MỤC LỤC
Đại lượng này cho biết sự thay đổi trong giá trị của tài sản tài chính khi tỷ giá hối đoái (S) thay đổi một tỷ lệ phẩn trăm nào đó (x%). Rủi ro hối đoái của Ngân hàng được đo lường trên cơ sở xác định trạng thái hối đoái ròng (NPE- Net position exposure).
VAR được tính toán đặc trưng cho khoảng thời gian trong một ngày – gọi là thời gian nắm giữ (holding period) – và thường được tính toán với độ tin cậy 95%. Nói cách khác, VAR trả lời câu hỏi: “Giá trị lớn nhất ngân hàng có thể bị tổn thất trong khoảng thời gian xác định là bao nhiêu sao cho tổn thất thực sự cao hơn giá trị đó chỉ xảy ra với xác suất thấp, ví dụ 5%?”. Phương pháp này đưa ra giả thuyết rằng sự phân bố tỷ suất sinh lợi trong quá khứ có thể tái diễn trong tương lai.
- Xếp các tỷ suất sinh lợi theo thứ tự từ thấp nhất đến cao nhất - Tính VaR theo độ tin cậy và số liệu tỷ suất sinh lợi quá khứ. Nguyên tắc tính VaR theo phương pháp ma trận rủi ro tương tự với nguyên tắc tính VaR của phương pháp Phương sai - hiệp phương sai, nhưng thay vì tính độ lệch chuẩn σ cho tất cả các tỷ suất sinh lợi, ta tính σ theo những suất sinh lợi mới nhất. Phương pháp này phản ứng nhanh chóng khi thị trường thay đổi đột ngột và đồng thời quan tâm đến những sự kiện cực kỳ quan trọng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị của danh mục đầu tư.
Dùng giá trị ước tính mới nhất của độ lệch chuẩn σn , tính VaR theo biểu thức của phương pháp Phưong sai - hiệp phương sai. Phương pháp này mô phỏng những yếu tố thị trường thay đổi trong quãng thời gian N dựa theo dữ liệu quá khứ để đưa ra N giả thiết lãi/lỗ trong danh mục đầu tư. Sau đó một biến giả ngẫu nhiên (Psuedo-random number) được tạo ra và cho chúng chạy theo những biến động của thị trường để tìm ra giả thiết lỗ/lãi có thể xảy ra trong tương lai.
- Tạo ngẫu nhiên một kịch bản được căn cứ trên một phân bố xác suất về những hệ số rủi ro (giá trị cổ phiếu, tỷ giá hối đoái, tỷ suất, vv) mà ta nghĩ rằng chúng mô tả những dữ liệu quá khứ (historical data). Và từ một tập hợp số liệu thị trường mới nhất và từ mô hình xác suất trên ta có thể tính mức biến động của mỗi hệ số rủi ro và mối tương quan giữa các hệ số rủi ro.
Quản trị RRTT trong các NHTM là các biện pháp, các hoạt động tác động tới RRTT, bao gồm việc đo lường, xác định, giám sát, kiểm soát RRTT của các tổ chức ngân hàng, nhằm hạn chế đến mức tối đa các ảnh hưởng xấu tác động đến thu nhập của ngân hàng khi thị trường thay đổi. Các thông lệ chuẩn mực quản trị RRTT : Quản trị RRTT trong ngân hàng liên quan đến việc áp dụng các phương pháp trong việc quản trị TSC, TSN và quản trị ngoại bảng tại đó rủi ro thị trường có thể xảy ra; quản trị toàn bộ các danh mục đầu tư/kinh doanh của ngân hàng tại đó một hoặc nhiều loại rủi ro thị trường nêu trên có. Cách thức cụ thể mà ngân hàng lựa chọn những yếu tố trên để quản trị RRTT sẽ phụ thuộc vào độ phức tạp và bản chất của các rủi ro trong ngân hàng đang nắm giữ, các hoạt động của TSC và TSN cũng như mức độ của RRLS, RR ngoại hối….
Tuy nhiên, các tổ chức khác có những hoạt động phức tạp và đa dạng thì có thể sẽ cần quá trình quản trị RRTT cẩn thận hơn và chuẩn mực hơn, để đánh giá các hoạt động tài chính đa dạng và cung cấp sự quản trị cao cấp đối với các thông tin mà họ cần để giám sát các hoạt động diễn ra hàng ngày. Hơn nữa, với một quá trình quản trị RRTT càng phức tạp, ngân hàng sẽ càng cần chế độ kiểm soát nội bộ thích hợp bao gồm các đơn vị kiểm toán và các cơ chế chịu trách nhiệm thích hợp khác để đảm bảo tính trung thực của các thông tin được dùng bởi các cán bộ cao cấp tương thích với các chính sách và hạn mức. Trách nhiệm của các cá nhân có liên quan tới việc đo lường, giám sát và các chức năng kiểm soát RRTT cần phải tách biệt và độc lập với những quyết định kinh doanh và việc tạo ra trạng thái để đảm bảo tránh được các xung đột về mặt quyền lợi.
RRTT nên được giám sát trên cơ sở đầy đủ và vững chắc, kể cả RRTT tại các chi nhánh/ đơn vị thành viên bởi việc quản trị RRTT có thể không dự đoán được khi các trạng thái từ đơn vị thành viên này được cấn trừ vào trạng thái của đơn vị thành viên khác. Ngân hàng cần phải xây dựng được một mô hình QTRR phù hợp với quy mô và đặc điểm kinh doanh tuy nhiên với mô hình kinh doanh hiện đại đều có sự tách bạch nhiệm vụ rừ ràng giữa 3 bộ phận là kinh doanh, quản trị rủi ro và tỏc nghiệp nhằm mục đích hỗ trợ và giám sát lẫn nhau. Về cơ cấu tổ chức khối QTRR phải đáp ứng các yêu cầu: Độc lập khỏi chức năng kinh doanh, được đứng đầu bời một thành viên Ban điều hành không chịu trách nhiệm kinh doanh hoặc trách nhiệm khác ngoài QTRR, chịu trách nhiệm trực tiếp với Hội đồng quản trị.
Kho dữ liệu này phải chứa toàn bộ các thông tin, dữ liệu về hoạt động của ngân hàng cũng như các nguồn thông tin bên ngoài như lãi suất thị trường, tỷ giá, hệ số tín nhiệm của khách hàng..Trên cơ sở đó, hệ thống mới đưa ra các thuật toán tính toán và phân tích mức độ rủi ro, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và các tham số khác trong các mô hình lượng hoá rủi ro. Nếu ngân hàng có một đội ngũ am hiểu về kỹ thuật đo lường rủi ro thị trường thì việc ứng dụng mô hình đo lường rủi ro thị trường sẽ không khó khăn, hay ngân hàng nào dự báo được thị trường một cách chính xác sẽ có được cơ hội tốt để sinh lời.
Việc lựa chọn mô hình quản trị rủi ro thị trường nào cũng cần phải xem xét trình độ của cán bộ, nhân viên của mình. Ngân hàng cần có các khóa đào tạo chuyên sâu cho các cán bộ quản trị rủi ro để nâng cao trình độ nghiệp vụ.
- Ở Việt Nam, do thiếu tính công khai nên việc đưa ra các hợp đồng kỳ hạn hay tương lai là rất khó. => Khiến cho người sản xuất không có khả năng dự đoán được chính xác nhu cầu của thị trường. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội.
Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Nguyễn Văn Tiến (2010),Thị trường ngoại hối các nghiệp vụ phát sinh, NXB Thống kê, Hà Nội. Nguyễn Ninh Kiều (2005), Thị trường ngoại hối và các giải pháp phòng ngừa rủi ro, NXB Thống kê, Hà Nội.
Đỗ Thi Kim Hảo (2005), Giải pháp quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế- Học Viên Ngân hàng. Hoàng Mạnh Hà(2012), Giải pháp quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế – Học viện Ngân hàng. Nguyễn Hương Lan (2011), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thương mại cổ phẩn Quân đội – Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ.
Dư Thị Minh (2012), Quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thương mại cổ phẩn Quân đội – Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế- Học Viện Ngân hàng. Nguyễn Thị Chiến (2002), Những giải pháp mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối ở các Ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng.
Guop, Benton.E (2007), Commercial Banking: The Management of Risk, Milton, Qld: John Wiley and Sons, Australia. Allen, Steven (2003), Financial Risk management: A Practitioner’s Guide to Managing Market and Credit Risk , New Jersey, John Wiley and Sons. Federal Reserve Bank of NewYork, The Foreign Exchange and Interest rate derivatives Markets: Turnover in United States April 2010, USA.