1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập nhóm luật thương mại 2 đề bài tm2 n8 tác giả ts trần thị bảo ánh

40 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Tập Nhóm Môn: Luật Thương Mại 2 Đề Bài: TM2-N8
Tác giả TS Trần Thị Bảo Ánh
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Thương Mại
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 4,98 MB

Cấu trúc

  • 1. Các văn bản pháp luật điều chỉnh hợp đồng số 01/HĐMBHH? Giả định vào thời điểm Công ty Hải An và Công ty Thanh Trà ký hợp đồng số 01/HĐMBHH, hàng hoá đang trên đường vận chuyển từ Đà Nẵng về Hải Phòng và sau đó tàu hàng gặp nạn khiến toàn bộ hàng hoá trên tàu bị hư hỏng. Xác định rủi ro thuộc về bên nào? Tại sao? (2)
    • 1.1. Các VBPL điều chỉnh hợp đồng số 01/HĐMBHH (7)
    • 1.2. Giả định vào thời điểm công ty Hải An và công ty Thanh Trà ký hợp đồng số 01/HĐMBHH, hàng hoá đang trên đường vận chuyển từ Đà Nẵng về Hải Phòng và sau đó tàu hàng gặp nạn khiến toàn bộ hàng hoá trên tàu bị hư hỏng. Xác định rủi ro thuộc về bên nào? Tại sao? (9)
    • 2.1. Trường hợp công ty Hải An được miễn trách nhiệm (10)
    • 2.2. Trường hợp công ty Hải An không được miễn trách nhiệm (12)
  • 3. Điều khoản phạt vi phạm hợp đồng của Công ty Hải An và Công ty (2)
  • 4. Thỏa thuận trọng tài của các bên có vô hiệu không? Tại sao? Hướng giải quyết như thế nào? (2)
    • 4.1. Về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài (14)
      • 4.1.1. Trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu (16)
      • 4.1.2. Trường hợp thoả thuận trọng tài có hiệu lực (17)
    • 4.2. Hướng giải quyết (18)
      • 4.2.1. Trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu (18)
      • 4.2.2. Trường hợp thoả thuận trọng tài có hiệu lực (19)
  • 5. Giả định trong hợp đồng MBHH số 01/HĐMBHH, hai bên vừa có thoả thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vừa có thoả thuận giải quyết tranh chấp bằng Toà án và một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng MBHH số 01/MBHH không? Vì sao? (0)
    • 5.2. Trường hợp tranh chấp không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP (21)
  • KẾT LUẬN (22)
  • PHỤ LỤC (25)

Nội dung

Do vậy, cần căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành để xem xét từng trường hợp về việc bên bán có được miễn trách nhiệm bồi thường khi vi phạm hay không.2.1.Trường hợp công ty Hải A

Các văn bản pháp luật điều chỉnh hợp đồng số 01/HĐMBHH? Giả định vào thời điểm Công ty Hải An và Công ty Thanh Trà ký hợp đồng số 01/HĐMBHH, hàng hoá đang trên đường vận chuyển từ Đà Nẵng về Hải Phòng và sau đó tàu hàng gặp nạn khiến toàn bộ hàng hoá trên tàu bị hư hỏng Xác định rủi ro thuộc về bên nào? Tại sao?

Các VBPL điều chỉnh hợp đồng số 01/HĐMBHH

Dựa trên những dữ kiện đã cho, có thể xác định các VBPL điều chỉnh hợp đồng số 01/HĐMBHH gồm:

- Luật số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005: Luật Thương mại (sau đây xin phép được viết tắt là LTM 2005)

- Luật số 54/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010: Luật Trọng tài thương mại (sau đây xin phép được viết tắt là LTTTM 2010);

- Luật số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015: Bộ luật Dân sự (sau đây xin phép được viết tắt là BLDS 2015);

- Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20 tháng 3 năm 2014 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của LTTTM (sau đây xin phép được viết tắt là NQ 01/2014).

Việc xác định các VBPL điều chỉnh trên dựa trên các căn cứ sau:

Thứ nhất, hợp đồng số 01/HĐMBHH là loại hợp đồng mua bán hàng hoá - là hợp đồng thương mại cũng như là hợp đồng dân sự đặc thù Vì vậy, nó sẽ chịu sự điều chỉnh theo những quy định chung của BLDS 2015 và những quy định đặc thù của LTM 2005 Cụ thể:

Một là, xuất phát từ khái niệm hợp đồng MBHH Các VBPL hiện hành ở Việt Nam không định nghĩa cụ thể về hợp đồng MBHH nhưng dựa trên khái niệm chung về hợp đồng dân sự , hợp đồng mua bán tài sản và khái niệm mua bán hàng hoá , 1 2 3 có thể hiểu khái niệm hợp đồng mua bán hàng hoá như sau: “Hợp đồng mua bán hàng hoá là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thoả thuận” 4

Hai là, xuất phát từ đặc điểm của hợp đồng MBHH

+ Về chủ thể: Trước hết, hợp đồng số 01/HĐMBHH được giao kết giữa hai bên chủ thể là CTTNHH Hải An và CTCP Thanh Trà Việc thành lập và đăng kí kinh doanh của CTTNHH cũng như CTCP đều phải tuân theo các quy định của Luật Doanh nghiệp 2020; vì vậy có thể nói CTTNHH Hải An và CTCP Thanh Trà là các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, tức là thương nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 6 LTM 2005 Hoạt động được thoả thuận trong hợp đồng này là MBHH, một trong những hoạt động thương mại được liệt kê tại khoản 1 Điều 3 LTM 2005 Bên cạnh đó, hợp đồng được ký kết tại tỉnh Hải Phòng, Việt Nam; do đó thuộc phạm vi điều chỉnh của LTM 2005 theo khoản 1 Điều 1 Luật này Như vậy, việc công ty Hải An và công ty Thanh Trà thoả thuận MBHH thông qua hợp đồng số 01/HĐMBHH thuộc đối tượng áp dụng của LTM theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật này.

+ Về đối tượng: Đối tượng của hợp đồng MBHH phải là những hàng hoá được phép lưu thông Xét hợp đồng số 01/HĐMBHH, có thể thấy đối tượng của hợp đồng là hai chiếc máy mài chuyên dụng, model 2M.2125 do Trung Quốc sản xuất Đây là động sản theo quy định của BLDS 2015 Bên cạnh đó, mặt hàng 5

4 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam (tập II), PGS TS Nguyễn Viết Tý – TS Nguyễn Thị Dung (đồng chủ biên), Nhà xuất bản Tư pháp, 2020, tr.51.

4 máy mài chuyên dụng trên không thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh quy định tại Nghị định 59/2006/NĐ-CP của Chính phủ Như vậy, có đủ căn cứ để xác định đây là đối tượng của hợp đồng MBHH theo các quy định của pháp luật hiện hành.

+ Về mục đích: Mục đích chủ yếu của các bên trong HĐMBHH là sinh lợi Như đã trình bày, MBHH là một hoạt động thương mại; mà theo khoản 1 Điều 3 LTM 2005: “hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi…” Do vậy, bản chất của hoạt động MBHH thoả thuận trong hợp đồng số 01/HĐMBHH đã bao hàm mục đích sinh lợi.

+ Về hình thức: Dễ thấy, chi tiết công ty Hải An và công ty Thanh Trà “ký” hợp đồng số 01/HĐMBHH đã thể hiện rằng hợp đồng này được xác lập bằng văn bản Do vậy, nó đã phù hợp với quy định về hình thức của hợp đồng MBHH tại Điều 24 LTM 2005.

Thứ hai, một trong những điều khoản của hợp đồng là: “Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng số 01/HĐMBHH được giải quyết tại trung tâm trọng tài thương mại”.Như vậy, các VBPL quy định chuyên biệt về trọng tài thương mại cũng sẽ tham gia điều chỉnh hợp đồng này, cụ thể là LTTTM 2010 và NQ 01/2014.

Giả định vào thời điểm công ty Hải An và công ty Thanh Trà ký hợp đồng số 01/HĐMBHH, hàng hoá đang trên đường vận chuyển từ Đà Nẵng về Hải Phòng và sau đó tàu hàng gặp nạn khiến toàn bộ hàng hoá trên tàu bị hư hỏng Xác định rủi ro thuộc về bên nào? Tại sao?

Phòng và sau đó tàu hàng gặp nạn khiến toàn bộ hàng hoá trên tàu bị hư hỏng Xác định rủi ro thuộc về bên nào? Tại sao?

Về thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hoá, các bên có quyền thoả thuận về vấn đề này Mà trong hợp đồng số 01/HĐMBHH này không có thoả thuận thì áp dụng theo quy định của pháp luật cụ thể thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hoá được quy định từ Điều 57 đến Điều 61 LTM 2005.

Theo đề bài, hợp đồng giữa công ty Hải An và công ty Thanh Trà được ký kết vào thời điểm hàng hoá đang trên đường vận chuyển và trong quá trình đó hàng hoá bị hư hỏng do tàu gặp nạn; do đó, trường hợp này sẽ căn cứ áp dụng theo quy định của Điều 60 LTM 2005 quy định về chuyển rủi ro trong trường hợp MBHH đang trên đường vận chuyển như sau: “Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hoá đang trên đường vận chuyển thì rủi ro thuộc về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng.” Như vậy, theo quy định trên, những rủi ro đối với hàng hoá như mất mát hoặc hư hỏng đã được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng, rủi ro sẽ thuộc về bên mua, tức CTCP Thanh Trà.

2 Công ty Hải An có được miễn trách nhiệm do không giao được hàng cho Công ty Thanh Trà không? Vì sao

Theo các quy định của BLDS và LTM hiện hành, giao hàng đúng thời hạn đã thoả thuận là một trong những nghĩa vụ của bên bán Theo như nội dung hợp đồng 6 mua bán đã kí kết, bên bán (Công ty Hải An) có nghĩa vụ giao hàng đúng thời điểm đã thoả thuận và giao hàng đúng chất lượng cho bên mua; trường hợp không giao được hàng cho bên mua là bên bán đã vi phạm một phần nghĩa vụ hợp đồng Do vậy, họ sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần nghĩa vụ vi phạm; mức phạt tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể đã thỏa thuận Ngoài ra, hai bên không có thỏa thuận về việc được miễn trách nhiệm khi có hành vi vi phạm hợp đồng

Trong tình huống này, Công ty Hải An đã có hành vi vi phạm hợp đồng, do vậy sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng với vi phạm Tuy nhiên, trong một số trường hợp công ty Hải An sẽ không phải chịu trách nhiệm do không giao được hàng nếu được miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật Do vậy, cần căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành để xem xét từng trường hợp về việc bên bán có được miễn trách nhiệm bồi thường khi vi phạm hay không.

Trường hợp công ty Hải An được miễn trách nhiệm

Theo quy định của Điều 294 LTM 2005, công ty Hải An sẽ được miễn trách nhiệm do không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng nếu đáp ứng đồng thời hai điều kiện sau:

Thứ nhất, việc không giao được hàng phải thuộc một trong các trường hợp miễn trách nhiệm tại khoản 1 Điều 294 LTM 2005 Theo đó, bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp:

Một là, xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận Tuy nhiên, do hợp đồng số 01/HĐMBHH không có điều khoản thoả thuận về trường hợp này nên công ty Hải An không được miễn trách nhiệm theo trường hợp này.

Hai là, xảy ra sự kiện bất khả kháng “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép” 7 Theo quy định này thì dù hợp đồng có quy định hay không thì khi xảy ra sự kiện bất khả kháng dẫn đến việc vi phạm hợp đồng, bên vi phạm vẫn có thể được miễn trách nhiệm Như vậy, công ty Hải An có thể được miễn trách nhiệm do không giao được hàng trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng nếu chứng minh được các vấn đề sau:

6 Khoản 1 Điều 434 BLDS 2015, khoản 1 Điều 37 LTM 2005.

+ Sự kiện này xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được: việc không giao hàng được cho công ty Thanh Trà xảy ra không theo ý chí của các bên, không do các bên tạo ra hoặc phát sinh do lỗi chủ quan của các bên, công ty Hải An không có lỗi chủ quan hay chủ ý để xảy ra sự việc này mà do tàu chở hàng trên đường đi gặp nạn khiến toàn bộ hàng hoá trên tàu hư hỏng nên công ty không thể giao hàng đúng theo hợp đồng.

+ Hậu quả của sự việc không thể khắc phục được cho dù đã thực hiện mọi biện pháp trong khả năng để khắc phục

Ba là, hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia Trong quan hệ hợp đồng của luật tư, trách nhiệm của nhà kinh doanh không phụ thuộc vào lỗi, tức là lỗi với họ là lỗi suy đoán Khi đã có hành vi vi phạm hợp đồng thì đương nhiên thương nhân bị coi như có lỗi, trừ khi họ chứng minh được là mình không có lỗi 8 Trên tinh thần đó, khoản 3 Điều 351 BLDS 2015 quy định: “Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền” Như vậy, nếu công ty Hải An chứng minh được mình không có lỗi trong việc không giao hàng được mà lỗi hoàn toàn thuộc về công ty Thanh Trà thì công ty Hải An sẽ được miễn trách nhiệm.

Bốn là, hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng Đó có thể là quyết định trưng dụng phương tiện, quyết định thu hồi đất, khiến bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được đúng nghĩa vụ của mình được Ở đây, nếu việc không giao hàng được là thuộc trường hợp này thì bên vi phạm - tức là công ty Hải An - có thể được miễn trách nhiệm.

Thứ hai, để được miễn trách nhiệm, công ty Hải An phải thực hiện nghĩa vụ thông báo và nghĩa vụ chứng minh theo quy định của pháp luật.

Về nghĩa vụ thông báo Theo Điều 295 LTM 2005, công ty Hải An phải thông báo ngay bằng văn bản cho công ty Thanh Trà khi phát sinh một trong các trường hợp được miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra; đồng thời cũng phải thông báo ngay khi trường hợp miễn trách nhiệm chấm dứt Nếu không thông báo kịp thời, công ty Hải An sẽ phải chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm.

Về nghĩa vụ chứng minh, căn cứ khoản 2 Điều 294 và khoản 3 Điều 295 LTM

2005, bên bán có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ để chứng minh việc không giao được hàng thuộc trường hợp miễn trách nhiệm.

8 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại (tập II) , PGS.TS Nguyễn Viết Tý - TS Nguyễn Thị Dung (đồng chủ biên), Nxb Tư pháp, 2019, tr.298

Thỏa thuận trọng tài của các bên có vô hiệu không? Tại sao? Hướng giải quyết như thế nào?

Về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài

Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết bằng trọng tài theo quy định tại Luật Trọng tài thương mại do các bên thỏa thuận, có thể được sử dụng thay thế cho phương thức giải quyết tranh chấp bằng Toà án Đây là một phương thức giải quyết tranh chấp hoàn toàn độc lập đối với hợp đồng Tính độc lập của thoả thuận trọng tài đảm bảo rằng nếu một bên cho rằng đã có một vi phạm cơ bản hợp đồng thì hợp đồng cũng sẽ không bị hủy bỏ toàn bộ mà nó vẫn tồn tại với mục đích đánh giá các yêu cầu khởi kiện phát sinh từ vi phạm, và điều khoản trọng tài vẫn tồn tại để quyết định hình thức giải quyết tranh chấp giữa các bên.

Thỏa thuận trọng tài được xác định là vô hiệu nếu thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 18 LTTTM 2010 Liên quan đến quy định này, Tòa án nhân dân Tối cao cũng đã có hướng dẫn cụ thể tại Điều 3 NQ 01/2014 Dựa trên các quy định pháp luật hiện hành, có thể rút ra một số nhận xét về thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng số 01/HĐMBHH giữa công ty Hải An và công ty Thanh Trà như sau: Thứ nhất, về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài Theo khoản 8 Điều

3 LTM 2005, hoạt động MBHH được thoả thuận trong hợp đồng số 01/HĐMBHH “là

10 một hoạt động thương mại” Vì vậy, những tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này là

“tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại”, phù hợp với quy định về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài theo quy định tại khoản 1 Điều

2 LTTTM 2010 Do đó, Trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này.

Thứ hai, về hình thức của thoả thuận trọng tài Điều 16 LTTTM 2010 quy định:

“1 Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.

2 Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản…”

Theo đề bài, thoả thuận trọng tài ở đây được xác lập dưới hình thức điều khoản trong hợp đồng số 01/HĐMBHH Mặt khác, như đã trình bày ở trên, hợp đồng này được xác lập dưới dạng văn bản Như vậy, về hình thức, thoả thuận trọng tài này đã phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 18 LTTTM 2010.

Thứ ba, về nội dung của thoả thuận trọng tài Theo khoản 6 Điều 18 LTTTM

2010, một trong những trường hợp vô hiệu của trọng tài là “vi phạm điều cấm của pháp luật” Đồng thời, khoản 6 Điều 3 NQ 01/2014 đã có sự dẫn chiếu về Điều 128 BLDS 2005, tương đương với Điều 123 BLDS 2015 để hướng dẫn rõ ràng hơn Tuy nhiên, có thể thấy, quy định này còn tồn tại khá nhiều bất cập Về mặt pháp lý, nội dung Điều 123 BLDS 2015 không chỉ quy định về trường hợp vô hiệu do vi phạm điều cấm của Luật mà còn quy định cả trường hợp vô hiệu do trái với đạo đức xã hội, cụ thể “Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu” Về mặt thực tiễn, quy định ở khoản 6 Điều 18 LTTTM 2010 có thể dẫn đến tình trạng bỏ lọt những thoả thuận trái đạo đức, ảnh hưởng đến trật tự chung của xã hội; đồng thời gây khó khăn trong quá trình áp dụng bởi sự thiếu thống nhất giữa BLDS 2015, LTTTM 2010 và hướng dẫn tại NQ 01/2014 Do đó, theo quan điểm của nhóm, để thoả thuận trọng tài không vô hiệu thì phải thoả mãn cả hai điều kiện: không vi phạm điều cấm của luật và không trái với đạo đức xã hội.

Xét điều khoản trọng tài theo đề bài: “Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng số 01/HĐMBHH được giải quyết tại Trung tâm TTTM”, có thể thấy nội dung thoả thuận này không vi phạm điều cấm của luật cũng như không trái với đạo đức xã hội Do vậy, đã phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành

→ Như vậy, thoả thuận trọng tài trong hợp đồng số 01/HĐMBHH không thể vô hiệu theo những trường hợp quy định tại các khoản 1, 4, 6 Điều 18 LTTTM 2010 do đã phù hợp với quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết, hình thức và nội dung.

Thứ tư, về các bên chủ thể xác lập thoả thuận trọng tài Trong các trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu được liệt kê tại Điều 18 LTTTM 2010, có thể thấy những

11 trường hợp ở khoản 2, khoản 3, khoản 5 đều gắn với yếu tố chủ thể xác lập Tuy nhiên, đề bài không đưa ra bất cứ dữ liệu nào về thẩm quyền, NLHVDS của người xác lập thoả thuận trọng tài cũng như ý chí, sự tự nguyện của các bên trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài Do vậy, liên quan đến yếu tố chủ thể, có thể xảy ra hai trường hợp: thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không vô hiệu 4.1.1 Trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu

Như đã phân tích ở trên, thoả thuận trọng tài giữa công ty Hải An và công ty Thanh Trà trong hợp đồng số 01/HĐMBHH không vô hiệu theo những trường hợp quy định tại các khoản 1, 4, 6 Điều 18 LTTTM 2010 mà sẽ vô hiệu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Một là, thoả thuận trọng tài vô hiệu do người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật 12 Cụ thể, theo khoản 2 Điều 3 NQ 01/2014, thoả thuận trọng tài sẽ vô hiệu nếu người xác lập thoả thuận trọng tài không phải là người đại diện theo pháp luật, hoặc không phải là người được uỷ quyền hợp pháp, hoặc là người được uỷ quyền hợp pháp nhưng lại vượt quá phạm vi được uỷ quyền Các quy định về người đại diện theo pháp luật, người được uỷ quyền và phạm vi uỷ quyền trong trường hợp này đã được hệ thống đầy đủ, chi tiết trong LDN 2020, BLDS 2015 và các VBPL khác có liên quan 13

Tuy nhiên, cũng theo khoản 2 Điều 3 này ghi nhận: “Trường hợp thoả thuận trọng tài do người không có thẩm quyền xác lập những trong quá trình xác lập, thực hiện thoả thuận trọng tài hoặc trong tố tụng trọng tài mà người có thẩm quyền xác lập thoả thuận trọng tài đã chấp nhận hoặc đã biết mà không phản đối thì thoả thuận trọng tài không vô hiệu” Quy định này là phù hợp với tinh thần PLDS hiện hành: tôn trọng ý chí của các chủ thể tham gia quan hệ dân sự.

Như vậy, nếu người xác lập thoả thuận trọng tài của một trong hai bên công ty Hải An và Thanh Trà không phải là người đại diện theo pháp luật hoặc không phải là người được uỷ quyền hợp pháp của công ty, hoặc là người được uỷ quyền hợp pháp nhưng vượt quá phạm vi uỷ quyền; đồng thời người có thẩm quyền không chấp nhận, hoặc đã biết mà phản đối, hoặc không biết về việc này thì thoả thuận trọng tài sẽ vô hiệu.

Hai là, thoả thuận trọng tài vô hiệu do người xác lập thoả thuận trọng tài không có NLHVDS 14 Cụ thể, theo khoản 3 Điều 3 NQ 01/2014, người xác lập thoả thuận trọng tài không có NLHVDS là người chưa thành niên, người mất NLHVDS hoặc người bị hạn chế NLHVDS theo quy định của BLDS Như vậy, nếu người xác lập

13 Xem Phụ lục 1: Về việc xác định người có thẩm quyền xác lập thoả thuận trọng tài của CTTNHH và CTCP;

14 Khoản 3 Điều 18 Luật trọng tài thương mại 2010;

12 thoả thuận trọng tài giữa công ty Hải An và công ty Thanh Trà thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 21 (Người chưa thành niên), Điều 22 (Mất NLHVDS), Điều 23 (Hạn chế NLHVDS) của BLDS 2015 thì thoả thuận trọng tài sẽ vô hiệu Bên cạnh đó, để có đủ căn cứ xác định thoả thuận trọng tài vô hiệu trong trường hợp này thì Toà án cần thu thập các tài liệu chứng cứ được liệt kê tại khoản 3 Điều 3 NQ 01/2014 nói trên.

Hướng giải quyết

4.2.1 Trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu

Về nguyên tắc, khi xét thấy có một trong các căn cứ quy định tại Điều 18 LTTTM 2010 thì Toà án có thể tuyên bố thoả thuận trọng tài vô hiệu Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 5 BLTTDS 2015 thì “ Toà án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự…” Có thể thấy, thoả thuận này có bị tuyên bố vô hiệu hay không liên quan trực tiếp đến việc có bên nào yêu cầu Toà án giải quyết hay không Về bản chất, việc giải quyết bằng Toà án mang tính quyền lực nhà nước, những phán quyết có hiệu lực của Toà án có đặc trưng là sự thi hành bắt buộc Do vậy, các bên chủ thể có thể cân nhắc những hướng giải quyết khác mềm dẻo hơn, linh hoạt hơn mà không nhất thiết phải yêu cầu Toà án tuyên bố thoả thuận trọng tài vô hiệu Có thể cân nhắc những hướng giải quyết sau đây:

● Hướng giải quyết thứ nhất: Tiếp tục thực hiện hợp đồng

Trên thực tế, nếu thoả thuận trọng tài được xác lập bởi người không có thẩm quyền, người không có NLHVDS hoặc được xác lập trái với sự tự nguyện của một trong hai bên; nhưng các chủ thể trong hợp đồng xét thấy thoả thuận này không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì có thể lựa chọn phương án tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không cần thực hiện biện pháp nào khác Đây có thể coi là hành động “ngầm” chấp nhận giữa hai bên Trong trường hợp này, vấn đề xác định thoả thuận trọng tài vô hiệu sẽ chỉ đặt ra khi có tranh chấp phát sinh từ hợp đồng liên quan đến điều khoản thoả thuận trọng tài.

● Hướng giải quyết thứ hai: Thương lượng Đây là phương thức giải quyết phổ biến nhất hiện nay, thường được các thương nhân lựa chọn bởi sự linh hoạt, ít tốn kém, không bị ràng buộc bởi những thủ tục pháp lý phức tạp… Cụ thể, nếu lựa chọn giải quyết thông qua thương lượng, công ty Hải An và công ty Thanh Trà sẽ cùng bàn bạc, thoả thuận lại về điều khoản giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong hợp đồng số 01/HĐMBHH với sự tham gia của những người có thẩm quyền xác lập thoả thuận trọng tài, có đầy đủ NLHVDS và trên tinh thần tự do, tự nguyện, tôn trọng ý chí của các bên Kết thúc quá trình thương lượng, nếu các bên vẫn thống nhất với thoả thuận trọng tài ban đầu thì có thể tiếp tục thực hiện hợp đồng; trường hợp các bên thống nhất sửa đổi điều khoản trọng tài này, nội dung sửa đổi có thể được ghi tại Phụ lục của hợp đồng theo quy định tại Điều 403 BLDS 2015: “Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng [ ] Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi”.

● Hướng giải quyết thứ ba: Yêu cầu Toà án tuyên bố thoả thuận trọng tài vô hiệu

Trên thực tế, việc một trong hai bên yêu cầu Tòa án tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu thường chỉ được đặt ra khi hợp đồng phát sinh tranh chấp Việc yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu được thực hiện theo các quy định về yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu của BLDS do LTTTM không có quy định riêng điều chỉnh Bên cạnh đó, nếu thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng số 16 01/HĐMBHH vô hiệu nhưng tranh chấp phát sinh từ hợp đồng số 01/HĐMBHH đã được giải quyết tại Trung tâm trọng tài thì một trong hai bên có thể yêu cầu Tòa án có thẩm quyền hủy phán quyết trọng tài theo các quy định tại chương XI: “Hủy phán quyết trọng tài” của LTTTM 2010 17

4.2.2 Trường hợp thoả thuận trọng tài có hiệu lực

Về cơ bản, trường hợp thoả thuận trọng tài có hiệu lực không đặt ra vấn đề hướng giải quyết Tuy nhiên, liên quan đến thoả thuận trọng tài trong hợp đồng, nhóm chúng em nhận thấy: Thoả thuận trọng tài này chưa nêu rõ tranh chấp sẽ được giải quyết tại Trung tâm trọng tài nào Theo quy định tại khoản 5 Điều 43 LTTTM 2010, trường hợp các bên đã có thỏa thuận trọng tài nhưng không xác định được tổ chức trọng tài cụ thể thì khi có tranh chấp, các bên phải thỏa thuận lại về tổ chức trọng tài cụ thể để giải quyết tranh chấp; nếu không thỏa thuận được thì việc lựa chọn tổ chức trọng tài sẽ được thực hiện theo yêu cầu của nguyên đơn Do vậy để bảo vệ quyền chủ động lựa chọn của mình, các bên có thể cân nhắc việc thỏa thuận sửa đổi điều khoản trọng tài theo hướng quy định rõ: tranh chấp phát sinh từ hợp đồng số 01/HĐMBHH sẽ được giải quyết tại Trung tâm trọng tài thương mại nào.

5 Giả định trong hợp đồng MBHH, hai bên vừa có thoả thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vừa có thoả thuận giải quyết tranh chấp bằng Toà án và một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng MBHH số 01/MBHH không? Vì sao?

Dựa theo dữ liệu đề bài, đề bài mới chỉ nói về việc hai bên vừa có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vừa có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Tòa án và có một bên khởi kiện tại Tòa án chứ chưa nêu về việc tranh chấp đó là tranh chấp gì? Và trước thời điểm khởi kiện tại Tòa án thì đã có bên nào khởi kiện tại Trọng tài hay chưa, do vậy nhóm xin phân tích theo hướng sau đây:

Như đã trình bày ở câu trên, Trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng số 01/HĐMBHH theo các quy định tại khoản 8 Điều 3 LTM 2005 và khoản 1 Điều 2 LTTTM 2010 Mặt khác, hợp đồng số 01/HĐMBHH thỏa thuận về hoạt động MBHH - là hoạt động thương mại, có mục đích sinh lợi; đồng thời các bên

16 Xem Phụ lục 2: Về giao dịch dân sự vô hiệu và thủ tục yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu.

17 Xem Phụ lục 3: Các quy định về việc hủy phán quyết trọng tài theo LTTTM 2010.

15 chủ thể giao kết hợp đồng – tức CTTNHH Hải An và CTCP Thanh Trà – đều là tổ chức có đăng ký kinh doanh Do đó, những tranh chấp phát sinh từ hợp đồng MBHH cũng có thể thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo khoản 1 Điều 30 BLTTDS 2015:“Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án: 1 Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.” Theo giả định, hai bên vừa có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vừa có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Tòa án Như vậy, trọng tài và Tòa án đều có thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này Tuy nhiên, việc xác định cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết khi phát sinh tranh chấp lại phụ thuộc rất lớn vào lựa chọn của các bên; bởi theo nguyên tắc, trọng tài cũng như Tòa án chỉ giải quyết tranh chấp thuộc thẩm quyền khi có yêu cầu Nguyên tắc này được ghi nhận tại khoản 1 Điều 5 BLTTDS 2015 như đã trình bày, cũng như tại khoản 1 Điều 30 LTTTM 2010: trường hợp giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài hoặc bằng Trọng tài vụ việc, nguyên đơn đều phải làm đơn khởi kiện.

Trên tinh thần đó, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã có hướng dẫn cụ thể trong trường hợp các bên vừa có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, vừa có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Tòa án tại Điều 2 Nghị quyết 01/2014 Áp dụng quy định này, có thể xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án đối với hợp đồng số 01/HĐMBHH như sau:

5.1.Trường hợp tranh chấp thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP

Theo quy định tại điều khoản này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác, tranh chấp thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ luôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:

Thứ nhất, có quyết định của Tòa án hủy phán quyết trọng tài, hủy quyết định của Hội đồng trọng tài về việc công nhận sự thỏa thuận của các bên Theo LTTTM

2010, Tòa án xem xét việc hủy phán quyết trọng tài khi có đơn yêu cầu của một bên; nếu thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật này thì phán quyết trọng tài sẽ bị hủy.

Thứ hai, có quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài, Trung tâm trọng tài do tranh chấp thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 43, các điểm a, b, d và đ khoản 1 Điều 59 LTTTM 2010

Thứ ba, tranh chấp thuộc trường hợp thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 4 Nghị quyết 01/2014.

Giả định trong hợp đồng MBHH số 01/HĐMBHH, hai bên vừa có thoả thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vừa có thoả thuận giải quyết tranh chấp bằng Toà án và một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng MBHH số 01/MBHH không? Vì sao?

Trường hợp tranh chấp không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP

Trong trường hợp các bên vừa có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài vừa có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Tòa án, nếu tranh chấp phát sinh không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 nêu trên, đồng thời các bên không có thỏa thuận lại/ mới về cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thì việc xác định thẩm quyền của Tòa án sẽ dựa vào việc tranh chấp đã có yêu cầu Trọng tài giải quyết hay chưa Cụ thể, do giả định chỉ đề cập đến việc đã có một bên khởi kiện tại Tòa án chứ không có dữ kiện về thời điểm nộp đơn khởi kiện nên nếu công ty Hải An và công ty Thanh Trà không có thỏa thuận khác thì áp dụng quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị quyết này thì trong thời hạn “05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện”, Tòa án phải xác định một trong các bên đã yêu cầu Trọng tài giải quyết hay chưa Có thể chia thành 2 trường hợp sau:

Trường hợp 1: Đã có bên yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hoặc yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp khi Tòa án chưa thụ lý vụ án (gọi chung là trước thời điểm Tòa án thụ lý vụ án):

Theo điểm a khoản 4 Điều 2 Nghị quyết này, trường hợp người khởi kiện yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp trước thời điểm Tòa án thụ lý vụ án thì Tòa án phải từ chối thụ lý, giải quyết, căn cứ Điều 6 LTTTM 2010: “Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý…” Đồng thời, điểm b quy định: nếu “người bị kiện, người khởi kiện” đã yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp thì Tòa án phải trả lại đơn khởi kiện hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án “vì không thuộc thẩm quyền của Tòa án”.

Như vậy, với trường hợp một trong hai bên khởi kiện tại Tòa án nhưng tranh chấp đã có yêu cầu Trọng tài giải quyết trước thời điểm Tòa án thụ lý vụ án thì Tòa án không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp Cũng theo quy định tại khoản

4 Nghị quyết này, trường hợp này Tòa án phải trả lại đơn khởi kiện; nếu đã thụ lý vụ án thì phải ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án, trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu gửi kèm theo đơn khởi kiện.

Có thể thấy, pháp luật hiện hành quy định như vậy là phù hợp, xuất phát từ sự khác biệt về bản chất giữa việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài so với Tòa án; bởi

17 nếu phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án có tính thi hành bắt buộc thì giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài lại là phương thức đảm bảo quyền tự định đoạt cao nhất của các bên, là sự kết hợp giữa hai yếu tố: thỏa thuận và phán quyết Do vậy, 18 việc thừa nhận thẩm quyền của Trọng tài trong những trường hợp này cũng chính là đề cao và tôn trọng thẩm quyền của Trọng tài cũng như tôn trọng sự tự định đoạt của các bên chủ thể – một trong những nguyên tắc cốt lõi của PLDS.

Trường hợp 2: Chưa có bên nào yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp trước thời điểm Tòa án thụ lý vụ án

Căn cứ quy định tại điểm b khoản 4 Điều 2: “ trường hợp người bị kiện, người khởi kiện chưa yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp thì Tòa án xem xét thụ lý giải quyết theo thủ tục chung” Như vậy, đối với trường hợp mà một trong hai bên khởi kiện tại Tòa án mà chưa có bên nào có yêu cầu Trọng tài giải quyết trước thời điểm Tòa án thụ lý vụ án thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

Ngày đăng: 24/04/2024, 16:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w