Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Tác giả nhằm mục đích chứng tỏ có một hệ thống triết lý về đạo đức tại kho tàng tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, và khẳng định trong đó gồm nhiều quan điểm
Trang 1HọC VIệN CHíNH TRị QuốC GIA Hồ CHí MINH
Lê Huy Thực
Triết lý đạo đức trong kho tμng Tục ngữ,
ca dao, dân ca việt nam
Luận án tiến sĩ triết học
Chuyên ngành: CNDVBC Và CNDVLS
GS,TS Nguyễn Ngọc Long
Hμ Nội - 2015
Trang 2HọC VIệN CHíNH TRị QuốC GIA Hồ CHí MINH
Lê Huy Thực
Triết lý đạo đức trong kho tμng Tục ngữ,
ca dao, dân ca việt nam
Luận án tiến sĩ triết học
Trang 3Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đ−ợc trích dẫn đầy đủ theo quy định
Lê Huy Thực
Trang 4CNDVBC Chñ nghÜa duy vËt biÖn chøng/
chñ nghÜa duy vËt biÖn chøng CNDVLS Chñ nghÜa duy vËt lÞch sö/
chñ nghÜa duy vËt lÞch sö NHDKH Ng−êi h−íng dÉn khoa häc
Trang 5Mở đầu 1
Chương 1 TổNG QUAN TìNH HìNH NGHIÊN CứU 4
1.1 Từ góc độ nghiên cứu tục ngữ, ca giao, dân ca Việt Nam 4
1.2 Từ những nghiên cứu về đạo đức x∙ hội nói chung 12
1.3 Cách hiểu các khái niệm triết lý, triết luận, đạo đức, tục ngữ, ca dao, dân ca 15
Chương 2 giá trị đạo đức vμ thói đời 18
2.1 Khẳng định giá trị đạo đức 18
2.2 Phê phán thói đời 43
Chương 3 tình cảm, việc lμm thiện vμ hμnh vi ác 64
3.1 Biểu dương, ca ngợi cái thiện 64
3.2 Lên án, tố cáo hμnh vi ác 93
Chương 4 vấn đề hạnh phúc vμ bất hạnh 109
4.1 Bμn luận về hạnh phúc
4.2 Quan niệm về bất hạnh
109 125 Kết luận 149
danh mục công trình nghiên cứu của tác giả đ∙ công bố có liên quan đến luận án 151
Danh mục tμi liệu tham khảo 155
Trang 6Mở đầu
1 Tính cấp thiết của đề tài
Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân Việt Nam đã, đang trong quá trình thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập, hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới để tiến lên chủ nghĩa xã hội, mà thực chất và vấn đề cốt tử nhất là xây dựng nền kinh tế
có năng suất cao, phát triển nhanh, mạnh, bền vững, đồng thời từng bước phát triển kinh tế tri thức theo xu thế chung của thời đại
Vấn đề kinh tế - xã hội nói trên ở nước ta hiện nay không những không tách rời, biệt lập, mà còn có quan hệ biện chứng, gắn bó máu thịt với nhiệm vụ quan trọng khác là xây dựng và phát triển nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa trên Tổ quốc ta lúc này Bởi vì, thực tiễn lịch sử đã chứng minh khẳng định sau đây của Đảng Cộng sản Việt Nam hoàn toàn chính xác: “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội” [25, tr.110]
Vì thế, trong quá trình đổi mới để phát triển, Đảng đã nhiều lần nhấn mạnh tại không ít văn kiện quan trọng vấn đề phải xây dựng nền văn hoá tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc và kế thừa, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tích cực, tiến bộ của dân tộc
Văn hoá, văn nghệ dân gian là một phần quan trọng trong toàn bộ di sản tinh thần, tư tưởng của dân tộc Đó là một đề tài vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính thời sự Đảng Cộng sản Việt Nam đã ghi rõ trong Báo cáo chính trị trình Đại hội VIII như sau: “Kế thừa và phát huy các giá trị tinh thần,
đạo đức và thẩm mỹ, các di sản văn hoá, nghệ thuật của dân tộc” [25, tr.111]
Đến Đại hội X, Đảng tiếp tục nhấn mạnh: “Bảo tồn và phát huy văn hoá, văn nghệ dân gian Kết hợp hài hoà việc bảo vệ, phát huy các di sản văn hoá với các hoạt động phát triển kinh tế” [27, tr.107] Và, tại Đại hội XI gần đây, việc
“bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc” [28, tr.189] được xác định là một nhiệm vụ chủ yếu để phát triển đất nước
Túm lại, trong giai đoạn cỏch mạng mới hiện nay, Đảng ta cú sự coi trọng nhõn lờn cỏc giỏ trị tớch cực của phẩm chất đạo đức và di sản văn húa dõn gian của dõn tộc
Trang 7Làm thế nào để bảo tồn, kế thừa và phỏt huy được cỏc giỏ trị trong văn húa dõn gian của dõn tộc theo chủ trương của Đảng một cỏch tự giỏc? Cõu trả lời là, tất yếu phải tỡm hiểu nội dung, ý nghĩa của di sản quý bỏu đú Cần tiếp cận để hiểu biết cỏc nội dung, ý nghĩa tớch cực trong văn húa, nghệ thuật dõn gian rồi mới cú được ý thức và việc làm bảo tồn, phỏt huy những giỏ trị đỏng trõn trọng tại di sản ấy
Chớnh vỡ vậy, đó từ lõu, đặc biệt trong giai đoạn đổi mới để phỏt triển hiện nay, giới nghiờn cứu của chỳng ta cú sự tập trung tõm trớ và sức lực làm sỏng tỏ nhiều vấn đề thuộc kho tàng văn húa, nghệ thuật dõn gian Việt Nam Ở ta đó ấn hành nhiều cụng trỡnh bàn về văn húa, văn nghệ dõn gian núi chung viết rất cụng phu, bề thế, dày khoảng 300, 400 trang, cú quyển gồm ngút 3000 trang Nhưng, việc nghiờn cứu về đạo đức dưới gúc độ triết học trong sỏng tỏc dõn gian đến nay
cú thể núi cũn quỏ ớt ỏi Chưa cú cụng trỡnh nào bàn luận đến mức tương đối kỹ lưỡng, chuyờn sõu khoảng 100, 200 trang về vấn đề đạo đức và cỏc nội dung triết học khỏc trong tục ngữ, thơ ca dõn gian Việt Nam
Đấy là những lý do đó thụi thỳc tụi nghiờn cứu và viết luận ỏn về triết
lý đạo đức trong tục ngữ, ca dao, dõn ca Việt Nam
Làm cụng việc trờn, tụi cú ý thức quỏn triệt tư tưởng, chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn húa núi chung, về văn húa dõn gian núi riờng; thờm nữa, gúp phần vào việc cần được bù đắp trong đời sống nghiờn cứu của chỳng ta hiện nay
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Tác giả nhằm mục đích chứng tỏ có một hệ thống triết lý về đạo đức tại kho tàng tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, và khẳng định trong đó gồm nhiều quan điểm, tư tưởng đáng được coi trọng, từ đấy góp phần thực hiện chủ trương của Đảng là kế thừa, phát huy các giá trị tinh thần, đạo đức, thẩm mỹ, văn hóa, nghệ thuật của dân tộc, và bổ túc nơi còn khiếm khuyết trong đời sống lý luận ở Việt Nam lúc này
Muốn vậy, người viết luận án phải hoàn thành những nhiệm vụ sau: 1) Tổng luận kết quả nghiên cứu hữu quan, xác định nội hàm một số khái niệm được đề cập trong nội dung luận án
2) Tiếp cận mấy vấn đề chung về đạo đức tại kho tàng tục ngữ, ca dao, dõn ca Việt Nam trong truyền thống
3) Bàn về cỏi thiện - khỏi niệm, vấn đề trung tõm của đạo đức học - và cỏc
Trang 8hành vi ỏc - cỏi đối lập với cỏi thiện - trong tục ngữ, ca dao, dõn ca Việt Nam 4) Trỡnh bày về hạnh phỳc và bất hạnh - những khỏi niệm, vấn đề cơ bản của đạo đức học được diễn giải trong tục ngữ, ca dao, dõn ca Việt Nam
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của tác giả luận án là kho tàng tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam và nhiều tác phẩm hữu quan
Phạm vi tiếp cận của người viết công trình này xin được giới hạn hẹp,
cụ thể hơn để đủ thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu nói trên, tức là chỉ tìm hiểu những mệnh đề, tác phẩm triết lý về đạo đức tại kho tàng tục ngữ, ca dao, dân
ca Việt Nam được lưu giữ từ trong truyền thống
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của công trình này là những quan điểm, nguyên lý trong chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam
Phương pháp khoa học được áp dụng để hoàn thành luận án là: kết hợp phương pháp phân tích với phương pháp tổng hợp, lịch sử với lôgích, quy nạp với diễn dịch, trừu tượng với cụ thể, v.v
5 Đóng góp mới của luận án
1) Góp phần chứng minh, khẳng định trong tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam hàm chứa nhiều nhân tố, quan điểm, lý luận triết học nói chung và triết học về đạo đức nói riêng đáng được ghi nhận, trân trọng, giữ gìn và quảng bá
2) Trình bày có hệ thống, nhiều khía cạnh một số vấn đề đạo đức dưới góc
độ triết học
3) Đề xuất một số ý kiến, cách giải thích mới trong nghiên cứu tục ngữ,
ca dao, dân ca Việt Nam
6 ý nghĩa của luận án
Công trình này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho học viên, sinh viên, cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, cho bạn đọc thưởng thức về tục ngữ, ca dao, dân ca, về lịch sử tư tưởng Việt Nam, về đạo đức, triết học nói chung và góp phần giáo dục, xây dựng con người có nhân cách, phẩm chất mới ở nước
ta hiện nay
7 Kết cấu của luận án
Luận án gồm có phần mở đầu, tiếp theo là 4 chương, tất cả gồm 9 tiết,
và kết luận; kế đến bản kê 36 công trình đã đăng tải của tác giả có liên quan với luận án; cuối cùng là danh mục 118 tài liệu tham khảo
Trang 9Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương này tổng luận 3 nhúm tỏc phẩm cú liờn quan với đề tài là: 1.1
Từ gúc độ nghiờn cứu tục ngữ, ca dao, dõn ca Việt Nam; 1.2 Từ những nghiờn cứu về đạo đức xó hội núi chung; 1.3 Cỏch hiểu cỏc khỏi niệm triết lý, triết luận, đạo đức, tục ngữ, ca dao, dõn ca
1.1 Từ góc độ nghiên cứu tục ngữ, ca dao, dân ca
Việt Nam
Cuốn sách Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan [85] là
bản in lần thứ 11 có sửa chữa, bổ sung bản in đầu và 9 bản in sau đó Ngoài phần sưu tập, tuyển chọn tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, tác giả còn có nhiều trang viết giới thiệu, bàn luận về: công việc sưu tập, nghiên cứu tục ngữ ca dao Việt Nam từ xưa đến nay; đặt vấn đề tìm hiểu tục ngữ, ca dao của ta xuất hiện vào những thời kỳ nhất định nào không; ca dao lịch sử thực chất là gì; thế nào là tục ngữ, ca dao và dân ca; nội dung và hình thức của tục ngữ, ca dao; đất nước và con người qua tục ngữ, ca dao; ảnh hưởng qua lại giữa tục ngữ, ca dao và văn học thành văn; v.v Tức là nhà văn, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan bàn luận về tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam dưới góc độ văn học là chính, về đạo đức cũng
được thể hiện thông qua việc phân chia những tác phẩm nói trên theo chủ đề như: tình yêu nam nữ, tình nghĩa vợ chồng, nỗi khổ cực (bất hạnh) của nông dân, v.v
Bộ giáo trình Văn học dân gian Việt Nam của ba tác giả Đinh Gia
Khánh (chủ biên), Chu Xuân Diên và Võ Quang Nhơn [47] là cuốn sách tái bản có bổ sung, điều chỉnh trên cơ sở hai tập giáo trình của các tác giả đã xuất bản Các chương mục trong bộ giáo trình này viết về các hình thức sinh hoạt
ca hát dân gian và vấn đề phân loại ca dao, dân ca Việt Nam, lịch sử và xã hội,
đất nước và con người trong ca dao, dân ca Việt Nam, các thể loại trữ tình dân gian và những truyền thống nghệ thuật của ca dao, dân ca Việt Nam, v.v đều chủ yếu nhằm mục đích phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu văn học Tại đây cũng tiếp cận tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam dưới góc độ triết học nói chung, đạo đức học nói riêng, cụ thể là bàn về những vấn đề nhân nghĩa, hạnh phúc, đấu tranh phê phán hành vi ác,v.v trong kho tàng sáng tác trên ở mức độ nhất định để không đi chệch mục tiêu nghiên cứu
Trang 10Một công trình phải nói là rất đồ sộ, bề thế về số trang mang tên Thi ca
bình dân Việt Nam - tòa lâu đài văn hóa dân tộc của Nguyễn Tấn Long, Phan
Canh [66; 67; 68; 69]gồm 4 tập (t.1 dày 627 tr., t.2: 754 tr., t.3: 615 tr., t.4:
699 tr.) Tập 1 có phụ đề là Nhân sinh quan, tập 2: Xã hội quan, tập 3: Vũ trụ quan, tập 4: Sinh hoạt thi ca Trong ngót 3000 trang sách khổ 14,5 x 20,5 (cm), ngoài phần lớn số trang sưu tập thơ ca dân gian còn có hàng trăm trang
là những phần mục chuyển tải kết quả nghiên cứu của tác giả bộ sách về thi ca dân gian Các tiêu đề trên khá đậm màu sắc triết học Tuy vậy, những vấn đề
về đạo đức dưới góc độ triết học - như lẽ sống, đức hiếu, tình yêu quê hương dân tộc, đạo lý của con người, v.v - trong thi ca bình dân chưa được các tác giả của bộ sách này bàn luận
Công trình của Cao Huy Đỉnh mang tên Tìm hiểu tiến trình văn học
dân gian Việt Nam [31] cũng bàn nhiều về ca dao, dân ca Việt Nam ở đây,
tác giả công trình có tiếng vang khá lớn này đã bàn về những chứng tích văn nghệ dân gian, nguồn sáng tác dân gian, sự phát triển của thơ ca trữ tình dân gian, v.v Nhưng, như tựa đề của nó đã xác định, đây là cuốn sách chỉ nghiên cứu sự phát triển liên tục của văn học dân gian nước ta Các vấn đề
đạo đức như ân nghĩa, trách nhiệm (“Con dại, cái mang”,v.v.), chỉ giáo những cá nhân cùng nguồn cội cần phải yêu thương, gắn bó với nhau (“Khôn khoan đá đáp người ngoài / Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”,…), cảnh báo, giáo dục mọi thành viên trong xã hội phải sống nhân hậu, tránh làm việc
ác ( “ở hiền gặp lành”; “ác giả, ác báo”; “ác giả ác báo vần xoay / Hại nhân nhân hại xưa nay lẽ thường”;…) mới được bàn ở mức độ phù hợp với nhiệm
vụ, mục tiêu nghiên cứu đã xác định
Bộ Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam [1; 14; 96] gồm 5 tập, mỗi tập
trên dưới 1000 trang khổ 16 x 24(cm), công bố kết quả sưu tầm, tuyển chọn các tác phẩm dân gian Việt Nam, kèm theo Lời nói đầu của nhóm biên soạn
Lời nói đầu viết chung cho cả 5 tập, trong đó khẳng định dứt khoát và
có lý rằng: 1) Với bất kỳ một nền văn học, một quốc gia, dân tộc nào, văn học dân gian cũng là một công trình sáng tạo để đời, không chỉ mang ý nghĩa vùng miền, địa phương, khu vực và quốc gia Theo nhóm biên soạn, khi đã đạt đến một chuẩn mực giá trị nào đó, văn học dân gian như được chắp cánh, vượt qua
Trang 11biên giới của một đất nước, vượt qua không gian, thời gian để hướng tới một giá trị phổ quát hơn - giá trị toàn nhân loại 2) Trong các sáng tác dân gian, người ta phát hiện được về khả năng sáng tạo của con người, về lịch trình phát triển nhiều mặt của thế giới, về tri thức, trí tuệ của nhân loại, đặc biệt là về những giá trị văn hóa tinh thần, văn hóa vật chất tiềm chứa trong mỗi câu ca,
điệu hát, mỗi câu chuyện cổ 3) Từ lâu, người ta đã nhận thức được giá trị nhiều mặt của văn học dân gian và dễ dàng đi đến thống nhất ở quan điểm xem văn học dân gian là một nhân tố quan trọng cấu thành văn hóa, là một phức hợp giá trị văn hóa - văn học - lịch sử - triết học - ngôn ngữ - tôn giáo -
đạo đức, v.v của mỗi dân tộc 4) Văn học dân gian đồng thời là đối tượng nghiên cứu của các bộ môn văn hóa học, sử học, dân tộc học, triết học, đạo
đức học, ngôn ngữ học, tôn giáo học, âm nhạc học, vũ đạo học, v.v Từ một thực thể văn học dân gian, mỗi nhà khoa học ở những lĩnh vực riêng biệt có thể nhận thấy nhiều giá trị và phát hiện ra không ít vấn đề khác nhau
Bộ sách nói trên chủ yếu tập trung bàn luận nhiều về giá trị văn học, không đi sâu vào những vấn đề triết học, đạo đức học
Nhưng, chỉ riêng việc sưu tập được khá nhiều mệnh đề, câu, bài, triết lý về
đạo đức, bộ sách đã là nguồn tư liệu phong phú và có giá trị giúp cho công việc nghiên cứu triết lý đạo đức trong kho tàng tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam
Quyển Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam của tác giả
Võ Quang Nhơn [82] là một bộ phận trong hệ thống giáo trình văn học Việt Nam của Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội Đây cũng là một tập trong bộ sách về lịch sử văn học Việt Nam của NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp Đối tượng phục vụ của nó là sinh viên, học viên, giáo viên ngành văn học các Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc, Trường Sĩ quan chính trị, Trường Nhà văn trẻ, v.v Bởi vậy, viết về thơ ca dân gian, sử thi và truyện thơ dân gian, đều được tác giả chủ yếu tiếp cận dưới góc độ văn học
Nhưng, như giới nghiên cứu đã khẳng định, tục ngữ, ca dao, dân ca nói riêng, cũng giống văn học dân gian nói chung là loại hình sáng tác mang nhiều giá trị, cho nên trong tập giáo trình văn học này, tác giả của nó đã ít nhiều đề cập một số vấn đề về đạo đức (chẳng hạn, nỗi khổ đau, bất hạnh, sự biết và nhớ ơn người cho hưởng thụ, ghi sâu công cha mẹ sinh thành nuôi dưỡng,v.v.) trong thơ ca dân gian các dân tộc thiểu số của nước ta Những vấn
Trang 12đề đạo đức, triết học này cần được giới nghiên cứu, giảng dạy triết học đầu tư nhiều công sức để góp phần tuyên truyền, giáo dục trong cộng đồng một giá trị tinh thần đáng quý của cha ông ta đã lưu lại
Tác phẩm Kho tàng ca dao xứ Nghệ, t.I [34] dày hơn 500 trang của
Ninh Viết Giao chủ biên, Nguyễn Đổng Chi và Võ Văn Trực Đây là công trình thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII khẳng định văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực của phát triển kinh tế - xã hội, là nguồn lực nội sinh quan trọng của phát triển, là nền tảng tinh thần của xã hội [23, tr.513] Phần lớn số trang của cuốn sách này in tác phẩm ca dao của người Việt xứ Nghệ Bài nghiên cứu, giới thiệu do Ninh Viết Giao viết một cách công phu, dày dặn,
từ trang 17 đến hết trang 125 Đây thật sự là một chuyên luận về ca dao của người Việt, người Thái và về đồng dao ở xứ Nghệ Ninh Viết Giao bàn luận về
ca dao trên cơ sở quan niệm, nhận thức đó là "những sáng tác văn chương của nhân dân lao động được phổ biến rộng rãi ở một vùng, nhiều vùng hay trong toàn quốc, được lưu truyền qua nhiều thế hệ, mang những đặc điểm nhất
định", "đã ổn định và bền vững về phong cách, về nghệ thuật cấu trúc ngôn từ
và phần lớn mang nội dung trữ tình" Hiểu và xác định bản chất đối tượng tiếp cận như thế, cho nên, nhà nghiên cứu Ninh Viết Giao đã khai thác, phát hiện
được nhiều giá trị văn học, văn hóa nghệ thuật trong ca dao xứ Nghệ Những vấn đề về đạo đức, triết học trong kho tàng ca dao xứ Nghệ như trọng đạo lý, phẩm chất trung thực, lên án hành vi ác, v.v., Ninh Viết Giao tuy có bàn luận, nhưng mới ở mức độ giản lược, đó cũng không phải là một khiếm khuyết trong công trình của nhà nghiên cứu văn học
Công trình 50 năm nghiên cứu, phổ biến văn hóa, văn nghệ dân gian [40]
Đấy là tác phẩm in chung 38 tham luận khoa học của nhiều giáo sư, tác giả nổi tiếng ở cả trong và ngoài nước ta về nghiên cứu, giảng dạy văn học, văn hóa, văn nghệ dân gian như Đinh Gia Khánh, Bùi Văn Nguyên, Trần Quốc Vượng, Tô Ngọc Thanh, v.v tại Hội thảo khoa học về 50 năm sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến văn hóa, văn nghệ dân gian Việt Nam Theo GS.TS Tô Ngọc Thanh, Tổng Thư ký Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam thì trong 50 năm (1947-1997) đặc biệt là trong 30 năm (1967-1997), giới sưu tầm, nghiên cứu văn hóa - văn nghệ dân gian đã hoạt động không mệt mỏi và thu được những
Trang 13thành tựu đáng quý Vẫn theo giáo sư, qua các công trình sưu tầm, nghiên cứu, nền văn hóa - văn nghệ dân gian của nhân dân ta ngày càng hiện lên đầy đủ hơn, toàn vẹn hơn với tất cả dáng vẻ rạng rỡ, tính chất độc đáo, với sự phong phú, đa dạng về nội dung, về phong cách, về loại hình và thể loại, vì thế, đã làm cho người đọc nhận thức được ngày một rõ hơn tính chất của văn hóa - văn nghệ dân gian Việt Nam là "sự thống nhất trong đa dạng" Và, theo giáo sư, những thành tựu sưu tầm, nghiên cứu văn hóa - văn nghệ dân gian Việt Nam trong nửa thế kỷ nói trên là rất to lớn, chưa từng có trong lịch sử và đáng
để cho chúng ta tự hào về chúng
Cuốn Văn học dân gian Việt Nam trong nhà trường của tác giả Nguyễn
Xuân Lạc [57] nêu lên những khả năng nhiều mặt của văn học dân gian trong việc bồi đắp tâm hồn dân tộc cho thế hệ trẻ, chủ yếu là truyền thống nhân, trí, dũng - cốt lõi của bản sắc dân tộc Việt Nam Tức là nội dung cuốn sách trên
đã đề cập những vấn đề triết học (nhận thức) và đạo đức (nhân nghĩa) trong các sáng tác dân gian Việt Nam Nhưng, những vấn đề đó mới chỉ được bàn luận một cách chung chung xen vào công việc chính là trình bày giá trị văn học nghệ thuật của các tác phẩm dân gian Đấy cũng không phải là hạn chế, thiếu sót của tác giả tập sách, mà là một hướng tiếp cận văn bản đã được xác
định và giới hạn vấn đề cần bàn luận chủ yếu để đáp ứng công việc giảng dạy, học tập ở trường phổ thông
Vũ Thị Thu Hương đã sưu tập nhiều bài viết về ca dao để làm thành ấn
phẩm mang tựa Ca dao Việt Nam - những lời bình [45] Nội dung cuốn sách
gồm một bài của chính người sưu tập, biên soạn và hơn ba chục chuyên luận của các tác giả khác được chia thành hai phần Phần I mang tiêu đề: Những
đặc điểm nổi bật của ca dao Việt Nam Phần II: Đến với những bài ca dao tiêu biểu Nhìn chung, các bài trong cuốn sách đều đem đến cho độc giả cách tiếp cận, cảm thụ tinh tế về nhiều tác phẩm ca dao nổi tiếng của dân tộc
Cuốn sách do Vũ Thị Thu Hương sưu tầm, biên soạn còn có nhiều thông tin mới, bổ ích cho bạn đọc nói chung Nhưng không có một tác giả, công trình nào trong đó bàn về nhân tố triết học và đạo đức
Quyển Tục ngữ Việt Nam của nhóm biên soạn Chu Xuân Diên,
Lương Văn Đang, Phương Tri [17] Ngoài phần sưu tập tục ngữ Việt Nam, nội dung sách còn có bài nghiên cứu về kho tàng sáng tác dân gian này do
Trang 14Chu Xuân Diên viết rất công phu, gồm hơn 170 trang khổ 13 x 19 (cm) Chu Xuân Diên đã bàn luận nhiều vấn đề triết học trong tục ngữ Việt Nam
Ông phân tích, chứng minh và khẳng định có sức thuyết phục rằng, tục ngữ
là một hiện tượng ý thức xã hội, là lối nghĩ của nhân dân, cách nói của dân tộc Ông còn đề cập nhiều vấn đề triết học, đạo đức khác nữa trong tục ngữ Việt Nam nhưng mới dừng lại ở cách phân loại, chọn, sắp xếp các tác phẩm tục ngữ theo chủ đề như thiện - ác, ân nghĩa - bội bạc, trách nhiệm, phát triển, suy tàn, sự thay đổi, v.v để phục vụ cho công việc học tập và giảng dạy văn học
Tác phẩm Tục ngữ - ca dao Việt Nam [72] do Cao Tuyết Minh tuyển
chọn và viết Lời nói đầu Trong Lời nói đầu vào loại ngắn gọn nhất này, người viết đã tỏ ra chú ý đến mấy vấn đề đạo đức trong tục ngữ, ca dao Việt Nam
Đối tượng nghiên cứu ấy còn được tác giả công trình lưu tâm tuyển chọn và phân loại giúp người đọc dễ nắm bắt được những vấn đề đạo đức trong kho tàng tục ngữ, ca dao Việt Nam như: tình cảm thầy trò, tình đoàn kết, thương yêu, đức tính thủy chung, phê phán thói hư tật xấu trong xã hội, v.v
Đọc, tham khảo ấn phẩm trên, chắc chắn sẽ bổ ích ít nhiều cho việc tìm hiểu và hoàn tất luận án về triết lý đạo đức trong kho tàng tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam
Luận văn Những yếu tố duy vật và biện chứng trong tục ngữ, ca dao
Việt Nam của Võ Hoàng Khải [46] nghiên cứu khá nghiêm túc về giá trị triết
học, trong đó có đề cập vài khía cạnh đạo đức tại kho tàng tục ngữ, ca dao Việt Nam
Tiểu luận "Cảm nhận triết lý tục ngữ, ca dao" của tác giả Song Phan [83]
Từ trích dẫn, phân tích, bình luận nhiều giá trị triết học trong tác phẩm tục ngữ,
ca dao, người viết đã đi đến mấy nhận xét xác đáng: theo một lối suy ngẫm nào
đó, có thể coi những câu tục ngữ, ca dao Việt Nam đọng lại cho đến bây giờ là kết quả của vô vàn cuộc tuyển chọn, nên thường là điều người hôm nay vẫn tâm
đắc, thấy chúng nghiệm đúng với mình Theo người viết bài báo trên, giá trị đó làm nên tính triết lý của tục ngữ, ca dao Việt Nam và triết lý trong tục ngữ, ca dao vừa mang tính riêng của dân tộc, vừa mang tính chung của toàn nhân loại
ở đây, tác giả bài báo còn khảo sát tính triết lý trong tục ngữ, ca dao theo các bình diện của đời sống Tóm lại, công trình này tương đối gần với đề tài về triết
Trang 15lý đạo đức trong tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam Nhưng rõ ràng là, trong một bài báo ngắn, khoảng 1000 chữ, tác giả của nó mới đặt vấn đề và bàn luận sơ bộ về triết lý trong tục ngữ, ca dao Việt Nam
Tiểu luận "Tìm hiểu những yếu tố triết học (hay triết lý dân gian) trong tục ngữ Việt Nam" của TS Vũ Hùng [42] Tác giả lập luận, tục ngữ không phải là triết học nhưng về phương diện nào đó nó rất gần gũi với triết học Nó được làm ra với mục đích triết lý, luôn cố gắng phát hiện ra bản chất
và tính quy luật của các sự vật và hiện tượng tự nhiên, xã hội và đời sống con người Theo tác giả, vì thế mà nhiều người cho rằng, tục ngữ là “triết lý dân gian”, “triết lý của nhân dân lao động” Điều đó được thể hiện ở chỗ, trong nội dung của tục ngữ có chứa đựng những yếu tố thuộc tư tưởng triết học Nghĩa là những tư tưởng triết học không được thể hiện một cách đầy đủ và chặt chẽ như các quy luật, nguyên lý và mệnh đề triết học, mà nó chỉ được thể hiện một phần nào đó và bằng cách gì đấy trong nội dung của tục ngữ Tác giả của tiểu luận trên cũng đề cập một vài khía cạnh đạo đức trong sáng tác dân gian đang xét ở đây, khi ông cho rằng, về mặt thế giới khách quan, tục ngữ Việt Nam đã phản ánh những nhận thức có tính duy vật tự phát, thừa nhận sự tồn tại và vận động khách quan của thế giới không phụ thuộc vào con người, và, tư tưởng duy vật của nhân dân lao động còn được thể hiện ở thái độ phản đối những chuyện mê tín dị đoan và những người làm nghề ấy Bài "Hạt ngọc trầm tích" của Sương Nguyệt Minh [77] bàn về tục ngữ
và ca dao là phương tiện để người Việt giãi bày tâm trạng, tình cảm hoặc gửi gắm tâm sự lúc buồn đau và cả khi hạnh phúc Qua tiểu luận ngắn này, người viết đã có suy nghĩ sâu sắc và chứng tỏ với độc giả một hướng tiếp cận, hiểu những câu tục ngữ, ca dao như thế nào cho đúng Theo tác giả, ngày nay, hầu hết các viên ngọc quý (chỉ tác phẩm tục ngữ, ca dao hay) vẫn còn nguyên giá trị, rất đáng trân trọng, nâng niu Nhưng, có một số câu không còn phù hợp, không đúng, hoặc chỉ đúng một phần trong thời đại ngày nay Ví như câu
“Nhất vợ nhì trời” có thể coi là lời mỉa mai người đàn ông nào đó sợ vợ cũng
được, mà dùng trong ngữ cảnh chồng tôn trọng vợ cũng hợp lý Tính hai mặt của ngữ nghĩa chỉ đúng ở từng hoàn cảnh nhất định Tuy nhiên, tính tổng thể lại không thích hợp trong thời đại dân chủ ngày nay Lúc này vợ chồng đều
có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau Câu “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”
Trang 16thường được dùng để chỉ những đứa con hư của cha mẹ tốt, nhưng lại mang tính nguỵ biện Bởi thực tế, phần lớn những đứa con hư là do cha mẹ của chúng quá nuông chiều chúng Câu ca dao “Chính chuyên chết cũng ra ma / Lẳng lơ chết cũng đưa ra ngoài đồng” với nghĩa mỉa mai người phụ nữ quá nghiêm cẩn, đứng đắn rồi cũng sẽ chết như kẻ lẳng lơ Nói như vậy là cào bằng, phải trái, trắng đen lẫn lộn, khuyến khích người xấu làm càn Câu
“Chồng chung chồng chạ / Ai khéo hầu hạ / Thì được chồng riêng” cũng không hợp với thời nay đã và đang thực hiện chế độ hôn nhân một vợ một chồng Ngay cả trong xã hội phong kiến, đề cao chuyện này là khuyến khích thói ích kỷ của phụ nữ, vẽ đường cho người đàn bà nào dùng “bàn tay nhung” để tranh giành hạnh phúc với người khác Trong hai câu ca dao “Dạy con từ thuở còn thơ / Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về” thì câu đầu rất đúng Giáo dục trẻ phải bắt đầu từ tuổi mầm non, để lớn mới dạy thì rất khó Câu thứ hai hoàn toàn sai Tư tưởng phong kiến bảo thủ, lạc hậu, đề cao người chồng, áp đặt quyền uy lên người vợ mới Thời bây giờ, vợ chồng bình đẳng, khuyên nhủ nhau chứ không thể áp đặt, dạy dỗ như trẻ nhỏ, v.v Cuối tiểu luận này, tác giả có câu kết: khi dùng ca dao, tục ngữ, nếu không khéo chọn lọc thì có thể gây tổn hại đến tình cảm gia đình
Đây là bài viết không dài về cách tiếp cận, hiểu tục ngữ, ca dao như thế nào cho đúng để không phương hại đến tình cảm, đạo đức trong gia đình Nó rất có giá trị và là tài liệu không nên bỏ qua đối với tác giả công trình về triết
lý đạo đức trong tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam
Trở lên là tổng quan kết quả sưu tập và nghiên cứu trong những tác phẩm tiếp cận tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam chủ yếu dưới góc độ văn học Trong
đó, một số công trình đã ít nhiều bàn sơ lược vấn đề đạo đức tại kho tàng sáng tác nói trên Có thể khẳng định những ấn phẩm ấy là rất có giá trị, giúp ích nhiều cho việc nghiên cứu triết lý đạo đức trong tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam
1.2 Từ những nghiên cứu về đạo đức x∙ hội nói chung
Có không ít trước tác về vấn đề này đã được xã hội hoá Sau đây xin tổng quan những công trình tiêu biểu trong số nhiều nói trên
Bài "Hướng các giá trị đạo đức theo hệ chuẩn giá trị chân - thiện - mỹ" của PGS.TS Đặng Hữu Toàn [103] là công trình được viết khá công phu, nghiêm túc Nó là tài liệu có giá trị để tác giả chuyên luận về triết lý đạo đức
Trang 17trong tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam tham khảo Nhà nghiên cứu Đặng Hữu Toàn cho rằng, chúng ta và cả cộng đồng nhân loại vừa trải qua những thập niên của thiên niên kỷ thứ hai với nhiều biến động dữ dội mang tính toàn cầu để bước sang thiên niên kỷ thứ ba chắc sẽ lại diễn ra với không ít biến
động khó lường trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị, quân sự đến văn hoá, khoa học - công nghệ, từ cuộc sống của mỗi con người đến đời sống xã hội của cả cộng đồng nhân loại Tất cả những biến
động ấy đang và sẽ dẫn các quốc gia, dân tộc tới sự liên kết quốc tế bằng quá trình toàn cầu hoá Toàn cầu hoá, theo lập luận, nhận định của Đặng Hữu Toàn, về thực chất, là sự hội nhập toàn cầu trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Đó là một quá trình tất yếu, khách quan, hợp quy luật và không thể đảo ngược Quá trình đó trước hết là toàn cầu hoá về kinh tế, theo hướng phát triển kinh tế thị trường đã cho phép các nước có trình độ phát triển khác nhau hội nhập khu vực và quốc tế Tác giả còn nhấn mạnh, toàn cầu hoá theo hướng phát triển kinh tế thị trường khi mà thang và chuẩn giá trị ở các nước còn nhiều khác biệt đang đặt ra những vấn đề cấp bách cho mọi quốc gia, dân tộc trong việc định hướng giá trị nói chung, định hướng các giá trị đạo đức truyền thống nói riêng
Kết quả nghiên cứu mang tựa đề "Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và
đạo đức xã hội trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay" của PGS.TS Phạm Văn Đức đã được xã hội hoá [32] Theo tác giả, công cuộc đổi mới đất nước đã thu được những thành tựu to lớn, đồng thời đặt ra cho chúng ta nhiều
vụ việc đáng quan tâm, trong đó có vấn đề xuống cấp đạo đức Một số tác giả cho rằng, sự xuống cấp về đạo đức xã hội bắt nguồn từ việc khuyến khích lợi ích cá nhân của người lao động, lợi ích cá nhân và đạo đức xã hội là hai yếu tố hoàn toàn không dung hợp với nhau Nhiều nhà nghiên cứu khác lại khẳng
định, sự chấp nhận và khuyến khích lợi ích cá nhân chính đáng sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển thuận lợi của mỗi con người về nhiều phương diện, nhất là về tài năng và trí tuệ Còn Phạm Văn Đức từ phân tích, lập luận rồi đi đến kết luận: lợi ích cá nhân trong nền kinh tế thị trường đã tác động đến đạo đức theo hai hướng trái ngược nhau Theo hướng tích cực, lợi ích cá nhân góp phần tạo nên các giá trị và chuẩn mực đạo đức mới Theo hướng tiêu cực, lợi ích cá nhân có thể làm băng hoại các giá trị đạo đức truyền thống của con người Phạm Văn
Đức cho rằng, cả hai hướng đó đều song song tồn tại trong nền kinh tế thị
Trang 18trường Vì vậy, để đánh giá tính tích cực hay tiêu cực của lợi ích cá nhân đối với
đạo đức, cần xem xét hiệu quả mà lợi ích đó đem lại có phù hợp với lợi ích chung của toàn xã hội hay không Đồng thời, không thể nói một cách giản đơn rằng, sự xuống cấp về đạo đức hoàn toàn bắt nguồn từ việc khuyến khích lợi ích cá nhân của người lao động
Công trình "Về tính quy luật của sự hình thành hệ giá trị và chuẩn mực
đạo đức mới" của PGS TS Nguyễn Văn Phúc [87] là luận văn, như tên gọi
của nó, bàn về sự hình thành hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới Vì thế, đó
là tài liệu cần tham khảo đối với người viết chuyên luận về triết lý đạo đức trong tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Phúc cho rằng, một trong những vấn đề được coi là có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp xây dựng đạo đức hiện nay là hình thành hệ giá trị và chuẩn đạo đức mới Để giải quyết vấn đề này, theo tác giả, trên bình diện lý luận, cần phải phân tích toàn diện và đầy đủ những nhân tố tác động đến quá trình hình thành hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới, trong đó, kinh tế thị trường, tiến
bộ công nghệ, giao lưu văn hoá là những nhân tố cơ bản nhất Vẫn theo tác giả công trình trên, việc phân tích quy định của những nhân tố đó sẽ làm bộc lộ nhiều tính quy luật của sự hình thành hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức cả về mặt nội dung, vị trí, cả về mặt giải pháp xây dựng, hoàn thiện hệ giá trị và chuẩn đạo
đức mới Người viết bài trên đây còn nhấn mạnh, trong quá trình xây dựng nền văn hoá mới, nhiệm vụ hình thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội mới, phù hợp với truyền thống, bản sắc dân tộc và yêu cầu của thời đại là một vấn đề quan trọng, vì khi nó được giải quyết trong lĩnh vực đạo đức thì sẽ hình thành được hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới phù hợp với truyền thống dân tộc và yêu cầu của thời đại
Cuốn sách do VS GS TSKH Nguyễn Duy Quý chủ biên mang tên
Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay: vấn đề và giải pháp [91] bàn luận nhiều
và sâu sắc vấn đề đạo đức xã hội Nó cũng như luận án nhằm mục tiêu góp phần xây dựng con người mới, nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay Nó chỉ
ra, ở ta, pháp luật không đầy đủ, thiếu đồng bộ, kém hiệu lực và hiệu quả với không ít những biểu hiện nhu nhược, non yếu của những tổ chức, cơ quan có trọng trách thi hành, bảo vệ pháp luật, sự hư hỏng, thoái hoá của một bộ phận cán bộ, Đảng viên, công chức có quyền lực Trong sách còn đề cập tình trạng ở ta xử lý pháp luật chưa nghiêm, nguyên tắc mọi người bình đẳng
Trang 19trước pháp luật chưa được thực hiện nghiêm chỉnh Tình trạng này, theo sách trên, chẳng những làm suy yếu thể chế, quyền dân chủ của mọi người dân và nguyên tắc công bằng xã hội bị vi phạm, mà còn tạo ra mảnh đất dung dưỡng cho những hành vi phản đạo đức, những cái ác, cái xấu, cái giả, phi nhân tính tồn tại và phát triển Tác giả nhấn mạnh, giáo dục đạo đức, văn hoá đạo đức, nhất là giáo dục truyền thống (bao gồm truyền thống lịch sử dân tộc, truyền thống cách mạng, truyền thống và bản sắc văn hoá tinh thần, đạo đức, v.v.)
