1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM VÀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM

32 9 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Định Chế Tài Chính Tại Việt Nam Và Các Quy Định Liên Quan Đến Định Chế Tài Chính Của Việt Nam
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Kim Oanh
Trường học Trường Đại Học Tài Chính – Marketing
Chuyên ngành Quản Trị Rủi Ro
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 887,37 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG (5)
    • 1.1 Khái niệm (5)
    • 1.2 Vai trò của các định chế tài chính (5)
    • 1.3 Chức năng của định chế tài chính (6)
      • 1.3.1 Chức năng môi giới (6)
      • 1.3.2 Chức năng chuyển hóa tài sản (6)
    • 1.4 Phân loại các định chế tài chính (6)
      • 1.4.1 Định chế tài chính trung gian (6)
      • 1.4.2 Định chế tài chính bán trung gian (7)
  • CHƯƠNG 2: CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH CỦA MỸ (8)
    • 2.1 Định chế tiền gửi (8)
      • 2.1.1 Ngân hàng thương mại (8)
      • 2.1.2 Định chế tiết kiệm (8)
    • 2.2 Định chế phi tiền gửi (10)
      • 2.2.1 Công ty tài chính (11)
      • 2.2.2 Công ty chứng khoán và ngân hàng đầu tƣ (11)
      • 2.2.3 Quỹ hỗ tương và quỹ đầu cơ (12)
      • 2.2.4 Công ty bảo hiểm (14)
  • CHƯƠNG 3: CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM (15)
    • 3.1 Tổ chức tín dụng (15)
      • 3.1.1 Ngân hàng (15)
      • 3.1.2 Tổ chức tín dụng phi ngân hàng (16)
      • 3.1.3 Tổ chức tài chính vi mô (18)
      • 3.1.4 Quỹ tín dụng nhân dân (18)
    • 3.2 Công ty quản lý quỹ (18)
    • 3.3 Công ty bảo hiểm (22)
  • CHƯƠNG 4: CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM (23)
    • 4.1 Quy định về an toàn và lành mạnh (23)
      • 4.1.1 Tỷ lệ an toàn vốn (23)
      • 4.1.2 Hạn mức vốn và tài sản (23)
      • 4.1.3 Hạn chế đầu tƣ (24)
    • 4.2 Quy định về rủi ro (26)
      • 4.2.1 Công ty chứng khoán (26)
      • 4.2.2 Công ty bảo hiểm (27)
      • 4.2.3 Tổ chức tín dụng (29)
  • CHƯƠNG 5: SỰ KHÁC NHAU GIỮA ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH CỦA MỸ VÀ VIỆT (31)
    • 5.1 Kích thước và phạm vi (31)
    • 5.2 Sự quản lý và quy định (31)
    • 5.3 Sự phát triển của thị trường tài chính (31)
    • 5.4 Mức độ quản lý rủi ro và hệ thống bảo hiểm (31)
    • 5.5 Phân loại định chế tài chính (32)
    • 5.6 Quy định và quản lý (32)

Nội dung

Định chế tài chính là cơ quan chính phủ hoặc tổ chức do tư nhân sở hữu huy động vốn từ công chúng, và từ những định chế khác, và đầu tư vốn này vào những tài sản tài chính, như các khoản vay, chứng khoán, tiền gửi ngân hàng, và tài sản tạo thu nhập. Hay nói một cách dễ hiểu hơn định chế tài chính là các định chế (tức thể chế, tổ chức được thành lập theo luật) mà hoạt động chủ yếu của chúng là đóng vai trò trung gian tài chính trong quá trình chuyển vốn từ người cho vay sang người đi vay (ví dụ ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng) hoặc người tiết kiệm tới người đầu tư (ví dụ quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm). 1.2 Vai trò của các định chế tài chính Các định chế tài chính là tổ chức kết nối những người có vốn và những người cần vốn. Do đó các định chế tài chính có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Các vai trò của định chế tài chính có thể kể đến như: - Giảm thiểu chi phí các giao dịch: Các định chế tài chính, một bộ phận quan trọng của hệ thống tài chính, đã giúp những người tiết kiệm và những người đầu tư giảm các chi phí giao dịch như: chi phí tìm kiếm, chi phí thực hiện giao dịch, chi phí do qui mô, chi phí hiểu biết; - Giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư: Các loại hình định chế tài chính rất đa dạng. Các sản phẩm dịch vụ mà các định chế tài chính cung ứng cũng rất phong phú và đa dạng. Chính điều đó giúp giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư nhờ đa dạng hóa danh mục đầu tư. Ngoài ra, các định chế tài chính còn giúp giảm thiểu rủi ro do thiếu hiểu biết của các nhà đầu tư nhờ tính chuyên nghiệp cao của các định chế tài chính; - Kiểm soát dòng tiền: Các định chế tài chính có vai trò như những tổ chức trung gian giữa thị trường vốn và nợ. Các định chế này cũng sẽ có trách nhiệm chuyển quỹ tài chính từ nhà đầu tư đến doanh nghiệp. Do vậy, các chủ thể này đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát dòng tiền trong nền kinh tế. - Tạo lập cơ chế thanh toán: Có không ít định chế tài chính cung cấp các phương thức cùng phương tiện thanh toán. Điển hình nhất chính là ngân hàng thương mại. Các phương thức, phương tiện thanh toán này sẽ giúp thị trường vận hành hiệu quả hơn. Tóm lại: Các tổ chức chế tài chính hoạt động như cầu nối trung gian giữa thị trường vốn và thị trường nợ. Nhưng dịch vụ cung cấp bởi một định chế thường phụ thuộc vào loại hình của nó. Định chế tài chính cũng chịu trách nhiệm chuyển quỹ từ khách hàng đến doanh nghiệp. Thông thường, đây là những chủ thể kiểm soát dòng tiền trong nền kinh tế.

GIỚI THIỆU CHUNG

Khái niệm

Định chế tài chính là cơ quan chính phủ hoặc tổ chức do tƣ nhân sở hữu huy động vốn từ công chúng, và từ những định chế khác, và đầu tƣ vốn này vào những tài sản tài chính, nhƣ các khoản vay, chứng khoán, tiền gửi ngân hàng, và tài sản tạo thu nhập

Hay nói một cách dễ hiểu hơn định chế tài chính là các định chế (tức thể chế, tổ chức đƣợc thành lập theo luật) mà hoạt động chủ yếu của chúng là đóng vai trò trung gian tài chính trong quá trình chuyển vốn từ người cho vay sang người đi vay (ví dụ ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng) hoặc người tiết kiệm tới người đầu tư (ví dụ quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm).

Vai trò của các định chế tài chính

Các định chế tài chính là tổ chức kết nối những người có vốn và những người cần vốn Do đó các định chế tài chính có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế

Các vai trò của định chế tài chính có thể kể đến nhƣ:

- Giảm thiểu chi phí các giao dịch: Các định chế tài chính, một bộ phận quan trọng của hệ thống tài chính, đã giúp những người tiết kiệm và những người đầu tư giảm các chi phí giao dịch nhƣ: chi phí tìm kiếm, chi phí thực hiện giao dịch, chi phí do qui mô, chi phí hiểu biết;

- Giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư: Các loại hình định chế tài chính rất đa dạng Các sản phẩm dịch vụ mà các định chế tài chính cung ứng cũng rất phong phú và đa dạng Chính điều đó giúp giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tƣ nhờ đa dạng hóa danh mục đầu tƣ Ngoài ra, các định chế tài chính còn giúp giảm thiểu rủi ro do thiếu hiểu biết của các nhà đầu tƣ nhờ tính chuyên nghiệp cao của các định chế tài chính;

- Kiểm soát dòng tiền: Các định chế tài chính có vai trò nhƣ những tổ chức trung gian giữa thị trường vốn và nợ Các định chế này cũng sẽ có trách nhiệm chuyển quỹ tài chính từ nhà đầu tƣ đến doanh nghiệp Do vậy, các chủ thể này đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát dòng tiền trong nền kinh tế

- Tạo lập cơ chế thanh toán: Có không ít định chế tài chính cung cấp các phương thức cùng phương tiện thanh toán Điển hình nhất chính là ngân hàng thương mại Các phương thức, phương tiện thanh toán này sẽ giúp thị trường vận hành hiệu quả hơn

Tóm lại: Các tổ chức chế tài chính hoạt động nhƣ cầu nối trung gian giữa thị trường vốn và thị trường nợ Nhưng dịch vụ cung cấp bởi một định chế thường phụ thuộc vào loại hình của nó Định chế tài chính cũng chịu trách nhiệm chuyển quỹ từ khách hàng đến doanh nghiệp Thông thường, đây là những chủ thể kiểm soát dòng tiền trong nền kinh tế.

Chức năng của định chế tài chính

1.3.1 Chức năng môi giới: Đƣợc thể hiện nhƣ một đại lý cho các nhà đầu tƣ bằng việc cung cấp: Thông tin và dịch vụ giao dịch

Các định chế tài chính khuyến khích tỷ lệ tiết kiệm cao hơn các loại hình khác đang tồn tại

1.3.2 Chức năng chuyển hóa tài sản

- Chi phí thu thập thông tin

- Chi phí thanh khoản và rủi ro về giá

- Trung gian về kỳ hạn

- Truyền dẫn chính sách tiền tệ

- Các dịch vụ thanh toán

- Trung gian về số lƣợng mua bán

Phân loại các định chế tài chính

1.4.1 Định chế tài chính trung gian: Định chế tài chính trung gian là những tổ chức đứng giữa nguồn cung và nguồn cầu Các tổ chức này hoạt động với tƣ cách là một nhà đầu tƣ trung gian Vai trò của tổ chức này chính là hỗ trợ cung và cầu vốn có thể tiếp xúc với nhau thông qua các hoạt động bán hoạt động tài chính của tổ chức và mua tài sản của chủ thể cần vốn Có thể hiểu đây là các giao dịch tài chính gián tiếp Các định chế tài chính trung gian này sẽ bao gồm:

 Tổ chức nhận tiền gửi: ngân hàng tiết kiệm tương trợ, hợp tác xã tín dụng, ngân hàng thương mại, liên hiệp tín dụng, hiệp hội tiết kiệm và cho vay

 Tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng: quỹ trợ cấp, công ty bảo hiểm

 Các trung gian đầu tƣ: Quỹ đầu tƣ, công ty tài chính

1.4.2 Định chế tài chính bán trung gian: Định chế tài chính bán trung gian là tổ chức đứng giữa 2 nguồn cung và cầu vốn ở tƣ cách là nhà môi giới Tổ chức này sẽ giúp cho cung và cầu vốn tiếp xúc với nhau nhanh chóng hơn Các tổ chức định chế trung gian này không tạo ra các tài sản tài chính Họ chỉ có trách nhiệm chuyển các tài sản tài chính từ những người phát hành đến cho người cần mua Các định chế tài chính bán trung gian có thể kể đến nhƣ: ngân hàng đầu tƣ, công ty chứng khoán…

CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH CỦA MỸ

Định chế tiền gửi

Không phải tất cả các tổ chức tài chính tiền gửi đều giống nhau Hầu hết mọi người gọi nơi họ tiết kiệm tiền là một "ngân hàng" Một số nơi đó thực sự là ngân hàng, nhƣng các tổ chức tài chính tiền gửi khác bao gồm các tổ chức tiết kiệm và các hợp tác xã tín dụng Đƣợc phân loại nhƣ vậy vì nguồn tài trợ chính của họ là tiền gửi của người tiết kiệm Tài khoản tiết kiệm của người gửi tiết kiệm được bảo hiểm bởi Cục Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) với mức giới hạn nhất định Ngân hàng còn được phân loại theo thị trường mà họ phục vụ, nguồn tài trợ chính, loại sở hữu, cách họ được quản lý và phạm vi địa lý của thị trường mà họ hoạt động

Các danh mục ngân hàng này phát triển vì được thành lập để phục vụ các thị trường khác nhau vào các thời điểm khác nhau Quy định của tiểu bang và liên bang quản lý ngân hàng cụ thể phụ thuộc vào loại ngân hàng và xem xét xem nó có giấy phép của tiểu bang hay liên bang

- Nhận tiền gửi (nợ) và cho vay (tài sản)

- Là một trong những FI (nhà môi giới) nhận tiền gửi lớn nhất theo quy mô tài sản

- Nợ của các NHTM thường chủ yếu từ vốn phi tiền gửi, trong khi các khoản cho vay của họ rộng hơn bao gồm cho vay tiêu dung, thương mại và bất động sản => khách hàng chủ yếu là DN, tổ chức

- Trong cùng ngành ngân hàng, cấu trúc và thành phần của tài sản và nợ cũng khác nhau theo quy mô

Là các ngân hàng phục vụ cộng đồng địa phương Họ tiếp nhận tiền gửi của người dân địa phương và cho vay lại dưới dạng các khoản vay tiêu dùng, thế chấp nhà ở và vay tiền cho doanh nghiệp nhỏ Định chế tiết kiệm huy động nguồn vốn tiết kiệm cá nhân/ hộ gia đình và đầu tƣ chủ yếu vào các khoản cho vay thế chấp mua nhà và các chứng khoán khác Tuy nhiên, các định chế tiết kiệm ngày nay thường thực hiện các dịch vụ tương tự như các dịch vụ của các ngân hàng thương mại Các định chế tiết kiệm bao gồm ngân hàng tiết kiệm và các hiệp hội tiết kiệm và cho vay

