đạo đức kinh doanh trong hoạt động quảng cáo

13 0 0
đạo đức kinh doanh trong hoạt động quảng cáo

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Có rất nhiều quan điểm về đạo đức kinh doanh: - Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ t

Trang 1

ĐẠI HỌC DUY TÂN

ĐẠO ĐỨC TRONG CÔNG VIỆCĐẠO ĐỨC KINH DOANH

44 Võ Hoàng Phương Lam 49 Nguyễn Văn Long

Trang 2

Chương I: Cở sở lí luận

Mở bài: Các bạn đã bao giờ thắc mắc vì sao ngành marketing luônđược các bạn sinh viên trẻ ưa chuộng và lựa chọn theo học nhiềuđến vậy chưa? Ngay từ nhỏ, thuở còn dùng tivi CRT ta đã ngánngẫm không ít lần vì quảng cáo xuất hiện gián đoạn những tập phimhấp dẫn; hay lớn lên một chút, quảng cáo xuất hiện trên khắp đườngphố, cửa hàng; và bây giờ, quảng cáo xuất hiện tràn lan trên khắpmạng xã hội Và tôi có nhớ Joseph Sugarman đã nói một câu rất haylà: “You must become an expert on a product, service or anythingyou write about to really be effective” (tạm dịch: Phải trở thànhchuyên gia về một sản phẩm, dịch vụ hoặc bất kỳ điều gì bạn viếtthì bài viết mới thực sự giá trị) Vậy liệu đạo đức trong quảng cáo cóphải là 1 trong những yếu tố làm nên “chuyên gia” mà bà nhắc tới?Và quảng cáo là gì? Đạo đức trong doanh nghiệp là gì? Và nó có sứcảnh hưởng như nào đối với doanh nghiệp? Chúng ta sẽ được biếtngay sau đây!!

.1 Khái niệm:

1.1.1 Đạo đức là gì ?

- Đạo đức là những luân thường đạo lý của con người, thuộc về vấn đề tốt xấu, đúng sai, gắn liền với nền văn hoá, tôn giáo, chủ nghĩa nhân văn, triết học, luật lệ xã hội.

1.1.2 Đạo đức kinh doanh là gì ?

Đạo đức kinh doanh là những chuẩn mực, thông lệ đạo đức dựa trên các nguyên tắc như tôn trọng, công bằng, minh bạch,… nhằm mục đích hướng dẫn, đánh giá, kiểm soát và điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh Có rất nhiều quan điểm về đạo đức kinh doanh: - Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.

- Đạo đức kinh doanh là những nguyên tắc và chuẩn mực có tác dụng hướng dẫn hành vi trong mỗi quan hệ kinh doanh.

- Đạo đức kinh doanh là phạm trù đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh.

- Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp.

- Đạo đức kinh doanh là một quy trình đưa ra quyết định có trách nhiệm.

1.1.3 Quảng cáo là gì ?

- Quảng cáo là một hoạt động được thực hiện nhằm quảng bá và quảng cáo một sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng, hay sự kiện để thu hút sự chú ý của công chúng và khách hàng tiềm năng Mục tiêu chính của quảng cáo là tạo ra sự nhận thức và thúc đẩy hành vi mua sắm hoặc ủng hộ đối với sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể.

 Quảng cáo có thể thực hiện qua nhiều phương tiện khác nhau như truyền hình, radio, báo chí, quảng cáo ngoại trời, quảng cáo trực tuyến (bao gồm quảng cáo trên mạng và trên các nền

Trang 3

tảng mạng xã hội), và nhiều hình thức khác Sự đa dạng này giúp doanh nghiệp và tổ chức có cơ hội tiếp cận một đối tượng rộng lớn người tiêu dùng.

 Quảng cáo thường sử dụng các kỹ thuật và chiến lược như sáng tạo quảng cáo, viết kịch bản, và tận dụng các yếu tố tâm lý để tạo ra ấn tượng tích cực và ghi nhớ trong tâm trí người xem.

1.2 Vai trò, ý nghĩa

1.2.1 Đạo đức

 Vai trò:

Đạo đức giúp cá nhân có ý thức và năng lực sống thiện, sống có ích, tăng thêm tình yêu đối với tổ quốc Một cá nhân thiếu đạo đức thì mọi phẩm chất, phẩm chất khác sẽ không còn có ý nghĩa.

