1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận tư pháp quốc tế toà án nào có thẩm quyền giải quyết vụ việ

16 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 2,07 MB

Nội dung

Ngày 10/2/2019, phán quyếttrọng tài được tuyên tại SIAC, theo phán quyết trọng tài bên B thua kiện vàphải trả tiền cho A.Tuy nhiên, bên B đã không chấp nhận và thi hành phán quyết của tr

Trang 1

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO HỌC VIỆN TOÀ ÁN



TIỂU LUẬN

MÔN HỌC: TƯ PHÁP QUỐC TẾ

NHÓM:

LỚP: E KHÓA 6

Hà Nội, ngày 11 tháng 4 năm 2024

Trang 2

Thành viên nhóm gồm:

1 Phan Anh Tú (nhóm trưởng)

2 Phan Thị Anh Thư

3 Mai Dạ Trang

4 Nông Thị Khánh Vân

5 Hoàng Văn Tài

6 Nguyễn Văn Thắng

7 Đỗ Ngọc Tùng

8 Võ Thị Diệu Vy

9 Biện Tiểu Vy

10 Đặng Minh Tuấn

Trang 3

MỤC LỤC

Đề bài 4

a) Toà án nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc 5

Xác định tính chất vụ việc 5

Xác định thẩm quyền giải quyết vụ việc 6

+ Nếu Toà án Việt Nam công nhận phán quyết trọng tài Singapore (SIAC), thì Toà án Việt Nam buộc phải trả lại đơn khởi kiện 6

+ Nếu Toà án Việt Nam không công nhận phán quyết của trọng tài Singapore (SIAC) thì Toà án Việt Nam có thể thụ lý đơn khởi kiện 7

Về thẩm quyền của tòa án theo cấp 7

Về thẩm quyền tòa án theo lãnh thổ 7

b) Nếu tòa Việt Nam có thẩm quyền, tòa án sẽ áp dụng pháp luật nước nào để giải quyết vụ việc nói trên? Nêu rõ trình tự thủ tục và giải pháp cụ thể giải quyết vụ việc trên? 8

Về luật hình thức 8

Về luật nội dung 8

c) Về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp (trong trường hợp phán quyết trọng tài SIAC không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam) 12

Trang 4

Đề bài: Một HĐ mua bán máy xây dựng trị giá 836.000 USD được ký kết

giữa người mua Việt Nam (Công ty A có trụ sở tại TPHCM) và người bán Hàn Quốc (Công ty B- có trụ sở tại Busan và chi nhánh tại Hà nội) ký ngày 3/8/2017, theo điều kiện CIF cảng TPHCM, bảo hành 12 tháng sau khi hoàn thành lắp đặt Trong quá trình vận hành, bên A cho rằng máy móc có một số trục trặc, nên bên A đã không thanh toán đủ tiền cho bên B

Ngày 4/5/2018 người mua (A) đã kiện (B) ra trọng tài đòi B phải trả lại tiền

và bồi thường thiệt hại Tranh chấp được giải quyết tại trọng tài Singapore (SIAC), theo thỏa thuận trọng tài giữa hai bên Ngày 10/2/2019, phán quyết trọng tài được tuyên tại SIAC, theo phán quyết trọng tài bên B thua kiện và phải trả tiền cho A

Tuy nhiên, bên B đã không chấp nhận và thi hành phán quyết của trọng tài SIAC, đồng thời nộp đơn đề nghị tòa án Việt Nam hủy phán quyết trọng tài vì cho rằng Trọng tài SIAC không có thẩm quyền, đồng thời yêu cầu tòa án Việt Nam giải quyết tranh chấp hợp đồng trên

a) Toà án nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc

b) Nếu tòa Việt Nam có thẩm quyền, tòa án sẽ áp dụng pháp luật nước nào

để giải quyết vụ việc nói trên? Nêu rõ trình tự thủ tục và giải pháp cụ thể giải quyết vụ việc trên?

c) Về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp (trong trường hợp phán quyết trọng tài SIAC không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam)

Trang 5

a) Toà án nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc

Xác định tính chất vụ việc:

Quan hệ dân sự được xác lập giữa người mua Việt Nam (Công ty A có trụ sở tại TPHCM) và người bán Hàn Quốc (Công ty B- có trụ sở tại Busan và chi nhánh tại Hà Nội) là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài Bởi vì: Căn cứ Điểm a Khoản 2 Điều 663 BLDS quy định :

“Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;”

Như vậy, theo tình huống đề bài cho thì bên bán là công ty B (Hàn Quốc) có trụ sở tại BUSAN là pháp nhân nước ngoài thõa mãn điều kiện có ít nhất một bên là pháp nhân nước ngoài Nên đây là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

Vụ việc dân sự được xác lập giữa người mua Việt Nam (Công ty A có trụ sở tại TPHCM) và người bán Hàn Quốc (Công ty B- có trụ sở tại Busan và chi nhánh tại Hà nội) là vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài Bởi vì:

Căn cứ khoản 2 điều 464 BLDS 2015:“ Vụ việc có tính chất nước ngoài là vụ việc dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài;

b) Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;

c) Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.”

Theo quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 464 BLTTDS thì vụ việc dân sự

có yếu tố nước ngoài là vụ việc dân sự thuộc trường hợp có ít nhất một bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài

+ Chủ thể:

Bên bán: Công ty B có trụ sở tại Busan (Hàn Quốc) và chi nhánh tại Hà Nội

Trang 6

Bên mua: Công ty A có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam) + Khách thể: Hàng hoá, cụ thể là máy xây dựng trị giá 836.000 USD + Sự kiện pháp lý: Hành vi vi phạm hợp đồng của bên bán (Công ty B),

cụ thể, Công ty B đã giao cho bên mua là Công ty A một số máy móc bị trục trặc Do đó, bên mua đã kiện ra trọng tài đòi bên bán phải trả lại tiền (do trước đó công ty A đã thanh toán một phần tiền hàng) và bồi thường thiệt hại

Xác định thẩm quyền giải quyết vụ việc

Vì giữa Việt Nam và Hàn Quốc không có Điều ước quốc tế quy định về việc phân định thẩm quyền nên trong trường hợp này thẩm quyền sẽ được xác định theo pháp luật Việt Nam

Thẩm quyền chung của Toà án Việt Nam: theo điểm đ khoản 1 Điều 469 BLTTDS 2015 thì Toà án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân

sự có yếu tố nước ngoài trong trường hợp vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập xảy ra ở Việt Nam và công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam Trong tình huống trên, hợp đồng mua bán được ký kết tại Việt Nam, hàng hoá do chi nhánh của công ty B đặt tại Hà Nội cung cấp

Theo khoản 2 Điều 469 BLTTDS: “Sau khi xác định thẩm quyền của Tòa

án Việt Nam theo quy định của Chương này, Tòa án áp dụng các quy định tại Chương III của Bộ luật này để xác định thẩm quyền của Tòa án cụ thể giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài”

Theo điểm b khoản 5 điều 5 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một quy định luật trọng tài thương mại quy định về “Xác định thẩm quyền của Tòa án đối với hoạt động của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam”, thì Tòa án Việt Nam không có thẩm quyền đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài của Trọng tài nước ngoài Như vậy, Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài SIAC là Tòa án Singapore tùy theo pháp luật của Singapore

+ Nếu Toà án Việt Nam công nhận phán quyết trọng tài Singapore

(SIAC), thì Toà án Việt Nam buộc phải trả lại đơn khởi kiện:

Cơ sở pháp lý : Điểm d khoản 1 Điều 472 BLTTDS 2015

Trang 7

Theo đó, Toà án Việt Nam sẽ phải trả lại đơn khởi kiện nếu vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền chung của Toà án Việt Nam nhưng thuộc trường hợp vụ việc đã được giải quyết bằng phán quyết trọng tài Trong trường hợp trên, vụ tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền chung của Toà án Việt Nam theo quy định tại điểm đ khoản 1 điều 469 BLTTDS 2015 và đã được giải quyết bằng phán quyết trọng tài Singapore (SIAC) và đồng thời được Toà án Việt Nam công nhận hiệu lực của phán quyết trọng tài đó

Như vậy, đơn yêu cầu của bên mua (công ty A) sẽ không được Toà án Việt Nam thụ lý và giải quyết

+ Nếu Toà án Việt Nam không công nhận phán quyết của trọng tài Singapore (SIAC) thì Toà án Việt Nam có thể thụ lý đơn khởi kiện.

CSPL: Điểm d khoản 1 Điều 472 BLTTDS 2015

Về thẩm quyền của tòa án theo cấp:

Căn cứ vào điểm a khoản 1 điều 35 BLTTDS 2015: tranh chấp giữa bên

A và bên B là tranh chấp hợp đồng dân sự, cụ thể là hợp đồng mua bán hàng hoá, thuộc khoản 3 điều 26 BLTTDS 2015 nên thẩm quyền giải quyết vụ việc tranh chấp dân sự trên là tòa án nhân dân cấp huyện Nhưng trong tình huống trên bên B là bên bán có yếu tố nước ngoài, là pháp nhân Hàn Quốc vì vậy Tòa

án nhân dân cấp huyện không có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên

Căn cứ vào điểm a khoản 1 điều 37 BLTTDS 2015 thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự thuộc điều 26 BLTTD

2015 Do vậy vụ việc tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài trong tình huống trên, Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ việc tranh chấp dân sự giữa bên A và bên B sẽ là Tòa án nhân dân cấp tỉnh

Về thẩm quyền tòa án theo lãnh thổ:

Căn cứ vào điểm b khoản 1 điều 40 BLTTDS 2015, nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết Trong trường hợp trên, tranh chấp phát sinh từ hoạt động của Công ty B có trụ sở tại Busan – chi nhánh tại Hà Nội thì nguyên đơn là công ty A có thể yêu cầu tòa án nơi công ty B có trụ sở hoặc nơi Công ty B có chi nhánh giải quyết

Trang 8

Vậy Toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá có yếu tố nước ngoài là Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội

b) Nếu tòa Việt Nam có thẩm quyền, tòa án sẽ áp dụng pháp luật nước nào

để giải quyết vụ việc nói trên? Nêu rõ trình tự thủ tục và giải pháp cụ thể giải quyết vụ việc trên?

Quan hệ dân sự được xác lập giữa người mua Việt Nam (Công ty A có trụ sở tại TPHCM) và người bán Hàn Quốc (Công ty B- có trụ sở tại Busan và chi nhánh tại Hà nội) là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài Bởi vì: Căn cứ Điểm a Khoản 2 Điều 663 BLDS quy định :

“ Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;” Như vậy, theo tình huống đề bài cho thì bên bán là công ty B (Hàn Quốc) có trụ sở tại BUSAN là pháp nhân nước ngoài thõa mãn điều kiện có ít nhất một bên là pháp nhân nước ngoài Nên đây là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

Do đó, nếu tòa Việt Nam có thẩm quyền, tòa án sẽ áp dụng pháp luật như sau:

Về luật hình thức:

Theo tình tiết đề bài đưa ra Tòa án Việt Nam là Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án và vụ án đang được giải quyết tại Tòa án Việt Nam nên căn

cứ vào nguyên tắc hệ thuộc luật Tòa án trong tư pháp quốc tế thì luật tố tụng

để giải quyết vụ án được xác định là luật của nước có Tòa án đang giải quyết

vụ án đó Từ đó, luật tố tụng được áp dụng để giải quyết vụ án trên là luật Tố tụng dân sự của Việt Nam cụ thể là BLTTDS 2015 và các văn bản có liên quan

Về luật nội dung:

Trường hợp 1: Nếu giữa Việt Nam và Hàn Quốc có ký hiệp định tương

trợ tư pháp về mua bán hàng hóa quốc tế hoặc có tham gia điều ước quốc tế

Trang 9

chung về mua bán hàng hóa quốc tế thì Hiệp định tương trợ tư pháp hoặc điều ước quốc tế đó sẽ được áp dụng để giải quyết tranh chấp Bởi vì:

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 664 BLDS: “Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo ĐUQT mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên” Do đó, trong trường hợp Việt Nam có tham gia Điều ước quốc tế điều chỉnh về quan hệ này thì pháp luật áp dụng được xác định theo Điều ước quốc tế đó

Tuy nhiên Việt Nam và Hàn Quốc đều là thành viên của CISG 1980 mà CISG là Điều ước quốc tế nên căn cứ điểm a khoản 1 điều 1 CISG:

“1 Công ước này áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau

a) Khi các quốc gia này là các quốc gia thành viên của Công ước hoặc” Tức là, do Việt Nam và Hàn Quốc là thành viên của CISG 1980 nên công ước này có thể áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa giữa Việt Nma

và Hàn Quốc

Như vậy, Công ước viên này có thể là luật áp dụng giải quyết tranh chấp theo sự thỏa thuận của các bên

Trường hợp 2: Nếu Công ty A và Công ty B có thỏa thuận lựa chọn

pháp luật áp dụng đối với hợp đồng mua bán máy xây dựng:

Căn cứ pháp lý vào: khoản 1 điều 683 BLDS 2015:“Các bên trong quan

hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng” thì nguyên đơn và bị đơn có quyền lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng

Do đó, nếu công ty A và Công ty B có thể thỏa thuận lựa chọn pháp luật

áp dụng khi giải quyết tranh chấp của hai bên liên quan đến hợp đồng thì sẽ theo sự lựa chọn đó

Trường hợp 3: Nếu Công ty A và Công ty B không có sự thỏa thuận lựa

chọn luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng Bởi vì :

Căn cứ theo khoản 3 điều 664 BLDS 2015: “Trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì

Trang 10

pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan

hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó” Tức là, nếu không xác định theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hay là có tham gia Điều ước quốc tế mà các bên không thỏa thuận lựa chọn pháp luật

áp dụng thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó

Bên cạnh đó, hợp đồng giữa Công ty A và Công ty B là hợp đồng mua bán hàng hóa bởi vì:

Theo quy định tại Điều 385 Bộ Luật Dâ n sự 2015 thì “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa

vụ dân sự.”

Đồng thời, tại Điều 430 Bộ Luật Dân sự 2015 có đưa ra định nghĩa:

“Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán

có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán”

Trong khi đó, khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định: “Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận” Luật Thương mại 2005 không có quy định cụ thể về khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng về bản chất hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản Kết hợp định nghĩa chung về hợp đồng mua bán tài sản và khái niệm riêng về mua bán hàng hóa, có thể rút ra kết luận sau: “Hợp đồng mua bán hàng hóa là

sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bản có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”

Do đó, quan hệ dân sự giữa công ty A và công ty B là quan hệ hợp đồng

cụ thể là quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa

Như vậy, quan hệ hợp đồng giữa Công ty A và Công ty B là quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa không có sự thỏa thuận lựa chọn luật Vì vậy, căn cứ khoản 1 điều 683 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp các bên không

có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn

Trang 11

bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng” Tức là, pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng

Căn cứ vào điểm a khoản 2 điều 683 BLDS2015:“Pháp luật của nước sau đây được coi là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng:

a) Pháp luật của nước nơi người bán cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng mua bán hàng hóa;”

Như vậy, pháp luật được xem là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn

bó nhất với hợp đồng là pháp luật nơi thành lập Áp dụng vào tình huống đề bài ta có pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất là pháp luật của nước người bán cư trú, tức là ở đây chính là pháp luật của Hàn Quốc Vì vậy, trường hợp A và B không có thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng thì tòa án Việt Nam sẽ áp dụng pháp luật nước Hàn Quốc để giải quyết

Tuy nhiên, khoản 1 điều 670 BLDS quy định:“Pháp luật nước ngoài được dẫn chiếu đến không được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam;

b) Nội dung của pháp luật nước ngoài không xác định được mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật tố tụng.” Tại khoản 2 điều 670 BLDS cũng có quy định:“Trường hợp pháp luật nước ngoài không được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.”

Do đó, trong trường hợp Hàn Quốc có vi phạm nguyên tắc quy định tại khoản 1 điều 670 BLDS thì căn cứ theo khoản 2 điều 670 BLDS thì luật Việt Nam sẽ được áp dụng

Ngoài ra, căn cứ theo khoản 3 điều 683 BLDS: “Trường hợp chứng minh được pháp luật của nước khác với pháp luật được nêu tại khoản 2 Điều này có mối liên hệ gắn bó hơn với hợp đồng thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước đó” Tức là trong trường hợp các bên chứng minh được luật Việt Nam có mối quan hệ gắn bó hơn với Hợp đồng thì luật Việt Nam có thể được áp dụng

Ngày đăng: 24/05/2024, 15:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w