bị xem nhẹ, thậm chí đã có lúc bỏ trống Người viết còn chỉ ra một thực tế cần được khắc phục ở nước ta hiện nay là: đồng tiền lên ngôi, lối sống vụ lợi,
vị kỷ, thực dụng, tôn thờ các giá trị vật chất, các tiện nghi tiêu dùng và hưởng lạc, sự trỗi dậy của chủ nghĩa cá nhân cực đoan, v.v đã lấn át và làm xói mòn các giá trị tinh thần, làm huỷ hoại đạo đức, nhân cách Hậu quả này
là do xem nhẹ giáo dục đạo đức và giáo dục truyền thống gây nên mà giờ
đây xã hội đang phải hứng chịu, phải trả giá đắt Coi thường đạo đức và các giá trị nền tảng của đạo đức xã hội khi đi vào kinh tế thị trường thì đạo đức của nhà giáo và người thầy thuốc bị xâm phạm, làm vẩn đục, hoen ố các quan hệ xã hội, làm tha hoá nghiêm trọng con người nói chung, đạo đức, nhân cách của mỗi cá nhân nói riêng Từ nghiên cứu, tác giả cuốn sách đưa
ra các giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách của đạo đức xã hội
ta hiện nay
Những tác giả viết về đạo đức tại các thời điểm lịch sử khác đều có
thể coi Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay: vấn đề và giải pháp và ba công
trình về đạo đức xã hội đã điểm qua kế trên là tài liệu cần tham khảo Bởi vì tất cả những trước tác ấy đều có điểm chung là bàn về đạo đức và góp phần hình thành con người mới mang phẩm chất, giá trị tiến bộ
1.3 cách hiểu các khái niệm triết lý, triết luận,
đạo đức, tục ngữ, ca dao, dân ca
1.3.1 Triết lý
Nhiều người đó định nhĩa triết lý ( với tư cỏch một danh từ) cú nghĩa 1
là "lý luận triết học" [86, tr.1282] Ở đõy, chữ “triết” là triết học, chữ “lý” là
lý luận; giải thớch “triết lý” là “lý luận triết học” Đấy là cỏch hiểu đỳng về khỏi niệm triết lý Vẫn theo cỏc tỏc giả đưa ra định nghĩa chớnh xỏc núi trờn cũn giải thớch triết lý (với tư cỏch một danh từ) cú nghĩa 2 là "quan niệm chung của con người về những vấn đề nhõn sinh và xó hội" [86, tr.1282] Giải
Trang 20thích này là đúng, nhưng chưa đầy đủ Bởi vì lý luận triết học, tức triết lý, không chỉ là quan niệm chung của con người về những vấn đề nhân sinh và xã hội, mà còn về cả giới tự nhiên nữa
Triết học bao giờ cũng được dùng với tư cách một danh từ Còn triết lý được dùng với tư cách một danh từ, nó có 2 nghĩa như nói ở trên Nó còn thường được sử dụng với tư cách một động từ với nghĩa là bàn luận, giải trình
xã hội" [52, tr.12] Định nghĩa này nên được lược bỏ đi nhiều chữa thừa Đạo đức không phải là hình thái ý thức xã hội đặc biệt Tôn giáo mới là hình thái ý thức xã hội đặc biệt và rất phức tạp Hai chữ "nguyên tắc" thật ra là quy tắc ban đầu, quy tắc gốc, vì vậy, nó đã được bao hàm trong hai chữ "quy tắc" rồi,
nó không cần phải viết ra cho định nghĩa dài dòng thêm Định nghĩa trên gồm hai câu phức nên hơi dài Định nghĩa một khái niệm cần được diễn đạt ngắn gọn trong một câu thôi
Nên định nghĩa ngắn gọn và bảo đảm đầy đủ ý nghĩa cho khái niệm đạo đức: là một hình thái ý thức xã hội, bao gồm những quy định mang tính lịch
sử về nghĩa vụ của người này đối với người khác và toàn xã hội Định nghĩa đạo đức như thế là theo phương pháp của Lênin đã chỉ giáo: đem khái niệm cần định nghĩa “quy vào một khái niệm khác rộng hơn” [110, tr.171 – 172] Rồi kế đó, chỉ ra những đặc điểm riêng của khái niệm cần định nghĩa Nó bảo đảm quy tắc định nghĩa phải “ngắn gọn” [41, tr.100] vì gồm có một câu không dài Nó bao hàm 3 ý nghĩa: 1) Khẳng định đạo đức là một hình thái ý
Trang 21thức xó hội; 2) Núi rừ đạo đức bao gồm những quy định về nghĩa vụ của con người; 3) Những quy định về nghĩa vụ của con người núi trờn mang tớnh lịch
sử, tức là nú đỳng, phự hợp trong mỗi giai đoạn nhất định, vỡ thế, cú biểu hiện được coi là phẩm chất tốt vào thời kỳ này, nhưng lại bị phờ phỏn tại hoàn cảnh lịch sử khỏc, chẳng hạn, thờ chồng nuụi con, khụng lấy chồng khỏc coi như tấm gương sỏng về đạo đức trong chế độ phong kiến, song tại xó hội mới thỡ chẳng cú gỡ đỏng khen ngợi
1.3.4 Tục ngữ
Đó là những câu ngắn gọn, thường có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống, phẩm chất đạo đức, lao động sản xuất, đấu tranh xã hội của nhân dân qua nhiều thế hệ Thí dụ: "Ăn lấy chắc, mặc lấy bền" [1, tr.26] Thí dụ khác: "Bạc đầu chưa hết dại"; "Bạc ba quan tha hồ mở bát, cháo ba
đồng chê đắt không ăn" [1, tr.27]
1.3.5 Ca dao
Là thơ ca dân gian được truyền miệng từ người này sang người khác,
đời này qua đời khác, thường là theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc Thí dụ: "Ai ăn cau cưới thì đền / Tuổi em còn bé chưa nên lấy chồng" [1, tr.175]; "Gặp em anh chẳng dám chào / Sợ ba má hỏi: thằng nào biết con" [1, tr.437]
1.3.6 Dân ca
Đấy là những câu, bài hát lưu truyền có sự sửa đổi ít nhiều trong dân gian Chẳng hạn, câu sau đây: "Người ơi người ở đừng về / Người về em những khóc thầm / Bên song, vạt áo ướt đầm như mưa / Người về em nhắn mấy lời / Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ đi" [96, tr.118]
Tục ngữ, ca dao, dân ca là ba loại hình sáng tác dân gian khác nhau
và thường là không rõ tác giả (chứ không phải là không có tác giả), bởi vì
được lưu truyền, thêm bớt, sửa đổi trong dân chúng và cùng với thời gian Nhưng, một số tác phẩm ca dao, dân ca hiện đại có ghi rõ tác giả
Nhiều tác phẩm tục ngữ, ca dao, dân ca chỉ có sự khác biệt một cách tương đối Chẳng hạn, câu "Ta về ta tắm ao ta / Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn" có thể được coi là tác phẩm tục ngữ [1, tr.140], nhưng nhiều nhà nghiên cứu cho đấy là câu ca dao [20, tr.397]; tác phẩm ca dao
"Đêm qua mới gọi là đêm / Ruột xót như muối, dạ mềm như dưa" [20,
Trang 22tr.165], khi được quần chúng lao động hoặc các nghệ sĩ dân gian đem ra hát xướng thì đương nhiên trở thành khúc dân ca [96, tr.551] Những cách hiểu khác nhau ấy đều chấp nhận được, chứ không phải là tùy tiện,
bị phản bác, vì không hề làm sai lệch đi ý nghĩa, nội dung tác phẩm dân gian của chúng ta
Một số khái niệm trên đây còn có những cách hiểu khác nhau trong giới nghiên cứu Vì thế, chúng cần được xác định rõ nội hàm để sử dụng tại công trình khoa học về triết lý đạo đức trong tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam Đó là công việc chung nên làm trước khi bàn về các nội dung
cụ thể theo cảnh báo sau đây của Lênin: “người nào bắt tay vào những vấn
đề riêng trước khi giải quyết những vẫn đề chung, thì kẻ đó, trên mỗi bước
đi, sẽ không tránh khỏi “vấp phải” những vấn đề chung đó một cách không tự giác” [109, tr.437]
Qua việc tổng luận hơn ba chục tỏc phẩm, đầu sỏch tiờu biểu có liên quan đến sưu tầm, nghiờn cứu tục ngữ, ca dao, dõn ca Việt Nam và đạo đức trờn đõy cho thấy: vấn đề triết lý đạo đức trong kho tàng tục ngữ, ca dao, dõn ca Việt Nam cũn là một khoảng trống, chưa được tập trung bàn luận
Vỡ thế, người viết cụng trỡnh này đó dành nhiều thời gian, cụng sức để tỡm hiểu vấn đề triết lý núi trờn nhằm gúp phần: hiện thực húa chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về kế thừa, phỏt huy cỏc giỏ trị tinh thần, đạo đức, thẩm mỹ, cỏc di sản văn húa, nghệ thuật của dõn tộc, và, bổ tỳc chỗ khiếm khuyết trong đời sống lý luận của chỳng ta lỳc này
Trang 23Chương 2 giá trị đạo đức vμ thói đời
Một đặc điểm của đạo đức xã hội và của phạm trù đạo đức học có tính phân cực rõ ràng (thí dụ: thiện và ác, hạnh phúc và bất hạnh,v.v.) Vì thế sau chương 1 trình bày mấy vấn đề chung, đến chương 2 này, tác giả luận án bàn những nội dung, vấn đề đạo đức đối lập nhau trong tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam là giá trị đạo đức và thói đời
2.1 Khẳng định giá trị đạo đức
Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, đó là những mệnh đề, câu thơ, khúc hát ngắn gọn, súc tích, phản ánh một cách chân thật cuộc sống xã hội chủ yếu theo lối bình dân và có nhiều hình ảnh, màu sắc, âm hưởng để lại ấn tượng khó quên trong tâm trí người đọc Đó là ưu thế của kho tàng dân gian nói trên Chính vỡ vậy cha ông chúng ta đã có ý thức dùng loại hình sáng tác đó để tôn vinh và giáo dục đạo đức cho cộng đồng
2.1.1 Đạo đức, một giá trị được tôn vinh
Trong kho tàng tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam có nhiều câu cách ngôn, đoạn hoặc bài thơ, khúc hát trữ tình chứng tỏ các tác giả của nó đã trăn
trở, tư duy sâu sắc về đạo đức của con người, một giá trị cần được tôn vinh
Có thể luận chứng được rằng tác giả của kho tàng này đã nhiều lần nhấn
mạnh phẩm chất đạo đức là một giá trị thuộc về bản chất của con người phải
chú ý coi trọng trên hết, trước tiên so với các giá trị khác (như: việc hôn nhân; sinh con trai hoặc gái; sự giàu có về tiền tài vật chất; v.v.) của mỗi cá nhân
Từ truyền thống, cũng như hiện tại, và dám chắc rằng, cả tương lai - một khoảng thời gian không thể là ngắn - ở Việt Nam của chúng ta đã, đang
và sẽ vẫn tồn tại trong ý thức nhiều người quan niệm trọng nam hơn nữ, thậm chí có lúc, có nơi trọng nam khinh nữ, con trai chào đời thì vui mừng nhiều hơn sinh con gái, tin cậy, yêu thương con đẻ hơn con dâu, con rể Điều này là có căn nguyên của nó, do thực tế lịch sử, thực tiễn lao động sản xuất, đấu tranh xã hội, v.v quyết định, và không hẳn là sai lầm hoàn toàn đến mức cần phải phê phán dữ dội, phủ định tuyệt đối Người viết không đặt ra mục tiêu, nhiệm vụ bàn luận vấn đề đó, mà chỉ trình bày cách hiểu cùng sự giải thích của các tác giả tục ngữ
và thơ ca dân gian Việt Nam về phẩm chất đạo đức liên quan đến các khía cạnh
Trang 24nêu trên Trong kho tàng tác phẩm này gồm nhiều câu triết luận đại loại như:
"Gái mà chi, trai mà chi, sinh ra có ngãi có nghì là hơn" [1, tr.77], "Dâu hiền hơn con gái, rể hiền hơn con trai", "Dâu hiền là báu trong nhà, khác nào như gấm thêu hoa rỡ ràng" [21, tr.260] ở đấy, rõ ràng là phẩm chất đạo đức đã
được tôn vinh, coi trọng, đặt nó vào vị trí cao nhất, trước tiên so với nhiều giá trị, nhu cầu khác của con người Những triết lý về đạo đức ấy đã tỏ ra thật sự có sức sống trong lịch sử văn học, lịch sử tư tưởng và tại đời sống xã hội Đọc, nghe chỉ một đôi lần những câu tục ngữ, ca dao như những thành ngữ, câu cách ngôn đó nhiều người sẽ có cảm giác khó quên và được cảm hoá ngay Sở dĩ tác phẩm đang khảo sát ở đây mang giá trị ấy, không chỉ là do nó được thể hiện bằng những mệnh đề có vần điệu, chữ dùng đầy hình ảnh, màu sắc, mà chủ yếu bởi nội dung tư tưởng phản ánh chính xác thực tại khách quan, đúng lối nghĩ, cách làm của đại bộ phận dõn Việt Nam
Tác giả tục ngữ và thơ ca dân gian Việt Nam đã hơn một lần tôn vinh giá trị đạo đức khi họ bàn về tình yêu nam nữ và việc hôn nhân Câu ca dao "Cây đa
cũ, bến đò xưa / Bộ hành có nghĩa, nắng mưa cũng chờ" [20, tr.78] đã khẳng
định trong tình yêu đôi lứa, phẩm chất đạo đức là yếu tố được coi trọng, đề cao
ở đây chỉ là người bình dân (khách bộ hành), chứ không phải một quan chức sang trọng, nhưng có nghĩa và lời hẹn ước nơi cây đa, bến đò của quê hương năm xưa, nên dù gặp khó khăn, trở ngại nhiều vẫn được ý trung nhõn chờ đợi Nếu theo câu ca dao trên thì đạo đức tốt không chỉ là tiêu chuẩn đầu tiên, cao nhất, mà còn là tiêu chuẩn duy nhất, là điều kiện đủ để chờ đợi đi đến hôn nhân
Một hệ câu tục ngữ, đoạn, bài ca dao trong sáng tác dân gian Việt Nam
được trích dẫn sau đây có chung chủ đề khẳng định đạo đức là giá trị được coi trọng trên hết, trước tiên trong quan hệ tình yêu, hôn nhân "Yêu vì nết, chẳng chết vì người" [1, tr.171] là một nhận xét, khái quát chứng tỏ giai đoạn nam nữ tìm hiểu, yêu nhau chủ yếu là xem xét tính tình, đạo đức, chứ không phải vì dáng hình, cùng những phẩm chất khác (xinh đẹp, giàu có, con nhà quyền thế, v.v.) của đối tượng
Bài ca dao sau vào loại không dài, có sáu câu, nhưng để lại ấn tượng sâu sắc về chữ tình, chữ hiếu, tức là về những giá trị đạo đức trong tâm trí độc giả:
"Tiếc cây mía tốt có sâu / Tiếc người lịch sự trên đầu có tang / Tang chồng thì
bỏ tang đi / Tang cha tang mẹ, ta thì tang chung / Tang cha, tang mẹ trên đầu /
Trang 25Lẽ nào em dám bán sầu mua vui" [1, tr.715] Bốn câu đầu là lời của chàng trai, xin đi đến hôn nhân và cùng chịu tang cha (hoặc mẹ) của người anh yêu Hai câu cuối là lời đáp của người con gái mang cả tang cha và mẹ trên đầu Cô
từ chối lời cầu hôn chân thành của người yêu mình để còn thực hiện chữ hiếu với bố mẹ ở đây, tác phẩm ca dao Việt Nam với nhân vật trữ tình - cô gái dịu dàng, lễ độ - đã diễn đạt có hình ảnh rằng, chữ hiếu cần thực hiện nghiêm túc
và trong thời gian tang chế ấy thì phải loại trừ đi đến hôn nhân hạnh phúc, một việc làm, nhu cầu chính đáng và có ý nghĩa lớn lao đối với mỗi con người
Không phải chỉ có thực hiện chữ hiếu với cha mẹ, mà các việc tang chế nói chung vừa mang tính lễ giáo, vừa có ý nghĩa đạo đức cũng đều được người làm tác phẩm dân gian đang khảo sát ở đây tỏ ra đặc biệt coi trọng Bài dân ca Bình Trị Thiên này là một thí dụ minh hoạ cho nhận xét đó: "Chim đa đa đậu nhánh đa đa / Mãn mùa đa nhảy qua cây khế / Em đang còn tang chế khó lắm anh ơi / Bao giờ chế mãn tang hồi / Em ra tạ từ phần mộ, khi nớ (ấy) mới trao lời
nợ duyên" [96, tr.764] Qua đây một lần nữa người đọc thấy trong tác phẩm thơ
ca dân gian, việc làm mang tính đạo đức lại được xác định, nhấn mạnh, chú ý thực hiện trọn vẹn rồi mới để tâm đến chuyện yêu đương, hôn nhân
Tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam còn phản ánh trong các hoạt động
và quan hệ xã hội thì phẩm chất đạo đức luôn được đề cao và xúc tiến trước so với bất luận giá trị, phẩm chất nào khác của con người "Ăn đời ở kiếp chi
đây, coi nhau như bát nước đầy thì hơn", "Khôn ngoan chẳng lọ thật thà",
"Tiên học lễ, hậu học văn" [1, tr.152], v.v là những câu tục ngữ nhất loạt trình bày một cách khúc chiết, sáng rõ quan niệm của nhân dân ta và các tác giả kho tàng sáng tác là đối tượng khảo sát ở đây, cho rằng đạo đức của con người là cái đáng quý trọng và trước hết phải học tập, trau dồi giá trị, phẩm chất đó
Bài dân ca "Anh đương cầm bút ngâm bài / Nhớ ơn nghĩa bạn, quên mài nghiên châu / Lời nguyền biển thẳm sông sâu / Dầu trăm năm đi nữa, không
bỏ nghĩa em đâu mà phiền" [1, tr.193] tuy ngắn (có bốn câu), nhưng đã ba lần
đề cập các khái niệm đạo đức (nhớ ơn nghĩa, không bỏ nghĩa, lời nguyền - lời cam kết, tự hứa, quyết thực hiện một điều gì đó) Rõ ràng là ở đây, đạo đức
Trang 26của con người là một giá trị được lưu tâm, coi trọng và không dễ bị lãng quên bởi công việc và thời gian
Nhân nghĩa, đạo đức không chỉ được quan tâm, đề cao trong quan hệ tình yêu nam nữ, lứa đôi Ngay cả trong quan hệ, cuộc sống gia đình, vợ chồng, phẩm chất đó cũng được coi trọng Câu tục ngữ Việt Nam "Tôi tớ xét công, vợ chồng xét nhân nghĩa" [1, tr.153] đã như một lời nhắc nhở bao lớp người, nhất là thế hệ trẻ của chúng ta trong quá khứ cũng như hiện tại và mai sau phải chi trả đúng mức cho công sức của cỏc anh, chị, hoặc ụng bà giúp việc, còn với vợ hoặc chồng thì lại khác, phải coi trọng nhân nghĩa, tình thương yêu của mỡnh đã dâng tặng cho bạn đời Nếu vợ chồng ai đó mà cứ cân
đo, đong đếm về tiền của vật chất, ít hoặc không biết quý trọng, nâng niu, giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức của mỗi người dành cho nhau thì sẽ có nguy cơ đổ vỡ cái mà lẽ ra không đáng đổ vỡ và cần được xây đắp
Sơ bộ như trên cũng đã thấy, đạo đức của con người là một giá trị được tôn vinh trong tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam Vì sao phẩm chất đó lại
được khẳng định, đề cao trong kho tàng sáng tác dân gian nói trên đến mức như vậy? Có cả một hệ câu tục ngữ, ca dao Việt Nam giúp người nghiên cứu cùng tất cả những ai có sự quan tâm suy nghĩ và trả lời câu hỏi được đặt ra ở trên "Có đức, mặc sức mà ăn", "Có phúc thì có phận", "Những người đức hạnh thuận hoà, đi đâu cũng được người ta tôn sùng", "Những người hiếu đễ trung trinh, vẻ vang tiên tổ thơm danh họ hàng", "ở hiền gặp lành", "ở hiền thì lại gặp lành, những người nhân đức trời dành phần cho" [1, tr.49, 50, 123, 129] Đấy là những câu tục ngữ, ca dao, nhận xét, khái quát từ thực tế đời sống mang tính trực quan cảm tính và khá chân xác chứ không phải là võ
đoán, phi lý Xin lưu ý: một trong những câu vừa dẫn, cụ thể là câu "ở hiền thì lại gặp lành, những người nhân đức trời dành phần cho", mới nghe, đọc nhanh thì tưởng chừng như là giáo lý của đạo Phật, giống triết thuyết duy tâm, nhưng không phải thế Đấy là câu rút ra được từ tổng kết thực tiễn, và tuy nó chưa phải là một nguyên lý của quyết định luận duy vật (cho rằng tất cả các sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội đều ở trong mối quan hệ nhân quả, chịu sự tác
động và chi phối lẫn nhau), nhưng ở mức độ ít nhiều nào đó, nó có sự tương
đồng với học thuyết duy vật khoa học ấy Và do vậy, nó chỉ có hình thức thể
Trang 27hiện có vẻ như duy tâm, còn nội dung, thực chất thì lại duy vật Câu ấy quả
đúng là sự phản ánh chính xác thực tại khách quan, đồng thời lột tả ý tưởng tác giả của nó muốn hướng thiện cho con người
Sở dĩ các tác giả kho tàng tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam rất coi
trọng và tôn vinh đạo đức là vì, phẩm chất này có vai trò, tác dụng không nhỏ,
đem lại nhiều lợi ích cả về vật chất, cả về tinh thần, danh dự cho con người Theo
đây thì ăn ở có nhân đức, hiền lành, tử tế thì ai đó sẽ gặp nhiều điều tốt lành, may mắn Vẫn theo kho tàng tục ngữ Việt Nam thì đạo đức tốt của con người còn có vai trò lớn khác nữa "Đức năng thắng số" [1, tr.72] Câu tục ngữ này hàm chứa
và chuyển tải nội dung: đức hạnh của người ta có khả năng thắng được cả số mệnh, và làm thay đổi được những vụ việc trắc trở, phiền toái, bất như ý đã
đến với mình
Chính vì đạo đức có những tác dụng tích cực như trên mà nhiều tác giả kho tàng tác phẩm dân gian đang bàn luận ở đây đã có hàng loạt câu tục ngữ mang tính cách ngôn khẳng định phẩm chất đó của con người là một giá trị cần được giữ gìn Kho tàng tục ngữ Việt Nam chứa đựng khá nhiều câu triết luận về cuộc sống và cái chết, thực chất là để tôn vinh đồng thời nhắc nhở mọi người cần phải giữ gìn đạo đức Mệnh đề "Chết trong còn hơn sống đục", hoặc
"Sống đục sao bằng thác trong", "Mai cốt, bất mai danh" [1, tr.40, 137], v.v trong những cõu tục ngữ nói trên chứng tỏ tác giả của nó hết sức coi trọng, tôn vinh và giữ gìn đạo đức Bởi vì, như chính ý tưởng được diễn đạt rõ ràng qua các câu đã trích dẫn là: trong cuộc sống, con người ta cần giữ được nhân phẩm, đạo đức, nếu không thì thà chết chứ quyết không làm điều xấu xa, nhơ bẩn, thậm chí, khi không tồn tại nữa thì tiếng tăm vẫn còn lại, nên phải chú ý chỉ để cho đời sự cảm nhận hoặc bình xét, đánh giá tốt lành thôi
Thuộc chủ đề cần giữ gìn đạo đức, trong tục ngữ Việt Nam còn có nhiều tác phẩm khác, chẳng hạn: "Đường mòn ân nghĩa không mòn", "Ăn một miếng, tiếng một đời" [1, tr.74, 23], v.v Những câu mang tính cách ngôn này
có tác dụng nhắc nhở, cảnh báo người đời rằng, đạo đức là phẩm chất cần
được giữ gìn, không thể đánh mất hoặc làm cho nó phai mờ đi, cần tránh vì một lợi ích nhỏ mọn mà làm tổn hại đến danh dự của mình, v.v
Những điều đã bàn tựu trung chỉ cốt luận chứng trong kho tàng tục ngữ
và thơ ca dân gian Việt Nam, đạo đức là một giá trị của con người được đặc
Trang 28biệt coi trọng, bởi ý nghĩa, tác dụng rất lớn của nó, và vì thế, chúng ta cần chăm lo để phẩm chất quý báu đó không bị mất mát, tổn thất
Các tác giả tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam còn tôn vinh đạo đức
thông qua việc nhấn mạnh giá trị ấy là cơ sở xây dựng tình yêu và hôn nhân của
con người Đọc tác phẩm nói trên thì độc giả và người nghiên cứu không khó nhận ra rằng, có nhiều chàng trai, cô gái đi đến quan hệ yêu đương, hôn nhân từ cảm mến, thấy đối tượng là con người nghĩa tình, đức hạnh Không ít bài ca dao, dân ca bàn về chủ đề ấy "Tiếng đồn con gái Giồng Chanh / Nói năng chua chát khó thành nợ duyên / Tiếng đồn gái gảnh Bà Hiền / ở ăn thuần hậu ấy duyên với mình" [96, tr.1029] Bài dân ca Nam bộ này đã nói lên tâm trạng, suy tư của người con trai Theo anh thì trong tình yêu, hôn nhân, không thể thiếu phẩm chất đạo đức tốt, và vì thế chàng trai trẻ ấy đã quyết định đi đến nơi những người con gái có đức tính chân thật, ngoan, hiền để yêu thương và chọn bạn trăm năm Trong kho tàng thơ ca dân gian Việt Nam còn có nhiều nhân vật trữ tình nam thanh niên khác đã rất yêu thương, nhớ nhung, chờ mong một thiếu nữ có phẩm chất đạo đức tốt làm cho anh ta xúc động và đến mức không thể nào quên được Những câu ca dao sau đây đã diễn tả được các sắc thái tình cảm đó: "Bởi thương nên ốm, nên gầy / Cơm ăn không đặng gần đầy ba trăng / Ngó lên sao mọc như giăng / Thấy em có nghĩa mấy trăng cũng chờ", "Chim quyên xuống đất tha mồi / Tôi xa người nghĩa đứng ngồi không yên", "Cây oằn vì bởi tại hoa / Thương em vì bởi nết na, nghĩa tình / Thương em thương dạng, thương hình / Thương lời ăn tiếng nói nhiệt tình không đãi buôi", "Yêu cây vì nỗi lắm hoa / Yêu em vì nỗi nết na trăm chiều" [1, tr.233, 263, 292, 784]
ở trên nói về đạo đức là cơ sở trọng yếu để xây dựng quan hệ yêu
đương, mong đi đến hôn nhân theo cách hiểu của những người con trai được phản ánh trong thơ ca dân gian Việt Nam Tiếp theo sẽ đề cập một khía cạnh hữu quan: suy nghĩ của những người con gái về đạo đức là cơ sở của tình yêu, hôn nhân được mô tả trong kho tàng tác phẩm dân gian đang khảo sát tại đây
Cũng như tuyệt đại đa số các chàng trai yêu quý của chúng ta, hầu hết những cô gái Việt Nam đáng thương mến đều có quan niệm, nhận thức đúng
về giá trị đạo đức trong tình yêu, hôn nhân Câu tục ngữ "Tìm nơi có đức gửi thân, tìm nơi có nhân gửi của" và những câu ca dao "Ai kêu vòi vọi bên giang
Trang 29/ Có phải đạo ngãi mời sang ăn trầu", "Chim quyên đứng tựa bụi riềng / Kiếm nơi đức hạnh trai hiền gửi thân", "Chim khôn kiếm nơi mà đậu / Gái khôn chọn nơi nhân hậu mà nhờ", "Con chim khôn kiếm nhành cây xanh nó đậu / Gái khôn kiếm trai đôn hậu làm chồng" [1, tr.153, 175, 262, 264, 325] là sự phản ánh chân thật nguyện vọng của nhiều phụ nữ trẻ Việt Nam vốn là những con người lao động chân chính, được tiếp thu sự giáo dục và chịu ảnh hưởng bởi một nền đạo đức lành mạnh Tiêu chí chọn lựa người yêu đi đến xây dựng hạnh phúc gia đình như thế của phụ nữ nước ta đã và đang được nhiều người tán thành Tin rằng, cả tương lai gần và xa, trong cơ chế thị trường, tiêu chí trên vẫn được dư luận xã hội đồng tình, vì thật ra, điều đó không chỉ mang ý nghĩa truyền thống, mà còn phù hợp với các giá trị nhân văn hiện đại
Những tác giả kho tàng tục ngữ và thơ ca dân gian Việt Nam còn triết lý
để khẳng định phẩm chất đạo đức hơn hẳn vẻ đẹp hình thức của con người
Tại Nghệ An và Hà Tĩnh cũng như ở nhiều vùng, miền khác của đất nước ta thường truyền tụng, diễn xướng, ngâm vịnh câu ca dao, dân ca: "Yêu
em không phải em giòn / Yêu em chất phác việc làm siêng năng" [1, tr.783] Trong câu này, người sáng tác dân gian dùng khái niệm giòn để chỉ hình thức bên ngoài xinh đẹp, bắt mắt và khái niệm chất phác nhằm lột tả, thể hiện đạo
đức thật thà, giản dị, tự nhiên, thêm nữa, còn khẳng định phẩm chất lao động chăm chỉ của người con gái, tác giả câu ca dao, bài dân ca nói trên đã thực hiện một phép so sánh rồi rút ra kết luận, nhận định giá trị đạo đức là đáng quý, hơn hẳn vẻ đẹp hình thức của mỗi con người cụ thể Thao tác lôgích này còn được người làm tác phẩm dân gian Việt Nam sử dụng khi viết hai câu kết cho bài thơ ngụ ngôn nói về con cáo và cái mặt nạ: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn / Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người" [15, tr.796] ở đây, ngoài thao tác so sánh, tác giả đồng thời sử dụng thủ pháp ẩn dụ, hoán dụ "Tốt gỗ" tức là đạo
đức tốt ẩn kín ở bên trong của con người; "tốt nước sơn": vẻ đẹp hình thức như
áo quần, đầu tóc hiện rõ ràng ra bên ngoài; "Xấu người": hình thức bên ngoài không được khả ái; "đẹp nết": phẩm chất đạo đức tốt; "đẹp người": hình thức bên ngoài, áo quần, trang điểm đẹp Qua đấy tác giả bình dân nhấn mạnh đạo
đức tốt là một giá trị thuộc về nội dung đáng quý và hơn nhiều so với hình thức bên ngoài đẹp của con người, và một ai đó cho dù chỉ có hình thức xấu kém nhưng đạo đức tốt thì vẫn được bình phẩm, nhận xét hơn hẳn kẻ có mã ngoài đẹp, còn đạo đức tầm thường hoặc tệ hại
Trang 30Nhiều câu tục ngữ Việt Nam khá ngắn, dưới dạng một thao tác so sánh
để rút ra kết luận phẩm chất đạo đức có giá trị hơn dáng, vẻ đẹp hình thức
"Đẹp nết hơn đẹp người", "Cái nết đánh chết cái đẹp" [1, tr.68, 34] là những câu tục ngữ minh hoạ cho nhận xét trên Đọc, phân tích, bình luận những câu này và tương tự như thế, thiết tưởng nên có sự chú ý để tránh tình trạng hiểu lầm, đánh tráo khái niệm Các tổ hợp từ đẹp người, cái đẹp chỉ là sự phản ánh
vẻ đẹp hình thức bên ngoài, chứ không phải là cái đẹp với tư cách một phạm trù trung tâm của mỹ học Cái đẹp với tư cách một phạm trù trung tâm của mỹ học là sự phản ánh, khái quát đối tượng, phạm vi rộng lớn Nó bao hàm cả yếu tố, phẩm chất tinh thần, đạo đức, v.v Vì thế, khi giá trị tinh thần chứa
đựng nhiều trong cái đẹp thì phạm trù mỹ học này thường được gọi tên là cái cao cả, và lúc phẩm chất đạo đức chiếm phần lớn trong cái đẹp thì cái đẹp
ấy trở thành cái cao thượng Khi cái đẹp là khái niệm với tư cách một phạm trù
mỹ học và chỉ con người cụ thể thì nó đã bao hàm phẩm chất đạo đức tốt, bởi vậy, không có con người đẹp mà lại có đạo đức kém hoặc xấu Các khái niệm người đẹp, cái đẹp trong những câu tục ngữ nói trên, như đã nói, chỉ là vẻ đẹp hình thức bên ngoài Vì thế, trong tương quan, so sánh với nết, cái nết là phẩm chất đạo đức của con người thì tác giả dân gian thiên về cái nết, khẳng định cái nết hơn, thắng cái vẻ đẹp hình thức bên ngoài Hai chữ "đánh chết" trong câu tục ngữ đã dẫn chỉ mang ý nghĩa hẹp và cụ thể như vậy Ai đó thắc mắc, đặt câu hỏi "Cái đẹp có tội lỗi gì mà bị đánh chết ? !", rõ ràng là hiểu sai tư tưởng, quan
điểm của các tác giả tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam, đã lầm lẫn, đánh tráo khái niệm có nội dung, giới hạn hẹp với khái niệm có nội dung, phạm vi khái quát rộng lớn hơn Hiểu sai như thế là do nhận thức chưa đúng Hệ quả của tình trạng này là người ta đọc mấy câu tục ngữ nói trên hoặc tương tự như thế vốn là những châm ngôn nổi tiếng nhưng lại cảm nhận được đó là các mệnh đề khẳng
định phi lý Trong đời sống xã hội vốn phong phú, sinh động và cũng rất phức tạp, đã có hiện tượng không học tập để hiểu đúng rồi tiếp thu, kế thừa và phát huy, mà còn phê phán, chỉ trích một cách vô lối những di sản tư tưởng đáng trân trọng của dân tộc
Tìm hiểu tục ngữ và thơ ca dân gian Việt Nam tác giả nghiên cứu lĩnh hội
được nhiều câu triết luận trong kho tàng sáng tác rất có giá trị này hàm chứa nội
dung, tư tưởng tôn vinh đạo đức của con người cao quý hơn tiền bạc, vật chất
Trang 31Trong đời sống xã hội nói chung, về chủ đề nêu trên, nhân dân ta quan niệm và được tác giả tục ngữ Việt Nam ghi nhận: "Tiền là gạch, ngãi là vàng", "Tốt danh hơn lành áo", "Chữ trinh đáng giá ngàn vàng" [1, tr.152,
153, 46], v.v Mấy tác phẩm tục ngữ Việt Nam này đã chuyển tải đến người
đọc thông tin: những vấn đề thuộc phạm trù đạo đức có giá trị nhiều và gấp bội so với tiền của vật chất Hình thức diễn đạt ngắn gọn, sáng rõ của những câu trên, có thể nói, đã giúp người đọc nhận biết được nhanh và chính xác thực chất tư tưởng, nội dung của tác phẩm Bàn về chủ đề này còn có nhiều câu tục ngữ khác, chẳng hạn, hai câu sau đây tuy không phức tạp về nội dung cần chuyển tải và không cầu kỳ về hình thức thể hiện, nhưng người đọc và nghiên cứu phải có sự chú ý khi tiếp cận chúng: "Bần thanh hơn phú trọc",
" nghèo mà quân tử hơn giàu tiểu nhân" [1, tr.29, 69] Hai khái niệm thanh
và quân tử ở đây thể hiện phẩm chất, giá trị đạo đức và được đánh giá, khẳng
định là hơn sự giàu có của những hạng người sống nhơ bẩn ("phú trọc"), hơn
sự giàu có của những kẻ có đầu óc, bụng dạ hẹp hòi, nhỏ nhen, ti tiện ("tiểu nhân") Những câu tục ngữ, mệnh đề trên cũng như hầu hết số lượng tục ngữ Việt Nam đều rất ngắn gọn nhưng diễn đạt được trọn vẹn và sáng rõ một ý tưởng, nội dung Tiếp cận, bình phẩm những câu triết luận đó nên có sự tinh
tế để không bỏ sót, dẫn đến cách hiểu phiến diện, thậm chí sai lầm Cha ông
ta và tác giả tục ngữ Việt Nam tôn vinh, đề cao gần như đến mức tuyệt đối hoá phẩm chất đạo đức trong mối tương quan với sự giàu có của bọn người
đã vô tình hoặc là có ý thức đánh mất nhân phẩm của mình, và vì thế, bao hàm thái độ hạ thấp, phỉ báng sự giàu có bằng cách làm bất chính, giẫm đạp lên các giá trị đạo đức chứ không phải là phủ định sự giàu nói chung, càng không phải là phủ định thực tế nhiều tiền của bằng cách làm chính đáng Nội dung cũng như tinh thần đích thực của những câu tục ngữ đã dẫn so sánh phẩm chất đạo đức với sự giàu có là như thế Giới nghiên cứu cần chú ý để tiếp cận và giải trình kho tàng tác phẩm dân gian mang nhiều ý nghĩa (triết học, văn học, kinh tế học, xã hội học, chính trị học, v.v.) đúng với nguyên bản của nó
Nhân bàn về tình yêu, hôn nhân, tác giả tục ngữ và thơ ca dân gian Việt Nam cũng trình bày nhiều triết lý khẳng định đạo đức của con người là một giá trị cao quý hơn tiền bạc, vật chất
Trang 32Lịch sử đã chứng minh và thế giới từng chứng kiến dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam vốn giàu lòng nhân đạo, trọng nghĩa tình Nhiều nam thanh niên và thiếu nữ của chúng ta cũng mang phẩm chất đạo đức trên là lẽ
đương nhiên và tất yếu Họ chứng tỏ điều đó trên không ít phương diện và mối quan hệ xã hội Trong tình yêu hôn nhân, họ coi trọng, tôn vinh giá trị
đạo đức hơn hẳn của cải vật chất Câu dân ca "Tình thương quán cũng như nhà / Lều tranh có nghĩa hơn toà ngói xây" [96, tr.855] được hát khá nhiều tại Bình Trị Thiên và Nam Trung bộ cùng với hàng loạt câu, bài ca dao, dân ca khác Câu sau đây, được ngâm vịnh ở nhiều vùng, miền đã minh chứng cho nhận xét trên là chính xác: "Chẳng qua duyên nợ trời sanh / Tham vì nhân ngãi, chớ lợi danh chẳng màng" [1, tr.334] Đó là tâm trạng, quan niệm chung của cả nam và nữ tuổi trẻ Việt Nam tỏ ra chỉ nhấn mạnh, coi trọng phẩm chất
đạo đức chứ không hề mơ ước, cầu mong tiền của và những giá trị khác ở người yêu của mình
Quan tâm nhiều và quý trọng phẩm chất đạo đức ở người yêu, thương người yêu có nghĩa bất kể ý trung nhân của mình còn nghèo khó, đó là tình cảm
đẹp, nhưng vì thế mà không một chút nghĩ tới lợi ích vật chất cùng các nhu cầu khác của con người thì chưa hẳn đã đúng nếu như không muốn nói là sai lầm
đến cực đoan Mỗi cá nhân đều muốn người yêu có phẩm chất đạo đức đến mức
lý tưởng, đồng thời còn cầu mong, thậm chí là kỳ vọng ở người yêu của mình
có nhiều tiền bạc, giàu sang, phú quý một cách chính đáng Trăn trở, suy nghĩ
về vấn đề đang bàn, tin rằng có nhiều người trong giới nghiên cứu cùng chung nhận xét: câu "Tham vì nhân ngãi, chớ lợi danh chẳng màng" phải ghi nhận là rất đạt về mặt hình thức nghệ thuật, nhịp điệu, âm hưởng, nhưng xét nội dung thì thấy nó ngoài khía cạnh đáng ghi nhận là đề cao (cho dù có phần thái quá,
đến mức tuyệt đối hoá) giá trị đạo đức trong tình yêu, còn mang yếu tố phi lý, rất xa lạ với cuộc sống đời thường Trên đời này, từ trước đến nay, cũng như từ bây giờ về sau đã và sẽ không có một con người hiện thực, bình thường nào lại chỉ chú ý đến giá trị, phẩm chất đạo đức, "chẳng màng" tức là không nghĩ tới, không có nhu cầu về vật chất và các yếu tố tinh thần khác
Trở lên bàn sơ bộ mấy triết lý trong tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam phản ánh quan niệm chung của cả nam nữ thanh niên tôn vinh, khẳng định phẩm chất đạo đức của con người cao quý hơn tiền bạc, vật chất Tiếp theo sẽ
đề cập tư tưởng, tình cảm riêng của mỗi giới trẻ nước ta về giá trị nói trên
Trang 33"Chả tham mẫu cả ruộng liền / Tham vì cái nết, cái duyên anh đồ" [96, tr.135] là câu ca dao diễn tả một cách có hình ảnh và màu sắc tâm lý, tình cảm của thiếu nữ không cầu mong đến mức thái quá về vật chất, ngược lại, ham muốn rất nhiều về phẩm chất đạo đức ở người yêu của mình Cô gái trong tác phẩm đã dẫn, không ham muốn quá đáng, chứ không phải là loại bỏ nhu cầu về vật chất của người yêu dành cho mình Nhưng, nhân vật trữ tình ấy tỏ ra hài lòng và có nhu cầu cao, đến mức lý tưởng hoá, về cái nết (đạo đức) của người yêu Đó là những nhu cầu mang tính hiện thực của con người nói chung, của phụ nữ nói riêng Kho tàng tác phẩm dân gian
được khảo sát ở đây đã phản ánh điều đó bằng những câu triết luận về đạo
đức để lại ấn tượng sâu sắc nơi tâm trí độc giả Vợ chồng gắn bó, thương yêu nhau cho đến trọn đời và hết sức chú ý để không mất đi danh dự, đó cũng là nguyện ước của tuyệt đại bộ phận phụ nữ Việt Nam Tác giả bài dân ca Bình Trị Thiên sau đây thể hiện thực tế đó cũng bằng những câu triết luận về coi trọng đạo đức hơn sự giàu sang phú quý khiến cho người đọc và nghiên cứu rất khó có thể quên được: "Dòng nước sông Hương con đường thương mãi / Xuôi về tứ hải bá nghệ sanh nhai / Em không tham nơi phú quý sang đài / Tham anh có lòng chung thuỷ, dù có đói khó cơ nài cũng trọng danh" [96, tr.755]
Hầu hết các chàng trai trẻ và thiếu nữ Việt Nam tỏ ra rất coi trọng phẩm chất đạo đức ở người yêu của mình hơn tiền tài, vật chất Kho tàng ca dao do những người bình dân của chúng ta sáng tạo nên đã nhiều lần ghi nhận điều đó:
"Anh thương em không phải thương bạc với tiền / Mà thương người nhân hậu, lưu truyền kiếp sau", "Qua không ham rộng ruộng lớn vườn / Ham vì nhân ngãi cang thường mà thôi" [1, tr.622], "Giàu bên cửa ngõ không màng / Khó mà có nghĩa băng ngàn tìm đi" [96, tr.832] Rõ ràng là cả ở đây nữa, độc giả nói chung, người nghiên cứu nói riêng cũng được cảm hoá, hấp dẫn bởi một hệ câu triết luận của các tác giả ca dao, dân ca Việt Nam tôn vinh đạo đức khi đề cập vấn đề tình yêu đôi lứa
Những điều trình bày trên đây chứng tỏ không ít tác giả trong kho tàng tục ngữ và thơ ca dân gian Việt Nam đã tôn vinh đạo đức của con người một cách khá thuyết phuc, thông qua nhiều phương thức: luận chứng đạo đức là giá trị được chú ý, coi trọng trên hết, trước tiên; nhấn mạnh đạo đức là cơ sở của
Trang 34tình yêu, hôn nhân; nhận xét, kết luận giá trị đạo đức hơn hẳn vẻ đẹp hình thức; phân tích, khẳng định đạo đức của con người cao quý hơn tiền bạc, vật chất
2.1.2 Đạo đức, một giá trị cần quan tâm giáo dục
Tiếp cận kho tàng tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam thì một điều dễ nhận thấy là tác giả của di sản mang nhiều ý nghĩa này đã có quan niệm và nhấn mạnh
đạo đức, đặc trưng bản chất của con người cần được quan tâm giáo dục
Nhiều câu tục ngữ sau đây vừa là sự phản ánh thực tế đời sống, vừa là
sự giáo dục con người đức tính khiêm tốn "Bảy mươi chưa đui chưa què, chớ
khoe rằng tốt" [1, tr.28] Câu triết luận nhân sinh này khiến tất cả những ai có suy nghĩ về cuộc sống đều phải lưu tâm Cho đến nay, xét trên phạm vi toàn thế giới, chứ không phải là của riêng một quốc gia, dân tộc nào thì thấy người
ở tuổi bảy mươi đã vào hạng, bậc sống lâu, từng trải Câu "Nhân sinh thất thập
cổ lai hy", nghĩa là "Người thọ bảy mươi xưa nay hiếm" của Đỗ Phủ, nhà thơ nổi tiếng sống và trước tác vào đời nhà Đường, Trung Quốc, tỏ ra có giá trị trường cửu bởi nó phản ánh đúng, chính xác thực tại khách quan Dân tộc ta
có truyền thống tôn trọng những vị cao tuổi là do lớp người già ấy có nhiều thời gian cống hiến, đóng góp cho cuộc đời, cho xã hội và không ít kinh nghiệm, kiến thức được tích luỹ qua bao tháng, năm Nhận xét ấy tuyệt đối không hề mâu thuẫn, loại trừ ý kiến này: những ai đó cho dù sống thọ, già cả, thêm nữa, có dáng vẻ bệ vệ, oai phong nhưng sự thật lại là vật cản của sự phát triển xã hội, có đầu óc tính toán nhỏ mọn, thiếu quá nhiều nhân cách, có hành
vi phản con người, vô đạo đức, v.v thì nhân dân ta ngoài thái độ xem thường, khinh bỉ, sẽ không còn một sự đáng kính nào dành cho họ Trở lại câu tục ngữ trong kho tàng tác phẩm dân gian đã dẫn ở trên ("Bảy mươi ") Ghi nhận thực
tế và triết lý về điều đó, người làm tục ngữ muốn khẳng định và giáo dục đức khiêm tốn cho các thế hệ hiện tại và tương lai của dân tộc ta Nội dung câu triết luận này khuyên, chỉ giáo con người không nên chủ quan, tự mãn, tự
đánh giá cao về mình, mà luôn phải thận trọng, khiêm tốn Những câu tục ngữ, chẳng hạn "Ông bảy mươi học ông bảy mốt", thí dụ khác "Học thầy không tày học bạn" [1, tr.128, 85], cùng chủ đề với câu trên, song chuyển tải một nội dung mới Qua ít tác phẩm tục ngữ đó, độc giả thấy dân tộc ta vốn có đức khiêm tốn, đúng mức và đáng quý biết bao Những vị cao niên
Trang 35người Việt Nam vẫn cảm thấy kiến thức của mình thiếu hụt, cần được bổ túc bằng phương thức học tập: người trẻ hơn (bảy mươi) học người già hơn (bảy mốt), người già học người cao tuổi hơn Lớp trẻ nói riêng, dân ta nói chung đã nhận ra rằng, cần phải học tập không chỉ bằng một con đường, một phương thức Đồng môn, đồng tuổi học thầy và còn không quên học tập lẫn nhau nữa Câu tục ngữ "Con hơn cha là nhà có phúc" [1, tr.53] ngoài
sự khái quát, diễn tả niềm vui, tự hào của bậc cha ông về sự thành đạt, tiến
bộ của con cháu trong gia đình, dòng họ còn hàm ý người lớn tuổi và người già nói chung phải có sự khiên tốn, nên học tập cả thế hệ trẻ "Hậu sinh khả uý" [1, tr.84] là mệnh đề chứng tỏ tác giả tục ngữ Việt Nam cũng như cha
ông ta rất quý trọng, khâm phục lớp trẻ khi thấy họ đã phát lộ tài năng Tính khách quan của sự thể hiện nhận xét, ý tưởng trên lại cho độc giả và người nghiên cứu rút ra được kết luận không hề võ đoán như sau: những bậc cha ông của dân tộc ta không chỉ ngợi ca, mà còn biết học tập ở lớp trẻ, lớp cháu con của mình Như vậy, thông qua những nhận xét khái quát, mô tả về việc học tập lẫn nhau (người già học người già hơn, già học trẻ, trẻ học thầy
và còn học chúng bạn,v.v.) của những lớp người Việt Nam trong lịch sử, tác giả tục ngữ Việt Nam đã rất có ý thức giáo dục đức tính khiêm tốn cho các thế
hệ hiện tại và tương lai của chúng ta
Vẫn với mục đích giáo dục cho con người đức tính khiêm tốn, các tác giả tục ngữ Việt Nam còn diễn đạt triết lý của mình bằng nhiều câu triết luận:
"Vắng sao hôm có sao mai", "Vắng trăng có sao, vắng đào có lý" [1, tr.164], v.v Những câu tục ngữ này mang nhiều ý nghĩa, nhưng ở đây chỉ xét về giá trị của nó đã cảnh báo, giáo dục con người cần phải nhận thức được đúng vị trí, tác dụng của mình đến mức độ như thế nào trong xã hội, trước tập thể Mỗi con người cụ thể là nhỏ bé và đều có thể được thay bằng nhân vật khác, bởi vậy phải khiêm tốn, không ngộ nhận về vai trò quan trọng của mình Trong cuộc sống đời thường, nhiều người cứ tỏ ra có sự khác biệt, tự huyễn hoặc, cho mình là tài, giỏi, ai đó phải cần đến mình, vắng mình thì ở một nơi nào đấy sẽ thiếu hụt, mất mát, tổn thất lớn đến mức không thể bù
đắp được Có người lầm tưởng rằng chỉ anh (hoặc chị) ta mới làm được chức thủ trưởng cơ quan Khá nhiều nhân vật ngỡ rằng cơ quan sẽ khó khăn
Trang 36lắm trong việc tìm kiếm người làm thay công việc mà họ đang gánh vác khi
họ được cấp dưới đề nghị, cấp trên nhấc lên chức vụ cao hơn, vì thế phải thuyên chuyển công tác Không ít người am hiểu về vấn đề tôn giáo, về vấn
đề dân chủ, về khoa học chính trị đến mức còn quá hạn chế, cụ thể là chưa
có một sản phẩm nghiên cứu nào được xã hội hoá - đăng tạp chí, hoặc đăng tuần báo, hoặc đăng nhật báo -, thế mà cứ phán xét chẳng có sức thuyết phục, lý lẽ gì đối với nhiều tác phẩm nghiên cứu có tầm cỡ về tôn giáo, về dân chủ nói riêng, về khoa học chính trị nói chung Họ thiếu khiêm tốn học hỏi thêm trong sách báo, ở thầy, bạn, đồng nghiệp để bổ túc kiến thức, mà chỉ bằng chút ít hiểu biết đã học được qua trường lớp, rồi phê phán, phủ
định giáo sư này, tác giả nghiên cứu kia một cách vô tội vạ Ngộ nhận về khả năng tàng ẩn trong con người mình và thiếu một đức tính khiêm tốn như vậy, ai đó tất sẽ có hy vọng lớn Hy vọng ấy không trên cơ sở hiện thực thì sớm muộn sẽ nhận ra vô vọng và tan vỡ là lẽ đương nhiên Mong rằng, những người chưa nhận thức được chính xác về vai trò quan trọng của mình hãy đọc và cảm nhận không sai những câu tục ngữ đã dẫn ở trên để may chăng biết tự kiểm, thấy mình là người chẳng mấy giá trị, phải khiêm tốn học hỏi thêm và thận trọng hơn trong việc nhận xét, phê phán cũng như
đúng mức trong công tác và quan hệ xã hội
Tại kho tàng tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam có nhiều câu mang nội
dung, ý nghĩa giáo dục về tinh thần, tấm lòng và hành động vị tha cho các
thành viên trong xã hội
Một biểu hiện của tinh thần, tấm lòng vị tha ấy là cứu giúp người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn Có cả một hệ câu tục ngữ Việt Nam về vấn đề này đã làm lay động nơi tâm hồn tất cả những độc giả có lương tri: "Cứu nhất nhân đắc vạn phúc", "Cứu được một người, phúc đẳng hà sa", "Dẫu xây chín bậc phù đồ, không bằng làm phúc cứu cho một người" [1, tr.60, 62] Hai câu
đầu chỉ khẳng định mà không chứng minh, và thực chất, đó là sự mô phỏng giáo lý của đạo Phật, nhưng dẫu sao, vẫn mang giá trị kêu gọi, tác động về mặt tinh thần, đạo đức tới người lãnh hội Câu cuối (thứ ba) là sự diễn giải ngắn gọn nhưng sáng rõ ý tưởng của người làm tục ngữ Việt Nam Tác giả thể hiện một cách có sức thuyết phục: xây chín bậc tháp thờ Phật (phù đồ) rất công phu hết nhiều tiền của là việc làm tôn nghiêm, đáp ứng nhu cầu tâm linh
Trang 37của đông đảo Phật tử, nhưng nó có phần xa rời cuộc đời, không thiết thực bằng cứu một con người cụ thể lúc gặp nguy khốn Và vẫn theo đây thì hành
động vị tha, giúp những cá nhân tồn tại hiện thực trên trần gian này trong hoàn cảnh khó khăn sẽ mang ý nghĩa rất lớn, hơn cả việc tạo lập nơi thờ Phật Cho nên, có thể nói, giáo dục tinh thần, tấm lòng và hành động vị tha, người làm tác phẩm nói trên đã khẳng định giá trị đạo đức, tinh thần cao quý của con người Đây cũng chính là một trong những khía cạnh cốt tử làm nên sức sống của tục ngữ Việt Nam
Một biểu hiện khác nữa chứng tỏ tác giả tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam quan tâm giáo dục tấm lòng và hành động vị tha là kêu gọi, làm thức dậy tình yêu thương của những con người cùng nguồn cội Có không ít câu tục ngữ, bài ca dao khi nó được đọc lên đã làm xúc động và cảm hoá tương đối nhiều người Tác phẩm tục ngữ sau đây mang tính chất ngụ ngôn, nói về loài vật để kêu gọi con người hãy yêu thương, không tranh giành với những ai sinh
ra từ một nguồn cội với mình: "Khôn ngoan đá đáp người ngoài, gà cùng một
mẹ chớ hoài đá nhau" [1, tr.90] Bài ca dao "Nhiễu điều phủ lấy giá gương / Người trong một nước phải thương nhau cùng / Bầu ơi thương lấy bí cùng / Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn" [45, tr.80] đã diễn đạt một cách
có hình ảnh và màu sắc về tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của những người có chung Tổ quốc, quê hương Nhiễu điều là thứ vải tơ, mặt nổi cát, màu đỏ hồng được phủ lên gương lồng trong khung đặt trên bàn thờ trang trọng Nhiễu điều che bụi bặm cho gương được trong Gương trong sáng làm cho nhiễu hồng thêm rực rỡ Gương đặt trên giá Gương thêm đẹp nhờ giá đỡ và nhiễu phủ Giá gương và nhiễu điều tạo nên hình ảnh đẹp, màu sắc tươi sáng, trong và gắn bó chặt chẽ, nương tựa vào nhau, bảo vệ cho nhau, cùng làm tăng vẻ
đẹp và giá trị của mỗi cái tại nơi thờ phụng mang nhiều ý nghĩa đạo đức Miêu tả nhiễu điều phủ trên gương lồng trong giá như thế, tác giả bài dân ca liên tưởng, nhắc nhở, kêu gọi những người trong cùng một nước, từ cùng một gốc
mà ra thì phải thương yêu, đùm bọc nhau, tạo nên sự cố kết bền chặt Viết câu cuối bài ca dao trên ("Bầu ơi thương lấy bí cùng / Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"), một lần nữa, tác giả tỏ ra chú trọng giáo dục tấm lòng, ý thức vị tha trong những con người cùng chung một gốc Bằng thủ pháp hoán
dụ ("Bầu" thay cho một con người này, "bí" chỉ một cá nhân khác nào đó) tác
Trang 38giả giáo dục, kêu gọi tinh thần, tấm lòng và hành động vị tha của các thành viên trong xã hội, bởi vì, như lập luận tại kho tàng ca dao, dân ca: bầu, bí tuy khác nhau nhưng đều có chung nguồn gốc ("một giàn")
Còn có thể tìm thấy trong kho tàng tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam những câu triết luận nhằm giáo dục tinh thần, tấm lòng và hành động vì sự nghiệp chung của con người: "Trong vũ trụ nam nhi là phận sự / Đứng làm giai nẩy chí kinh luân / Trên vì nước dưới vì dân / Nên nỗi phải xuất thân mà gánh vác / Có sự nghiệp đứng cùng đất nước / Không công danh nát với cỏ cây" [96, tr.338] Tác phẩm này nhấn mạnh trách nhiệm, nghĩa vụ, lý tưởng chính trị xã hội của các chàng trai trẻ Theo khúc hát dân ca ấy, những nam thanh niên của chúng ta phải tham gia hoạt động chính trị, đảm nhiệm những công việc trọng
đại vì dân, vì nước, vì sự nghiệp chung để không phải hổ thẹn bởi không hoàn thành được nhiệm vụ có ý nghĩa lớn Đến đây nhiều người có sự liên tưởng với
đoạn độc thoại nội tâm của Paven Carsaghin, nhân vật chính diện trung tâm trong tiểu thuyết lừng danh của nhà văn cộng sản người Nga Nhicôlai
Ôxtơrốpxki: cái cao quý nhất của con người là cuộc sống, mỗi người chỉ sống
có một lần, vì thế ta phải sống sao để không cảm thấy hoài phí, hổ thẹn, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể tự hào rằng đã cống hiến tất cả trí tuệ và sức lực, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người Đoạn độc thoại rất nổi tiếng ấy và những câu dân ca triết lý về tinh thần, hành động vị tha, vì sự nghiệp chung đã dẫn và bàn luận ở trên khá giống nhau cả về nội dung, ý nghĩa, cả về
âm hưởng và có sức truyền cảm lạ kỳ
Phẩm chất chân thật, nghĩa tình, chung thuỷ được các tác giả tục ngữ,
thơ ca dân gian Việt Nam rất chú ý, quan tâm giáo dục
Tại kho tàng sáng tác nói trên có khá nhiều câu tục ngữ, ca dao, dân ca mang nội dung giáo dục phẩm chất chân thật cho con người trong lao động cũng như ở đời sống xã hội nói chung: "Ăn mặn nói ngay, hơn ăn chay nói dối", "Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành", "Tu thân rồi mới tề gia, lòng ngay nói thật gian tà mặc ai", "Của phi nghĩa có giàu đâu / ở cho ngay thật, giàu sau mới bền" [1, tr.23, 161, 732], v.v Đó là những triết lý về giáo dục cách nói, ăn ở sao cho chân thật của con người được phản ánh, khái quát trong khối lượng tác phẩm tục ngữ, ca dao Việt Nam Sáng tác dân gian của dân tộc chứa
đựng nhiều bài hát mang nội dung, ý nghĩa giáo dục giống như hệ câu tục ngữ
Trang 39trên đây "Chúng tôi chẻ nứa đan dần / Nói thật người gần, nói dối người xa" [96, tr.135] là câu dân ca khẳng định giá trị, phẩm chất chân thật và phủ định cách nói sai sự thật, dối trá ra đời từ nhận xét, đúc kết trong lao động và cuộc sống xã hội Trong câu dân ca Thanh Hoá này "Đã thề phải giữ lời thề / Đừng như con khách tứ bề hót vang" [96, tr.584] thì phần đầu là lời nhắc nhở, giáo dục con người phải chú ý, chân thật trong nói năng, thề nguyền; còn phần sau là sự cảnh báo, ngăn chặn mỗi cá nhân đừng quên lời thề để rồi muốn nói đông, tây, nam, bắc như thế nào cũng được Suy ngẫm những triết lý dân gian trên về giáo dục con người cần phải nói năng, phát ngôn chân thật
và có trách nhiệm với câu đã phát ngôn, điều đã thề, lời đã hứa, chúng ta thấy, nói thật được nhiều người đồng cảm, còn nếu dễ quên đi những gì mình đã thề thốt và tha hồ nói năng tuỳ tiện, xuyên tạc sự thật thì dễ đánh mất đi niềm tin từ quần chúng
Nhiều tác giả ca dao, dân ca Việt Nam đã có ý thức nhấn mạnh, giáo dục phẩm chất chân thật trong quan hệ tình yêu nam nữ Theo họ, cả hai giới trẻ đều phải thẳng thắn, không được giả tạo trong quan hệ tình yêu đôi lứa Câu ca dao "Anh thương em, nói thiệt em nhờ / Anh đừng nói gạt, em chờ hết duyên" [1, tr.181] là lời của một cô gái cầu mong và đòi hỏi ở người yêu của mình không phải tiền của nhiều, địa vị cao sang, mà là sự chân thật cùng với việc loại bỏ cái đối lập với đức tính quý báu đó Bài dân ca sau đây được hát nhiều ở xứ Nghệ, Nam Trung bộ và Bình Trị Thiên: "Đã thương thì thương cho chắc / Đã trục trặc thì trục trặc cho luôn / Đừng như con thỏ đứng đầu truông / Khi vui thì giỡn bóng khi buồn thì bỏ đi" [96, tr.685] Nó đã để lại ấn tượng sâu sắc về cả ý và lời trong tâm trí độc giả, người nghe Tại đấy diễn đạt rất rõ ý tưởng, nội dung: phải chân thật, thẳng thắn trong quan hệ tình yêu nam nữ Không chỉ phái đẹp có thiên chức làm vợ, làm mẹ, lo cho chồng con, thương chồng con mới đòi hỏi phẩm chất đang bàn luận tại đây trong tình yêu
đôi lứa, mà ngay cả những chàng trai cũng bộc lộ nhu cầu đó Nhận xét này có thể được làm sáng tỏ bằng đoạn ca dao: "Anh đây thật khó không giàu / Có lời nói trước kẻo sau phàn nàn / Khó khăn ta kiếm ta ăn / Giàu người cửa ván ngõ ngăn mặc người / Khó khăn đắp đổi lần hồi / Giàu người đã dễ đứng ngồi mà
ăn" [1, tr.214] Thông qua việc xây dựng nhân vật trữ tình nam thanh niên, tác giả bài ca dao đã mô tả một tấm gương để giáo dục con người nói chung, lớp
Trang 40trẻ nói riêng phải chân thành, nói đúng sự thật, cho dù đó là điều khốn khó, tàn nhẫn chúng ta không hằng mong muốn
Sống có nhân nghĩa là một chủ đề, một phẩm chất đạo đức được bàn luận khá nhiều lần để có tác dụng giáo dục mọi thành viên của xã hội trong các tác phẩm tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam "Thiên trường địa cửu lâu dài / Chàng về có nhớ nghĩa người hay không?" [1, tr.661] Đấy là câu ca dao có hình thức thể hiện dưới dạng câu hỏi của một cô gái, thực chất là để khẳng định, giáo dục con người cần có nhân nghĩa, tức là lòng yêu thương
và đối xử với nhau theo lẽ phải Khúc ca dao sau ghi lại lời của một chàng trai nói mình không quên tình nghĩa đồng thời nhắn gửi, nhắc nhở ý trung nhân cũng sống và hành động như thế nào để không đánh mất phẩm chất
đạo đức đó: "Gọi là gặp gỡ giữa đường / Trăm năm nhớ mãi nghĩa nường nường ơi! / Nường đừng bướm lả ong lơi / Tham phường lắm của, phụ người khó khăn" [1, tr.449] Khi làm lời bài dân ca "Chàng ơi thiếp có lỗi lầm / Xin chàng đóng cửa âm thầm dạy nhau" [96, tr.683], nghệ sĩ - tác giả bình dân không phải là vô hình trung, mà rất có ý thức khẳng định phẩm chất nghĩa tình cùng với tấm lòng độ lượng, bao dung của con người sẽ có tác dụng tích cực, cải hoá và làm cho thực tại cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn Tính giáo dục đạo đức rõ ràng là đã hàm chứa trong bài dân ca đó Cuộc sống xã hội và nhiều gia đình cho thấy, có khi chỉ vì lỗi lầm chẳng mấy hệ trọng, nhưng bởi còn thiếu, hoặc chưa chú trọng đúng mức cách sống nghĩa tình sâu nặng, nên đã dẫn đến những cuộc chia tay, sự đổ vỡ của không ít cặp vợ chồng để lại hậu quả thật khó khắc phục, thậm chí không thể lấy gì
bù đắp được trong suốt phần đời còn lại của ai đó là hiện thân của tấn bi kịch do chính mình là tác giả Nếu đã từng tai nghe, mắt thấy nhiều thực tế cuộc sống rất phũ phàng, thì chắc hẳn không một người nào sống nội tâm,
có lòng thương yêu lại không suy nghĩ và được cảm hoá bởi tính giáo dục phẩm chất đạo đức sống có tình nghĩa trong câu dân ca trên
Trong quan hệ tình yêu, hôn nhân, thì chung thuỷ là một phẩm chất đạo
đức được nhiều tác giả chú trọng bàn luận mang tính giáo dục tại kho tàng tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam
Theo những người sáng tác bình dân là đối tượng nghiên cứu ở đây thì trong tình yêu hôn nhân phải thuỷ chung, gắn bó với nhau cho trọn vẹn đến hết