2.1.1.1 Hiệp hội tiết kiệm (Savings and loans associations – S&Ls)

- Tập trung nhiều cho vay thế chấp dân cƣ

- Các Hiệp hội Tiết kiệm và Vay (SLAs, S&Ls) xuất hiện lần đầu vào thế kỷ

19 để công nhân nhà máy tiết kiệm tiền để mua nhà Họ đƣợc quy định lỏng lẻo cho đến Thời kỳ khủng hoảng lớn, khi Quốc hội thông qua một số luật lệ lớn để củng cố ngành ngân hàng và khôi phục lòng tin của công chúng Trước năm 1980, SLAs bị hạn chế trong việc cấp vay mua nhà và tiền gửi thời gian, nhƣng Đạo luật Kiểm soát Tiền tệ đã mở rộng các hoạt động cho phép vay thương mại, cho vay tiêu dùng không phải thế chấp và dịch vụ tin cậy

- Nhiều S&Ls đã được sở hữu bởi người gửi tiền, đó là nguồn tài trợ chính của họ - do đó, họ đƣợc gọi là Hiệp hội Tiết kiệm và Vay Hợp danh hoặc chỉ là Hiệp hội Hợp danh Hiệp hội Hợp danh, giống nhƣ hợp tác xã tín dụng, sử dụng lợi nhuận của mình để giảm lãi suất vay trong tương lai, tăng lãi suất tiết kiệm hoặc tái đầu tƣ trong khi các Hiệp hội Hợp danh doanh nghiệp hoặc tái đầu tƣ lợi nhuận hoặc trả lợi nhuận cho chủ sở hữu bằng cách trả cổ tức Ngày nay, hầu hết các S&Ls đều là công ty, cho phép họ truy cập nguồn vốn bổ sung để cạnh tranh hiệu quả hơn và tạo điều kiện cho việc sáp nhập và sáp nhập

2.1.1.2 Ngân hàng tiết kiệm (Mutual Saving Bank – MSB) Ở Mỹ ngân hàng tiết kiệm tồn tại dưới hình thức các ngân hàng tiết kiệm tương trợ (Mutual savings bank), ban đầu được thành lập như các công ty hợp danh đầu tiên đƣợc cấp phép tại 16 tiểu bang, với hầu hết ở New York và New Jersey, do người gửi tiền sở hữu và chỉ được giới hạn cho vay mua nhà Các ngân hàng tiết kiệm tương trợ này thu hút tiền vốn bằng cách nhận tiền gửi và dùng chúng trước hết để cho vay thế chấp

Trước năm 1980, các ngân hàng này bị hạn chế ở các khoản cho vay bất động sản, nhƣng ngày nay họ đã đƣợc phép phát hành các tài khoản tiền gửi có thể phát séc dưới dạng các tài khoản NOW hay Super NOW và thực hiện các khoản cho vay khác ngoài cho vay bất động sản nhƣ cho vay tiêu dùng, cho vay sản xuất nông nghiệp, cũng nhƣ cung cấp các dịch vụ nhƣ tín thác, phát hành thẻ tín dụng Ở Việt Nam không có ngân hàng tiết kiệm riêng biệt, hầu nhƣ tất cả các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đều có bộ phận quĩ tiết kiệm để huy động vốn nhàn rỗi trong cư dân nhằm hình thành nguồn vốn chung của ngân hàng thương mại (Theo Giáo trình Tiền tệ Ngân hàng, NXB Thống kê)

Định chế phi tiền gửi

Hầu hết tiền và tín dụng đƣợc sử dụng trong nền kinh tế đến từ các cơ quan trung gian tài chính Các định chế tiền gửi đóng góp vào nền kinh tế bằng cách cho vay tiền mà người gửi tiết kiệm Tuy nhiên, việc tiết kiệm tiền gửi không cung cấp đủ nguồn vốn cho nền kinh tế, vì chỉ những người giàu có mới tiết kiệm một số tiền đáng kể, nhƣng họ lại không muốn gửi các khoản tiền tiết kiệm với lãi suất thấp mà còn chịu thuế thu nhập cá nhân Do đó, những người giàu có thường đầu tư hầu hết số tiền của họ vào tài sản nhƣ cổ phiếu, bất động sản và trái phiếu thành phố, không chỉ mang lại lợi tức cao hơn, mà lợi tức thường không bị đánh thuế như thu nhập bình thường Ở Mỹ, những người không giàu thường không tiết kiệm nhiều vì họ cần tiền cho các nhu cầu hàng ngày Mặc dù những người giàu có nhiều tiền hơn so với những người thu nhập thấp, nhưng người ở các tầng lớp thu nhập thấp lại chiếm phần đông hơn

Có thể nói, tổng tài sản của những người thu nhập thấp là nguồn vốn đƣợc cung cấp cho nền kinh tế thông qua các định chế phi tiền gửi, đó là các cơ quan trung gian tài chính không chấp nhận tiền gửi nhƣng lại tổ chức các khoản thanh toán dưới dạng các khoản phí sau đó đầu tư hoặc cung cấp tín dụng cho người khác Do đó, các tổ chức phi tiền gửi đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế

Những tổ chức phi tiền gửi này đƣợc gọi là hệ thống ngân hàng bóng tối (shadow banking system) vì chúng giống nhƣ ngân hàng là các cơ quan trung gian tài chính, nhƣng không đƣợc phép chấp nhận tiền gửi theo luật pháp Vì vậy, quy định về các tổ chức này không quá nghiêm ngặt, chẳng hạn nhƣ quỹ bảo hiểm rủi ro được đảm đương những rủi ro lớn hơn để có cơ hội kiếm được lợi nhuận cao hơn Những tổ chức này nhận tiền từ công chúng vì chúng cung cấp các dịch vụ khác ngoài việc trả lãi suất Chúng có thể phân tán rủi ro tài chính của cá nhân trên một nhóm lớn, hoặc cung cấp các dịch vụ đầu tƣ để đạt đƣợc lợi nhuận cao hơn hoặc thu nhập trong tương lai

Các tổ chức phi tiền gửi bao gồm các công ty tài chính, công ty chứng khoán và ngân hàng đầu tư, quỹ hỗ tương và quỹ đầu cơ, công ty bảo hiểm

Một công ty tài chính cung cấp các khoản vay ngắn hạn mà người vay đưa ra tài sản hữu hình (nhƣ ô tô, hàng tồn kho, máy móc hoặc tài sản) làm bảo đảm Các công ty tài chính thường cung cấp khoản vay cho cá nhân hoặc doanh nghiệp không thể đƣợc cấp tín dụng ở nơi khác Ví dụ nhƣ các doanh nghiệp mới triển vọng không có lịch sử và các doanh nghiệp không thể nhận đƣợc tín dụng từ ngân hàng thường tìm kiếm khoản vay từ các công ty tài chính thương mại Hay các cá nhân trả tiền thuê hoặc mua các sản phẩm tiêu dùng lớn nhƣ ô tô hoặc thiết bị gia đình Để bù đắp cho rủi ro bổ sung, các công ty tài chính thường tính lãi suất cao hơn so với ngân hàng

- Cho vay cá nhân và doanh nghiệp, cung cấp dịch vụ bao gồm cho vay tiêu dùng, cho vay mua ô tô, cho vay kinh doanh và tài trợ cho vay thế chấp

- Khác với các định chế tiền gửi là nó không nhận tiền gửi, nhƣng huy động vốn bằng cách phát hành giấy tờ có giá

- Thường chứa đựng tiềm ẩn rủi ro cao hơn so với các định chế tiền gửi

2.2.2 Công ty chứng khoán và ngân hàng đầu tư

Công ty chứng khoán là tổ chức tài chính cung cấp các dịch vụ môi giới, mua bán chứng khoán và tư vấn cho khách hàng Công ty chứng khoán thường có thể gặp rủi ro và lợi nhuận cao

Các ngân hàng đầu tƣ giúp các doanh nghiệp và tổ chức khác bán cổ phiếu và trái phiếu của riêng họ cho công chúng đầu tƣ Các ngân hàng đầu tƣ cung cấp lời khuyên cho nhà phát hành, đăng ký chứng khoán với Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch, và bán chứng khoán cho khách hàng của họ

- Là nhà môi giới trung gian giữa nhà cung cấp và người sử dụng vốn với mức chi phí thấp và mức độ hiệu quả cao

- Cung cấp các dịch vụ tạo thị trường: khởi tạo ban đầu, bảo lãnh phát hành, mua bán chứng khoán

- Một số công ty khác chỉ tập trung các dịch vụ trên một lĩnh vực (giao dịch chứng khoán và bảo lãnh phát hành chứng khoán) Nghĩa là một vài công ty trong ngành này chuyên về mua, bán và môi giới các chứng khoán đang tồn tại (bên kinh doanh lẻ) và đƣợc gọi là các công ty chứng khoán (securities firms)

- Còn các công ty khác chuyên về tạo ra chứng khoán, bảo lãnh phát hành và phân phối phát hành các chứng khoáng mới (bên kịnh doanh thương mại) và đƣợc gọi là ngân hàng đầu tƣ

- Ngân hàng đầu tƣ cũng bao gồm các hoạt động tài trợ doanh nghiệp nhƣ tƣ vấn mua bán sáp nhập (M&As); tƣ vấn tái cấu trúc các công ty đang tồn tại

2.2.3 Quỹ hỗ tương và quỹ đầu cơ

Là một loại định chế tài chính phổ biến ở Mỹ Đây là các tổ chức đầu tƣ thu thập tiền từ nhiều nhà đầu tƣ khác nhau và sử dụng số tiền đó để mua các chứng khoán, trái phiếu và tài sản tài chính khác Quỹ tương hỗ là một công cụ quan trọng cho nhà đầu tư ở Mỹ, cung cấp sự đa dạng hóa đầu tư và tiếp cận dễ dàng vào thị trường tài chính

- Tổ chức và quản lý: Quỹ tương hỗ được quản lý bởi các công ty quản lý quỹ (fund management companies) chuyên nghiệp Những công ty này có vai trò quản lý danh mục đầu tƣ của quỹ và đƣa ra quyết định mua bán chứng khoán trong quỹ Các công ty quản lý quỹ lớn và nổi tiếng ở Mỹ bao gồm Vanguard, BlackRock, Fidelity và T Rowe Price

- Đa dạng hóa đầu tư: Quỹ tương hỗ đầu tư vào một loạt các tài sản tài chính nhƣ cổ phiếu, trái phiếu, tiền mặt và các công cụ tài chính khác Mục tiêu là đa dạng hóa rủi ro và tạo ra lợi nhuận cho nhà đầu tƣ Có nhiều loại quỹ tương hỗ khác nhau như quỹ cổ phiếu (equity funds), quỹ trái phiếu (bond funds), quỹ tiền mặt (money market funds) và quỹ đa dạng (balanced funds)

- Tiện lợi và linh hoạt: Nhà đầu tư có thể mua và bán cổ phần trong quỹ tương hỗ một cách dễ dàng thông qua công ty quản lý quỹ Quỹ tương hỗ cung cấp tính thanh toán hàng ngày, cho phép nhà đầu tƣ mua và bán cổ phần với giá trị tài sản ròng (net asset value) của quỹ vào cuối ngày giao dịch

CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM

Tổ chức tín dụng

Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một số hoặc tất cả các hoạt động của ngân hàng và đƣợc hoạt động theo luật của các tổ chức tín dụng Tổ chức tín dụng bao gồm: Ngân hàng, Tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Tổ chức tài chính vi mô, Quỹ tín dụng nhân dân

Là loại hình tổ chức tín dụng có thể đƣợc thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của luật tổ chức tín dụng Theo tính chất và mục tiêu hoạt động có các loại hình ngân hàng nhƣ:

 Ngân hàng thương mại: là tổ chức tài chính cung cấp các dịch vụ cho vay nhƣ thế chấp, chấp nhận các khoản tiền gửi, cho vay tự động và kinh doanh Đồng thời, ngân hàng thương mại cũng làm việc với những sản phẩm đầu tư cơ bản như chứng chỉ tiền gửi, tài khoản tiết kiệm Tại ngân hàng thương mại, khách hàng sẽ thực hiện tất cả các giao dịch qua điện thoại hoặc Internet

 Ngân hàng chính sách: ngân hàng do Chính phủ thành lập, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước

Các ngân hàng chính sách (30/06/2023)

STT TÊN NGÂN HÀNG ĐỊA CHỈ SỐ GIẤY PHÉP

NGÀY CẤP VỐN ĐIỀU LỆ

1 Ngân hàng Chính sách xã hội

Số 169, Phố Linh Đường, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà

Quyết định số 131/2002/QĐ-TTG ngày 4/10/2002

2 Ngân hàng Phát triển Việt

Nam 25A Cát Linh, Hà Nội 108/2006/QĐ-TTg ngày

 Ngân hàng hợp tác xã: ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhân dân do các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân góp vốn thành lập theo quy định

Luật Các tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân

Ngân hàng hợp tác xã (30/06/2023)

TT TÊN NGÂN HÀNG ĐỊA CHỈ SỐ GIẤY PHÉP

NGÀY CẤP VỐN ĐIỀU LỆ

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (trước đây là Quỹ tín dụng nhân dân Trung ƣơng)

(Co-operative bank of Viet Nam)

Tầng 4, Tòa nhà N04 đường Hoàng Đạo Thúy, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

3.1.2 Tổ chức tín dụng phi ngân hàng:

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng đƣợc thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm:

 Công ty tài chính: là một tổ chức cung cấp cho doanh nghiệp và người tiêu dùng các khoản vay Công ty tài chính có hình thức hoạt động gần giống với ngân hàng Bởi vì nó hoạt động giống như một chủ thể cho vay bằng phương pháp tăng tín dụng

Tuy nhiên, công ty tài chính vẫn có điểm khác với ngân hàng Đó chính là công ty tài chính sẽ không nhận tiền gửi Các công ty này sẽ lấy quỹ từ ngân hàng cũng nhƣ nhiều nguồn khác Nhiệm vụ của các công ty tài chính chính là tăng tín dụng cho công ty với mục đích thương mại hoặc cho cá nhân thực hiện việc mua hàng Ngoài ra, công ty tài chính còn cung cấp tài chính cho việc bán hàng trả góp

 Công ty cho thuê tài chính, đây là loại hình công ty tài chính có hoạt động chính là cho thuê tài chính theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng

Công ty cho thuê tài chính cũng là một tổ chức tín dụng Tổ chức tín dụng này với chức năng sử dụng vốn tự có, vốn huy động hay các nguồn vốn khác để tài trợ cho thuê dưới dạng máy móc, thiết bị và các bất động sản Công ty cho thuê tài chính cung ứng các dịch vụ về tài chính và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật

Danh sách các công ty cho thuê tài chính (30/06/2023)

STT TÊN NGÂN HÀNG ĐỊA CHỈ SỐ GIẤY PHÉP

NGÀY CẤP VỐN ĐIỀU LỆ ĐVT: Tỷ đồng

Công ty cho thuê tài chính (CTTC)

TNHH MTV Công nghiệp Tàu thuỷ

Tầng 2, số 120 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà

Công ty CTTC TNHH MTV Kexim

Việt Nam (100% vốn nước ngoài)

72/GP-NHNN ngày 2/7/2018 (cấp đổi) 1.085,3

Công ty CTTC TNHH MTV Ngân hàng Á Châu (Asia Commercial Bank Leasing

Tầng 9 tòa nhà ACB Tower, số 444A-446 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 11, Quận 3, TP

Công ty CTTC TNHH MTV Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Industrial and Commercial Bank of Vietnam Leasing Company

16 Phan Đình Phùng, quận Ba Đình, Hà Nội

Công ty TNHH MTV CTTC Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

25T1, N05, đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Công ty CTTC I Ngân hàng

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank no.1 Leasing Company)

Số 4 Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa, Hà Nội

Công ty TNHH MTV CTTC Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín

278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh

65a/GP-NHNN ngày 31/10/2017 (cấp đổi)

Công ty TNHH CTTC Quốc tế Việt

74 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3,

117/GP-NHNN ngày 24/4/2008 (cấp đổi)

*QĐ số 645/QĐ- NHNN ngày 06/4/2022 về vốn điều lệ

Công ty TNHH CTTC Quốc tế

Tầng 28, tòa nhà Saigon trade Center, 37 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Q1, TP Hồ Chí Minh

*67A/GP-NHNN ngày 31/10/2017 (Quyết định số 2076/QĐ-NHNN ngày 09/12/2022)

10 Công ty TNHH CTTC BIDV –

Tầng 23, Toà nhà TNR Tower 54A Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng Thƣợng, Quận Đống Đa,

 Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác

3.1.3 Tổ chức tài chính vi mô

Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ

Danh sách tổ chức tài chính vi mô:

TT TÊN TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI

MÔ ĐỊA CHỈ SỐ GIẤY PHÉP

1 Tổ chức tài chính vi mô TNHH

Tầng 2 Lô A9/D5 Khu đô thị mới Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng hậu,

2 Tổ chức tài chính vi mô TNHH

MTV Tình thương Số 20 Thụy Khuê, phường Thụy

Khê, Tây Hồ, Hà Nội

3 Tổ chức tài chính vi mô TNHH

Số 181 đường Hùng Vương, Phường Quảng Hưng, Thành phố Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa

Tổ chức tài chính vi mô TNHH

MTV cho người lao động nghèo tự tạo việc làm

Số 14C đường Cách mạng Tháng Tám, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

3.1.4 Quỹ tín dụng nhân dân

Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và Luật Hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống Đường link tham khảo thêm các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/m/menu/fm/htctctd?_afrLoop%743675096013466#%40%3F_afrLoop%3D25743675096013466%26centerWidth%3D100%2525%26leftWidth%3D0%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl- state%3Datk1mq6lh_4

Công ty quản lý quỹ

Là công ty chuyên thực hiện việc quản lý các quỹ đầu tư Công ty đầu tư thường sẽ có một đội ngũ chuyên gia riêng để tƣ vấn và quản lý đầu tƣ một cách chuyên nghiệp Đội ngũ này sẽ nghiên cứu và quyết định loại chứng khoán nào sẽ đƣa vào danh mục đầu tƣ của quỹ

Trên thị trường Việt Nam, công ty quản lý quỹ được thành lập và hoạt động theo luật chứng khoán, thực hiện các nghiệp vụ nhƣ: tƣ vấn và quản lý các quỹ đầu tƣ chứng khoán, quản lý các danh mục đầu tƣ chứng khoán

Công ty quản lý quỹ bao gồm: Công ty chứng khoán và Công ty quản lý quỹ đầu tƣ chứng khoán, hoạt động theo Luật kinh doanh chứng khoán

Công ty quản lý quỹ thực hiện một số nghiệp vụ sau:

 Quản lý quỹ đầu tƣ chứng khoán: Công ty quản lý quỹ có nghiệp vụ huy động vốn từ nhà đầu tƣ và quản lý chúng Công ty đƣợc huy động vốn trong và ngoài nước để thành lập và quản lý các quỹ đầu tư chứng khoán Phải tập trung đề ra các chiến lƣợc đầu tƣ đồng thời quản lý đầu tƣ có kế hoạch và chuyên nghiệp

 Quản lý doanh mục đầu tƣ chứng khoán: Công ty quản lý quỹ thực hiện quản lý danh mục đầu tƣ cho khách hàng ủy thác theo hợp đồng ủy thác đầu tƣ và quy định của pháp luật Những Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm tổng hợp thông tin của khách hàng để làm cơ sở xây dựng chiến lƣợc đầu tƣ và các thông tin đó bao gồm mục tiêu đầu tƣ, khả năng tài chính, thời hạn, mức độ rủi ro có thể chấp nhận… Ngoài ra, Công ty quản lý quỹ phải xây dựng nguyên tắc và chính sách đầu tƣ phù hợp với nhu cầu khách hàng ủy thác Chính sách đầu tƣ cần rõ ràng, cụ thể Trong đó, phải có các nội dung nhƣ mức độ rủi ro, danh mục đầu tƣ mẫu, chi phí quản lý, quyền và trách nhiệm của các bên

