1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cuối kì marketing quốc tế đề tài xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường singapore cho tập đoàn bitis

40 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Quá trình hình thành.Năm 1992, ở trong thời kỳ đồi mới của đất nước,Tổng Giám Đốc chính thức đổi tên doanh nghiệp thành Công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên - hay Biti''''s.Được thành

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

-o0o -TIỂU LUẬN CUỐI KÌMÔN: MARKETING QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP

THỊ TRƯỜNG SINGAPORE CHO TẬP ĐOÀN

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

-o0o -TIỂU LUẬN CUỐI KÌMÔN: MARKETING QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP

THỊ TRƯỜNG SINGAPORE CHO TẬP ĐOÀN

Trang 3

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THAM GIA CỦA THÀNH VIÊN NHÓM

Trang 4

PHẦN 2 : GIỚI THIỆU THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI VÀ LÝ DO 6

2.1 Giới Thiệu Chung 6

2.1.1 Các thông tin cơ bản 6

2.3.3.Văn hóa kinh doanh 12

2.4 Quan hệ ngoại giao - chính trị với Việt Nam 13

2.4.1.Quan hệ ngoại giao 13

2.4.2.Quan hệ chính trị 13

2.4.3 Lý do chọn thị trường Singapore 14

PHẦN 3 : PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG MKT VĨ MÔ 15

3.1 Môi trường nhân khẩu 15

3.2 Môi trường kinh tế 15

3.3 Văn hóa và xã hội 15

Trang 5

6.2.Chiến lược giá cả 22

6.2.1 Chiến lược giá duy trì thị trườn 22

6.2.2 Chiến lược giá trong giai đoạn mới tung sản phẩm vào thị trường 23

6.3 Chiến lược phân phối 24

6.3.1 Tiêu thức phân phối 25

6.3.2 Phương án giải quyết 25

6.4 Chiến lược xúc tiến thương mại 28

Trang 6

Hình 6 1: Mẫu sản phẩm năng động của Biti's 22

Hình 6 2: Một góc đường phố đậm nét Á Châu trên phố Haji Lane 27

Hình 6 3: Nền văn hóa Hygge từ Thụy Điển trên con phố Haji Lane 28

Hình 6 4: Chân dung một Kols Biti's có thể chọn làm đại sứ thương hiệu 29

Hình 6 5: Mẫu quảng cáo Nik 29

Hình 6 6: Thời gian hàng ngày của người dân Singapore dành cho truyền thông 30 Bảng: Bảng 2 1: Các chỉ số kinh tế singapore 8

Trang 7

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài tiểu luận này, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Ban giám hiệu trường Đại học Thăng Long đã tạo điều kiện học tập cho chúng em một cách tốt nhất Về cơ sở vật chất với hệ thống phòng ban thư viện hiện đại, đa dạng các loại tài liệu, sách báo…thuận tiện cho việc tìm hiểu, học hỏi và nghiên cứu thông tin.

Xin cảm ơn giảng viên bộ môn – Cô Vũ Thị Tuyết đã giảng dạy tận tình và chi tiết, có những sự nhận xét và hướng dẫn trong từng bài giảng.Cho chúng em thêm kiến thức về bộ môn cũng như những kiến thức về cuộc sống Từ đó giúp chúng em có thể vận dụng chúng vào bài tiểu luận này.

Trong quá trình nghiên cứu, làm đề tài chúng em còn những hạn chế về kiến thức nên đôi phần thiếu sót không thể tránh Nên chúng em rất mong nhận được sự nhận xét và những ý kiến đóng góp từ phía cô để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn.

Lời cuối cùng, nhóm Tiki chúng em kính chúc cô và ban giám hiệu có nhiều sức khỏe, thành công và niềm vui trong cuộc sống.

Trang 8

PHẦN 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY BITI’S1.1 Quá trình hình thành.

Năm 1992, ở trong thời kỳ đồi mới của đất nước,Tổng Giám Đốc chính thức đổi tên doanh nghiệp thành Công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên - hay Biti's.Được thành lập năm 1982, từ một cơ sở sản xuất chỉ có 20 công nhân.Đến nay, Công ty TNHH Bình Tiên, với thương hiệu Biti's, đã trở thành doanh nghiệp lớn với trên 9.000 công nhân, xuất xưởng trên 20 triệu đôi giày dép/năm Biti’s luôn tự hào là một trong những doanh nghiệp Việt Nam thành công trong việc quảng bá thương hiệu giày dép Việt Nam ra thế giới Trong thời điểm ngành giày da Việt Nam đang phải đối mặt với việc bị áp thuế của EU, không ít doanh nghiệp gặp khó khăn do thị trường truyền thống đã mất, thị trường nội địa đang bị chiếm lĩnh bởi hàng Trung Quốc, thị trường mới chưa kịp khai phá Thêm nữa, thị trường bán lẻ tại Việt Nam đang được các nhà đầu tư trên thế giới đánh giá cao, việc phải cạnh tranh gắt gao trong chính thị trường nội địa khiến nhiều nhà sản xuất trong lĩnh vực giày da gặp nhiều khó khăn Đứng trước thách thức đó, Biti’s đã chủ động xây dựng chiến lược phát triển toàn diện, đầu tư xây dựng thương hiệu và phát triển hệ thống phân phối rộng khắp các vùng miền, không chỉ ở Việt Nam mà trên cả thị trường quốc tế.

Theo ông Vưu Khải Thành – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Biti’s - ngoài phương thức kinh doanh truyền thống, công ty luôn tìm những hướng đi mới, chấp nhận rủi ro trong kinh doanh, nhằm phục vụ cho chiến lược kinh doanh “phủ dày, phủ xa” Đến nay, Biti’s có đến 4.500 đại lý trên toàn quốc cùng hệ thống văn phòng đại diện, showroom giới thiệu sản phẩm tại 40 quốc gia trên thế giới Ngoài hệ thống phân phối chính thức, sản phẩm của Biti’s còn thông qua những mạng lưới phân phối bán lẻ không chính thức,đã có mặt ở những khu đô thị trung tâm thành phố lớn,nhỏ cho đến những vùng nông thôn xa xôi, hẻo lánh.Công ty cũng rất chú trọng tới việc nâng cao thương hiệu trên thị trường nội địa với việc xây dựng các Trung tâm tiếp thị và giới thiệu sản phẩm tại các thành phố lớn trên toàn quốc.Khách hàng đến với các trung tâm này không chỉ được tiếp cận với những mẫu mã mới nhất mà còn nhận được sự phục vụ tốt nhất và chuyên nghiệp nhất

Đặc biệt, các dịch vụ chăm sóc khách hàng như các chương trình khuyến mãi, tư vấn hỗ trợ khách hàng sẽ được thực hiện tới tận khách hàng, phát triển thương hiệu lâu dài là sẽ đầu tư xây dựng các trung tâm phân phối theo hướng chuyên nghiệp và cao cấp hơn Các trung tâm tiếp thị và kinh doanh của Biti's sẽ được xây dựng theo đúng các form chung trên toàn quốc, nhằm hướng tới việc nâng cao tính chuyên nghiệp trong phân phối sản phẩm Ngoài ra, chính sách“áp dụng một giá” trên toàn quốc cũng khiến người tiêu dùng yên tâm khi chọn mua hàng Đây được coi là chiến lược phát triển gia tăng sức cạnh tranh về thương hiệu trong khu vực và thế giới Hiện tại, trên 70% sản phẩm của Biti’s được tiêu thụ thị trường nội địa và 30% xuất khẩu.

1

Trang 9

Theo xu hướng hội nhập, Biti’s cũng đã xây dựng thương hiệu Gosto thành sản phẩm giày dép thời trang, phục vụ cho đối tượng có thu nhập cao, phát triển dòng sản phẩm giày dép đặc chủng để chơi thể thao; bên cạnh đó là việc tiếp tục khẳng định thương hiệu tại các thị trường truyền thống như Trung Quốc, singapore…, và hướng tới thị trường tiềm năng như Trung Đông, Campuchia, Nga, Hoa Kỳ Tất cả những điều đó đều không nằm ngoài mục tiêu: giữ vững vị trí của một thương hiệu mạnh trên toàn quốc gia.

Giờ đây, Biti's đã lớn mạnh và phát triển đi lên cùng đất nước, không chỉ trở thành một thương hiệu uy tín trong nước mà còn tiên phong xuất khẩu ra thị trường thế giới Biti's đã đánh dấu thương hiệu tại 40 nước trên thế giới, trong đó phải nói đến các thị trường khó tính như: Ý, Pháp, Anh, Mỹ, Nga, Nhật, Nam Mỹ, Trung Quốc, Mexico

Địa chỉ : 22 Lý Chiêu Hoàng, Phường 10, Quận 6, TP HCM Sđt: (028) 38 753 443

Email : tuvan_online@bitis.com.vn

Email : chamsockhachhang@bitis.com.vn Hotline: 19002126 ( cước phí: 3000đ/phút )

Hình 1 1: Nhận diên thương hiệu Biti's

1.2 Tầm nhìn

Với 33 năm trôi qua, như một “bước chân không mỏi”, Công ty TNHH Sản Xuất Hàng Tiêu Dùng Bình Tiên (Biti’s) đã từng bước xây dựng cho mình một chiến lược sản xuất và xuất khẩu mang tính thời đại, tạo ra một thương hiệu Giày dép Biti’s gắn liền với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng Hiện nay, công ty Biti’s trở thành một đơn vị mạnh, thể hiện sự bứt phá trong lĩnh vực SXKD giày dép; có đủ nhân lực, vật lực và tài lực để phát triển ngành nghề và đem đến những thành quả cao hơn.Trở thành công ty sản xuất hàng tiêu dùng lớn nhất tại khu vực Châu Á Không ngừng cải

2

Trang 10

tiến và nâng cao chất lượng,cung cấp sản phẩm đúng ý nghĩa của bản sắc thương hiệu Biti's "Uy tín - chất lượng".Mục tiêu xây dựng tầm nhìn và khẳng định diện mạo nhằm phát triển Công ty thành một công ty lớn mạnh và ngày càng phát triển không chỉ trong nước mà còn rộng khắp trên toàn thế giới, giữ vững vị trí hàng đầu tại Việt Nam và hội nhập tích cực với quốc tế, trở thành công ty sản xuất hàng tiêu dùng lớn mạnh hàng đầu tại khu vực Châu Á.

1.3 Sứ mệnh

Bitis cam kết sẽ không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng cung cấp sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng ngày một tốt hơn yêu cầu ngày càng cao và đa dạng của quý khách hàng, đúng như ý nghĩa của bản sắc thương hiệu Biti's "Uy tín - chất lượng", tạo dựng niềm tin lâu dài đối với tất cả khách hàng

─ Lĩnh vực hoạt động:

+ Sản xuất kinh doanh giày dép: Thiết kế, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm giày dép: Giày Da Thời Trang, Giày Thể Thao, Sandal Thể Thao, Dép Xốp, Giày Sandal, Dép Sandal, Giày Tây, Giày Da, Guốc Gỗ, Giày dép Thời Trang;

Hình 1 2: Các sản phẩm của Bitis

─ Các nhóm sản phẩm của Biti’s gồm có: + Nhóm sản phẩm xốp eva (ethyl vinyl acetat)

+ Nhóm dép lưới, công nghệ và nguyên liệu chính là eva và vải lưới + Nhóm sản phẩm PU (polyurethane).

+ Nhóm giày thể thao dùng kỹ thuật tiên tiến về lưu hóa, ép muộn và phun Nguyên liệu chính là cao su tổng hợp, da, giả da và các loại vải

1.4 Lựa chọn thị trường mục tiêu của Bitis

3

Trang 11

Bitis có nhiều dòng sản phẩm phong phú ( guốc gỗ,hài,giày da thời trang, giày thể thao,dép xốp,giày tây) Chủng loại đa dạng,giá cả của sản phẩm thì hợp lý từ đôi dép xốp giá mấy chục nghìn đến đôi giày với giá hàng triệu đồng Bitis hướng tới mọi đối tượng khách hàng từ người lao động với mức lương trung bình tới tầng lớp thượng lưu trong xã hội,từ người già đến trẻ em Mọi khách hàng đều trở thành thị trường mục tiêu của doanh nghiệp Doanh nghiệp sẽ đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng về những chủng loại về sản phẩm mà họ cần Với những cơ sở trên Bitis đã chọn chiến lược bao phủ thị trường.

1.5 Khách hàng mục tiêu:

Với chiến lược thương hiệu mới khách hàng mục tiêu của Bitis sẽ là trẻ em(Độ tuổi từ 1-15).

─ Đối tượng khách hàng thụ hưởng : Trẻ em từ 1-15.

─ Đối tượng được chia thành nhiều phân đoạn nhỏ theo lứa tuổi + Trẻ em từ 1-3 tuổi (Đối tượng 1)

+ Trẻ em từ 3-7 tuổi (Đối tượng 2) + Trẻ em từ 7-15 tuổi(Đối tượng 3)

─ Đối tượng khách hàng hướng đến:Bố mẹ;anh chị em ─ Đối tượng khách hàng tiềm năng : Ông bà,cô chú ─ Phân tích nhu cầu khách hàng:

+ Đối tượng 1 : Các bậc phụ huynh mua giày dép cho lứa tuổi này thường quan tâm đến hình dáng,độ mềm và đế giày Họ sẵn sàng mua những đôi giày đắt tiền nhưng với chất lượng tốt để bảo vệ cho đôi chân của đứa trẻ.

+ Đối tượng 2 : Cũng tương tự như phân đoạn trên nhưng điểm khác biệt là bị ảnh hưởng bởi thu nhập của các bậc phụ huynh và sở thích của đứa trẻ Nhìn chung thì các nhà bán lẻ quần áo thường kết hợp bán kèm một số các phụ kiện trong đó có giày dép Ở đây nhà sản xuất bắt đầu quan tâm đến sự khác biệt giữa giày bé trai và bé gái.

+ Đối tượng 3 : Theo phân đoạn này,các bậc phụ huynh thường mua theo sở thích con cái.Trong khi đó,những đứa trẻ thì bị ảnh hưởng bởi phương tiện truyền thông(Tivi,báo đài,băng đĩa, ) và internet ( facebook,tiktok… ) Sự khác biệt trong sở thích của bé trai và gái cũng tác động nhiều đến quyết định lựa chọn giàu dép.

1.6 Chiến lược định vị

So với các đối thủ cạnh tranh khác( Đặc biệt là các nhà cung cấp từ Đài Loan , Trung Quốc) thì sản phẩm của Bitis tỏ ra có chất lượng vượt trội hơn hẳn: Có độ bền cao,êm ái, Bởi Bitis được sản xuất bằng công nghệ hiện đại với chất liệu ngoại

4

Trang 12

nhập,đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế Bitis đã đạt chứng chỉ ISO9001 do tổ chức BVQI của vương quốc Anh và Quacer của tổng cục đo lường Việt Nam trao tặng Điều mà ít các doanh nghiệp giày dép Việt Nam đạt được ( công ty Thượng Đình mới chỉ đạt được chứng chỉ ISO9002 do Quacer cấp) Kết hợp với tâm lý tiêu dùng người Việt Nam những năm trước đây thích “ăn chăc,mặc bền” Vì vậy các chiến lược định vị công ty chủ yếu tập trung vào tiêu chí chất lượng là chính.Và Bitis đã phần nào thành công khi xây dựng trong tâm trí khách hàng rằng họ là “ hàng Việt Nam chất lượng cao” Việc định vị theo chất lượng sản phẩm đã thể hiện tư duy đột phá cao,sự chuyên nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh.

1.7 LOGO BITI’S

Hình 1 3: LOGO BITI’S

Biti’s xuất hiện từ khi thành lập công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình tiên năm 1992 Đến nay , đây vẫn là mẫu logo duy nhất mà công ty đã từng dùng bởi nó đã tạo được một ấn tượng tốt đẹp , thân thuộc trong tâm chí người tiêu dùng Việt Nam Tổ hợp chữ Biti’s là một biểu tượng được ghép từ 5 chữ cái đầu của Bình Shoes, ấn tượng chính của biểu tượng là hai dấu chấm của hai chữ “i” D thứ nhất hình bán nguyệt gắn bó liên kết cùng màu trong bố cục tổng thể chấm thứ hai giữ nguyên hình tròn được nhấn mạnh bởi màu đỏ tương phả thước lớn hơn vị trí đưa lên cao như mặt trời đang mọc cũng thể hiện hướng tới mục đích cao đẹp của cuộc sống đó là hạnh phúc và thành đạt Hai mảnh đỏ thể hiện hình tượng ngọn đuốc trong thế vận hội tạo thành chữ

5

Trang 13

V cách Là chữ cái đầu của Việt Nam và Victory (Chiến thắng) Các chữ và ký logo thường bo tròn, cong, gây dễ nhớ lâu Hình thức của biểu tượng cho Biti’s trong tư thế mới như ước mơ vươn lên phía trước, tự tin và đầy quy tạo ra cho xã hội những sản phẩm bền, đẹp, chắc chắn, hài hòa Về cơ bản, logo của biti’s phù hợp 4 yếu tố chính: thiết kế logic, mức độ mỹ khá, độc đáo, sáng tạo và khá dễ nhớ.

6

Trang 14

PHẦN 2 : GIỚI THIỆU THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI VÀ LÝ DO2.1 Giới Thiệu Chung

2.1.1 Các thông tin cơ bản

─ Tên đầy đủ: Cộng Hòa Xinh-ga-po (Singapore) ─ Thể chế chính trị: Cộng hoà Nghị viện

─ Đứng đầu nhà nước: Tổng thống HALIMAH Yacob

─ Đứng đầu chính phủ: Thủ tướng Lý Hiển Long ( Lee Hsien Loong) từ ngày 12/8/2004

─ Tham gia các Tổ chức Quốc tế: ADB, AOSIS, APEC, ARF, ASEAN, BIS, C, CP, EAS, FATF, G-77, IAEA, IBRD, ICAO, ICC, ICRM, IDA, IFC, IFRCS, IHO, ILO, IMF, IMO, IMSO, Interpol, IOC, IPU, ISO, ITSO, ITU, ITUC, MIGA, NAM, OPCW, PCA, UN, UNCTAD, UNESCO, UNMIT, UPU, WCO, WHO, WIPO, WMO, WTO

─ Diện tích: 692,7 km2, gồm 64 đảo, 1 đảo lớn và 63 đảo nhỏ.

─ Khí hậu: Nhiệt đới, nóng, độ ẩm cao và lượng mưa nhiều do vị trí của đảo nằm ngoài hải dương và gần đường xích đạo Nhiệt độ trung bình: 26,70C; độ ẩm trung bình: 84,4%, lượng mưa trung bình trong năm: 2,359 mm.

─ Tài nguyên: Hải sản, cảng nước sâu ─ Thủ đô: Singapore

─ Dân số: 5.9 triệu ─ Tuổi trung bình: 42.7 tuổi

─ Các dân tộc: Trung Quốc 74.2%, Malay 13.3%, Ấn Độ 9.2%.

─ Tôn giáo: Đạo Phật 33.9%, Đạo Hồi 14.3%, Taoist 11.3%, Hindu 5.2%,Catholic 7.1%, Thiên chúa 11%, không tôn giáo 16.4%.

─ Tỷ giá hối đoái: USD/SGD 1.39 (2017); 1.37 (2016); 1.37 (2015); 1.25 (2014); 1.25 (2013); 1.253 (2012), 1.234 (2011); 1.3635 (2010); 1.4545 (2009); 1.415 (2008)

2.1.2 Lịch sử

─ Trong lịch sử, Singapore đã bị nhiều đế quốc đô hộ: Bồ Đào Nha (đầu thế kỷ 16 đến cuối thế kỷ 17); Hà Lan (đầu thế kỷ 17 đến 1819); Anh (từ 1819), Nhật Bản (1942 – 1945) Sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai, Anh trở lại chiếm Singapore và đã phải đồng ý cho Singapore thành lập bang tự trị ngày 03/6/1959 Tuy nhiên, Singapo chỉ được tự trị về đối nội, còn Anh vẫn nắm giữ các hoạt động về quốc phòng và ngoại giao.Ngày 16/9/1963, Singapore gia nhập liên bang Ma-lai-xi-a.

Trang 15

─ Ngày 09/8/1965, Singapore tách khỏi Ma-lai-xi-a và thành lập nước Cộng hoà độc lập.

─ Ngày 21/9/1965, Singapore gia nhập Liên Hiệp quốc.

Singapore sau đó đã trở thành một trong những quốc gia thịnh vượng nhất thế giới với liên kết kinh doanh quốc tế mạnh mẽ (cảng biển của Singapore là một trong những cảng bận rộn nhất của thế giới) và GDP bình quân đầu người ngang bằng với các quốc gia hàng đầu của Tây Âu.

2.2 Tình hình kinh tế singapore

Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài, hàng năm phải nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ở trong nước.

Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu Châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến, điện tử và lắp ráp máy móc tinh vi Singapore có 12 khu vực công nghiệp lớn, trong đó lớn nhất là Khu công nghiệp Du-rông (Jurong) Singapore là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở Châu Á.

Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức Singapore đang thực hiện kế hoạch đến năm 2018 sẽ biến Singapore thành một thành phố hàng đầu thế giới, một đầu mối của mạng lưới mới trong nền kinh tế toàn cầu và Châu Á và một nền kinh tế đa dạng nhạy cảm kinh doanh.

Singapore có nền kinh tế thị trường tự do phát triển cao và rất thành công Singapore được hưởng một môi trường kinh tế mở cửa và không có tham nhũng, giá cả ổn đỉnh, và thu nhập bình quân trên đầu người cao hơn so với hẩu hết các nước phát triển khác Nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu, đặc biệt là các thiết bị điện tử tiêu dùng, sản phẩm công nghệ thông tin, dược phẩm, và lĩnh vực dịch vụ tài chính GDP thực tế tăng trưởng trung bình 7,1% từ năm 2004 - 2007 Nền kinh tế sụt giảm 0,8% trong năm 2009 do hệ quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng lại hồi phục 14,5% trong năm 2010 và 5,3% trong năm 2011, với sức mạnh của xuất khẩu Singapore tăng trưởng chậm dần trong các năm gần đây, lần lượt 2014 GDP đạt 3.3%, 2015 2% và 2016 chỉ đạt 1.7% do nhu cầu xuất khẩu yếu của nền kinh tế toàn cầu và sự tăng trưởng chậm của ngành sản xuất Singapore.

Về lâu dài, Chính phủ hy vọng sẽ thiết lập một lộ trình tăng trưởng mới tập trung vào nâng cao năng suất Singapore đã thu hút được đầu tư lớn vào sản xuất dược phẩm và công nghệ y tế và sẽ tiếp tục nỗ lực để thiết lập Singapore là trung tâm tài chính và công nghệ cao của khu vực Đông Nam Á Cuối năm 2015, Singapore đã cùng với các quốc gia Đông Nam Á khác thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN.

Chính phủ Singapore đang nỗ lực tái cơ cấu nền kinh tế, dần xóa bỏ phụ thuộc

Trang 16

vào lao động nước ngoài, nâng cao năng suất lao động và tăng lương cho người dân Singapore thu hút được đầu tư lớn trong ngành dược phẩm, công nghệ y tế và đang nỗ lực củng cố vị trí trung tâm tài chính và công nghệ cao hàng đầu khu vực Đông Nam Á.

Singapore cũng là một thành viên của TPP, RCEP với 9 thành viên khác của ASEAN và Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand.

6 Tỷ lệ Lãi suất - Interest Rate (%) Ngày 1-2-2020 1.26

7 Nợ chính phủ so với GPD- Government Debt to GDP (%)

1-12-2018 112

8 Thuế thu nhập doanh nghiệp - Corporate Tax Rate (%)

9 Thuế thu nhập cá nhân - Personal Income Tax Rate (%)

10 Số người bị nhiễm - Coronavirus Ngày 1-3-2020 844

Trang 17

11 Số người chết vì Virus Corona - Coronavirus Deaths (Persons)

Trong tháng 12/21 ngành hàng XK chủ lực của Singapore ra thế giới bị suy giảm so với cùng kỳ 2019, trong đó một số ngành hàng XK suy giảm 2 con số như: phương tiện tàu bay, tàu vũ trụ và các bộ phận (giảm 42,41%), hoá chất (giảm 34,84%), xăng dầu và sản phẩm dầu mỏ (giảm 33,76%), các sản phẩm từ sắt thép (giảm 21,21%), các sản phẩm từ sắt thép (giảm 23,01%), đồng hồ, đồng hồ cá nhân và bộ phận (giảm 10,51%)…

Trong bối cảnh suy giảm XK, có 9/21 ngành hàng xuất khẩu hàng đầu của Singapore duy trì tiến độ tăng trưởng, trong đó có ngành hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch XK tăng khá cao như máy móc, thiết bị, điện thoại di động, linh kiện và phụ tùng (tăng 19,06%) Một số ngành hàng khác có mức tăng trưởng xuất khẩu khá tốt như bưu phẩm (tăng 52,26%), các sản phẩm từ nhựa (tăng 21,44%), rượu và đồ uống (tăng 7,98%).

Nếu tính cả năm 2020, 17/22 ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Singapore suy giảm và 11/22 nhóm ngành hàng suy giảm ở mức hai con số Điều này khiến cho kim ngạch xuất khẩu của Singapore trong nhiều tháng liên tiếp bị sụt giảm Đáng chú ý, máy móc, thiết bị, điện thoại di động, linh kiện và phụ tùng (nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu) và ngọc trai, đá quý và sản phẩm kim hoàn (đứng thứ 5) có mức tăng trưởng tương đối tốt, lần lượt là 10,56% và 15,88%.

Cũng theo số liệu trên, trong tháng 12, kim ngạch XNK hàng hoá của Singapore và Việt Nam tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2019 Mặc dù có 12/21 nhóm ngành XK chủ lực suy giảm, tăng trưởng âm song 9/21 nhóm ngành hàng XK chủ lực khác lại tăng rất cao, giúp cho kim ngạch XK của Việt Nam sang Singapore tăng cao trong tháng 12 3/4 nhóm ngành ngành XK chiếm tỷ trọng lớn nhất gồm máy móc, thiết bị, điện thoại di động, linh kiện và phụ tùng; thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh; và xăng dầu và sản phẩm từ xăng dầu, tăng lần lượt là 120,93%, 32,79%, và 19,19% Một số ngành hàng khác tuy chiếm tỷ trọng nhỏ song cũng tăng trưởng khá tốt như rễ, rau, củ các loại (tăng 83,5%), giấy và các sản phẩm từ giấy (tăng 37,41%)

Trang 18

2.2.2 Nhập khẩu

Trong tháng 10/21 ngành hàng NK chính của Singapore giảm so với cùng kỳ 2019, trong đó 6/21 nhóm ngành hàng NK chủ lực sụt giảm 2 con số và đã có một số nhóm ngành hàng chiếm tỷ trọng lớn trong cán cân NK như xăng dầu, sản phẩm từ xăng dầu, giảm 10,76% 12/23 ngành hàng nhập khẩu chính còn lại tăng trưởng dương Đáng chú ý 4/5 nhóm ngành hàng nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất đều tăng trưởng rất cao: máy móc, thiết bị, điện thoai di động, linh kiện và phụ tùng (tăng 77,82%), lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và trang thiết bị phụ tùng (tăng 147,5%), ngọc trai, đá quý và sản phẩm kim hoàn (tăng 23,38%), máy quang học, dụng cụ đo lường, thiết bị y tế, đồng hồ, nhạc cụ và phụ kiện các loại (tăng 61,82%).

Mặc dù số liệu cho thấy đà suy giảm nhập khẩu diễn ra trong cả năm 2020 và bao trùm phần lớn các nhóm ngành hàng nhập khẩu chính của Singapore, tuy nhiên một số nhóm ngành hàng nhập khẩu vẫn gia tăng mạnh, thể hiện nhu cầu của thị trường Singapore khá lớn như dầu mỡ động vật, chất béo (tăng 76,18%), ngọc trai, đá quý và sản phẩm kim hoàn (tăng 21,11%), dược phẩm (tăng 14,27%), máy móc, thiết bị, điện thoại di động, linh kiện và phụ tùng (tăng 12,04%), nhôm và sản phẩm từ nhôm (tăng 9,73%)…

Tháng 12 tiếp tục chứng kiến đà suy giảm đáng chú ý trong nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Singapore Cụ thể: 12/22 ngành hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Singapore giảm; và 6/22 ngành hàng NK tiếp tục tăng so với cùng kỳ 2019 Đáng chú ý, trong xu hướng suy giảm NK từ Singapore vào Việt Nam thì hàng hoá trung gian qua Singapore nhập khẩu vào Việt Nam tại liên tục tăng (trong tháng 12 tăng 21,04% và trong cả năm 2020 tăng 6,27%) Điều này cho thấy vai trò trung gian của thị trường Singapore như là cầu dẫn để hàng hoá từ nước thứ 3 nhập khẩu vào Việt Nam.

2.3 Quan hệ kinh tế thương mại với Việt Nam

Theo số liệu từ Cơ quan The Observatory of Economic Complexity (Giám sát đa dạng kinh tế), trong năm 1990, giá trị xuất khẩu từ Singapore sang Việt Nam là khoảng 1 triệu đô la Mỹ, và con số này tăng lên đến 8 tỷ đô la Mỹ trong năm 2008 Mặc dù sau đó đã giảm sút, giá trị xuất khẩu còn khoảng 4 tỷ đô la Mỹ Xăng dầu đã tinh chế là sản phẩm chính mà Singapore xuất khẩu sang Việt Nam.

Trong thập niên 1990, giá trị xuất khẩu từ Việt Nam sang Singapore là khoảng 400 triệu USD Con số này tăng lên đến 2,4 tỷ USD năm 2008, sau đó giảm xuống còn 1,6 tỷ USD trong năm 2012, sau đó nó tăng trở lại vào năm 2013 Dầu thô là sản phẩm chính mà Việt Nam xuất khẩu sang Singapore.

Ngày 5 tháng 5 năm 1993, Ủy ban Hợp tác Việt Nam-Singapore được thành lập Ngày 6 tháng 12 năm 2005, Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore và Bộ Công nghiệp Thương Việt Nam đã ký kết khung hợp tác về Kết nối Việt Nam-Singapore tại Singapore bao gồm 6 lĩnh vực như tài chính, đầu tư, thương mại và dịch vụ, giao thông vận tải, thông tin và công nghệ viễn thông, giáo dục và đào tạo Hợp tác khung có hiệu

Trang 19

lực từ ngày 23 tháng 1 năm 2006 Năm 2014, Singapore là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ ba của Việt Nam, với tổng mức vốn đầu tư là 32,7 tỷ USD và đóng góp tới 1.300 dự án Bình Dương Hải Phòng Bắc Ninh Quảng Ngãi Hải Dương, , , , và Nghệ An có các khu công nghiệp Việt Nam-Singapore.

Ngày 13 tháng 9 năm 2013, Lim Hng Kiang, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore và Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam, tổ Hội nghị kết nối Singapore-Việt Nam lần thứ 9 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

2.3.1.Văn bản ký kết

─ Hiệp định hàng hải thương mại (4/1992); ─ Hiệp định về vận chuyển hàng không(4/1992); ─ Hiệp định thương mại (9/1992);

─ Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư (10/1992);

─ Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường (14/5/1993);

─ Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (3/1994); ─ Hiệp định hợp tác về du lịch (8/1994);

─ Và một số thoả thuận hợp tác trên một số lĩnh vực như thanh niên (3/1995) và báo chí (01/1996), văn hoá thông tin (4/1998)

2.3.2.Triển vọng phát triển kinh tế-thương mại với Việt Nam trong những năm tới

Quan hệ hợp tác Việt Nam - Singapore trong gần 30 năm qua đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật Singapore đã trở thành một trong những đối tác thương mại đầu tư hàng đầu của Việt Nam.

Với mối quan hệ quốc tế rộng khắp và phát triển thông qua các chương trình hợp tác kỹ thuật, Singapore đã giúp Việt Nam đào tạo cán bộ trong những lĩnh vực quản lý xã hội, nghiên cứu khoa học kỹ thuật Theo thống kê chưa đầy đủ hiện có khoảng 3.000 sinh viên Việt Nam đang theo học tại các trường Đại học, cao đẳng, các cơ sở dạy nghề tại Singapore.

Trong lĩnh vực đầu tư, Singapore có mặt trong hầu hết ngành kinh tế của Việt Nam, từ thăm dò, khai thác dầu khí, sản xuất công nghiệp tới chế biến nông lâm hải sản và chủ yếu tập trung nhiều trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, dịch vụ và kinh doanh bất động sản Nhiều dự án của Singapore hoạt động đạt hiệu quả cao đóng góp đáng kể trong việc giải quyết việc làm, xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam như: Dự án công ty liên doanh cảng Container quốc tế tại VICT tại thành phố Hồ Chí Minh, Dự án khu công nghiệp Singapore tại Bình Dương (VSIP) là những dẫn chứng chứng minh sự đầu tư đúng hướng của các tập đoàn Singapore tại Việt Nam Bộ Kế hoạch Đầu tư tại Việt Nam mà đầu mối là Cục đầu tư nước ngoài (FIA) với Cục phát triển

Trang 20

kinh tế Singapore (EDB) đã phối hợp lựa chọn các Dự án tích cực đem lại lợi ích cho hai bên và đẩy nhanh việc chấp thuận Dự án từ đó tạo sức hấp dẫn với các nhà đầu tư trên thế giới Kết hợp lợi thế của Việt Nam và Singapore với đầu tư bằng nguồn vốn của nền kinh tế thứ ba sẽ tạo nên sự kết hợp mang tính cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài Được biết hiện EDB đang đề xuất bốn Dự án thực hiện theo sáng kiến chung này.

Singapore là nước chủ nhà của hàng nghìn công ty quốc gia và được liên kết toàn cầu Kết nối với Singapore thông qua sự liên kết có sẵn của nước này với phần còn lại của thế giới, Việt Nam có thể nhận được hiệu ứng tức thì gắn kết xuyên suốt toàn cầu từ các lĩnh vực viễn thông đến việc tiếp cận các quỹ tài tợ bảo đảm thông qua các công ty tài chính quốc tế Hợp tác chặt chẽ với Singapore cũng có nghĩa là gắn kết chặt chẽ học hỏi được kinh nghiệm quý báu trong quản lý đất nước, phát triển công nghệ, ứng dụng khoa học và giáo dục hiện đại.

2.3.3.Văn hóa kinh doanh.

Văn hoá kinh doanh của Singapore có tính cạnh tranh cao và đạo đức kinh doanh mạnh mẽ khác thường Kể từ năm 1992, 16.000 cán bộ Việt Nam nhận được đào tạo của Chương trình Hợp tác Singapore, bao gồm cả y tế, môi trường, tài chính, thương mại, năng suất, quản lý công cộng và đào tạo tiếng Anh Năm 2002, Trung tâm Đào tạo Việt Nam-Singapore được thành lập tại Hà Nội.

Bộ Giáo dục Singapore cấp học bổng cho sinh viên Việt Nam có hoàn thành việc học trường trung học cơ sở của họ và có khả năng sử dụng tốt tiếng Anh và các hoạt động ngoại khóa.

Trong văn hoá kinh doanh của Singapore, những quan hệ cá nhân thường được coi trọng hơn công ty mà bạn đại diện Người Singapore thường có niềm tin mặc định đối với những người cùng dân tộc Năng lực chuyên môn, thành tích và khả năng làm việc theo nhóm được đánh giá cao.Lịch sự là phần không thể thiếu trong quan hệ kinh doanh thành công tại Singapore Tuy nhiên lịch sự không ảnh hưởng tới việc quyết định kinh doanh của người Singapore.Giống như người Việt Nam, người Singapore có thể hỏi đối tác những câu hỏi riêng tư về hôn nhân hay thu nhập Bạn có thể từ chối trả lời một cách lịch sự, song nếu không trả lời những câu hỏi như vậy của người Singapore thì mối quan hệ có thể kém đi.Tuổi tác và thâm niên được kính trọng trong văn hoá kinh doanh Singapore Nếu bạn là thành viên của một đoàn đại biểu, thì thành viên quan trọng nhất phải được giới thiệu đầu tiên.Khi ngồi nói chuyện với đối tác không nên ngồi chéo chân Ra hiệu vẫy tay nên vẫy bằng tay phải với lòng bàn tay hướng xuống đất, các ngón tay hướng ra và vẫy lại.

Danh thiếp được trao đổi vào lúc bắt đầu cuộc gặp gỡ, ngay sau khi giới thiệu Trao nhận danh thiếp nên bằng hai tay Xem danh thiếp của đối tác một cách cẩn thận và cung kính Không bao giờ được dùng tay trái khi trao đổi danh thiếp.Danh thiếp nên

Ngày đăng: 02/05/2024, 16:27

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN