatiếng nói của nhân dân ” - những tư tưởng cốt lõi của Nho giáo Công trình của GS

Vũ Khiêu và PGS Thành Duy: Đạo đức và pháp luật trong triết lý phát triển ở ViệtNam Sách do Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành, dé cập đến van đề pháp luật

và đạo đức ở Việt Nam một cách tương đối toàn diện, theo tiến trình lịch sử của sựphát triển Sách tập trung phân tích những nét đặc trưng của đạo đức và pháp luậttrong triết lý phát triển của dân tộc Việt Nam, “thir triét lý được hình thành từ lâuđời trong lich sử dân tộc và dang biến đổi do tác động của các nhân tô phát triển

của xã hội hôm nay” [56, tr.6] Có thé nói, trong từng chương của cuốn sách đều đã

Trang 15

đề cập đến vị trí, vai trò của đạo đức và pháp luật trong triết lý phát triển của dân

tộc qua các giai đoạn lịch sử của nó Tuy nhiên, do tiếp cận van đề từ góc độ triết

học, cuốn sách hầu như không đề cập một cách cụ thé vai trò của dao đức và phápluật trong quản lý xã hội Cuốn sách hầu như không cung cấp cho bạn đọc nhữngthông tin về sự giống, khác nhau cũng như sự tương tác giữa pháp luật với đạo đức.Tác giả Phan Văn Tỉnh cũng có công trình nghiên cứu Dao đức truyền thống của

dan tộc là môi trường thuận lợi của việc thực hiện pháp luật trong sách Xã hội vàpháp luật Công trình tiếp cận vấn đề trên khía cạnh vai trò của đạo đức truyềnthống trong việc đảm bảo cho pháp luật được thực hiện trong cuộc song.

Nghiên cứu đề tài nay, tác giả không thé không tim đến công trình củaPGS.TS Hoang Thị Kim Qué: “Pháp luật và dao dic” do Nhà xuất bản Chính trịQuốc gia ấn hành năm 2007 Có thé nói, đây là công trình nghiên cứu khá đồ sé vềpháp luật, đạo đức cũng như mối quan hệ giữa chúng Với dung lượng hơn 500trang sách, công trình đã đề cập một cách khá toàn diện các vấn đề như vị trí, vai tròcủa pháp luật và đạo đức trong hệ thống công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội; sựthống nhất, sự khác biệt và sự tác động qua lại giữa pháp luật và đạo đức Công

trình nghiên cứu cũng giới thiệu cho người đọc những nội dung cơ bản trong tư

tưởng pháp luật và đạo đức ở phương Đông, phương Tây Cuốn sách cũng giớithiệu với bạn đọc thực trạng đạo đức, pháp luật trong điều kiện nền kinh tế thịtrường ở nước ta hiện nay Qua đó, cuốn sách đề xuất nhiều giải pháp nhằm tăngcường quản lý xã hội bang pháp luật kết hợp giáo dục thực hành đạo đức trong điềukiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đọc sách, chúng tathấy tác giả đề cập khá toàn diện các vấn đề xung quanh mối quan hệ giữa pháp luậtvới dao đức Tuy nhiên, nhiều van dé tác giả đề cập ở mức độ chung, mang tínhkhái quát Chang han, vai trò của pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội được tácgiả đề cập một cách tương đối khái quát mà chưa đi sâu phân tích từng vai trò cụthé của chúng Một số khía cạnh trong sự tương đồng, khác biệt, hay sự tác độngqua lại giữa pháp luật với đạo đức cũng chưa được tác giả phân tích chi tiết Dacbiệt, tác giả không luận giải các yêu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, nhận thứccủa con người ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức, chính vìvậy, không có cơ sở dé phân tích mối quan hệ này trong điều kiện cụ thể xây dựngNhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay Công trình cũng chưa có sự khảo sát,đánh giá trên thực tế về mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức ở nước ta trong

điêu kiện hiện nay.

Trang 16

Tóm lại, các công trình trên đây đều đã đề cập đến những khía cạnh khácnhau xung quanh mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức, tuy nhiên, chưa có côngtrình nào tiếp cận mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong điều kiện xây dựngnhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay Vì giới hạn ở những cấp độ khác nhau,phạm vi tiếp cận khác nhau nên nhìn chung các công trình được đề cập trên đâyvẫn còn những hạn chế nhất định Liên quan đến vấn đề mối quan hệ giữa pháp luật

với đạo đức còn rất nhiều vấn đề cần phải được tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ

Chăng hạn, vai trò của pháp luật cũng như đạo đức trong việc điều chỉnh các mốiquan hệ xã hội; những yếu tô ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa pháp luật với daođức; tính đặc thù của mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức trong các điều kiệnkinh tế - xã hội khác nhau Đặc biệt, phải làm sáng tỏ những đặc thù của mối quan

hệ giữa pháp luật và đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước

ta, đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức ở Việt Nam hiện nay

và đề xuất các quan điểm, giải pháp kết hợp pháp luật với đạo đức nhằm nâng caohiệu quả điều chỉnh các quan hệ xã hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước phápquyền Việt Nam hiện nay

1.3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận án

Mục dích nghiên cứu

- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa pháp luật với đạođức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam,

- Xây dựng cơ sở cho việc đánh giá thực trạng mỗi quan hệ giữa pháp luật

với đạo đức ở Việt Nam hiện nay.

- Đề xuất các quan điểm, giải pháp kết hợp pháp luật và đạo đức nhằm nângcao hiệu quả điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong điều kiện xây dựng nhà nướcpháp quyền Việt Nam hiện nay

Nhiệm vụ của luận án

- Phân tích vai trò của pháp luật và đạo đức; phân tích một cách toàn diện

những điểm tương đồng và khác biệt giữa pháp luật và dao đức;

- Phân tích sự tác động qua lại giữa pháp luật và đạo đức; những yếu tố ảnhhưởng đến mỗi quan hệ giữa chúng, đặc biệt sự ảnh hưởng của việc xây dựng nhànước pháp quyền ở Việt Nam đến mối quan hệ giữa chúng

- Nghiên cứu thực trạng mỗi quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong điềukiện xây dựng nhà nước pháp quyên ở Việt Nam hiện nay, chỉ rõ những điểm tíchcực cần phát huy, đồng thời chỉ rõ những hạn chế, khiếm khuyết của mối quan hệnảy cũng như những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó

Trang 17

- Đề xuất các quan điểm, giải pháp kết hợp pháp luật và đạo đức nhằm nâng

cao hiệu quả điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước

pháp quyền Việt Nam hiện nay

một số nước trên thế giới

- Nghiên cứu mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức trong điều kiện xây

dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam

- Nghiên cứu thực trạng mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức trong thờigian từ sau khi tiễn hành đổi mới, đặc biệt từ sau khi có sự sửa đôi, bố sung một SỐđiều của Hiến pháp năm 1992 về việc xây dựng nhà nước pháp quyên, có lưu ý đếnviệc tiếp thu kinh nghiệm xử lý mối quan hệ này trong lịch sử dân tộc

1.4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa

Mac- Lénin, vận dụng triệt dé các quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng vàchủ nghĩa duy vật lịch sử như quan điểm về mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng vớikiến trúc thượng tầng, quan hệ giữa tồn tại xã hội với ý thức xã hội, quan hệ giữa

các hình thái ý thức xã hội

Luận án cũng được tiến hành trên cơ sở quán triệt sâu sắc tư tưởng của Chủtịch Hồ Chí Minh về vai trò của pháp luật, đạo đức, sự kết hợp giữa pháp luật vớiđạo đức trong quản lý xã hội, đặc biệt là tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chi Minh về vaitrò của đạo đức đối với việc hoàn thiện nhân cách, phẩm chất con người

Luận án cũng được tiến hành trên cơ sở quán triệt sâu sắc các quan điểm,

đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về vai trò của pháp luật và đạo đức, sự kếthợp giữa pháp luật với đạo đức trong quản lý xã hội.

Luận án được thực hiện dựa trên cách tiếp cận:

- Cách tiếp cận giá trị: coi đạo đức và pháp luật là những giá trị xã hội, chúng có tácdụng to lớn trong đời sống con người

- Cách tiếp cận liên ngành: đề tài được nghiên cứu với sự phối kết hợp của nhiềungành khoa học khác nhau như Luật học, Triết học, Sử học, Xã hội học

- Cách tiếp cận đồng đại, lịch đại: pháp luật và đạo đức luôn được xem xét đồng đại,

đông thời cũng được xem xét theo sự biên đôi qua các giai đoạn lịch sử của chúng.

Trang 18

- Cách tiếp cận thực tiễn: Đề tài được nghiên cứu gắn với thực tiễn xây dựng nhànước pháp quyền Việt Nam Các luận cứ khoa học được nghiên cứu cả từ góc độ lýluận và thông qua điều tra dư luận xã hội.

Tác giả đã vận dụng tổng hợp các phương pháp duy vật biện chứng, phươngpháp duy vật lịch sử và các phương pháp cụ thé như phân tích và tổng hợp, giảithích, so sánh, tong kết thực tiễn dé lý giải các van dé đã được đặt ra

1.5 Những đóng góp mới về khoa học của luận án

Luận án là công trình nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc về mối quan hệgiữa pháp luật và đạo đức trong điều kiện xây dung nhà nước pháp quyền Việt Namhiện nay Luận án có những đóng góp mới về khoa học sau đây:

- Một là, phân tích toàn diện, sâu sắc vai trò của đạo đức, pháp luật trong đời sống

xã hội Với cách nhìn mới, luận án đã góp phần hoàn thiện lý luận về vai trò củapháp luật và đạo đức trong đời sống xã hội

- Hai là, xây dựng được khái niệm quan hệ giữa pháp luật và đạo đức; phân tích sâu

sắc ban chất, hình thức, phương pháp thé hiện và xu hướng vận động của mối quan

hiện nay.

- Năm là, đề xuất được những quan điểm cơ bản chỉ đạo việc kết hợp pháp luật vàđạo đức, cũng như những giải pháp rất thiết thực và khả thi nhằm kết hợp chặt chẽpháp luật và đạo đức để quản lý xã hội trong điều kiện xây dựng nhà nước phápquyền Việt Nam Các giải pháp được đề xuất không chỉ có ý nghĩa trong giai đoạnhiện nay mà còn có ý nghĩa sâu sắc về lâu dài như: đổi mới nhận thức vai trò củapháp luật và đạo đức; tiếp thu kinh nghiệm của dân tộc và các nước; đổi mới tư duyxây dựng pháp luật; thay đổi tư duy về một số biện pháp chế tài; coi trọng việc xâydựng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp; lồng ghép giáo dục pháp luật, đạo đức trong

gia đình, nhà trường; tăng cường công tác hòa giải ở cơ sở; coi trọng khía cạnh giáo

dục cải tạo khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước

1.6 Y nghĩa khoa hoc và thực tiễn của luận án

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phan bồ sung, hoàn thiện va làm sâu sắcnhững vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức, qua đó góp phần

Trang 19

phát triển, hoàn thiện những tri thức lý luận về nhà nước pháp luật nói riêng, Luật

học, Đạo đức học nói chung

Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu và giảng dạy

khoa học pháp lý cũng như các nhà hoạt động thực tiễn

Các giải pháp mà luận án đề xuất góp phân hoàn thiện chính sách về kế thừa

và phát huy các giá trị đạo đức truyền thông của dân tộc trong quản lý xã hội trong

điều kiện hiện nay Nó cũng góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, trọng tâm là

pháp luật về các lĩnh vực hôn nhân, gia đình, dân sự, hình sự, văn hóa, xã hội, cán

bộ, công chức, viên chức

Các giải pháp mà luận án đưa ra có giá trị tham khảo đối với các cơ quan cóthâm quyên trong quá trình tô chức thực hiện, bảo vệ pháp luật

1.7 Kết cầu của luận án

Luận án được kết cau 5 chương:

Chương 1: Tổng quan về đề tài

Chương 2: Đạo đức và pháp luật - những công cụ quan trọng trong điều

Trang 20

Chương 2

ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP LUẬT - NHỮNG CÔNG CỤ QUAN TRỌNG

TRONG DIEU CHÍNH QUAN HE XÃ HỘI

Đề quản lý các mặt khác nhau của đời sống xã hội, có nhiều công cụ khácnhau như pháp luật, đạo đức, phong tục tập quán, tín điều tôn giáo, lệ làng, hươngước, qui tắc của các cộng đồng dân cư, tổ chức xã hội Trong đó, pháp luật và đạođức là những công cụ quan trọng nhất, nó không chỉ điều chỉnh hầu hết các quan hệ

xã hội cơ bản, quan trọng, chủ yếu của đời song xã hội ma còn có tác động mạnh

mẽ đến cả các công cụ điều chỉnh khác Dé tìm hiểu mối quan hệ giữa pháp luật vớiđạo đức, trước hết cần làm sáng tỏ vai trò của từng yếu tô trong đời sống xã hội

2.1 Pháp luật và vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội

Pháp luật đã xuất hiện và tồn tại trong đời sống xã hội từ hàng nghìn năm,tuy nhiên, qua các thời kỳ lịch sử, do điều kiện, hoàn cảnh, năng lực nhận thức, nhucầu, mục đích, lợi ích khác nhau, nên nhận thức về pháp luật không hoàn toànthống nhất

Trong lịch sử, trên thế giới đã từng tồn tại nhiều trường phái quan điểm khácnhau về pháp luật như trường phái pháp luật tự nhiên, trường phái pháp luật thựcđịnh, trường phái xã hội học pháp luật Bên cạnh những luận điểm hợp lý, có giátrị, các trường phái này đều chưa thoát khỏi những vướng mắc, hạn chế nhất định.Cũng như ở các nước trên thế giới, ở Việt Nam hiện nay, pháp luật được hiểu theonhiều nghĩa khác nhau Theo nghĩa hẹp, pháp luật thường được hiểu là hệ thống quitắc xử sự mang tinh bắt buộc chung do nhà nước ban hành dé điều chỉnh các quan

hệ xã hội [113, tr.66; 51, tr.288] Đây là cách hiểu đã trở thành truyền thống và hếtsức phổ biến trong các cơ sở đào tạo, nghiên cứu luật học ở Việt Nam cho đến thờiđiểm hiện nay Mở rộng hơn, pháp luật được hiểu là “tong thé các qui tắc xử sự vàcác nguyên tắc, định hướng, mục đích pháp luật, do các cơ quan nhà nước có thẩmquyên ban hành và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của nhà nước và phản ánhnhững nhu câu xã hội khách quan, điển hình, phổ biến để diéu chỉnh các quan hệ xãhội trên tat cả các lĩnh vực của đời sống xã hội ” [102, tr.11] Nhu vậy, theo nhữngcách hiểu này, pháp luật được hiểu đồng nhất với pháp luật thực định, pháp luật đó

là những gì do nhà nước ban hành dé điều chỉnh các quan hệ xã hội, quản lý xã hội.Tuy nhiên, “pháp luật hiện hành (thực định) chỉ là một phân và thường là xơ cứng;hoạt động của các nhà lập pháp và của thẩm phán cũng là những sự kiện xã hội và

an lệ là một bộ phận quan trọng cua pháp luát ” [102, tr.6].

Trang 21

Thiết nghĩ, trong điều kiện ngày nay, nghiên cứu về pháp luật cần phải tiếpcận theo hướng mở, tức là, chắt lọc, kế thừa những hạt nhân hợp lý của tất cả các lýthuyết về pháp luật trong lịch sử “Can chu trọng pháp luật thực định, pháp luậtphải phù hợp lý trí, công bằng, với các quyên tự nhiên của con người, pháp luậtphải được kiểm nghiệm từ trong thực tiễn, đồng thời cũng nên luôn hướng tới phápluật lý tưởng ” [92, tr.10] Nói một cách cụ thé hơn, khi nghiên cứu và tìm hiểu phápluật, không chỉ đóng khung trong hệ thống pháp luật thực định của nhà nước, mà

cần phải “nghiên cứu đánh giá cả dau vào, dau ra, cả pháp luật ở trạng thái tĩnh vàtrạng thái động của pháp luật” [92, tr.11] Bởi 18, “pháp luật ton tại và phát triển

trên cả ba lĩnh vực: hệ thống qui phạm pháp luật, tư tưởng pháp luật, ý thức phápluật và văn hóa pháp luật, thực tiễn pháp luật (trong các hình thức thực hiện phápluật, các quan hệ pháp luật ) ” [92, tr.11; 121, tr.294-297] Tiếp cận theo cách này,

pháp luật được nhìn nhận một cách sống động, từ hiện thực của cuộc song, thong

qua hoạt động của nhà lập pháp, pháp luật được hình thành, chúng được thé hiện

trong những hình thức xác định, và từ trong những hình thức đó, chúng lại đi vào

thực tiễn đời sống thông qua hành vi của con người Tóm lại, pháp luật cần đượcnhận thức cả từ góc độ ý thức (ý thức pháp luật), cả từ góc độ thê chế (hệ thống

pháp luật thực định), cả từ góc độ thực tiễn (việc thực hiện và áp dụng pháp luật)

Mặc dù có thể được quan niệm một cách khác nhau qua các thời đại, các khu

vực, các dân tộc, nhưng nhìn chung, pháp luật vẫn luôn được xác định là công cụ

không thê thiếu, công cụ quan trọng nhất, có hiệu quả nhất dé điều chỉnh hành vicon người trong các mối quan hệ xã hội, tổ chức và quản lý đời sống xã hội

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac - Lénin, sự ra đời, ton tại của pháp luậttrong đời sống xã hội là một tất yếu khách quan Trong điều kiện mông muội, dãman của xã hội nguyên thủy, người ta tiến hành sản xuất kiếm ăn chung và phânphối bình quân, lợi ích của mọi người là hoàn toàn như nhau, xã hội không có kẻgiàu, người nghèo Dé quản ly một xã hội có sự đồng nhất về mặt lợi ích như thé,con người đã biết đến đạo đức, phong tục tập quán, các tín điều tôn giáo Khi xãhội phát triển lên một trình độ cao hơn, chế độ sở hữu tư nhân xuất hiện, xã hội

phân hóa thành kẻ giàu, người nghẻo, lợi ích của các thành viên trong xã hội trở nên

khác nhau, thậm chí đối lập nhau, sự tranh giành quyền lợi vì thế là một điều khó cóthê tránh khỏi Xã hội trở thành ban loạn, đạo đức, phong tục tập quán, tín điều tôngiáo không còn phát huy vai trò giữ gìn 6n định, trật tự xã hội như trước kia.Trong bối cảnh đó, pháp luật với những ưu thế riêng có của nó đã từng bước xuấthiện, đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội Pháp luật xuất hiện một cách hoàn

Trang 22

toàn khách quan, sự ra đời của pháp luật hoàn toàn là một quá trình lịch sử tự nhiên.

Nó ra đời và tồn tại là do yêu cầu, đòi hỏi tự thân của đời sống xã hội, khi xã hội đã

vượt qua thời đại mông muội, dã man, bước vao thời đại văn minh Sự ra đời và tồntại của pháp luật trong điều kiện đạo đức, phong tục tập quán, các qui phạm xã hộikhác vẫn song song tôn tại, điều đó chứng tỏ sự cần thiết của nó đối với đời sống xãhội, chứng tỏ pháp luật là công cụ không thê thiếu [26, tr.7], công cụ quan trọng

nhất trong quản lý xã hội Đặc biệt, trong điều kiện đời sống xã hội ngày càng trởnên phức tạp, các mối quan hệ xã hội ngày càng trở nên đa dạng thì sự tồn tại của

pháp luật càng trở nên cần thiết, tất yếu “Một nhà nước không thể dé một ngày

không có pháp luật” [72, tr.159], bởi vì, nêu tình trạng không có pháp luật xảy ra,

cho nhà nước, tạo cho nhà nước tư cách và khả năng cai quản xã hội Sự hợp pháp

không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân chính quyền mà còn có ý nghĩa chi phốimạnh mẽ đối với cả những lực lượng chống đối chính quyên, nhiều khi nó còn cókhả năng ngăn cản các âm mưu chính biến Bởi vì, chính quyền giành được bằngcác biện pháp trái pháp luật là không “chính danh”, một khi “danh bat chính” sẽ dẫnđến “ngôn bất thuận”, chính quyền đó khó có thể đủ tư cách cai quản xã hội Chính

vì vậy, ngay từ hàng nghìn năm trước, các chính quyền nhà nước cho dù được tạonên bằng con đường nao thì sự tồn tại của nó đều cần đến một sự hợp pháp Trong

lời nói đầu của bộ luật mang tên mình, vua Hammurabi đã dõng dạc khăng định:

