1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài giảng Nghiệp vụ vận tải và giao nhận hàng hóa quốc tế

53 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiệp vụ vận tải và giao nhận hàng hóa quốc tế
Chuyên ngành Logistics và Chuỗi Cung Ứng
Thể loại Bài giảng
Năm xuất bản 2024
Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 798,92 KB

Nội dung

Nội dung hoạt động vận tải hàng hóa quốc tế • Chuẩn bị hàng hoá để chuyên chở; • Tổ chức chuyên chở hàng hoá – trong phạm vi ga, cảng; • Làm thủ tục hải quan, kiểm nghiệm, kiểm dịch;- C

Trang 1

NGHIỆP VỤ VẬN TẢI VÀ GIAO

NHẬN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

BM LOGISTICS VÀ CHUỖI CUNG ỨNG

NỘI DUNG

• Chương 1: Vận tải hàng hoá quốc tế

• Chương 2: Vận tải hàng hoá quốc tế bằng đường biển

• Chương 3: Vận tải hàng hoá quốc tế bằng ô tô

• Chương 4: Vận tải hàng hoá quốc tế bằng đường sắt

• Chương 5: Vận tải hàng hoá quốc tế bằng đường hàng

không

• Chương 6: Vận tải đa phương thức

• Chương 7 Vận tải hàng hoá bằng container

Trang 2

Chương 1: Vận tải hàng hoá quốc tế

• 1.1 Vận tải và sự cần thiết của vận tải trong thương

mại quốc tế

• 1.2 Vai trò và tác động của vận tải hàng hóa quốc

tế đến thương mại quốc tế

• 1.3 Mục đích và nội dung hoạt động vận tải hàng

hóa quốc tế

Chương 1: Vận tải hàng hoá quốc tế

1.1 Vận tải và sự cần thiết của vận tải trong thương

mại quốc tế

1.1.1 Vận tải quốc tế và đặc điểm của vận tải quốc

tế

• Vận tải quốc tế là hình thức chuyên chở hàng hóa

giữa hai hay nhiều nước, tức là điểm đầu và điểm

cuối của quá trình vận tải nằm ở hai nước khác nhau

1.1.2 Sự cần thiết của vận tải quốc tế

• Hoạt động vận chuyển lưu thông gắn liền và là vai trò

tất yếu đối với cuộc sống của con người nhằm mục

đích vận chuyển hàng hóa hoặc đáp ứng việc chuyển

chở

Trang 3

1.2 Vai trò và tác động của vận tải hàng hóa quốc tế

đến thương mại quốc tế

1.2.1 Vai trò của vận tải hàng hóa quốc tế

• Góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và lưu thông

hàng hóa của đất nước Không những thế, nó còn góp

phần làm thay đổi cơ cấu hàng hóa và cơ cấu thị trường

trong thương mại quốc tế

• Khi hình thức vận chuyển quốc tế phát triển và diễn ra

thuận lợi hơn thì mức giá thành của những sản phẩm

nước ngoài cũng hạ xuống

• Việc phát triển của vận tải còn giúp làm tăng nguồn thu

ngoại tệ thông qua việc xuất khẩu sản phẩm

Chương 1: Vận tải hàng hoá quốc tế

1.2.2 Tác động của vận tải hàng hóa quốc tế đến

kinh doanh thương mại quốc tế

• Vận tải quốc tế thúc đẩy phát triển sản xuất và lưu

thông hàng hoá

• Làm thay đổi cơ cấu hàng hoá,cơ cấu thị trường

trong thương mại quốc tế

• Vận tải quốc tế bảo vệ hoặc làm xấu đi cán cân

thương mại quốc tế

Trang 4

Chương 1: Vận tải hàng hoá quốc tế

1.3 Mục đích và nội dung hoạt động vận tải hàng

hóa quốc tế

1.3.1 Mục đích và yêu cầu của vận tải hàng hóa

quốc tế

• Mục đích của vận tải hàng hóa quốc tế: vận tải trở

thành hoạt động kinh tế có mục đích của con người,

nhằm hoán đổi vị trí của hàng hóa và bản thân con

người từ nơi này đến nơi khác an toàn và nhanh

chóng bằng các phương tiện vận tải

Chương 1: Vận tải hàng hoá quốc tế

• Yêu cầu của vận tải hàng hóa quốc tế:

– Vận tải phải phù hợp với từng loại hàng hóa

– Vấn đề đóng gói hàng hóa khi vận chuyển

– Vấn đề lựa chọn hình thức vận chuyển phù hợp

Trang 5

1.3.2 Nội dung hoạt động vận tải hàng hóa quốc tế

• Chuẩn bị hàng hoá để chuyên chở;

• Tổ chức chuyên chở hàng hoá – trong phạm vi ga, cảng;

• Làm thủ tục hải quan, kiểm nghiệm, kiểm dịch;-

Chương 1: Vận tải hàng hoá quốc tế

• Mua bảo hiểm cho hàng hoá;

• Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình gửi hàng,

nhận hàng;

• Thanh toán, thu đổi ngoại tệ;

• Nhận hàng từ chủ hàng, giao cho người chuyên chở

và giao cho người nhận;

• Thu xếp chuyển tải hàng hoá;

• Nhận hàng từ người chuyên chở và giao cho người

nhận;

Trang 6

Chương 1: Vận tải hàng hoá quốc tế

• Đóng gói bao bì, phân loại, tái chế hàng hoá;

• Lưu kho, bảo quản hàng hoá;

• Nhận và kiểm tra các chứng từ cần thiết liên quan

đến sự vận động của hàng hoá;

• Thanh toán cước phí, chi phí xếp dỡ, chi phí lưu

kho, lưu bãi…;

• Thông báo tình hình đi và đến của các phương tiện

vận tải;

• Thông báo tổn thất với người chuyên chở;

• Giúp chủ hàng trong việc khiếu nại đòi bồi thường…

Chương 2: Vận tải hàng hoá quốc tế

bằng đường biển

2.1 Khái quát về vận tải hàng hóa quốc tế bằng

đường biển

2.2 Cơ sở pháp lý và kỹ thuật của vận tải hàng hóa

quốc tế bằng đường biển

2.3 Các phương thức thuê tàu

2.4 Các chứng từ trong vận tải hàng hóa quốc tế

bằng đường biển

Trang 7

2.1 Khái quát về vận tải hàng hóa quốc tế bằng

đường biển

2.1.1 Quyền vận tải và cơ sở xác lập quyền vận tải

• Quyền vận tải là việc bên có trách nhiệm thanh toán

trực tiếp cước phí vận tải có trách nhiệm tổ chức

chuyên chở hàng hóa

• Quyền vận tải do hai bên trong hợp đồng mua bán

hàng hóa quốc tế thỏa thuận với nhau trong hợp

đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại điều khoản vận

chuyển hay vận tải hàng hóa

Chương 2: Vận tải hàng hoá quốc tế

bằng đường biển

2.1.2 Thị trường thuê tàu và cước phí

• Thị trường thuê tàu: sự phát triển của thị trường

thuê tàu biển phụ thuộc rất lớn vào

– Sự phát triển của container trong vận chuyển hàng

hóa

– Sự tăng trưởng của thương mại điện tử

Trang 8

bằng đường biển

• Cước phí: Cước phí vận chuyển đường biển là

khoản chi phí mà người thuê vận chuyển phải trả

cho người thực hiện vận chuyển Cước phí vận

chuyển sẽ được tính kèm cùng những điều kiện mà

hai bên đã thoả thuận, được thể hiện ở trong hợp

đồng vận chuyển

• Cước phí vận chuyển đường biển thường gồm hai

phần chính là phí vận chuyển cố định và phụ

phí Phí vận chuyển cố định hay phí vận chuyển cơ

bản là khoản phí không thay đổi, đã được niêm yết,

– THC: Phụ phí phải trả khi xếp dỡ hàng hóa tại cảng

– BAF: Phụ phí khi có biến động về giá xăng dầu

– EBS: Phụ phí xăng dầu

– PSS: Phụ phí khi vào mùa cao điểm

– ISPS: Phụ phí cho an ninh

– CIC: Phụ phí vỏ container mất cân đối

– COD: Phụ phí khi có thay đổi nơi giao hàng

– DDC: Phụ phí khi giao hàng hóa tại cảng đến…

Trang 9

2.2 Cơ sở pháp lý và kỹ thuật của vận tải hàng hóa

quốc tế bằng đường biển

2.2.1 Các công ước quốc tế về vận tải hàng hóa

quốc tế đường biển

• Công ước quốc tế thống nhất một số quy tắc về vận

đơn đường biển 1924 (International Convention for

the Unification of Certain Rules Relating to Bills of

Lading)

• Nghị định thư 1968 sửa đổi Công ước quốc tế thống

nhất một số quy tắc liên quan đến vận đơn đường

biển 1924 (hay còn gọi là Quy tắc La Hay/Visby)

Chương 2: Vận tải hàng hoá quốc tế

bằng đường biển

• Nghị định thư 1979 sửa đổi Công ước quốc tế thống

nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển 1924 đã

được sửa đổi bởi Nghị định thư 1968

• Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng vận tải

hàng hoá hoàn toàn hoặc một phần bằng đường

biển 2008 (hay còn gọi là Quy tắc Rô-téc-đam)

Trang 10

bằng đường biển

2.2.2 Cơ sở kỹ thuật của vận tải hàng hóa quốc tế đường

biển

• Các tuyến đường biển: Là các tuyến đường nối hai hay

nhiều cảng với nhau trên đó tàu biển hoạt động chở khách

hoặc hàng hoá

• Cảng biển: Là nơi ra vào neo đậu của tàu biển, là nơi

phục vụ tàu và hàng hoá trên tàu và là đầu mối giao thông

quan trọng của một quốc gia có biển

• Phương tiện vận chuyển:

– Phương tiện vận tải biển chủ yếu là tàu biển, tàu biển có hai

loại: tàu buôn và tàu quân sự

– Tàu buôn là những tàu biển được dùng vào mục đích kinh tế

trong hàng hải tàu chở hàng là một loại tàu buôn chiếm tỷ lệ

cao nhất trong đội tàu buôn

Chương 2: Vận tải hàng hoá quốc tế

bằng đường biển 2.3 Các phương thức thuê tàu

2.3.1 Phương thức thuê tàu chợ

• Tàu chợ: Tàu chợ là tàu chạy thường xuyên trên

một tuyến đường nhất định, ghé qua những cảng

nhất định theo một lịch trình định trước

• Thuê tàu chợ: Thuê tàu chợ hay người ta còn gọi là

lưu cước tàu chợ (liner booking note) Thuê tàu chợ

là chủ hàng (shipper) trực tiếp hay thông qua người

môi giới (broker) yêu cầu chuyển tàu (ship owner)

giành cho mình thuê một phần chiếc tàu để chuyên

chở hàng hoá từ cảng này đến cảng khác

Trang 11

2.3.2 Phương thức thuê tàu chuyến

• Tàu chuyến: Tàu chuyến có đặc trưng riêng khác

với các loại tàu thông thường do đó tuỳ vào thoả

thuận của bên thuê tàu và chủ tàu có các điều

khoản quy định

• Phương thức cho thuê tàu chuyến là hình thức tàu

chạy theo lộ trình đến nước nhập khẩu tuỳ theo

tuyến đường vận chuyển tốt nhất tuỳ thuộc vào

người thuê tàu, không theo một tuyến đường nhất

định bao gồm lịch trình và nhập cảng

Chương 2: Vận tải hàng hoá quốc tế

bằng đường biển

• Người thuê tàu chuyến là thuê toàn bộ chiếc tàu

dùng cho vận chuyển hàng hoá của mình bằng

đường biển và tự tạo hành trình vận chuyển

• Có 4 loại hình thuê tàu chuyến phổ biến nhất hiện

Trang 12

bằng đường biển 2.3 Phương thức thuê tàu định hạn

2.3.1 Hợp đồng thuê tàu định hạn

• Điều khoản về tàu (Ship Clause)

• Điều khoản về tiền thuê tàu (Hire)

