bài tiểu luận marketing quốc tế mk418 xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường trung quốc của mỳ chũ

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
bài tiểu luận marketing quốc tế mk418 xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường trung quốc của mỳ chũ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Với những kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu sang nhiều nước, thời gian tới, hợp tác xã sản xuất mỳ chũ muốn thâm nhập thị trường mới là thị trường Trung Quốc Đây là thị trường lớn nhiều

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

BÀI TIỂU LUẬN MARKETING QUỐC TẾ (MK418) HỌC KỲ 2 – NHÓM 1

Đề tài: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐCCỦA MỲ CHŨ

Nhóm sinh viên: Nguyễn Thị Uyển Nhi A33815

Nguyễn Thanh Dương A32904

Nguyễn Minh Hiển A40527

GV hướng dẫn: Cô Vũ Thị Tuyết

Hà Nội, tháng 2/2023

Trang 2

Mục lục

Lời nói đầu 2

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MỲ CHŨ VÀ TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNGTRUNG QUỐC 4

1.1Giới thiệu chung về Mỳ Chũ 4

1.1.1 Tổng quan về sản phẩm 4

1.1.2 Kinh nghiệm thâm nhập thị trường khác 5

1.2Đặc điểm thị trường Trung Quốc 5

1.3 Động cơ thâm nhập thị trường Trung Quốc 6

1.3.1 Lực đẩy 6

1.3.2 Lực kéo 7

PHẦN 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯƠNG MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP 8

2.1 Phân tích môi trường marketing vi mô 8

2.1.1 Bản thân công ty 8

PHẦN 4: CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ VÀ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MARKETING 10

4.1 Xác định thị trường mục tiêu và quyết định chiến lược định vị 10

4.2 Xây dựng chương trình marketing mix (4P) 10

Trang 3

Lời nói đầu

Quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam thời gian qua phát triển nhanh cả về quy mô và giá trị Tính đến thời điểm này, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam Trung Quốc là thị trường tiềm năng song cũng có nhiều thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam Có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam muốn đưa sản phẩm của mình vào thị trường Trung Quốc Trong đó có hợp tác xã sản xuất mỳ Chũ – Đặc sản của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

Mỳ là sản phẩm vô cùng thân thiện và quen thuộc, chúng ta có thể tìm mua được ở bất cứ đâu Đồng thời, mỳ cũng được phần lớn người tiêu dùng Việt Nam rất ưa chuộng bởi tính chất tươi ngon, vệ sinh an toàn thực phẩm Tuy nhiên, con người ngày càng quan tâm đến vấn đề sức khỏe, với xu thế tiêu dùng những thực phẩm sạch, thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Khi khắc đến những đặc sản của huyện miền núi Lục Ngạn thì không thể không nhắc đến sản phẩm Mỳ Chũ - xã Nam Dương Hiện tại ở Bắc Giang có rất nhiều nơi sản xuất mỳ gạo nhưng riêng Mỳ Chũ của Lục Ngạn lại có chỗ đứng riêng trong lòng người tiêu dùng khắp trong và ngoài nước Điều khác biệt ở đây chính là mạch nguồn nước ngầm trong lành của vùng quê cùng với đôi bàn tay khéo léo và kinh nghiệm hơn 60 năm của một làng nghề truyền thống và cả những nguyên liệu đặc sản gạo quê của vùng núi Lục Ngạn đã tạo nên thương hiệu Mỳ Chũ hôm nay

Từ nhiều năm nay sản phẩm Mỳ Chũ luôn là niềm tự hào của mỗi người con quê hương Lục Ngạn Món ăn dân dã thôn quê ấy đã trở nên phổ biến trong mọi gia đình cũng như ngày càng xuất hiện nhiều tại nhà hàng cao cấp Hiện nay, Mỳ Chũ không chỉ được người tiêu dùng các tỉnh trong cả nước ưa chuộng mà còn có mặt ở những thị trường nước ngoài như các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Tây Âu Với những thành quả đó, Đặc sản Mỳ gạo Chũ được Bộ Công Thương bình chọn, công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2014 và sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2015.

