Đồng thời, sựkhủng hoảng tài chính - tiền tệ đã gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tìmkiếm nguồn vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh.. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trang 6 CHƯƠNG
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN MÔN HỌC: LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH VÀ TIỀN TỆ ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH TRUNG GIAN CÔNG TY BẢO HIỂM Giảng viên hướng dẫn: TS Phan Hải Nam Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 2 Lớp: FIN301_231_10_L18 Võ Duy Nguyên MSSV 050610221149 Trần Ức Nghi MSSV 050610220346 Võ Thị Ngọc Tuyền MSSV 050610221508 Võ Kim Thanh MSSV 050610221310 Vũ Quang Tiến MSSV 050610221419 Cao An Bình MSSV 050610220831 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2023 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 I Đặt vấn đề 3 II Mục tiêu chung 3 III Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .4 IV Phương pháp nghiên cứu 4 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH TRUNG GIAN 5 1 Khái niệm định chế tài chính trung gian 5 2 Phân loại định chế tài chính trung gian 5 2.1 Ngân hàng trung gian .5 2.2 Định chế tài chính phi ngân hàng 5 3 Đặc điểm của định chế tài chính trung gian .5 4 Vai trò định chế tài chính trung gian 6 4.1 Kích thích và tập trung các nguồn vốn tiết kiệm trong nền kinh tế .6 4.2 Tạo cơ hội đầu tư sinh lời cho các nhà đầu tư nhỏ và vừa 7 4.3 Thúc đẩy đầu tư , cạnh tranh và cải tiến sáng tạo trong lĩnh vực tài chính 7 4.4 Hạn chế rủi ro trong đầu tư tài chính .7 4.5 Kích thích sự phát triển của thị trường và tài chính .7 KẾT LUẬN 8 CHƯƠNG 2: CÔNG TY BẢO HIỂM .9 1 Khái niệm 9 2 Đặc điểm 10 2.1.1 Công ty bảo hiểm là doanh nghiệp chuyên ngành .10 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2023 2.1.2 Công ty bảo hiểm thường không vay vốn phục vụ kinh doanh bảo hiểm 10 2.1.3 Hoạt động của công ty bảo hiểm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và có những ý nghĩa nhân văn sâu sắc 10 2.1.4 Hoạt động của công ty bảo hiểm được Nhà nước kiểm soát chặt chẽ 10 3 Hoạt động 11 3.1.1 Kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm 11 3.1.2 Quản lý quỹ đầu tư và nguồn vốn 11 4 Công ty bảo hiểm Sun Life Việt Nam 12 KẾT LUẬN 13 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2023 MỞ ĐẦU I ĐẶT VẤN ĐỀ Khi nền kinh tế Việt Nam chuyển hướng sang mô hình thị trường do nhà nước quản lý, các doanh nghiệp đã phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt Đồng thời, sự khủng hoảng tài chính - tiền tệ đã gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm nguồn vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh Việc sử dụng nguồn vốn tự có trong các dự án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh sẽ gặp phải giới hạn về quy mô Do đó, việc tìm kiếm nguồn vốn thay thế cho các dự án đầu tư nhằm tăng cường năng lực tài sản và mở rộng quy mô hoạt động sản xuất của doanh nghiệp luôn là một thách thức lớn cho các nhà quản lý Điều này càng trở nên khó khăn hơn khi thị trường cung cấp vốn cho nền kinh tế hiện nay có rất nhiều lựa chọn về hình thức sản phẩm, loại hình tín dụng và tổ chức cung cấp Việc quyết định lựa chọn sản phẩm vay nào và từ đâu yêu cầu sự hiểu biết nhất định, làm cơ sở cho việc lựa chọn nguồn vốn Các tổ chức trung gian tài chính trên toàn thế giới đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một kênh dẫn vốn quan trọng cho các doanh nghiệp Thực tế cho thấy hoạt động của các tổ chức trung gian tài chính là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển công nghệ ở các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển.Với Việt Nam bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhu cầu vốn đầu tư rất lớn Nhà nước đã tích cực áp dụng mọi biện pháp để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước Tuy nhiên, việc đầu tư để đổi mới công nghệ máy móc thiết bị, trong đó có cả vốn trung và dài hạn của ngành ngân hàng, vẫn bị hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có chính sách đầu tư còn nhiều bất cập Để khắc phục tình trạng này, việc xây dựng một cơ chế đầu tư hợp lý là điều cấp thiết Sự phát triển của các tổ chức trung gian tài chính là điều không thể thiếu cho sự phát triển của nền kinh tế Tuy nhiên, hoạt động của các tổ chức trung gian tài chính tại Việt Nam vẫn chưa phát huy được tiềm năng phát triển của mình trong quá trình phát triển kinh tế Do đó, chúng ta cần có nhận thức đúng về vai trò của các tổ chức trung gian tài chính trong việc phát triển nền kinh tế bền vững II MỤC TIÊU CHUNG Hiểu được ý nghĩa và phân tích được định chế tài chính trung gian Qua đó biết được vai trò của nó đối với thị trường kinh tế nước ta Và cũng qua đó có thể phân loại được các định chế tài chính hiện có trong nước ta Hiểu được các khái niệm về công ty bảo hiểm Nắm được đặc điểm của các công ty bảo hiểm và cách thức hoạt động III ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là công ty bảo hiểm ở Việt Nam Phạm vi nghiên cứu tập trung vào cách thức hoạt động của công ty bảo hiểm ở Việt Nam IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu phân tích làm rõ về định chế tài chính trung gian của các công ty bảo hiểm CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH TRUNG GIAN 1 KHÁI NIỆM ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH TRUNG GIAN Định chế tài chính trung gian là các tổ chức tài chính đứng giữa các nguồn cung và nguồn cầu vốn với tư cách là một nhà đầu tư trung gian, nhằm giúp cho hai nguồn này có thể gặp nhau thông qua việc bán các tài sản tài chính của họ và mua các tài sản tài chính của chủ thể cầu vốn Thực chất, đây chính là các giao dịch tài chính gián tiếp trên thị trường tài chính Ví dụ như: ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, 2 PHÂN LOẠI ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH TRUNG GIAN Được phân loại làm hai nhóm: nhóm các ngân hàng trung gian và nhóm các định chế tài chính phi ngân hàng 2.1 NGÂN HÀNG TRUNG GIAN Ngân hàng trung gian ám chỉ nhiều loại ngân hàng Hệ thống gồm có: Ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng với mục đích xã hội Ngân hàng trung gian loại hình kinh doanh trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ, làm trung gian giữa các chủ thể trong nền kinh tế, giữa các chủ thể cần thanh toán tiền qua lại với nhau Vai trò trung gian của các ngân hàng có thể được xem như “ cầu nối”, thể hiện ở các nội dung hoạt động ngân hàng: trung gian tín dụng và là trung gian giữa ngân hàng trung ương với nền kinh tế 2.2 ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG Cũng như các ngân hàng, các định chế tài chính phi ngân hàng đóng vai trò khơi nguồn vốn từ những người cho vay, những người tiết kiệm tới những người đi vay, những người chi tiêu Và chỉ được cung cấp một số loại hình dịch vụ ngân hàng như nhận đại lý, môi giới, ủy thác, Bao gồm: công ty bảo hiểm, quỹ trợ cấp, quỹ đầu tư, công ty tài chính và các định chế tài chính phi ngân hàng khác 3 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH TRUNG GIAN Các định chế tài chính trung gian mang đầy đủ đặc điểm của định chế tài chính: Document continues below Discover more fLrýotmh:uyết tài chính tiền tệ Trường Đại học… 148 documents Go to course TRẮC NGHIỆM TIỀN TỆ 49 100% (1) ÔN TẬP LÃI SUẤT SV - Ôn tập lãi suất 7 None The Path of the Law - nhập môn ngành… 20 Luật doanh 100% (1) nghiệp BTVN BUỔI 1 - bai tap 100% (1) 2 Luật doanh nghiệp 1414-1-2766-1-10- 2016 0719 100% (4) 9 Báo chí Bài nói về jobspeaking 2 Tài sản hoạt động chủ yếu là các tài sản chính Báo chí 100% (2) Chức năng chính là chuyển vốn từ những người có cung vốn sang những người có cầu vốn Thu hút tiết kiệm bằng cách bán các trái quyền và tài trợ vốn cho cho tiêu (Chi tiêu tiêu dùng và chi tiêu đầu tư) bằng cách mua các trái quyền Cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính Các định chế tài chính phi ngân hàng không được nhận tiền gửi không kì hạn và không thực hiện nghiệp vụ thanh toán cho khách hàng, nên họ không tham gia vào quá trình tạo tiền gửi và không bị chi phối, điều hành, kiểm soát bởi ngân hàng trung ương Ngân hàng chủ yếu tập trung đầu tư vào lĩnh vực thương mại và công nghiệp , còn phi ngân hàng chủ yếu vào các lĩnh vực chứng khoán, cho vay tiêu dùng và thế chấp Tuy nhiên, các định chế tài chính phi ngân hàng ngày càng trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp đối với các ngân hàng 4 VAI TRÒ ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH TRUNG GIAN Các định chế tài chính trung gian với nhiều loại hình khác nhau vừa đóng vai trò là trung gian tài chính, vừa góp phần đa dạng hóa các dịch vụ tài chính cho nền kinh tế Hoạt động của các định chế tài chính trung gian đóng vai trò rất quan trọng trong sự vận hành của thị trường tài chính của cả nền kinh tế Sự góp mặt của các tổ chức này vào hệ thống tài chính đã mang lại những tác động thiết thực và hữu ích IV.1 KÍCH THÍCH VÀ TẬP TRUNG CÁC NGUỒN VỐN TIẾT KIỆM TRONG NỀN KINH TẾ Định chế tài chính trung gian với mạng lưới rộng lớn, sự linh hoạt trong hoạt động đã tập trung được các nguồn tiết kiệm, đặc biệt là các món tiền nhỏ, lẻ để đưa vào thị trường tài chính Và giúp huy động tiền từ các nguồn tiết kiệm ( như người dân, doanh nghiệp, tổ chức) và sau đó phân phối tiền này dưới dạng các khoản vay cho cá nhân, doanh nghiệp hoặc các dự án đầu tư Khi cần tăng cường huy động vốn, họ gửi tín hiệu đến người tiết kiệm dưới hình thức lãi suất cao hơn điều này sẽ khuyến khích giảm bớt tiêu dùng, tăng cường tiết kiệm cho vay, thúc đẩy sự phát triển kinh tế bằng cung cấp tài nguyên tài chính cho những hoạt động cần vốn IV.2 TẠO CƠ HỘI ĐẦU TƯ SINH LỜI CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ NHỎ VÀ VỪA Bản thân mỗi cá nhân không thể dễ dàng làm lời từ chính món tiền của mình Nhưng nhờ có định chế tài chính trung gian mà các cơ hội đầu tư cho cá nhân tăng lên Nguồn lợi sẽ mang lại cho cả hai nhờ tính kinh tế do quy mô vốn nhờ sự phân tán rủi ro do đa dạng hóa và nhờ việc giảm phí giao dịch trong tổng thể IV.3 THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ , CẠNH TRANH VÀ CẢI TIẾN SÁNG TẠO TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH Đầu tư và cho vay là một chức năng sinh lời của các định chế tài chính Làm tăng của cải cho xã hội , tạo ra mức sống cao hơn cho mỗi cá nhân và gia đình Sự tham gia của các định chế tài chính trung gian làm cho đầu tư thêm sôi động, tăng tính cạnh tranh, giảm giá vốn và thúc đẩy ra đời nhiều tiến bộ tài chính mới Ngoài ra còn tạo áp lực cạnh tranh trong hệ thồn đã làm cho chất lượng phục vụ được cải thiện, giá vốn đầu tư ngày càng giảm, tạo ra nhiều khả năng lựa chọn cho khách hàng IV.4 HẠN CHẾ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Các tổ chức tài chính phi ngân hàng là nơi giúp chúng ta thực hiện vấn đề này Họ cung cấp các hợp đồng bảo hiểm , các dịch vụ trả lương hưu, Đáp ứng các nhu cầu về thông tin nếu chúng ta muốn hoặc nhận các ủy thác nếu chúng ta cần Nhằm mục đích bảo vệ tài chính, phân tán rủi ro cho mỗi người Đây là một khía cạnh đặc thù mà các tổ chức chính phi ngân hàng cung cấp cho xã hội IV.5 KÍCH THÍCH SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG VÀ TÀI CHÍNH Sự có mặt của các định chế tài chính phi ngân hàng đóng góp làm cho thị trường tài chính vận hành trôi chảy, làm tăng cơ hội lựa chọn cho người đầu tư và tăng cường tính hiệu quả của thị trường, kích thích sự phát triển của thị trường tài chính ổn định và lành mạnh KẾT LUẬN Qua bài viết này, chúng ta đã nghiên cứu về định chế tài chính trung gian và vai trò quan trọng của nó trong hệ thống tài chính toàn cầu Chúng ta đã thấy rằng định chế tài chính trung gian, bao gồm các tổ chức như ngân hàng đầu tư, quỹ đầu tư và công ty bảo hiểm, đóng vai trò quan trò quyết định trong việc kết nối nguồn vốn và người cần vốn trong kinh tế Ngoài ra định chế tài chính trung gian còn giúp tăng cường hiệu quả của thị trường tài chính, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và tạo ra các cơ hội đầu tư Tuy nhiên, chúng ta cũng đã nhận thấy rằng định chế tài chính trung gian không phải lúc nào cũng hoàn hảo và có thể đối mặt với các thách thức như rủi ro tài chính toàn cầu, sự không ổn định trong hệ thống tài chính, và khả năng ảnh hưởng quá lớn đối với nền kinh tế Tóm lại, định chế tài chính trung gian đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối nguồn vốn và người cần vốn trong nền kinh tế Chúng ta cần thúc đẩy sự hiệu quả và đảm bảo tính ổn định của hệ thống tài chính này để đảm bảo sự phát triển bền vững của kinh tế toàn cầu CHƯƠNG 2: CÔNG TY BẢO HIỂM 1 KHÁI NIỆM Trong quá trình tái sản xuất con người với tư cách là chủ thể của ý thức luôn phải đối đầu với nhiều các rủi ro: những rủi ro do chính con người tạo ra và những rủi ro từ tự nhiên Những rủi ro đó con người không lường trước được nhưng có những rủi ro mà con người đã dự đoán trước được nhưng nó vẫn xảy ra mà chúng ta không ngăn lại được Cho dù là rủi ro dự đoán trước được hay không thì khi rủi ro phát sinh đều ảnh hưởng đến con người với tư các là cá thể trong xã hội và vả xã hội loài người nhưng mức độ thiệt hại là khác nhau Như v ậy thì cần phải có được sự đảm bảo đó cho những rủi ro, đó là cơ sở và tiền đề khách quan cho sự ra đời của hoạt động bảo hiểm Hoạt động bảo hiểm ra đời nhằm mục đích bảo đảm cho sự an toàn của con người, tài sản vật chất, của cải xã hội… Chính sự tích lũy của bảo hiểm đã đảm bảo cho quá trình sinh hoạt con người được liên tục, quá trình tái sản xuất không bị gián đoạn Về mặt pháp lý, bảo hiểm là thỏa thuận trong đó một bên (người bảo hiểm) cam kết đền bù cho bên kia (người được bảo hiểm) trước những tổn thất do những rủi ro hay nguy hiểm mà đối tượng bảo hiểm có thể gặp phải, hoặc thanh toán một số tiền hoặc những vạt và quyền lợi có giá trị khi xảy ra những sự kiện nhất định Về mặt tài chính, bảo hiểm là các quan hệ kinh tế xảy ra trong quá trình huy động nguồn tài chính xã hội dưới hình thức phí bảo hiểm của từng cá nhân, tổ chức tham gia bảo hiểm Qua đó để tạo lập quỹ dự phòng để chủ động bồi thường cho những người tham gia khi gặp rủi ro tổn thất Theo Tập đoàn bảo hiểm quốc tế Mỹ AIP: “Bảo hiểm là một cơ chế, hay cơ chế này, một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho công ty bảo hiểm , công ty đó sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả người được bảo hiểm” Ở thị trường Việt Nam, hoạt động bảo hiểm là một hoạt động còn mới nhưng nó đã sớm chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống của người dân đồng thời là một nguồn tài chính lớn góp phần hình thành nên một thị trường tài chính hoàn hảo Theo sách Lý thuyết Tài chính tiền tệ thì công ty bảo hiểm là một tổ chức tài chính trung gian, huy động vốn bằng cách bán các hợp đồng bảo hiểm, đồng thời sử dụng vốn vào các hoạt động đầu tư và bảo vệ tài chính cho những người có hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp xảy ra hoạt động rủi ro Mục tiêu của người tham gia bảo hiểm là bảo hiểm rủi ro bằng tài chính, còn mục tiêu của công ty bảo hiểm là kinh doanh bảo hiểm vì lợi nhuận 2 ĐẶC ĐIỂM 2.1.1 CÔNG TY BẢO HIỂM LÀ DOANH NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH Công ty bảo hiểm mang đặc trưng của một doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình trong khuôn khổ pháp lý nhất định ngoài quy định Luật Doanh nghiệp và hành lang pháp lý chung, công ty bảo hiểm còn hoạt động dưới sự điều chỉnh của Luật Kinh doanh bảo hiểm và những văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật này 2.1.2 CÔNG TY BẢO HIỂM THƯỜNG KHÔNG VAY VỐN PHỤC VỤ KINH DOANH BẢO HIỂM Khi thành lập, công ty bảo hiểm có mức vốn điều lệ nhất định Thông thường công ty bảo hiểm sẽ ký quỹ một phần để đảm bảo khả năng thanh toán Khi bắt đầu hoạt động, công ty bảo hiểm đã có những khoản thu từ phí bảo hiểm Trừ những trường hợp đặc biệt, khi có những tổn thất xảy ra trên diện rộng, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng mà toàn bộ quỹ của công ty bảo hiểm không gánh vác nổi chi phí bồi thường thì công ty bảo hiểm mới phải vay vốn để bù đắp nhằm đảm bảo cam kết với khách hàng 2.1.3 HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM ĐÓNG VAI TRÒ QUAN TRỌNG TRONG NỀN KINH TẾ VÀ CÓ NHỮNG Ý NGHĨA NHÂN VĂN SÂU SẮC Trên khía cạnh kinh tế, các công ty bảo hiểm có vai trò đảm bảo an toàn cho các khoản đầu tư Có thể nói không có các công ty bảo hiểm thì không thể có những tòa nhà cao tầng, những giàn khoan hàng tỷ đô la ngoài biển khơi vì không nhà đầu tư nào dám đầu tư những khoản tiền khổng lồ như thế nếu không có sự đảm bảo của các công ty bảo hiểm Trên khía cạnh xã hội, các công ty bảo hiểm đảm bảo tạo công ăn việc làm cho một lực lượng lớn người lao động; bảo đảm sự an toàn về thu nhập và gia sản cho các cá nhân, gia đình, doanh nghiệp… góp phần ổn định xã hội 2.1.4 HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM ĐƯỢC NHÀ NƯỚC KIỂM SOÁT CHẶT CHẼ Hoạt động của công ty bảo hiểm có ảnh hưởng lớn tới sự hoạt động và phát triển của toàn bộ nền kinh tế Vì thế, Nhà nước phải kiểm soát chặt chẽ nhằm thực hiện 3 mục tiêu: Bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm Nhà nước quản lý hỏa động của các công ty bảo hiểm là để định hướng sự lưu chuyển của các quỹ đầu tư Giảm nguy cơ tập trung quyền lực trong lĩnh vực tài chính 3 HOẠT ĐỘNG 3.1.1 KINH DOANH BẢO HIỂM, KINH DOANH TÁI BẢO HIỂM Trong kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được quyền chủ động bán bảo hiểm dưới các hình thức sau: trực tiếp; thông qua các đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm; thông qua đấu thầu; các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật Trong kinh doanh tái bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền nhượng chuyển một phần trách nhiệm đã nhận bảo hiểm cho một hay nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác nhưng không được nhượng toàn bộ trách nhiệm bảo hiểm đã nhận trong một hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác để hưởng hoa hồng tái bảo hiểm 3.1.2 QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN Quản lý quỹ: Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm phải luôn duy trì mức vốn điều lệ đã đóng góp không thấp hơn mức vốn pháp định đã quy định Trích lập quỹ dự phòng nghiệp vụ: là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm đã được xác định trước và phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết Đầu tư vốn:Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm : vốn điều lệ, quỹ dự trữ bắt buộc, quỹ dự trữ tự nguyện, các khoản lãi những năm trước chưa sử dụng và các quỹ được sử dụng để đầu tư hình thành từ lợi tức để lại của doanh nghiệp, nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm 4 CÔNG TY BẢO HIỂM SUN LIFE VIỆT NAM Sun Life Việt Nam là công ty bảo hiểm nhân thọ 100% vốn từ Tập đoàn Sun Life (Canada) Công ty hướng đến mục đích giúp Khách hàng đạt được an toàn tài chính trọn đời và tận hưởng cuộc sống khoẻ mạnh hơn Sun Life Việt Nam là công ty tiên phong và dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực bảo hiểm hưu trí, phục vụ cho cả Khách hàng cá nhân và doanh nghiệp tại Việt Nam Về hoạt động: Công Ty Sun Life hoạt động kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe; kinh doanh tái bảo hiểm; quản lý quỹ, đầu tư vốn theo quy định pháp luật Việt Nam Bên cạnh đó Sun Life còn đặc biệt cung cấp giải pháp hưu trí như cung cấp Quỹ hưu trí an toàn, hiệu quả cho Nhân viên và bảo vệ tài chính trước những bất trắc không mong đợi KẾT LUẬN Tóm lại thông qua bài viết này; người đọc, người nghe (hay khách hàng) sẽ có một cái nhìn tổng quan hơn về các định chế tài chính trung gian cũng như là hiểu rõ hơn về công ty bảo hiểm và cách hoạt động của công ty đó Từ đó cân nhắc và có sự chọn lựa kĩ càng hơn cho mình và người thân khi chọn tin tưởng vào một công ty bảo hiểm cụ thể 1 Lê Thị Tuyết Hoa; Đặng Văn Dân (2017), NXB Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh, Giáo trình lý thuyết tiền tệ 2 Điều 62 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (có hiệu lực từ 01/01/2023) https://www.sunlife.com.vn/vn/doanh-nghiep/giai-phap-huu- tri/ https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-tai- chinh-marketing/tien-te-va-thi-truong-tai-chinh-1/tien-te- chuong-1/39736201 https://kqtkd.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/88/2598/ dac-diem-hoat-dong-cua-doanh-nghiep-bao-hiem 4 https://luatminhkhue.vn/cong-ty-bao-hiem-insurance- company-la-gi.aspx More from: Lý thuyết tài chính tiền tệ Trường Đại học… 148 documents Go to course TRẮC NGHIỆM TIỀN TỆ 100% (1) 49 Lý thuyết tài chính… ÔN TẬP LÃI SUẤT SV - Ôn tập lãi suất 7 Lý thuyết tài None chính tiền tệ ÔN TẬP CUNG CẦU - Ôn tập cung cầu 5 Lý thuyết tài None chính tiền tệ Bài tập nhóm 6 D02 Lttctt None 30 Lý thuyết tài chính tiền tệ Recommended for you The Path of the Law - nhập môn ngành… 20 Luật 100% (1) doanh… BTVN BUỔI 1 - bai tap 100% (1) 2 Luật doanh… 1414-1-2766-1-10- 2016 0719 9 Báo chí 100% (4) Bài nói về jobspeaking 2 Báo chí 100% (2)