“Than Mácdúc ra lệnh cho trâm thống tri muôn dan” [79, tr.302-303] Các vịhoàng dé phong kiến Trung Quốc khi ban hành pháp luật đều viện dẫn đến mệnhtrời: “phụng thiên thừa vận” Trong điều kiện của xã hội dân chủ, nhà nước là donhân dân thiết lập ra, “các chính phủ phải được thành lập gôm những người lấynguôn gốc quyên lực chính đáng của minh từ sự nhất trí của nhân dân”, “thay mặt

và được sự uy quyên của những người dân lương thiện” [38, tr.9,14], sự tồn tại vàhoạt động của nhà nước phải trên cơ sở và trong khuôn khổ của hiến pháp, văn bảnthê hiện tập trung ý chí của nhân dân Ngày nay, trên thực tế, sau những cuộc đấutranh giành chính quyên, lực lượng nào giành được chính quyền cũng luôn tìm cách

Trang 23

hợp pháp hóa sự tồn tại của chính quyền đó băng cách tổ chức bau cử quốc hội,

soạn thảo hiến pháp và tổ chức bộ máy nhà nước trên cơ sở của hiến pháp

Pháp luật là công cu bảo vệ nhà nước trước sự phản kháng, chong đổi củacác thế lực thù địch Theo Lênin, “chính quyền là thiên đường”, vì vậy, các lựclượng không cầm quyền luôn tìm đủ mọi cách hong lật đỗ chính quyền đương thời,giành chính quyên về tay mình Sự chống đối ấy có lúc bùng lên một cách dữ dội,

có lúc lại âm y chờ thời Trong điều kiện đó, pháp luật là công cụ sắc bén dé nhanước tự bảo vệ mình Pháp luật là công cụ của giai cấp cầm quyền chống lại sựphản kháng, chống đối của các lực lượng đối lập, thù địch, đảm bảo cho sự tồn tại

vững chắc của chính quyền Pháp luật là công cụ để ngăn chặn các hành vi coi

thường chính quyền, làm suy giảm uy tín và sức mạnh của chính quyền, chống đối,nhằm lật đồ chính quyền Nhờ có pháp luật, nhà nước được bảo vệ an toàn, tính tônnghiêm của chính quyền được nâng cao Nhờ có pháp luật, các nhân viên nhà nước

được sống, làm việc trong môi trường an toàn, trật tự, tạo tiền đề dé thực hiện tốt

chức năng tô chức và quản lý các mặt của đời sống xã hội Chính vì vậy, nhìn chungpháp luật của các nhà nước đều qui định các tội chống chính quyền, nhằm lật đồchính quyền là một trong những tội phạm nguy hiểm nhất, bị trừng trị nghiêm khắcnhất

Pháp luật là cơ sở pháp lý cho tô chức và hoạt động của bộ máy nhà nước

Dé bộ máy nhà nước hoạt động nhịp nhàng, đồng bộ, có hiệu lực, hiệu quả thì nócần phải được tổ chức và hoạt động trên cơ sở của pháp luật và trong khuôn khổ củapháp luật Có thé nói, pháp luật là công cụ quan trọng nhất dé tô chức bộ máy nhànước, qui định con đường hình thành, co cau tô chức, chức năng, nhiệm vụ quyềnhạn của các cơ quan, nhân viên nhà nước, xác lập mối quan hệ công tác giữa các cơ

quan, nhân viên nhà nước với nhau, giữa cơ quan, nhân viên nhà nước với các cá

nhân, tô chức trong xã hội Nhờ có pháp luật, việc tô chức bộ máy nhà nước trởnên khoa học, bộ may nhà nước trở nên nhịp nhàng, đồng bộ, tránh được sự chồngchéo, trùng lặp hoặc bỏ trống trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước

Đồng thời, pháp luật là công cụ để nhà nước tô chức và quản lý các lĩnh vựckhác nhau của đời sống xã hội Quản lý xã hội là công việc khó khăn, phức tạp, đòihỏi phải được thực hiện trên cơ sở một hệ thống thể chế rõ ràng, minh bạch Dướigóc độ này, pháp luật thiết lập khuôn khô, giới han cho hoạt động của bộ máy nhànước, thiết lập hình thức, phương pháp, nguyên tắc, cách thức hoạt động, giúp cho

các cơ quan, nhân viên nhà nước thực hiện chức năng quản lý xã hội một cách dễdàng, có hiệu quả.

Trang 24

Pháp luật là cơ sở để xây dựng bộ máy công chức, viên chức, nhân viên nhànước “vừa hong, vừa chuyên” Bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh là ở độingũ nhân viên nhà nước trong sạch, vững mạnh, có phẩm chất tốt, có năng lực, cókinh nghiệm, tinh thông nghiệp vụ Bằng các qui định cụ thể, pháp luật xác định rõquyền hạn và trách nhiệm của mỗi cán bộ, nhân viên nhà nước, xác định rõ nghĩa

vụ, bổn phận của họ Qua đó, pháp luật thé hiện vai trò quan trọng trong việc giáodục ý thức trách nhiệm, tỉnh thần, thái độ của đội ngũ cán bộ, nhân viên nhà nướctrong quá trình thực thi công vụ Pháp luật là cơ sở dé mỗi cán bộ, nhân viên nhànước rèn luyện ý thức pháp luật, xây dựng lối sông theo pháp luật, ý thức thượngtôn pháp luật, tinh thần “phung công thủ pháp” Mặt khác, pháp luật là động lựcmạnh mẽ thúc đây các nhân viên nhà nước nỗ lực học tập, hoàn thiện và nâng caotri thức pháp luật, tri thức chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của

công việc trong cương vi được giao đảm trách.

Pháp luật là công cụ quan trọng dé kiểm soát quyên lực nhà nước Theoquan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhà nước là một thiết chế phải có và hết sứccần thiết trong xã hội có sự phân chia giai cấp “Nhà nước là rất cần thiết cho cuộcsống của con người Cho đến hiện nay và một tương lai cho cả sau này con ngườikhông thể sống thiếu nhà nước, trong một trạng thải vô chỉnh phú, ít nhất là chođến khi xây dựng xong chủ nghĩa cộng sản” [10, tr.25] Thomas Hopbes, nhà triếthọc nổi tiếng của Anh thế kỷ thứ 17 đã viết “Cuộc sống mà không có nhà nước hiệulực để duy trì trật tự thì rất đơn độc, nghèo nàn, đôi bại, tàn bạo và ngắn ngủi `,ông khang định, trong trang thái tự nhiên không có nhà nước con người rơi vàotrạng thái hỗn loạn, đó là một “cuộc chiến con người chong lại con người” Tuynhiên, “chung ta cũng can phải nhận ra rằng nhà nước luôn luôn có xu hướng lạmquyên ” [10, tr.25], xâm phạm các quyền con người, các giá trị con người, điều màMác gọi là sự tha hóa của nhà nước “Tham những, độc tài, chuyên chế trở thànhnhững bệnh chung của mọi xã hội có nhà nước ” [10, tr.25] Chính vì vậy, kiểm soát

và hạn chế quyền lực nhà nước là một tất yếu của cuộc song Co nhiéu công cụ,

phương tiện để thực hiện việc kiểm soát và hạn chế quyền lực nhà nước, trong đópháp luật là công cụ, phương tiện quan trọng bậc nhất Pháp luật qui định sự phâncông, phân cấp giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước Nói cách khác, pháp luậtqui định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan, nhân viên nhà nước Một

cơ quan không thể làm tất cả mọi việc cho đù đó là cơ quan tối cao Nhờ có các quiđịnh cụ thể trong pháp luật, các cơ quan, nhân viên nhà nước xác định được một

cách rõ ràng quyên hạn và trách nhiệm của minh, năm bat được hình thức, phương

Trang 25

pháp, trình tự thủ tục tiến hành hoạt động Thông qua pháp luật, các cơ quan, nhânviên nhà nước biết được một cách rõ ràng trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể, họ đượclàm gì, không được làm gì, phải làm gì, phải làm như thế nào Thiết nghĩ, ở nước

ta tư tưởng các cơ quan, nhân viên công quyền chi được làm những gi mà pháp luậtcho phép cần phải được thể chế hóa thành một nguyên tắc pháp luật Thông quapháp luật, có thể dễ dàng kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan, nhân viênnhà nước, xác định được tính chất hợp pháp, bất hợp pháp trong hành vi của họ.Pháp luật qui định chế độ kiểm tra, giám sát lẫn nhau giữa các cơ quan trong bộmáy nhà nước Pháp luật qui định vai trò của công dân và các thiết chế xã hội trongviệc kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhân viên nhà nước Pháp luật quiđịnh quyền tham gia quản lý nhà nước của công dân, quyền tự do ngôn luận, tự dobáo chí, miting, biểu tình, lập hội , quyền khiếu nại, t6 cáo những hành vi lạmquyền, xâm hại quyên lợi của nhân dân Pháp luật qui định chế độ trách nhiệm giữa

các cơ quan nhà nước với nhau cũng như giữa chúng với nhân dân Pháp luật qui

định các biện pháp chế tài nghiêm khắc đối với hành vi lạm quyền, tha hóa củacác cơ quan, nhân viên công quyền Dựa vào pháp luật có thé đánh giá kha nănghoàn thành nhiệm vụ, qui kết tình trạng trỗn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụhay lạm quyền, vượt quyền trong hành vi của nhà chức trách, nhờ đó có điều kiện

để ngăn chặn, giảm thiểu, xóa bỏ những hiện tượng này Pháp luật qui định thờigian nắm giữ quyền hạn, chức vu; pháp luật qui định điều kiện tuyển dụng, phẩmchất tư cách của nhân viên nhà nước, chế độ thi cử, thăng, giáng, khảo hạch, thuyên

chuyên, điều động đối với họ Như vậy, một mặt, pháp luật tạo nên khung pháp

lý, hành lang pháp lý cho tô chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, mặt khác,pháp luật là công cụ quan trọng dé giới hạn và kiểm soát quyền lực nhà nước

Hai là, pháp luật là khuôn mau ung xử cua mọi ca nhân, tô chức trong xã

hội.

Con người, trong đời sống xã hội luôn có những nhu cầu, lợi ích, mục đíchnhất định Để thoả mãn nhu cầu, lợi ích của mình, mỗi chủ thể có những phươngpháp, cách thức riêng Trong cùng một điều kiện hoàn cảnh, các chủ thé xử sựkhông giống nhau, trong đó có những xử sự phù hợp với yêu cầu của xã hội, nhưngcũng có những xử sự làm tôn hại tới lợi ích của chủ thể khác, đi ngược lại mongmuốn chung của cộng đồng, gây mắt ôn định, trật tự xã hội Chính vì vậy, dé xã hội

ton tại trong ôn định, trật tự, các quyên, lợi ích của các thành viên trong cộng đồngđược bảo đảm và bảo vệ, đòi hỏi xử sự của mỗi người phải dựa trên những chuẩn

Trang 26

mực nhất định, theo những khuôn mẫu nhất định Có nhiều loại chuẩn mực chohành vi con người, trong đó pháp luật là một loại chuẩn mực quan trọng.

Khi xã hội phân chia thành giai cấp, pháp luật ra đời và trở thành loại qui tắc

xử sự phô biến trong xã hội, qui tắc ứng xử của mọi thành viên trong xã hội, qui tắcsinh hoạt công cộng trong đời sống hàng ngày Nó mô hình hóa các quan hệ xã hộithành các khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi ứng xử của con người, dé họ bắtchước làm theo khi ở trong điều kiện hoàn cảnh nhất định Nó “vạch ra những hìnhthức nhất định của hành vi”, “định hướng hành vi cua ca nhân hay nhóm xã hộitrong những điều kiện nhất định”; nó “qui định những mục tiêu cơ bản, những giớihạn, những diéu kiện và những hình thức ứng xử trong những lĩnh vực quan trọngnhất của đời sống” [119, tr.106,107] Pháp luật như là “hành lang”, “đường biên”cho ứng xử của con người, nó “ndi lên giới hạn can thiết ma nhà nước qui định đểmọi người (chủ thé) có thể xử sự một cách tự do trong khuôn khổ cho phép” [113.,tr.71] Nhờ có pháp luật, các thành viên trong xã hội nam bắt được những hành vinào là hợp pháp, được khuyến khích, hành vi nào là bắt buộc, hành vi nào bị ngăncam dé từ đó có cách ứng xử phù hợp khi bắt gặp một tình huống cụ thé nào đó.Dưới góc độ xã hội, có thể nói, pháp luật là kết quả của sự “chọn lọc” và “đào thải”một cách tự nhiên các cách xử sự trong xã hội, trải qua bao biến cố xã hội, bỏ qua

và vượt lên những yếu tố ngẫu nhiên, không hợp lý, để giữ lại những cách xử sựphổ biến, hợp lý, khách quan [50, tr.214]

Ba là, pháp luật có vai trò giáo duc mạnh mẽ

Có thê khăng định rằng, pháp luật là sự thể chế hóa, là kênh truyền tải chínhthức chủ trương, đường lỗi chính sách của lực lượng cầm quyền đến toàn xã hội.Thông qua pháp luật, giai cấp cầm quyền truyền bá mang tính áp đặt các quan điểm,chủ trương, đường lỗi của mình lên toàn xã hội, bắt toàn thê xã hội phải phục tùngquan điểm, đường lỗi đó Như vậy, pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất để thực hiệnquyền lực tư tưởng của giai cap cầm quyên đối với toàn xã hội

Với tính chất công khai của mình, một khi pháp luật đã được công bố, bắtbuộc các thành viên trong xã hội phải năm bắt được chúng Mặt khác, chính yêu cầucủa đời sống buộc con người phải có những tri thức nhất định về pháp luật, đồngthời nhờ tham gia vào đời sống mà con người dan dan tích lũy được các tri thứcpháp luật Vì vậy, có thé nói rằng, pháp luật vừa là cơ sở, vừa là động lực, vừa làmục đích của nhận thức pháp luật Với tính cách là hệ thống qui tắc xử sự, pháp luậtcung cấp cho chủ thê tri thức về cách thức ứng xử khi họ ở trong hoàn cảnh, tình

huống nào đó Thông qua các qui định trong pháp luật hiện hành, các cá nhân, tổ

Trang 27

chức trong xã hội biết mình được làm gì, không được làm gì, phải làm gì, phải làmnhư thế nào, hậu quả phải gánh chịu như thế nào khi làm trái điều đó Thông quapháp luật, thông qua hoạt động thực tiễn, thông qua giao tiếp hàng ngày, người tabiết được như thé nào là hợp pháp, như thé nào là trái pháp luật Nói cách khác, hệthống pháp luật thực định là chất liệu cũng như nội dung quan trọng của tri thức

pháp luật.

Pháp luật là cơ sở hình thành ý thức tuân thủ pháp luật, thái độ tôn trọng

pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật Bằng việc qui định các biện pháp cưỡngchế nhà nước, pháp luật tạo ra một “chướng ngại vật” có sức cản trở mạnh mẽ đốivới những chủ thê thực hiện pháp luật không nghiêm chỉnh Qua đó, pháp luật tạo rađộng lực thúc đây việc hình thành thói quen suy nghĩ và hành động hợp pháp, hìnhthành lối sống theo pháp luật ở mỗi người Tất nhiên, “ý nghia giáo duc còn thểhiện ở việc pháp luật qui định những hình thức và mức độ khen thưởng, khuyếnkhích vật chất và tỉnh than đối với những thành viên có nhiều cống hiển cho nhà

nước và xã hội” [113, tr.345].

Như vậy, bản thân pháp luật tự nó có vai trò giáo dục, hoạt động giáo dục

pháp luật chăng qua chỉ là nhằm phát huy và làm sâu sắc thêm ý nghĩa giáo dục vốn

có của pháp luật mà thôi Chính nhờ vai trò này mà bản thân pháp luật, trong nhiều

trường hợp có được sự tuân thủ khá nghiêm chỉnh, bởi vậy, vai trò giáo dục của pháp luật có ý nghĩa to lớn.

Bon là, pháp luật diéu tiết và định hướng sự phát triển của các quan hệ xã

đảm bảo cho chúng diễn ra trong vòng “trdt tu” [66, tr.260], theo mục đích, định

hướng của nhà nước Bằng pháp luật, nhà nước thể hiện một cách chính thức quanđiểm của mình về sự khang định hay phủ định đối với các quan hệ xã hội cụ thể

Đời sống xã hội vốn có qui luật tự nhiên của nó, trong tính chất tự nhiên của

cuộc song, luôn bao hàm hiện tượng tu phat, sự bắt chước, thói tùy tiện, sự vô

nguyên tắc, tinh trạng kẻ mạnh hà hiếp kẻ yêu, cá lớn nuốt cá bé Chính vì vậy, xãhội cần có pháp luật dé đưa các quan hệ xã hội vào những khuôn khô, trật tự và

định hướng sự phát triển cho chúng Đúng như Giáo sư Đào Trí Úc quan niệm

[122], cuộc sống như dòng chảy tự nhiên, còn pháp luật như hai bờ của dòng chảy

Trang 28

đó, không có bờ, nước vẫn chảy, nhưng không theo dòng “Bờ pháp luật” có vai tròđịnh hướng dòng chảy, làm cho sự chảy đó không tràn lan, tùy tiện mà phải theo

một dòng nhất định

Pháp luật không sinh ra các quan hệ xã hội, nhưng pháp luật được xem như

một phương thức hữu hiệu nhất để điều tiết và định hướng sự phát triển của cácquan hệ xã hội, đảm bảo các hành vi của các chủ thé diễn ra theo đúng khuôn khổ,trong đúng giới han mà pháp luật qui định Pháp luật củng cố và tăng cường các xuhướng phát triển tích cực của các quan hệ xã hội, ngăn ngừa loại bỏ những xuhướng phát triển tiêu cực, đảm bảo sự phát triển của xã hội phù hợp với qui luậtkhách quan, đảm bảo ôn định, trật tự của đời song xã hội Pháp luật thừa nhận, củng

cố, bảo vệ những quan hệ xã hội phù hợp với mục đích, định hướng của nhà nước,tạo lập môi trường pháp ly thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của chúng Ngượclại, pháp luật hạn chế và loại bỏ những quan hệ xã hội lạc hậu, kìm hãm sự pháttriển của xã hội, trái với mục đích, định hướng của nhà nước Đặc biệt trong bốicảnh có sự thay đổi lớn của đời sống xã hội, vai trò của pháp luật càng được théhiện rõ Sau mỗi cuộc cách mạng xã hội, những yếu tố mới được xác lập thườnggặp phải sự chống đối quyết liệt, trong khi đó, những yếu tổ lạc hậu, lỗi thời, khôngcòn phù hợp nhưng chưa hoàn toàn mắt hắn; trong các cuộc cải cách xã hội, các chủtrương chính sách mới không dé đi vào đời sống bởi sức ỳ và lực can từ nhiều phía

là rất lớn “Luật pháp được xem như một phương thức hữu hiệu để diéu tiết cáctrạng thái xã hội và các quan hệ nảy sinh từ chính các biến đổi xã hội quan trọngđó” [127, tr.34] Mọi sự thay đồi quan trọng của đời sống xã hội đều được ghi nhận,được qui định và củng cố trong một hình thức pháp lý nhất định Pháp luật với tínhbắt buộc chung của nó có giá trị đối với tất cả mọi người, do vậy, các chủ trương,chính sách về phát triển kinh tế xã hội đều phải được thê chế hóa thành pháp luật thì

nó mới có thể dễ dàng đi vào đời sống, phát huy tác dụng trong đời sống Bằng

pháp luật, những yếu tô mới, tích cực, tiễn bộ sẽ được khăng định, nhờ đó sự tồn tại

của nó trở nên chính thức và chắc chan, không thé đảo ngược Có thé nói, mọi chủtrương cải cách, đổi mới nếu không được bảo đảm bởi pháp luật thì khó có thểthành công “Trong lịch sử nhân loại, các cuộc cải cách đã thất bại bởi một trong

những nguyên nhân là người ta da đặt các cải cách xã hội tach biệt với luật pháp ”

[127, tr.33] Bằng các qui định cụ thể, pháp luật “vạch đường” cho sự phát triển của

các quan hệ xã hội.

Năm là, pháp luật là cơ sở dé bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội

Trang 29

An toàn xã hội là tình trạng của đời sống xã hội, trong đó con người đượcyên 6n trong sinh hoạt hàng ngày, trong lao động, học tập, nghỉ ngơi, tinh mạng,

sức khỏe, tài sản, bí mật đời tư, danh dự, uy tín không bị xâm hại An toàn xã hội

được thê hiện trên nhiều mặt, an toàn trong sản xuất, an toàn trong giao thông, vấn

đề vệ sinh, an toàn thực phẩm, vấn đề an ninh lương thực, van dé an toàn trong các

giao dịch xã hội, trong các quan hệ pháp luật, vấn đề an toàn, bí mật về thông tin,

thư tín, về đời tư An toàn luôn là vấn đề có ý nghĩa trong mọi xã hội, đó là tiền

đề, đồng thời cũng là động lực và mục tiêu của cuộc song Tuy nhién, “an toan xahội luôn có nguy cơ bi phá vỡ hoặc bị xâm hại từ nhiều phía” [102, tr.17] Tuân Tửcho răng, “øgười ta sinh ra là có lòng muốn, muốn mà không được thì không thể

không tìm, tìm mà không có chừng mực, giới hạn thì không thể không tranh, tranhthì loan, loan thì khốn cùng” [57, tr.321] Ngạn ngữ Trung Quốc có câu “Nhdn duc

vô nhai”, lòng tham của con người là không có giới hạn, không có bến bờ Nhưvậy, theo những quan điểm này, sự mat an toàn, sự hỗn loan, sự “khốn cùng” củađời sống xã hội suy cho cùng đều bắt nguồn từ “/éng (ham không đáy” của conngười Ở khía cạnh khác, có thé dé dàng nhận thấy, sự an toàn trong đời sống xã hộicòn bị tác động bởi sự hiểu biết cũng như thái độ ứng xử của con người đối với môitrường xung quanh, điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội

Có thé khang định, pháp luật là một công cụ quan trong dé đảm bảo an ninh,trật tự, an toàn xã hội Pháp luật thiết lập môi trường pháp lý an toàn, thuận lợi chongười dân trên tất cả các lĩnh vực của cuộc sống Nhờ có sự điều chỉnh của phápluật mà các quan hệ xã hội diễn ra trong trật tự, theo những khuôn khổ, cách thức

mà pháp luật qui định, vì vậy mà các quyên, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các cánhân, tô chức trong xã hội đều được bảo đảm, bảo vệ Moi hành vi nguy hiểm cho

xã hội, gây mắt an toàn cho cuộc sống, xâm hại sức khỏe, tính mạng, tài sản của

con người đều bị pháp luật nghiêm trị, “pham hình pháp là cái gốc của thiên ha,ngăn cấm điều bạo ngược, ghét bỏ diéu ác là dé răn những diéu chưa xảy ra” [T1,

tr 108] Như vậy, pháp luật đảm bao dé mọi người dân có cuộc sống bình yên, antoàn, thoải mái trong cuộc sống ở bat cứ nơi nào, trong bat cứ hoàn cảnh nào Đồngthời, pháp luật còn là chỗ dựa vững chắc, tin cậy của người dân, “/udt pháp nóichung không chi là khuôn mẫu cho hành vi con người, giúp họ giải quyết có hiệuquả các công việc thực tiễn mà còn tao lập cho họ niềm tin về “an ninh” của chính

minh” [127, tr.36] Nhờ có pháp luật, người dan trở nên vững tâm hon, họ tin tưởngrằng, cái ác nhất định sẽ bị trừng tri, cuộc sống bình yên của người dân lương thiện

nhất định sẽ được bảo vệ an toàn Bên cạnh đó, pháp luật còn có sự tác động mạnh

Trang 30

mẽ đến các mặt của đời sống xã hội, thúc đây kinh tế xã hội phát triển, cải thiệnđiều kiện vật chất kỹ thuật của xã hội Đồng thời, bằng pháp luật, nhà nước thê chếhóa những tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, đề ra những biện pháp đảm bảo an toàn chocon người trong cuộc sống, giáo dục ý thức con người trong việc tự bảo vệ mình Nhờ sự tác động mạnh mẽ, nhiều mặt của pháp luật mà cuộc song của con người trở

nên an toàn hơn.

Sáu là, pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc dam bảo sự phát triển6n định, bên vững của xã hội

Bất cứ xã hội nào cũng luôn cần có 6n định dé tồn tại và phát triển, hơn nữa,

sự phát triển phải có tính chất liên tục và vững chắc trên tất cả các mặt Trên thực

tế, “phát triển bên vững đã và dang trở thành xu thé tat yếu của tất cả các quốc gia,các dân tộc và cả cộng đông quốc tế” [29, tr.27] Trên bình diện chung nhất, có thé

hiểu, phát triển bền vững là sự vận động đi lên của xã hội, trong đó, kinh tẾ có sự

tăng trưởng liên tục, xã hội có sự tiễn bộ không ngừng, môi trường sinh thái đượcbảo vệ, tài nguyên được khai thác và sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả, truyền thốngtốt đẹp, thuần phong mỹ tục của dân tộc được bảo tồn và phát huy, đời sống củanhân dân được cải thiện trên tất cả các mặt

“Với tư cách là nhân tô diéu chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật luôn tácđộng và ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới các quan hệ kinh té - xã hoi” [102, tr.24], dovậy, pháp luật là yếu tố quan trong đảm bao sự phát triển bền vững của xã hội Phápluật dam bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo ra những tiền đề quantrọng cho sự phát triển bền vững của xã hội Pháp luật tạo ra cơ chế thúc day sảnxuất phát triển mạnh mẽ, qua đó thúc day sự phát triển toàn diện các lĩnh vực kháccủa đời sống xã hội như y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội Pháp luật góp phần ngănngừa những hiện tượng dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội, đồng thời, nó cũnggóp phần quan trọng trong việc khắc phục khủng hoảng, đảm bảo sự phát triển liêntục, kéo đài của nền kinh tế Nhờ có pháp luật mà môi trường sống của con người

được bảo vệ và cải thiện, tài nguyên thiên nhiên được khai thác và sử dụng hợp lý,

tiết kiệm, có hiệu quả Nhờ có pháp luật mà sự phát triển kinh tế đã được kết hợpchặt chẽ với bảo vệ và cải thiện môi trường, phát triển xã hội, bảo đảm tiễn bộ vàcông bằng xã hội Pháp luật góp phần bảo tồn và phát huy các truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc, giữ gìn các giá trị truyền thống dân tộc không chỉ cho hôm nay mà còn

mãi mai sau.

Bay là, pháp luật là phương tiện bảo dam và bảo vệ quyên con người, bảođảm dân chủ, công bằng, bình đăng trong xã hội

Trang 31

Quyền con người là khả năng con người được tự do lựa chọn hành động, tự

do lựa chọn cách thức và mức độ thê hiện thái độ cũng như hành động một cáchtheo ý mình, không bị hạn chế, ràng buộc, cắm đoán một cách vô lý Ngày nay,quyên con người đã trở thành một giá trị chung được cả loài người công nhận BảnTuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776 đã long trọng tuyên bố: “tat cả moingười đều sinh ra có quyên bình dang, tạo hóa cho họ những quyên không ai có thể

xâm phạm được” [38 tr.9] Tuyên ngôn nhân quyền của cách mạng tư sản Pháp

1791 cũng nêu: “con người sinh ra tự do và bình dang về quyên lợi và phải luônđược tự do bình dang về quyền lợi” [38, tr.15,16] Công ước quốc tế về các quyền

dân sự, chính trị, kinh tế của Liên hợp quốc cũng đều ghi nhận nguyên tắc tôn trọng

và bảo vệ các quyền con người Tuy nhiên, lần giở lại lịch sử, khi xã hội phân chiathành các giai cấp, sự áp bức giai cấp xuất hiện, các quyền con người bị xâm phạm,

bị chà đạp, trong bối cảnh đó, nảy sinh nhu cầu bảo vệ, bảo đảm quyền con người

Từ đó đến nay, van dé tái lập sự bình dang trong xã hội, bảo đảm, bảo vệ các quyền,

tự do, dân chủ của con người luôn là nhu cầu, khát vọng mạnh mẽ của nhân loại bị

áp bức Lịch sử loài người từ khi xã hội hình thành giai cấp là lịch sử đấu tranhnhằm giải phóng con người, vươn tới tự do, đòi quyền làm chủ

Tuy nhiên, trong điều kiện đối kháng giai cấp gay gắt trước đây, van đề bảođảm, bảo vệ quyền con người chưa được coi trọng đúng mức trong pháp luật Chỉtrong điều kiện xã hội dân chủ, pháp luật mới thực sự đóng vai trò quan trọng trongviệc bảo đảm, bảo vệ quyền, tự do, dân chủ của con người Vai trò quan trọng nàycủa pháp luật thé hiện trước hết ở việc pháp luật ghi nhận các quyền, tự do, dan chủcủa con người Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, không phải khi được qui định trong phápluật thì con người mới có các quyền đó, sự qui định trong pháp luật chỉ là một sựthừa nhận chính thức của nhà nước về các quyền vốn có của con người, đúng nhưMác nói, pháp luật là thước đo của tự do Tiếp đó, pháp luật qui định trách nhiệmcủa nhà nước cũng như toàn xã hội trong việc bảo đảm quyền con người được thựchiện trên thực tế Đồng thời, pháp luật qui định các biện pháp nhằm bảo vệ quyềncon người khỏi bị xâm hại từ phía các chủ thể khác, ké cả nhà nước Dé đảm bảo

quyền, tự do, dân chủ của con người, đòi hỏi quyền lực nhà nước phải bị hạn chế và

có sự kiểm soát [74 tr.100-113] Mặt khác, sự xâm hại các quyền và tự do cá nhânđều phải bị trừng trị nghiêm khắc Xuất phát từ luận điểm này, có thể khăng địnhrằng, chỉ trên cơ sở pháp luật, bằng các qui định của pháp luật thì các quyền con

người mới được bảo đảm, bảo vệ và có điêu kiện đê được hiện thực hóa.

Trang 32

Quyền con người, tự do cá nhân cũng cần phải có điểm dừng, nó không théđược hiểu là được làm tat cả hay muốn làm gi thì làm Tự do “chi có thể là đượclàm những cái nên làm và không bị ép buộc làm điều không nên làm”; “Nếu mộtcông dân làm diéu trái luật thì anh ta không con tu do nữa vì nếu dé anh ta tự dolam thì mọi người déu được làm trái luật ca” [74, tr.99] Quyền, tự do cá nhân phải

có sự kết hợp hài hòa với lợi ích chung của cộng đồng, mỗi người vừa tôn trọng cái

chung, vừa có điều kiện để tự do hành động nhằm đạt được sự thỏa mãn nguyệnvọng và lợi ích riêng của mình Vì vậy, van đề quyên, tự do cá nhân luôn phải được

đặt trong sự tôn trọng quyền, tự do của người khác, tôn trọng và tuân thủ những quitac chung của cộng đồng Đúng như Lénin đã khang định: “Sống trong một xã hội

mà lại thoát khỏi xã hội ấy dé được tự do, đó là điều không thé được ” [63, tr.127].Nói cách khác, quyền tự do của mỗi người phải bị giới hạn bởi quyén tự do củangười khác Pháp luật là phương tiện để mỗi cá nhân phải ràng buộc đối với cá nhânkhác và xã hội Đồng thời, quyền, tự do, dân chủ của cá nhân phải luôn đi kèm vớinghĩa vụ Một mặt cá nhân được làm tất cả trừ những việc bị pháp luật cấm, mặtkhác, họ không được làm những gi có hại cho người khác, cho cộng đồng

Tám là, pháp luật có tác động mạnh mẽ đến các công cụ quản lý khác

Như đã đề cập, điều chỉnh hành vi con người, xã hội có nhiều công cụ khácnhau như đạo đức, phong tục tập quán, tín điều tôn giáo, qui tắc của các cộng đồngdân cư, các tô chức xã hội Giữa các công cụ điều chỉnh này luôn có sự gan bóchặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau Do điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xãhội cụ thể mà trong lịch sử, trên thế giới, có nơi, có lúc, có thể một trong s6 các

công cụ trên đây được đề cao Tuy nhiên, xét một cách toàn diện, có thê khẳng địnhrằng, pháp luật là công cụ quản lý xã hội quan trọng nhất, có hiệu quả nhất, nó được

xem như “?à hat nhân, giữ vị trí trung tâm ” [94, tr.50] trong hệ thống công cụ điều

chỉnh quan hệ xã hội Chính vì vậy, pháp luật luôn có vai trò quan trọng và có sự

tác động mạnh mẽ tới tất cả các loại qui phạm xã hội khác

Sự tác động của pháp luật đến các công cụ điều chỉnh khác xảy ra chỉ trongtrường hợp chúng cùng tham gia điều chỉnh một mối quan hệ xã hội cụ thé nao đó.Khi đó, giữa pháp luật và công cụ điều chỉnh khác có thé thống nhất hoặc khác biệt,mâu thuẫn nhau, nghĩa là, sự điều chỉnh của chúng có thê thuận chiều hoặc ngượcchiều

Trong trường hợp có sự thống nhất với nhau, chúng bổ sung, hỗ trợ nhaucùng điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo nên sự “cộng hưởng” trong điều chỉnh, nhờ

đó đạt được hiệu quả điều chỉnh cao nhất Trong trường hợp đó, pháp luật có thể

Trang 33

dung hợp trong nó các qui tắc xử sự khác, nói cách khác, các qui tắc xử sự khác cóthé được pháp luật hóa Một khi đã được ghi nhận thành pháp luật, chúng trở nênmang tính bắt buộc chung và được đảm bảo thực hiện bằng nhà nước, nhờ đó, việcthực hiện chúng trở nên nghiêm chỉnh, triệt dé hơn Mặt khác, sự ghi nhận thànhpháp luật các qui tắc xử sự khác có tác dụng tạo điều kiện cho sự tồn tại, giữ gìn vàphát huy vai trò của chúng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Trong trường hợp giữa pháp luật và các qui tắc xử sự khác có sự mâu thuẫn,khác biệt nhau, về nguyên tắc, pháp luật đều có thé loại bỏ chúng Tuy nhiên, trênthực tế, trong trường hợp này, vai trò của pháp luật được xem xét trong từng điềukiện cụ thể Trong một xã hội mà pháp chế được dé cao, nếu các qui định trongpháp luật là tiến bộ, phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống thì mọi qui tắc xử

sự khác nếu trái pháp luật đều có thể bị pháp luật loại trừ Ngược lại, nếu pháp luậtđược xây dựng không phù hợp với truyền thống đạo lý, trái với thuần phong, mỹ tụccủa dân tộc thì đương nhiên những qui dịnh đó của pháp luật cần phải được sửa đổi,

bồ sung cho phù hợp

Phần sau của luận án này sẽ tập trung đi sâu phân tích vai trò của pháp luật

với đạo đức.

2.2 Đạo đức và vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội

Đạo đức là một khái niệm hết sức phức tạp, khái niệm này vừa hết sức phốbiến trong dân gian, vừa đậm đặc chất học thuật, bởi vậy nó được hiểu theo nhiềucách khác nhau trong những thời gian, không gian, đối tượng khác nhau

Trong đời sống hàng ngày, dao đức' thường được quan niệm là đức hạnh,

phẩm hạnh của con người, đó là những nét đẹp, nết tốt, những “phẩm chất tốt depcủa con người do tu dưỡng theo những tiêu chuẩn đạo đức xã hội mà có” [78,tr.280] Như vậy, trong cuộc sống thường ngày, khái niệm đạo đức được đồng nhấtvới ý thức, phâm chat đạo đức cá nhân

Trong khoa học, đạo đức được hiểu theo nhiều nghĩa với những phạm virộng, hẹp khác nhau Theo nghĩa hep, đạo đức là “nhitng tiêu chuẩn, nguyên tắcđược du luận xã hội thừa nhận, qui định hành vi, quan hệ của con người đối vớinhau và đối với xã hội (nói một cách tổng quái) ” [78, tr.280] Dao đức là đạo làmngười, là phép đối nhân, xử thé bao gồm tổng thé các chuân mực về các mối quan

hệ trong gia đình, làng xóm, cộng đồng, các chuẩn mực về tu thân, dưỡng tâm, rènluyện khí tiết theo những định hướng giá trị nhất định [11, tr.9] “Dao đức là mộthình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực xã hội,

'Nhiéu khi còn nói tắt là đức dé phân biệt với tài là năng lực, trình độ, tài năng.

Trang 34

nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau vàquan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống vàsức mạnh của du luận xã hội ” [39, tr.8] Mac dù có sự khác nhau về câu chữ, Songnhìn chung, đạo đức được xem như là một loại công cụ, phương tiện điều chỉnhhành vi con người trong các môi quan hệ xã hội.

Theo nghĩa rộng, khái niệm đạo đức mang một dung lượng rất rộng bao gồm

tư tưởng, lý tưởng đạo đức, qui tắc đạo đức, hành vi đạo đức, đánh giá đạo

duc [11, tr.16] Nói cách khác, đạo đức được xem xét trong toàn bộ “cơ chế vận

hành” của nó, từ khi nó được hình thành, tham gia điều chỉnh các mối quan hệ xãhội cũng như tham gia vào cơ chế đánh giá hành vi con người Đạo đức trước hết là

hệ thống quan niệm, quan điểm, tư tưởng của một cộng đồng (dân tộc, giai cấp, tôngiáo ) về thiện - ác, tốt - xấu, chân - giả, vinh - nhục, về sự công bằng, nghĩa vụ,danh dự và về những phạm trù khác thuộc đời sống tinh thần của xã hội, trong đó cơbản và cốt lõi là quan điểm về điều thiện Trên cơ sở các quan niệm, quan điểm đó,một hệ thống qui tắc ứng xử của con người được hình thành Những quan điểm,quan niệm, qui tắc này được các cá nhân tiếp thu, hấp thụ, được nội tâm hóa trởthành ý thức đạo đức cá nhân, nó có vai trò chỉ đạo, chi phối hành vi hàng ngày củamỗi người Những quan điểm, quan niệm, qui tắc đạo đức như vậy là đã đi vào đời

song, được hiện thực hóa thành những hành vi đạo đức một cach sống động, trở thành đạo đức trong cuộc sống Sau cùng, đến lượt mình, hành vi của các chủ thể lại

trở thành đối tượng đánh giá của của cộng đồng cũng như của chính ban thân chủthể Sự đánh giá này là một mắt khâu của việc điều chỉnh bằng đạo đức đối vớihành vi con người Sự đồng tình hay phản đối của cộng đồng đối với hành vi củamột chủ thé không chỉ có vai trò củng cố ý thức dao đức, hoàn thiện nhân cách,định hướng hành vi cho chính chủ thể đó mà nó còn có vai trò quan trọng trong việchình thành và hoàn thiện các quan niệm, quan điểm, qui tắc đạo đức xã hội Tómlại, đạo đức cần phải được nhận thức cả từ góc độ ý thức (ý thức đạo đức xã hội và

ý thức đạo đức cá nhân), cả từ góc độ thê chế (nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực đạo

đức), cả từ góc độ thực tiễn (hành vi đạo đức)

Một khái niệm rất gần với đạo đức và nhiều khi được sử dụng thay thé chođạo đức, đó là khái niệm luân lý Về mặt thuật ngữ, “luân” là trật tự, “lý” là lẽ phải;luân lý là qui tắc, chuân mực được thừa nhận là đúng đắn nhằm thiết lập một trật tự.Luân lý không đồng nhất với đạo đức, nó chỉ là một bộ phận của đạo đức, nhưng đó

là phần kết tinh của đạo đức, là phần đạo đức ôn định, bền vững, được thừa nhận

rộng rãi, trở thành phô biến và có giá trị cho tat cả mọi người [123, tr.46]

Trang 35

Trong mọi xã hội, từ cô đại đến hiện đại, trên phạm vi toàn thế giới, ở đâu có

con người, ở đó có đạo đức Là một trong những phương tiện quan trọng hàng đầu

dé quản lý xã hội, đạo đức thé hiện những vai trò nỗi bật sau đây:

Một là, dao đức xã hội là hệ thống chuẩn mực để mỗi Hgười tu tu than,dưỡng tâm, rèn luyện nhân cách, lỗi sống

Nhân cách là những phẩm chất mang tính đặc trưng, tương đối ôn định của

cá nhân, thể hiện ở những cách ứng xử của họ Nhân cách là tổng hợp những đặctính cá nhân, là kết quả cụ thé của quá trình kết hợp giữa vận động nội tâm của chủthê với sự tác động đa chiều của môi trường bên ngoài [65, tr.22] “Ở Việt Nam khinói đến nhân cách người ta thường nghĩ đến hai thành phan cơ bản: đức và tài hayphẩm chất và năng lực ” [4, tr.228] Như vậy, đức (đạo đức) là một phương diện cănbản, cốt yếu của nhân cách Trong hai yếu tố làm nên nhân cách con người, Chủtịch Hồ Chí Minh coi “đức” là gốc, là nguồn, Người khang định, có đức mà không

có tài thì làm việc gì cũng khó, nhưng có tài mà không có đức sẽ trở thành người vô dụng [130, tr.37].

Nhân cách của mỗi người, những phẩm chất đạo đức cá nhân không phải tựnhiên mà có, không phải là “bản tính” hay “bâm sinh” Sự hình thành và phát triểnnhân cách chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó hệ thống thể chế xã hội mànhất là đạo đức giữ vai trò đặc biệt quan trọng Tùy thuộc vào hệ chuẩn mực đạođức của từng xã hội mà hình thành nên con người với những phẩm chất nhất định,phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đó Trên cơ sở hệ thống quan niệm, chuẩnmực đạo đức xã hội, các cá nhân lay đó làm tiêu chuẩn dé tu thân, dưỡng tâm, rènluyện nhân cách, lối song của minh Nói một cách cu thé hon, dao đức xác địnhnhững chuẩn mực trong giao tiếp, ứng xử mà chủ thé cần hướng tới, nó xác địnhhành vi nên làm, cần phải làm, không được làm Nó làm hình thành ở mỗi ngườithói quen suy nghĩ và hành động phù hợp chuẩn mực xã hội Đạo đức góp phầnquan trọng tạo nên tính kiềm chế, hình thành phong cách sống điềm tĩnh, chủ độngtrong mọi tình huống Nó khơi dậy tình cảm yêu thương, quí trọng con người, nóhướng con người xử sự phù hợp với điều thiện Đạo đức góp phần xây dựng bảnlĩnh cá nhân, tạo ra cơ chế phòng ngừa, miễn dịch trước những cám dỗ trong cuộcsong Nó có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và rèn luyện tinh than làm việctận tụy, ý thức trách nhiệm của cá nhân trước người khác và trước cộng đồng, trước

Tổ quốc, nhân dân

Vai trò của đạo đức trong việc hình thành, phát triển nhân cách được thựchiện thông qua con đường nhận thức và hoạt động thực tiễn của chủ thể

Trang 36

Trước hết, thông qua nhà trường, gia đình, các thiết chế xã hội, thông quagiao tiếp hàng ngày, đặc biệt, thông qua việc tự ý thức, tự nỗ lực tiếp nhận của bảnthân, những quan niệm, quan điểm, tư tưởng chuẩn mực đạo đức xã hội được cácchủ thé tiếp thu, hấp thụ, được nội tâm hóa trở thành tri thức, tình cảm, nghĩa vụ,

trách nhiệm đạo đức của họ, nói cách khác, trở thành ý thức đạo đức của cá nhân

mỗi người Bằng con đường này, chủ thể tự ý thức về địa vị của mình trong xã hội,

ý thức một cách sâu sắc trách nhiệm và bổn phận đạo đức của minh, tự xây dựngthành phương châm ứng xử, thành phong cách sống của mình Điều này được rènluyện theo thời gian, trở nên ồn định, trở thành những nét đẹp, nết tốt, thành đứchạnh, phâm hạnh, trở thành nhân cách đạo đức của mỗi người Nhận thức là cơ sởcho hành vi ứng xử của mỗi người, đến lượt mình, giao tiếp, ứng xử là sự hiện thựchóa kết quả của sự nhận thức, là sự vận dụng những quan điểm, chuẩn mực đạo đức

đã được tiếp nhận vào thực tiễn cuộc song Thông qua hoạt động thực tiễn, những tri thức, tình cảm, nghĩa vu đạo đức của cá nhân được củng cô, được khăng định và

trở nên sâu sắc hơn

Ở khía cạnh khác, sau mỗi hành vi ứng xử, chủ thể thường có sự tự xét mình,

tự trách mình, tự đánh giá về bản thân mình, về cách đối nhân, xử thế của mình,đồng thời, từ phía cộng đồng xã hội cũng luôn có sự đánh giá đối với hành vi, ứng

xử đó Thông qua đánh giá từ phía xã hội sẽ xác định được cách ứng xử nào được

xã hội cho là đúng đắn, là tốt và ngược lại, qua đó sẽ góp phần củng cố nhận thức,tình cảm và cách ứng xử của chủ thể, góp phần hoàn thiện nhân cách của họ Thôngqua sự tự đánh giá, tự xét mình, tự trách mình, chủ thê càng ý thức sâu sắc hơn vềbồn phận, trách nhiệm của mình Tự xét mình, tự trách mình là tự ý thức về phẩmgiá cá nhân, là sự chủ động, chân thành, tự giác ngộ, tự kiêm điểm với lương tâm vàphẩm giá của mình Tự xét mình, tự trách mình là thao tác cơ bản trong quan hệ

mình với chính mình, thao tác này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự hoàn

thiện nhân cách phẩm chất cá nhân “Sự hiện diện của quan hệ mình với mình cógiá trị vô song đối với nhân cách và bản lĩnh con người ” [30, tr.IX] Đây là đặc thù,đồng thời là sức mạnh của đạo đức, nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc

hoàn thiện nhân cách mỗi người

Như vậy, đạo đức xã hội là “khuôn vàng thước ngọc ” cho mỗi người trong

suy nghĩ và hành động Chính vì vậy, trên thực tế, bất cứ một hệ thống đạo đức nào

cũng đêu bao hàm các qui tac, chuân mực đê môi người rèn luyện và tu dưỡng nhân

Trang 37

cách" Tuy nhiên, nhân cách con người có quá trình hình thành, phát triển và hoàn

thiện gắn liền với sự trưởng thành và sự tham gia hoạt động xã hội của chủ thể Vìvậy, tùy từng lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, tuỳ từng giai cấp, tầng lớp, tôn giáo,dân tộc, điều kiện hoàn cảnh cụ thé của từng xã hội, từng thời đại mà có nhữngchuẩn mực dao đức riêng cho từng đối tượng dé họ tu dưỡng, rèn luyện nhân cách,lối sông

Hai là, đạo đức là công cụ quan trọng bậc nhất để điều chỉnh các mỗi quan

hệ xã hội, trước hết là các mối quan hệ trong gia đình, dòng ho, làng xóm, cộngđồng dân cư, tổ chức xã hội

Gia đình là một hình thức cộng đồng người được xây dựng chủ yếu trên quan

hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống, các thành viên gắn bó hết sức chặt chẽ trong

sự chi phối sâu sắc của tinh cảm Gia đình là môi trường lý tưởng trong việc giáo

dục con người, có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành và phát

triển nhân cách con người Gia đình tốt, cá nhân sẽ tốt, không có gia đình, conngười không có điều kiện để phát triển và hoàn thiện Gia đình là cái nôi của tình

thương và trách nhiệm, tình cảm và trách nhiệm trong gia đình là cơ sở của tình

cảm và trách nhiệm trước đồng loại Gia đình là tế bào, là nền tảng của xã hội, làmột xã hội thu hep: “nha la gốc cua nước và thiên ha” [25 tr.L 71]; “nha tic là cảinước nhỏ, nước tức là cdi nhà to” [7, tr.270] Vì vậy, “trong dm, ngoài êm”, giađình tốt, xã hội sẽ tốt, gia đình hòa thuận, hạnh phúc là cơ sở tạo nên xã hội 6n định,trật tự Chính vì vậy, có thê nói, các hệ thống đạo đức đều hướng tới việc thiết lập

và củng cố, giữ gìn trật tự, ôn định trong gia đình Việt Nam và các nước Á đôngchịu sự ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, ở những nước này, đạo đức có vai trò đặcbiệt quan trọng trong việc giữ gìn ổn định, trật tự trong gia đình Theo quan điểmcủa Nho giáo, người quân tử muốn trị quốc, bình thiên hạ thì trước hết phải tu thân,

té gia Trong ba “cương”” của Nho giáo có tới hai “cương” là trong gia đình (quan

hệ cha con, quan hệ chồng vợ) Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: “Quốc có quốc pháp,

gia pháp”,

ứng xử trong gia đình, trong đó bao gồm hau hết là những chuẩn mực đạo đức hoặc

499 66

gia có gia qui”, “gia qui”, “gia lễ”, 99 6 99 66gia phong” chính là những qui tắc

được xây dựng trên nên tảng đạo đức Không chỉ gia đình truyền thống mà cả gia

đình hiện đại đêu duy trì, bảo vệ mô hình của mình, xác định trách nhiệm, bôn phận

! Chăng hạn, đạo đức Phật giáo có ngũ giới, đạo đức Nho giáo có ngũ thường, đạo đức cách mạng dạy người cán bộ phải cần, kiệm, liêm, chính, trung với nước, hiếu với dân, tận tụy với công việc

“Cuong” la cai day giéng của cái lưới (dây lớn ngoài mép lưới), là đầu mối của mọi sợi Í day lưới, nắm được

cái cương là nắm được toàn bộ cái lưới Người ta gọi 3 môi quan hệ xã hội vua tôi, cha con, chồng vợ là tam

cương là theo nghĩa như thế, tức là những mối quan hệ quan trọng nhất trong xã hội, mọi quan hệ xã hội khác

đều qui về quan hệ này, chịu sự ảnh hưởng của quan hệ này.

Trang 38

của các thành viên trong gia đình chủ yêu bằng những chuẩn mực đạo đức Có thénói, trong gia đình truyền thống Việt Nam, một khi đạo đức trở nên bất lực mới cóchỗ cho pháp luật, và khi phải sử dụng pháp luật dé xác định quyền, nghĩa vụ củamỗi thành viên thì gia đình đó có biểu hiện của sự lung lay Chính sự xa rời chuẩnmực đạo đức trong gia đình đã tạo nên sự lung lay bất ôn, thậm chí khủng hoảng,tan vỡ gia đình Vì vậy, có thể nói, đạo đức là công cụ, phương tiện để xây dựng và

bảo vệ gia đình, nó có vai trò hết sức quan trọng trong việc giữ gìn ôn định trật tự

gia đình, giữ gìn lề thói gia đình, bảo vệ những giá trị truyền thống, giá trị văn hoágia đình, đảm bảo gia đình ngày càng đầm 4m, hạnh phúc, bảo vệ gia đình khỏi

những nguy cơ tan vỡ Đạo đức điều chỉnh các mối quan hệ trong gia đình bằng

cách xác định địa vị của từng thành viên trong gia đình, xác định trách nhiệm của

mỗi thành viên đối với người khác cũng như đối với việc phát triển gia đình, giữ gìn

kỷ cương, nền nếp gia phong, giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình

Từ các mối quan hệ trong gia đình, đạo đức mở rộng phạm vi điều chỉnh tớicác mối quan hệ trong họ hàng, làng xóm Quan hệ huyết thống, thân tộc là một sợidây cố kết cộng đồng khá bên vững Trong thời kỳ hiện đại, mặc dù quan hệ huyếtthống, thân tộc không còn khả năng cô kết cộng đồng như trước đây, song “môi giotmáu dao” vẫn “hon ao nước la”, “đi việc lang dé giữ lay họ, di việc họ để giữ layanh em” vẫn là phương châm sống của người Việt Nghiên cứu lich sử Việt Nam,nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, trải qua hàng nghìn năm bị ngoại bang đô hộ,nhưng dân tộc Việt Nam vẫn giành lại được độc lập chính là xuất phat từ yếu tô cốkết, gắn bó chặt chẽ trong các cộng đồng làng xã Trong các cộng đồng ấy, người tacần có nhau, biết sống vì nhau, từng cá nhân đều xác định được vị trí, vai trò, bổnphận, trách nhiệm của mình trước người khác và trước cộng đồng Đạo đức chính làphương tiện quan trọng nhất đảm bảo sự gắn kết các mối quan hệ trong họ, ngoàilàng, giữ gìn ôn định trật tự cộng đồng, giữ gìn tình làng nghĩa xóm theo phươngchâm “thir nhất cận lân, thứ nhì cận thân”, “bán anh em xa mua láng giéng gan”

Nó là cơ sở của sự đoàn kết, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ nhau khi gặp khó khănhoạn nạn, lúc tối lửa tắt đèn

Đạo đức cũng có vai trò quan trọng trong việc thiết lập, giữ gìn, củng cô cácmối quan hệ trong nội bộ các cơ quan, tổ chức trong xã hội Có thé nói, một tô chứcvững mạnh là do các thành viên đều tốt, có phẩm chat đạo đức, có năng lực chuyên

môn, nghiệp vụ Chính vì vậy, bất kỳ cơ quan, tô chức nào cũng đều đặt ra tiêu chí

về phâm chất đạo đức đối với các thành viên Trong trường hợp này, đạo đức là cơ

sở dé mỗi thành viên tự tu dưỡng, rèn luyện pham chat đạo đức, xây dựng lối sống,

Trang 39

hoàn thiện nhân cách, giữ gìn kỷ luật của cơ quan, tổ chức, giữ quan hệ đúng mực,thân thiện với đồng chí, đồng nghiệp, góp phần làm hài hòa hóa các mối quan hệ

trong nội bộ cơ quan, tổ chức Ở khía cạnh khác, các mỗi quan hệ trong nội bộ cơ

quan, tổ chức được điều chỉnh trước hết bằng thể chế do chính nó đặt ra Tuy nhiênnhìn chung, hệ thống thé chế của các cơ quan, tô chức có khá nhiều qui định là sựthê chế hoá các quan niệm, tư tưởng đạo đức hoặc ghi nhận các qui tắc, nguyên tắcđạo đức Thậm chí, những chuẩn mực đạo đức xã hội mặc dù không được ghi nhậntrong hệ thống thé chế của một cơ quan, tô chức, nhưng một khi đã trở thành nhữnggiá trị chung phổ biến, nó van có thé được sử dụng dé điều chỉnh mối quan hệ trong

nội bộ cơ quan, tổ chức đó Trên thực tế, có những tô chức xã hội, trong cơ cầu của

nó có thiết chế chuyên xem xét đánh giá về đạo đức của các thành viên [133]

Đạo đức điều chỉnh các mối quan hệ xã hội băng cách xác định nghĩa vụ, bốnphận cho các chủ thể Trên cơ sở các chuẩn mực dao đức xã hội, tùy thuộc vào việc

tu thân, dưỡng tâm, mỗi người tự xác định vị trí, vai trò của mình, tự xác định nghĩa

vụ, bồn phận, trách nhiệm của mình, tự biết cách điều chỉnh lời nói, hành động của

mình sao cho phù hợp.

Ba là, dao đức là công cụ hướng thiện, hướng hành vi con người đến nhân

đạo, nhân văn.

“Thiện” là sự tốt lành, là tất cả những cách ứng xử “có vai tro tích cực, có

tác động thuận lợi trong đời sống ”, mang lại “lợi ích cho con người và cho xã hội ”

[11 tr.210] “Thiện” tức là làm những điều có ích, có lợi cho người khác và cho xãhội, là đấu tranh chống lại cái ác, cái bất công Điều thiện luôn phù hợp với lẽ côngbằng, nhân đạo bởi đó chính là biểu hiện cụ thể của sự thương yêu, thông cảm, chia

sẻ, giúp đỡ, đùm bọc, quí trọng sâu sắc con người, tôn trọng và bảo vệ các giá tri

con người, đem lại tự do và hạnh phúc cho con người.

Nhìn chung, người ta ai cũng luôn mong muốn vươn tới điều thiện bởi vìđiều đó đem lại hạnh phúc cho chính mình và cho người khác Trong xã hội, mộtkhi cái ác còn tồn tại thì “chiến dau cho cái thiện, day lùi cdi ác đã trở thành ước

mơ, khát vọng, đã trở thành chất men, thành động lực, kích thích, cô vũ nhân loạivươn lên, xốc tới” [39, tr.47] Dao đức là công cụ hướng thiện, nó ra đời nhằmhướng hành vi con người theo giá trị nhân bản của cuộc sống, bởi vì “dao đức làlĩnh vực thực sự người”, “cái gốc của đạo đức là lòng nhân di”, “nội dung xã hộicủa dao đức hay luân lý bắt nguồn từ quan niệm người này giúp đỡ người khác mộtcách vô tw” [11, tr.10] “Đạo đức chính là bản chất của con người trong quả trìnhphát triển của mình theo hướng ngày càng dat tới giá trị đích thực của cái thiện”

Trang 40

[32, tr.247] “Đạo đức là khát vọng nhân ban và vô tư của con người ”, [46, tr.98].

Đạo đức làm nảy nở những giá trị nơi con người, phát triển những gì cao quý, tốtđẹp trong ban thân mỗi người Nhờ có đạo đức, con người sống với nhau ngày càng

có tình, quan hệ giữa người với người ngày càng trở nên gắn bó chặt chẽ, xã hộingày càngtrở nên nhân đạo hơn, nhân văn hơn Chi bang tình thương và tinh thannhân đạo cao ca của đạo đức, với tình cảm “hương người như thé thương thân”,

“mot con ngựa dau cả tau bỏ có”, “thương cho chói, vot cho tron”, “la lành dum

lá rách”, “một miéng khi đói bằng một gói khi no” mới khién người ta thực hiện

hành vi giúp đỡ lẫn nhau một cách hào hứng, tận tâm, tuyệt đối, đến cùng Đạo đức

là mục tiêu đồng thời cũng là động lực mạnh mẽ thúc day con người đấu tranh

chống lại cái ác, cái bất công, cái đi ngược lại lợi ích của cộng đồng Trong xã hội

có thể có nhiều hệ thống đạo đức khác nhau, tuy nhiên tất cả mọi nền đạo đức đềuhướng con người đến việc làm điều lành lánh điều dit Dao đức là con đường đạt tớichí chân, chí thiện, chí mỹ, nhân đạo, nhân văn - những hằng số giá trị của loàingười Khuyến khích cái thiện, lên án cái ác, hướng hành vi con người vươn tới cáithiện, xây dựng thái độ căm thù đối với cái ác, thái độ kiên quyết đấu tranh chống

lại cái ác là một chức năng cơ bản của đạo đức.

Bon là, dao đức góp phan quan trọng trong việc củng cố, giữ gìn, phát huycác giá trị truyền thông, thuân phong mỹ tục, bản sắc của dân tộc

Bat kì dân tộc nào cũng đều có những truyền thống nhất định Các giá trị

truyền thống, thuần phong, mỹ tục tạo nên bản sắc của một dân tộc Nó có tác dụng

gan kết cộng đồng, nâng cao ý thức tự hào dân tộc, là cơ sở vững chắc đảm bao chocác mối quan hệ hợp tác quốc tế Đối với dân tộc Việt Nam, lịch sử đã chứng tỏrằng, yếu tố đảm bảo cho dan tộc này tồn tại và phát triển không phải chi là sứcmạnh vật chất mà chủ yếu là sức mạnh tinh thần - những giá trị văn hoá, nhữngtruyền thống tốt đẹp, những thuần phong mĩ tục của dân tộc đã được tạo dựng, hunđúc nên [40, tr.111] Văn hoá, truyền thống không chi là nền tang tinh than mà còn

là động lực và mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội Truyền thống chính là cơ

sở dé phát triển, “quá khứ chính là nên tảng của tương lai” Dân tộc nào néu coithường quá khứ, bỏ qua truyền thống đều khó có thé hưng thịnh “Phdt triển táchkhỏi cội nguôn dân tộc thì nhất định sẽ lâm vào nguy cơ tha hoa Di vào kinh tế thịtrường, hiện đại hoá đất nước mà xa rời những giá trị truyền thong sẽ làm mat bảnsắc dân tộc, đánh mat bản thân mình, trở thành cái bóng mo của người khác, cuadan tộc khác ” [17, tr.6] Chính vì vay, git gìn, củng cố và phát huy những giá trị

Ngày đăng: 27/05/2024, 11:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.2. Y kiến của cơ quan áp dụng pháp luật - Luận án tiến sĩ luật học: Quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay
Bảng 3.2. Y kiến của cơ quan áp dụng pháp luật (Trang 73)
Bảng 3.3. Ý kiến người dan - Luận án tiến sĩ luật học: Quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay
Bảng 3.3. Ý kiến người dan (Trang 73)
Bảng dưới đây: - Luận án tiến sĩ luật học: Quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay
Bảng d ưới đây: (Trang 133)
Bảng 4.5. Ý kiến cơ quan bảo vệ pháp luật về việc phải kết hợp pháp luật và đạo đức. - Luận án tiến sĩ luật học: Quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay
Bảng 4.5. Ý kiến cơ quan bảo vệ pháp luật về việc phải kết hợp pháp luật và đạo đức (Trang 138)
Bảng 4.7. Ý kiến về việc phải áp dụng theo theo các chuân mực đạo đức - Luận án tiến sĩ luật học: Quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay
Bảng 4.7. Ý kiến về việc phải áp dụng theo theo các chuân mực đạo đức (Trang 139)
Bảng 4.6. Y kiến về việc phải áp dụng theo đúng các qui định của pháp luật - Luận án tiến sĩ luật học: Quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay
Bảng 4.6. Y kiến về việc phải áp dụng theo đúng các qui định của pháp luật (Trang 139)
Bảng 4.9. Về cuộc vận động học tập tắm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Luận án tiến sĩ luật học: Quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay
Bảng 4.9. Về cuộc vận động học tập tắm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Trang 146)
Bảng 4.11. Ý kiến người dân - Luận án tiến sĩ luật học: Quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay
Bảng 4.11. Ý kiến người dân (Trang 152)
Bảng 4.10. Ý kiến cơ quan bảo vệ pháp luật - Luận án tiến sĩ luật học: Quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay
Bảng 4.10. Ý kiến cơ quan bảo vệ pháp luật (Trang 152)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w