 Ý nghĩa:

Xây dựng, phát triển vả củng cố nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay có ý nghĩa rất to lớn không chỉ trong chiến lược xây dựng và phát triển con người Việt Nam hiện nay mà còn góp phần xây dựng , phát triển nền văn hóa việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

1.2.2 Đạo đức trong kinh doanh

 Vai trò:

Vai trò của đạo đức kinh doanh không chỉ nâng cao lòng trung thành, tinh thần cống hiến của nhân viên và gắn kết đội ngũ quản lý Đạo đức kinh doanh còn có thể giúp một doanh nghiệp trường tồn về lâu dài

- Điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp: Kiểm soát hành vi của doanh nghiệp, ngăn chặn tổ chức làm việc trái với những chuẩn mực đạo đức chung.

- Nâng cao thương hiệu doanh nghiệp: Một tổ chức hoạt động với đạo đức kinh doanh sẽ giúp họ tạo dựng sự tin tưởng của khách hàng và các đối tác Trên thực tế, khách hàng thường chỉ muốn tìm đến những đối tác uy tín, minh bạch để hợp tác lâu dài.

- Góp phần mang đến xã hội văn minh: Khi tổ chức áp dụng các quy tắc đạo đức kinh doanh, các tệ nạn như sử dụng lao động trẻ em, quấy rối tình dục nhân viên, cạnh tranh quá mức nơi làm việc… sẽ được loại bỏ.

- Nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc nhóm: Đạo đức kinh doanh giúp các nhân viên sớm cởi mở và hòa nhập với nhau nhanh hơn, nhờ đó năng suất làm việc nhóm được nâng cao Đồng thời giúp nhân viên nhận ra giá trị của mình phù hợp với tổ chức và có thể cống hiến lâu dài cho doanh nghiệp.

Trang 4

- Tránh bị phạt: Đạo đức kinh doanh giúp các doanh nghiệp tránh

các hành vi vi phạm pháp luật Nhờ đó tránh các cáo buộc, bê bối hay hình phạt của pháp luật.

- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp: Đạo đức kinh doanh giúp định

hình những nguyên tắc và giá trị đạo đức mà doanh nghiệp sẽ tuân thủ và thể hiện trong mọi hoạt động, góp phần xây dựng một văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ và đáng tin cậy, tạo ra sự phát triển bền vững và thành công lâu dài cho doanh nghiệp và cộng đồng.

Vai trò đó thể hiện như sau:

- Với doanh nghiệp: quảng cáo là một phương tiện, công cụ tiếp thị giúp truyền tải thông điệp, thông tin liên quan đến sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng Bên cạnh đó, quảng cáo còn hỗ trợ cho các chiến lược về sản phẩm, giá, phân phối,…

- Với người tiêu dùng: thông qua quảng cáo, các khách hàng, người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm thấy thông tin về sản phẩm, dịch vụ mà họ đang quan tâm Hình thức này cũng giúp họ nâng cao nhận thức về các sản phẩm, đảm bảo được quyền lợi khi sử dụng - Với nhà phân phối: riêng với các nhà phân phối sản phẩm, dịch vụ, quảng cáo được xem như 1 kênh ở cấp độ 2, giúp họ quảng bá sản phẩm cũng như toàn bộ cửa hàng Từ đây, họ dễ dàng lôi kéo, thuyết phục được khách hàng mua, sử dụng sản phẩm, đồng thời giảm được chi phí bán hàng.

-Với xã hội: hoạt động quảng cáo cũng có vai trò quan trọng với xã

hội Nó tạo ra hàng trăm, hàng ngàn công việc cho người lao động như là sáng tạo nội dung, thiết kế, chạy quảng cáo,…

 Ý nghĩa:

Đạo đức kinh doanh trong quảng cáo là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực tiếp thị và quảng cáo

- Đó là quá trình các công ty tiếp thị hàng hóa và dịch vụ của họ bằng cách không chỉ tập trung vào sản phẩm mà còn mang lại lợi ích cho các bên liên quan đồng thời đảm bảo trách nhiệm với xã hội và môi trường.

- Đó là cơ sở để xây dựng lòng tin, sự gắn kết và trung thành của khách hàng, đối tác và nhân viên trong doanh nghiệp.

- Đó là nguyên tắc để hướng dẫn các hoạt động quảng cáo phải đảm bảo tính trung thực, công bằng, tôn trọng con người và không gây phản cảm.

- Đó là tiêu chuẩn để đánh giá và kiểm soát chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ được quảng cáo.

 Chức năng:

Trang 5

Đạo đức kinh doanh giúp các nhân viên sớm cởi mở và hòa nhập với nhau nhanh hơn, nhờ đó năng suất làm việc nhóm được nâng cao Đồng thời giúp nhân viên nhận ra giá trị của mình phù hợp với tổ chức và có thể cống hiến lâu dài cho doanh nghiệp.

1.2.3 Quảng cáo

 Vai trò:

Quảng cáo được coi như một công cụ vô cùng thông minh và hiệu quả có vai trò và ý nghĩa to lớn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Vì thế đôi với doanh nghiệp thì quảng cáo có các vai trò chủ yếu như:

- Công cụ cạnh tranh hiệu quả: Trước hết, quảng cáo giúp cho khách hàng dễ dàng hơn trong việc tạo thị trường vững chắc, khủng định được thương hiệu và giúp tạo nên môi trường cạnh tranh khốc liệt với đối thủ

- Công cụ truyền thông và quảng bá: Tiếp theo, quảng cáo giúp cho doanh nghiệp có thế giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng, người tiêu dùng Từ đó góp phần không nhỏ trong việc củng cố vị trí của doanh nghiệp trên thị trường

- Công cụ thúc đẩy doanh thu: Hơn thế nữa, quảng cáo giúp doanh nghiệp điều chính được thị trường, tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng từ để cải thiện doanh số tăng doanh thu cho doanh nghiệp

- Công cụ xây dựng hình ảnh: Cuối cùng, các phương thức quảng

cáo giúp cho doanh nghiệp xây dựng được hình ảnh thương hiệu đẹp trong một khách hàng từ đó thúc đây việc nhận diện thương hiệu hiệu quả.

 Ý nghĩa

Quảng cáo có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu, tạo dựng lòng tin của khách hàng, tăng tương tác và tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn Dưới đây là một số ý nghĩa của quảng cáo:

- Tạo niềm tin và nhận diện thương hiệu: Quảng cáo giúp xác định và tăng cường hình ảnh thương hiệu của bạn Bằng cách hiển thị thông điệp và giá trị của bạn, quảng cáo có thể tạo niềm tin và nhận diện thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

- Tăng khả năng tiếp cận khách hàng: Quảng cáo giúp bạn tiếp cận được khách hàng tiềm năng mà bạn có thể không tiếp cận được thông qua các kênh truyền thông khác Điều này giúp mở rộng mạng

Trang 6

lưới khách hàng và tạo ra tiềm năng cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho những người mới.

- Thúc đẩy tương tác và tăng cường tiếp thị: Quảng cáo đặt mục tiêu để tạo ra tương tác với khách hàng và khuyến khích họ thực hiện một hành động nhất định, chẳng hạn như mua hàng, đăng ký hoặc chia sẻ Bằng cách tăng cường tiếp thị, quảng cáo giúp bạn thu hút sự chú ý của khách hàng và tạo ra những kết quả tích cực - Nâng cao nhận thức thương hiệu: Quảng cáo đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường nhận thức về thương hiệu của bạn Bằng cách hiển thị thông điệp và logo của bạn trên nhiều nền tảng, quảng cáo giúp bạn xây dựng sự nhận thức và tương tác tích cực với khách hàng.

- Theo dõi hiệu suất và ước lượng: Với quảng cáo trực tuyến, bạn có thể theo dõi hiệu quả của chiến dịch quảng cáo của mình và hiểu rõ hơn về khách hàng của mình Điều này giúp bạn tối ưu hóa chiến lược của mình và đưa ra các quyết định thông minh dựa trên số liệu dữ liệu.

1.3 Tác động:

 Tác động của đạo đức đến đời sống:

Đạo đức có tác động rất lớn đến đời sống của con người Đạo đức quy định thái độ, trách nhiệm của mỗi người đối với bản thân cũng như đối với người khác và xã hội Vì thế đạo đức là khuôn mẫu, tiêu chuẩn để xây dựng lối sống, lí tưởng mỗi người Dưới đây là vài tác động quan trọng của đạo đức đối với đời sống:

- Hướng dẫn hành vi đúng đắn: Đạo đức giúp con người hiểu được cái gì là đúng và cái gì là sai trong hành vi của mình Nó cung cấp một khung nhìn đạo đức để đánh giá và chọn lựa hành động phù hợp, từ việc đối xử công bằng với người khác đến tuân thủ các quy tắc và luật pháp.

- Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp: Đạo đức khuyến khích sự tôn

trọng và lòng nhân ái giữa con người và con người Nó đề cao sự trung thực, lòng thành và tình yêu thương đối với nhau Bằng cách áp dụng các nguyên tắc đạo đức, con người có thể xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và cộng đồng.

- Khuyến khích trách nhiệm cá nhân và xã hội: Đạo đức đặt ra tiêu chuẩn của việc đảm bảo mỗi người chịu trách nhiệm với hành động của mình và ảnh hưởng đến xã hội Nó khuyến khích con người

Trang 7

thực hiện trách nhiệm cá nhân và đóng góp xây dựng cho cộng đồng một cách tích cực và có ích.

- Tạo lập luật pháp và quy tắc xã hội: Đạo đức là nguồn cơ sở để xây dựng các luật pháp và quy tắc xã hội Các giá trị đạo đức được thể hiện trong các quy định pháp lý và quy tắc xã hội để duy trì trật tự và công bằng trong xã hội.

- Góp phần vào sự phát triển cá nhân: Đạo đức không chỉ tác động đến đời sống xã hội mà còn có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển cá nhân Nó khuyến khích con người phát triển phẩm chất tốt, như lòng tử tế, sự công bằng, lòng nhân ái và trách nhiệm Đạo đức giúp con người có thể trở thành một cá nhân tốt hơn và góp phần vào sự tiến bộ của bản thân và xã hội.

Tóm lại, đạo đức có tác động rộng lớn đến đời sống, giúp xây dựng một xã hội hòa bình, công bằng và phát triển, cũng như giúp con người phát triển phẩm chất tốt và có ý thức về trách nhiệm đối với cộng đồng.

 Tác động đến người tiêu dùng:

Quảng cáo phi đạo đức có thể khiến người tiêu dùng bị mất niềm tin vào sản phẩm và doanh nghiệp, bị lãng phí tiền bạc và thời gian, bị ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý, bị mất cơ hội lựa chọn sản phẩm tốt hơn hoặc phù hợp hơn với nhu cầu của mình

Đạo đức có tác động đến người tiêu dùng bằng cách giúp họ nhận thức về việc lựa chọn và sử dụng sản phẩm một cách đúng đắn và trách nhiệm Đạo đức giúp người tiêu dùng hiểu rõ về quyền lợi của mình và tôn trọng quyền lợi của người khác Nó cũng khuyến khích người tiêu dùng tránh vi phạm bản quyền và sử dụng hàng hóa chất lượng, đảm bảo an toàn cho sức khỏe và môi trường.

 Tác động đến doanh nghiệp:

Quảng cáo phi đạo đức có thể khiến doanh nghiệp bị mất uy tín và thị phần, bị giảm năng lực cạnh tranh, bị tổn thương hình ảnh và thương hiệu, bị kiện tụng hoặc xử phạt bởi cơ quan quản lý hoặc tổ chức xã hội.

 Tác động đến xã hội:

Quảng cáo phi đạo đức có thể khiến xã hội bị suy giảm giá trị văn hóa và đạo đức, bị xáo trộn trật tự công cộng và an ninh xã hội, bị ảnh hưởng đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên, bị làm méo mó các chuẩn mực tiêu dùng và lối sống của người dân

 Tác động của đạo đức trong kinh doanh quảng cáo:

Trang 8

Tác động của đạo đức trong kinh doanh và quảng cáo là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến lòng tin và niềm tin của khách hàng vào thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp Dưới đây là một số tác động quan trọng của đạo đức trong kinh doanh và quảng cáo:

- Xây dựng lòng tin: Đạo đức trong kinh doanh và quảng cáo giúp

xây dựng lòng tin và niềm tin của khách hàng Khi doanh nghiệp tuân thủ các nguyên tắc đạo đức, khách hàng tin tưởng rằng sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp là chất lượng và đúng như quảng cáo.

- Tạo dựng hình ảnh đáng tin cậy: Đạo đức trong kinh doanh và quảng cáo giúp tạo dựng một hình ảnh đáng tin cậy cho doanh nghiệp Khách hàng sẽ tin tưởng và lựa chọn doanh nghiệp có đạo đức cao hơn, vì họ biết rằng doanh nghiệp đó sẽ đáp ứng đúng những cam kết đã đưa ra.

- Tăng khả năng cạnh tranh: Đạo đức trong kinh doanh và quảng cáo giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh Khi khách hàng tin tưởng vào đạo đức của doanh nghiệp, họ sẽ ưu tiên lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ từ doanh nghiệp đó hơn so với các đối thủ không tuân thủ nguyên tắc đạo đức.

- Xây dựng mối quan hệ lâu dài: Đạo đức trong kinh doanh và

quảng cáo giúp xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng Khi doanh nghiệp đưa ra những cam kết và tuân thủ đạo đức trong quảng cáo, khách hàng cảm thấy an tâm và có xu hướng trở thành khách hàng trung thành

- Đáp ứng nhu cầu xã hội: Đạo đức trong kinh doanh và quảng

cáo đảm bảo rằng doanh nghiệp đáp ứng được các nhu cầu xã hội Ví dụ, quảng cáo không nên lan truyền thông điệp sai lệch hoặc gây hại cho khách hàng và cộng đồng.

Chương II: Thực tế, ví dụ thực tế

2.1 Thực tế

Tại nhiều nước trên thế giới đã có quá trình xây dựng nền sản xuất kinh doanh trong cơ chế kinh tế thị trường qua hàng trăm năm, hoặc ít nhất 70-80 năm như Nhật Bản, Hàn Quốc, trong đó cơ chế thị trường và hệ thống luật pháp đã được hoàn thiện ở mức cao, đạo đức kinh doanh cũng như đạo đức về việc quảng cáo trong kinh doanh đã trở thành chuẩn mực và truyền thống trong xã hội Việt Nam mới chỉ bước vào xây dựng kinh tế thị trường từ khi bắt đầu công cuộc Đổi mới với Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, lại xuất phát từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp Văn hóa

Trang 9

kinh doanh, trong đó quan trọng nhất là đạo đức kinh doanh, đến nay dư luận chung trong xã hội vẫn cho là còn “bỏ ngỏ” Trong hoạt động kinh doanh đã xảy ra hàng vạn vụ vi phạm luật pháp và đạo đức kinh doanh với rất nhiều hiện tượng tiêu cực như sử dụng các thủ đoạn không chính đáng, kể cả bất hợp pháp, để đạt lợi nhuận càng nhiều càng tốt; Trong đó có việc sử dụng phương thức quảng cáo không đúng sự thật để tăng khả năng bán hàng trên nhiều phương tiện khác nhau mà không màng tới hậu quả cho người tiêu dùng

Tình trạng vi phạm đạo đức kinh doanh đã trở thành một vấn đề “nhức nhối” trong xã hội hiện nay Chỉ riêng vấn đề vi phạm đạo đức kinh doanh trong quảng cáo đã dấy lên hồi chuông báo động đáng lo ngại

2.2 Ví dụ thực tế:

a)Mì “Gấu đỏ- gắn kết yêu thương”

Tháng 5 năm 2012, sau khi phát hành chương trình quảng cáo “Gấu đỏ - gắn kết yêu thương” công ty thực phẩm Á Âu đã phải hứng chịu nhiều chỉ trích từ cộng đồng mạng Clip dài 30 giây xuất hiện hình ảnh cậu bé Tuấn - bệnh nhân ung thư với nụ cười hồn nhiên, mở cánh cửa bệnh viện chào tạm biệt mọi người để về nhà đã khiến hàng triệu con tim độc giả rung động Thông điệp sau cùng của clip quảng cáo là nếu bạn mua một gói mì Gấu đỏ, bạn sẽ góp vào quỹ “gắn kết yêu thương” 10 đồng dành cho các trẻ em ung thư như Tuấn

Thông điệp này đã thành công đánh mạnh vào lòng trắc ẩn của khách hàng, bên cạnh đó đã rất nhiều những ý kiến trái chiều, thậm chí cả những tranh luận gay gắt về những câu chuyện, sự thật đằng sau gói mì tôm mang nhãn hiệu Gấu đỏ rằng sự đóng góp thực tế đã tương xứng với những gì đã kêu gọi hay chưa.

Độc giả còn được một phen sửng sốt khi phát hiện ra Tuấn trong clip quảng cáo thật ra chỉ là diễn viên đóng thế Nhiều người từng mua Gấu đỏ ủng hộ chương trình "Gắn kết yêu thương" sau phút ngỡ ngàng đã đem bứt xúc "xả" trên các diễn đàn và lập tức tạo lên hiệu ứng không mấy tích cực về clip quảng cáo.

Xét về mặt Marketing và truyền thông, gấu đỏ quá thành công với thông điệp mạnh mẽ Tuy nhiên, doanh nghiệp này đã thật tàn nhẫn khi sử dùng hình ảnh của những mảnh đời bất hạnh để thúc đẩy bán hàng, tạo ra lợi nhuận Video quảng cáo của mì Gấu đỏ không nhấn mạnh chất lượng sản phẩm hay sự khác biệt của nó, mà chỉ khuyến khích người ta mua bằng lòng trắc ẩn Mục tiêu của chươngtrình là thúc đẩy bán hàng và kích thích lòng hảo tâm của khách hàng.Tuy nhiên, quảng cáo này chưa giúp trẻ em bất hạnh trực tiếp từ khi kêu gọi mọi người mua mì Gấu đỏ để giúp đỡ trẻ em bất hạnh.

Trang 10

b) Công ty TNHH Dược phẩm Khang Hải vi phạm quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK ) Khớp Khang Hải có tácdụng như thuốc chữa bệnh.

Theo nội dung quảng cáo của sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Khớp Khang Hải, sản phẩm làm giảm triệu chứng đau nhức nhanh chóng và giải quyết được căn nguyên các chứng bệnh về xương khớp như: mỏi vai gáy, mỏi cổ tay chân, đau lưng, mỏi gối, cột sống, đốt sống cổ; hỗ trợ trị viêm khớp, thoái hóa xương khớp, thoái hóa khớp gối, háng, tay, cột sống tay, vai, viêm quang khớp, loãng xương, hỗ trợ chữa bệnh xương khớp; cung cấp dinh dưỡng cho sụn, giúp tạo dịch khớp và tái tạo sụn khớp.

Cục An toàn thực phẩm nhận được phản ánh qua đường dây nóng và đã xác minh, phát hiện Công ty TNHH Dược phẩm Khang Hải quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Khớp Khang Hải vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm Ngày 07/4/2021 Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm đã ban hành Quyết định xử phạt Theo thông tin từ Cục Quản lý Dược, Công ty TNHH Dược phẩm Khang Hải đã vi phạm các quy định về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) đối với sản phẩm Khớp Khang Hải Cụ thể, vi phạm của Công ty bao gồm: Tuyên bố không chính xác về tác dụng của sản phẩm: Công ty Khang Hải đã quảng cáo rằng sản phẩm Khớp Khang Hải có thể chữa trị các bệnh về khớp, thoái hóa xương khớp, đau nhức xương khớp, viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống, thoái hóa đốt sống, hội chứng cổ tay và bệnh viêm đa khớp Tuy nhiên, các tuyên bố này không được chứng minh bởi các nghiên cứu khoa học đáng tin cậy; sử dụng hình ảnh bác sĩ và thông tin liên quan đến chuyên môn y tế để tạo dựng uy tín sản phẩm; sử dụng các từ ngữ, hình ảnh, kí hiệu hoặc thông tin gây hiểu lầm: Công ty Khang Hải đã sử dụng các từ ngữ và hình ảnh liên quan đến thuốc, bao gồm cả logo của Bộ Y tế, dẫn đến sự hiểu lầm rằng sản phẩm Khớp Khang Hải là một loại thuốc được Bộ Y tế công nhận Trong số các vi phạm này, tuyên bố không chính xác về tác dụng của sản phẩm được xem là vi phạm nghiêm trọng nhất Các hành động quảng cáo không đúng cách này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của người tiêu dùng.

c) Quảng cáo nước tăng lực Hỗ Vằn phản cảm đến người xem

Một quảng cáo về nước tăng lực có tên là Hổ Vằn được phát sóng trên VTV khiến nhiều người xem không khỏi bức xúc bởi nội dung có phần phản cảm Đoạn clip quảng cáo này cũng được đăng tải trên YouTube, thu hút hàng nghìn lượt xem Tuy nhiên, đa số ý kiến đều phản đối và chỉ trích gay gắt quảng cáo này.

Cụ thể, đoạn quảng cáo có thời lượng 45 giây, cảnh quay là ngôi nhà của một cặp vợ chồng trẻ với trang phục đồng bào dân tộc ít người

Ngày đăng: 25/04/2024, 18:18

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan