1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tiểu luận công pháp quốc tế chủ đề nội thủy

11 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

Khái niệm nội thủyNội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của một nước.. Chính phủ xác định và công bố đường cơ sở ở những khu vực ch

Trang 1

DIPLOMATIC ACADEMY OF VIETNAM FACULTY OF INTERNATIONAL ECONOMICS

BÀI TIỂU LUẬN

CÔNG PHÁP QUỐC TẾ

CHỦ ĐỀ: NỘI THỦY Giảng viên: Vũ Thị Ngọc Trang

Bùi Hương Giang

Chuyên ngành : Kinh tế quốc tế

Sinh viên: Trần Phú Vinh – KTQT48C1-0354

Lê Thùy Dương – KTQT48C1-0161 Trương Ngân Giang – KTQT48C1-0174 Nguyễn Thanh Trang – KTQT48C1-0332 Trần Thị Thanh Thảo – KTQT48C1-0310 Lê Ngọc Phương Linh – KTQT48C1-0222 Nguyễn Minh Thu Hương – KTQT48C1-0200

HANOI – 2022

Trang 2

MỤC LỤC

IV Án lệ liên quan đến vùng nội thủy: Vụ ARA Libertad (Argentina và

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

Nằm bên bờ Tây của Biển Đông, Việt Nam là một quốc gia ven biển với chiều dài bờ biển trải dài trên 3260km từ Bắc xuống Nam, từ Móng Cái ở phía Bắc đến Hà Tiên ở phía Tây Nam Cùng với trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, bao gồm 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế biển với lợi thế về địa - chính trị, địa - kinh tế khi nằm trên bờ Biển Đông, nơi tuyến hàng hải sôi động của thế giới chạy qua, có biển, vùng bờ biển và hải đảo phong phú tài nguyên Chính vì vậy, việc tham gia các hiệp ước và quy định liên quan đến biển và các đường phân chia trên biển là hết sức cần thiết bởi việc phân chia các đường phân chia trên biển đóng vai trò tất yếu, quan trọng trong sự phát triển an ninh - kinh tế của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam Theo Công ước luật biển năm 1982 đã định thì mỗi quốc gia ven biển có năm vùng biển Chúng bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Trong đó, vùng nội thuỷ là vùng tiếp giáp, gần nhất với đất liền Để có thể có cái nhìn sâu rộng hơn về vùng biển này,

trong bài tiểu luận nhóm 7 sẽ tập trung nghiên cứu về vùng “Nội thuỷ”.

Bài tiểu luận được chia làm bốn phần nội dung: phần I nêu khái niệm vùng nội thuỷ, phần II tìm hiểu về chế độ pháp lý, phần III trình bày về cách phân định vùng nội thuỷ và phần IV đề cập đến án lệ liên quan.

Trang 4

PHẦN NỘI DUNGI Khái niệm nội thủy

Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của một nước Như vậy, đây là vùng biển phía trong cùng và tiếp giáp với vùng lãnh hải ở phía ngoài.

Trong đó, đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã được Chính phủ công bố Chính phủ xác định và công bố đường cơ sở ở những khu vực chưa có đường cơ sở sau khi được Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.

Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam hiện nay nối từ điểm 0 (nằm trên ranh giới phía Tây Nam của vùng nước lịch sử Việt Nam -Cam-pu-chia) đến điểm A11 (đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị).

II Chế độ pháp lý của vùng nội thủy

Theo Điều 10 của Luật Biển Việt Nam số 18/2012/QH13 ngày 21 tháng 06 năm 2012, vùng nước nội thuỷ coi như lãnh thổ đất liền, tại đó quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ.

Chủ quyền này bao trùm lên cả vùng trời bên trên, vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, bên dưới vùng nước nội thuỷ; mọi sự ra vào nội thuỷ của tàu thuyền cũng như phương tiện bay nước ngoài trên vùng trời nội thuỷ đều phải xin phép Tàu thuyền thương mại vào các cảng biển quốc tế trên cơ sở nguyên tắc tự do thông thương và có đi có lại Tàu thuyền Nhà nước dùng vào mục đích không thương mại và tàu thuyền quân sự phải xin phép.

Khi hoạt động trong nội thủy nếu tàu thuyền nước ngoài có sự vi phạm, quốc gia ven biển có quyền thực hiện quyền tài phán dân sự Đối với tàu thuyền được hưởng quyền miễn trừ như tàu thuyền Nhà nước dùng vào mục đích phi thương mại và tàu thuyền quân sự nước ngoài vi phạm, quốc gia ven biển có

Trang 5

quyền buộc tàu thuyền đó rời khỏi vùng nội thuỷ của mình và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà tàu mang cờ trừng trị các vi phạm đó Quốc gia mà tàu mang cờ chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại do hành vi phạm pháp của tàu thuyền đó gây ra.

Đối với các vi phạm hình sự và dân sự trên tàu thuyền nước ngoài, luật áp dụng là luật của quốc gia mà tàu mang cờ Quốc gia ven biển chỉ can thiệp: (i) Nếu hành vi phạm tội do một người ngoài thuỷ thủ đoàn thực hiện; (ii) Nếu thuyền trưởng yêu cầu chính quyền sở tại can thiệp; (iii) Nếu hậu quả của nó ảnh hưởng tới an ninh trật tự của cảng.

III Cách phân định vùng nội thủy

Vùng nước nội thuỷ được xác định bao gồm: Các vùng nước cảng biển, các vũng tàu, cửa sông, các vịnh, các vùng nước nằm kẹp giữa lãnh thổ đất liền, đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.

Vùng nội thủy được xác định và tính toán theo hai công thức sau: Thứ nhất, nếu một con sông chảy trực tiếp ra biển thì đường cơ sở sẽ là đường thẳng đi ngang qua cửa sông, nối các điểm ở mực nước thấp nhất (tức mực nước ròng đo trung bình trong nhiều năm) trên hai bờ con sông.

Thứ hai, nếu một vịnh nhỏ thuộc toàn phần về một quốc gia thì cần xác

định xem đó là một vịnh “đúng” (theo định nghĩa địa hình) hay chỉ là đoạn thụt vào tự nhiên của bờ biển (theo khoản 2 điều 10 phần II của Công ước) Một vũng hay vịnh được coi là “đúng” nếu diện tích của phần lõm vào, bị cắt bởi đường cơ sở, lớn bằng hoặc là hơn diện tích của hình bán nguyệt được tạo ra với đường kính bằng chính chiều dài của phân đoạn đường cơ sở tại phần lõm vào đó Nếu trong đoạn lõm vào này có một số đảo thì hình bán nguyệt tưởng tượng sẽ có đường kính bằng tổng chiều dài các phân đoạn của các đường cơ sở Ngoài ra, chiều dài của đường kính này không vượt quá 24 hải lý Vùng nước bên trong của đường cơ sở tưởng tượng đó cũng được coi là nội thủy

Trang 6

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng quy tắc này không áp dụng cho các vũng, vịnh đã thuộc chủ quyền của một quốc gia nào đó mang tính chất “lịch sử” hoặc trong bất kỳ trường hợp nào mà việc áp dụng đường cơ sở thẳng là hợp lý.

Theo Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 12/5/1977, nội thủy của Việt Nam là toàn bộ vùng biển nằm trong đường cơ sở và giáp với bờ biển Việt Nam Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Nghị định số 30/CP ngày 29/01/1980 về Quy chế cho tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên các vùng biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong đó quy định rõ các thủ tục mà tàu thuyền nước ngoài phải tuân thủ khi vào vùng nội thủy của Việt Nam.

IV Án lệ liên quan đến vùng nội thủy: Vụ ARA Libertad (Argentina vàGhana)

1 Bối cảnh

Theo phía Argentina, tàu ARA Libertad là một tàu chiến của Hải quân Argentina, được Ghana mời đến thăm cảng Tema của Ghana theo thỏa thuận giữa hai nước Chính phủ Ghana chính thức cho phép chuyến thăm và thông báo cho Argentina qua đường ngoại giao ngày 04/6/2012

Ngày 01/10/2012 tàu Libertad đến cảng Tema theo đúng thỏa thuận Tuy nhiên một ngày sau đó, ngày 02/10/2012, người của một tòa án Ghana thông báo lệnh yêu cầu giữ tàu Libertad ở lại cảng Tema, thu giữ giấy tờ của Tàu.

Theo giải thích của phía Ghana, vụ việc bắt nguồn từ một việc một công ty của Mỹ đã khởi kiện thành công Chính phủ Argentina ở tòa án của Mỹ để đòi khoản tiền gần 250 triệu USD Công ty này được báo cáo là đăng ký tại Đảo Cayman và là một chi nhánh của một công ty của Mỹ hoạt động trong lĩnh vực quản lý đầu tư Tòa án Mỹ đã tuyên công ty này thắng kiện, sau đó công ty này đã cố gắng thi hành phán quyết này

Trang 7

Nên, ngày 02/10/2012, khi biết tàu Libertad đang ở cảng Tema, công ty này đã đến nộp đơn kiện lên tòa án của Ghana đề nghị tòa án tiến hành thủ tục thi hành phán quyết trên đối với tàu Libertad – một tài sản của Chính phủ Argentina

Tóm lại, với phán quyết thắng kiện tại tòa án của Mỹ, nhưng phía Argentina từ chối thi hành, do đó công ty này đã cố gắng tìm mọi cách để thi hành phán quyết đối với bất kỳ tài sản nào của Argentina ở nước ngoài – trong trường hợp này là tàu Liberta đang có chuyến thăm ở Ghana.

2 Nội dung

Vấn đề gây tranh chấp giữa Argentina và Ghana trong vụ việc này là quyền miễn trừ tài phán của tàu chiến trong nội thủy Trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS), quy định về quyền miễn trừ được ghi nhận ở trong Mục về Lãnh hải mà không có ở Điều 32, tiểu mục A, Mục 3, Phần II về

Lãnh hải và Tiếp giáp lãnh hải Điều này quy định “không có gì trong Công ướcảnh hưởng đến quyền miễn trừ của tàu chiến và các tàu chính phủ khác hoạtđộng vì phục đích phi thương mại.”

Argentina cho rằng Điều 32 của Công ước sử dụng từ “không có gì trongCông ước này” mà không phải là “không có gì trong Phần này” cho thấy rõ ràng là Điều 32 này áp dụng vượt ra bên ngoài phần quy định về lãnh hải và bảo đảm quyền miễn trừ của tàu chiến trên toàn bộ phạm vi địa lý của Công ước Argentina cho rằng mặc dù quy định trong nhóm quy định điều chỉnh về quy chế pháp lý của lãnh hải và tiếp giáp lãnh hải, nhưng quyền miễn trừ theo Điều 32 UNCLOS cũng được áp dụng cho tàu chiến trong nội thủy của quốc gia ven biển

Ngược lại, Ghana cho rằng Điều 32 áp dụng cho tàu chiến trong lãnh hải và không dẫn chiếu đến quyền miễn trừ trong nội thủy và nước này cho rằng quy chế cảng biển và nội thủy không được điều chỉnh bởi UNCLOS 1982 Quốc gia ven biển có chủ quyền lãnh thổ đầy đủ đối với nội thủy và do đó bất kỳ tàu

Trang 8

thuyền nước ngoài nào trong nội thủy đều chịu điều chỉnh bời thẩm quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp của quốc gia ven biển Ghana không phủ nhận quyền miễn trừ đối với tàu chiến theo luật quốc tế chung bao gồm cả tập quán quốc tế, nhưng phủ nhận quyền miễn trừ trong nội thủy được điều chỉnh bởi Điều 32.

Tòa Án quốc tế và Luật Biển (ITLOS) gần như bác bỏ lập luận của Ghana và ủng hộ Argentina.

Toà cho rằng (i) Điều 32 sử dụng từ “không có gì trong Công ước này ảnhhưởng đến quyền miễn trừ của tàu chiến” mà không chỉ rõ phạm vi địa lý áp

dụng, (ii) mặc dù Điều 32 được ghi nhận ở Phần II về “Lãnh hải và Tiếp giáp lãnh hải” nhưng một số điều khoản áp dụng cho toàn bộ các vùng biển, và (iii) tàu chiến là biểu hiện của chủ quyền quốc gia mà tàu mang cờ, và luật pháp quốc tế chung bảo đảm quyền miễn trừ cho tàu chiến cả trong nội thủy.

Tòa đã nhất trí ra lệnh Ghana phải ngay lập tức và vô điều kiện thả tàu Libertad

Qua Vụ ARA Libertad này, Tòa ITLOS đã xác nhận và làm rõ vấn đề quyền miễn trừ của tàu chiến trong nội thủy

Trang 9

PHẦN KẾT LUẬN

Là một quốc gia tiếp giáp với biển Đông rộng lớn, giàu tiềm năng phát triển nên các vấn đề liên quan đến biển có tầm ảnh hưởng cực kì quan trọng với Việt Nam bởi những vấn đề này có tác động lớn đến phát triển kinh tế biển và bảo đảm quốc phòng, an ninh cũng như sự hoà bình, ổn định của đất nước Trong những năm gần đây, những biến động không ngừng và khó lường của tình hình thế giới, khu vực và trên biển Đông cũng đã có những ảnh hưởng nhất định tới nền kinh tế, chính trị cũng như an ninh của Việt Nam Chính vì vậy, để có thể cùng chung tay gìn giữ hoà bình quốc gia, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, mỗi người dân đều cần trang bị đầy đủ kiến thức liên quan đến Luật biển nói chung và các vùng biển nói riêng, trong đó có vùng nội thủy bởi bảo vệ chủ quyền biển, đảo là nhiệm vụ trọng yếu và là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.

Trang 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Trần Hữu Duy Minh (13/04/2017) UNCLOS: Nội thủy (Internal waters), Luật pháp Quốc tế, https://iuscogens-vie.org/2017/04/13/16/, truy cập ngày 15/10/2022.

2 Báo Nghệ An (20/07/2011) Nội thủy và lãnh hải theo Luật Biển quốc tếcó nội dung pháp lý nào?, Báo Điện tử Chính phủ,

https://baochinhphu.vn/noi-thuy-va-lanh-hai-theo-luat-bien-quoc-te-co-noi-dung-phap-ly-nao-10288777.htm, truy cập ngày 15/10/2022.

3 Nguyễn Thế Lực (2021) Thực thi pháp luật trên biển theo Công ước Liênhợp quốc về Luật Biển năm 1982 từ thực tiễn một số quốc gia và ViệtNam, Tạp chí Nhân lực Khoa học Xã hội,

https://gass.edu.vn/tapchi/Pages/List_TapChi.aspx?itemId=106, truy cập ngày 16/10/2022.

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w