1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tiểu Luận Thương Mại Quốc Tế Đề Tài Unilever Thực Hiện Thuê Ngoài Tại Việt Nam.pdf

21 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Unilever Thực Hiện Thuê Ngoài Tại Việt Nam
Tác giả Nhóm 4
Người hướng dẫn Th.S Huỳnh Tịnh Cát
Trường học Trường Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Thương Mại Quốc Tế
Thể loại bài tiểu luận
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 2,75 MB

Nội dung

1.2 Vài nét về lịch sử phát triển của Unilever Với các nhãn hiệu quen thuộc như OMO, VISO, Lux, Lifeboy, Trà lipton…Unilever đã từng bước là một trong những tập đoàn sản xuất hàng tiêu d

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

-

-BÀI TIỂU LUẬN

MÔN: Thương Mại Quốc Tế

Đề tài: “Unilever thực hiện thuê ngoài tại Việt Nam”

GVHD: Th.S Huỳnh Tịnh Cát

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY UNILEVER 2

1.1 Giới thiệu sơ lược về Unilever 2

1.2 Vài nét về lịch sử phát triển của Unilever 3

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG OUTSOURCING CỦA UNILEVER TẠI VIỆT NAM 4

2.1 Outsourcing 4

2.2 Lý do Unilever chọn Việt Nam thực hiện Outsourcing các bộ phận, chức năng 5

2.3 So sánh trước và sau khi sử dụng mô hình Outsourcing ở Việt Nam 5

2.3.1 Trước khi Outsourcing 5

2.3.2 Sau khi Outsourcing 6

2.4 Chi phí giảm như thế nào khi tham gia vào Outsourcing tại Việt Nam 6

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM TRONG VIỆC OUTSOURCING CỦA UNILEVER 7

3.1 Giới thiệu về Michael Porter và lý thuyết mô hình kim cương 7

3.2.1 Vài nét về M Porter 7

3.2.2 Vài nét về mô hình kim cương M Porter 7

3.2 Phân tích về việc áp dụng mô hình Kim cương trong việc chọn Việt Nam để Outsourcing.9 3.2.1 Điều kiện các yếu tố sản xuất 9

3.2.2 Điều kiện nhu cầu 10

3.2.3 Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan 11

3.2.4 Chiến lược, cấu trúc và các yếu tố cạnh tranh trong ngành 12

3.2.5 Chính phủ 15

3.2.6 Cơ hội 16

KẾT LUẬN 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN 18

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bất kì doanh nghiệp nào nguồn nhân lực là một khía cạnh rất quan trọng

Để điều hành một doanh nghiệp, bạn cần phải hợp lý thuyết và thực tế Các luật sư,nhà tài chính, nhà quản lý nhằm mục đích tối ưu hóa chi phí và giảm thời gian tạo rasản phẩm và dịch vụ Thuê ngoài là cách tốt nhất để làm điều đó Các chủ doanhnghiệp không muốn duy trì một lượng lớn nhân viên bởi vì họ sẽ phải chi các nguồnlực cho thuế, tiền lương và tiền thuê văn phòng

Unilever là một tập đoàn đa quốc gia và có tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới, làtop 50 thương hiệu lớn nhất thế giới Chắc hẳn rằng, các sản phẩm tiêu dùng trong giađình bạn sẽkhông bao giờ thiếu sự có mặt của các sản phẩm từ Unilever Sứ mệnh củaUnilever là "Toadd vitality to life” – tạm dịch: Tiếp thêm sinh khí cho cuộc sống vàUnilever đã luôn tuânthủ sứ mệnh này Những giá trị tốt đẹp mà Unilever đem lại đãthể hiện ở hơn 190 quốc giavà qua hơn 20 năm qua ở nước ta

Với mong muốn hiểu rõ, biết thêm nhiều thông tin về thương hiệu Unilever,chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: "" Chúng tôi mong muốn rằng bài tiểu luận này

sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về thương hiệu Unilever

Trang 4

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY UNILEVER

1.1 Giới thiệu sơ lược về Unilever

Unilever là một công ty đa quốc gia của Anh chuyên sản xuất các mặt hàng tiêudùng như mỹ phẩm, hóa chất giặt tẩy, kem đánh răng, dầu gội, thực phẩm Công ty

có giá trị đứng thứ bảy ở châu Âu Unilever là một trong những công ty đa quốc gialâu đời nhất; sản phẩm của nó có sẵn ở khoảng 190 quốc gia Đối thủ cạnh tranh chủyếu của Unilever là hãng Johnson & Johnson từ Hoa Kỳ

Công ty này sở hữu nhiều công ty có quy mô lớn sản xuất hàng tiêu dùng, thựcphẩm, sản phẩm giặt tẩy, mỹ phẩm của thế giới Unilever sử dụng khoảng 180.000nhân công và có doanh số gần 40 tỷ Euro hay hơn 62 tỷ Euro năm 2005

Unilever có hơn 400 nhãn hàng, trong số các sản phẩm nổi tiếng nhất có thể kểđến OMO, Surf, Dove, Knorr, Comfort, Hazeline, Clear, Pond's, P/S, Close Up, Vim,Cif, Sunsilk, Sunlight, Lipton, TRESemmé và Lifebuoy

Unilever là một công ty niêm yết kép bao gồm Unilever PLC, có trụ sở tại London

và tại Rotterdam Hai công ty hoạt động như một doanh nghiệp duy nhất, với một bangiám đốc chung được điều hành bởi CEO Paul Polman và Marijn Dekkers (chủ tịch).Unilever được tổ chức thành bốn bộ phận chính - Thực phẩm, Giải khát (đồ uống vàkem), Chăm sóc tại nhà, và Chăm sóc sắc đẹp & Cá nhân Nó có các cơ sở nghiên cứu

và phát triển tại Vương quốc Anh (hai), Hà Lan, Trung Quốc, Ấn Độ và Hoa Kỳ.Unilever được thành lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1929, bởi sự hợp nhất của nhàsản xuất bơ thực vật Hà Lan Margarine Unie và nhà sản xuất xà phòng Anh LeverBrothers Trong nửa sau của thế kỷ 20, công ty ngày càng đa dạng hóa từ việc chỉ lànhà sản xuất các sản phẩm làm từ dầu và mỡ công ty đã mở rộng hoạt động trên toànthế giới

Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam được chính thức thành lập và đi vàohoạt động từ năm 1995 – là một chi nhánhcủa tập đoàn Unilever toàn cầu Được đầu

tư vào Việt Nam trên 100 triệu USD Các công ty thành viên của Unilever Việt Nambao gồm: Lever Việt Nam, liên doanh với công ty xà phòng Hà Nội và Tổng công tyhóa chất Việt Nam, Công ty ELIDA P/S sản xuất kem đánh răng, liên doanh với công

ty hóa mỹ phẫm Unilever có 5 nhà máy sản xuất tại Hà Nội và TP HCM

Unilever Việt Nam có hệ thống phân phối rộng khắp toàn quốc gồm 350 nhà phânphối và 150.000 cửa hàng bán lẻ Công ty trực tiếp tuyển dụng hơn 2000 nhân viên vàgián tiếp tạo thêm gần 5500 việc làm cho các đối tác như các đơn vị gia công, nhàthầu, nhà phân phối, các công ty nhỏ và vừa trên khắp ViệtNam

Sứ mệnh của Unilever

Trang 5

Vào thời điểm thành lập công ty, những nhà sáng lập thời ấy đã đề ra sứ mệnh củaUnilever là “To add vitality to life” – tạm dịch: Tiếp thêm sinh khí cho cuộc sống, và

từ ấy Unilever vẫn luôn tuân thủ sứ mệnh này Ý nghĩa của sứ mệnh này là Unilevermuốn mang đến một cuộc sống tốt hơn cho mọi người thông qua sản phẩm của mình

Sứ mệnh và kế hoạch phát triển của Unilever

Unilever được xây dựng dựa trên Kế Hoạch Phát Triển Bền Vững nhằm đạt đượcmục đích cuối cùng là tạo ra một cuộc sống bền vững cho mọi người trên thế giới Cụthể, Unilever đã đầu tư cho một chiến lược phát triển dài hạn dành cho toàn bộ ngànhhàng và thương hiệu của mình nhằm mang lại sự tăng trưởng có lợi cho toàn bộ cácbên liên quan, từ đó có thể “hiện thực hóa” tầm nhìn của mình

1.2 Vài nét về lịch sử phát triển của Unilever

Với các nhãn hiệu quen thuộc như OMO, VISO, Lux, Lifeboy, Trà lipton…Unilever đã từng bước là một trong những tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng hoạt độngthành công nhất tại thị trường Việt Nam

Việc quyết định đầu tư lâu dài tại Việt Nam đều dựa theo tâm lý của người tiêudùng Việt Nam cũng như các nét văn hóa truyền thống Sản phẩm kem đánh răng P/Smuối là kết hợp hoàn hảo giữa văn hóa cổ truyền và hiện đại Hay với dầu gội đầuSunsilk bồ kết, người gội không bị mất đi mùi hương quen thuộc của quá khứ Đây là

2 sản phẩm được ưa chuộng ở thị trường Việt Nam Sunsilk bồ kết chiếm 80% trongtổng số Sunsilk, P/S muối chiếm 40% trong tổng số các loại P/S

Ngoài ra Unilever còn tạo ra 5.500 công ăn việc làm cho các bên thứ ba Họ cungcấp khoảng 40% sản lượng, 20% nguyên liệu, và 87% bao bì cho tập đoàn Mục tiêutạo ra môi trường cùng có lợi cho các doanh nghiệp bên thứ ba, không những vậyUnilever đã hỗ trợ them về vốn, công nghệ, kiểm soát chất lượng, các tiêu chuẩn antoàn và đảm bảo cho môi trường Vì vậy sản lượng của xí nghiệp đã tăng gần 8 lần(23.000 tấn vào năm 2000), doanh số tăng gần 16 lần (285.000 USD vào năm 2000).Đối với 76 nhà cung ứng nguyên liệu và 54 nhà cung ứng bao bì (tổng doanh số 34triệu USD)

Về mạng lưới phân phối, Unilever sử dụng hệ thống bán lẻ để cung ứng sản phẩmđến tận vùng xa môt cách nhanh chống và tin cậy, hỗ trợ các nhà phân phối bằng cáckhoản cho vay mua xe cộ vận chuyển, các chương trình đào tạo bán hàng, … Unilever

đã tiếp cận họ trên tinh thần “cộng sinh” chia sẻ thành công thông qua hợp tác Vì vậytập đoàn hoạt động một cách linh hoạt và hiệu quả nguồn tài chính của tập đoàn Được tính từ năm 1995, sau 8 năm hoạt động mức đóng góp vào ngân sách tănggấp 13 lần tương đương với 130 tỷ đồng/ năm Và cũng trong cùng thời gian Unilever

đã dành 20 tỷ đồng tài trợ cho các hoạt động phát triển xã hội và nhân đạo Là nhà tàitrợ cho đội tuyển quốc gia Việt Nam, tài trợ giải vô địch bóng đá quốc gia năm 2001,hàng năm công ty còn tăng cường giao lưu hiểu biết giữa các thành viên, các đối tác,các nhà phân phối thông qua việc tổ chức ngày hội bóng đá

Trang 6

Unilever có 5 nhà máy ở Hà Nội, Củ chi, Thủ Đức và khu công nghiệp Biên Hòa.Công ty có hệ thống phân phối trên toàn quốc với 350 nhà phân phối và hơn 150.000của hàng bán lẻ Hiện nay công ty đạt mức tăng trưởng 35-40% và tuyển dụng hơn

2000 nhân viên

Ngay sau khi đi vào hoạt động các nhãn hàng nổi tiếng thế giới của Unilever nhurOMO, Sunsilk, Clear, Lifebuoy, Lux, Dove, Ponds, Close-Up, Cornetto, Padle Pop,Lipton, Knorr Cùng với các nhãn hàng truyền thống của Việt Nam là Viso và P/Sdādược giới thiệu rộng rãi, được người tiêu dùng Việt Nam tín nhiệm, đánh giá cao,

và luôn dẫn đầu trên thị trường Đây là kết quả của những nỗ lực không ngừng củacông ty trong hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm có chất lượng cao, phát huysức mạnh của các sản phẩm truyền thống (dầu gội Bồ kết, kem đánh răng muốn), xâydựng hệ thống phân phối cung ứng phục vụ tiện lợi cho người dân ở mọi nơi, đáp ứngkịp thời nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam

Unilever liên tục tăng cường đóng góp vào các hoạt động xã hội, hoạt động nhânđạo và phát triển cộng đồng trong 5 năm đầu thiên niên kỷ mới công ty đã cam kếtđóng góp trung bình 2 triệu Đola (30 tỷđồng) một năm cho các chương trình hỗ trợphát triển cộng đồng Tính đến nay, Công ty đã giành hơn 70 tỷ đồng cho các hoạtđộng hỗ trợ cộng động xã hội, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực y tế, giáo dục, xoáđói giảm nghèo, và phòng chống thiên tai Công ty đã kết hợp với Bộ y tế, Bộ giáodục và Đào tạo cùng các cơ quan ban ngành địa phương thực hiện hỗ trợ các chươngtrình giáo dục bảo vệ răng miệng, phòng chống bệnh phong, giáo dục vệ sinh gia đình.Xây dựng trường học, cung ứng học bổng, hỗ trợ đào tạo giáo viên dạy nghề, cứu trợcho các địa phương bị thiên tai, trợ cấp hàng tháng thường xuyên cho các mẹ ViệtNam anh hùng, tài trợ cho các chương trình văn hoá truyền thống thể thao, vui chơigiải trí

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG OUTSOURCING CỦA UNILEVER TẠI VIỆT NAM

2.1 Outsourcing

Outsourcing (tạm dịch: Thuê ngoài) được hiểu là dịch vụ cung ứng nhân sự chomột doanh nghiệp đang gặp những vấn đề liên quan đến nhân sự hoặc ngân sách.Dịch vụ này cho phép doanh nghiệp bạn thuê nhân viên từ một bên thứ ba để thựchiện các nhiệm vụ, công việc hoặc cung cấp một dịch vụ nào đó cho doanh nghiệp củabạn

Bên thứ ba là những công ty bên ngoài hoặc nhà cung cấp dịch vụ Họ có vai trò

bố trí nhân viên hoặc cung cấp dịch vụ của mình để hỗ trợ hoạt động kinh doanh, quátrình vận hành cho doanh nghiệp bạn

Trang 7

Nguồn nhân lực từ dịch vụ Outsourcing là những người có chuyên môn, kỹ thuật

và kiến thức sâu rộng về một lĩnh vực cụ thể, điển hình như: chuyên gia công nghệthông tin, lập trình web, nhà phát triển ứng dụng, kế toán tổng hợp, designer,…Những dịch vụ Outsourcing đặc biệt phát triển tại Mỹ và các quốc gia tiên tiếntrên thế giới Ở Việt Nam, Outsourcing cũng ngày càng mở rộng và phát triển với quy

mô lớn hơn

Điều này khẳng định rằng Outsourcing chính là một dịch vụ tất yếu và mang đếnnhiều giá trị tích cực cho các doanh nghiệp trong thời đại kỹ thuật số

2.2 Lý do Unilever chọn Việt Nam thực hiện Outsourcing các bộ phận, chức năng

1 Chi phí lao động: Việt Nam có mức lương lao động thấp so với các quốc giaphát triển khác, điều này giúp Unilever tiết kiệm chi phí nhân sự Việc Outsourcingcác bộ phận và chức năng tại Việt Nam giúp Unilever giảm chi phí cố định và tăngtính cạnh tranh trong ngành công nghiệp tiêu dùng

2 Sự phát triển kinh tế: Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăngtrưởng kinh tế nhanh nhất khu vực Đông Nam Á Sự phát triển kinh tế tạo ra một môitrường thuận lợi cho Unilever mở rộng hoạt động và tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới

3 Tài nguyên nhân lực: Việt Nam có một nguồn nhân lực trẻ, đa dạng và khôngngừng phát triển Các nhân viên Việt Nam thường được đào tạo với kiến thức và kỹnăng phù hợp với yêu cầu của Unilever Điều này giúp Unilever tìm kiếm và thu hútnhững nhân viên tài năng và đáng tin cậy để thực hiện các chức năng Outsourcing

4 Vị trí địa lý: Vị trí địa lý của Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á,gần các thị trường tiêu thụ lớn như Trung Quốc, Ấn Độ và các nước ASEAN Điềunày mang lại lợi thế về vận chuyển và phân phối sản phẩm, giúp Unilever tiếp cận cácthị trường tiềm năng một cách dễ dàng

5 Chính sách đầu tư của Việt Nam: Chính sách đầu tư của Việt Nam đã thu hútnhiều tập đoàn đa quốc gia, bao gồm cả Unilever Việc Unilever thực hiệnOutsourcing tại Việt Nam được hỗ trợ bởi các chính sách ưu đãi và môi trường kinhdoanh thuận lợi

Tổng cộng, sự kết hợp giữa chi phí lao động thấp, sự phát triển kinh tế, tài nguyênnhân lực, vị trí địa lý và chính sách đầu tư của Việt Nam là những yếu tố quan trọng

đã thúc đẩy Unilever chọn Việt Nam để thực hiện Outsourcing các bộ phận và chứcnăng

2.3 So sánh trước và sau khi sử dụng mô hình Outsourcing ở Việt Nam

2.3.1 Trước khi Outsourcing

- Trước khi sử dụng mô hình Outsourcing, Unilever Việt Nam có thể xử lý tất cảcác hoạt động kinh doanh bên trong công ty một cách tự quản Tuy nhiên, sau khi ápdụng mô hình Outsourcing, Unilever Việt Nam đã thực hiện việc chuyển giao một số

Trang 8

hoạt động không trực tiếp liên quan đến lĩnh vực chính của công ty cho các đối tácbên ngoài chuyên về lĩnh vực đó.

- Sự thay đổi chính sau khi sử dụng mô hình Outsourcing là Unilever Việt Nam đãgiảm các yếu tố chi phí và tăng tính hiệu quả trong quản lý Các hoạt động như IT,quản lý nhân sự, quản lý chuỗi cung ứng và dịch vụ khách hàng có thể được giao chocác công ty chuyên gia trong lĩnh vực đó để tận dụng tối đa kiến thức và kinh nghiệmcủa họ

- Việc sử dụng Outsourcing cũng giúp Unilever Việt Nam tập trung vào lĩnh vựcchủ yếu của công ty, đồng thời cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ Bằng cáchchuyển giao những hoạt động không chuyên môn cho các đối tác, Unilever Việt Nam

có thể tập trung vào nâng cao năng suất, phát triển sản phẩm mới và mở rộng thịtrường

- Tuy nhiên, việc sử dụng Outsourcing cũng có thể mang đến một số thách thức vàrủi ro Unilever Việt Nam phải đảm bảo rằng các đối tác Outsourcing đủ đáng tin cậy

và tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn Ngoài ra, việc quản lý quan hệ vớicác đối tác Outsourcing cũng đòi hỏi các kỹ năng quản lý đối tác tốt để đảm bảo sựhợp tác hiệu quả và đáp ứng các yêu cầu của Unilever Việt Nam

- Tóm lại, việc sử dụng mô hình Outsourcing đã mang lại nhiều lợi ích choUnilever Việt Nam bằng cách giảm chi phí, tăng hiệu quả quản lý và tập trung vàolĩnh vực chính Tuy nhiên, cần có sự quản lý và kiểm soát cẩn thận để đảm bảo rằngcác đối tác Outsourcing đạt được các tiêu chuẩn và yêu cầu của công ty

2.3.2 Sau khi Outsourcing

- Những thay đổi sau khi sử dụng mô hình Outsourcing ở Unilever Việt Nam cóthể gồm:

+ Giảm chi phí: Bằng cách chuyển giao một số hoạt động không cốt lõi cho đơn vịđối tác, Unilever Việt Nam có thể giảm chi phí sản xuất và quản lý hoạt động.+ Cải thiện chất lượng: Đối với những hoạt động chuyên sâu mà nhà sản xuấtkhông có đủ kỹ năng hoặc nguồn lực, việc chuyển giao cho đối tác chuyên nghiệp cóthể cải thiện chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ

+ Tập trung vào hoạt động cốt lõi: Bằng cách giảm bớt những hoạt động khôngliên quan, Unilever Việt Nam có thể tập trung hơn vào những hoạt động cốt lõi trongsản xuất và kinh doanh

+ Tăng năng suất: Những đối tác chuyên nghiệp thường sử dụng công nghệ vàphương pháp sản xuất hiện đại hơn, làm tăng năng suất và hiệu quả cho Unilever ViệtNam

Trang 9

+ Dễ dàng thích nghi với thị trường mới: Khi muốn mở rộng thị trường sang mộtquốc gia mới, Unilever Việt Nam có thể dễ dàng kết nối và hợp tác với đối tác địaphương để nhanh chóng tiếp cận khách hàng mới.

2.4 Chi phí giảm như thế nào khi tham gia vào Outsourcing tại Việt Nam

Việc tham gia vào mô hình Outsourcing giúp Unilever giảm được một số chi phíquản lý và hoạt động kinh doanh

Cụ thể:

+ Chi phí nhân sự: Unilever có thể giảm chi phí nhân sự bằng cách chuyển giaomột số hoạt động quản lý nhân sự, tuyển dụng và đào tạo cho các đối tác Outsourcingchuyên nghiệp Điều này giúp Unilever tiết kiệm chi phí tuyển dụng nhân sự, đào tạo

và trả lương cho nhân viên quản lý hoạt động này

+ Chi phí IT: Unilever có thể chuyển giao các hoạt động quản lý và phát triển ITcho các đối tác Outsourcing chuyên nghiệp Điều này giúp Unilever giảm chi phí hiệuquả về kỹ thuật, phần mềm, cơ sở hạ tầng và nhân lực

+ Chi phí quản lý chuỗi cung ứng: Unilever có thể giảm chi phí quản lý chuỗicung ứng bằng cách chuyển giao các hoạt động về quản lý kho, phân phối và vậnchuyển cho các đối tác Outsourcing chuyên nghiệp

+ Chi phí vận chuyển: Khi các hoạt động quản lý chuỗi cung ứng đượcOutsourcing cho các đối tác, Unilever cũng có thể giảm chi phí vận chuyển và lưu trữhàng hóa, phát triển các đường vận chuyển tiết kiệm và tối ưu hóa mạng lưới kho bãi.+ Chi phí quản lý dự án: Để đảm bảo hiệu quả của Outsourcing, Unilever có thểcần phải đầu tư thêm vào quản lý dự án Tuy nhiên, chi phí này thường sẽ ít hơn sovới việc xử lý toàn bộ hoạt động bên trong công ty

=> Tóm lại, Unilever có thể giảm chi phí quản lý và hoạt động kinh doanh bằngcách chuyển giao một số hoạt động cho các đối tác Outsourcing chuyên nghiệp Việcgiảm chi phí này sẽ giúp Unilever tiết kiệm chi phí và tăng tính cạnh tranh trongngành

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM TRONG VIỆC OUTSOURCING CỦA UNILEVER 3.1 Giới thiệu về Michael Porter và lý thuyết mô hình kim cương

3.2.1 Vài nét về M Porter

Michael Eugene Porter là Giáo sư của Đại học Havard, Hoa Kỳ; nhà tư tưởngchiến lược và là một trong những “bộ óc” quản trị có ảnh hưởng nhất trên thế giới;

Trang 10

chuyên gia hàng đầu về chiến lược và chính sách cạnh tranh của thế giới; là cha đẻ của

lý thuyết lợi thế cạnh tranh của các quốc gia

Michael Porter là một trong những Giáo sư lỗi lạc nhất trong lịch sử của Đại họcHavard Những tác phẩm kinh điển của ông như “Chiến lược cạnh tranh”(Competitive strategy), “Lợi thế cạnh tranh” (Competitive advantage), “Lợi thế cạnhtranh quốc gia” (Competitive advantage of nations) được xem như là sách gối đầugiường của giới quản trị kinh doanh và các nhà hoạch định chính sách vĩ mô trên khắpthế giới trong suốt gần 30 năm qua

3.2.2 Vài nét về mô hình kim cương M Porter

Mô hình kim cương Porter là mô hình phân tích các yếu tố quyết định lợi thế cạnhtranh đồng thời đánh giá một quốc gia hay vùng lãnh thổ có môi trường kinh doanh vi

mô lành mạnh hay không

Mô hình kim cương của Porter là một mô hình kinh tế được phát triển bởi MichaelPorter nhằm mục đích làm nổi bật và giải thích lý do tại sao các ngành công nghiệphoặc quốc gia cụ thể trở nên khá cạnh tranh ở một địa điểm cụ thể và ở cấp quốc gia

và lan tỏa tới toàn quốc tế

Michael Porter là một trong những cơ quan có uy tín và nổi tiếng về chiến lượckinh doanh và cạnh tranh kinh tế Ông là người sáng lập Viện Chiến Lược Và NăngLực Cạnh Tranh tại Trường Đại Học Harvard

Hình 1: Cấu tạo mô hình kim cương M Porter

Ngày đăng: 26/04/2024, 16:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN