1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thuyết Trình Nhóm 5 Môn Luật Thương Mại 2 Pháp Luật Giải Quyết Tranh Chấp Trong Kinh Doanhthương Mại.pdf

22 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại
Tác giả Nguyễn Bùi Xuân Cường, Huyền Tôn Nữ Hải Triều, Nguyễn Thị Huyền Trang, Nguyễn Lê Phương Uyên, Trần Thị Hường, Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Thị Sun Ny, Bùi Nhật Hoàng, Nguyễn Đức Hòa, Phạm Xuân Diệm
Người hướng dẫn ThS. Ngô Hữu Phúc
Trường học Đại Học Huế
Chuyên ngành Luật Thương Mại
Thể loại Thuyết Trình Nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thừa Thiên Huế
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 261,97 KB

Nội dung

- Ngoài thương nhân là chủ thể chủ yếu của tranh chấp trong kinh doanh, trongnhững trường hợp nhất định, các cá nhân, tổ chức khác không phải là thươngnhân cũng có thể là chủ thể của tra

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

THUYẾT TRÌNH NHÓM 5 MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI 2

Đề tài: Pháp luật giải quyết tranh chấp trong kinh doanh

thương mại

Giáo viên phụ trách học phần: ThS Ngô Hữu Phúc

Sinh viên thực hành: Nhóm 5

Lớp: K45L

1 Nguyễn Bùi Xuân Cường

2 Huyền Tôn Nữ Hải Triều

3 Nguyễn Thị Huyền Trang

4 Nguyễn Lê Phương Uyên

Trang 2

Mục Lục

PHẦN MỞ ĐẦU 3

PHẦN NỘI DUNG 4

Chương I: Khái quát chung về pháp luật giải quyết trang chấp trong kinh doanh thương mại 4

1 Khái niệm 4

2 Chủ thể 4

3 Đối tượng 5

4 Hình thức vi phạm khi phát sinh tranh chấp 5

5 Hình thức giải quyết tranh chấp 5

5.1 Thương lượng giữa các bên 6

5.2 Hòa giải 6

5.3 Giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án 7

6 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp 8

6.1 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại 8

6.2 Giải quyết tranh chấp bằng tòa án 9

7 Thời hạn, thời hiệu 10

7.1 Thời hạn khiếu nại 10

7.2 Thời hiệu khởi kiện 10

8 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong hoạt động thương mại 10

8.1 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài 11

8.2 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của tòa án 11

9 Phân loại 13

10 Đặc điểm 13

11 Mục đích 14

12 Phân biệt án kinh doanh thương mại với án dânn sự 14

Chương II: Thực trạng và thực tiễn pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại 14

1 Thực trạng 14

2 Thực tiễn 15

Chương III: Nguyên nhân, hạn chế, giải pháp về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại 17

1 Nguyên nhân 18

2.Hạn chế 18

2.1 Giải quyết bằng thương lượng 18

2.2 Giải quyết bằng trọng tài thương mại 18

2.3 Giải quyết bằng Tòa án 19

Thủ tục tố tụng tại tòa án thiếu linh hoạt do đã được pháp luật quy định trước đó; 19

3 Giải pháp 19

Phần Kết Luận 21

Danh mục tài liệu tham khảo 22

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, hội nhậpvới nền kinh tế của thế giới Vì vậy, các mối quan hệ xã hội, kinh doanh trongthương trường quốc tế ngày càng được gia tăng và phát triển Khi các quan hệkinh doanh càng phát triển, những tranh chấp xảy ra là điều không tránh khỏinhững lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp nào vừa đảm bảo có lợi chothương nhân vừa duy trì được mối quan hệ làm ăn là việc mà các thương nhâncần cân nhắc

Pháp luật hiện hành công nhận các phương thức giải quyết tranh chấp trongkinh doanh sau: thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án Theo đó, khi xảy ratranh chấp kinh doanh các bên có thể giải quyết tranh chấp thông qua việc trựctiếp thương lượng với nhau Trong trường hợp không thương lượng được, việcgiải quyết tranh chấp có thể được thực hiện với sự trợ giúp của bên thứ ba thôngqua phương thức hòa giải, trọng tài hoặc tòa án

Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh, thương mạingày càng đa dạng và không ngừng phát triển trong tất cả mọi lĩnh vực sản xuất,thương mại, dịch vụ, Vấn đề lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp trongkinh doanh, thương mại phải được các bên cân nhắc, lựa chọn phù hợp dựa trêncác yếu tố như mục tiêu đạt được, bản chất của tranh chấp, thời gian và chi phídành cho việc giải quyết tranh chấp Chính vì vậy, khi lựa chọn phương thứcgiải quyết tranh chấp, các bên cần hiểu rõ bản chất và cân nhắc các ưu điểm,nhược điểm của một phương thức để có quyết định hợp lý

Trang 4

PHẦN NỘI DUNG

Chương I: Khái quát chung về pháp luật giải quyết trang chấp trong kinh doanh thương mại

1 Khái niệm

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định : “Hoạt động

thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá,cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đíchsinh lợi khác”

Từ đây, có thể hiểu Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn, bất đồng vềquyền và nghĩa vụ các bên trong quá trình thực hiện hoạt động thương mại

2 Chủ thể

Chủ thể tranh chấp kinh doanh thương mại bao gồm:

- Chủ yếu là tranh chấp giữa các thương nhân (cá nhân, tổ chức có đăng ký kinhdoanh) với nhau

- Ngoài thương nhân là chủ thể chủ yếu của tranh chấp trong kinh doanh, trongnhững trường hợp nhất định, các cá nhân, tổ chức khác (không phải là thươngnhân) cũng có thể là chủ thể của tranh chấp trong kinh doanh, như:

1.Tranh chấp giữa công ty và thành viên của công ty;

2.Tranh chấp giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thànhlập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổchức của công ty,

3.Hay tranh chấp về giao dịch giữa một bên không nhằm mục đích sinh lợi vớithương nhân thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp bên khôngnhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật Thương mại

3 Đối tượng

Đối với tranh chấp thương mại phải là những mâu thuẫn, hợp đồng về quyền

và nghĩa vụ giữa các bên phát sinh từ những hoạt động nhằm mục đích sinh lợi,bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại vàcác hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác

4 Hình thức vi phạm khi phát sinh tranh chấp

Trang 5

Ở nhiều trường hợp, tranh chấp thương mại có phát sinh là do các bên viphạm hợp đồng và xâm phạm đến lợi ích của nhau Tuy nhiên, cũng có thể cónhững vi phạm xâm hại lợi ích giữa các bên nhưng không gây ra tranh chấp Nội dung của tranh chấp thương mại là những xung đột về quyền Về nghĩa vụ

và về lợi ích của các bên trong hoạt động thương mại Các quan hệ thương mại

có bản chất là các quan hệ tài sản, vì thế nội dung của tranh chấp thường liênquan trực tiếp đến lợi ích kinh tế của các bên

5 Hình thức giải quyết tranh chấp

Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại phải được thỏa đáng nhằm

để bảo đảm quyền lợi của các bên Giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật của mỗicông dân sẽ góp phần ngăn ngừa sự vi phạm pháp luật trong hoạt động thươngmại

Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại được quy định tại Điều

317 Luật Thương mại 2005 bao gồm: thương lượng, hòa giải, giải quyết tại

trọng tài hoặc tòa án

5.1 Thương lượng giữa các bên

Quy định tại Khoản 1 Điều 317 Luật Thương mại 2005.

Các bên tham giai thương lượng phải đảm bảo nguyên tắc tưk do, tự nguyện

thỏa thuận trong hoạt động thương mại tại Điều 11 Luật Thương mại 2005.

Thương lượng là phương án được ưu tiên lựa chọn để giải quyết tranh chấpthông qua việc tự bàn bạc, thỏa thuận, dàn xếp vấn đề phát sinh giữa các bên.Thương lượng thành công phụ thuộc hoàn toàn vào sự tự nguyện, thiện chí, thái

độ hợp tác của các bên vì quá trình không có sự ràng buộc của pháp luật về trình

tự hay thủ tục giải quyết Có thể thấy, thương lượng giúp giải quyết vấn đềnhanh chóng, tiết kiệm được thời gian, tiền bạc, đồng thời, duy trì mối quan hệhợp tác cho các bên sau này Bởi vậy, pháp luật luôn tôn trọng, ưu tiên quyềnthỏa thuận của các bên trong thương mại nói riêng và trong dân sự nói chung

5.2 Hòa giải

Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp giữa các bên do một cơ quan, tổ

chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian để hòa giải

theo quy định tại Khoản 2 Điều 317 Luật Thương mại 2005.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải

thương mại : “Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thươngmại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòagiải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này.”

Trang 6

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại dựa trên Điều 4

Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại cụ thể như sau:

+ Các bên tranh chấp tham gia hòa giải hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng vềquyền và nghĩa vụ

+ Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải phải được giữ bí mật, trừ trườnghợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác

+ Nội dung thỏa thuận hòa giải không vi phạm điều cấm của pháp luật, khôngtrái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ, không xâm phạm quyềncủa bên thứ ba

Để giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại, các bên cần đáp ứng điều

kiện theo Điều 6 Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại: “Tranh

chấp được giải quyết bằng hòa giải thương mại nếu các bên có thỏa thuận hòagiải Các bên có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước, saukhi xảy ra tranh chấp hoặc tại bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyếttranh chấp”

Ưu điểm hình thức hòa giải đem lại:

- Thủ tục hòa giải được tiến hành nhanh gọn, giảm được thời gian và chi phí

- Các bên có quyền tự định đoạt, lựa chọn địa điểm tiến hành hòa giải cũng nhưngười làm trung gian hòa giải

- Không bị gò bó về mặt thời gian như khi thủ tục tố tụng tại tòa án

- Hòa giải mang tính thân thiện hằm mục đích giữ gìn và phát triển các mốiquan hệ kinh doanh

- Hòa giải mong muốn sao cho các bên không có bên nào bị thua cuộc, khôngdẫn đến tình trạng đối đầu,

5.3 Giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án

Đối với quy định giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại thì

tại Khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về hình thức

giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại cụ thể như sau: Trọng tàithương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và đượctiến hành theo quy định của Luật này

Đây là hình thức giải quyết thông qua hoạt động của hội đồng trọng tài hoặctrọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập Mục đích nhằm để giải quyếtmâu thuẫn bằng việc đưa ra phán quyết có tính bắt buộc mà các bên phải thihành

Trang 7

Tòa án Việc giải quyết thông qua tại tòa án có nhiều ưu điểm nhưng bên cạnh

Vì vậy mà hình thức giải quyết này ít được các thương nhân lựa chọn Đây làphương thức cuối cùng được chọn khi các phương thức hòa giải, thương lượng,trọng tài không đem lại hiệu quả

6 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp

6.1 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại

Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại thì tại Khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về hình thức giải quyết tranh chấp bằng

trọng tài thương mại cụ thế như sau: “Trọng tài thương mại là phương thức giảiquyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của luậtnày”

Theo đó, phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được

tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010 cụ thể như sau:

- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài dựa trên Điều 4 Luật Trọng

tài thương mại 2010 cụ thể như sau:

+ Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không

vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội

+ Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của phápluật

Trang 8

+ Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ Hội đồng trọng tài

có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.+ Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừtrường hợp các bên có thỏa thuận khác

+ Phán quyết trọng tài là chung thẩm

- Để giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, các bên cần đáp ứng đầy đủ điều kiện

theo Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 bao gồm:

+ Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọngtài Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.+ Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mấtnăng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kếhoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoảthuận khác

+ Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứthoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổihình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhậnquyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác

6.2 Giải quyết tranh chấp bằng tòa án

- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Tòa án thì tại Bộ luật Tố tụng dân sự

2015 quy định cụ thể về nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Tòa án như sau:

+ Tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự

+ Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

+ Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự

+ Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự

+ Bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

+ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán giải quyếtviệc dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

+ Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai

+ Bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tố tụng dân sự

+ Bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm

+ Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án

Trang 9

+ Bảo đảm tranh tụng trong xét xử

- Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định cụ thể về những tranh chấp

thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm:

+ Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổchức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận

+ Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổchức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận

+ Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch vềchuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty

+ Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công

ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hộiđồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thànhviên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sápnhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổchức của công ty

+ Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩmquyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật

- Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại

Điều 35, 36, 37, 38, 39, 40 Bộ Luật tố tụng Dân sự 2015.

7 Thời hạn, thời hiệu

7.1 Thời hạn khiếu nại

- Căn cứ Điều 318 Luật Thương mại 2005 quy định cụ thể vấn đề liên quan

đến thời hạn khiếu nại như sau:

- Thời hạn khiếu nại do các bên thỏa thuận, nếu các bên không có thoả thuận thìthời hạn khiếu nại được quy định như sau:

+ Ba tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượng hàng hoá;

+ Sáu tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về chất lượng hàng hoá;trong trường hợp hàng hoá có bảo hành thì thời hạn khiếu nại là ba tháng, kể từngày hết thời hạn bảo hành;

+ Chín tháng, kể từ ngày bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồnghoặc trong trường hợp có bảo hành thì kể từ ngày hết thời hạn bảo hành đối vớikhiếu nại về các vi phạm khác

Trang 10

- Ngoại lệ, trừ trường hợp quy định dành cho thương nhân kinh doanh dịch vụlogistics không phải chịu trách nhiệm về những tổn thất đối với hàng hoá phátsinh trong khi thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thôngbáo về khiếu nại trong thời hạn mười bốn ngày, kể từ ngày thương nhân kinh

doanh dịch vụ logistics giao hàng cho người nhận tại Điểm đ Khoản 1 Điều

237 Luật Thương mại 2005.

7.2 Thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện được quy định tại Điều 319 Luật Thương mại 2005 thì

Thời hiệu khởi hiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm, kể

từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp quy định

tại điểm e Khoản 1 Điều 237 Luật Thương mại 2005.

8 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong hoạt động thương mại

8.1 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài

Thứ nhất, tranh chấp phát sinh thuộc loại tranh chấp được giải quyết tại Trọngtài thương mại

Theo Điều 2 Luật Trọng tài thương mại năm 2010, tranh chấp được giải

quyết tại Trọng tài thương mại, bao gồm:

- Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại

- Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động ương mại;

th Tranh chấp khác mà pháp luật quy định được giải quyết tại trọng tài

Thứ hai, trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thoả thuận trọng tài

và thỏa thuận trọng tài không vô hiệu

- Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng trọngtài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh

- Hình thức thoả thuận trọng tài phải bằng văn bản

- Thoả thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng Việc thay đổi, gia hạn,hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làmmất hiệu lực của thoả thuận trọng tài

- Có thỏa thuận trọng tài, nếu một bên khởi kiện tại Tòa án thì Tòa án phải từchối thụ lí, trừ thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thểthực hiện được

8.2 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của tòa án

Trang 11

Nếu các bên không có thỏa thuận về việc trọng tài là cơ quan giải quyết thìthẩm quyền giải quyết tranh chấp này sẽ được xác định theo các quy định của

Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015 như sau:

Theo quy định tại Điều 30 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, các tranh chấp về

kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm:

- Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ

chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận

- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổchức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận

- Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch vềchuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty

- Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công

ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hộiđồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thànhviên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sápnhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổchức của công ty

Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩmquyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật

Điều 37 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 “Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh”

1 Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩmnhững vụ việc sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, laođộng quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranhchấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tạikhoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;

b) Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao độngquy định tại các Điều 27, 29, 31 và 33 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu thuộcthẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 vàkhoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này

2 Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩmnhững vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp

Ngày đăng: 08/03/2024, 16:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w