1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

môn đạo đức trong công việc đạo đức kinh doanh trong marketing

13 9 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đạo đức trong Marketing được hiểu là quá trình các công ty tiếp thị hàng hóa và dịch vụ của họ bằng cách không chỉ tập trung vào sản phẩm mà còn mang lại lợi ích cho các bên liên quan đồ

Trang 1

ĐẠI HỌC DUY TÂN

MÔN ĐẠO ĐỨC TRONG CÔNG VIỆC

Đạo Đức Kinh Doanh Trong Marketing

Nguyễn Thị Thanh Hiền Lê Thanh Nghĩa

Nguyễn Văn Thành Tín

Phan Thái Thiên Thiên

Dương Cao Hải Yến

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

1.Cơ sở lý luận

1.1 Khái niệm về đạo đức kinh doanh trong marketing 1.2 Vai trò

1.3 Tác hại của việc làm phi đạo đức.

1.3.1 Làm gây ra dư luận ở hướng trái chiều 1.3.2 Mất đi những khách hàng trung thành.

1.3.3 Gây nhiều mối nguy hiểm đến tính mạng người tiêu dùng.

1.3.4 Một số doanh nghiệp bị đình chỉ kinh doanh nặng hơn có thể vào tù.

Trang 3

Lời mở đầu:

Sự tha hóa đạo đức, lối sống là vấn đề ngày càng nổi cộm trong đời sống xã hội chúng ta- điều làm mọi người không bằng lòng và thường xuyên lo ngại Các phương tiện truyền thông đã nêu lên khá nhiều biểu hiện “chưa từng có” so với trước đây ở xã hội chúng ta - về của sự xuống cấp đạo đức, với chiều hướng ngày càng gia tăng, mức độ ngày càng nghiêm trọng Thế giới ngày càng phát triển và các nước trên thế giới đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế và an sinh xã hội, đời sống của nhân dân được cải thiện đáng kể so với trước Trong nền kinh tế thị trường, mọi người đều tìm cách kiếm được nhiều tiền, điều này là chính đáng, tuy nhiên một số người đã tôn sùng đồng tiền một cách mù quáng, coi “tiền là trên hết” và tìm mọi thủ đoạn để có nhiều tiền, tạo mọi điều kiện để mặt trái của đồng tiền phát huy Khi đồng tiền lên ngôi cũng chính là lúc đạo đức xuống cấp.

Vì vậy bên cạnh việc phát triển kinh tế thì chúng ta cần tập trung vào bồi dưỡng và xây dựng đạo đức Xây dựng đạo đức mới trong tình hình hiện nay là biết khai thác mặt tích cực, đấu tranh kiên quyết loại bk mặt tiêu cực; phải chống khát vọng làm giàu bằng mọi cách, tâm l礃Ā chạy theo đồng tiền, lấy đồng tiền làm giá trị cao nhất…

Và một trong những vấn đề mà cho thấy rõ sự suy đồi đạo đức của con người hiện nay đó là đạo đức trong kinh doanh cụ thể là trong lĩnh vực marketing Ta có thể hiểu Marketing được hiểu như là các khuyến mãi trong sản phẩm, đặc biệt hơn là quảng cáo và gây dựng thương hiệu Tuy nhiên, marketing có nghĩa rộng hơn đó là lấy khách hàng làm trọng tâm Các sản phẩm hàng hóa sẽ được phát triển để đáp ứng với mong mki của các nhóm khách hàng khác nhau.

Trang 4

1.Cơ sở lý luận

1.1 Khái niệm về đạo đức kinh doanh trong marketing.

Đạo đức trong Marketing được hiểu là quá trình các công ty tiếp thị hàng hóa và dịch vụ của họ bằng cách không chỉ tập trung vào sản phẩm mà còn mang lại lợi ích cho các bên liên quan đồng thời đảm bảo trách nhiệm với xã hội và môi trường.

Đạo đức trong Marketing hay Ethical Marketing không chỉ là một chiến lược; nó là một triết l礃Ā Đảm bảo quảng cáo trung thực và đáng tin cậy Xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng thông qua các giá trị cốt lõi của công ty Đó chỉ là hai trong nhiều cách đảm bảo đạo đức trong Marketing của doanh nghiệp.

Một công ty tập trung vào đạo đức trong Marketing đánh giá các quyết định của họ từ góc độ kinh doanh (tức là liệu một sáng kiến cụ thể có mang lại lợi nhuận mong muốn hay không) cũng như quan điểm đạo đức (tức là liệu một quyết định có đúng đắn về mặt đạo đức).

1.2 Vai trò

Là yếu tố nền tảng tạo nên sự tin cậy của đối tác, khách hàng và người tiêu dùng đối với doanh nghiệp

Là cơ sở xây dựng lòng tin, sự gắn kết và trung thành của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.

Đảm bảo những ứng xử, chuẩn mực đạo đức qua đó không ngừng nâng cao hình ảnh, uy tín và thương hiệu cho doanh nghiệp.

1.3 Tác hại của việc làm phi đạo đức.

1.3.1/ Làm gây ra dư luận ở hướng trái chiều 1.3.2/ Mất đi những khách hàng trung thành.

1.3.3/ Gây nhiều mối nguy hiểm đến tính mạng người tiêu dùng.

1.3.4/ Một số doanh nghiệp bị đình chỉ kinh doanh nặng hơn có thể vào tù 1.3.5/ Gây ảnh hưởng đến cả cộng đồng.

1.4 Những nguyên tắc cơ bản về đạo đức trong Marketing

Để thực thi Ethical Marketing hay đạo đức trong Marketing, đây là các nguyên tắc chính cần được đảm bảo:

Công bằng: Hay cụ thể hơn là thiết lập công bằng làm nguyên tắc ra quyết định trong kinh doanh Điều này có nghĩa là doanh nghiệp cam kết giá cả, lương thưởng hợp l礃Ā, và phát triển bền vững.

Trung thực: Nền tảng của hành vi đạo đức là tính trung thực Các công ty trung thực sử dụng truyền thông để cung cấp thông tin thực tế về chức năng và tác động của sản phẩm hay dịch vụ Ta có thể hiểu đơn giản là quảng cáo mà không cố gắng gây hiểu lầm hay nhầm lẫn.

Trách nhiệm: Các doanh nghiệp có thể nhấn mạnh trách nhiệm của mình theo nhiều cách Chúng bao gồm nghĩa vụ cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ đáng tin cậy, hỗ trợ các hoạt động xã hội, hỗ trợ cộng đồng, đối xử tôn trọng với nhân viên hoặc bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động bền vững.

Minh bạch: Hay nói cách khác là công khai về hoạt động của công ty bạn Đặc biệt là cách ứng xử với nhân viên, tính bền vững của văn hoá công ty cũng như tác động của sản phẩm hay dịch vụ đến xã hội, môi trường.

Trang 5

2 Thực trạng

2.1 Ví dụ về phi đạo đức kinh doanh trong marketing 2.1.1 Dự án bất động sản ma ở Bình Dương

Công ty Cổ phần Thương mại tư vấn và đầu tư Kingland - Chi nhánh ở Bình Dương với Chủ tịch hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty là ông Trịnh Quốc Hưng đã tiến hành công cuộc lừa đảo của mình Đầu tiên, ông giao cho bà Nguyễn Thị Thanh Hiếu giữ chức vụ Giám Đốc đồng thời là người đại diện kí hợp đồng và thu tiền 49 người với số tiền là 12,9 tí đồng nhưng lại không chịu bàn giao đất cho khách hàng của mình

Phân Tích: + Nguyên nhân:

Nhiều dự án bất động sản ngày càng mọc nhiều như nấm Quảng bá marketing rầm rộ nhưng không đúng với thực tế

Nhiều người thiếu hiểu biết và hám lợi lao đầu vào các dự án không có thực Kết quả:

Người dân bị mất oan một số tiền khổng lồ.

Cá nhân người lừa đảo thì bị bắt vì tội Chiếm đoạt tài sản.

Bồi thường, bị mang tiếng về cá nhân mình không những thế sự mang tiếng đó còn liên lụy đến người thân người nhà của mình.

2.1.2 Máy lọc nước Unilever Pureit Vietnam:

Unilever cũng từng mắc phải tranh cãi về vấn đề đạo đức trong Marketing Trong quá trình quảng bá cho máy lọc nước Unilever Pureit Vietnam, Unilever đã liên tục tung ra những thông tin tiêu cực, thiếu kiểm chứng và gây hoang mang dư luận.

Vào ngày 11 tháng 12 năm 2016 Unilever Pureit Vietnam đã đăng tải một video ngắn quảng cáo về dòng máy lọc nước Unilever Pureit của hãng tuy nhiên thông tin quảng cáo này đã gây nên nhiều tranh cãi trong trong cộng đồng Cụ thể, trên fanpage, Unilever Việt Nam đặt câu hki: “2 GIỜ SAU KHI ĐUN SÔI, NƯỚC SẼ NHIỄM VI KHUẨN ĐỘC HẠI TRỞ LẠI VẬY BẠN CÓ CHẮC ĐUN SÔI NƯỚC ĐỦ AN TOÀN?” Unilever Pureit Vietnam liên tục nhấn mạnh vào thói quen đun nước sôi của người Việt và đặt câu hki: “Bạn có chắc đun sôi nước máy có thể loại bk chì?”, hay “2 giờ sau khi đun sôi, nước sẽ nhiễm vi khuẩn độc hại trở lại Vậy bạn có chắc đun sôi nước đủ an toàn”… Unilever Pureit Vietnam còn đưa ra dẫn chứng: “Theo bác sĩ Lương Lễ Hoàng (Phòng tư vấn sức khke, nghiên cứu y dược & điều trị nội khoa Trung tâm oxy cao áp TPHCM), nước uống nhiễm bẩn là một trong những nguyên nhân chính trong thời gian dài gây biến đổi tế bào, gây ra ung thư cho rất nhiều người Việt Nam”.

Liên quan tới câu hki: “Công ty có bằng chứng gì về nguồn nước này không đáp ứng được tiêu chuẩn vệ sinh”, Unilever Việt Nam né tránh Đại diện của công ty này cũng chỉ đưa ra bằng chứng là những bài báo liên quan đến tình trạng vỡ ống nước, đường truyền ống nước không đảm bảo an toàn Đặc biệt, việc cắt ghép lời chuyên gia: “nước đun sôi để nguội chỉ nên uống trong ngày”, thay vào đó, chỉ nhấn mạnh vào thông tin nước bị “thiu” sau “2 giờ” cũng khiến người dân dễ bị hiểu lầm Rất nhiều người cho rằng, khi đọc được những dòng quảng cáo của Unilever Pureit Vietnam, chắc chắn đa phần sẽ ngầm hiểu: Uống nước sôi để nguội - vốn là thói quen từ xưa đến nay của người Việt và vẫn được coi là an toàn nhất - nay có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khke, thậm chí là gây ung thư…

Phân tích:

Trang 6

-Đưa ra những thông tin thiếu kiểm chứng, gây hoang mang cho người tiêu dùng

-Thể hiện sự xem thường thói quen lâu đời của người Việt Nam đó là đun sôi nước một cách truyền thống

-Quảng cáo sản phẩm bằng phương thức đánh vào nỗi sợ của khách hàng là một hành vi được xem là vi phạm đạo đức.

2.1.3 Mỳ Tiến Vua:

"Mỳ Tiến Vua không chứa Transfat”, đoạn quảng cáo đã gây được ấn tượng mạnh với người tiêu dùng vì chất béo Transfat được cảnh báo là có hại cho sức khke con người Đoạn quảng cáo với thông điệp “Mỳ Tiến Vua - Mỳ vì sức khke”, “Mỳ Tiến Vua không sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần, không chứa Transfat (loại chất béo gây chứng đột quỵ, đau tim và bệnh mạch vành)” được phát trên truyền hình, khán giả ngay lập tức có cảm giác lo sợ về việc ăn phải loại mỳ có chứa chất Transfat và cho rằng mỳ Tiến Vua của công ty CP Hàng tiêu dùng Masan mới là loại tốt cho sức khke.

Nhưng theo kết quả phân tích mẫu số 10071105/107315 của Cty Cổ phần Khoa học công nghệ Sắc K礃Ā Hải Đăng (TP HCM) thì trong một gói mỳ Tiến Vua, tỷ lệ chất Transfat là 0,097%, chứ không phải là zero, tức là hoàn toàn không có như đã quảng cáo.

Phân tích:

-Đưa ra thông tin sai sự thật so với kiểm chứng.

-Lợi dụng sự lo lắng về các vấn đề về sức khke của người tiêu dùng để đánh bóng thương hiệu -Khiến cho người tiêu dùng rất hoang mang khi lựa chọn các sản phẩm mỳ gói.

Kết quả:

-Người tiêu dùng cảm thấy bị lừa dối và cảm thấy số tiền bk ra cho sản phẩm là không xứng đáng -Để lại ấn tượng không tốt trong lịch sử phát triển thương hiệu.

2.1.4 GIÀY BITI’S

NGUYÊN NHÂN :

Từ trước đến nay, Biti's được biết đến là nhãn hàng quen thuộc, uy tín và là niềm tự hào của người tiêu dùng Việt về một "Thương hiệu Quốc gia" trong lĩnh vực giày dép chất lượng Thương hiệu giày dép này đã cho ra mắt bộ sưu tập mang tên Biti’s Hunter Street Blooming Central nhằm tôn vinh nét đẹp văn hóa miền Trung, với tên gọi “Cảm hứng tự hào miền Trung - Hoa trong đá” Để cho ra được bộ sưu tập sản phẩm giày mới độc đáo, phía Biti’s khẳng định đã phải đầu tư, tìm tòi sáng tạo, đa dạng vật liệu, cũng như tốn nhiều công sức sản xuất.

KẾT QUẢ :

Tuy nhiên ngay sau đó, Blooming Central lại bất ngờ hứng chịu chỉ trích từ dư luận khi hãng bị phát hiện dùng chất liệu vải gấm là hàng bình dân Trung Quốc, dễ dàng mua được tại sàn thương mại điện tử Taobao (sàn thương mại điện tử Trung Quốc) với giá sỉ chỉ từ 40.000 đồng/mét Không chỉ bị “tố” dùng gấm Trung Quốc, Biti’s còn phải hứng chịu các lời nhận xét về họa tiết thêu trên mẫu gấm với hoa văn Việt Nam (mỹ thuật cung đình triều Nguyễn) không tương đồng.

PHÂN TÍCH :

- Phóng đại, thổi phồng sản phẩm vượt quá mức hợp l礃Ā, để kích thích trào lưu tiêu dùng sản phẩm đó so với những sản phẩm khác có cùng chức năng, công dụng;

- Che dấu sự thật trong một thông điệp;

- Đưa ra những lời giới thiệu mơ hồ với những từ ngữ không tường minh khiến người tiêu dùng phải tự hiểu những thông điệp ấy;

Trang 7

- Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng k礃Ā hoặc đã được công bố…

HỆ LUỴ

- Lòng tin của khách hàng làm nên sức mạnh của thương hiệu, doanh nghiệp muốn trụ vững được trên thương trương hay không thì yếu tố quyết định là sự ủng hộ sản phẩm của người tiêu dùng, nếu như để đánh mất lòng tin của khách hàng, cái giá phải trả sẽ không hề nhk - Với Biti's, với “khủng hoảng truyền thông” vừa qua, tuy hãng này đã khắc phục kịp thời bằng

việc xin lỗi, đính chính và thừa nhận trách nhiệm của mình, nhưng sau sự cố này sẽ không thể tránh khki câu chuyện nhiều người tiêu dùng sẽ thận trọng và đắn đo hơn trong việc đưa ra quyết định mua sản phẩm, hàng hóa của Bitis trong thời gian tới đây

Từ những ví dụ trên chúng ta nhận ra được rằng việc làm phi đạo đức trong marketing thật sư gây ra tính chất rất nghiệm trọng Kết quả của việc làm ấy là niềm tin của khách hàng dành cho doanh nghiệp và thương hiệu bị giảm sút Gây ra hậu quả đầu tiên là do chính doanh nghiệp đó sẽ hứng chịu Nghiêm trọng hơn thì có thể là suy giảm đi năng lực cạnh tranh của Việt Nam đối với các quốc gia khác

2.1.5 Tuyên truyền những sản phẩm không an toàn gây hại sức khoẻ cho ng khác

Tình trạng thổi phồng công dụng của các loại thực phẩm bổ sung, thực phẩm chức năng Hàn Quốc bán cho người cao tuổi với giá cao, vốn là chiêu trò được các công ty đa cấp áp dụng ở nhiều địa phương.

a.Phân tích:

Một công ty tại xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, Hưng Yên, vẫn ngày ngày tổ chức hội thảo bán các loại thực phẩm gán mác Hàn Quốc để trục lợi từ những người cao tuổi ai có tấm "thẻ thành viên" mới được vào và chỉ cần đến họp khi về sẽ có quà.

Không phải làm gì cũng có quà nên ngày nào phía trước cửa hàng tạp hóa cũng chật kín xe đạp của các cụ Còn ở bên trong trưng bày la liệt các loại sâm nhung, hắc sâm, sâm lát… với mức giá lên đến hàng triệu đồng.

Đúng 8h, thấy không còn cụ nào tới, nhân viên ra hiệu cho người điều hành bên trong cửa hàng bắt đầu Giống như nhiều chương trình bán hàng đa cấp, buổi họp cũng mở đầu bằng màn tập thể dục Hai tiếng sau, buổi họp kết thúc, không hiểu được giới thiệu những gì nhưng các sản phẩm sâm nhung bày bán trong cửa hàng đều được người dân mua hết.

Người mua hàng được thưởng đã đành, người không mua gì cũng vẫn có quà mang về Chủ hàng thì liên tục giảm giá sâm nhung từ hàng chục triệu xuống còn vài triệu nên các cụ cũng không bk lỡ thời cơ bởi theo chủ hàng, các loại sâm này có thể chữa khki nhiều loại bệnh Được quảng cáo là các loại thuốc chữa xương khớp, chống đau đầu, bà Thỉnh (xã Mễ Sở) quyết định bk hơn 3 triệu đồng ra mua về dùng, dù con cái ra sức ngăn cản.Thực tế chỉ là thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung, hoàn toàn không có tác dụng chữa bệnh như những lời giới thiệu của chủ hàng Thậm chí, loại thực phẩm bảo vệ sức khke này còn không có số công bố trên bao bì theo như quy định của Cục An toàn thực phẩm.

Trang 8

b.Kết Quả:

Trong khoảng thời gian qua có hàng nghìn người nhất là người già bị trục lợi từ niềm tin Không những mất tiền mà sản phẩm không có tác dụng thậm chí còn gây ra các loại bệnh khác.

2.1.6 Thương hiệu khăn lụa Khaisilk đã dính đến bê bối làm giả nhãn hiệu, nhập hàng của Trung Quốc về làm hàng Việt Nam.

Vụ việc bùng lên khi giám đốc một doanh nghiệp tố đã mua khăn (kích thước 50 x 50cm) của Khaisilk tại cửa hàng trên phố Hàng Gai (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) để làm quà tặng cho đối tác với giá đắt vì tin chắc là hàng xịn: 644.000 đồng/chiếc Tuy nhiên, vị giám đốc nọ đã phát hiện trong lô hàng 60 chiếc khăn lụa có gắn 2 nhãn mác khác nhau: một nhãn với nội dung “Khaisilk made in Vietnam” còn một nhãn nữa với nội dung “Made in China” Từ tố giác của vị giám đốc cộng với những thông tin tương tự trước đó, ngày 26-10, đội quản l礃Ā thị trường 14 (TP Hà Nội) phối hợp với cảnh sát kinh tế và lực lượng chức năng kiểm tra cửa hàng 113 Hàng Gai nơi bán sản phẩm của Khaisilk và lập biên bản, thu giữ một số mẫu hàng Tại đây, quản l礃Ā thị trường đã thu giữ số hàng hóa có dấu hiệu vi phạm trị giá khoảng 30 triệu đồng Trước những chứng cứ không thể chối cãi, ông chủ Khaisilk đã xin lỗi khách hàng, cùng đó là một số biện bạch cho hành vi gian dối ấy Nói như ông Trần Hùng - phó cục trưởng Cục Quản l礃Ā thị trường (Bộ Công thương) thì cơ quan chức năng sẽ căn cứ các quy định pháp luật để xử l礃Ā theo trình tự Ông Hùng cũng cho rằng, lụa tơ tằm Khaisilk là thương hiệu quốc gia lớn, có dấu hiệu vi phạm là rất đáng báo động vì vậy cần phải được làm rõ Ông Hùng cũng nhấn mạnh, quan điểm của Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là không có vùng cấm trong xử l礃Ā sai phạm Việc ông Hoàng Khải nhanh chóng nhận lỗi và bồi hoàn cho khách là cần thiết, nhưng việc xác định cung cách làm ăn, kinh doanh vẫn sẽ phải được cơ quan chức năng tiến hành Điều đó là nhằm ngăn chặn sự gian lận thương mại nói chung, nhắc nhở giới doanh nhân làm ăn chân chính, từ đó xây dựng và giữ gìn thương hiệu cho sản phẩm Việt.

Dư luận đặt vấn đề, phải chăng chỉ có Khaisilk nhập nhằng sản phẩm để trục lợi? Điều đó không thể đưa ra một xác quyết khi những vụ tương tự chưa được cơ quan chức năng đưa ra ánh sáng Tuy nhiên, qua vụ việc trên, một điều cũng nên nói tới: đó là trách nhiệm tố giác những hành vi gian lận thương mại từ phía người tiêu dùng Nhiều người thường im lặng hoặc chỉ than phiền khi mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, chứ không tố giác Thói quen tâm l礃Ā “cho qua”, ngại va chạm đã tạo “đất sống” cho những hành vi gian lận thương mại.

Phân tích :

+Đưa ra những chứng cứ nhằm tố giác hành vi phi đạo đức, đánh lừa người tiêu dùng của doanh nghiệp Khaislik.

+Chỉ ra hành vi “cho qua” khi mua phải hàng giả của người Việt.

2.2 Ví dụ về việc làm đạo đức kinh doanh trong marketing.2.2.1 Sunsilk:

Sunsilk đã quyết định chuyển hướng sang khai thác khía cạnh cảm xúc để trở nên nổi bật hơn những quảng cáo tập trung vào tính năng l礃Ā tính của sản phẩm Với 1 câu chuyện tròn đầy về mặt cảm xúc, thương hiệu đã giải được 3 thử thách tại thời điểm bấy giờ, thành công bk túi 16 giải thưởng lớn nhk trong khoảng thời gian 2018-2019 cùng những con số nổi bật về mặt truyền thông.

Trang 9

Từ thông điệp chủ đạo “Mỗi đoạn tóc dài thêm là một cột mốc trong hành trình nữ tính hoá” (Every inch is a milestone on the journey to womanhood) cùng câu chuyện cảm động của đại diện phát ngôn là hoa hậu chuyển giới của cuộc thi Miss Tiffany Universe 2017 Đoạn phim dài 4 phút với người dẫn truyện là mái tóc của hoa hậu chuyển giới Rock Kwandala đã tạo cảm giác mới mẻ, thú vị cho một hành trình đầy nghị lực và nước mắt Quá trình khám phá và xây dựng sự nữ tính của Rock được mái tóc của cô kể lại dựa trên sự thay đổi về độ dài Thời điểm mái tóc dài 28cm là cột mốc trọng đại khi cô quyết định đăng k礃Ā tham gia cuộc thi hoa hậu dành cho người chuyển giới – Miss Tiffany Universe và khi mái tóc đạt độ dài 47cm, niềm hạnh phúc vỡ oà bởi sự chấp nhận và yêu thương từ bố của Rock.

Phân tích:

-Mở rộng thông điệp đấu tranh nữ quyền bằng hành trình khám phá và tìm lại bản thân của người chuyển giới nữ là một câu chuyện đủ mới lạ, đủ sức nặng để Sunsilk có thể gây ấn tượng mạnh với nhóm đối tượng mục tiêu nói riêng và cộng đồng nói chung.

2.2.2 Sunlight – Chiến dịch “Sunlight for Men”:

Sunlight là thương hiệu nước rửa chén không còn xa lạ với người tiêu dùng Việt, đặc biệt là các bà nội trợ Với “Sunlight for Men”, Sunlight không chỉ thực hiện một chiến dịch Marketing mới lạ mà còn mang đến một cuộc cách mạng về tư tưởng khi đối tượng hướng đến là đàn ông – những người còn khá “xa lạ” với chuyện bếp núc.

Thực thi chiến dịch:

Sunlight giới thiệu những video ngắn xoay quanh chủ đề “Việc nhà không của riêng ai” với hình ảnh người đàn ông không ngần ngại san sẻ việc nhà với vợ để “có chỗ đứng” trong bếp Đồng thời thông điệp còn được lồng ghép một cách hóm hỉnh khi đảm việc nhà trở thành một cách để “thoát ế” cho các chàng trai Bên cạnh đó Sunlight còn tổ chức cuộc thi ảnh: Sunlight đã cho các khách hàng của mình “thực hành” khi phát động cuộc thi chia sẻ những khoảnh khắc chia sẻ việc nhà của các thành viên trong gia đình.

Phân tích:

-Chiến dịch Marketing này không chỉ giúp gia tăng niềm tin yêu của khách hàng mà còn mang 礃Ā nghĩa xã hội sâu sắc

-Sunlight đã mang đến bài học nhân văn về một thương hiệu dám lên tiếng về các vấn đề nhức nhối trong xã hội, điều mà không phải doanh nghiệp nào cũng có thể làm được

-Thay đổi nhận thức của cộng đồng đối với một vấn đề xã hội – định kiến giới trong việc nhà

2.2.3 Patagonia

Một vài năm trước, Patagonia đã tìm ra được một cách thức tiếp thị khác biệt, đáng suy ngẫm vào dịp Black Friday Họ đã phát động một chiến dịch khuyến khích người tiêu dùng của họ không mua một chiếc áo khoác Patagonia mới.

Chiến dịch Don’t Buy This Jacket của Patagonia đã trở thành Case Study điển hình trong ngành thời trang.

Trang 10

Nội dung truyền tải là mọi sản phẩm do họ tạo ra đều lấy đi một thứ gì đó từ hành tinh mà mỗi người trong chúng ta không thể trả lại Mỗi bộ quần áo của Patagonia, dù là thân thiện với môi trường hay không sử dụng vật liệu tái chế, đều thải ra khí nhà kính gấp vài lần trọng lượng của nó, và tạo ra lượng vải dư thừa – mà ít nhất bằng một nửa giá trị của quần áo được làm ra Thêm hơn, việc sản xuất còn tiêu tốn lượng nước sạch tuy dồi dào ở một khu vực trên trái đất – nhưng hiện lại đang khan hiếm ở nhiều nơi khác.

Họ đăng thông tin quảng cáo này ngay trên tờ New York Times và yêu cầu mọi người nên mua sắm ít hơn vào lễ Black Friday Điều mà thương hiệu Patagonia mong cầu không chỉ là tiếp thị cho sản phẩm của họ, mà còn góp phần giúp giải quyết được những tác động tiêu cực của chủ nghĩa tiêu dùng và không muốn tk ra đạo đức giả.

Phân tích

Tăng cường 礃Ā thức nhận thức về bảo vệ môi trường: Chiến dịch này đã giúp đẩy mạnh thông điệp về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và tạo ra sự chú 礃Ā đối với vấn đề này từ phía công chúng Kích thích tiết kiệm tài nguyên: Bằng cách khuyến khích mọi người không mua quần áo mới khi chúng ta không cần thiết, chiến dịch này đã kích thích mọi người suy nghĩ về việc tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu lượng rác thải sản xuất.

Thúc đẩy tình yêu đối với các sản phẩm bền vững: Patagonia đã thể hiện cam kết của mình đối với các sản phẩm bền vững và khuyến khích khách hàng mua sắm các sản phẩm này Điều này có thể giúp tạo ra một nhu cầu ngày càng lớn về các sản phẩm bền vững và kích thích các công ty khác để hướng đến xu hướng này.

2.2.4 Giày TOMS - One for one

Hãng TOMS với mỗi đôi giày bán được, công ty sẽ tặng một đôi cho trẻ em nghèo Mycoskie hình thành 礃Ā tưởng về mô hình kinh doanh này trong một chuyến đi tình nguyện tại Argentina Chứng kiến những trẻ em nghèo phải đi chân trần trong cảnh lao động khốn khó với những nguy cơ bị thương và nhiễm bệnh rất cao, anh hiểu một đôi giày tưởng chừng nhk bé nhưng có thể tạo nên thay đổi thay đổi lớn cho cuộc sống của các em.

Vào hồi tháng 5 vừa qua, TOMS thông qua Instagram để trao tặng 1 triệu đôi giầy Cứ một bức ảnh bàn chân trần được post lên Instagram cùng hashtag #withoutshoes, một đôi giầy sẽ được trao tặng Chiến dịch này sẽ kết thúc khi con số quà tặng đạt tới 1 triệu đôi giầy cùng sự trợ giúp của các tổ chức phi chính phủ như Unicef và Save the Children.

Trong tháng 6, TOMS hợp tác với hãng xe sang chảnh Audi để sản xuất mẫu giày với phiên bản giới hạn và độc quyền cho khách hàng mua xe Những đôi giày có màu xám trang nhã với điểm nhấn là những đường chỉ may màu đk, kết hợp cùng logo 4 vòng tròn kiêu hãnh của Audi Đồng thời, hãng sẽ tặng 55.000 đôi giày cho trẻ em có nhu cầu như một phần trong chương trình khuyến mãi.

Chiến dịch "One day without Shoes" kêu gọi mọi người đi chân trần trong một ngày để hiểu được cảm giác của trẻ em nghèo lớn lên không có giày cũng được hưởng ứng trên toàn cầu.

Phân tích:

-Những thông điệp và sứ mệnh mà giầy TOMS mang theo trên hành trình của mình đã truyền cảm hứng cho hàng ngàn doanh nhân trẻ trên khắp thế giới với mô hình khởi nghiệp lấy lợi ích xã hội làm trọng tâm để phát triển bền vững Còn với những người tiêu dùng, hẳn ai cũng muốn được là một phần trong những chiến dịch của TOMS nhằm mang lại một thế giới tốt đẹp hơn, bình đẳng hơn.

Ngày đăng: 01/05/2024, 21:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w