 Tƣ vấn đầu tƣ chứng khoán: Công ty quản lý quỹ cung cấp dịch vụ tƣ vấn về đầu tƣ và quản trị cho khách hàng Những thông tin tƣ vấn bao gồm phân bổ cơ cấu nguồn vốn; loại tài sản và xác định giá trị tài sản đầu tƣ Ngoài ra, khách hàng có thể tham khảo thêm về hình thức, số lƣợng, mức giá đầu tƣ phù hợp Hơn nữa Công ty có thể phát hành các ấn phẩm cung cấp thông tin về đầu tư chứng khoán Ngoài ra, công ty có thể tổ chức chương trình giới thiệu hoặc đào tạo chuyên sâu về đầu tƣ

 Huy động và quản lý các quỹ đầu tư nước ngoài có mục tiêu đầu tư vào Việt Nam

 Đầu quý I/2023, Ở Việt Nam có tất cả 49 quỹ đầu tƣ

Danh sách các công ty quản lý quỹ tại Việt Nam:

STT Tên công ty STT Tên công ty

1 CTCP QLQ UOB Asset Management (VN) 26 CTCP Quản lý quỹ Đầu tƣ Chứng khoán Liên Minh

2 CTCP Quản lý quỹ Đầu tư Sài Gòn – Hà Nội 27 CTCP Quản lý quỹ Đầu tư Chứng khoán Thái Dương

3 CTCP Quản lý quỹ Bông Sen 28 CTCP Quản lý quỹ Đầu tƣ Chứng khoán Việt Long

4 CTCP Quản lý quỹ Amber 29 CTCP Quản lý quỹ Đầu tƣ Dragon Capital Việt Nam

5 CTCP quản lý quỹ BVIM 30 CTCP Quản lý quỹ Đầu tƣ FPT

6 CTCP Quản lý quỹ FIDES (Việt Nam) 31 CTCP Quản lý quỹ Đầu tƣ Lighthouse

7 CTCP Quản lý quỹ Genesis 32 CTCP Quản lý quỹ Đầu tƣ MB

8 CTCP Quản lý quỹ Hợp Lực 33 CTCP Quản lý quỹ Đầu tƣ SGI

9 CTCP Quản lý quỹ Kỹ Thương 34 CTCP Quản lý quỹ Đầu tư Thành Việt

10 CTCP Quản lý quỹ Leadvisors 35 CTCP Quản lý quỹ Đầu Tƣ Đỏ

11 CTCP Quản lý quỹ Lộc Việt 36 CTCP Quản lý quỹ Đầu tƣ Pacific Bridge

12 CTCP QLQ Ngân hàng TMCP Đại chúng VN 37 Công ty Liên doanh QLQ Đầu tƣ chứng khoán

13 CTCP Quản lý quỹ Pavo Capital 38 Công ty TNHH MTV QLQ NH TMCP Công thương

14 CTCP Quản lý quỹ Phú Hƣng 39 Công ty TNHH MTV Quản lý quỹ ACB

15 CTCP Quản lý quỹ PVI 40 Công ty TNHH MTV Quản lý quỹ CHUBB LIFE

16 CTCP Quản lý quỹ Quốc tế 41 Công ty TNHH MTV Quản lý quỹ Dai-ichi Life Việt

17 CTCP Quản lý quỹ Sài Gòn 42 Công ty TNHH MTV Quản lý quỹ Đầu tƣ chứng khoán

18 CTCP Quản lý quỹ Thiên Việt 43 Công ty TNHH Quản lý quỹ Bảo Việt

19 CTCP Quản lý quỹ Trí Tuệ Việt Nam 44 Công ty TNHH Quản lý quỹ Eastspring Investments

20 CTCP Quản lý quỹ Tân Việt 45 Công ty TNHH Quản lý quỹ KIM Việt Nam

21 CTCP Quản lý quỹ VinaCapital 46 Công ty TNHH Quản lý quỹ Manulife Investment

22 CTCP Quản lý quỹ Việt Cát 47 Công ty TNHH Quản lý quỹ Mirae Asset (Việt Nam)

23 CTCP Quản lý quỹ Việt Tín 48 Công ty TNHH Quản lý quỹ SSI

24 CTCP QLQ Đầu tƣ Chứng khoán An Bình 49 Công ty TNHH Quản lý quỹ Đầu tƣ chứng khoán Đông Á

25 CTCP QLQ Đầu tƣ chứng khoán Bản Việt

Công ty bảo hiểm

Công ty bảo hiểm hoạt động theo luật kinh doanh bảo hiểm

Công ty bảo hiểm là một tổ chức tài chính có nhiệm vụ giúp các cá nhân chuyển rủi ro bị thiệt hại, mất mát Các cá nhân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của công ty bảo hiểm để bảo vệ bản thân khỏi các mất mát tài chính khi xảy ra các rủi ro nhƣ: tai nan, tử vong, tàn tật…

Các công ty bảo hiểm thường ký kết hợp đồng bằng một chính sách cụ thể cho khách hàng Chính sách này sẽ cung cấp cho khách hàng sự bảo vệ hoặc hoàn trả tài chính Có rất nhiều chính sách bảo hiểm đang đƣợc thực hiện hiện nay Trong đó phổ biến và quan trọng nhất là bảo hiểm y tế, bảo hiểm xe, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm nhà.

CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM

Quy định về an toàn và lành mạnh

4.1.1 Tỷ lệ an toàn vốn

Tỷ lệ an toàn vốn đƣợc tính bằng cách lấy tổng vốn chủ sở hữu của tổ chức tín dụng chia cho tổng tài sản có rủi ro

Công ty chứng khoán: Tại Việt Nam, tỷ lệ an toàn vốn của công ty chứng khoán đƣợc quy định bởi Thông tƣ 156/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính Theo quy định này, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của công ty chứng khoán là 8%

Công ty bảo hiểm: Tại Việt Nam, tỷ lệ an toàn vốn của công ty bảo hiểm đƣợc quy định bởi Thông tƣ 222/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính Theo quy định này, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của công ty bảo hiểm là 10%

Tổ chức tín dụng: Tại Việt Nam, tỷ lệ an toàn vốn của tổ chức tín dụng đƣợc quy định bởi Thông tư 01/2020/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Theo quy định này, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của tổ chức tín dụng là 8%

4.1.2 Hạn mức vốn và tài sản

Công ty chứng khoán: Các quy định về hạn mức vốn của công ty chứng khoán đƣợc quy định tại Thông tƣ 156/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính Theo quy định này, vốn điều lệ của công ty chứng khoán phải tối thiểu là 100 tỷ đồng

Công ty bảo hiểm: Các quy định về hạn mức vốn của công ty bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ đƣợc quy định tại Nghị định 73/2016/NĐ-CP của Chính phủ Theo quy định này, vốn điều lệ của công ty bảo hiểm phi nhân thọ phải tối thiểu là

300 tỷ đồng và vốn điều lệ của công ty bảo hiểm nhân thọ phải tối thiểu là 600 tỷ đồng

Tổ chức tín dụng: Theo Nghị định số 86/2019/NĐ-CP quy định mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Cụ thể, mức vốn pháp định đối với các loại hình ngân hàng, tổ chức tín dụng đƣợc quy định nhƣ sau:

 Ngân hàng thương mại là 3.000 tỷ đồng

 Ngân hàng chính sách là 5.000 tỷ đồng

 Ngân hàng hợp tác xã là 3.000 tỷ đồng

 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 15 triệu đô la Mỹ (USD)

 Công ty tài chính là 500 tỷ đồng

 Công ty cho thuê tài chính là 150 tỷ đồng

 Tổ chức tài chính vi mô là 5 tỷ đồng

 Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một xã, một thị trấn là 0,5 tỷ đồng

 Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một phường và quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn liên xã, liên xã phường, liên phường là 1 tỷ đồng

Nghị định quy định, tổ chức tín dụng (trừ quỹ tín dụng nhân dân), chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp giấy phép thành lập và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải bảo đảm có số vốn điều lệ thực góp hoặc đƣợc cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định quy định kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành

Công ty chứng khoán: Căn cứ Điều 28 Thông tƣ 121/2020/TT-BTC quy định liên quan đến vấn đề hạn chế đầu tƣ của công ty chứng khoán nhƣ sau:

 Công ty chứng khoán không đƣợc mua, góp vốn mua bất động sản trừ trường hợp để sử dụng làm trụ sở chính, chi nhánh, phòng giao dịch phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ của công ty chứng khoán

 Công ty chứng khoán mua, đầu tƣ vào bất động sản theo quy định tại Khoản 1 Điều này và tài sản cố định theo nguyên tắc giá trị còn lại của tài sản cố định và bất động sản không đƣợc vƣợt quá 50% giá trị tổng tài sản của công ty chứng khoán

 Tổng giá trị đầu tƣ vào các trái phiếu doanh nghiệp của công ty chứng khoán không đƣợc vƣợt quá 70% vốn chủ sở hữu Công ty chứng khoán đƣợc cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán đƣợc mua bán lại trái phiếu niêm yết theo quy định có liên quan về giao dịch mua bán lại trái phiếu

 Công ty chứng khoán không đƣợc trực tiếp hoặc ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện:

1 Đầu tƣ vào cổ phiếu hoặc phần vốn góp của công ty có sở hữu trên 50% vốn điều lệ của công ty chứng khoán, trừ trường hợp mua cổ phiếu lô lẻ theo yêu cầu của khách hàng;

2 Cùng với người có liên quan đầu tư từ 5% trở lên vốn điều lệ của công ty chứng khoán khác;

3 Đầu tư quá 20% tổng số cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đang lưu hành của một tổ chức niêm yết;

4 Đầu tư quá 15% tổng số cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đang lưu hành của một tổ chức chƣa niêm yết, quy định này không áp dụng đối với chứng chỉ quỹ thành viên, quỹ hoán đổi danh mục và quỹ mở;

5 Đầu tƣ hoặc góp vốn quá 10% tổng số vốn góp của một công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc dự án kinh doanh;

6 Đầu tƣ hoặc góp vốn quá 15% vốn chủ sở hữu vào một tổ chức hoặc dự án kinh doanh;

7 Đầu tƣ quá 70% vốn chủ sở hữu vào cổ phiếu, phần vốn góp và dự án kinh doanh, trong đó không đƣợc đầu tƣ quá 20% vốn chủ sở hữu vào cổ phiếu chƣa niêm yết, phần vốn góp và dự án kinh doanh

 Trường hợp công ty chứng khoán đầu tư vượt quá hạn mức do thực hiện bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn, do hợp nhất, sáp nhập hoặc do biến động tài sản, vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán hoặc tổ chức góp vốn, công ty chứng khoán phải áp dụng các biện pháp cần thiết để tuân thủ hạn mức đầu tƣ theo quy định tại Khoản 2, 3 và 4 Điều này tối đa trong thời hạn 01 năm

Công ty bảo hiểm: căng cứ khoản 3 điều 99 luật kinh doanh bảo hiểm năm

Quy định về rủi ro

Với công ty chứng khoán sẽ 03 loại giá trị rủi ro gồm rủi ro thị trường, rủi ro thanh toán và rủi ro hoạt động Tại Điều 2 Thông tƣ 91/2020/TT-BTC có giải thích về các loại giá trị rủ ro này nhƣ sau:

 Giá trị rủi ro thị trường là giá trị tương ứng với mức độ tổn thất có thể xảy ra khi giá thị trường của tài sản đang sở hữu và dự kiến sẽ sở hữu theo cam kết bảo lãnh phát hành biến động theo chiều hướng bất lợi

 Giá trị rủi ro thanh toán là giá trị tương ứng với mức độ tổn thất có thể xảy ra khi đối tác không thể thanh toán đúng hạn hoặc chuyển giao tài sản đúng hạn theo cam kết

 Giá trị rủi ro hoạt động là giá trị tương ứng với mức độ tổn thất có thể xảy ra do lỗi kỹ thuật, lỗi hệ thống và quy trình nghiệp vụ, lỗi con người trong quá trình tác nghiệp, do thiếu vốn kinh doanh phát sinh từ các khoản chi phí, lỗ từ hoạt động đầu tƣ, do các nguyên nhân khách quan khác

Căn cứ theo khoản 1 và khoản 4 Điều 8 Thông tư 91/2021/TT-BTC thì giá trị rủi ro hoạt động của công ty chứng khoán được xác định như sau:

 Rủi ro hoạt động của công ty chứng khoán đƣợc xác định là giá trị lớn nhất của các giá trị sau:

- 25% chi phí duy trì hoạt động của công ty chứng khoán trong vòng mười hai (12) tháng liền kề tính tới thời điểm tính toán;

- 20% vốn điều lệ tối thiểu cho các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán theo quy định của pháp luật

 Trường hợp công ty chứng khoán hoạt động dưới một (01) năm, rủi ro hoạt động đƣợc xác định là giá trị lớn nhất của các giá trị sau:

- Ba (03) lần chi phí duy trì hoạt động bình quân hàng tháng tính từ thời điểm công ty chứng khoán đi vào hoạt động;

- Hai mươi phần trăm (20%) vốn điều lệ tối thiểu cho các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán theo quy định của pháp luật

Tại Điều 86 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định doanh nghiệp bảo hiểm có quản trị rủi ro như sau:

 Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm thiết lập hệ thống quản trị rủi ro nhằm xác định, đo lường, đánh giá, báo cáo và kiểm soát một cách hiệu quả các rủi ro phát sinh từ hoạt động kinh doanh

 Quản trị rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: a) Có khả năng xác định và lƣợng hóa rủi ro phù hợp với tính chất, phạm vi và mức độ phức tạp của các rủi ro phát sinh từ hoạt động kinh doanh, các tác động đến vốn, an toàn hoạt động và an toàn tài chính; b) Quy định rõ ràng vai trò, trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân trong hoạt động quản trị rủi ro và cơ cấu quản trị rủi ro; c) Có chính sách quản trị rủi ro rõ ràng, minh bạch, trong đó xác định rõ các loại rủi ro trọng yếu và các rủi ro có liên quan phát sinh từ hoạt động kinh doanh, khẩu vị rủi ro và cách thức quản lý đối với từng loại rủi ro Chính sách quản trị rủi ro phải đƣợc Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm hoặc đƣợc doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam thông qua; d) Thiết lập đầy đủ các giới hạn chấp nhận rủi ro đối với từng loại rủi ro trọng yếu và các rủi ro có liên quan, mối tương quan giữa các rủi ro đó Các giới hạn chấp nhận rủi ro phải phù hợp với chính sách quản trị rủi ro, chiến lƣợc kinh doanh, nguồn nhân lực, điều kiện công nghệ thông tin; e) Thiết lập đầy đủ các quy trình quản trị rủi ro, trong đó có quy trình giám sát, tiếp nhận và phản hồi kịp thời bất kỳ thay đổi rủi ro nào

 Định kỳ hằng năm, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá khả năng thanh toán và quản trị rủi ro, trong đó đánh giá mức độ đầy đủ của quản trị rủi ro, khả năng thanh toán hiện tại và dự kiến trong tương lai với khung thời gian thống nhất với kế hoạch kinh doanh; xác định tổng thể các nguồn lực tài chính cần có để quản lý hoạt động kinh doanh trong khả năng chấp nhận rủi ro và các kế hoạch kinh doanh; kiểm tra sức chịu đựng và phân tích khả năng tiếp tục hoạt động

Căn cứ điểu 16 thông tƣ 11/2021/TT-NHNN quy định về nguyên tắc và hồ sơ sử lý rủi ro thì:

 Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong các trường hợp sau: a) Khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản; cá nhân bị chết, mất tích; b) Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 5

 Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo nguyên tắc sau: a) Đối với trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ theo thỏa thuận của các bên, phù hợp với quy định của pháp luật, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro đối với số dƣ nợ còn lại của khoản nợ; trường hợp sử dụng dự phòng cụ thể không đủ bù đắp rủi ro của khoản nợ thì phải sử dụng dự phòng chung để xử lý rủi ro; b) Đối với trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo nguyên tắc sau: i Sử dụng dự phòng cụ thể trích lập theo quy định tại Điều 12 Thông tƣ này để xử lý rủi ro đối với khoản nợ đó; ii Khẩn trương tiến hành xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận với khách hàng và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ; iii Trường hợp sử dụng dự phòng cụ thể và số tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm không đủ bù đắp rủi ro của khoản nợ thì sử dụng dự phòng chung để xử lý rủi ro c) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hạch toán ngoại bảng phần dƣ nợ đã sử dụng dự phòng cụ thể, dự phòng chung để xử lý rủi ro quy định tại các điểm a, b Khoản này

 Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro là hình thức thay đổi hạch toán đối với khoản nợ, chuyển khoản nợ đƣợc xử lý rủi ro ra hạch toán trên các tài khoản ngoại bảng; là công việc nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; không làm thay đổi nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đối với khoản nợ đƣợc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến khoản nợ Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không đƣợc thông báo cho khách hàng về việc khoản nợ đã đƣợc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro Sau khi xử lý rủi ro, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải theo dõi, có các biện pháp thu hồi nợ đầy đủ, triệt để đối với khoản nợ được xử lý rủi ro, trừ trường hợp khoản nợ sau khi xử lý rủi ro được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán cho tổ chức, cá nhân, thu được đầy đủ tiền bán nợ theo Hợp đồng mua, bán nợ.

SỰ KHÁC NHAU GIỮA ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH CỦA MỸ VÀ VIỆT

Kích thước và phạm vi

Định chế tài chính của Mỹ có quy mô lớn và phát triển, với sự tham gia của nhiều ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tƣ và các tổ chức tài chính khác Trong khi đó, định chế tài chính của Việt Nam có quy mô nhỏ hơn và đang trong quá trình phát triển.

Sự quản lý và quy định

Mỹ có một hệ thống quản lý tài chính phức tạp, với sự tham gia của nhiều cơ quan quản lý nhƣ Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve), Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC), Cục Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) và Cục Dự trữ Quốc gia (OCC) Các cơ quan này có nhiệm vụ giám sát và đảm bảo tính ổn định và an toàn của hệ thống tài chính

Trong khi đó, Việt Nam cũng có các cơ quan quản lý tài chính nhƣ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC), nhưng hệ thống quản lý và quy định tài chính của nước này đang được phát triển và còn đơn giản hơn so với Mỹ.

Sự phát triển của thị trường tài chính

Thị trường tài chính của Mỹ phát triển và đa dạng hơn, bao gồm thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu, thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ Nó có sự tham gia tích cực của các nhà đầu tƣ cá nhân và tổ chức, đồng thời hấp dẫn với nhà đầu tƣ quốc tế

Trong khi đó, thị trường tài chính của Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển và còn hạn chế hơn với sự tham gia chủ yếu của các công ty tài chính và nhà đầu tư trong nước.

Mức độ quản lý rủi ro và hệ thống bảo hiểm

Mỹ có một hệ thống quản lý rủi ro tài chính phát triển, với sự tham gia của các công ty bảo hiểm, cơ quan bảo hiểm tiền gửi và các cơ quan quản lý rủi ro khác

Hệ thống này nhằm đảm bảo tính ổn định và an toàn của các tổ chức tài chính và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và nhà đầu tư Ở Việt Nam, hệ thống quản lý rủi ro và bảo hiểm đang đƣợc phát triển và chƣa hoàn chỉnh nhƣ Mỹ.

Phân loại định chế tài chính

Định chế tài chính Mỹ đƣợc phân loại rõ ràng thành các loại chính nhƣ định chế tiền gửi, định chế phi tiền gửi, công cụ tài chính phái sinh và các công ty bảo hiểm Các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tƣ, công ty bảo hiểm và các tổ chức tài chính khác đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính của Mỹ Định chế tài chính Việt Nam đang trong quá trình phát triển và phân loại không đƣợc thực hiện một cách chi tiết nhƣ Mỹ Tuy nhiên, nó cũng bao gồm các ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm và các tổ chức tài chính khác.

Ngày đăng: 23/05/2024, 08:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w