Với nội dung trọng tâm là nghiên cứu pháp luật thương mại của một số quốcsia trên thé giới về các nội dung: Cấu trúc pháp luật thương mại, quy chế thươngthan, pháp luật về các loại hình
Trang 1BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
ĐÈ TÀI KHOA HOC CAP TRƯỜNG
MA SỐ: LH-2012-336-DHL-HN
XAY DUNG NOI DUNG HOC PHAN
PHAP LUAT THUONG MAI
TRUNG TAM THONG TIN THỰ VIÊN|
TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOM
PHÒNG ĐỌC _ 4684|
Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Thị Dung
Trưởng Bộ môn Luật Thương mại, Khoa Pháp luật kinh tế
Thứ ký đề tài: ThS Vũ Phương Đông
Bộ môn Luật Thương mại, Khoa Pháp luật kinh tế
Trang 2NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐÈ TÀI
hú nhiệm đề tài: TS Nguyễn Thị Dung
| Trưởng Bộ môn Luật Thương mại- Khoa Pháp luật Kinh tế
Thư ký đề tài: ThS Vũ Phương Đông
Bộ môn Luật Thương mai- Khoa Pháp luật Kinh tế
Các tác giả chuyên đề khoa học
1.TS Nguyễn Thị Dung Chuyên dé 1
Khoa Phap luat Kinh té
2 TS Nguyén Thi Dung va ThS Tran Quynh Anh Chuyén dé 2,Khoa Pháp luật Kinh tế Chuyên đề 13
3 ThS Lê Thị Lợi và ThS Trần Thị Bảo Anh Chuyên dé 3,Khoa Pháp luật Kinh tế Chuyên đề 5
A ThS Trần Quỳnh Anh Chuyên đề 4
Khoa Pháp luật Kinh tế
B Ths Nguyễn Như Chính Chuyên đề 6
Khoa Pháp luật Kinh tê
|6 ThS Lê Hương Giang Chuyên đề 7,
Khoa Pháp luật Kinh tế Chuyên đề 11
7 ThS Vũ Phương Đông Chuyên đề 8
Khoa Pháp luật Kinh tế
8 ThS Trần Quỳnh Anh và CN Nguyễn Ngọc Anh Chuyên đề 9
Khoa Pháp luật Kinh tế
9.CN Lê Ngọc Anh và CN Vũ Hòa Như Chuyên đề 10
Khoa Pháp luật Kinh tế
10 TS Nguyễn Thị Yến Chuyên dé 12Khoa Pháp luật Kinh tế
Trang 3MỤC LỤC
PHAN I- BẢO CAO TONG QUAN
PHÁN 2- CAC CHUYEN DE NGHIÊN CUU
: Chuyên dé 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng nội dung học phan
Ÿ “Pháp luật thương mại một số quốc gia trên thé giới”
Chuyên dé 2: Cấu trúc pháp luật thương mai của một số quốc gia trên thé giới
Chuyên dé 3: Quy chế thương nhân theo pháp luật của một số quốc gia trên
thể giới
g Chuyên dé 4: Pháp luật về công ty TNHH của một số quốc gia trên thé giới
Chuyên dé 5: Pháp luật vé công ty cổ phần của một số quốc gia trên thế giới
Chuyên đề 6: Pháp luật về công ty hợp danh của một số quốc gia trên thế giới
Chuyên dé 7: Pháp luật về doanh nghiệp cá nhân của một số quốc gia trên thé
| giới
Chuyên dé 8: Nhóm công ty theo pháp luật của một số nước trên thé giới
Chuyên đề 9: Pháp luật về hợp đồng trong hoạt động thương mại của một số
quốc gia trên thế giới
Chuyên dé 10: Pháp luật Phá sản của một số quốc gia trên thé giới
Chuyên dé 11: Tự thương lượng và hòa giải tranh chấp thương mai theo pháp
luật của một số quốc gia trên thế giới
Chuyên đề 12: Pháp luật về trọng tài của một số quốc gia trên thế giới
Chuyên dé 13: Giải quyết tranh chấp thương mai bằng Tòa án theo pháp luật
của một số quốc gia trên thé giới
Danh mục tài liệu tham khảo
41 42
51 68
82 105 127
[39
155 ia
198 234
254 2122
Trang 4PHAN 1
BÁO CÁO TÔNG QUAN
Trang 5BAO CÁO TONG QUAN
DE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC
“Xây dung nội dung học phan Pháp luật thương mai của một số quốc gia trên
thế giới”
TINH CAP THIET CUA DE TÀI
“Pháp luật thương mai của một số quốc gia trên thé giới" là môn học tự chọn
uộc khối kiến thức chuyên ngành của Chương trình đào tạo đại học, mã ngành Luậtinh tế 52 38 01 07, ký hiệu môn học là CNTC 27 có thời lượng là 3 tín chỉ Day làhương trình đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thông qua khi cho phép triển khai thực
én đào tạo dai học theo mã ngành Luật kinh té tại Trường Đại học Luật Hà Nội.)ua nhiều lần thẩm định theo quy trình đăng ky mở và triển khai mã ngành dao taonới, chương trình đào tạo được thông qua là cơ sở đầu tiên khang dinh tinh can thiét,
' nghĩa khoa hoc va thực tiễn của môn học này Để kip thời triển khai môn học mới
rong chương trình đào tạo đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thông qua và đáp ứng
thu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên, đầu năm 2012, Bộ môn Luật Thương mại
la đăng ký và triển khai dé tài nghiên cứu khoa học với nội dung ""Xây dựng nội
lung học phần Pháp luật thương mại của một số quốc gia trên thé giới"
Với nội dung trọng tâm là nghiên cứu pháp luật thương mại của một số quốcsia trên thé giới về các nội dung: Cấu trúc pháp luật thương mại, quy chế thươngthan, pháp luật về các loại hình doanh nghiệp, pháp luật về hợp đồng trong hoạt động
hương mại, pháp luật về phá sản, pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại, "
>hap luật thương mại của một số quốc gia trên thế giới" không chỉ giữ vai trò là mộtnôn học mở rộng kiến thức về pháp luật thương mại mà còn có ý nghĩa cung cấp kiếnhức chuyên sâu khi người học có cơ hội nghiên cứu, so sánh các van dé của pháp luật
hương mại Việt Nam với pháp luật thương mại một sé quéc gia khi hoc các môn học
chác như Luật thương mại Việt Nam, Luật Đầu tư, Hợp đồng trong hoạt động thương
Trang 6môn học độc lap hay không là một môn học độc lập, "Pháp luật thương mại cua
hột số quốc gia trên thế giới" đều giữ vai trò quan trọng và cần thiết Qua khảo sáthực tiễn trong đối tượng sinh viên học gần xong chương trình cử nhân luật, có tới
}8,5% sinh viên được hỏi có nhu câu tìm hiều pháp luật thương mại một số nước trên
hế giới (177/200 sinh viên) và chỉ có 23/200 sinh viên (11,5 %) cho biết họ không có
thu cau tìm hiểu vấn dé này Mặc dù vậy, cho tới nay, chưa có một công trình nghiên
>ứu nào triển khai nghiên cứu một cách tông thể, có hệ thống để tạo nguồn học liệucho việc dạy và học "Pháp luật thương mại cua một SỐ nước trên thé giới” ở các cơ
30 đào tạo Luật.
Vì những lý do trên đây, việc nghiên cứu pháp luật thương mại của một sốquốc gia trên thé giới là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn sâu sac’
II TINH HÌNH NGHIÊN CỨU DE TÀI
Hiện nay, việc nghiên cứu pháp luật thương mại của một số nước trên thế giớichưa được tiến hành một cách tổng thể, toàn diện, chủ yếu là các bài tạp chí, cụ thể là:
"Pháp luật hợp đồng của Singapore" của ThS Trần Quỳnh Anh và "Pháp luật về các
hình thức tổ chức kinh doanh của TS Vũ Thị Lan Anh cùng đăng trên Tạp chí Luật
học số 12/2009 và "Công ty trách nhiệm hữ hạn theo pháp luật Hoa Kỳ " của ThSTrần Quỳnh Anh; "Pháp luật hợp đồng Hoa Ky và những điểm khác biệt cơ bản sovới pháp luật Việt Nam" của TS Vũ Thị Lan Anh (Tạp chí Luật học số 12/2010).Cũng đã có công trình bước đầu nghiên cứu tổng thể pháp luật thương mại của một
quốc gia như sách "Bước đầu tìm hiểu pháp luật thương mai Mỹ", NXB Khoa học xã
hội (2002) của Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật do GS TS Đào Trí Úc chủbiên, cuên "Tìm hiểu pháp luật Hoa Kỳ qua Hiệp định thương mại Việt Mỹ" (2002)
do Trườrg Đại học Luật Hà Nội tô chức biên tập
Trang 7Có thé khang định, cho dén nay, chưa có công trình nao nghiên cứu một cách
Ay du, toan dién phap luat vé doanh nghiép, phap luat về hợp đồng và hoạt độnglương mại, pháp luật phá san và giải quyết tranh chấp của các quốc gia trên thé giới.lầu hết các bai nghiên cứu đều chi tập nghiên cứu một vấn dé nào đó trong pháp luậtương mại của một quốc gia nào đó trên thé giới mà thôi
[I PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU
Đề triển khai nghiên cứu các nội dung chính của dé tai, nhóm tác gia đã sử
ung các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phân tích, tong hợp, thống kê, so sánhháp luật, khảo sát thực tế,v.v để tập trung làm rõ các nội dung cần nghiên cứu
V MỤC DICH VÀ NHIEM VỤ NGHIÊN CỨU
* Mục đích nghiên cứu:
Đề tài được lựa chọn với mục đích nghiên cúu là:
- Đa dạng hóa các môn chuyên ngành, tạo nhiều cơ hội lựa chọn môn học có
nh chất nghiên cứu sâu, rộng về pháp luật thương mại cho người học;
- Xây dựng nội dung chương trình cho một môn học mới, thuộc chuyên ngànhuật kinh tế, chuẩn bị thực hiện chương trình đảo tạo theo mã ngành Luật Kinh tế đã
ược phê duyệt;
- Xây dựng nguồn học liệu, tiến tới xây dựng Tập sách tham khảo phục vụ cho
iéc nghiên cứu, học tập một số môn học do Bộ môn Luật thương mại đảm nhiệm
iang dạy như: Luật Thuong mại, Luật Đầu tư, Một số hợp đồng đặc thù trong hoạtộng thương mại, Pháp luật thương mại một số quốc gia trên thé giới
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề đạt được những mục đích này, mặc dù còn nhiều quan điểm khác nhau về
ội hàm của khái niệm "pháp luật thương mai", quan niệm vẻ "pháp luật thương mai"
ăng không đồng nhất ở các quốc gia, nhóm nghiên cứu đã xác định các nhiệm vụphiên cứu cụ thể là:
Trang 8- Làm rõ những quy định pháp luật cơ bản về các loại hình doanh nghiệp, vềhợp đồng trong hoạt động thương mại, về pháp sản và về giải quyết tranh chấpthương mại của một số quốc gia;
- Khảo sát thực tiễn để khăng định nhu cầu học tập, nghiên cứu của người học
về van dé này;
V PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐÈ TÀI
Theo gợi ý của Hội đồng bảo vệ đề cương, nhóm tác giả đã tập trung làm rõpháp luật thương mại của một số quốc gia theo hệ thống pháp luật Anh - Mỹ, hệ
thống pháp luật Châu Âu lục địa, với các "đại diện" chủ yếu là Hoa Kỳ, Pháp, Đức và
một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Indonexia
Về nội dung, cho dù còn có ý kiến khác nhau về khái niệm "pháp luật thươngmại", nhưng xuất phát từ mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, nhóm tác giả
xác định phạm vi nghiên cứu tập trung vào các vấn đề liên quan đến pháp luật doanh
nghiệp, pháp luật hợp đồng trong thương mại, pháp luật phá sản và giải quyết tranh
chap thương mại Điều này giúp đảm bảo giá trị thực tiễn và ứng dụng trong hoạt
động giảng dạy của Bộ môn nói riêng, của nhà trường nói chung.
VI NOI DUNG NGHIÊN CUU CUA DE TÀI VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚICUA DE TÀI
| A Nội dung nghiên cứu của đề tài:
| 1 Cau trúc pháp luật thương mại của các quốc gia trên thế giới
| Trên thê giới, tôn tại hai hệ thông luật chủ yêu: thir nhái, hệ thông pháp luật
thông luật (common law) mà điền hình là hệ thống pháp luật của Hoa Ky- Vương
buéc Anh; Tit hai, hệ thống pháp luật dân sự (civil law) mà điển hình là hệ thốngpháp luật của các quốc gia Châu âu lục địa Do cách hiểu về “Luật Thương mại” cónhiều điểm không tương đồng nên cấu trúc pháp luật thương mại của hai hệ thống
này cũng có nhiêu diém khác biệt.
Trang 91.1 Cấu trúc pháp luật thương mại theo hệ thông pháp luật thông luật
[Common law)
Hoa Ky là quốc gia tiêu biểu thuộc hệ thống pháp luật thông luật (commonlaw) nên phân lớn các quy định của pháp luật Hoa Kỳ có nguồn gốc từ án lệ Nguồnluật của Hoa Kỳ gồm: Hiến pháp Hoa Kỳ các đạo luật do Quốc hội thông qua, thôngluật (được tuyên tập bao gồm các quyết định tư pháp, thông tục và quy tắc chung có
từ nhiều thế kỷ trước cho đến nay) và tiền lệ tư pháp (các tòa án khi giải quyết tranhchấp bị ràng buộc bởi cách giải thích pháp luật trước đó của Tòa án cùng cấp hoặc
Toa án cấp cao hơn khi thực hiện việc giải quyết tranh chap)
| Về co bản, Hoa Ky là một quốc gia thuộc hệ thống thông luật nên pháp luật
Hoa Kỳ không có sự phân biệt một cách rõ ràng các ngành luật và cũng không có sự
phân biệt rõ nét luật thương mại và luật dân sự Pháp luật dân sự của Hoa kỳ được
chia thành 5 phân nhóm chính gồm: luật hợp đồng, luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, luật sở hữu, luật thừa kế và luật gia đình Luật Thương mại là hệ thống
không tách rời khói hệ thống Pháp luật Dân sự.
| Bộ luật Thương mại thống nhất Hoa kỳ cũng quy định: “Bộ luật được áp dụng
một cách tự do, xuất phát từ mọi động cơ, mục tiêu và chính sách được xác định trên
nên tảng của nó Một trong những mục tiêu (hoàn toàn không phải là chủ yếu) của nó
là thiết lập sự thống nhất trong thực tiễn xét xử của các Tòa án””
| Cấu trúc của Bộ luật thương mai thống nhất Hoa Ky:
_ Bộ luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ điều chỉnh rất nhiều máng khác nhau
trong thương mại Cấu trúc của Bộ luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ gồm 9 phần
lớn: Những quy định chung; Ban hàng, Thương phiếu: quy định về các van đề cơ bản
liên quan lến thương phiếu như khái niệm thương phiếu, việc chuyển nhượng thương
phiêu, trách nhiệm của các chủ thê có liên quan, việc thanh toán giá trị thương phiêu;
Trang 10(ý quỹ và các thanh toán phi tiền mặt; Tín dụng thư; Định đoạt dong bộ: quy định
thái niệm, điêu kiện áp dụng định đoạt đông bộ và trách nhiệm của các bên; Biên lại
ho hang, vận don và các giấy tờ về giao hàng khác; Dau tư chứng khoán: quy định
yề các khái niệm liên quan đến hoạt động đầu tư chứng khoán, các loại chứng khoán
ró thể chuyên nhượng, chủ thê được phát hành chứng khoán và trách nhiệm của chủthé đó, người chuyên nhượng chứng khoán, việc đăng ký chứng khoán; Bao dam giaodich: quy định về các biện pháp bảo đảm giao dịch
1.2 Cau trúc pháp luật thương mại cúa các quốc gia thuộc hệ thong pháp luậtdan sự (civil law)
La hai quốc gia có hệ thống pháp luật điển hình của hệ thống pháp luật châu Âulục địa, các quy định của pháp luật thành văn chiếm vai trò quan trọng trong hệ thống
pháp luật của Cộng hòa Pháp và Cộng hòa liên bang Đức Các văn bản pháp luật cơ
bản của Cộng hòa Pháp và Cộng hòa liên bang Đức bao gồm: Hiến pháp cùng các vănbản đi kèm, Điều ước và hiệp ước quốc tế, Luật Cộng đồng Châu Âu, các văn bản
luật, Nghị định, Quyết định và các văn bản hành chính khác của các cơ quan nhà
nước ban hành trong quá trình áp dụng pháp luật.
Khác với pháp luật Hoa Kỳ, pháp luật của Cộng hòa Pháp và Cộng hòa liên bang Đức có sự phân biệt rõ ràng pháp luật thương mại và pháp luật dân sự Tuy vậy, pháp luật thương mại không được coi là một ngành luật hoàn toàn độc lập mà được coi là
một bộ phận của hệ thong luật tư của Cộng hòa Pháp va Cộng hòa liên bang Đức vớinội dung bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh về thương nhân và các hành vi
thương mai cua thương nhân Bộ luật Thương mại của Cộng hòa Pháp (ban hành nam
(1807, được sửa đổi năm 2000) và Bộ luật Thương mại của Cộng hòa liên bang Đức
(ban hành năm 1897, có hiệu lực từ 01/01/1990, được sửa đổi năm 1998) là những
van bản pháp luật rat quan trọng, mang tính nên tang trong hệ thông pháp luật thươngmại của hai quôc gia này
Trang 11Bộ luật Thương mại của Cộng hòa Pháp gồm 9 quyên, quy định rất chỉ tiết về
hương nhân và hành vi thương mai.
- Quyển I: Phần quy định chung: quy định về hành vi thương mai; Thuong
nhân; Quy định về người môi giới, người đại diện theo ủy quyền, người vận chuyên
và người đại diện cho thương nhân; Quy định về hoạt động kinh doanh (hoạt động
mua bán trong kinh doanh, trách nhiệm trong kinh doanh, hoạt động cho thuê hàng hóa )
- Quyén 2: Quy dinh về các công ty thương mại và các tô chức kinh tế
- Quyên 3: các hình thức của hoạt động mua ban và các điều khoản độc quyền
- Quyén 5: quy dinh vé tu do dinh gia va canh tranh
- Quyền 6: quy định về hóa đơn thương mại và su bảo lãnh
- Quyền 7: quy định về các trở ngại trong kinh doanh với các nội dung như sau:
ngăn ngừa trở ngại trong kinh doanh, thủ tục tổ chức lại kinh doanh, thủ tục giải
thể
- Quyền 8: quy định điều chỉnh những chủ thé thực hiện các hoạt động thươngmại đặc thù như người bán đấu giá, người đại diện theo pháp luật khi thực hiện giảithể công ty
- Quyền 9: các quy định liên quan đến nước ngoài (quy định riêng về
Saint-Pierre-et-Miquelon, quy định áp dụng cho Mayotte, New Caledonia, French Polynesia)
Bộ luật Thuong mại Liên Bang Duc cũng có những nội dung tương tự nhưng
quy định ngắn gọn hơn với 905 điều chia làm quyền
- Quyền |: những quy định chung về thương nhân
- Quyền 2: thương nhân là tổ chức
- Quyên 3: quy định về số sách thương mại
Trang 12- Quyền 4: quy định về các giao dịch thương mại như mua bán hàng hóa, ủytác, vận chuyên hàng hoa, đại lý thương mai, giao dịch kho vận, vận chuyển băngường sắt
- Quyền 5: quy định về thương mại hàng hải
1.3 Cấu trúc pháp luật của một số quốc gia Đông Nam Á
Các quốc gia Đông Nam Á có hệ thống pháp luật không đồng nhất: có nhữngluốc gia chịu ánh hưởng mạnh mẽ của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa như:1ampuchia, Indonesia, Thái Lan ; có những quốc gia có hệ thông pháp luật chịu
inh hưởng của dòng họ Common law bao gồm: Malaysia, Singapore, Brunei,
yanmar, Philippines Bên cạnh đó, phần lớn hệ thống pháp luật của các quốc gia3ông Nam Á chứa đựng các yếu tố của hai hoặc nhiêu dòng họ pháp luật trên thế
dới Ví dụ: hệ thống pháp luật của Malaysia, Indonesia ngoài chịu ảnh hưởng của hệ
hồng pháp luật common law còn chịu ảnh hưởng của pháp luật Hồi giáo hay ViệtNam và Lào vừa chịu ảnh hưởng của hệ thông pháp luật châu Âu lục địa vừa chịu ảnh
xưởng của hệ thông pháp luật xã hội chủ nghĩa”
Vì vậy hệ thống pháp luật thương mại của các quốc gia này có rất nhiều điểmương động với hệ thống pháp luật thương mại của các quốc gia tiêu biểu kể trên
2 Chủ thé kinh doanh theo pháp luật một số quốc gia trên thế giới
2.1 Chú thể kinh doanh theo hệ thong thông luật (common law)
2 1 Các loại hình chủ thé kinh doanh theo quy định pháp luật của các nướcthuộc hệ thống thông luật (common law)
Be phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, đảm bao quyền tự do kinh doanh của
các chủ hề, các quốc gia tiến hành xây dựng các mô hình tổ chức kinh doanh Các
mô hình:ỗ chức kinh doanh khi ra đời sẽ đáp ứng nhu cầu trên thực tế của nhà đầu tu,tạo điều kiện, hỗ trợ thuận lợi cho nhà đầu tư gia nhập thị trường và tiến hành sản
* TS Nguyyi Quốc Hoan, Tổng quan vẻ hệ thống pháp luật các nước Asean Tạp chí Luật học số 12 năm 2009
l1
Trang 13uất kinh doanh Các quốc gia theo hệ thống thông luật có những mô hình tố chứcảnh tế tương đối đồng nhất bao gồm các dạng cơ bản sau:
- Doanh nghiệp cá nhân (Sole trader, Sole proprietorship, individual roprietorship)
- Hợp danh (Partnership)
- Công ty (company, corporation)
- Nhóm công ty (Holding company, Group company, Group corporation)
2.1.1.1 Doanh nghiệp cá nhân (Sole trader, Sole proprietorship, individual roprIetorshIp)
Doanh nghiệp cá nhân ở Anh với tên gọi là “sole trading”, là một trong ba loại
iinh doanh nghiệp mà nhà đầu tư có thé lựa chọn bên cạnh công ty hợp danh, công ty
số phần và công ty trách nhiệm hữu hạn Chủ doanh nghiệp cá nhân tự mình thành
ập, quản lý điều hành và phải chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình
về các khoản nợ tài chính của doanh nghiệp Doanh nghiệp cá nhân tại Anh không bắt
›uộc phải dang ký kinh doanh tại cơ quan đăng kí kinh doanh ma đăng ky tại cơ quan
26 thâm quyền quản lý doanh thu và hải quan với mục đích chính là dé tinh mức thuếtài sản cá nhân, tính bảo hiểm và thuế thu nhập cá nhân cho những lao động trong
doanh nghiệp.
Tại Mỹ, mô hình kinh doanh cá nhân đều được các bang quy định riêng trong
pháp luật của Bang mình và các quy định cũng có sự tương đồng nhất định Nhìn
chung, các quy định pháp luật dành cho cá nhân kinh doanh tại Mỹ rất đơn giản Các
cá nhân có năng lực hành vi dân sự day đủ có thé tiến hành các hoạt động kinh doanhnhân danh tên của mình, hoặc tên thương mại mà không bắt buộc phải tiến hành các
thủ tục đăng ký Ngoài ra, cá nhân thực hiện hoạt động kinh doanh cũng phải chịu sự
chi phối bởi các quy định pháp luật mang tinh chất hành chính, thương mại khác Một
cá nhân muốn trực tiếp tiến hành hoạt động kinh doanh dưới hình thức cá thê phải hội
đủ ít nhât các điêu kiện sau: có năng lực hành vi dân sự đây đủ; có những am hiéu,
Trang 14ình độ chuyên môn, kỹ năng nghé nghiệp can thiết; có du điều kiện vật chất khácthu: số vốn tối thiếu tương ứng, tài san, thiết bi kỹ thuật, công nghệ "
2.1.1.2 Công ty hợp danh (partnership)
Tại Mỹ nói riêng và các nước thuộc hệ thống thông luật nói chung, chế định vềtợp danh được hình thành và phát triển từ những nguyên tắc của chế định đại diệnagency) của thông luật Pháp luật Hoa Kỳ hiện nay quy định về ba loại hợp danh là
Hợp danh thông thường (General partnership) Hợp danh hữu hạn (Limited partnership) và công ty Hợp danh trách nhiệm hữu han (Limited Liability Partnership).
(i) Hợp danh thông thường (General partnership) là một trong những mô hình
kinh doanh lâu đời nhất Mô hình này được hình thành khi có từ hai thể nhân đồng ýhợp tác dé thực hiện một mục dich chung, thỏa thuận nay đòi hỏi phải có sự cam kết
của mỗi bên tham gia Một Hợp danh thông thường không có tư cách pháp nhân, vì
đây thực chat chi là quan hệ hợp đồng giữa các thành viên Trong Hợp danh thông
thường, mỗi thành viên được coi là chủ sở hữu và có quyền chia sẻ những lợi nhuận
từ hoạt động kinh doanh
(ii) Hợp danh hữu han (Limited Partnership) được coi là một sự biến thể củaHợp danh thông thường, là sự kết hợp đặc tính phi chính thức của loại hình Hợp danhphổ thông và lợi thế huy động vốn của loại hình công ty Hợp danh hữu hạn trong đó
phải có ít nhất một thành viên phố thông và ít nhất là một thành viên hữu hạn
(iii) Công ty Hợp danh trách nhiệm hữu han đây là một loại hình hợp danh xuấthiện ở Hoa Ky vào những năm 1990 Sau này, mô hình hợp danh này bat đầu gây ảnhhuởng và xuất hiện ở các nuớc khác như Nhật Bản, Canada, Singapore Các quy
định về công ty Hợp danh trách nhiệm hữu hạn theo pháp luật Hoa Kỳ không có gìkhác biệt nhiều so với Hợp danh hữu hạn Nếu ở Hợp danh hữu hạn, thành viên trách
nhiệm hữu hạn không có quyền tham gia vào quản lí điều hành công ty, thì ở công ty
* GS.TSKH Dao Trí Uc (chủ biên), Bước dau tìm hiéu pháp luật thương mại Mỹ Nxb Khoa học xã hội 2002.
13
Trang 15lợp danh trách nhiệm hữu han, các thành viên chịu trách nhiệm hữu han, quyền quản
_ điều hành giữa các thành viên là như nhau trừ khi trong thỏa thuận thành lập, các
1ành viên có thỏa thuận khác.
2.1.1.3 Công ty (corporation)
Công ty trách nhiệm hữu han theo quy định cua pháp luật Hoa Ky có các đặc
liểm như sau:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn được pháp luật các bang thừa nhận là một thực
hé kinh doanh độc lập: Công ty được quyền sở hữu tài sản, có các khoản nợ phảihanh toán và được tham gia vào các quan hệ hợp đồng, quan hệ tố tụng với tư cáchiguyén đơn hoặc bi don’
- Công ty trách nhiệm hữu han co thé có một hoặc nhiều thành viên Thanh viên
:ông ty trách nhiệm hữu bạn có thé là cá nhân, tổ chức trong nước hoặc cá nhân, tổ
:hức nước ngoài.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ và
ighia vụ tài sản trong phạm vi vốn và tai sản của công ty Thành viên công ty trách
vhiém hữu han chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phan vốn đầu tư vào công ty màchong phải chịu trách nhiệm bang toàn bộ tài sản về các khoản nợ và nghĩa vụ của
sông ty như thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn không phải nộp thuế thu nhập nhưng thành viên
sông ty phải nộp thuế thu nhập cá nhân
- Công ty trách nhiệm hữu hạn không được phát hành cô phiếu
2.1.1.4 Nhóm công ty (group corporation)
Mô hình nhóm công ty xuất hiện tại các quốc gia theo hệ thống thông luật từ khasớm Mô hình nhóm công ty có quy mô lớn ra đời ở Mỹ từ giữa những năm của thế kỉ thứ
XIX Tuy nhiên, hệ thống pháp luật Mỹ không đưa ra một khái niệm cụ thê về nhóm công
ty, mà các quy định về nhóm công ty năm ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau đặc biệt là
° Tom Cody, Dem A.Hopkins, Lawrence A.Perlman: Guide to Limited Liability Companies; 2007; page 2
Trang 16c văn bản pháp luật liên quan đến Thuế, Thi trường chứng khoán.
| Tại Anh, quy định về nhóm công ty rõ ràng hơn, theo quy định tại điều 1261
Luật công ty Anh 2006: Nhóm công ty là một hình thức hợp tác bao gồm một công ty
ne và nhiều công ty con Một nhóm công ty có thé trở thành công ty con của mộttông ty mẹ khác Công ty mẹ nắm quyên chi phối mọi hoạt động của công ty con
một nhóm công ty con)
Theo quy định tại điều 1159 Luật công ty Anh (2006): một công ty được coi là
tông ty mẹ nếu:
Công ty mẹ năm giữ phần vốn góp chủ yếu của công ty con
Các thành viên của công ty mẹ có quyền bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm thành viên
cua ban quan tri công ty
Công ty mẹ kiểm soát công ty con thông qua các thỏa thuận với nhóm cô đông
năm giữ phan vốn góp chi phối công ty con
Mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con chịu sự điều chỉnh của nhiều hệ
thống luật khác nhau bên cạnh Luật công ty
2.1.2 Pháp luật về phá sản các chủ thể kinh doanh theo quy định pháp luật
của các nước thuộc hệ thống thông luật (common law)
Pháp luật Phá sản Hoa Kỳ là đại diện tiêu biéu của hệ thống pháp luật pha sản
trong các quốc gia theo hệ thống thông luật Mục đích của Pháp luật Phá sản Liênbang của Hoa Kỳ là giải phóng con nợ khỏi các khoản nợ băng thủ tục thanh lý tài sảnhoặc thông qua thủ tục phục hồi, đảm bảo phân chia một cách công băng giá trị tàisản của con nợ đối với các chủ nợ và thông qua đó, hình thành quy tắc ứng xử chungđối với các chủ nợ nhằm duy trì mối quan hệ thương mại đang tôn tại, củng có, ổnđịnh các hoạt động thương mại và thông qua đó, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát
triển bền vững °
|
| Bui Nguyên Khánh, Pháp luật Phá san cua Hoa Ky - Bài đăng trong cuôn: "Bước đâu tìm hiệu pháp luật thương mại
Mỹ" , NXB Khoa học xã hội (2002), do GS.TSKH Đào Trí Úc làm chu biên, tr 279
ite
Trang 17Theo Luật Phá sản Hoa Kỳ (sửa đôi năm 1978), hệ thống tòa án Liên bang có
ham quyén giải quyết việc pha san Luật Phá san Hoa kỳ (sửa đôi năm 1984) quy
tinh cho các Tòa án cấp sơ thâm liên bang ở Mỹ quyền xét xử đối với các vụ án phásan Tòa án cap sơ thâm liên bang xem xét và có toàn quyên quyết định đối với tài sản
bua con nợ thông qua một phân tòa phụ trách phá san.
Pháp luật phá sản Hoa Kỳ quy định nhiều loại thủ tục với những đối tượng ápdụng khác nhau: Thủ tục phục hồi, tái tổ chức hoạt động của con nợ; Thủ tục thanh lýtai san; Thủ tục điều chinh các khoản nợ của chính quyên địa phương; Thủ tục điềuchinh các khoản nợ của một cá nhân thu nhập thường xuyên; Thủ tục điều chỉnh cáckhoản nợ của một gia đình nông dân hoặc gia đình ngư dân thu nhập thường xuyên hang năm.
Trình tự thủ tục phá sản bao gdm các bước: Nộp đơn và thụ lý don; Mo thủ tục
nhá sản; Hội nghị chủ nợ; Thủ tục phục hồi; Thủ tục thanh lý và tuyên bố phá sản2.2 Chú thể kinh doanh theo hệ thống dân luật (civil law)
2.2.1 Các loại hình chủ thể kinh doanh theo quy định pháp luật của các nước
thuộc hệ thông dan luật (civil law)
Tại các quốc gia theo hệ thống dân luật, đều có khái niệm về “thương nhân”
dùng đề chỉ các cá nhân tổ chức tiến hành hoạt động kinh doanh
Điều L.121-1 Bộ luật Thương mại Pháp quy định: Thương nhân là nhữngngười thực hiện hành vi thương mại mang tính nghề nghiệp Thương nhân bao gồm
hai loại: Thương nhân thực hiện các hành vi thương mại thường xuyên theo quy định
của pháp luật và thương nhân là các công ty thương mại.
Bộ luật thương mại của CHLB Đức quy định về thương nhân có phần phức tạp
hơn và tại khoản | điều 1 Bộ luật thương mại quy định ““Phương nhân theo nghĩa của
Bộ luật này là người tiễn hành việc hoạt động hành nghề kinh doanh, hay nói một
cách khác đó là người thực hiện một hoạt động kinh doanh thương mại Riêng việc
thực hiện một hoạt động kinh doanh thương mại đã làm cho chủ một doanh nghiệp
Trang 18rở thành thương gia chứ không cần phải đăng ký vào danh bạ thương mại mới trở
- Thuong gia do dang ky vao danh ba thuong mai, diéu 2 va diéu 3 BLTM
- Theo luật của Đức, các công ty thương mai cũng là thương gia theo điều 4shoan 1 BLTM
Khái niệm Thương nhân theo hệ thống dan luật (civil law) được hiéu kha rong
›ao gồm nhiều hình thức khác nhau: cá nhân kinh doanh, công ty, nhóm công ty
2.2.1.1 Cá nhân kinh doanh
Điều 1 khoản 1 BLTM Đức quy định rằng thương gia phải thực hiện việc kinh
loanh thương mại Điều này có nghĩa là thương gia phải thực hiện hoạt động này độc lập,
:ó kế hoạch và lâu dài, thường xuyên với mục dich thu lợi nhuận Sẽ không được coi là
hương gia nếu một người nào đó thi thoảng mới mua hàng hóa và bán lại Điều quanrọng ở đây là phải thực hiện việc kinh doanh thương mại Nếu có đủ điều kiện quy địnhtại điều | thì người thực hiện hoạt động kinh doanh sẽ đương nhiên là thương gia do hoạtđộng kinh doanh của mình và phải chịu sự đối xử đối với một thương gia Điều này đồngthời cũng có nghĩa là người thực hiện hoạt động kinh doanh đó có nghĩa vụ đến Tòa án nơi
mình có trụ sở kinh doanh dé khai báo và đăng ký tên doanh nghiệp (tên thương mai) vàđịa điểm mở trụ sở kinh doanh (Điều 9 BLTM)
2.2.1.2 Công ty
a Céng ty hop danh
Theo pháp luật Pháp công ty Hop danh là công ty thương mại và được quy địnhnhư sau: “Công ty Hợp danh là công ty mà ở đó các thành viên đều có tư cách thương
nhân, chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới vê các khoản nợ của công ty”
TRUNG TAM THONG TIN THU Vics:
17 | TRUONG ĐẠI HOG LUẬT HÀ NỘI]
PHÒNG ĐỌC 4ÔM. — |
Trang 19Về thành viên, thé nhân hay pháp nhân đều có thê trở thành thành viên công tylợp danh, vợ và chong cũng có thé là các thành viên của cùng một công ty Hợp danh,
6 lượng từ 2 trở lên Các thành viên phải có day đủ năng lực hành vi thương mại va
›ó tư cách thương nhân '
Về ngành nghề hoạt động, công ty Hợp danh có quyên hoạt động trong bất cứ
iganh nghề nào, tuy nhiên, có một số ngành nghề bị cắm như: bảo hiểm và các nghề
ự đo được pháp luật điều chỉnh như nghề bác sĩ
Thành viên công ty Hợp danh theo pháp luật Pháp có tư cách thương nhân.
Như truyền thống pháp luật thế giới, thành viên công ty Hợp danh cũng chịu trách
1hiệm vô hạn và liên đới
Các thành viên được tự do thỏa thuận tố chức công việc quản ly phù hợp Cáchành viên sẽ chỉ định một hoặc nhiều người quản lý theo nguyên tắc nhất trí hoặc
rên cơ sở đa số theo quy định trong điều lệ công ty
b Công ty trách nhiệm hữu hạn
Là sản phẩm sáng tạo của các nhà làm luật Cộng hòa liên bang Đúc, tại Cộng
hòa liên bang Đức, công ty trách nhiệm hữu hạn được điều chỉnh bởi Luật Công ty
trách nhiệm hữu hạn (Gesetz betreffend Gesellschaft mit beschranker Haftung) năm
1892 (được sửa đổi năm 1980), đây chính là văn bản luật đầu tiên trên thế giới quyđịnh về công ty trách nhiệm hữu hạn
Công ty trách nhiệm hữu hạn theo quy định của pháp luật Cộng hòa liên bang Đức có các đặc trưng sau:
- Kể từ khi được đăng ký kinh doanh, công ty được pháp luật thừa nhận là mộtchủ thê pháp lý độc lập: công ty có tài sản riêng, có các quyền và nghĩa vụ độc lập vớithành viên công ty, được quyền nhân danh chính mình khi tham gia các quan hệ phápluật và phải tự chịu trách nhiệm về các khoản nợ bang tài san cua công ty (Điều 13
Luật Công ty Trách nhiệm hữu hạn Cộng hòa liên bang Duc).
Trang 20- Công ty phải có mức vốn tối thiểu là 25.000 Euro.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn có thé có một hoặc nhiều thành viên Chu thê
hành lập công ty trách nhiệm hữu hạn có thể là cá nhân (công dân Cộng hòa liênyang Đức hoặc người nước ngoài) hay các tô chức được thành lập hợp pháp tại Cộng10a liên bang Đức hoặc tại nước ngoài nhưng phải có năng lực pháp luật day đủ”
- Khác với thành viên hợp danh của công ty hợp danh, các thành viên công ty
rach nhiệm hữu han chi phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong
sham vi phan vốn góp của mình tại công ty
- Phan vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn có thể được
chuyển nhượng nhưng với những điều kiện nhất định (khác với sự tự do chuyển
nhượng cô phan của công ty cổ phan)’
Công ty trách nhiệm hữu hạn ở Pháp cũng có nhiều điểm tương đồng với mô
hình công ty trách nhiệm hữu hạn ở Đức.
c Công ty cổ phan
Trong điều 1 Luật công ty cổ phan năm 1965(Aktiengesellschaftsgesetz- AkG
1965) của Đức định nghĩa công ty cổ phần như sau:
“Công ty cổ phan là một công ty thương mại có tư cách pháp nhân, chịu tráchnhiệm về các khoản nợ của công ty băng tài sản của công ty và vốn cơ bản của công
ty được chia thành các cổ phan”
Từ định nghĩa cơ bản này công ty cổ phan của Đức được đánh dấu bằng những
đặc trưng cơ bản sau:
- Công ty cổ phan được coi là công ty thương mại;
- Công ty cô phan là một công ty tự chịu trách nhiệm pháp ly và là một phápnhân;
* Meister/Heidenhain/Rosengarten, The German Limited Liability Company, Fritz Knapp Verlag GmbH (Frankfurt am
Main), 2005, page 10
4 Meister/Heidenhain/Rosengarten, The German Limited Liability Company, Fritz Knapp Verlag GmbH (Frankfurt am
Main), 2005 page 2
Trang 21- Công ty cô phần phái có vốn cơ bản được chia thành các cô phan Vốn củaông ty cô phan về nguyên tắc do nhiều người góp lại Sự góp vốn và bảo toàn vốn làlặc trưng của công ty cổ phần chứ không phải tính chất cá nhân của các thành viên.3ông ty cổ phần và bên cạnh đó là công ty trách nhiệm hữư hạn là thể loại phổ biến
ia công ty đối vốn
Mô hình công ty cổ phần tại Pháp có nhiều điểm tương đồng với mô hình công
y cô phan tại Duc Tuy nhiên, mô hình công ty cổ phan tại Pháp có nhiều hình thức
la dạng hơn:
Công ty cô phần nặc danh trong đó phần vốn điều lệ được chia thành các cổ
›hần do các cổ đông góp, số cô đông tối thiêu là bảy
Công ty hợp vốn cô phần có hai loại thành viên :Thành viên hợp danh và thànhviên hợp vốn (góp v6n).Thanh viên hợp danh là thương nhân chịu trách nhiệm vô1an Vốn điều lệ được chia thành cô phan Số thành viên hop vốn tối thiêu là ba và cójuy chế như cô đông công ty cô phan
Công ty cô phan đơn giản là công ty do một người hay nhiều người lập ra và họchỉ chịu trách nhiệm ngang băng với số vốn đóng góp của họ Tính độc đáo của loạihình công ty cô phần đơn giản thé hiện ở chỗ các cô đông toàn quyền quyết định về
cơ cau tô chức của công ty
2.2.1.3 Nhóm công ty
Theo quy định tại khoản | điều 18 của Luật công ty cô phần Đức, nhóm công
ty (kozern) được hình thành khi một hoặc một SỐ công ty bị kiểm soát bởi một công
ty Các công ty bị kiểm soát và công ty kiểm soát tập hợp thành nhóm gọi là nhóm
công ty Các công ty trong nhóm công ty đều là các chủ thể pháp lý độc lập (legal
separate), chịu trách nhiệm trong phạm vi tài san của minh Day là nhóm công ty hoạt động theo thứ bậc (Unterordnungskonzern) Mô hình nhóm công ty hoạt động theo
thứ bậc (Unterordnungskonzern) chủ yếu ở Đức là mô hình công ty mẹ- công ty con
Cấu trúc nhóm công ty tại Đức được chia làm 3 dạng chính:
Trang 22Nhóm công ty theo chiều dọc (Vertikaler Konzern)
Nhóm công ty theo chiều ngang (Horizontaler Konzern)
Nhóm công ty đa ngành (Lateraler Konzern)
2.2.2 Pháp luật về phá sản các chu thé kinh doanh theo quy định pháp luật của
‘ac nước thuộc hệ thong dân luật (civil law)
Cộng hòa Liên bang Đức quy định về phá sản trong Luật phá sản năm 1994,
‘ac chủ thé kinh doanh tại Đức đều chịu sự điều chỉnh của Luật phá sản Cơ quan cóham quyền giải quyết thủ tục phá sản là Sở tòa (Amtsgericht), là toa án cấp cơ sởrong hệ thống tòa dân sự và hình sự (Hệ thống Tòa án dân sự và hình sự bốn cấpxồm Sở tòa, Phủ tòa, Tòa án Tiểu bang và Tòa án Liên bang) (khoản | Điều 2)
Về chủ thê nộp đơn, Luật Phá sản Đức quy định các chủ thé có quyền nộp đơn
va chủ thé có nghĩa vụ nộp đơn Nếu người có nghĩa vụ nộp đơn không thực hiện việc
16p đơn hay không nộp đơn yêu cầu trong thời gian quy định thì sẽ bị phạt tù khôngjua 3 năm hoặc phat tién, con trường hợp vô ý có thể bị phạt tiền hoặc phạt tù khôngqua Ì năm
Trình tự thủ tục phá sản bao gồm các bước sau:
2.3 Chui thể kinh doanh theo quy định của một số quốc gia tại Châu A
Các quốc gia tại khu vực Châu Á hầu hết đều sử dụng mô hình tổ chức kinh tếcủa các quốc gia theo hai hệ thống thông luật (common law) hoặc hệ thống dân luật
(civil law) vì vậy, đặc điểm về các chủ thé kinh doanh có nhiêu điểm tương đông
21
Trang 23Nhật Bản là quốc gia tiên phong tại khu vực Châu Á áp dụng hài hòa cá mô
tỉnh kinh doanh theo hệ thống thông luật (common law) và dân luật (civil law) Mô
1ình nào phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Nhật Bản, đều được Nhật Bản học
‘ap kinh nghiệm và xây dựng Do đó, các mô hình tô chức kinh doanh, đặc biệt làsông ty tại Nhật Bản rất đa dang, phù hợp với nhiều đối tượng nhà dau tư
Trung Quốc là quốc gia xây dựng mô hình tổ chức kinh doanh trên cơ sở họclập kinh nghiệm của các quốc gia theo hệ thống dân luật, đặc biệt là cua Cộng Hoaliên bang Đức Tuy nhiên, Pháp luật về tổ chức kinh doanh của Trung Quốc cũng có
nhiều điểm doi mới nhằm phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của mình
| Tại khu vực Đông Nam A, các quốc gia cũng chịu ảnh hưởng nhiều bởi hai hệ
thống pháp luật cơ bản trên thé giới.
Singapore, Malaysia, Brunei là các quốc gia chịu ảnh hưởng của hệ thống
thông luật (common law) vì vậy quy định về các chủ thể kinh doanh đều tương đồngvới các pháp luật của Hoa Kỳ- Anh Thậm chí, một số Luật của các quốc gia trên dẫn
chiếu về áp dụng các quy định của pháp luật Vương Quốc Anh
Thái Lan là quốc gia khá đặc biệt tại khu vực Đông Nam Á khi pháp luật chịu
ảnh hưởng của cả hai hệ thống luật vì vậy mô hình tô chức kinh doanh tại Thái Lan cónhững điểm đặc trưng riêng Khác với nhiều quốc gia trong hệ thống pháp luật châu
Âu lục địa, Thái Lan không ban hành Bộ luật dân sự và Luật thương mại riêng biệt
mà chỉ ban hành một Bộ luật Dân sự và thương mại Mô hình t6 chức kinh doanh tai
Thái Lan bao gồm cá những mô hình của hệ thống thông luật (common law) và hệthống dân luật (civil law)
3 Pháp luật về hợp đồng một số quốc gia trên thế giới
3.1 Pháp luật về hop đồng theo hệ thông thông luật (common law)
Pháp luật Mỹ thuộc hệ thống pháp luật Anh — Mỹ, không phân biệt luật dân sự
và luật thương mại Chính vì thế, quy định của pháp luật về hợp đồng được áp dụng
Trang 24hong nhất trên tat ca các lĩnh vực Hợp đồng trong thương mai cũng như những loại
tợp đồng khác trong dân sự được điêu chính chung bởi cùng các quy định pháp luật.3.1.l Khải niệm hop dong theo hệ thông thông luật
Pháp luật Mỹ có quy định khái niệm về hợp đồng ở cả nguồn án lệ và nguồn luậthành văn Quan điểm về hợp đồng của hệ thống án lệ Mỹ là quan điểm chung của hệhồng án lệ các nước theo truyền thống luật Anh — Mỹ, không định nghĩa hợp đồng là sựhỏa thuận Theo đó, hợp đồng là một hoặc nhiều lời hứa mà việc thực hiện chúng đượcsoi là nghĩa vụ pháp luật bắt buộc phải thi hành, néu vi phạm thì pháp luật buộc phải bồithường hoặc buộc thực hiện lời hứa như nghĩa vụ '° Ngay cả luật thành văn của Mỹ làUCC cũng thé hiện sự khác nhau giữa hợp đồng và thỏa thuận, hop đông là sự nỗi tiếp vềmặt hệ quả của thỏa thuận Bộ luật Thương mại thống nhất Hoa Ky (UCC) phân biệt
“thỏa thuận” và “hợp đồng” Khoản 3 Điều 1 — 201 của UCC quy định thỏa thuận là sựmặc cả giữa các bên trên thực tế được thé hiện bang lời nói hoặc các hình thức khác;khoản 11 Điều 1 — 201 của UCC quy định hop đồng được coi là tập hợp các nghĩa vụpháp lý là kết quá của sự thỏa thuận của các bên theo quy định của Bộ luật Thương mạithống nhất Hoa Ky và các nguyên tac pháp luật khác
(5) Các bên có nghĩa vụ đối ứng, trừ trường hợp ngoại lệ `
'° GS TSKH Đào Trí Úc (chủ biên) Bước dau tìm hiéu pháp luật thương mại Mỹ Nxb Khoa học xã hội, 2002 trang
1717.
TS, Vũ Thị Lan Anh Pháp luật hợp đồng Hoa Ky và những điểm khác biệt cơ bản so với pháp luật Việt Nam tạp chi
Luật học số 12/2010 (trang 13)
Trang 253.1.3 Giao kết hợp đồng
Thu tục giao kết hợp đồng thương mại gồm hai bước: dé nghị giao kết hop
Bane và chấp nhận dé nghị giao kết hop đồng Pháp luật Mỹ theo thuyết “gửi” (Mail
box theory), coi thời diém giao két hop đồng là thời điểm bên chấp nhận đề nghị giaokết hợp đồng gửi chấp nhận đề nghị đi '“, khác với các nước theo hệ thống pháp luật
Châu Âu lục địa, thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm thông báo chấp nhận đượcgui dén bén dé nghi
Về việc sửa đổi hay rut lại đề nghị, Mỹ lai quy định dé nghị giao kết hop đồng
có thé sửa đổi hoặc rút lại vào bat ky thời điểm nào trước khi được bên kia chấp nhận.Quy định này áp dụng cho mọi đề nghị giao kết hợp đồng, không phân biệt đề nghị có
hạn hay không có thời hạn trả lời 'Ÿ
| Về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, pháp luật Mỹ quan niệm thời điểm hình
thanh hop đồng là thoi điểm bên được dé nghị gửi đi thông báo trả lời chấp nhận.
vi phạm đã tin tưởng hợp đồng này sẽ thực hiện được, loại bồi thường này được áp
dụng khi không chứng minh được thiệt hại kỳ vọng và tiền bồi thường thiệt hại do tínnhiệm không được vượt quá mức lợi nhuận dự kiến); Thiét hai ấn định (khoản tiềnbôi thường đã được cố định trước trong hợp đồng và được áp dụng nếu có vi phạm,
FS Vũ Thị Lan Anh, Pháp luật hợp đồng Hoa Kỳ và những điềm khác biệt cơ ban so với pháp luật Việt Nam tạp chi
Trang 26loại bồi thường này sẽ vô hiệu nếu như khoản tiền thỏa thuận trước quá lớn, không
\ợp ly với thiệt hại có thé xảy ra)
- Yêu cầu thực hiện đúng hợp đồng: Bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thựcviện nghĩa vụ theo cam kết
- Hủy bỏ hợp đồng: với vi phạm cơ ban nghĩa vụ hợp dong, bên bi vi phạm cóyuyén yêu cau thực hiện hợp đồng và bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu hủy bỏ hop
lồng và bồi thường thiệt hại Với vi phạm không cơ bản nghĩa vụ hợp đồng, bên bị vi
sham không được quyén yêu cầu hủy bỏ hợp đồng
Tại khu vực Đông Nam Á, luật hợp đồng của Singapore chịu anh hưởng nhiều của
pháp luật Anh về hợp đồng Sau khi giành được độc lập vào năm 1965, Nghị việnSingapore không ban hành Luật Hợp đồng của nước Singapore độc lập Vì vậy, pháp luật
về hợp đồng của Singapore chủ yếu dựa trên luật án lệ, với những nguyên tắc được hìnhthành từ các phán quyết của thâm phán liên quan đến hợp đồng Bên cạnh luật án lệ,Singapore còn ban hành một số văn bản luật chuyên ngành như Luật về quyền của bên thứ
3 trong hợp đồng (Luật số 53B), Luật bảo vệ người tiêu dùng (Luật số 52A), Luật vềhợp đồng đối với người chưa thành niên, Luật Bán hàng năm 1996
3.2 Pháp luật vê hợp đồng theo hệ thong dân luật (civil law)
Khác với hệ thống pháp luật Anh — Mỹ, hệ thống pháp luật Châu Au luc địa có
sự phân biệt pháp luật dân sự và thương mại Hợp đồng trong hệ thống pháp luật châu
Âu lục địa được phân loại gồm hợp đồng dân sự, hợp đồng thương mại và hợp đông
lhành chính.Trong đó, hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại chịu sự điều chỉnhcủa các quy định của luật tư, còn hợp đồng hành chính chịu sự điều chỉnh của các quy
định của luật công ` Là hai đại diện tiêu biểu cho hệ thong phap luat Chau Au luc
địa, Cộng hòa Pháp va Cộng hòa Liên bang Đức có hệ thống pháp luật hợp đồng ratchi tiết và khoa học Cũng như các quốc gia khác trong hệ thống pháp luật Châu Âu
nà Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật So sánh NXB Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2009, trang 126
25
Trang 27ac dia, pháp luật của Cộng hòa Pháp và Cộng hòa Liên bang Đức đều không phânhệt hợp đồng trong dân sự và hợp đồng trong thương mại
| «3.2.1 Khái niệm hợp đông
Khái niệm hợp đồng được Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp quy định tại ĐiềuJI10]: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó một hoặc nhiều người cam
cết với một hoặc nhiều người khác về việc chuyền giao một vat, làm hoặc không làm
một công việc nào đó” `Ÿ
Bộ luật Dân sự Cộng hòa liên bang Đức không đưa ra khái niệm hợp đồng,nhưng Bộ luật Dân sự Cộng hòa liên bang Đức quy định rất cụ thé về quá trình đềnghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng của các chủ thể Do vậy, có
hề nhận thấy rang: pháp luật của Cộng hòa liên bang Đức cũng thừa nhận hop đồng
a sự thỏa thuận được hình thành khi các chủ thé thống nhất ý chí với nhau Cũng nhưCộng hòa Pháp, pháp luật Cộng hòa liên bang Đức cũng thừa nhận nguyên tắc tự dohợp đồng
3.2.2 Hiệu lực hợp đồng
Pháp luật Cộng hòa Pháp quy định các chủ thể được tự do và tự nguyện thỏa
thuận khi giao kết hợp đồng Những trường hop giao kết hợp đồng trên cơ sở lừa dối,nhằm lẫn hoặc đe dọa theo quy định tại Điều 1109 Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp đều
lkhông có hiệu lực pháp lý
Pháp luật của Cộng hòa Pháp và Cộng hòa cũng như các quốc gia khác trong
hệ thống pháp luật châu Âu lục địa đều không coi hình thức của hợp đồng là điều kiện
dé hợp đồng có hiệu lực Một số loại hợp đồng bắt buộc phải thé hiện dưới hình thứcvăn bản như hợp đồng thuê có thời hạn trên 1 nam, hợp đồng bảo lãnh Trongtrường hợp pháp luật quy định hợp đồng phái bằng văn bản thì hợp đồng đó phải cóchit ký của tat cả các bên tham gia hop đồng
''° Bộ luật Dân sự Pháp, NXB Tư Pháp, năm 2005, trang 667
Trang 28Hợp dong có hiệu lực sẽ có giá trị pháp lý ràng buộc các bên tham gia giao kếtlợp đồng và các chủ thể đó phải thực hiện hợp đồng đúng theo các nội dung đã thỏahuận trường hợp hợp đồng bị vô hiệu được xác định là khi hợp đồng không đáp ứng
iu các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng Đối với hợp đồng vô hiệu tuyệt đối do vi
›hạm lợi ích chung, mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đều có quyền yêu cầuuyên bố hợp đồng vô hiệu °
3.2.3 Giao kết hợp đồng
Pháp luật của Cộng hòa Pháp và Cộng hòa liên bang Đức đều quy định quá
rình giao kết hợp đồng gồm hai bước cơ bản là dé nghị giao kết hợp đồng và chap
thận dé nghị giao kết hợp đồng Trong đó, đề nghị giao kết hợp đồng là quyết địnhjon phương có chủ ý của một người bay tỏ ý định giao kết hợp đồng theo những điềukién xác định với một hoặc nhiều người khác” Và trả lời chấp nhận dé nghị giao kếthợp dong là sự bày tỏ ý chí của người được dé nghị đồng ý ký kết hợp đồng theonhững điều kiện do bên đề nghị đưa ra'Š
Tại khu vực Đông Nam Á, Thái Lan là quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ
pháp luật các nước phương Tây, đặc biệt là chịu ảnh hưởng hệ thống pháp luật Châu
Âu lục địa Về quan hệ hợp đồng, Thái Lan không phân chia pháp luật về hợp đồngdân sự và pháp luật về hợp đồng thương mại riêng rẽ, tách rời nhau Nguồn luật điều
chỉnh quan hệ hợp đồng của Thái Lan chính là Bộ luật dân sự và thương mại năm
1925 Bộ luật này quy định những vấn dé pháp lý áp dụng chung cho các loại hợpông dân sự bao gom ca hop đồng thương mại Bộ luật dân sự và thương mại năm
i của Thái Lan không xuất hiện cụm từ hợp đồng thương mại chỉ có khái niệm
commercial transactions (giao dịch thương mai) va “commercial practice” (hoạt động
thương mại) là được dé cập tới
° Đại cương về pháp luật hợp đồng Corinne Renault-Brahinsky, NXB Văn hóa- Thông tin, Ha Nội, 2002, trang 68
? Đại cương VỆ pháp luật hợp đồng Corinne Renault-Brahinsky, NXB Văn hóa- Thông tin, Hà Nội, 2002, trang 27
* Đại cương vẻ pháp luật hợp đồng Corinne Renault-Brahinsky, NXB Văn hóa- Thông tin, Hà Nội, 2002 trang 35
2d
Trang 29Tranh chấp thương mại được hiểu là những mâu thuẫn, bất đồng phát sinh từ
quá trìn đàm phán, ký kết, và thực hiện hợp đồng Trong hoạt động thương mại, việc
phát sinh các tranh chấp là điều không thé tránh khỏi Hoạt động thương mại càng
phát triển bao nhiêu thì tranh chấp thương mại càng gia tăng cả về số lượng cũng như
tmức độ phức tạp của tranh chấp Giải quyết tranh chấp thương mại trở thành nhu cầu
nang tích thời sự hiện nay Các chủ thé tham gia hoạt động thương mại coi giải quyết
lhành cêng các tranh chấp thương mại là công việc quan trọng trong đời sống kinh
4.1 Thương lượng, hòa giải theo quy định một số quốc gia trên thé giới
Thương lượng, hòa giải là hai phương thức giải quyết tranh chấp thương mại
lựa chọn được hau hết các quốc gia ghi nhận Tuy nhiên, các nước chỉ có pháp luật
điều chỉnh về hòa giải mà rất ít các quy định về thương lượng, vì bản chất của thương
lượng la quá trình tự đàm phán với nhau về các mâu thuẫn nảy sinh giữa các bênjtranh chap Giải quyết tranh chấp băng phương thức thương lượng (có thể) là bướcdau tiên các bên thực hiện; nếu thương lượng không thành công thì các bên mới tiếptục sử dụng các phương thức còn lại, mà một trong số đó là hòa giải thương mại
41.1 Hòa giải theo quy định pháp luật của các nước thuộc hệ thống thông luật
Trang 30tạo điều kiện cho các bên giao tiếp, đàm phan dé trợ giúp ho đi đến một thỏa thuận tựnguyện đề giải quyết tranh chấp Các bên có thê hòa giải bằng các phương thức trựctiếp hoa: gián tiếp, bang lời nói hoặc văn bản ”.
V thâm quyên giải quyết tranh chấp, Luật mẫu về hòa giải Mỹ 2003 có hiệu
lực áp dụng cho các vụ tranh chấp thương mại do các bên tự lựa chọn giải quyết tranhchấp băng hòa giải hoặc các bên tranh chấp được yêu cầu hòa giải bởi luật hoặc toà
an, cơ quan có thâm quyền, Hội đồng trọng tài
bề người tiễn hành thu tục hòa giải, Phiên hòa giải được điều hành bởi ngườihòa giả: (mediator), người hòa giải bắt buộc phải là cá nhân Luật mẫu không quyđịnh các yêu cau, tiêu chuẩn hòa giải viên; mà chi yêu cầu hòa giải viên phải côngbang, vô tu và giữ bi mật về vụ việc hòa giải”
Lễ phiên hòa giải, Phiên hòa giải có sự tham gia của các đương sự, các bên liênquan, luật sư, nếu các đối tượng này vắng mặt thì phiên hòa giải có thé bị huỷ bỏ”
Về biên bản hòa giải, khi kết thúc phiên hòa giải, hòa giải viên lập biên bản
hòa giải Tuy nhiên, việc thi hành biên bản hòa giải hiện nay chưa được quy định cụ
thé, chưa có giá trị cưỡng chế thi hành với cả hai bên
4.1.2 Hòa giải theo quy định pháp luật cua các nước thuộc hệ thống dân luật
Tại Pháp, định nghĩa theo Bộ quy tắc quốc gia đạo đức nghề nghiệp hòa giải
viên Tharg 2/2009 thì “ hòa giải, bất ké là hòa giải tư pháp hay theo thỏa thuận, đều
là quá trìrh có tô chức dựa trên trách nhiệm và tính độc lập cua người tham gia, với
k Điều 2 Luậ mẫu hoà giai My 2003
?" Điều 9 (2) fg Luật mẫu về hoà giải Mỹ 2003
7! Điều10 Luit mẫu về hoà giải Mỹ 2003
Trang 31iu hỗ trợ của bên thứ ba trung lập, khách quan, độc lập và không có thâm quyền phanquyết hay tư vẫn, nhăm tạo điều kiện thiết lập và/ hoặc khôi phục lại các mỗi quan hệ,
›hòng ngừa và giải quyết tranh chấp thông qua cá buổi trò chuyện riêng giữa các
lương sự và bên thứ ba”.
Cả Pháp và Đức déu ghi nhận hai hình thức hòa giải: hòa giải trong tố tụng va10a giải ngoài tố tụng Trong đó hòa giải ngoài tố tung là hình thức hòa giải được áplụng thường xuyên với các tranh chấp thương mại
Hoạt động hòa giải ngoài tổ tụng của Pháp và Đức đều chịu ảnh hưởng của Chithi số 2008/52/EC của EU về thương lượng, hòa giải trong dân sự, thương mai TừChi thị này, Đức ban hành Luật Hòa giải 2012, Pháp ban hành Sắc lệnh số 2011-1540
Ở Đức, bên cạnh các trung tâm hòa giải chuyên nghiệp, thì hầu hết các trung
tâm cung cấp các dịch vụ pháp lý đều có chức năng cung cấp dịch vụ hòa giải Các tổchức hòa giải cũng có thé tự đào tạo, ban hành các quy chế riêng về hòa giải viên của
tổ chức mình
Ở Pháp, cũng hình thành các trung tâm hòa giải chuyên nghiệp Tòa án cũng hỗ
trợ cho hoạt động hòa giải thông qua việc chỉ định hòa giải viên.
Biên bản hòa giải ngoài tô tụng do hòa giải viên lập, biên bản này có thê đượcTòa Án công nhận và có giá trị hiệu lực với hai bên
4.1.3 Hòa giải theo quy định pháp luật của một số quốc gia trong khu vực
Dong Nam A (Asean)
4.1.3.1 Hòa giải theo quy định pháp luật cua Singapore
Tại Singapore, các cơ quan hòa giải bắt đầu được chú ý vào năm 1997, đặc biệt
thông qua việc Chánh án Tòa án tối cao Singapore đã ra quyết định thành lập Trung
tâm hòa giải Singapore (Singapore Mediation Centre- SMC) với chức năng là giải
quyết các tranh chấp thương mai bang hòa giải Năm 1998, Luật trung tâm hòa giải
cộng đồng có hiệu lực, đồng thời hình thành Trung tâm hòa giải cộng đồng (The
Trang 32ommunity mediation centres- CMC) đê giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến
ác quan hệ dân sự thông thường.
Hiện nay, hòa giải tại Singapore được chia làm 3 loại:
- Hòa giải có liên kết với Tòa án (court-connected mediation)
- Hòa giải tư (Private Mediation)
- Hòa giải bởi Tòa án và các cơ quan nhà nước
Trong đó hòa giải có liên kết với Tòa Án là một hình thức hòa giải hiệu quả vìrong một số trường hợp được bao đảm thực thi bằng quyền lực Nhà nước, khắc phụclược những hạn chế của phương thức hòa giải Tại Singapore, hình thức giải quyếtiay dat tỉ lệ thành công trên 90% Đây cũng là mô hình rất đáng được các quốc gia
chác học hỏi.
4.1.3.2 Hòa giải theo quy định pháp luật cua Malaysia
Hòa giải hiện đại tại Malaysia được bắt nguồn từ việc thành lập Irung tâm hòaiải Malaysia vào năm 1995 Sau đó, một số trung tâm hòa giải chuyên ngành nhưnsurance Mediation Bureau (lĩnh vực bao hiểm), Banking mediation Bureau (lĩnhyuc ngân hang) cũng được thành lap”’.Hién nay, phương thức hòa giải thương mailược điều chỉnh bởi Luật hòa giải (2012) Malaysia (có hiệu lực ngày 1/8/2012)
Luật hòa giải (2012) của Malaysia quy định cụ thể thâm quyền và phương thức
ua chọn hòa giải của các bên tranh chấp Luật hòa giải (2012) cũng quy định chỉ tiết
về hòa giải viên Hòa giải viên phải được các bên chỉ định dé trợ giúp họ trong vuranh chấp Tuy nhiên, việc chỉ định hòa giải viên sẽ không có hiệu lực nếu không có
sự ưng thuận trước bằng văn bản của hòa giải viên Hòa giải viên phải có phẩm chất,trình độ và kinh nghiệm phù hợp với vụ hòa giải, cụ thé là có các chứng chi cao dang/đại học hoặc chuyên môn đào tạo phù hợp; hoặc phải thỏa mãn các tiêu chuân của tổ
chức mà hòa giải viên đó làm việc.
2) soe ¬ `
? http://www.asianmediationassociation.org/AMAmembers_MsiaMC.html
3]
Trang 33Kết thúc phiên hòa giải, hòa giải viên phải đưa ra kết luận hòa giải, quyết định10a giải được thành lập bang văn bản và được ký tên bởi các bên chính thức có hiệu
ực thi hành, có tính ràng buộc với tất cả các bên Hòa giải viên phải xác nhận quyết
lịnh hòa giải và cung cấp ban sao quyết định cho các bên”
4.2 Giải quyết tranh chấp bằng Tòa Án theo pháp luật cúa một số quốc gia
rên thế giới
4.2.1 Giải quyết tranh chấp bằng Tòa An theo pháp luật Hoa Kỳ
4.2.1.1 Thẩm quyền giải quyết tranh chap
Hệ thống Tòa án của Hoa Kỳ là hệ thống Toa án kép: mỗi bang có một hệ
thống Tòa án riêng và liên bang có hệ thống Tòa án của liên bang Theo đó, có những
van dé được giải quyết hoàn toàn ở Tòa án bang hoặc giải quyết hoàn toàn tại Tòa án
liên bang nhưng cũng có những vấn đề có thê được xét xử tại Tòa án của bang hoặc
liên bang
Tòa án bang có thâm quyên chuyên biệt đối với các vụ việc dân sự do pháp luậtcủa bang đó điều chỉnh giữa các bên khiếu kiện cư trú tại cùng một bang
Tòa án liên bang có thâm quyền chuyên biêt đối với những vụ việc do pháp luật
liên bang điều chỉnh Các tranh chấp thương mại và tranh chấp dân sự nói chung đượcxét xử tai Tòa án sơ thâm liên bang nếu các vụ kiện có yếu tô liên bang liên quan đến
diễn giải hoặc áp dụng Hiến pháp, đạo luật của Quốc hội, và hiệp ước của Hoa Kỳ;
các tranh chấp giữa các bên thuộc các bang khác nhau, hoặc giữa công dân Mỹ và nhànước hoặc công dân nước ngoài
4.2.1.2 Thủ tục giải quyết tranh chấp
Pháp luật Hoa Ky không có sự phân biệt pháp luật thương mại và pháp luật dân
sự Do đó, việc giải quyết tranh chấp thương mại tại Tòa án cũng tuân thủ thủ tục
chung của tố tụng dân sự
Trang 34Thu tục giải quyết tranh chấp bắt đầu sau khi Tòa án nhận được đơn kiện của
iguyén đơn Sau khi nhận được đơn khởi kiện của nguyên don, Tòa án sẽ gửi ban sao jon khởi kiện với trát đòi cua tòa gui tới bị đơn Sau khi nhận được trát của Tòa án,
3 đơn phải đệ trình lời biện hộ, trong một khoảng thời gian xác định (thường là 30
1pày) Nếu bị đơn không thực hiện, bị đơn có thể sẽ phải chịu sự xét xử vắng mặt
Trước phiên tòa, Tham phán có thé đề nghị | cuộc hội ý với các bên dé đi đếnthỏa thuận về một số van dé cần thiết hoặc cô pắng giải quyết vụ việc để đạt được
thỏa thuận giữa hai bên mà không phải đưa vụ kiện ra xét xử trước tòa.
Tại phiên tòa, việc xét xử bởi bồi thâm đoàn ( thường gồm 12 người) có théđược thực hiện trong vụ kiện dân sự Các thành viên của bồi thẩm đoàn phải được lựa
chọn một cách ngẫu nhiên từ một bộ phận tương đối tiêu biểu của cộng đồng Tuy
vậy, quyền được xét xử bởi bồi thầm đoàn có thé bị khước từ Nếu các bên khước từ,thâm phán sẽ quyết định vụ kiện
Tại phiên tòa, Bồi thâm đoàn phải đưa ra phán quyết của mình sau khi nghe các
bên trình bày Trong trường hợp bồi thâm đoàn không thống nhất được phán quyết,
thâm phán sẽ tuyên bố hủy bỏ phiên tòa để thay thế bằng một bồi thẩm đoàn khác
Nếu đưa ra được phán quyết, bồi thẩm đoàn sẽ quay trở lại phòng xử án, và chuyểnphán quyết cho thẩm phán
Khi phán quyết đã được công bố, một bên có quyền kháng án tại Tòa án phúc
thâm Tòa án phúc thâm có thê quyết định giữ nguyên bản án hoặc mở một phiên xét
xu mới.
4.2.2 Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án theo pháp
luật của một số nước thuộc hệ thông pháp luật chau Âu lục địa
4.2.2.1 Thẩm quyên giải quyết tranh chấp
Hệ thống Tòa án của Cộng hòa Pháp được chia thành ba hệ thống là Tòa án tưpháp, Tòa án hành chính và Tòa án Hiến pháp Tòa án tư pháp gồm có Tòa án dân sự,
Tòa án hình sự và Tòa phá án Trong hệ thông Tòa án dân sự gôm có Tòa dân sự
Jd G2
Trang 35hông thường và Tòa dân sự đặc biệt (gồm Tòa thương mai, Tòa lao động và Tòa xét:ử hợp đông nông nghiệp) `.
Tham quyền của Tòa thương mại Cộng hòa Pháp được xác định đối với cácranh chấp sau :
- Tranh chấp giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa các tổ chức tín dụng hoặc
ritta thương nhân và tô chức tin dụng
- Tranh chấp liên quan đến các công ty thương mại
- Tranh chấp có liên quan đến các van dé trong thương mai
Tại Cộng hòa liên bang Đức, các tranh chấp thương mai được giải quyết theo
hủ tục chung quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự của Cộng hòa liên bang Đức (có
1éu lực từ năm 1877)
Hệ thống Tòa án của Cộng hòa liên bang Đức được tô chức theo hai cấp là Toa
in liên bang và Tòa án bang Về thâm quyên theo vụ việc, Cộng hòa liên bang Đức có
SN ¡ thống Tòa án chuyên biệt gồm: hệ thống tòa án xét xử các tranh chấp vé dân sự
và các vụ án hình sự; hệ thống tòa án lao động; hệ thống tòa án hành chính; hệ thống
(oa án tài chính và hệ thống tòa án về bảo hiểm xã hội”
Tham quyền của Tòa án Cộng hòa liên bang Đức được xác định theo giá trị của
tranh chấp Theo đó, Tòa án địa phương sẽ có thẩm quyền giải quyết đối với các tranhchấp thương mại và dân sự có giá trị không quá 5.000 Euro Đối với các tranh chấp cógiá trị lớn hon 5.000 Euro hoặc xét xử phúc thâm các ban án sơ thâm của Tòa án địaphương, thẳm quyên giải quyết thuộc về các Tòa án liên khu vực (Landgericht) Do
đó, phần lớn các tranh chấp thương mại đều được giải quyết tại các Tòa án liên khuvục ” Tòa án cấp cao của bang (Oberlandesgericht), là tòa án xét xử phúc thẩm cácbản án sơ thâm dân sự của tòa án liên khu vực.
? Giáo trình Luật so sánh, Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dan, năm 2009, trang 160 đến 164
Trang 364.2.2.2 Thu tục giải quyết tranh chap
, — Nguyên tắc xét xử tại Tòa án Cộng hòa Pháp cũng như Cộng hòa liên bang Đức
được tiền hành công khai Tuy nhiên, tại Pháp đối với các tranh chấp thương mại thì
Tòa án có thể xét xử không công khai nếu thuộc một trong hai trường hợp sau:
- Các bên tranh chấp đều thỉnh cầu được bảo mật việc xét xử
- Việc công khai trước công chúng có thể làm mat quyền riêng tư của các bên
tranh chấp
Ở Đức, các trường hợp xét xử không công khai thường rất hiểm khi xảy ra Tuynhiên, pháp luật Cộng hòa liên bang Đức không cho phép việc chụp ảnh, ghi âm hoặc
thực hiện việc ghi hình tại các phiên tòa giải quyết tranh chấp thương mại.
Tại Pháp và Đức déu có quy định về thủ tục giải quyết thông thường và thủ tụcrút gọn nhằm đám bảo việc giải quyết tranh chấp diễn ra nhanh chóng, hiệu quả, đảmbảo quyền và lợi ích của các bên tham gia tranh chấp
Tại khu vực Đông Nam Á, tùy thuộc vào các quốc gia theo hệ thống luật nào, cơ
chế giải quyết tranh chấp thương mai bang Tòa Án đều được xây dựng trên cơ sở hệ
thong luật đó
4.3 Giái quyết tranh chấp bằng Trọng tài theo quy định một số quốc gia trên
thế giới
Trọng tài là cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại rất hiệu quả, được áp
dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thé giới, đặc biệt là các quốc gia có nền kinh tế
phát trién Tính ưu việt của trọng tài thể hiện: Day là cơ chế giải quyết nhanh chóng,
có tính chính xác cao, tôn trọng và đảm bảo tối đa sự thỏa thuận và bí mật kinh doanh
của các bên, kết hợp với yếu tố tài phán với sự hỗ trợ của hệ thống tư pháp Hệ thốngpháp luật trọng tài phát triển từ khá sớm, và ngày càng hoàn thiện hơn Hệ thống pháp
luật trọng tài các quốc gia tuy có điểm khác nhau nhưng tương đối đồng nhất, đặc biệt
là sau khi Luật mẫu UNCITRAL về trọng tài thương mại quốc tế được ban hành
http://www practicallaw.com/9-502-012 | ?source=relatedcontent
bs)
Trang 37Một số quốc gia áp dụng hai hệ thống chế định riêng biệt cho trọng tài quốc tế
ya trọng tài nội địa, việc xác định đạo luật nào áp dụng cho hoạt động trong tài nào là sân thiệt, vì môi loại chê định có các quy định khác nhau.
|
Nội dung chính pháp luật trọng tài các quốc gia ghi nhận gồm những vấn đề cơbản sau:
- Thỏa thuận trong tài
- Thành phan hội đồng trọng tài
- Thâm quyền của hội đồng trọng tài
- Tố tụng trọng tài
- Phán quyết trọng tài, huỷ phán quyết và thi hành phán quyết trọng tài
4.3.1 Thỏa thuận trọng tài
Luật trọng tài các nước có các quy định khá thống nhất về thỏa thuận trọng tài
Cu thé, điều 1029 Luật Trọng tai Đức (1998) quy định: "Thỏa thuận trọng tài" là mộthỏa thuận giữa các bên dé đưa ra trọng tài giải quyết tất ca hoặc một số nhất địnhranh chấp đã phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa các bên về mối quan hệ pháp lý đã
được xác định, được quy định trong hợp đồng hoặc không quy định Thỏa thuận trọngtài có thể dưới dạng một thỏa thuận riêng biệt ("thỏa thuận trọng tài riêng biệt") hoặcdưới dạng một điều khoản trong hợp đồng ("điều khoản trọng tai")
Vẻ hình thức, Luật trọng tài các nước quy định thỏa thuận trọng tài được thé
hiện dưới hình thức văn bản””
Vẻ nội dung, Luật trọng tài của hau hết các nước chi quy định điều khoản trọngtài phải thé hiện thỏa thuận của các bên đưa tranh chấp ra giai quyết tại trọng tài.”
Vé tính độc lập của thoa thuận trọng tài với hop đồng: Thỏa thuận trọng tài cóhiệu lực độc lập, không gan lién voi hiéu luc cua hop đồng chính, bởi vì đây là điều
khoản liên quan đến tố tụng chứ không liên quan đến nội dung hợp đồng
*” Điều 72) Luật Mẫu: điều 5 Luật Trọng tài Anh 1996; điêu 1443 Luật Trọng tài Pháp; điều 178 Luật Trọng tài Thụy
ST; điêu 1031 Luật Trọng tài Đức điêu 6 Luật trọng tài Thái Lan 1987
? Điều 7 Luật Mẫu; điều 6 Luật Trọng tài Anh 1996; điều 1442 Luật Trọng tài Pháp; điêu 1029 Luật Trọng tài Duc
Trang 38Vẻ giá trị pháp lý của thoa thuận trọng tài: Khi giữa các bên đã có thỏa thuậnrong tài, thỏa thuận trọng tài có hiệu lực và có thực hiện được trên thực tế, Tòa án
shai từ chối thụ lý vụ tranh chấp và hướng dẫn các bên đưa tranh chấp ra giải quyết
al trong tài.
4.3.2 Thanh phan héi dong trong tai
Vẻ trong tài viên, Luật Mẫu, Luật Trọng tài Anh (1996) không có quy định1ay; Luật Trọng tài Pháp chỉ quy định chung là những người có đủ quyền công dân
nới được làm trọng tài viên.” Tuy nhiên, một số nước như Trung Quốc, Việt Nam
>6 quy định cụ thể vẻ tiêu chuẩn trọng tài viên
Vẻ số lượng trọng tài viên, Một hội đồng trọng tài có thể bao gồm một, hai, ba
thành viên hoặc nhiều hơn, hoàn toàn do các bên thỏa thuận Luật Mẫu và luật trọng
tài một số nước như Đức, Việt Nam đưa ra con số mặc định là ba, áp dụng trongtrường hợp các bên không có thỏa thuận.”
Vẻ phương thức chỉ định trọng tài viên, thông thường, với một hội đồng trọng
tài gồm ba thành viên, mỗi bên sẽ chỉ định một trọng tài viên và hai trọng tài viên đó
sẽ chỉ định người thứ ba làm Chủ tịch hội đồng trong tài Nếu hội đồng trọng tài chi
bao gồm một trọng tài viên duy nhất, nguyên don, bị đơn sẽ cùng thống nhất chonmột trọng tài viên.
Vẻ bãi miễn trọng tài viên, Luật trọng tài các nước thường quy định, trọng tài
viên sau khi được chỉ định sẽ phải cung cấp các thông tin về khả năng khiến cho trọng
tài viên có thé không vô tư, không khách quan trong việc xét xử tranh chấp (điều 12Luật Mẫu) Ngoài ra, trọng tài viên cũng có thể tự nguyện rút lui nếu đồng ý với lý docủa bên phản đối
Về trách nhiệm của trọng tài viên, Theo điều 33 Luật Trọng tài Anh (1996), hội
đồng trọng tài có trách nhiệm xét xử công bằng, áp dụng các thủ tục hợp lý sao cho
° Điều 1451 Luật Trọng tài Pháp.
3 Điều 10(2) Luật Trọng tài Đức khoan 2 điêu 39 Luật Trọng tài thương mai 2010 Việt Nam.
Trang 39lông việc xét xu diễn ra hiệu quả nhất Ngoài ra luật trọng tài cua một số nướchường miễn trách cho trọng tài viên trong phạm vi công việc xét xử, đề tạo điều kiệnsho trong tài viên xử vụ tranh chấp theo đúng suy nghĩ của mình Ví dụ, điều 29 Luậtrọng tài Anh, điều 34 Quy tắc Trọng tài ICC quy định, trọng tài viên không phảishiu trách nhiệm về bat kỳ việc gì mình làm hoặc không làm trong vai trò là trọng tài/ién trừ khi đó là hành động cô tinh làm trái.
4.3.3 Thâm quyên cua Hội dong trọng tài
- Thứ nhất, Quyền của hội đồng trọng tài tự quyết định thâm quyên của mình.Nguyên tắc căn bản trong luật trọng tài các nước là hội đồng trọng tài có thể tự quyếtlịnh thâm quyền của mình (nguyên tắc thẩm quyền của thâm quyên) Điều này cóighia là, nếu một bên có khiếu nại về việc vụ tranh chấp hoặc một khía cạnh nào đórong vụ tranh chấp không thuộc thâm quyền của hội đồng trọng tài hoặc thỏa thuậnrong tài vô hiệu, việc này trước hết sẽ do hội đồng trọng tài quyết định
- Thứ hai, Quyền của hội đồng trọng tài áp dụng các biện pháp khân cấp tạmhời Luật trọng tài các nước thường cho phép hội đồng trọng tài có quyền quyết định4p dụng một hoặc một số biện pháp khan cấp tạm thời đối với các bên nhằm bảo toànshứng cứ, tài sản phục vụ việc giải quyết tranh chấp và thi hành phán quyết Ví dụ,Luật Mẫu quy định, hội đồng trọng tài có thâm quyền yêu cầu một bên bảo toàn hiệntrang tranh chấp, không tau tán tài sản, giữ nguyên chứng cứ
- Thứ ba, Về thâm quyền của hội đồng trọng tài trong việc giải quyết các tranhchấp phát sinh ngoài hợp đồng Theo Luật trọng tài các nước, hội đồng trọng tài có
thâm quyền giải quyết các tranh chap phát sinh từ hoạt động thương mại không quan
tâm có phát sinh từ hợp đồng hay không
Trang 40Trinh tự thu tục tổ tụng được quy định khá đồng nhất trên cơ sở của Luật Mẫu,Tong đó có một số thủ tục đặc biệt như: Xét xử văng mặt một hoặc cả hai bên, Hộilồng trọng tài trưng cầu giám định.
4.3.5 Phan quyết trọng tài, huy phán quyết và thi hành phán quyết trọng tài
Về nguyên tắc ra phan quyết, Theo quy định của luật trọng tài các nước, phán
uyết của trọng tài, cũng như các quyết định khác của hội đồng trọng tài, thườngược lập theo nguyên tắc biểu quyết theo đa số, ý kiến thiểu số sẽ được ghi vào biên
¬
3]
an,
Vẻ hình thức và nội dung phán quyết trong tai, Phan quyết phải được làm băng
ăn bản và nêu rõ lập luận, lý do cho kết luận trong phán quyết Phán quyết phải có
hữ ký của Chủ tịch hoặc đa số trọng tài viên
Vẻ sửa chữa lỗi trong phán quyết trọng tài, Khi phán quyết đã được tuyên, hộilồng trọng tài không thé thay đổi nội dung phán quyết Tuy nhiên, một bên có thé yêu
âu hội đồng trọng tài sửa chữa những lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu đo nhằm lẫn
loac tính toán sai trong phán quyết, nhưng phải thông báo ngay cho bên kia
Vẻ phán quyết ghỉ nhận việc hòa giải thành, Trong quá trình tố tụng trọng tài,
1éu các bên tiến hành hòa giải được tranh chấp, các bên có thé yêu cau hội đồng trọng
ài phi nhận kết quả hòa giải thành trong một phán quyết và phán quyết đó sẽ có hiệu
ực như một phán quyết trọng tài
Vẻ huỷ phán quyết trọng tài, Sau khi phán quyết trọng tài được tuyên ở mộtuuốc gia, một bên có thé yêu cầu Tòa án có thẩm quyên ở nước đó hủy phán quyết vinột số lý do nhất định Các lý do này không liên quan đến nội dung phán quyết trọng
ài mà liên quan đến thỏa thuận trọng tài và thủ tục tố tụng
Về thi hành phán quyết trọng tài, Luật pháp các nước thường quy định một bên
>6 thể yêu cầu Tòa án ra lệnh thi hành phán quyết trọng tai.” Quy định này áp dụng 6phan quy y apĐiều 29 Luật Mẫu: điều 1052 Luật Trọng tài Đức, khoản | điều 60 Luật lrong tài thương mại 2010.
> Điều 66 Luật Trọng tai Anh.