1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bình luật về các trường hợp áp dụng hệ thuộc luật có mối liên hệ gắn bó nhất được quy định trong blds 2015

11 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bình luật về các trường hợp áp dụng hệ thuộc luật có mối liên hệ gắn bó nhất được quy định trong BLDS 2015
Tác giả Nguyễn Thị Ngân
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Tư pháp quốc tế
Thể loại Bài tập học kỳ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 396,9 KB

Nội dung

Một số loại hệ thuộc luật cơ bản………4 Trang 3 MỞ ĐẦU Để điều chỉnh và giải quyết các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, tư pháp quốc tế, với vị trí là ngành luật độc l

Trang 1

B Ộ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

MÔN: TƯ PHÁP QUỐC TẾ

ĐỀ BÀI: 02

Bình lu ật về các trường hợp áp dụng hệ thuộc luật có mối liên h ệ gắn bó nhất được quy định trong BLDS 2015

Hà N ội, 2021

H Ọ TÊN : NGUY ỄN THỊ NGÂN

Trang 2

M ỤC LỤC

M Ở ĐẦU……… …….3

N ỘI DUNG………4

1 Một số loại hệ thuộc luật cơ bản………4

2 Bình luật về các trường hợp áp dụng hệ thuộc luật có mối liên hệ gắn bó nhất được quy định trong BLDS 2015……….…….5

2.1 Cơ sở pháp lý……… 5

2.2 Bình luận……… ………….6

K ẾT LUẬN……… 9

DANH M ỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 10

Trang 3

M Ở ĐẦU

Để điều chỉnh và giải quyết các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, tư pháp quốc tế, với vị trí là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc gia sử dụng hai phương pháp điều chỉnh là quy phạm thực chất và quy phạm xung đột Đối với quy phạm xung đột, do tính đặc thù của nó là loại quy

phạm chỉ nhằm dẫn chiều luật nên cơ cấu quy phạm chỉ có hai phần là phần phạm

vi và phần hệ thuộc Hệ thuộc luật chính là phần đặc biệt nhất tạo nên sự độc đáo của quy phạm xung đột so với các loại quy phạm khác, lựa chọn một hệ thống pháp luật trong hệ thống pháp luật có liên quan để áp dụng điều chỉnh quan hệ

Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, em xin phép chọn đề bài số 02

“Bình luật về các trường hợp áp dụng hệ thuộc luật có mối liên hệ gắn bó nhất được quy định trong BLDS 2015” Do kiến thức lí luận và thực tế còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong bài, vậy em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô để em có cái nhìn chính xác, sâu sắc hơn và giúp em rút kinh nghiệm cho lần sau

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

N ỘI DUNG

1 M ột số loại hệ thuộc luật cơ bản

Quy phạm xung đột trước hết là một quy phạm pháp luật nhưng là một quy phạm đặc biệt bởi quy phạm xung đột không trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ mà chỉ nhằm xác định hệ thống luật áp dụng Quy

phạm xung đột là quy phạm ấn định luật pháp nước nào cần phải áp dụng để điều

chỉnh quan hệ pháp luật dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài trong một tình huống cụ thể1

Hệ thuộc luật là một bộ phận cấu thành của quy phạm xung đột, đây là phần

chỉ ra hệ thống pháp luật nước nào sẽ được áp dụng để điều chỉnh quan hệ liên quan Hệ thuộc luật chính là phần đặc biệt nhất tạo nên sự đặc biệt nhất tạo nên sự độc đáo của quy phạm xung đột so với các loại quy phạm pháp luật khác Hiện tại

tư pháp quốc tế có một số loại hệ thuộc luật cơ bản như hệ thuộc luật nhân thân,

hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân, hệ thuộc luật nơi có tài sản, hệ thuộc luật

do các bên kí kết hợp đồng lựa chọn, hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vi, hệ thuộc

luật nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại, hệ thuộc luật tòa án

- Hệ thuộc luật nhân thân Luật nhân thân tồn tại dưới hai dạng sau

 Hệ thuộc luật quốc tịch (Lex patriae hay Lex nationalis), là hệ thống pháp luật của nước mà đương sự là công dân hay đương sự có quốc tịch

 Hệ thuộc luật nơi cư trú (Lex domicilii), là hệ thống pháp luật của nước

mà đương sự cư trú

- Hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân (Lex societatis), là hệ thống pháp luật

của nước mà pháp nhân mang quốc tịch

1 Giáo trình Tư pháp quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.63

Trang 5

- Hệ thuộc luật nơi có tài sản (Lex rei sitae), là hệ thống pháp luật của nước

nơi tài sản tồn tại

- Hệ thuộc luật do các bên kí kết hợp đồng lựa chọn (Lex voluntatis), là hệ

thống pháp luật của nước mà các bên trong hợp đồng quốc tế thảo thuận lựa

chọn

- Hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vi (Lex loci actus), là hệ thống pháp luật

của nước nơi hành vi được thực hiện

 Hệ thuộc luật nơi kí kết hợp đồng (Lex loci contractus), là hệ thống pháp

luật của nước nơi hợp đồng được kí kết

 Hệ thuộc luật nơi thực hiện hợp đồng (Lex regit actum), là hệ thống pháp

luật của nước nơi hợp đồng được thực hiện

 Hệ thuộc luật nơi thực hiện nghĩa vụ (Lex loci solutionis), là hệ thống pháp luật của nước nơi nghĩ vụ được thực hiện

 Hệ thuộc luật nơi tiến hành kết hôn (Lex loci celebrationis), là hệ thống pháp luật của nước nơi việc kết hôn được tiến hành

- Hệ thuộc luật nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại (Lexloci delicti commissi), là

hệ thống pháp luật của nước nơi hành vi gây thiệt hại xảy ra, sẽ được áp dụng

để giải quyết vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

- Hệ thuộc luật tòa án (Lex fori), là hệ thống pháp luật của nước có tòa án đang

xét xử vụ án

2 Bình lu ật về các trường hợp áp dụng hệ thuộc luật có mối liên hệ gắn bó

nh ất được quy định trong BLDS 2015

2.1 Cơ sở pháp lý

Trong quy định của pháp luật Việt Nam, các trường hợp áp dụng hệ thuộc

luật có mối liên hệ gắn bó nhất chủ yếu khi phát sinh tranh chấp về quyền và nghĩa

Trang 6

vụ của các bên trong hợp đồng Cụ thể khoản 2 Điều 683 Bộ luật dân sự (sau đây

gọi tắt là BLDS) năm 2015:

“2 Pháp luật của nước sau đây được coi là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng:

a) Pháp lu ật của nước nơi người bán cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập

n ếu là pháp nhân đối với hợp đồng mua bán hàng hóa;

b) Pháp lu ật của nước nơi người cung cấp dịch vụ cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành l ập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng dịch vụ;

c) Pháp lu ật của nước nơi người nhận quyền cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành

l ập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ;

d) Pháp luật của nước nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc đối

v ới hợp đồng lao động Nếu người lao động thường xuyên thực hiện công việc tại nhi ều nước khác nhau hoặc không xác định được nơi người lao động thường xuyên

th ực hiện công việc thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng lao động là pháp luật của nước nơi người sử dụng lao động cư trú đối với

cá nhân hoặc thành lập đối với pháp nhân;

đ) Pháp luật của nước nơi người tiêu dùng cư trú đối với hợp đồng tiêu dùng.” 2.2 Bình lu ận

Hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên vì vậy nguyên tắc tự do hợp đồng luôn được đề cao và tôn trọng Trong quan hệ hợp đồng, các chủ thể có quyền thỏa thuận về pháp luật áp dụng và các bên cần phải xác lập, thực hiện, chấm dứt hợp đồng đó theo quy định của pháp luật đã thỏa thuận Nếu các bên không thỏa thuận

Trang 7

lựa chọn pháp luật áp dụng hoặc không thỏa thuận được thì lúc này hệ thống pháp

luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng được áp dụng (Lex propria)

Khoản 2 Điều 683 BLDS 2015 đã có những quy định cụ thể các trường hợp liên quan và thống nhất cách thức áp dụng đối với pháp luật của nước có mối liên

hệ gắn bó nhất Với mỗi loại hợp đồng khác nhau thì bản chất, đặc điểm và nội dung khác nhau nên việc xác định pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất

với hợp đồng là không đồng nhất

- Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa, người bán là người chủ sở hữu tài sản hoặc

người có quyền bán, nên pháp luật được áp dụng là pháp luật của nước nơi cư trú của cá nhân bán hàng hoặc nơi thành lập của pháp nhân bán hàng

- Đối với hợp đồng dịch vụ thì bên cung ứng dịch vụ là người có chuyên môn được

pháp luật thừa nhận, nên pháp luật áp dụng là nơi cư trú của cá nhân cung cấp dịch

vụ hoặc nơi thành lập của pháp nhân cung cấp dịch vụ

- Đối với hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tu ệ thì người sử dụng, người nhận chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ là người

trực tiếp khai thác tài sản, sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ hưởng hoa lợi, lợi tức thì pháp luật được coi là gắn bó nhất với hợp đồng là pháp luật của nước nơi cư trú của cá nhân nhận quyền hoặc nơi thành lập của pháp nhân nhận quyền Mặc

dù trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không có xung đột pháp luật nhưng các vấn đề liên quan đến hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ lại hoàn toàn có thể xảy ra xung đột pháp luật, vì đây

là các quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài Quy định chọn luật áp dụng đối với các loại hợp đồng đặc biệt này lần đầu tiên được ghi nhận trong pháp luật dân sự

Việt Nam với mục đích tạo cơ sở pháp lý khi giải quyết các vấn đề liên quan, tránh các khó khăn trong việc xác định nơi thực hiện hợp đồng Pháp luật được lựa chọn

Trang 8

áp dụng được cho là phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam vì hiện nay và có lẽ cả trong tương lại Việt Nam vẫn là nước nhận chuyển giao các đối tượng sở hữu trí nhiều hơn là nước chuyển giao Do đó đây là cơ sở để mở rộng phạm vi áp dụng pháp luật Việt Nam một cách chính đáng

- Đối với hợp đồng lao động, hợp đồng lao động là hợp đồng được giao kết giữa

người sử dụng lao động và lao động Thông thường người lao động sẽ thực hiện công việc tại một nơi, tuy nhiên có những trường hợp người lao động thường xuyên thực hiện công việc tại nhiều nước khác nhau hoặc không xác định được nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc thì pháp luật của nước có

mối liên hệ gắn bó nhất là pháp luật nước nơi cư trú của cá nhân người sử dụng lao động hoặc pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập Đay là quy định lần đầu tiên được ghi nhận trong văn bản pháp luật dân sự, điều đó thể hiện sự quan tâm của nhà nước tới các quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài Quy định này sẽ

tạo cơ sở pháp lý cho việc chọn luật khi có tranh chấp về hợp đồng lao động xảy

ra, đồng thời điều này cũng thể hiện rõ ràng các quan hệ lao động đặc biệt về hợp đồng lao động ngày càng phổ biến và đòi hỏi phải có quy định riêng cho phù hợp

với đặc thù của quan hệ

- Đối với hợp đồng tiêu dùng, pháp luật được coi là gắn bó nhất với hợp đồng là

pháp luật của nước nơi người tiêu dùng cư trú Quy định này cũng là quy định mới

quyền lợi của người tiêu dùng; đồng thời tạo thuận lợi cho cơ quan giải quyết tranh chấp trong việc thực hiện các hành vi tố tụng cần thiết; tăng ý thức trách nhiệm, ý thức tôn trọng người tiêu dùng của bên cung cấp hàng hóa, dịch vụ

chọn luật áp dụng các cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng pháp luật của nước nơi

Trang 9

thực hiện hợp đồng, thì Điều 683 BLDS 2015 hệ thuộc luật được thay bằng hệ thuộc luật có mối liên hệ gắn bó nhất Sự thay đổi này là một sự tiệm cận gần hơn

với pháp luật quốc tế, cụ thể trong các điều ước quốc tế hệ thuộc luật nơi có mối liên hệ gắn bó nhất cũng được áp dụng phổ biến Hơn nữa nếu áp dụng hệ thuộc

luật nơi thực hiện hợp đồng sẽ có những trường hợp không thể xác định được hợp đồng được thực hiện ở đâu, nhất là đối với các hợp đồng song vụ hoặc hợp đồng liên quan đến tài sản vô hình

Khoản 2 Điều 683 là các trường hợp pháp luật dự liệu, các hệ thống pháp luật mà thông thường được xem là gắn bó nhất với hợp đồng, nếu các bên trong

hợp đồng không thỏa thuận chọn luật áp dụng như quy định tại khoản 1 Điều 683 thì các hệ thuộc luật được pháp luật quy định tại khoản 2 sẽ được sử dụng để áp

dụng cho các loại hợp đồng cụ thể tương ứng Tuy nhiên, thực tế có thể sẽ có những trường hợp, những tình huống mà đôi khi pháp luật không dự đoán được

và quy định hoàn toàn phù hợp được, khi đó khoản 3 sẽ cho phép các bên nếu

đồng so với pháp luật được nêu tại khoản 2 thì pháp luật được áp dụng là pháp luật của nước đó Đây là quy định rất linh hoạt và khá mở, dựa trên tinh thần tôn trọng

ý chí của các bên cũng như giá trị khách quan, đảm bảo tính logic và hợp lý của

vấn đề Điều khoản này mang tính dự phòng nhưng sẽ là hữu ích trong nhưng tình

huống phong phú của thực tiễn

K ẾT LUẬN

Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ thì sự phát sinh các quan

hệ có yếu tố nước ngoài ngày càng phong phú, đa dạng và phức tạp Nếu một quan

hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài nảy sinh, việc quyết định sử

dụng hệ thống pháp luật nào chính là vấn đề cần giải quyết Lúc này đây, hiện tượng xung đột pháp luật đã xuất hiện Nhìn trước được những điều đó, nhưng nhà

Trang 10

làm luật đã có những quy định về áp dụng pháp luật, trong đó có quy định về

những trường hợp áp dụng hệ thuộc luật có mối liên hệ gắn bó nhất, nhằm tránh

một cách tối thiểu những xung đột

Trang 11

DANH M ỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Giáo trình Tư pháp quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nôi, NXB Tư pháp, năm

2019

2 Bộ luật dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

3 Nguyễn Minh Tuấn (Chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự của nước

C ộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015, NXB Tư pháp, Hà Nội, năm

2016

4 Nguyễn Văn Cừ (Chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2015 của

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, năm

2017

Ngày đăng: 07/03/2024, 16:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w