1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

bài tập nhóm luật dân sự 2 đề bài những vấn đề pháp lý cơ bản về hợp đồng thuê hợp đồng thuê khoán tài sản so sánh hai loại hợp đồng trên

23 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những vấn đề pháp lý cơ bản về Hợp đồng thuê, Hợp đồng thuê khoán tài sản, so sánh hai loại hợp đồng trên
Tác giả Nhóm 03
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Ngọc Ánh, TS. Nguyễn Minh Tuấn, TS. Trần Nguyễn Thị Tâm Đan
Trường học Học viện Tòa án
Chuyên ngành Luật Dân sự 2
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 2,8 MB

Nội dung

Các chủthể khi giao kết, thực hiện hợp đồng đều phải có tư cách chủ thể bao gồm cánhân, pháp nhân và phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luậtđối với một chủ thể của quan hệ

Trang 1

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

HỌC VIỆN TOÀ ÁN

BÀI TẬP NHÓM MÔN: LUẬT DÂN SỰ 2

ĐỀ BÀI : Những vấn đề pháp lý cơ bản về Hợp đồng thuê, Hợp đồng thuê khoán tài sản, so sánh hai loại hợp đồng trên

Hà Nội, 2023

Giảng viên : Ths.Nguyễn Ngọc Ánh

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM

I MỞ ĐẦU

II NỘI DUNG

1 Những vấn đề pháp lý cơ bản về hợp đồng

1.1 Khái niệm của hợp đồng

1.2 Đặc điểm của hợp đồng

1.3 Hình thức của hợp đồng

1.4 Nội dung của hợp đồng

1.5 Phân loại hợp đồng

1.6 Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng

2 Những vấn đề pháp lý cơ bản của hợp đồng thuê tài sản 10

2.1 Khái niệm của hợp đồng thuê tài sản 10

2.2 Đặc điểm của hợp đồng thuê tài sản 11

2.3 Hình thức của hợp đồng thuê tài sản 12

2.4 Đối tượng của hợp đồng thuê tài sản 12

2.5 Quyền và nghĩa vụ các bên 12

3 Những vấn đề pháp lí cơ bản về hợp đồng thuê khoán tài sản 15

3.1 Khái niệm của hợp đồng thuê khoán tài sản 15

3.2 Đặc điểm của hợp đồng thuê khoán tài sản 15

3.3 Nội dung của hợp đồng thuê khoán tài sản 16

3.4 Hình thức của hợp đồng thuê khoán tài sản 17

3.5 Quyền và nghĩa vụ của các bên 18

3.6 Đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê khoán tài sản 19

4 So sánh hai loại hợp đồng trên 20

Trang 3

4.1 Giống nhau 20

4.2 Khác nhau 20

III KẾT LUẬN 22

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 4

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ

THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM

Môn học: Luật Dân sự 2

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Minh Tuấn

ThS Nguyễn Ngọc Ánh

TS Trần Nguyễn Thị Tâm Đan

Tên bài tập: Những vấn đề pháp lý cơ bản về Hợp đồng thuê, Hợp đồng thuê

khoán tài sản, so sánh hai loại hợp đồng trên

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc

thực hiện bài tập nhóm số 3 Kết quả như sau:

Chấtlượngbàitập

Nộpnàiđúnghạn

Xếploại

Trang 6

I MỞ ĐẦU

Hiện nay, trên thế giới đang bước vào xu hướng toàn cầu hóa ngàycàng sâu rộng Trong cuộc đua tranh phát triền kinh tế hiện nay, vấn đề tăngcường và bền vững đang đặt ra gay gắt đối với tất cả các quốc gia Đối vớinhững nước đang phát triển như là Việt Nam chúng ta, yêu cầu này đặt ra nhưmột đòi hỏi sống còn, là chìa khóa, điều kiện hàng đầu của mọi quá trình pháttriển Hợp đồng được coi là công cụ hữu hiệu nhất để có thể đảm bảo đượcyêu cầu trên Trong đời sống ngày nay, chắc hẳn bạn đã từng ít nhất một lầnnghe đến: “ Hợp đồng thuê tài sản này, hợp đồng thuê khoán tài sản kia, ví dụnhư hợp đồng thuê nhà, hợp đồng thuê khoán con trâu, …” Nhưng liệu bạn

có thật sự hiểu và biết rõ về hai loại hợp đồng trên cũng như phân biệt đượcđiểm giống và điểm khác nhau giữa “hợp đồng thuê tài sản” và “hợp đồngthuê khoán tài sản” Chính vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu về những vẫn đềtrên là rất cần thiết Chúng tôi đã chọn nghiên cứu về vẫn đề: “ Những vấn đềpháp lý cơ bản về hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng thuê khoán tài sản và sosánh hai hợp đồng trên” để tìm hiểu và nghiên cứu

II NỘI DUNG

1 Những vấn đề pháp lý cơ bản về hợp đồng

1.1 Khái niệm của hợp đồng

Khái niệm về hợp đồng dân sự cần phải được xem xét ở nhiều phươngdiện khác nhau

Theo phương diện khách quan, hợp đồng dân sự là do các quy phạmpháp luật của Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phátsinh trong quá trình dịch chuyển các lợi ích vật chất giữa các chủ thể vớinhau

Còn theo phương diện chủ quan, hợp đồng dân sự là một giao dịch dân

sự mà trong đó các bên tự trao đổi ý chí với nhau nhằm đi đến sự thỏa thuận

để cùng nhau làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ dân sự nhất định

Theo Điều 385, Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “ Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đoiỉ hoặc chấm dứt quyền và nghĩa

vụ dân sự”.

1.2 Đặc điểm của hợp đồng

Trang 7

Hợp đồng phải là sự thỏa thuận ý chí của các bên Việc giao kết hợpđồng phải tuân theo các nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác,trung thực và ngay thẳng, tự do hợp đồng, nhưng không vi phạm điều cấmcủa pháp luật và không trái đạo đức xã hội.

Chủ thể giao kết, thực hiện hợp đồng phải có ít nhất từ hai bên trở lên,

vì hợp đồng là một giao dịch pháp lý song phương hay đa phương Các chủthể khi giao kết, thực hiện hợp đồng đều phải có tư cách chủ thể (bao gồm cánhân, pháp nhân) và phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luậtđối với một chủ thể của quan hệ dân sự

Mục đích của hợp đồng là nhằm thỏa mãn những lợi ích hợp pháp màcác bên cùng hướng tới lợi ích hợp pháp hướng tới của các bên khi tham giahợp đồng là nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.Tuỳ theo nhu cầu của mình các bên tham gia hợp đồng hướng tới một trong

ba mục đích: chuyển giao quyền sở hữu tài sản, chuyển giao quyền sử dụngtài sản, thực hiện hoặc không thực hiện một công việc nhất định Dồng thời sựthoả thuận các bên có thể hướng tới một trong ba hậu quả pháp lí: phát sinh,thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ đối với nhau tuy nhiên trong mỗi hợpđồng lợi ích của các bên hướng tới lại khác nhau chẳng hạn trong hợp đồngthuê tài sản thì bên thuê quận tới việc khai thác công dụng của tài sản thuêtrong một thời gian nhất định bên cho thuê hướng tới việc thu được mộtkhoản tiền phí thuê từ bên thuê

Hợp đồng là sự thống nhất của ý chí các chủ thể tham gia giao kết, nộidung của hợp đồng thể hiện rõ ý chỉ đó của các bên trong phần quyền vànghĩa vụ cụ thể Hợp đồng được hình thành khi đạt được sự thỏa thuận giữahai bên chủ thể và các vấn đề liên quan đến hợp đồng có thể là sự thoả thuậngiữa hai bên như hợp đồng mua bán tài sản hợp đồng thuê tài sản như có thể

là sự thỏa thuận của nhiều bên như hợp đồng hợp tác hợp đồng hợp tác kinhdoanh Vì vậy hợp đồng ít nhất phải có hai bên chủ động cùng nhau tạo lậpmột quan hệ nghĩa vụ pháp lý cụ thể

1.3 Hình thức của hợp đồng

Hợp đồng dân sự bản chất chính là một giao dịch dân sự, trong đó hìnhthức của giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằnghành vi cụ thể Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình

Trang 8

thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử đượccoi là giao dịch bằng văn bản.

Hình thức giao kết hợp đồng bằng lời nói thường được áp dụng đối vớinhững giao dịch mà giá trị của hợp đồng không lớn hoặc các bên hiểu biết, tintưởng nhau, là đối tác lâu năm của nhau, những giao dịch mà xác lập và thựchiện kết thúc nhanh chóng (mua bán ngoài chợ) thường gọi là giao kết bằngmiệng, các bên khi xác lập hợp đồng trong trường hợp này cũng có thể chọnngười làm chứng tuy nhiên pháp luật không bắt buộc điều này

Với hình thức bằng văn bản, các bên khi tham gia giao dịch sẽ thỏathuận về quyền và nghĩa vụ của mình sau đó ghi nhận lại bằng văn bản Hình thức giao kết bằng hành vi cụ thế là trường hợp bên mua và bênbán thỏa thuận nhau nếu bên bán gửi thư báo giá, mà bên kia không trả lời tức

là đã chấp nhận mua hàng theo giá được chào

1.4 Nội dung của hợp đồng

Nội dung của hợp đồng là tổng hợp những điều khoản mà các chủ thểtham gia hợp đồng thỏa thuận, các điều khoản đó xác định quyền và nghĩa vụdân sự cụ thể của các bên trong hợp đồng Đây cũng chính là điều khoản cầnphải có trong một hợp đồng mà các bên phải giao kết Có thể phân chia cácđiều khoản trong nội dung của hợp đồng thành 3 loại:

Những điều khoản cơ bản: Là những điều khoản xác định nội dung chủyếu của hợp đồng, là những điều khoản không thể thiếu được đối với từngloại hợp đồng Nếu không thể thỏa thuận được về những điều khoản đó thìxem như hợp đồng không thể giao kết được Ví dụ như: điều khoản về thờihạn, địa điểm, là điều khoản có bản trong hợp đồng vận chuyển;

Những điều khoản thông thường: Là những điều khoản được pháp luậtquy định trước Nếu khi giao kết hợp đồng, các bên không thỏa thuận trướcnhững điều khoản này thì vẫn coi như hai bên đã mặc nhiên thỏa thuận vàđược thực hiện như pháp luật đã quy định Ví dụ như: địa điểm giao tài sảnđộng sản các bên không cần thỏa thuận, tuy nhiên pháp luật vẫn quy định làđịa điểm giao hàng là nơi cư trú của người mua nếu người mua đã trả tiền vàtrong hopej đồng các bên không thỏa thuận về địa điểm giao tài sản; tronghợp đồng đặt cọc những điều khoản quy định về thời gian đặt cọc, thỏa thuậnbồi thường trong trường hợp vi phạm đặt cọc là điều khoản thông thường

Trang 9

Những điều khoản tùy nghi: Là những điều khoản mà các bên tham giagiao kết hợp đồng tự ý lựa chọn và thỏa thuận với nhau để xác định quyền vànghĩa vụ dân sự của các bên Ví dụ như: điều khoản về phạt hợp đồng, điềukhoản về bất khả kháng, điều khoản về giải quyết tranh chấp bằng trọng tải vàcác thỏa thuận khác giữa hai bên, Tùy từng mục đích mong muốn đạt được

mà chủ thể giao kết hợp đồng sử dụng các điều khoản các loại điều khoản trênsao cho hợp lý

1.5 Phân loại hợp đồng

Nếu căn cứ vào hình thức của hợp đồng thì hợp đồng có thể được phânthành hợp đồng bằng lời nói, hợp đồng văn bản, hợp đồng có công chứng,hợp đồng mẫu,

Nếu căn cứ vào mối liên hệ về quyền và nghĩa vụ của các bên tronghợp đồng ta có thể phân thành hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ.Nếu căn cứ vào sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực của hợp đồng có thểchia hợp đồng dân sự thành hai loại là hợp đồng chính và hợp đồng phụ Nếu căn cứ vào tính chất có đi, có lại của các bên trong hợp đồng cóthể phân hợp đồng dân sự thành hai loại là hợp đồng có đền bù và hợp đồngkhông có đền bù

Nếu căn cứ vào thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng có thể phânhợp đồng thành hai loại là hợp đồng ưng thuận và hợp đồng thực tế

1.6 Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được xác định theo quy định củapháp luật Đối với những hợp đồng mà pháp luật có quy định riêng về thờiđiểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực phải được xác định theo quy địnhriêng của riêng nó Chẳng hạn, đối với hợp đồng tặng cho tài sản luật có quy

định riêng về thời điểm có hiệu lực như sau “ Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản” theo 2 điều 459 Bộ Luật dân dự 2015

Tiếp theo, nếu pháp luật không có quy định về thời điểm có hiệu lựccủa hợp đồng, thì thời điểm hợp đồng tuân theo thoả thuận của các bên Cácbên chỉ có thể thoả thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trong trườnghợp pháp luật không có quy định riêng về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng

Trang 10

đó Quy định này dựa trên cơ sở nguyên tắc tự do hợp đồng Vì các bên cóquyền tự do thoả thuận hợp đồng, nên cũng có quyền tự do lựa chọn thời điểm

có hiệu lực của hợp đồng Hợp đồng có hiệu lực từ ngày cụ thể đã được cácbên xác định và nó có hiệu lực vào thời điểm xảy ra sự kiện là điều kiện phátsinh của hợp đồng đã được các bên xác định Ví dụ các bên có thể thỏa thuậnhợp đồng có hiệu lực sau 20 ngày kể từ ngày ký

Cuối cùng, nếu pháp luật không có quy định về thời điểm có hiệu lựccủa hợp đồng và các bên không có sự thoả thuận về thời điểm có hiệu lực của

hợp đồng thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được quy định bởi “thời điểm giao kết hợp đồng” Theo quy định tại khoản 1 của Điều 401 Bộ luật dân

sự 2015: Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết,trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác Thứnhất, thời điểm giao kết hợp đồng: Khi các bên không có thỏa thuận và phápluật không có quy định khác, thì hợp đồng có hiệu lực vào thời điểm giao kết.Thời điểm giao kết hợp đồng thường là thời điểm các bên thỏa thuận xong nộidung của hợp đồng tức là thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhậnhợp lệ của bên được đề nghị Pháp luật Việt Nam xác định thời điểmgiao kết hợp đồng là các thời điểm sau: Hợp đồng được thỏa thuận trực tiếpbằng lời nói thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên đề nghị nhậnđược trả lời chấp nhận của bên được đề nghị; Nếu hợp đồng giao kết bằng vănbản thì thời điểm giao kết là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản; Nếu hợpđồng giao kết bằng thư tín, qua bưu điện thì hợp đồng được giao kết vào ngàybên đề nghị nhận được thư trả lời chấp nhận hợp lệ; Nếu các bên có thỏathuận hoặc pháp luật có qui định im lặng là đồng ý giao kết hợp đồng, thì hợpđồng được xem là đã giao kết tại thời điểm hết thời hạn trả lời mà bên được

đề nghị vẫn im lặng Hợp đồng giao kết bằng phương tiện điện tử thì việcgiao kết còn phải tuân theo các qui định đặc thù của pháp luật về giao dịchđiện tử

2 Những vấn đề pháp lý cơ bản của hợp đồng thuê tài sản

2.1 Khái niệm của hợp đồng thuê tài sản

Theo điều 472 Bộ luật dân sự 2015 quy định : “Hợp đồng thuê tài sản

là sự thỏa thuận giữa các bên , theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để dử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê”.

Trang 11

Khái niệm tài sản được hiểu theo nghĩa rộng, đó là vật chất (tài sản hữuhình, vô hình) dùng để thoả mãn nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng, sản xuất của cánhân và các tổ chức Do vậy, đối tượng của hợp đồng thuê tài sản là tư liệusản xuất hoặc tư liệu tiêu dùng Quyền sử dụng đất, mặt nước, mặt biển, côngnghệ cũng có thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê.

Hợp đồng thuê tài sản thường được sử dụng để phục vụ nhu cầu sinhhoạt của nhân dân Trong hợp đồng thuê tài sản, bên cho thuê chuyển quyền

sử dụng tài sản cho bên thuê ttong một thời gian nhất định Hết hạn của hợpđồng, bên thuê phải trả lại tài sản mà mình đã thuê Vì vậy, đối tượng của hợpđồng thuê tài sản phải là vật đặc định, không tiêu hao

Hợp đồng thuê nhà ở, thuê khoán tư liệu sản xuất cũng là một loại hợpđồng thuê tài sản nhưng đối tượng của nó là bất động sản, cho nên khi chuyểncho chủ thể khác, Nhà nước kiểm soát việc chuyển dịch đó Việc cho thuê nhà

ở, thuê khoán tư liệu sản xuất không những phải tuân theo các quy định vềcho thuê tài sản mà còn phải tuân thủ các quy định riêng của từng loại hợpđồng đó

2.2 Đặc điểm của hợp đồng thuê tài sản

Hợp đồng thuê tài sản là hợp đồng có đền bù Mục đích của các bên lànhằm được sử dụng tài sản của người khác trong một thời hạn nhất định,ngược lại, bên cho thuê quận tới việc thu được một khoản tiền khi cho ngườikhác sử dụng tài sản của mình Vì vậy, hợp đồng thuê được xác định thì mỗibên đều chuyển giao cho nhau những lợi ích trong đó, bên cho thuê chuyểngiao cho bên thuê quyền khai thác công dụng của tài sản bên ở, bên thuêchuyển giao cho bên cho thuê một khoản tiền

Khoản tiền bên thuê trả cho bên có tài sản cho thuê là khoản đền bù.Khoản đền bù nhiều hay ít là do thỏa thuận của các bên và dựa trên căn cứ giá, thời hạn thuê và giá trị sử dụng của vật thuê

Hợp đồng thuê tài sản là hợp đồng song vụ: Bên thuê tài sản có nghĩa

vụ trả lại tài sản thuê và tiền thuê như đã thỏa thuận Bên thuê có quyền yêucầu bên cho thuê giao tài sản để sử dụng, bên cho thuê có quyền yêu câu bênthuê sử dụng đúng mục đích, phương thức, công dụng, thời hạn, trả lại tài sảnthuê, tiền thuê

Có thể là hợp đồng ưng thuận hoặc hợp đồng thực tế pháp luật hiệnhành không có quy định khác vì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển

Trang 12

giao quyền sử dụng tài sản đồng thời qua tính chất của hợp đồng thuê tài sảnnên có thể nói rằng tùy từng trường hợp mà hợp đồng thuê tài sản là hợp đồngưng thuận hay hợp đồng thực tế Nếu các bên không có thoả thuận khác vềthời điểm có hiệu lực thì hợp đồng thuê tài sản là hợp đồng ưng thuận bởi tạithời điểm kết giao hợp đồng đã phát sinh hiệu lực dụng tài sản thuê chưa đượcchuyển giao thực tế Nếu các bên có thỏa thuận hợp đồng thì có hiệu lực khibên cho thuê đã chuyển giao tài sản thuê cho bên thuê thì hợp đồng đó là hợpđồng thực tế.

Tùy từng trường hợp mà hợp đồng thuê tài sản là hợp đồng ưng thuậnhay họp đồng thực tế Nếu các bên không có thỏa thuận khác về thời điểm cóhiệu lực thì hợp đồng thuê tài sản là một hợp đồng ưng thuận bởi tại thời điểmgiao kết, họp đồng đã phát sinh hiệu lực dù tài sản thuê chưa được chuyểngiao thực tế Nếu các bên đã thỏa thuận hợp đồng chỉ có hiệu lực khi bên chothuê đã chuyển giao tài sản thuê cho bên thuê thì hợp đồng đó là một hợpđồng thực tế

2.3 Hình thức của hợp đồng thuê tài sản

Hợp đồng thuê tài sản có thể có những hình thức như bằng miệng (VD:hợp đồng thuê xe máy, thuê xe đạp, ), bằng văn bản (VD: thuê nhà, thuê ôtô, ), nếu pháp luật có quy định hoặc các bên có thỏa thuận thì hợp đồng cònphải được chứng nhận của phòng công chứng hoặc chứng thực của Ủy bannhân dân có thâm quyền

2.4 Đối tượng của hợp đồng thuê tài sản

Tài sản thuê phải là vật đặc định và vật không tiêu hao vì theo quy định của hợp đồng thuê tài sản khi hết thời hạn của hợp đồng, bên thuê phải trả lại đúng tài sản đã thuê

Vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặcđiểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí Khi thựchiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định thì phải giao đúng vật đó

Vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫngiữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu

Đối tượng của hợp đồng thuê tài sản có thể là: động sản hoặc bất độngsản; quyền sử dụng đất; đất ở các khu công nghiệp, khu chế xuất và các cơ sởkinh doanh khác

Ngày đăng: 24/05/2024, 15:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w