ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾKhoa Kinh tế & Kinh doanh quốc tếHỌC PHẦN: NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNGBÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲĐỀ TÀI: Ý THỨC PHÁP LUẬT VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI PH
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
Khoa Kinh tế & Kinh doanh quốc tế
HỌC PHẦN: NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
ĐỀ TÀI: Ý THỨC PHÁP LUẬT VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI PHÁP LUẬT LIÊN HỆ VỚI Ý THỨC PHÁP LUẬT CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY
Giảng viên hướng dẫn: Phan Thị Lan Phương
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thanh Phương
Lớp: QH 2021 E KTQT CLC 6
Lớp học phần: 211_THL1057 17
Hà Nội - Tháng 03/2022
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1: Ý THỨC PHÁP LUẬT VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI PHÁP LUẬT 2
1 Ý thức pháp luật 2
2 Mối quan hệ giữa ý thức pháp luật và pháp luật 4
PHẦN 2: LIÊN HỆ VỚI Ý THỨC PHÁP LUẬT SINH VIÊN HIỆN NAY 5
1 Thực trạng hiện nay 5
2 Nguyên nhân 8
3 Giải pháp 8
LỜI KẾT 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Theo dòng thời gian, xuyên suốt các thời kỳ, đất nước Việt Nam đã có rất nhiều thay đổi Tuy nhiên, để một cộng đồng xã hội hoàn thiện, một đất nước phát triển đi lên là sự hòa hợp hoàn hảo giữa các yếu tố xung quanh ta, không chỉ ở một nền giáo dục đầu tư, một nền văn hóa, phong tục văn minh, đáng tự hào, một sự quan tâm chăm sóc chu đáo cho sức khỏe, cho nền y tế mà quan trọng nhất, là phải xuất hiện một hệ thống pháp luật vững mạnh và được mọi người ủng hộ
Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng xã hội rất phức tạp, luôn biến động và thay đổi nhanh chóng trong vài năm gần đây Nhà nước và pháp luật đại cương là
hệ thống các kiến thức đại cương về nhà nước và pháp luật, về vai trò của xã hội và
số phận lịch sử của chúng thông qua các phương pháp khác nhau: phương pháp luận, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp nghiên cứu cụ thể, phương pháp
xã hội học cụ thể, phương pháp so sánh pháp luật, phương pháp thống kê, phương pháp lịch sử
Nhìn chung, Nhà nước và pháp luật giúp ta nắm được một cách toàn diện, có hệ thống về phương thức tổ chức và hoạt động, hiệu lực và hiệu quả thực tế của các thiết chế quyền lực nhà nước, những thước đo, những tác nhân của hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước Học phần cũng giúp chúng ta – những sinh viên mở rộng tầm nhìn ra thế giới thông qua việc mô tả những đường nét cơ bản nhất của các hệ thống pháp luật lớn trên thế giới, giúp ta thấu hiểu hơn về bước hành trang cực kỳ cần thiết của mỗi người trong thời đại hội nhập Vì vậy, trong bài tập lớn kết thúc học phần Nhà nước pháp luật đại cương, em đã chọn và sẽ làm rõ vấn đề ý thức pháp luật, cụ thể là đối với sinh viên hiện nay
1
Trang 4PHẦN 1: Ý THỨC PHÁP LUẬT VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI PHÁP LUẬT
1 Ý thức pháp luật
Ý thức pháp luật là những quan niệm, quan điểm về pháp luật, là thái độ, tâm lý, cảm xúc, tâm trạng, nguyện vọng của con người về pháp luật, về thực tiễn pháp
luật Một trong những phương diện cơ bản của ý thức pháp luật là: “thái độ chủ
quan của con người đối với pháp luật hiện hành và mong muốn về những quy định pháp luật mới…” 1
Ý thức pháp luật thể hiện mối quan hệ giữa con người và pháp luật Con người bằng nhận thức của mình đánh giá tính hợp pháp hay không hợp pháp trong xử sự của cá nhân, tổ chức và cả hoạt động của các cơ quan nhà nước
Ý thức pháp luật là một hiện tượng pháp lý phức tạp, đa dạng về nội dung và các hình thức thể hiện Cấu trúc của ý thức pháp luật gồm 2 bộ phận là tâm lý pháp luật
và tư tưởng pháp luật Tâm lý pháp luật là tình cảm, cảm xúc, tâm trạng, thái độ của con người đối với pháp luật và đối với các hiện tượng pháp luật trong đời sống xã hội, thường được hình thành tự nhiên trong đời sống của con người trước các hiện tượng trong đời sống nhà nước và pháp luật, tâm lý pháp luật của cá nhân chịu sự tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan Còn tư tưởng pháp luật là hệ thống các quan điểm, học thuyết, các khái niệm, phạm trù chính trị pháp luật thể hiện quan điểm, thái độ và sự đánh giá của con người về pháp luật Hai bộ phận này
có mối quan hệ biện chứng, phụ thuộc, tác động lẫn nhau
1 Đào Trí Úc – Hoàng Thị Kim Quế, Giáo trình Đại cương về Nhà nước và Pháp luật, 2017, Tr 209.
2
Trang 5Với mỗi tiêu chí đánh giá, ý thức pháp luật được chia thành nhiều nhóm khác nhau Dựa theo mức độ, trình độ và phạm vi nhận thức pháp luật, có thể chia thành
3 hình thức chính: Ý thức pháp luật thông thường, Ý thức pháp luật lý luận và Ý thức pháp luật nghề nghiệp Ý thức pháp luật thông thường (phổ thông) là những quan niệm, nhận thức, tri thức, tình cảm, thái độ của con người đối với các hiện tượng pháp luật, hình thành một cách trực tiếp trong đời sống thực tiễn hàng ngày
Ý thức pháp luật lý luận được thể hiện dưới dạng các quan điểm, học thuyết, trường phái khác nhau về pháp luật, về nhà nước; về nhận thức pháp luật, bản chất, giá trị
xã hội của pháp luật, mối quan hệ giữa pháp luật với các hiện tượng xã hội khác Ý thức pháp luật nghề nghiệp là sự nhận thức, quan điểm, thái độ, tình cảm đối với pháp luật nói chung, đối với các quy định pháp luật liên quan trực tiếp đến công việc của những người hành nghề luật nói riêng
Còn dựa theo tiêu chí chủ thể ý thức pháp luật có thể phân thành: Ý thức pháp luật cá nhân, ý thức pháp luật của các nhóm xã hội và toàn xã hội nói chung Ý thức pháp luật cá nhân là những quan điểm, quan niệm, thái độ, tình cảm, nhận thức, hiểu biết pháp luật của mỗi cá nhân Ý thức pháp luật của các cá nhân không hoàn toàn giống nhau Ý thức pháp luật nhóm là những quan điểm, thái độ, tình cảm của các nhóm xã hội, các tầng lớp, giai cấp trong xã hội, của các hội nghề nghiệp Cuối cùng, ý thức pháp luật xã hội là các quan niệm, quan điểm, thái độ, tình cảm, cách đánh giá của nhân dân, của dân tộc trong phạm vi toàn xã hội, mang tính chất đặc trưng tương đối của mỗi quốc gia, dân tộc
Ý thức pháp luật là yếu tố quan trọng trong cơ chế điều chỉnh bằng pháp luật đối với quan hệ xã hội Nếu không có ý thức pháp luật, sẽ không có hành động tự giác trong việc thực hiện pháp luật của con người đối với xã hội Ý thức pháp luật được nâng cao, các hành vi vi phạm pháp luật sẽ giảm xuống Ý thức pháp luật có 3 đặc điểm cơ bản Đầu tiên, ý thức pháp luật chịu sự quy định, tác động của tồn tại xã hội Ý thức pháp luật của con người chịu sự tác động mạnh mẽ, thường xuyên
3
Trang 6không chỉ từ những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, từ thực tiễn pháp luật mà còn từ các yếu tố khoa học, công nghệ, thông tin Trong thực tế, tồn tại xã hội cũ đã mất đi, nhưng ý thức chung trong đó có ý thức pháp luật vẫn tồn tại trong thời gian dài Đó là những tàn dư của quá khứ, các thói quen và truyền thống cũ lạc hậu còn giữ lại
Thứ hai, ý thức pháp luật có tính độc lập tương đối Tính độc lập tương đối của ý thức pháp luật được thể hiện ở những điểm cơ bản sau: tính lạc hậu, tính tiên phong, tính kế thừa, sự tác động trở lại tồn tại xã hội và các hình thái ý thức xã hội khác
Cuối cùng chính là tính dân tộc, tính giai cấp sâu sắc của ý thức pháp luật Ý thức pháp luật thể hiện quan điểm, thái độ, cách tư duy, sự đánh giá của các cá nhân thuộc các dân tộc, giai cấp, nhóm xã hội nhất định Mặc dù mang tính kế thừa, song
ý thức pháp luật của con người cũng mang đậm những nét đặc trưng của văn hóa truyền thống mỗi dân tộc Ý thức pháp luật cũng mang đặc trưng tiêu biểu của văn hóa truyền thống dân tộc của các quốc gia khác nhau
2 Mối quan hệ giữa ý thức pháp luật và pháp luật
Pháp luật và ý thức pháp luật có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực trong đời sống xã hội, đời sống nhà nước
và pháp luật, trong xây dựng pháp luật, áp dụng pháp luật và các hình thức thực hiện pháp luật khác.2
Ý thức pháp luật có vai trò và tác động mạnh mẽ đối với pháp luật trên tất cả các lĩnh vực: xây dựng, thực hiện, áp dụng pháp luật, hệ thống dịch vụ pháp luật, thông tin và giáo dục pháp luật
2 Đào Trí Úc – Hoàng Thị Kim Quế, Giáo trình Đại cương về Nhà nước và Pháp luật, 2017, Tr 218-219.
4
Trang 7Trong hoạt động xây dựng pháp luật, ý thức pháp luật là tiền đề tư tưởng trực tiếp đối với hoạt động xây dựng pháp luật, cụ thể là hoạt động soạn thảo, xây dựng
đề án, dự thảo văn bản pháp luật Chất lượng của các công đoạn trong quá trình xây dựng pháp luật phụ thuộc vào ý thức pháp luật, trước hết là của những nhà làm luật
và của tất cả những người tham gia vào hoạt động này Trong xây dựng pháp luật, ý thức pháp luật của người dân có ý nghĩa rất quan trọng Bởi chính họ là những người được tham gia góp ý kiến xây dựng pháp luật, nếu ý thức pháp luật của họ tốt
sẽ có những đóng góp ý kiến đúng đắn có chất lượng và ngược lại, nếu ý thức pháp luật của họ sai lệch thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng việc góp ý kiến
Ý thức pháp luật là nhân tố thúc đẩy trong việc thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội Để các quy định pháp luật trở thành hiện thực trong đời sống xã hội, mỗi cá nhân cần có một trình độ ý thức pháp luật nhất định, được thể hiện ở tri thức, nhận thức, thái độ đúng đắn về pháp luật Do đó, ý thức pháp luật càng được nâng cao thì tinh thần tôn trọng pháp luật càng được bảo đảm
Đối với hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan, cá nhân công quyền và hoạt động tổ chức thực thi pháp luật nói chung, ý thức pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng Ý thức pháp luật là cơ sở bảo đảm cho việc áp dụng đúng đắn các quy phạm pháp luật Yếu tố kiến thức pháp luật, sự tôn trọng, tuân thủ pháp luật, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng và nghệ thuật vận dụng pháp luật sẽ là những điều kiện làm giảm đến mức thấp nhất những sai sót trong áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước Đôi khi, ý thức pháp luật của cán bộ áp dụng pháp luật sai lệch sẽ dẫn đến quyết định áp dụng pháp luật có sai sót, gây thiệt hại đến các quyền, lợi ích cá nhân, tổ chức
Không chỉ vậy, pháp luật cũng có vai trò quan trọng trong việc xây dựng, nâng cao trình độ ý thức pháp luật của các cá nhân, pháp luật là cơ sở cho ý thức pháp luật, pháp luật tác động đến ý thức cá nhân, định hướng hành vi của các cá nhân
5
Trang 8phù hợp với các quy định, các nguyên tắc pháp luật Sự tác động của pháp luật đến
ý thức pháp luật có thể mang tính tích cực hoặc tiêu cực, phụ thuộc vào chất lượng, tính đúng đắn của các quy định, văn bản pháp luật, các quyết định áp dụng pháp luật nói riêng và chất lượng, hiệu quả hoạt động của thiết chế pháp luật nói chung
PHẦN 2: LIÊN HỆ VỚI Ý THỨC PHÁP LUẬT SINH VIÊN HIỆN NAY
1 Thực trạng hiện nay
Trong những năm gần đây, dưới sự phát triển của công nghệ, sống trong một xã hội hiện đại hóa, cùng công tác phổ biến giáo dục pháp luật ở nước ta đã được cải thiện, được Đảng và Nhà nước quan tâm, chú trọng nhiều hơn, hầu hết người dân Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ hiện nay đã nắm rõ được tầm quan trọng của pháp luật trong đời sống xung quanh Chính vì vậy, ý thức pháp luật của sinh viên ngày càng được nâng cao, các bạn ý thức được trách nhiệm của mình đối với nhà nước thông qua pháp luật Do đó, giới trẻ ngày nay đã tích cực hơn khi tham gia vào các hoạt động liên quan đến pháp luật, tham gia đóng góp ý kiến của bản thân về các vấn đề pháp luật trên các trang mạng xã hội và bên ngoài Các bạn cũng chủ động tích cực, tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luật hơn, phát huy tinh thần “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” Quan trọng nhất, họ cũng nâng cao nhận thức về các vấn đề của đời sống xã hội, coi trọng tính mạng, nhân phẩm, tài sản của nhau Bên cạnh đó, ý thức bảo vệ pháp luật hiện nay cũng
đã các bạn sinh viên được quan tâm nhiều hơn Trong đời sống thường ngày, chúng
ta bắt gặp rất nhiều tấm gương về người tốt việc tốt trong thực hiện pháp luật Một
ví dụ điển hình như trong ngày 13/01/2022, hai bạn trẻ là Nguyễn Đình Quý (22 tuổi, sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM) và Nguyễn Thế Linh (17 tuổi, học sinh trường THPT Nguyễn Văn Trỗi, Bình Thuận) đang trên đường sắm đồ chuẩn bị đón Tết Nhâm Dần thì nhìn thấy tiền bị rơi trên đường Cả
6
Trang 9hai dừng lại và phát hiện 3 cọc tiền với mệnh giá cao được cột bằng dây chun Sau
5 phút không thấy có người đến tìm, 2 bạn đã mang tiền đến Công an huyện Đức Linh giao nộp, nhờ thông báo trả lại người đánh rơi Đến sáng ngày 14/01/2022, ông Trương Luân Cư (64 tuổi) đã đến khai báo và nhận lại tài sản Hành vi của 2 bạn trẻ trên là tấm gương sáng cần noi gương trong thời đại hiện nay
Hình 1: Hai bạn trình báo tiền nhặt được tại cơ quan công an địa phương
Tuy nhiên, tình trạng ý thức pháp luật ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, vẫn còn tồn tại những bạn trẻ chưa có hiểu biết về pháp luật, dẫn đến những ý thức pháp luật sai lệch, sinh ra các hiện tượng vi phạm pháp luật Trên đường phố ngày nay, không khó để bắt gặp hình ảnh những thanh, thiếu niên không đội mũ bảo hiểm đúng cách, “lách luật”, phóng nhanh, vượt ẩu, lấn làn Theo nghiên cứu chỉ ra rằng,
có trên 85% số vụ tai nạn xảy ra do sự chủ quan của người tham gia giao thông
Hình 2: Ý thức tham gia giao thông của giới trẻ hiện nay
7
Trang 10Không chỉ vậy, còn tồn tại các vụ đua xe, đánh nhau trên đường, các tệ nạn ma túy, hay trong những năm gần đây, là sự lạm dụng thuốc lá điện tử ở các bạn trẻ tại Việt Nam Đặc biệt, còn xuất hiện những hành vi giết người cướp tài sản, giết người
vì những lý do cá nhân Cuối năm 2021, nam sinh viên Hoàng Tuấn An đang theo học tại trường Đại học FPT Hà Nội đã ra tay giết hại bạn gái H bằng tuổi (sinh viên năm 2 tại Học viện Ngân Hàng) Theo tìm hiểu, nạn nhân và bạn An có quan hệ tình cảm, tuy nhiên, thời gian gần đây cả 2 thường xuyên xảy ra cãi vã, mâu thuẫn Tối ngày 22/12/2021, An đã chuẩn bị sẵn hung khí, đứng chờ bạn H tại thôn Cao Trung, xã Đức Giang, huyện Hoài Đức Khoảng 22h30 cùng ngày, H trên đường đi làm về nhà thì bị An chặn lại, dùng dao đâm và tử vong tại chỗ Hành động của bạn
An đáng lên án, thể hiện ý thức pháp luật rất kém, vì không kiểm soát được bản thân đã gây ra cái chết thương tâm của bạn gái khi tuổi đời còn rất trẻ
Hình 3: Hiện trường vụ án nam sinh FPT giết hại bạn gái
2 Nguyên nhân
“Mọi chuyện xảy ra đều có nguyên do của nó”, và tình trạng về ý thức pháp luật của sinh viên hiện nay cũng vậy Trước tiên, xuất phát từ nguyên nhân chủ quan từ mỗi người Bên cạnh những cá nhân có ý thức đúng đắn, ở một số sinh viên ngày nay lại tồn tại sự thiếu hiểu biết, sự hiểu biết không chính xác về các quy tắc, yêu cầu pháp luật
8
Trang 11Ngoài ra, nguyên nhân gây ra tình trạng này, còn do những yếu tố khách quan Thứ nhất, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, thiếu sự chăm sóc dạy dỗ chu đáo của gia đình và nhà trường Nền văn hóa, tập tục cổ hủ cũng góp phần nhỏ dẫn đến các hành vi sai lệch Thứ hai, do môi trường xã hội xung quanh với hệ thống an ninh yếu kém, có nhiều tệ nạn xã hội Nền văn hóa, tập tục cổ hủ cũng góp phần nhỏ dẫn đến vi phạm pháp luật ở các địa phương Thứ ba, do sự tuyên truyền pháp luật không được sâu rộng dẫn đến việc không hiểu biết về pháp luật của người dân nói chung và sinh viên nói riêng Thứ tư, pháp luật lỏng lẻo chưa chặt chẽ, chưa đủ sức răn đe, thuyết phục mọi người chấp hành và thực hiện pháp luật Thứ năm, cán bộ thi hành pháp luật tha hóa, hiện tượng tham nhũng vẫn còn tồn tại nhiều Thứ sáu, pháp luật do nhà nước ban hành chậm hơn thực tế, không đoán trước được sự phát triển của xã hội nên không theo kịp để điều chỉnh hành vi trong xã hội
3 Giải pháp
Nâng cao ý thức pháp luật là một đòi hỏi khách quan của sự phát triển xã hội
Xã hội ngày càng phát triển phức tạp thì việc nâng cao ý thức pháp luật trở nên hết sức cần thiết trước nhu cầu quản lý xã hội bằng pháp luật của nhà nước Nâng cao ý thức pháp luật không chỉ là nhiệm vụ cơ bản của nhà nước mà còn là trách nhiệm của tất cả các chủ thể trong xã hội Nâng cao ý thức pháp luật giúp hình thành và phát triển tri thức về pháp luật của mỗi người dân và hình thành tâm lý pháp luật tích cực ở họ
Để nâng cao ý thức pháp luật, cần phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp cụ thể Một trong những giải pháp tiên quyết hiện tại ở Việt Nam đến từ công tác giáo dục pháp luật Do đó, chúng ta cần thực hiện tốt công tác giáo dục pháp luật ở tại các địa phương thông qua các hoạt động tuyên truyền, cung cấp thông tin chính xác nhất, giải thích, pháp luật tới mọi cá nhân, quan trọng nhất là thế hệ các bạn học sinh, cho sinh viên và tổ chức Đặc biệt, các trường đại học nên bổ sung bộ môn
9