• Các điều khoản khác

2.3.2 Thuê tàu định hạn

Người thuê tàu được quyền quản lý và sử dụng con

tàu trong 1 thời gian nhất định Người thuê tàu phải

tìm hàng hóa để chở và có thể phải chở nhiều chuyến

trong thời gian thuê

Chương 2: Vận tải hàng hoá quốc tế

bằng đường biển

• Hợp đồng định hạn (Time Charter Party) là văn bản điều

chỉnh mối quan hệ giữa chủ tàu và người thuê tàu

• Hợp đồng thuê tàu định hạn là một hợp đồng thuê tài

sản, được ký kết giữa chủ tàu và người thuê tàu

• Người thuê tàu phải trả tiền thuê cho chủ tàu chứ không

phải trả tiền cước (Freight) Tiền thuê tàu được tính theo

ngày hoặc tháng cho toàn bộ con tàu hoặc theo một đơn

vị trọng tải hay dung tích của tàu

• Ngoài tiền thuê tàu thì người thuê tàu còn phải chịu các

phí hoạt động của con tàu như: nhiên liệu, cảng phí,

nước ngọt, hoa hồng môi giới…

Trang 13

2.4 Các chứng từ trong vận tải hàng hóa quốc tế

bằng đường biển

2.4.1 Vận đơn đường biển

• Vận đơn đường biển thực chất là bằng chứng cho

việc hàng hoá đã được chủ hàng hoặc người đại

diện của chủ hàng (người được chủ hàng uỷ thác –

forwarder) giao cho người chuyên chở (đại diện của

tàu) Do vậy, vận đơn đường biển do người chuyên

chở hoặc đại diện của họ phát hành cho người gửi

hàng khi người chuyên chở nhận hàng từ người

gửi

Chương 2: Vận tải hàng hoá quốc tế

bằng đường biển

• Chức năng của vận đơn đường biển

– vận đơn đường biển là một chứng từ vận tải

– vận đơn đường biển là chứng từ sở hữu hàng hóa

– vận đơn đường biển được xem là một hợp đồng vận

chuyển hàng hóa đã được ký kết

Sau khi hàng được giao, người chuyên chở phát hành

vận đơn cho người gửi hàng

Trang 14

bằng đường biển

• Tác dụng của vận đơn đường biển

– Đối với người gửi hàng, vận đơn đường biển là chứng từ

quan trọng thể hiện người gửi hàng đã hoàn thành nghĩa vụ

giao hàng theo hợp đồng mua bán thông qua người chuyên

chở, cũng như thể hiện tình trạng của lô hàng tại thời điểm

hàng được giao

– Đối với người chuyên chở, vận đơn đường biển là biên lai

nhận hàng, xác nhận hợp đồng vận chuyển (trong trường

hợp thuê tàu chợ) đã được ký kết và là căn cứ để giao hàng

cho người sở hữu vận đơn gốc tại nơi đến

– Đối với người nhận hàng, vận đơn đường biển là chứng từ

cần phải xuất trình để được nhận hàng tại nơi đến quy định;

để làm thủ tục hải quan; để mua, bán, chuyển nhượng hoặc

cầm cố tại ngân hàng; để làm căn cứ xác nhận tình trạng

hàng hóa được gửi đi khi lập hồ sơ khiếu nại nếu có sai sót

hoặc tổn thất xảy ra khi nhận hàng

Chương 2: Vận tải hàng hoá quốc tế

bằng đường biển

• Các loại vận đơn đường biển

– Căn cứ vào tình trạng xếp hàng lên tàu: Có hai loại

vận đơn là vận đơn đã xếp hàng lên tàu (Shipped on

Board Bill of Lading) và vận đơn đã nhận hàng để

xếp lên tàu (Received for Shipment Bill of Lading)

– Căn cứ vào hành trình vận chuyển: vận đơn đi thẳng

(Direct Bill of Lading), vận đơn đi suốt (Through Bill of

Lading), vận đơn hỗn hợp (Combined Bill of Lading)

– Căn cứ vào ghi chú trên vận đơn: vận đơn hoàn hảo

hay vận đơn sạch (Clean Bill of Lading); vận đơn

không hoàn hảo (Unclean Bill of Lading hay Claused

Bill of Lading)

Trang 15

– Căn cứ vào yêu cầu xuất trình vận đơn: vận đơn gốc

(Original Bill of Lading); vận đơn giao hàng bằng điện

(Telex Release Bill of Lading); vận đơn đã được xuất

trình (Surrendered Bill of Lading)

– Căn cứ vào bên cấp vận đơn: vận đơn chủ (Master

Bill of Lading) ; vận đơn nhà (House Bill of Lading)

– Căn cứ vào bên nhận hàng: vận đơn đích danh

(Straight Bill of Lading) ; vận đơn theo lệnh (Order Bill

of Lading); vận đơn vô danh (Bearer Bill of Lading)

Chương 2: Vận tải hàng hoá quốc tế

bằng đường biển

2.4.2 Hợp đồng thuê tàu chuyến

• Các bên sẽ thoả thuận trong hợp đồng xuất nhập

khẩu hàng hoá về phương thức vận chuyển hàng

hoá Theo đó, các bên có thể lựa chọn một trong hai

phương thức thuê tàu để chuyên chở hàng hoá từ

nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu là thuê tàu

chuyến hoặc thuê tàu chợ

Trang 16

bằng đường biển

• Các thông tin trên hợp đồng thuê tàu chuyến

– Điều khoản về chủ thể của hợp đồng gồm người gửi

hàng và chủ tàu: tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax;

– Điều khoản về tàu: tên, loại tàu, chất lượng của tàu;

– Điều khoản về lô hàng được vận chuyển: tên hàng, số

lượng, trọng lượng, đóng gói, yêu cầu kỹ thuật khác liên

quan đến việc chuyên chở;

– Điều khoản về hành trình chuyên chở: cảng đi, cảng

đến, cảng quá cảnh và thời gian vận chuyển gắn với

các địa điểm trên;

– Điều khoản về xếp, dỡ hàng hoá: thời gian, địa điểm,

thông báo việc xếp, dỡ hàng;

Chương 2: Vận tải hàng hoá quốc tế

bằng đường biển

– Điều khoản về cước phí vận chuyển và các quy định

liên quan đến thanh toán cước phí vận chuyển: số

tiền; thời hạn thanh toán (thanh toán một lần hay

nhiều lần); trả trước, trả ngay hay trả sau…;

– Điều khoản về trường hợp bất khả kháng;

– Điều khoản về giải quyết tranh chấp phát sinh trong

quá trình thực hiện hợp đồng vận chuyển: lựa chọn

cơ quan hoà giải, tố tụng sẽ xử lý tranh chấp

Trang 17

2.4.3 Các chứng từ khác

• Biên bản kết toán hàng với tàu (Report on Receipt

of Cargo – ROROC)

• Biên bản hàng thiếu (Shortage Bond)

• Biên bản hàng hư hỏng (Cargo Outturn Report –

COR)

• Thư dự kháng (Notice of Claims/ Letter of

Reservation)

• Biên bản giám định tổn thất (Survey Report)

Chương 3: Vận tải hàng hoá quốc tế

bằng ô tô

• 3.1 Khái quát về vận tải hàng hóa quốc tế bằng ô tô

• 3.2 Cơ sở hạ tầng pháp lý và kỹ thuật của vận tải

hàng hóa quốc tế bằng ô tô

• 3.3 Nghiệp vụ vận tải hàng hóa quốc tế bằng ô tô

Trang 18

bằng ô tô

3.1 Khái quát về vận tải hàng hóa quốc tế bằng ô

3.1.1 Khái niệm và đặc điểm

• Ô TÔ là phương thức vận tải phổ biến nhất hiện

nay, hàng hóa được chuyên chở bằng các loại

phương tiện đường bộ khác nhau

• Vận chuyển bằng ô tô là loại hình vận tải sử dụng

các phương tiện di chuyển như ô tô, xe tải, xe

container, rơ moóc, sơ mi rơ moóc kéo theo ô tô,

để chuyên chở hàng hóa đến các đối tác khách

hàng

Chương 3: Vận tải hàng hoá quốc tế

bằng ô tô

• Vận chuyển bằng đường bộ thích hợp vận chuyển

hàng hóa có lưu lượng nhỏ, cự li vận chuyển ngắn

và trung bình, hàng hóa mau hỏng và hàng hóa có

nhu cầu tốc độ đưa hàng nhanh

• Vận chuyển đường bộ chủ yếu phục vụ chuyên chở

nội địa

Trang 19

3.1.2 Ưu nhược điểm của vận tải hàng hóa bằng ô

• Ưu điểm:

– Vận tải bằng ô tô có tính linh hoạt và cơ động cao

– Giao nhận hàng hoá nhanh chóng, thực hiện vận

chuyển thẳng từ nơi nhận hàng tới nơi giao hàng,

điều này đem lại hiệu quả kinh tế cao do chủ hàng ít

bị ứ đọng vốn, tăng được vòng quay của vốn

– Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của vận tải ô tô ít

tốn kém

Chương 3: Vận tải hàng hoá quốc tế

bằng ô tô

• Nhược điểm:

– Cước vận tải bằng ô tô rất cao do ô tô có trọng tải

nhỏ, ô tô chủ yếu chỉ chuyên chở hàng hoá đoạn

đường ngắn, hệ số sử dụng về thời gian của ô tô rất

thấp

– Do cước phí cao làm cho vận tải bằng ô tô không có

khả năng vận chuyển những mặt hàng có trị giá thấp

– Trọng tải và dung tích của ô tô nhỏ, không thích hợp

với vận chuyển hàng hoá có khối lượng lớn, cồng

Trang 20

bằng ô tô

3.2 Cơ sở hạ tầng pháp lý và kỹ thuật của vận tải

hàng hóa quốc tế bằng ô tô

3.2.1 Cơ sở hạ tầng pháp lý

Vận chuyển hàng hoá bằng đường ô tô quốc tế được

điều chỉnh bằng các quy định quốc gia và quốc tế

• Luật Giao thông đường bộ

• Thể lệ vận tải hàng hoá bằng đường ô tô quốc tế

• Hiệp định song phương về chuyên chở bằng đường

ô tô

• Công ước về hợp đồng chuyên chở hàng hoá quốc

tế bằng đường ô tô (Công ước CMR)

Chương 3: Vận tải hàng hoá quốc tế

bằng ô tô

3.2.2 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

• Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá phải đáp ứng

các quy định tại khoản 6 Điều 9 và Điều 14 của Nghị

định số 10/2020/NĐ-CP

Trang 21

3.3 Nghiệp vụ vận tải hàng hóa quốc tế bằng ô tô

3.3.1 Giao nhận và xếp dỡ hàng hóa trong vận tải hàng

hóa quốc tế bằng ô tô

• Nơi giao nhận hàng hoá là nơi qui định cho ô tô ra vào

• Khi cần thay đổi địa điểm giao nhận mà hàng hoá chưa

được chở đi, thì bên có hàng phải làm giấy tờ thủ tục và

phải chịu chi phí về giấy tờ cũng như chi phí chờ đợi của

phương tiện

• Việc xếp, dỡ hàng hoá do bên có hàng chịu trách nhiệm

thực hiện

• Nếu xe ô tô đã đến nơi giao nhận hàng để chở, mà chủ

hàng không có hàng hoá để xếp gửi đi, thì chủ hàng phải

thanh toán mọi phí tổn cho bên vận tải

Chương 3: Vận tải hàng hoá quốc tế

bằng ô tô

3.3.2 Hợp đồng vận tải hàng hóa quốc tế bằng ô tô

• Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng ô tô ngoài

những nội dung cơ bản như hợp đồng thương mại dịch

vụ khác thì điều khoản cần quan tâm nhất là cước phí

vận chuyển

• Cước phí vận tải bằng ô tô gồm có 3 loại chính: Cước

phổ thông, cước đặc biệt và cước địa phương

• Các yếu tố tính cước phí gồm: Khối lượng, thể tích, trị giá

hàng hoá, khoảng cách chuyên chở, loại đường chuyên

Trang 22

bằng ô tô

3.3.3 Chứng từ vận tải hàng hóa quốc tế bằng ô tô

• Giấy gửi hàng bằng đường ô tô là bằng chứng của

một hợp đồng vận tải giữa người gửi hàng và người

chuyên chở, xác nhận là người chuyên chở đồng ý

vận chuyển hàng hoá của người gửi theo những

điều kiện và điều khoản được qui định trong hợp

đồng

• Giấy gửi hàng được lập thành 3 bản chính (gốc) do

người gửi hàng và người chuyên chở cùng ký Bản

thứ nhất người gửi hàng giữ, bản thứ 2 gửi kèm

theo hàng và bản thứ 3 do người chuyên chở giữ

Chương 3: Vận tải hàng hoá quốc tế

bằng ô tô

3.3.4 Xử lý tranh chấp trong vận tải hàng hóa quốc

tế bằng ô tô

• Tương tự tranh chấp trong các hợp đồng thương

mại, tranh chấp trong vận tải hàng hóa quốc tế bằng

ô tô cũng được xử lý theo một trong ba phương

pháp hoặc kết hợp các phương pháp với nhau:

– Phương pháp đàm phán

– Phương pháp hòa giải

– Phương pháp trọng tài khởi kiện

– Phương pháp khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền

Trang 23

• 4.1 Khái quát về vận tải hàng hoá quốc tế bằng

đường sắt

• 4.2 Cơ sở hạ tầng pháp lý và kỹ thuật của vận tải

hàng hóa quốc tế bằng đường sắt

• 4.3 Nghiệp vụ vận tải hàng hóa quốc tế bằng

đường sắt

Chương 4: Vận tải hàng hoá quốc tế

bằng đường sắt 4.1 Khái quát về vận tải hàng hoá quốc tế bằng

đường sắt

4.1.1 Khái niệm và đặc điểm

• Dịch vụ vận tải đường sắt là loại hình vận chuyển

con người/động vật/hàng hóa bằng phương tiện có

bánh được thiết kế, chế tạo để chạy trên loại đường

đặc biệt là đường ray

• Hiện nay, tàu hỏa đang được Việt Nam xem như

một phương tiện đường sắt duy nhất

Trang 24

bằng đường sắt

• Phương tiện vận chuyển bằng đường sắt là tàu hỏa

• Hàng hóa phù hợp với vận chuyển bằng đường sắt

là những hàng hóa có khối lượng lớn

• Vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường sắt là

phương thức vận tải an toàn, hiệu quả, góp phần

đẩy giao thương thông suốt giữa các nước lân cận

xung quanh

• Vận tải đường sắt là một trong những loại hình vận

tải phổ biến và lâu đời

Chương 4: Vận tải hàng hoá quốc tế

bằng đường sắt

4.1.2 Vai trò và ưu, nhược điểm

• Vai trò: Vận chuyển đường sắt có vai trò quan trọng

trong hệ thống giao thông vận tải của cả nước Góp

phần lưu thông hàng hóa và vận chuyển hành

khách, giúp giảm bớt sự quá tải của các hình thức

vận chuyển khác Đây là hình thức hỗ trợ đắc lực

cho sự tăng trưởng kinh tế đất nước với phạm vị

trong nước và quốc tế

Trang 25

• Ưu điểm:

– Có thể vận chuyển được một lượng hàng hóa rất lớn,

trung bình một toa tàu có thể mang đến 125 tấn hàng hóa

các loại trên bốn trục bánh chắc chắn

– Khối lượng vận chuyển hàng bằng đường sắt khá đa

dạng, từ hàng ghép đến hàng nguyên toa: từ vài chục kg

tới vài chục tấn

– Hàng hóa khi được vận chuyển bằng đường sắt luôn

được đảm bảo an toàn bởi cơ sở hạ tầng chắc chắn và

hạn chế tối đa mọi rủi ro khi vận chuyển

– Vận tải đường sắt bảo đảm về thời gian nhận hàng chính

xác, cố định theo đúng lịch trình di chuyển của các chuyến

tàu

– Chi phí vận chuyển đường sắt tương đối thấp và luôn có

sự ổn định trong suốt thời gian dài

Chương 4: Vận tải hàng hoá quốc tế

bằng đường sắt

• Nhược điểm:

– Chi phí đầu tư xây dựng các tuyến đường cao

– Tính linh hoạt kém do phải di chuyển theo tuyến

đường ray cố định

Trang 26

bằng đường sắt 4.2 Cơ sở hạ tầng pháp lý và kỹ thuật của vận tải hàng

hóa quốc tế bằng đường sắt

4.2.1 Cơ sở pháp lý

• Toàn bộ các quy phạm điều chỉnh những mối quan hệ liên

quan đến chuyên chở hàng hoá bằng đường sắt liên vận

quốc tế gọi là Luật chuyên chở hàng hoá bằng đường sắt

liên vận quốc tế

• Trên thế giới có 2 hệ thống pháp luật điều chỉnh chuyên

chở hàng hoá bằng đường sắt liên vận quốc tế, đó là:

“Công ước quốc tế về chuyên chở hàng hoá bằng đường

sắt” (gọi tắt là “Công ước CIM” hay “Công ước Béc nở”)

và “Hiệp định liên vận hàng hoá đường sắt quốc tế” (gọi

tắt là “Hiệp định MGS”, sau được sửa đổi thành “Hiệp

định SMGS”)

Chương 4: Vận tải hàng hoá quốc tế

bằng đường sắt

4.2.2 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

• Hệ thống đường sắt ở Việt Nam được xây dựng từ

thời Pháp thuộc cách đây hơn 140 năm, tuy nhiên,

hiện nay đường sắt Việt Nam đang bị tụt hậu

• Mạng lưới đường sắt hiện nay có tổng chiều dài

3.163 km, trong đó đường ray khổ hẹp (khổ 1m)

chiếm 84% tổng chiều dài (2.656 km)

• Tốc độ trung bình của tàu chở hàng là 50-60 km/h

và tàu chở khách là 80-90 km/h, thấp hơn đáng kể

so với các nước tiên tiến khác (150-200 km/h)

Ngày đăng: 25/05/2024, 16:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w