1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập lớn môn tư pháp quốc tế thống kê và bình luận về các hệ thuộc luật được sử dụng trong các quy phạm tại phần v blds 2015

14 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 7 Hệ thuộc luật quốc tịch được sử dụng để xác định năng lực hành vi dân sựcủa cá nhânTrong trường hợp quy định tại khoản 1, Điều 674 BLDS 2015 việc xác địnhnăng lực hành vi dân sự

lOMoARcPSD|38542684 BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÀI TẬP LỚN MÔN: TƯ PHÁP QUỐC TẾ ĐỀ BÀI SỐ: 10 Thống kê và bình luận về các hệ thuộc luật được sử dụng trong các quy phạm tại phần V BLDS 2015 Họ và tên: LÂM HÀ TRANG MSSV: 442710 Lớp: N01.TL1 Nhóm: 02 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 MỤC LỤ C MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 1 I Khái quát chung về hệ thuộc luật trong tư pháp quốc tế .1 1.Khái niệm 1 2.Phân loại và đặc điểm 1 2.1.Hệ thuộc luật nhân thân .1 2.2 Hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân 1 2.3 Hệ thuộc luật nơi có tài sản .2 2.4.Hệ thuộc luật do các bên kí kết hợp đồng lựa chọn 2 2.5 Hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vi 2 2.6.Hệ thuộc luật nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại 2 2.7 Hệ thuộc luật tòa án 3 II Thống kê và bình luận về các hệ thuộc luật được sử dụng trong các quy phạm tại phần V BLDS năm 2015 3 1.Hệ thuộc luật nhân thân 3 1.1 Hệ thuộc luật quốc tịch 3 1.2 Hệ thuộc luật nơi cư trú 5 2 Hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân .5 3 Hệ thuộc luật nơi có tài sản 6 4 Hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vi 8 5 Hệ thuộc luật do các bên kí kết thỏa thuận lựa chọn 8 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 6 Hệ thuộc luật nơi xảy ra hành vi thiệt hại xảy ra 9 7 Hệ thuộc luật Tòa án 10 KẾT LUẬN 10 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 MỞ ĐẦU Với xu thế hội nhập quốc tế mạnh mẽ như hiện nay thì các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài ngày càng phổ biến Từ đó, pháp luật Việt Nam đã ban hành ra các quy phạm xung đột luật, mỗi một quy phạm pháp luật được cấu tạo bởi hai bộ phận cơ bản đó là phạm vi và hệ thuộc Trong đó, hệ thuộc luật là bộ phận cấu tạo không thể thiếu của một quy phạm xung đột, và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc chọn luật áp dụng trong quan hệ tư pháp quốc tế Chính vì vậy, đề số 10 “Thống kê và bình luận về các hệ thuộc luật được sử dụng trong các quy phạm tại phần V Bộ luật dân sự năm 2015” sẽ giúp em nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này NỘI DUNG I Khái quát chung về hệ thuộc luật trong tư pháp quốc tế 1 Khái niệm Hệ thuộc là bộ phận cấu thành của quy phạm xung đột, bộ phận này của quy phạm xung đột đưa ra nguyên tắc chọn luật trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài Phần hệ thuôc chính là phần dẫn chiếu luật, thông thường phần này thường sẽ đứng ở cuối câu, sau phần phạm vi và các điều kiện đặc biệt 2 Phân loại và đặc điểm 2.1 Hệ thuộc luật nhân thân Luật nhân thân tồn tại dưới 2 dạng sau: - Hệ thuộc luật quốc tịch: Đây là hệ thống pháp luật của nước mà đương sự là công dân hay có quốc tịch, loại hệ thuộc này phổ biến tại các quốc gia theo hệ thống luật Civil Law, Việt Nam cũng là một nước theo hệ thống này - Hệ thuộc luật nơi cư trú: Là hệ thống pháp luật của nước mà đương sự cư trú, loại hệ thuộc này phổ biến tại các nước theo hệ thống luật Common Law 2.2 Hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân Luật quốc tịch của pháp nhân được hiểu là luật của quốc gia mà pháp nhân mang quốc tịch Pháp nhân là một tổ chức được thành lập theo pháp luật của một nước nhất định, mỗi pháp nhân đều có quy chế pháp lý của riêng mình 1 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 2.3 Hệ thuộc luật nơi có tài sản Là hệ thống pháp luật của nước nơi tài sản tồn tại Đây là hệ thuộc luật được áp dụng chủ yếu trong việc điều chỉnh các quan hệ sở hữu tài sản (tài sản hữu hình), đặc biệt gần như các quan hệ tài sản mà đối tượng tài sản là bất động sản thì sẽ luôn được áo dụng hệ thuộc này để điều chỉnh 2.4 Hệ thuộc luật do các bên kí kết hợp đồng lựa chọn Là hệ thống pháp luật của nước mà các bên trong hợp đồng quốc tế thỏa thuận lựa chọn Vì vậy trong lĩnh vực này việc các quốc gia quy định dành cho các bên tham gia quan hệ hợp đồng quốc tế có sự thỏa thuận về hệ thống pháp luật sẽ được áp dụng nếu có tranh chấp xảy ra là hết sức hợp lý 2.5 Hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vi Là hệ thống pháp luật của nước nơi hành vi được thực hiện Vì hành vi có nhiều loại nên hệ thuộc luật hành vi cũng biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau Cụ thể đó là: - Hệ thuộc luật nơi ký kết hợp đồng: được hiểu là quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia kí kết hợp đồng được xác định theo luật nơi kí kết hợp đồng, nói một cách khác chính là hệ thống pháp luật nơi hợp đồng được kí kết - Hệ thuộc luật nơi thực hiện nghĩa vụ: là hệ thống pháp luật của nước nơi nghĩa vụ được thực hiện - Hệ thuộc luật nơi thực hiện hành động: Là hệ thống pháp luật nơi hợp đồng được thực hiện - Hệ thuộc luật nơi tiến hành việc kết hôn: là hệ thống pháp luật của nước nơi việc kết hôn được tiến hành Cần chú ý việc kết hôn được hiểu là việc kết hôn theo quy định của pháp luật được xem là hợp pháp 2.6 Hệ thuộc luật nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại Là hệ thống pháp luật của nước nơi hành vi gây thiệt hại xảy ra, sẽ được áp dụng để giải quyết vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Hành vi gây thiệt hại ở đâu thì hệ thống pháp luật ở đó được áp dụng Hệ 2 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 thống pháp luật này được áp dụng phổ biến và rộng rãi ở nhiều quốc gia, tuy nhiên trong cách vận dụng thì mỗi quốc gia lại có sự khác biệt 2.7 Hệ thuộc luật tòa án Là hệ thống pháp luật của nuớc có tòa án đang xét xử vụ án Tòa án có thẩm quyền khi giải quyết vụ việc chỉ áp dụng pháp luật nước mình Trong các hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý các bên có thể cho phép các cơ quan tiến hành tố tụng nước mình trong những chừng mực nhất định được áp dụng luật tố tụng của nước ngoài Luật tòa án là luật nước nơi có Tòa án thụ lý giải quyết vụ việc Tòa án thụ lý có quyền áp dụng pháp luật nước mình (luật tòa án) để xác định thẩm quyền và giải quyết tranh chấp II Thống kê và bình luận về các hệ thuộc luật được sử dụng trong các quy phạm tại phần V BLDS năm 2015 1 Hệ thuộc luật nhân thân 1.1 Hệ thuộc luật quốc tịch Thứ nhất, hệ thuộc luật quốc tịch được sử dụng để xác định năng lực pháp luật dân sự của cá nhân: “Điều 673 Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân quy định như sau: 1 Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch 2 Người nước ngoài tại Việt Nam có năng lực pháp luật dân sự như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác” Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch Có thể thấy, việc sử dụng hệ thuộc luật quốc tịch đối với việc xác định năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là hết sức đúng đắn và phù hợp Quy định cho thấy rõ quan điểm của Việt Nam về vấn đề này đó là tôn trọng pháp luật của nước mà người nước ngoài lựa chọn mang quốc tịch và đảm bảo sự khách quan, công bằng đối với chủ thể được áp dụng 3 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 Hệ thuộc luật quốc tịch được sử dụng để xác định năng lực hành vi dân sự của cá nhân Trong trường hợp quy định tại khoản 1, Điều 674 BLDS 2015 việc xác định năng lực hành vi dân sự của cá nhân cũng dựa theo hệ thuộc luật quốc tịch Cụ thể, điều 674 BLDS 2015 quy định như sau: “1 Năng lực hành vi dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này” Do vậy, bản chất năng lực hành vi dân sự gắn liền với mỗi quốc gia, cá nhân là công dân nước nào thì sẽ được xác định theo pháp luật nước đấy, thế mới đảm bảo được tính khách quan và công bằng Sự lựa chọn hệ thuộc luật quốc tịch đối với việc xác định năng lực hành vi dân sự của cá nhân là hoàn toàn đúng đắn, điều này là phù hợp với chính bản chất đối tượng cần hướng đến là năng lực hành vi dân sự Hệ thuộc luật quốc tịch còn được sử dụng để xác định cá nhân mất tích hoặc chết: Điều 675 Xác định cá nhân mất tích hoặc chết “1.Việc xác định một cá nhân mất tích hoặc chết tuân theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch vào thời điểm trước khi có tin tức cuối cùng về người đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này” Theo đó, hệ thuộc luật trong quy phạm này chỉ ra rằng: việc xác định cá nhân chết hoặc mất tích được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch vào thời điểm trước khi có tin tức cuối cùng về người đó Người bị tuyên bố mất tích hoặc chết có quốc tịch trước khi có tin tức cuối cùng về người đó ở đâu thì pháp luật nước đó sẽ điều chỉnh Ngoài ra, hệ thuộc luật quốc tịch còn được sử dụng trong thừa kế: “1 Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết” 4 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 Theo đó, người để lại di sản thừa kế trước khi chết có quốc tịch nước nào thì pháp luật nước đó sẽ được chọn để xác định việc thừa kế Việc sử dụng hệ thuộc luật quốc tịch trong trường hợp này có thể giúp việc chọn được luật phù hợp 1.2 Hệ thuộc luật nơi cư trú Cũng giống với hệ thuộc luật quốc tịch, hệ thuộc luật nơi cư trú cũng được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ liên quan đến yếu tố nhân thân: Điều 672 Căn cứ xác định pháp luật áp dụng đối với người không quốc tịch, người có nhiều quốc tịch “1 Trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch nhưng cá nhân đó là người không quốc tịch thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài Nếu người đó có nhiều nơi cư trú hoặc không xác định được nơi cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó có mối liên hệ gắn bó nhất” Theo quy định trên, người không quốc tịch cư trú ở nước nào vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài ở đâu thì áp dụng pháp luật nước đấy Quy định này là có cơ sở, bởi lẽ đối với người không quốc tịch, hệ thuộc luật nơi cư trú sẽ đảm bảo cho việc áp dụng luật được chính xác dễ dàng hơn Trường hợp này không thể áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch do cá nhân là người không quốc tịch 2 Hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân Điều 676 BLDS 2015 quy định : “2 Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân; tên gọi của pháp nhân; đại diện theo pháp luật của pháp nhân; việc tổ chức, tổ chức lại, giải thể pháp nhân; quan hệ giữa pháp nhân với thành viên của pháp nhân; trách nhiệm của pháp nhân và thành viên của pháp nhân đối với các nghĩa vụ của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước mà pháp nhân có quốc tịch, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.” 5 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 Quy chế nhân thân xác định địa vị pháp lý nói chung của pháp nhân, giải dáp các vấn đề như doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hay không; thể thức thành lập, giải thể, chấm dứt hoạt động như thế nào Quy định này của BLDS là hoàn toàn hợp lý, một mặt sẽ tạo điều kiện thuận tiện, dễ dàng cho các pháp nhân nước ngoài trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam; mặt khác nhằm đảm bảo tính hiệu lực về lãnh thổ của pháp luật Việt Nam, đảm bảo được an ninh, trật tự xã hội trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia… 3 Hệ thuộc luật nơi có tài sản Có thể nói, phạm vi áp dụng của hệ thuộc luật nơi có tài sản hết sức rộng rãi và phổ biến, áp dụng trong những quan hệ cụ thể: Thứ nhất, hệ thuộc luật nơi có tài sản được sử dụng trong phân loại tài sản là động sản hay bất động sản: Điều 677 quy định về Phân loại tài sản như sau: “Việc phân loại tài sản là động sản, bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản” Hệ thuộc luật nơi có tài sản đưa ra nguyên tắc chọn luật áp dụng đối với việc phân loại tài sản sẽ là pháp luật của nước nơi có tài sản Tài sản đang có ở nước nào thì pháp luật của nước đấy sẽ được áp dụng trong việc phân loại tài sản trong tư pháp quốc tế Có như vậy thì việc xác định tài sản là động sản hay bất động sản mới chính xác và khách quan và phù hợp Thứ hai, sử dụng trong việc xác định quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản “Điều 678 Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản quy định: 1 Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này 6 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 2 Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản là động sản trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến, trừ trường hợp có thỏa thuận khác” Hệ thuộc luật được áp dụng trong điều luật trên chỉ rằng: tài sản nằm ở nước nào thì việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản sẽ được thực hiện theo pháp luật của nước đó Việc sử dụng hệ thuộc này sẽ góp phần đảm bảo cho việc xác định việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản không những được nhanh chóng, dễ dàng hơn mà còn đảm bảo sự tôn trọng chủ quyền quốc gia, lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc Thứ ba, sử dụng hệ thuộc luật nơi có tài sản trong việc xác định xác định quyền thừa kế đối với di sản là bất động sản: “Điều 680 Thừa kế quy định: 2 Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó” Trong trường hợp đối với việc xác định quyền thừa kế đối với bất động sản là xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản, vì thực tế cho thấy đất đai là yếu tố gắn bó mật thiết với chủ quyền quốc gia Lãnh thổ quốc gia là một bộ phận của trái đất thuộc chủ quyền của một quốc gia xác định, gồm có: vùng đất, vùng nước vùng trời và vùng biển1 Do vậy, việc sử dụng hệ thuộc luật nơi có tài sản của nhà làm luật bên cạnh sự phù hợp còn chính là thể hiện sự tôn trọng đối với mỗi quốc gia Ngoài ra, hệ thuộc luật nơi có tài sản còn được sử dụng trong quy phạm xung đột liên quan đến việc xác định pháp luật áp dụng đối với việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản, thuê bất động sản hoặc việc sử dụng bất động sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng có đối tượng là bất động sản “Điều 683 Hợp đồng quy định: 1 Công ước Liên hợp quốc 1945 7 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 4 Trường hợp hợp đồng có đối tượng là bất động sản thì pháp luật áp dụng đối với việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản, thuê bất động sản hoặc việc sử dụng bất động sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là pháp luật của nước nơi có bất động sản” Việc sử dụng hệ thuộc luật nơi có tài sản trong những quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài giúp cho việc áp dụng pháp luật giải quyết xung đột được thuận tiện và nhanh chóng hơn Hơn hết, tùy từng quan hệ cụ thể, nó còn đảm bảo sự tôn trọng quốc gia, dân tộc; thuận lợi cho các chủ thể trong việc thực hiện các quyền, giao dịch của mình đối với tài sản, đảm bảo tối đa quyền và lợi ích của chính các chủ thể tham gia quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài… 4 Hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vi Tại phần V bộ luật dân sự 2015 cũng đã sử dụng hệ thuộc luật này với tên gọi khác đó là luật nơi giao kết hợp đồng Cụ thể điều 683 BLDS 2015 quy định như sau: “7 Hình thức của hợp đồng được xác định theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó Trường hợp hình thức của hợp đồng không phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó, nhưng phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng hoặc pháp luật Việt Nam thì hình thức hợp đồng đó được công nhận tại Việt Nam” Dẫn chiếu từ quy định trên, có thể thấy việc xác định hình thức hợp đồng trong quan hệ tư pháp quốc tế bên cạnh xác định theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó, còn sử dụng hệ thuộc luật nơi giao kết hợp đồng để xác định hình thức của hợp đồng Sự quy định trên của luật là đúng đắn, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại quốc tế, cũng như khuyến khích sự mở rộng quan hệ thương mại, giao lưu, hội nhập và phát triển… 5 Hệ thuộc luật do các bên kí kết thỏa thuận lựa chọn Thứ nhất, hệ thuộc luật do các bên kí kết thỏa thuận lựa chọn được áp dụng trong quan hệ hợp đồng 8 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 Theo khoản 1 Điều 683 BLDS 2015 thì “ Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này Thứ hai, sử dụng hệ thuộc luật do các bên kí kết thỏa thuận lựa chọn đối với quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Theo Điều 687 BLDS 2015 thì: Các bên được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Trường hợp không có thỏa thuận thì pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại được áp dụng Lưu ý: Tồn tại ngoại lệ các bên sẽ không được lựa chọn luật áp dụng đó là: Trường hợp bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có nơi cư trú, đối với cá nhân hoặc nơi thành lập, đối với pháp nhân tại cùng một nước thì pháp luật của nước đó được áp dụng Thứ ba, hệ thuộc luật lựa chọn được sử dụng để xác định luật áp dụng trong trường hợp thực hiện công việc không theo ủy quyền: Theo Điều 686 BLDS 2015 thì: Các bên được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho việc thực hiện công việc không có ủy quyền Trường hợp không có thỏa thuận thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi thực hiện công việc không có ủy quyền Thứ tư, hệ thuộc luật lựa chọn để chọn luật áp dụng đối với việc xác định quyền sở hữu và quyền khác đối với động sản đang trên đường vận chuyển: Theo khoản 2 Điều 678 BLDS 2015 thì: Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản là động sản trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến, trừ trường hợp có thỏa thuận khác 6 Hệ thuộc luật nơi xảy ra hành vi thiệt hại xảy ra Khoản 1 Điều 687 BLDS 2015 quy định: “1 Các bên được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này Trường hợp không có thỏa thuận 9 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 thì pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại được áp dụng” Trong việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nhà làm luật đã sử dụng kết hợp cả hai hệ thuộc luật là hệ thuộc luật do các bên kí kết thỏa thuận lựa chọn và hệ thuộc luật nơi xảy ra hậu quả của sự kiện gây thiệt hại Việc sử dụng hệ thuộc này là phù hợp với bản chất của quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, đảm bảo cho luật áp dụng được đúng đắn, thuận tiện và đảm bảo được tính khách quan, công bằng nhất 7 Hệ thuộc luật Tòa án Hệ thuộc luật Tòa án được sử dụng trong một số phạm vi cụ thể như: xác định năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam; hay xác định năng lực pháp luật của pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam Điều 675 BLDS 2015 quy định “2 Trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam, năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam” Có thể thấy, quy định này của BLDS là hoàn toàn hợp lý, một mặt tạo điều kiện thuận tiện, dễ dàng cho các cá nhân, pháp nhân nước ngoài trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự thực hiện tại Việt Nam; mặt khác còn nhằm đảm bảo tính hiệu lực về lãnh thổ của pháp luật Việt Nam, và góp phần đảm bảo được an ninh, trật tự xã hội trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia KẾT LUẬN Tóm lại, hệ thuộc luật chính là một bộ phận đặc biệt nhất tạo nên sự độc đáo của quy phạm pháp luật so với các loại quy phạm pháp luật khác Để áp dụng quy phạm pháp luật một cách đúng đắn và đầy đủ, nhiệm vụ quan trọng là cần phải sử dụng các hệ thuộc luật cơ bản Qua những thống kê và phân tích những hệ thuộc pháp luật cơ bản được sử dụng tại các quy phạm tại phần V BLDS 2015 cho thấy, mỗi hệ thuộc luật đều có những đặc tính riêng của nó và phù hợp với những phạm vi quan hệ dân sự nhất định 10 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tư pháp quốc tế, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2020 2 Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình tư pháp quốc tế, Nxb ĐHQG, Hà Nội, 2018 3 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXb Hồng Đức, 2019 4 Đỗ Văn Đại (Chủ biên), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật dân sự năm 2015, Nxb Hồng Đức, TPHCM, 2016 5 Bùi Thị Huyền (chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Nxb Lao động, 2016 6 Trần Minh Ngọc (chủ biên), Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015, Nxb.Lao động, Hà Nội, 2018 7 Quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, Trường Đại học Luật Hà Nội, TS Vũ Thị Phương Lan chủ nhiệm đề tài bảo vệ năm 2017 8 Bộ luật dân sự 2015 9 https://lawnet.thukyluat.vn/posts/t6622-he-thuoc-luat-lua-chon-trong- quan-he-dan-su-co-yeu-to-nuoc-ngoai truy cập ngày 1/5/2021 11 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com)

Ngày đăng: 07/03/2024, 16:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w