1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

BÀI TẬP NHÓM LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM 2

26 5 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E LEARNING BÀI TẬP NHÓM LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM 2 (EL13) Đề 16 Đánh giá bất cập quy định của pháp luật về đặt cọc Minh chứng bằng các vụ việc cụ thể Họ và tên s.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E-LEARNING BÀI TẬP NHÓM LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM 2 (EL13) Đề 16 Đánh giá bất cập quy định của pháp luật về đặt cọc Minh chứng bằng các vụ việc cụ thể Họ và tên sinh viên: Lớp: Ngành: Luật NĂM 2022 MỤC LỤC I ĐÁNH GIÁ BẤT CẬP QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐẶT CỌC 1 Về hình thức của đặt cọc: 2 Về tài sản đặt cọc: 2 Về giá trị tài sản đặt cọc trong mối quan hệ với giá trị của hợp đồng 4 Về mức phạt cọc 5 Về giá trị tài sản khi phạt cọc 6 II MINH CHỨNG CÁC VỤ KIỆN VỀ HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC 7 1 Bản án 07/2018/DS-ST ngày 04/10/2018 về tranh chấp hợp đồng đặt cọc và phạt cọc (Bản án chi tiết được trình bày tại phần Phụ lục) 7 2 Bản án về tranh chấp hợp đồng đặt cọc số 214/2021/DS-PT ngày 10/12/2021 về tranh chấp hợp đồng đặt cọc (Bản án chi tiết được trình bày tại phần Phụ lục) 8 III PHỤ LỤC 1 Hình ảnh thảo luận nhóm trên diễn đàn 2 Các bản án chi tiết minh chứng Đề bài: Đánh giá bất cập quy định của pháp luật về đặt cọc Minh chứng bằng các vụ việc thực tế Bài làm: I ĐÁNH GIÁ BẤT CẬP QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐẶT CỌC Trong quan hệ nghĩa vụ, để nghĩa vụ được thực hiện một cách tận tâm và thiện chí đòi hỏi rất nhiều ở ý chí tự giác của các bên, tuy nhiên không phải lúc nào các bên cũng thực hiện nghĩa vụ một cách đầy đủ và tận tâm, do đó để bảo đảm nghĩa vụ được thực hiện một cách thiện chí, pháp luật đưa ra các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong đó có đặt cọc Đặt cọc là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, tuy nhiên quy định về đặt cọc vẫn còn một số hạn chế nhất định ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên trong giao lưu dân sự Hợp đồng là một trong những căn cứ phát sinh ra nghĩa vụ, trên phương diện pháp lý nghĩa vụ là một mối liên hệ pháp lý giữa hai người, nhờ đó một người là trái chủ, một người là phụ trái phải thi hành một cung khoản có thể trị giá bằng tiền Có thể nói, nghĩa vụ được thực hiện hay không dựa trên ý chí của các bên đối ước, tuy nhiên có những trường hợp một bên không thực hiện nghĩa vụ mà mình đã cam kết do đó để ràng buộc các bên trong quan hệ nghĩa vụ phải thực hiện những gì đã thoả thuận, đã cam kết, pháp luật quy định các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ là những biện pháp pháp lý do các bên thoả thuận hoặc luật quy định để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS) quy định 09 biện pháp bảo đảm tại Điều 292 bao gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp và cầm giữ tài sản Trong đó, “đặt cọc” là biện pháp nhằm bảo đảm cho các bên trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng và thực tế biện pháp này rất phổ biến trong quá trình các bên xác lập và thực hiện giao dịch dân sự, đặc biệt là những giao dịch có giá trị lớn như mua bán nhà ở, chuyển nhượng quyền sử dụng đất… -1- “Đặt cọc” là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý, vật có giá trị khác trong một thời hạn nhằm để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng BLDS 2015 và gần đây là Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định cụ thể về đặt cọc cũng như một số quy định về việc xử lý tài sản đặt cọc nhưng chưa có quy định cụ thể về hình thức của đặt cọc, về tài sản đặt cọc, về phạt cọc khi có vi phạm…dẫn đến khó khăn và rủi ro pháp lý cho các chủ thể trong giao lưu dân sự và cơ quan Nhà nước trong việc quản lý, giải quyết tranh chấp Về hình thức của đặt cọc: Điều 328 BLDS 2015 không quy định hình thức bắt buộc của đặt cọc nên các bên có thể tự do tự thoả thuận về hình thức Tuy nhiên, cần xác định rõ hình thức bắt buộc đối với đặt cọc Hình thức phổ biến nhất hiện nay đó là văn bản, các bên có thể lập hợp đồng đặt cọc bằng văn bản độc lập hoặc đưa vào nội dung của hợp đồng chính, miễn là việc đặt cọc được văn bản hoá Việc xác lập giao dịch đặt cọc thành văn bản để xác định rõ ràng quyền, nghĩa vụ của mỗi bên trong giao dịch đặt cọc (quyền, nghĩa vụ của các bên trong đặt cọc đã được quy định tại Điều 38 Nghị định 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 của Chính phủ quy định thi hành BLDS về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ) Mặt khác, đó còn là bằng chứng mang tính pháp lý giúp Toà án giải quyết nhanh chóng, hiệu quả các vụ tranh chấp phát sinh từ đặt cọc Do đó, cần xây dựng một quy định riêng về hình thức của đặt cọc bằng văn bản và có thể xác lập một hợp đồng riêng hoặc có thể ghi vào hợp đồng chính mà các bên xác lập Về tài sản đặt cọc: Điều 328 BLDS 2015 quy định rõ những tài sản được xem là tài sản đặt cọc, bao gồm một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác Theo khoản 1, 2 Điều 3 Thông tư 17/2014/TT-NHNN ngày 01/8/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại, đóng gói, giao nhận kim khí quý, đá -2- quý, kim khí quý bao gồm vàng, bạc, bạch kim và các loại kim loại quý khác; đá quý bao gồm kim cương (hạt xoàn), ruby (hồng ngọc), emorot (lục bảo ngọc), saphia (bích ngọc), ngọc trai (trân châu) và các loại đá quý khác BLDS 2015 quy định tài sản đặt cọc còn có thể là “vật có giá trị khác”; tuy nhiên “giá trị” mà BLDS 2015 đề cập lại chưa được làm rõ, liệu đó là giá trị sử dụng (thể hiện qua công dụng mà tài sản đem lại cho người sử dụng) hay giá trị của tài sản dùng để đặt cọc? Vật có giá trị khác “phải là vật được phép lưu thông dân sự, có thể xác định được giá trị bằng một khoản tiền nhất định” Tuy nhiên, BLDS 2015 không có hướng dẫn cụ thể, liệu có thể xác định giá trị của vật có giá trị khác bằng một tài sản khác, chẳng hạn như ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, quyền tài sản hay một tài sản theo sự thoả thuận tự do của các bên được không? BLDS 2015 cần quy định chi tiết về “giá trị” của vật có giá trị khác dùng để đặt cọc này Đồng thời, khái niệm về “vật” trong BLDS 2015 cũng còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau, nên việc xác định “vật có giá trị khác” là tài sản đặt cọc càng gặp nhiều khó khăn Ở Điều 328 BLDS 2015 về đặt cọc giới hạn tài sản đặt cọc ở tiền, kim khí quý, đá quý và vật có giá trị khác, thì Điều 295 BLDS 2015 quy định chung về tài sản bảo đảm và Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP hướng dẫn Điều 295 BLDS 2015 lại không đưa ra bất cứ giới hạn nào về loại tài sản được phép dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, trong đó có tài sản dùng để đặt cọc, mà cho phép tài sản đặt cọc là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai Nếu căn cứ theo quy định này, các chủ thể trong đặt cọc không bị giới hạn trong việc lựa chọn loại tài sản để đặt cọc; trong khi đó họ đồng thời bị giới hạn bởi loại tài sản chỉ là tiền, kim khí quý, đá quý như Điều 328 BLDS quy định Có thể thấy rằng quy định chung về tài sản bảo đảm trong phần “Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ” và quy định cụ thể về biện pháp đặt cọc của BLDS hiện hành có sự mâu thuẫn, gây khó khăn cho các chủ thể trong giao lưu dân sự -3- Điều 328 BLDS 2015 thể hiện phạm vi tài sản đặt cọc chưa tạo ra sự tự do trong việc định đoạt tài sản của chủ sở hữu là bên đặt cọc, chưa thể hiện đầy đủ nguyên tắc tự do thoả thuận trong pháp luật dân sự (thoả thuận không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác) Các loại tài sản được đặt cọc cần được mở rộng hơn theo quy định tại Điều 295 BLDS 2015 là không giới hạn loại tài sản mà chỉ cần là tài sản hiện có để các bên trong đặt cọc có sự thuận tiện trong giao dịch Đối với tài sản hình thành trong tương lai, loại tài sản này không thể dùng làm tài sản đặt cọc vì bản chất của đặt cọc là việc bên nhận đặt cọc “nắm giữ” – tức là có sự chi phối về vật lý đối với tài sản, đồng thời sự hiện có, hữu hình của tài sản đặt cọc mới bảo đảm được việc cấn trừ để thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp có thoả thuận Việc lựa chọn tài sản đặt cọc cũng cần có sự cân nhắc của các bên nhằm tạo thuận lợi cho việc xác lập và thực hiện, nhất là trong trường hợp đặt cọc để bảo đảm thực hiện hợp đồng và các bên thoả thuận cấn trừ tài sản đặt cọc để thực hiện hợp đồng đó (chẳng hạn đặt cọc bằng kim khí quý để bảo đảm hợp đồng mua bán nhà ở và các bên thoả thuận khi đến hạn bàn giao nhà và thanh toán, kim khí quý sẽ được quy đổi thành tiền và trừ vào giá trị căn nhà, thì giá trị của kim khí quý ở thời điểm đặt cọc và thời điểm bàn giao có thể chênh lệch, như vậy là không bảo đảm được quyền lợi của các bên) Giá trị của tài sản đặt cọc, theo khoản 4 Điều 295 BLDS 2015, có thể nhỏ hơn hoặc bằng hoặc lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm và việc xác định giá trị của tài sản bảo đảm so với giá trị của nghĩa vụ hoàn toàn do các bên thoả thuận Do đó, việc mở rộng phạm vi đối tượng tài sản đặt cọc là rất cần thiết nhằm tạo sự đồng bộ giữa các ngành luật về biện pháp bảo đảm Về giá trị tài sản đặt cọc trong mối quan hệ với giá trị của hợp đồng Thực tế việc xử lý tài sản đặt cọc khi có vi phạm đôi khi không được thực hiện đúng pháp luật Chẳng hạn, lợi dụng kẽ hở của BLDS không quy định cụ thể giá trị -4- tài sản đặt cọc (cùng với việc Luật Kinh doanh bất động sản 2014 không quy định việc đặt cọc khi mua bán, thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai), trong lĩnh vực mua bán bất động sản phổ biến trường hợp chủ đầu tư hoặc bên môi giới đứng ra thực hiện “đặt cọc” với người mua, trong khi sản phẩm chưa đủ điều kiện mở bán, thực chất là “gom tiền” để thực hiện dự án đầu tư “Một số chủ đầu tư có tiềm lực yếu thông qua hình thức lách luật đặt cọc, giữ chỗ, đặt mua… mà bản bản chất là huy động vốn khách hàng để triển khai dự án nhưng khi gặp phải bất lợi thì không thể tiếp tục và rủi ro được đẩy hoàn toàn về phía khách hàng”, người mua mất trắng số “tiền cọc” vì thời điểm đó tiền cọc đã do phía bên kia nắm giữ, người mua chỉ còn cách khởi kiện ra Toà án để bảo vệ quyền lợi mà khả năng đòi lại toàn bộ khoản đặt cọc cũng không còn chắc chắn vì bên kia nhiều khả năng đã rơi vào tình trạng khánh kiệt Trong thực tiễn xét xử cũng đã xảy ra trường hợp tương tự, “Bà H đặt cọc số tiền 100.000.000 đồng để mua căn hộ thuộc dự án căn hộ cao cấp do Công ty cổ phần Y làm chủ đầu tư với giá 2.381.383.428 đồng; Nhận thấy Biên bản đặt cọc có nhiều nội dung không rõ ràng như: Công ty Y không phải là chủ đầu tư mà chỉ là bên xúc tiến, môi giới, Công ty Y không có tư cách pháp lý để nhận tiền cọc, người đại diện của Công ty Y không có thẩm quyền giao kết biên bản đặt cọc… nên bà H đã trực tiếp đến Công ty Y để đòi lại số tiền đã đặt cọc Tuy nhiên, phía Công ty Y không đồng ý Toà phúc thẩm xét thấy, Tòa sơ thẩm chưa thực hiện đầy đủ việc thu thập chứng cứ và chứng minh theo quy định tại Chương VII Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, mà tại phiên tòa phúc thẩm không thể thực hiện bổ sung được Do đó, yêu cầu kháng cáo của bà H là có căn cứ để chấp nhận.” Do đó, BLDS cần quy định, trong một số trường hợp cụ thể, giá trị của tài sản đặt cọc trong mối quan hệ với giá trị hợp đồng ở một mức nhất định và có thể dẫn chiếu sang luật liên quan (chẳng hạn như Luật Kinh doanh bất động sản sau khi bổ sung quy định về mức đặt cọc đối với mua bán, thuê mua bất động sản hình -5- thành trong tương lai), chẳng hạn đối với giao dịch mua bán tài sản hình thành trong tương lai mức cọc không quá 40.000.000 đồng Về mức phạt cọc Các bên trong quan hệ đặt cọc thường tự thoả thuận về mức phạt cọc, do đó các bên có thể thoả thuận mức phạt cọc cao hoặc thấp Hơn nữa, trong quan hệ đặt cọc, lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật của một bên, bên còn lại cố tình thoả thuận mức phạt cọc cao nhằm để trục lợi Do đó, cần quy định mức phạt cọc ở một ngưỡng nhất định sẽ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ đặt cọc Trong thực tiễn xét xử cũng đã có trường hợp mức phạt cọc gấp 10 lần cụ thể: “Vào ngày 04/01/2019 giữa ông Hồ Trọng T, bà Lương Thị Kim O và ông Nguyễn Ngọc Th lập hợp đồng đặt cọc bằng hình thức văn bản thỏa thuận đặt cọc như sau: “mua bán nhà và chuyển quyền sử dụng đất tại địa chỉ 105B đường NDC, P H, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, gồm GCNQSDD số AP 695109 thửa đất số 175A tờ bản đồ số 07 cấp ngày 18/9/2019, số vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: H 00019-vp và GCNQSDD số AP 695110 thửa đất số 199 tờ bản đồ số 07 cấp ngày 18/09/2009 Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, hồ sơ gốc số 5128 QĐ-UBND16 – GCNQSDD số AP 695110, ngày 18/09/2009 thửa đất 199 tờ 07 cấp ngày 01/12/2009 và 291m2 đất nằm ngoài sổ nhưng đã có trong khuôn viên đất của khu nghỉ dưỡng EverGreen resort Ngoài ra trong hợp đồng cũng thể hiện rõ bên B (tức bên ông Th, bà Đ) có nghĩa vụ trả lại số tiền đặt cọc và một khoản tiền bằng 10 lần số tiền đặt cọc cho bên A (tức bên ông T, bà O) trong trường hợp bên B từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận và theo Toà án việc 2 bên thỏa thuận phạt cọc gấp 10 lần là vi phạm Điều luật đã viện dẫn Do đó, nguyên đơn yêu cầu bị đơn trả số tiền phạt cọc gấp 10 lần tiền cọc là không có căn cứ để chấp nhận.” Về giá trị tài sản khi phạt cọc -6- Hiện nay nếu như theo quy định tại BLDS 2015 thì tài sản đặt cọc bao gồm: một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác Theo Thông tư 17/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại, đóng gói, giao nhận kim khí quí, đá quí tại Điều 3 khoản 1 quy định kim khí quí bao gồm vàng, bạc, bạch kim và các loại kim loại quí khác, còn đá quý theo khoản 2 Điều 3 Thông tư được hiểu là bao gồm kim cương (hạt xoàn), ruby (hồng ngọc), emorot (lục bảo ngọc), saphia (bích ngọc), ngọc trai (trân châu) và các loại đá quý khác Có thể thấy, đây là những loại tài sản có giá trị biến động lên xuống thất thường, do đó đề xuất khi phạt cọc nếu như bên đặt cọc đưa tài sản đặt cọc để bảo đảm thực hiện nghĩ vụ là kim khí quý hay đá quý thì nên xác định giá trị tài sản tại thời điểm phạt cọc, bởi lẽ phạt cọc chỉ xảy ra khi một bên trong quan hệ đặt cọc không thực hiện đúng nghĩa vụ, do đó xác định giá trị tài sản đặt cọc (kim khí quý, đá quý, vật có giá trị khác) tại thời điểm phạt cọc là hợp lý đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên Xã hội phải được quản lý bằng pháp luật thì mới có thể vận hành và phát triển một cách ổn định, bền vững và công bằng Từ đó, đòi hỏi các nhà lập pháp, đặc biệt là pháp luật về dân sự phải luôn đổi mới, hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm quyền lợi của người dân, tạo thuận lợi trong giao lưu dân sự Đặt cọc, với tư cách là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử pháp lý, càng chứng tỏ vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống dân sự Việc khắc phục được những bất cập còn tồn đọng của biện pháp này không những mang ý nghĩa to lớn đối với bản thân các chủ thể trong quan hệ dân sự mà còn đối với nền khoa học pháp lý quốc gia trong bối cảnh nước ta đang trên con đường thực hiện cải cách tư pháp II MINH CHỨNG CÁC VỤ KIỆN VỀ HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC -7- 1 Bản án 07/2018/DS-ST ngày 04/10/2018 về tranh chấp hợp đồng đặt cọc và phạt cọc (Bản án chi tiết được trình bày tại phần Phụ lục) - Cấp xét xử: Sơ thẩm - Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận - Trích dẫn nội dung: “Theo nội dung thỏa thuận trong “Giấy bán nhà” và các Hợp đồng đặt cọc cũng như qua lời khai của nguyên đơn ông Đào Duy Đ, bị đơn là anh Từ Anh D thì vợ chồng anh Từ Anh D – chị Trương Thị T đã nhận đủ số tiền đặt cọc là 300.000.000đ nhưng không thực hiện việc chuyển nhượng 86.63m2 đất thuộc thửa số 174, tờ bản đồ QH Ba Bồn cho vợ chồng ông Đào Duy Đ - bà Trần Thị Xuân T do hiện nay thửa đất này vợ chồng anh D – chị T đã chuyển nhượng cho người khác Như vậy lỗi làm cho hợp đồng vô hiệu hoàn toàn thuộc về bên bị đơn là anh D – chị T Tại khoản 2 điều 358 của Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định “ … Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”… Vì vậy, Hội đồng xét xử căn cứ khoản 2 điều 358 của Bộ luật Dân sự năm 2005, chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Đào Duy Đ đối với vợ chồng chị Trương Thị T – anh Từ Anh D Buộc vợ chồng chị T – anh D phải trả cho ông Đào Duy Đ và bà Trần Thị Xuân T số tiền đặt cọc là 300.000.000đ và tiền phạt cọc là 300.000.000đ.” 2 Bản án về tranh chấp hợp đồng đặt cọc số 214/2021/DS-PT ngày 10/12/2021 về tranh chấp hợp đồng đặt cọc (Bản án chi tiết được trình bày tại phần Phụ lục) - Cấp xét xử: Phúc thẩm - Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh - Trích dẫn nội dung: “Ngày 28-10-2020 chị M và anh K đã thỏa thuận nếu hợp đồng có chuyện gì thì bên bán phải chịu bồi thường cho bên mua gấp đôi số tiền đặt cọc Người đại diện của nguyên đơn cho rằng ngày 01-11-2020, hai bên -8- PHỤ LỤC I.HÌNH ẢNH THẢO LUẬN NHÓM III CÁC BẢN ÁN VỀ VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN NINH HẢI - TỈNH NINH THUẬN BẢN ÁN 07/2018/DS-ST NGÀY 04/10/2018 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC VÀ PHẠT CỌC Ngày 04 tháng 10 năm 2018, tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận xét xử sơ thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số: 91/2017/TLST-DS ngày 04/12/2017 về việc "Tranh chấp hợp đồng đặt cọc và phạt cọc” theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 11/2018/QĐXXST- DS ngày 31 tháng 8 năm 2018 và Quyết định hoãn phiên tòa số: 09/2018/QĐST-DS ngày 27 tháng 9 năm 2018 giữa các đương sự: - Nguyên đơn: Ông Đào Duy Đ, sinh năm: 1960 (có mặt) Địa chỉ: Số 399 đường 21/8, khu phố X, phường P thành phố P, tỉnh Ninh Thuận - Bị đơn: Chị Trương Thị T, sinh năm: 1988 và anh Từ Anh D, sinh năm: 1987 (Có mặt anh D, vắng mặt chị T) Hộ khẩu thường trú: Khu phố Khánh H, thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận Địa chỉ: Thôn Gò Đền, xã Tân H, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận - Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: Bà Trần Thị Xuân T, sinh năm: 1964 Địa chỉ: Số 399 đường 21/8, khu phố X, phường Ph, thành phố P, tỉnh Ninh Thuận (Bà T ủy quyền cho ông Đào Duy Đ tham gia tố tụng) NỘI DUNG VỤ ÁN Tại đơn khởi kiện, biên bản lấy lời khai và tại phiên tòa, nguyên đơn đồng thời cũng là người đại diện được ủy quyền của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là ông Đào Duy Đ trình bày yêu cầu khởi kiện như sau: Vào ngày 14/3/2016 vợ chồng Trương Thị T – Từ Anh D có thỏa thuận làm “giấy bán nhà” để chuyển nhượng 86.63m2 đất thuộc thửa số 174, tờ bản đồ QH Ba Bồn cho vợ chồng ông, đất đã được UBND huyện Ninh Hải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BX 281463 ngày 06/5/2015 Giá chuyển nhượng là 800.000.000đ (Tám trăm triệu đồng) Để bảo đảm cho việc chuyển nhượng này thì hai bên đã làm Hợp đồng đặt cọc số 05/HĐĐC ngày 21/3/2016 tại Văn phòng công chứng An Khang và ông đã giao tiền cọc cho vợ chồng T – D là 300.000.000đ (Ba trăm triệu đồng) Trong Hợp đồng đặt cọc này ghi rõ vợ chồng T – D nhận số tiền 300.000.000đ để lấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ Ngân hàng ra, xóa thế chấp, sau khi ông giao đủ số tiền thỏa thuận thì sẽ tiến hành làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định, thời hạn đặt cọc từ ngày 14/3/2016 đến hết ngày 14/4/2016 Ngày 14/4/2016, vợ chồng T – D không giao được nhà cho ông Ngày 31/5/2016 hai bên đã làm Hợp đồng đặt cọc bổ sung số 12/HĐĐC tại Văn phòng công chứng An Khang, thời hạn đặt cọc từ ngày 14/3/2016 đến hết ngày 14/7/2016 Nếu hết ngày 14/7/2016 mà vợ chồng T – D không giao nhà thì sẽ phải trả cho ông gấp đôi tiền đặt cọc Tuy nhiên cho đến nay vợ chồng T – D không thực hiện đúng như thỏa thuận trong “giấy bán nhà” và các Hợp đồng đặt cọc nói trên nên ông khởi kiện đến Tòa án yêu cầu vợ chồng T – D trả cho vợ chồng ông 600.000.000đ (Sáu trăm triệu đồng); trong đó tiền cọc là 300.000.000đ và tiền phạt cọc là 300.000.000đ Ngoài ra ông không yêu cầu gì khác Tại biên bản lấy lời khai, biên bản hòa giải và tại phiên tòa, bị đơn là anh Từ Anh D trình bày: Anh thừa nhận lời trình bày của ông Đ về việc các bên có lập “giấy bán nhà”, Hợp đồng đặt cọc và hợp đồng đặt cọc bổ sung để chuyển nhượng đất như trên là đúng, nhưng vợ chồng anh chỉ đồng ý trả cho vợ chồng ông Đ, bà T số tiền đặt cọc 300.000.000đ, riêng số tiền phạt cọc 300.000.000đ, vợ chồng anh không đồng ý trả vì hiện nay kinh tế gia đình đang gặp khó khăn Quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án: Về tố tụng thể hiện kể từ khi thụ lý vụ án cho đến thời điểm xét xử vụ án, Thẩm phán, Hội đồng xét xử, thư ký luôn tuân theo pháp luật tố tụng và người tham gia tố tụng dân sự là nguyên đơn, bị đơn luôn chấp hành pháp luật Riêng bị đơn (chị Trương Thị T) không chấp hành pháp luật, vắng mặt tại các phiên hòa giải cũng như tại phiên tòa nhưng Tòa án đã tiến hành đầy đủ các thủ tục để xét xử vắng mặt bị đơn Về nội dung giải quyết vụ án: Hợp đồng đặt cọc số 05/HĐĐC ngày 21/3/2016 và Hợp đồng đặt cọc bổ sung số 12/HĐĐC ngày 31/5/2016 giữa ông Đào Duy Đ và vợ chồng chị Trương Thị T – anh Từ Anh D đều được ký kết trên cơ sở tự nguyện của hai bên Theo đó nội dung của các hợp đồng này là vợ chồng chị T – anh D có nhận 300.000.000đ tiền đặt cọc của vợ chồng ông Đ - bà T mục đích để chuyển nhượng 86.63m2 đất thuộc thửa số 174, tờ bản đồ QH Ba Bồn cho vợ chồng ông Đ - bà T, đất đã được UBND huyện Ninh Hải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BX 281463 ngày 06/5/2015, giá chuyển nhượng là 800.000.000đ Vợ chồng anh D – chị T đã nhận đủ số tiền 300.000.000đ, như vậy Hợp đồng đặt cọc đã được hoàn thành Do vợ chồng anh D – chị T không thực hiện được việc chuyển nhượng diện tích đất nói trên cho vợ chồng ông Đ - bà T nên ông Đ khởi kiện yêu cầu vợ chồng anh D – chị T phải trả lại 300.000.000đ tiền đặt cọc và 300.000.000đ tiền phạt cọc là có căn cứ chấp nhận theo quy định tại khoản 2 điều 358 Bộ luật dân sự năm 2005 Về án phí vợ chồng anh D – chị T phải chịu án phí theo quy định của pháp luật NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa Hội đồng xét xử (HĐXX) nhận định: [1] Về tố tụng: [1.1] Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án đã tống đạt hợp lệ thông báo thụ lý và các thông báo, quyết định cho anh D, chị T Các biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện cũng được phô tô gửi cho chị T Đương sự không có ý kiến gì về tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ Do chị Tiếp đã được triệu tập hợp lệ nhưng vẫn vắng mặt tại phiên tòa lần thứ 2, không có lý do chính đáng nên Hội đồng xét xử căn cứ vào khoản 2 Điều 227, khoản 3 Điều 228 của Bộ luật Tố tụng dân sự xét xử vắng mặt bị đơn [1.2] Hợp đồng đặt cọc số 05/HĐĐC ngày 21/3/2016 và Hợp đồng đặt cọc bổ sung số 12/HĐĐC ngày 31/5/2016 giữa ông Đào Duy Đ và vợ chồng chị Trương Thị T – anh Từ Anh D có nội dung vợ chồng chị T – anh D nhận 300.000.000đ tiền đặt cọc của ông Đ mục đích để chuyển nhượng 86.63m2 đất thuộc thửa số 174, tờ bản đồ QH Ba Bồn cho vợ chồng ông Đ - bà T, đất đã được UBND huyện Ninh Hải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BX 281463 ngày 06/5/2015với giá là 800.000.000đ Vợ chồng anh D – chị T đã nhận đủ số tiền 300.000.000đ Do giao dịch dân sự giữa các bên được xác lập và đã thực hiện xong trước ngày Bộ luật dân sự năm 2015 có hiệu lực nên căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 688, Điều 689 của Bộ luật dân sự năm 2015, Hội đồng xét xử áp dụng Bộ luật dân sự năm 2005 để giải quyết vụ án [2] Về nội dung vụ án: Theo nội dung thỏa thuận trong “Giấy bán nhà” và các Hợp đồng đặt cọc cũng như qua lời khai của nguyên đơn ông Đào Duy Đ, bị đơn là anh Từ Anh D thì vợ chồng anh Từ Anh D – chị Trương Thị T đã nhận đủ số tiền đặt cọc là 300.000.000đ nhưng không thực hiện việc chuyển nhượng 86.63m2 đất thuộc thửa số 174, tờ bản đồ QH Ba Bồn cho vợ chồng ông Đào Duy Đ - bà Trần Thị Xuân T do hiện nay thửa đất này vợ chồng anh D – chị T đã chuyển nhượng cho người khác Như vậy lỗi làm cho hợp đồng vô hiệu hoàn toàn thuộc về bên bị đơn là anh D – chị T Tại khoản 2 điều 358 của Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định “ … Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác” Ngoài ra tại Điều 3 của Hợp đồng đặt cọc bổ sung số 12/HĐĐC ngày 31/5/2016 mà các bên đã ký kết tại Văn phòng công chứng An Khang cũng có nội dung thỏa thuận “Nếu hết ngày 14/7/2016 mà bên B (vợ chồng T – D) không giao nhà thì phải trả lại gấp đôi tiền đặt cọc” Vì vậy, Hội đồng xét xử căn cứ khoản 2 điều 358 của Bộ luật Dân sự năm 2005, chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Đào Duy Đ đối với vợ chồng chị Trương Thị T – anh Từ Anh D Buộc vợ chồng chị T – anh D phải trả cho ông Đào Duy Đ và bà Trần Thị Xuân T số tiền đặt cọc là 300.000.000đ và tiền phạt cọc là 300.000.000đ [3] Về án phí: Theo quy định tại khoản 1 điều 147 của Bộ luật tố tụng dân sự; khoản 2 điều 26 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án thì bị đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm Vì các lẽ trên, QUYẾT ĐỊNH Căn cứ vào khoản 2 Điều 227, khoản 3 Điều 228 của Bộ luật Tố tụng dân sự; điểm c khoản 1 Điều 688, Điều 689 của Bộ luật dân sự năm 2015; Điều 122; Điều 123; Điều 124, khoản 2 Điều 358 của Bộ luật Dân sự năm 2005; khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự năm 2015; khoản 1 Điều 147 của Bộ luật tố tụng dân sự; khoản 2 Điều 26 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án Tuyên xử: Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là ông Đào Duy Đ và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Trần Thị Xuân T đối với bị đơn là chị Trương Thị T, anh Từ Anh D [1] Buộc vợ chồng chị Trương Thị T – anh Từ Anh D có nghĩa vụ liên đới không chia phần trả cho ông Đào Duy Đ - bà Trần Thị Xuân T số tiền đặt cọc là 300.000.000đ (Ba trăm triệu đồng) và tiền phạt cọc là 300.000.000đ (Ba trăm triệu đồng) Kể từ ngày người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án, nếu người phải thi hành án chậm trả tiền thì phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất được quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự năm 2015 tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán [2] Về án phí: Vợ chồng chị Trương Thị T – anh Từ Anh D phải chịu 28.000.000đ (Hai mươi tám triệu đồng) án phí dân sự sơ thẩm Ông Đào Duy Đ không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm Hoàn lại cho ông Đ số tiền tạm ứng án phí đã nộp là 14.000.000đ (Mười bốn triệu đồng) theo Biên lai số 0012112 ngày 29/11/2017 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Ninh Hải Người được thi hành án và người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6, 7 và 9 của Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại điều 30 của Luật thi hành án dân sự Án xử công khai sơ thẩm có mặt nguyên đơn, đại diện được ủy quyền của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan; bị đơn (anh D) - quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án (ngày 04/10/2018) Riêng bị đơn (chị T) vắng mặt - quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày, kể từ ngày được tống đạt hợp lệ Bản án./ TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH TÂY N BẢN ÁN 214/2021/DS-PT NGÀY 10/12/2021 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC Ngày 10 tháng 12 năm 2021, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Tây N xét xử phúc thẩm công Khai vụ án thụ lý số: 171/2021/TLPT-DS ngày 04 tháng 10 năm 2021 về “Tranh chấp hợp đồng đặt cọc” Do Bản án số: 47/2021/DS-ST ngày 15 - 7 - 2021 của Tòa án nhân dân huyện Tân C , tỉnh Tây N bị kháng cáo, kháng nghị Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số : 224/2021/QĐPT- DS ngày 12 tháng 11 năm 2021 giữa các đương sự : 1 Nguyên đơn: chị Nguyễn Thị M, sinh năm 1991; nơi cư trú: tổ 8, khu phố 3, thị trấn Tân C, tỉnh Tây N Do anh Vương Sơn H, sinh năm 1984; nơi cư trú: 3/64, ấp Tân Đ, xã Tân H, huyện Tân C, tỉnh Tây N là người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn (Theo văn bản ủy quyền số: 23 quyển số: 01/2021 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn Tân C chứng thực ngày 28-01-2021), có mặt 2 Bị đơn: anh Lê Hồng K, sinh năm 1974; nơi cư trú: ấp Trảng T, xã Tân H, huyện Tân C, tỉnh Tây N, có mặt 3 Người kháng cáo: anh Vương Sơn H, là người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn 4 Viện kiểm sát kháng nghị: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Tân C, tỉnh Tây N NỘI DUNG VỤ ÁN Người đại diện cho nguyên đơn trình bày: ngày 28-10-2020 giữa chị M và anh K có ký kết với nhau hợp đồng mua bán vườn cây, nội dung của hợp đồng hai bên thỏa thuận như sau: “Anh K bán cho chị M vườn cây Tràm (Keo) 02 lô, diện tích 8,8 ha, cắt theo thiết kế 50/50, với số tiền là 310.000.000 đồng; bên bán bảo đảm không có tranh chấp và vận chuyển cây từ trong vườn ra tới đường nội bộ; nếu hợp đồng có chuyện gì thì bên bán phải chịu hoàn toàn trước pháp luật và bồi thường cho bên mua gấp đôi số tiền đặt cọc” Chị M giao cho anh K 10.000.000 đồng tiền đặt cọc, trong tuần sau chuyển tiếp 30.000.000 đồng, số tiền còn lại khi anh K có giấy Ki thác vườn cây chị M trả phần tiền còn lại thì lúc đó chị M Ki thác” Ngày 01-11-2020 chị M giao cho anh K 30.000.000 đồng tiền đặt cọc, tổng cộng số tiền đặt cọc trước và sau là 40.000.000 đồng Anh K cam kết “Nếu tôi sai sẽ chịu phạt gấp 05 lần tiền đặt cọc” Khoảng 01 tháng sau, chị M đến Ki thác mới biết anh K đã bán vườn cây Tràm cho anh Nguyễn Thanh Hiếu Do chị M đã ký hợp đồng bán số gỗ nêu trên cho Công ty nên nhờ người khác mua lại vườn cây Tràm của anh Hiếu với giá 400.000.000 đồng, cho tiền cò 10.000.000 đồng, tổng cộng: 410.000.000 đồng Chị M khởi kiện yêu cầu anh K trả lại tiền đặt cọc là 40.000.000 đồng và tiền phạt cọc gấp 05 lần là 200.000.000 đồng, tổng cộng: 240.000.000 đồng Bị đơn anh K thừa nhận có bán vườn cây Tràm (keo) cho chị M với giá 310.000.000 đồng, đã nhận tiền cọc của chị M 02 lần tổng cộng là 40.000.000 đồng Ngày 28-10-2020 hai bên thỏa thuận nếu bên bán sai bồi thường cho bên mua gấp đôi số tiền đặt cọc Ngày 01-11-2020 anh có nhận thêm của chị M 30.000.000 đồng tiền đặt cọc, ngoài ra không có thỏa thuận nào khác Còn câu cuối cùng trong giấy tay giao nhận tiền ngày 01-11-2020 có ghi “Nếu tôi sai sẽ chịu phạt gấp 05 lần tiền đặt cọc” là do chị M viết thêm Anh K đồng ý trả lại cho chị M 40.000.000 đồng tiền đặt cọc và 40.000.000 đồng tiền phạt cọc, tổng cộng: 80.000.000 đồng Tại Bản án dân sự sơ thẩm số: 47/2021/DS-ST ngày 15-7-2021 của Tòa án nhân dân huyện Tân C, tỉnh Tây N Căn cứ các Điều 328, 357, 418, 423, 427, 468 của Bộ luật dân sự; Điều 147 của Bộ luật tố tụng dân sự; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về án phí, lệ phí Tòa án: 1 Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của chị Nguyễn Thị M về tranh chấp hợp đồng đặt cọc với anh Lê Hồng K 2 Hủy bỏ hợp đồng mua bán vườn cây ngày 28-10-2020 giữa chị Nguyễn Thị M và anh Lê Hồng K 3 Buộc anh Lê Hồng K phải trả cho chị M số tiền đặt cọc là 40.000.000 đồng và bồi thường tiền phạt cọc 80.000.000 đồng, tổng cộng 120.000.000 đồng 4 Chị M và anh K mỗi người phải chịu 6.000.000 đồng tiền án phí dân sự sơ thẩm Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về tiền lãi suất chậm trả, quyền kháng cáo của các đương sự theo quy định của pháp luật - Ngày 13-9-2021 người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm sửa án theo hướng chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, buộc anh K trả lại tiền đặt cọc 40.000.000 đồng và tiền phạt cọc gấp 05 lần là 200.000.000 đồng, tổng cộng: 240.000.000 đồng - Ngày 29-7-2021 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Tân C kháng nghị cho rằng Bản án sơ thẩm tuyên: chấp nhận yêu cầu khởi kiện của chị M là không chính xác; Bản án sơ thẩm không tuyên bác một phần yêu cầu khởi kiện của chị M, nhưng buộc chị M phải chịu 6.000.000 đồng tiền án phí dân sự sơ thẩm là vi phạm khoản 1 Điều 26 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về án phí, lệ phí Tòa án Đề nghị sửa bản án sơ thẩm Tại phiên tòa phúc thẩm người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn giữ nguyên yêu cầu kháng cáo Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tây N giữ nguyên kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Tân C Ý kiến của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tây N: + Về tố tụng: Thư ký, Thẩm phán, Hội đồng xét xử và những người tham gia tố tụng đã chấp hành đúng những quy định pháp luật tố tụng dân sự + Về nội dung: không chấp nhận kháng cáo của người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn Chấp nhận kháng nghị của Viện kiêm sát nhân dân huyện Tân C, bởi lẽ: Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn nhưng lại tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là không chính xác Đề nghị sửa bản án sơ thẩm NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được xem xét tại phiên tòa, và căn cứ kết quả tranh tụng tại phiên tòa, ý kiến của đại diện Viện kiểm sát, xét thấy: [1] Chị M khởi kiện yêu cầu anh K trả lại tiền đặt cọc 40.000.000 đồng và tiền phạt cọc gấp 05 lần là 200.000.000 đồng, tổng cộng: 240.000.000 đồng Tòa án cấp sơ thẩm tuyên buộc anh K phải trả cho chị M số tiền đặt cọc là 40.000.000 đồng và bồi thường tiền phạt cọc 80.000.000 đồng, tổng cộng 120.000.000 đồng và buộc chị M phải chịu 6.000.000 đồng tiền án phí dân sự sơ thẩm là chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của chị M Tuy nhiên, trong bản án sơ thẩm lại tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của chị M, thiếu chữ “Một phần” là không chính xác Viện kiểm sát nhân dân huyện Tân C là có cơ sở để chấp nhận [2] Tòa án cấp sơ thẩm tuyên án vào ngày 15-7-2021 nhưng đến ngày 23-92021 người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn nộp đơn kháng cáo là quá hạn Xét thấy, việc kháng cáo quá hạn là do khách quan (thực hiện giãn cách xã hội do dịch bệnh COVID-19) Tại Quyết định số: 11/2021/QĐ-PT ngày 26-10-2021 của Tòa án nhân dân tỉnh Tây N, chấp nhận kháng cáo quá hạn của người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn [3] Xét nội dung kháng cáo [3.1] Căn cứ vào hợp đồng ngày 28-10-2020 do chị M soạn sẵn, nội dung của hợp đồng hai bên thỏa thuận như sau: “Anh K bán cho chị M vườn cây Tràm (Keo) với số tiền là 310.000.000 đồng; nếu hợp đồng có chuyện gì thì bên bán phải chịu bồi thường cho bên mua gấp đôi số tiền đặt cọc” Bên bán và bên mua cùng ký tên Ngay sau khi ký hợp đồng: “Chị M giao cho anh K 10.000.000 đồng tiền đặt cọc và hẹn trong tuần sau chuyển tiếp cho anh K 30.000.000 đồng tiền cọc, số tiền còn lại khi anh K có giấy Ki thác vườn cây chị M trả phần tiền còn lại thì lúc đó chị M Ki thác” Thực hiện theo thỏa thuận giữa hai bên, ngày 01-11-2020 chị M giao tiếp 30.000.000 đồng tiền đặt cọc, tổng cộng: 40.000.000 đồng Như vậy, có đủ căn cứ xác định ngày 01-11-2020 chị M giao tiếp 30.000.000 đồng cho anh K là thực hiện theo sự thỏa thuận trước đó giữa hai bên [3.2] Về tiền phạt cọc: ngày 28-10-2020 chị M và anh K đã thỏa thuận nếu hợp đồng có chuyện gì thì bên bán phải chịu bồi thường cho bên mua gấp đôi số tiền đặt cọc Người đại diện của nguyên đơn cho rằng ngày 01-11-2020, hai bên thỏa thêm “Nếu anh K sai sẽ chịu phạt gấp 05 lần tiền đặt cọc” Anh K không thừa nhận và cho rằng ngày 01-11-2020 anh có nhận thêm của chị M 30.000.000 đồng tiền đặt cọc, tổng cộng là 40.000.000 đồng, ngoài ra không có thỏa thuận nào khác Trong giấy giao nhận tiền ngày 01-11-2020 không thể hiện là hai bên thỏa thuận lại khoản tiền phạt cọc hoặc thỏa thuận phạt cọc thêm gấp 05 lần Mặt khác, chị M và anh K thừa nhận rằng hợp đồng chỉ lập 01 bản do chị M giữ Anh K cho rằng chị M viết thêm câu cuối cùng trong giấy tay giao nhận tiền ngày 01-11-2020 “Nếu tôi sai sẽ chịu phạt gấp 05 lần tiền đặt cọc” là có cơ sở Kháng cáo của nguyên đơn là không có căn cứ nên không chấp nhận [3.3] Sau khi nhận 40.000.000 đồng tiền đặt cọc của chị M, anh K bán vườn cây Tràm (keo) cho anh Hiếu Hợp đồng mua bán không thực hiện được là do lỗi của anh K Theo khoản 2 Điều 328 của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định “ nếu bên nhận cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác” Tòa án cấp sơ thẩm buộc anh K phải trả cho chị M số tiền đặt cọc là 40.000.000 đồng và bồi thường tiền phạt cọc 80.000.000 đồng, tổng cộng: 120.000.000 đồng là có căn cứ, đúng pháp luật [4] Trong vụ án này hai bên tranh chấp với nhau về hợp đồng đặt cọc, tiền phạt cọc Tòa án cấp sơ thẩm tuyên hủy hợp đồng mua bán vườn cây ngày 28- 102020 giữa chị Nguyễn Thị M và anh Lê Hồng K là không đúng, không cần thiết, cần rút kinh nghiệm [5] Về án phí dân sự sơ thẩm: [5.1] Về tiền đặt cọc: chị M yêu cầu trả lại tiền đặt cọc 40.000.000 đồng, anh K đồng ý trả số tiền cọc đã nhận; cho nên anh K không phải chịu tiền án phí sơ thẩm đối với khoản tiền này [5.2] Về tiền phạt cọc: chị M yêu cầu anh K phải bồi thường tiền phạt cọc là 200.000.000 đồng Tòa án cấp sơ thẩm buộc anh K bồi thường tiền phạt cọc cho chị M là 80.000.000 đồng; anh K phải chịu tiền án phí dân sự sơ thẩm là 4.000.000 đồng, chị M phải chịu tiền án phí dân sự sơ thẩm 6.000.000 đồng Tòa án cấp sơ thẩm buộc anh K phải chịu tiền án phí dân sự sơ thẩm là 6.000.000 đồng là không đúng với khoản 4 Điều 27 Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về án phí, lệ phí Tòa án [6] Từ những phân tích trên xét thấy kháng cáo của nguyên đơn là không có căn cứ nên không chấp nhận Kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân huyện Tân C là có căn cứ nên chấp nhận sửa Bản án dân sự sơ thẩm [7] Về án phí dân sự phúc thẩm: do kháng cáo của nguyên đơn không được chấp nhận nên phải chịu tiền án phí dân sự phúc thẩm theo khoản 2 Điều 29 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về án phí, lệ phí Tòa án Vì các lẽ trên, QUYẾT ĐỊNH Căn cứ vào khoản 2 Điều 308; Điều 309 Bộ luật Tố tụng dân sự Áp dụng các Điều 328, 357, 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về án phí, lệ phí Tòa án: 1 Không chấp nhận đơn kháng cáo của chị Nguyễn Thị M 2 Chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Tân C, tỉnh Tây N 3 Sửa Bản án sơ thẩm số: 47/2021/DS-ST ngày 15-7-2021 của Tòa án nhân dân huyện Tân C, tỉnh Tây N 3.1 Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của chị M tranh chấp Hợp đồng đặt cọc đối với anh Lê Hồng K 3.2 Buộc anh Lê Hồng K phải trả cho chị M số tiền đặt cọc là 40.000.000 đồng và bồi thường tiền phạt cọc 80.000.000 đồng, tổng cộng: 120.000.000 (một trăm hai mươi triệu) đồng Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án cho đến khi thi hành án xong, bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại Điều 357, Điều 468 của Bộ luật dân sự năm 2015 4 Án phí dân sự sơ thẩm: 4.1 Chị Nguyễn Thị M phải chịu 6.000.000 đồng tiền án phí dân sự sơ thẩm, nhưng được khấu trừ vào tiền tạm ứng án phí do chị M đã nộp 6.000.000 đồng theo biên lai thu tiền số 0001643 ngày 28-01-2021 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tân C (đã nộp xong) 4.1 Anh lê Hồng K phải chịu 4.000.000 đồng tiền án phí dân sự sơ thẩm 5 Án phí dân sự phúc thẩm Chị Nguyễn Thị M chịu 300.000 đồng tiền án phí dân sự phúc thẩm, nhưng được khấu trừ vào tiền tạm ứng án phí do chị M đã nộp 300.000 đồng theo biên lai thu tiền số 0001643 ngày 28-01-2021 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tân C (anh H người đại diện theo ủy quyền của chị M đã nộp xong) 6 Trường hợp Bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự Thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự 7 Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án./ ... án dân sơ thẩm số: 47 /20 21/DS-ST ngày 15-7 -20 21 Tòa án nhân dân huyện Tân C, tỉnh Tây N Căn Điều 328 , 357, 418, 423 , 427 , 468 Bộ luật dân sự; Điều 147 Bộ luật tố tụng dân sự; Nghị số 326 /20 16/UBTVQH14... án phí dân sơ thẩm Vì lẽ trên, QUYẾT ĐỊNH Căn vào khoản Điều 22 7, khoản Điều 22 8 Bộ luật Tố tụng dân sự; điểm c khoản Điều 688, Điều 689 Bộ luật dân năm 20 15; Điều 122 ; Điều 123 ; Điều 124 , khoản... 124 , khoản Điều 358 Bộ luật Dân năm 20 05; khoản Điều 468 Bộ luật dân năm 20 15; khoản Điều 147 Bộ luật tố tụng dân sự; khoản Điều 26 Nghị số 326 /20 16/UBTVQH14 ngày 30/ 12/ 2016 Ủy ban Thường vụ Quốc

Ngày đăng: 27/12/2022, 15:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w