Trang 4

Với những kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu sang nhiều nước, thời gian tới, hợp tác xã sản xuất mỳ chũ muốn thâm nhập thị trường mới là thị trường Trung Quốc Đây là thị trường lớn nhiều tiềm năng, nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức đối với sản phẩm Mỳ chũ – một sản phẩm đặc thù về thực phẩm

Trong bài viết này nhóm em sẽ làm rõ 3 nội dung

- Động cơ thâm nhập thị trường Trung Quốc của hợp tác xã Nam Dương sản xuất Mỳ Chũ

- Phân tích môi trường Marketing của doanh nghiêp

- Lựa chọn phương thức thâm nhập phù hợp với đặc thù sản phẩm và hạn chế rủi ro đối với doanh nghiệp

- Xây dựng chương trình marketing Mix

Trang 5

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MỲ CHŨ VÀ TỔNG QUAN VỀ THỊTRƯỜNG TRUNG QUỐC

1.1Giới thiệu chung về Mỳ Chũ

1.1.1 Tổng quan về sản phẩm

Hiện nay, làng nghề Mỳ Chũ thôn Thủ Dương, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn có trên 300 hộ sản xuất Mỳ gạo chiếm tới 85% số hộ của làng Trong đó, trên 100 hộ tham gia vào Hội sản xuất và tiêu thụ Mỳ Chũ Lục Ngạn Hiện bình quân mỗi ngày, làng nghề sản xuất và tiêu thụ gần 30 tấn mỳ gạo, trong đó Hội sản xuất Mỳ Chũ đã sản xuất và tiêu thụ 10 tấn mỳ, giá trị thu được của làng nghề gần 8 tỷ đồng mỗi năm.

Cội nguồn của những thành phẩm đặc sản đó chính là từ nguyên liệu gạo bao thai của vùng Lục Ngạn, nguồn nước trong lành của vùng quê bên bờ sông Lục, cùng với đó là sự cần cù sáng tạo của những người thợ với phương pháp quy trình làm nghề truyền thống trong suốt hơn 60 năm qua Để có được sợi mỳ mỏng manh và dẻo dai như lá lúa, người thợ phải đổ nhiều mồ hôi công sức Gạo đem về đãi, vo sạch, cho vào lu (một loại dụng cụ chứa được làm bằng đất nung) ngâm chừng 6 đến 8 tiếng Tiếp đến, gạo được xay ra thành bột bằng cối đá xanh để có được thứ bột dẻo, sánh Bột ấy được lọc nhiều lần rồi ủ qua một đêm Từ tờ mờ sáng, người nghệ nhân đã phải dậy sớm đem bột ra tráng thành bánh để kịp phơi cho được nắng Một mẻ bánh thường có ít nhất ba người làm, mỗi người thạo một khâu riêng, người tráng bánh lo cho bánh chín đúng độ , người cắt bánh lo cắt sao cho đều, người đem phơi, đem ủ và thái thành những sợi mỳ đều đặn… Ngay cả việc cuộn và bó sao cho các sợi mỳ sóng đều, mượt và có hoa văn đẹp như búi tóc của người thiếu nữ cũng cả là một nghệ thuật mà không phải là người làm mỳ nào cũng thực hiện được Như vậy từ các nguyên liệu, người thợ phải thực hiện rất nhiều quy trình trong thời gian trên 36 tiếng đồng hồ để cho ra đời những sợi mỳ đặc sản dẻo, dai

Có thể nói, những ai đã từng được thưởng thức Mỳ Chũ một lần chắc hẳn sẽ không quên màu trắng sữa, vị ngọt của gạo bao thai, giống lúa chất lượng cao nhất được trồng trên các chân ruộng cao ở vùng đất đồi, chịu được gió bão sương sa Mỳ Chũ chính

Trang 6

là sự hoà quyện giữa gạo quê và nguồn nước trong lành của vùng núi đồi sông Lục, cùng với đôi bàn tay nghệ nhân làng nghề để làm nên đặc sản của một miền quê.

Được sản xuất bằng phương pháp gia truyền nên dù không sử dụng các chất bảo quản thực phẩm, hàng the… nhưng Mỳ Chũ vẫn có độ giòn, dẻo, dai và thơm ngon hơn nhiều loại mỳ khác Với Mỳ Chũ các bà nội trợ có thể chế biến thành nhiều món ngon nhanh và đơn giản Một đặc điểm nổi trội của Mỳ Chũ là dù chưa kịp ăn ngay sau khi nấu thì khi để nguội mỳ vẫn không bị nát, khi cần sử dụng chỉ cần thêm chút nước đun sôi là lại có tô mỳ ngon như vừa nấu từ bếp Tất cả đó là sự kết tinh hương vị và mang đậm hồn quê vùng núi đồi Lục Ngạn

1.1.2 Kinh nghiệm thâm nhập thị trường khác

Cuối tháng 12/2020, HTX mỳ Chũ Nam Dương (Lục Ngạn) cũng xuất khẩu 12 tấn mỳ Chũ sang thị trường Nhật Bản Hiện đơn vị này đang hoàn thiện một số thủ tục với đối tác để xuất khẩu 3 tấn mỳ Chũ sang thị trường Hồng Kông vào cuối tháng này

Năm 2021, HTX mỳ Chũ Nam Dương đã xuất khẩu 35 tấn Mỳ Chũ sang thị trường Nga, đến đầu năm 2021 hợp tác xã đã xuất khẩu 11 tấn sang thị trường Pháp

Phương thức thâm nhập các thị trường như Nhật Bản, Nga, Pháp chủ yếu là xuất khẩu gián tiếp thông qua đơn vị thứ 3 Điều kiện giao hàng chủ yếu là xuất Fob – Hải Phòng.

1.2Đặc điểm thị trường Trung Quốc

Nhu cầu của thị trường Trung Quốc khá đa dạng và có thể được xem là một thị trường dễ tính do các tầng lớp dân cư khác nhau có thu nhập khác nhau Đây là một thị trường đặc trưng bởi sự tồn tại của các loại hàng hóa có quy cách và chất lượng khác nhau xa

đến mức giá cả hàng hóa chênh lệch nhau hàng chục, thậm chí hàng trăm lần Thị trường

Trung Quốc có 4 đặc điểm lớn:

Thứ nhất, đây là thị trường khổng lồ với dân số hơn 1,3 tỷ người, có nhu cầu rất lớn phục vụ ổn định đời sống người dân và xã hội trước mắt cũng như các nhu cầu dự trữ chiến lược trong trường hợp thiên tai, biến đổi khí hậu,

Trang 7

Trung Quốc còn là công xưởng lớn nhất thế giới có nhu cầu nhập khẩu lớn đối với tất cả các loại nguyên, nhiên vật liệu, khoáng sản, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất tiêu dùng trong nước, cho gia công xuất khẩu.

Thứ hai, Trung Quốc là thị trường láng giềng lớn nhất của Việt Nam Mô hình phát triển kinh tế đều hướng ra xuất khẩu Cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu có nhiều nét giống nhau Thương mại hai bên được tiến hành theo nhiều phương thức mậu dịch phong phú (chính ngạch, buôn bán qua biên giới, tạm nhập tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu, trao đổi hàng hoá giữa cư dân biên giới hai nước).

Thứ ba, đây là thị trường có nhu cầu đa dạng Nhu cầu giữa các vùng miền ở Trung Quốc khác nhau Các tỉnh Đông Bắc và khu vực miền Trung có nhu cầu thường xuyên về rau quả nhiệt đới, thực phẩm đồ uống chế biến từ nguyên liệu hoa quả nhiệt đới.

Thứ tư, đây là thị trường đang phát triển Hiện Trung Quốc đang hoàn thiện dần thị trường trao đổi hàng hoá tại các đô thị, trung tâm kinh tế thông qua hệ thống chợ bán buôn, chợ đầu mối và hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện ích.

Do lợi thế tuyệt đối về vị trí địa lý, Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới và bờ biển dài, nên cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu hai nước tuy cơ bản là tương đồng, nhưng về trước mắt và lâu dài Trung Quốc ngày càng phụ thuộc và có nhu cầu tăng lên đối với năm nhóm hàng Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển

1.3 Động cơ thâm nhập thị trường Trung Quốc

1.3.1 Lực đẩy

Thứ nhất, về doanh số bán hàng Mọi doanh nghiệp nói chung đều muốn bán được nhiều hàng và tăng doanh số bán hàng, mở rộng thị trường từ đó có chỗ đứng vững vàng hơn trên thương trường, tăng doanh thu và lợi nhuận

Thứ hai, tận dụng năng lực sản xuất dư thừa

Thứ ba, Trung Quốc là thị trường cạnh tranh khốc liệt do đây là thị trường mà bản thân trong nước của họ đã có rất nhiều sản phẩm đặc trưng mang đậm nét văn hóa về các mỳ

Trang 8

và các sản phẩm chế biến từ gạo Bên cạnh đó, Trung Quốc được mệnh danh là công xưởng của thế giới, do đó giá nhân công ở đây rẻ và những sản phẩm sản xuất từ Trung Quốc từ trước đến nay vẫn luôn cạnh tranh rất nhiều so với hàng hóa sản xuất từ các nước khác trên thế giới Đây là bàn đạp để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của hợp tác xã sản xuất mỳ chũ nói riêng và nhiều doanh nghiệp trong khu vực nói chung

Thứ tư, mức độ cạnh tranh tại thị trường trong nước ngày càng gay gắt do đó việc tìm môi trường kinh doanh quốc tế là tất yếu.

Thứ năm, áp lực từ khai thác tính kinh tế của quy mô, của địa điểm

1.3.2 Lực kéo

Thứ nhất, qua đây tạo kênh tiêu thụ thuận lợi, nâng cao giá trị hàng hóa, tăng thu nhập cho người lao động địa phương Hợp tác xã lớn mạnh còn giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho nhiều lao động.

Thứ hai, thị trường nước ngoài với dung lượng lớn, khả năng học hỏi và đổi mới sản phẩm cao Từ đó tăng khả năng cạnh tranh.

Thứ ba, học hỏi được những công nghệ sản xuất của đối tác Trung Quốc và phải đáp ứng được đủ tiêu chuẩn để thâm nhập vào thị trường Trung Quốc

Trang 9

PHẦN 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP2.1 Phân tích môi trường marketing vi mô

2.1.1 Bản thân công ty

Được sản xuất bằng phương pháp gia truyền nên dù không sử dụng các chất bảo quản thực phẩm, hàng the… nhưng mỳ Chũ vẫn có độ giòn, dẻo, dai và thơm ngon Đây là lý do khiến mỳ gạo Chũ tại Thủ Dương được ưa thích so với các loại mỳ gạo khác Đặc điểm nổi trội nhất của mỳ Chũ là nếu chưa kịp ăn ngay khi để nguội vẫn không bị nát mà vẫn giữ được hương vị riêng Bởi vậy, đặc sản mỳ Chũ ngày càng có chỗ đứng trên thị trường, nức tiếng gần xa và dần khẳng định mình so với các loại mỳ khác Hợp tác xã Nam Dương với số lượng hộ sản xuất lớn, nổi tiếng trong vùng Bình quân mỗi ngày làng nghề sản xuất và tiêu thụ gần 30 tấn mì gạo, trong đó Hội sản xuất mỳ Chũ sản xuất và tiêu thụ 10 tấn, giá trị thu được của làng nghề gần 8 tỉ đồng mỗi năm.

2.1.2 Đối thủ cạnh tranh

Mì gạo là món ăn phổ biến và được nhiều vùng sản xuất Tuy nhiên, khi nhắc đến mỳ gạo người ta sẽ nghĩ ngay đến mỳ Chũ gắn liền với thương hiệu và đặc sản rất nổi tiếng.

Hiện nay, các doanh nghiệp lớn đã thâm nhập vào ngàng sản xuất mỳ gạo như Tây Nguyên Food Việt Nam với các sản phẩm mỳ gạo lứt, bún gạo lứt, mỳ cải Kale,… Đây là những sản phẩm cạnh tranh trực tiếp đối với sản phẩm Mỳ Chũ

Bên cạnh đó những sản phẩm cạnh tranh không trực tiếp với những sản phẩm mỳ Chũ như mỳ ăn liền, bún, phở,… với những đặc tính dễ mua tại các siêu thị và cửa hàng tiện lợi, giá rẻ và sử dụng nhanh chóng

2.1.3 Khách hàng

Khách hàng chính của chúng tôi chủ yếu là công nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên nên họ có cách sống của họ đơn giản, dễ gần gũi Quan tâm đến sức khỏe bản thân và gia đình

Đối với mỳ Chũ, khách hàng mục tiêu của tiệm sẽ phải là những người có sở thích

Trang 10

dùng đồ sạch (thích đa dạng trong chủng loại, mùi vị, kiểu dáng bánh và quan tâm đến chất lượng hơn là giá cả Quan trọng nhất nhóm khách hàng này phải là những người tiêu dùng thông minh, quan tâm đến sức khỏe bản thân và gia đình, sống tích cực, bảo vệ môi trường

2.2 Phân tích môi trường marketing vĩ mô

2.2.1 Nhân khẩu học

Nhu cầu lớn (quy mô dân số lớn): Hiện nay dân số Việt Nam là 99,4 triệu dân Quy mô thị trường trong nước cực kỳ lớn, tuy nhiên hiện nay hợp tác xã Nam Dương mới khai thác được thị trường một số tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang,… các thị trường tiềm năng trong nam chưa khai thác được

Nguồn lao động dồi dào, chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao ( tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao, nhà nước chú trọng phát triển trình độ nguồn nhân lực)

Dân số tập trung chủ yếu ở các thành thị và ngày càng có xu hướng gia tăng Việc tập trung phân phối diễn ra thuận lợi hơn và tốn ít chi phí hơn

Bên cạnh những cơ hội kể trên thì thị trường Việt Nam hấp dẫn thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước khiến cho sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt Trong nước những sản phẩm mới liên tục được nghiên cứu và ra mắt liên tục phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, điều này đòi hỏi doanh nghiệp không ngừng đổi mới sản phẩm và chiến lược marketing

2.2.2Kinh tế

Môi trường kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự vận động và phát triến thị trường Tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, lãi suất ngân hàng, thu nhập bình quân đầu người… ảnh hưởng đến sức mua, cơ cấu tiêu dùng từ đó điều chỉnh các hoạt động Marketing của doanh nghiệp

Trang 11

Kinh tế càng phát triển, đời sống và thu nhập càng cao thì con người càng chú trọng đến sản phẩm phục vụ tiêu dùng Thêm vào đó, xu hướng và thị hiếu thẩm mỹ của người tiêu dùng đối với các sản phẩm thực phẩm cũng có sự biến đổi liên tục Người Việt Nam vẫn có tâm lý ăn chắc mặc bền nên những sản phẩm chất lượng tốt của các doanh nghiệp trong nước vẫn được nhiều người Việt Nam tin dùng Và thêm vào đó là việc hưởng ứng khẩu hiệu “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã tạo ra lợi thế cho hàng hóa trong nước và hàng may mặc trong nước, đặc biệt là đặc sản vùng miền như Mỳ Chũ

2.2.3 Chính trị luật pháp

Môi trường chính trị ở Việt Nam ổn định, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển Luật pháp Việt Nam luôn bảo vệ người tiêu dùng và các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

2.2.4Tự nhiên

Môi trường tự nhiên bao gồm hệ thống các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng nhiều mặt tới các nguồn lực đầu vào của các doanh nghiệp và ảnh hưởng đến các hoạt động Marketing trên thị trường Đây là yếu tố vừa tạo nên những điều kiện thuận lợi vừa đưa lại những khó khăn đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

2.2.5Công nghệ

Năng lực sản xuất kém công nghệ lạc hậu là một trong những hạn chế lớn của hợp tác xã hiện nay Hoạt động sản xuất Mỳ Chũ hiện nay chủ yếu được làm thủ công và phơi nắng, chưa áp dụng được nhiều công nghệ vào sản xuất sản phẩm Đặc biệt các công đoạn cắt và đóng gói mỳ là công đoạn cần sự chính xác và đẹp mắt thì vẫn đang được làm thủ công Đây là điểm yếu lớn của hợp tác xã Nam Dương.

2.2.6 Văn hóa

Việt Nam là nền văn hóa lúa nước nên những sản phẩm từ gạo được người tiêu dùng ủng hộ và tin dùng suốt nhiều năm qua Đặc biệt các sản phẩm mỳ, bún, phở là nét văn hóa đặc trựng của người Việt và chúng ta tự hào vì có nền ẩm thực đa dạng và phong phú với những sản phẩm làm từ gạo.

Ngày đăng: 01/05/2024, 21:37

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan