QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

42 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Rủi ro tín dụng xuất hiện một cách khách quan trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Đây là vấn đề được các NHTM quan tâm hàng đầu, đặc biệt các NHTM niêm yết trên TTCK. Việt Nam là một quốc gia có hệ thống tài chính được chi phối bởi các NH. Theo Đỗ Doãn (2022), tại Việt Nam vốn tín dụng ngân hàng chiếm 47% trong tổng vốn đầu tư trên thị trường tài chính. Hậu quả của rủi ro tín dụng là một trong những nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận ngân hàng sụt giảm, gây bất ổn cho hệ thống NHTM và khủng hoảng nền kinh tế. Hoạt động NH hiệu quả, ít rủi ro sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững của hệ thống tài chính. Quá trình hoạt động của các NHTM không thể tránh khỏi RRTD, nhưng tại Việt Nam thì RRTD là một trong những vấn đề mà tất cả các NH đều phải đương đầu. Các nguyên nhân dẫn đến RRTD tại Việt Nam bao gồm các nguyên nhân từ bên ngoài và từ nội bộ NH. Hậu quả của quản trị RRTD chưa hiệu quả đã làm cho khả năng thanh khoản của NH giảm, uy tín NH suy giảm. Quản trị RRTD chưa hiệu quả dẫn đến nợ xấu từ đó tác động đến khả năng sinh lợi và ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của NH (Đào Nguyên Thuận, 2019). Để có một cách nhìn toàn diện về thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Việt Nam để từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị RRTD đối với ngân hàng thương mại, nhóm tác giả đã thực hiện đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Việt Nam”

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETINGVIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

-MÔN: QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH

ĐỀ TÀI: QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

TP.HCM, Tháng 8/2023

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG, BIỂU 1

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 1

MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3

1.1 Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại 3

1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng 3

1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng 4

1.1.3 Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng 5

1.1.4 Hậu quả của rủi ro tín dụng 8

1.2 Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại 9

1.2.1 Khái niệm 9

1.2.2 Hiệp ước Basel II về quản trị RRTD 10

1.2.3 Hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng 13

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 16

2.1 Thực trạng về quản trị RRTD của hệ thống NHTM Việt Nam 16

2.1.1 Tỷ lệ nợ xấu 16

2.1.2 Dự phòng RRTD 21

2.1.3 Hệ số CAR 22

2.2 Thực trạng về quản trị RRTD tại một số NH TMCP tại Việt Nam 25

2.2.1 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV 25

2.2.2 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) 27

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI ROTÍN DỤNG TẠI NHTMCP VIỆT NAM 31

3.1 Định hướng phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam 31

3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM Việt Nam 31

3.2.1 Đối với các NHTM 31

3.2.2 Đối với cơ quan quản lý nhà nước 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

Trang 4

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Bảng 2.1 So sánh Ngân hàng Việt Nam với các khu vực trên một số chỉ số tài chính 24

Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ nợ xấu của NHTM Việt Nam 16

Biểu đồ 2.2 Tăng trưởng tỷ trọng nợ xấu tại một số quốc gia 18

Biểu đồ 2.3 Tăng trưởng tỷ trong nợ xấu của các nước đang phát triển 19

Biểu đồ 2.4 Đánh giá RRTD của ngành NH theo quốc gia 19

Biểu đồ 2.5 Điểm đánh giá nợ xấu của các NHTM tốt nhết Việt Nam trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương 20

Biểu đồ 2.6 Tỷ lệ tăng trích lập dự phòng của hệ thống NHTM Việt Nam 21

Biểu đồ 2.7 Mức tăng tỷ lệ trích lập dự phòng của hệ thống NH tại một số nước 22

Biểu đồ 2.8 Tỷ lệ an toàn vốn CAR cuối quý III/2022 23

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VSơ đồ 1.1 Phân loại rủi ro tín dụng 4

Sơ đồ 1.2 Quy trình quản trị RRTD 12

Trang 5

MỞ ĐẦU

Rủi ro tín dụng xuất hiện một cách khách quan trong hoạt động kinh doanh củaNHTM Đây là vấn đề được các NHTM quan tâm hàng đầu, đặc biệt các NHTM niêm yếttrên TTCK Việt Nam là một quốc gia có hệ thống tài chính được chi phối bởi các NH.Theo Đỗ Doãn (2022), tại Việt Nam vốn tín dụng ngân hàng chiếm 47% trong tổng vốnđầu tư trên thị trường tài chính Hậu quả của rủi ro tín dụng là một trong những nguyênnhân dẫn đến lợi nhuận ngân hàng sụt giảm, gây bất ổn cho hệ thống NHTM và khủnghoảng nền kinh tế

Hoạt động NH hiệu quả, ít rủi ro sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững của hệ thốngtài chính Quá trình hoạt động của các NHTM không thể tránh khỏi RRTD, nhưng tại ViệtNam thì RRTD là một trong những vấn đề mà tất cả các NH đều phải đương đầu Cácnguyên nhân dẫn đến RRTD tại Việt Nam bao gồm các nguyên nhân từ bên ngoài và từnội bộ NH Hậu quả của quản trị RRTD chưa hiệu quả đã làm cho khả năng thanh khoảncủa NH giảm, uy tín NH suy giảm Quản trị RRTD chưa hiệu quả dẫn đến nợ xấu từ đótác động đến khả năng sinh lợi và ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của NH (ĐàoNguyên Thuận, 2019).

Để có một cách nhìn toàn diện về thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Việt Nam đểtừ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị RRTD đối vớingân hàng thương mại, nhóm tác giả đã thực hiện đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngânhàng Thương mại Việt Nam”

Trang 6

Rủi ro không giới hạn ở hoạt động cho vayRủi ro tập

trungRủi ro nội

tạiRủi ro

nghiệp vụRủi ro lựa

Rủi ro mất khảnăng chi trảRủi ro danh

mụcRủi ro tác

nghiệpRủi ro giao dịch

Rủi ro đọng vốnKhả năng trả nợNguyên nhân

phát sinh

RỦI RO TÍN DỤNG

Rủi ro đảmbảo

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT1.1 Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng

Theo định nghĩa của Ủy ban Basel về các vấn đề quốc tế (BCBS): “Rủi ro tín dụng làrủi ro hoặc sự mất mát do người đi vay hoặc đối tác gây ra “Rủi ro là sự không chắc chắnvề tổn thất” Ở Việt Nam trong từ điển kinh tế học hiện đại, rủi ro được định nghĩa: Rủi rolà hoàn cảnh trong đó một sự kiện xảy ra với một xác suất nhất định hoặc trong trườnghợp quy mô của sự kiện đó có một phân phối xác suất.”

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về RRTD, tuy nhiên các quan điểm đó đều thểhiện cùng một bản chất: RRTD là khả năng xảy ra những thiệt hại về mặt kinh tế màNHTM phải gánh chịu do khách hàng vay vốn thanh toán nợ không đúng hạn hoặc khônghoàn trả được nợ vay (cả gốc và lãi) “RRTD là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ củaTCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không cókhả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết” (Theo Khoản1, Điều 3 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN) Như vậy, có thể hiểu RRTD là những tổn thấttiềm năng có thể xảy ra trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, do khách hàng vaykhông thực hiện nghĩa vụ trả nợ(bao gồm lãi vay và gốc) hoặc trả nợ không đúng hạn chongân hàng như đã cam kết trong hợp đồng Đây là rủi ro gắn liền với hoạt động tín dụng,dẫn đến tổn thất tài chính như giảm thu nhập ròng và giá trị thị trường của vốn

1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng

Sơ đồ 1.1 Phân loại rủi ro tín dụng

Nguồn: Nguyễn Văn Tiến, 2013

1.1.2.1 Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro

Rủi ro giao dịch: Là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do

những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng Rủiro giao dịch có ba bộ phận:

Rủi ro lựa chọn là rủi ro liên quan đến quá trình đánh giá phân tích tín dụng khi ngânhàng lựa chọn phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay;

Trang 7

Rủi ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợpđồng cho vay, các loại TSBĐ, chủ thể đảm bảo, cách thứ đảm bảo và mức cho vay trên trịgiá của TSBĐ;

Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động chovay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lýcác khoản cho vay có vấn đề.

Rủi ro danh mục: Là rủi ro phát sinh do những hạn chế trong quản lý danh mục cho

vay của ngân hàng, bao gồm rủi ro nội tại và rủi ro tập trung:

Rủi ro nội tại: Xuất phát từ các yếu tố, đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bêntrong mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế Nó xuất phát từ đặc điểm hoạtđộng hoặc đặc điểm sử dụng vốn của Khách hàng vay;

Rủi ro tập trung: Khi ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một sốKhách hàng; cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vựckinh tế, hoặc trong cùng một vùng vị trí địa lý nhất định, cùng một loại hình cho vay córủi ro cao.

Rủi ro tác nghiệp: là nguy cơ tổn thất trực tiếp hoặc gián tiếp do cán bộ ngân hàng,

quá trình xử lý và hệ thống nội bộ không đầy đủ hoặc không hoạt động hoặc do các sựkiện bên ngoài tác động vào hoạt động ngân hàng.

1.1.2.2 Căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng

Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn: Khi thiết lập mối quan hệ tín dụng, ngân hàng vàkhách hàng phải quy ước về khoản thời gian hoàn trả nợ vay Tuy nhiên, đến thời hạn quyước nhưng Ngân hàng vẫn chưa thu hồi được vốn vay.

Rủi ro do mất khả năng chi trả: Là rủi ro xảy ra trong trường hợp doanh nghiệp đi vaymất khả năng trả nợ, ngân hàng phải thanh lý TSBĐ của doanh nghiệp để thu nợ.

Rủi ro không giới hạn ở hoạt động cho vay: Bao gồm các hoạt động khác mang tínhchất tín dụng của ngân hàng như bảo lãnh, cam kết, chấp thuận tài trợ thương mại, chovay thị trường liên ngân hàng, tín dụng thuê mua, đồng tài trợ…

1.1.3 Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng

1.1.3.1 Các yếu tố nằm ở bên ngoài ngân hàng

Môi trường kinh tế

Trang 8

Chu kỳ phát triển kinh tế

Khi nền kinh tế tăng trưởng và ổn định thì hoạt động tín dụng cũng sẽ tăng trưởngtheo và ít rủi ro hơn Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào suy thoái thì sản xuất kinh doanhcủa khách hàng bị thu hẹp hoặc đình trệ, dẫn tới thua lỗ và bị phá sản Nếu ngân hàng vẫnmạo hiểm tăng trưởng tín dụng ở mức cao thì khả năng rủi ro không thu được nợ sẽ tănglên.

Rủi ro do quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế

Xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra sôi động trên toàn thế giới có thể làm cho nợ xấungày càng gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khốc liệt, khiến nhữngkhách hàng của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật đào thải khắcnghiệt của thị trường Thêm vào đó, sự cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài cũngkhiến cho các ngân hàng trong nước nếu không quản trị RRTD hiệu quả thì ngân hàng bịlép vế và mất dần các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn.

Các yếu tố về môi trường pháp lý

Nhiều khe hở trong áp dụng thi hành luật pháp

Luật và các văn bản có liên quan của nước ta không đồng bộ, còn nhiều khe hở, điểnhình là việc quy định NHTM có quyền xử lý TSBĐ nợ vay khi khách hàng không trảđược nợ Thực tế, các NHTM không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinhtế, không phải là cơ quan quyền lực Nhà nước nên không có chức năng cưỡng chế, do đóphải đưa ra Tòa án xử lý qua con đường tố tụng, dẫn đến thời gian thu hồi được nợ là khálâu, phức tạp và tốn không ít chi phí cũng như nhân lực.

Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước mang nặng tính hìnhthức

Mô hình tổ chức của thanh tra ngân hàng còn nhiều bất cập, chưa phát huy hết khảnăng, hoạt động thanh tra giám sát thường chỉ tiến hành tại chỗ là chủ yếu, còn thụ độngtheo kiểu xử lý “khi sự đã rồi”, ít có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro Vì thế cónhững sai phạm của các NHTM không được thanh tra ngân hàng Nhà nước cảnh báo sớm,để đến khi hậu quả nặng nề xảy ra rồi mới can thiệp thì đã quá muộn.

Nguyên nhân do môi trường xã hội

Trang 9

Những biến động lớn về kinh tế chính trị trên thế giới luôn có ảnh hưởng tới côngviệc kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng Ngày nay, cùng với sựmở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa, chính trị giữa các nước đời sống kinh tế thế giới cũngcó nhiều biến đổi Muốn phát triển kinh tế một cách toàn diện cần thực hiện mở cửa nềnkinh tế để tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại của những nước phát triển,trao đổi, xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ với nước ngoài…Tất cả các hoạt động tạo nênmối quan hệ kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia Những thay đổi về chính trị rất có thểdẫn tới sự biến động cán cân thương mại quốc tế, tỷ giá hối đoái giá các đồng tiền làmbiến động thị trường trong nước như giá cả nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ, mức lãisuất thị trường, mức cầu tiền tệ…trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanhcủa các doanh nghiệp và người chịu tác động là các ngân hàng thương mại.

Nguyên nhân từ khách hàng vay

Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ

Đối với các doanh nghiệp, khi hồ sơ vay vốn trình lên các cán bộ tín dụng thì đều cómục đích rõ ràng, phương án kinh doanh cụ thể và khả thi; còn các cá nhân thì kê khaiđầy đủ mục đích và khả năng tài chính có thể trả nợ đúng hạn Tuy nhiên, không ít kháchhàng sau khi vay lại sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trả nợ sẽ làm cho cácngân hàng bị tổn thất và rủi ro trong vấn đề thu hồi nợ.

Khả năng quản lý hoạch định chiến lược kinh doanh kém

Nếu chiến lược kinh doanh không được quản lý hoạch định tốt sẽ ảnh hưởng đếnnguồn trả nợ Ngân hàng cho vay dựa trên kế hoạch, chiến lược kinh doanh vì đấy lànguồn trả nợ tốt nhất, tuy nhiên nếu sự quản lý hoạch định yếu kém, sẽ làm cho phươngán kinh doanh có thể đi vào phá sản, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch.

Hiện nay, các báo cáo tài chính(BCTC) của các doanh nghiệp cung cấp vẫn chưa phảilà nguồn thông tin xác thực, bởi chúng được “phù phép” sao cho đẹp để tiếp cận vốn vay.Mặc dù có những báo cáo tốt, có lợi nhuận nhưng bên trong lại tiềm ẩn, chứa đựng nhiềuvấn đề, rủi ro Do đó ngân hàng không có căn cứ chính xác đáng tin cậy dựa vào thông tindoanh nghiệp cung cấp mà phải dùng TSTC làm chỗ dựa để phòng chống RRTD.

Trang 10

1.1.3.2 Các yếu tố nằm bên trong ngân hàng

Rủi ro do chính sách tín dụng của ngân hàng

Các khoản vay có vấn đề và các thiệt hại cho vay có thể xảy ra do sơ hở về thủ tụctrong nội bộ ngân hàng Chính sách tín dụng không rõ ràng làm cho hoạt động tín dụngtrở nên lệch lạc, dẫn đến việc cấp tín dụng sai lầm, tạo ra những kẽ hở cho người sử dụngvốn lách luật và cuối cùng thì ngân hàng lại phải chịu thiệt thòi.

Do những yếu kém và thiếu sót của cán bộ tín dụng

Các CBTD không nắm vững nghiệp vụ có thể tính toán không chính xác hoặc bỏ lỡcác dự án đầu tư hiệu quả Hoặc các CBTD do bị áp lực và doanh số cho vay, cần hoànthành chỉ tiêu nên đã bất chấp mà cấp vốn cho các dự án không có hiệu quả, điều này sẽgây ra rủi ro lớn cho ngân hàng.

Nhiều vụ án kinh tế lớn trong thời gian vừa qua có liên quan đến cán bộ ngân hàng đãcho thấy sự xuống cấp đạo đức của họ Một số cán bộ ngân hàng cùng với khách hànglàm giả hồ sơ vay, nâng giá TSTC, cầm cố để được cấp tín dụng nhiều hơn, gây thất thoátkhông nhỏ cho ngân hàng Đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố quyết định để hạnchế RRTD Một cán bộ kém về năng lực thì có thể trau dồi thêm kinh nghiệm, nhưng mộtcán bộ “có tài mà không có đức” được bố trí trong công tác tín dụng thì vô cùng bất lợiđối với ngân hàng.

Thiếu giám sát, quản lý sau cho vay

Việc theo dõi, giám sát sau cho vay là nhiệm vụ rất cần thiết và quan trọng đối vớiCBTD Thường xuyên thăm hỏi khách hàng sẽ giúp ngân hàng xác nhận khách hàng cótuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng hay không, đồng thời sớm pháthiện ra được vấn đề khó khăn, nguy cơ tiềm ẩn của khách hàng để có những biện phápgiảm thiểu rủi ro thích hợp.

1.1.4 Hậu quả của rủi ro tín dụng

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, rủi ro tín dụng mang tính hệ thống, chonên một khi rủi ro tín dụng xảy ra sẽ gây nên thiệt hại không những cho chính bản thânngân hàng về lợi nhuận, tài sản, uy tín, danh tiếng mà còn ảnh hưởng đến toàn hệ thốngngân hàng và cả nền kinh tế.

Trang 11

Đối với ngân hàng cho vay: Rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro cơ bản gắn

liền với hoạt động kinh doanh gây nên những thiệt hại cho ngân hàng, cụ thể:

Thứ nhất, giảm lợi nhuận: Khi rủi ro tín dụng xảy ra, ngân hàng có thể sẽ không thuhồi được vốn tín dụng và lãi đã cho vay, làm giảm thu nhập của ngân hàng Ngoài ra, cóthu hồi được vốn và lãi vay hay không thì ngân hàng vẫn phải mất thêm phần chi phí đểquản lý khoản vốn vay trong suốt thời gian cho vay vốn hoặc các chi phí quản lý các loạinợ xấu, nợ quá hạn…

Thứ hai, không chủ động được nguồn vốn: Rủi ro tín dụng xảy ra làm cho bản thânNHTM bị co cụm, có xu hướng thu hẹp quy mô kinh doanh, năng lực tài chính và sứccạnh tranh suy giảm do không thu được nợ đúng hạn Vì thế đã làm cho ngân hàng mấtcân bằng trong việc thu chi và có thể lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, ảnhhưởng đến uy tín của ngân hàng.

Thứ ba, mất cơ hội ký kết những hợp đồng mới: Khi vốn ngân hàng bị đọng và khôngđược giải phóng theo dự tính thì ngân hàng sẽ bỏ qua những cơ hội để ký kết những hợpđồng tín dụng mới hoặc cơ hội đầu tư mới.

Ngoài ra, RRTD còn làm giảm uy tín của các ngân hàng không những trong phạm viquốc gia mà trên cả quốc tế, làm cho các hoạt động kinh doanh quốc tế như: thanh toánquốc tế, kinh doanh ngoại tệ gặp khó khăn.

Đối với nền kinh tế: NHTM là nơi thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chúng

cũng như bơm tiền vào lưu thông, ổn định nền kinh tế Vì vậy khi rủi ro tín dụng xảy ra,không những chỉ ảnh hưởng đến bản thân ngân hàng mà còn có thể ảnh hưởng dâychuyền đến toàn bộ hệ thống ngân hàng, làm rối loạn cả nền kinh tế - xã hội, sụt giảmlòng tin của dân chúng và sự vững chắc và lành mạnh trong hệ thống tài chính ngân hàng.Thực tế xảy ra trong năm vừa qua với hàng loạt các Ngân hàng TMCP như: Á Châu,Ocean Bank, Maritime bank …là những minh chứng hữu hiệu, nếu không có sự trợ giúpcủa NHTW, toàn hệ thống NHTM có thể sụp đổ, ảnh hưởng đến các ngành kinh tế khác,gây rối loạn nền kinh tế… thiệt hại xảy ra vô cùng lớn.

Trang 12

1.2 Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm

Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng được phát triển từ khái niệm gốc về quản trị rủiro“Quản trị rủi ro là một trong những nội dung quản lý của NHTM bao gồm: Nhận biết vàđánh giá mức độ rủi ro, thực thi các biện pháp hạn chế khả năng xảy ra rủi ro và giảmthiểu tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra” (Peter S.Rose, 2001).

Quản trị rủi ro chính là trung tâm của hoạt động điều hành của mỗi NHTM Hiểu mộtcác đơn giản thì quản trị rủi ro chính là quá trình các NHTM áp dụng các nguyên lý, cácphương pháp và kinh nghiệm quản trị ngân hàng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàngmình để giám sát phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng, đầutư và các hoạt động kinh doanh khác để ngăn chặn tổn thất thiệt hại cho ngân hàng, đồngthời không ngừng nâng cao sức mạnh và uy tín của ngân hàng trên thương trường Quảntrị rủi ro là bộ phận quan trọng trong chiến lược kinh doanh của mỗi NHTM, đồng thờivới mỗi loại rủi ro cụ thể lại áp dụng các phương pháp quản trị riêng.

“Quản trị rủi ro danh mục cho vay là một quá trình bao gồm nhiều hoạt động của nhàquản trị như nhận dạng, đo lường, giám sát và tài trợ rủi ro nhằm tối đa hóa lợi nhuận ởmức rủi ro có thể chấp nhận được” (Nguyễn Minh Kiều, 2009).

Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chínhsách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu an toàn, hiệu quả vàphát triển bền vững Đồng thời, phải tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế vàgiảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanh tín dụng, từ đó tăng doanh thu, giảm chiphí và nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh trong cả ngắn hạn và dàihạn của NHTM.

1.2.2 Hiệp ước Basel II về quản trị RRTD

Hiệp ước Basel được ban hành bởi Ủy ban Basel, nhằm xác định các tiêu chuẩn vềvốn để hạn chế rủi ro kinh doanh của các ngân hàng và tăng cường hệ thống tài chính Ủyban Basel cho rằng, bất kỳ một quốc gia nào nếu có hệ thống ngân hàng yếu kém đềuđược xem là một mối nguy hiểm có thể đe doạ và ảnh hưởng xấu tới tình hình tài chínhcủa quốc gia đó Do vậy, các quốc gia cần chú trọng và quan tâm hơn tới hệ thống tàichính của các quốc gia.

Trang 13

Theo hiệp ước Basel thì đối với hoạt động của ngân hàng, các khoản cho vay lànguồn rủi ro tín dụng lớn nhất và rõ ràng nhất Tuy nhiên, nguồn gốc của rủi ro tín dụngcòn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác cả trong và ngoài bảng cân đối kế toán Cácngân hàng ngày càng phải chịu rủi ro tín dụng trong nhiều công cụ tài chính khác nhaungoài cho vay, bao gồm giao dịch liên ngân hàng, tài trợ thương mại, giao dịch ngoại hối,hợp đồng tương lai, hoán đổi, trái phiếu, cổ phiếu, quyền chọn và các cam kết gia hạn vàbảo lãnh và thanh toán.

Vì rủi ro tín dụng vẫn là nguồn gốc chính của các vấn đề ngân hàng, ngân hàng vànhững người giám sát của họ cần có khả năng rút ra những bài học hữu ích từ những kinhnghiệm trong quá khứ (Basel, 2000) Ủy ban Basel cho rằng các ngân hàng nên tập trungvào việc xác định, đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro tín dụng, cũng như xác địnhnguồn vốn thích hợp để giải quyết những rủi ro này, cũng như kết quả của việc xác địnhxem liệu ngân hàng tiếp nhận có được đền bù thỏa đáng cho những rủi ro đã xảy ra.

Các hướng dẫn của hiệp ước Basel được ban hành nhằm khuyến khích các cơ quangiám sát ngân hàng trên toàn cầu thúc đẩy các thông lệ hợp lý để quản trị rủi ro tín dụng.Các Nguyên tắc Basel được áp dụng rõ ràng nhất đối với hoạt động cho vay, nhưng cũngcó thể được mở rộng cho tất cả các hoạt động rủi ro tín dụng nói chung

Ủy ban Basel đã đề xuất “đảm bảo tính hiệu quả” và “an toàn” trong quản trị RRTDthông qua 17 nguyên tắc về quản lý nợ xấu Các nguyên tắc này tập trung vào ba lĩnh vựcphát triển chính, bao gồm thiết lập môi trường tín dụng thích hợp, thực hiện các thông lệtín dụng và duy trì các quy trình quản trị, đo lường và giám sát tín dụng phù hợp.

- Thiết lập môi trường tín dụng thích hợp: Nhóm này bao gồm 3 nguyên tắc, yêu cầuHĐQT phải thường xuyên phê duyệt các chính sách RRTD, xem xét RRTD và phát triểncác chiến lược trong toàn bộ hoạt động của NH Từ đó, Hội đồng quản trị NH có tráchnhiệm thực hiện các định hướng này và xây dựng các chính sách, quy trình nhằm pháthiện, đo lường, giám sát và kiểm tra nợ xấu trong mọi hoạt động Các NH cần xác định vàquản lý RRTD trên tất cả các sản phẩm và hoạt động của mình.

- Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh và duy trì các quy trình quản lý: Nhóm này baogồm 4 nguyên tắc yêu cầu các NH xác định các tiêu chuẩn cấp tín dụng lành mạnh Cụ thểlà NH cần xây dựng hạn mức tín dụng cho từng loại khách, từng nhóm KH, đối với công

Trang 14

tác phê duyệt tín dụng cũng cần xây dựng một quy trình chuẩn, thực hiện điều chỉnh, sửađổi và bổ sung quy trình với sự tham gia của các bộ phận có liên quan khác nhau trongNH Duy trì các quy trình giám sát, đo lường và quản lý tín dụng phù hợp: Nhóm này baogồm 10 nguyên tắc yêu cầu các NH thiết lập hệ thống quản lý để quản trị các danh mụcđầu tư rủi ro Tuỳ theo mức độ phức tạp khác nhau và quy mô khác nhau thì hệ thống cầnphải thường xuyên thực hiện: Thu thập, cập nhật thông tin về HSTD, kiểm soát, kiểm tratình hình tài chính của KH, kiểm tra các khoản vay của KH có sử dụng đúng mục đíchvay ban đầu hay không để kịp thời xử lý Đối với các chính sách quản trị RRTD của NHthì NH cần phải làm rõ về trách nhiệm cũng như quyền lợi của các cá nhân và tổ chức cóliên quan.

Hiện nay, Ủy ban Basel cũng đã thực hiện thiết lập và xây dựng hệ thống xếp hạngtín dụng nội bộ tại các NH nhằm quản trị RRTD của các NH Giúp cho các NH có thể dễdàng nhận biết và phân biệt được mức độ RRTD đối với các tài sản tiềm ẩn RR tại NH.

Dựa trên các nguyên tắc về quản trị RRTD, Ủy ban Basel đã đề xuất quy trình quảntrị RRTD của một NH phải bao gồm các bước cơ bản như sau:

Sơ đồ 1.2 Quy trình quản trị RRTD

Trang 15

Nguồn: Suresh (2018)

Hoạch định chính sách, chiến lược

Trong bước này, NH sẽ theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và quytrình cấp tín dụng, đồng thời đếm các loại, nguyên nhân và các nguyên nhân tiềm ẩnRRTD có thể dẫn đến RRTD Tổ chức các nguyên tắc và chiến lược quản lý RRTD đểkiểm soát hoạt động tín dụng Các nhà quản lý cần xác định rủi ro bằng cách lập bảng câuhỏi, thực hiện khảo sát, phân tích hồ sơ tín dụng,… để liệt kê tất cả các loại rủi ro đã,đang và có thể phát sinh và đặc biệt quan tâm đến việc điều tra các hồ sơ có vấn đề Kếtquả phân tích cho thấy các dấu hiệu, triệu chứng và nguyên nhân của RRTD, từ đó tìm racác biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả nhất.

Đo lường RRTD, xác định mức độ rủi ro, xác định mức độ chịu đựng tổn thất

Để đo lường RRTD, cần thu thập số liệu và phân tích đánh giá mức độ rủi ro dựa trêncác tiêu chuẩn được đặt ra Hai công cụ được sử dụng phổ biến nhất để đánh giá RRTDcủa khách hàng là chấm điểm tín dụng đối với khách hàng có qui mô nhỏ, xếp hạng tíndụng đối với khách hàng lớn Để xác định mức độ rủi ro, có thể sử dụng hai chỉ số đểphân tích bao gồm chỉ số phân tích tài chính và chỉ số phân tích phi tài chính Hai môhình được sử dụng phổ biến bao gồm mô hình điểm số Z và mô hình cấu trúc kỳ hạnRRTD

Áp dụng chính sách, công cụ phòng chống và bù đắp rủi ro thích hợp

Bước này đưa ra các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược và các chương trìnhhoạt động giúp NH có thể ngăn ngừa, né tránh, giảm thiểu rủi ro Căn cứ vào mức độ rủiro đã được tính toán, các hệ số an toàn tài chính và khả năng chấp nhận rủi ro mà cónhững biện pháp phòng chống khác nhau nhằm làm giảm mức độ thiệt hại Các NHthương mại phải thường xuyên dự trữ các khoản dự phòng cần thiết và sẵn sàng bù đắpmọi tổn thất để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh Tuỳ theo tính chất của từngkhoản tổn thất mà NH có thể sử dụng nguồn vốn tài trợ thích hợp để bù đắp.

Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh phương pháp phòng chống rủi ro

Để công tác quản trị RRTD đạt hiệu quả thì yêu cầu NH phải thực hiện báo cáo kịpthời và đúng yêu cầu Nội dung báo cáo phải phù hợp với từng yêu cầu quản lý.

Trang 16

1.2.3 Hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng

Bởi vì quản trị RRTD có tầm quan trọng rất lớn trong việc duy trì sự bền vững tàichính và tiếp cận nhiều khách hàng hơn, quản trị RRTD nên là trung tâm của hoạt độngngân hàng Muốn quản trị RRTD hiệu quả, cần có thước đo quản trị RRTD phù hợp Đểđo lường thực trạng quản lý rủi ro tín dụng, nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng.Đầu tiên là sử dụng mô hình cảnh báo sớm, giúp xác định xem ngân hàng có hệ thốngquản lý rủi ro tín dụng tốt hay không Để lường trước tình trạng suy giảm tài chính củacác ngân hàng, các thước đo lường khác đã được phát triển để xác định các ngân hàng sắplâm vào tình trạng suy kiệt tài chính do quản trị RRTD kém Các thước đo này mặc dùkhác nhau giữa các quốc gia, nhưng đã được thiết kế để tạo ra xếp hạng lành mạnh về tàichính và thường được gọi là hệ thống xếp hạng CAMELS (Gasbarro, 2002) Phương phápthứ hai là sử dụng các chỉ số tài chính, phương pháp này được sử dụng rất phổ biến(Fredrick, 2013) Đối với phương pháp này, quản trị RRTD được đo lường gián tiếpthông qua tỷ lệ nợ xấu, hệ số an toàn vốn CAR và dự phòng RRTD Các chỉ tiêu này chobiết mức độ cải thiện về chất lượng tín dụng Nhiều nghiên cứu trước đây đã sử dụng cácchỉ số này để đo lường quản lý rủi ro tín dụng, chẳng hạn như nghiên cứu của các tác giảAkomeah (2020); Nelson (2020); Laron (2020); Ali và Diman (2019); İncekara vàÇetinkaya (2019); Anastasiou và Tsionas (2019); Yu Shengkong và cộng sự (2017);Ofosu (2016); Rashid và cộng sự (2014); Macri và cộng sự (2014); Gary (2013);

Trước khủng hoảng tài chính, hai chỉ tiêu thường được sử dụng để đo lường quản trịrủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại là tỷ lệ nợ xấu và dự phòng rủi ro tín dụng.Khi dư nợ cho vay tăng, hai chỉ tiêu này có xu hướng đi xuống hoặc tăng lên, nhưng mứctăng ít hơn mức tăng của dư nợ cho thấy chất lượng tín dụng đang có chiều hướng tốthơn, do đó cho thấy công tác quản lý rủi ro tín dụng được thắt chặt hơn Ngược lại, khi dưnợ tăng nhưng tỷ lệ nợ xấu giảm, dự phòng RRTD tăng bằng hoặc cao hơn so với mứctăng dư nợ có nghĩa là chất lượng tín dụng không được cải thiện, công tác quản trị RRTDchưa hoàn thiện.

Nợ xấu là khoản nợ mà người đi vay không trả được cho ngân hàng khi các cam kếtnày đến hạn, bao gồm cả gốc và lãi, giá trị bán tài sản đảm bảo không đủ trả gốc và lãi.Như vậy, nếu căn cứ vào TSĐB, nợ xấu của NH có thể chia thành các nhóm như sau:

Trang 17

Nợ xấu có TSĐB, gồm có nợ tồn đọng NH đã thu giữ tài sản dưới hình thức gán, xiếtnợ, nợ tồn đọng NH chưa thu giữ tài sản, nợ có tài sản liên quan đến vụ án chờ xét xử

Nợ xấu không có TSĐB và không có đối tượng để thu, gồm nợ xoá do thiên tai chưacó nguồn còn hạch toán nội bảng, nợ khoanh đối với những DN đã giải thể, phá sản, nợkhoanh đối với DN thuộc các dự án, nợ khoanh do thiên tai của hộ sản xuất.

Nợ xấu không có TSĐB nhưng con nợ vẫn còn tồn tại, đang hoạt động, gồm có nợkhoanh DN khó thu hồi, nợ tín dụng chính sách còn có khả năng thu hồi.

Ngoài ra còn có nhóm nợ là những khoản nợ không thu được nhưng không đủ điềukiện để khoanh, xoá nợ.

Tỷ lệ nợ xấu được tính bằng công thức:

Tỷ lệ nợ xấu = Dư nợ xấu/Tổng dư nợ cho vay × 100%

Sau cuộc khủng hoảng NH liên quan đến các vấn đề thế chấp dưới chuẩn ở Mỹ, cáccơ quan giám sát và quản lý NH trên toàn cầu, đặc biệt là Ủy ban Basel đã phát triển cácquy định và giám sát tập trung vào mức độ đủ vốn nhằm giúp NH chống lại các tổn thấtcơ bản Từ đó, Basel đã đề xuất chỉ số này được sử dụng để đo lường quản trị RRTD củacác NH Chính vì vậy, ngoài hai chỉ số là tỷ lệ nợ xấu và dự phòng RRTD thì bộ chỉ sốđược sử dụng để đo lường quản trị RRTD còn bao gồm hệ số an toàn vốn CAR Trongnhững năm gần đây, hệ số CAR được công nhận là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giásức khỏe của các NH Đây là tỷ lệ giữa vốn trọng số rủi ro của NH trên tổng tài sản(Hyun, 2011).

Hệ số an toàn vốn (CAR)

Hệ số an toàn vốn là một chỉ tiêu kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa vốn tự có với tàisản có điều chỉnh rủi ro của ngân hàng thương mại Hệ số an toàn vốn được đo lường theoyêu cầu của Ủy Ban Basel Mỗi phiên bản Basel có cách đo lường hệ số CAR khác nhau:

- Theo Basel 1, hệ số CAR được đo lường như sau𝐶𝐴𝑅 = 𝑉ố𝑛 𝑐 ủ ℎủ 𝑠ở ữℎủ 𝑢/𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑐ó 𝑟ủ𝑖 𝑟𝑜 (𝑅𝑊𝐴)- Theo Basel 2 và 3, hệ số CAR được đo lường như sau

𝐶𝐴𝑅 = 𝑉ố𝑛 𝑐 ủ ℎủ 𝑠ở ữℎủ 𝑢/(𝑅𝑊𝐴−𝑅ủ𝑖 𝑟𝑜 tín 𝑑ụ𝑛𝑔 + 𝑅𝑊𝐴−𝑅ủ𝑖 𝑟𝑜 𝑡 ị ℎủ 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔 + 𝑊𝐴−𝑅ủ𝑖 𝑟𝑜 ℎủ 𝑜ạ𝑡độ𝑛𝑔)

Trang 18

Dự phòng RRTD của NH Được đo lường bằng dự phòng RRTD trên tổng dư nợ và

cho vay

𝐷ự 𝑝 òℎủ 𝑛𝑔 𝑅𝑅𝑇𝐷 = 𝐷ự 𝑝 òℎủ 𝑛𝑔 𝑅𝑅𝑇𝐷/𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑐ℎủ 𝑜 𝑣𝑎y

Trang 19

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

2.1 Thực trạng về quản trị RRTD của hệ thống NHTM Việt Nam

2.1.1 Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn nghiên cứu có sự biến động khá mạnh, đặc biệt là giaiđoạn sau khủng hoảng, tỷ lệ nợ xấu của ngành ngân hàng tăng rất cao Diễn biến về nợxấu của ngành ngân hàng qua các năm như sau:

Giai đoạn từ 2006 đến 2009, mặc dù các NHTM có mức tăng trưởng tín dụng khá caonhưng tỷ lệ nợ xấu dao động ở mức từ 1,99% đến 3,2%

Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ nợ xấu của NHTM Việt Nam

Nguồn: Tổng hợp dữ liệu từ IMF

Tuy nhiên, giai đoạn 2010 đến 2012, mặc dù tăng trưởng tín dụng của giai đoạn nàygiảm mạnh từ 32,43% vào năm 2010 xuống còn 8,85% vào năm 2012 nhưng tốc độ tăngnợ xấu của toàn ngành rất cao, từ 1,99% năm 2009 tăng lên 2,21% năm 2010, tiếp tụctăng đến 3,3% vào năm 2011 và đạt đỉnh điểm 4,08% vào năm 2012 Tỷ lệ nợ xấu cao

Trang 20

trong giai đoạn này là do tăng trưởng tín dụng nóng trong giai đoạn trước, các NH buônglỏng chất lượng tín dụng và ngành bất động sản gặp nhiều khó khăn Giai đoạn từ 2013đến 2015, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NH có xu hướng giảm do khoảng 40,000 tỷ đồng nợxấu đã được VAMC mua lại từ các NH Trong năm 2013, NHNN đã phát hành trái phiếuđặc biệt mua nợ xấu cho Agribank, SaiGonBank, SHB, PGBank, PhuongNamBank,VietABank và Techcombank Năm 2014 là năm bản lề thực hiện Đề án Xử lý nợ xấu củahệ thống các tổ chức tín dụng theo Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 của Chínhphủ, các biện pháp xử lý nợ xấu đã được thực hiện bao gồm thực hiện có lộ trình về phânloại tài sản, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNNngày 21/01/2013 và Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 của NHNN, thanhtra, kiểm toán độc lập đối với các tổ chức tín dụng theo chuẩn mực phân loại nợ mới,chuyển nợ thành vốn góp, đôn đốc thu hồi nợ, xử lý tài sản đảm bảo, bán nợ xấu choVAMC, cơ cấu lại nợ, hạn chế tăng trưởng tín dụng, mở rộng mạng lưới, cung ứng dịchvụ NH mới, kiểm soát chặt chẽ lợi nhuận và phân phối lợi nhuận của tổ chức tín dụng cónợ xấu lớn, không tích cực xử lý nợ xấu; quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàntrong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh NH nước ngoài theo Thông tư số36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 Việc áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp xử lý nợxấu đã giúp tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống giảm mạnh còn 2,55% vào năm 2014 Năm2015, các biện pháp xử lý nợ xấu đã được NHNN giám sát thực hiện chặt chẽ hơn, cácNH có nợ xấu lớn, chưa trích lập đầy đủ dự phòng RRTD hoặc chưa hoàn thành kế hoạchxử lý nợ xấu bị hạn chế hoặc không được chia cổ tức, hạn chế các chỉ tiêu hoạt động, tỷ lệnợ xấu tiếp tục giảm còn 2,46% Từ năm 2016 đến năm 2019, tỷ lệ nợ xấu tiếp tục giảm.Trong năm 2018, hệ thống TCTD xử lý được 163,14 nghìn tỷ đồng nợ xấu nội bảng (năm2017 xử lý 115,54 nghìn tỷ đồng), trong đó sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý chiếm tỷtrọng 49%, khách hàng trả nợ chiếm 28% và bán cho VAMC chiếm 17% Tỷ lệ nợ xấunăm 2019 giảm còn 1.63%, mức giảm thấp nhất trong vòng 15 năm Mặc dù vậy, tính đến30/9/2020 thì tổng nợ xấu nội bảng của 27 ngân hàng trong hệ thống lại có xu hướng tăngtrở lại Trong đó, có 10 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu chiếm tới 76% tỷ lệ nợ xấu của cả hệthống, các NH có tỷ lệ nợ xấu cao nhất hệ thống bao gồm KLB, VPB, BVB, PGbank,ABbank, SHB, EIB, MSB, NamAbank, Seabank (Biểu đồ 4) Khoảng 7/10 ngân hàng này

Trang 21

có tỷ lệ nợ xấu tăng trên 50% bao gồm cả một số ngân hàng lớn Đáng chú ý hơn là nợdưới chuẩn (nợ nhóm 3) là nhóm nợ tăng mạnh nhất, tăng 69% lên gần 35.000 tỷ tại 27ngân hàng, một số ngân hàng tăng theo cấp số nhân.

Dưới tác động của dịch bệnh Covid-19, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các NHTM ViệtNam có xu hướng tăng, từ mức 1,63% hồi cuối năm 2019 lên mức 1,69% vào thời điểmcuối năm 2020.

Tỷ lệ tăng nợ xấu của Việt Nam so với các nước rất cao, chỉ thấp hơn so với Pháp.Trong giai đoạn nghiên cứu, tỷ lệ tăng nợ xấu của Việt Nam khoảng 2% đến 3% trong khicác quốc gia khác như Ả Rập, Úc, Trung Quốc, Hong Kong, Indonesia, Singapore, Mỹ,

Anh thì tỷ lệ nợ xấu tăng khoảng 1% đến 2%

Biểu đồ 2.2 Tăng trưởng tỷ trọng nợ xấu tại một số quốc gia

Nguồn: Tổng hợp dữ liệu từ IMF

So với các nước trong khu vực thì hệ thống NHTM Việt Nam có tỷ lệ nợ xấu ở mứctrung bình, thấp hơn so với Ấn Độ, Phillipine và Thái Lan

Ngày đăng: 24/05/2024, 20:42

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan