1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn marketing quốc tế xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường nhật bản cho mỹ phẩm cocoon

22 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

tàn ác đối với động vật của tổ chức Cruelty Free International và được chứng nhận không thử nghiệm trên động vật từ tổ chức bảo vệ quyền lợi động vật PETA.Ngoài ra, các sản phẩm của Coco

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

-o0o -TIỂU LUẬN MÔN MARKETING QUỐC TẾ

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ

Trang 2

PHẦN 2: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ LÝ DO CHỌN

THỊ TRƯỜNG XÂM NHẬP 3

2.1 Về thị trường Nhật Bản nói chung 3

2.2 Về thị trường mỹ phẩm Nhật Bản 5

2.3 Lý do chọn thị trường xâm nhập 6

PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG TIẾP THỊ TẠI NHẬT BẢN 7

3.1 Môi trường vi mô 7

3.2 Môi trường vĩ mô 9

PHẦN 4: XÁC ĐỊNH THỊ TRƯỜNG VÀ PHƯƠNG THỨC XÂM NHẬP 14

4.1 Phương thức xâm nhập 14

4.2 Xác định thị trường mục tiêu và chiến lược định vị 14

4.2.1 Xác định thị trường mục tiêu 14

4.2.2 Chiến lược định vị 15

PHẦN 5: CHƯƠNG TRÌNH MARKETING MIX (4P) 16

5.1 Chiến lược Marketing về sản phẩm (Product) 16

5.2 Chiến lược Marketing về giá (Price) 17

5.3 Chiến lược Marketing về hệ thống phân phối (Place) 18

5.4 Chiến lược Marketing xúc tiến hỗn hợp (Promotion) 19

LỜI KẾT 20

PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ THƯƠNG HIỆU COCOON

Trang 3

Khi vấn đề làm đẹp ngày càng cần thiết, con người cẩn trọng hơn với những gì đưa lên da và đề cao yếu tố nhân đạo thì mỹ phẩm thuần chay là xu hướng được nhiều người lựa chọn Tại Việt Nam, Cocoon được biết đến là một trong những thương hiệu nội địa tiên phong trong lĩnh vực này Họ cho ra đời các dòng sản phẩm thuần chay chiết xuất 100% từ thiên nhiên, an toàn, lành tính và cam kết không thử nghiệm trên động vật.

Năm thành lập: 2013

Trực thuộc: Công ty TNHH mỹ phẩm NATURE STORY

Các sản phẩm:

- Chăm sóc da: Mặt nạ bí đao, dầu tẩy trang hoa hồng, thạch hoa hồng dưỡng ẩm - Chăm sóc tóc: Sa-chi serum, tinh dầu bưởi, dầu gội bưởi,

- Chăm sóc cơ thể: Gel tắm bí đao, xà phòng rửa tay khuynh diệp, tẩy tế bào chết cà phê Đắk Lắk,

- Chăm sóc môi: Son dưỡng dầu dừa Bến Tre, tẩy tế bào chết môi cà phê, Chứng nhận thương hiệu

Cocoon còn vinh dự là thương hiệu mỹ phẩm Việt Nam đầu tiên được thông qua trong chương trình Leaping Bunny cam kết không thử nghiệm trên động vật cũng như không có sự

Trang 4

tàn ác đối với động vật của tổ chức Cruelty Free International và được chứng nhận không thử nghiệm trên động vật từ tổ chức bảo vệ quyền lợi động vật PETA.

Ngoài ra, các sản phẩm của Cocoon là 100% thuần chay, được đăng ký bởi tổ chức The Vegan Society – một tổ chức từ thiện giáo dục lâu đời trên thế giới, cung cấp thông tin và hướng dẫn về các khía cạnh khác nhau của cuộc sống thuần chay.

PHẦN 2: GIỚI THIỆU KHÁI QUẠT THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ LÝ DO CHỌN THỊ TRƯỜNG XÂM NHẬP

2.1 Về thị trường Nhật Bản nói chung

Nhật Bản có nhu cầu lớn đối với hàng nông lâm thủy sản, dệt may, da giày… của Việt Nam.

Trong những năm gần đây đang diễn ra làn sóng các doanh nghiệp Nhật Bản chuyển hướng đầu tư sang Việt Nam Các doanh nghiệp Nhật tăng cường xây dựng nhà máy, sản xuất sản phẩm ở Việt Nam rồi xuất khẩu ngược lại về Nhật Bản Bên cạnh đó số lượng người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản cũng tăng nhanh trong một thập kỷ qua, khiến cho nhu cầu tiêu thụ hàng nông thủy sản – thực phẩm Việt Nam ngày càng gia tăng.

Để xuất khẩu thành công sang Nhật Bản doanh nghiệp cần hiểu rõ về thị trường.

Tiêu chuẩn kỹ thuật mang tính đặc thù

Mặc dù theo đuổi chính sách thương mại tự do , Nhật Bản vẫn áp dụng các cơ chế phi thuế quan nhằm bảo hộ ngành sản xuất trong nước Trong các rào cản như vậy, Chính phủ Nhật Bản thường lồng những lý do chính đáng như bảo vệ các ngành sản xuất trong nước trước những hành động thương mại không lành mạnh , bảo vệ an toàn sức khỏe con người, an toàn môi trường… Nhìn chung các hàng hóa thông thường được tự do nhập khẩu vào Nhật Bản, tuy nhiên Chính phủ Nhật áp dụng các biện pháp cấm nhập khẩu, hạn chế nhập khẩu, cấp giấy phép nhập khẩu… đối với các hàng hóa ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, an ninh lương thực, hàng hóa trái thuần phong mỹ tục hay vi phạm quy định bằng sáng chế

Hàng hóa nước ngoài muốn được nhập khẩu vào Nhật bắt buộc phải có giấy chứng nhận việc đáp ứng các tiêu chuẩn cao về chất lượng đã đặt ra Đối với hàng nông lâm thủy sản cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật, và

Trang 5

đòi hỏi phải được sản xuất, nuôi trồng theo các tiêu chuẩn GAP, HACCP hay JAS – Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật; trong khi hàng công nghiệp cần phải đáp ứng điều kiện về quy cách sản phẩm, quy chuẩn kỹ thuật, quy định ghi nhãn hay các quy định ghi trong JIS – Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản… Các lô hàng vi phạm quy định về chất lượng sẽ bị tiêu hủy hoặc trả lại, đồng thời hải quan Nhật Bản sẽ tăng cường tần suất và mức độ kiểm tra hàng hóa trong những lần sau, có thể gây ra nhiều phiền phức và làm tăng chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Thực tế cho thấy nếu chất lượng của một sản phẩm đã được thị trường Nhật Bản chấp thuận thì sản phẩm đó hoàn toàn có thể cạnh tranh tốt được ở các thị trường khác.

Hệ thống kênh phân phối phức tạp

Hệ thống phân phối hàng hóa tại Nhật Bản phức tạp với truyền thống lâu đời gồm nhiều cấp khác nhau, với các chức năng riêng biệt Ví dụ có những chuỗi siêu thị của Nhật Bản không nhập khẩu hàng trực tiếp từ nhà cung ứng nước ngoài, mà chỉ mua hàng từ các nhà bán buôn trung gian hoặc từ các đầu mối nhập khẩu lớn của Nhật Bản Mặc dù việc này có thể gia tăng chi phí của các siêu thị nhưng đây là một đặc tính lâu đời khó có thể thay đổi trong văn hóa kinh doanh tại Nhật Bản Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp nước ngoài muốn xuất khẩu hàng vào thị trường Nhật phải thiết lập được mối quan hệ tốt với các đầu mối nhập khẩu lớn của Nhật Bản Nhìn chung hiện nay việc tiếp cận hệ thống kênh phân phối hàng hóa trên thị trường Nhật Bản của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu do nhiều khó khăn đặc thù Doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cho các công ty thương mại và các nhà bán buôn Nhật Bản, trong khi việc tiếp cận các kênh khác như hệ thống cửa hàng bán lẻ, các nhà chế biến công nghiệp còn rất hạn chế, nhất là hiện nay hầu hết các công ty Việt Nam chưa có hệ thống đại diện hoặc chi nhánh tại thị trường Nhật Bản.

Văn hóa kinh doanh, thị hiếu tiêu dùng đặc thù

Các hàng hóa được sản xuất nội địa tại Nhật có chất lượng cao, điều này tạo ra tâm lý tiêu dùng của người Nhật luôn đòi hỏi các sản phẩm phải có chất lượng tốt, trong đó có các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài Các doanh nghiệp nước ngoài muốn có chỗ đứng tại thị trường Nhật cần nghiên cứu tìm hiểu rõ về thị hiếu của người tiêu dùng, từ đó đa dạng hóa

Trang 6

mẫu mã, hình thức sản phẩm cung với việc tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành Cần đảm bảo đúng giờ và giữ lời khi đã hứa hẹn một việc gì đó với đối tác

Ngoài ra nhiều nhân viên các công ty Nhật thường không làm việc vào những ngày cuối tuần/ngày nghỉ, và thường liên lạc công việc qua email hoặc điện thoại công ty chứ không phải bằng điện thoại di động.

Bắt đầu thiết lập một quan hệ hợp tác kinh doanh hoàn toàn mới với doanh nghiệp Nhật Bản không hề đơn giản, nhiều trường hợp phải có sự giới thiệu của bên thứ ba uy tín thì doanh nghiệp Nhật mới tin tưởng để trao đổi Và khi đã có mối quan hệ hợp tác với đối tác Nhật thì cần chú trọng duy trì mối quan hệ đó một cách lâu dài, bền vững Ngoài ra trong quá trình đàm phán/trao đổi, đối tác Nhật có thể đưa ra các yêu cầu như thay đổi mẫu mã hoặc kích thước sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu của người Nhật Bởi vì hiểu rõ về thị trường nên các đối tác Nhật mới đưa ra yêu cầu thay đổi như vậy và doanh nghiệp Việt Nam nên cố gắng tích cực đáp ứng những yêu cầu đó.

Nếu những đòi hỏi phía đối tác đưa ra quá khắt khe, doanh nghiệp Việt Nam có thể trao đổi lại một cách cụ thể với phía đối tác Nhật để tìm ra phương hướng giải quyết phù hợp nhất

2.2 Về thị trường mỹ phẩm Nhật Bản

Nhật Bản là thị trường mỹ phẩm lớn thứ ba thế giới Ngành công nghiệp mỹ phẩm Nhật Bản đã cũ hơn và tinh vi hơn nhiều, nhưng nó vẫn trì trệ trong vài năm qua Gần đây vào năm 2017, thị trường mỹ phẩm tại Nhật Bản được chứng kiến sự phục hồi và tạo ra sự

Trang 7

cạnh tranh cho phần còn lại của thế giới Nhật Bản được gọi là gã khổng lồ đang ngủ của ngành công nghiệp mỹ phẩm hiện đã thức tỉnh Thị trường mỹ phẩm Nhật Bản đã duy trì một hình ảnh chân thực, bền vững và vĩnh cửu do văn hóa phong phú, nghi thức làm đẹp và nỗi ám ảnh về vẻ đẹp Trên khắp Nhật Bản, người tiêu dùng được ước tính có chi tiêu bình quân đầu người cao nhất cho mỹ phẩm & các sản phẩm chăm sóc da Ngành công nghiệp làm đẹp trong nước đã tạo ra doanh thu hơn 36 tỷ đô la Mỹ trong năm 2017 Trong thị trường mỹ phẩm Nhật Bản, các sản phẩm chăm sóc da đang chiếm ưu thế, chiếm thị phần gần 50%.

Với một thị trường trong nước phát triển trưởng thành, các sản phẩm thúc đẩy chủ yếu là chăm sóc da, chống lão hóa và da dưỡng ẩm tính được dự kiến sẽ tiếp tục được phổ biến Phân khúc thị trường này được hiển thị một ưu tiên cho các chế độ làm đẹp bảo trì thấp mà lần lượt dịch đến chức năng cao Chăm sóc da có truyền thống được phổ biến hơn ở Nhật bản (so với làm cho ở các nước phương Tây) và người tiêu dùng của tất cả nhân khẩu học cũng versed trong thương hiệu và chất lượng Mong đợi của thiết kế bao bì và chất lượng giữa người tiêu dùng là đặc biệt cao.

Có sự cạnh tranh ngày càng tăng trong các thị trường Mỹ phẩm từ các nhà sản xuất trong nước từ các ngành công nghiệp khác như dược phẩm, thực phẩm, đồ uống và ngành điện ảnh Các công ty lớn của Nhật bản có khả năng R&D trong nhà và sử dụng chuyên môn kỹ thuật từ các sản phẩm của họ trong lĩnh vực kinh doanh truyền thống của họ Nhiều nhà bán lẻ, bao gồm siêu thị, Cửa hàng tiện lợi và catalogue/công ty thương mại điện tử đã đưa ra thương hiệu nhãn tư nhân, và các hãng sản xuất hợp đồng cũng đang tạo ra các thương hiệu riêng của họ và bước vào thị trường.

2.3 Lý do chọn thị trường xâm nhập

Nhật Bản là một trong những thị trường lớn trên thế giới về mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân Với thói quen sử dụng mỹ phẩm từ lâu đời của người dân Nhật, Nhật Bản đã trở thành cái nôi của rất nhiều hãng mỹ phẩm nổi tiếng trên toàn thế giới.

Thị trường Nhật bản luôn tìm kiếm những thương hiệu Mỹ phẩm mới, thu hút người tiêu dùng mới Thương hiệu phải chứng minh một khái niệm mạnh mẽ và các thành phần độc đáo để thu hút sự chú ý của người mua Người tiêu dùng có xu hướng bị ảnh hưởng bởi toàn bộ sản phẩm (chức năng, đóng gói, kháng cáo) để duy trì nhận thức về thương hiệu và giáo

Trang 8

dục là vô cùng quan trọng Sử dụng chứng thực người nổi tiếng vẫn còn hiệu quả trong thị trường này.

Mang sản phẩm mỹ phẩm đến Nhật Bản có thể là một thách thức trong việc tuân thủ quy định Để tiếp thị thành công các sản phẩm mỹ phẩm khác sang Nhật Bản, nên hợp tác với COVUE làm cho quá trình gia nhập thị trường trở thành suôn sẻ.

Người tiêu dùng tại Nhật Bản tìm hiểu mạng xã hội trước khi mua một số sản phẩm nhất định, đặc biệt là mỹ phẩm và thời trang, nên đây sẽ là một cơ hội, lợi thế tốt cho COCOON để xâm nhập vào thị trường mỹ phẩm tại Nhật Bản.

PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG TIẾP THỊ TẠI NHẬT BẢN 3.1 Môi trường vi mô

Nhà cung cấp

Công ty chủ yếu tập trung vào các thành phần tự nhiên Với khẩu hiệu là “100% Vegan” nên thương hiệu sẽ không bao giờ sử dụng bất kỳ thành phần và quy trình vận chuyển nào có liên quan đến động vật Cocoon chỉ sử dụng chiết xuất từ thực vật là nguồn nguyên liệu chính được mua trực tiếp từ nông trại địa phương hoặc nông dân ở Việt Nam Cocoon chỉ chọn những tỉnh nổi tiếng với đặc sản địa phương để đảm bảo đầu vào chất lượng cao và đặc biệt, không bao giờ mua từ các trang trại nhỏ từ nơi khác để thu thêm lợi nhuận Ví dụ, Cocoon thường mua cà phê từ tỉnh Đắk Lắk, nghệ từ tỉnh Hưng Yên, hồng từ tỉnh Cao Bằng, dưa đông và bưởi từ các trang trại Do Việt Nam là nước có thế mạnh về cây ăn quả nên giá trái cây ở Việt Nam rẻ Việt Nam cũng là quốc gia có sự kết hợp của khí hậu cận nhiệt đới và khí hậu nhiệt đới tạo điều kiện thuận lợi để trồng cà phê, giá cà phê được định giá thấp Không chỉ sử dụng nguyên liệu Việt Nam mà Cocoon còn nhập khẩu các nguyên liệu như Vitamin, hoạt chất từ Pháp, Nhật, Đức, v.v.

Ngoài ra, Cocoon chỉ hợp tác với những nhà cung cấp đảm bảo được tiến độ, cũng như tuân theo tiêu chuẩn và sự chấp thuận của hai bên Nhiều nhà cung cấp uy tín đã tham gia hợp tác với Cocoon như kewpie, Ajinomoto, Nikkol Group, v.v.

Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh của Cocoon tại Nhật Bản là Shiseido.

Trang 9

Thuộc các hãng mỹ phẩm được thành lập lâu đời tại Nhật Bản, Shiseido được biết đến với chất lượng vượt trội cùng thiết kế đơn giản tinh tế Sản phẩm của hãng hướng theo phong cách sinh hoạt của người nhật chăm sóc, bồi dưỡng làn da từ sâu bên trong.

Shiseido chăm chút trong từng sản phẩm kem chống nắng, nước hoa, phấn nền, kem dưỡng da… vì thế đã bùng nổ cơn sốt thương hiệu sang tận nước phương Tây Độ nổi tiếng của Shiseido khiến cho giá của những sản phẩm có giá trị không nhỏ.

Top 3 dòng sản phẩm được tin dùng nhiều nhất của Shiseido chính là: Kem chống nắng Shiseido Anessa, Bộ mỹ phẩm dưỡng da Revital, Shiseido Aqualabel, v.v.

Trung gian tiếp thị

Vì Cocoon không có cửa hàng bán lẻ chính thức nên sản phẩm của họ chủ yếu được bán thông qua các đại lý trên cả nền tảng trực tuyến và ngoại tuyến Các đại lý có đóng góp rất lớn trong việc giúp Cocoon tiếp cận nhiều khách hàng mục tiêu hơn Cocoon đã xuất hiện ở nhiều nhà bán lẻ khác nhau như chuỗi bán lẻ Guardian, Watsons, Skinfood World, Garden Lixibox và Hasaki trong thị trường Việt Nam, tại thị trường Nhật Bản thì Cocoon phân phối qua các nền tảng mạng số, xuất khẩu, trung gian qua các đại lý bán lẻ,

Khách hàng

Dân số Nhật Bản là dân số già nhất trên thế giới, với độ tuổi trung bình là 48,4 tuổi vào năm 2020 Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Thế giới, khoảng 12,6% dân số dưới 14 tuổi, 59,4% từ 15 đến 64 tuổi và 28% trên 65 tuổi.

Dân số đang giảm (giảm 0,3% vào năm 2019) Số nhân khẩu trên một hộ gia đình cũng giảm liên tục và đạt trung bình 2,3 nhân khẩu/gia đình vào năm 2019, số lượng hộ gia đình sẽ tiếp tục tăng mặc dù dân số giảm bởi số hộ gia đình chỉ có một người đang tăng lên và chiếm gần 35% Khoảng 60% hộ gia đình là các cặp vợ chồng (có hoặc không có con) Cơ cấu dân số theo giới của Nhật Bản là 51,2% phụ nữ và 48,8% nam giới.

Nhật Bản là một trong những quốc gia có mật độ dân số cao nhất và 91,8% dân số là thành thị Tokyo, tiếp theo là Kanagawa, Osaka, Aichi và Saitama, chiếm 36,4% dân số.

Trình độ dân trí cao, hầu hết dân số đều có trình độ trung học cơ sở Năm 2019, 62% thanh niên 25-34 tuổi có bằng đại học ở Nhật Bản so với mức trung bình 45% ở các nước OECD.

Trang 10

Khoảng 1/5 lực lượng lao động bao gồm nhân viên văn phòng, 17% là chuyên gia và kỹ sư, 13% làm việc trong các nhà máy sản xuất, 12% là người bán hàng, 12% làm dịch vụ, 7% làm việc trong linhx vực vận chuyển, làm sạch, đóng gói và các hoạt động liên quan trong khi 4% là công nhân xây dựng và khai thác mỏ Lao động hành chính, an ninh, giao thông và nông, lâm, ngư nghiệp mỗi ngành chỉ chiếm dưới 3%

Công chúng

Truyền thông: Cocoon đã xuất hiện trên nhiều tờ báo và tạp chí kỹ thuật số như Elle.vn, vtv.vn, vnexpress… Hầu hết các tin tức viết về Cocoon đều đề cập đến việc Cocoon đã thực hiện một cuộc cách mạng mỹ phẩm thuần chay và sử dụng quy trình sản xuất thân thiện với môi trường như thế nào Các tờ báo lớn, có độ tin cậy cao đã khen ngợi Cocoon vì những sản phẩm thân thiện với động vật tự nhiên và thân thiện với môi trường Điều này có ý nghĩa rất lớn tới sức ảnh hưởng của thương hiệu Cocoon đến công chúng.

Bằng cách hiểu được tầm ảnh hưởng của KOLs, Cocoon đã hợp tác với nhiều chuyên gia làm đẹp nổi tiếng để không chỉ đánh giá sản phẩm của họ mà còn đăng nội dung về sản phẩm của Cocoon trên mạng xã hội của họ KOLs, người nổi tiếng và những người có ảnh hưởng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi người Bằng cách sử dụng các sản phẩm của Cocoon, những người có ảnh hưởng có thể giúp truyền thông điệp từ công ty đến người dùng rằng động vật vô tội, chúng đáng được yêu thương và chăm sóc.

3.2 Môi trường vĩ mô Nhân khẩu học

Dân số Nhật Bản hiện tại đang chiếm 1.68% dân số thế giới Nhật Bản đứng thuộc top 11 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước, vùng lãnh thổ Trong năm 2022, dân số dự kiến giảm -465.956 người và đạt 125.331.007 người vào năm 2023

Dân số Nhật Bản là dân số già nhất trên thế giới, với độ tuổi trung bình là 48,4 tuổi vào năm 2020 Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Thế giới, khoảng 12,6% dân số dưới 14 tuổi, 59,4% từ 15 đến 64 tuổi và 28% trên 65 tuổi.

Dân số đang giảm (giảm 0,3% vào năm 2019) Số nhân khẩu trên một hộ gia đình cũng giảm liên tục và đạt trung bình 2,3 nhân khẩu/gia đình vào năm 2019, số lượng hộ gia đình sẽ tiếp tục tăng mặc dù dân số giảm bởi số hộ gia đình chỉ có một người đang tăng lên

Trang 11

và chiếm gần 35% Khoảng 60% hộ gia đình là các cặp vợ chồng (có hoặc không có con) Cơ cấu dân số theo giới của Nhật Bản là 51,2% phụ nữ và 48,8% nam giới.

Nhật Bản là một trong những quốc gia có mật độ dân số cao nhất và 91,8% dân số là thành thị Tokyo, tiếp theo là Kanagawa, Osaka, Aichi và Saitama, chiếm 36,4% dân số.

Trình độ dân trí cao, hầu hết dân số đều có trình độ trung học cơ sở Năm 2019, 62% thanh niên 25-34 tuổi có bằng đại học ở Nhật Bản so với mức trung bình 45% ở các nước OECD.

Khoảng 1/5 lực lượng lao động bao gồm nhân viên văn phòng, 17% là chuyên gia và kỹ sư, 13% làm việc trong các nhà máy sản xuất, 12% là người bán hàng, 12% làm dịch vụ, 7% làm việc trong linhx vực vận chuyển, làm sạch, đóng gói và các hoạt động liên quan trong khi 4% là công nhân xây dựng và khai thác mỏ Lao động hành chính, an ninh, giao thông và nông, lâm, ngư nghiệp mỗi ngành chỉ chiếm dưới 3%.

Kinh tế

Tại Nhật Bản, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 43.235,718 USD tính theo ngang giá sức mua (PPP) vào năm 2019 Nhật Bản là một xã hội có thu nhập cao, nhưng nhìn vào thu nhập bình quân của các nước thành viên năm 2019 do OECD công bố, Nhật Bản xếp thứ 19, với 40.573 đô la Mỹ (tương đương 4.479.259 yên), thấp hơn mức trung bình của tất cả các nước OECD, là 46.686 đô la Mỹ (tương đương 5.154.134 yên).

Tại Nhật Bản, thu nhập khả dụng ròng bình quân theo đầu người đã điều chỉnh của hộ gia đình là 29798 USD một năm, thấp hơn mức trung bình của OECD là 33604 USD một năm.

Có một khoảng cách đáng kể giữa những người giàu nhất và nghèo nhất - 20% dân số có thu nhập cao nhất kiếm được nhiều hơn sáu lần so với 20% dân số có thu nhập thấp nhất.

Đất nước này phải chịu đựng sự bất bình đẳng, đặc biệt là giữa hai giới Mặc dù chênh lệch tiền lương theo giới ở nước này đã giảm trong 15 năm qua nhưng vẫn còn lớn (24,5%) và Nhật Bản đứng thứ ba trong bảng xếp hạng do OECD tổng hợp Những người dưới 20 tuổi được trả tiền công thấp nhất trong các nhóm tuổi.

Một nửa số người tiêu dùng tin rằng họ có ý thức về môi trường hơn trong việc mua sắm, nhưng rất ít người sẵn sàng trả nhiều hơn cho việc mua sắm đó.

Ngày đăng: 02/05/2024, 15:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN