Hoạt động của các Ngân hàng thương mại (NHTM) thường đối mặt với rất nhiều rủi ro, trong đó có rủi ro thị trường. Hiện nay, cùng với quá trình đổi mới cơ chế quản lý là xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ và trở thành xu thế tất yếu đối với bất kỳ nền kinh tế nào, điều đó cũng hoàn toàn đúng đối với Việt Nam. Sau khi gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO), mức độ hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu ngày càng sâu và rộng. Hội nhập có thể mang đến cho các ngân hàng Việt Nam cơ hội trong việc học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm quản trị cũng như tận dụng công nghệ tiên tiến, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ từ những quốc gia có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, hội nhập cũng làm nảy sinh ngày càng nhiều những khó khăn và thách thức, mà thách thức khôn lường đối với NHTM là những lực lượng rủi ro trong kinh doanh cùng với các yếu tố thị trường ngày càng phức tạp đã được giải phóng và xuất hiện ngày một nhiều hơn và có tính chất phức tạp hơn. Bởi lẽ: Sự đa dạng hóa sản phẩm tài chính ngân hàng thì mức độ rủi ro ngày càng lớn; môi trường tài chính biến động không ngừng và khó kiểm soát, rất dễ xảy ra phản ứng dây chuyền. Trong khi đó, các NHTM Việt Nam lại thiếu kinh nghiệm thực tế, lúng túng trong cách điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh doanh tiền tệ. Vì vậy, song song với mục tiêu phát triển toàn diện thì quản trị tốt rủi ro thị trường để tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định đang là áp lực lớn của tất cả các NHTM Việt Nam hiện nay. Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên, nhóm chúng tôi chọn chủ đề: “Quản trị rủi ro thị trường tại Ngân hàng thương mại”.
Phần mở đầu
Hoạt động của các Ngân hàng thương mại (NHTM) thường đối mặt với rất nhiều rủi ro, trong đó có rủi ro thị trường Hiện nay, cùng với quá trình đổi mới cơ chế quản lý là xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ và trở thành xu thế tất yếu đối với bất kỳ nền kinh tế nào, điều đó cũng hoàn toàn đúng đối với Việt Nam.
Sau khi gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO), mức độ hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu ngày càng sâu và rộng Hội nhập có thể mang đến cho các ngân hàng Việt Nam cơ hội trong việc học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm quản trị cũng như tận dụng công nghệ tiên tiến, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ từ những quốc gia có nền kinh tế phát triển Tuy nhiên, hội nhập cũng làm nảy sinh ngày càng nhiều những khó khăn và thách thức, mà thách thức khôn lường đối với NHTM là những lực lượng rủi ro trong kinh doanh cùng với các yếu tố thị trường ngày càng phức tạp đã được giải phóng và xuất hiện ngày một nhiều hơn và có tính chất phức tạp hơn Bởi lẽ: Sự đa dạng hóa sản phẩm tài chính ngân hàng thì mức độ rủi ro ngày càng lớn; môi trường tài chính biến động không ngừng và khó kiểm soát, rất dễ xảy ra phản ứng dây chuyền Trong khi đó, các NHTM Việt Nam lại thiếu kinh nghiệm thực tế, lúng túng trong cách điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh doanh tiền tệ Vì vậy, song song với mục tiêu phát triển toàn diện thì quản trị tốt rủi ro thị trường để tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định đang là áp lực lớn của tất cả các NHTM Việt Nam hiện nay.
Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên, nhóm chúng tôi chọn chủ đề: “Quản trị rủi ro thị trường tại Ngân hàng thương mại”.
Cơ sở lý thuyết về rủi ro thị trường và quản trị rủi ro thị trường
Rủi ro Thị trường
Rủi ro thị trường (RRTT) được định nghĩa là khả năng xảy ra mất mát đối với ngân hàng do sự thay đổi của các yếu tố thị trường Đó là rủi ro mà giá trị của các trạng thái nội hoặc ngoại bảng cân đối kế toán (CĐKT) chịu ảnh hưởng bất lợi bởi những biến động trong thị trường chứng khoán, lãi suất, tỷ giá hối đoái hay giá cả hàng hoá, hay là rủi ro đối với thu nhập và vốn của ngân hàng do sự thay đổi trên thị trường về lãi suất về giá chứng khoán, tỷ giá, giá cả hàng hóa
RRTT có thể được phát hiện một cách rõ ràng trong các danh mục đầu tư như chứng khoán (Cổ phiếu, trái phiếu, các phái sinh chứng khoán như các hợp đồng kỳ hạn, tương lai, swaps, quyền chọn…), hàng hoá (các sản phẩm phái sinh hàng hóa, các tài sản nợ, có mà dòng tiền được xác định căn cứ vào giá cả hành hóa hay chỉ số giá cả hàng hóa…) do các loại hình đầu tư này được giao dịch một cách trực tiếp RRTT được xác định qua các khoản mục chịu rủi ro tỷ giá như các giao dịch ngoại hối, các khoản mục tài sản nợ, tài sản có bằng ngoại hối, các sản phẩm phái sinh của các giao dịch ngoại hối, các khoản mục nợ có mà dòng tiền được xác định dựa vào tỷ giá Tuy nhiên, rủi ro thị trường còn chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi một yếu tố ngầm đó là rủi ro lãi suất, phát sinh do có sự không khớp đúng về thời hạn hay qui mô huy động và sử dụng vốn, ảnh hưởng đến lưu chuyển tiền tệ của ngân hàng Các khoản mục chịu rủi ro lãi suất như các khoản tiền gửi, các khoản tiền vay, trái phiếu, các sản phẩm phái sinh tài chính Bên cạnh đó RRTT còn xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân khác mà không được thể hiện trên bảng CĐKT.
Hiểu một cách tổng quan nhất thì RRTT là khả năng hứng chịu một kết quả thua lỗ trong kinh doanh khi mà thị trường có những biến động và thay đổi ngược chiều so với dự đoán của ngân hàng Các yếu tố rủi ro chính trên thị trường được xác định qua sự chênh lệch về lãi suất, tỷ giá, chứng khoán và giá cả hàng hóa
2.1.2 Các loại rủi ro thị trường
Nhìn chung, RRTT bao gồm rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái, rủi ro chứng khoán và rủi ro hàng hoá
RRLS tại các NHTM là những tổn thất tiềm tàng mà Ngân hàng phải gánh chịu khi lãi suất thị trường biến động Rủi ro lãi suất là nguy cơ biến động thu nhập và giá trị ròng của ngân hàng khi lãi suất thị trường biến động (4, trang 3).
Trong hoạt động ngân hàng, việc chấp nhận loại rủi ro này là điều bình thường và rủi ro này cũng ảnh hưởng tới khả năng sinh lời và giá trị cổ đông Tuy nhiên RRLS cao sẽ đe dọa đến lợi nhuận và vốn chủ sở hữu của ngân hàng Biến động lãi suất trên thị trường sẽ làm thay đổi lợi nhuận hiện tại của ngân hàng (current interest earning) thông qua việc thay đổi thu nhập ròng, thu nhập nhạy cảm lãi suất và các chi phí hoạt động của ngân hàng Thay đổi của lãi suất cũng làm thay đổi giá trị định giá lại TSC, TSN và các công cụ ngoại bảng khác vì giá trị hiện tại (Present Value) của các dòng tiền trong tương lai thay đổi khi lãi suất thay đổi Nói một cách khác lãi suất thay đổi có ảnh hưởng tới giá trị thị trường của các khoản đầu tư và các tài sản Nợ của ngân hàng Sự thay đổi này có thể không tác động ngay tới bảng báo cáo thu nhập (income statement) của ngân hàng nhưng ngày càng trở nên quan trọng.
Rủi ro hối đoái là khả năng rủi ro hiện tại hoặc tương lai phát sinh đối với thu nhập và vốn do những biến động bất lợi về tỷ giá hối đoái.
Rủi ro hối đoái trong luận án này bao gồm một phần lớn là rủi ro tỷ giá - là những tổn thất gây ra do sự biến động của tỷ giá Rủi ro tỷ giá có thể gây ra những thiệt hại to lớn cho ngân hàng, thậm chí có thể dẫn tới phá sản ngân hàng nếu không có các biện pháp quản trị và kiểm soát chặt chẽ Rủi ro hối đoái đặc biệt hay xảy ra đối với những khoản thu nhập hay chi trả có liên quan tới các loại ngoại tệ có sự biến động mạnh về tỷ giá như EUR, USD, JPY, GBP v.v…
2.1.3 Định lượng rủi ro thị trường
Theo các lý thuyết cập nhật nhất hiện nay, khi định lượng RRTT có thể áp dụng theo 4 phương pháp, theo hai tiêu chí cơ bản là: (1) Hậu quả của rủi ro và (2) xác suất xảy ra rủi ro Hậu quả và xác suất xảy ra rủi ro đều có hai mức độ là từ thấp đến cao Với hai tiêu chí trên việc định lượng RRTT có thể được mô tả ở bảng sau:
Phương pháp đo lường Đo lường Hậu quả X.suất
1 Khe hở nhạy cảm lãi suất (Interest rate gap) RRLS Không Không
2.Độ nhạy cảm lãi suất (PVBP/Duration) RRLS Có Không
3 Định giá lại tỷ giá (mark - to- market) RRTG Có Không 4 Giá trị có thể tổn thất (VaR) RRLS và RRTG Có Có
Bảng 2.1: Các phương pháp định lượng rủi ro thị trường
Với phương pháp 1, biểu đồ độ lệch hay còn gọi là khe hở nhạy cảm lãi suất (Interest Rate Gap=Mismatch), chưa xác định được hậu quả tổn thất cũng như xác suất xảy ra tổn thất là bao nhiêu Với phương pháp thứ 2 và 3, độ nhạy cảm lãi suất (Interest Rate Sensitivity), độ nhạy cảm tỷ giá chúng ta đã xác định được tổn thất tài chính là bao nhiêu, tuy nhiên vẫn chưa xác định được xác suất xảy ra rủi ro là bao nhiêu.
Với phương pháp đo lường RRTT thứ 4, phương pháp giá trị có thể tổn thất, chúng ta đã xác định được cả hai tiêu chí là hậu quả xảy ra cho ngân hàng là bao nhiêu và với xác suất bao nhiêu.
Chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng từng phương pháp đo lường RRTT từ 1 đến 4.
2.1.4 Các phương pháp đo lường RRLS 2.1.4.1 Đo lường RRLS bằng khe hở nhạy cảm lãi suất (Interest rate Gap)
Những tài sản nhạy cảm với lãi suất có thể định nghĩa là những tài sản có thể định giá lại khi lãi suất thay đổi, ví dụ như những khoản cho vay sắp đáo hạn hoặc sắp được tái gia hạn Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất là những khoản vốn mà lãi suất được điều chỉnh theo điều kiện thị trường Ví dụ như các món huy động vốn thời gian nhỏ hơn 12 tháng, những khoản tiền gửi của khách hàng có lãi suất thả nổi theo lãi suất thị trường.
Khe hở nhạy cảm lãi suất (interest rate Gap) là khe hở (chênh lệch) giữa giá trị tài sản (TSC) nhạy cảm với lãi suất và giá trị nguồn vốn (TSN) nhạy cảm với lãi suất được định giá lại tại một ngày xác định Đây là công cụ đơn giản nhất dùng để đo lường tổn thất khi lãi suất thay đổi Để đo lường được khe hở nhạy cảm lãi suất ngân hàng cần phải phân loại một cách chính xác các TSC, TSN dựa trên độ nhạy cảm lãi suất Chúng ta cần nhóm với lãi suất (RSL=Rate Sensible Liabilities) vào một “rổ” thời gian phụ thuộc vào khi nào các tài sản này được định giá lại.
Các TSC và TSN nhạy cảm này bao gồm: các công cụ có ngày đáo hạn, các công cụ có lãi suất thay đổi và thả nổi, các khoản thanh toán gốc toàn bộ hay một phần.
Khi khe hở này bằng 0, tức là tổng giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất bằng tổng giá trị nguồn vốn nhạy cảm lãi suất thì ngân hàng có RRLS là thấp nhất Điều này có nghĩa là tại bất cứ thời điểm nào ngân hàng cũng có thể tự bảo vệ mình trước những sự thay đổi của lãi suất (dù thay đổi tăng hay giảm) nếu ngân hàng duy trì khe hở nhạy cảm bằng không.
Tuy nhiên, trong thực tế khi khe hở nhạy cảm lãi suất bằng 0 thì cũng không loại trừ hoàn toàn được RRLS bởi lẽ lãi suất của các Tài sản và Nguồn vốn không ràng buộc chặt chẽ với nhau Ví dụ, lãi suất cho vay có xu hướng thay đổi chậm hơn lãi suất của những khoản đi vay trên thị trường tiền tệ Vì vậy, thu từ lãi của ngân hàng có xu hướng tăng chậm hơn chi phí trả lãi trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng, và ngược lại chi phí trả lãi có xu hướng giảm nhanh hơn thu từ lãi trong giai đoạn kinh tế suy thoái.
Quản trị rủi ro thị trường
Quản trị rủi ro - QTRR là một hệ thống chính sách, hoạt động tác nghiệp của các tổ chức tài chính, bao gồm tất cả các hoạt động tác động tới các loại rủi ro của tổ chức đó.
QTRR liên quan đến việc xác định, đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro nhằm đảm bảo:
- Rủi ro của các tổ chức nằm trong giới hạn đảm bảo.
- Các quyết định có liên quan tới rủi ro phải tương xứng với mục tiêu và chiến lược kinh doanh do HĐQT đề ra.
- Có đủ quỹ dự phòng để bù đắp được các rủi ro dự kiến sẽ xảy ra.
- Việc ra quyết định liên quan tới rủi ro phải rõ ràng, minh bạch.
Quản trị RRTT trong các NHTM là các biện pháp, các hoạt động tác động tới RRTT, bao gồm việc đo lường, xác định, giám sát, kiểm soát RRTT của các tổ chức ngân hàng, nhằm hạn chế đến mức tối đa các ảnh hưởng xấu tác động đến thu nhập của ngân hàng khi thị trường thay đổi Về mặt nghiệp vụ, quản trị RRTT là việc dùng các công cụ tài chính để hạn chế hay giảm thiểu mất mát tài chính do RRTT gây ra [37, trang 3]
Các thông lệ chuẩn mực quản trị RRTT : Quản trị RRTT trong ngân hàng liên quan đến việc áp dụng các phương pháp trong việc quản trị TSC, TSN và quản trị ngoại bảng tại đó rủi ro thị trường có thể xảy ra; quản trị toàn bộ các danh mục đầu tư/kinh doanh của ngân hàng tại đó một hoặc nhiều loại rủi ro thị trường nêu trên có thể xảy ra như giao dịch kinh doanh ngoại tệ, các giao dịch phái sinh liên quan v.v…
- Có mô hình QTRR thích hợp, có bộ phận QTRR tập trung, độc lập
- Có hội đồng thích hợp (ALCO), có chuyên môn sâu chịu trách nhiệm việc quản trị RRTT.
- Có các chính sách và cách thức đúng đắn, thích hợp để quản trị RRTT.
- Có cách đo lường RRTT đúng đắn, có các chức năng giám sát và kiểm soát.
- Hệ thống kiểm soát nội bộ cần thiết và bộ phận kiểm toán độc lập.
Cách thức cụ thể mà ngân hàng lựa chọn những yếu tố trên để quản trị RRTT sẽ phụ thuộc vào độ phức tạp và bản chất của các rủi ro trong ngân hàng đang nắm giữ, các hoạt động của TSC và TSN cũng như mức độ của RRLS, RR ngoại hối… Do vậy, ngân hàng sẽ thực hiện quản trị RRTT rất đa dạng Ví dụ, các ngân hàng có độ phức tạp ít hơn và các nhà quản trị cao cấp can thiệp một cách tích cực vào chi tiết hoạt động hàng ngày thì có thể dựa vào quá trình quản trị RRTT cơ bản Tuy nhiên, các tổ chức khác có những hoạt động phức tạp và đa dạng thì có thể sẽ cần quá trình quản trị RRTT cẩn thận hơn và chuẩn mực hơn, để đánh giá các hoạt động tài chính đa dạng và cung cấp sự quản trị cao cấp đối với các thông tin mà họ cần để giám sát các hoạt động diễn ra hàng ngày Hơn nữa, với một quá trình quản trị RRTT càng phức tạp, ngân hàng sẽ càng cần chế độ kiểm soát nội bộ thích hợp bao gồm các đơn vị kiểm toán và các cơ chế chịu trách nhiệm thích hợp khác để đảm bảo tính trung thực của các thông tin được dùng bởi các cán bộ cao cấp tương thích với các chính sách và hạn mức Trách nhiệm của các cá nhân có liên quan tới việc đo lường, giám sát và các chức năng kiểm soát RRTT cần phải tách biệt và độc lập với những quyết định kinh doanh và việc tạo ra trạng thái để đảm bảo tránh được các xung đột về mặt quyền lợi.
RRTT nên được giám sát trên cơ sở đầy đủ và vững chắc, kể cả RRTT tại các chi nhánh/ đơn vị thành viên bởi việc quản trị RRTT có thể không dự đoán được khi các trạng thái từ đơn vị thành viên này được cấn trừ vào trạng thái của đơn vị thành viên khác.
Mô hình QTRR chuẩn có thể được ngân hàng tham khảo và áp dụng như sau:
Hình 2.6: Mô hình quản trị rủi ro
Nguồn: Tài liệu tư vấn ING
Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ phận quản trị rủi ro
Nguồn: Tài liệu tư vấn ING
Ngân hàng cần phải xây dựng được một mô hình QTRR phù hợp với quy mô và đặc điểm kinh doanh tuy nhiên với mô hình kinh doanh hiện đại đều có sự tách bạch nhiệm vụ rõ ràng giữa 3 bộ phận là kinh doanh, quản trị rủi ro và tác nghiệp nhằm mục đích hỗ trợ và giám sát lẫn nhau.
Về cơ cấu tổ chức khối QTRR phải đáp ứng các yêu cầu: Độc lập khỏi chức năng kinh doanh, được đứng đầu bời một thành viên Ban điều hành không chịu trách nhiệm kinh doanh hoặc trách nhiệm khác ngoài QTRR, chịu trách nhiệm trực tiếp với Hội đồng quản trị.
Hỗ trợ hệ thống rủi ro
Quản trị rủi ro tín dụng Quản trị RRTT Quản trị rủi ro tác nghiệp Rủi ro lãi suất
Rủi ro chứng khoán và hàng hóa
Trung tâm thông tin rủi ro Báo cáo và quản lý danh mục Trưởng khối rủi ro
Rà soát và xếp hạng rủi ro
Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro thị trường tại ngân hàng thương mại
Môi trường pháp lý và sự phát triển của thị trường tài chính
Sự phát triển của một thị trường tài chính ảnh hưởng đến việc QTRRTT ở chỗ khi thị trường tài chính phát triển sẽ ra đời các công cụ mới để che chắn RRTT, hơn nũa khi TTTC phát triển, lãi suất, tỷ giá sẽ biến động nhiều hơn và do đó nhu cầu của việc quản trị RRTT cũng ngày càng đa dạng hơn.
Khi NHTW quan tâm nhiều đến các loại rủi ro trong hệ thống ngân hàng, việc quản trị, giám sát rủi ro cũng như môi trường pháp lý cũng tác động rất nhiều đến quản trị RRTT tại các NHTM.
3.3 Hệ thống thông tin dự báo về tình hình thị trường, lãi suất, tỷ giá.
Như ở phần trên đã trình bày có hệ thống thông tin và dự báo chính xác sự biến động của lãi suất, tỷ giá các NHTM sẽ rất chủ động trong việc quản trị RRTT.
Ngân hàng cần thiết phải có một hệ thống dự báo lãi suất, tỷ giá qua đó họ có thể đưa ra các quyết định điều chỉnh lãi suất các bên TSC và TSN để đáp ứng tính cạnh tranh trên thị trường hay duy trì trạng thái ngoại hối trường hoặc đoản Nguyên lý của việc điều chỉnh này là, khi lãi suất dự báo là tăng: cho vay ngắn, đi vay dài và ngược lại khi lãi suất giảm ta cho vay dài, đi vay ngắn Nếu ngân hàng dự đoán tỷ giá tăng, Ngân hàng sẽ tăng tạng thái ngoại tệ trường ròng (Lãi khi tỷ giá tăng, lỗ khi tỷ giá giảm) và ngược lại nếu Ngân hàng dự đoán tỷ giá giảm Ngân hàng sẽ để trạng thái ngoại tệ đoản ròng (lãi khi tỷ giá giảm, lỗ khi tỷ giá tăng)
Hệ thống thông tin dự báo về tình hình thị trường, lãi suất, tỷ giá
Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Nghiên cứu sự xây dựng và phát triển của phương pháp quản trị rủi ro thị trường tại NHTMCP Công thương Việt Nam trong trạng thái động, do tác động của các nhân tố khách quan.
Phương pháp logic: Nghiên cứu những diễn biến trong sự tác động của các yếu tố nội tại với nhau, trong đó có các tác nhân chủ yếu, quyết định.
Phương pháp thống kê và tổng hợp: dự kiến sử dụng các tư liệu trong 05 năm gần đây của NHTMCP Công thương Việt Nam, của các ngân hàng thương mại, của các khảo sát quốc tế …
Các phương pháp nghiên cứu khác: So sánh, quy nạp và diễn dịch.
5 Thực trạng rủi ro thị trường trong định chế tài chính tại Việt Nam
- Tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng dao động từ 12,5% năm 2010 xuống 9,9% năm 2020, dự kiến đạt 12% năm 2021 và 10% năm 2022.
- Tỷ lệ nợ xấu của ngành ngân hàng đã giảm từ 17,2% năm 2012 xuống 1,8% năm 2020 và dự báo sẽ tăng nhẹ lên 2,5% năm 2021 do ảnh hưởng của đại dịch.
- Tỷ giá của đồng Việt Nam so với đô la Mỹ đã tăng từ mức 19.500 VND/USD năm 2010 lên 23.000 VND/USD vào năm 2020 và được dự báo sẽ tiếp tục ổn định trong các năm 2021 và 2022.
- Thị trường tài chính phái sinh ra đời năm 2017 với việc ra mắt 2 sản phẩm: Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 và Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ.
- Luật Chứng khoán sửa đổi được ban hành trong năm 2019 với mục tiêu hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, nâng cao tính minh bạch của thị trường, thu hút thêm nhà đầu tư nước ngoài.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Nghiên cứu sự xây dựng và phát triển của phương pháp quản trị rủi ro thị trường tại NHTMCP Công thương Việt Nam trong trạng thái động, do tác động của các nhân tố khách quan.
Phương pháp logic: Nghiên cứu những diễn biến trong sự tác động của các yếu tố nội tại với nhau, trong đó có các tác nhân chủ yếu, quyết định.
Phương pháp thống kê và tổng hợp: dự kiến sử dụng các tư liệu trong 05 năm gần đây của NHTMCP Công thương Việt Nam, của các ngân hàng thương mại, của các khảo sát quốc tế …
Các phương pháp nghiên cứu khác: So sánh, quy nạp và diễn dịch.
Thực trạng rủi ro thị trường trong định chế tài chính tại Việt Nam 6 Tình hình giải pháp TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng dao động từ 12,5% năm 2010 xuống 9,9% năm 2020, dự kiến đạt 12% năm 2021 và 10% năm 2022.
- Tỷ lệ nợ xấu của ngành ngân hàng đã giảm từ 17,2% năm 2012 xuống 1,8% năm 2020 và dự báo sẽ tăng nhẹ lên 2,5% năm 2021 do ảnh hưởng của đại dịch.
- Tỷ giá của đồng Việt Nam so với đô la Mỹ đã tăng từ mức 19.500 VND/USD năm 2010 lên 23.000 VND/USD vào năm 2020 và được dự báo sẽ tiếp tục ổn định trong các năm 2021 và 2022.
- Thị trường tài chính phái sinh ra đời năm 2017 với việc ra mắt 2 sản phẩm: Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 và Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ.
- Luật Chứng khoán sửa đổi được ban hành trong năm 2019 với mục tiêu hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, nâng cao tính minh bạch của thị trường, thu hút thêm nhà đầu tư nước ngoài.
6 Tình hình giải pháp
- Đa phần: định tính nặng về kinh nghiệm, dựa vào những thứ sẵn có, thiếu tính minh bạch trong các báo cáo tài chính => Khó có thể đưa ra một báo cáo QTRR TCDN đầy đủ
• Cần nâng cao: nhận thức về các rủi ro tài chính và các tác động của nó
• Cần phải được hình thành như một thói quen, như một dạng thức văn hóa trong các quyết định quản trị
• Việc xác định rủi ro tài chính ở Việt Nam: phân chia cho từng bộ phận => thiếu thống nhất & thiếu quy trình kiểm soát => đo lường tính toán khả năng không có
• Cần phải: kết hợp quản trị rủi ro & kiểm toán nội bộ => đảm bảo tính liên tục
• Tổng hợp số liệu thị trường, các nguồn tín dụng, các phân tích tình huống cụ thể => việc áp dụng các công thức định lượng tạo ra cơ sở khoa học cho việc quản trị mới có thể thực sự phát huy hiệu quả
• Xử lý dữ liệu bằng định lượng nhằm tính toán và đo lường rủi ro tài chính: phân tích GAP, phân tích Duration, phân tích triển vọng, phương pháp VaR, hoặc sử dụng độ lệch chuẩn, lý thuyết cận biên, mô hình lấy ARCH làm gốc
• Xây dựng khung quản lý rủi ro thị trường hiệu quả, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và thông lệ tốt nhất, chẳng hạn như Basel III.
• Triển khai các công cụ đo lường và báo cáo rủi ro thị trường hiệu quả, chẳng hạn như giá trị rủi ro, kiểm tra căng thẳng, phân tích kịch bản và phân tích độ nhạy.
• Tăng cường quản trị rủi ro thị trường và văn hóa, chẳng hạn như thiết lập vai trò và trách nhiệm rõ ràng, thiết lập các chính sách và giới hạn rủi ro, thực hiện kiểm toán và đánh giá thường xuyên, đồng thời thúc đẩy nhận thức và giáo dục về rủi ro.
- Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu ý thức nhiều hơn về việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh đã và đang trở thành một bộ phận chủ đạo cho việc quản trị rủi ro tài chính Mặc dù trên thế giới, thị trường phái sinh có trên 90% là giao dịch công cụ đầu tư tài chính nhưng xuất phát điểm của nó vẫn là nhằm bảo hộ giá, nhằm giảm thiểu rủi ro trong tài chính
- Ở Việt Nam, do thiếu tính công khai nên việc đưa ra các hợp đồng kỳ hạn hay tương lai là rất khó
=> Khiến cho người sản xuất không có khả năng dự đoán được chính xác nhu cầu của thị trường
=> Bị động về huy động nguồn vốn, về thị trường.
- Tuy nhiên, để doanh nghiệp Việt Nam có thể sử dụng các công cụ tài chính phái sinh có hiệu quả, người quản lý còn phải chờ đợi rất nhiều về sự kiện toàn hệ thống văn bản pháp luật áp dụng cho quản lý giám sát, về thuế, lệ phí đối với các hoạt động trên thị trường phái sinh cũng như các thông tư hướng dẫn đi kèm.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A Tiếng Việt
1 Joel Bessis (2012), Quản trị rủi ro trong Ngân hàng, NXB Lao động Xã hội, Hồ
2 Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội
3 Nguyễn Đăng Dờn (2009), Tiền tệ ngân hàng, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh.
4 Đỗ Thị Kim Hảo (2013) - Chương trình bài giảng Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng
5 Frederic S Mishkin (1995), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội
6 Peter S Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội
7 Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.
8 Nguyễn Văn Tiến (2010),Thị trường ngoại hối các nghiệp vụ phát sinh, NXB Thống kê, Hà Nội.
9 Lê Văn Tư (2004), Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.
10 TS Nguyễn Ninh Kiều (2005), Thị trường ngoại hối và các giải pháp phòng ngừa rủi ro, NXB Thống kê, Hà Nội.
11 Đỗ Thi Kim Hảo (2005), Giải pháp quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế- Học Viên Ngân hàng.
12 Hoàng Mạnh Hà(2012), Giải pháp quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế – Học viện Ngân hàng.
13 Nguyễn Hương Lan (2011), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thương mại cổ phẩn Quân đội – Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế- Học Viện Ngân hàng.
14 Dư Thị Minh (2012), Quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thương mại cổ phẩn Quân đội – Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế- Học Viện Ngân hàng.