1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Ý thức pháp luật của doanh nhân Việt Nam hiện nay

68 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 37,38 MB

Nội dung

- Y thức pháp luật của doanh nhân luôn chịu sự quyết định của nên kinh tế.Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa với một nền

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYEN DONG XUAN PHƯƠNG

Chuyên ngành: Ly luận lịch sử nha nước va pháp luật

Mã số: 60.38.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Hồi

Hà Nội - 2013

Trang 2

MỞ ĐẦU cee ce cee castes ces ceeusecce ces ceeuseece seesesee

CHUONG I MOT SO VAN DE LY LUAN VE Y THUC PHAP

LUAT CUA DOANH NHÂN VIET NAM

1.1 Khái niệm doanh nhân và khái niệm, đặc điểm ý thức pháp luật

của doanh nhân Việt Nam 7G 0G cG S590 009090 990609 9 8

1.1.1 Khái niệm doanh nhân Việt Nam

1.1.2 Khái niệm và đặc điểm ý thức pháp luật của doanh nhân Việt

HH, eo

1.1.2.1 Khai niệm y thức pháp luật của doanh nhá

1.1.2.2 Đặc điểm ý thức pháp luật của doanh nhân

1.1.2.3 Tác động của ý thức pháp luật đối với doanh nhân

1.1.2.4 Những yếu tô ảnh hưởng đến ý thức pháp luật của doanh nhân

Viet NAM ĂĂẶẶẶ S0 SH TH nh TH HH He

CHUONG II THỰC TRANG VÀ GIẢI PHAP NÂNG CAO Ý

THỨC PHÁP LUẬT CỦA DOANH NHÂN VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Thực trạng ý thức pháp luật của doanh nhân Việt Nam hiện

2.1.1 Những điểm tích cực trong ý thức pháp luật của doanh nhân Việt

2.1.2 Những điểm hạn chế trong ý thức pháp luật của doanh nhân Việt

EEE TATE TRY sass est tin th 6 cia Wack 4h NB dW gđhä UB 4384 8 lã

2.2 Giải pháp nâng cao ý thức pháp luật của doanh nhân Việt Nam

hiỆn NAY - o0 SG SG 0.96 9.9 9 9 09 00 0 00 909 0000909 9008006

2.2.1 Giải pháp từ phía doanh nhân

2.2.1.1 Nâng cao nhận thức về pháp luật của các doanh nhân

2.2.1.2.Nâng cao nhận thức của doanh nhân về vai trò của mình trong

việc góp ý và xây dựng chính sách pháp luật liên quan tới cộng đồng

doanh nghiỆD SH ST kh xi,

2.2.2 Giải pháp từ phía nhà nước coe cee cee « <« s«««<«

2.2.2.1 Minh bạch trong các chính sách cee tee tee aes

2.2.2.2 Hoàn thiện hệ thong pháp luật

2.2.2.3 Tạo điều kiện cho doanh nhân trong công tác tham vấn hoạch

định chính sách và xây dựng pháp luật kinh doanh

2.2.2.4 Tổ chức thực hiện tốt chương trình 565

14 16

50

51

51 51

54

54

Trang 3

nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật của doanh nhán

2.2.2.6 Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong việc quan tâm,

giáo duc nâng cao ý thức pháp luật cho doanh nhân

2.2.2.7 Biện pháp kinh tế là giảm thuế và tăng mức xử phạt vi phạm

pháp luật

KET LUẬN <<<< «<< s<ee

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

60

61

62

63

Trang 4

LOI MO DAU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã

hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Đề đạt được điều đókhông chỉ cần có một hệ thống pháp luật hoàn thiện mà còn cần có ý thức phápluật cao của mỗi người Pháp luật chỉ thực sự phát huy tác dụng khi nó được thựchiện nghiêm chỉnh thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội

và cá nhân mỗi người Do đó, để pháp luật đi vào cuộc sống thì ngoài việc hoànthiện hệ thống pháp luật thì bat kỳ nhà nước nào cũng phải chú trọng nâng cao ýthức pháp luật của mọi thành viên trong xã hội, biến việc tuân thủ nghiêm chỉnhpháp luật thành niềm tin nội tâm ở mỗi người Trong xã hội Việt Nam hiện nay, ýthức pháp luật thống trị là ý thức pháp luật của giai cấp công nhân và nhân dân

lao động Cùng với sự phat triển của xã hội Việt Nam, ý thức pháp luật của giaicấp công nhân và nhân dân lao động sẽ trở thành một hệ thống tư tưởng và quanđiểm pháp luật thống nhất của toàn xã hội

Những năm gần đây, ý thức pháp luật ở Việt Nam nói chung và ý thức

pháp luật của các doanh nhân Việt Nam nói riêng ngày càng được nâng cao hơn

trước song vẫn còn thấp biểu hiện trong thực tế là nhiều doanh nhân chưa hiểu rõpháp luật, thậm chí vi phạm pháp luật trong quá trình sản xuất, kinh doanh Vìvậy, việc tìm hiểu thực trạng ý thức pháp luật của doanh nhân dé từ đó tìm ra cácgiải pháp nhằm nâng cao ý thức pháp luật của họ là điều cần thiết, phục vụ đắclực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Đó là lý do mà Tôi lựa chọn

đề tài “Ý thức pháp luật của doanh nhân Việt Nam hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu

Ý thức pháp luật ở nước ta hiện nay đang là van dé được các nhà khoa học

quan tâm nghiên cứu dưới các góc độ và mức độ khác nhau.

Có thê kê dén một sô công trình nghiên cứu sau:

Trang 5

- “Ý thức pháp luật” của PGS.TS Nguyễn Minh Đoan - Nhà xuất bảnchính trị quốc gia “Bên cạnh những lý luận cơ bản về ý thức pháp luật chung; tác

giả còn đi sâu nghiên cứu về tư tưởng pháp luật; tâm lý pháp luật; vai trò của ýthức pháp luật với đời sống xã hội; Thực trạng ý thức pháp luật ở Việt Nam hiện

nay; Kiến nghị các giải pháp nâng cao ý thức pháp luật ở Việt Nam hiện nay; Chỉ

ra Phổ biến, giáo dục pháp luật là một biện pháp quan trọng để nâng cao ý thứcpháp luật và lối sống theo pháp luật”

- Luận văn thạc sĩ luật học “Van đề nâng cao ý thức pháp luật ởCampuchia hiện nay” tác giả Pring Sok “Tác giả đề cập đến một số vấn đề lýluận về ý thức pháp luật và những biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao ý thức pháp

luật; nêu thực trạng ý thức pháp luật và thực hiện những biện pháp pháp lý chủ

yếu nhằm nâng cao ý thức pháp luật ở Campuchia hiện nay; đưa ra quan điểm và

đề xuất giải pháp thực hiện những biện pháp pháp lý chủ yếu nhằm nâng cao ý

thức pháp luật ở Campuchia hiện nay”.

- Luận văn thạc sĩ luật học “Nâng cao ý thức pháp luật của bộ đội phòng

không — không quân ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” tác giả Lê PhuongĐông “Trong luận văn tác giả đề cập đến cơ sở lý luận về việc nâng cao ý thức

pháp luật của bộ đội phòng không không quân; Nêu thực trạng ý thức pháp luật

của bộ đội phòng không không quân; Đề ra phương hướng, giải pháp nâng cao ý

thức pháp luật của bộ đội phòng không không quân”.

- Luận văn thạc sĩ luật học “Ý thức pháp luật của thanh niên trên địa bàn

thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” tác giả Phạm Thị Hân “Tác giả đềcập đến một số van dé lý luận về ý thức pháp luật của thanh niên, thực trạng ýthức pháp luật của thanh niên và kiến nghị những giải pháp nâng cao ý thức phápluật của thanh niên trên địa bàn thành phó Hà Nội”

Trong các công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã phân tích một số vấn

đề lý luận và thực tiễn về ý thức pháp luật ở nước ta Tuy nhiên, chưa có côngtrình nào dé cập một cách hệ thống và khái quát về co sở lý luận va thực trạng ý

thức pháp luật của doanh nhân Việt Nam hiện nay như công trình này.

Trang 6

Ý thức pháp luật của doanh nhân Việt Nam hiện nay là một vẫn đề rộng

lớn và phức tạp Trong phạm vi một luận văn thạc sỹ, tôi chỉ tập trung nghiên cứu

một số vấn đề lý luận và thực trạng ý thức pháp luật của doanh nhân Việt Namthời gian qua dé từ đó đề xuất một số biện pháp pháp lý chủ yếu nhằm nâng cao ý

thức pháp luật của các doanh nhân Việt Nam hiện nay.

4 Cé sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận dé nghiên cứu đề tài là những quan điểm của chủ nghĩa Mác

- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; các quan điểm chỉđạo của Đảng cộng sản Việt Nam, đường lối, chính sách của Nhà nước về xâydựng Nhà nước pháp quyên thé hiện trong Hiến pháp cũng như các văn bản quy

phạm pháp luật khác.

Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của triết học Mác

-Lénin, luận văn được nghiên cứu trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu

cụ thé: phân tích, tổng hợp, phương pháp hệ thống, kết hop lý luận và thực tiễn,

đê giải quyết van đê đặt ra.

5 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của Luận văn là nhăm tìm ra các giải pháp đê nâng cao y thức pháp luật của doanh nhân Việt Nam hiện nay.

Nhiệm vụ nghiên cứu bao gồm:

- _ Phân tích những van dé lý luận cơ bản về ý thức pháp luật của doanh nhân

- Phan tích thực trạng ý thức pháp luật của doanh nhân Việt Nam hiện nay,

chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong ý thức pháp luật của cộng đồng này

- Dé xuất một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao ý thức pháp luật của

doanh nhân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

6 Kết cấu

Trang 7

Ngoài phân mở đâu và kêt luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn

gồm 2 chương:

Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về ý thức pháp luật của doanh nhân

Chương II: Thực trạng và một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao ý thức pháp

luật của doanh nhân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Trang 8

CHUONG I MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE Ý THỨC PHÁP LUAT CUA

DOANH NHAN VIET NAM

1.1 Khai niém doanh nhan va khai niém, dac diém ý thức pháp luật của

doanh nhân Việt Nam

1.1.1 Khái niệm doanh nhân Việt Nam

Trước tiên, chúng ta xem xét khái niệm “doanh nhân” theo cách giải thích

người làm công việc quản lý nhà nước về kinh tế và những người hoạt động trong

các doanh nghiệp, cả doanh nghiệp công ích không có mục tiêu vị lợi lẫn doanhnghiệp kinh doanh vi lợi Quan niệm như trên là quá rộng, không phân biệt đượcdoanh nhân với những dạng người khác cùng trong lĩnh vực hoạt động kinh tế

GS Trần Ngoc Thêm trong bài Báo cáo “Văn hóa doanh nhân và văn hóadoanh nhân Việt Nam” tại Hội thảo Văn hóa doanh nhân Việt Nam tổ chức ở TP

Hồ Chí Minh (2006) đã chú giải kinh doanh theo nghĩa den là “quản lý kinh tế”

còn doanh nhân là “người quản lý (việc làm ăn)”, “là người làm kinh doanh”.

Cuốn Bài giảng Văn hóa kinh doanh do Đại học kinh tế quốc dân xuất bản năm

2006 do Dương Thị Liễu (chủ biên) đã chọn cách giải thích từ Hán - Việt

“doanh” là lãi, “nhân” là người; “doanh nhân” là người làm kinh doanh đê kiêm lời.

Vậy doanh nhân là khái niệm rộng chỉ nhiều loại đối tượng người theo lĩnh

vực hoạt động (sản xuất, dịch vụ, thương mại, ) và quy mô khác nhau (cá thé,

hộ gia đình, doanh nghiệp, ) Hiện nay, trên thé giới cũng như nước ta, nói đếndoanh nhân là người ta nghĩ ngay tới nhóm đối tượng tiêu biểu nhất của nó là

Trang 9

những người sáng lập và lãnh đạo các doanh nghiệp, nhất là các tập đoàn, công tylớn Hiểu như vậy đúng nhưng chưa đủ.

Ngoài ra, khái niệm doanh nhân còn được định nghĩa dựa trên đặc diémnghề nghiệp và tính cách của họ, chăng hạn:

- Ong Vii Tién Lộc, Chu tịch Phòng Thuong mại và công nghiệp Việt Nam

định nghĩa: “Doanh nhân là nhà đầu tư, là nhà quản lý, là người chèo lái conthuyền doanh nghiệp mà điểm khác biệt của doanh nhân với những người khác là

ở chỗ họ là người dám chấp nhận mạo hiểm, rủi ro khi dẫn thân vào con đườngkinh doanh” (Cuốn Bài giảng văn hóa kinh doanh, NXB Đại học kinh tế quốcdân, Hà Nội, do Dương Thị Liễu (Chủ biên) (2006))

»

- Nhà nghiên cứu Vũ Quốc Tuấn, trong bài “Doanh nhân — một góc nhìn?trên báo Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần, ngày 13/10/2007, viết “Nói một cáchchặt chẽ, doanh nhân là những người chủ doanh nghiệp trực tiếp kinh doanhdoanh nghiệp của mình, những người được cử hoặc được thuê để quản lý doanhnghiệp, thực hiện nhiệm vụ kinh doanh; trách nhiệm và lợi ích của họ gắn liền

với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, mà yêu cầu đầu tiên của họ là phải có

đủ điều kiện để sáng tạo, không ngừng phát triển doanh nghiệp”

- Sách Bài giảng Văn hóa kinh doanh của Đại học kinh tế quốc dân viết:

“Doanh nhân là người làm kinh doanh, là chủ thể lãnh đạo, chịu trách nhiệmtrước xã hội và pháp luật Doanh nhân có thể là chủ một doanh nghiệp, là người

sở hữu và điều hành, Chủ tịch công ty, Giám đốc công ty hoặc cả hai”

Các cách định nghĩa như trên cho chúng ta thấy một quan điểm toàn điệnhơn về doanh nhân nhưng thường bị dài vì phải liệt kê một số đặc điểm và đốitượng khác nhau Mặt khác, ba định nghĩa trên đều bỏ qua một nhóm đối tượnggồm hàng triệu người hiện đang theo đuổi nghề nghiệp kinh doanh cá thé (doanh

nhân cá nhân) và những hộ kinh doanh không lập doanh nghiệp; mà chính sự

đóng góp của họ với tư cách là các chủ thé kinh doanh đông đảo nhất đã tạo nên

nét đặc sắc của văn hóa doanh nhân và văn hóa kinh doanh Việt Nam.

Trang 10

Dựa vào những định nghĩa trên đây và căn cứ vào thực tiễn xã hội nước ta

hiện nay có thê suy ra có ba tiêu chí cơ bản đê xác định họ có phải là doanh nhân bao gôm:

Thứ nhất, hoạt động, hành vi cua họ có một mục tiêu chính là kiếm lợi

nhuận, làm giàu, là ban sản pham, dịch vụ ra thị trường;

Thứ hai, họ có điểu kiện hành nghề và đặc điểm tâm lý phù hợp (về thờigian, vốn, tư liệu sản xuất, quan điểm, kiến thức và kỹ năng hay nói cách khác,

là đạt chuẩn nhất định về nhân cách doanh nhán) với hoạt động kinh doanh và

đó là công việc chính của họ;

Thứ ba, nguôn thu nhập chính của họ từ hoạt động nay [1]

Tóm lại qua các quan điểm trên có thể hiểu một cách ngắn gọn, doanhnhân là những người có điều kiện hành nghề phù hợp với hoạt động kinh

doanh thường xuyên, có mục tiêu kinh doanh là tìm kiếm lợi nhuận và đó làcông việc tạo ra nguồn thu nhập chính cho họ

Cần phân biệt khái niệm doanh nhân và khái niệm thương nhân Theo các

phân tích ở trên thì có thể thấy khái niệm doanh nhân rộng hơn khái niệm thương

nhân.

Theo Điều 6 Luật thương mại năm 2005, “7Thương nhân bao gồm tô chứckinh tế được thành lập hợp pháp, ca nhân hoạt động thương mại một cách độc

lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh ”.

Theo định nghĩa Thương nhân ở trên thì thương nhân chính là các doanh

nhân hoạt động trong lĩnh vực thương mại (mua bán, lưu thông, phân phối, "

Xét về mặt lịch sử thì thương nhân thường là bộ phận xuất hiện sớm nhất tronggiới doanh nhân Ngoài thương nhân, những người làm sản xuất, và các loại hình

dịch vụ khác (đầu tư, tư vấn, du lịch ) có mục đích kinh doanh đều là doanh

nhân.

Vậy ở nước ta hiện nay, doanh nhân là một cộng đồng xã hội chứ khôngphải là giai cấp hay tầng lớp xã hội

Trang 11

V.I Lê nin đã đưa ra một định nghĩa chuẩn về giai cấp là những tap đoàn

người khác nhau về (1) địa vị của họ trong một hệ thống xã hội nhất định, (2)khác nhau về quan hệ của họ đối với tư liệu sản xuất, (3) khác nhau về vai trò của

họ trong những tô chức lao động xã hội, và (4) khác nhau về cách thức hưởng thu

và phan của cải xã hội mà họ được hưởng Từ quan điểm này, chúng ta có thé

phân tích tính chất xã hội của doanh nhân nước ta hiện nay

Trước tiên, doanh nhân Việt Nam là một cộng đồng gồm nhiều triệu cá

nhân được hình thành chủ yếu trong thời kỳ đổi mới, gồm nhiều nhóm, nhiều bộphận thuộc về các giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội nước ta Doanh nhânhiện nay có lịch sử thành phần xuất thân, trưởng thành và bản thân họ đang hoạtđộng trong nhiều giai tang xã hội khác nhau: nông dan, công nhân, sinh viên, tríthức, cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang, người kinh doanh cá thể, tiểuthương, tiêu chủ, chủ doanh nghiệp vừa và lớn

Thứ hai là về địa vị, vai trò của doanh nhân trong xã hội và trong hệ thống

sản xuất: doanh nhân là một bộ phận nhân dân hay một lực lượng xã hội, có vaitrò là những chiến sỹ tiên phong trong mặt trận kinh tế, là lực lượng quan trọng,

nòng côt đê thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh”.

Thứ ba về quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất: doanh nhân không chỉ gồm bộphận các ông bà chủ có quyền sở hữu các tư liệu sản xuất của doanh nghiệp -thành phần cốt lõi và tiêu biểu nhất của khái niệm doanh nhân, được gọi là các

nhà kinh doanh hay nhà doanh nghiệp — mà còn bao gồm cả những cán bộ, công

nhân viên tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó, những người

này có thể không có quyền hoặc có một phần quyền sở hữu doanh nghiệp tủythuộc vào tỷ lệ cô phan của doanh nghiệp mà ho nắm giữ với tư cách là cổ đôngcủa công ty.

Thứ tư, về quy mô thu nhập và cách thức sử dụng của cải thu được, thì

doanh nhân có một điểm chung là thường dành phần lớn tài sản họ có được nhờkinh doanh dé tái đầu tư nhằm không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh

Trang 12

1.1.2.1 Khai niệm ý thức pháp luật của doanh nhân

Ý thức pháp luật là một hình thái quan trọng của ý thức xã hội, nó ra đời,

tồn tại và phát triển từ nhu cầu khách quan của đời sống xã hội Từ nhu cầukhách quan đó của đời sống xã hội con người phản ánh tôn tại xã hội và hình

thành ở họ những tư tưởng, quan điểm, quan niệm về sự cần thiết phải điều chỉnhcác quan hệ xã hội bằng pháp luật Vì vậy, ý thức pháp luật xã hội tại mỗi giaiđoạn nhất định không chỉ bao gồm các tư tưởng, quan điểm, quan niệm pháp luậtthịnh hành, phổ biến trong xã hội mà còn bao gồm các tư tưởng, quan điểm, quan

niệm pháp luật của các thời đại trước còn lưu giữ lại và những tư tưởng, quan

điểm, quan niệm pháp luật manh nha là mầm mống cho hệ ý thức pháp luật trongtương lai Trong ý thức pháp luật thường tồn tại cả những quan tư tưởng, quanđiểm, quan niệm pháp luật đúng đắn, phù hợp với điều kiện của xã hội hiện tại,

có ảnh hưởng tích cực đến lợi ích và sự phát triển xã hội, nhưng cũng có thể có cả

những tư tưởng, quan điểm, quan niệm pháp luật sai lầm, không phù hợp làm ảnhhưởng không tốt đến sự phát triển xã hội

Ý thức pháp luật xã hội xuất phát từ ý thức pháp luật của cá nhân, nhưng

do ảnh hưởng của nhiều yếu tố mà các cá nhân có ý thức pháp luật không giống

nhau Dé ý thức pháp luật của cá nhân trở thành ý thức pháp luật của cả xã hội nóphải được bổ sung, nâng lên thành những tư tưởng, quan điểm pháp luật mang

tính phổ biến, thịnh hành trong xã hội dưới dạng các học thuyết, tổng kết lý luận

pháp luật

Y thức pháp luật của doanh nhân là tổng thể những quan điểm, quan niệm,

tu tưởng cua doanh nhán về pháp luật, là thái độ, tình cảm, sự đánh giá của doanh nhân doi với pháp luật cũng như doi với hành vi pháp luật cua các chu thê trong xã hội.

1.1.2.2 Đặc điểm ÿ thức pháp luật cua doanh nhán

Ý thức pháp luật của doanh nhân vừa có các đặc điểm của ý thức pháp luật nói

chung và vừa có những đặc điêm riêng nhât định Do là các đặc diém sau:

Trang 13

- Y thức pháp luật của doanh nhân luôn chịu sự quyết định của nên kinh tế.

Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong quá

trình hội nhập và toàn cầu hóa với một nền kinh tế phát triển không ngừng đồng

nghĩa với ngày càng ra đời các quan hệ kinh tế, các quan hệ xã hội mới đòi hỏicần có pháp luật điều chỉnh Nền kinh tế quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triểncủa pháp luật, nó quyết định nội dung của pháp luật Pháp luật được xây dựngtrên nền tảng kinh tế và phải có sự đảm bảo của kinh tế thì mới có tính khả thi

Do vậy, mọi sự biến động trong nền kinh tế sớm hay muộn cũng sẽ dẫn đếnnhững sự thay đổi tương ứng trong pháp luật

Nền kinh tế biến động tác động đến sự vận động và phát triển pháp luật và

pháp luật lại tác động đên ý thức pháp luật của doanh nhân.

Sự tồn tại của pháp luật bang nhiều cách sẽ tác động trực tiếp hoặc giántiếp lên nhận thức của các doanh nhân, do đó nó trở thành nhân tố, phương tiệnthúc đây sự phát triển của ý thức pháp luật của doanh nhân trên thực tế Điều nàycho thấy, pháp luật là “nguồn” để tạo nên nội dung của hệ tư tưởng pháp luậtcũng như định hướng tâm lý pháp luật đối với các doanh nhân Khi có một hệ

thống pháp luật hoàn chỉnh, khách quan sẽ là điều kiện thiết yếu cho việc nângcao ý thức pháp luật của doanh nhân trên thực tế

Khi nền kinh tế phát triển phù hợp với sự phát triển các doanh nghiệp của

các doanh nhân thì các doanh nhân sẽ nâng cao ý thức pháp luật của mình, họ

tuân các quy định pháp luật của nhà nước để tìm kiếm lợi nhuận và hạn chế tối đa

rủi ro có thê xảy ra.

Ngược lại, trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái như hiện nay các doanh nhânlàm ăn khó khăn, gặp nhiều thách thức và nền kinh tế trở thành một trở ngại lớnnhất cho các doanh nhân trên con đường tìm kiếm lợi nhuận, và nếu việc tuân thủ

các quy định pháp luật làm giảm đáng kế hoặc triệt tiêu lợi nhuận của họ thì họ sẽ

tìm mọi cách lách luật, thậm chí sẵn sàng vi phạm pháp luật

Như vậy, ý thức pháp luật của doanh nhân luôn chịu sự quyết định của nền

kinh tế thông qua công cụ là pháp luật

Trang 14

- Y thức pháp luật của doanh nhân có tính độc lập tương doi so với nên kinh tế.

Ý thức pháp luật của doanh nhân thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội

Trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước hiện nay, nền kinh tếcủa Việt Nam phát triển nhanh và nóng Chính vì vậy, mà ý thức pháp luật củadoanh nhân thường đi sau sự phát triển của nền kinh tế, luôn phản ánh cái đã diễn

ra và đang tôn tại trong đời sông xã hội.

Ý thức pháp luật cũng luôn có tính kế thừa Ngoài phản ánh cái đã diễn ra

và đang tồn tại trong đời sống kinh tế - xã hội, ý thức pháp luật của doanh nhâncũng luôn kế thừa những yếu t6 nhất định của ý thức pháp luật của các thời đại và

gia1 đoạn trước đó Trong ý thức pháp luật của doanh nhân luôn giữ lại những tư

tưởng, quan điểm pháp luật của các thế hệ và thời đại trước bao gồm các tưtưởng, quan điểm vẫn còn phù hợp và cả các tư tưởng, quan điểm đã lỗi thời

không còn phù hợp.

Ý thức pháp luật có sự tác động trở lại tồn tại xã hội Những quan điểm,quan niệm, tư tưởng tiễn bộ của doanh nhân về pháp luật, phản ánh đúng quy luậtphát triển khách quan của đời sống kinh tế - xã hội sẽ có tác dụng thúc đây sự

phát triển của nền kinh tế Ngược lại, những tư tưởng, quan niệm lạc hậu, phản

ánh sai lệch hiện thực khác quan sẽ kìm ham sự phát triển của nền kinh tế đấtnước.

- Hiéu biết pháp luật của doanh nhân Việt Nam chưa day đủ và toàn diện

Do đặc thù của nghê nghiệp, công việc và với tư cách là doanh nhân, công dân Việt Nam, các doanh nhân chủ yêu tìm hiêu các quy định liên quan trực tiép tới hoạt động sản xuât, kinh doanh của mình bên cạnh việc tìm hiêu và thực hiện quyên và nghĩa vụ công dân.

Tuy nhiên, ngay cả những quy định pháp luật ảnh hưởng, liên quan trực

tiếp tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình cũng không nhiều doanh nhân

tự tin là mình nắm đầy đủ và chính xác, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam hiệnnay, với một hệ thống pháp luận còn chưa hoàn thiện va hay thay đổi Trong quá

Trang 15

trình sản xuất, kinh doanh, do sự hiểu biết pháp luật chưa đầy đủ và toàn diện có

thê dẫn đến việc các doanh nhân “vô tình” làm trái pháp luật, cái giá phải trả cho

sự “vô tình” đó sẽ là thời gian, công sức, tiền của và có thé cả uy tin của doanhnhân Ngược lại, sự hiểu biết sâu sắc về môi trường pháp lý là một nền tảng vữngchắc trong việc phát triển chiến lược kinh doanh phù hợp, giúp doanh nghiệp khaithác tối đa những cơ hội kinh doanh và quản lý hiệu quả những rủi ro

- Ý thức pháp luật của doanh nhân Việt Nam thể hiện ở trình độ, kiến thức

pháp lý và thái độ, tình cảm đổi với pháp luật của doanh nhân thông qua các

hành vi pháp luật cua họ.

Hoạt động của doanh nhân là hoạt động có ý thức và có mục đích Doanh

nhân thông qua việc nhận thức đời sống xã hội để có được những tri thức pháp lýcần thiết cho hoạt động của mình, nó giúp cho họ có những hành vi đúng đắn phù

hợp với các quy định pháp luật khi họ tham gia vào các quan hệ xã hội với tư

cách là chủ thé Nhu vậy ý thức pháp luật là yếu tổ có tầm quan trọng đặc biệt vì

nó giúp các doanh gia dễ dàng nhận thức một cách chính xác các quy định phápluật hiện hành, đồng thời, giúp các doanh nhân có khả năng nhận thức đượcnhững công việc cần phải làm trong hiện tại cũng như trong tương lai

Các doanh nhân có ý thức pháp luật cao thé hiện thông qua các hành vi

pháp ly hợp pháp của họ trong quá trình sản xuất, kinh doanh, qua đó thấy đượcthái độ, tình cảm của họ đối với pháp luật là ủng hộ và tôn trọng

Các doanh nhân có ý thức pháp luật đúng dan sẽ đảm bảo được quyền vàlợi ích trong kinh doanh Việc hiểu biết các quy định luật pháp liên quan đến hoạtđộng của mình sẽ làm gia tăng những cơ hội thành công mới Luật pháp là yếu tốđảm bảo cho sự vận hành thông suốt và ôn định của hoạt động doanh nghiệp.Nắm vững và thích ứng với thay đổi của pháp luật giúp doanh nghiệp hoạch địnhchiến lược đầu tư đúng đắn, phát triển chiến lược kinh doanh phù hợp, tối ưu hóa

các nguôn lực, tận dụng các cơ hội kinh doanh và quản lý hiệu quả những rủi ro

Môi trường pháp lý tốt là nhân tố tác động đến sự thành công của các lĩnh vực

hoạt động kinh doanh.

Trang 16

Ngược lại, các doanh nhân có ý thức pháp luật thấp do sự hiểu biết phápluật hay trình độ kiến thức pháp lý thấp hoặc do thái độ của doanh nhân đó đốivới pháp luật hiện hành là coi thường và chống đối nên dẫn đến hành vi của họ làtrái pháp luật hoặc vi phạm pháp luật Điều đó thể hiện qua các sai phạm của cácdoanh nghiệp liên quan đến các quy định pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư, thuế

và pháp luật có liên quan, chăng hạn không đăng ký mã số thuế, không thực hiện

kê khai thuế, không hoạt động tại trụ sở đăng ký, không báo cáo về hoạt động đầu

tư kinh doanh theo quy định Những vi phạm trên đã kéo theo nhiều hệ lụy kinh

tế - xã hội ở cả cấp vĩ mô và vi mô

Đặc điểm này dường như đúng đối với các doanh nhân nhỏ, họ không có

bộ phận pháp chế chuyên tư van cho doanh nghiệp trong mọi hoạt động củamình Khi đó họ sẽ tự tìm hiểu pháp luật từ nhiều nguồn khác nhau, từ đó ý thức

pháp luật của họ cũng sẽ được nâng cao.

Bên cạnh đó, đối với các doanh nhân lớn bao giờ họ cũng có bộ phận tư

van pháp luật chuyên cung cấp thông tin pháp luật, làm rõ cho doanh nhân hiểu

thêm những quy định của pháp luật và đặc biệt là định hướng hành vi của doanh

nhân trong những điều kiện, hoàn cảnh pháp luật đã dự liệu trước Đối với trườnghợp này thì doanh nhân đó hoàn toàn không có trình độ và kiến thức pháp lý, nếuxếp họ vào bộ phận những người không có ý thức pháp luật thì cũng không đúng

- Y¥ thức pháp luật luôn gắn lién với mục tiêu kinh doanh của doanh nhân là

tìm kiếm lợi nhuán.

Một doanh nhân khi tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanhnào thì cũng đều hướng tới một mục tiêu duy nhất đó là tìm kiếm lợi nhuận Vì

vậy mà ý thức pháp luật của doanh nhân cũng luôn gan liên với mục tiêu nay.

Trường hợp các doanh nhân có ý thức pháp luật nhưng khi tuân thủ theo

các quy định của pháp luật sẽ làm hạn chế dang kế và hoặc triệu tiêu loi nhuận

của họ thì họ sẽ tìm cách lách luật để đạt được mục đích Còn các doanh nhân có

ý thức pháp luật thấp họ sẽ sẵn sàng vi phạm pháp luật dé đạt được mục tiêu này

Trang 17

Cũng chính vì mục tiêu này mà một số doanh nhân lớn, có quyền thế, cótiềm lực tài chính mạnh sẵn sàng dùng mọi biện pháp để can thiệp, tác động đếnchính sách, pháp luật nhằm mang lại lợi ích nhóm làm mat đi giá trị chung củapháp luật.

Trong quá trình hội nhập, toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay, thì các

doanh nhân đòi hỏi phải nắm được các quy định pháp lý nhằm hạn chế những rủi

ro và thiệt hại như bị lừa do thiếu thông tin, thua thiệt khi hợp tac với nước ngoài,hay rủi ro liên quan đến thi hành phán quyết của trọng tài hoặc tòa án nướcngoài , hoặc nặng nề nhất là dẫn đến phá sản

1.1.2.3 Tác động của ý thức pháp luật đối với doanh nhân

- Y thức pháp luật giúp doanh nhân có nhận thức hiểu biết đúng đắn các quyđịnh pháp luật liên quan trực tiếp đến hoạt động của ho

Ý thức pháp luật có ảnh hưởng quyết định đến hành vi pháp lý của mỗi chủthé vì không có hành vi pháp ly nào của doanh nhân lại không cần đến tư duynhận thức Nếu doanh nhân được trang bị những tri thức pháp lý cần thiết cho

cuộc sống cũng như cho hoạt động kinh doanh của mình, thì có thể giúp cho họ

có những hành vi đúng đắn và phù hợp với quy định của pháp luật khi tham giavào các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh Ý thức pháp luật còn giúp cho

doanh nhân có khả năng nhận thức, đánh giá về đời sống pháp luật với các van đềnhư việc xác định tham gia các quan hệ xã hội nào thì cần phải tuân theo phápluật; những ưu điểm và hạn chế của hệ thống pháp luật hiện hành; tính hợp pháp

hay không hợp pháp trong các hành vi của doanh nhân, của người khác,

- Y thức pháp luật với việc điều chỉnh hành vi của doanh nhân

Ý thức pháp luật biểu hiện sự hiểu biết pháp luật và thái độ pháp lý củamỗi doanh nhân Ý thức pháp luật của doanh nhân thé hiện thế giới quan pháp ly,thái độ, niềm tin pháp lý của doanh nhân, do đó, các yếu tố thuộc đặc điểm nhânthân doanh nhân cũng sẽ chi phối lớn đối với cả hai mặt nhận thức va tâm lý Ythức pháp luật của doanh nhân được hình thành và phát triển do sự tác động của

Trang 18

các yêu tô như hoàn cảnh, điêu kiện kinh tê, chính tri, văn hóa, xã hội nói chung

và những điêu kiện tư chât bâm sinh riêng của từng doanh nhân như: môi trường

kinh doanh, học vấn, sức khỏe, tố chất thông minh,

Doanh nhân có ý thức pháp luật cao, đúng đăn, tiên bộ sẽ là người có uy

tín nghê nghiệp cao, điêu này là yêu tô tôi cân thiệt đôi với người làm công việc kinh doanh, có sức cô vũ, cuôn hút người khác trong lao động, sáng tạo Khi đó

ý thức pháp luật trở thành vốn quý của mỗi doanh nhân

Với các doanh nhân, ý thức pháp luật trở thành chất xúc tác mạnh tạo nên

sự gắn bó, đoàn kết, dé từ đó phát huy sức mạnh và năng lực sáng tạo tối đa củacác doanh nhân Đối với Việt Nam, ý thức pháp luật của doanh nhân trở thànhvốn quý, là động lực mạnh mẽ thúc đây nền kinh tế Việt Nam phát triển, thúc daytiến bộ xã hội, là cơ sở cho việc hình thành, duy trì và phát triển nền pháp chế xãhội chủ nghĩa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng nên kinh tế thị trường,hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay

Vai trò của doanh nhân đối với đất nước được ghi nhận bởi chính nhữngngười lãnh đạo cấp cao của Nhà nước như Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ.Chang hạn, tai “Cuộc gap mặt giữa Chu tịch nước Truong Tấn Sang và 100doanh nhân tiêu biểu tại Phủ Chủ tịch Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam

13/10/2012, Chủ tịch nước Trương Tan Sang đã lắng nghe và chia sẻ tâm tưnguyện vọng của các doanh nhân, biéu dương và chúc mừng các hiệp hội, cácdoanh nghiệp, doanh nhân, nhất là các doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu đãvượt lên khó khăn, thách thức to lớn để tiếp tục duy trì, mở rộng hoạt động sảnxuất kinh doanh có hiệu quả”.[24]

Hoặc, tại một số tỉnh, thành phố trong cả nước: TP Hà Nội, TP Hồ ChiMinh, Bình Dương, TP Đà Nẵng, Quảng Nam, cũng có các hoạt động nhằmvinh danh “Doanh nhân tiêu biểu năm 2012” Theo đó tại Hà Nội có 100 doanhnhân được UBND TP tặng Bang khen, 100 cá nhân được tặng Băng “Sáng kiến,

sáng tạo Thủ đô” cùng nhiều đơn vị nhận được cờ thi đua của Chính phủ và

UBND TP với nhiều mục tiêu năng suất, chất lượng, hiệu quả

Trang 19

Những doanh nhân có hiểu biết pháp luật nhưng có thái độ coi thường,

chống đối pháp luật hoặc doanh nhân có ý thức pháp luật thấp, thiếu dao đức khikinh doanh thì sẽ có nguy cơ dẫn đến vi phạm quy tắc đối nhân xử thế, vi phạm

ky luật đoàn thé, vi phạm pháp luật: kinh doanh hàng cam, lợi dụng các sơ hở của

pháp luật để làm ăn phi pháp Ví dụ, “theo thống kê của Sở kế hoạch đầu tư TP

Hà Nội tại Cổng thông tin điện tử của Sở ngày 19/12/2012 căn cứ các thông báocủa Cục thuế thành phố Hà Nội và các chi cục thuế các quận, huyện, thị xã thuộc

TP Hà Nội về việc doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh Thì có tới 946 doanhnghiệp trên khắp các quận huyện thuộc TP Hà Nội vi phạm điểm d, khoản 2,Điều 165 của Luật Doanh nghiệp về việc không hoạt động tại trụ sở đăng kýtrong thời hạn 06 tháng liên tục, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng kykinh doanh hoặc chứng nhận thay đổi trụ sở chính” [3]

Một số doanh nghiệp, doanh nhân kinh doanh các mặt hàng, dịch vụ cắmđược quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP củaChính phủ ngày 12/6/2006 quy định chi tiết Luật thương mại về hàng hóa, dịch

vụ cam kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện Ví dụ:

-Theo tin từ Cục Quan lý thị trường (QLTT) — Bộ công thương, chỉ riêng trong

tháng 9/2012, lực lượng QLTT đã tiễn hành kiểm tra 13.329 vụ, xử lý 6.387 vu viphạm trong hoạt động kinh doanh, buôn bán sản xuất hàng hóa, trong tổng số vụ

vi phạm được tiễn hành xử lý, có 1.314 vụ buôn bán, vận chuyển hàng cắm, hàngnhập lậu; 645 vụ sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng.[17] - Ngày 2/10/2009,lực lượng cảnh sát môi trường, công an tỉnh Quảng Ninh đã đột nhập và bắt quảtang một trại gấu thuộc Công ty TNHH Việt Thái đang nuôi nhốt 82 con gấu,trong đó có 24 cá thé gấu bat hợp pháp Việc này không những vi phạm pháp luậtViệt Nam về kinh doanh hàng cấm mà còn vi phạm quy định của Công ước về

buôn bán các loài động vật, thực vật hoang đã nguy cấp [32]

1.1.2.4 Những yếu tô ảnh hướng đến ý thức pháp luật của doanh nhân Việt

Nam

a Chủ trương, chính sách, pháp luật cia Dang, Nhà nước

Trang 20

Có thé khang định, từ sau công cuộc đổi mới đất nước năm 1986 đến nay,

thái độ của Đảng, Nhà nước và xã hội đối với doanh nhân đã thay đổi rõ rệt theochiều hướng tích cực hơn nhiều so với trước Nếu như trước đây, một số doanh

nhân thường bị gọi một cách miệt thị là “con phe”, “con buôn” thì sau công

cuộc đổi mới, vị trí, vai trò của doanh nhân đối với xã hội đánh giá đúng và ngàycàng được đề cao Doanh nhân đã được đánh giá là lực lượng chủ yếu làm giàu

cho đất nước, do đó, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chínhsách, các quy định của pháp luật nhằm khuyến khích, động viên doanh nhân pháttriển sản xuất, kinh doanh; tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh nhân pháttriển hoạt động sản xuất, kinh doanh một cách hiệu quả, bảo vệ thu nhập hợppháp của doanh nhân Điều này, được thê hiện rõ trong nhiều văn kiện của Đảng

và Nhà nước.

Đảng đã đưa ra phương hướng tạo môi trường dé phát triển có hiệu quả cácdoanh nghiệp theo cơ chế thị trường Đó là xây dựng một môi trường chính trị,kinh tế, xã hội, văn hóa tông thé để cho tầng lớp doanh nhân phát triển Đườnglối đôi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mở cửa hội nhập quốc tế, gia

nhập WTO và dân chủ hóa đời sống xã hội chính là tiền đề quan trọng để tạo ra

môi trường tong thể đó; Chủ trương khuyến khích sự tham gia của các doanh

nhân vào việc giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước, đây là chủtrương rất phù hợp với tính tất yếu khách quan của nên kinh tế thị trường Ví dụ:

Đảng ta đã khang định: “Khuyến khích tr nhân mua cô phan của các doanh

nghiệp nhà nước, tham gia dau tư vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh quan

trọng của nên kinh tế Khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân lớn bản cổ phần

cho người lao động” [26, tr.137]; chủ trương “bảo vệ tài sản hợp pháp của các

doanh nhân và doanh nghiệp Cân loại bỏ các quy định pháp luật không phù hợp

về việc khám xét nơi ở và làm việc, tịch thu hoặc giữ tải sản cua công dan vadoanh nghiệp Các cơ quan có thẩm quyển phải dén bù thích dang cho doanhnhân và những doanh nghiệp về những thiệt hại và cả danh dự và vật chất donhững quyết định trái pháp luật gây ra” [26, tr.237]; Các quan điểm về văn hóa,

xã hội gan liên với quan điêm vê kinh tê nhăm thay đôi nhận thức va tam lý xã

Trang 21

hội dé tôn vinh doanh nhân cũng là một chủ trương hết sức quan trọng hiện nay.Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã định hướng: “Bồi

dưỡng, đào tao và tôn vinh các doanh nhân có tài, có đức và thành đạt” [26, tr

84] Đồng thời “bỏ mọi rào cản, tạo tâm lý xã hội và môi trường kinh doanh chocác loại hình doanh nghiệp của tư nhân phát triển, không hạn chế quy mô, mọingành nghề, lĩnh vực, ké cả lĩnh vực sản xuất kinh doanh quan trọng của nên

kinh té mà pap luật không cắm” [26, tr.87]

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI năm 2011 Đảng chủ trương “Tạođiều kiện xây dựng, phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có trình độ quản lý,kinh doanh giỏi, có đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội cao Phát huytiềm năng và vai trò tích cực của đội ngũ doanh nhân trong phát triển sản xuấtkinh doanh; mở rộng đầu tư trong nước và nước ngoài; tạo việc lam, thu nhậpcho người lao động, hàng hoá, dịch vụ cho đất nước và xuất khẩu; đóng góp chongân sách nhà nước; nâng cao chất lượng sản phẩm; tạo dựng và giữ gìn thươnghiệu hàng hoá Việt Nam; đóng góp ngày càng nhiều cho sự nghiệp xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc”; “Phát triển doanh nhân về số lượng và năng lực quản lý, đềcao đạo đức và trách nhiệm xã hội Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật để tangcường sự gan bó giữa người sử dung lao động và người lao động” [27]

Gần đây nhất, Đảng ta đã có riêng một nghị quyết về phát huy vai tròdoanh nhân đó là “Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/12/2011 của Bộ chính trị về

xây dung và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” Nội dung Nghị quyếtnày bao gồm một số van dé sau:

Thứ nhất, về quan điểm chi đạo Nghị quyết cho rằng, đội ngũ doanh nhân

là lực lượng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nước Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có năng lực, trình độ và phẩm

chất, uy tín cao, sẽ góp phần tích cực nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnhtranh, phát triển nhanh, bền vững và bảo đảm độc lập, tự chủ của nên kinh tế Nghị quyết đặt mục tiêu phan đấu năm 2020 có một số doanh nhân, doanh nghiệp

có thương hiệu đạt tầm cỡ khu vực Đông - Nam A

Trang 22

Thứ hai, về phương hướng nhiệm vụ, đáng chú ý là những nội dung như:

Nâng cao nhận thức về vai trò doanh nhân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện

đại hóa và hội nhập; tạo môi trường sản xuất, kinh doanh bình đẳng và thuận lợi

cho doanh nhân; hỗ trợ đội ngũ doanh nhân mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả

hoạt động của doanh nghiệp, khuyến khích phát triển doanh nhân khu vực nôngthôn; quan tâm, tạo chuyên biến trong đào tạo và bồi đưỡng doanh nhân

Các chủ trương trên của Đảng đã được Nhà nước thể chế hóa thành phápluật nhằm tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho phát triển nền kinh tế thịtrường, phát triển sản xuất, kinh doanh, bảo vệ quyén và lợi ích hợp pháp của

doanh nghiệp.

Hiến pháp năm 1992 có hiệu lực đã tạo hành lang pháp lí quan trọng nhất

để kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển Điều 57 Hiến pháp năm 1992 quy định

“Công dân có quyên tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”; Điều 21

Hiến pháp 1992 cũng một lần nữa xác nhận hình thức và phạm vi hoạt động củakinh tế tư nhân trong nền kinh tế thông qua quy định “kinh tế cá thể, kinh té tư

bản tu nhân được chọn hình thức tổ chức, sản xuất kinh doanh, được thành lậpdoanh nghiệp không bị hạn chế về quy mô hoạt động trong những ngành nghề có

lợi cho quốc kê dân sinh”.

Sau Hiến pháp năm 1992 hàng loạt các đạo luật khác trong lĩnh vực kinh tế

đã nối tiếp nhau ra đời, tạo thêm động lực để thúc day sự tăng trưởng của kinh tế

tư nhân Có thể kế đến những văn bản pháp luật quan trọng hàng đầu tác độngđến kinh tế tư nhân như: Luật doanh nghiệp năm 1999 (sau này là Luật doanhnghiệp năm 2005), Luật đầu tư năm 2005, Luật Chứng khoán năm 2006 (sửa đổi,

bố sung năm 2010), Luật kinh doanh bat động sản năm 2006, Luật luật sư nam

2006, Cơ sở pháp lí khá toàn diện đó đã thực sự là nguồn động viên lớn nhấtcho doanh nghiệp và doanh nhân phát triển trong nền kinh tế thị trường định

hướng XHCN Việt Nam.

Hệ thống pháp luật Việt Nam trong thời gian gần đây đã đáp ứng ngày

càng tôt hơn các yêu câu của đời sông xã hội Tuy nhiên, pháp luật của chúng ta

Trang 23

còn thiếu, chưa đồng bộ, còn nhiều quy định chồng chéo Với khối lượng đồ sộ

như vậy, lại liên tục thay đổi do đang trong quá trình hoàn thiện, hệ thống phápluật đã gây rất nhiều khó khăn cho không chỉ doanh nhân mà cả các "luật sư"trong việc tìm kiếm và xác định hiệu lực của các quy định, văn bản Đi liền với

những quy định chồng chéo, mâu thuẫn là sự thường xuyên thay đổi, tính ôn địnhkhông cao của hệ thống văn bản dưới luật đã làm giảm hiệu lực của văn bản luật,

dẫn tới khó khăn trong việc thực hiện và tác động xâu đến sự 6n định chính trị xãhội, nhất là quan hệ kinh tế Đông thời, rất nhiều văn bản pháp luật có tính quyphạm thấp, thiếu những quy tắc xử sự cụ thể mà doanh nhân phải thực hiện Còntồn tại những luật "khung", luật "ống" trong khi đó nhiều lĩnh vực như đất đai,thủy sản, lao động đòi hỏi phải được điều chỉnh cụ thể và chỉ tiết

Ngoài ra, việc ký kết nhiều điều ước quốc tế, nhất là trong lĩnh vực thươngmại đã làm cho pháp luật của chúng ta có sự sai biệt nhất định mà chắc chắntrong thời gian ngắn chúng ta chưa thé sửa đổi, bố sung kịp thời được Các quyđịnh trong các văn bản pháp luật của chúng ta thường còn mang tính tình thé, đại

thê là “néu những quy định trong văn bản có sự khác biệt với điều ước quốc tế

mà Việt Nam tham gia thì sẽ thực hiện theo điều ước quốc tế” khiến cho việc áp

dụng pháp luật gặp không ít khó khăn.

Thời gian gần đây ngày 28/12/2012, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kýban hành Chỉ thị số 22-CT/TW của Bộ Chính trị và Chủ tịch Quốc hội NguyễnSinh Hùng đã ky ban hành Nghị quyết số: 38/2012/QH13 về việc tổ chức lay ýkiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 Trong lĩnh vực kinh tế,

Dự thảo đã thê chế hoá các quan điểm của Đảng, làm rõ hơn tính chất, mô hìnhkinh tế, vai trò quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa, chế độ sở hữu và quyền tự do kinh doanh Ví dụ: Dự thảo Hiếnpháp năm 1992 sửa đổi quy định tại: Điều 34 “J Mọi người có quyền tự do kinh

doanh; 2 Nhà nước bảo hộ quyên tự do kinh doanh”; Điều 54 quy định “Nênkinh tế Việt Nam là nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiềuhình thức sở hữu, nhiều thành phan kinh tế”; Điều 56 “Tổ chức, cá nhân được tự

Trang 24

do kinh doanh, thực hiện day đủ nghĩa vu đối với Nhà nước theo quy định của

pháp luật" [6].

Hiện nay, Dự thảo sửa đôi Hiến pháp năm 1992 vẫn được các tầng lớp

nhân dan sôi nổi đóng góp ý kiến và được cập nhật thường xuyên, công khai trên

các phương tiện thông tin đại chúng Dự thảo Hiến pháp năm 1992 sửa đổi saukhi được ban hành sẽ là nền tảng cho một hệ thống pháp luật Việt Nam toàn diện,hoàn thiện hơn phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường

Khi hệ thống pháp luật hoàn thiện sẽ có vai trò rất lớn trong việc củng cố

nâng cao ý thức pháp luật của doanh nhân Doanh nhân sẽ có thai độ, tình cảm

đúng đắn đối với pháp luật, niềm tin vào pháp luật và khi tham gia vào các quan

hệ xã hội nhất định, họ biết được mình được làm gi, không được làm gi, phải lam

gì và làm như thế nào khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh nào đó; đồng thời giúp họ

hiểu được mình sẽ được hưởng những lợi ích gì hay có thể được khen thưởng

theo hình thức nào khi thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật và mình sẽ phải gánh

chịu những thiệt hại gì khi vi phạm pháp luật Qua đó, pháp luật tác động đến

nhận thức của doanh nhân, giáo dục họ ý thức tự giác tôn trọng và thực hiện pháp

luật để có thể được hưởng lợi ích từ việc đó và kiềm chế mình, tránh vi phạm

pháp luật để không bị trừng phạt

Chính nhờ các chủ trương, chính sách đúng đắn, hệ thống pháp luật của

Nhà nước ngày càng hoàn thiện, đã làm hình thành và củng cố niềm tin của

doanh nhân đối với chính sách của nhà nước, các quy định của pháp luật, giúp họxây dựng thái độ pháp lý đúng đắn khi sản xuất - kinh doanh, tạo động cơ dé thúcđây các hành vi hợp pháp của họ và ý thức pháp luật của họ ngày càng được nângcao.

Ngược lại, khi hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, đi ngược lại nhu cầu,lợi ích của doanh nhân, không hợp lý, trái với các giá trị tinh thần khác của xã hội

sẽ tạo nên một thái độ hoài nghi, mặc cảm, suy giảm lòng tin của doanh nhân đối

với pháp luật Điều này dẫn đến doanh nhân sẽ có thái độ chống đối pháp luật,

Trang 25

khinh nhờn, coi thường pháp luật, ảnh hưởng không tốt đến ý thức pháp luật của

doanh nhân.

b Hoàn cảnh kinh tế - xã hội của đất nước - Môi trường kinh doanh

Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh” Để hoàn

thành mục tiêu kép là “dân giàu, nước mạnh” - mục tiêu kinh tế và vật chất;

“công bằng, dân chủ, văn minh” - mục tiêu con người, xã hội và văn hóa, thì phải

xây dựng nên kinh tế thị trường Nhiệm vụ xây dựng kinh tế là nhiệm vụ trọng

tâm của cả dân tộc.

Nền kinh tế nước ta đi lên từ một nền kinh tế kém phát triển, lạc hậu, bịchiến tranh tàn phá nặng nề và hiện nay đang có nguy cơ tụt hậu Nếu kinh tếkhông phát triển thì sẽ không thê tồn tại trong cuộc đua sinh tồn giữa các quốcgia, dân tộc trong thời đại ngày nay Phát huy kết quả, kinh nghiệm mở cửa vàhội nhập quốc tế, chúng ta tiếp tục day mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại trên tat

cả các mặt, các lĩnh vực hợp tác song phương và đa phương, mở rộng quan hệ

thương mại, thu hút vốn đầu tư, xuất khẩu lao động, tiếp nhận kiều hối và tăngcường hoạt động kinh tế, đối ngoại khác Việc chính thức gia nhập Tổ chứcthương mại thé giới WTO nói riêng và các kết qua đạt được trong hoạt động kinh

tế đối ngoại hơn mười năm trở lại đây nói chung đã đưa nền kinh tế nước ta hội

nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới, nâng cao vị thế của Việt Namtrên trường quốc tế, đồng thời tạo môi trường thuận lợi đây mạnh hợp tác kinh tế

và thu hút nguồn lực bên ngoài phát triển kinh tế đất nước

Thời đại ngày nay là thời đại hợp tác và cạnh tranh kinh tế giữa các quốcgia, dân tộc Vị thế của một dân tộc không chỉ là những vinh quang trong quá khứ

mà được thê hiện ở tỷ lệ GDP của nó trong nên kinh tế thế giới Do vậy, vi thếcủa doanh nhân trong xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước là tiền đề cho

vị thế của quốc gia trong hội nhập quốc tế Trước đây, mỗi khi các nguyên thủquốc gia của chúng ta đi thăm các nước trên thế giới thường kéo theo các nhà

chính tri, ngoại giao còn từ khi chúng ta mở cửa đôi mới “muôn làm bạn với các

Trang 26

nước trên thế giới”, tháp tùng các chính khách chủ yếu là lực lượng doanh nhân.Như ta thường nói, trên thương trường quốc tế hiện nay, nếu chỉ đến “hội” thì ai

cũng đi được, nhưng để “nhập” tức là hợp tác, liên kết, liên doanh làm ăn kinh tếvới các nước, các doanh nghiệp nước ngoài thì chỉ có thể là các doanh nghiệp,

doanh nhân mà thôi.

Mong muốn, mục đích cao nhất của doanh nhân khi kinh doanh là làm ănthành đạt, giành được lợi nhuận tối đa nhưng vẫn hợp pháp, được xã hội tôn vinh

và trân trọng Do đó, dé bảo vệ được sự nghiệp kinh doanh của mình, tránh thua

lỗ, thất bát, tránh gặp rắc rỗi, bị Nhà nước xử lý do kinh doanh bat hop phap,doanh nhân có thé cố gang tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đếnhoạt động kinh doanh của mình và thực hiện đúng yêu cầu của pháp luật, hoặcnhờ luật sư, có vấn pháp lý tư van cho họ những vấn dé pháp lý, nhờ vậy mà ýthức pháp luật của họ được nâng cao Tuy nhiên, có thể có một bộ phận doanhnhân tìm hiểu pháp luật để lợi dụng những kẽ hở, lỗ hồng của luật pháp hoặc tìmcách “lách luật” dé kinh doanh phi pháp, làm giàu bat hợp pháp, biến mình thành

những người vi phạm pháp luật, có ý thức pháp luật thấp Do vậy, hoàn cảnh kinh

tế xã hội, môi trường kinh doanh có thé ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến ý

thức pháp luật của doanh nhân.

c Các yêu to quôc tê tac động

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay thì các

yêu tô quốc tế cũng phan nao tác động đến ý thức pháp luật của doanh nhân Việt

Nam.

Khi giao lưu, làm việc với các đối tác nước ngoài, các doanh nhân ViệtNam sẽ học hỏi được tác phong, bản lĩnh, sự tôn trọng lẫn nhau cũng như ý thức

chấp hành pháp luật của các doanh nhân nước ngoài

Các doanh nhân nước ngoài bao gồm doanh nhân phương Tây và doanh

nhân châu A.

Trang 27

Hầu hết các doanh nhân nước ngoài đặc biệt là các doanh nhân phương

Tây họ có bản lĩnh văn hóa và năng lực thực tiễn Họ có sự quyết đoán có vănhoá là một biểu hiện của lòng chính trực, họ biết nói “Không” mà không khiếnngười khác phật ý và nói “Có” để quyết tâm thực hiện những điều mà người khác

không tin là có thể làm được Họ không ngại ngùng khi trả lời “tôi không biết”

nếu như họ không biết về vấn đề mà bạn quan tâm, hoặc “tôi không phụ tráchviệc này” nếu như van đề bạn quan tâm không trong phạm vi trách nhiệm của họ

Tuy nhiên, người Mỹ thường sẵn sàng chỉ cho bạn biết bạn phải hỏi ai hoặc tìm ởđâu để có những thông tin mà bạn cần, hoặc ai là người phụ trách việc mà bạnquan tâm.

Họ thích nói thăng, rõ ràng, và dễ hiểu Họ không thích kiểu nói vòng vo,

xa xôi, hoặc ví von Trong khi doanh nhân nước ngoài thường vào việc bằngcách đặt van đề trực tiếp, thì doanh nhân Việt chọn con đường ngược lại Trongkhi doanh nhân nước ngoài luôn đánh giá một sự kiện, một con người bằngnhững chứng cứ cụ thé, thì người doanh nhân Việt rất tự tin vào cảm nhận của

trực giác Điều này thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp và dẫn đến nhiều rủi ro trong

kinh doanh cho doanh nhân Việt.

Phong cách chung của doanh nhân phương Tây là ít chú ý đến nghỉ lễ, đithắng vào vấn đề, và muốn có kết quả nhanh Trong đàm phán, họ thường xácđịnh trước và rõ mục tiêu cần đạt được, chiến lược và chiến thuật đàm phán, và

dùng số liệu để chứng minh cho các luận điểm của mình Họ muốn dành chiếnthắng về phần mình, song cũng sẵn sàng thỏa hiệp trên cơ sở đôi bên cùng có lợi

“Có đi có lại” là nguyên tắc quan trọng trong đàm phán kinh doanh

Tính thăng thắn và sự lịch thiệp của doanh nhân phương Tây cũng có mức

độ khác nhau theo dat nước và vùng miền Như ở nước Mỹ, Người New York nỗitiếng là trực tính, và thậm chí hơi thô bạo nếu so sánh với văn hóa Châu á Người

California không phải lúc nào cũng nói đúng ý nghĩ của họ Ví dụ ở Los Angeles

- miền đất của những giấc mơ - nếu ai đó nói với bạn “Tôi sẽ trở lại vấn đề này

với bạn” thì cũng có thé là họ sẽ làm như vậy thật, song cũng có thé họ ngụ ý là

Trang 28

“Bạn không có cơ hội” Người ở vùng Trung Tây cũng thăng thắn nhưng thường

lịch sự hơn nhiêu.

Nhìn chung các doanh nhân phương Tây không có thói quen nói hoặc cười

to trong khi ăn uống hoặc ở nơi công cộng Họ rất tự giác xếp hàng đợi đến lượtmình khi có từ hai người trở lên, và không có thói quen chen ngang hàng Họ có

thói quen cám ơn khi được người khác giúp đỡ dù chỉ là một việc rất nhỏ như

nhường đường chăng hạn

Và khi nói đến người phương Tây thì không ai không biết đến ý thức chấphành pháp luật của họ Họ luôn luôn tuân thủ các quy định của pháp luật dù ở bat

kỳ đâu và bất kỳ khi nào

d Dao đực kinh doanh.

Đạo đức kinh doanh hay đạo đức doanh nhân là một dạng của đạo đức

nghề nghiệp

Trong lĩnh vực kinh doanh tại Việt Nam nơi có sự phát triển nhanh vànóng của nên kinh tế, cũng như sự thay đổi của chính sách pháp luật thì dao đứckinh doanh là kim chỉ nam về đạo đức cho các doanh nhân dé đưa họ và doanh

nghiệp của họ vượt qua những mâu thuẫn phức tạp về điều phải, điều trái vàhướng về việc làm những điều phải

Phan lớn những doanh gia thành công ở các thị trường mới nổi cho rằngviệc kiếm tiền cho doanh nghiệp là một hoạt động hoàn toàn về kinh tế, khôngliên quan gì đến đạo đức xã hội Họ thường bào chữa cho các hành xử sai tráitrong công việc quản trị hằng ngày bằng một lời phán, “ai cũng làm như thế cả”.Một bản nghiên cứu của Harvard năm 1998 cho thấy đạo đức va kỷ cương đónggóp về lâu dai một niềm tin tốt đẹp từ khách hàng, từ nhân viên, từ đối tác, từ nhà

đầu tư, từ cộng đồng đoàn thê Đây là cách xây dựng thương hiệu hoàn hảo

nhất của bất cứ doanh nghiệp nào Với một thương hiệu tiếng tăm và bền vững,công ty có thê tìm một tỷ lệ lợi nhuận cao hơn các đối thủ cạnh tranh, một thị

phần cao hơn của khách hàng trung thành và kết quả là một thành tựu khả quan

hơn về tài chính.

Trang 29

Thiếu đạo đức và kỷ cương quản trị, doanh nghiệp biến thành một công tycủa cơ hội, của chụp giật, của đầu cơ Mọi thành công sẽ tạm bợ, bạo phát bạo

tàn.

Đạo đức kinh doanh và ý thức pháp luật của doanh nhân là hai mặt tỷ lệ thuận với nhau Một doanh nhân có đạo đức kinh doanh cao thì họ cũng sẽ có ý

thức pháp luật cao và ngược lại một doanh nhân có đạo đức kinh doanh thấp thì

họ sẽ bất chấp pháp luật để tìm kiếm lợi nhuận cho bản thân mình

e Phong tục tap quan.

Phong tục tập quán là một bộ phận quan trọng trong vốn văn hoá truyềnthống, nó không chỉ là công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội mà nó còn ân chứa

những triết lý sâu xa về triết học, nhân sinh, cội nguồn Dân tộc Việt Nam ra đời,

tồn tại và phát triển cùng với sự hình thành của nền văn minh sông Hồng với đặctrưng của nền kinh tế nông nghiệp và canh tác lúa nước là chủ yếu Người ViệtNam sống quan cư với nhau trong các đơn vị làng xã cho nên có mối liên hệ gan

bó khá mật thiết trên cơ sở của sự gần gũi về huyết thống Vì vậy thiết chế làng

xã trở thành một thiết chế hết sức bền vững vừa che chở, vừa kiểm soát conngười một cách hết sức chặt chẽ Thiết chế làng xã này tạo ra sự độc lập rất caovới các cộng đồng dân cư khác gần giống như công xã với một kết cấu hết sứcbền vững mà khó có gì pháp vỡ Truyền thống đoàn kết cộng đồng đã giúp chocộng đồng người Việt Nam giữ gìn được bản sắc của minh, bảo vệ được mình

trước sự xâm lược va nguy cơ bi đồng hóa bởi các thế lực ngoại bang, thậm chívới truyền thống này, người Việt đã lay lại được đất nước sau cả nghìn năm Bacthuộc vì họ giữ lại được làng Việt với truyền thống đặc biệt đó để không thể bịđồng hóa Trong số những phong tục tập quán còn ton tại ở nước ta cho đến nay,

có nhiều phong tục tập quán tiễn bộ Bên cạnh đó, cũng có không ít những phong

tục tập quán lạc hậu, không phù hợp với nếp sống mới, văn minh hiện nay, thậm

chí có những phong tục tập quán trái với cả các quy định tiến bộ của pháp luật,cản trở việc thực hiện pháp luật của các doanh nhân Ảnh hưởng của phong tụctập quán đến ý thức pháp luật của doanh nhân thê hiện qua một số nội dung sau:

Trang 30

Thứ nhất, người Việt Nam có truyền thống sống phụ thuộc lẫn nhau và rất

coi trọng việc giữ gìn các mối quan hệ tốt với mọi thành viên trong cộng đồng,chính tính cộng đồng này là nguyên nhân khiến doanh nhân Việt Nam đặc biệt

coi trọng việc giao tiếp, và do vậy rất thích giao tiếp, rất hiéu khách, nhưng bêncạnh đó doanh nhân Việt Nam lại có đặc tính hầu như là rất rut rè Sự tồn tạiđồng thời của hai tính cách trái ngược nhau (thích giao tiếp và rụt rè) này bắt

nguồn từ hai đặc tinh co bản của làng xã Việt Nam là tính cộng đồng và tính tựtrị Khi đang ở trong phạm vi của cộng đồng quen thuộc, nơi tính cộng đồng ngựtrị thì doanh nhân Việt Nam sẽ tỏ ra xởi lởi, thích giao tiếp Còn khi ở ngoài cộng

đồng, trước những người lạ, nơi tính tự trị phát huy tác dụng thì doanh nhân Việt

Nam sẽ tỏ ra rụt rè Hai tính cách tưởng như trái ngược nhau ấy không hề mâuthuẫn với nhau vì chúng bộc lộ trong những môi trường khác nhau, chúng chính

là hai mặt của cùng một bản chất, là biểu hiện cho cách ứng xử linh hoạt của

doanh nhân Việt Nam.

Thứ hai, xét về quan hệ giao tiếp thì doanh nhân Việt Nam thường trọng

tình và lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử, dễ chấp nhận tha thứ, bỏ qua cho

nhau những lỗi lầm có thé gây ra sự thiệt hại cho cả cộng đồng, thậm chí cho bảnthân Sự gần gũi về thói quen, về dong máu dé nảy sinh tâm ly “di hoa vi quý”

Doanh nhân vì sợ tai tiếng, sợ đụng chạm mà ngại dau tranh với những hiệntượng tiêu cực xảy ra với chính mình và với cộng đồng VÌ so cộng đồng lên án, sợ

bị trả thù Về tính tích cực, có thé nói đây là nhân tố giúp cho sự ồn định và yén

binh cua cong đồng Nhiều khi doanh nhân chấp nhận một lời xin lỗi, coi trọng

lời xin lỗi hơn là việc bồi thường thiệt hại Điều này đã được các nhà lập phápquan tâm dé có quy định bắt buộc trong tổ tụng dân sự là thủ tục hoà giải Nhưngxét về tính tiêu cực, thực ra doanh nhân làm như vậy vì sợ và cũng ngại các thủtục pháp lý rắc rối khi phải “đáo tụng đình” đặc biệt là tâm lý “được vạ thì mácũng sưng” Tâm lý này không chỉ xảy ra ở trong các cộng đồng doanh nhân mà

còn xảy ra đối với cả các quan chức khi giải quyết các tranh chấp phát sinh trong

xã hội kéo theo việc nghi ngờ các kêt quả giải quyêt khi cho rang “con kiên ma

Trang 31

kiện củ khoai” nên các doanh nhân càng không ý thức về việc phải sử dụng phápluật như một biện pháp dé bảo vệ mình.

Doanh nhân Việt Nam có lối giao tiếp ưa tế nhị, ý tứ là sản phẩm của lốisống trọng tình và lối tư duy trong các mỗi quan hệ Tính tế nhị khiến cho doanhnhân Việt Nam có thói quen giao tiếp “vòng vo tam quốc”, không bao giờ mởđầu trực tiếp, đi thăng vào đề như người phương Tây Nó tạo nên thói quen đắn

đo cân nhắc kỹ càng khi nói năng Chính điều này khiến cho doanh nhân ViệtNam có nhược điểm là thiếu tính quyết đoán nhưng đồng thời giữ được sự hòathuận, không làm mắt lòng ai

Thứ ba, do tính cộng đông nên các doanh nhân Việt Nam còn có đặc diém

là trọng danh dự và thích tìm hiểu

Danh dự gắn liền với năng lực giao tiếp của doanh nhân Việt Nam Tiếngnói, sự góp ý của các doanh nhân lớn, giàu kinh nghiệm, có sự đóng góp nhiềucho xã hội thì sẽ có giá trị hơn tiếng nói, sự góp ý của các doanh nhân nhỏ vàdoanh nhân trẻ Lỗi sống trọng danh dự dẫn đến cơ chế tạo tin đồn, tạo nên dưluận như một thứ vũ khí lợi hại bậc nhất của cộng đồng doanh nghiệp

Ngoài ra, doanh nhân Việt Nam còn có đặc tính thích tìm hiểu với đốitượng giao tiếp, họ có thói quen tìm hiểu, quan sát và đánh giá, Điều này giúp

cho các doanh nhân Việt Nam lựa chọn cách xưng hô và ứng xử cho phù hợp với

từng đối tượng giao tiếp và khi thiếu thông tin của đối tượng giao tiếp thì cácdoanh nhân Việt Nam cũng dùng chiến lược thích ứng một cách linh hoạt, đâycũng là một nhân tố thúc đây quan hệ kinh doanh phát triển tốt đẹp hơn Tuynhiên, đặc tính này nếu không khéo léo rất đễ khiến cho đối tượng giao tiếp hiểulầm là các doanh nhân Việt Nam có tính tò mò và điều này lại khiến cho đốitượng giao tiếp sẽ có cái nhìn thiếu thiện cảm đối với các doanh nhân Việt Nam

Thứ tw, tính cộng đồng khiến doanh nhân Việt Nam thường nghi ngờ tất cảnhững gì đến từ bên ngoài, trong đó có cả những yếu tổ tích cực, truyền thốngnày không khuyến khích người ta sáng tạo ra những giá trị mới Nhìn vào những

Trang 32

hiện vật của nên văn hoá Việt nam có thê nói rang chúng ta ít có những điêu tự hào vé nang lực sáng tạo của cha ông chúng ta Tri óc tưởng tượng mới là cơ sở

đê làm nên những sáng tạo diệu kỳ của con người - chìa khoá của thành công không chỉ đôi với các cá nhân mà còn đôi với cả một cộng đông hay nhân loại.

Ngày nay, người ta hay nói đến đạo đức trong kinh doanh hay đạo đức

doanh nhân như một trào lưu của thời kỳ hội nhập cũng có nghĩa là những tácđộng từ đời sống kinh tế đang từng ngày làm thay đổi quan niệm sống, thay đôitâm lý của doanh nhân Tuy nhiên, dé có ưu thé cạnh tranh thì sự liên kết giữa cácdoanh nhân trong xã hội là cực kỳ quan trọng Điều này có nghĩa là các doanhnhân phải mở rộng các quan hệ giao tiếp với bên ngoài (ngoài làng, ngoài xã,ngoài huyện, tinh mình và xa hơn là cả với các quốc gia khác) Chan chan, việc

hội nhập này đòi hỏi doanh nhân phải có những cơ sở pháp lý rõ ràng và việc

thương lượng để đi đến những cam kết quốc tế bằng các điều ước quốc tế songphương, đa phương ngày càng nhiều hơn Tuy nhiên, có vẻ như các doanh nhânViệt nam hiện nay chưa sẵn sàng với việc thực hiện các cam kết đó một cách tíchcực Biểu hiện cụ thể minh chứng cho điều này là sự coi thường lệnh triệu tập của

toà án Italia mà Tổng công ty hàng không Việt nam Airline đã phải trả giá rất đắt

mặc dù mình ở thế có lợi so với nguyên đơn, hay sự mù mờ về pháp luật quốc tế

hiện nay của các doanh nghiệp, thói quen tuỳ tiện trong giao kết hợp đồng, không

cân biệt đên sự tư vân pháp lý, chăng cân luật sư

Thứ năm, là sự thiêu kỷ luật của doanh nhân Việt nam Doanh nhân Việtnam thường có thói quen sinh hoạt tuỳ tiện, ít chịu tuân thủ những gì là quy tắc,

ràng buộc doanh nhân Việc làm của doanh nhân Việt thường được thực hiện khi

họ chưa suy nghĩ một cách chín chắn về những hệ quả pháp lý của nó Doanhnhân Việt nam chỉ thực sự tuân thủ các quy tắc sống khi có sự cưỡng bức Điều

đó làm phân tán lực lượng do mỗi doanh nhân tự đặt ra cho mình một quy tắcsống, quy tắc sản xuất kinh doanh riêng, hạn chế khả năng kết hợp để tạo ra sứcmạnh cộng đồng doanh nhân Biểu hiện manh mún trong phương thức sản xuất,kinh doanh chính là kết quả của sự tuỳ tiện, vô kỷ luật đã diễn ra kéo dài trong

Trang 33

lịch sử dân tộc Nếu nói đến việc xây dựng một nền kinh tế thị trường thì có thê

coi đây là một sự cản trở đáng kê.

Chính những đặc tính cố hữu đã hình thành và in sâu vào con người Việt

Nam đã phần nào ảnh hưởng đến ý thức pháp luật của các doanh nhân Việt Nam

Tóm lại, doanh nhân là những người có điều kiện hành nghề phù hợp với

hoạt động kinh doanh thường xuyên, có mục tiêu kinh doanh là tìm kiếm lợi

nhuận và đó là công việc tạo ra nguôn thu nhập chính cho họ.

Ý thức pháp luật của doanh nhân là tổng thé những quan điểm, quan niệm,

tư tưởng của doanh nhân về pháp luật, là thái độ, tình cảm, sự đánh giá của doanhnhân đối với pháp luật cũng như đối với hành vi pháp luật của các chủ thể trong

xã hội.

Ý thức pháp luật của doanh nhân có ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất,kinh doanh của họ và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như chủ trương, chínhsách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; hoàn cảnh kinh tế, xã hội của đất nước -

Môi trường kinh doanh; đạo đức kinh doanh; phong tục tập quán.

Trang 34

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT

CUA DOANH NHÂN VIỆT NAM HIỆN NAY

Việt Nam đang phát triển, dan chuyên mình trên con đường xây dựng chủnghĩa xã hội và nền kinh tế thị trường theo đường lối đổi mới của Đảng cộng sảnViệt Nam, hệ thống pháp luật Việt Nam có sự phát triển rất nhanh chóng cả vềmặt số lượng và chất lượng Hệ thống pháp luật Việt Nam hầu như đã bao quátđược toàn bộ các quan hệ xã hội, các hành vi xã hội cần sự điều chỉnh của pháp

luật từ tổ chức quyền lực nhà nước, các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơbản của công dân đến quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, thương mại,

sở hữu trí tuệ, tài chính, ngân hàng, đất đai, môi trường, các quan hệ liên quan

đến việc giải quyết các vấn đề xã hội Nhu vậy, có thé thấy hệ thống pháp luậtViệt Nam ngày càng phát triển cân đối hơn, hài hòa hơn và đồng bộ hơn

Ý thức pháp luật của doanh nhân Việt Nam thể hiện thông qua các hành vi

của doanh nhân mà rõ nét nhất là thông qua quá trình hoạt động của các doanh

nghiệp Việt Nam hiện nay.

2.1 Thực trạng ý thức pháp luật của doanh nhân Việt Nam hiện nay

2.1.1 Những điểm tích cực trong ý thức pháp luật của doanh nhân hiện nay

tận dụng các cơ hội kinh doanh

- _ Pháp luật giúp các doanh nhân đảm bảo quyền và lợi ích, phòng tránh được

những rủi ro đáng tiếc trong kinh doanh Doanh nhân đòi hỏi phải nắm được cácquy định pháp lý nhăm hạn chế những rủi ro và thiệt hại như bị lừa do thiếuthông tin, thua thiệt khi hợp tác với nước ngoài, hay rủi ro liên quan đến thi

Ngày đăng: 27/05/2024, 10:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w